100 Câu Hỏi Phật Pháp Tập 3 Thích Phước Thái

28/07/20224:53 SA(Xem: 4694)
100 Câu Hỏi Phật Pháp Tập 3 Thích Phước Thái
100 CÂU HỎI PHẬT PHÁP TẬP 3   
Thích Phước Thái
Nhà xuất bản Quang Minh
100 Câu Hỏi Phật Pháp (Tập 3) Thích Phước Thái

Đôi lời giới thiệu

 

Trên bước đường tu học Phật, ít nhiều gì, Phật tử cũng thường hay gặp phải những thắc mắc, nghi vấn các vấn đề mà tự mình chưa có thể tìm ra giải đáp. Có những nghi vấn mang tính chất thuần túy kinh điển, nặng về phần nghiên cứu học thuật. Bên cạnh đó, cũng có những nghi vấn liên quan thiết thân trong đời sống sinh hoạt hằng ngày mà bất cứ người Phật tử nào cũng gặp phải trong khi tu học.

Khởi đi từ yếu tố thiết thực đó và cũng muốn để trao đổi trong nhu cầu nghiên cứu, học hỏi Phật pháp, nhứt là đối với những người hằng quan tâm đến Phật giáo, suốt thời gian qua, trong các khóa tu học ngắn hay dài hạn, đều có đề ra mục Phật Pháp Vấn Đáp, để cho quý Phật tử nêu ra những nghi vấn thắc mắc. Và những nghi vấn thắc mắc nầy, đã được thầy Phước Thái gom góp lại để giải đáp thành 100 Câu Hỏi Phật Pháp.

Năm 2010, 100 Câu Hỏi Phật Pháp tập 2 đã được ấn hành 1500 bản. Sách ấn hành chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn thì số lượng sách đã không còn. Từ đó đến nay (2015), trải qua thời gian 5 năm, đạo tràng đã tổ chức nhiều khóa tu học. Cũng như lần trước, những câu hỏi của Phật tử, đã được thầy Phước Thái chịu khó góp nhặt lại để biên soạn thành 100 câu hỏi Phật pháp tập 3. Xét thấy, nội dung của tập 3 nầy, chất lượng cũng không thua kém gì tập 1 và tập 2.

Chúng tôi nhận thấy qua những lời hỏi đáp trong đây không những nó đem lại bổ ích có thêm phần kiến thức Phật pháp cho người Phật tử, mà nó còn mang lại những giá trị thiết thực ích lợi trong việc thật hành của đời sống thực tế hằng ngày.

Hiện nhơn loại đang sống trong một xã hội quá thiên trọng về vật chất, mà xem nhẹ xao lãng về phần tinh thần, đánh mất những yếu tính nhân bản, đạo đức, gây ra biết bao những xáo trộn, tệ nạn, bất an cho xã hội.

Đứng trước thảm trạng bi đát đó, chúng tôi thiết nghĩ, tập sách 100 Câu Hỏi Phật Pháp tập 3 nầy, tuy lượng không bao nhiêu, nhưng phẩm thì rất bổ ích. Nó sẽ là một món ăn tinh thần rất quý giá về mặt bổ dưỡng cho đời sống tâm linh, nhứt là trong chiều hướng xây dựng nếp sống đạo đức nhân bản  hiện nay.

Dựa trên những yếu tố xây dựng căn bản đó, chúng tôi xin hân hạnh trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả tác phẩm hữu ích nầy mà soạn giả đã dày công biên soạn để cống hiến cho quý Phật tử xa gần trong tinh thần cầu tiến học hỏi, chuyển hóa, tu tập.

Chúng tôi xin có mấy lời giới thiệu và cũng xin tán thán công đức  việc làm nầy của soạn giả.

Trụ Trì Chùa Quang Minh

Thượng Tọa Thích Phước Tấn

 

 

 

Lời Đầu Sách

Quyển sách 100 Câu Hỏi Phật Pháp tập 3 nầy, cũng như tập 2, những câu trả lời trong đây, phần lớn là chúng tôi giải đáp những nghi vấn thắc mắc của quý tu sinh trong những khóa tu học, do chúng tôi cùng quý thầy đứng ra tổ chức. Ngoài ra, chúng tôi cũng có nhận được một số câu hỏi thắc mắc do quý Phật tử các nơi gởi đến qua địa chỉ email.

Qua những câu hỏi của quý liên hữu, Phật tửchúng tôi đã giải đáp, thật ra, những điều giải đáp ngắn gọn sơ sài nầy, cũng chưa đạt được sự thỏa mãn yêu cầu của quý vị. Nhưng với tinh thần chia sẻ trao đổi học hỏi Phật pháp với nhau, tùy theo khả năng hiểu biết của chúng tôi tới đâu, thì chúng tôi thật tâm cố gắng giúp cho quý vị tới đó.

Trong khi trao đổi giải đáp những câu hỏi thắc mắc trực tiếp, cũng như một số câu hỏi ở các nơi gởi qua địa chỉ email nhờ chúng tôi giải đáp, phải thành thật mà nói, đây là những câu hỏi rất thật thà đầy chân tình mà những vị đó thật tâm muốn biết. Thật chúng tôi vô cùng cảm động khi chia sẻ trao đổi trả lời. Khi xem qua những câu hỏi và những câu trả lời chơn chất mộc mạc nầy, kính mong quý độc giả, các bậc cụ nhãn cao minh, thương tình cảm thông lượng thứ cho những hiểu biết còn thô sơ nông cạn của chúng tôi.

Nhân đây, chúng tôi cũng xin chân thành tri ân quý liên hữu, Phật tử đã nêu ra những câu hỏi. Nhờ đó mà chúng tôi mới có được thêm quyển sách 100 Câu Hỏi Phật Pháp tập 3 nầy. Như vậy, quyển sách nầy cũng như hai quyển tập 1 và tập 2 trước đây, tất cả đều do sự đóng góp chung của tất cả quý vị nên nó mới được hình thành. Đồng thời, chúng tôi cũng xin chân thành tri ân Thượng Tọa Thích Phước Tấn đã có lời giới thiệu, Đại Đức Thích Phước Quảng, Sư Cô Thích Phước Thanh, Sư Cô Thích Phước An và các Phật tử Lệ Phượng, Hồ Sĩ Trung đã tận tình giúp cho phần kỹ thuật trình bày và sửa bản in. Chúng tôi cũng không quên cám ơn thầy Phước Viên đã tận tâm giúp cho phần in ấn và quý liên hữu, Phật tử xa gần đã phát tâm đóng góp tịnh tài để ấn hành quyển sách nầy.

Kính xin tất cả nhận nơi đây lòng biết ân sâu xa của chúng tôichúng tôi cũng xin nguyện đem công đức nầy hồi hướng cho pháp giới chúng sanh đều trọn thành Phật đạo.

Soạn giả cẩn chí

Biên soạn xong ngày 4/3/2015

Nhằm ngày 14 tháng giêng năm Ất Mùi

Pháp Lạc Thất

Tỳ kheo Thích Phước Thái

 

1. Cõi Cực lạc của Đức Phật A Di Đà có phải ở trong Tam giới không?

 

Hỏi:  Bạch Thầy, con có ba câu hỏi mong thầy giải đáp cho con được rõ:

1. Cõi Cực lạc của đức Phật A Di Đà là thuộc trong Tam giới hay ngoài tam giới?

2. Cõi Cực lạc là do tâm thức biến hiện ra hay thật có?

3. Cõi Cực lạc có gần với chân không, chân như không?

 

Đáp: Qua ba câu hỏi của Phật tử, tôi xin lần lượt giải đáp để cho Phật tử hiểu rõ thêm.

 

1. Về câu hỏi thứ nhứt, tôi xin xác quyết ngay là cõi Cực lạc không thuộc trong phạm vi Tam giới. Nhưng trước hết, thiết nghĩ, chúng ta cũng cần nên hiểu Tam giới là gì? Trong quyển Từ Điển Phật Học Huệ Quang tập V trang 4103 có giải thích Tam giới như sau: "Tam giới là ba cõi: Dục giới, Sắc giớiVô sắc giới.

 

Dục giới (Kàma-dhàtu) : Thế giới của những loài hữu tình còn các tính dâm dục, tình dục, sắc dục, thực dục. Trên từ cõi trời Tha hóa tự tại thứ 6, giữa là cõi người, dưới đến địa ngục Vô Gián; vì nam nữlẫn lộn, nhiều thứ dục nhiễm nên gọi là Dục giới.

 

Sắc giới (Rùpa-dhàtu): Sắc nghĩa là biến ngại hoặc thị hiện, là thế giới của những loài hữu tình đã xa lìa dâm dụcthực dục của cõi Dục, nhưng vẫn còn sắc chất thanh tịnh. Thế giới nầy ở trên Dục giới, không có dục nhiễm, cũng không có thân nữ, chúng sinh ở đây đều do hóa sinh, cung điện cao lớn, là do sự hóa sinh của Sắc tất cả đều rất vi diệu, tốt đẹp. Vì còn có sắc chất, nên gọi là Sắc giới. Tùy theo thiền định sâu cạn, thô diệu mà cõi nầy được chia làm 4 bậc, từ sơ thiền Phạm thiên cho đến cõi trời A ca rị tra, tất cả có 18 tầng trời.

 

- Vô sắc giới (Arùpya-dhàtu): Thế giới của những loài hữu tình chỉ có: Thụ, tưởng, hành, thức. Thế giới nầy không có một thứ gì thuộc về vật chất, cũng không có thân thể, cung điện, cõi nước, chỉ có tâm thức trụ sâu trong thiền định nên gọi là Vô sắc giới. Thế giới nầy ở trên Sắc giới, gồm có Tứ thiên ( Không vô biên xứ thiên, Thức vô biên xứ thiên, Vô sở hữu xứ thiênPhi tưởng phi phi tưởng xứ thiên), còn gọi Tứ vô sắc, Tứ không xứ.

 

Quả báo của Tam giới nầy tuy có hơn kém, khổ vui khác nhau nhưng đều thuộc cõi mê, là những thế giới sinh tử luân hồi của chúng sinh, các bậc Thánh đều lìa bỏ.

 

Theo Phẩm Thí Dụ Kinh Pháp Hoa ghi: "Ba cõi không an, giống như nhà lửa, các khổ đầy dẫy, rất đáng sợ hãi".

 

 Nêu ra như thế để Phật tử thấy rằng, cõi Cực lạc không thuộc trong phạm vi Tam giới. Không ở trong Tam giới, tất nhiên là phải ở ngoài Tam giới. Trong Kinh Di Đà Tiểu Bổn, đức Phật Thích Ca Mâu Ni có nói: "Từ thế giới nầy đi về bên cõi Tây phương Cực lạc phải trải qua mười muôn ức Phật độ, có một thế giới, gọi là Cực lạc. Cõi ấy có Phật hiệu A Di Đà hiện đang thuyết pháp". Lời dạy nầy là đức Phật nhằm xác quyết cho chúng ta biết có cõi Cực lạc ở ngoài Tam giới. Bởi chúng sinh ở cõi Cực lạc thụ hưởng những thứ vui cùng cực không có khổ như cõi Ta bà nầy, nên gọi cõi đó là Cực lạc.

 

2. Cõi Cực lạc không phải do tâm thức biến hiện mà là một cõi có thật. Điều nầy, trong Kinh Di Đà đức Phật đã diễn tả cho chúng ta thấy rất rõ. Một thế giới có đầy đủ chánh báoy báo trang nghiêm thù thắng vi diệu, thì sao gọi là tâm thức biến hiện được? Nói tâm thức biến hiện là cái không có rồi mình tưởng tượng ra cho có. Như ngồi trong nhà tưởng tượng như có con quỷ hung dữ ở ngoài sân, kỳ thật ngoài sân không có con quỷ. Hoặc giả dưới ánh trăng soi thấy tàu lá chuối rung rinh tưởng là bóng người áo trắng đang lay động. Thấy gốc cây to trong đêm mờ ảo ta tưởng là con ma v.v... Đó gọi là do thức biến hiện ra. Còn cõi Cực lạc là do đức Phật A Di Đà dùng công đức trang nghiêm mà tạo thành. Với 48 điều đại nguyện của Đức Phật cũng đủ để chứng minh cho chúng ta thấy rất rõ điều đó. Một cảnh giới nếu chỉ do tâm thức biến hiện ra, thì cảnh giới đó không thật. Nếu chúng ta tha thiết chuyên cần trì niệm danh hiệu Phật A Di Đà, tương tục không gián đoạn, đến khi lâm chung sẽ được Phật Di Đà và các hàng Thánh chúng tiếp dẫn chúng ta về cõi nước của Ngài. Vì đó là bản nguyện tiếp dẫn độ sanh của Ngài. 

 

3. Đã gọi là cõi có nghĩa là một thế giới ngoại tại, tất nhiên là phải có hình tướng, thì làm sao gần với chân không, chân như được. Vì chân không hay chân như không có hình tướng và không có sinh diệt. Đây là cảnh giới thân chứng, do sạch hết vô minh phiền nãothể tánh chân như hiện bày. Tuy nhiên, tất cả các pháp đều không ngoài thể tánh chân như mà có. Cõi Cực lạc cũng không ngoài thể tánh chân như mà thành. Thí như tất cả cảnh vật không ngoài hư không mà có. Nhưng hư không không phải là chân như, vì hư khôngvô tri. Cho nên,  thể tánh chân như bao trùm khắp hết muôn pháp vậy.

 

Nói tóm lại, cõi Cực lạc là một cảnh giới có thật và nó không thuộc trong phạm vi Tam giới, vì chúng sinh trong ba cõi vẫn còn bị sinh tử luân hồi và do đó, tất nhiên chúng sinh vẫn còn phải chịu nhiều điều đau khổ. Ngược lại, cõi Cực lạc vượt ngoài vòng luân hồi sống chết và không còn đau khổ như cõi Ta bà

 

Kính chúc Phật tử có đầy đủ chánh tín để niệm Phật cầu vãng sanh Cực lạc.

 

2Thờ một vị Phật hoặc Bồ tát đến ngày vía cúng Phật Bồ tát khác có được không?

 

Hỏi: Kính thưa thầy, Thầy cho con hỏi hiện nay trong nhà con thờ hình tượng Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, nhưng đến những ngày vía của các Vị Phật hoặc Bồ Tát khác, như ngày vía của Phổ Hiền Bồ tát, hay Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, con thiết lễ hoa quả và cúng bái các vị Bồ tát đó có được không? Xin thầy hoan hỷ trả lời cho con biết.

 

Đáp: Đối với chư Phật, Bồ tát trong lúc tu nhân thì mỗi vị đều có những bản nguyệncông hạnh khác nhau. Tuy nhiên, khi thành Phật hay thành Bồ tát rồi thì không có khác. Chỉ khác nhau trên danh xưng hoặc hình thức mà thôi, còn bản thể thì hoàn toàn không khác. Thí như bản chất vàng thiệt thì chỉ có một, nhưng những món đồ trang sức bày bán ở thị trường thì có khác. Tuy mỗi món đồ có khác nhau, nhưng tất cả đều có chung một bản thể là vàng thiệt. Chư Phật, Bồ tát cũng thế. Mỗi vị Phật, Bồ tát tên gọi và bản nguyện độ sanh có khác nhau, nhưng thể tánh thì không hai. Tuy Phật tử thờ Thánh tượng Bồ tát Quan Thế Âm, hay bất cứ hình tượng Phật, Bồ tát nào khác, tới ngày lễ vía của các vị Phật Bồ tát đó, thì Phật tử cũng đều có thể thiết lễ hương hoa cúng bái được cả. Việc làm nầy không có gì sai trái đâu mà Phật tử lo sợ. Chỉ sợ là mình không thành tâm cúng bái các Ngài đó thôi.

 

Như đã nói, chư Phật, Bồ tát cùng đồng một thể tánh, nên Phật tử cúng một vị Phật hay Bồ tát thì các vị Phật, Bồ tát khác cũng đều chứng minh tấm lòng thành của Phật tử rồi. Dụ như trong nhà của Phật tử có nhiều bóng đèn, tuy các bóng đèn hình thể lớn, nhỏ, vuông, tròn, ngắn, dài có khác nhau, nhưng dòng điện thì chỉ có một. Tất cả đều có chung một dòng điện. Nếu không, thì tại sao khi mở công tắc tất cả đều cháy? Khi cúng vía cho vị Phật hay Bồ tát nào, thì Phật tử nên xưng danh hiệu của vị Phật hay Bồ tát đó mà đảnh lễ. Và đồng thời Phật tử cũng có thể niệm danh hiệu của các vị Phật hay Bồ tát khác. Điều nầy không có gì là sai trái lầm lỗi. Điều quan trọng là khi cúng đảnh lễ các Ngài, thì Phật tử phải hết lòng chí thành. Người xưa nói: "Chí thành thông Thánh". Tâm chí thành tha thiết hết sức quan trọng trong khi chúng ta tụng kinh, niệm Phật, hay lễ bái... có tâm chí thành tha thiết thì mới cảm ứng đến chư Phật và Bồ tát. Có thế, thì chúng ta mới tăng thêm phước đức và có an lạc hạnh phúc ngay trong hiện tại. Đó là điều rất hệ trọng mà chư Tổ và các bậc Tôn Đức thường khuyến nhắc chúng ta.

 

Kính chúc Phật tửgia đình luôn được bình an hạnh phúctinh tấn tu hành niệm Phật cầu vãng sanh Cực lạc.

 

3. Luật nhân quảcông bằng không?

 

Hỏi: Kính thưa thầy, tại sao đời nầy có người làm ác mà họ lại được giàu có? theo luật nhân quả thì do đời trước họ bố thí nên nay họ mới được giàu có. Thế nhưng, tại sao họ lại không tiếp tục làm lành bố thí nữa mà họ lại làm toàn những việc xấu ác? Như vậy có trái với luật nhân quả không?

 

Đáp:  Đọc qua câu hỏi của Phật tử, tôi thấy Phật tử vừa nêu câu hỏi mà cũng vừa tự giải thích. Thật ra, có ba vấn đềPhật tử muốn biết. Nhân đây, tôi cũng xin nêu ra từng vấn đề một để tạm trao đổi giải thích đôi điều cho Phật tử hiểu thêm.

 

1. Phật tử thắc mắc: "Tại sao đời nầy có người làm ác mà họ lại được giàu có"?  Câu hỏi nầy rất là hữu lý. Điều thắc mắc nầy, không phải chỉ riêng gì Phật tử, mà tôi thiết nghĩ, cũng có nhiều người thắc mắc như thế. Sở dĩ, đời nầy họ làm ác mà họ được giàu có, là vì theo nhân quả, thì đời trước họ đã có thật hành ít nhiều hạnh bố thí. Tuy họ biết bố thí làm những việc từ thiện giúp người, nhưng họ không biết tu. Vì không biết tu nên những tập khí phiền não quá khứ của họ còn quá nhiều. Do đó, nên đời nay sanh ra họ hưởng cái quả báo bố thí của đời trước mà họ được giàu có. Đó là nói do tập nhiễm xấu ác đời trước của họ.

 

Còn đối với cái tập nhân xấu ác của đời nầy là do họ tiếp cận với môi trường sống của xã hội. Như thường giao du với các bạn bè xấu ác, bị ảnh hưởng tập nhiễm lâu ngày, nên họ mới trở thành người bất thiện. Như vậy, tuy hiện đời họ làm ác nhưng họ vẫn giàu có, đó là ta phải xét đến cái nhân quá khứ và cái nhân hiện tại. Giàu có là do cái nhân quá khứ họ biết làm phước giúp người. Phật tử nên nhớ, làm phước giúp người chưa phải là tu. Mà đó chỉ biết làm phước mà thôi. Tu là phải chuyển hóa ở nơi ba nghiệp: "thân, miệng, ý". Chuyển hóa nghiệp dữ thành nghiệp lành. Nếu làm phước mà trong tâm vẫn còn đầy dẫy  tham, sân, si, thì vẫn còn tạo nghiệp ác.

 

Như có người đang phân phát bố thí tài vật cho những người nghèo khổ hay bệnh tật, nhưng có ai đó lỡ làm trái ý nghịch lòng họ, thì ôi thôi! tam bành lục tặc của họ nổi lên như sóng cồn. Họ tía tai đỏ mặt, hung hăng bậm trợn la ó om sòm. Thậm chí có người còn nặng lời mắng nhiếc nữa. Như vậy, việc làm phước của họ, không những không được lợi ích mà nó còn gây thêm tội lỗi. Chẳng những người nhận bố thí không mang ơn họ, mà trái lại họ còn bị người ta oán ghét căm thù. Đó là nói nhân và quả hiện tại. Vì vậy, Phật tử nên nhớ, làm phước bố thí là một chuyện, nhưng phải khéo biết tu hành nữa. Nếu không biết tu hành thì cũng vẫn thọ quả báo khổ đau như thường. Tùy theo nghiệp ác nặng nhẹ mà mình đã gây tạo nên phải bị chiêu cảm lãnh lấy quả báo ác. Như có người, họ rất là giàu có, tiền kho bạc đụn, nhà cao cửa rộng, vật chất dồi dào, không thiếu thứ gì, nhưng bản thân của họ thì luôn luôn bị đau yếu bệnh hoạn rề rề trị chữa thuốc thang hoài mà vẫn không hết. Tại sao thế? Tại vì đời trước họ có làm phước bố thí giúp người, nhưng họ vẫn sát sanh hại vật quá nhiều, nên nay tuy họ giàu có, mà nghiệp sát sanh của họ vẫn phải trả. Nhân quả không thể lấy cái nầy bù qua cái kia được. Gieo cái nhân nào thì phải gặt hái cái quả báo đó.

 

2. Câu hỏi thứ hai, Phật tử thắc mắc: Tại sao họ lại không tiếp tục làm lành bố thí nữa mà họ lại làm toàn những việc xấu ác? Phật tử nên biết, không phải ai giàu có cũng làm lành bố thí tu nhân tích đức hết đâu. Dù đời trước họ có bố thí, nhưng không phải vì thế mà đời nầy sanh ra họ lại tiếp tục làm lành bố thí nữa. Bởi trong kinh có nói: "Bồ tát cách ấm còn mê". Đời nầy giàu có là do họ hưởng được cái phước báo của đời trước và cũng phải do cái nhân hiện tại nữa. Nhân hiện tại là họ siêng năng chịu khó làm ăn. Song có điều vì họ có phước nên làm đâu được đó. Dụ như có hai cửa hàng cùng buôn bán gần nhau, nhưng một cái, thì lại bán đắt như tôm tươi, khách hàng tới mua nườm nượp bán không kịp, còn một cái, thì lại bán ế ẩm vì vắng khách hàng tới mua. Như vậy, ta tự hỏi: tại sao hai cửa hàng cùng bán hàng hóa và giá cả giống nhau mà cái thì bán đắt, cái thì bán ế? Phải chăng cái cửa hàng bán đắt là do vì họ có phước, còn cái cửa hàng bán ế, là do vì họ kém phước. Do đó, cái phước báo hơn kém nhau là do ở chỗ gây nhân lành dữ không đồng. Đó là nói sự làm ăn tương đối có phần lương thiện. Tuy nhiên, không phải ai làm giàu cũng là lương thiện hết đâu.

 

Có người làm giàu trên sự đau khổ của kẻ khác. Họ bất chấp mánh mung, gian xảo, thủ đoạn miễn sao có lợi cho họ là được. Ai chết mặc ai, họ không một chút từ tâm thương tiếc. Đó là do lòng tham lam ham muốn làm giàu thúc đẩy họ. Nhưng sự giàu sang nầy thử hỏi họ hưởng được bao lâu? Có biết bao người làm giàu trên mồ hôi nước mắt, xương máu của kẻ khác, cuối cùng, họ cũng bị tiêu tan tán gia bại sản trắng tay không còn gì cả. Chính điều nầy mới là đau khổ ngút ngàn không biết phải than thở cùng ai! Đó cũng là nhân quả của thiên phải hoàn trả cho địa vậy.

 

3. Đến điều thắc mắc thứ ba, Phật tử kết luận: "Như vậy có trái với luật nhân quả không?" Tôi xin thưa ngay là không có gì chống trái cả. Qua những điều tôi tạm nêu ra trình bày ở trên, thiết nghĩ, Phật tử cũng thấy rõ được điều đó. Nghĩa là không có gì chống trái nhau. Hễ gây nhân nào tất nhiên là phải hưởng cái quả báo đó. Bởi luật nhân quả là một định luật tất yếu và rất công bằng. Không có một vật gì dù lớn như quả địa cầu hay nhỏ như hạt bụi li ti mà thoát ra ngoài luật nhân quả. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nên hiểu rõ thêm về chữ "luật" nói ở đây. Nói luật nhân quả, tất nhiên là khác với luật phápthế gian. Bởi luật phápthế gian là do con người đặt định ra. Như nói luật lệ giao thông, luật mua bán nhà đất v.v... Ngược lại luật nhân quả không ai tạo ra nó cả. Mà nó là một quy luật tự nhiên của vũ trụ. Nó tiềm tàng chi phối mọi vật thể. Cho nên, người ta gọi nó là thứ chân lý phổ biến bao trùm khắp cả sự vật.

 

Để Phật tử hiểu rõ hơn, tôi xin được giải thích thêm về lý nhân quả. Nhân là hạt giống, quả là trái hay kết quả. Như ta gieo hạt cam thì hạt cam là nhân của trái cam. Tuy nhiên, từ khi gieo hạt đến kết thành trái cam, nó còn đòi hỏi phải có các duyên, tức những điều kiện phụ thuộc. Cho nên, khi nói đến nhân quả là phải nói đến nhân duyên. Bởi giữa nhân quảnhân duyên nó có sự quan hệ mật thiết với nhau. Nếu ta đem gieo hạt cam mà không có các trợ duyên phụ thuộc, thì hạt cam đó cũng không có kết quả. Ta có thể nói, hạt cam là chánh nhân là cái nguyên nhân chánh để sinh thành trái cam. Nhưng nếu chỉ có hạt cam không thôi thì làm sao thành trái cam? Do đó, nó còn đòi hỏi phải hội tụ đầy đủ các duyên, tức các điều kiện tốt để cho hạt cam phát triển tốt. Những điều kiện tốt đó như: đất, nước, ánh sáng mặt trời, không khí, phân bón, người chăm sóc v.v... Có đầy đủ những yếu tố đó thì mới giúp cho hạt cam sinh trưởng theo chiều thuận. Nếu những trợ duyên nghịch lại, thì chánh nhân không thành. Hoặc giả khi gieo nhân, nếu không chăm sóc kỹ lưỡng thì cái hạt nhân đó cũng không thành quả. Thí như ta gieo hạt cải, nhưng ta không để ý, bị lũ kiến tha hết, vài ngày sau ta thấy toàn là cỏ không. Như vậy, ta liền thắc mắc, tại sao ta gieo hạt cải mà kết quả lại là cỏ? Đó gọi là nghịch duyên. Vì thiếu sự quan tâm chăm sóc của ta. Cũng thế, có người đang làm lành như đi chùa, tụng kinh, niệm Phật v.v... bị một nghịch duyên nào đó xảy đến, thì họ lại bỏ ngang sự tu hành, như thế cái kết quả sẽ không được như ý họ. Hoặc có người làm công quả giúp cho chùa, ta thấy họ rất là tốt, lẽ ra họ sẽ được mọi người kính mến, nhưng vì họ nghĩ họ là người có công lao giúp cho chùa nhiều hơn những người khác, thế là họ sanh cái tâm cống cao ngã mạn khinh thường người khác, họ nặng lời chê bai quở trách mạ nhục những người cùng cộng sự với họ, thay vì họ được người ta kính mến, nhưng họ lại bị người ta oán hận thù ghét. Bởi do họ không khéo giữ ở nơi ý nghiệpkhẩu nghiệp của họ. Đó gọi là nghịch duyên. Chỉ cần một điều kiện nào đó đi ngược lại, thì cái chánh nhân kia sẽ bị thay đổi ngay. Vì thế ta cần phải lưu tâm cẩn thận điều nầy.

 

Điều ta nên chú ý hơn nữa là nhân quả được đặt định trên chiều thời gian. Nghĩa là từ nhân tới quả cần phảithời gian. Thời gian là phải xuyên suốt qua ba thời kỳ: quá khứ, hiện tạivị lai. Như Phật tử nói, đời nầy có người làm ác mà họ lại được giàu có. Dựa trênnhân quả Phật tử lại nói thêm, sở dĩ họ được giàu có là do đời trước họ bố thí. Nhân bố thí được hưởng quả giàu có. Điều nầy không sai. Như vậy, thì có phải nhân nào quả nấy không? Nhân quả như bóng theo hình, như vang theo tiếng. Hình thẳng thì bóng ngay, mà hình cong thì bóng vạy. Bởi thế, nên người ta mới nói nhân quả là luật rất công bằng, không thiên vị một ai. Luật nầy không có thể dùng đồng tiền lo lót chạy chọt hối lộ mà có thể thay đổi được.

 

Tuy nhiên, nhân quả cũng không phải cứng ngắc như thế. Ta cũng có thể chuyển đổi được. Ta chuyển ở nơi nhân chớ không phải chuyển ở nơi quả. Như trước kia, ta là kẻ xấu ác hay cờ bạc rượu chè say sưa nghiện ngập, hút chích xì ke ma túy, buôn lậu nha phiến, gây đau khổ cho nhiều người. Nay ta ý thức nhận định được cái hậu quả tai hại của việc làm đó, ta liền mạnh dạn dứt khoát không tiếp tục gây nhân xấu ác đó nữa. Chẳng những ta không gây nhân xấu ác mà ta còn làm những điều lành thi ân bố thí tương tế giúp người. Như thế, ngang đó, là ta sẽ hết khổ ngay. Thế là, từ cái nhân xấu ác ta chuyển thành cái nhân tốt đẹp. Đó là quyền chuyển đổi của ta. Nói cách khác, chuyển nghiệp cũng có nghĩa là ta chuyển đổi thói quen xấu thành thói quen tốt. Bởi thế nên nói tu là chuyển nghiệp chính là ý nầy vậy. Nếu tu mà không chuyển được nghiệp thì không ai tu hành làm gì.

 

Kính chúc Phật tử luôn sống trong ánh quang minh soi sáng của trí tuệchuyên tâm tu hành theo lý nhân quảhành thiện lợi mình, lợi người để được hưởng những quả báo tốt đẹp vậy.

 

4. Vợ chồng yêu thương nhau đời sau có gặp lại không?

 

Hỏi: Kính bạch thầy, vợ chồng sống chung yêu thương với nhau, nhưng con không hiểu, kẻ chết trước, người chết sau, kiếp tới có gặp lại nhau không? Kính xin thầy giải đáp cho con hiểu. Con kính cám ơn thầy.

 

Đáp: Vấn đề nầy còn tùy thuộc vào hai người, không thể đơn phương mà quyết định được. Dựa theo lý nhân quả Phật dạy, chúng tôi xin được trình bày góp chút thành ý như sau:

 

 Việc gặp nhau hay không là do ở nơi mỗi người tự định đoạt lấy. Nếu như hai người cùng thề nguyền hẹn ước sẽ làm vợ chồng ở kiếp lai sinh thì điều đó, theo lý nhân quả, thật khó mà tránh khỏi. Bởi chính do cái niệm luyến ái yêu thương nồng nàn sâu đậm, nó tạo thành chất keo ràng buộc dính khắn thắt chặt hai người lại. Sự ràng buộc thắt chặt đó, không những trong hiện tại mà nó còn dính khắn kéo dài mãi đến mai sau

 

Dù cho sông cạn đá mòn

Thề non hẹn biển vẫn còn gặp nhau

Không luận chết trước chết sau

Còn duyên còn nợ kiếp sau vẫn còn.

 

Cái nhân của kiếp nầy là vậy, thì nó sẽ dẫn tới cái quả báo của kiếp sau cũng thế. Trừ phi, nếu một trong hai người không muốn tiếp tục cái cảnh vợ chồng nữa. Thí như bà đã ý thức chán ngán cái kiếp sống làm người có quá nhiều khổ đau hệ lụy, nên từ đó, bà không muốn tiếp tục làm người nữa để phải thọ khổ. Thế là mỗi người tự tìm hướng đi cho riêng mình. Tuy hai người vẫn còn yêu thương nhau, nhưng ông hoặc bà không muốn tiếp tục nữa. Như thế thì sẽ không bao giờ gặp nhau. Vì đường ai nấy đi, tình nghĩa đôi ta chỉ có thế thôi, như thế, thì làm sao gặp được? Dụ như một người cứ cắm đầu lầm lũi đi tới, không bao giờ ngó ngoáy lại, còn người kia cứ đuổi rượt theo sau, thử hỏi như vậy hai người đó có gặp nhau không? Tất nhiên là không. Bởi vì nó không còn đồng cảm nghiệp quả với nhau nữa. Cái nhân đã thay đổi thì cái quả cũng sẽ thay đổi theo. Còn việc chết trước hay chết sau thì không thành vấn đề. Bởi do thề nguyền, nên dù chết trước hay chết sau gì rồi cũng sẽ gặp lại nhau mà thôi.

 

Thí như lúc còn sống, ông chồng có dịp phải đi nơi nào đó trước, và ông nói là sẽ hẹn gặp lại bà vợ sau. Khi đến nơi đó, dù giá nào ông cũng phải cương quyết chờ đợi cho bà đến kỳ được. Vì hai người có hẹn ước với nhau. Chỉ trừ trường hợp, bà thay lòng đổi ý là không đi hoặc là đi nơi khác, như thế thì mới không gặp lại nhau. Còn nếu bà quyết định đi đến nơi để gặp ông, chẳng ngại gian lao khó khăn cản trở, miễn sao gặp lại ông cho thỏa lòng mong nhớ là được. Đã thế, thì bảo sao không gặp lại nhau? Như vậy, dù có chết trước hay chết sau gì cũng sẽ gặp lại nhau mà thôi.

 

Việc nầy tùy mỗi người quyết định không ai có quyền quyết định thế cho ai được.

 

Kính chúc Phật tử có đầy đủ sáng suốt để chọn lựa cho mình có một hướng đi vững chắc an thoát tốt đẹp.

 

5. Niệm Phật nhưng còn ăn mặn có được vãng sanh không?

 

HỏiKính thưa thầy, hằng ngày con niệm Phật, nhưng con không có ăn chay trường, như vậy chết con có được vãng sanh không?

 

Đáp: Việc ăn chay hay ăn mặn còn tùy vào cái căn duyên nghiệp quả sâu cạn của mỗi người. Người có căn duyên với Phật pháp sâu dầy thì việc ăn chay đối với họ phải nói không có gì là khó khăn lắm. Ngược lại, thì cũng không phải là chuyện dễ dàng. Thậm chí, có người chỉ ăn chay một bữa thôi mà họ ăn còn không được thay! Huống hồ là ăn chay kỳ hay ăn chay trường. Vì khi cầm đũa lên là họ nhớ đến thịt cá. Do đó, xin đừng bắt họ phải ăn chay. Bởi biệt nghiệp của mỗi người sâu cạn, dầy mỏng có khác nhau. Nói thế, không có nghĩa là chúng ta phó mặc buông xuôi theo duyên nghiệp. Bởi nghiệp là do thói quen, ta cũng có quyền chuyển đổi thói quen xấu trở thành thói quen tốt. Nếu ta ý thứccương quyết thì không có gì mà làm không được. Kinh Lăng Nghiêm Phật dạy: "Ăn thịt chúng sinh là đồng với sát hại chúng sinh vậy".

 

 Nếu Phật tử niệm Phật mà lại thêm ăn chay trường nữa thì điều đó rất là quý giá. Tuy nhiên, nếu Phật tử ăn chay trường chưa được thì cũng nên tập dần. Nghĩa là mình cứ tăng dần ngày chay kỳ lên đến một lúc nào đó Phật tử cảm thấy không còn thèm thịt cá nữa, thì bấy giờ Phật tử ăn trường chay luôn. Phật Tổ lúc nào cũng khuyên bảo chúng ta nên ăn chay tránh sát hại sinh vật. Bởi sát sinh hại vật là tội lớn nhứt. Thế nên, chúng ta cố gắng tập ăn chay để nuôi dưỡng lòng từ bi và tránh được quả báo oán thù.

 

Trường hợp của Phật tử dù chưa ăn chay trường được, nhưng nếu Phật tử vẫn cố gắng bền tâm niệm Phật và phải niệm Phật cho đúng cách theo lời Phật Tổ chỉ dạy trong kinh điển thì cũng sẽ được vãng sanh. Theo tôi, việc ăn chay tuy là quan trọng, nhưng cũng không quan trọng bằng mình chân thành tha thiết niệm Phật. Có người chỉ biết ăn chay trường thôi, còn việc tu hành niệm Phật thì họ lại coi thường lơ là lúc niệm, lúc không. Nghĩa là họ không có giữ vững lập trường trong việc tu niệm. Họ không có thành tâm tha thiết gì đến việc niệm Phật cầu vãng sanh Cực lạc cả. Thử hỏi ăn chay trường như thế có được lợi lạc tiến bộ gì trong việc tu hành không? Hay chỉ biết ăn chay trường là đủ rồi?  Họ nghĩ ăn chay như vậy là tốt lắm rồi không cần phải niệm Phật hay tu hành chi cho mệt. Quan niệm ăn chay như thế, thì trên bước đường tu hành giác ngộ giải thoát thật không đến đâu cả. Ngược lại, có người tuy họ chưa ăn trường chay được, nhưng họ chịu khó cần mẫn siêng năng bền chí tu hànhniệm Phật. Họ thành tâm tha thiết niệm Phật, và giữ thời khóa đều đặn trọn đời, như thế, thì chắc chắn là họ cũng sẽ được vãng sanh về Cực lạc

 

Nếu bảo rằng, chỉ có ăn chay trường niệm Phật mới được vãng sanh, thì xin hỏi trong hàng Phật tử của chúng ta có được bao nhiêu người ăn chay trường? Như vậy, chả lẽ những người không ăn chay trường thì họ niệm Phật không được vãng sanh hay sao? Sách sử ghi lại, có rất nhiều người không ăn chay trường mà họ chí thành niệm Phật thì cũng được vãng sanh kia mà! (Tuy họ không ăn chay trường, nhưng họ không có sát hại sinh vật. Họ chỉ ăn thịt cá theo tam tịnh nhục mà thôi). Nói thế, không có nghĩa là tôi biện minh hay khuyến khích cho việc ăn mặn (nói đúng phải nói là ăn mạng bởi giết hại sinh mạng mà ăn). Xin Phật tử chớ vội hiểu như thế. Phật Tổ lúc nào cũng khuyên bảo nhắc nhở người Phật tử chúng ta nên cố gắng trường chay. Vì lợi ích của việc ăn chay thì không ai có thể phủ nhận được. Bởi nó có nhiều điều lợi ích cho thân thểtâm linh.

 

 Phật dạy người Phật tử ăn chay trước tiên là vì lòng từ bi. Mình không thể ăn ngon miệng béo bổ để cung phụng cho cái xác thân hư huyễn, trên sự giãy chết kêu la thất thanh đau thương oằn oại của một con vật. Bởi tuy là loài vật, nhưng nó cũng có tánh linh hiểu biếtham sống sợ chết như mình. Nếu mình ỷ mạnh mà ra tay giết chết chúng nó để ăn, thì quả thật là mình không có chút từ tâm! Bởi muôn loài đều có sự sống như nhau. Loài nào cũng ham sống sợ chết cả. Như vậy, theo lẽ công bằng, mình không muốn ai giết hại mình thì mình cũng đừng nên giết hại kẻ khác. Đó là mình khéo biết tôn trọng mạng sống với nhau. Sách Nho có câu: "Kỷ sở bất dục, vật ư thi nhân". Nghĩa là điều gì mình không muốn thì chớ nên làm cho người khác phải khó chịu. Mình sợ đau khổ thì tại sao mình lại đem cái đau khổ đến cho kẻ khác?

 

Ngoài lòng từ bi và tôn trọng mạng sống ra, ăn chay còn có được cái lợi thực tế là tránh được cái quả báo chồng chất oán thù, oan gia tương báo. Bởi theo luật nhân quả hễ có vay thì phải có trả. Có gây nhân tất nhiên phải có quả báo. Chẳng qua cái quả báo đó nó đến với mình có mau, chậm khác nhau đó thôi. Vấn đề nầy, chúng tôi cũng đã có bàn giải nhiều trong quyển 100 câu hỏi Phật pháp tập 2, nên ở đây chúng tôi không muốn luận giải dong dài.

 

Trở lại câu hỏi của Phật tử, Phật tử nói là Phật tử niệm Phật mà không có ăn chay trường, như vậy khi lâm chung Phật tử có được vãng sanh hay không? Xin thưa ngay là Phật tử đừng lo sợ không được vãng sanh. Không phải ai niệm Phật hay tu hành cũng đều ăn chay trường hết. Tuy nhiên, nếu Phật tử vừa niệm Phật mà vừa giữ được trai giới thanh tịnh nữa, thì việc vãng sanh của Phật tử có phần bảo đảm vững chắc hơn. Còn nếu như Phật tử chưa ăn chay trường được, thì cứ vẫn giữ ăn chay kỳ. Điều quan trọng không phải là chay hay mặn, trường hay kỳ, mà quan trọng là ở chỗ công phu tu hành niệm Phật của Phật tử. Nếu ăn chay trường, mà lười biếng niệm Phật, một ngày niệm năm ba ngày nghỉ, như thế, thì thử hỏi có được vãng sanh hay không? Vả lại, ăn chay cũng chưa phải là tu.

 

Ở đời, ta thấy có lắm người miệng thì ăn chay mà lòng họ không có chay lạt chút nào. Ai đụng đến họ thì họ nổi sân si lên, phùng mang trợn mắt hung hăng dữ tợn, quyết sống chết một mất một còn với người đó. Hạng người nầy người ta gọi họ là khẩu Phật mà tâm xà. Như vậy, họ chỉ biết ăn chay chớ họ đâu có biết tu hành gì! Người biết tu hành là phải dẹp bớt tham, sân, si, cho lòng mình được trong sáng an lạc nhẹ bớt những gánh nặng ưu phiền. Bởi niệm Phật cũng cốt là để dứt trừ phiền não cho tâm mình được an định. Đồng thời, cũng phải hằng sửa đổi điều chỉnh ở nơi ba nghiệp"Thân, Ngữ, Ý" của mình. Có thế thì mới tiến bộ trên bước đường tu tập. Cái quan trọng thì chúng ta lại thờ ơ coi thường không quan tâm lưu ý đến, mà chỉ quan tâm đến việc ăn chay, ăn mặn. Như thế thì việc tu hành của chúng ta làm sao tiến bộ được?

 

 Nếu như Phật tử niệm Phật tha thiết chí thành và phải cố gắng tinh cần niệm Phật miên mật tương tục, nhiếp tâm thành ý, không luận thời gian và nơi chốn, lúc nào, ở đâu, làm gì, Phật tử cũng đều chuyên tâm niệm Phật. Được thế, thì lo gì Phật tử sẽ không được vãng sanh. Dù Phật tử chưa ăn chay trường nhưng Phật tử vẫn được vãng sanh. Điều nầy không phải là điều ức đoán hay nói ngoa, mà là một sự thật  chư Phật Tổ đã dạy chúng ta như thế. Xin Phật tử hãy yên tâm niệm Phật và cố gắng tu hành nhất là gìn giữ ở nơi ba nghiệp cho được thanh tịnh. Khi ba nghiệp hằng thanh tịnh thì đồng Phật vãng Tây phương.

 

Kính chúc Phật tử luôn tinh tấn chuyên cần tu tập chóng đạt được kết quả như ý muốn.

 

6. Nằm mơ thấy lằn khói trắng từ trong hòm bay lên, hiện tượng này như thế nào?

 

Hỏi: Kính bạch thầy, con có một thắc mắc ôm ấp mãi mà không biết hỏi ai, nay xin nhờ thầy giải đáp giùm. Số là mẹ con mất năm 1995, khi cúng tuần thất cuối, đêm thứ 48, em trai út của con nằm mơ thấy nắp hòm của mẹ con tự nhiên bật nắp ra, có một lằn khói trắng bay lên cao, như vậy, có phải mẹ con đã được siêu thoát không?

 

Đáp: Qua câu hỏi nầy, xin thưa thật với Phật tử, tôi không phải là nhà tiên tri chuyên đoán giải mộng. Vì thế, chắc chắn là tôi sẽ không làm cho Phật tử hài lòng qua sự băn khoăn thắc mắc đó. Dù tôi cũng rất cảm thông cho tâm trạng của Phật tử luôn ưu tư nghĩ đến mẹ mình. Vì không biết mẹ mình có được siêu thoát hay không? Nếu Phật tử hỏi những chiêm tinh gia chuyên đoán giải mộng, thì có thể họ sẽ trả lời cho Phật tử thỏa mãn hơn. Tuy nhiên, để khỏi phụ lòng Phật tử đã hỏi, thì tôi cũng xin góp chút ngu ý trong vấn đề nầy.

 

Về những điềm mộng trong chiêm bao, chúng tôi cũng đã có giải thích đại khái trong câu hỏi 36, trang 118 của quyển sách 100 câu hỏi Phật pháp tập 2, xin Phật tử đọc lại thì sẽ rõ hơn. Đã nói là mộng thì không thật. Tuy nhiên, cũng có nhiều điềm mộng mà nó báo hiệu cho người ta biết trước những việc sắp xảy ra. Điềm mộng nầy được gọi là "Thiện ác tiên triệu". Nghĩa là báo trước việc lành dữ cho người ta biết. Việc em trai út của Phật tử chiêm bao thấy điềm mộng đó, thú thật, tôi không thể nào dám xác quyết là có hay không. Nếu bảo rằng có thì tôi căn cứ vào đâu mà dám quả quyết như thế. Vì điều gì mình chưa hiểu rõ thì tôi không dám nói càng. Còn nếu nói không, thì tôi cũng không thể khẳng quyết là không. Tuy nhiên, theo lời Phật dạy, việc người chết có được siêu thoát hay không, chúng ta hãy nhìn vào đời sống thực tế hằng ngày của họ khi họ còn sinh tiền. Nếu là một người tu nhân tích đức hiền thiện ăn chay, giữ giới, niệm Phật, tu hành chân chính, thì không những sau khi chết mới được siêu thoát mà họ đã được siêu thoát ngay trong đời sống hiện tại rồi. Trong Kinh Pháp Cú Phật dạy:

 

Dục tri tiền thế nhân,

Kim sanh thọ giả thị

Yếu tri lai thế quả

kim sanh tác giả thị.

 

Nghĩa là:

 

 Nếu mình muốn biết đời trước của mình như thế nào, thì hãy nhìn cái quả báo mà mình đang thọ lãnhhiện tại. Còn mình muốn biết cái quả báo đời sau của mình như thế nào, thì mình hãy coi hiện tại mình đã và đang gây tạo những nghiệp nhân gì. Không cần phải đi xem tướng coi bói soi căn chi cả. Người Phật tử mà còn coi nầy, xem kia, thì quả thật chúng ta chưa thực sự tin vào lý nhân quả Phật dạy. Nếu thế, thì chúng ta sẽ trở thành là kẻ mê tín, tà kiến.

