Kiếm Tìm Giá Trị Bản Thân

10/08/20235:08 CH(Xem: 1922)
Kiếm Tìm Giá Trị Bản Thân
TÂM AN LẠC
Gyalwa Dokhampa
Nhà xuất bản Tôn giáo 2023

KIẾM TÌM GIÁ TRỊ BẢN THÂN

Tùy theo tâm trạng mà mối liên hệ của chúng ta với những người xung quanh có thể là nguồn hạnh phúc lớn lao, song cũng có thể là nguyên nhân gây nên khổ đau. Tâm ta dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc trong sự tương tác với những người xung quanh, đôi khi mọi người khiến chúng ta điên đảothèm muốn hay ghen tỵ, hoặc dường như họ biết cách chọc giận chúng ta. Có thể bạn cho rằng những Phật tử chúng tôi chẳng bao giờ sân hận. Điều này không đúng vì là người ai chẳng có xúc tình phiền não. Tuy nhiên, phương pháp đối trị những tư tưởng tiêu cực để có được cách hành xử đúng đắn chính là chủ đề quan trọng trong giáo lý đạo Phật. Trong cuộc sống luôn có những người có ảnh hưởng tích cực giúp khơi gợi trong ta những phẩm chất tốt đẹp. Tuy nhiên cũng có những người có sức hấp dẫn và khiến chúng ta vô cùng ngưỡng mộ (ví dụ như cấp trên) lại có xu hướng đem lại cho ta những suy nghĩ tiêu cực. Chúng ta thèm muốn được họ ủng hộ và khen ngợi, đôi khi chúng ta mất quá nhiều thời gian để nghĩ cách mà mình muốn họ thay đổi để làm cho cuộc sống của chúng ta dễ chịu hơn. Chúng ta để tâm về tất cả những gì họ nói hay làm. Hoặc cũng có thể đó là người chúng ta vô cùng yêu quý trong một thời gian dài, nhưng có lúc chỉ cần vài câu nhỡ lời hay việc làm không vừa ý là có thể khiến ta nổi nóng. Vậy mà thay vì dành chút thời gian để suy nghĩ làm thế nào để thay đổi chính mình, chúng ta lại uổng phí tâm sức dằn vặt về việc họ đã gây tổn thương thế nào, hoặc cố nghĩ cách làm thế nào để mọi người trở nên phù hợp với những gì mình mong muốn.
 

Người ta thường nghĩ rằng rằng thiền định là một sự thực hành đơn độc, tách biệt, theo kiểu “ngồi xếp bằng, mắt nhìn xuống rốn”, chỉ tập trung suy nghĩ về bản thân, và chẳng có gì liên quan tới những mối quan hệ cũng như sự tương tác trong đời sống thực tế. Thậm chí bạn còn có thể cho rằng đây là một pháp tu đơn độc. Thế nhưng việc dành chút thời gian ngồi một mình tĩnh lặng và quán chiếu những tư tưởng trong tâm khác xa với việc sống một mình hay cảm giác cô đơn. Tìm được niềm an lạc nơi tự thân thậm chí là chất liệu để bồi đắp sự dẻo dai và vững vàng giúp chúng ta đối mặt với những trở ngại trong cuộc sống. Trên thực tế, thiền định giúp bạn trở nên gắn kết hơn với mọi người, với xã hội và với cả thế giới. Ngược lại, khi cô đơn, tâm thường vô cùng phiền não, đau khổ. Cảm xúc này có thể không dữ dội như những xúc tình phiền não khác, nhưng rõ ràng cả thân và tâm ta đều cảm thấy bất an. Chúng ta cảm thấy mình lạc lõng với thế giới xung quanh, cảm giác đó cứ âm thầm lớn lên khiến ta thấy mình như kẻ ngoài lề. Khi ta tách biệt, xa lánh, những cảm xúc này sẽ lớn dần lên và chiếm chỗ của hạnh phúc, niềm tự tin và sự hài lòng nơi chúng ta.


Nguyên nhân của sự cô đơn là do bản ngã luôn than vãn “Tôi muốn được yêu thương, tôi muốn có bạn bè” nhưng lại quên rằng để được đón nhận, trước hết chúng ta phải biết cho đi. Vì vậy, khi không được nghe những lời tán tụngyêu thương, chúng ta giống như những trái banh bị xì hơi. Nếu biết buông bỏ sợ hãi, kỳ vọng, biết mở lòng trải rộng tình yêu thương bi mẫn đến với mọi người, ta sẽ nhận ra xung quanh có bao hữu tình chúng sinh dành tình cảm tốt đẹp cho mình và hiểu rằng tình yêu thương đích thực sẽ luôn được đền đáp.

 

Điều kiện ngoại cảnh

 

Những điều kiện ngoại cảnh rất dễ chi phối cảm xúc bên trong chúng ta. Chính vì vây, một trong những tư tưởng phổ biến của Đạo Phậtchúng ta nên xả bỏ cả lời khen cũng như tiếng chê, mọi thị phi. Nếu không làm thế, chúng ta sẽ vẫn nương tựa vào những điều kiện bên ngoài để có được cảm giác về “cái tôi” và giá trị của bản thân.

“Tảng đá vững vàng không bị lay động bởi cơn gió. Cũng như thế, người có trí tuệ không dao động trước mọi lời khen chê” ~ Đức Phật

 

Cứ thế, nhiều người bị tác động bởi lời nhận xét và cách nhìn của người xung quanh. Chúng ta không chắc lắm về tầm quan trọng của việc gì đó cho tới khi đón nhận lời khen ngợi hoặc ý kiến tích cực từ bên ngoài. Chúng ta dần học cách đánh giá bản thân qua con mắt của người khác. Thay vì có thể tập trung trong công việc yêu thích, chúng ta lại bị sao nhãng vì cứ phải liên tục để ý xem mọi người đánh giá mình thế nào. Với tâm trạng này, rất khó để chúng ta có thể hiểu được khái niệm về tâm an lạc hay tĩnh tại, bởi chúng ta quá bận rộn dành hết thời gian phóng chiếu thế giới dựa trên cảm xúc của mình. Khi đang hạnh phúc, thế giới ta sống dường như hoàn hảo, mọi việc đều suôn sẻ và bất cứ ai ta gặp cũng đều tử tế tốt đẹp. Nhưng khi gặp điều bất như ý, chúng ta thường phóng chiếu ra bên ngoài và cảm thấy dường như cả thế giới đang chống lại mình và cuộc đời bỗng trở nên phiền não chán chường.

 

Nếu biết ngồi tĩnh lặng, lắng tâm, chỉ đơn giản quan sát một ngày trôi qua mà không cần tới những bình phẩm khen chê, chúng ta sẽ bắt đầu thực sự kết nối với tự tính tâm. Khi không quá bám chấp vào những nhìn nhận, đánh giá từ bên ngoài, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy tâm chúng ta được rộng mở, trở nên khoáng đạt hơn bao giờ hết. Cảm giác tự tại không bị lệ thuộc vào người khác không có nghĩa là phải cắt đứt các mối quan hệ, sống xa lánh thế gian như trên một ốc đảo. Thực tếchúng ta sẽ có nhiều thời gian để nghĩ tốt về mọi người thay vì lo lắng xem họ sẽ nghĩ sao về mình. Cũng như vậy, ta từ bỏ ý định phê phán người khác do đã lấy lại sự tự tin vào bản thân và biết trân trọng những nỗ lực của mọi người.








Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :