Siêu Thoát Tứ Diệu ĐếTinh Hoa Thiền (Tuệ Tri Ba Thời Trong Một Niệm)

12/01/20243:27 SA(Xem: 2552)
Siêu Thoát Tứ Diệu Đế Và Tinh Hoa Thiền (Tuệ Tri Ba Thời Trong Một Niệm)
SIÊU THOÁT TỨ DIỆU ĐẾ
TINH HOA THIỀN
(TUỆ TRI BA THỜI TRONG MỘT NIỆM)




⸙ 
 Dưới đây là trích đoạn phần ngài Xá Lợi Phất nói về “Lậu Hoặc” - Phẩm 9 Chánh Tri Kiến – Kinh Trung Bộ do H.T. Thích Minh Châu dịch qua Việt ngữ

 

“-Lành thay, Hiền giả!

Các vị Tỷ-kheo ấy, sau khi hoan hỷ, tín thọ lời nói Tôn giả Sariputta, liền hỏi thêm Tôn giả Sariputta câu hỏi như sau:

-Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác, nhờ pháp môn này Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đốithành tựu diệu pháp này?

-Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri lậu hoặctuệ tri tập khởi của lậu hoặctuệ tri đoạn diệt của lậu hoặctuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của lậu hoặc. Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đốithành tựu diệu pháp này.

Chư Hiền, thế nào là lậu hoặc, thế nào là tập khởi của lậu hoặc, thế nào là đoạn diệt của lậu hoặc, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của lậu hoặc? Chư Hiền, có ba lậu hoặc này: dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Từ tập khởi của vô minhtập khởi của lậu hoặc; từ đoạn diệt của vô minhđoạn diệt của lậu hoặcThánh Đạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của lậu hoặc, tức là: Chánh Tri kiến, Chánh Tư duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh tấn, Chánh Niệm, Chánh Định.

Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri lậu hoặc như vậy, tuệ tri tập khởi của lậu hoặc như vậy, tuệ tri đoạn diệt của lậu hoặc như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của lậu hoặc như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên, tẩy sạch sân tùy miên, nhổ tận gốc kiến mạn tùy miên "Tôi là," đoạn trừ vô minh, khiến minh khởi lên, diệt tận khổ đau ngay trong hiện tại. Chư Hiền, như vậy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đốithành tựu diệu pháp này. Tôn giả Sariputta thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời giảng của Tôn giả Sariputta.”


 Dưới đây là bài thuyết giảng về “Lậu Hoặc” trong Phẩm 9 Chánh Tri Kiến - Kinh Trung Bộ (bài #36) của Thượng Tọa Thích Tuệ Hải tuyên thuyết vào ngày 11 tháng 10 năm 2020 tại Chùa Long Hương, Việt Nam

Trong phẩm 9 Chánh Tri Kiến của Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikāya), sau khi ngài Xá Lợi Phất thuyết về thiện, căn bản của thiện, bất thiện, căn bản của bất thiện, rồi tới tứ thực, tứ diệu đế, thập nhị nhân duyên, tới đoạn này thì ngài nói về “lậu hoặc.” Ở đây có ba loại lậu.

Dục lậu

 

Thứ nhất là “dục lậu.” Dục có nghĩa là tham dục, nói theo nghĩa dễ hiểu nhất là sự ham muốn của mình. Chúng ta đã từng nghe chữ lậu hoặc rồi. Nghĩa thứ nhất của lậu là rỉ chảy. Khi sáu căn của mình tiếp xúc với sáu trần thì nó rỉ chảy những phiền não, những nghiệp tập, và buồn thương giận ghét xảy ra trong cái thấy, cái nghe, cái ngửi, cái nếm, cái xúc chạm của mình. Thì đó được xem là lậu. Như vậy cái lậu ở mắt mỗi lần chúng ta thấy thì nghiệp tập phiền não bắt đầu sinh ra.

 

Nghĩa thứ hai của lậu có liên quan tới chữ “lưu.” Chữ lưu có nhiều nghĩa, nghĩa thứ nhất là lưu trữ […] nghĩa thứ hai là lưu chuyển. Khi chúng ta thấy hình sắc, tự nhiên chúng ta khởi tham tâm lên, chúng ta muốn cái hình sắc đó, thì những ý niệm này được lưu trữ trong A lại da thức của mình. Và chính do cái tham này, nó trở thành chủng tử nghiệp thức để chúng ta tiếp tục lưu chuyển. Như vậy sở dĩ chúng ta còn có nghiệp tập thì chúng ta sẽ còn lưu chuyển trong tam giới này, không phải chỉ cõi dục mà là đi trong ba cõi.

