Nghệ Thuật Thangka Phật Giáo Tây Tạng

29/07/20225:02 SA(Xem: 3262)
Nghệ Thuật Thangka Phật Giáo Tây Tạng

NGHỆ THUẬT THANGKA
PHẬT GIÁO TÂY TẠNG

Làng Đậu Võ Quang Nhân
Thangka Quan Âm Tứ Thủ dạng an hòa
PDF icon (4)Nghệ Thuật Thangka Phật Giáo Tây Tạng

Lời Mở

Bài viết này nguyên được đăng trên Tập San Phật Học Luận Tập số 8. Đây là một loại ấn phẩm định kì chỉ đăng tải các bài viết chuyên môn về Phật học có chất lượng cao do Thầy Thích Tuệ Sỹ chủ biên và nhà sách Hương Tích ấn hành. Các bài viết hay về Phật học của Tạp chí này có thể tìm thỉnh tại https://sachhuongtich.com/phat-hoc-luan-tap
Bài viết này được điều chỉnh gửi đăng gửi đăng trên các phương tiện hy vọng mang lại một ít thư giản về nghệ thuật tranh vẽ Tây Tạng cho độc giả.


Làng Đậu kính bút,

Dẫn Nhập

Thangka là tên phiên âm từ chữ ཐང་ཀ་ trong Tạng ngữ, tức là các tranh vẽ hay tranh thêu Phật giáo thường có dạng hình chữ nhật, được tạo ra trên vải, lụa, hay vật liệu dệt cửi, được dùng để miêu tả các vị Phật, các giác thể (eng. deity, tib ཡི་དམ་), bổn tôn, các nơi linh thiêng, hay các maṇḍala (đàn tràng). Trong tiếng Tạng thì chữ “ཐང” (thang) có nghĩa là phẳng và tiếp vỹ ngữ “ཀ” (ka) tức là tranh.  Nguồn gốc lịch sử sâu xa nhất của thangka được tìm thấy từ các kinh điển Phật giáo. Dạng phổ biến nhất của thangka là loại tranh được vẽ trên một bề mặt phẳng và có thể cuộn lại khi không cần trình ra nội dung của nó. Hầu hết các thangka có kích cở tương đối nhỏ chiều cao khoảng 20-50cm cho tới rất lớn đến vài chục mét dùng trong lễ hội. Một thể hiện khác của nó là dạng vẽ trên tường. Thangka là hình thức nghệ thuật tôn giáo độc đáo chỉ còn lưu lại trong văn hóa Tây Tạng và các nơi chịu ảnh hưởng của nó. Bài viết này chỉ tập trung giới thiệu về thangka truyền thống.  
.....
.....
Tạo bài viết
18/10/2010(Xem: 46042)
18/01/2012(Xem: 29400)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…