Bồ Đề Quyến Thuộc Của Hành Giả Tu Phật (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

15/06/20234:17 SA(Xem: 6403)
Bồ Đề Quyến Thuộc Của Hành Giả Tu Phật (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)
BỒ ĐỀ QUYẾN THUỘC
CỦA HÀNH GIẢ TU PHẬT
THIỆN PHÚC
BODHI FAMILY OF  BUDDHIST PRACTITIONERS

hoc phat (2) 

PDF icon (4)BỒ ĐỀ QUYẾN THUỘC CỦA HÀNH GIẢ TU PHẬT
 
 
Copyright © 2023 by Ngoc Tran. All rights reserved.
No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.
 
 
Mục Lục
Table of Content
 
Mục Lục—Table of Content     
Lời Đầu Sách—Preface     
 
Phần Một—Part One: Sơ Lược Về Đạo Phật & Hành Giả Tu Phật—Summaries of Buddhism & Buddhist Practitiones    
Chương Một—Chapter One: Sơ Lược Về Đạo Phật—A Summary of Buddhism 
Chương Hai—Chapter Two: Tất Cả Tứ Chúng Đều Là Hành Giả Tu Phật—All Fourfold Disciples Are Buddhist Practitioners                                          
Chương Ba—Chapter Three: Bốn Chúng Phật Tử Xuất Gia—Four Classes of Buddhist Disciples Who Renounce the World 
Chương Bốn—Chapter Four: Hai Chúng Phật Tử Tại Gia—Two Classes of Lay Buddhists                                                                                           
Phần Hai—Part Two: Bồ Đề Quyến Thuộc Của Hành Giả Tu Phật—Bodhi Family of Buddhist Practitioners                
Chương Năm—Chapter Five: Tổng Quan Về Bồ Đề Quyến Thuộc Của Hành Giả Tu Phật—An Overview of Bodhi Family of Buddhist Practitioners           
Chương Sáu—Chapter Six: Giáo Pháp Của Đức Như Lai Sẽ Luôn Là Thầy Của Hành Giả Tu Phật—The Dharma of Tathatagata Shall Always Be Teacher of  Buddhist Practitioners   
Chương Bảy—Chapter Seven: Bát Nhã Là Mẹ Của Hành Già Tu Phật—Prajna Is Mother of Buddhist Practitioners  
Chương Tám—Chapter Eight:  Bố Thí Là Người Nuôi Nấng Hành Giả Tu Phật—Almsgiving Is A Nurse of Buddhist Practitioners                                    
Chương Chín—Chapter Nine: Phương Tiện Là Cha Của Hành Giả Tu Phật—Upaya Is Father of Buddhist Practitioners                                                  
Chương Mười—Chapter Ten: Gìn Giữ Giới Luật Là Người Hộ Trì Của Hành Giả Tu Phật—Keeping Precepts Is A Supporter of Buddhist Practitioners        
Chương Mười Một—Chapter Eleven: Nhẫn Nhục Là Chiếc Phao Cần Thiết Có Thể Giúp Hành Giả Tu Phật Qua Bờ Bên Kia—Endurance Is A Necessary Buoy That Can Help Buddhist Practitioners Crossing to the Other Shore   
Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Tinh Tấn Là Người Thủ Hộ Của Hành Giả Tu Phật—Virya Is A Nurse of Buddhist Practitioners                               
Chương Mười Ba—Chapter Thirteen: Thiền Định Là Người Tẩy Rửa Hành Giả Tu Phật—Meditation Is A Cleaner of Buddhist Practitioners                      
Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Thiện Hữu Đồng Tu Là Những Người Dạy Dỗ Hành Giả Tu Phật—Good Friends Are Instructors  of Buddhist Practitioners    