 

Nêu ra lời Phật dạy trên, để Phật tử quán chiếu lại đời sống hành nghiệp của mẹ mình khi còn sinh tiền. Nếu bà tạo thiện nghiệp, tất nhiên là cảm thọ quả báo lành. Như thế, thì sẽ thác sanh về cảnh giới lành. Ngược lại, nếu tạo ác nghiệp, tất nhiên, là sẽ phải chiêu cảm thọ quả báo ác. Đó là theo luật nhân quả gây nhân gì thì phải thọ quả báo đó. Tuy nhiên, ngoài tích lũy nghiệp ra, nó còn có cận tử nghiệp. Nghĩa là cái nghiệp nhân xảy ra khi con người sắp chết. Nếu một người, lúc sắp lâm chung mà khởi niệm lành thì khi nhắm mắt sẽ theo nghiệp lành. Ngược lại, thì sẽ theo nghiệp ác. Tuy nhiên, theo kinh nói, thọ báo của cận tử nghiệp không lâu. Cuối cùng, cũng trở lại tích lũy nghiệp. Tức cái nghiệp lành hoặc nghiệp ác mà mình đã gây tạo chất chồng trong nhiều đời và hiện đời.

 

Tóm lại, qua câu hỏi nầy, thú thật chúng tôi không thể trả lời dứt khoát có hay không được. Chúng tôi chỉ nêu ra lời Phật dạy về lý nhân quả báo ứng rồi tùy Phật tử suy niệm. Bởi đây là một điều ngoài sự hiểu biết của chúng tôi. Nếu không khéo chúng ta sẽ rơi vào mê tín dị đoan vậy.

 

Kính cầu nguyện cho hương linh thân mẫu của Phật tử chóng được siêu sanh thoát hóa. Và kính chúc Phật tử có đầy đủ chánh tín Tam bảonhân quả để thể hiện ngay trong đời sống hiện tại sẽ đem lại nhiều lợi lạc cho Phật tử vậy.

 

Kính chúc Phật tử có một niềm tin vững chắc theo đúng hướng chân lý nhân quả để được nhiều lợi lạc trong cuộc sống.

 

7. Tụng kinh không hiểu ý nghĩa như thế có được lợi ích gì không?

 

Hỏi: Kính bạch thầy, hằng đêm con tụng Kinh Di Đà mà con không hiểu gì hết, con nghĩ tụng đọc mà không hiểu thì biết đâu mà thật hành và không thật hành thì làm sao có được lợi ích? Kính mong thầy từ bi giải đáp cho con hiểu.

 

Đáp: Qua câu hỏi trên, tôi rất cảm thông cho nỗi lòng băn khoăn lo âu của Phật tử. Mặc dù Phật tử có cái tâm tu hành, siêng năng tụng đọc kinh điển, nhưng khổ nỗi là không hiểu nghĩa lý gì ở trong kinh nói. Điều nầy, đâu phải chỉ có một mình Phật tử như thế, mà đại đa số Phật tử chúng ta đều mắc phải. Người Phật tử tại gia đâu phải ai cũng thông suốt nghĩa lý kinh điển. Thậm chí ngay cả những người xuất gia ở chùa, nếu không chịu khó nghiên tầm học hỏi thì họ cũng không thể nào hiểu được kinh điển Phật dạy. Do dó, là Phật tửtại gia hay xuất gia, Phật Tổ thường khuyến nhắc chúng ta phải nên cố gắng nghiên cứu học hỏi kinh điển. Tuy nhiên, đối với người Phật tử tại gia vì bận rộn công việc mưu sinh nên ít có thời giờ rảnh rỗi để tới chùa nghe pháp hay học hỏi giáo lý như người xuất gia. Thật ra, kinh điển Phật dạy nghĩa lý thậm thâm vi diệu, đâu có ai dám tự hào là mình đã thông suốt hết, ngoại trừ những bậc tu hành đạt đạo, mới có thể thông suốt ở nơi lý mầu của ba tạng kinh điển mà thôi. Như đời Đường thì có Ngài Huyền Trang và đời Diêu Tần thì có Ngài Cưu ma la thập v.v... những vị nầy được gọi là Tam tạng pháp sư, vì các Ngài đã lão thông ba tạng kinh điển.

 

Ngoài ra, phàm phu như chúng ta thì chỉ hiểu được chút ít phần nào đó thôi. Nhưng với điều kiệnchúng ta phải thường xuyên nghe pháp học hỏi với những bậc Thầy có trình độ thâm hiểu giáo lý khá. Vì kinh là ghi chép lại những lời Phật dạy để chúng ta tìm hiểu học hỏi và tụng đọc. Nếu tụng kinh mà không hiểu nghĩa lý trong kinh Phật dạy điều gì thì quả đó là cái khuyết điểm lỗi lầm của người Phật tử chúng ta. Cho nên, là Phật tử chúng ta nên cố gắng, bằng mọi phương cách để tìm hiểu học hỏi, tùy theo hoàn cảnh, phương tiện, và thời giờ của mỗi người. Tuy nhiên, dù hoàn cảnh sống có khó khăn hay thời giờ ít ỏi, thì chúng ta cũng nên khéo sắp xếp công việc làm ăn và dành chút ít thời gian để nghiên tầm học hỏi giáo lý Phật dạy. Đó là chúng ta khéo biết trau dồi trí tuệ cho chúng ta. Người xưa thường nói: "Tu mà không học là tu mù, học mà không tu là đãi sách". Vì thế học và tu phải được đi đôi song hành với nhau. Học, như người có đôi mắt sáng, thấy rõ đường đi nước bước, tránh được nguy hiểm hầm hố chông gai. Tu, như người có đôi chân mạnh vững vàng tiến bước mà không sợ ngã qụy giữa đường. Học là tri, tu là hành. Người tu phải trang bị cho mình: "Tri hành hợp nhứt". Nghĩa là hiểu và làm phải đi đôi với nhau không thể thiếu một được.

 

Phật tử nên nhớ rằng, tất cả sự nghiệp thế gian, một khi xuôi tay khép kín đôi mắt lại rồi, thì tất cả đều bỏ lại cho đời, không mang theo được một vật gì cả. Chỉ có mang theo nghiệp thiện ác và những hạt giống trí tuệ mà mình đã gây tạo đó thôi. Vì những thứ nầy luôn bám sát không bao giờ rời xa mình. Ý thức được điều đó, chúng ta nên cố gắng tu tạo phước lành và tài bồi trí tuệ. Kinh nói: "Phước trí nhị nghiêm" hay "phước trí lưỡng toàn phương tác Phật". Nghĩa là người Phật tử phải tu cả hai vừa tu phước mà cũng vừa tu huệ nữa. Có thế, thì mới mong thành Phật được. Nếu chỉ nghiêng nặng tu một bên, thì chẳng khác nào như xe một bánh, chim một cánh. Đã thế, thì thử hỏi làm sao viễn hành thiên lý  cho được?

 

Tóm lại, việc Phật tử tụng kinh, tuy chưa hiểu được nghĩa lý trong Kinh Phật dạy, nhưng Phật tử vẫn được có phước báo. Vì trong lúc Phật tử ngồi tụng kinhPhật tử đang thu nhiếp tam nghiệp. Thân thì ngồi nghiêm trang, miệng thì tụng đọc từng lời kinh, ý thì đang dõi theo từng chữ để đọc tụng. Như thế, ai dám bảo là Phật tử không được lợi ích? Chỉ sợ mình lười biếng không có tụng đọc thì mới không được lợi ích đó thôi. Tuy nhiên, trong ba nghiệp thân, miệng, ý, điều quan trọng là ý nghiệp. Nếu ngồi tụng đọc mà Phật tử để cho ý tưởng của mình quen theo đường cũ suy tưởng nghĩ nhớ lung tung, thì đó mới thực sự là không được lợi ích bao nhiêu. Nếu không khéo, chúng ta sẽ trở thành cái máy tụng đọc vậy.

 

Nguyện cầu Phật lực gia hộ cho Phật tử luôn được mạnh khỏe, chuyên cần tinh tấn, hằng trau dồi trí tuệ ngày càng tiến bộ trên bước đường tu học Phật pháp.

 

8. Giữa Phật tánhpháp tánh khác nhau hay giống nhau?

 

Hỏi: Kính bạch thầy, trong kinh có nói đến Phật tánhpháp tánh, nhưng con không hiểu hai cái đó là giống nhau hay khác nhau? Mong thầy giải đáp cho con.

 

Đáp: Hai cái đó có khác mà cũng không khác. Nói thế đối với luận lý của Tây phương thì thật là khó hiểu. Bởi người Tây phương họ nói trắng là trắng hoặc đen là đen. Không thể nói giữa trắng và đen có khác mà cũng không khác. Bởi vậy, người Tây phương có những điều họ không thể hiểu nổi cái luận lý độc đáo của Đông phương. Bởi họ quen nhìn theo cái lối cục bộ phiến diện. Nói khác, vì Phật tánh là chỉ cho loài hữu tình, còn pháp tánh là chỉ cho loài vô tình. Như vậy là khác. Tuy nhiên, nói không khác là vì chúng ta dùng trí huệ (Phật tánh) nhận ra pháp tánh. Người nào giác ngộ nhận ra được pháp tánh thì gọi người đó là Phật.

 

Thí như vạn vậtthế gianvô thường, nhưng ngặt vì mình chưa tỉnh ngộ, nên thấy mọi sự vật là thường còn. Cũng như các pháp là vô ngã, nhưng vì mình chưa giác ngộ, nên thấy mọi vật đều là thật ngã. Đó là nói trong vòng mê chấp thì ai cũng thấy như thế. Tuy nhiên, đến khi tỉnh ngộ rồi, mình thấy vạn vật đều là vô thường, vô ngã. Như vậy, bản chất của các pháp vốn là vô thường, vô ngã, nhưng vì mê muội nên mình không nhận ra được điều đó. Đến khi tu hành thực sự giác ngộ rồi, mình mới nhận ra các pháp là vô thườngvô ngã. Thế thì cái lý vô thường, vô ngã nó sẵn có tiềm tàng trong mọi sự vật. Đó gọi là pháp tánh, tức tánh thể của muôn pháp trước sau là như vậy. Mặc dù tánh thể của vạn pháp vốn là như thế, nhưng nếu không có cái trí giác để nhận ra lẽ đó thì cũng không ai biết được. Cái trí huệ nhận ra đó được gọi là Phật tánh. Ai nhận ra điều đó? tất nhiên là con người, tức hữu tình giác. Có điều ta cũng cần nên lưu ý, cái lý vô thường, vô ngã, không phải do ai tạo ra cả. Đức Phật, Ngài cũng chỉ là người do sau khi giác ngộnhận ra đó thôi. Mặc dù cái sẵn có mà mình không nhận biết, đến khi giác ngộ được pháp đó, thì thành Phật. Nên nói tuy hai mà không phải hai và cũng không thể nói một được. Vì giác ngộ pháp đó mà được thành Phật thì Phật cũng không ngoài pháp tánhthành tựu được đạo quả. Thế nên, nói một là sai mà nói hai thì không đúng, tức khác mà không khác vậy.

 

9. Hạt minh châu và cây tích trượng, Bồ tát Địa Tạng cầm có ý nghĩa gì?

 

Hỏi: Kính thưa thầy, con thấy Bồ Tát Địa Tạng trong lòng bàn tay trái của Ngài có cầm hạt minh châu còn tay phải của Ngài thì cầm cây tích trượng, con không hiểu điều đó tượng trưng cho ý nghĩa gì? Kính mong thầy giải đáp cho.

 

Đáp: Đó là hình ảnh tượng trưng cho một ý nghĩa rất thâm sâu. Đức Bồ tát Địa Tạng mang hình ảnh của một vị xuất gia, Tỳ kheo. Trong khi đó các vị Bồ tát khác phần nhiều lại hiện thân cư sĩ. Như chúng ta đều biết, Bồ tát Địa Tạng có một thệ nguyện rất rộng lớn:

 

Địa ngục vị không

Thệ bất thành Phật

Chúng sanh độ tận

Phương chứng Bồ đề.

 

Nghĩa là:

 

Nếu còn một chúng sanh nào trong địa ngục, thì Ngài thệ nguyện là không thành Phật. Khi nào cứu độ hết chúng sanh, thì Ngài mới thành Phật, tức chứng quả Bồ đề. Nhưng biết bao giờ địa ngục mới trống không đây? Và làm sao có thể độ hết chúng sanh? Trong bốn loài chúng sanh (thai, noãn, thấp, hóa), chỉ riêng loài thai sanh như loài người của chúng ta thôi, thử hỏi biết bao giờ Ngài mới độ hết? Chính vì vậy mà ta thấy bản nguyện của Ngài thật là rộng lớn vô biên không thể nào suy lường được. Vì xứng theo bản nguyện độ sanh của Ngài nên hình ảnh của Ngài phải là con người giải thoát (xuất gia). Mình có giải thoát thì mới có thể độ chúng sanh được giải thoát như mình. Vì thế, nên người ta tạc tượng Ngài để tôn thờ qua hình ảnh của một con người siêu thoát. Với mục đích là để cho chúng sanh phát tâm hâm mộ để cầu Ngài độ thoát. Tuy nhiên, muốn cứu độ chúng sanh, tất nhiên phải cần đến những phương tiện. Tích trượngminh châu là hai vật thể được tượng trưng nhằm cảnh tỉnh thức nhắc chúng sanh nên hồi quang phản chiếu lại tự tâm mình.

 

Tích trượng là một pháp khí thỉnh thoảng chúng ta hay thấy các nhà sư thường dùng. Đây là vật mà đức Phậttăng đoàn thời xưa thường hay sử dụng. Xưa kia, đức Phật và các vị tăng đoàn khi đi khất thực, vai mang bình bát, tay cầm tích trượng. Tích trượng có hai công dụng:

- Một là, khi đến trước cửa nhà người, thì rung tích trượng reng reng để người trong nhà biết mà mang thức ăn ra cúng dường.

- Hai là, dùng nó trong lúc đi đường. Bởi Ấn Độ thời xưa rắn rết rất nhiều. Nhất là những con đường có cây cỏ bụi rậm um tùm nên cần phải dùng gậy xua đuổi chúng nó để khỏi bị họa hại.

 

Còn trên đầu tích trượng có mười hai khoen là tượng trưng cho mười hai nhân duyên. Mười hai nhân duyên gồm có"Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ,  hữu, sanh, lão tử". Đó là một chuỗi xích mà chúng sanh luôn bị nó trói buộc phải chịu nhiều đau khổ. Chính đức Phật là người đã giác ngộ mười hai nhân duyên nầy mà Ngài thành Phật. Từ đó, Ngài cũng đem lý nhân duyên nầy để cảnh tỉnh hóa độ chúng sanh. Nếu ai muốn giải thoát thì trước tiên cũng phải ngộ lý mười hai nhân duyên. Bồ tát Địa Tạng sở dĩ tay mặt của Ngài cầm tích trượng có mười hai khoen là nhằm nói lên cái ý nghĩa biểu trưng rằng: Ngài luôn sử dụng pháp thập nhị nhân duyên để cảnh tỉnh chúng sanh. Nhờ sự cảnh tỉnh thức nhắc của Ngài mà chúng sanh nhận được chơn lý, thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi đau khổ.

 

Tuy nhiên, muốn thấu rõ lý nhân duyên, cần phải có ánh sáng trí tuệ. Vô minh là đầu mối của mười hai nhân duyên và cũng là đầu mối làm cho chúng sanh phải đau khổ. Vì vô minh che đậy tánh sáng suốt nên chúng sanh mới gây tạo nhiều nghiệp ác. Bởi do thiếu ánh sáng trí tuệ, nên không thấu rõ được đầu mối của vô minh. Từ đó mới có ra chấp ngã, chấp pháp. Ánh sáng trí tuệ phát khởi thì bóng tối vô minh sẽ không còn. Biểu thị cho ánh sáng trí tuệ đó là viên minh châu trong lòng bàn tay trái của đức Địa Tạng. Viên minh châu có công năng soi sáng tất cả chốn ngục hình tối tăm để cho chúng sanh nương theo ánh sáng đó mà được thoát khỏi chốn tối tăm ngục hình. Vì vậy, hễ có một niệm vô minh dấy lên thì liền đó có ánh sáng trí tuệ chiếu đến. Khi đã có trí tuệ thì vô minh không còn. Mà gốc vô minh không còn, thì những thứ ngọn ngành theo đó cũng bị phá vỡ tiêu tan. Sư biểu trưng đó nói lên ý nghĩa tu hành rất cụ thể. Bởi người tu, bất cứ tu pháp môn nào cũng phải sử dụng trí tuệ đứng đầu. Nếu khôngtrí tuệ thì làm sao chiếu phá vô minh? Không chiếu phá vô minh phiền não thì làm sao được giải thoát? Do đó, bên cạnh vô minh là phải có trí tuệ. Đó là một ý nghĩa tiêu biểu rất thâm huyền và cũng rất thực tế trong việc tu hành giải thoát vậy. 

 

10.  Tung kinh hộ niệm cho một người mới mất mà người đó cả đời không biết tu hành, như vậy người đó có được vãng sanh không?

 

HỏiKính bạch thầy, hiện nay phong trào hộ niệm cho người chết rất thạnh hành, nhưng con có một thắc mắc, đối với người cả đời họ không biết tu hành ăn chay niệm Phật là gì, thậm chí họ chưa bao giờ bước chân tới chùa một lần, như vậy, khi họ chết mình tụng kinh niệm Phật cho họ, xin hỏi họ có được siêu thoát không?

 

Đáp: Hai chữ tu hành theo Phật tử nghĩ là người đó phải ăn chay, niệm Phật, tụng niệm, bái sám v.v... như thế mới gọi là tu hành. Ngoài ra, không phải là tu hành. Nghĩ thế không phải là sai, nhưng theo tôi, thì cũng chưa đúng hẳn hoàn toàn. Vì hai chữ tu hành nó không hạn cuộc vào những lễ nghi thông thường đó. Có người họ không hành trì như thế nhưng mà họ tu còn giỏi hay hơn chúng ta nhiều. Bởi sự tu hành tùy theo căn cơ sâu cạn và nghiệp duyên hoàn cảnh của mỗi người mà có những sự hành trì khác nhau.

 

Thông thường người ta thường hay chú trọng đến những lễ nghi hình thức bên ngoài nhiều hơn là phần phẩm chất nội dung bên trong. Tuy những lễ nghi hình thức bên ngoài cũng rất quan trọng và cần thiết. Nhưng chúng ta cũng không nên quá chú trọng câu nệ vào hình thức. Có người vì quá chú trọng hình thức bên ngoài mà quên mất cái chất lượng nội dung bên trong. Như những hình thức lễ nghi cúng bái tụng niệm v.v... Hình thức bên ngoài, nó chỉ có tác dụng là những phương tiện giúp cho phần khai sáng nội dung bên trong thôi. Chính vì quá chú trọng hình thức bên ngoài nên người ta có những đánh giá sai lầm. Người ta thường nói: "Chiếc áo không làm nên thầy tu". Trên nguyên tắc chúng ta đồng ý là như vậy. Tuy nhiên, nếu không có chiếc áo cũng không ai biết đó là thầy tu. Vì vậy cả hai giữa hình thức và nội dung phải được hỗ tương với nhau. Nhưng nội dung bao giờ cũng là quan trọng hơn. Nội dung đó là gì? Là chúng ta phải thường xuyên quán chiếunội tâm. Câu nói: "Phản quan tự kỷ bổn phận sự bất tùng tha đắc" của Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ dạy cho vua Trần Nhân Tông là nói lên cái cốt lõi của người tu. Người tu mà chỉ theo ngọn bỏ gốc thì thử hỏi làm sao đạt được đạo lý giải thoát? Cái gốc bên trong là chúng ta phải hằng gạn lọc chuyển hóa vô minh phiền não.

 

Vì quá chú trọng bên ngoài nên chúng ta thấy ai ăn chay, niệm Phật, đi chùa thường, thì ta cho người đó là cần mẫn tu hành. Ngược lại, thì chúng ta kết luận cho người đó không biết tu hành. Nếu chỉ đánh giá đơn thuần trên phương diện hình thức không thôi, theo tôi, thì cũng chưa hẳn đúng. Muốn đánh giá người đó có thực sự tu hành hay không, chúng ta cũng không nên vội kết luậnbề ngoài. Mà chúng ta cần phải xét qua hai phương diện: hình thức và nội dung, rồi sau đó chúng ta mới có thể đánh giá được. Bằng không, thì sự nhận định đánh giá của chúng ta cũng dễ bị sai lệch lắm. Tôi xin đơn cử nêu ra một vài trường hợp điển hình cụ thể để Phật tử suy nghiệm.

 

- Có người ăn chay trường, niệm Phật, thường đi chùa và thậm chí còn dự những khóa tu học nữa, nhưng họ không kiềm chế lòng sân hận nổi lên chỉ vì giành nhau chỗ ngủ nghỉ thôi. Họ nổi nóng la ó om sòm không để ý gì đến những người bạn đồng tu chung quanh khác, mặc dù người ta đã hết lời an ủi khuyên lơn giải bày với họ. Nhưng họ vẫn một mực cố chấp và không chịu nhường nhịn. Tuy đó là một việc cỏn con nhỏ nhoi thôi, nhưng ngọn lửa sân hận của họ bốc cháy  cao độ thật khó dập tắt. Nó đốt cháy cả tim gan họ thật là đáng ghê sợ thương xót! Cổ nhân có câu nói: "Nhứt tinh chi hỏa năng thiêu vạn khoảnh chi tân, bán cú phi ngôn ngô tổn bình sanh chi phước". Nghĩa là một đốm lửa nhỏ nó có thể đốt cháy cả khu rừng, nửa lời nói không phải nó làm tổn hại hết phước đức của mình. Đối với hạng người nầy, Phật tử có thể cho họ là người có tu hành không? Hay họ chỉ là người biết ăn chay, niệm Phật, và đi chùa theo tập quán của họ đó thôi.

 

- Có người cũng ăn chay trường, niệm Phật, đến chùa làm công quả thường xuyên, nhưng họ lại chuyên đi đâm thọc nói xấu thiên hạ ở sau lưng. Họ hết nói xấu người nầy, đến chỉ trích người kia, mục đích của họ là họ muốn ly gián làm cho hai bên nghi ngờ ngầm hại lẫn nhau. Họ gây ra một sự xáo trộn trong chúng và hiểu lầm lẫn nhau. Có thế, thì họ mới thỏa mãn cái lòng ganh tỵ giận tức đố kỵ của họ.  Họ gây cho hai đàng xích mích ly gián để họ đứng giữa được lợi. Họ là hạng người chuyên ném đá giấu tay. Quả họ là hạng người quá ư thâm độc. Đối với hạng người lòng dạ ác độc nầy, thì Phật tử đánh giá họ như thế nào? Có phải họ là người thật tâm tu hành không? Hay họ chỉ là kẻ tu giả trá bên ngoài để che mắt lừa phỉnh gạt gẫm thiên hạ?!

 

- Có người đang lần chuỗi niệm Phật hoặc đang gõ mõ tụng kinh, bỗng ai đó làm họ bực mình, họ ném chuỗi quăng chuông mõ đứng lên la ó chửi mắng đối phương thậm tệ. Hành động dữ dằn hung tợn của họ ai thấy cũng phải phát run sợ. Như thế, họ có thật sự tu hành hay không?

 

Những trường hợp xảy ra tương tự như thế còn rất nhiều không thể kể hết. Vì vậy, nếu cho rằng ăn chay, niệm Phật, đi chùatu hành, theo tôi, sự đánh giá đó vẫn còn hời hợt phiến diện. Muốn đánh giá một người có tu hay không, thì trước hết, chúng ta phải hiểu hai chữ tu hành là gì. Chữ "tu" có nghĩa là sửa, "hành" là làm theo cái điều mà mình đã sửa đổi. Như trước kia mình là người hay nói láo, nói xạo, nói thêu dệt, nói lời hung ác, nói lưỡi đôi chiều, đâm đầu nầy, thọc đầu kia, cho hai đàng xích mích với nhau, bây giờ biết tu mình sửa lại không nói những lời như thế nữa. Chẳng những không nói như thế thôi mà trái lại, mình còn phải nói lời chân thật. Nói lời chân thật, hòa ái, dịu dàng, đoàn kết, xây dựng, yêu thương, đó là mình đã khéo biết thật hành. Tất nhiên, là mình phải tôn trọng sự thật. Đó là đơn cử một trong những điều mà mình sửa ở nơi cái miệng, tức cái khẩu nghiệp, nói cho đúng là ngữ nghiệp.

 

Về thân nghiệp thì mình cũng phải sửa. Như trước kia mình hay giết hại sinh vật, bây giờ biết tu mình không giết hại sinh vật nữa. Hoặc mình hay dùng tay lấy đồ đạc, ăn giựt, ăn cướp của người ta, bây giờ mình sửa lại không làm như thế nữa, đó là mình biết tu và hành.

 

Nói tóm lại, tu hành là mình sửa đổi, nói đúng hơn là chuyển hóa ở nơi ba nghiệp: "thân, khẩu, ý". Từ xấu chuyển thành tốt, dở chuyển thành hay, tà chuyển thành chánh, hư chuyển thành nên v.v... Được thế, mới gọi là người biết tu hành. Trong ba cái nghiệp đó, nó có gốc ngọn, sâu cạn khác nhau. Gốc là tu ở nơi tâm, ngọn là tu ở nơi thân và miệng. Bởi hai cái nầy ở bên ngoài tương đối dễ sửa hơn. Nếu mình chuyển đổi được cái tâm xấu ác trở thành cái tâm lương thiện thì cái thân miệng cũng phải làm theo. Vì tâm là chỉ huy ra lệnh cho thân và miệng phải làm theo nó. Khác nào như tài xế điều khiển chiếc xe chớ chiếc xe không thể điều khiển tài xế. Nói rõ hơn thân và miệng chỉ là công cụ để cho tâm sai khiến mà thôi. Cho nên tu tâm mới là quan trọng. Người xưa nói:

 

Người đời sớm phải tri cơ

Gương lu vì bụi trăng lờ vì mây

Chở che nhờ đức cao dày

Dẫu tu cho mấy chẳng tày tu tâm.

 

Như vậy, sự tu hành mình không thể đánh giábề ngoài được. Có người họ không ăn chay, niệm Phật ra tiếng bên ngoài, hay đi chùa thường, nhưng họ vẫn tu trong tâm họ. Như trường hợp hai người cùng gặp nghịch cảnh giống nhau, người ăn chay, niệm Phật, đi chùa, thì lại không kiềm chế được sự nóng giận bực tức của mình, ngược lại người kia tuy họ không có ăn chay, niệm Phật, đi chùa, nhưng đối trước nghịch cảnh đó, họ vẫn giữ bình tĩnh thản nhiên không lộ ra một chút sân hận bực tức buồn phiền trách móc chi cả. Trường hợp như thế, thì theo Phật tử đánh giá người nào khéo biết tu và người nào không khéo biết tu? Cho nên, người ta nói ăn chay, niệm Phật, đi chùa chưa phải là tu chính là ở điểm nầy. Tuy nhiên, việc ăn chay, niệm Phật, đi chùa, vẫn là gieo trồng được thiện nghiệp. Điều nầy không ai có thể phủ nhận được. Nhưng nếu luận về việc tu hành thì chúng ta cũng cần nên  kiểm nghiệm thẩm xét lại cho kỹ trước khi đánh giá.

 

Trở lại câu hỏi trên của Phật tử, tôi không thể khẳng quyết là họ có siêu thoát hay không? Bởi vì cái gì mình không thấy thì không dám nói. Tuy nhiên, nếu như thường nhựt người đó biết ăn hiền ở lành tuy họ không có ăn chay, niệm Phật, đi chùa như Phật tử đã nói, nhưng họ vẫn tu theo cái đạo làm người của họ. Nghĩa là họ vẫn có cái tâm tốt hành thiện cứu đời, giúp người. Khi sắp lâm chung họ lại được sự trợ niệm tốt của mọi người, thì theo tôi, họ cũng không đến đổi sa vào cảnh giới ác. Bởi họ không có gây nhân ác, thì làm sao họ bị chiêu cảm thọ quả báo ác? Phật tử đâu có nói họ làm ác đâu. Họ chỉ khôngăn chay, niệm Phật, đi chùa như một người Phật tử bình thường thôi. Nhưng bình thường họ vẫn tu nhân tích đức làm lành lánh dữ, thì họ cũng có thể thác sanh về cảnh giới an lành. Môi trường tái sanh của họ tùy theo chỗ tạo nghiệp lành dữ mà họ đã gây để phải chiêu cảm thọ báo. Còn việc vãng sanh về Cực lạc hay không, còn tùy thuộc vào cái cận tử nghiệp của họ. Nếu được đại chúng trợ niệm tốt, thì biết đâu họ lại khởi thiện niệm tưởng nhớ đến Phật. Ngay giây phút đó mà họ mạng chung cũng có thể được vãng sanh về Cực lạc. Vì "Trong Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh, phần nói về Hạ phẩm Hạ sinh, hạng người Ngũ nghịch Thập ác sắp đọa địa ngục a tỳ, được thiện tri thức dạy cho niệm Phật, niệm mười tiếng hoặc chỉ niệm mấy tiếng là mạng chung, cũng vẫn được Phật tiếp dẫn vãng sinh về Tây Phương" (Gia Ngôn Lục của Tổ Ấn Quang).

 

Qua đó, chúng ta thấy nếu một người sắp lâm chung mà họ được thiện hữu tri thức thức nhắc, cộng thêm những người thành tâm hộ niệm cho họ, ngay lúc đó mà họ hồi tâm chuyển ý chí thành niệm Phật, chỉ niệm Phật vài tiếng thôi, thì họ cũng được Phật tiếp rước vãng sanh về Cực lạc. Trường hợp như ông Trương Thiện Hòa, theo sách sử ghi lại, bình nhật ông sinh sống bằng nghề giết heo, khi sắp lâm chung tướng địa ngục hiện ra, nhưng nhờ có thiện hữu tri thức nhắc nhở và chí thành trợ niệm, nên ông thành tâm niệm mười tiếng Phật, kết quả ông cũng được vãng sanh Cực lạc. Đây là trường hợp phải nói rất là hy hữu đặc biệt. Ngoài ra không phải ai cũng đều được như thế. Bởi lúc sắp lâm chung có những điều chướng ngại khó giữ được chánh niệm. Như cơn đau nhức hoành hành, luyến ái gia sản tài vật và thân bằng quyến thuộc v.v... Kinh nói: "Niệm bất nhứt bất sanh Tịnh độ, ái bất nhiễm bất sanh Ta bà". Như thế thì làm sao có được chánh niệm mà niệm Phật? Bởi thế, nên việc trợ niệm rất là quan trọng trong giờ phút hấp hối sắp lâm chung nầy. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên đợi đến khi bệnh nặng hay sắp lâm chung rồi mới thỉnh chư Tăng, Ni và Ban trợ niệm. Người biết tu hành lo xa thì không nên ỷ lại như thế. Phần trợ niệm chỉ là trợ duyên phần nào thôi, còn được vãng sanh hay không chủ yếu vẫn là ở nơi bản thân của người đó định đoạt. Phật cũng chỉ giúp chúng ta một cánh tay thôi. Còn lại là phần tự lực gắng chí tu hành niệm Phật của chúng ta. Nếu bình nhật không lo tu hành làm lành lánh dữ, ăn chay, niệm Phật đợi đến khi đau yếu bệnh nặng hay sắp chết thì mới nghĩ tới, thì e rằng đã quá muộn màng rồi! Không có tích lũy nghiệp tốt thì cũng khó có được cái cận tử nghiệp tốt. Kính mong các hành giả Tịnh Độ nên suy xét kỹ lại điều nầy. Chúng ta không nên có tâm ỷ lại mà phải chuốc lấy tai họa về sau vậy.

 

11. Thờ nhiều tượng PhậtBồ tátsai trái gì không?

 

Hỏi: Kính bạch thầy, con thờ Bồ Tát Quan Âm riêng biệt trên một cái trang cao, còn ba tượng Phật: Di Đà, Dược SưDi Lặc thì con thờ ba Ngài chung trên một cái tủ thờ. Xin hỏi, con thờ như thế có sai trái gì không? Kính xin thầy cho con biết. Cám ơn thầy.

 

Đáp: Tôi xin đáp ngay là Phật tử không có gì sai trái cả. Bởi việc thờ Phật hay Bồ tát ở trong nhà là điều hợp lý và rất quý báu. Tuy nhiên, có điều nếu mình thờ nhiều tượng Phật, Bồ tát trong nhà quá, thì có thể mất đi phần trang nghiêm thẩm mỹ. Như Phật tử thờ chỗ nầy, chỗ kia cao thấp khác nhau, khi tưởng niệm hay hành lễ thì mình cũng khó giữ được nhiếp tâm chánh niệm lắm. Bởi khi thì nghĩ đến Di Đà lúc lại nghĩ đến Quan Âm, rồi Dược Sư, Di Lặc v.v... Chính vì thế, nên chư Tổ mới khuyên chúng ta nên thờ trong nhà một tượng Phật hay tượng Bồ tát là đủ. Tùy theo hành giả tu tập hành trì theo pháp môn nào thì thờ Phật hay Bồ tát theo pháp môn đó cho thích hợp. Như người tu theo pháp môn Tịnh độ thì chư Tổ khuyên chúng ta nên thờ một tượng Phật Di Đà hoặc thờ tượng Tam Thánh: Di Đà, Quan ÂmThế Chí cũng được. Bởi Đức Phật Di Đà là vị giáo chủ ở cõi Tây phương Cực lạc. Người niệm Phật với mục đích là muốn được vãng sanh về thế giới Cực lạc của Ngài. Còn hai vị Bồ Tát Quán Thế ÂmĐại Thế Chí thì luôn hầu cận bên Đức Phật A Di Đà, với thâm ý là để trợ tuyên nhiếp hóa cùng với Đức Phật A Di Đà. Các Ngài có bản nguyện là sẽ tiếp dẫn những chúng sanh nào đủ duyên lành sanh về thế giới Cực lạc. Đó là cách thức thờ phụng của người tu theo pháp môn Tịnh độ.

 

 Còn người tu Thiền thường thì người ta thờ tượng Phật Thích Ca. Vì Đức Phật Thích Ca tu thiền thành Phật dưới cội cây Bồ đềẤn Độ. Đồng thời Ngài cũng là vị giáo chủ của cõi Ta bà nầy. Sở dĩ chư Tổ khuyên chúng ta nên thờ Phật hay Bồ tát như thế là vì các Ngài muốn cho chúng ta dễ được nhiếp tâm. Nghĩa là chúng ta chỉ chú tâm vào một nơi thôi. Như thế thì tâm hành giả dễ được an định hơn. Còn nếu chúng ta không chú tâm như thế thì sẽ không có chánh niệm. Chính cái chỗ nhiếp tâm đó mới có được cái chánh niệm. Có chánh niệm tất nhiên hành giảan lạc, còn thất niệm tất sẽ bị đau khổ.

 

Tuy nhiên, người Phật tử thường có cái tâm lý cho rằng, mình thờ nhiều tượng Phật hay Bồ tát trong nhà, thì sẽ được các Ngài gia hộ nhiều. Nếu thờ một vị thì e sự gia hộ không được nhiều lắm. Thậm chí có người còn có cái quan niệm sai lầm là xem việc thờ Phật hay Bồ tát như thờ một vị thần linh. Thờ để được sự che chở phù hộ của các Ngài mà trong gia đạo luôn được bình an. Hơn nữa không có ma quỷ nào dám bén mãng tới quấy phá. Bởi các Ngài có thần lực hơn quỷ thần. Do đó mà quỷ thần phải kiêng nể kính sợ các Ngài. Thờ Phật với quan niệm như thế thì thật là sai trái.

 

Thậm chí có người còn lo lót hối lộ cho các Ngài bằng cách cúng cho các Ngài một vài món vật phẩm nào đó để mong cầu các Ngài phải luôn nhớ đến mà phù hộ. Thờ Phật với quan niệm như thế thì thật là tội lỗi sai lầm. Thờ như thế chẳng khác nào chúng ta đã xê dịch Ngài từ một con ngườivị trí giác ngộ chuyển Ngài sang ở vị trí thần linh và còn bắt các Ngài phải phò hộ độ trì cho chúng ta nữa. Chúng ta nên nhớ rằng, Phật hay Bồ tát các Ngài không có quyền năng thưởng phạt hay ban phước giáng họa cho ai cả. Các Ngài chỉ là những người hướng dẫn chỉ giáo cho chúng ta tu hành đúng theo con đường chánh lý để được giác ngộgiải thoát. Chúng ta phải tin chắc vào luật nhân quả mà Phật và Bồ tát đã chỉ dạy. Là Phật tử chúng ta cần phải học hỏi giáo lý để có được trí tuệ sáng suốt biện biệt lẽ chánh tà chân ngụy cho rõ ràng. Nếu không, thì chúng ta dễ rơi vào con đường cạm bẫy tà ngoại. Cho nên chánh kiến, chánh tín đối với người Phật tử thật hết sức quan trọng. Có chánh kiến thì chúng ta mới nhận định mọi vấn đề không bị sai lầm. Chánh kiến là ngọn hải đăng soi sáng cho chúng ta đi đúng hướng chân lý.

 

Như vậy, chúng ta phải thờ Phật như thế nào mới đúng ý nghĩa? Thờ Phật với mục đích là để chúng ta noi theo tấm gương đức hạnh từ bi trí tuệ cao cả của Ngài. Vì Phật là người đã giác ngộ giải thoát hoàn toàn. Ngài luôn thể hiện một đời sống cao thượng qua những ngôn từ và hành động. Nhứt cử nhứt động đời Ngài đều đáng cho chúng ta noi gương thật hành theo. Thờ Phật trong nhà để mỗi khi chúng ta ra vô chiêm ngưỡng hình tượng Ngài mà nghĩ đến cái công ơn vị tha cao cả vĩ đại của Ngài mà chúng ta cố gắng noi gương và thật hành theo. Thật hành được phần nào thì chúng ta sẽ được lợi lạc phần đó.

 

Điều chúng ta cũng nên lưu ý, khi thờ Phật hay Bồ tát trong nhà  chúng ta nên thiết lập chỗ thờ các Ngài phải trang nghiêm thanh tịnh. Và cũng không nên thờ nhiều vị quá mà mất đi phần trang nghiêm thẩm mỹ như trên đã nói.

 

Về cách thức thờ tượng PhậtBồ tát, như Phật tử đã nói, Phật tử thờ Thánh tượng Quan Âm ở trên trang cao, còn ba tôn tượng Phật: Di Đà, Dược Sư, Di Lặc thì thờ chung trên một cái tủ. Nếu như Phật tử thờ Thánh tượng Quan Âm ở trên ba tôn tượng: Di Đà, Dược Sư, Di Lặc, thiết nghĩ thờ như thế thì không được đúng lắm. Bởi Kinh nói, Bồ tát Quan Thế ÂmĐại Thế Chí là hai vị Bồ tát luôn hầu cận bên đức Phật A Di Đà ở cõi Tây phương Cực lạc. Như vậy mà Phật tử thờ Bồ tát Quan Thế Âm ở trên các Ngài thì điều đó không nên. Tôi đề nghị với Phật tử nên thờ tượng Phật Di Đà ở trên còn ba vị: Quan Âm, Dược SưDi Lặc thờ ngang nhau thì được.  

 

Kính chúc Phật tử có đầy đủ niềm tin vững chắc vào Tam bảo và lý nhân quả để tu hành cho đến ngày viên thành Phật quả.

 

12. Đi kinh hành ba hoặc bảy vòng tượng trưng cho ý nghĩa gì?

 

Hỏi:  Kính bạch thầy, thường thì sau giờ thọ trai trong những khóa tu cũng như ngày thọ Bát đều có đi kinh hành, có thầy nói đi kinh hành đúng ra là phải đi ba vòng hoặc bảy vòng. Tại sao phải đi đúng theo con số như thế? Và con số 3 và số 7 tượng trưng cho ý nghĩa gì? Kính mong thầy giải đáp cho chúng con hiểu.

 

Đáp: Trong nhà Phật có nêu ra nhiều pháp môn tu. Hành giả tự chọn cho mình một pháp môn tu thích hợp. Thích hợp với sở thíchcăn cơ trình độ của mình. Tuy nhiên, dù hành giả tu bất cứ pháp môn nào mục đích nhắm tới cũng là để được giác ngộgiải thoát. Kinh hành niệm Phật cũng là một pháp môn tu. Thông thường, người tu theo pháp môn Tịnh Độ, thì sau giờ thọ trai của những khóa tu đặc biệt, hay những ngày thọ bát tại chùa, chư Tăng, Ni và Phật tử thường hay đi kinh hành niệm Phậtđiện Phật. Việc đi kinh hành nầy không phải tự ý trong chùa bày ra như vậy. Mà nó có một truyền thống lâu đời bắt nguồn từ thời đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế.

 

Tụng đọc Kinh Pháp Hoa, chúng ta thấy sau khi Phật thọ trai xong, Ngài thường đi kinh hành dưới cội cây. Tuy nhiên, cách đi kinh hành của Đức Phật có khác hơn chúng ta. Bởi Phật đi kinh hành trong sự lặng lẽ để quán chiếu tư duy sâu sắc về con ngườivạn hữu vũ trụ, Ngài không có niệm Phật thành tiếng như chúng ta (vì Ngài là Phật còn niệm Phật nào nữa). Còn ngày nay chúng ta đi kinh hành phải niệm Phật thành tiếng. Việc đi kinh hành nầy, theo tôi, thì nó có ba điều lợi ích:

 

- Thứ nhứt, là để tiêu hóa những thức ăn mà mình vừa mới thọ thực. Đây cũng là điều rất phù hợp với phương pháp vệ sinh trong việc giữ gìn sức khỏe. Bởi mới ăn no mà đi nằm nghỉ liền thì khó tiêu hóa và cũng dễ sanh ra bệnh hoạn.

- Thứ hai, vừa đi vừa niệm Phật, hành giả sẽ được tiêu nghiệp sanh phước. Đó cũng là một phương cách dễ nhiếp tâm và được nhiều công đức lợi lạc.

 

- Thứ ba, chúng ta đi từng bước chân vững chắc và miệng thì xưng danh hiệu Phật, một bề tưởng nhớ đến Phật không tưởng nhớ đến việc gì khác, nhờ đó mà chúng ta có được năng lượng chánh niệm và đem năng lượng chánh niệm nầy để hồi hướng cho pháp giới chúng sanh đều được hưởng chung lợi lạc thật là hữu ích.

 

Bất cứ việc làm nào nếu chúng ta thật hành đúng pháp thì việc làm đó chắc chắn là sẽ mang lại cho chúng ta nhiều điều hữu ích lợi lạc. Phương pháp đi kinh hành mới nhìn vào chúng ta thấy rất đơn giản, nhưng kỳ thật thì cũng hết sức quan trọng. Bởi lẽ khi đi không phải chúng ta đi nghêu ngao cho có lệ, hoặc vừa đi vừa tính toán nghĩ suy chuyện bao đồng thế gian, đi như thế thì chỉ có cái xác đi mà không có cái hồn. Nghĩa là chúng ta đi trong thất niệm, thân và tâm không hợp nhứt. Chúng ta phải đi và niệm Phật như thế nào cho tâm ta được an lạc và phát sanh trí tuệ. Đi như thế mới đúng pháp. Khi đi, chúng ta nên lưu ý mọi người phải giữ khoảng cách bước chân đều nhau. Không được đi cận kề nhau quá và cũng đừng để khoảng cách xa nhau.

 

Chúng ta giữ sao cứ một câu hiệu Phật A Di Đà gồm có bốn bước chân. Điều nầy mỗi hành giả cần phải được thực tập hướng dẫn đi cho đúng. Khi mọi người đi dúng rồi, thì sẽ rất nhịp nhàng và không còn cảm thấy bỡ ngỡ ngượng ngập nữa. Bước đầu chúng ta đi cảm thấy hơi khó khăn, vì chúng ta quen đi theo những bước chân ngoài đời. Đi trong vội vã và hấp tấp. Đi trong tính toán lo âusợ hãi. Đi đâu cũng muốn đi vội, đi nhanh, đi cho mau tới. Ngày xưa đức Thế Tôn đi từng bước chân thanh thoát, nhẹ nhàng, Ngài đi trong sự vững chãithảnh thơi. Không phải đi trong sự nặng nề uể oải như chúng ta. Nếu chúng ta đi nhanh đùn cục hoặc đi quá chậm tạo thành khoảng cách xa nhau rồi bấy giờ ta lại đi nhanh như chạy cho kịp, thế là vừa mất oai nghi mà cũng vừa mất luôn chánh niệm. Đi kinh hành niệm Phật cũng là một pháp tu rất lợi lạc nên chúng ta cần phải thực tập cho kỹ. Đi như thế, nhìn vào mất đi vẻ thẩm mỹ trang nghiêm. Người đi sau nhìn người đi trước và đi cho ngay hàng thẳng lối không được cong quẹo. Đó là chúng tôi nói sơ về phương cách lợi ích của việc đi kinh hành niệm Phật.

 

Còn Phật tử hỏi, tại sao phải đi ba vòng hoặc bảy vòng?  Xin thưa, đây cũng chỉ là một con số tượng trưng thôi. Theo trong quyển Sa Di Luật Giải do Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Hành Trụ dịch, ở phần "Oai Nghi" nói về "Vào Chùa Am" có đoạn nói: "Phàm cung kính nhiễu tháp mấy vòng đều có chỗ tiêu biểu cả. Như "ba vòng" tiêu biểu cúng dường "Tam Bảo", trừ "ba độc" sạch "ba nghiệp", dứt ba đường ác đặng gặp "Tam Bảo". "Bảy vòng" trừ "tội thất chi" đặng bảy phần "Bồ Đề" v.v..." Trên đây nói nhiễu tháp cũng giống như đi kinh hành vậy. Nói trừ "Ba Độc" tức là trừ ba món "Tham, Sân, Si". Ba thứ nầy sở dĩ nói là độc, bởi chính nó là nguyên động lực thúc đẩy chúng sanh tạo nghiệp ác mà phải chịu nổi trôi thọ khổ trong tam đồ lục đạo. Trừ sạch ba thứ nầy thì chúng sanh sẽ hết khổ sanh tử. Còn đi bảy vòng là trừ được thất chi tội. Thất chi nghĩa là ba tội của thân: Sát sanh, trộm cắp, tà dâm, bốn tội của miệng: nói dối, nói lời trau chuốt, nói hai lưỡi đâm thọc, và nói lời hung ác trù rủa chửi mắng. Nói đặng bảy phần Bồ đề hay còn gọi là bảy thứ Giác chi"Trạch pháp, tinh tấn, khinh an, hỷ, niệm, định, xả". Trạch pháp: dùng trí huệ để lựa chọn chân pháp, xả bỏ pháp hư ngụy. Tinh tấn: không lười biếng đối với việc tu hành chánh pháp. Khinh an: cảm thấy thân tâm cảm khoái an ổn. Hỷ: tâm vui mừng vì được chánh pháp. Niệm: trong tâm sáng suốt, thường nhớ thiền định và trí huệ. Định: nhập thiền định, tâm không tán loạn. Xả: tâm không thiên lệch, không chấp trước, giữ sự bình đẳng.

 

 Xin nhắc lại, đây chỉ là những con số nêu ra tượng trưng mà thôi. Chớ không phải chỉ đi có ba vòng hay bảy vòng mà trừ hết các tội lỗi như thế. Bởi vì trong khi chúng ta đi mà nhiếp tâm niệm Phật thì ngay lúc đó thân và miệng của chúng ta đâu có tạo tội. Như vậy, thì chúng ta cũng đã trừ được những tội lỗi do thân và miệng gây ra trong lúc chúng ta đi kinh hành niệm Phật vậy.

 

Kính chúc Phật tử luôn tinh tấn tu hành để được tiêu tội sanh phước và chóng viên thành Phật quả.