 

Và nghĩa thứ ba của chữ lậu có nghĩa giống như là “rơi rớt, sót mất” (chứ không phải sót đọng). Bởi vì mỗi lần mắt chúng ta thấy, tai chúng ta nghe thì bao nhiêu ký ức cũ hiện ra, và khi ký ức cũ hiện ra thì chúng ta bị buồn thương giận ghét, chấp nhận hoặc  không chấp nhận, lấy hoặc bỏ trong những cái kiến thức của mình để mình so sánh, phân biệt. Mình thấy dựa trên đó nhưng mình lại thấy cái gì? Mình bỏ đi những cái thực thể khi chưa hiện những pháp trần ra, chưa hiện tâm thức phân biệt so sánh ra, chưa hiện ký ức ra. Cho nên dùng từ rơi rớt, giống như là bị mất đi cái thật bởi vì chúng ta tập trung vô những ý thức, kiến thức, những cái giả của mình.


Nên như vậy, mỗi lần thấy là “lậu,” tức là rỉ chảy. Những nghiệp tập phiền não hiện khởi ra, thì gọi là rỉ chảy, hoặc là những nghiệp tập phiền não từ A lại da thức lưu chuyển ra thành hiện thực, rồi lại tiếp tục huân tập những nghiệp thức đó trở vào. Nhờ có những nghiệp thức đó mà chúng ta có sự hiểu biết, so sánh, phân biệt và chính cái so sánh, phân biệt này làm cho chúng ta lưu chuyển trong sanh tử tiếp nối. Thứ ba, lậu hoặc có nghĩa là “mờ tối.” Vậy lậu hoặc có nghĩa là những sự tiếp xúc trong sinh hoạt đời sống hằng ngày của mình hiện khởi lậu, hoặc mình làm rơi rụng xuống những nghiệp tập phiền não mờ tối không phải là trí tuệ. Khi nói tới lậu hoặc là nói tới những tâm thức, những tâm niệm, những ký ức, những sự huân tập trên lục căn của mình, chúng hiện khởi trong đời sống sinh hoạt hằng ngày theo chiều mờ tối, không sáng suốt, không có trí tuệ. Hay nói khác hơn là chúng ta thấy duyên, chúng ta nghe thì tất cả những cái đó đều hiện tướng của lậu ra khiến chúng ta bị mờ tối không thấy rõ được chân lý.

 

[9:47] Như vậy đầu tiên, “dục lậu” là sự ham muốn do cái mờ tối phát sinh từ nơi tâm của mình ở trong cõi dục này. Như vậy, mình thấy, ví dụ thấy đẹp, mình có thích không? Nghe âm thanh hay mình có thích không? Nếu mình thích thì có nghĩa là dục lậu xảy ra, sự ham muốn khởi lên. Chúng ta muốn điều này, điều kia, điều nọ chung quanh đời sống bình thường của chúng ta thì đó được xem là dục lậu. Từ sáng đến giờ, mình đi lòng vòng thì mình có muốn cái gì không? Ví dụ thấy cảnh đẹp muốn chụp hình kỷ niệm, muốn quay phim để lại, muốn sở hữu cái gì đó. Ví dụ chúng ta đang đi đường có một mình mình, thấy ai để nguyên cái rổ kim cương, thì mình có muốn sở hữu không? Hoặc là gặp cảnh đẹp, chúng ta muốn ngắm, muốn nhìn; thấy người ta có áo đẹp, xe đẹp mình cũng muốn mình có; thấy người ta ăn ngon mình cũng muốn mình ăn ngon, vân vân. Tất cả những cái tài, sắc, danh, thực, thùy đó được gọi là dục lậu. Điều này thì dễ hiểu rồi, vì ai cũng có dục lậu.