Chương Mười Lăm—Chapter Fifteen: Các Bồ Đề Phần Là Những Người Bạn Đồng Hành Của Hành Giả Tu Phật—The Bodhi Shares Are Companions of Buddhist Practitioners    
Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen: Chư Bồ Tát Là Anh Em Của Hành Giả Tu Tập Phật—Bodhisattvas Are Brothers of Buddhist Practitioners              
Chương Mười Bảy—Chapter Seventeen: Bồ Đề Tâm Là Nhà Cửa Của Hành Giả Tu Phật—Bodhicitta Is Home of Buddhist Practitioners                         
Chương Mười Tám—Chapter Eighteen: Đi Đúng Theo Chánh Đạo Là Cách Hành Xử Tại Nhà Của Hành Giả Tu Phật—To Be In Accordance With the Truth Is Family Manners of Buddhist Practitioners   
Chương Mười Chín—Chapter Nineteen: Các Trụ Địa Là Chỗ Ở Của Hành Giả Tu Phật—The Bhumis Are Dwelling Places of Buddhist Practitioners           
Chương Hai Mươi—Chapter Twenty: Các Pháp NhẫnGia Tộc Của Hành Giả Tu Phật—Dharmakshanti Are Family Members of Buddhist Practitioners  
Chương Hai Mươi Mốt—Chapter Twenty-One: Các Nguyện Là Gia Giáo Của Hành Giả Tu Phật—Vows are Family Motto of Buddhist Practitioners           
Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Thực Hành Công HạnhGia Nghiệp Của Hành Giả Tu Phật—To Promote Deeds of Devotion Is Family Legacy of Buddhist Practitioners    
Chương Hai Mươi Ba—Chapter Twenty-Three: Khiến Người Khác Chấp Nhận Đại ThừaGia Vụ Của Hành Giả Tu Phật—To Make Others Accept Mahayana Is Family Business of Buddhist Practitioners    
Chương Hai Mươi Bốn—Chapter Twenty-Four: Được Thọ Ký Trong Một Đời Nữa Thôi Là Số Phận Của Một Bậc Hoàng Thái Tử Trong Vương Quốc Pháp Của Hành Giả Tu Phật—To Be Anointed After Being Bound For One More Birth Is Destiny As CrownPrince in the Kingdom of Dharma of Buddhist Practitioners
Chương Hai Mươi Lăm—Chapter Twenty-Five: Các Ba La MậtPháp Lữ Của Hành Giả Tu Phật—All Other Perfections Are Companions of Buddhist Practitioners   
Chương Hai Mươi Sáu—Chapter Twenty-Six: Thành Tựu Trí Tuệ Viên Mãn Là Nền Tảng Gia Quyến Của Hành Giả Tu Phật—To Arrive at the Full Knowledge of Tathagatahood Forms the Foundation of Pure Family Relationship of Buddhist Practitioners                                                                 
Chương Hai Mươi Bảy—Chapter Twenty-Seven: Niềm Vui Với Pháp Chính Là Vợ Trong Gia Quyến Thanh Tịnh Của Hành Giả Tu Phật—Joy in Dharma’s Law Wife of A Pure Family of Buddhist Practitioners  
Chương Hai Mươi Tám—Chapter Twenty-Eight: Từ Bi Tâm Là Con Gái Của Hành Giả Tu Phật—The Minds of Kindness & Compassion Are Daughters of Buddhist Practitioners   
Chương Hai Mươi Chín—Chapter Twenty-Nine: Giới Hạnh & Tâm Thành Thực Là Con Trai Của Hành Giả Tu Phật—Morality & Truthfulness Are Sons of Buddhist Practitioners   
Chương Ba Mươi—Chapter Thirty:  Sự Rốt Ráo Tĩnh Lặng Là Ngôi Nhà Yên Tĩnh Của Hành Giả Tu Phật—An Absolute Quietude Is A Quiet Abode of Buddhist Practitioners  