 

13. Mở máy niệm Phật trong lúc nằm ngủtội lỗi gì không?

 

Hỏi: Bạch thầy, Con thường xuyên mở máy niệm Phật cho dễ ngủ, trong lúc con ngủ mê máy vẫn niệm Phật đều cho tới sáng con mới tắt. Như vậy, con có bị mang tội lỗi không? Kính mong thầy giải đáp cho con hiểu. Con kính trọng ơn thầy.

 

Đáp: Việc đó tuy không có tội, nhưng có cái lỗi là khinh suấtDù vẫn biết đó là máy niệm Phật, nhưng nếu để máy niệm Phật cho mình dễ ngủ thì mình mắc phải cái lỗi là thiếu sự thành kính tha thiết chí thành trong việc niệm Phật. Đối với sự tu hành ngày nay phải nói chúng ta có quá nhiều phương tiện, tiện lợi. Làm cái gì cũng phải nhờ đến máy móc cả. Thậm chí, như Phật tử nói ngủ không được cũng phải nhờ mở máy niệm Phật cho được dễ ngủ. Phật tử thử nghĩ, những vị tu hành ngày xưa, có vị nào ngủ không được phải nhờ đến máy móc tụng kinh niệm Phật mới có thể ngủ được không? Hay là các ngài nhờ công phu tu hành đạo lực cao thâm tâm được an định mà dễ ngủ?

 

Ngày xưa, vì không có máy móc điện tử như chúng ta bây giờ, nên việc vận dụng công phu tu hành của các ngài rất là chí thành khẩn thiết. Các ngài không có ỷ lại như chúng ta. Vì vậy làm việc gì các ngài cũng phải hết sức chú tâm thành ý không dám khinh suất lơ là. Khi nghe pháp hay học hỏi kinh điển cũng vậy. Bởi thế nên các ngài nhớ dai và thu thập nhiều. Còn bây giờ mình ỷ lại vào máy móc nhiều quá. Khi muốn nghe pháp hoặc muốn thầy nào thuyết giảng thì cứ mở máy ra là có. Vì quá dễ dàng nên chúng ta lại sanh cái niệm coi thường khinh lờn. Nhiều khi nghe để mà nghe hoặc nghe để cho đỡ buồn chớ không mấy quan tâm theo dõi. Chính vì vậychúng ta nghe nhiều nhưng rốt lại thu thập ghi nhớ chẳng có bao nhiêu. Ngược lại, đối với các ngài vì chú tâm nghe kỹ và thiết tha quý trọng học hỏi nên các ngài mới chóng được khai phát huệ tâm và tu hành chóng đạt được kết quả cao.

 

Còn sự tu hành của chúng ta ngày nay, vì ỷ lại vào phương tiện máy móc quá nhiều, nên kết quả không được tốt đẹp như các ngài. Sở dĩ người ta chế ra máy niệm Phật, với mục đích là nhằm để thức nhắc chúng ta hằng nhớ mà niệm Phật. Vì tâm của chúng ta hay quên và luôn phan duyên chạy theo trần cảnh, khác nào như con khỉ con vượn chuyền cây. Ngày đêm chúng chuyền nhảy lung tung lăng xăng không bao giờ đứng yên một chỗ. Tâm vọng của chúng ta cũng vậy. Không lúc nào nó đứng yên hay dừng lại. Do đó, nên cần phải có một cái thường xuyên nhắc nhở nó. Nhờ có máy niệm Phật để nhắc nhở cho mình niệm theo. Như vậy, máy niệm Phật cũng là một phương tiện tiện lợi trợ duyên rất tốt để cảnh tỉnh thức nhắc mình. Không phải người ta chế máy niệm Phật để ru cho mình ngủ đâu. Đó là tại mình lạm sử dụng không đúng cách đó thôi.

 

Phật tử nên xét lại, ngủ không được có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là do chúng ta suy nghĩ quá nhiều. Tiếng Anh gọi là stress nghĩa là đầu óc quá bức xúc căng thẳng. Có khi chúng ta bị một vấn đề nội kết phiền muộn nào đó, mà chúng ta chưa tháo gỡ được. Từ đó, chúng ta suy nghĩ nhiều nên thần kinh bị căng thẳng tạo thành mất ngủ. Đó là cái lỗi do chúng ta không khéo tu niệm nên để tâm chúng ta bám theo duyên trần nên mới bị như thế.

 

 Đối với các loại máy móc điện tử ngày nay, nếu chúng ta khéo biết sử dụng thì nó cũng giúp ích cho chúng ta rất nhiều. Tuy nhiên, nó có thể là con dao hai lưỡi. Lợi thì cũng có mà hại thì cũng có. Nếu chúng ta không khéo lợi dụng nó thì nó trở thành có hại khống chế chúng ta. Nó làm cho chúng ta không còn tự chủ được nữa. Nếu không muốn nói là chúng ta sẽ trở thành làm kẻ nô lệ cho nó. Chúng ta nên quan tâm cẩn trọng dè dặt để ý điểm nầy.

 

 Việc mở máy niệm Phật của Phật tử để Phật tử nghe mà niệm theo, thì điều nầy không có gì sai trái lỗi lầm. Tuy nhiên, nếu Phật tử với dụng ý là mở máy niệm Phật để cho Phật tử dễ ngủ, theo tôi, việc làm nầy không đúng lắm. Tôi xin được góp ý với Phật tử là lần sau nếu như Phật tử có mở máy niệm Phật thì Phật tử cũng nên niệm theo máy hoặc niệm thành tiếng hay niệm thầm đều được cả. Tuy nhiên, nếu Phật tử niệm ra tiếng thì không nên nằm niệm. Bởi niệm như thế thành cái lỗi thất kính. Đấy là điều mà chư Tổ Liên Tông thường khuyên dạy. Còn nếu Phật tử niệm thầm trong tâm thì nằm niệm cũng không sao. Song có điều trong lúc niệm Phật, Phật  tử cũng nên thành tâm chí thành mà niệm. Không nên có cái ý là mở máy niệm Phật cho Phật tử dễ ngủ. Vì như thế sẽ không có lợi lạc chi cả. Còn khi Phật tử ngủ quên mà máy vẫn niệm, thì điều đó không có lỗi gì. Bởi vì nó là cái máy để lâu chỉ tốn hao pin hoặc mau hư máy đó thôi.

 

 Nhân đây, tôi cũng xin góp chút thành ý với Phật tử. Phật Tổ thường dạy chúng ta khi niệm Phật mình phải nhiếp tâm mà niệm. Nghĩa là tâm và tiếng phải hiệp khắn nhau và phải niệm mỗi chữ mỗi câu cho rành rẽ rõ ràng. Nếu khi niệm Phậtchúng ta không niệm như thế, thì coi chừng chúng ta sẽ trở thành một cái máy niệm Phật. Vì chỉ có biết phát ra thành tiếng thôi, giống hệt như cái máy niệm Phật không khác. Cổ Đức có dạy: "Khẩu niệm Di Đà tâm tán loạn, hãm phá hầu lung dã đồ nhiên". Nghĩa là: Miệng niệm Di Đà tâm tán loạn, toạc hầu rách họng uổng công thôi. Phật tử nên nhớ niệm Phậtniệm tâm, tức tâm phải sáng suốt nhận rõ từng chữ từng câu. Không thể miệng niệm một đàng mà tâm nghĩ một ngã. Niệm như thế, thì làm sao tương ưng với Phật. Bởi Phật là giác, là sáng suốt, trong khi đó mình niệm mà để tâm chạy rong đâu đâu. Đó là niệm chúng sanh, niệm loạn tưởng chớ không phải là niệm Phật. Và như thế, thì việc niệm Phật của chúng ta sẽ không được lợi lạc. Bởi niệm Phật cốt là để dứt trừ phiền não để cho tâm ta được an định, chớ không phải niệm suông trên đầu môi chót lưỡi. Phật tử nên chú ý cẩn thận việc làm nầy.

 

Kính chúc Phật tử luôn an vui khỏe mạnh, đầy đủ tín tâm, bền chí niệm Phật và phải niệm Phật cho đúng cách thì mới có kết quả tốt đẹp được.

 

14. Để hai con lân dưới chân Bồ Tát Quan Thế Âm có được không?

 

Hỏi: Bạch thầy, chồng con đi chùa thấy 2 con lân để dưới tượng Phật Bà. Về nhà chồng con cũng mua 2 con lân để dưới chân Phật Bà, nhưng để ở trên bàn thờ, thấy vậy, con không đồng ý, nhưng chồng con lại bảo: Bộ bà không thấy trong kinh có nói sư tử Phật sao, đó cũng là một vị Bồ tát. Lời nóiviệc làm như thế có sai trái gì không? Kính mong thầy hoan hỷ chỉ bảo cho con. Kính cám ơn thầy.

 

Đáp: Lân là một trong bốn linh vật quý, người ta thường gọi là Tứ linh, tức Long, Lân, Quy, Phụng. Theo tín ngưỡng dân gian Á Đông như tại Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam.... Lân có đầu nửa rồng, nửa thú, đôi khi chỉ có một sừng. Tuy lân có mọc sừng nhưng chưa bao giờ húc ai. Do đó, người ta cho lân là hiện thân của tâm từ bi. Xét về hình thể, theo Bách Khoa Từ Điển cho rằng: "phần nhiều lân có sừng nai, tai chó, trán lạc đà, mắt quỷ, mũi sư tử, miệng rộng, thân ngựa, chân hươu, đuôi bò. Thực ra trong tạo hình của người Việt chúng không tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc nầy. Chúng thường được thể hiện trong tư cách đội tòa sen làm chỗ dựa cho Văn Thù Bồ Tát hay các vị Hộ Pháp, và nhiều khi ngồi trên đầu cột cổng hay xuất hiện trên mái nhà. Trong những tư cách nầy chúng xuất hiện biểu trưng cho sức mạnh của linh vật tầng trên, cho trí tuệ và như thế chúng có khả năng kiểm soát tâm hồn những người hành hương".

 

Chính vì là linh vật hiền hòa tượng trưng cho từ bi nên trong chùa người ta thường hay để hai con lân bên cổng hay ở dưới chân tượng Bồ tát Quán Thế Âm như Phật tử đã nói. Đã là vật linh thiêng tượng trưng cho lòng từ bi thì để hầu bên đức Bồ Tát Quán Thế Âm cũng là chuyện hợp lý thôi. Bởi Bồ Tát Quán Thế Âm là một vị Bồ tát đầy lòng từ bi tầm thinh cứu khổ. Đặt để như vậy thì đâu có gì là sai tráiPhật tử không đồng ý. Tuy nhiên, nếu trên bàn thờan trí như vậy thì có thể mất đi vẻ thẩm mỹ trang nghiêm. Có lẽ vì thế mà Phật tử không mấy hài lòng. Việc nầy, Phật tử có thể nên thương lượng với ông để tìm một nơi đặt để cho thích hợp. Còn ông cho rằng trong kinh có nói sư tử Phật, điều nầy có thể là ông đã hiểu lầm về từ ngữ danh xưng. Trong Kinh có nói là sư tử hống chớ tôi không thấy chỗ nào  nói là sư tử Phật. Nói sư tử hống, tức tiếng rống của con sư tử. Đây là dụ cho Phật, Bồ tát thuyết pháp tự tại vô ngại, vì các Ngài không có lo âu sợ sệt và làm cho tất cả phiền não mê lầm của chúng sinh đều tiêu trừ, ví như sư tử rống lên một tiếng thì tất cả các con thú khác đều phải khiếp đảm kinh hồn, sợ hãi chạy trốn hết.

 

 Trong quyển nghi thức Hồng Danh Sám Hối do Ngài Bất Động Pháp Sư đời Tống bên Trung Hoa soạn ra, trong đó có danh hiệu Phật là: "Sư Tử Hẩu Tự Tại Lực Vương Phật". Ý nói Phật là vua của các pháp có sức tự tại không gì ngăn ngại, giống như tiếng rống của sư tử là loài chúa tể sơn lâm vậy. Có lẽ ông nhớ không rõ nên mới nói là Sư Tử Phật. Đã là Phật sao còn nói đó là vị Bồ tát. Nói như thế thì không đúng. Phật là Phật còn Bồ tátBồ tát, chớ không thể nói Phật là Bồ tát được. Bởi Phật là quả vị cao tột trong các hàng Bồ tát. Bồ tát có nhiều hạng tùy theo trình độ tu chứng mà có nhiều bậc được gọi khác nhau. Đến Đẳng Giác Bồ tát là vị Bồ tát cận kề với Phật. Chỉ cần dứt sạch hết phần vi tế vô minh phiền não thì thành Diệu Giác, tức thành Phật quả.

 

Phật tử hỏi việc làmlời nói của ông có sai trái không? Theo tôi, thì việc đặt kỳ lân hầu bên cạnh đức Bồ tát Quán Thế Âm thì không có gì là sai trái, chỉ thờ như thế trông có vẻ mất đi phần thẩm mỹ trang nghiêm đó thôi. Nếu ông bà thấy được thì cũng không sao. Song có điều tôi thành thật khuyên Phật tử nên tìm cách thuyết phục ông, nếu Phật tử không đồng ý cách thờ như thế. Nên vĩ hòa vi quý, đừng vì chuyện thờ một chút bất đồng ý kiến mà gây ra sự tranh cãi hơn thua với nhau thì điều đó sẽ không tốt, vì làm mất đi sự hòa khí êm ấm trong gia đình. Nếu vì thờ Phật, Bồ tátchúng ta lại xích mích tranh cãi hơn thua với nhau, thì chắc không có ông Phật hay vị Bồ tát nào chứng minh cho lòng ta cả. Chứng minh sao được đã thờ Phật, Bồ tát trong nhà mà tranh cãi hơn thua với nhau thì còn gì có ý nghĩa thờ phụng nữa đâu? Như vậy, Phật và Bồ Tát nhìn thấy cảnh tượng đó chắc là các Ngài thương xót đau lòng lắm! Nếu chịu khó lắng nghe cho thật kỹ, thì ta sẽ nghe Bồ Tát Quán Thế Âm than: "Hai người nầy chỉ vì hai con kỳ lân để gần mình mà chúng nó bất hòa tranh cãi hơn thua quyết liệt với nhau. Đã tốn tiền mua mà lại còn mất luôn cả tình thương yêu hòa khí với nhau, thì thử hỏi chúng nó thờ mình để làm gì?! Than ôi! thật là chua sót quá"!

 

Vậy tốt hơn hết là hai người nên tìm cách dung hòa với nhau. Còn lời nói của ông chẳng qua đó là cách nói để biện hộ cho việc làm của ông và ông cho như thế là đúng. Nhưng vì nhớ không rõ danh hiệu Phật nên ông mới nói ra như thế. Việc đó cũng không có gì là lỗi lầm quá đáng. Tuy nhiên, cái gì mình nhớ rõ thì nói còn bằng không thì nên tìm hiểu lại cho rõ ràng trước khi phát ngôn. Nếu nói sai lệch ý kinh điển thì điều đó gây cho người khác hiểu sai lầm mà mang tội không tốt. Bởi thế nên có câu: "Y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan, ly Kinh nhứt tự tức đồng ma thuyết". Nghĩa là nếu chỉ biết y cứ vào Kinh điểngiải thích thì e rằng sẽ oan cho ba đời chư Phật, còn nếu rời lìa Kinh điển một chữ thôi, cũng đồng với ma nói. Với lời nói nầy, Phật Tổ khuyên chúng ta nên phải hết sức cẩn thận khi giảng kinh thuyết giáo.

 

Kính chúc Phật tử luôn giữ hòa khí, tấn tu đạo nghiệp, chuyên cần niệm Phật, chóng đạt thành sở nguyện.

 

15. Ý nghĩa cúng xuất sanh như thế nào? Và tại sao phải cúng như thế?

 

Hỏi:  Kính thưa thầy, mỗi lần thọ trai ở quá đường, con thấy quý thầy gắp vài hạt cơm rồi thầm đọc kệ chú gì con không hiểu, sau đó có người bưng cái chung đó đem ra ngoài cúng cũng tụng đọc bài kệ và câu chú. Xin hỏi, việc làm nầy có ý nghĩa gì? Kính mong thầy hoan hỷ giải thích cho con hiểu. Kính cảm ơn thầy.

 

Đáp: Đây là nghi thức thọ trai cúng quá đường của chư Tăng, Ni. Theo nghi thức, thì sau khi tụng bài cúng dường đến phần "xuất sanh". Khi xuất sanh, thì thầy Duy na gắp bảy hạt cơm và tay bắt ấn cam lồ thầm đọc bài kệ và câu chú:

 

Pháp lực bất tư nghì

Từ bichướng ngại

Thất liệp biến thập phương

Phổ thí châu sa giới

Quỷ tử mẫu khoáng dã

Thần kim sí điểu vương

Tất linh giai bảo mãn

Án độ lợi ích tóa ha (3 lần)

 

Tạm dịch:

 

Pháp lực không nghĩ bàn

Từ bi chẳng chướng ngại

Bảy hạt khắp mười phương

Cho khắp vô lượng cõi

Mẹ con quỷ đồng nội

Cánh vàng vua thần điểu

Hết thảy đều no đủ

Án độ lợi ích tóa ha (3 lần)

 

Ý nghĩa của bài kệ trọng tâm cũng chỉ nói lên cái tấm lòng từ bi vị tha của Phật, Bồ tát rộng lớn vô biên không có giới hạn. Khi gắp bảy hạt cơm, thì mình phải tập trung tâm ý, nghĩa là phải có chánh niệm để chú nguyện cho các loài đó. Mục đích là cho chúng được hưởng dụng ăn no đủ. Đó là pháp lực của Phật không thể nghĩ bàn. Vì có bảy hạt cơm mà bố thí châu biến pháp giới. Và tại sao phải là bảy hạt? Con số bảy nầy trong nhà Phật thường dùng lắm. Như cúng thất cũng cúng bảy ngày, Phật ra đời cũng đi bảy bước v.v... Tuy nhiên, với con số bảy nầy có nhiều thuyết luận giải khác nhau. Và người ta cho rằng không ai có thể giải thích tường tận ý nghĩa của nó được cả. Tùy theo quan niệm nhận thức hiểu biết của mỗi người mà người ta giải thích mỗi cách có khác nhau. Con số nầy không những trong nhà Phật hay thường đề cập đến mà ngay cả các lĩnh vực học thuyết khác cũng đều có đề cập đến. Bởi nó là một con số linh thiêng mầu nhiệm của vạn hữu vũ trụ. Trong nhà Phật có câu nói: "Pháp nhĩ như thị". Nó là thế ấy, xin đừng hỏi tại sao. Cũng như đừng hỏi tại sao lửa lại nóng và nước lại lạnh. Còn ấn cam lồcam lồtượng trưng cho từ bi.

 

Một người tu hành, khi đã thể nhập sống trọn vẹn với bản tâm rồi, thì không thể dùng lời nói hay tâm lượng mà có thể suy nghĩ luận bàn đến được. Vì đó là cảnh giới ly ngôn, bặt hết mọi dấu vết. Sau khi chứng ngộ, thì sẽ phát sanh ra vô số diệu dụng làm lợi ích cho chúng sanh. Và những diệu dụng nầy cũng không thể suy lường được. Điều nầy với trình độ hiểu biết thô thiển hạ liệt như chúng ta thì không thể nào có thể thấu hiểu hết được?

 

Sau khi Thầy cả thầm đọc bài kệ và câu chú xuất sanh xong, bấy giờ chú thị giả (người hầu thầy) mới bưng cái chung (có chút nước và 7 hạt cơm) đến bàn nhỏ để cúng gọi là Tống thực. Chú thị giả tụng có âm điệu và lớn tiếng:

 

Đại bàng kim sí điểu

Khoáng dã quỷ thần chúng

La sát quỷ tử mẫu

Cam lồ tất sung mãn

Án mục đế tóa ha (3 lần)

 

Tạm dịch:

 

Chim đại bàng cánh vàng

Chúng quỷ thần hoang dã

Mẹ con quỷ La Sát

Cam lồ đều no đủ

Án mục đế tóa ha (3 lần)

 

Tôi xin giải thích đại khái qua từng câu của bài kệ đó để cho Phật tử hiểu rõ thêm.

 

Đại bàng kim sí điểu: Nghĩa là con chim đại bàng có cánh vàng. Kim là vàng, sí là cánh, điểu là chim. Con chim nầy, tiếng Phạn gọi là Ganruda, phiên âm Ca lâu la, còn gọi là diệu sí điểu, một loài chim thần to lớn, hung dữ có lông màu vàng. Loại chim nầy chúng hay đi kiếm loài rồng để ăn thịt. Đó là nghiệp báo của chúng. Có lần chim sí điểu đuổi bắt rồng, rồng hoảng sợ ẩn trốn dưới tòa sen của Đức Phật và nó xin Phật từ bi cứu mạng. Đức Phật dùng oai thần che chở rồng và đồng thời, Phật giảng một bài pháp cho kim sí điểu nghe, hầu để hóa giải oan gia nghiệp chướng truyền kiếp lâu đời của hai loài nầy. Sau khi nghe Phật giảng dạy thì kim sí điểu phát tâm quy y Tam bảo, trở thành một trong tám bộ chúng ủng hộ Phật pháp. Theo truyền thuyết, lúc Đức Phật thuyết Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ở nói Linh Thứu thì có rất nhiều loài chim nầy đến dự nghe.

 

Khoáng dã quỷ thần chúng: Quỷ thần, tiếng Phạn gọi là Tavika, phiên âm A thác bạt câu, Hán dịch là "lâm nhân". Loại quỷ thần nầy chúng thường cư trú ở những nơi đồng không mông quạnh, rừng rú hoang vắng, ưa ăn thịt uống máu chúng sanh. Về sau được Đức Phật cảm hóa chúng nên chúng từ bỏ nghiệp ác và sống nhờ vào sự cúng thí thực phẩm cho chúng hưởng dụng. Cho nên Phật dạy, người xuất gia mỗi khi thọ trai phải nhớ cúng thí cho chúng. Nếu không, thì chúng phải chịu đói khát khổ sở.

 

La sát quỷ tử mẫu: La sát tiếng Phạn gọi là Raksha, Hán dịch là khả quý, tốc tật quỷ, hộ giả. Theo thần thoại Ấn Độ, la sát là loài ác quỷ. Nam la sát có hình thù đen thui xấu xí, tóc đỏ mắt xanh. Nữ La sát thì hình tướng xinh đẹp, quyến rũ. Loài nầy, chúng thích ăn thịt uống máu huyết tanh hôi. Chúng có thần thông thường phi hành trong hư không, đi nhanh trên mặt đất. La sát còn chỉ cho loài quỷ mang đầu trâu, ngựa coi việc trừng phạtđịa ngục.

 

Quỷ tử mẫu, tiếng Phạn gọi là Hriti, Há lợi đế, Hán dịch là tử mẫu, quỷ mẹ của năm trăm quỷ con, là vợ của ác thần. Loài nầy do sân hận nên phát lời thề độc là chuyên đi tìm ăn thịt trẻ sơ sinh trong thành Vương xá, nên bị đọa thành Dược Xoa. Đức Phật vì muốn độ chúng nên dùng thần thong giấu mất đứa con mà chúng yêu quý nhất. Bấy giờ, quỷ mẹ thương nhớ con khóc la gào thét cầu khẩn van xin thảm thiết. Chúng khẩn cầu Đức Phật cứu giúp cho. Đức Phật dạy, Bà có đến 500 đứa con nay chỉ mất có một đứa, sao Bà lại đau buồn khổ lụy đến như thế? Như vậy, bà thử nghĩ những bà mẹ ở trong thành Vương xá nầy, khi mất con thì họ sẽ đau buồn khổ sở bi lụy đến như thế nào?! Quỷ mẹ nghe Phật dạy, liền tỉnh ngộ cầu xin Phật sám hối và nguyện từ nay trở đi bảo hộ những phụ nữ sanh sản và các đứa trẻ sơ sanh cho mọi người được an lành.

 

Cam lồ tất sung mãn: Cam lồ (lộ) tiếng Phạn là Amrta, nghĩa là sương ngọt, chỉ cho thức ăn quý báu của chư thiên. Khi ăn vào thì sẽ được trường sanh bất tử . Hai chữ cam lồ còn tượng trưng cho ý nghĩa từ bi. Dùng chất cam lồ ngọt mát để tưới tẩm xoa dịu những nỗi đau khổ cho chúng sanh. Tất sung mãn nghĩa là tràn đầy. Lòng từ bi của chư Phật, Bồ tát lúc nào cũng tràn đầy khắp cả.

 

Tóm lại, ý nghĩa của bài kệ trên là nói lên tấm lòng từ bi vô lượng vô biên của Đức Phật. Ngài đã dùng lòng từ bi (dụ như nước cam lồ) để hóa độ cho các loài hung dữ trở thành hiền hòa. Và những loài hung dữ nầy sau khi đã được Đức Phật hóa độ, chúng phát nguyện luôn ủng hộ Phật pháp, đồng thời còn bảo hộ cho những bà mẹ và các trẻ em sơ sanh, như mẹ La sát chẳng hạn. Điều đó cho chúng ta thấy rằng, chỉ có từ bi mới có thể hóa giải xóa tan mọi tranh chấp hận thù. Đó là ý nghĩa của việc cúng "Xuất sanh" và "Tống thực" vậy.

 

16. Người cư sĩ tại gia có được thuyết pháp giống như người xuất gia không?

 

Hỏi: Kính bạch thầy, có người nói việc thuyết pháp giảng kinh, chỉ có người xuất gia mới có thể thuyết giảng thôi, chớ còn người cư sĩ tại giagia đình thì không thể giảng kinh thuyết pháp được. Con không biết lời nói đó có đúng không? Xin thầy từ bi giải đáp cho con rõ.

 

Đáp: Người nói như thế chứng tỏ họ chưa nghiên cứu sách sử văn hóa Phật giáo ghi lại. Trong nền văn học Phật giáo đã ghi lại có rất nhiều vị cư sĩ tài ba lỗi lạc, không những họ giỏi về thế pháp mà còn lão thông về kinh điển Phật giáo nữa. Dù rằng việc thuyết pháp giảng kinh đó là vai trò trọng trách hoằng pháp lợi sinh của người xuất gia, tuy nhiên, người cư sĩ tại gia cũng có thể giảng kinh thuyết pháp như người xuất gia. Điều nầy không phải ở thời đại hiện nay, mà trong thời đại của đức Phật vẫn có các vị cưgiảng kinh thuyết pháp. Điển hình như cư sĩ Duy Ma Cật chẳng hạn. Vì muốn tuyên dương giáo nghĩa đại thừa, nên Ngài hiện thân có bịnh để nói pháp quở trách phá chấp cho các hàng Thanh Văn và chúng phàm phu ngoại đạo. Việc thuyết pháp đó đã được ghi lại trong văn bản của Kinh Duy Ma. Từ đó, trải qua nhiều thời đại ở các nước Phật giáo theo hệ phái Phật giáo Phát triển, rải rác đều có ghi lại những vị cưthuyết pháp giảng đạo. Tuy những vị nầy vẫn sống đời sống tại giagia đình vợ con như những người khác. Tuy nhiên, họ có một đời sống đạo đức tâm linh phong phú thanh cao khác hơn người thường. Họ có những sở đắc và những hành động xuất cách phi thườngchúng ta không thể nào đoán định được. 

 

Việt Nam thời Trần, có Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ là một vị cư sĩ tài ba lỗi lạc nổi bật xuất chúng. Ngài đã từng giảng dạy cho các Tăng Nicư sĩ đến tham vấn về đạo lý thiền. Ở Trung Hoa, thời xưa, thì có ông cư sĩ họ Bàng cũng nổi tiếng là người chứng ngộ lý thiền và cũng đã từng xiển dương chánh pháp. Trong thời cận đạihiện đại cũng có nhiều vị cư sĩ rất thông hiểu giáo lý và giảng dạy cho chư Tăng, Ni và cư sĩ thụ học. Trường hợp như cư sĩ bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, hay như cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền v.v... Ở Trung Hoa thì có cư sĩ Lý Bỉnh Nam là người cũng đã từng giảng giải giáo lý đạo Phật cho chư Tăng Ni và cư sĩ dự nghe. Ngoài ra, còn và còn rất nhiều những vị cưthuyết pháp giảng kinh như thế.

 

Như vậy, chúng ta thấy, ngoài chư Tăng, Ni những vị có khả năng thuyết pháp giảng kinh ra, bên cạnh đó, còn có rất nhiều vị cư sĩ cũng tích cực đóng góp hoằng dương Phật pháp không thua gì chư Tăng, Ni. Về mặt hoằng dương Phật pháp, không phải chỉ có giảng kinh thuyết pháp không thôi, mà người Phật tử còn thể hiện đóng góp qua nhiều lĩnh vực khía cạnh khác nữa. Trong Phẩm Pháp Sư thứ mười của Kinh Pháp Hoa, Đức Phật đã minh xác quy định rất rõ về những công hạnh của một vị pháp sư truyền bá chánh phápđặc biệtKinh Pháp Hoa. Trong Kinh có nêu ra năm hạng pháp sư:

 

- Hạng thứ nhứt là thọ trì kinh (Juji, thọ nhận và gìn giữ).

- Hạng thứ hai là đọc tụng kinh (doku-ju, đọc và tụng).

- Hạng thứ ba là giảng nói kinh (gesetsu, giảng nói).

- Hạng thứthư tả biên chép kinh (shosha, sao chép).

Trong hạng thứ hai được chia làm hai: đọc và tụng. Ta cần nên phân biệt giữa đọc và tụng khác nhau. Đọc kinh có nghĩa là cầm bổn nhìn mặt chữ mà đọc. Còn tụng là tụng thuộc lòng không cầm bổn và tụng có âm điệu trầm bổng v.v... Trên đây gọi là năm hạnh pháp sư.

 

Trong năm hạnh nầy, thì hạnh thọ trì là quan trọng nhất. Thọ trì không có nghĩa là mình đem kinh ra tụng đọc mà gọi là thọ trì. Đó là cái nghĩa rất cạn cợt trên bề mặt. Thọ trì nói ở đây là sau khi hành giả nhận ra (thọ) Tri Kiến Phật (nói theo kinh nầy) và hằng sống (trì) với tánh thể sáng suốt thanh tịnh đó, được vậy mới đúng nghĩa là thọ trì.

 

Còn hạnh thư tả biên chép, đối với ngày xưa vì kỹ thuật in ấn chưa được phát minh nên người ta chuyền tay nhau để biên chép. Trong thời hiện đại, vì kỹ thuật máy móc tối tân nên việc in ấn không còn là một vấn đề khó khăn nữa. Do đó, ngoài việc ấn hành kinh sách ra, chúng ta còn sử dụng những phương tiện tốt khác như: phim ảnh, đĩa ghi âm, máy thu băng và nhiều phương tiện thính thị khác. Đó là điều rất tiện lợi cho việc phổ biến truyền bá giáo lý Phật giáo vậy.

 

Nói tóm lại, không luận xuất gia hay tại gia, đứng về phương diện truyền bá chánh pháp, thì ai cũng có thể đóng góp được cả, tùy theo khả năng, hoàn cảnhphương tiện sẵn có của mình. Riêng về mặt giảng kinh thuyết pháp, thì không phải ai cũng có thể làm được. Tất nhiên, đòi hỏi người đó phải có một kiến thức sở học uyên thâm về Phật pháp và phải có phong thái đạo hạnh tốt mới xứng đáng với tư cách của một vị giảng sư hay pháp sư. Như vậy, người cư sĩ tại gia dù có gia đình cũng vẫn có thể giảng kinh thuyết pháp được. Tuy nhiên, có điều đối với niềm tin tưởng của người Phật tử thì lại có khác. Bởi người cư sĩ dù có trình độ uyên thâm về giáo lý nhưng họ vẫn còn có đời sống ràng buộc bởi gia đình. Do đó, nên đạo hạnh của họ không thể nào so sánh với những bậc chơn tu xuất thế được. Ngoại trừ những bậc xuất trần thượng sĩ như các Ngài: Duy Ma Cật, Tuệ Trung Thượng SĩBàng Long Uẩn v.v....  Những vị nầy, chỉ là các vị Bồ tát hiện thân của một người cư sĩ để dễ cảm hóa chúng sinh mà thôi. Ngoài ra, những vị cưbình thường thì không thể nào dám so sánh với các Ngài được.

 

17. Tại sao tu hành mà còn dùng da bò làm trống đánh ở trong chùa?

 

Hỏi: Bạch thầy, lâu nay con có một thắc mắc, Phật dạy người tu hành không được sát sanh hại vật, Nhất là đối với người xuất gia tuyệt đối không được sát sanh. Thế nhưng con không hiểu tại sao trong chùa dùng trống đánh bằng da bò. Như vậy, có lỗi gì không? Và còn có lòng từ bi không? Kính mong thầy giải thích rõ cho con hiểu.

 

Đáp: Xin thưa ngay là không có lỗi gì cả. Trống là một trong những pháp khí mà trong chùa thường sử dụng. Thường trong chùa có hai loại trống để dùng đến trước và trong khi tụng niệm. Các loại trống nầy thường làm bằng đá, cây, đồng v.v... Xưa kia, thời của đức Phật cũng đã có sử dụng trống để báo thời gian, cảnh báo. Khi có bố tát, hoặc nghe pháp... thì dùng nó để tập họp chúng tăng. Trong Ngũ Phần Luật có ghi: "Chư Tỳ kheo bố tát, chúng bất thời tập. Phật ngôn nhược đả kiền chùy nhược đả cổ..." Nghĩa là các vị Tỳ kheo bố tát, tập họp không đúng thời, Phật dạy, nên đánh kiền chùy hoặc đánh trống... Trung quốc thời xưa người ta dùng nó trong các dịp lễ lộc, vũ hội. Về kích thước của trống có nhiều loại to nhỏ khác nhau. Có loại trống to để trên giá (gọi là trống tẩu)  trống nầy được dùng để đánh bát nhã. Loại trống nhỏ người ta gọi là trống ứng (dùng nó để tán tụng) còn loại treo để đánh thì gọi là trống treo.

 

Sử ghi: "Từ đời Đường về sau, theo thanh quy của thiền môn, trống là một trong những loại pháp khí dùng làm hiệu lệnh báo thời sớm tối. Sau nầy Phật giáo Trung Quốc tiến thêm bước nữa là phối hợp nhịp điệu, âm thanh của tiếng trống hòa cùng những lời tán tụng, phổ thành nhạc điệu, gọi là "kỹ nhạc cúng dường, trang nghiêm đạo tràng", dùng âm thanh làm Phật sự, trợ giúp đại chúng phát tâm thành kính với Tam bảo".

 

Việc sử dụng trống chuông trong thiền môn đã trở thành rất quen thuộc của quần chúng Phật tử. Đối với hai thứ pháp khí nầy không ai còn xa lạ gì. Tuy nhiên, Phật tử thắc mắc tại sao trong chùa dùng trống đánh bằng da bò và như thế còn có lòng từ bi không?  

 

Xin thưa, như đã nói việc sử dụng da bò làm trống đã có từ lâu đời. Vì đây cũng là một nghề nghiệp sinh sống đã có truyền thống văn hóa lâu đời. Nghề nầy là do các nghệ nhân khéo tay có kỹ thuật về thẩm âm và thủ công cao mới có thể thực hiện tốt được. Dĩ nhiên,  điều nầy không phải do người xuất gia giết bò rồi lấy da của nó làm trống. Hiểu như thế là sai lầm. Tuy đây là việc làm của người thế gian, nhưng vì xét thấy rất hữu ích cho việc sử dụng trong chùa, cho nên nhà chùa mới dùng nó. Sở dĩ, trong chùa dùng trống, như trên đã nói là cốt để báo thời gian, cảnh báo cho đại chúng biết. Đồng thời cũng còn sử dụng trống trong việc lễ nghi tán tụng v.v...Tuy con bò đã chết đi, nhưng nó còn để lại cái tấm da mà người ta khéo biết lợi dụng dùng nó để làm lợi ích cho mọi người. Việc làm nầy đứng về mặt lợi ích hành thiện, thì rất là có ích lợi. Vì người ta dùng da của nó làm trống vừa để cảnh tỉnh người đời tỉnh thức tu hành, vừa sử dụng trong nhịp điệu tán tụng v.v... Nói chung, việc làm nầy đều nhắm vào sự lợi lạc cho mọi người. Như thế, thì sao nói là không có từ bi? Bởi vì nhờ đó mà nó càng tăng thêm phước đức. Biết đâu, nó sẽ chuyển kiếp tái sinh ở một môi trường tốt đẹp an lành khác thì sao? Như vậy, thì từ cái vô ích không có phước mà người ta làm cho nó tăng thêm hữu ích phước báo, thế thì sao dám nói là không có từ bi?

 

Tóm lại, việc sử dụng da bò trong nhà chùa không có lỗi gì và cũng không phải là không có từ bi.

 

Kính chúc Phật tử tâm Bồ đề kiên cố, chánh tín tu hành cho đến ngày viên thành Phật quả.

 

18. Tại sao phải tổ chức xuất gia ngắn hạn? Và ý nghĩa của việc đắp ý nâu và y vàng như thế nào?

 

Hỏi:  Kính bạch thầy, con xin thầy hoan hỷ giảng cho chúng con được hiểu rõ một vài vấn đề trong việc xuất gia ngắn hạn: Tại sao cạo tóc mới được đắp y vàng? còn đắp y nâu thì không cạo tóc? Mục đích của việc làm nầy như thế nào? Kính móng thầy từ bi hoan hỷ giải thích cho chúng con được rõ.

 

Đáp: Nói đến xuất gia là nói đến hạnh tu xuất thế. Hạnh nguyện nầy không phải dễ thật hành. Đây là noi theo hạnh tu của Phật và các thánh chúng khất sĩ thời xưa. Bởi xuất gia là người phải có chí nguyện cao cả. Phải dám từ bỏ tất cả mọi thứ dục lạcthế gian. Chính vì thế, nên ít có người dám sấn bước đi theo con đường nầy. Tuy nhiên, vì muốn cho các Phật tử cư sĩ tại gia gieo trồng duyên lành hạt giống xuất gia nên chư Tổ mới tạm bày ra cách xuất gia ngắn hạn. Thời gian dài ngắn không nhứt định. Có khi 10 ngày hoặc hai tuần hay một tháng tùy theo các chùa tổ chức. Thời gian các vị dự tu được xem như là tập sự theo nghi cách phẩm hạnh của người xuất gia. Nghĩa là phải hành trì tu tập giữ giớioai nghi như một người xuất gia thực thụ.

 

Phật tử hỏi tại sao cạo tóc mới được đắp y vàng? Đây là tuân theo giới luật Phật chế. Một người xuất gia thọ giới Sa di, tức 10 giới thì phải cạo tóc. Dù là xuất gia tập sự ngắn hạn cũng phải như thế. Ở đời người ta quý trọng nhứt là mái tóc. Bởi thế mới có câu nói: "Cái răng cái tóc là gốc con người". Do vì quý tiếc mái tóc cho nên không ai dám đụng đến một sợi tóc. Ngược lại, khi một người phát tâm xuất gia, từ bỏ mọi thứ dục nhiễm thế gian, cho đến sự chăm sóc làm đẹp thân thể, đối với người xuất gia cũng phải từ bỏ hẳn. Tổ Quy Sơn nói: "Người xuất gia tâm hình phải khác với người đời". Hơn nữa, sự cạo râu tóc cũng là noi theo đức Phật ngày xưa. Khi vượt thành xuất gia chính Thái Tử Sĩ Đạt Ta cũng đã từng cắt tóc. Lịch sử đã ghi lại như thế.

 

Còn Y là pháp phục mà do đức Phật chế ra cho các Tăng, Ni mặc. Những vị chính thức được có Y là kể từ khi đã thọ giới luật. Y có nhiều loại, nhưng ở đây chúng tôi chỉ nói riêng về chiếc Y Sa di như lời Phật tử đã hỏi. Theo luật Phật chế người thọ mười giới tức là Sa di thập giới: vị nầy bắt đầu chính thức được gia nhập vào trong hàng ngũ xuất gia. Những vị thọ mười giới thì chỉ được mặc (mang) chiếc "Mạng Y" là những chiếc Y không có các mạng (miếng), tức là Y không có "Điều" như các loại Y của các vị thọ Đại giới Tỳ kheo mặc. Khi đắp Y vào để hành lễ thì có bài kệ mà người thọ giới Sa di cần phải ghi nhớ thuộc lòng. Bài kệ  như sau:

 

Đại tai giải thoát phục

Vô tướng phước điền y

Phi phụng trì giới hạnh

Quảng độ chư quần sanh

 

Nghĩa là:

 

Lành thay áo giải thoát

ruộng phước không tướng

Mặc kính đúng giới hạnh

Rộng độ hết chúng sinh

 

Đó là nói những vị thọ mười giới đắp Y vàng, tức Y Mạng như đã nói ở trên. Những vị nầy còn được gọi là những vị thọ giới Sa di chính thức, nhưng chưa phải là thực thụ lâu dài mà chỉ tu tập sự trong thời gian ngắn hạn mà thôi. Còn những vị đắp y màu mâu hay màu đà (hoại sắc) thì gọi là bán chính thức không có cạo tóc. Chiếc Y màu nâu nầy chỉ là một tấm vải trơn không có mạng gì cả. Dĩ nhiênhoàn toàn khác với chiếc Y của Sa di mặc. Bởi những vị nầy chỉ là dự tu không chính thức. Thú thật, việc mặc những chiếc Y màu nâu nầy, tôi không thấy Kinh Luật nào nói đến. Theo tôi nghĩ, đây cũng là một phương tiện tốt do chư Tôn Thiền Đức bày ra nhằm mục đích khuyến khích cho những ai chưa đủ nhân duyên thế phát thọ giới Sa di để họ tập tu gieo trồng hạt giống xuất thế vậy. Dù là dự thính đắp y nâu, nhưng sự hành trì tu tập của họ trong suốt thời gian dự tu, cũng không khác gì Sa di chánh thức. Tuy nhiên, khi hành lễ, họ phải đứng sau những vị thọ giới Sa di đắp y vàng đúng theo luật Phật chế. Việc nầy cũng đáng khích lệ cho những ai muốn tập tu theo phẩm hạnh của người xuất gia. Cả hai dù chánh thức hay bán chánh thức cũng đều gieo trồng chủng duyên xuất gia rất có lợi lạc trong hiện tạimai sau vậy.

 

19. Đã về Cực lạc rồi sao còn nguyện trở lại Ta bà làm gì? Như thế có chống trái không?

 

Hỏi: Kính bạch thầy, con nghe có thầy phục nguyện trong đó có câu là về Cực lạc chóng đắc vô sanh pháp nhẫn hoàn lai Ta bà độ tận chúng sinh. Đã sợ Ta bà khổ mới nguyện vãng sanh về Cực lạc, đã về được Cực lạc rồi còn nguyện trở lại Ta bà chi nữa. Nguyện như vậy có mâu thuẫn gì không? Kính xin thầy giải đáp cho chúng con rõ. Kính cám ơn thầy.

 

Đáp: Trong câu hỏi của Phật tử có ba vấn đềchúng tôi xét thấy cần nêu ra để tiện bề tìm hiểu:

 

Thứ nhứt là cụm từ "chóng đắc Vô sanh pháp nhẫn". Vì đây là lời cầu nguyện nên người cầu nguyệný muốn cho hương linh của người mất được vãng sanh về thế giới Cực lạc để tiếp tục tu hành và chóng được thành tựu Vô sanh pháp nhẫn. Sao gọi là Vô sanh pháp nhẫn? Vô sanh ở đây xin chớ ngộ nhận là không tái sanh trở lại, mà nó có nghĩa là: chỉ cho một thực thể " không sanh không diệt". Còn pháp nhẫn chữ nhẫn ở đây không có nghĩa là nhẫn nhịn hay chịu đựng theo cái nghĩa thông thường, mà nó có nghĩa là an trú. An trú ở đâu? Tức an trú ở nơi pháp vô sanh, bất diệt. Nói cách khác là chứng nhập ở nơi thể tánh chơn nhưthể tánh chơn như thì bất sanh bất diệt v.v... 

 

Thứ hai là "Hoàn lai Ta bà độ tận chúng sanh". Câu nầy có nghĩa là nguyện cho người nào đó sau khi chứng nhập vô sanh pháp nhẫn, trở lại cõi Ta bà nầy để hóa độ chúng sanh. Bởi chúng sanhcõi nầy còn dẫy đầy đau khổ. Người tu hành sau khi hoàn tất phần tự lợi thì phải nghĩ đến phần lợi tha. Như một sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường, thì phải đi làm một việc nào đó theo nghề nghiệp sở hành chuyên môn của mình để giúp ích cho nhơn quần xã hội. Trong khi còn nỗ lực miệt mài học hỏi ở nhà trường, thì đó là phần tự lợi. Đến khi ra trường giúp ích cho mọi người thì đó là thể hiện phần lợi tha. Đức Phật sở dĩ chúng ta gọi Ngài là Phật, bởi Ngài đã hoàn tất cả hai công hạnh: tự giácgiác tha, nên gọi Ngài là Giác hạnh viên mãn. Nghĩa là cả hai đều hoàn thành một cách viên mãn tốt đẹp.

 

Thứ ba, sau khi nêu ra hai phần trên, Phật tử lại nghi vấnTại sao đã về Cực lạc rồi mà còn nguyện trở lại Ta bà chi nữa? Nguyện như vậy có mâu thuẫn không?

 

Xin thưa ngay là không có gì chống trái mâu thuẫn cả. Như trên đã nói, hạnh nguyện của người tu, không phải chỉ nghĩ riêng cho mình, mà còn phải nghĩ đến làm lợi ích cho tha nhân. Nếu chỉ nghĩ đến lợi ích cho riêng mình, thì đó mới thật là ích kỷ và chống trái. Vì như thế, là trái với lòng từ bi vị tha của người tu hành theo Phật giáo. Bởi Phật giáo chủ trương là phải từ bi cứu khổ mang lại nguồn an vui hạnh phúc đến cho muôn loài. Nguyện vãng sanh về Cực lạc không có nghĩa là ở luôn bên đó mà phải trở lại cõi nầy để hóa độ chúng sinh. Vì đó là bản nguyện độ sanh của người tu. Mình được lợi lạc thì cũng muốn cho mọi người được lợi lạc như mình. Vì vậy, nên những ai đã phát nguyện vãng sanh về Cực lạc chứng được vô sanh pháp nhẫn rồi cũng đều phải hoàn lai Ta bà để phổ độ chúnh sinh. Đó là điều làm theo bản nguyện của mình chớ không có gì gọi là chống trái cả. Chống trái chăng, là khi mình được vãng sanh về Cực lạc rồi chỉ muốn an hưởng giải thoát cho riêng mình thôi, mặc cho cõi nầy ai khổ mặc ai, không một chút từ tâm đoái hoài thương tưởng, đó mới thật là chống trái. Vì trái với bản nguyện của mình và cũng trái với bản hoài độ sanh của chư Phật và Bồ tát vậy.

 

Thí như có người ra khỏi biển khổ lên được bờ giải thoát rồi, bấy giờ người đó nhìn lại thấy mọi người còn đang bị loi nhoi hụp lặn chết đuối chơi vơi trong biển khổ, thử hỏi người đó có nhẫn tâm nhìn ngó rồi ngoảnh mặt làm ngơ bỏ đi không? Nếu bỏ đi như thế, thì quả thật họ là một con người vô lương tâm và quá ư tàn nhẫn. Đã thế thì người đó có xứng đáng là người tu theo đạo giác ngộ giải thoát không? Hỏi tức là chúng ta đã có sẵn câu trả lời rồi vậy.