 

Hữu lậu

 

Và cái thứ hai là “hữu lậu.” Có chỗ nói hữu lậu là cái sân của mình, còn dục lậu là cái tham.  Nhưng chữ “hữu” ở đây nếu hiểu theo nghĩa sân thì nó chưa có chuẩn lắm. Khi có cái dục lậu mới có cái hữu lậu. Ví dụ, vào giờ phút này, khi có cái ham muốn thì mới sinh cái gì? Sinh cái “chấp”! Cái tham sinh cái chấp nên mới gọi là “tham chấp.” Dùng cái từ dễ hiểu nhất là tham chấp, thì đây được xem là hữu lậu. Ví dụ như bây giờ mình muốn có cái áo đẹp; chỉ mới là muốn thôi, thì đó là dục lậu. Kế tới là tôi tìm mọi cách để tôi mua chiếc áo đẹp tôi mặc thì sự hiện hữu của chiếc áo đẹp gọi là hữu lậu ở nơi mình. Ví dụ bây giờ mình muốn có căn nhà đẹp hay chiếc xe đẹp thì đó chỉ mới là dục lậu thôi. Nhưng một khi mình muốn rồi thì mình tìm cách để thực hiện cái mong muốn này, để cái mình muốn nó luôn có ở nơi mình mà không mất nữa. Ví dụ như bây giờ, người nam yêu người nữ, thì sẽ muốn người nữ sống bên cạnh mình, rồi tìm cách cưới người đó về ở bên cạnh mình.

Như vậy, dục lậu là sự ham muốn, còn hữu lậu là sự chấp trước. Giống như ái sanh thủ, sanh hữu, và có hữu rồi thì mới có sinh và có lão, tử. Như vậy cái “hữu” (trong hữu lậu) này nó cũng giống như cái “hữu” (trong thập nhị nhân duyên) kia. Chúng ta khởi tham tâm ham muốn điều gì, ham danh, lợi, tài, sắc… thì đó mới chỉ là dục thôi. Nhưng hữu có nghĩa là bắt đầu thực hiện điều gì đó để cái đó nó có mặt hoài với mình. Bây giờ mình ham nhà đẹp, áo đẹp, ham danh, ham tiền, và mình muốn nó trở thành của mình, mình muốn duy  trì, muốn bảo thủ, muốn chấp trướclâu dài thì đó gọi là hữu lậu. Nếu hiểu nghĩa hữu lậu theo cách đó thì nó khác với nghĩa là sân.

 

Do có cái “hữu” này mà chúng ta lưu chuyển trong tam giới, còn cái “dục” là tham đắm ở thế gian. Vì cái ”hữu” này mà chúng ta có thể sanh lên cõi trời, chúng ta được hiện hữu ở đó, vì chúng ta chấp trước cõi trời là cõi có nhiều phước, được sanh lên đó để hưởng phước, không có cực khổ như cõi mình. Như vậy mình cũng khởi cái tham để sanh lên cõi trời. Do đó, mình làm phước, làm thiện và thiền định. Vừa có phước báu, vừa có thiền định thì sau khi bỏ thân này, mình liền sanh lên cõi trời. Mình hiện ở cõi trời tức là cái “hữu” ở cõi trời. Cõi trời hữu sắc và cõi trời vô sắc cũng thuộc dạng “hữu” này. Vậy “hữu” là cái thứ hai.


Như vậy chúng ta thấy là tham đi trước, và chấp đi theo. Không có tham thì không có chấp. Đó là mình nói theo chiều thuận.  Nhưng thực sự là do chúng ta đã có hiện hữu cái “bản ngã” của mình nên mới sanh cái “tham chấp,” và ngược lại, do cái “chấp ngã” mới sanh ra cái “tham.” Như vậy lần lần chúng ta thấy là, trước nó không phải trước, sau nó không phải sau, giống như con gà có trước hay cái trứng có trước vậy. Nếu không chấp ngã thì không sanh tham. Mà một khi đã sanh tham rồi thì trở lại là chấp cái tham và chấp cái ngã nữa nên nó làm dầy đi cái chấp ngã của mình. Bây giờ mình tham tiền thì tự nhiên mình có tiền  nhiều, và mình bắt đầu thấy mình có phước, cầu được ước thấy, muốn có xe hơi thì có xe hơi, muốn nhà lầu có nhà lầu, muốn thân này đẹp thì nó đẹp. Những người ham muốnthỏa mãn được những điều này thì cái “chấp trước” của họ càng sâu nặng hơn, nó sẽ chồng chất cái “ngã” mình hơn. Bây giờ người muốn gì được đó, kêu họ tu hơi khó! Chỉ trừ trường hợp là họ muốn thiền định không được. Còn cái gì ở thế gian họ muốn cũng được, thậm chí họ muốn sanh lên cõi trời, họ cũng đủ phước sanh cõi trời, nên mấy người này khó tu!