Chương Ba Mươi Mốt—Chapter Thirty-One: Trần LaoPhiền NãoĐệ Tử Của Hành Giả Tu Phật—Passions & Afflictions Are Disciples of Buddhist Practitioners    
Chương Ba Mươi Hai—Chapter Thirty-Two: Đạo Phẩm Là Bạn Lành Của Hành Giả Tu Phật—Bodhipaksita Dharmas Are Good Knowing Friends of Buddhist Practitioners   
Chương Ba Mươi Ba—Chapter Thirty-Three: Tứ Nhiếp Pháp Là Kỹ Nữ Của Hành Giả Tu Phật—The Four Winning Methods Are Courtesans of Buddhist Practitioners
Chương Ba Mươi Bốn—Chapter Thirty-Four: Tứ Thiền Làm Giường Ghế Của Hành Giả TuPhật—The FourDhyana Are Meditation Bed of Buddhist Practitioners651
Chương Ba Mươi Lăm—Chapter Thirty-Five: Bát Giải Thoát Là Ao Tắm Của Hành Giả Tu PhậtThe Eightfold Liberation Is the Swimming Pool of Buddhist Practitioners  
Chương Ba Mươi Sáu—Chapter Thirty-Six: Thần Thông Là Voi Ngựa Chạy Của Hành Giả Tu Phật—Supernatural Powers Are Walking Elephants & Horses of Buddhist Practitioners   
Chương Ba Mươi Bảy—Chapter Thirty-Seven: Đại Thừa Là Xe Cộ Của Hành Giả Tu Phậtt—Mahayana Is Vehicle of Buddhist Practitioners                     
Chương Ba Mươi Tám—Chapter Thirty-Eight: Bảy Của Báu Là Sự Giàu Có Của Hành Giả Tu Phật—Seven Treasures Are Rich Assets of Buddhist Practitioners  
Chương Ba Mươi Chín—Chapter Thirty-Nine: Pháp Cam Lồ Là Món Ăn Của Hành Giả Tu Phật—The Flavour of Release Is Food of Buddhist Practitioners  
Chương Bốn Mươi—Chapter Forty: Hảo Tướng Là Sự Trang Nghiêm Của Hành Giả Tu Phật—Distinctive Marks Are Buddhist Practitioners' Adornments  
Chương Bốn Mươi Mốt—Chapter Forty-One: Bồ Đề Quyến Thuộc Của Hành Giả Theo Giáo Điển Phật Giáo & Thiền TôngBodhi Family of Practitioners In Buddhist & Zen Scriptures  
Chương Bốn Mươi Hai—Chapter Forty-Two: Giới Luật Mãi Mãi Là Thầy—Precepts Are Forever Buddhists' Teacher                                                       
Chương Bốn Mươi Ba—Chapter Forty-Three: Những Chỗ Y Nương Của Hành Giả Tu Phật—Buddhist Practitioners' Places of Reliance                            
Tài Liệu Tham Khảo—Refrences     
 
Lời Đầu Sách
 
Thông thường mà nói, hành giả tu Phật thường là người Phật tử; tuy nhiên, đối với Phật giáo, bất cứ ai tu tập đúng theo giáo pháp nhà Phật, người ấy được xem là một Phật tử. Các bạn không cần phải tuyên bố các bạn là người Phật tử, một khi bạn tin nơi Bốn Chân Lý Cao Thượng, luật nhân quả, lý duyên sanh, hoặc bạn gặt những gì bạn gieo, và tu tập theo sáu Ba La Mật hay Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo, vân vân, bạn đích thị là người Phật tử. Người Phật tử tỏ lòng rất tôn kính đối với những con người siêu việt, những con người vĩ đại, những con người đã quét sạch vô minh và bứng gốc mọi phiền não do nơi chính mình thấu triệt chân lý. Song người Phật tử không cầu nguyện sự cứu rỗi nơi những bậc ấy. Người Phật tử chỉ tôn kính các bậc đã khai thị chân lý cho mình, các bậc đã chỉ ra con đường đi đến chân hạnh phúcgiải thoát tối thượng. Hạnh