 

20. Hối lỗican dự vào việc người.

 

Hỏi: Bạch thầy, có lần sau khi thọ bát ở chùa về, con chứng kiến một cuộc cãi vả đôi chối giữa đứa con dâu với đứa cháu dâu kêu con bằng cô. Thấy vậy, con mới đứng ra hóa giải dàn xếp cho yên chuyện, nhưng không ngờ đứa cháu dâu phản bác lại bảo con không nên xen vào chuyện của nó. Con tức quá nói không ra lời, nên lúc đó con quỳ xuống xin lỗi và bảo: "Xin con cho cô gánh hết tất cả lỗi đừng cãi nữa để cô chịu hết". Đứa cháu dâu bắt lỗi con trù nó giảm thọ, con giải thích cách nào cũng không được. Như vậy, có phải con có lỗi trù nó hay không? Và việc làm nầy của con đúng hay sai? Mong thầy chỉ dẫn cho con cách nào xóa lỗi. Kính cảm ơn thầy nhiều.

 

Đáp: Việc khuyên can của Phật tử đó là điều rất tốt không có gì là sai trái cả. Người có tấm lòng nhân từ hòa ái, hào hiệp, biết yêu thương người, khi thấy việc bất bình xảy ra dù là người thân hay sơ, họ cũng hết lòng dự vào can gián, vì họ không muốn chứng kiến cảnh ấu đả gây ra sự tổn thương thiệt hại cho đôi bên. Tuy nhiên, cũng có những trường hợplòng tốt của mình mà mang họa hại vào thân. Bởi thế nên người xưa có câu nói: "Ách giữa đàng mang vào cổ". Chuyện can dự vào việc người cũng thường hay xảy ra như thế. Cùng một hành động can gián khuyên giải, nhưng có người vì nóng tánh không giữ được sự bình tĩnh kiên nhẫn sáng suốt, ban đầu còn ở vị thế là ngưòi đứng ra hòa giải, nhưng sau cùng cũng nhập cuộc lâm trận ăn thua đủ với nhau luôn. Ngược lại, có người thì họ còn giữ được sự bình tĩnh kiên nhẫn, khéo dùng lời lẽ can gián phải trái để khuyên bảo đôi bên, nên họ sớm dập tắt được ngọn lửa sân hận đang cháy của đối phương. Tuy nhiên, việc đứng ra hóa giải một cuộc tranh chấp, còn tùy theo cường độ tranh chấp nặng nhẹ của đối phương và cộng thêm đức độ uy tín, tài năng khéo léo của người đứng ra dàn xếp hóa giải nữa. Không phải cuộc hóa giải nào cũng được dễ dàng êm thắm yên xuôi hết đâu.

 

Trường hợp của Phật tử cũng thế. Vì Phật tử không thể dửng dưng khi chứng kiến giữa người thân trong gia đình xảy ra việc bất hòa tranh chấp cãi vã hơn thua với nhau. Tuy Phật tử khuyên giải bằng tất cả tấm lòng của một người lớn. Thế nhưng, lòng tốt của mình đôi khi cũng dễ bị đối phương hiểu lầm. Bởi do việc xử sự hành động của mình không được tế nhị, khéo léo. Hoặc có đôi khi người khuyên giải có hơi thiên lệch tình cảm không công bằng nên làm cho đối phương bất phục. Khi Phật tử khuyên giải thì bị người cháu dâu chẳng những không nghe theo mà còn thốt lời vô lễ với Phật tử. Do đó nên Phật tử vì quá tức giận nên mới hành động quỳ xin lỗi và bảo: " Xin con cho cô gánh hết tất cả lỗi đừng cãi nữa để cô chịu hết". Hành động và lời nói nầy của Phật tử rõ ràng là có sự hờn lẫy giận tức trong đó. Bởi thế nên người cháu dâu mới cho Phật tử là trù nó giảm thọ.

 

Hành động của Phật tử chẳng những không có kết quả tốt đẹp mà còn bị người cháu dâu phản bác lại. Bởi Phật tử là người vô can đâu có dính líu gì đến việc cãi vã của hai người. Đó chẳng qua, vì Phật tử nóng lòng muốn dàn xếp cho yên chuyện mà phải hành động như thế. Trong trường hợp nầy Phật tử vì giận tức mà hành động có hơi quá đáng. Tại sao Phật tử phải quỳ và gánh lỗi của người khác? Phật tử quên rằng, lỗi ai gây ra thì người đó phải chịu nhận lấy, không ai thay thế tội lỗi cho ai được cả. Dù là tình thân ruột thịt máu mủ cũng không thể nào thay nhau được. Nếu thay được thì còn gì là luật nhân quả? Không thể người nầy ăn mà người khác lại no bụng? Đâu có chuyện ngược đời như vậy. Nếu thay thế được, thì xưa kia, Tôn giả Mục Kiền Liên đã thay tội lỗi cho mẹ của Ngài rồi. Đâu cần gì phải thỉnh Phậtchư Tăng chú nguyện.

 

Chính hành động và lời nói của Phật tử không khéo nên mới gây ra  chạm tự ái mạnh của người cháu dâu, nên cháu mới tức giận và quy trách tội lỗi cho Phật tửtrù rủa cháu. Hai người đang cãi vã với nhau, lẽ ra, Phật tử nên lấy quyền của người mẹ, người cô, mà khuyên bảo hay la rầy cả hai người mới phải, ngược lại, Phật tử chỉ van xin người cháu dâu thôi. Chính điều đó làm cho người cháu dâu hiểu lầm nghĩ Phật tử thiên vị bênh vực người con dâu nên mới hành động như vậy. Hành động nầy tuy Phật tử không có ý như thế, nhưng chỉ vì nóng lòng mà hành động thiếu bình tĩnh sáng suốt đó thôi. Vì thế, nên Phật dạy người Phật tử, từ bi nhưng phải có trí huệ soi sáng. Nói cách khác, từ bi cần phải có sự điều động của lý trí. Có thế, thì việc làm mới không bị vấp phải lỗi lầm.

 

Tóm lại, việc làm của Phật tử tuy mục đích nhắm tới thì không sai nhưng hành động của Phật tử làm như thế thì không đúng lắm. Phật tử đâu cần phải quỳ lụy xin lỗi như thế. Vì Phật tử là bậc trưởng thượng của hai người kia mà! Phật tử chỉ dùng lời khuyên can phân tích phải trái để hóa giải việc tranh cãi. Nếu họ nghe thì tốt còn bằng không thì thôi. Bởi khi tranh cãi ai cũng muốn biện minh cho mình là phải hết nên không ai chịu khuất phục nhịn nhục thua ai. Đó là do lòng sân hận nóng giận thúc đẩy nên mới có sự tranh cãi hơn thua như thế. Lửa đang bùng cháy mà không biết cách dập tắt thì chỉ chuốc lấy họa hại vào thân thôi!

 

Lần sau, nếu gặp trường hợp như thế, tôi thành thật khuyên Phật tử nên bình tĩnh khéo léo trong việc khuyên giải. Thật ra Phật tử đâu có lỗi gì mà phải xóa. Chỉ có cái lỗi là khuyên can muốn cho hai người đừng tranh cãi nhau thôi. Phật tử nên hiểu biệt nghiệp tánh tình của mỗi người mỗi khác. Mình muốn người ta nghe theo mình hoàn toàn, điều đó không phải là chuyện dễ làm đâu. Người nào mình khuyên can được thì nên khuyên, còn bằng khuyên không được thì thôi. Nếu không khéo, thì mình cũng bị nhập cuộc và mang thêm phiền não họa lây vào mình.

 

Kính chúc Phật tử luôn sáng suốt an bình trong nếp sống.

 

21. Tu mà không hiểu nghĩa lý trong kinh Phật nói là tu giả.

 

Hỏi: Kính bạch thầy, có thầy nói: Nếu Phật tử nào tu mà không hiểu nghĩa lý trong kinh Phật nói, thì Phật tử đó là tu giả (không thật tu). Bạch thầy, chúng con chỉ biết đi chùa, niệm Phật và hiểu rất ít ý nghĩa về kinh Phật. Không lẽ vì vậy mà chúng con tu giả hết hay sao? Và tu như thế theo thầy đó nói, chúng con có lỗi không? Kính mong thầy từ bi giải đáp cho chúng con hiểu. Có nhiều Phật tử rất băn khoăn về vấn đề nầy.

 

Đáp: Lời nói đó thật ra thì không sai nhưng có lẽ vị thầy đó chưa giải thích rõ để cho Phật tử hiểu. Chính vì vậy nên Phật tử mới đâm ra nghi ngờ thắc mắc. Ở đây, tôi chỉ dựa vào câu hỏi của Phật tử đã nêu ra mà góp chút thành ý trong vấn đề nầy. Đã là Phật tử, thì ít nhiều gì chúng ta cũng cần phải tìm hiểu học hỏi qua những lời Phật dạy. Bởi những lời Phật dạy trong Kinh, nghĩa lý của nó thật thâm sâu vi diệu. Đối với trình độ căn cơ hạn hẹp nông cạn của chúng ta hiểu được phần nào thì tốt phần đó. Việc tìm hiểu học hỏi của người Phật tử không bao giờ ngừng. Bởi nguồn giáo lý của đạo Phật nó rộng sâu như bể cả. Thế nên, chúng ta cần phải gia công nghiên tầm học hỏi cho thấu đáo. Tu mà không hiểu lời Phật dạy thì đó là tu mù. Theo tôi, nên nói tu mù có lẽ đúng hơn là tu giả. Tại sao gọi là tu giả? Tu giả là ngụy trang hình thức bề ngoài để lừa bịp thiên hạ. Nhìn bề ngoài thì giống như người tu, nhưng kỳ thật trong tâm thì chẳng có tu hành gì cả. Đây là hạng người ngụy tạo danh nghĩa, thực chất thì không có tu hành đúng theo chân lý mà Phật đã dạy. Tu có ý đồ phô trương hình thức giả trá để tiện bề trục lợi. Vì thế nên mới có câu nói: "Chiếc áo không làm nên thầy tu" là thế.

 

Đối với hạng người nầy thì chúng ta có thể nói họ là người giả tu chớ không phải là chơn tu. Ngược lại, tuy có người chưa hiểu nghĩa lý thâm sâu trong Kinh Phật dạy, nhưng họ có tấm lòng chân thật tu hành muốn được giải thoát sanh tử khổ đau, thì sao gọi họ là người tu giả được? Chỉ có thể trách họ là người không chịu nghiên tầm học hỏi Phật pháp để biết rõ đường lối tu hành để khỏi phải rơi vào tà kiến ngoại đạo. Vì thế nên mới có câu nói: "Tu mà không học là tu mù, học mà không tu là đãy sách". Thế thì, là Phật tử chúng ta nên cố gắng học hỏi tìm hiểu nghĩa lý trong Kinh mà Phật Tổ đã chỉ dạy. Có hiểu đúng thì mới thật hành đúng. Như thế thì mới có lợi lạc cho mình trong hiện tại và tương lai. Đây là câu nói sách tấn, để cho Phật tử cố gắng tìm hiểu học hỏi Kinh điển mà thôi. Vì câu nói không được rõ ràng nên Phật tử mới hoài nghi thắc mắc. Thay vì nói tu mù thì lại nói tu giả.

 

Trong đạo Phật bao giờ cũng nêu cao tôn chỉ là "Tri hành hợp nhứt". Tri thuộc về phần hiểu biết nghiên về lý thuyết, tức phần nghiên cứu tìm hiểu về mặt kiến giải. Còn Hành là phần thực nghiệm hay thật hành qua những lý thuyết chỉ hướng chân lý. Lý thuyết dụ như con mắt sáng nhìn xa thấy rộng. Thật hành dụ như đôi chân vững mạnh bước đi vững chắc. Như vậy, cả hai đều phải được song hành hỗ tương với nhau mới có thể đạt được mục đích nhắm tới. Tuy nhiên, phần lý thuyết bao giờ cũng đi xa hơn phần thật hành. Đôi khi nói thì dễ mà thật hành thì rất khó. Như người đứng dưới chân núi, nhìn thấy trên đỉnh núi cao rõ ràng, nhưng muốn trèo lên tới đỉnh núi không phải là chuyện dễ. Tất nhiên, nó đòi hỏi người đó phải có đầy đủ ý chí nghị lực cương quyết mạnh mẽ vượt qua khó khăn mới có thể đạt được như ý muốn. Sự tu hành cũng thế. Hành giả muốn đạt được giác ngộ giải thoát thì cũng phải trải qua nhiều gian nan thử thách mới tựu thành. Nhưng phải đi đúng hướng thì mới đến đích được. Hướng đi là phần lý thuyết chỉ đạo. Nếu chỉ có lý thuyết không thôi thì đó cũng chỉ là lý thuyết suông. Nếu thật hành mà thiếu phần lý thuyết chỉ đạo thì hành giả sẽ khó đạt thành sở nguyện. Vì thế, người tu Phật cần phải có đầy đủ cả hai hỗ tương song hành với nhau. Đó là điều rất quan yếu trong việc tu hành của người Phật tử mong cầu thoát ly sanh tử khổ đau vậy.

 

Kính chúc Phật tử tinh tấn tu hành chóng đạt thành sở nguyện.

 

22. Người nữ muốn đi xuất gia có cần điều kiện gì không?

 

Hỏi: Kính thưa thầy, một người nữ muốn xuất gia trong luật Phật dạy có cần điều kiện gì không? Trường hợp ở Úc muốn tu thì tu ở đâu? Kính xin thầy giải thích cho con rõ. Việc nầy con ôm ấp trong lòng đã lâu rồi mà chưa có dịp hỏi.

 

Đáp: Trong câu hỏi nầy có hai vấn đềchúng tôi xin được góp ý:

 

Thứ nhứt, Phật tử hỏi: Một người nữ xuất gia trong luật Phật dạy có cần điều kiện gì không? Xin thưa, nếu người nữ nào muốn xuất gia thì theo luật Phật dạy, cần phải hội đủ những điều kiện sau đây:

 

1. Nếu là người nữ chưa đến tuổi trưởng thành theo luật pháp đã định và cũng chưa có lập gia đình, khi muốn vào chùa tu thì phải có sự đồng ý của cha mẹ. Trong trường hợp người nữ đó không còn cha mẹ thì việc phát tâm xuất gia không có gì trở ngại.

 

2. Nếu là người nữ đã đến tuổi thành nhân theo pháp định, tự mình có thể quyết định đời mình, không còn lệ thuộc vào cha mẹ, thì việc xuất gia không có gì trở ngại. Tuy nhiên, nếu người nữ đó đã có gia đình hiện đang sinh sống với chồng con mà muốn đi xuất gia thì, phải được sự đồng ý của chồng con. 

 

3. Người nữ đó tương đối phải có sức khỏe tốt và không bị khuyết tật, vì bị khuyết tật thiếu một trong sáu căn thì theo luật Phật chế, sau khi xuất gia không được thọ đại giới Tỳ kheo.

 

4. Người nữ đó không bị vi phạm vào luật pháp thế gian và cũng không vướng phải một số nợ nần lớn, như trường hợp trốn thuế hay giựt nợ v.v...

 

5. Người nữ đó không bị can hệ dính líu đến tình duyên, như trong trường hợp bị thất tình hay trốn tránh người yêu hoặc đã đính hôn sắp cưới hỏi v.v...

 

Nếu người nữ nào vướng phải những điều kiện trên, thì theo luật Phật dạy không thể xuất gia được. Bởi khi vào chùa mà duyên trần chưa dứt thì đối với bản thân của người đó không được lợi lạc và đối với nhà chùa thì chỉ gây thêm sự phiền phức rắc rối xáo trộn trong chùa mà thôi.

 

Thứ hai, Phật tử hỏi: Trường hợp ở Úc muốn tu thì tu ở đâu? Xin thưa, ở Úc có rất nhiều chùa, tùy theo nhân duyên của Phật tử đó muốn xuất gia tu ở chùa nào thì phải được sự đồng ý của vị Tăng hoặc Ni ở chùa đó. Tuy nhiên, theo tôi, thì nên tìm chùa Ni để xin xuất gia thì tốt hơn. Bởi chùa Tăng ít khi nhận người nữ xuất gia. Nếu có thì cũng phải có đông chư Ni mới được. Trường hợp như Tổ Đình Phước Huệ ở Sydney, hiện nay ngoài một số ít chư Tăng ra, còn có một số đông chư Ni tu học tại Tổ Đình, phần lớn là những vị trọng tuổi.

 

Tóm lại, điều nầy không nhất định là phải tu ở chùa nào tùy nhân duyên của đương sự. Nếu có nhân duyên với vị Tăng hay Ni nào hoặc chùa nào, thì cũng đều xin xuất gia tu học được cả. Tuy nhiên, việc chấp nhận hay không là còn tùy thuộc vào nhân duyên cả hai: thầy và trò nữa. Đồng thời còn phải y cứ vào luật Phật dạy để xét qua như những điều kiện đã được nêu ra ở trên.

 

Kính chúc Phật tử chóng đạt thành ý nguyện.

 

23. Phát nguyện tịnh khẩu lỡ nói chuyện có tội không?

 

Hỏi:  Kính bạch thầy, trong khóa tu kỳ rồi, con có phát nguyện tịnh khẩu suốt thời gian 7 ngày, nhưng con lỡ nói chuyện với một người bạn hỏi con, như vậy con có tội không? Và con có nên sám hối không?

 

Đáp: Việc tịnh khẩu hay bất cứ một việc làm nào khác, tự mình đã phát nguyện gìn giữ mà không giữ đúng theo lời phát nguyện đó thì đều có tội cả. Tội nầy không do ai bắt tội mình mà chính do mình gây ra và mình phải nhận lấy. Bởi mình giữ không tròn những gì mà mình đã phát nguyện. Luận về tội, thì có tội cố ý và tội vô tình và cường độ của tội lỗi gây ra nặng nhẹ có khác nhau. Nếu như mình đã phát nguyện gìn giữ mà vẫn cố ý vi phạm, thì theo luật Phật dạy, đây là tội nặng. Ngược lại, vì vô tình không có chủ tâm cố ývi phạm thì tội nhẹ. Trong trường hợp của Phật tử, tuy Phật tử đã phát nguyện trước Tam bảo là tịnh khẩu suốt trong thời gian dự tu bảy ngày, nhưng vì có người hỏi nên Phật tử quên lỡ nói, điều nầy cũng có tội nhưng rất nhẹ. Bởi Phật tử vô tình chớ không có cố ý. Vả lại, không phải tự ý Phật tử nói, vì có người hỏi nên Phật tử mới thốt ra lời. Như vậy, đâu phải Phật tử tự nhiên cố tình gây ra. Cho nên Phật tử chỉ cần sám hối là hết tội.

 

Trong 100 câu hỏi Phật Pháp tập 2, ở tiết mục 82, trang 269, tôi đã có nói qua về vấn đề tịnh khẩu. Nếu Phật tử muốn biết rõ thêm về vấn đề tịnh khẩu nầy thì nên đọc lại quyển sách đó, hoặc vào các trang mạng: Quang Minh, Tạng Thư Phật Học hay Hoa Sen v.v... đều có. Ở đây, tôi chỉ xin nhắc lại đại khái về mục đích của việc tịnh khẩu. Tịnh khẩu có nghĩa là thanh tịnh khẩu nghiệp. Bởi cái miệng tuy là công cụ để phát ra lời nói, nhưng nếu chúng ta không khéo gìn giữ cẩn thận phát ngôn bừa bãi thì cũng dễ gây ra tai hại. Vì vậy, để tránh tội lỗi gây ra bởi cái miệng lắm lời nhiều chuyện, nên Phật Tổ thường khuyên chúng ta nên ráng tu cái khẩu nghiệp. Nếu nói cho đúng là phải nói ngữ nghiệp. Nhờ gìn giữ ở nơi lời nói nên ít gây ra tội lỗi. Bao nhiêu phước đức có ra, phần nhiều đều bị cái khẩu nghiệp nó thiêu đốt hết. Nếu chúng ta khéo sử dụng cái miệng nói những lời chánh ngữ hay ái ngữ hòa nhã êm dịu dễ thương thì, không những có lợi lạc cho mình mà còn đem lại sự lợi lạc cho người khác nữa. Nhưng rất tiếc, trong đời sống hằng ngày ít có ai nói như thế. Phần nhiều là thốt ra toàn những lời chua cay độc hại gây khổ đau cho mình và người. Bởi vậy, trong giới thứ tư Phật dạy người Phật tử không được nói dối, chuyện không nói có, chuyện có nói không, nói lời thêu dệt trao chuốt, nói lưỡi hai chiều tới đây nói kia, tới kia nói đây, gây xích mích ly gián hai bên với nhau. Nhất là nói lời hung ác trù rủa chưởi mắng.

 

Để bớt tạo nghiệp tội lỗi ở nơi cái miệng, nên Phật Tổ khuyên chúng ta ít nói nhiều câu chuyện mà nên niệm nhiều câu Phật. Mục đích của việc tịnh khẩu là cốt để tránh gây ra tội lỗi bởi cái khẩu nghiệp. Đúng ra tịnh khẩu không hẳn là câm như hến mà chúng ta chỉ nói những lời hòa nhã êm dịu, đoàn kết, yêu thương, xây dựng, không chia rẽ hận thù, đó cũng là ý nghĩa của việc tịnh khẩu. Nếu chúng ta chưa được như thế, thì cũng nên phát nguyện không nói trong những khóa tu đặc biệt cũng là tốt. Tập cho chúng ta có một thói quen ít nóicẩn thận hơn ở nơi lời nói. Vì nói nhiều tâm ta càng rối loạn bất an. Vì muốn tâm an nên cần phải tịnh khẩu. Đó là mục đích chính của việc tịnh khẩu vậy.

 

Tóm lại, Phật tử yên tâm đó là vì có người hỏi mà Phật tử quên nên mới thốt ra lời. Thế thì Phật tử chỉ cần sám hối là hết tội.

 

Kính chúc Phật tử thăng tiến mãi trên bước đường tu học Phật pháp để sớm đạt thành sở nguyện.

 

24. Mãi vật phóng sanh như thế nào mới đúng pháp?

 

Hỏi: Kính bạch thầy, thường khi phóng sanh quý thầy làm lễ quy y cho chúng nó rồi mới thả, còn Phật tử chúng con muốn phóng sanh mua xong là đem thả ngay. Như vậy xin hỏi chúng con làm như thế có đúng không? Xin thầy từ bi chỉ dạy.

 

Đáp:  Ý nghĩa phóng sanh là trả lại sự sống cho muôn loài. Mãi vật phóng sanh là điều rất quý nên làm. Bởi loài nào cũng đều ham sống sợ chết cả. Chẳng qua là vì kẻ yếu thường bị kẻ mạnh ỷ thế hiếp đáp và tàn sát với nhau đó thôi. Có loài nào mà không ham sống sợ chết? Dù nhỏ nhít như con kiến, con trùng, chúng nó cũng có mạng sống và chúng cũng biết quý trọng mạng sống của chúng. Trong tất cả các loài động vật, thì loài ngườithông minh hơn hết. Vì vậy, nên mới nói loài người là loài cao cấp thượng đẳng.

 

Đức hiếu sinh là cội gốc đạo đức nhân bản của con người. Bởi hiếu sinh là trân quý sự sống, tôn trọngbảo vệ sự sống. Nếu con người mà thiếu đi đức tánh hiếu sinh nầy thì đâu có khác gì các loài động vật hạ đẳng thấp hèn khác. Trong tất cả các tội lỗi, không có tội lỗi nào bằng tội sát sanh hại vật. Và cũng không có quả báo nào lớn lao hơn bằng quả báo giết hại các loài sinh vật. Đó là quả báo trọng đại mà người thọ báo phải nhận chịu cực hình đau khổ.

 

Truyền thống phóng sinh ở nước Việt Nam ta đã có từ lâu đời. Nhất là vào những dịp đại lễ Phật Đản, Vu Lan hay lễ Chúc thọ cho ông bà cha mẹ. Thường thì người ta hay mua những con vật để phóng thích. Không gì quý hơn là trả lại sự sống tự do cho muôn loài. Một người bị nhốt trong lao tù cảm nhận mất tự dođau khổ như thế nào, thì con vật khi bị chúng ta bắt chúng nhốt vào trong một cái lồng (khác nào nhốt chúng trong lao tù), thì chúng cũng cảm thấy mất hết tự dođau khổ cũng như thế ấy. Thử hỏi, có loài nào mà không thích sống tự do? Môi trường sống của loài vật là cả một bầu trời thênh thang bao la rộng lớn. Nay chúng ta bắt nhốt chúng trong một cái chậu hay một cái lồng, thì chúng đâu có còn tự do bay nhảy trong bầu trời mênh mông lồng lộng kia nữa! Tất nhiên, là chúng cũng muốn thoát khỏi cái ngục tù giam hãm càng sớm càng tốt. Con người cũng thế. Khi bị nhốt trong ngục tù thì ai cũng muốn chóng được thoát ra. Người ta nói: "Nhứt nhựt tại tù thiên thu tại ngoại". Nghĩa là một ngày ở trong ngục tù bằng một trăm năm ở bên ngoài. Câu nói đó cho chúng ta thấy được sự khao khát của một con người hay của một loài vật muốn có được đời sống tự do như thế nào rồi. Nói thế, để thấy rằng, việc Phật tử mua một hay nhiều con vật rồi đem thả ngay, đó là điều mà Phật tử thực hiện đúng với ý nghĩa phóng sanh. Tuyệt nhiên, không có gì là sai trái cả.

 

Ngược lại, khi Phật tử mua một con vật nào đó rồi đem vô chùa và muốn để cho quý thầy làm lễ cầu nguyện quy y cho chúng nó, việc làm nầy tuy không sai, nhưng xét kỹ ra thì thật là tội nghiệp cho những con vật bị nhốt quá! Tất nhiên, là không đúng mấy với ý nghĩa phóng sanh rồi. Bởi khi những con vật bị nhốt chung trong một cái lồng, chúng chuyền nhảy dẫm đạp lên nhau. Nếu con nào yếu đuối thì sẽ bị bầm dập nhừ tử ngất ngư. Phải chờ đợi đến khi thầy rảnh rỗi mới làm lễ. Khi làm lễ còn phải theo nghi thức tụng niệm dài dòng. Đến khi thả ra có con không còn đủ sức bay nhảy nổi nữa. Việc làm nầy, theo tôi nghĩ, thì quý thầy cũng chỉ làm theo ý nguyện của Phật tử đó thôi. Vì Phật tử chưa hiểu rõ ý nghĩa của việc mãi vật phóng sanh nên mới làm như thế. Còn khi đã hiểu rồi thì không cần thiết phải làm theo thủ tục nghi thức rườm rà mà khi mua xong là cứ chú nguyện cho chúng rồi phóng thích chúng ngay. Đó là điều mà chúng đang khao khát mong đợi từng giây phút. Có niềm vui nào lớn hơn khi được phóng thích, vì chúng đã trở lại cuộc sống tự do sinh hoạt bình thường. Chúng nó đang cần sự tự do như con người đang cần không khí để thở. Theo tôi, phóng sanh như thế, thì mới đúng ý nghĩa của việc phóng sanh vậy.

 

Kính chúc Phật tử tu tạo nhiều thiện nghiệp để có được đời sống an vui trong hiện tạimai sau.

 

25. Trong lúc niệm Phậthiện tượng lạ trên đầu.

 

Hỏi:  Kính thưa thầy, mỗi lần con niệm Phật như có vật gì bò hoài trên đầu con, con thử  lấy tay xoa và kéo xuống. Có thầy nói không sao đâu nhưng càng ngày con càng thấy như có con vật gì đang bò mạnh trên đầu con. Xin hỏi hiện tượng nầy như thế nào? Và phải làm sao cho nó hết.?

 

Đáp: Hiện tượng đó không có gì là quan trọng mà Phật tử phải quan tâm bận lòng. Theo kinh nghiệm của các bậc Cổ Đức trong làng tu thì, khi hành giả phát nguyện tinh tấn tu hành thì sẽ có một vài chướng duyên thử thách. Tùy theo sự phát nguyện và sức dụng công tinh tấn tu hành của mỗi hành giả mà có những chướng duyên khảo đảo nặng nhẹ khác nhau. Những bậc tu hành cao thì mới có những chướng nạn thử thách lớn. Còn như trường hợp của Phật tử tưởng cũng nên xét lại cho kỹ. Có đôi lúc do mình suy tưởng tạo thành những ấn tượng ảo giác như là có thật, kỳ thật thì không phải như vậy. Đôi khi một dây thần kinh nào đó của Phật tử bị suy yếu nên nó dẫn máu về não bộ không đều, từ đó nó cũng có thể gây ra hiện tượng như thế. Bởi khi mình ngồi niệm Phật do sự tập trung tâm ý vào câu hiệu Phật, nên hệ thần kinh hơi bị căng thẳng và lúc đó nhiệt độ đưa lên nên Phật tửcảm giác như thế. Kinh nghiệm cho thấy, có người ngồi niệm Phật nghe trên đầu như bị tê rần rần, đó là hiện tượng của hệ thần kinh nào đó đã bị suy nhược.

 

Giả sử như có một vật gì đó bò như thế, thì Phật tử nên biết tất cả mọi hiện tượng đều là huyễn hóa không thật. Đã là huyễn hóa thì đâu có gì là quan trọng. Phật tử cứ bền tâm mà niệm Phật. Trong lúc dụng công tinh tấn niệm Phật thì dù có gặp bất cứ hiện tượng nào xảy ra, Phật tử cũng đừng quan tâm, coi đó như là một chướng duyên thử thách trên bước đường tu tập của mình mà thôi. Phật tử phải có lập trường kiên định và giữ vững ý chí không có gì phải lo lắng sợ hãi. Thật ra, chỗ dụng công tu hành của mình so với các bậc Cổ Đức chuyên tu thì chẳng có thắm vào đâu. Và cũng không có con ma nào léo hánh tới mình để phá phách. Vì mình đâu có phải là đối tượng của nó. Khi nào mình vượt cao hơn nó thì nó mới để ýtìm cách phá hại. Trường hợp như Hư Vân thượng nhơn, một bậc cao tăng cận đại, trong khi tinh tấn dụng công tham thiền, nghiệp chướng bỗng phát hiện làm cho Ngài bị đui, điếc và câm trong ba tuần nhựt.

 

Trong quyển Niệm Phật Thập Yếu do cố Hòa thượng Thiền Tâm biên soạn có nêu ra câu chuyện: " Có một vị tăng tu Tịnh độ, niệm Phật mỗi ngày đêm đến mười muôn câu. Do công đức niệm Phật, chỗ đất của sư đi đều hóa ra sắc vàng rồng. Một hôm có người nạn dân đến xin tá túc. Sư nhìn người ấy rồi nói riêng với thị giả: "Gã nầy có tướng đạo tặc, ngươi nên cho y ăn no rồi hãy bảo ra khỏi nơi đây". Ông đạo nhỏ vì lòng thương xót, thấy người kia nài nỉ mãi, lưu luyến chưa nỡ đuổi. Quả nhiên ít hôm sau, người ấy nửa đêm lén vào phòng sư bẻ gảy chân tay giết ông chết, trộm một ít đồ trong am rồi bỏ đi luôn". Đó là hai trường hợp do định nghiệp phải trả không thể tránh khỏi.

 

Người tu có ba chướng: Phiền não chướng, nghiệp chướngbáo chướng. Trong ba chướng đó sức nghiệp chướng là nặng nề và nguy hiểm hơn cả. Vì thế, trong khi dụng công tu hành, nếu có những chướng duyên xảy đến, thì các bậc Cổ Đức khuyên chúng ta nên cố gắng khắc phục vượt qua và phải an nhẫn tùy duyên tu hành. Tùy chỗ dụng công tu hành của mỗi người mà nó có những nghiệp chướng thử thách nặng nhẹ khác nhau. Trường hợp của Phật tử trong khi niệm Phật mà có hiện tượng đó xảy ra, thì Phật tử cũng đừng quan tâm và cứ chú tâm vào câu hiệu Phật mà niệm. Nếu không phải là do thần kinh gây ra, thì tự nhiên nó sẽ hết mà thôi. Phật tử không nên lo lắng, vì đó chỉ là một hiện tượng rất bình thường không có con ma nào phá phách đâu mà Phật tử lo sợ.

 

Kính chúc Phật tử bền tâm an nhẫntu hành cho đến ngày thành công viên mãn Phật quả.

 

26. Thọ giới Sa di tu ở chùa, khi đau yếu hay bất lực có phải trở về nhà không?

 

Hỏi: Kính bạch thầy, năm nay tuổi con đã cao, nhưng con muốn xuất gia thọ giới Sa di ở chùa. Vậy sau nầy nếu như con bị bệnh đau yếu không còn làm việc chùa được nữa, con có phải trở về nhà không?Vì con nghe một vài người nói là khi bị bệnh đau trong chùa không ai chăm sóc phải trở về nhà cho con cháu chăm sóc. Không biết họ nói như vậy có đúng không? Kính mong thầy giải đáp cho con rõ. Con xin cảm đội ơn thầy.

 

Đáp:  Như đã nói, hạnh nguyện xuất gia là một hạnh nguyện thật vô cùng cao cả, không phải ai cũng có thể thực hiện được. Nguyên hai chữ "xuất gia" cũng đã nói lên cái ý nghĩa xuất ly sanh tử khổ đau trong Tam giới rồi. Nếu chỉ có tu theo hình thức bề ngoài đầu tròn áo vuông, làm công kia việc nọ giúp cho chùa, lếu láo cho qua ngày đoạn tháng, gieo chủng duyên cho đời sau không thôi, thì điều đó không phải là chí nguyện cao cả của người xuất thế. Chí nguyện của người xuất gia là phải xuất trần thượng sĩ. Muốn thế, người xuất gia cần phải hội đủ cả hai điều kiện"Hạnh" và "Giải" phải tương ưng. Nếu thiếu một trong hai thì chưa phải là người tu hạnh xuất thế. Ý nguyện xuất gia là một ý nguyện rất cao thượng. Tổ Quy Sơn dạy: "Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục, thiệu long Thánh chủng, chấn nhiếp ma quân, dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu". Nghĩa là: "Phàm người xuất gia là phải cất bước đến phương trời cao rộng, tâm hình khác tục. Nối thạnh dòng Thánh, hàng phục ma quân, nhằm đền trả bốn ân và cứu giúp ba cõi". Qua đó, Phật tử thấy hạnh tu xuất gia đâu phải là chuyện tầm thường dễ làm. Nói thế, không phải để cho Phật tử thối chí nản lòng. Nêu ra như thế với thâm ý là để cho Phật tử hiểu và thấy được cái tầm quan trọng siêu xuất thế gian của người xuất gia.

 

Trong câu hỏi của Phật tử, tôi thấy Phật tử nêu ra có những vấn đề rất thiết thực mà tôi xin được góp chút thành ý, rồi tùy đó mà Phật tử suy nghĩ chín chắn để quyết định.

 

1. Phật tử nói: "Năm nay tuổi của Phật tử đã cao, nhưng Phật tử muốn xuất gia thọ giới Sa di ở chùa". Đây là một ý nguyện rất tốt, tôi xin hết lòng tùy hỷ tán dương ý nguyện đó. Tuy nhiên, ở đây, tôi muốn Phật tử nên suy xét kỹ lại. Phật tử nói tuổi Phật tử đã cao (xin lỗi, tôi không biết tuổi của Phật tử đã cao đến bao nhiêu, vì Phật tử không có nói rõ), nhưng muốn xuất gia thọ giới và chỉ muốn thọ giới Sa di mười giới thôi. Điều nầy, theo luật, thì không có gì trở ngại cả. Tuy nhiên, Phật tử nên biết, xuất gia ở chùa không phải chỉ có hình thức của cái đầu tròn áo vuông không thôi, mà còn phải thật hành những gì cao cả hơn nữa. Nếu như vào trong chùa mà tối ngày chỉ biết làm một vài công việc lặt vặt nhẹ nhàng nào đó, kinh kệ thì không rành, oai nghi giới luật cũng không thông, hành vi cử chỉ thì thô tháo, tới lui trái phép, ngôn hạnh chống trái nhau, thời khóa cũng không giữ đúng, học hành giáo lý thì chẳng tới đâu v.v... Phật tử thử nghĩ xuất gia như vậy, thì làm sao tiêu hao của Đàn na tín thí dâng cúng? Tự mình đã không được lợi ích nói chi đến chuyện giáo hóa hướng dẫn người khác tu hành. Mà giả như có đi chăng nữa, thì cũng không đúng với lời Phật Tổ đã chỉ dạy. Bởi thế, nên Tổ Quy Sơn mới khuyên nhắc: "Khả tích nhất sanh không quá, hậu hối nan truy. Giáo lý vị thường thố hoài, huyền đạo vô nhân khế ngộ". Nghĩa là: "Đáng tiếc một đời luống qua, sau rồi ăn năn không kịp. Giáo lý chưa từng để lòng, đạo huyền nhân đâu khế ngộ?". Người tuổi đã cao, thì tránh sao cho khỏi: thân thể bạt nhược, tứ chi uể oải, mắt mờ tai lãng, ngồi lâu mệt mỏi, nhớ trước quên sau... thử hỏi như thế thì làm sao học hỏi? Người xuất gia đâu phải vào chùa chỉ để làm công quả không thôi. Nếu thế, thì cần gì phải xuất gia ở chùa. Biết bao người họ đến chùa làm công quả mà họ đâu cần phải xuất gia ở chùa. Nếu họ thật tâm giúp cho chùa bằng cái tâm hỷ xả, vô chấp, vô cầu, thì phước đức của họ cũng rất là lớn lao vậy.

 

2. Phật tử lại hỏi: "Sau nầy nếu như Phật tử bị bệnh đau yếu không còn làm việc chùa được nữa, Phật tử có phải trở về nhà không?" Qua câu hỏi nầy, rõ ràng Phật tử nghĩ là xuất gia vào chùa chỉ để làm công việc giúp cho chùa, đến khi không còn sức khỏe làm việc được nữa, thì có nên trở về nhà không? Như trên, tôi đã nói, nếu xuất giatâm nguyện chỉ nhỏ hẹp như thế, thì tốt hơn hết, theo tôi, Phật tử nên ở nhà gắng công chuyên cần tu hành niệm Phật để cầu vãng sanh Cực lạc. Bởi Phật tử lo sợ khi mạnh thì làm việc giúp cho chùa, đến khi ngã bệnh đau yếu thì chỉ gây thêm gánh nặng phiền toái cho nhà chùa. Với tình trạng của các chùa hiện nay ở Úc, việc lo sợ của Phật tử cũng không phải là vô lý. Bởi chư Tăng, Ni ở trong chùa có rất nhiều công việc Phật sự cần phải làm, đâu có thời giờ rảnh rỗi để lo chăm sóc cho Phật tử. Vả lại, ở xứ nầy, nếu bị bệnh nặng hoặc nan y thì bệnh nhân phải vào bệnh viện điều trị, và sau đó thì phải trở về nhà hoặc vào viện dưỡng lão để cho người nhà hoặc các y tá  tiếp tục chăm sóc.

 

3. Điều mà Phật tử nghe người nào đó nói quả đúng như vậy. Tuy nhiên, không phải ai cũng như vậy hết, ngoại trừ, nếu căn bệnh của người đó kéo dài cần phải có người cận kề chăm sóc. Trường hợp nầy tất nhiên là phải về nhà để dưỡng bệnh thôi. Hiện nay trong các chùa chưa có người nào phát tâm tình nguyện làm việc thiện nguyện nầy. Vì chùa cũng không có đủ phương tiện cho việc trị liệu chăm sóc. Chính vì vậy, nên tôi khuyên Phật tử cần phải suy xét thật cẩn thận, trước khi thực hiện ý nguyện. Vì Phật tử đã hỏi, nên tôi thành tâm góp chút ý mọn với Phật tử, chớ tuyệt nhiên, tôi không dám có cái ý ngăn cản tâm nguyện xuất gia của Phật tử đâu. Xin Phật tử hiểu và thông cảm cho.

 

Kính chúc Phật tử luôn được an khỏe tinh tấn niệm Phật, chóng được kết quả tốt đẹp như ý muốn.

 

 27. Khi gặp khó khăn rắc rối trong đời sống thì đổ trút hết cho nghiệp quả.

 

Hỏi:  Kính bạch thầy, thông thường khi gặp việc khó khăn rắc rối không may trong đời sống, thì người ta lại đổ thừa trút hết cho nghiệp quả, tại, bị nghiệp thế nầy, thế kia nên mới phải chịu như vậy. Vậy nghiệp là gì mà khiến cho người ta đảo điên như vậy? Và tại sao phải đổ thừa cho nghiệp?

 

Đáp: Sự có mặt của con người ở cõi đời nầy là kết quả của nghiệp nhân đã gây tạo từ trong quá khứ. Cái báo thânchúng ta đang mang đây là tiếp nối của nghiệp quả đời trước và đồng thời cũng đang gây tạo nghiệp nhân trong đời nầy và đời sau. Như vậy, cái thân nầy là vừa trả cái nghiệp cũ đời trước mà cũng vừa gây tạo thêm nghiệp mới trong hiện tại và tương lai. Theo luật nhân quả, khi chúng ta đã gây ra nghiệp lành hay dữ thì sớm muộn gì cũng đều phải trả. Kinh nói: "Giả sử bá thiên kiếp, sở tác nghiệp bất vong, nhân duyên hội ngộ thời, quả báo hoàn tự thọ". Nghĩa là, dù trải qua trăm ngàn kiếp, chỗ tạo nghiệp của mình không có mất, khi nhân duyên đến rồi, quả báo phải chịu trả mà thôi. Sách Nho cũng có câu: "Thiện ác đáo đầu chung hữu báo, cao phi viễn tẩu dã nan tàng, hành tàng hư thiệt tự gia tri, họa phước nhơn do cánh vấn thùy, chỉ tranh lai tảo dữ lai trì". Nghĩa là, làm lành hay làm dữ cuối cùng rồi cũng phải trả, đừng có hòng cao bay xa chạy mà tránh khỏi. Hành động của mình giả dối hay chân thật thì tự mình biết, họa hay phước cũng đừng có hỏi ai, nó chỉ đến với mình sớm hay muộn mà thôi. Đã thế, thì sao gọi là đổ thừa hay trút hết cho nghiệp? Đã có vay thì phải có trả. Điều đó là lẽ tất nhiên. Bởi nhân quả báo ứng là một chân lý phổ biến trùm khắp cả vũ trụ không vật nào thoát khỏi.

 

Phật tử hỏi: Nghiệp là gì mà khiến cho người ta đảo điên như vậy? Và tại sao phải đổ thừa cho nghiệp?

 

Vấn đề nhân quả nghiệp báo chúng tôi cũng đã có trả lời qua một vài câu hỏi trong 100 câu hỏi Phật Pháp tập 2. Phật tử muốn biết rõ hơn về vấn đề nầy thì nên xem lại quyển sách đó. Ở đây, tôi không muốn lặp lại nhiều những gì đã giải thích. Tuy nhiên, Phật tử đã hỏi thì tôi cũng xin trả lời một cách đại khái như sau:

 

Nghiệp, không có gì là viễn vông mơ hồ huyền hoặc khó hiểu, mà nó rất thực tế chi phối cả đời sống của chúng ta. Nghiệp nguyên tiếng Phạn là Karma, Trung Hoa dịch là nghiệp, tiếng việt gọi là hành động tạo tác được lặp đi lặp lại nhiều lần thành thói quen. Nghiệp còn có các tên gọi khác như: tập khí, chủng tử v.v... Đã là thói quen, tất nhiên, nó có thói quen tốt và thói quen xấu. Nói cách khác là nghiệp lành hoặc nghiệp dữ. Động cơ tạo thành thói quen lành, dữ, tốt, xấu là do ba nghiệp: "Thân, Ngữ, Ý". Chính do ba chỗ tạo thành thói quen nầy mà đời sống của chúng ta có những biến đổi xấu, tốt, lành, dữ khác nhau. Nếu tạo thành thói quen tốt thì kết thành quả báo tốt. Ngược lại, nếu chúng ta gây nghiệp xấu ác, thì chúng ta phải lãnh lấy quả báo xấu ác. Phải chịu nhiều điêu đứng thất điên bát đảo như Phật tử đã nói.

 

Thói quen là do chính chúng ta gây ra và nó trở lại có một sức mạnh phi thường (nghiệp lực) lôi cuốn chi phối đời sống của chúng ta. Như thói quen cờ bạc, rượu chè, hút xách, chơi bời đàn điếm v.v... khi những thói quen nầy đã trở thành ghiền nặng rồi thì gây cho ta lắm điều đau khổ hệ lụy. Không những đau khổ cho bản thân mình mà còn gây họa hại cho gia đìnhxã hội nữa. Trong nhà Phật có nêu ra hai loại thói quen: cũ và mới. Thói quenlâu đời (căn bản chủng tử) nó có gốc rễ sâu xa thật khó trừ khó đoạn. Như những thói quen tham, sân, si, mạn, nghi v.v... Những thói quen nầy chúng có một sức mạnh phi thường làm chủ chi phối đời ta. Nếu nghe theo mệnh lệnh của nó sai khiến thì, chúng ta tạo ra vô số nghiệp ác. Từ đó, chúng ta phải bị trầm luân sa đọa thọ khổ.

 

Thói quen mới (tân huân chủng tử) đây là những thói quen do ta bị ảnh hưởng bởi môi trường xã hộichúng ta đang sống. Tục ngữ có câu: "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Nếu ảnh hưởng bởi môi trường tốt thì, chúng ta có những thói quen lành mạnh tốt. Như thói quen đọc sách, thể dục, thể thao, từ thiện, đi chùa, bố thí, cúng dường, lạy Phật, tụng Kinh, niệm Phật v.v... Do chúng ta huân tập những thói quen tốt nầy lâu ngày, nó trở thành có một sức mạnh rất lớn. Chính nó là nguyên động lực thúc đẩy dẫn dắt đời ta đi trên con đường giác ngộ hành thiện. Kết quả nó sẽ mang đến cho ta nhiều điều tốt đẹp trong hiện tạimai sau.

 

Nói tóm lại, nghiệp quả là do chúng ta gây ra và chúng ta phải chịu trách nhiệm nhận lấy, không đổ thừa đổ tháo cho ai cả. "Đã mang lấy nghiệp vào thân, cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa" (Truyện Kiều).

 

Tại sao phải đổ thừa cho nghiệp? Đổ thừa là một căn bệnh phổ thông triền miên của con người. Không ai chịu nhận lấy trách nhiệm về mình. Dù mình gây ra tội lỗi đầy trời nhưng cũng không bao giờ chịu nhận lấy. Thường thì hễ cái gì có lợi, tốt đẹp là cái đó thuộc về mình, còn cái gì xấu xa bất lợi thì đổ thừa cho kẻ khác. Những hành động sai trái khi việc đó xảy ra thì, người ta hay đổ thừa trút hết cho nghiệp. Nếu nhìn hạn cuộc những việc xảy ra trong hiện tại, thì đây quả là một cách chạy tội không dám nhìn nhận cái kết quả do chính hành động bất thiện của mình gây ra. Tuy nhiên, nếu nhìn bằng cặp mắt nhân quả báo ứng xuyên suốt qua ba thời kỳ: quá khứ, hiện tạivị lai thì, chúng ta sẽ có một cách nhìn khác. Trên đời, không có một việc gì xảy ra mà không có cái nguyên nhân của nó. Nếu không có lửa thì làm sao có khói? Nhìn khói là ta biết có lửa. Nhìn quả là ta biết có nhân. Nếu khôngnghiệp nhân thì không bao giờ có nghiệp quả. Không gieo hạt ớt thì làm sao có trái ớt? Đó là nói theo nguyên tắc luật định của nhân quả. Tuy nhiên, nếu nói một cách nghiêm khắc tỉ mỉ hơn thì, chỉ có một hạt ớt đơn thuần không thể nào tạo thành có trái ớt được. Mà nó còn đòi hỏi nhiều yếu tố trợ duyên tốt khác nữa. Bởi nhân quả được đặt định trên chiều thời gian. Cho nên việc đổ thừa cho nghiệp cũng không hẳn là hoàn toàn vô lý. Có những nghiệp nhân gây ra vì trải qua thời gian lâu xa nên chúng ta không biết, nay đến thời điểm chín mùi tất nhiên là ta phải nhận lấy. Duy Biểu học gọi đây là quả Dị thục.