 

Nói đến giác ngộ giải thoát với những người này thì họ đâu có cần, vì họ muốn sống không bị khổ cực giống như người khác. Từ nhỏ đã sống sung sướng, ăn ngon mặc đẹp, nhà cửa cao rộng, đủ mọi phương tiện. Như vậy họ “muốn” và họ “được,” thì chính cái “được” này thực sự là cái “hữu” của họ, và cái “hữu” này sanh sự “chấp trước”— chấp trước cái tham và chấp trước cái sở hữu của mình. Như vậy chúng ta có hai cái để chấp. Một là chấp ngã (mình), hai là chấp ngã sở (của mình). Ngoài của cải vật chất ra thì ngã sở còn là kiến thức, hiểu biết, những nhận định về cuộc sống này, đúng sai hay dở, v.v. Tất cả những cái đó được xem là “hữu” của mình. Thì đó gọi là hữu lậu.


Chính vì có cái hữu này mà mình gặp duyên gặp cảnh thì nó bắt đầu rò rỉ sinh ra để phát sinh phiền não cho mình. Thì đây gọi là dục lậu, do cái hữu này mà mình tham trước. Bây giờ mình muốn cái gì cũng được cho nên mình muốn hoài. Có người muốn không được thì chán. Nhưng có bao giờ ai muốn cái gì cũng đều được mà chán đâu. Trừ trường hợp mình muốn không được, muốn hoài cũng không được và không còn khả năng để ham muốn nữa nên mình chán quá đi. Nhưng mình chán không có nghĩa mình đã là người tu, mà chỉ vì mình muốn mà không được điều mình muốn. […..] Mình muốn nhà lầu mười tầng mãi không được nên thôi mình đi tu luôn cho rồi. Cho nên cái sanh chán của mình cũng chưa chắc mình là người giác ngộ. Có khi mình chán vì mình không thực hiện được cái ham muốn của mình, mình sanh chán, sanh phiền não, sanh đủ thứ. Nên ở sau dục lậu thì có hữu lậu, và cái hữu lậu củng cố cái dục lậu, rồi cái dục lậu lại củng cố hữu lậu, và có hữu lậu thì có bắt đầu lưu chuyển trong sanh tử. Cái nghĩa thứ hai là chữ “lưu,” thì nó lưu trữ trong A lại da thức của mình và chính nó làm chúng ta lưu chuyển trong sanh tử.

 

Vô minh lậu

 

[18:07] Và cái thứ ba là “vô minh lậu.“ Vô minh tức là không có sáng suốt, còn lậu tức là mờ tối – vừa mờ tối, vừa không sáng suốt. Vậy không sáng suốt có nghĩa là gì? Là chúng ta không thấy được sự thật của chân lý. Đầu tiên là sự thật chân lý, chúng ta không đủ sức để có thể thấy biết được. Ví dụ bây giờ trong Kinh nói “tất cả pháp là Phật pháp,” trong khi mình nhìn đâu cũng thấy có đẹp có xấu, nhiều khi nhìn còn thấy phiền muộn khổ đau, thấy không vui, thấy còn phiền não phát sinh… chứ đâu thấy Phật hiện ra đâu. Nhưng với cái nhìn của các bậc giác ngộ thì cái pháp nào cũng là “Phật pháp,” mỗi mỗi đều hiện hữu cái “như thật” và cái “như thật” này chính là cảnh giới an lạc thanh tịnh của những bậc giác ngộNhưng mình nhìn đâu có ra cái đó!

 

Bây giờ kêu mình nhìn chỗ nào là giác ngộ, mình nhìn nổi không? Không! Không thì có nghĩa là mình vô minh. Tức là mình không có giác ngộ, mình không có trí tuệ để thấy được sự thậtđể có thể thâm nhập cảnh giới “như thật” hiện tiền hiện hữu ở ngay cái khoảnh khắc hiện tiền này. Ở khoảnh khắc hiện tiền này thì nó vốn thanh tịnh, nó vốn trong lặng, nó vốn sáng suốt, nó vốn nhiệm mầu, nó vốn an lạc. Nhưng bây giờ chúng tađủ sức để có thể thấy cái này không? Nếu không thấy cái này thì xem như mình vô minhchúng ta không thấy sự thật! Tuy nhiên,  trong hệ thống Kinh Nguyên Thủy thì nói “vô minh lậu “ tức là người đó không thấy được sự thật của Tứ Diệu Đế.