phúc là thứ mà mỗi người phải tự mình thành tựu cho chính mình, không ai có thể làm cho ta cao quý hơn hoặc thấp hèn hơn, như lời Đức Phật đã dạy trong kinh Pháp Cú câu 16: “Tự mình làm điều ác; tự mình không làm ác; tịnh, không tịnh tự mình; tự mình làm ô nhiễm; tự mình làm thanh tịnh; không ai thanh tịnh ai." Theo Phật giáo, tín đồ Phật giáo là người tin nơi Phật giáo, tu họcthọ trì những giới luật Phật pháp căn bản. Muốn trở thành một Phật tử phải làm những điều sau đây: Thứ nhất là Quy-Y Tam Bảo. Thứ nhì là biết cứu cánh chính của Đạo Phật, bao gồm: chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, và tự tịnh kỳ ý. Đó là những lời chư Phật dạy. Thứ ba là thật hiểu con đường đưa đến cứu cánh nầy. Thứ tư là thực hành đúng đắn những lời dạy của Đức Phật. Thứ năm là người Phật tử có lỗi phải biết sám hối, có tội phải biết dứt trừ; phải bỏ sự dong ruổi nơi tình trần; phải quay tâm về hướng giác; và phải y theo lời Phật dạytu hành. Thời nay muốn tu hành đúng đắn phải nương nơi bậc thiện tri thức thông kinh điển, đã có kinh nghiệm tu thiền nhiều năm để nhờ sự hướng dẫn. Đây là một trong năm điều kiện cần thiết cho bất cứ hành giả tu thiền nào. Nếu vị tu thiền nào không hội đủ năm điều kiện trên rất dễ bị ma chướng làm tổn hại. Theo Kinh Kalyana-mitra, Đức Phật dạy, “Thời nay muốn tìm minh sư, hay thiện hữu tri thức để  gần gũi theo học, còn có chăng trong sách vở hay gương Thánh hiền, chứ còn trong vòng nhân tình đời nay, quả là hiếm có vô cùng.” Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố vừa kể trên, trên bước đường tu hành, còn một yếu cực kỳ quan trọng nữa cho cuộc tu tập giải thoátBồ Đề Quyến Thuộc.
Theo kinh Duy Ma Cật, Chương 8, Phẩm Phật Đạo, trong chúng hộiBồ Tát tên Phổ Hiện Sắc Thân hỏi ông Duy Ma Cật rằng: “Cư sĩ! Cha mẹ, vợ con, thân bằng quyến thuộc, những người trí thức là ai? Tôi tớ, trai bạn, voi ngựa, xe cộ ở đâu?” Duy Ma Cật dùng bài kệ đáp rằng: “Trí độ mẹ Bồ Tát, phương tiện ấy là cha, Đạo sư tất cả chúng, đều do đấy sinh ra. Pháp hỷ chính là vợ, tâm từ bi là gái, tâm thành thực là trai, rốt ráo vắng lặng nhà. Trần laođệ tử, tùy ý mà sai xử, đạo phẩm vốn bạn lành,  do đấy thành Chánh giác. Các độ là pháp lữ, tứ nhiếp là kỹ nữ, ca ngâm tụng lời pháp, lấy đó làm âm nhạc, vườn tược ấy tổng trì, cây rừng pháp vô lậu, hoa giác ý sạch mầu, trái giải thoát trí tuệ. Bát giải thoát là ao tắm, nước định lặng trong đầy, rải bảy thứ tịnh hoa, để tắm người không nhơ. Ngũ thông voi ngựa chạy, Đại thừa là xe cộ, cầm cươngnhất tâm, dạo chơi đường bát chánh. Tướng đủ nghiêm mặt mày, các tốt trau hình dáng, hổ thẹn làm thượng phục, thâm tâm làm tràng hoa. Giàu có bảy của báu, dạy bảo để thêm lợi, như lời nói tu hành, hồi hướng làm lợi lớn. Tứ thiền làm giường ghế, từ tịnh mạng sanh ra, học rộng thêm trí tuệ, đó là tiếng tự giác. Món ăn pháp cam lồ, nước uống vị giải thoát, tắm rửa sạch tịnh tâm, hương hoagiới