 

Việc đổ thừa cho nghiệp mới nghe qua như là một cách chạy tội, không dám nhận lãnh hành động xấu ác hay nghiệp quả do chính mình gây ra, nhưng xét cho kỹ thì đó là một sự thật. Điều đáng nói và đáng trách ở đây là, những gì mà mình đã gây ra, dám làm thì phải dám chịu, phải can đảm thành thật mà nhận lấy trách nhiệm, quyết không đổ thừa đổ trút cho ai cả. Có thế, thì mình mới ăn năn hối cải và quyết tâm vươn lên làm mới lại cuộc đời. Đó không phải là hành động khiếp nhược mà là hành động dũng mãnh cang cường có ý thức. Không phải đổ thừa cho nghiệp rồi mình buông xuôi tới đâu hay đó. Mà mình có thể chuyển nghiệp xấu thành nghiệp tốt và quyết không đầu hàng buông xuôi theo nghiệp. Không khéo là chúng ta rơi vào chủ thuyết Định mệnh phó mặc cho Định mệnh an bày. Nghiệp, trong đạo Phật không chấp nhận và cho phép chúng ta phải phó mặc buông xuôi như thế.

 

Kính chúc Phật tử hành động sáng suốt theo lý nhân quả để có được một cuộc sống tràn đầy an lạc hạnh phúc.

 

28. Đã giết hại sinh vật nay phóng sanhbù trừ hết tội không?

 

Hỏi:  Kính thưa thầy, nếu như trước kia con đã lỡ giết gà, giết vịt, bây giờ mua chim hay con vật nào đó để phóng sanh. Như vậy có bù đắp hết cái tội mình giết hại sinh vật không? Bởi con nghe có người nói, nếu mình phóng thích một con chim, là trừ một con gà lúc trước mình làm thịt, đỡ tội một con. Người nói như vậy có đúng không? Kính mong thầy hoan hỷ giải đáp cho con hiểu.

 

Đáp: Căn cứ theo luật nhân quả đã có vay tất phải có trả. Tuy nhiên, việc trả quả còn có nặng, nhẹ khác nhau, tùy theo nghiệp nhân mà mình đã gây tạo. Xét về nghiệp sát sanh hại vật, trong Kinh có nêu ra ba cách giết: Tự mình giết hại, hoặc bảo hay xúi giục người khác giết hại, hoặc thấy người khác giết một sinh vật nào đó rồi mình a dua vui theo. Cũng có những trường hợp hoặc là cố sát hay vô tình. Nếu cố tâm sát hại chúng sanh thì phải trả quả báo nặng. Nếu vô tình lỡ gây ra sát hại, vì một hoàn cảnh bất khả kháng nào đó, mà không thể cưỡng lại, thì thọ quả báo nhẹ hơn.

 

Trường hợp của Phật tử như Phật tử đã nói là đã lỡ giết gà, giết vịt, lỡ giết chớ không phải là cố ý giết, theo luật Phật dạy, tội lỗi nầy nhẹ, phải thành tâm sám hối thì sẽ hết tội. Tuy nhiên, việc Phật tử mãi vật phóng sanh là điều rất tốt. Nhưng không phải vì thế mà có thể đền bù lại những tội lỗi giết hại trước kia mà Phật tử đã gây ra. Luật nhân quả không có vấn đề đền bù hay thay thế. Ai ăn nấy no, ai học nấy biết chữ. Ai gây người đó trả. Không ai có thể thay thế hay đền bù cho ai được. Việc phóng sanhPhật tử có phước. Như trên chúng tôi đã có nói rõ về ý nghĩa của việc phóng sanh nầy. Phóng sanh là một hành động tích cực hành thiện phước báo vô lượng. Cứu một mạng sống thì phước không gì bằng. "Dẫu xây chín đợt phù đồ, không bằng làm phước cứu cho một người". Không phải mình phóng thích một con chim mà trừ đi một con gà xưa kia mình đã giết. Con vật nào đều có mạng sống riêng của con vật đó. Không thể thả con nầy mà thay thế tội giết hại con kia. Nếu thế thì luật nhân quả trả vay không công bằng. Còn người nào đó nói như thế là vì họ chưa hiểu rõ luật nhân quả. Nếu vì chưa hiểu thì nên tìm hiểu cho rõ, chớ đừng có nói càng bướng như vậy gây cho người khác hiểu lầm mà phải mang trọng tội! Đây là một trọng tộiphá hoại luật nhân quả. Xưa kia, có một vị Tăng, vì nói sai một câu nói về luật nhân quả mà phải bị đọa năm trăm kiếp làm chồn. Có người hỏi: "Bậc đại tu hành có rơi vào nhân quả không?" Ông trả lời là không rơi vào nhân quả. Do câu trả lời nầy mà Ông phải chịu quả báo đau khổ trải qua thời gian rất lâu xa. Cho nên, chúng ta phải cẩn thận ở nơi lời nói. Điều gì mình chưa biết, chưa hiểu, thì nên cố gắng tìm hiểu học hỏi. Nói sai một ly sẽ đi ngàn dặm. Hại mình đã đành mà còn gây tổn hại cho người khác nữa. Là Phật tử chúng ta nên ý thức cẩn thận và tránh xa điều đó.

 

Tóm lại, việc giết hại sinh vật dù dưới bất cứ hình thức nào cũng đều có tội cả. Tuy nhiên, tùy theo cường độ giết hại do cố tình hay vô tình mà tội lỗi gây ra có nặng nhẹ khác nhau. Nhưng dù nặng hay nhẹ cũng đều là có tội cả. Đã có tội thì phải nên thành tâm sám hối. Tội nặng sẽ chuyển thành tội nhẹ. Còn tội nhẹ, thì sẽ được tiêu trừ. Còn việc phóng sanh đó là có phước. Phước nầy Phật tử sẽ hưởng trong hiện đời và đời sau. Có phước thì hưởng, có tội thì phải trả, không thể cái nầy đền bù thay thế cho cái kia được. Mình gieo xuống đất hạt giống nào thì nó sẽ mọc lên hạt giống đó. Không thể gieo hạt giống cải mà lên hạt ớt được. Nhân nào quả nấy là thế.

 

Kính mong Phật tử ý thức đến luật nhân quảcố gắng gia công hành thiện tích phước làm lợi ích cho mình và người vậy.

 

29. Niệm Phật lớn tiếng và niệm Phật nhỏ tiếng hoặc niệm thầm, công đức có bằng nhau không?

 

Hỏi:  Kính bạch thầy, con có nghe nói mình niệm Phật lớn tiếng thì công đức sẽ nhiều hơn là niệm nhỏ tiếng và niệm Phật nhỏ tiếng thì công đức lại lớn hơn niệm thầm. Con không biết điều nói đó có đúng như vậy không? Kính mong thầy giải đáp cho chúng con hiểu. Thành kính cảm ơn thầy.

 

Đáp: Nếu nói một cách tổng quát thì, niệm Phật bằng cách nào cũng đều có công đức cả. Tuy nhiên, với điều kiệnhành giả phải nhiếp tâm thiết thiệt niệm Phật. Trong Kinh có nêu ra bốn cách niệm Phật: Cao thinh niệm (niệm Phật lớn tiếng), đê thinh niệm (niệm Phật nhỏ tiếng), kim cang niệm (niệm Phật se sẽ ở môi) mặc niệm (niệm Phật thầm ở trong tâm). Bốn cách nầy tùy hành giả linh động uyển chuyển mà có thể thay đổi. Theo kinh nghiệm của chư Tổ thì:

 

- Cách niệm Phật thứ nhứt, là hành giả niệm lớn tiếng lâu thì dễ bị tổn hơi và mau mệt, nhất là người trọng tuổi. Tuy nhiên, nó được cái lợi là dễ trừ được vọng niệm và bệnh hôn trầm ngủ gục. Vì khi niệm lớn tiếng, miệng niệm, tai nghe, chú tâm theo dõi nên nó lấn át được vọng niệm. Vọng niệm khó phát sanh. Đây cũng chỉ là một phương tiện khác nào như lấy đá đè cỏ thôi.

 

- Cách niệm thứ hai, là hành giả niệm Phật nhỏ tiếng. Cách niệm Phật nầy được cái lợi là ít bị tổn hơi và có thể niệm được lâu hơn. Nhưng vọng niệm cũng dễ xen vào.

 

- Cách niệm thứ ba, là hành giả áp dụng kim cang niệm. Nghĩa là chỉ niệm se sẽ ở môi. Cách niệm Phật nầy tuy không bị tổn hơi có thể niệm được lâu mà không cảm thấy mệt mỏi. Thế nhưng, nó có cái bất lợi là dễ bị hôn trầm, tức dễ ngủ gục.

 

- Cách niệm thứ tư, là hành giả chỉ niệm thầm trong tâm. Cách niệm Phật nầy chỉ có tự mình biết và được cái lợi là niệm được trong tất cả thời gian và nơi chốn. Không có hạn cuộc vào bất cứ nơi đâu. Trong tứ oai nghi: đi, đứng, ngồi, nằm đều niệm Phật được cả. Tuy nhiên, cách niệm Phật nầy hành giả phải dụng công tế nhị miên mật lâu ngày mới thành thói quen thuần thục được. Cách niệm Phật nầy, hành giả dễ mau được nhứt tâm hơn. Nhưng nó cũng dễ bị tán loạn lắm. Chỉ cần lơ là xao lãng một chút là vọng tưởng xen vào hoặc phóng tâm. Vì thế hành giả phải chú tâm lắm mới được.

 

Nói tóm lại, bốn cách niệm Phật trên, trong khi ứng dụng thì hành giả có thể tùy nghi linh động mà thay đổi cho thích hợp miễn sao tâm hành giả được an định là tốt.

 

Còn nói niệm Phật lớn tiếng thì có công đức nhiều hơn nhỏ tiếng và nhỏ tiếng thì công đức nhiều hơn niệm thầm v.v... Trước hết, thiết nghĩ, chúng ta cũng nên hiểu công đức là gì? Công đức theo đức Lục Tổ Huệ Năng nói trong Kinh Pháp Bảo Đàn thì, công đức là cái đức bên trong do diệt trừ phiền não mà có. Còn phước đức là cái đức bên ngoài do bố thí cúng dường mà được. Như vậy công đứcphước đức tuy có khác trên hành tướng, nhưng cả hai đều phải tu. Tuy nhiên, công đức bao giờ cũng quan trọng hơn. Mục đích của việc niệm Phật là cốt để tiêu trừ phiền não. Nếu niệm Phậtphiền não không giảm bớt thì đó là niệm sai, không đúng với chủ đích của việc niệm Phật. Như vậy trong lúc hành giả niệm Phật đều có lợi cả hai: "Công đức và phước đức". Công đức là nhờ chú tâm vào câu hiệu Phật mà vọng niệm phiền não không phát sanh. Phước đức là do ba nghiệp thân, miệng, ý, trong lúc niệm Phật được thanh tịnh mà có. Như vậy, niệm Phật bằng cách nào mà phiền não vơi đi, tâm hành giả được an định sáng suốt thì, đó là hành giả niệm Phật đúng cách. Còn nếu bảo niệm Phật lớn tiếng thì có công đức nhiều hơn các cách kia, theo tôi, người nói như thế thì không được đúng lắm. không biết họ căn cứ vào đâu mà nói như thế? Tuy  trong Kinh có nói, niệm Phật lớn tiếng có mười công đức, nhưng không có nói là công đức nhiều hơn các cách niệm Phật khác. Không lẽ do niệm lớn tiếng bị hao hơi phí sức là có công đức nhiều hơn sao? Nếu niệm Phật lớn tiếng mà trong tâm thì nhớ nghĩ lung tung, không dính dáng gì đến câu hiệu Phật đang niệm cả, thử hỏi niệm như thế, có được công đức gì không? Vì niệm bằng cái tâm tán loạn thì công đức ở chỗ nào? Còn nếu niệm nhỏ tiếng hay niệm thầm mà hành giả được nhiếp tâm an định, vọng niệm không phát sanh, như vậy là công đức ít hơn niệm lớn tiếng chăng?

 

Tóm lại, niệm Phậtcông đức nhiều hay ít, là do ở nơi tâm của hành giả có được an định hay không an định. Nếu hành giả chí thành tha thiết niệm Phật thì dù niệm bằng cách nào cũng đều có công đứcphước đức cả. Tuy nhiên, như trên đã nói, niệm Phật lớn tiếng thì được cái lợi là dễ trừ được vọng niệm và ít bị hôn trầm. Công đức là ở chỗ đó. Nhưng không phải ai niệm Phật lớn tiếng cũng được như vậy hết đâu. Điều nầy, còn tùy mỗi hành giả do chỗ dụng công tu hành tinh tấn hoặc giải đãi, chánh niệm hoặc thất niệm ... mà có ra sự khác biệt.

 

Kính chúc Phật tử luôn được dồi dào sức khỏe, tinh cần niệm Phật mau được thành tựu nhứt tâm bất loạn.

 

30. Vì bảo vệ sức khỏe nên phải dùng thuốc giết chuột như thế có tội không?

 

Hỏi:  Bạch thầy, nhà con có một con chuột, hằng đêm nó chạy sục sạo con không ngủ được. Và vì muốn bảo vệ sức khỏe chung cho gia đình, con sợ nó bò vô đồ ăn, nên con mua thuốc để cho nó ăn. Nếu nó chết, con có bị phạm tội sát sanh không? Mong thầy giải đáp cho con được rõ, con rất lo sợ. Con xin cảm niệm ơn thầy.

 

Đáp: Sống ở đời thật khó bảo vệ được lưỡng toàn lợi lạc cho cả hai. Mọi sinh hoạt cho nhu cầu sự sống, tất cả cũng chỉ vì mình. Cái gì có lợi cho mình thì được. Hễ mình được thì kẻ khác phải mất. Mình thắng thì người khác phải thua. Khôn sống dại chết, mạnh được yếu thua. Đó là luật tắc của sự sống xưa nay. Nói thế, để thấy rằng, vì muốn bảo vệ sức khỏe cho Phật tửgia đình, nên Phật tử phải mua thuốc chuột để thuốc cho nó chết. Phật tử hỏi như thế có phạm tội sát sanh không? Đã giết một sinh vật bằng cái tâm cố sát thì thử hỏi làm sao tránh khỏi tội báo? Nếu Phật tử hành động như thế, thì phải chấp nhận tội lỗi quả báo. Theo luật nhân quả đã có vay thì phải có trả. Đã giết một mạng sống, dù mạng sống đó nhỏ như con chuột cũng phải trả quả mà thôi. Bởi muôn loài dù lớn hay nhỏ tất cả cũng đều có mạng sống và quý trọng mạng sống như nhau. Chính vì thế, nên trong năm giới cấm Phật chế cho người Phật tử tại gia giữ gìn thì, giới không sát sanh hại vật là đứng đầu. Năm giới cấm còn được gọi là năm nguyên lý đạo đức nhân bản của con người. Tôn trọngbảo vệ sự sống đó là theo lẽ công bằng. Mỗi loài tuy có mỗi nghiệp thức khác nhau, nhưng không có loài nào mà không ham sống sợ chết. Suy bụng ta ra bụng người, mình biết ham sống thì người khác hay loài vật khác cũng đều như thế. Vì bảo vệ cung phụng sự sống của mình nên người ta không chút từ tâm nỡ ra tay giết hại các loài động vật khác để ăn. Nhưng người ta quên rằng: "Ngỡ rằng ngon miệng béo thân, nào ngờ oan nghiệt xoay vần trả vay".

 

Trở lại vấn đề trên, Phật tử rất lo sợ hành động giết con chuột sẽ bị trả quả báo. Khi đã giết, Phật tử dù có lo sợ thì quả báo cũng không thể tránh khỏi. Nếu Phật tử đã hối hận việc sát hại của mình, thì không có cách nào hơn là Phật tử phải thành tâm sám hối. Đồng thời Phật tử có làm được công đức hay phước đức gì thì nên hồi hướng cầu nguyện cho nó chóng được siêu thoát. Việc làm nầy Phật tử vừa có thêm lợi lạc cho mình và cũng vừa lợi lạc cho những sinh linh mà mình đã giết hại. Hơn là Phật tử cứ mãi băn khoăn lo sợ thì thử hỏi có được lợi ích gì? Thay vì lo sợ Phật tử nên cố gắng tích cực hành thiện như bố thí hay mãi vật phóng sanh thì Phật tử sẽ được lợi lạc có thêm nhiều phước đức hơn. Mình giết một con vật mà cứu sống được nhiều con vật, thì những con vật đó đội ơn lòng tốt của Phật tử biết bao.

 

Lần sau, tôi xin đề nghị với Phật tử thay vì thuốc nó chết, thì mình có thể mua một loại thuốc nào đó mà khi chúng nó nghe mùi thuốc chịu không nổi chúng nó phải bỏ đi chỗ khác thôi. Như vậy là Phật tử tránh được cái tội sát hại sinh vật vậy.

 

Kính chúc Phật tửgia đình luôn có được niềm an vui hạnh phúc trong cuộc sống.

 

31. Sự tôn thờ khác tôn giáo trong nhà có nên không?

 

Hỏi:  Kính bạch thầy, con có một thắc mắc ưu tư mà lâu nay con cảm thấy hơi khó chịu. Vì trong gia đình con có sự khác biệt tôn giáo, có người theo đạo Công giáo, có người theo Phật giáo và có người chỉ biết thờ cúng ông bà, họ nói là theo đạo ông bà. Vì lý do đó, nên trong nhà có nhiều bàn thờ khác nhau. Con thì thờ Phật, người nhà của con thì thờ đức Mẹ. Nghĩa là hai bàn thờ khác nhau. Nhưng không hiểu sao có người đến nhà con, thì họ nói không nên thờ như thế. Vì không thể thờ hai vị giáo chủ như vậy được, tức là có hai giáo hội tương phản nhau. Vì thế, nên con rất băn khoăn thắc mắc không biết thờ như vậy có đúng không? Và có lỗi gì sai trái không? Kính xin thầy cho con ý kiến làm thế nào mới đúng.

 

Đáp:  Trước hết xin được minh định chánh danh. Tôi xin đề nghị với Phật tử không nên dùng hai chữ "Công giáo" mà nên dùng từ ngữ Thiên Chúa giáo hay Gia Tô giáo hoặc Ky Tô giáo thì có lẽ đúng hơn. Bởi hai chữ Công giáo chỉ thấy phát nguyên từ thời chế độ Đệ nhất cộng hòa do Ông Ngô Đình Diệm cai trị mới sử dụng. Vì Ông cho rằng, chỉ có đạo Thiên Chúa mới là tôn giáo chung cho mọi người. Điều nầy là trái với truyền thống của các tôn giáo hoặc đạo giáo có mặt lâu đời khác trên đất nước Việt Nam, nhất là truyền thống lâu đời của đạo Phật. Lịch sử đã chứng minh cho chúng ta thấy rất rõ điều đó. Gọi như thế là không tôn trọng truyền thống của các tôn giáo khác.

 

Sự khác biệt tôn giáo trong gia đình, đó là chuyện bình thường không có gì đáng nói. Đó là quyền tự do chọn lựa theo niềm tin của mỗi người. Điều quan trọng đáng nói ở đây là, những người khác tín ngưỡng tôn giáo ở trong một gia đình như Phật tử đã nói, có được hòa thuận, yêu thương, cảm thôngtôn trọng niềm tin tôn giáo cùng việc thờ cúng với nhau hay không? Và việc thờ cúng trong nhà có gì lấn cấn xảy ra không tốt đẹp hay không? Nếu như những việc nầy không có xảy ra thì Phật tử đâu cần phải quan tâm đến những gì mà người khác đã nói. Có thể những người thân trong gia đình của Phật tử vì một hoàn cảnh hay lý do đặc biệt nào đó nên mới có việc tin theothờ phụng như thế. Chỉ vì Phật tử không muốn nói rõ ra đó thôi. Còn việc người nào đó nói như thế, đó là theo quan niệm khách quan của họ. Vì họ thấy Phật tử thờ cúng như vậy có hơi lạ mắt. Thật ra, vì chúng ta còn sống trong vòng nghiệp thức tương đối, nên cái nhìn của chúng ta còn bị hạn cuộc cục bộ trong sự phân biệt hình tướng khác nhau. Mỗi tôn giáo tuy có khác biệt về một số lễ nghi hình thức cũng như phẩm chất và phương tiện hành trì, nhưng luận đến chỗ cứu cánh thì không có gì sai khác. Phật hay Chúa gì cũng cùng có chung một bản thể mà thôi. Điều quan trọng, là sự khác biệt đó trong gia đình của Phật tử có gì tranh cãi hơn thua chấp nhứt với nhau không? Nếu có, thì điều đó không nên. Đừng vì niềm tin của mình mà công kích chê bai niềm tin của kẻ khác. Đã thế, thì Phật và Chúa nhìn thấy cảnh tượng đó chắc chắn là các Ngài cảm thấy xót xa đau lòng lắm! Ngược lại, nếu mọi việc đều êm xuôi diễn tiến tốt đẹp, theo tôi, thì Phật tử không có gì phải bận tâm băn khoăn thắc mắc cả. Điều quan trọng là ở nơi mình và gia đình mình chớ không phải ở nơi người khác. Tại sao mình phải quan tâm đến người khác nói mà không chịu nhìn lại mình? Nếu mình xét thấy không có gì sai trái lỗi lầm thì thôi.

 

Tóm lại, việc thờ phụng của Phật tử cũng không có gì lỗi lầm sai trái. Chỉ sai trái là đừng vì chỗ khác niềm tin hay thờ cúng mà gây ra sự bất hòa cãi vã tranh chấp với nhau làm mất đi tình thân thương hòa khí thuận thảo trong gia đình. Đó là điều nên tránh đừng để cho sự việc đó xảy ra không tốt đẹp. Mọi người cần phải tôn trọng niềm tin và việc thờ cúng với nhau, vì đó là tín ngưỡng thiêng liêng của mỗi người vậy.

 

Kính chúc Phật tử luôn sống trong tinh thần Phật dạy giữ sự hòa khí yêu thương, thông cảmhỷ xả, vạn sự đều an lành tốt đẹp.

 

32. Niệm Phật và trì thêm chú cũng như quỳ lạy Phật có lỗi không?

 

Hỏi:  Kính bạch thầy, trong nhà con có thờ Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di ĐàBồ Tát Quan Thế Âm. Mỗi sáng con tụng kinh niệm Phật, sau nầy con có niệm thêm chú của Phật Dược Sư để cầu cho tiêu trừ bệnh tật. Bạch thầy như thế có được không? Chân và tim con đau, nên con chỉ quỳ lạy Phật có được không? Đồng thời, lúc nào chân đau nhiều thì con đứng lên đi kinh hành ở ngoài vườn và chỉ niệm Phật nhỏ tiếng, như thế có được không? Kính mong thầy từ bi chỉ dạy cho con làm sao mới đúng?

 

Đáp: Việc tụng kinh, niệm Phật của Phật tử như thế là điều rất tốt, tôi xin hết lòng tùy hỷ tán dương công đức. Phật tử nói, sau nầy Phật tử có trì thêm Chú Dược Sư để nguyện cầu tiêu trừ tật bệnh, điều đó cũng không có gì là sai trái. Tụng kinh, niệm Phật, trì Chú, đó là điều căn bản mà bất cứ người Phật tử nào thiết tha trong việc tu hành cũng đều phải hành trì. Tuy nhiên, theo lời Phật Tổ dạy, trong khi tu tập, chúng ta nên chọn cho mình một pháp môn chánh để hành trì. Vì có chuyên nhất thì tâm ta mới dễ được an định hơn. Như Phật tử chọn niệm danh hiệu Phật A Di Đà là phần chánh yếu, còn tụng kinh hay trì chú chỉ là phần phụ thuộc. Thường thì Phật tử chúng ta phần nhiều là  tạp tu hơn là chuyên tu. Tạp tupháp môn nào cũng tu hết. Thiền, Tịnh, luật, mật, giáo v.v... đều tu cả. Như niệm Phật cũng muốn niệm nhiều danh hiệu Phật. Vì Phật tử nghĩ rằng niệm nhiều vị Phật thì được phước nhiều. Do đó, mà sự tu tập của chúng ta khó đạt được kết quả mau chóng.

 

 Theo lời Phật Tổ dạy, chỉ cần niệm một câu danh hiệu Phật A Di Đà là tóm thâu đầy đủ tất cả. Bởi danh hiệu Phật A Di Đà còn có nghĩa là Vô lượng công đức. Người đời thường nói: "Nhất nghệ tinh nhất thân vinh". Chỉ cần chuyên làm một nghề thì nó mới tinh thuần xuất sắc và đạt hiệu quả cao. Còn làm nhiều nghề quá thì vừa cực thân xác mà kết quả cũng chẳng đạt là bao. Vì vậy, muốn đạt được kết quả cao, thì Phật Tổ khuyên chúng ta nên chọn cho mình một pháp môn tu tập thuần nhất không tạp, tùy theo căn cơ trình độ sở thích của mình mà chuyên hành trì. Bởi chúng sanh có nhiều căn cơ chủng tánh khác nhau, nên Phật mới nói ra có nhiều pháp môn sai biệt. Nhưng pháp môn nào cũng nhắm thẳng đến tiêu đích giác ngộgiải thoát cả. Đó là một lộ trình duy nhất mà tất cả hành giả tu Phật đều phải trải qua.  

 

Trở lại câu hỏi của Phật tử, Phật tử hỏi: Mỗi sáng Phật tử tụng Kinh niệm Phật, sau nầy Phật tử có niệm thêm Chú Dược Sư để cầu cho tiêu trừ bệnh tật, như thế có được không?

 

Xin thưa ngay là được, không có gì sai trái. Phật tử cứ yên tâm mà nỗ lực hành trì. Tuy nhiên, tôi thành thật khuyên Phật tử nên ý thứcnhận định cho thật rõ: việc cầu nguyện Phật lực gia hộ, cho được tiêu trừ tật bệnh, đó là điều rất tốt nên làm. Thế nhưng, không phải vì sự cầu nguyện đó mà Phật tử sanh tâm ỷ lại hoàn toàn ở nơi Phật và Bồ tát gia hộ. Bởi Phật, Bồ tát chỉ gia trì khi nào mình phải hết lòng thành tâm tha thiết tu niệm. Bệnh tật là kết quả do nghiệp nhân sát sanh hại vật của mình trong nhiều đời hoặc hiện đời mà ra. Do đó nên hôm nay mình mới nhận lấy quả báo bệnh tật khổ đau. Tùy theo nghiệp nhân sát hại nặng nhẹ mà trả cái quả báo nặng nhẹ khác nhau. Nhẹ thì sám hối mau hết tội, còn nặng thì phải trả quả báo nặng hơn. Nếu mình biết sám hối, tu hành tạo thêm nhiều phước đức thì sẽ chuyển nghiệp báo nặng thành nghiệp báo nhẹ. Nhưng dù nặng hay nhẹ gì cũng đều phải trả. Đó là luật nhân quả báo ứng rất công bằng một mảy may không hề sai chạy.

 

 Có người tụng Kinh, niệm Phật không phải để dứt trừ phiền não, mau được giải thoát, mà họ chỉ muốn van xin cầu khẩn Phật, Bồ tát ban cho họ cái nầy cái kia. Nếu họ được toại nguyện, thì họ cho Phật, Bồ tát rất linh thiêng, bằng trái lại, thì họ cho các Ngài là không linh. Đó là một quan niệm rất sai lầm mà người Phật tử nên tránh. Thay vì tụng Kinh, niệm Phật, trì Chú để cho tâm ta được an định thì chúng ta lại mong cầu đòi hỏi Phật Bồ tát ban cho đủ thứ.  Phật và Bồ tát các Ngài cũng phải nỗ lực chuyên cần tu tập trải qua nhiều gian khổ mới được thành tựu như thế. Chớ các Ngài đâu phải nhờ ai ban cho mà được đâu. Người Phật tử chơn chánh phải có quan niệm và đặt định niềm tin đúng đắn. Tu hành không nên hoàn toàn ỷ lại vào tha nhân, dù đó là Phật hay Bồ tát cũng thế. Tự lực là chánh mà tha lực là phụ. Phải có tự lực mới nhờ tha lực. Tha lực chỉ là phần trợ duyên giúp sức cho mình phần nào thôi. Cũng như mình phải hết lòng tha thiết niệm Phật, khi lâm chung thì Phật và Bồ tát mới tiếp rước mình. Tâm mình có an định thì mới cảm ứng đến tâm Phật.

 

Sự tu hành, niệm Phật cần nhứt là chúng ta phải lập chí bền tâm. Phải có lập trường kiên định dũng mãnh. Nếu Phật tửsức khỏe đau yếu, thì khi hành lễ nên tuỳ nghi linh động. Trường hợp Phật tử bị suy tim và chân yếu, đứng lên lạy xuống cảm thấy mệt mỏi đau nhức khó khăn, thì Phật tử quỳ lạy cũng không sao. Lễ nghi hình thức tuy là sự tướng bên ngoài nhưng nó cũng rất quan trọng. Nếu chúng ta chưa được thấy tánh, thì chớ nên khinh thường sự tướng. Người tu hành Sự và Lý phải dung thông, không nên ngăn trệ một bên. Đối với căn cơ trình độnghiệp chướng sâu dày của chúng ta, thì chúng ta nên giữ phần sự tướng để tu trì. Như tụng Kinh, trì Chú, lễ bái, niệm Phật v.v... chúng ta phải gia công nỗ lực hành trì. Tuy nhiên, như trên đã nói, chúng ta cần chọn cho mình một pháp môn tu thích hợp để ngày đêm gia công chuyên tâm tu tập. Nhờ đó mà nghiệp chướng chóng tiêu trừ và chóng mau được giác ngộgiải thoát.

 

Điều quan trọng là trong khi hành trì, chúng ta không nên quá câu nệ vào hình thức mà phải khéo léo uyển chuyển linh động sao cho phù hợp với sức khỏehoàn cảnh của mình. Trong khi hành lễ Phật tử cũng cần nên thay đổi những động tác: đi, đứng, quỳ và ngồi cho thích hợp. Việc đi kinh hànhniệm Phật nhỏ tiếng của Phật tử đó là điều rất tốt. Như đã nói, tùy theo sức khỏe của Phật tửlinh động thay đổi không có gì lỗi lầm sai trái cả. Trong bốn động tác kể trên, Phật tử tùy nghi mà thay đổi. Điều quan trọng trong khi hành lễtâm hành giả phải có an lạc, thoải mái, nếu không thì sự thật hành của chúng ta sẽ không đạt được kết quả như ý muốn.

 

Kính chúc Phật tử thân tâm thường an lạc, đạo niệm tinh chuyên, chóng viên thành Phật quả.

 

33. Thờ Phật và treo tượng Phật trong phòng ngủ có được không?

 

Hỏi:  Kính bạch thầy, con có một vài điều thắc mắc, kính xin thầy hoan hỷ giải đáp dùm con.

1. Có người nói, mình thờ Phật trong phòng ngủ thì dù cho niệm Phật có đúng cách đi nữa cũng không được vãng sanh. Không biết có đúng như vậy không?

2. Trong phòng khách nhà con có thờ Phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát, Địa Tạng Vương, Di Lặc và Phật Dược Sư, HT Tuyên Hóa, từ trái sang phải thứ tự như vậy. Không biết thờ như thế có sai trái gì không?

3. Vì ở phòng khách người nhà và khách tới lui sinh hoạt ồn ào, con không thể tụng niệm an tịnh được, nên con có thiết lập một bàn thờ khác nữa trong phòng ngủ, con hành trì tụng niệm lễ bái rất yên tịnh. Trong phòng ngủ của con có phòng tắm và chỗ thay đồ riêng biệt. Như vậy con có cái lỗi bất kính với Phật không?

4. Con rất thích chiêm ngưỡng hình tượng Phật, Bồ tát, nên trên đầu giường con ngủ có treo các hình tượng Phật và Bồ Tát để con chiêm ngưỡng, không biết như vậy có lỗi lầm gì không?

Con kính xin thầy giải đáp cho con được rõ những điều mà con đã nêu trên. Thành kính cảm ơn thầy nhiều.

 

Đáp: Phật tử đã nêu ra bốn câu hỏi, chúng tôi xin được lần lượt giải đáp qua từng câu hỏi một như sau:

 

1. Trong phòng ngủ mà mình thờ Phật, điều nầy theo các bậc Cổ Đức dạy thì không nên. Lý do, đã nói là phòng ngủ tất nhiên là không được thanh tịnh rồi. Cho nên, khi thờ Phậtchúng ta phải thiết trí một nơi thích hợp thật trang nghiêm thanh tịnh. Tổ Ấn Quang thường răn nhắc, người tu hành phải hết lòng cung kính đối với các bậc Hiền Thánh. Đối với chư Phật và Bồ tát, chúng ta phải hết sức cung kính. Càng cung kính thì ta càng tăng thêm phước đức. Còn tỏ ra khinh thường các Ngài thì chúng ta mang tội rất nặng. Chớ cho là những cốt tượng Phật, giấy mà ta không kính trọng. Bởi đó là những hình tượng tiêu biểu qua những công hạnh đức độ cao tột mà người ta tạc tượng tôn thờ. Vì thế, là Phật tử chúng ta phải hết lòng quy hướng tôn kính các Ngài.

 

Người nào đó cho rằng, nếu mình thờ Phật trong phòng ngủ dù mình niệm Phật có đúng cách đi chăng nữa, thì cũng không được vãng sanh. Lời nói nầy hoàn toàn là không hợp lý. Bởi việc thờ Phật và việc niệm Phật là hai việc khác nhau. Việc thờ Phậthình thức bên ngoài để chúng ta nương đó mà chiêm ngưỡng hành trì lễ bái. Bởi khi nhìn thấy tượng Phật tướng hảo quang minh, nụ cười hoan hỷ của các Ngài lòng ta cảm thấy an vui thanh thoát nhẹ nhàng, bao nhiêu phiền não đều tiêu tan như mây khói. Tuy nhiên, chỉ trong giây phút đó thôi, chớ không phải suốt cả đời. Đó là nhờ tác động ảnh hưởng bởi tấm lòng quý kính thiết tha của ta đối với chư Phật và Bồ tát. Phật bên ngoài chỉ có tác dụng trợ duyên nhằm để thức nhắc cho Phật tâm của chúng ta sống dậy. Bởi trong tâm ta cũng sẵn có ông Phật và chính ông Phật nầy mới là ông Phật thiệt. Còn ông Phật bên ngoài chỉ là giả tướng, tuy là giả tướng nhưng nếu không có các Ngài đánh thức thì làm sao chúng ta biết được mình sẵn có ông Phật thiệt. 

 

Còn niệm Phật là cốt để diệt trừ phiền não và để thành Phật như các Ngài. Niệm Phật là niệm ở nơi tâm. Chớ không phải niệm ở nơi cốt tượng. Vì tâm và Phật đâu có sai khác. Phật thành Phật là thành ở nơi tâm, ngoài tâm không có Phật. Vì vậy nên khi ta nhiếp tâm thành ý niệm Phật, lâu ngày thuần thục, cho đến khi tâm ta được thuần nhứt, không niệm mà vẫn tự niệm, được vậy, thì lo gì mà không được vãng sanh về Cực lạc. Hai chữ vãng sanh, chúng ta chớ có hiểu lầm. Thường khi nói đến vãng sanh thì người ta nghĩ ngay đến vãng sanh về Cực lạc. Hiểu thế, thì chưa được đúng lắm. Bởi sau khi lâm chung, ai cũng phải vãng sanh cả. Nhưng còn phải tùy nghiệp mà vãng sanh. Vãng là qua, sanh là sanh ra. Có thể ta sanh ra nhiều cảnh giới khác. Tùy nghiệp nhân mà có ra nghiệp quả. Nhân không niệm Phật thì làm sao vãng sanh về Cực lạc? Nếu muốn vãng sanh về Cực lạc, thì hành giả phải thiết thiệt niệm Phật như đã nói. Thành ra nói cho đủ là phải nói vãng sanh về Cực lạc. Nếu Phật tử niệm Phật đúng cách như lời Phật Tổ dạy thì chắc chắn Phật tử sẽ được vãng sanh về Cực lạc. Không phải vì thờ Phật trong phòng ngủ mà không được vãng sanh về Cực lạc như người đó nói.

 

2. Phật tử thờ như thế, đối với chư Phật và Bồ tát ngang nhau thì không sao, nhưng thờ Hòa thượng Tuyên Hóa ngang hàng với Phật và Bồ tát, tôi nghĩ là không được đúng lắm. Đối với HT Tuyên Hóa tuy ngài là một bậc chơn tu, nhưng ngài không thể so với Phật và Bồ tát được. Nếu thờ đúng cách, thì Phật tử nên thờ HT Tuyên Hóa ở tầng thấp hơn Phật và Bồ tát. Bởi chư Tổ người ta không thể thờ ngang hàng với chư Phật và Bồ tát được.

 

Nhân đây, tôi xin nói rõ hơn về vấn đề nầy để Phật tử hiểu thêm. Theo như Phật tử nói, thì cách thờ PhậtBồ tát của Phật tử tuy không có sai trái, nhưng phải nói là hơi nhiều. Thật ra mình chỉ thờ một hay hai tượng PhậtBồ tát là đủ rồi. Tùy theo người tu theo pháp môn nào thì người ta thờ vị Phật hay Bồ tát đó cho thích hợp. Như người tu Thiền, thì người ta chỉ thờ duy nhất một hình tượng Phật Thích Ca Mâu Ni mà thôi. Còn người tu theo pháp môn Tịnh độ, thì chỉ thờ tượng Phật A Di Đà, hoặc không thì thờ tượng Tam Thánh (Di Đà, Quan Âm, Thế Chí)  hay thờ thêm thánh tượng Quan Âm. Vì Phật tửtại gia thờ như thế là đủ rồi.

 

 Phần nhiều Phật tử chúng ta tuy tu nhưng vẫn còn có lòng tham rất lớn. Ngay như thờ Phật, Bồ tát cũng muốn thờ cho nhiều. Vì thờ một vị không đủ sức gia trì cho mình được toại nguyện những gì mà mình mong muốn. Như thờ Phật Thích Ca là vì nghĩ đến công ơn giáo hóa của Ngài. Thờ Phật Di Đà là muốn sau khi lâm chung được Ngài tiếp dẫn về thế giới Cực lạc của Ngài. Thờ Bồ Tát Quan Thế Âm là để Ngài cứu khổ cứu nạn. Thờ Phật Dược Sư là để Ngài gia hộ cho mình khỏi bị bệnh tật đau yếu. Thờ Ngài Địa Tạng nếu lỡ có bị sa đọa vào địa ngục, thì có Ngài đến dẫn dắt ra khỏi chốn u minh ngục hình. Có người còn muốn thỉnh nhiều vị thờ thêm nữa, nhưng vì bàn thờ có hạn và khung cảnh chật chội. Chớ nếu không, thì có bao nhiêu vị đều thỉnh về nhà thờ hết. Đó là tâm lý thường tình của chúng ta. Thật ra, tâm lý đó cũng tốt, nhưng không cần thiết phải thờ nhiều vị như thế. Thờ một vị Phật là thờ tất cả chư Phật. Nhưng người ta lại không thích như vậy. Có người không những thờ nhiều vị Phật, Bồ tát không thôi, mà còn thờ luôn cả các vị thần linh khác. Nào là Thần tài, Thổ địa, Chúa tiên, Chúa sứ v.v... Vì chưa hiểu ý nghĩa của việc thờ Phật nên mới xảy ra tình trạng thờ nhiều như thế.

 

3. Như trên đã nói việc thờ Phật trong phòng ngủ là điều không nên, vì đó không phải là chỗ để mình tôn thờ. Dù cho có phòng tắm hay phòng vệ sinh riêng biệt gì đi nữa, mà thờ Phật hay Bồ tát trong phòng ngủ của mình là điều bất kính. Đã gọi là thờ thì phải thờ nơi chỗ trang nghiêmthanh tịnh. Trong phòng ngủ có thể mình treo một ảnh tượng Phật giấy lồng trong khuôn kiếng rồi treo lên nơi chỗ thích hợp thì có thể được, nhưng với điều kiện là phải độc thân. Nếu như vợ chồng ngủ chung một phòng thì cũng không nên, dù treo hình tượng bất cứ nơi đâu trong phòng ngủ. Nếu trong nhà chưa có chỗ nơi thuận tiện để thiết lập bàn thờ, thì tôi đề nghị với Phật tử tạm thời vẫn thờ Phật ở phòng khách. Những lúc Phật tử niệm Phật thì ngồi niệm Phật trong phòng ngủ cũng được, nhưng khi tụng niệm cho có trang nghiêm thì Phật tử tụng kinh lễ bái nơi thờ Phật ở phòng khách. Phật tử có thể linh động sắp xếp giờ giấc sao cho thích hợp, mà không gây ra làm phiền người khác trong gia đình. Điều nầy nên tìm cách thương lượng và khéo sắp xếp với người nhà để Phật tử có thể hành trì theo tâm nguyện của mình.

 

4. Điều nầy, tôi đã nói ở phần trên. Nếu Phật tử chỉ ở một mình trong căn phòng thì không có gì trở ngại cả. Phật tử cứ treo hình tượng Phật hoặc Bồ tát trong phòng nơi nào mà Phật tử cảm thấy thích hợp nhứt. Mục đích là để Phật tử tiện bề chiêm ngưỡng, quán tưởng điều đó không có gì là sai trái lỗi lầm cả.

 

Kính chúc Phật tử luôn được an khỏe để tinh tấn niệm Phật tu hành cầu sanh Tịnh độ.

 

34. Không hiểu sao có chùa lại thờ thần tài?

 

Hỏi:  Kính bạch thầy, thường thì trong các chùa chỉ thờ PhậtBồ Tát hoặc chư long thiên hộ pháp, chớ đâu có thờ thần tài thổ địa. Tuy nhiên, con thấy có chùa lại thờ ông thần tài, không hiểu tại sao lại thờ như thế? Kính xin thầy làm ơn giải thích cho con rõ. Cảm ơn thầy.

 

Đáp: Vần đề thờ thần tàithổ địa, thì tôi đã có trả lời trong những câu hỏi ở trong 100 Câu Hỏi Phật Pháp tập một. Ở đây tôi không muốn lặp lại nhiều. Nếu Phật tử muốn biết rõ hơn về vấn đề thờ cúng nầy thì nên đọc lại quyển sách đó. Phật tử hỏi: "Tại sao có chùa lại thờ ông thần tài như thế?" Vấn đề nầy, thưa thật, từ trước tới nay tôi chưa thấy chùa nào mà thờ như thế cả. Lần đầu tiên, tôi mới nghe Phật tử hỏi về vấn đề nầy.

 

Nhân đây, tôi cũng xin thưa rõ để Phật tử khỏi phải lầm nhận. Vấn đề niềm tin, tôi luôn tôn trọng niềm tin của mỗi người. Vì mỗi người có mỗi quan niệm xây dựng niềm tin khác nhau. Tuy nhiên, dù bất cứ niềm tin nào mà không phù hợp với chân lý thì niềm tin đó không được gọi là Chánh tín. Việc thờ thần tài hay các vị thần nào khác đó là theo tập tục tín ngưỡng của dân gian. Rải rác trong các kinh điển của Phật giáo, đôi khi cũng có đề cập đến các vị thần. Như Kinh Địa Tạng cũng có nêu ra rất nhiều vị thần. Tuy nhiên, theo Phật giáo, quỷ thần cũng là một trong nhiều loài chúng sanh. Cho nên Phật dạy người Phật tử không được quy y với các vị quỷ thần. Người Phật tử sau khi quy y Tam bảo, trong nhà chỉ nên thiết lập một bàn thờ Phật và nếu có thờ thêm thì cũng chỉ thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ mà thôi. Ngoài ra không nên thờ bất cứ vị thần nào khác. Vì thờ như thế là trái với lời Phật, Tổ đã dạy. Đã chống trái, tất nhiên là mình đã có lỗi rồi. Nêu ra như thế để chúng ta thấy rằng, đối với người Phật tử tại giaPhật Tổ còn không cho thờ thần như thế, nói chi đến trong chùa.

 

Nếu quả thật có chùa nào đó thờ thần tài hay thổ địa như Phật tử đã nói thì, tôi xin thưa một cách khẳng quyết rằng, việc thờ đó là hoàn toàn sai lầm trái với kinh điển Phật dạy.

 

Thần tài là gì mà phải thờ? Có ai thấy thần tài chưa? Gốc gác của thần tài ra sao? Là người Phật tử chơn chánh khi tôn thờ một vị nào, ít nhất chúng ta cũng phải tìm hiểu về căn nguyên lai lịch xuất xứ của vị đó. Sở dĩ chúng ta thờ Phật, Bồ tát, hay các vị long thiên hộ pháp, không phải chỉ vì nghe đến oai danh uy nghiêm thần lực của các Ngài mà ta tôn thờ. Trước khi thờ vị nào chúng ta cũng cần phải biết rõ lịch sử lai lịch nguồn gốc của vị đó. Vị đó có liên quan và giúp ích lợi lạc thực tế gì cho đời sống con người. Nói rộng ra là cho tất cả chúng sinh. Đối với những vị có công ân sâu rộng lớn lao hy hiến cả cuộc đời để phụng sự làm lợi ích cho nhân quần xã hội, thì những vị đó quả đáng cho chúng ta kính cẩn quy hướng tôn thờ. Như chư Phật, chư Tổ và các bậc tiền bối tổ tiên ông bà cha mẹ v.v... Còn thần tài ta chỉ nghe tên thôi chớ chưa bao giờ biết rõ nguồn gốc lai lịch chi cả, thế mà ta vẫn thờ là sao? Nếu bảo rằng chùa nào đó mà thờ vị thần tài là chùa đó còn muốn ham phô trương làm giàu. Có nghĩa là muốn cho thần tài ủng hộ để cho mọi người đến cúng dường tiền bạc thật nhiều. Nếu chùa nào mà còn có quan niệm thờ như thế, thì tôi thành thật khuyên Phật tử nên lánh xa chùa đó. Vì chùa đó không phải tu hành theo Phật giáo vậy. Theo tôi, thì Phật tử nên kiểm chứng lại cho thật kỹ. Có đôi khi Phật tử lại lầm nhận hình tượng của Bồ Tát Di Lặc mà tưởng là Thần tài. Bởi hai hình tượng có đôi nét hơi giống nhau, nhất là phần bụng phệ. Tôi nghĩ, không có chùa nào mà lại thờ vị Thần tài cả.

 

Kính chúc Phật tử có đầy đủ trí huệ sáng suốt để phân biệt rõ chánh tà chân ngụy và luôn sống đúng theo Chánh pháp Phật dạy. 

 

35. Thọ giới Bồ tát có cần ăn trường chay không?

 

Hỏi:  Kính thưa thầy, con có ý muốn thọ giới Bồ tát, nhưng con nghe có người nói, thọ giới Bồ tát phải ăn chay trường, riêng con thú thật, vì lý do sức khỏe và công việc, nên chưa thể ăn chay trường được. Vậy xin hỏi con có thể thọ giới Bồ tát được không? Kính xin thầy cho con lời giải đáp.