Như vậy, người bị vô minh là người không thấy rõ sự thật, không thấy rõ được chân lý, không thấy rõ được Tứ Diệu Đế, không thấy rõ được thập nhị nhân duyên, không thấy rõ được nhân quả, không thấy rõ được nghiệp báokhông thấy rõ được vô thườngvân vân.  Như vậy tất cả những cái đó đều là những cái mà chúng ta bị mù mờ. Về nhân quả, mình có thấy rõ không? Có ai ở đây thấy rõ nhân quả không, trừ Đức Phật? Chỉ có những bậc giác ngộ nên mới thấy rõ nhân quả thôi! Thậm chí vô thường chúng ta cũng chưa thấy rõ nữa. Như vậy có nghĩa là đối với những cái này, chúng ta không thấy rõ. Định nghĩa theo Nguyên Thủy là “không thấy rõ,” và chỗ này thì ngài Xá Lợi Phất gọi là “không có tuệ tri” – không có tuệ tri Tứ Diệu Đế.


Siêu thoát Tứ Diệu Đế: lậu, tập khởi của lậu, đoạn tận của lậu, con đường đoạn tận của lậu

 

[21:00] Như vậy nếu ở dục lậuchúng ta không tuệ tri dục lậu, không tuệ tri cái tập khởi của dục lậu, không tuệ tri cái diệt tận của dục lậu, và chúng ta không tuệ tri con đường đưa tới diệt tận của dục lậu thì xem như chúng ta là người vô minh. Như vậy thì cái vô minh mờ tối không có nghĩa là thiếu hiểu biết. Nếu định nghĩa vô minh là thiếu hiểu biết thì cũng chưa có đúng. Bởi vì có những người tuy không có học, tuy kiến thức thế gian họ không có, và những người có kiến thức thế gian, có bằng cấp thì lại xem những người không có học là thiếu hiểu biết. Thiếu hiểu biết tức là thiếu kiến thức. Nhưng nếu nói người “không có kiến thức” là “không có trí tuệ” thì chúng ta phải nói lại đó nhé! Trí tuệ là một tầng khác hoàn toàn. Hiểu biếttri thức, kiến thức, là sự huân tập cái khôn, cái dại ở trần gian này. Khi nói chúng ta huân tập được, chúng ta học được tức là chúng takiến thức, có hiểu biết, nhưng kiến thứchiểu biết thì không dành cho cái tầng “vô minh lậu” này. Mà một người không có trí tuệ để thấu rõ cái “thực tại” thì người đó xem như là vô minh theo định nghĩa của Đại Thừa.

 

Cho nên chúng ta nên dùng từ “không có trí tuệ” chứ đừng dùng từ “không có hiểu biết.” Mặc dầu vô minh được dịch là không có hiểu biết, nhưng từ đó không đủ để diễn tả cái “vô minh lậu” này.  Và chính do chúng ta không thấu tận được cái “thực tại” cho nên trong tất cả những cái thấy nghe, chúng ta bị gì? Bị lậu hoặc, tức là bị rò rỉ, bị rơi rớt và phiền não khổ đau sinh khởi ra. Mỗi lần chúng ta thấy có phiền não, có khổ đau, có tham sân si thì có nghĩa là do cái thấy của vô mình mà sinh các lậu. Cái thấy không có tương ưng với chân lý. Bởi vì nếu ngay nơi thực tại này mà chúng ta thấy đúng “như thật” thì nó rỗng lặng, thanh tịnh, không rò rỉ bất kỳ một cái ký ức nào trong cái đang thấy đang nghe của mình hiện tại. Mình đang thấy rất là thanh tịnh, và không phải chỉ thấy thanh tịnh ở đây mà  chúng ta còn phải thấy xuyên suốt cái hiện tiền này. Cái hiện tiền này là rỗng lặng thanh tịnh rồi, còn nói đến các pháp thì phải thấy xuyên suốt tất cả cả ba thời của tất cả các pháp,” rồi thấy ngay tại đây “không có thời gian và không có không gian.”