phẩm. Trừ dẹp giặc phiền não, mạnh mẽ không ai hơn, hàng phục bốn thứ ma, phướn tốt dựng đạo tràng.” Tuy biết không sanh diệt, vì dạy chúng có sanh, khắp hiện vào các cõi, như mặt nhựt đều thấy. Cúng dường khắp mười phương, không lường ức Như Lai, chư Phật và thân mình, không có tưởng phân biệt. Dầu biết các cõi Phật, với chúng sanh đều không, mà thường tu Tịnh Độ, dạy dỗ cho quần sanh. Bao nhiêu loài hữu tình, oai nghi cùng hình tiếng, Bồ Tát lực vô úy, đồng thời đều khắp hiện. Rõ biết các việc ma, mà hiện theo hạnh nó. Dùng trí phương tiện khéo, tùy ý đều hay hiện, hoặc hiện già, bệnh, chết; thành tựu cho chúng sanh. Rõ biết như huyễn hóa, thông suốt không ngăn ngại. Hoặc hiện kiếp cháy tan, đại địa đều trống rỗng, những người có ‘tưởng’ thường, soi thấy rõ vô thường. Vô số ức chúng sanh, đều đến thỉnh Bồ Tát, đồng thời đến nhà kia, dạy cho về Phật đạo, kinh sách cấm chú thuật. Các nghề nghiệp khéo léo, đều hiện làm việc ấy, lợi ích cho quần sanh. Các đạo pháp thế gian, nương đấy mà xuất gia, để giải mê cho người, mà chẳng đọa tà kiến, làm nhựt nguyệt thiên tử, làm Phạm vương, chủ, chúa; hoặc khi làm đất nước, hoặc lại làm gió lửa. Vào kiếp có tật dịch, hiện làm các cây thuốc, nếu người nào uống đến, các bệnh ác tiêu trừ. Vào kiếp có đói khát, hiện làm đồ ăn uống, trước là cứu đói khát, sau giảng dạy chánh pháp. Vào kiếp có đao binh, duyên khởi lòng từ bi, giáo hóa cho chúng sanh, tâm đừng còn tranh đấu. Nếu có chiến trận lớn, làm cho sức ngang nhau, Bồ Tát hiện oai thế, hàng phục để yên hòa. Trong tất cả cõi nước, chỗ nào có địa ngục, đi ngay đến nơi ấy, cứu vớt người khổ não. Trong tất cả cõi nước, súc sanh ăn lẫn nhau, đều hiện sanh ra nó, làm cho được lợi ích. Thị hiện trong ngũ dục, lại cũng hiện tu thiền, để tâm ma rối loạn, không thừa dịp hại được. Hoa sen sanh trong lửa, thật đáng gọi ít có, cõi dục mà tu thiền, ít có cũng như thế. Hoặc hiện làm dâm nữ, dẫn dắt kẻ háo sắc, trước lấy dục dụ người, sau khiến vào Phật trí. Hoặc làm chủ trong ấp, hoặc làm thầy khách buôn, quốc sư và đại thần, để lợi ích chúng sanh. Các chỗ có kẻ nghèo, hiện làm kho vô tận, nhân đó khuyến dạy người, cho phát tâm vô thượng. Kẻ kiêu căng ngã mạn, hiện làm những lực sĩ, tiêu phục lòng cống cao, quay về đạo Vô thượng. Những người hay sợ sệt, đến nơi để an ủi, trước thí pháp không sợ, sau dạy phát đạo tâm. Hoặc hiện lìa dâm dục, làm vị Tiên ngũ thông, chỉ dạy cho chúng sanh, để được giới nhẫn từ. Thấy người cần hầu hạ, hiện làm kẻ tôi tớ, vừa đẹp ý người kia, vừa phát được đạo tâm. Tùy theo việc cần dùng, mà vào trong Phật đạo, dùng sức phương tiện khéo, đều giúp cho đầy đủ. Đạo pháp nhiều không lường, việc làm không bờ mé, trí tuệ không hạn lượng, độ thoát vô số chúng. Dầu cho tất cả Phật, trong vô số ức kiếp, khen ngợi công đức kia, cũng không thể hết được. Ai nghe pháp như thế, chẳng phát tâm Bồ Đề, trừ những người bất tiếu, ngu si không trí tuệ.