 

Đáp: Vấn đề ăn chay, ăn mặn và sự lợi ích cũng như tai hại của nó, tôi cũng đã có trả lời qua một vài câu hỏi có liên quan đến vấn đề nầy. Tuy nhiên, riêng về câu hỏi của Phật tử, Phật tử chỉ nghe người ta nói, chớ không có cơ sở luận cứ chắc chắn. Đã nghe người khác nói thì làm sao quyết chắc được? Trong giới Bồ Tát tại gia được rút ra từ trong Kinh Ưu Bà Tắc giới gồm có sáu giới trọng và hai mươi tám giới khinh, trong đó không có giới nào nói, người thọ giới Bồ tát là bắt buộc phải ăn chay trường cả. Trong sáu giới trọng thì giới không được sát sanh hại vật là đứng đầu, cũng giống như năm giới cấm của người Phật tử tại gia vậy thôi. Như vậy không có ai sau khi thọ ngũ giới hay Bồ tát giới rồi lại bắt buộc phải trường chay cả. Tuy nhiên, nếu Phật tử giữ được trường chay thì rất tốt. Vì tránh được nhiều tội lỗi do việc sát hại sanh linh gây ra. Tự tay mình giết hại chúng nó thì tội lỗi đã đành, nhưng nếu mình ăn thịt chúng, theo như trong Kinh nói, thì mình cũng có tội báo. Chính vì vậy, nên Phật mới khuyên người Phật tử nên tránh sát hại sanh linh và không nên ăn thịt chúng nó. Đó là vì Phật sợ chúng ta phải thọ quả báo đau khổ mà thôi. Bởi có nhân thì phải có quả. Còn việc trả quả nặng hay nhẹ, đó là tùy theo nghiệp nhân sát hại nặng nhẹ của chúng ta. Nặng thì cố sát, nhẹ thì vô tình. Phật Tổ chỉ vì thương xót chúng ta không muốn cho chúng ta gây tạo nghiệp ác mà phải chịu quả báo trầm luân đau khổ. Chớ các Ngài đâu có bắt buộc chúng ta phải ăn trường chay hết đâu. Bởi căn tánh nghiệp duyên của mỗi chúng sanh đâu có giống nhau. 

 

Trở lại câu hỏi của Phật tử, trường hợp của Phật tửlý do sức khỏe cũng như công việc, nên Phật tử chưa có thể giữ trường chay được. Tuy không giữa được nhưng Phật tử vẫn có thể thọ Bồ tát giới không có gì trở ngại cả. Tuy nhiên, sau khi thọ giới Bồ tát rồi, tôi thành thật khuyên Phật tử nên cố gắng không ăn trường chay được thì cũng nên ăn chay kỳ. Vì Bồ tát là một con người giác ngộ. Bồ táthai nghĩa: Hữu tình giác và giác hữu tình. Lòng từ bi của các Ngài lúc nào các Ngài cũng thương xót chúng sanh. Không có vị Bồ tát nào làm cho chúng sanh phải đau khổ cả. Nếu thế,  thì còn gì gọi là Bồ tát?

 

 Chúng ta thọ giới Bồ tát có nghĩa là chúng taý muốn tập tu theo công hạnh của các Ngài. Mục đích là để cho chúng ta sẽ trở thành một con người cao thượng giải thoát như các Ngài. Đã thế, thì chúng ta phải cố gắng tập tu làm theo những gì mà Bồ tát đã làm. Công hạnh cứu độ chúng sanh của Bồ tát thật không sao kể xiết, nhưng tóm lại có hai công hạnh mà nó bao gồm tất cả. Đó là: "Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh". Nghĩa là trên thì cầu thành Phật, dưới thì hóa độ tất cả chúng sanh. Chúng ta tu theo công hạnh của các Ngài thì chúng ta cũng phải noi theo tấm gương cao cả đó. Nghĩa là chúng ta cũng phải lập nguyện: Trên cầu thành Phật và dưới cứu độ muôn loài. Có như thế thì chúng ta mới trở thành một vị Bồ tát trong hiện tại và tương lai.

 

Tóm lại, nếu đủ cơ duyên thì Phật tử vẫn cứ thọ giới Bồ tát và sau đó thì Phật tử tập ăn chay kỳ được bao nhiêu ngày thì tốt bấy nhiêu. Thật ra ăn chay nếu ăn đúng cách và có dinh dưỡng thì sức khỏe của chúng ta tăng lên chớ không có sút giảm đâu mà sợ. Tuy nhiên, điều nầy còn tùy theo nghiệp duyên của mỗi người. Nhưng nếu Phật tử ăn thường thì sẽ quen dần. Một khi đã quen ăn chay rồi, bấy giờ nghe mùi thịt cá tanh hôi Phật tử sẽ chịu không nổi. Hiện nay ở các nước Tây phươngcụ thể như ở Úc chẳng hạn, số người Tây phương ăn chay tăng lên rất nhiều, nhất là thành phần giới trẻ. Tại các thành phố lớn như Nữu Ước, Luân Đôn, Ba Lê, Zurich, Amsterdam v.v... thành phố nào cũng có những tiệm cơm chay. Theo thống kê mới đây cho biết, số người ăn chay trường ở Bắc Mỹ Châu nay vào khoảng hơn mười lăm triệu người. Nêu ra như thế, để Phật tử thấy rằng việc ăn chay ngày nay đã trở thành một thói quen rất tốt cho sức khỏe. Vì đó cũng còn thể hiện được đức hiếu sinh và văn hóa cao đẹp  của con người.

 

Kính chúc Phật tử sớm đạt thành sở nguyện.

 

36. Thọ giới Sa dilý do sức khỏe tự tu ở nhà có được không?

 

Hỏi:  Kính bạch thầy, con năm nay đã hơn sáu mươi tuổi, sức khỏe kém, nhưng con muốn gieo trồng hạt giống xuất gia, vì vậy con muốn thọ giới Sa di và tu ở nhà không biết có được không? Nói ở nhà, nhưng con tạo cho mình có chỗ riêng biệt để tu, chớ không ở chung đụng trong gia đình. Như thế không biết có lỗi gì không? Kính mong thầy cho con lời khuyên. Con kính đội ơn thầy.

 

Đáp: Vấn đề xuất gia như tôi cũng đã có giái thích sơ qua ở mục 26 nói trên. Tuy nhiên, ở đây có điều khác biệt là, Phật tửý muốn xuất gia thọ giới Sa di và tu ở nhà. Phật tử tạo cho mình có chỗ riêng biệt để tu chớ không phải ở chùa. Phật tử hỏi như thế có được không? và có lỗi gì không?

 

Xin thưa, dĩ nhiên là được và cũng không có lỗi gì. Lý do là vì tuổi tác của Phật tử đã trên sáu mươi và sức khỏe kém. Chính vì thế nên Phật tử không muốn xuất gia tu ở chùa. Nếu ở chùa với tuổi cao và sức khỏe kém như thế, thì chỉ gây thêm gánh nặng lo lắng cho chùa. Do nghĩ thế nên Phật tử mới có ý định là tạo cho mình có một chỗ riêng biệt để tu. Điều nầy, tôi rất cảm thông qua ý nguyện thiết tha của Phật tử. Tuy nhiên, ở đây tôi cũng xin nói thêm về ý nghĩa của hai chữ xuất gia, rồi tùy đó mà Phật tử quyết định.

 

Như đã nói, hạnh nguyện của người xuất gia là một hạnh nguyện cao cả tuyệt vời, với ý chí là quyết thoát ly sanh tử khổ đau. Vì thế ý nghĩa của hai chữ xuất gia rất là cao thượng: xuất là ra, gia là nhà. Người xuất gia là phải ra khỏi ba ngôi nhà. Thứ nhứt, là ngôi nhà thế tục, tức là ngôi nhà lắm chuyện thị phi phiền toái rắc rối. Chớ không phải là ngôi nhà xây dựng bằng xi măng cốt sắt... Thứ hai, là ngôi nhà phiền não. Ngôi nhà nầy thật là khó khăn trăm bề không phải dễ dàng để thoát ra. Đòi hỏi người xuất gia phải lập chí kiên trì vững mạnh, phải dày công tu tập hướng nội, và nhất là phải thường xuyên quán chiếu lại chính mình, dùng thanh gươm trí tuệ sắc bén để tảo thanh lũ giặc phiền não. Có thế thì phiền não mới có thể vơi bớt đi phần nào. Bằng không, thì khó mà thoát ra. Thứ ba là ngôi nhà Tam giới, tức ba cõi: cõi dục, cõi sắc và cõi vô sắc. Có ra khỏi ba cõi mới không còn trôi nổi lặn hụp đắm chìm trong biển đời sanh tử đầy hệ lụy khổ đau  nữa.

 

Ở đây, vì phạm vi trả lời câu hỏi, nên tôi không thể giải thích rộng ra qua ba vấn đề nầy. Nêu ra ba ngôi nhà như thế, chắc Phật tử cũng biết là ngôi nhà nào quan trọng nhứt đối với người xuất gia rồi. Khi đã xuất gia thọ giới (dù là giới Sa di) Phật tử cũng đã trở thành một vị tu sĩ trong Phật giáo. Với hình thức là người đầu tròn áo vuông mà nếu không giữ tròn phẩm hạnh cao đẹp của người xuất gia thì đó mới là điều đắc tội. Tuy Phật tửý muốn gieo hạt giống xuất gia, nhưng nếu chỉ có hình thức không thôi, thì làm sao Phật tử tu hạnh xuất thế cho được? Đâu phải xuất gia chỉ đơn giản như thế. Như vậy thì còn gì là ý nghĩa cao cả và phẩm hạnh quý đẹp của người xuất gia? Vai tròtrách nhiệm của người xuất gia rất là lớn lao. Người xuất gia là người đứng đầu tàu của lịch sử truyền thừa là chúng trung tôn của đấng Điều Ngự. Là người phải thay Phật tuyên dương chánh pháp. Muốn thế, thì người xuất gia cần phải nghiên tầm học hỏi giáo pháp của Phật. Xuất gia mà không hiểu rõ giáo lý Phật dạy, phép tắc luật nghi, pháp hạnh xuất thế v.v... như thế thì làm sao đúng với ý nghĩa và phẩm hạnh cao đẹp của người xuất gia?

 

 Người ta nghĩ xuất gia sao quá dễ dàng, chỉ cần cạo đầu, thọ giới ở chùa, hoặc ở nhà thế là đã xuất gia rồi. Đó chỉ là xuất gia trên bề mặt hình thức, chớ chưa phải đúng với ý nghĩa nội dung của hai chữ xuất gia. Người xuất gia phải có đủ cả hai lĩnh vực: hình thức và nội dung. Hình thứcgìn giữ oai nghi tế hạnh, đi đứng nghiêm trang. Đó là phần thân giáo. Ngôn từ hòa ái, từ tốn khiêm cung, chân thật bất hư. Đó là phần khẩu giáo. Nội dung là cần phải thiền quán tu tập, gạn lọc chuyển hóa vô minh phiền não. Cả hai đều phải bổ túc song hành với nhau. Đó cũng là phương cách "hàng thân phục tâm" vậy. Tuy nhiên, điều quan trọng của người xuất gia vẫn là ở phần phẩm chất nội dung hơn là hình thức.  Tổ Quy Sơn dạy: Người xuất gia phải hằng tâm niệm: "Nội cần khắc niệm chi công, ngoại hoằng bất tranh chi đức" Nghĩa là trong thường nhớ nghĩ công phu, tức là phải tu tập đoạn trừ phiền não. Ngoài rộng mở hạnh hòa kính. Nghĩa là không hơn thua tranh cãi với ai. Đối với mọi người phải luôn luôn giữ sự yêu thươngxử sự hòa kính. Đó là hạnh nguyện cao cả của người xuất gia. Thế nên, tôi thành thật khuyên Phật tử cần phải suy xét kỹ trước khi thực hiện ý nguyện.

 

Kính chúc Phật tử được dồi dào sức khỏe, tinh tấn tu hành và chóng đạt thành sở nguyện.

 

37. Cầu nguyện, phục nguyện, phổ nguyện, phát nguyện, ý nghĩa khác nhau như thế nào?

 

Hỏi : Kính bạch thầy, con thường nghe cầu nguyện, phục nguyện, phổ nguyệnphát nguyện, nhưng con chưa hiểu rõ sự khác biệt của những từ ngữ nầy. Kính mong thầy giải thích cho con được rõ. Con kính cám ơn thầy.

 

Đáp:  Việc cầu nguyệnbiểu lộ tình cảm với lòng ước muốn của chúng ta nhằm hướng đến một vấn đề nào đó, mong vấn đề đó chóng được kết quả thành tựu như ý muốn. Vì thế, nên việc cầu nguyện nó không nằm trong phạm trù của logic hay trí óc. Nó vượt lên trên những thứ đó. Hầu hết các tôn giáo không có tôn giáo nào lại không có những hình thức cúng tế cầu nguyện. Tuy nhiên, việc cầu nguyện đó có đạt được như ý muốn của mình hay không lại là một vấn đề khác. Không phải ai cầu nguyện rồi cũng được toại nguyện như ý hết. Điều nầy còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là người cầu nguyện và đối tượng cầu nguyện. Phật tử hỏi: Cầu nguyện, phục nguyện, phổ nguyệnphát nguyện giữa những từ ngữ nầy có khác nhau không? Xin thưa, xét về mặt từ ngữ thì có khác đôi chút, nhưng mục đích nhắm tới thì không có khác mấy.

 

Cầu nguyện thì bất cứ ở đâu và lúc nào cũng có thể cầu nguyện được cả. Tuy nhiên, sự cầu nguyện tùy theo mỗi hoàn cảnh, tâm trạng mà tính chất của nó có rộng hẹp khác nhau. Như cầu nguyện cho mình được làm ăn suôn sẻ phát đạt, gia đạo được bình an, hay mua may bán đắt v.v... Nói chung, việc cầu nguyện nào có tánh cách nhằm lợi ích cho riêng mình, thì việc cầu nguyện đó rất là ích kỷ nhỏ hẹp. Ngược lại, nếu cầu nguyệntha nhân, mong cho mọi người được an lạc hạnh phúc, thế giới sống chung hòa bình hay mưa thuận gió hòa, mùa màng thịnh vượng v.v...  thì việc cầu nguyện đó mang tính phổ cập rộng rãi, phát xuất từ tấm lòng từ bi lợi người lợi vật mà ra.

 

 Còn nói phục nguyện, là vì khi bắt đầu thật hành khóa lễ tụng niệm là đã có phần cầu (kỳ) nguyện. Vì vậy, nên cuối thời kinh lại nguyện thêm một lần nữa nên nói là phục nguyện. Phục có nghĩa là lại; nguyện có nghĩa là mong muốn. Có nghĩa là mình mong muốn thêm một lần nữa, cầu cho cõi âm thì chóng được siêu thoát, cõi dương thì được thái hòa an lạc...

 

Còn nói phổ nguyện là nguyện khắp hết muôn loài chúng sinh không phân biệt thân sơ, nguyện cho tất cả đều được ân triêm lợi lạc. Như nói: "phổ nguyện âm siêu dương thới, pháp giới chúng sinh, đều trọn thành Phật đạo". Nguyện như thế là gồm thâu không bỏ sót một loài nào cả.

 

Riêng về hai chữ phát nguyện nghĩa của nó không giống như những việc cầu nguyện nói trên. Bởi phát nguyện là tự mình phát ra mong muốn làm một điều gì đó nhằm đem lại lợi lạc cho mình và người. Như nói: phát nguyện thọ Bát quan trai giới, phát nguyện làm lành lánh dữ hay phát nguyện ăn chay trường v.v... Đó là tự mình phát nguyện tha thiết muốn làm việc đó không có ai bắt buộc mình cả. Khi đã phát nguyện rồi, thì mình phải cố gắng gìn giữ không cho sai phạm. Sự phát nguyện nầy rất là thiết yếu cho việc tu hành hướng thượng của chúng ta vậy. 

 

38. Tam đức lục vị là gì?

 

Hỏi:  Kính bạch thầy, trong quyển sách nhỏ nghi thức thọ trai cúng quá đường, sau câu Ma ha bát nhã ba la mật, có bốn chữ Tam đức lục vị, con chưa hiểu bốn chữ nầy ý nghĩa như thế nào. Kính xin thầy khai thị. Con cám ơn thầy.

 

Đáp: Tam đức có ba nghĩamềm mại, tinh khiết, và đúng pháp. Còn lục vị là: đắng, chua, ngọt, cay, mặn và lạt.

 

Trong Phẩm Tự của Kinh Đại Bát Niết Bàn có nói: "Khi Phật sắp nhập Niết bàn, các Ưu bà tắc sắm sửa các thức uống ăn dâng lên cúng dường Phậtchúng tăng, các thức uống ăn nầy ngon ngọt có đủ tam đức, lục vị". Về sau tam đức lục vị trở thành bài kệ được chư Tổ liệt vào trong nghi thức cúng dường thọ trai hằng ngày ở trong các tự viện thuộc hệ Phật giáo Bắc tông. Phật giáo Nam tông (Nguyên Thủy) thì không có hình thức cúng dườngquá đường như Phật giáo Bắc tông (Phát Triển).

 

Cần nói thêm, trong ba đức trên có hai đức quan trọng mà chúng ta cần để ý đó là: "Tinh khiết và Đúng pháp". Tinh khiết là những thức ăn, thức uống cần phải được bảo trì giữ gìn sạch sẽ. Đúng pháp là phải giữ đúng theo phép tắc vệ sinh. Vì những điều nầy có liên quan đến sức khỏe của chúng tăng và những người khác. Nếu những vị nấu nướng ở khu nhà bếp mà không cẩn thận giữ gìn sạch sẽ mất phẩm chất vệ sinh, nhất là những thức ăn uống không được bảo quản kỹ lưỡng thì, sẽ gây ra ảnh hưởng rất tai hại đến sức khỏe của mọi người. Người có trách nhiệm quản lý trông coi nhà bếp phải thường xuyên kiểm soát những thực phẩm tồn kho cho thật kỹ lưỡng. Những thức ăn nào quá hạn lâu ngày thì nên vứt bỏ đi đừng có tiếc nuối lưu trữ để dùng. Có người vì không hiểu cứ tiếc nuối sợ bỏ mang tội của Đàn na tín thí nên cứ mang ra nấu ăn hoài. Có những thức ăn để tồn trữ quá lâu mà vẫn cứ xài. Nhất là dầu ăn cứ xài đi xài lại ắp lẵm đến độ dầu trở nên đen xì mà vẫn cứ dùng. Thế là người nấu thì không sao mà người ăn mới thật là nguy hiểm! Điều nầy rất có hại cho gan và có thể gây ra tình trạng bị bệnh ung thư gan. Thiết nghĩ, đây là một vấn đề tối ư quan trọng mà các vị có trách nhiệm làm việc ở khu nhà trù cần phải cẩn trọng quan tâm lưu ý.

 

Rồi đến việc nêm nếm cũng vậy. Có người vì vô ý nên khi nêm nếm thức ăn lại nếm trực tiếp, đó là mất tinh khiết không phù hợp với nguyên tắc vệ sinh. Nếu người đó sẵn mang trong người một chứng bệnh nan y nguy hiểm nào đó, mà lại nêm nếm như thế, thì sẽ dễ gây ra cho người khác bị truyền nhiễm. Tốt hơn hết, khi nêm nếm ta cần phải múc ra một cái chén riêng không được nếm trực tiếp vào trong cái vá hoặc cái muỗng. Nếu bất cẩn ta phạm vào hai cái lỗi: Một là, ta đã dùng trước chúng Tăng, điều nầy mang tội rất lớn. Trong Luật Sa Di có nêu ra câu chuyện về một thầy Sa di khi chặt gọt đường phèn dâng cúng chúng Tăng, đường dính trong lưỡi dao, trộm lấy ăn, vì duyên tội ấy nên phải bị đọa vào địa ngục chịu biết bao nỗi cực hình thống khổ. Đến khi hết tội địa ngục còn bị cái dư báo phải trả là bị con dao bén cháy đỏ chặt đứt cuống lưỡi. Thật là đáng kinh sợ lắm thay! Thế nên những ai nấu bếp thiết đãi cúng dường chúng tăng cần phải lưu tâm cẩn thận vậy. Hai là, vì sự bất cẩn của ta mà gây ra làm người khác phải mang chứng bệnh như ta. Vì ta mà họ phải chịu họa lây. Thế nên, cả hai điều đó ta đều phải tránh. Mong rằng, những ai có trách nhiệm nấu nướng ở nhà bếp xin lưu ý quan tâm đến vấn đề hệ trọng nầy.

 

39. Nhà từ đường bỏ trống không người ở, nay muốn thỉnh hương linh về thờ có được không?

 

Hỏi:  Kính bạch thầy, con có nỗi khổ tâm mà tất cả chị em con không giải quyết được. Nay kính mong thầy cho con lời giải. Số là, cha mẹ con là người có đạo nên tạo ngôi nhà ba gian: gian chính giữa thờ Phật, bên thờ cửu huyền, bên cha mẹ đó là tâm nguyện của cha con. Nay cha mẹ con mất năm năm để nhà cho em trai thờ phượng, nhưng vì hoàn cảnh cậu ấy không ở nhà thờ nên để nhà và bàn thờ hương tàn khói lạnh đã 2 năm rồi, giờ em út muốn thỉnh hương linh cha mẹ về thờ bỏ nhà trống không ai ở. Vậy con có ba câu hỏi:

1. Con nghe người ta nói nhà từ đường mà bỏ hoang thì con cháu làm ăn không khá, vì mang tội, có đúng không?

2. Chúng con định để y bàn thờ đến ngày giỗ về mở cửa rồi đóng lại?

3. Chúng con có nên để cho đứa em út thỉnh về thờ hay để hương linh như cũ? Kính xin thầy từ bi cho con lời dạy.

 

Đáp: Qua ba câu hỏi thắc mắc của Phật tử, tôi xin được lần lượt góp chút thành ý như sau:

 

1. Phật tử nghe người ta nói: "Nhà từ đường mà bỏ hoang thì con cháu làm ăn không khá, vì mang tội". Phật tử hỏi có đúng không? Xin thưa, điều đó không hẳn đúng như vậy. Việc làm ăn khá hay không là do chính mình chớ không phải do cái nhà từ đường bỏ hoang. Nếu nói như thế, thì có lắm người vẫn thờ phụng ông bà hoặc cha mẹ trong nhà mà công việc làm ăn của họ vẫn bị thất bại nghèo túng thì sao? Việc làm ăn khá hay không nó còn đòi hỏi phải có nhiều yếu tố thiết thực. Cái yếu tố quan trọng nhứt là người đó có phước báo hay không? Không thể nhìn cục diện mà có thể đánh giá được. Tuy nhiên, đã là nhà thờ tổ tiên ông bà mà để nhang tàn khói lạnh như Phật tử đã nói thì thật là có lỗi.  Có lỗi là vì mình quên đi cái công ơn sanh thành giáo dưỡng lớn lao của ông bà cha mẹ. Sách có câu: "Sự tử như sự sanh". Nghĩa là mình hãy xem người chết như lúc còn sống. Khi ông bà cha mẹ còn sanh tiền thì mình phải hết lòng phụng dưỡng tri ânbáo ân. Đến khi các vị đó khuất bóng, thì đạo làm con mình cũng phải nhớ đến cái công ơn đó mà hết lòng thờ kính. Thế mới phải đạo làm con. Đó là truyền thống văn hóa cổ truyền cao đẹp của người Việt Nam chúng ta vậy. Tuy nhiên, lỗi nầy là do vì hoàn cảnh bất khả kháng ngoài ý muốn của mọi người trong gia đình. Tôi nghĩ, Phật và ông bà cha mẹ không có ai bắt tội Phật tử đâu mà Phật tử phải lo sợ.

 

2. Phật tử hỏi: "Có nên để y bàn thờ đến ngày giỗ mở cửa rồi đóng lại?" Nếu trường hợphoàn cảnhgia đình không thể sắp xếp có người ở để sớm hôm nhang khói được, thì Phật tử cũng có thể đóng cửa lại sau khi mọi người tựu về cúng giỗ. Điều nầy cũng không có gì là lỗi lầm cả. Bởi việc nầy ngoài ý muốn của mọi người. Phật và tổ tiên ông bà cũng thấu hiểu và cảm thông cho hoàn cảnh của Phật tử và những thành viên trong gia đình.

 

3. Vấn đề nầy tốt nhứt là nên có một buổi họp mặt của những thành viên thân thuộc trong gia đình. Nếu như mọi người đều đồng ý để cho người em út thỉnh tất cả về thờ thì cũng không có gì trở ngại. Điều nầy tùy thuộc vào sự quyết định chung của mọi người trong gia đình. Điều quan trọng không phải thỉnh về thờ hay giữ nguyên như cũ, mà quan trọng là ở chỗ tất cả con cháu có thành ý nhứt trí hòa hợp thuận thảo với nhau hay không. Việc nầy nên lấy ý kiến chung để quyết định. Nếu đa số đều đồng ý thì Phật tử cũng nên làm theo cho vui lòng mọi người.

 

Kính chúc Phật tử và những người thân trong gia đìnhmột đời sống an hòa và hạnh phúc.

 

40. Khuyên bảo con cháu phải trung thành với đạo của mình, lời khuyên bảo đó của cha mẹsai trái không?

 

Hỏi:  Kính bạch thầy, con có một vài thắc mắc nay xin được nêu ra để hỏi. Kính mong thầy cho con lời khuyên giải.

1. Nếu lo ngại con cái mình sẽ kết hôn với người khác tôn giáo, nên khuyên bảo con cái đừng quen biết với ai khác tôn giáo mình. Như vậy làm cha mẹ có sai không?

2. Làm cha mẹ thường xuyên khuyến nhắc con cái mình, nên phải thường tới chùa, cúng dường, bố thí, phóng sanh, lạy Phật v.v... Như vậy cha mẹ có khắc khe bắt buộc con cái mình phải theo đạo của mình không?

3. Trước đây, con có cho con của con học trường đạo của Thiên Chúa Giáo, nó rất quý kính đức Chúa Giê Su. Sau đó, con lo sợ nó bỏ đạo Phật nên con dẫn nó đi chùa quy y Tam bảo. Nó cũng vâng lời và làm theo con. Như vậy, làm cha mẹ như chúng con có quá khắc khe sai trái không? Kính xin thầy chỉ dạy và cho ý kiến.

 

Đáp: Qua ba câu hỏi của Phật tử, tôi xin được lần lượt chia sẻ và góp chút thành ý với Phật tử như sau:

 

1. Vấn đề khuyên bảo con mình không nên kết hôn với người khác tôn giáo, việc quan tâm lo ngại của Phật tử như thế, theo tôi, thì cũng không có gì là sai trái hay quá đáng. Bởi làm cha mẹ thử hỏi có cha mẹ nào mà không quan tâm lo lắng muốn cho con mình có được hạnh phúc? Tuy đây là vấn đề tín ngưỡng thuộc về lĩnh vực tinh thần trong niềm tin tôn giáo, nhưng nó cũng rất hệ trọng trong đời sống hôn nhân. Việc kết hôn với người khác tôn giáo, đối với xã hội hiện nay thì không ai có quyền ngăn cấm. Tuy nhiên, làm cha mẹ thì ai cũng nơm nớp lo sợ cho con mình sẽ mất đi hạnh phúc trong tương lai, vì sự khác biệt niềm tin tôn giáo. Bởi phẩm chất, mục đíchhình thức lễ nghi của mỗi tôn giáo có những đặc điểm xây dựng niềm tin khác nhau. Mà hạnh phúc của con người là điều tối ư quan trọng trong đời sống, nhất là đời sống lứa đôi. Giả như hai người khéo biết tôn trọng, thỏa thuận trong niềm tin với nhau, nhưng khi sanh con ra thì chúng nó không biết phải theo tôn giáo nào? Theo tôn giáo của cha hay là của mẹ? Hay là theo cả hai? Hoặc là không theo tôn giáo nào cả. Điều nầy, chúng tôi thiết nghĩ, chúng ta cũng nên lưu tâm suy gẫm. Nếu không, thì cũng chỉ làm khổ cho con cái của chúng ta sau nầy mà thôi. Bởi chúng ta vô tình đặt chúng nó vào một tình trạng thật khó xử. Chừng đó liệu vợ chồng có còn hạnh phúc nữa hay không? Thực tế, cho chúng ta thấy tình trạng xung đột bất hòa nầy thường hay xảy ra.

 

Chính vì lo sợ hậu quả xảy ra không tốt cho con mình, nên cha mẹ mới có ý nhắc nhở khuyên bảo con cái. Nếu đứng trên lập trường và qua kinh nghiệm sống thực tế của cha mẹ thì, lời khuyên bảo thức nhắc hay phân tích giải thích cho con cái của mình hiểu biết, điều đó thật không có gì là sai trái, mà ngược lại thì nó rất là hợp tình hợp lý. Vì mục đích là nhằm thức nhắc con cái của mình nên cẩn trọng phòng ngừa để tránh cái hậu quả không tốt đẹp có thể xảy ra sau nầy. Người xưa có câu nói: "Ngừa bệnh hơn là chữa bệnh". Thật vậy, nếu điều nào ngừa được thì chúng ta nên ngăn ngừa trước là tốt hơn. Đừng để sự việc xảy ra rồi mới lo chạy chữa. Đợi nước đến trôn rồi mới lo nhảy, như thế, thì e rằng không còn kịp nữa đâu, vì đã quá muộn màng rồi! Chi bằng phòng bị trước thì hay hơn. Thiết nghĩ việc khuyên bảo răn nhắc của cha mẹ đối với con cái, đó là điều cha mẹ nên làm. Tuy nhiên, việc khuyên bảo thức nhắc đó là việc làm của cha mẹ, còn con cái có nghe và làm theo hay không, đó lại là một chuyện khác. Trong vai trò làm cha mẹ, thì Phật tử cứ làm hết cái trách nhiệm bổn phận yêu thương của mình, còn việc nghe hay không là quyền của chúng nó. Giả sử sau nầy việc đó có xảy ra, thì chúng nó cũng không có lý do nào để có thể hờn trách Phật tử được. Và Phật tử cũng không có gì phải áy náy ăn năn hối hận. Tất cả đều do chúng nó ý thức và tự quyết định lấy. Hạnh phúc hay khổ đau là chính do mỗi người tự tạo định đoạt cho mình. Phật tử nên biết rằng, đối với thời đại mới hiện nay, quyền quyết định hôn nhân không còn ở nơi cha mẹ định đoạt nữa, mà chính do con cái chúng nó tự quyết định lấy. Thời xưa, thì cha mẹ còn có quyền đặt định, theo kiểu cha mẹ đặt đâu thì con cái phải ngồi đó. Bây giờ thì việc đó đã quá lỗi thời rồi. Ngày nay phải nói ngược lại mới đúng: "Con cái đặt đâu thì cha mẹ phải ngồi yên ở đó".

 

2. Việc khuyên bảo con cái làm điều tốt, điều lành, điều phải, thì đó là trách nhiệm và bổn phận của cha mẹ. Việc nầy xưa nay đều như thế, không ai có thể phủ nhận được. Tuy nhiên, việc khuyên bảo con cái đi chùa, cúng dường, bố thí, phóng sanh, lạy Phật như Phật tử đã nói, theo tôi, điều khuyên nầy Phật tử cần phải cân nhắc cẩn thận và phải hết sức tế nhị. Nếu không khéo, đôi khi Phật tử sẽ bị phản tác dụng. Nghĩa là chẳng những chúng nó không tin tưởng nghe theo, mà trái lại chúng nó còn làm cho Phật tử phải thêm giận hờn bực tức nữa. Giả như Phật tử khuyên chúng nóchúng nó không làm theo, thì Phật tử có tức giận không? Cho nên tốt hơn hết là Phật tử cứ hãy để cho chúng nó có một sự quyết định theo ý muốnphát tâm tự nhiên. Bởi vì niềm tin không thể ép buộc được. Mình cũng nên tôn trọng niềm tin của chúng nó. Phật tử nên nhớ, việc tu hành làm lành lánh dữ, nó còn tùy thuộc ở nơi căn duyên nghiệp quả sai khác của mỗi người. Đâu phải mình muốn là được. Nếu nhân duyên của chúng nó chưa đến mà Phật tử cố tình khuyên bảo hoặc ép buộc, thì chỉ mang lại cái hậu quả phiền phức không tốt đẹp cho cả hai bên mà thôi. 

 

Hơn nữa, Phật tử cũng biết, hiện chúng ta đang sống trong thời đại văn minh tân tiến dân chủtự do. Không ai có quyền bắt buộc kẻ khác phải làm theo ý của mình. Nếu như thế, thì đi ngược lại với trào lưu tư tưởng tiến hóa của nhơn loại. Điều nầy không khéo chúng nó sẽ lên án cho mình là kẻ độc tài, độc đoán, chuyên chế v.v... và như thế  thì sẽ không đem lại lợi lạc gì cả.

 

Nếu Phật tử lấy quyền làm cha mẹ mà bắt nạt con cái phải nghe theo mình, thì điều đó mới là khắc khe quá đáng. Phật tử nên biết, tuy là con cái nhưng mỗi đứa có mỗi cá tánh sở thích thói quen khác nhau. Sự khác nhau đó trong nhà Phật gọi là biệt nghiệp. Thế thì, cha mẹ có thể khuyên con chớ không thể bắt buộc con. Đừng bắt ép chúng nó phải làm những gì mà chúng nó không thích. Bởi căn nghiệp và sự huân tập môi trường sống của mỗi người mỗi khác. Việc đi chùa hay làm bất cứ những điều lành nào khác, hãy để cho mỗi người tự ý thức và tự quyết định lấy. Sự giáo dục con cái đối với xã hội ngày nay nó đã khác hơn thời xưa rất nhiều. Lối giáo dục sai khiến kẻ khác phải làm theo ý mình, điều nầy không còn hợp thời nữa. Mà dẫu cho mình có ra lệnh sai khiến chúng nó, chắc gì chúng nó nghe theo mình. Không khéo sẽ tạo thành cảnh mâu thuẫn xung đột bất hòa giữa con cái và cha mẹ. Thế thì cả hai đều phải chịu nhiều đau khổ.

 

Theo tôi, điều tốt nhứt là chúng ta nên làm gương cho chúng nó. Áp dụng lối thân giáo có lẽ là tốt hơn khẩu giáo. Thay vì Phật tử khuyên chúng nó tu hành làm lành lánh dữ, thì bản thân của Phật tử nên cố gắng thật hành điều nầy. Nghĩa là Phật tử khuyên bảo thì ít, mà Phật tử nên làm cho chúng nó thấy thì nhiều. Cứ để cho chúng nó ý thức được việc làmlợi ích thì tự chúng nó phát tâm thôi. Phật tử không nên bắt buộc chúng nó phải đi chùa hay làm những việc lành khác. Thay vì chúng có thiện cảm với chùa, nhưng vì sự khuyên bảo hay bắt buộc của Phật tử, chúng nó lại tự ái đâm ra mất thiện cảm với chùa và cũng không muốn làm điều lành nào cả. Chừng đó Phật tử lại càng ân hận tức giận khổ tâm hơn. Chi bằng Phật tử cứ thuận theo nhân duyêntốt hơn. Tôi thành thật khuyên Phật tử nên cẩn thậnhết sức tế nhị về vấn đề khuyên bảo nầy.

 

3. Sự tôn kính đối với đức Chúa như thế là rất tốt. Người Phật tử không nên có thành kiến đối với bất cứ tôn giáo nào. Vì còn có thành kiến là còn có sự kỳ thị tranh chấphận thù. Đừng vì tôn trọng và chỉ biết có đạo giáo của mình mà khinh thường chê bai đối với các đạo giáo khác. Thái độ và hành động đó người Phật tử chân chánh quyết không nên có. Mọi sự kỳ thị vị kỷ đều bắt nguồn từ bản ngã mà ra. Đạo Phật vượt ra ngoài mọi sự kỳ thị vị kỷ tranh chấp đó. Đạo Phật luôn tôn trọng Phật tánh của mỗi người. Đối với đạo Phật, tất cả đều là bạn. Đạo Phật không thấy ai là kẻ thù cần phải tiêu diệt. Mà đạo Phật luôn đề cao và tôn trọng. Đó là bản chất từ bi bình đẳng vị tha của đạo Phật. Người Phật tử phải có cái nhìn vượt ngoài đối đãi nhị nguyên. Có thế, thì mới có thể hòa đồng mang lại sự yêu thương cho khắp cả chúng sinh. Sự hướng dẫn con cái đi vào con đường chánh đạo đó là trách nhiệm và bổn phận của các bậc phụ huynh. Phật tử hướng dẫn con mình về chùa quy y Tam bảo đó là điều rất tốt và không có gì là khắc khe cả.

 

Kính chúc Phật tử luôn có nhiều an lạc và đầy đủ nghị lực sáng suốt để vượt qua mọi thử thách chướng duyên.

 

41. Ý nghĩa của hai chữ đạo tràng là gì? Giữa đạo tràngniệm Phật đường có khác nhau không?

 

Hỏi:  Kính bạch thầy, mình thường gọi đạo tràng, nhưng con không hiểu hai chữ đạo tràng là gì? Giữa đạo tràngniệm Phật đường có khác nhau không? Kính mong thầy giải thích cho chúng con rõ. Thành kính trọng ơn thầy.

 

Đáp: Hai chữ đạo tràng, chúng ta có thể hiểu qua hai ý nghĩa khác nhau.

 

a, Đạo tràng theo ý nghĩa sự tướng.

 

 Đạo tràng theo ý nghĩa hình thức sự tướng, thì đạo tràng là nơi hành đạo như: thuyết pháp, truyền giới, tụng niệm, thọ bát tu học v.v... Nói chung là những pháp sự mang tính cách lễ nghi hình thức tu tập ở trong chùa hay ở bất cứ nơi nào cũng đều gọi chung là đạo tràng cả. Đạo tràng cũng chỉ là tên gọi khác của tự viện mà thôi.

 

b. Đạo tràng theo ý nghĩa lý tánh.

 

Trong Kinh Duy Ma Cật có câu nói: "Trực tâm tức thị đạo tràng". Trực tâm là tâm ngay thẳng. Thế nào là tâm ngay thẳng? Tâm ngay thẳng là tâm không vướng mắc phân biệt hai bên: có không, phải trái, lành dữ v.v... Đó là nghĩa Trung đạo. Cùng ý nghĩa nầy, Ngài Nam Tuyền cũng có câu nói: "Bình thường tâm thị đạo". Bình thườngtâm không bị kẹt vào đối đãi nhị nguyên. Cả hai câu nói đều có ý nghĩa giống nhau và đều chỉ thẳng cái bản tâm thanh tịnh sáng suốt sẵn có của chính mình.

 

Còn Phật tử hỏi giữa Đạo tràngNiệm Phật đường có khác nhau không? Xin thưa, cũng không có khác mấy. Vì như trên đã nói đạo tràng là nơi để hành đạo tu tập, tức chỉ chung cho những tự viện chùa chiền v.v... Thế thì Niệm Phật đường cũng là một trong những nơi để hành lễ tu tập. Như vậy cũng là một đạo tràng. Tuy nhiên, nếu luận về pháp môn hay tông phái thì như tên gọi của nó cũng đã nói lên cái ý nghĩa chuyên tu hành trì theo một pháp môn niệm Phật. Do đó dù tên gọi tuy có khác nhưng ý nghĩa thì cũng giống nhau vậy.

 

 

42. Phải tôn trọng quyển kinh khi cầm kinh trong tay như thế nào?

 

Hỏi:  Kính bạch thầy, con có ba câu hỏi kính mong thầy giải đáp:

1. Trong lúc cầm quyển kinh khi gặp chư Tăng, Ni con có phải xá chào không?

2. Trời đang nóng, mà chúng con lấy kinh quạt có nên không?

3. Khi chúng con đang tụng kinh, dùng nước miếng lật qua trang khác có nên không? Xin thầy hoan hỷ giải thích cho con rõ.

 

Đáp: Qua ba câu hỏi của Phật tử, tôi xin được lần lượt nêu ra từng câu hỏi một để trả lời cho Phật tử hiểu rõ thêm:

 

1. Phật tử hỏi trong lúc cầm Kinh khi gặp chư Tăng, Ni Phật tử có phải xá chào không?

 

Xin thưa, khi đang cầm quyển kinh trên tay, tuyệt đối Phật tử không được xá chào. Vì trong khế kinh có câu: "Thị Kinh như thị Phật". Nghĩa là thấy Kinh như thấy Phật. Tại sao thế? Bởi vì Kinh là những lời vàng ngọc quý báu do Phật nói ra và đã được chư Tổ kết tập lại. Do đó, chúng ta phải hết lòng tôn kính thọ trì. Đã tôn kính Phật tất nhiên là chúng ta cũng phải tôn kính những gì Phật dạy. Vì thế, khi cầm Kinh dù đối tượng trước mặt mình là chư Tăng, Ni hay bất cứ ai Phật tử cũng không được cầm kinh xá chào. Khi xá chào như thế, thì sẽ bị mắc vào hai cái lỗi: Một là, coi thường Kinh điển Phật dạy. Hai là, người mà mình xá chào, tại mình mà người ta phải bị tổn phước. Thế nên chúng ta phải lưu tâm cẩn thận về vấn đề nầy. Trong trường hợp như Phật tử đã nói, thì Phật tử chỉ có thể cúi đầu chào, chớ không nên cầm Kinh trên tay xá chào.

 

2. Trời đang nóng mà chúng con lấy Kinh quạt có nên không?

 

Xin thưa ngay là không nên. Như trên đã nói, thấy Kinh như thấy Phật. Đã thế, thì dù cho trời có nóng bức cháy da phỏng trán đến đâu đi nữa thì, chúng ta cũng không nên cầm Kinh để quạt cho mát đưọc. Như thế thì chúng ta sẽ phạm vào cái lỗi khinh thường bất kính kinh điển vậy.

 

3. Khi chúng con đang tụng Kinh, dùng nước miếng lật qua trang khác có nên không?

 

 Điều nầy lại càng không nên. Bởi nước miếng của chúng ta là thứ dơ bẩn hôi thúi mà thắm vào tay để lật từng trang Kinh, như thế thì mất đi sự tôn kính. Chúng ta không nên có ý nghĩ cho đó là những trang giấy thông thường mà không kính trọng. Tuy đó là giấy trắng mực đen nhưng trong đó chứa đựng toàn những ngôn từ vàng ngọc quý báu của Phật dạy. Chính nhờ những lời dạy nầy mà chúng ta mới thấu rõ được đường lối tu hành. Và nhờ tinh tấn tu hành nên chúng ta mới được giải thoát.

 

Chẳng những không được thắm nước miếng lật kinh thôi, mà chúng ta cũng không nên dùng miệng thổi bụi trên kinh hay kẹp kinh vào nách hoặc để kinh bừa bãi ở những chỗ dơ dáy bất tịnh. Và trước khi cầm Kinh chúng ta cũng phải rửa tay cho sạch sẽ rồi mới cầm.

 

Nói tóm lại, kinh điển là những lời Phật dạy, chúng ta phải hết lòng trân kính không được tỏ ra khinh thường mà mang trọng tội vậy.

 

 

43. Cúng dường Tam bảo như thế nào mới đúng pháp?

 

Hỏi:  Kính bạch thầy, khi cúng dường Tam bảo, con thấy có người ghi tên còn có người thì bỏ vào thùng phước sương. Như vậy cách nào đúng? Có người nói mình không ghi tên thì không ai biết. Và qua hai cách cúng dường đó thì phước báo hơn kém thế nào? Con mong thầy giải thích cho con rõ.

 

Đáp: Xét trên hình thức cúng dường thì cả hai cách đều đúng. Tuy nhiên, xét về nội dung tức trong tâm thức dụng ý của mỗi người có thể có chút ít sai khác. Trường hợp người cúng dường bằng cách ghi tên có thể có hai cách dụng tâm khác nhau: Một là, người cúng có ý mong cầu cho mọi người biết đến tên tuổi của mình, thì sự cúng dường nầy quả thật không đúng theo lời Phật dạy, vì họ có ý cầu danh. Cúng dường với cái tâm ích kỷ nhỏ hẹp như thế, thì phước báo làm sao có nhiều được? Hai là, người cúng tuy cũng ghi tên mà họ không có cái ý vọng cầu như thế, thì phước báo của người nầy sẽ được hưởng nhiều hơn. Vì họ cúng dường với sự phát tâm chơn chánh, không có ý mong cầu điều gì có lợi cho riêng mình.

 

Cần nói rõ thêm, đối với hạng người thứ nhứt, cúng dường mà còn cầu danh, thì quả thật họ không có thành tâm. Tại sao cúng dường mà còn phải ghi tên cho mọi người biết? Như vậy, họ cúng dường cho Tam bảo hay cúng dường cho mọi người? Đã nói là cúng dường Tam bảo thì Tam bảo chứng minh cho lòng thành dâng cúng của mình là được rồi. Cần gì để cho mọi người biết đến? Cúng dường mà còn muốn phô trương cái bản ngã vị kỷ của mình, tất nhiên là không đúng với ý nghĩa cúng dường rồi. Đã thế, thì thử hỏi phước báo làm sao mà có nhiều cho được?  Bởi nhân như thế nào thì quả như thế ấy.

 

Đối với hạng người thứ hai, tuy họ cũng ghi tên mà họ không có cái ý cầu danh, họ chỉ làm theo thủ tục ghi tên của nhà chùa thôi, đối với hạng người nầy tất nhiên là họ sẽ hưởng được phước báo nhiều hơn. Vì họ cúng dường bằng cái tâm chơn thành chớ họ không có ý mong cầu vọng tưởng điều gì cả.

 

Còn đối với việc cúng dường Tam bảo bằng cách bỏ tiền vào thùng phước sương, điều nầy tùy theo tâm lượng và sự phát tâm của mỗi người  mà phước báo cũng có sự hơn kém khác nhau.

 

Nếu cúng bằng cái tâm chân thành, không nghĩ đến số tiền dâng cúng nhiều ít, hoặc sợ người ta chê cười và cũng không có ý mong cầu điều gì có lợi ích cho riêng mình, chỉ thành tâm cầu nguyện cho Tam bảo được trường cửuthế gian để làm lợi ích cho chúng sinh. Cúng dường với cái tâm lượng rộng lớn như thế thì phước báo thật vô lượng vô biên. Vì sự cúng dường đó là đúng theo pháp Phật dạy. Ngược lại, nếu cúng dường mà còn có cái tâm so đo tính toán hơn thua, vì cúng ít tiền sợ người khác biết được họ chê cười, cho nên không dám ghi tên, chỉ bỏ vào thùng phước sương không muốn cho ai thấy biết. Nếu cúng dường với cái tâm như thế, thì thật không đúng pháp cúng dường. Đồng thời, khi cúng lại còn cầu nguyện Phật Bồ tát gia hộ cho mình và gia đình cũng như trong dòng họ thân tộc của mình tất cả đều được bình an. Cúng dường với cái tâm lượng nhỏ hẹp ích kỷ như thế, thì thử hỏi làm sao hưởng được nhiều phước báo?

