Tâm An Lạc (Sách)

12/09/20233:41 SA(Xem: 4141)
Tâm An Lạc (Sách)
TÂM AN LẠC
Gyalwa Dokhampa
Nhà xuất bản Tôn giáo 2023

tam an lac 2


Những chỉ dẫn về các phương pháp thực hành giúp gác lại lo âu, bất ankhám phá niềm hạnh phúc an vui của cuộc sống được Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa (dòng Phật giáo Truyền thừa Drukpa) chia sẻ trong cuốn sách “Tâm an lạc.”

Ông cho rằng, tâm bất an được bộc lộ qua các triệu chứng như: sợ hãi, mất ngủ, cảm giác bồn chồn, tự ty về bản thân… Những biểu hiện này đều có căn nguyên từ niềm tin sai lệch rằng, hạnh phúc đến từ bên ngoài.

"Nhầm lẫn này khiến chúng ta không thể tiếp cận với hạnh phúc chân thực. Giải pháp cho vấn đề chính là chuyển hóa tâm bất an thành tâm an lạc. Từ 2600 năm trước, Đức Phật đã dạy rằng: ‘Đường đi vốn sẵn nơi tâm mình’,” Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa bày tỏ.

Cuốn sách gồm ba phần: “Tự tính tâm,” “Rèn luyện tâm” và “Tỉnh giác mỗi ngày.”

Từ triết lý cơ bản “chính tâm ta tạo nên thế giới ta đang sống,” tác giả gửi tới người đọc thông điệp: Thái độ của "tâm" chính là chìa khóa quyết định hạnh phúc hay khổ đau, mỗi người là kiến trúc sư của chính cuộc đời mình.

Cùng với đó, tác giả đưa ra chỉ dẫn về những phương pháp để độc giả có thể “rộng mở tâm, bao dung đón nhận và hân hưởng toàn bộ thế giới này” như: thiền định quán niệm hơi thở, thiền quán về tri ân, học cách buông xả, sống tỉnh thức trong hiện tại…

Những phương pháp này được được tác giả chia sẻ qua các phần nói về sự vô thường của cuộc sống, mối liên hệ giữa thân và tâm...

Tác giả viết: “Nó giống như một kho báu bị chôn vùi, ẩn giấu ngay dưới chân giường mà hầu hết chúng ta đều không hay biết. Nếu bạn có thể gỡ dần đi những lớp vỏ bọc của bản ngãcho phép mình nhìn nhận từ nhiều khía cạnh, bạn sẽ dần nhận ra rằng: ẩn sâu bên trong chính là tâm an lạc, tràn đầy trí tuệtình thương yêu. Tâm chân thực đó sẽ là người hướng đạo tuyệt vời của bạn trên hành trình tìm lại hạnh phúc chân thực.”

Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa quan niệm, Phật giáo không phải một tôn giáo thần bí mà là con đường tìm kiếm hạnh phúc chân thực. Ông cho rằng, khi đem trí tuệ và tình yêu thương chia sẻ cùng người khác, ta luôn tìm thấy hạnh phúc và sự viên mãn cho chính mình.

Trong nhịp sống hối hả, đầy căng thẳng lo âu của xã hội hiện đạiĐức Gyalwa Dokhampa, bậc Thượng sư Phật giáo trẻ trung, năng động đã đem đến cho chúng ta một cách nghĩ, một lối sống đầy mới mẻ, tích cực, lạc quan, được trình bày trong tác phẩm “Tâm An Lạc”. Xuất bản quốc tế lần đầu tháng 8/2013 (NXB Hodder & Stoughton), Tâm An Lạc đã và đang đón nhận sự quan tâm của rất nhiều độc giả từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là giới trẻ và những ai có cuộc sống bận rộn.

tam an lac
TIỂU SỬ TÁC GIẢ

Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa Jigme Pema Nyinjadh đản sinh năm 1981, trong dòng tộc của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa, bậc lãnh đạo tối thượng của Truyền thừa Drukpa. Ngài được tìm thấyấn chứnghóa thân chuyển thế đời thứ chín của Thượng sư vĩ đại Gyalwa Dokhampa. Từ thế kỷ thứ 16 đến nay, các đời hóa thân chuyển thế của Đức Gyalwa Dokhampa được tôn kính rộng khắp là hóa thân chân thực của Đức Liên Hoa Sinh, và đều trứ danh với sự chứng ngộ tâm linh và các công hạnh lợi tha trên khắp dãy Himalaya.