Trong khi đó, theo Thiền Sư D.T. Suzuki trong Thiền Luận Tập III, chư Bồ Tát có hai mươi cha mẹquyến thuộc: Thứ nhất, Bát Nhã là mẹ. Thứ nhì, phương tiện là cha. Thứ ba, bố thí là người nuôi nấng. Thứ tư, trì giới là người trông nom hộ trì. Thứ năm, nhẫn nhục là đồ trang sức. Thứ sáu, tinh tấn là người thủ hộ. Thứ bảy, thiền định là người tắm rữa. Thứ tám, thiện hữu tri thức là người dạy dỗ. Thứ chín, các Bồ Đề phần là bạn đồng hành. Thứ mười, chư Bồ Tát là anh em. Thứ mười một, Bồ Đề tâm là nhà cửa. Thứ mười hai, đi đúng theo chánh đạo là cách hành xử tại nhà. Thứ mười ba, các trụ địa là chỗ ở. Thứ mười bốn, các pháp nhẫngia tộc. Thứ mười lăm, các nguyện là gia giáo. Thứ mười sáu, thực hành công hạnhgia nghiệp. Thứ mười bảy, khiến kẻ khác chấp nhận Đại Thừagia vụ. Thứ mười tám, được thọ ký trong một đời nữa là số phận của ngài như vị thái tử nối nghiệp trong vương quốc chánh pháp. Thứ mười chín, các Ba La Mật là con thuyền Bát Nhã đưa ngài đáo bỉ ngạn Giác Ngộ. Thứ hai mươi, thành tựu trí tuệ viên mãn của Như Lai là nền tảng của gia quyến thanh tịnh của ngài.
Quyển sách nhỏ có tựa đề “Bồ Đề Quyến Thuộc Của Hành Giả Tu Phật” này không phải là một nghiên cứu thâm sâu về giáo lý nhà Phật, mà nó chỉ đơn thuần trình bày Bồ Đề Quyến Thuộc của hành giả tu tập theo đúng trong kinh điển Phật giáo cho hàng Phật tử chúng ta noi theo. Phật tử thuần thành nên luôn nhớ rằng mục đích của người tu Phậttự giác, nghĩa là tự mình tu tậptự quán sát bằng cái trí của chính mình chứ không dựa vào kẻ khác; giác tha (sau khi tự mình đã giác ngộ lại thuyết pháp để giác ngộ cho người khác, khiến họ được khai ngộ và giúp họ rời bỏ mọi mê lầmkhổ não trong vòng luân hồi) rồi cuối cùng mới đi đến giác hạnh viên mãn, thoát ra khỏi vòng luân hồi sanh tử, đó chính là Niết Bàn đạt được ngay trong kiếp này. Cuộc hành trình từ người lên Phật còn đòi hỏi nhiều cố gắnghiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Bồ Đề Quyến Thuộc Của Hành Giả Tu Phật” song ngữ Việt Anh nhằm phổ biến giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình, tỉnh thứchạnh phúc.