 

Cho nên, cũng đồng thời hai người cúng dường tài vật giống nhau nhưng kết quả thì lại khác nhau. Lý do tại sao? Tại vì ở nơi cái chánh nhân dụng tâm của hai người đó. Một người cúng dường có ý mong cầu cho mọi người biết và cũng mong muốn được lợi lạc cho riêng mình. Đó là phát cái tâm nhỏ hẹp thì làm sao xứng với tánh thể Bồ đề? Vì tánh thể Bồ đề là rộng lớn vô biên không có giới hạn. Còn một người cúng dường không cần ai biết tới cứ âm thầm bỏ tiền vào trong thùng phước sương và rồi thắp nhang lễ Phật nguyện cầu cho Tam bảo được trường tồn trên thế gian lâu dài làm lợi lạc cho chúng sinh. Và nguyện cầu cho pháp giới chúng sanh đều hồi tâm tỉnh thức tu hành thành Phật. Chỉ nguyện cầu như thế thôi. Tuyệt nhiên không có ý mong cầu điều gì riêng tư cho cá nhân mình hay cho gia đìnhdòng họ thân tộc của mình. Đó là cái tâm cúng dường rộng lớn xứng hợp với tánh thể Bồ đề tất nhiên là sẽ được phước báo rất lớn. Tuy không cầu nguyện cho riêng mình hoặc tất cả những người thân tộc của mình, nhưng đã cầu nguyện cho hết thảy chúng sinh đều được lợi lạc thì trong chúng sinh đó đã có mình và có tất cả người thân của mình rồi.

 

Tuy nhiên, thông thường người Phật tử khi cúng dường Tam bảo thì họ thích ghi tên hơn là không ghi. Ghi hay không ghi cũng không sao, cái quan trọng là ở chỗ dụng tâm của mỗi người. Nếu ghi tên mà mình không có cái ý cho mọi người biết mà chỉ làm theo cái thủ tục của nhà chùa bày ra thì điều đó cũng không có gì là sai trái. Thường thì trong chùa hay tuyên dương tán thưởng cho những Phật tử nào phát tâm cúng dường tài vật vượt trội hơn các vị khác. Điều nầy, là vì muốn tùy hỷ công đức của người đã phát tâm rộng lớn. Đồng thời cũng có ý là để cho những người khác biết để tùy hỷ tán dương và noi theo mà thôi. 

 

Kính mong Phật tử chúng ta nên ý thứccúng dường cho đúng pháp theo lời Phật Tổ chỉ dạy. Có như thế thì mới được lợi lạc lớn lao vậy.

 

44. Trì chúniệm Phật cái nào linh nghiệm hơn.

 

Hỏi: Kính bạch thầy, con thường trì tụng các thần chú mỗi đêm sau đó con mới niệm hồng danh Phật. Có người nói, niệm Phật không linh nghiệm bằng trì chú, vì trì chú có thần gia hộ nên cầu gì được nấy. Mong thầy cho biết lời nói nầy có đúng không? Và con trì chú trước niệm Phật sau có được không? Kính  mong thầy giải đáp cho con hiểu rõ. Thành kính biết ơn thầy.

 

Đáp: Trong câu hỏi của Phật tử chúng tôi thấy có ba vấn đềPhật tử muốn biết:

 

Thứ nhứt, Phật tử thường trì tụng các thần chú trước rồi sau đó mới niệm hồng danh Phật. Điều nầy không có gì là sai trái. Thường trong thời khóa Tịnh độ tối ở trong các chùa thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông, đều gồm có đủ ba tông: Thiền, Tịnh và Mật. Và nếu nói rộng ra thì gồm đủ cả. Thiền là khi tụng niệm tâm hành giả không duyên theo ngoại cảnh, chỉ một bề chú tâm vào lời kinh hay câu chú mà mình đang trì tụng. Tịnh là niệm danh hiệu Phật A Di Đà và niệm Tứ Thánh. Mật là tụng chú Đại Bi hoặc các thần chú khác. Như vậy, Phật tử trì chú trước rồi sau đó mới niệm Phật cũng được không có lỗi gì. Tuy nhiên, trong kinh thường nêu ra có hai hạnh mà người tu cần phải phân định cho rõ ràng. Hai hạnh đó là: "Chánh hạnh và Trợ hạnh". Phần chánh hạnh bao giờ cũng phải đặt nặng và vượt trội hơn. Như Phật tử lấy việc niệm Phật làm chánh hạnh, còn phần trì chú hay tụng kinh hoặc bố thí cúng dường làm mọi việc lành khác... đều là trợ hạnh. Trợ là giúp thêm cho cái chánh hạnh chóng được thành tựu. Tùy theo mỗi tông hay mỗi pháp mônhành giả chọn cho mình có chánh và trợ hạnh khác nhau. Nếu Phật tử đang hành trì theo pháp môn Tịnh độ, thì tôi thành thật khuyên Phật tử nên lấy việc niệm Phật làm chánh hạnhtrì chú làm trợ hạnh. Chánh hạnh bao giờ cũng quan trọng mà chúng ta nên tinh cần tu tập hành trì nhiều hơn. Nếu không, thì chúng ta dễ bị rơi vào tạp hạnh. Đã thế, thì Phật tử khó đạt được mục đích cao đẹp mà mình nhắm tới.

 

Thứ hai, lời nói của người nào đó thật tình là họ chưa hiểu rõ về các pháp môn Phật dạy. Phật tử nên biết, tất cả các pháp môn Phật dạy không có pháp nào linh nghiệm hơn pháp nào. Vì pháp nào cũng nhằm mục đích đưa hành giả đến chỗ cứu cánh thành Phật cả. Giáo pháp Phật dạy thì không có vấn đề cao thấp hay sâu cạn. Vạn pháp đều bình đẳng như nhau. Sở dĩ có cao thấp, sâu cạn, là do ở nơi căn cơ trình độ nhận thức sai khác của mỗi người. Mưa thì chỉ có một, nhưng tùy theo các loại cỏ cây, lùm rừng, lớn nhỏ mà hấp thụ sai biệt không đồng. Thuốc thì không có thuốc nào hay hay dở. Bất luận thuốc nào mà trị lành bệnh thì thuốc đó hay thôi. Đức Phật như vị lương y đại tài tùy bệnh mà cho thuốc. Bởi thế, nên mới có câu nói: "Chúng sanh đa bệnh thì Phật đa pháp" là vậy. Niệm Phật hay trì chú hoặc tu bất cứ pháp môn nào, mục đích cũng là để được định tâm. Nếu tâm không định thì phiền não phát sanh. Có dứt hết vô minh phiền não lậu hoặc thì hành giả mới có thể thành tựu được đạo quả. Nếu trì chú với quan niệm cho là có chư thần thường gia hộ để cầu gì được nấy đó là một quan niệm hết sức sai lầm. Trì chú mà còn có cái tâm vọng tưởng mong cầu được lợi lộc cho mình, thì quả là trái với tôn chỉ của việc trì chú. Lời nói đó không hợp với lẽ đạo. Tôi khuyên Phật tử nên tránh chớ có nghe theo mà có hại cho mình. Nếu bảo trì chú mới có chư thần gia hộ, vậy thử hỏi niệm Phật không có chư thần gia hộ hay sao? Nếu chúng ta dụng tâm tu hành chân chánh phù hợp với chân lý, tất nhiên là chư thần lúc nào cũng thường gia hộ cho chúng ta. Bằng trái lại, thì long thần hộ pháp sẽ lánh xa chúng ta. Người nói như thế là vì họ chưa tìm hiểu rõ những gì trong kinh điển đã chỉ dạy. Nếu vì chưa hiểu thì nên tìm hiểu chớ đừng có nói càng bướng mà mang thêm tội lỗi.

 

Thứ ba, như đã nói, Phật tử trì chú trước rồi niệm Phật sau đều được không có gì trở ngại. Tuy nhiên, nếu Phật tử đang hành trì theo pháp môn niệm Phật, thì tôi thành thật khuyên Phật tử nên chuyên tâm niệm Phậttốt hơn. Còn việc trì chú coi như là phần phụ thuộc mà thôi. Vì niệm Phật hay trì chú mục đích cũng để cho được nhứt tâm. Có như thế, thì việc hành trì của Phật tử mới chóng được thuần nhứt. Bằng không, tu hành mà cái gì cũng muốn hết, e rằng kết quả sẽ không được tốt đẹp như ý. Bởi bắt cá hai tay rốt lại thì không được gì cả. Điều đó chỉ là uổng công vô ích mà thôi. Kính mong Phật tử hãy suy nghiệm thật kỹ điều nầy để chọn cho mình một hướng đi vững chắc và có lợi ích thiết thực vậy.

 

45. Tụng Kinhtrì Chú trước sau lớp lang như thế nào mới đúng?

 

Hỏi: Kính thưa thầy, khi con bệnh thì con đọc kinh Dược Sư, giờ con nghỉ, con chỉ trì chú Dược Sưtrì chú Đại bi vào mỗi buổi sáng, tối đọc kinh Cứu khổ, nay con muốn đọc kinh Vô Lượng Thọ. Như vậy có được không? Nếu được thì con phải tụng đọc vào buổi nào? Và khi tụng con phải bắt đầu như thế nào? Kính mong thầy giải đáp cho con rõ. Con xin cám ơn thầy.

 

Đáp:  Việc thay đổi cách tụng đọc Kinh, Chú, theo như lời Phật tử đã nói thì không có gì là sai trái cả. Xưa kia, khi bệnh Phật tử tụng đọc Kinh Dược Sư, nay thì Phật tử chỉ trì Chú Dược SưChú Đại Bi vào mỗi buổi sáng. Còn buổi tối thì Phật tử tụng đọc Kinh Cứu Khổ. Nay thì Phật tử chỉ muốn tụng đọc Kinh Vô Lượng Thọ. Phật tử hỏi như vậy có được không?

 

Tôi xin thưa ngay với Phật tử là được không có gì trở ngại. Vấn đề tụng Kinh như thế nào cho đúng nghi cách trong khi hành lễ, trong 100 câu hỏi Phật Pháp tập 2, ở trang 56, tôi cũng đã có trình bày rõ về vấn đề nầy. Muốn biết rõ hơn, Phật tử nên tìm đọc lại quyển sách đó. Nếu không có sách, thì Phật tử có thể vào các trang mạng: Quang Minh, Quảng Đức, Tạng Thư Phật Học v.v... đều có. Ở đây, tôi xin được trả lời một cách ngắn gọn vắn tắt mà thôi. Về nghi thức tụng niệm, ở trong các ngôi chùa thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông, thì có hai thời khóa lễ cố định: Thời khuya thường là tụng Chú Lăng Nghiêm và Đại Bi Thập Chú. Còn buổi tối thì thường là tụng Kinh Di Đà. Hai thời khóa lễ sáng, tối nầy đã được chư Tổ ấn định rất rõ, gọi là Nhị thời khóa tụng. Đối với các Kinh, Chú Phật dạy, tùy theo căn duyên ý thích của mỗi người mà chọn lựa trì tụng cho phù hợp. Kinh, Chú nào cũng có thể trì tụng được cả. Tuy nhiên, điều quan trọng là khi tụng đọc ta cần phải hết sức chú tâmthành ý. Hơn nữa, Khi chúng ta tụng đọc, cần phải hiểu rõ nghĩa lý trong Kinh. Không phải chỉ tụng đọc suông cho có lệ là đủ. Vì có hiểu nghĩa lý trong Kinh Phật dạy, chúng ta mới có thể áp dụng hành trì đúng cách. Và như thế thì mới có lợi ích thiết thực trong đời sống thực tế. Trường hợp của Phật tử thay vì Phật tử trì Chú Lăng Nghiêm và Đại Bi Thập ChúPhật tử chỉ trì Chú Dược SưChú Đại Bi thôi, như thế thì cũng được không có sao.

 

Còn Kinh tụng hằng ngày, tùy theo ý thích của Phật tử mà chọn bộ Kinh nào tụng cũng đều được cả. Bởi Kinh nào cũng có công năng thù thắng là phá trừ mê mờ, khai mở tâm trí sáng suốt cho chúng sinh. Trước kia Phật tử tụng Kinh Cứu Khổ nay Phật tử chuyển sang tụng Kinh Vô Lượng Thọ đâu có gì sai trái. Phật tử hỏi phải tụng đọc vào buổi nào? Thường là tụng đọc vào buổi tối thì tốt nhất. Tuy nhiên, điều nầy còn tùy vào hoàn cảnh sinh sống và thời gian thuận tiện của Phật tử nữa. Nếu buổi tối rảnh rỗi thì tôi khuyên Phật tử nên tụng đọc vào buổi tối. Phật tử hỏi khi tụng đọc phải bắt đầu như thế nào? Phật tử cứ y theo nghi thức đã có sẵn ở phần đầu của Kinh Vô Lượng Thọ. Trước khi, ngồi tụng đọc, Phật tử nên thành kính nguyện hương, tán Phậtđảnh lễ Tam bảo. Xong rồi Phật tử ngồi nghiêm trang theo tư thế ngồi bán già hay kiết già tùy ý. Ngồi cách nào miễn thân thể thoải mái thì được. Trong Kinh có nhiều Phẩm tùy ý Phật tử tụng đọc bao nhiêu Phẩm cũng được. Khi ngưng lại, Phật tử nhớ làm dấu để hôm sau tụng tiếp.

 

Kính chúc Phật tử an vui mạnh khỏe tinh tấn tu hành chóng đạt thành sở nguyện.

 

46. Vấn đề thọ hưởng của một người sau khi chết như thế nào?

 

Hỏi:  Kính bạch thầy, trường hợp thân nhân của con chết bên Việt Nam mà con thờ cúng ở Úc, như vậy họ có qua Úc hưởng được không? Mong thầy cho con biết, vì con chưa hiểu vấn đề nầy.

 

Đáp: Theo lời Phật dạy, khi thân xác ta rã ra không có nghĩa là mất hẳn đi. Ngay cả cái xác thân tứ đại do duyên hợp nầy cũng không có mất đi đâu. Thân nầy là do kết hợp bởi bốn yếu tố: đất (chất cứng) nước (thể lỏng) gió (thể hơi) lửa (nhiệt độ).  Bốn thứ nầy thuộc về vật chất. Còn một thứ không phải vật chất mà nó thuộc về tinh thần. Trong Kinh thường gọi là thần thức hay tâm thức. Thuật ngữ chuyên môn của Phật giáo gọi chung cái thân nầy là do "Ngũ Uẩn" kết hợp. Khi hội đủ điều kiện thì tạm có ra; khi thiếu nhân duyên thì thân nầy tan rã. Nhưng tan rã cái hình hài thể chất của thân chớ cái yếu tố để tạo thành thì không có mất. Cái nào nó cũng có cái sở nhân của nó. Như da thịt xương gân v.v... sở nhân của nó là đất. Còn chất dung dịch trơn ướt trong người cái sở nhân của nó là nước. Do mượn nước bên ngoài vào mà tạo thành những dung dịch của chất nước thể lỏng bên trong. Nói tóm lại, khi chết (hoại) cái nào trả về sở nhân cho cái nấy. Còn cái thần thức hay nghiệp thức là vô hình nên không có trả nó đi đâu. Tuy vô hình nhưng chính nó là cái chủ động để tạo nên hình hài. Vậy nghiệp thức là gì? Cái gì để biết mà thụ hưởng? Và sự tồn tại hiện hữu của cái nghiệp thức nầy như thế nào?

 

Nghiệp là tên khác của chủng tử (hạt giống) nghĩa là những thói quen do lặp đi lặp lại mà thành. Thói quen thì có thói quen tốt (thiện) và thói quen xấu (ác). Như thói quen cờ bạc, rượu chè, hút sách xì ke ma túy nghiện ngập v.v... Đó là thói quen xấu. Còn thói quen niệm Phật, tụng kinh, đọc sách, đi chùa v.v... đó là những thói quen tốt.  Còn Thức có nghĩa là hiểu biết. Những thói quen xấu tốt nầy được huân tập vào tàng thức trở thành những hạt giống thiện ác. Như vậy, sau khi chết tùy theo cái thói quen tốt xấu mà chúng ta huân tập trong hiện đời nó dẫn chúng ta đến môi trường tốt xấu để tái sanh. Trong Kinh thường gọi là tùy nghiệp mà chiêu cảm thọ sanh. Trong khi chưa tái sanh để nhận một cái thân ngũ uẩn khác, trong giai đoạn nầy thì gọi là thân trung ấm hay trung hữu. Chính cái thân nầy mà người đời thường gọi là cô hồn. Cô là riêng rẽ một mình; hồn là biết. Tuy gọi là thân nhưng nó không có hình thể vật chất như cái thân tiền ấm nầy. Do đó, nên cái thân trung ấm nầy nó cũng biết đói, biết lạnh, biết nóng, biết no v.v... Cũng như hiện tại cái biết lạnh, đói, no, sợ, lo ... đâu phải là do thân biết mà chính do cái tâm biết. Khi ăn uống, rõ ràng là cái thân không biết ngon dở. Vì cái thân là tổng hợp các bộ phận thuộc về vật chất. Đã là vật chất thì thử hỏi làm sao biết được? Vậy cái biết đó phải là tinh thần. Mà cái biết của tinh thần thì nó không bị hạn cuộc vào vật chất. Như khi chúng ta ngồi một chỗ mà lúc đó chúng ta có thể phóng tâm biết khắp hết. Tuy thân thì đang ở Úc mà chúng ta có thể biết rất rõ những phong cảnhViệt Nam. Hoặc bất cứ nơi nào khác mà chúng ta đã đi qua, bây giờ chúng ta nhớ lại không sót một chỗ. Thế thì cái biết đó đâu phải ở nơi thân, vì cái thân thì đang ngồi trong nhà ở Úc mà. Nói thế để Phật tử thấy rằng, dù thân nhân của Phật tử chết ở đâu cũng có thể hưởng dụng những phẩm vật mà Phật tử dâng cúng. Vì sau khi chết, cái thân trung ấm có được ngũ thông (thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, thần túc thông, túc mạng thông, chỉ không có được lậu tận thông mà thôi). Đã có ngũ thông như vậy, thì cái gì mà họ không biết. 

 

Phật tử cứ yên tâm đừng lo hương linh của người mất không được hưởng dụng vật thực dâng cúng. Tuy nhiên, sự hưởng dụng đó không ai thấy được. Mỗi loài tùy theo nghiệp báo mà có sự hưởng dụng thực phẩm khác nhau. Trong Kinh có nêu ra nhiều cách hưởng dụng thức ăn khác nhau: Đoàn thực, xúc thực, hương thực, tư niệm thực v.v... Đoàn thực là những thức ăn mà hiện chúng ta đang dùng nó hằng ngày để sống. Như cơm, bánh mì v.v... Xúc thựcchúng ta ăn qua sự tiếp xúc của 5 giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Như con mắt thì xem phim ảnh. Còn tai thì nghe các thứ âm thanh hay dở. Hương thực là ăn qua mùi vị của các thứ vật phẩm. Như vậy, các vị vong linh họ hưởng dụng thức ăn bằng hương thực. Khi cúng, Phật tử nên thành tâm và phải hết lòng cầu nguyện. Có như thế, thì người còn và kẻ mất cả hai đều được hưởng dụng ân triêm lợi lạc vậy.   

 

47. Bổn phận của một người tu đối với đất nước quê hương dân tộc như thế nào?

 

Hỏi:  Kính bạch thầy, là một người tu hành khi đất nước lâm nguy, thì trách nhiệm và bổn phận đối với đất nước như thế nào? Nếu con chỉ dốc lòng tu không còn quan tâm đến chuyện thế sựquê nhà, thì con có lỗi với tổ tiên tiền nhân đã dầy công dựng nước và giữ nước không? Kính mong thầy khai thị cho chúng con được rõ.

 

Đáp:  Câu hỏi của Phật tử chúng tôi thấy có hai vấn đề rất quan thiết mà Phật tử muốn biết.

 

Thứ nhứt, Phật tử hỏi: Là một người tu hành khi đất nước lâm nguy, thì trách nhiệm và bổn phận đối với đất nước như thế nào?

 

Xin thưa, chuyện tu hành là việc riêng cá nhân của mỗi người. Còn việc tồn vong hưng suy của một đất nước là việc chung mà mỗi cá nhân đều phải có trách nhiệm và bổn phận chung sức gánh vác phát triển và bảo vệ. Không phải tu hành rồi khi đất nước lâm nguy, chúng ta lại dửng dưng khoanh tay ngồi nhìn. Chúng ta đừng quên câu nói: "Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách". Hay câu: "Giặc tới nhà đàn bà cũng phải đánh". Nếu nước nhà bị giặc ngoại bang xâm chiếm, thử hỏi bọn chúng có để yên cho chúng ta gõ mõ tụng kinh tu hành hay không? Hay tất cả đều phải làm nô lệ tay sai cho bọn chúng sai khiến. Lịch sử đã chứng minh cho chúng ta thấy rất rõ điều đó. Bài học sống động nổi bật nhất là bài học lịch sửthời đại nhà Trần. Thời nhà Trần là thời hoàng kim của dân tộc và Phật giáo. Các ông vua cai trị đất nước đều là những vị Minh Quân Thiền Sư. Điển hình như bốn vị vua của đầu nhà Trần. Từ vua Trần Thái Tông đến vua Trần Minh Tông, tất cả đều là những vị vua tu hành chứng ngộ lý đạo.

 

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, Mông, vua Trần Thái Tông đã hai lần anh dũng hiên ngang chiến thắng vẻ vang mang lại sự an bình cho đất nước. Trong thời vua Trần Nhân Tông, quân Nguyên đã hai lần kéo quân ồ ạt sang lấn xâm chiếm nước ta. Nhưng lần nào bọn chúng cũng đều bị thất bại ê chề não nề thê thảm. Đó là gì? Đó có phải là do sự đoàn kết trên đưới một lòng của toàn quân dân ta hay không? Chính vì sự đoàn kết quyết chiến đó, chúng ta mới có thể chống lại một đội quân hùng hậu hung hãn ở phương Bắc. Bọn chúng đã bị quân dân ta đánh cho họ đại bại tả tơi tan tành không còn một manh giáp che thân và cũng không còn con đường rút lui. Đó là hai cuộc chiến thắng vẻ vang oanh liệt hùng dũng hiên ngang, dưới sự lãnh đạo anh minh sáng suốt của vua Trần Nhân Tông, đã mang lại cho nước Đại Việt một thắng lợi lịch sử hiển hách huy hoàng. 

 

Đến các bậc Thiền Sư tu hành đạt đạo, các Ngài đều là những vị đóng vai trò cố vấn chỉ đạo cho nhà vua. Thế thì, thử hỏi người tu hành đạt đạo có trốn tránh trách nhiệm đối với quê hương tổ quốc hay không? Hay là các Ngài cũng đã dấn thân vào làn tên mũi đạn để cứu nguy dân tộc. Bởi chính những người tu hành đạt đạo họ thấy thân nầy chỉ là bèo bọt hư ảo giả tạm, do đó, nên họ coi sự sống chết nhẹ như bông gòn in như trò huyễn mộng. Vì họ không còn coi nặng xác thân hư ảo như chúng ta. Hơn nữa, với tinh thần "Bi, Trí, Dũng" của đạo Phật, đã rèn luyện hun đúc cho họ có một ý chí mãnh liệt và dám hy sinh xả thân quên mìnhđại cuộc. Thế thì, không phải tu hành là bỏ phế hết mọi việc không quan tâm gì đến sự hưng vong thành bại của đất nước. Đối với người xuất gia tu hành mà còn có trách nhiệm bổn phận đối với đất nước non sông như thế, hà tất gì là người Phật tử tại gia. Tất nhiên, họ còn phải có bổn phận lớn lao hơn nữa. Nói chung, dù xuất gia hay tại gia chúng ta cũng đừng quên rằng, tất cả đều là công dân của một quốc gia Việt Nam vậy.

 

Thứ hai, Phật tử hỏi: Nếu con chỉ dốc lòng tu không còn quan tâm đến chuyện thế sựquê nhà, thì con có lỗi với tổ tiên tiền nhân đã dầy công dựng nước và giữ nước không?

 

Xin thưa ngay là có lỗi rất lớn. Trong đạo Phật có nêu ra hai đế: Chơn đếTục đế. Chơn đế là đứng về mặt chân lý siêu xuất thế gian. Nghĩa là một thực thể vượt ngoài đối đãi nhị nguyên. Đã thế, thì không còn gì phải suy nghĩ luận bàn. Tuy nhiên, đứng về mặt Tục đế hay Thế giới tất đàn, tất nhiên là đời sống của mỗi cá thể đều có liên quan mật thiết với xã hội. Tuy Phật tử có dốc lòng tu, đó là chuyện giải thoát riêng cá nhân mình. Còn đối với tổ quốc như đã nói, đó là việc chung của mỗi người dân. Phật tử đừng quên, ân đất nước là một trong bốn ân sâu nặng mà người Phật tử phải hằng tâm ghi nhớ. Người không có tổ quốc tức là không có cội nguồn. Đất tổ quê cha là cội nguồn của chúng ta. Tất nhiên là chúng ta cần phải quan tâm đóng góp xây dựng. Dù Phật tử sinh sống ở đâu, nhưng đối với các bậc tổ tiên tiền nhân đã dầy công dựng nước và giữ nước, là hậu sanh chúng ta cũng phải hết lòng khắc sâu ghi nhớ. Đó là một công ơn rất lớn lao mà các ngài đã dầy công tạo dựng. Chúng ta phải có bổn phận duy trì phát triển và bảo vệNếu không có các vị đó, thì thử hỏi chúng ta có còn là người Việt Nam nữa hay không? Nếu Phật tử không quan tâm gì đến việc nước nhà tất nhiên là Phật tử sẽ có lỗi rất lớn đối với các bậc tổ tiên tiền nhân. Đâu phải ai dốc lòng tu rồi cũng đều quên hết việc đất nước? Nếu ai tu hành cũng quên hết như thế, thì không biết tổ quốc sẽ đi về đâu?

 

Tóm lại, ngoài bổn phận là người Phật tử tại gia ra, Phật tử còn là một người công dân của đất nước. Đã thế, tất nhiên Phật tử phải có bổn phận quan tâm đến việc tồn vong, hưng suy của đất nước, vì nơi đó đã từng ấp yêu cưu mang Phật tử. Nhờ đó mà Phật tử mới có được một cuộc sống an ổn như ngày hôm nay. Thế thì, tất cả chúng ta đều phải có bổn phận và trách nhiệm tùy theo hoàn cảnh và khả năng mà nhiệt tâm tích cực đóng góp xây dựng bằng mọi cách thế cho quê hương đất nước của chúng ta vậy.

 

48. In kinh ấn tống có nên trình qua quý thầy kiểm duyệt trước không?

 

Hỏi:  Kính bạch thầy, khi chúng con muốn ấn tống một quyển kinh dù lớn hay nhỏ, chúng con có nên trình qua quý thầy biết không? Có người nói, nếu không, thì việc in ấn sẽ không có phước. Con không hiểu có phải như vậy không? Kính mong thầy hoan hỷ giải đáp cho chúng con rõ.

 

Đáp: Sự phát tâm in ấn kinh sách là điều rất tốt. Đó là điều mà Phật tử chúng ta nên làm. Tuy nhiên, Phật tử muốn in ấn bộ kinh nào, tốt hơn hết là Phật tử nên trình qua cho chư Tăng, Ni, những vị thông hiểu Phật pháptrình độ Phật học khá vững chắc để kiểm duyệt trước. Bởi kinh sách lưu hành hiện nay, có lắm người ngụy tạo lộng giả thành chơn. Có những kinh sách nội dung chứa toàn là luận thuyết ngoại đạoPhật tử không biết, cứ tưởng là kinh sách của Phật giáo rồi truyền nhau in ấn. Vì thấy trong đó có chữ "Phật" hoặc "Bồ tát", rồi đinh ninh cho là kinh Phật, nên kêu gọi mọi người hùn tiền in ấn phổ biến rộng rãi. Như thế, vô tình người Phật tử tiếp tay truyền bá kinh điển của ngoại đạo mà không hề hay biết. Thật đó là một điều nguy hiểm tai hại vô cùng. Vì Phật tử tại gia đa phần lo bận rộn với công việc mưu sinh nên đâu có thời giờ rảnh rỗi nhiều mà để tâm nghiên tầm học hỏi kinh điển theo hệ giáo lý từ thấp lên cao.  Do vì thiếu hiểu biết nên không thể phân biệt rõ đâu là kinh Phật và đâu không phải là kinh Phật. Nghĩa là chánh tà, chân ngụy không phân biệt rõ ràng. Thế nên, là Phật tử chúng ta nên cố gắng nghiên tầm học hỏi Phật pháp để tránh tình trạng ngộ nhận nầy. Khi in ấn một quyển kinh nào đó, nếu Phật tử chưa hiểu rõ thì nên thưa hỏi với những vị thông hiểu Phật pháp. Nếu in càng, thì sẽ mang trọng tội với Phật pháp vậy.

 

Thỉnh thoảng, tôi thấy có những Phật tử ít tới chùa tu học nên thường hay vấp phải vấn đề nầy. Thế thì dựa vào tiêu chuẩn nào để biết đó không phải là kinh Phật? Xin thưa, chúng ta nên y cứ vào "Tam pháp ấn" hoặc "Tứ pháp ấn" hay "Nhất thật tướng ấn", mà Phật đã dạy. Tam pháp ấn là: "Chư hành vô thường, chư pháp vô ngãNiết bàn tịch tịnh". Còn Tứ pháp ấn là: "Khổ, không, vô thường và vô ngã". "Nhất thật tướng ấnchân lý tuyệt đối vượt ngoài đối đãi nhị nguyên". Tại sao gọi là pháp ấn? Bởi đây là những thứ chân lý muôn đời bất di bất dịch. Ấn là in như cái mọc in xuống tờ giấy trắng. Cái mọc như thế nào thì nó in xuống như thế nấy, một mảy may không hề sai lệch. Bất luận kinh điển nào ngoài những pháp ấn nầy thì đó không phải là kinh điển của Phật giáo

 

Còn Phật tử nói, có người nào đó nói nếu không trình cho quý Thầy biết, thì việc in ấn sẽ không được phước báo. Người nói như thế có thể có hai lý do: Một là, nếu in ấn kinh sách mà không trình cho chư Tăng, Ni kiểm duyệt trước, lỡ in nhằm kinh sách của ngoại đạo thì quả thật là không có phước báo chi cả. Chẳng những không có phước báo mà còn mang thêm tội lỗi nữa. Hai là, không có sự chứng minh của Tăng, Ni thì cũng không có được phước. Qua hai lý do nêu ra, lý do thứ nhứt là đúng. Còn lý do thứ hai, nếu in kinh sách mà đúng với chánh pháp thì dù cho khôngchư Tăng, Ni chứng minh, thì thí chủ cũng vẫn được phước báo. Vì đó là bố thí pháp tất nhiên công đức rất lớn lao. Sao lại nói là không có phước?

 

Tóm lại, khi Phật tử phát tâm in ấn kinh sách thì tôi thành thật khuyên Phật tử nên hết sức cẩn thận. Nếu quyển kinh nào Phật tử còn nghi ngờ chưa hiểu rõ, thì Phật tử nên trình qua cho chư Tăng, Ni, những vị thông hiểu Phật pháp để xem qua. Sau khi duyệt kỹ, không có gì trở ngại, thì Phật tử sẽ in ấn theo sở nguyện của mình.

 

Kính chúc Phật tử thăng tiến mãi trên con đường tu tập và sẽ đạt được nhiều kết quả lợi lạc theo sở nguyện.

 

49. Đi chùa bị cản trở phải ứng xử như thế nào cho đúng?

 

Hỏi:  Kính bạch thầy, khi con xin người chồng đi chùa, thì anh ấy vui vẻ cho đi, nhưng không hiểu sao lúc con trở về nhà, thì mặt anh ta quạu quọ và rồi kiếm chuyện la rầy con. Con không dám đi nữa vì con sợ anh ấy tạo thêm nghiệp. Như vậy, xin thầy cho con biết ý kiến con phải ứng xử như thế nào mà gia đình không bị xáo trộn bất hòa?

 

Đáp: Qua sự trình bày về hoàn cảnh khó khăn đi chùa của Phật tử, thật chúng tôi rất thông cảm và cũng muốn chia sẻ góp chút thành ý cùng với Phật tử đôi điều. Hay nói đúng hơn, Phật tử hãy xem đây là những lời khuyên giải chân thành của chúng tôi. Hy vọng có thể giúp cho Phật tử phần nào để giải quyết trong vấn đề khó khăn nầy.

 

Như Phật tử đã biết, việc cãi vã bất hòa trong gia đình, đó là chuyện thường xảy ra mà hầu như ít nhiều gì gia đình nào cũng có. Tuy nhiên, cường độ xảy ra nặng hay nhẹ, nhiều hay ít là còn tùy thuộc vào việc khéo biết tế nhị cư xử của hai người. Điều quan trọng để giữ được mái ấm hạnh phúc trong gia đình là mỗi người cần phải thành thật "yêu thương, hiểu biết và cảm thông" với nhau. Ngoài ba yếu tố hệ trọng nầy ra, thật khó đảm bảo cho gia đình được êm ấm hạnh phúc. Hầu hết sự xung đột mâu thuẫn cãi vã xảy ra trong gia đình đều do chúng ta thiếu "Tình thương, Hiểu biết và Thông cảm". Có thật sự thương yêu thì không ai nỡ nặng lời hay hành hạ làm khổ đau cho nhau.

 

Theo lời Phật dạy, gia đình là kết quả của một cọng nghiệp. Mỗi thành viên trong gia đình là có mỗi biệt nghiệp khác nhau. Biệt nghiệpthói quen xấu hoặc tốt riêng của mỗi cá nhân. Vì thế, mỗi người đều có mỗi cá tính và sở thích khác nhau. Như Phật tử thích đi chùa đó là một thói quen tốt. Còn ông không thích đi chùa đó cũng là một thói quen của ông. Tuy ông không thích đi chùa nhưng ông vẫn vui vẻ cho Phật tử đi đó cũng là điều tốt của ông. Mình không nên bắt người khác phải làm theo ý mình. Mình có sở thích nầy thì người khác có sở thích nọ. Bởi căn duyên và sự huân tập chủng tử thành tánh của mỗi người khác nhau. Hiểu thế thì mới thông cảm cho nhau.

 

Phật tử nói, khi Phật tử xin người chồng đi chùa thì anh ấy vui vẻ cho đi, nhưng không hiểu sao lúc Phật tử trở về nhà, thì mặt anh ta quạu quọ và rồi kiếm chuyện la rầy Phật tử. Điều nầy, theo tôi, thì Phật tử cũng nên suy xét kiểm nghiệm lại thật kỹ lý do tại sao như thế?  Phật tử nên biết rằng, bất cứ việc gì xảy ra cũng đều có cái nguyên nhân nội tại của nó. Dù đó là nguyên nhân gần hay xa. Có những nguyên nhân gây ra hơi xa mà Phật tử quên không để ý. Những nguyên nhân đó có thể là do nơi thái độ, hành động hoặc lời nói bất cẩn khiếm nhã của mình, làm cho người khác cứ mãi ôm ấp trong lòng sự hờn giận bực tức mà mình không hề quan tâm hay biết. Phật tử thử nghĩ, nếu không có lửa thì làm sao có khói? Tôi khuyên Phật tử nên chịu khó suy xét tìm hiểu kỹ rõ vấn đề. Nếu ông ta thật sự khó khăn hay có ác cảm, thì tại sao khi Phật tử xin đi chùa thì ông ta lại vui vẻ cho đi? Đã vui vẻ cho đi thì tại sao khi Phật tử trở về thì ông lại có thái độ hằn hộc quạu quọ như thế? Người xưa nói: "Tiên trách kỹ hậu trách bỉ". Nghĩa là trước phải trách mình rồi sau mới trách người. Phật tử nên kiểm điểm lại lỗi mình trước. Xem mình có thái độ, lời nói, hoặc làm điều gì đó mà gây ra cho ông ta bực mình tức giận khó chịu hay không? Nhiều khi, mình nghĩ mình đi chùa là mình biết tu hành, còn người khác không đi chùa thì mình lại tỏ thái độ coi thường và cho họ là không biết tu hành như mình. Điều tế nhị nầy có đôi khi mình không để ý. Nếu thế, chứng tỏ là mình chỉ biết đi chùa chớ chưa biết tu. Tu là phải thường xuyên quán chiếu lại mình để sửa đổi chuyển hóa những lỗi lầm ở nơi ba nghiệp: "Thân, Ngữ, Ý". Nghĩa là phải dẹp bớt tham, sân, si v.v... Thế mới gọi là tu.

 

Trong trường hợp của Phật tử, Phật tử thử xét lại việc đi chùa của Phật tử từ trước tới nay như thế nào. Phật tử đã đi chùa nhiều lần hay chỉ mới đi lần đầu. Nếu đã đi nhiều lần thì những lần trước ông có tỏ thái độ quạu quọ la rầy như thế không? Và nếu chỉ mới đi lần đầu thì Phật tử xét lý do tại sao mà ông nổi cáo la rầy như thế? Khi Phật tử xin đi ông có thật sự vui vẻ không? Hay là lúc Phật tử xin đi thì ông đồng ý trong sự hờn lẫy. Trước đó Phật tử có làm gì phật lòng gây cho ông buồn phiền không? Nghĩa là Phật tử nên xét lại mình trước. Biết đâu Phật tử đã làm điều gì đó gây cho ông bất mãn buồn phiền nên hôm nay ông mới có thái độ giận trách như thế. Phật tử nên nhớ, việc tu hành hay đi chùa đó là việc riêng của mình. Không phải vì việc riêng mà mình lại bỏ phế việc chung. Việc chung đó là bổn phận và trách nhiệm bảo vệ mái ấm hạnh phúc gia đình. Có đôi khi vì nghĩ đến việc riêng cá nhân của mình nhiều quá mà làm cho người khác phải bực tức khó chịu. Lẽ ra, người biết tu hành thì sẽ đem lại cho gia đình có nhiều hạnh phúc an vui, nhưng ngược lại chẳng những không có hạnh phúc an vui mà còn gây thêm sự bất hoà đổ vỡ tan nát. Có biết bao gia đình đã vấp phải lỗi lầm nầy. Nếu như trong gia đình cả hai người chồng và vợ đều biết tu hoặc cùng nhau đi chùa tu học, thì điều nầy tương đối còn có dễ thông cảm hiểu biết nhau hơn. Ngược lại, trường hợp của Phật tử thì lại khác.

 

Khi quán chiếu biết rõ nguyên nhân, nếu như Phật tử xét thấy mình có lỗi lầm gây ra làm cho ông ta bực bội khó chịu, thì Phật tử nên dùng lời nhỏ nhẹ hòa nhã để thành thật xin lỗi ông. Người biết tu là người khéo biết dùng lời ái ngữ và lắng nghe. Đó là noi theo hạnh nguyện  cao cả tuyệt vời của Bồ tát Quan Thế Âm. Khi một người nói thì người khác phải chịu khó lắng nghe. Lắng nghe trong sự yêu thương và trầm tỉnh. Có thế thì mới thực sự hòa giảixây dựng hạnh phúc gia đình. Tục ngữ có câu: "Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Hay "Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe". Cũng một lời nói và một thái độ nếu chúng ta khéo biết cư xử êm dịu hòa nhã thật lòng với nhau thì sẽ đem lại niềm an vui hạnh phúc cho nhau. Bằng ngược lại, thì chỉ gây thêm cho nhau sự đau khổ mà thôi.

 

Cách hay nhứt trong trường hợp của Phật tửPhật tử nên khéo léo ứng dụng theo lời Phật dạy để xử sự bằng tất cả tấm lòng thành thật, hòa ái, yêu thương đối với người chồng của mình. Đồng thời, cũng nên nói rõ về nguyện vọng của mình để cho ông hiểu và thông cảm. Ngược lại, ông cũng phải tôn trọng cái sở thích hay thói quen tốt của người vợ mình. Nghĩa là cả hai cần phải thiết lập truyền thông bày tỏ với nhau trong tình yêu thương thực sự. Có thế, thì mới có thể cảm thôngtháo gỡ những gút mắc nội kết mà lâu nay hai người chưa có dịp nói ra để tìm cách tháo gỡ. Đừng vì tự ái thỏa mãn cho cái lợi ích cá nhân mình mà làm cho người khác phải khó chịu tức giận. Dù đó là một sự lợi ích của vấn đề tâm linh. Bởi cuộc sống cần có sự hỗ tương đồng cảm với nhau giữa hai người. Sự đồng cảm hỗ tương đó tất nhiên là phải được xây dựng trên nền tảng yêu thương. Đó là phương cách để giữ vững mái ấm hạnh phúc gia đình. Nếu vì việc đi chùa mà gây thêm sự rắc rối phiền phức không vui trong gia đình thì thử hỏi đi chùa đâu có lợi ích gì?! Một khi ông đã hiểu rõ nguyện vọng thiết tha của Phật tử rồi, thì chắc chắn là ông sẽ thông cảm hoan hỷ để cho Phật tử được tròn ý nguyện. (Theo các chuyên gia về khoa tâm lý cho biết, bản chất chung của phái nam bao giờ họ cũng có tấm lòng hỷ xả độ lượng bao dung và dễ tha thứ hơn phái nữ. Họ không có cái tâm ích kỷ hẹp hòi cố chấp bảo thủ thù ghét dai như phái nữ. Và bất cứ người đàn ông nào cũng thích cách đối xử mềm mỏng tế nhịlời nói ngọt ngào êm dịu của người đàn bà"). Tuy nhiên, muốn được thế, thì Phật tử cũng nên làm tròn trách nhiệm bổn phận của một người vợ hiền và một người mẹ tốt trong gia đình.

 

Kính chúc Phật tử luôn được an vui hạnh phúc và chóng đạt thành sở nguyện.

 

 50. Tượng Phật để trong tủ kiếng có lỗi không?

 

Hỏi:  Kính bạch thầy, con được con cháu tặng cho nhiều tượng Phật. Con đã thờ các vị đó trên bàn thờ, còn số tượng còn lại, con chưng bày trong tủ kiếng. Như vậy xin hỏi con có tội hay không?

 

Đáp: Xin thưa, Phật tử chưng bày như thế thì đâu có tội lỗi gì. Tuy nhiên, Phật tử không nên chưng bày các tôn tượng Phật hay Bồ tát xen tạp với những đồ vật linh tinh khác. Vì như thế, thật khó coi và mất đi sự tôn kính. Nếu như Phật tử chưng bày các tôn tượng trong một hay hai ngăn tủ (tùy theo các tôn tượng nhiều ít) thì tốt nhứt. Chưng bày như thế thì vừa trang nhã đẹp mắt mà cũng vừa có sự tôn kính các Ngài. Tuy vẫn biết Phật tử chỉ chưng bày thôi chớ không phải là để thờ. Nhưng chúng ta cũng nên đặt các Ngài vào một vị trí riêng biệt. Tượng Phật hay Bồ tát chưng bày trong tủ kiếng thì tránh được bụi bặm bám vào. Như thế thì tốt chớ có sao đâu. Đâu có tội lỗi gì mà Phật tử phải ngại ngùng lo sợ. Chỉ sợ khi nào Phật tử đặt các Ngài vào một vị trí bất tịnh hay để bừa bãi, như thế mới là có tội. Đó là mang cái trọng tội thất kính. Thật ra, người ta điêu khắc đúc tạo tượng Phật hoặc Bồ tát với mục đích là để cho chúng ta tôn thờ chớ không phải là để chưng bày. Bởi chưng bày mang tính cách triển lãm để cho mọi người thẩm quan chiêm ngưỡng thưởng thức đó thôi. Nhưng sự chưng bày nầy người ta thiết kế trang hoàng ở một khung cảnh đặc biệt. Bởi đó là kết quả của một công trình điêu khắc tác tạo đầy tính chất thẩm mỹ nghệ thuật. Trường hợp của Phật tử chỉ vì không còn chỗ để tôn thờ, nên mới chưng bày như thế. Vì Phật tử  muốn giữ lại để làm kỷ niệm của con cháu hiến tặng. Điều đó rất tốt không có gì là tội lỗi cả.

 

51. Bị tam tai niệm danh hiệu Phật có giải được nạn không?

 

Hỏi:  Kính thưa thầy, con năm nay 39 tuổi, người ta nói là con bị tam tai, nghe thế, trong lòng con luôn bất an, con thường niệm danh hiệu Phật A Di Đà, không biết con có được giải nạn không? Con đã quy y Tam bảo rồi, con có được cúng giải hạn tam tai không? Kính xin thầy giải đáp cho con rõ.

 

Đáp: Trong câu hỏi của Phật tử chúng tôi thấy có ba vấn đề hệ trọng liên quan đến niềm tinPhật tử thắc mắc nghi ngờ. Thứ nhứt, Phật tử nghe người ta nói tuổi của Phật tử năm nay 39 là cái tuổi bị nạn tam tai, nghe vậy Phật tử đâm ra hoang mang lo sợ bất an.

 

Qua điều thắc mắc nghi ngờ nầy, chứng tỏ Phật tử chưa có đủ niềm tin về lý nhân quả. Bởi chưa hiểu rõ về nhân quả nên Phật tử mới đâm ra hoang mang lo sợ bất an như thế. Mặc dù Phật tử đã tu theo Phật, nhưng Phật tử không tin lời Phật dạy mà lại tin vào người khác nói. Thử hỏi người nói đó có hơn Phật, Bồ tát hay các bậc Tổ sư  không? Đã không hơn thì tại sao Phật tử lại tin vào lời nói vô căn cứ của họ? Tam tai là gì? Phật tử có hiểu tam tai chưa? Người nói đó họ dựa vào đâu mà dám nói cái tuổi 39 là bị tam tai? Như vậy hễ ai đến tuổi 39 là đều bị tam tai hết sao? Mà đã bị tam tai thì đâu có ai vượt qua khỏi cái tuổi ba mươi chín. Thế là cả nhơn loại tới tuổi đó đều phải bị tam tai chết hết. Nhưng thực tế hiện nay người ta đang lo sợ về tình trạng nhân mãn. Vì nhơn loại đông quá thì làm sao trái đất có thể dung chứa hết và tất nhiên là sẽ không thể cung cấp đầy đủ thực phẩm cho chúng ta dùng? Do đó, nên người ta phải hạn chế bớt việc sanh sản để tránh tình trạng nhân mãn.

 

Người Phật tử vì thiếu học hỏi về Phật pháp, nhất là về lý nhân quả, nên dễ bị người ta gạt gẫm hù dọa. Tam tai nói đủ là Tam tai kiếp. Trong Kinh có nêu ra hai loại Tam tai: Tiểu tam tai và Đại tam tai. Tiểu tam tai gồm có ba tai ách: 1. Đao binh tai (dùng hung khí sát hại lẫn nhau). 2. Tật dịch tai (bệnh truyền nhiễm lây lan). 3. Cơ cẩn tai (do hạn hán sinh ra đói kém). Ba tai nạn nầy nếu có xảy ra thì đâu phải chỉ có một mình Phật tử gánh chịu, mà tất cả nhơn loại đều phải chịu chung số phận, bởi đó là cọng nghiệp không ai tránh khỏi. Trong quyển Từ Điển Phật Học Huệ Quang, Tập 5, trang 4165 có nêu ra Tiểu tam tai và Đại tam tai như sau: Về Tiểu tam tai thì gồm có:

 

a. Cơ cẩn tai: Tuổi thọ con người từ 84000 tuổi cứ một 100 năm giảm một tuổi, giảm đến khi 30 tuổi thì trời hạn hán không mưa, cây cỏ không mọc, vô lượng nhân dânthế gian bị đói kém mà chết.

 

b. Tật dịch tai: Khi tuổi thọ con người giảm xuống còn 20 tuổi thì các thứ bệnh xuất hiện, vô lượng nhân dânthế gian bị mắc bệnh mà chết.

 

c. Đao binh tai: Khi tuổi thọ con người giảm xuống còn 10 tuổi thì mọi người sinh ra sự tranh đấu, tay cầm cỏ cây cũng biến thành dao gậy, tàn hại lẫn nhau, vô lượng nhân dânthế gian bị chết bởi đao binh.