Trong những năm tháng ấu niên hiện đời, Đức Nhiếp Chính Vương từng tu học tại Tự viện Druk Thupten Sangag Choeling ở Darjeeling (Ấn Độ) dưới sự hướng đạo của bậc Căn bản Thượng sư là Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa. Tiếp sau đó, Ngài đã hoàn thành chín năm tu học tại Đại học Tự viện Tango, Vương quốc Bhutan và thành tựu bằng Tiến sĩ ngành Triết học Phật giáo. Ngài từng hai lần được bầu là Chủ tịch Hội nghị thường niên Truyền thừa Drukpa và được Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa tin tưởng giao phó trách nhiệm Giáo thọ chính và bậc hướng đạo tâm linh tại các quốc gia Châu Á như Hồng Kông, Đài Loan, Malaysia, Singapore, Việt Nam. Hiện nay, Ngài tiếp tục viên mãn những pháp tu Mật thừa cao cấp dưới sự hướng đạo của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa và Đức Giáo chủ thứ 68 của Bhutan Je Thrizur Tenzin Dhodup.

Đức Gyalwa Dokhampa thường nhấn mạnh Phật giáo không phải một tôn giáo mà là con đường tìm kiếm hạnh phúc chân thực. Ngài cũng nỗ lực không ngừng trong việc đưa những lý tưởng Phật giáo hòa nhập với lối sống hiện đại, ứng dụng vào đời sống hàng ngày, đem đến cho mọi người thông điệp vị tha, bao dung thay cho cách sống vị kỷ: bởi khi đem trí tuệ và tình yêu thương chia sẻ cùng người khác, ta luôn tìm thấy hạnh phúc và sự viên mãn cho chính mình.

Các giáo pháp và chia sẻ của Ngài đã được biên dịch phát hành qua tủ sách Kim cương thừa của Drukpa Việt Nam gồm: “Nghệ thuật sống an lạc”, “Tam thừa Phật giáoTruyền thừa Tinh túy”, “Thực hành Bản tôn - Chân ngôn - Trí tuệ trong Kim Cương thừa” (NXB Tôn giáo, 2011). Ngài là Khách mời danh dự khai mạc Triển lãm Nghệ thuật vùng Himalaya lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam (tháng 12/2011).

MỤC LỤC
Bạn nên thiền khi nào và ở đâu ? 
Tự Nhiên Không Vội Vã Mà Mọi Việc Vẫn Thành Tựu 
Khám phá “bản ngã” của chúng ta 
Tại sao cần Thiền định? 
Đâu là hạnh phúc thực sự? 
Chính niệm tỉnh giác
Điều kỳ diệu của sức mạnh nội tâm 
Con đường tìm kiếm hạnh phúc
Điều gì khiến tâm chúng ta bất an? 
Bản ngã hời hợt - Tự tính tâm sâu sắc 
Sức mạnh thay đổi cuộc sống 
Phương pháp để có cuộc sống tràn đầy hạnh phúc 
Năng lực kỳ diệu của tâm an lạc
Ngôn ngữ của Tâm 
Kiếm tìm giá trị bản thân 
Ba điều tâm niệm 
Thói quen tập khí ảnh hưởng đến chúng ta thế nào? 
Thực hành quán niệm Hơi thở hàng ngày (Phần 2) 
Thực hành quán niệm Hơi thở hàng ngày (phần 1)
(Drukpa Viet Nam) 



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.