 
                                                                                                
Thiện Phúc
 
Preface
 
Generally speaking, Buddhist practitioners are Buddhists; however, to Buddhism, whoever cultivates in accordance with Buddhist teachings, he or she is considered a Buddhist. You do not need to declare you're Buddhists, once you believe in the Four Noble Truths, Causes and Effects, the Theory of Causation, or You Sow What You Reap... and cultivate in accordance with six Paramitas, thirty-seven limbs of enlightenment, and so on, you're really Buddhists. Buddhists show their highest respect to the best of men, those great and daring spirits who have, with their wide and penetrating grasp of reality, wiped out ignorance, and rooted out defilements. The men who saw Truth are true helpers, but Buddhists do not pray to them. They only reverence the revealers of Truth for having pointed out the path to true happiness and deliverance. Happiness is what one must achieve for onself; nobody else can make one better or worse. In the Dhammapada Sutta (16), the Buddha taught: “Purity and impurity depend on oneself. One can neither purify nor defile another.” According to Buddhism, Buddhist followers or Buddhist believers are those who study, disseminate and endeavor to live the fundamental principles of the Buddha-dharma. To become a Buddhist, one should do the following: First, to take refuge in the Three Gems.  Second, to know the main purpose of Buddhism, including not committing any evils, doing all good, and purifying the mind. Those are Buddhas’ teachings. Third, to understand the path to that goal. Fourth, to practice the Buddha’s teachings correctly. Fifth, a Buddhist must be willing to change and repent when mistakes are made; must be willing to abandon the tendencies to chase constantly after worldly matters; must be willing to return to follow the Way of enlightenment; and must practice just as the Buddha taught. Nowadays, in order to have a right cultivation, Buddhist practitioners should be guided by a good advisor, who has a thorough understanding of the sutras and many years experience in meditation. This is one of the five necessary conditions for any Zen practitioners. If a Zen practitioner does not meet these five conditions, he is very easily subject to get harm from demon. According to the Kalyana-mitra Sutra, the Buddha taught, “Nowadays, if one wishes to find kind friends and virtuous teachers to learn and to be close to them, they may find these people in the shining examples in old books. Otherwise, if one searches among the living, it would be extraordinary hard to find a single person.” However, besides these above mentioned factors, on the path of cultivation, there is still an extremely important factor for the cultivation of emancipation, that is the Bodhi Family.
According to the Vimalakirti Sutra, Chapter Eight, the Buddha Path, a Bodhisattva called Universal Manifestation, who was present asked Vimalakirti: “Who are your parents, wife and children, relatives and kinsmen, official and private friends, and where are your pages and maids, elephants and horse carts?” In reply Vimalakirti chanted the following: “Wisdom-perfection is a Bodhisattva’s Mother, his father is expedient method, For the teachers of all living beings come, Only from these two (upaya and prajna). His wife is joy in Dharma’s law; Kindness and pity are his daughters; His sons morality and truthfulness; Absolute voidness his quiet abode. Passions are his disciples Whom he transforms at will. Bodhipaksita dharma are his friends.  Helping him to win supreme enlightenment. All other perfections are his companions. The four winning methods are his courtesans, hymns, chants and intonations of Dharma are his melodies. Complete control over passions is his domain, passionlessness is his grove. The (seven) grades of bodhi are the flowers bearing the fruit of wisdom’s liberation. The pool of eightfold liberation holds calm water, which is clear and full. The seven blossoms of purity are well arranged to bathe this undefiled (Bohdisattva) man. Whose five supernatural powers are walking elephants and horses while the Mahayana is his vehicle, which controlled by the one mind, rolls through the eight noble paths. (Thirty-two) distinctive marks dignify his body; while (eighty) excellences add to it their grace. Shamefulness is his raiment, and deep mind his coiffure. The seven riches that he owns are his assets which, used to teach others, earn more dividends. Dedicating all merits (to Buddhahood), his practice of the Dharma has received wins far greater profit. The four dhyanas are his meditation bed, which from pure living originates. Much learning increases wisdom announcing self-awakening. His broth is the flavour of release. The precepts are his perfumed. Salve and pure mind is his bath. By killing the culprit klesa is his boldness unsurpassed. By defeating the four demons, he plants his triumphant banner as a bodhimandala. Though he knows there is neither birth nor death, he is reborn to show himself to all, appearing in many countries. Like the sun seen by everyone. When making offerings to countless Buddhas in the ten directions, he does not discriminate between himself and them. Although He knows that Buddha lands are void like living beings. He goes on practicing the Pure Land (Dharma) to teach and convert men. In their kinds, features, voices and bearing, this fearless Bodhisattva can