 

Còn Đại tam tai gồm có ba tai ách lớn: Hỏa tai, thủy taiphong tai.

 

a. Hỏa tai: vào kiếp Hoại thì có 7 mặt trời xuất hiện, mặt đất và núi Tu di dần dần bị sụp đổ, nước trong 4 biển lớn lần lượt cạn hết, cõi Dục và các tầng trời Sơ thiền đều bị thiêu hủy, không còn sót lại gì.

 

b. Thủy tai: Từ cõi Sơ thiền trở xuống trải qua 7 lần hỏa tai thì thế giới lại thành. Vào thời Hoại kiếp dần dần có mưa lớn, hạt nước lớn như bánh xe, lại có thủy luân dưới đất bắn vọt lên, từ cõi Dục đến tầng trời Nhị thiền đều bị ngập lụt, tất cả đều hoại diệt, như hạt muối bị tan trong biển nước.

 

c. Phong tai: Từ cõi Nhị thiền trở xuống trải qua 7 lần thủy tai, lại trải qua 7 lần hỏa tai phá hoại cõi thế gian, đến khi thế giới hình thành trở lại, rồi đến kiếp Hoại, từ lớp phong luân phía dưới có gió mạnh nổi lên, cộng với sức nghiệp của chúng sinh đã hết cho nên nơi nào cũng nổi gió, từ cõi Dục cho đến các tầng trời Tam thiền thảy đều bị gió đánh bạt, sạch hết không còn gì.

 

Đó là Tam taichúng tôi lược dẫn trong Kinh điển đã nói, để cho Phật tử thấy rằng, khi mà Tiểu Tam tai và Đại tam tai xuất hiện, không phải chỉ có ở thế gian nầy thôi mà cả đến các tầng trời cũng đều bị hủy diệt. Như thế thì đâu phải chỉ có một mình Phật tử ở cái tuổi 39 mới bị tam tai như thế. Thế thì, Phật tử cứ yên tâm đừng lo sợ về vấn đề tam tai nầy nữa.

 

Thứ hai, Phật tử nghi ngờ rằng, hiện Phật tử thường niệm danh hiệu Phật A Di Đà, không biết Phật tử có giải hạn được không? Xin thưa ngay là chẳng những Phật tử được giải nạn mà còn tiêu trừ vô lượng tội chướng nữa. Tuy nhiên, với điều kiệnPhật tử phải hết sức chí thành tha thiết niệm hồng danh sáu chữ Di Đà, và phải tịnh niệm nối luôn không xen hở gián đoạn, thì nạn chướng nào cũng đều tiêu tan hết. Bởi danh hiệu Phật A Di Đàvô lượng công đức bất khả tư nghì. Phật tử chuyên tâm trì niệm không luận thời gian và nơi chốn lúc nào Phật tử cũng hằng nhớ đến Phật. Được thế, thì đâu còn gì phải lo sợ nạn chướng, vì hiện tiền Phật tử đã được an định và sau khi mạng chung Phật tử sẽ được Đức Phật A Di Đà và các hàng Thánh chúng tiếp dẫn Phật tử vãng sanh về cõi Cực lạc. Một khi đã được vãng sanh về Cực lạc rồi, thì đâu còn nạn chướng gì nữaPhật tử phải lo giải nạn? Phật tử nên nhớ pháp môn niệm Phật không ngoài ba chữ: "Tín, Nguyện, Hạnh". Nói gọn là Phật tử phải "Tin sâu, Nguyện thiết và Hành chuyên". Vì phạm vi trả lời câu hỏi có giới hạn, nên chúng tôi không thể giải thích rộng rãi được. Tôi khuyên Phật tử nên tìm đọc thêm những Kinh sách nói về pháp môn Tịnh độ để Phật tử có thể tìm hiểu cặn kẽ hơn và có đủ tín tâm niệm Phật cầu vãng sanh.

 

Thứ ba, Phật tử hỏi là Phật tử đã Quy y Tam bảo rồi, Phật tử có được cúng giải hạn Tam tai không? Điều nầy, như trên đã nói, Tam tai đâu phải chỉ riêng có mình Phật tử nhận lãnh, mà cả thiên hạ đều phải chịu chung kia mà. Thay vì cúng giải hạn, thì tại sao Phật tử không chịu lo tu hành làm lành lánh dữ? Nếu tất cả thiên hạ ai cũng đều lo làm lành lánh dữ, trì trai giữ giới, niệm Phật tu hành chơn chánh, thì lo gì thiên hạ chẳng được an ổn thái bình và cũng đâu có tai nạn gì nữa để mà cúng bái giải trừ. Thử hỏi ai gây ra tai nạn cho mình? Và ai có quyền giải nạn cho mình? Tai nạn có ra cũng chính do mình gây ra thì tại sao mình không lo tự cởi trói giải nạn cho mình? Chư Phật, Bồ tát hay các vị thần linh không một ai có quyền giáng họa hay ban phước cho mình cả. Phật tử nên biết, họa hay phước đều do mình tạo ra, không ai tạo ra cho mình. Cũng như mình tạo tội gian ác cướp của giết người bị nhà cầm quyền bắt tống giam vào trong lao ngục, thử hỏi mình có đổ thừa cho người khác được không? Trên đời nầy ai ăn nấy no, ai học nấy biết chữ, không ai ăn thế hay học thế cho ai được cả. Tội lỗi ai gây ra thì kẻ đó phải chịu nhận lấy. Đó là luật nhân quả rất công bằng

Phật tử đã Quy Tam bảo rồi mà còn nghĩ đến việc cúng kiếng cầu khẩn van xin giải hạn như thế thì quả thật đã trái với lời Phật dạy. Tốt nhứt là Phật tử nên hằng quán chiếu lại tự tâm mình để lo tự giải trừ những thứ phiền não ở nơi tâm mình. Đó mới thực sự là người Phật tử   chơn chánh tu học đúng theo lời Phật Tổ chỉ dạy vậy.

 

Kính chúc Phật tử luôn sáng suốt và có đủ nghị lực vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

 

53. Cúng giỗ ông bà như thế nào, thì ông bà mới được lợi ích và khỏi tội.

 

Hỏi:  Kính bạch thầy, gia đìnhdòng họ con mỗi lần vào dịp cúng giỗ ông bà thường hay giết gà hoặc mua thịt để cúng, hầu hết người Hoa là như vậy (con dân tộc Hoa). Sau khi đọc nghiên cứu kinh sách của Phật giáo thì con đã nhận ra là hồi đó tới bây giờ ông bà ta đã làm sai, con đã góp ý cho ba nhưng ba con cố chấp nói đó là phong tục của ông bà để lại không thể thay đổi và ông cũng không tin vào nhân quả nghiệp báo. Con thấy như vậy rất buồn, vì không biết thì thôi chứ biết rồi mà vẫn còn làm sai con chịu không được. Bây giờ con không biết phải làm sao để cho ba con thay đổi xin thầy hãy giúp con. Cám ơn thầy.

 

Đáp: Qua câu hỏi nầy tôi rất cảm thông cho tấm lòng tốt của Phật tử. Tuy nhiên, Phật tử nên biết, niềm tin không thể ép buộc mà có được. Niềm tin đối với con người rất là hệ trọng. Mỗi người đều có những niềm tin khác nhau. Mỗi người đều có căn duyênnghiệp quả sai biệt. Thường trong nhà Phật có nêu ra hai loại nghiệp: Biệt nghiệpCọng nghiệp. Biệt nghiệp là tập quán hay thói quen riêng của mỗi người. Tập quán nầy là do sự huân tập ở môi trường xã hội mà có. Còn cọng nghiệpnghiệp chung của nhiều người. Nói cách khác là tập quán phong tục của một cộng đồng. Như Phật tử nói, dòng họ của Phật tử mỗi khi cúng giỗ thì ông bà thường hay giết gà hay mua thịt để cúng, hầu hết người Hoa là như vậy. Đây là một tập quán chung của cộng đồng người Hoa. Tập quán nầy do từ ông bà tổ tiên truyền lại. Tuy nhiên, không có tập quán nào là cố định cả. Bởi tập quán cũng do con người tạo ra mà thành. Thế thì ta cũng có quyền cải đổi tập quán, nếu xét thấy tập quán đó lỗi thời không còn phù hợp với thời đại văn minh tân tiến nữa. Nhất là không phù hợp cho đời sống hướng thượng đạo đức tâm linh của ta. Nếu duy trì một tập quán mà có hại cho ta và rộng ra là cho cả nhân quần xã hội thì, ta nên cương quyết mạnh dạn dứt khoát từ bỏ tập quán đó.

 

Hiện chúng ta đang sống trong thời đại văn minh khoa học, những tập tục nào còn mang tính cách mê tín dị đoan, chắc chắn tập tục đó sẽ bị đào thải, vì không thể tồn tại dưới ánh sáng văn minh chiếu soi của khoa học. Đạo Phật dạy ta, một niềm tin không điều động bởi lý trí sáng suốt thì đó là niềm tin mù quáng phản chân lý. Thay vì giết hại sinh vật để cúng tế gây thêm nghiệp sát cho ta và cho ông bà ta, thì tại sao ta không cúng bằng những thực phẩm chay thuần khiết, nó vừa đơn giản mà cũng không có gây ra tội lỗi. Như thế thời cả hai kẻ còn và người mất đều có lợi lạc vậy.

 

Cúng giỗ tổ tiên ông bà là một tập tục thuần mỹ cao đẹp, bởi đó là một truyền thống văn hóa cổ truyền của một dân tộc mà chúng ta cần phải có bổn phận duy trì. Thật ra ngày kỵ giỗ chẳng qua đó là một kỷ niệm nhằm để tưởng nhớ đến thâm ân của người đã khuất. Mục đích cũng là để nhắc nhở cho những người còn sống nên noi theo tấm gương tốt của người đã mất. Và đó cũng còn là để bày tỏ mối dây tình cảm thiêng liêng giữa người sống và người chết. Đã là kỷ niệm thì đâu cần phải sát sanh hại vật cúng tế bày biện linh đình. Thực tế, thì có ông bà nào hiện về hưởng dụng những thứ đó đâu. Thử hỏi một năm con cháu mới cúng cho ông bà ăn một lần, vậy thì còn lại 364 ngày khác ông bà ăn uống ở đâu? Nếu không có ai cúng thí thì ông bà chắc phải đói khát. Như vậy, vô tình chúng ta lại bỏ đói ông bà của chúng ta rồi. Thật ra, đâu có ông bà nào phải chịu đói khát chờ đợi một năm mới được hưởng dụng của con cháu cúng cho ăn một lần. Giả như khi cúng mà ông bà hiện về ăn uống thì chúng ta nghĩ sao? Chắc là ai nấy cũng đều khiếp đảm run sợ mà bỏ chạy trốn hết. Thế thì, cuối cùng ai là người hưởng thụ những vật thực cúng đó? Tất nhiên là ta và thân nhân bạn bè thân thuộc của ta. Viện cớ là cúng cho ông bà rồi giết hại nhiều sinh vật để con cháu thân nhân bạn bè tiệc tùng ăn nhậu thỏa thuê cho khoái khẩu. Như vậy, kể ra cũng thật đáng xót thươngtội nghiệp cho ông bà ta lắm! Nghĩa là ông bà không có ăn được gì mà phải chịu mang tai tiếng và thậm chí còn phải chịu tội vạ lây nữa. Thay vì ông bà được siêu thoát thì ta lại tạo thêm nghiệp sát làm cho chúng sinh phải đau khổ vì mình. Như vậy thử hỏi có lợi ích gì không? Hay là chỉ làm khổ thêm cho ông bà của chúng ta mà thôi! Còn sống không cho ăn đợi đến sau khi chết rồi làm cổ tiệc linh đình để cho ai ăn? Nếu mình thật sự thương ông bà cha mẹ của mình thì mình không nên làm cho ông bà cha mẹ mình phải chịu thêm nhiều khổ lụy. Nếu mình và họ hàng thân thuộc chưa có thể ăn chay được, thì mình cũng có thể nấu cúng cho ông bà một mâm cơm chay riêng. Còn phần mình và họ hàng bạn bè thân thuộc tùy ý muốn đãi như thế nào cũng được. Như thế, ông bà sẽ khỏi mang tiếng là vì ông bà mà mình sát sanh hại vật. Tội ai gây thì người đó phải chịu nhận lấy. 

 

Nhờ học hỏi giáo lý Phật dạy nên Phật tử đã ý thức được việc sát sanh hại vật là một trọng tội. Do vậy, vì thương cha nên Phật tử mới khuyên cha thay đổi việc cúng đó bằng cách là đừng giết hại sinh vật nữa. Nhưng rất tiếc là người cha không chịu nghe và ông cũng không tin nhân quả nghiệp báo. Thế là Phật tử mới đâm ra âu lo buồn lòng! Điều nầy chứng tỏ Phật tử là người con có hiếu không muốn cho cha mình phải gây thêm tội sát sanh mà phải mang tội khổ. Nhưng xin thưa với Phật tử, trong Kinh có nêu ra một hạng chúng sinh gọi là Nhứt xiển đề, Trung Hoa dịch là Bất tín cụ. Nghĩa là hạng người nầy họ không có đủ niềm tin. Như Phật tử đã nói, ông thân của Phật tử không tin vào nhân quả nghiệp báo. Một người khi đã có định kiến cố chấp như thế, muốn chuyển hóa họ bỏ đi một định kiến sai lầm thì thật không phải là chuyện dễ dàng. Vì lúc nào họ cũng bảo thủ cái định kiến của họ. Điều nầy tôi thành thật khuyên Phật tử nên cố gắng kiên nhẫn, đừng bao giờ tỏ thái độ mình là người hiểu đạo rồi khuyên ông phải làm như thế nầy hay như thế kia. Tuy bây giờ ông chưa tin vào luật nhân quả báo ứng, nhưng hạt giống Phật trong tâm của ông vẫn luôn hiện hữu. Khi cơ duyên đến thì chắc chắn là ông sẽ hồi tâm chuyển ý hướng thiện làm lành. Chừng đó biết đâu ông sẽ phát khởi tín tâm còn mạnh hơn Phật tử nữa. Bởi cuộc sống ở thế gian là một chuỗi dài đau khổ. Một khi ông đã nghiệm rõ ở nơi bản thân cũng như những hoàn cảnh chung quanh không có gì thoát ngoài nhân quả, hy vọng chừng đó ông sẽ thức tỉnh tu hành làm lành lánh dữ và ông sẽ không còn gây tạo nghiệp sát nữa. Điều quan trọng, thay vì Phật tử khuyên ông, thì Phật tử nên biểu hiện hành động của mình trong nếp sống đạo đức thanh cao đúng theo lời Phật dạy. Như Phật tử trước kia cũng đâu có hiểu nhân quả nghiệp báo là gì, nhưng khi nhân duyên đến thì Phật tử mới thức tỉnh tu hànhý thức được vấn đề tội lỗi. Vậy thì, tôi thành thật khuyên Phật tử không nên sầu muộn làm gì, vì mỗi người có mỗi biệt nghiệp khác nhau. Nhân duyên nghiệp báo thiện ác của mỗi người thật khó luận bàn hết được. Vì Phật tử hỏi nên tôi xin góp chút thành ý đó thôi. Thật ra lúc nào tôi cũng tôn trọng niềm tin của mỗi người. Tuy nhiên, dù niềm tin nào cũng phải dựa trên nền tảng chân lý nhân quả. Như thế thì niềm tin đó mới thực sự có lợi ích cho mình và người.

 

Kính chúc Phật tử luôn sống trong ánh hào quang của chư Phật.

 

54. Khi đã lỡ gây ra nghiệp ác, nay biết hối cải ăn năn thì còn có tội nữa không?

 

Hỏi:  Kính thưa thầy, con là một Phật tử thường xuyên đi chùa lạy Phật và làm việc từ thiện giúp người. Tuy nhiên, có nhiều lúc do lòng tham lam sai khiến, con không kềm chế được, nên đã trở thành một người phạm pháp bị giam cầm tù tội. Khi vào tù, những lúc yên tĩnh trong đêm khuya thanh vắng, bỗng con nhớ lại lời Phật dạy, con cảm thấy mình thật là xấu hổ. Từ đó, ngày đêm con thành tâm niệm Phật và lạy sám hối ở Multi Faiths Chapel (đây là nơi hành lễ cho mọi sắc tộc). Con đã trả hình phạt của luật pháp thế gian, còn đối với luật nhân quả con có bị tội và giảm đi phần nào không? Kính xin thầy từ bi chỉ giáo cho con.

 

Đáp: Là con người sống trong vòng nghiệp thức vô minh không ai lại không có tội lỗi. Trong Kinh Hoa Nghiêm nói: "Nếu tội lỗi của chúng sinh mà có hình tướng thì cả hư không nầy chứa cũng không hết". Trường hợp của Phật tử tuy có đi chùa lạy Phật, làm việc từ thiện, nhưng vì không kềm chế được lòng dục vọng vô minh sai khiến nên mới tạo ra tội lỗi bị ngồi tù. Phật tử nên biết rằng, việc đi chùa lạy Phật và làm việc từ thiện đó là điều phúc thiện tốt lành, nhưng điều đó chưa hẳn là tu. Bởi tu là phải sửa đổi chuyển hóa vô minh phiền não không gây tạo nghiệp ác. Nhất là phải tu ở nơi ba nghiệp: thân, khẩu ý. Ở đây, Phật tử chỉ làm theo thói quenđi chùa lạy Phật và làm việc từ thiện mà không có tu hành nên mới gây ra tội ác như thế. Và nay khi nghĩ đến việc lỗi lầm đó, Phật tử cảm thấy rất xấu hổ và muốn cải hối ăn năn những lỗi lầm sai trái đã gây ra nên Phật tử niệm Phậtsám hối. Đó là điều mà Phật tử đã hồi tâm chuyển ý phục thiện rất tốt. Tôi xin tán dương tinh thần cải ác phục thiện của Phật tử, dù đã có chút muộn màng!

 

Phật tử hỏi: Đối với luật nhân quả Phật tử có bị tội và giảm đi phần nào không? Xin thưa, nếu căn cứ theo luật nhân quả, dĩ nhiên, là Phật tử có tội. Và nếu như Phật tử biết thành tâm sám hối, đồng thời phát nguyện chừa bỏ hẳn không tái phạm nữa thì tội kia chắc chắn là sẽ hết. Nếu sám hối mà không hết tội thì chúng ta sám hối để làm gì? Tuy nhiên, Phật tử cần hiểu rõ hai chữ Sám Hối. "Sám" nguyên tiếng Phạn là samma; Trung Hoa dịch là hối quá. Kinh nói: "Sám giả sám kỳ tiền khiên. Hối giả hối kỳ hậu quá". Nghĩa là Sám là ăn năn lỗi trước đã gây, còn Hối là nguyện chừa bỏ lỗi sau. Nói gọn là ăn năn chừa lỗi. Như Phật tử gây tội vi phạm luật pháp đó là nhân. Bị cảnh sát bắt nhốt giam vào trong lao ngục đó là quả. Nhân đã gây thì quả phải lãnh. Không bao giờ có gây nhân mà không có quả. Nay Phật tử biết đó là điều tai hại lỗi lầm quyết ăn năn chừa bỏ không gây tạo nữa. Chẳng những thế, Phật tử còn biết hối lỗi bằng cách niệm Phật sám hối. Như vậy sám hối là nhân, hết tội là quả.

 

Đối với luật pháp thế gian, cũng có sự gia giảm tùy theo tội nhân biết cải hối sửa đổi làm người tốt. Chẳng hạn như tội nhân chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật tốt của trại giam và có những hành vi cử chỉ đối xử thiện hảo với tha nhân. Nói chung, là mọi việc đều cải thiện hoàn lương tốt đẹp, tất nhiên là đương sự sẽ được cấp trên cứu xét mà giảm án. Cải tạo tốt là nhân, giảm án là quả. Nói thế để Phật tử thấy rằng, tất cả đều không ngoài nhân quả. Bởi nhân quả là một chân lý phổ biếntrùm khắpchi phối tất cả sự vật. Lớn như quả địa cầu, nhỏ như hạt bụi li ti cũng không thoát ngoài nhân quả. Nếu Phật tử thật tâm sám hối ở nơi ba nghiệp"Thân, Ngữ, Ý" và quyết không bao giờ tái phạm nữa, tất nhiên, ngang đó là Phật tử sẽ hết tội. Vì tội có ra phát xuất từ nơi ba nghiệp và nay cũng từ nơi ba nghiệpPhật tử thành tâm sám hối. Trong ba nghiệp đó phải nói "Ý Nghiệp" là chủ động quan trọng nhứt. Vì lời nói và hành động cũng đều do ý thức ra lệnh sai khiến. Vì vậy, nên nói ý thức là chủ động tạo nghiệp lành dữ. Thiện hay ác, thành hay bại v.v... tất cả đều do nó tạo tác. Công cũng nó mà tội cũng nó. Vì thế nên trong Duy Biểu học gọi nó là: "Công vi thủ tội vi khôi". Nghĩa là luận về công trạng to lớn thì nó đứng đầu. Còn nói về gây ra bao nhiêu tội lỗi nặng nề cũng do nó đứng trước.

 

Cần nói thêm để cho Phật tử hiểu rõ hơn, trong Kinh Phật có nêu ra hai hạng người có sức mạnh lớn. Hạng người thứ nhứt là không tạo tội lỗi. Hạng người thứ hai, khi đã tạo tội lỗi mà biết ăn năn sám hốiquyết lòng chừa bỏ không tái phạm. Phật nói hạng người thứ hai nầy cũng không thua kém gì hạng người thứ nhứt. Nói thế Phật liền nêu ra thí dụ. Thí như cái áo trắng, nếu người nào khéo biết gìn giữ cẩn thận không để cho dính bụi dơ, điều đó là quá tốt. Đó là người khéo biết cẩn mật đề phòng gìn giữ ở nơi ba nghiệp không gây tạo tội lỗi. Đó là hạng người mà Phật nói có năng lực rất lớn trong việc gìn giữ giới cấm. Tuy nhiên, nếu cái áo đã lỡ dính bụi dơ mà chúng ta khéo biết tẩy sạch thì cái áo trắng kia sẽ trở lại như cũ. Phật nói cũng vậy. Một người không tạo tội cũng giống như là khéo gìn giữ cái áo không để dính bụi dơ. Ngược lại, một người khi đã tạo tội mà khéo biết sám hối thì tội kia tất không còn. Như cái áo đã được giặt sạch trở lại. Nếu tội mà còn hoài thì làm sao chúng ta tu hành thành Phật được? Bởi thế trong đạo Phật mới có phương pháp sám hối. Tuy nhiên, khi sám hối tội lỗi đã gây, thì hành giả phải nguyện trọn đời không được tái phạm. Được thế thì tội kia mới không còn.

 

Kính chúc Phật tử nên làm mới lại cuộc đời để được nhiều an lạc.

 

55. Giải thích nhân quả thế nào về họa phúc đắp đổi nhau?

 

Hỏi:  Kính bạch thầy, đời con là một chuỗi dài bất hạnh từ nhỏ cho tới lớn. Vì hoàn cảnh sống khó khăn về tiền bạc, gia cảnh nghèo đói bệnh tật, nợ nần chồng chất, không còn cách nào xoay sở khác, nên con phải làm liều buôn bán nha phiến, không may con bị bắt và nhốt trong lao tù. Ở trong tù con bị bệnh ung thư bao tử, và được chữa trị ở bệnh viện. Sau 4 tháng điều trị tình trạng sức khỏe của con có phần khá hơn, người ta đưa con trở lại vào tù và bác sĩ cho biết con sẽ phải giải phẫu trong một tương lai gần. Nếu bệnh trạng của con xảy ra ở Việt Nam, thì chắc là con không thể nào sống được, vì tiền bạc đâu có mà chạy chữa? Như vậy, con xin hỏi, trường hợp của con họa phúc đắp đổi nhau, thế thì, theo lý nhân quả phải giải thích như thế nào? Kính mong thầy giải thích cho con rõ và cho con lời khuyên.

 

Đáp: Theo luật nhân quả chúng ta gieo hạt nhân nào thì sẽ gặt hái cái kết quả của hạt nhân đó. Không thể gieo hạt giống ớt mà kết quả thành trái cam được. Cho nên nói nhân nào quả nấy là vậy. Tuy nhiên, từ nhân tới quả nó còn đòi hỏi phải có yếu tố thời gian và các thứ trợ duyên khác. Tùy theo những điều kiện tốt, xấu của môi trường mà hạt nhân đó có thể tốt hoặc xấu. Như chúng ta gieo hạt cam đó là chánh nhân, nghĩa là cái nhân chánh để kết thành cây và trái cam. Nhưng nếu chỉ có đơn thuần cái chánh nhân hạt cam không thôi mà không có những trợ duyên khác thì, cái chánh nhân hạt cam kia cũng khó mà sinh thành tăng trưởng. Những điều kiện tốt bao gồm: người chăm sóc đất tốt, phân tốt, ánh sáng, không khí v.v... nói chung là những điều kiện thuận duyên tốt để cho cái chánh nhân phát triển tốt. Thuật ngữ chuyên môn của Duy Thức gọi đó là "Tăng thượng duyên" tốt. Ngược lại, thì sự sinh thành của hạt cam sẽ không được kết quả như ý muốn.

 

Nói thế để Phật tử thấy rằng, việc họa hay phúc, lành hay dữ, tất cả đều không ngoài nhân quả. Nhưng nhân quả có ra cũng do tâm ta tạo lấy. Nếu ta tạo điều lành thì sẽ hưởng quả lành. Ngược lại tạo nhân dữ thì sẽ nhận lấy quả khổ. Lành là phúc, khổ là họa. Họa và phúc thường xuyên xảy ra trong cuộc sống. Là con người khó ai tránh khỏi. Tuy nhiên, phước đến với ta thì ít mà họa đến với ta thì nhiều. Bởi thế, người xưa mới có câu nói: "Phước bất trùng lai họa vô đơn chí". Nghĩa là phước thì không đến hai lần, nhưng họa thì không đi riêng rẽ. Vì sao thế? Bởi trong đời sống, ai cũng muốn mình được giàu sang ăn sung mặc sướng sung túc nên mới tạo ra nghiệp bất thiện. Do đó, nên đời mình phải chịu nhiều hậu quả khổ đau. Như trường hợp của Phật tử, vì hoàn cảnh sống khó khăn, nghèo túng, bệnh tật, nợ nần chồng chất, ở bước đường cùng, túng thế, Phật tử lại liều lĩnh hành nghề buôn bán nha phiến. Vẫn biết việc buôn bán nầy là một họa hại không những cho bản thân, gia đình mà còn liên lụy đến nhân quần xã hội nữa. Hơn thế nữa, việc làm nầy là điều quốc cấm phạm pháp sẽ bị ở tù hoặc bị tử hình. Tùy theo mức độ phạm tội nặng nhẹ mà luật pháp có những hình phạt xứng đáng. Tuy biết như vậy nhưng Phật tử vẫn làm để rồi nay phải chịu ngồi tù thọ án. Đó là cái hậu quả tù tội khổ đau mà do cái nhân buôn bán nha phiến gây ra. Động cơ thủ phạm chính trong vụ nầy chính là do vô minh tham dục thúc đẩy.

 

Từ đó, ta có thể suy rộng ra, sở dĩ hôm nay Phật tử lâm vào hoàn cảnh khó khăn nghèo đói như Phật tử đã nói, thì chính cái quả khổ nầy cũng do Phật tử gây ra những điều tội lỗi bất thiện trong quá khứ. Nay sanh ra đời để phải trả cái quả báo đó. Thay vì an phận trả nghiệp cũ, nay Phật tử lại gây thêm nghiệp mới. Tuy nhiên, như đã nói, trong đời không phải lúc nào mình cũng gây nhân ác hết cả. Cũng có lúc mình cũng gây tạo nhân lành. Như việc thọ án tù tội của Phật tử đó là do gây nhân ác. Mặc dù ở trong tù, nhưng khi bệnh hoạn thì Phật tử lại được chữa trị một cách tận tình của bác sĩ. Đó là trong họa có phúc. Cái phúc nầy biết đâu Phật tử cũng đã từng cứu giúp người ở một hoàn cảnh đau khổ nào đó trong quá khứ hoặc hiện tại. Vì vậy nên nay Phật tử mới có được những cơ may như thế. Thế mới biết, trong họa có phúc mà trong phúc có họa. Phúc là Phật tử được chữa trị ở bệnh viện, nhưng rồi cũng phải trở vào tù thọ án tiếp. Việc họa phúc xảy ra thật khó lường.

 

Cũng đồng thời ở tù nhưng mức độ hành phạt tội nhân tùy mỗi quốc gia có khác nhau. Ở tù trong một nước mà người cầm quyền có lòng nhân đạo, biết yêu thương tôn trọng đồng loại thì, sự hành phạt tương đối có khác hơn ở tù trong một nước thiếu đạo đức tình người. Bởi cách hành phạt đối xử tù nhân của một con ngườiđạo đức, có lương tâm, dĩ nhiên là khác hơn những con người chứa đầy thú tính. Họ chỉ biết tra khảo đánh đập hành hạ tội nhân có khi mang tật bệnh mà chết. Đó cũng là trong họa có phúc và trong phúc có họa. Bệnh là họa, nhưng được chữa trị tận tâm là phúc.  Ở tù trong một nước có tự do nhân quyền là phúc, ngược lại là họa.

 

Một người đang sống trong sự tự do ấm êm đó là phúc, nhưng lại gây ra tội ác để phải chịu khổ đó là họa. Như vậy, họa hay phúc cũng chính do chúng ta tạo ra mà thôi. Nếu chúng ta cố gắng tu hành làm lành lánh dữ, chuyển hóa thân tâm, thì chúng ta sẽ chuyển họa thành phúc. Ngược lại người không biết tu hành thì phúc hết thành họa. Vì thế, nên Cổ Đức khuyên nhắc chúng ta: "Phước bất hưởng tận". Nghĩa là, người có phước không nên hưởng hết. Bởi họa thì chắc chắn không ai muốn. Không muốn mà gây nghiệp ác thì thử hỏi làm sao tránh khỏi họa? Ngẫm lại, đời sống của chúng ta luôn có nhiều mâu thuẫn. Hạnh phúc thì ai cũng muốn, nhưng gây nhân lành hành thiện nghiệp thì ít ai chịu làm. Còn đau khổ thì ai cũng sợ, nhưng làm ác thì lại không ai chịu tránh. Thế có phải là chúng ta đang sống trong vòng lẫn quẫn mâu thuẫn không? Trong Kinh nói: "Bồ tát thì sợ nhân mà chúng sinh thì sợ quả". Bồ tát biết nhân xấu ác không gây, nên Bồ tát tránh được cái quả khổ. Ngược lại chúng sinh thì không sợ nhân mà lại sợ quả. Lúc gây nhân thì không nghĩ đến hậu quả. Mà dẫu có nghĩ đến đi chăng nữa, nhưng vì bị vô minh dục vọngche khuất làm mờ ám tâm trí nên cứ tiếp tục tạo ác. Do lòng ích kỷ tham muốn giàu sang, danh vọng, địa vị... chỉ biết nghĩ lợi cho riêng mình ai chết mặc ai. Đến khi quả báo đến rồi mới than thân trách phận rên rỉ khóc lóc ỉ ôi! Thế là đã muộn màng lắm rồi! Muốn tránh cái họa hại đau khổ hậu quả xảy đến với mình, thì xin mọi người hãy nhớ câu nói: "Phàm làm việc gì trước phải nghĩ đến cái hậu quả của nó". Đây là một câu nói có giá trị ngàn vàng. Mong Phật tử luôn nhớ đến câu nói nầy của người xưa mà làm kim chỉ nam cho đời sống hiện thực vậy.

 

Nếu phải khuyên, thì tôi chỉ xin Phật tử hãy luôn tâm niệm lời dạy sau đây của chư Phật:

 

"Các việc ác chớ nên làm

Nên vâng làm các việc lành

Hằng giữ tâm ý mình cho trong sạch

Đó là lời chư Phật dạy".

 

Kính chúc Phật tử luôn sáng suốt hành thiện và sống một đời sống thật đầy ý nghĩa trong chiều hướng thăng hoa thánh thiện.

 

56. Một người phạm tội bị luật pháp trừng phạt, còn đối với luật nhân quả thì thế nào?

 

Hỏi:  Kính thưa thầy, con phạm tội nhập lậu ma túy vào nước Úc. Con đã bị bắt và bị tuyên án ngồi tù. Con đang thọ bản án của thế gian cũng sắp xong, nhưng con không biết đối với luật nhân quả thì thế nào? Con có phải bị trả quả báo gì không?

 

Đáp: Như trong câu hỏi trên chúng tôi có nói, đối với luật nhân quả không ai thoát khỏi. Dù đó là một ý nghĩ sai lầm cũng có nhân và có quả. Đã thế, nói chi đến lời nóiviệc làm. Một lời nói, một việc làm lành hoặc dữ đều có nhân quả báo ứng. Bởi nhân quả là một luật tắc tự nhiên không do ai tạo ra nó. Khác với luật pháp thế gian. Vì luật pháp thế gian là do con người đặt định tạo ra. Thế mà khi chúng ta vi phạm còn không tránh khỏi hình phạt, nói chi đến luật nhân quả. Luật nhân quả tuy vô hình nhưng một mảy may cũng không thoát ra được. Bởi thế mới có câu nói: "Thiên võng khôi khôi sơ nhi bất lậu". Nghĩa là lưới trời lồng lộng nhưng không lọt một ai. Chẳng qua việc trả quả báo nó đến với chúng ta có mau, có chậm khác nhau đó thôi. Nhưng cuối cùng rồi thì ai cũng phải trả quả cả. Tuy nhiên, trả quả nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào cái nhân mình đã gây. Dù nặng hay nhẹ đã có vay thì phải có trả. Kinh nói: "Giả sử bá thiên kiếp sở tác nghiệp bất vong, nhân duyên hội ngộ thời, quả báo hoàn tự thọ". Nghĩa là: Dù cho trải qua trăm ngàn kiếp, những nghiệp nhân lành, dữ mà mình đã gây ra thì không bao giờ mất. Khi nhân duyên đến rồi thì mình phải nhận chịu lấy quả báo mà thôi. Sách Nho cũng nói: "Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, nhược hoàn bất báo, thời thần vị đáo, bình sanh hành thiện thiên gia phúc. Nhược thị ngu ngoan thọ họa ương. Thiện ác  đáo đầu chung hữu báo. Cao phi viễn tẩu dã nan tàng. Hành tàng hư thiệt tự gia tri. Họa phước nhơn do cánh vấn thùy. Chỉ tranh lai tảo dữ lai trì..." Nghĩa là: "làm lành thì có quả báo lành; làm dữ thì có quả báo dữ. Hiện thời chưa thấy trả quả báo, vì bởi quả báo chưa đến đó thôi. Trong đời sống bình nhựt, nếu chúng ta làm những điều lành thì trời (tự nhiên) sẽ ban (đem) phúc đến cho ta. Còn như người nào ương ngạnh ngang ngược làm những điều phi pháp, tổn mình hại người, tất nhiên người đó phải nhận lấy tai ương họa hại. Làm lành hay làm dữ cuối cùng rồi cũng phải trả, đừng hòng cao bay xa chạy mà có thể trốn thoát được. Việc làm của mình giả dối hay chân thật thì tự mình mình biết. Việc họa hay phúc mình cũng đừng chạy hỏi ai. Sớm hay muộn gì nó cũng đến với mình mà thôi".

 

Thưa bạn, sở dĩ chúng tôi dẫn chứng dài dòng như thế để bạn thấy rằng, hành động phi pháp của bạn, thì bạn đã phải trả cái quả báo hình phạt theo luật pháp thế gian. Còn đối với luật nhân quả, bạn cũng phải trả. Bởi có gây nhân dù trực tiếp hay gián tiếp đều có quả báo cả. Ngay cả một hành động vô tình cũng có quả báo vô tình. Nói chi đến việc làm của bạn là bạn đã cố ý gian dối qua mặt luật pháp thì tránh sao khỏi quả báo. Cái quả báo đến với bạn là do cái nhân bất chánh. Một hình phạt như thế đó cũng là luật nhân quả mà bạn phải trả. Việc nhập lậu ma túy của bạn đó là do lòng tham lam thúc đẩy nên bạn mới khởi ý nghĩ và hành động sai lầm. Giả như bạn không bị bắt, thì số nha phiến nầy sẽ gây ra tác hại cho biết bao nhiêu người đau khổ. Tuy đó là một việc làm gián tiếp, nhưng cũng không sao tránh khỏi cái quả báo. Đây là một tệ nạn của xã hội mà có biết bao nạn nhân đã phải khổ sở vất vả oằn oại vì vấn đề nầy. Tệ hại hơn nữa là có biết bao gia đình tan nát dở sống dở chết cũng vì cái thảm nạn đau thương lớn lao của việc làm nầy.

 

Nếu bạn là Phật tử thì tôi thành thật khuyên bạn nên nghe theo lời Phật dạy. Đối với những việc làm phi pháptác hại cho mình và người, thì Phật dạy chúng ta quyết không nên làm. Đã gây nhân bất thiện thì tránh sao khỏi quả báo khổ đau. Bởi nhân và quả chúng bám sát theo nhau như hình với bóng. Hình như thế nào thì bóng như thế ấy. Cũng thế, gây nhân nào thì phải gặt hái quả đó. Tránh nhân thì không có quả. Có lẽ vì một phút vô minh dấy khởi nên bạn mới lỡ gây ra lỗi lầm như thế. Tuy nhiên, trường hợp của bạn đối với luật nhân quả, cụ thể là bạn đã phải trả một cái giá rất đắt rồi. Đó là bạn phải thọ án ngồi tù. Đây cũng là cơ hội để bạn có thể gạn lọc lại tư tưởng. Đồng thời bạn cũng xét lại và thành tâm ăn năn sám hối những gì mà mình đã gây ra. Nếu như bạn ý thức được việc làm sai trái của mình, khi mãn hạn tù ra ngoài, bạn thệ nguyện với lòng là không bao giờ tiếp tục tái phạm nữa. Theo nhân quả thì ngang đó là bạn sẽ hết tội. Vì bạn không có gây nhân thì làm sao có quả?  Bởi nhân quả không phải là cứng ngắc mà luôn luôn có sự linh động chuyển biến. Nếu chuyển nhân xấu thì làm gì có quả báo xấu? Chẳng những chuyển cái chánh nhân xấu ác không thôi mà bạn còn tích cực hành thiện như cứu giúp cho những người khác có cơ hội để họ cai nghiện v.v... Bạn đã gieo nhân tốt như thế thì chắc chắn là bạn sẽ hưởng được cái quả báo tốt đẹp. Nếu nhân không chuyển được và sám hối không hết tội, thì thử hỏi trên đời nầy có mấy ai tu hànhthành Phật tác Tổ được? Nhờ có chuyển mê khai ngộ nên người tu hành mới thành tựu được đạo quả

 

Nói tóm lại, dù hành động của bạn có sai trái lỗi lầm, nhưng nếu bạn biết hồi tâm chuyển ý ăn năn sám hối nguyện từ nay về sau cho đến trọn đời quyết không bao giờ tái phạm nữa, thì tội lỗi kia tất sẽ không còn. Đó là bạn hành động theo nhân quả. Từ nhân xấu ác bạn chuyển thành nhân tốt lành, và bạn hành động theo nhân tốt, tất nhiên là bạn sẽ hưởng quả báo tốt lành. Đó là bạn đã khéo chuyển nghiệp rồi. Nghiệp mà không chuyển được thì không ai tu hành làm gì cho thêm hao hơi mệt sức.

 

Kính chúc bạn sẽ có được một đời sống an vui hạnh phúc do bạn đã quyết tâm làm mới lại cuộc đời

 

57. Sử dụng đồng tiền phi pháp cúng chùa hoặc bố thílợi ích phước đức gì không?

 

Hỏi:  Kính bạch thầy, có người họ chuyên làm những việc phi pháp để có tiền, và rồi họ đem đồng tiền phi nghĩa đó, cúng chùa hoặc bố thí làm việc thiện, như vậy xin hỏi người đó có được lợi ích phước đức gì không?

 

Đáp: Xin thưa ngay là không có phước đức chi cả. Bởi đồng tiền mà họ đem cúng dường hay bố thí đó đều không phải chính do họ tạo ra. Đó là đồng tiền phi nghĩa mà họ đã dùng mánh khóe gian xảo thủ đoạn hay quyền lực để chiếm đoạt của kẻ khác. Hoặc họ buôn lậu nha phiến để thủ lợi làm giàu, ai chết mặc ai. Đó là những đồng tiền dơ bẩn mà họ đã gây ra làm cho biết bao kẻ khác phải đau khổ. Không có vị Phật, Bồ tát hay thần linh nào mà chứng minh cho cái tâm địa độc ácviệc làm sai trái phi pháp tội lỗi đó. Không lẽ đi cướp giựt của người nầy đem cho người khác là có phước hay sao? Nếu thế, thì xã hội loài người sẽ loạn lạc đảo lộn hết, không còn an ninh trật tự chi cả. Nếu hành động đó có phước đức, thì ai cũng đi cướp giựt hoặc làm những điều phạm pháp như buôn lậu nha phiến v.v... Gây bao tội ác làm cho mọi người đau khổ thế là có phước đức hay sao?

 

 Ở đời đâu có chuyện bất công là lấy của người nầy rồi đem cho người khác. Người bị mất của cải hay tiền bạc thử hỏi họ có đau khổ buồn rầu không? ( Dù rằng họ là người giàu có sang trọng. Sự giàu có sang trọng của họ một phần cũng do họ có phước; một phần cũng chính do bàn tay và khối óc của họ tạo ra. Họ cũng phải tốn hao biết bao công sức nhỏ từng giọt mồ hôi nước mắt mới có thể tạo dựng nên. Không phải ai giàu có cũng là làm ác hết. Nghĩ thế là không công bằng, nếu không muốn nói là quá hàm hồ quơ đủa cả nắm ). Ngược lại, người được cho thì vui sướng. Thế thì còn đâu là lẽ phải công bằng? Như thế thì cuộc sống của con người sẽ không còn gì là an ổn hạnh phúc nữa cả. Kẻ được cho thì ngồi đó chờ người ta bố thí. Người mất của thì khổ sở rên rỉ khóc than. Như vậy thì đạo đức lương tâm nhân phẩm của con người có còn không?

 

Một việc làm phi nghĩa như thế thì thử hỏi phước đức ở chỗ nào? Nếu chùa nào nhận những đồng tiền phi nghĩa đó, thì có thể nói là vì chùa đó chưa biết mà nhận đó thôi. Nếu đã biết rồi thì chắc chắn không ai nhận cả. Bởi nếu nhận đồng tiền cúng dường phi pháp đó thì có khác nào nhà chùa đã tiếp tay đồng lõa khuyến khích cho kẻ bất nhân gây thêm tội ác bất nghĩa rồi. Không lẽ Tăng, Ni là những người tu hành chơn chánh lại đi xúi giục người đó làm những việc tội ác bất lương  sao? Còn nếu dùng đồng tiền hay của cải phi nghĩa đó mà đem cho người khác, nếu người đó có lương tâm đạo đức thì chắc cũng không ai thèm nhận. Dù cam chịu nghèo đói khổ sở chớ không ai đồng lõa thỏa đồng tình với những con người làm việc bất nhân ác đức đó.

 

Tóm lại, sử dụng đồng tiền phi nghĩa như Phật tử đã nói, theo tôi, thì người cúng đó sẽ không có được phước đức chi cả. Chẳng những không có phước đức mà kẻ đó còn có thêm tội lỗi nữa. Vì đã dùng mọi cách thế để chiếm lấy tiền bạc của cải của người ta. Đó là một hành động quá tàn nhẫn ác độc không thể nào chấp nhận được. Nếu cho rằng việc làm đó có phước, thì cả thiên hạ sẽ rối loạn hết, vì không còn đạo đức nhân nghĩa chi cả. sách Nho có câu: "Nhân phi nghĩa bất giao, vật phi nghĩa bất thủ". Nghĩa là làm người mà không có nhân nghĩa đạo đức thì chúng ta không nên giao du gần gũi với hạng người đó. Còn vật phi nghĩa thì ta không nên giữ gìn hoặc đoạt lấy. Vì cất chứa  những đồ vật phi nghĩa đó tất sẽ rước họa hại vào thân. Ta phải hết sức cẩn thận về vấn đề nầy.

 

58. Thân trung ấm như thế nào và tại sao phải thọ thân trung ấm?

 

Hỏi:  Kính thưa thầy, con nghe nói đến, người ta sau khi chết trong vòng 49 ngày phải đọa làm thân trung ấm. Vậy con muốn biết thân trung ấm như thế nào? Và tại sao phải đọa làm thân trung ấm? Kính mong thầy hoan hỷ giải thích cho con hiểu. Thành kính cám ơn thầy.

 

Đáp: Thân trung ấm còn gọi là trung uẩn hay trung hữu. Theo luận Câu Xá quyển 10, thì thân trung ấm có năm nghĩa: ý sinh thân, cầu sinh, ăn hương liệu, trung hữu, sinh khởi.

 

Theo Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm giải thích: "Ý sinh thân là do tâm ý cầu cho có tái sinh thân. Cầu sinhthường xuyên tìm kiếm nơi có thể tái sinh. Ăn hương liệu là tự duy trì mình nuôi sống mình bằng các món ăn thơm tho mình ưa thích. Trung hữu là vào thời gian hóa độ giữa chết và tái sinh. Sinh khởixuất hiện sau khi thân đời sống trước chết đi".

 

Thân trung ấm tùy theo cái phước báo do hiện đời tạo nghiệp lành dữ mà sự hưởng phước báo có khác nhau. Nếu thân trung ấmphước báo thì nó được ăn loại hương liệu tốt. Ngược lại, nếu thân trung ấm vô phước thì nó phải tự nuôi dưỡng bằng thức ăn hôi thối. Nói chung, thân trung ấm thấy được những sự vật mà con mắt thịt của chúng ta không thấy biết được.

 

Về thân trung ấm tồn tại thời gian bao lâu để rồi phải đi tái sinh thọ báo thân khác (hậu ấm), việc nầy có nhiều thuyết nói khác nhau. Có thuyết nói thân trung ấm tồn tại cho tới khi nào tái sinh, dù lâu bao nhiêu cũng gọi là thân trung ấm. Có thuyết nói thân trung ấm chỉ tồn tại có bảy ngày, chết rồi mang một thân trung ấm khác cho đến khi tái sinh rồi mới thôi.

 

Trong các thuyết nói về thân trung ấm, thì thuyết được nhiều người chấp nhận là thuyết của "Đại tỳ bà sa luận", cho rằng thân trung ấm chỉ tồn tại trong vòng 49 ngày. Vì thế nên mới có tục lệ cúng tuần thất cho đến 49 ngày gọi là cúng tuần chung thất cho người đã mất. Trong thời gian từ khi mới mất cho đến 49 ngày các thân nhân của người mất nên làm các việc từ thiệnhồi hướng siêu độ vong linh cho người quá cố. Tục lệ nầy nghiễm nhiên đã trở thành một truyền thống tín ngưỡng Phật giáo.

 

Theo Kinh nói, có ba loại chúng sinh không thọ trung ấm thân. Một, loại chúng sinh cực thiện, khi bỏ báo thân liền thác sanh về cảnh giới an lành. Hai, loại chúng sinh cực ác (tạo tội ngũ nghịch), khi bỏ báo thân liền bị đọa vào địa ngục. Ba, loại chúng sinh ở cõi vô sắc giới thường xuyên sống trong Thiền định không có sắc uẩn nên không thọ thân trung ấm. Ngoài ra, tất cả đều phải thọ thân trung ấm trước khi