appear the same as they. He, knows the mischief demons, do but appears as one of them. Using wise expedient means to look like them at will. Or he appears old, ill and dying to make living beings realize that all things are but illusion, to free them from all handicaps. Or he shows the aeon’s end with fire destroying heaven and earth, so that those clinging to permanence realize the impermanence of things. Then countless living beings call on this Bodhisattva, inviting Him to their homes to convert them to the Buddha path. In heterodox books, spells, skills, magic, arts and talents, he appears to be an expert to help and benefit (all) living beings. Appearing in their midst, he joins the Sangha in order to release them from defilement, to prevent their slipping into heresy. Then, is he seen as the sun, moon or heaven as Brahma or the lord of (all) the world. At times, as earth or water or as the wind and fire. When they fall ill or epidemics rage, he prepares medicinal herbs for them to take to cure their illness or infection. When famine prevails, he makes food and drink to save them from thirst and hunger, before teaching them the Dharma. In times of war, he teaches kindness mercy to convert living beings, so that they can live in peace. When armies line up for battle, he gives equal strength to both. With his authority and power, he forces them to be reconciled and live in harmony. To all countries where there are hells, he comes unexpectedly to relieve their sufferings. Wherever animals devour one another, he appears among them urging them to do good. Seeming to have the five desires, he is always meditating to upset the demons and prevent their mischief. Like that thing most rare, a lotus blossoming in a scorching fire, he meditates amidst desires, which also is a thing most rare. Or, he appears as a prostitute to entice those, who to lust is a given. First, using temptation to hook them, he then leads them to the Buddha wisdom. He appears as a district magistrate, or as a chief of the caste of traders, a state preceptor or high official to protect living beings. To the poor and destitute, he appears with boundless purse to advise and guide them until they develop the bodhi mind. To the proud and arrogant, he appears as powerful to overcome their vanity until they tread the path supreme. Then he comes to comfort people who are cowards, first he makes them fearless, then urges them to seek the truth. Or he appears without desires and acts, like a seer with five spiritual powers to convert living beings by teaching them morality, patience and mercy. To those needing support and help, he may appear as a servant to please and induce them to grow the Tao mind. Providing them with all they need to enter on the Buddha path; thus using expedient methods to supply them with all their needs. Then as with boundless truth, his deeds are also endless; with his wisdom that has no limit, he frees countless living beings. If all the Buddhas were to spend countless aeons in praising his merits, they could never count them fully. Who, after hearing this Dharma, develops not the bodhi mind, can only be a worthless man without wisdom.”
Meanwhile, according to Zen Master D.T. Suzuki in Essays in Zen Buddhism, Book III, Bodhisattvas have twenty parents and relatives: First, prajna (wisdom) is his mother. Second, upaya (skilful means) is his father. Third, dana (charity) is his wet nurse. Fourth, sila (morality) is his supporter. Fifth, ksanti (patience) is his decoration. Sixth, virya (strenuousness or energy) is his nurse. Seventh, dhyana (meditation) is his cleaner. Eighth, good friends are his instructors. Ninth, all factors of enlightenment are his companions. Tenth, all Bodhisattvas are his brothers. Eleventh, the Bodhicitta is his home. Twelfth, to conduct himself in accordance with the truth is his family manners. Thirteenth, the Bhumis are his residence. Fourteenth, the Kshantis are his family members. Fifteenth, the vows are his family motto. Sixteenth, to promote deeds of devotion is his family legacy. Seventeenth, to make others accept Mahayana is his family business. Eighteenth, to be anointed after being bound for one more birth is his destiny as crown prince in the kingdom of Dharma. Nineteenth, paramitas are the Prajna Boat which conveys him to another shore of Enlightenment. Twentieth, to arrive at the full knowledge of Tathagatahood forms the foundation of his pure family relationship.
This little book titled “Bodhi Family of Buddhist Practitioners” is not a profound study of Buddhist teachings, but a book that simply points out Bodhi Family of practitioners who cultivate and practice in accordance with Buddhist Scriptures for us, Buddhists, to follow. Devout Buddhists should always remember the goal of any Buddhist cultivator is to achieve self-enlightening, that means we, ourselves, have to cultivate and to examine with our own intelligence, and not depending upon another; enlightening or awakening of others, then achieve the final accomplishment, to go beyond the cycle of births and deaths, that is to reach the state of mind of a Nirvana right in this very life. The journey from man to Buddha still demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “Bodhi Family of Buddhist Practitioners” in Vietnamese and English to spread basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace, mindfulness and happiness.
 
Thien Phuc
 
 
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.