 

Khi tất cả mọi cái hiện hữuvắng bóng của thời giankhông gian thì nó sẽ mất đi sự so sánh phân biệt của tâm thức. Nếu tâm thức hiện ra thì sẽ có một khái niệm của thời gian. Như vậy đây là một cái thấy không trước không sau ở ngay nơi hiện tiền! Mà “không trước không sau” có nghĩa là gì? “Không trước không sau” không có nghĩa là chúng ta thấy đằng trước mắt, ở đằng sau chúng ta không thấy, mà có nghĩa là ở trước mắt và ở hai bên đều được chúng ta thấy một cách tròn trịa. Và “chuyện xảy ra trước đây” hằng hà sa số kiếp, cũng như “chuyện hiện đây” và “chuyện trong tương lai” thì chúng ta phải được thấy mà “không có khoảnh khắc của thời gian,” tức là “không trước không sau.” Một cái thấy “xuyên suốt thời gian  không hề có trước sau”—trong một cái thấy, trong một cái “đương thấy,” “đương niệm” này. Thì cái thấy đó là cái thấy “như thật.”

 

Cái không gian mà hiện chúng ta đang thấy nó rất là nhỏ hẹp. Chúng ta đang bị khu biệt trong căn, trần, thức. Tức là chúng ta còn bị kẹt trong căn thân này. Khả năng của căn thân thấy không được xa, thấy không được nhiều. Nhưng nếu như bây giờ, lúc này chúng ta thâm nhập vào sự thậtchúng ta thoát ra khỏi căn thân này, thì chúng ta sẽ có một cái thấy rộng khắp. Khắp pháp giới mười phương này liền hiện một lượt trong một cái thấy của mình! Như vậy trong một cái thấy hiện khắp tất cả các cảnh giới, các cõi giới khắp thập phương thế giới này mà không có thời gian, không có không gianThì đó là cái thấy “hiện thực.” Nhưng chúng ta không đủ sức để nhập vào đây thì được gọi là vô minh và bắt đầu lậu sinh.

 

Khi nói vô minh là cái mờ tối, không đủ trí tuệ để thâm nhập cái hiện thực thì lậu sinh, vậy lậu sinh theo chiều hướng của tham, sân, theo chiều hướng tham chấp của mình; lậu sinh khởi lúc chúng ta đang thấy, lúc chúng ta đang nghe...  Nghĩa là hiện bây giờ, chúng ta đang thấy trong cái gì? Thấy trong cái vô minh. Cái vô minh này không đủ sức để hòa nhập trong cái chân lý hiện thực thì lậu bắt đầu sinh. Nên được gọi là “vô minh lậu.” Vô minh là khác, nhưng nói tới “vô minh lậu” thì nghĩa là cái thấy của mình sinh khởi ý niệm thì nó mới thành lậu. Vô minh là nó mù tối, nó hoàn toàn mù mịt, nhưng nó bắt đầu nó sinh; nó sinh cái hiểu biết, nó sinh cái kiến thức, nó sinh cái đúng sai, nó sinh cái thương ghét, thì tất cả những cái đó được gọi là lậu, trong cái thấy, trong cái nghe của mình. Cho tới giờ phút này, chúng ta thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm, chúng tathoát khỏi cái này không? Không, chúng ta đang ở trong này! Thì đó được gọi là “cái thấy của vô minh lậu.” Bất cứ khi nào mình thấy thì gần như mình cũng ở trong cái “vô minh lậu” này.

 

[26:37] Bây giờ ở đây, ngài Xá Lợi Phất nói, trong ba cái lậu này: ví dụ, dục lậu, thì mình tuệ tri dục lậu, rồi tuệ tri cái tập khởi của dục lậu, rồi mình tuệ tri cái đoạn diệt của dục lậu, và tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của dục lậu.


Những cái lậu này là từ những cái gì sinh ra? Những cái lậu này sinh ra từ đâu? Đây là đang nói tới tập khởi của nó đó. Ví dụ như mắt thấy sắc, mình thích cảnh đẹp đó, nó được chứa trong tàng thức của mình. Khi mình thấy bây giờ thì ký ức hiện ra để so sánh phân biệt, mình thấy ở đằng trước này là hoa, ở đằng trước này là lá, là trái, là bàn, là cái tấm thảm, v.v. Đó là tất cả những gì chúng ta đang thấy. Vậy khi nó hiện cái danh và cái tướng của hình sắc ra thì có nghĩa là gì? Là lậu đã sinh lâu rồi! Tức là chúng ta thấy bằng lậu chứ chúng ta không thấy bằng cái thật. Cái thật nó không có tên là trái, là hoa, cái thật không có tên là lá. Tức là nó không có danh. […] Nhưng nó nương nơi hình sắc nên nó mới có tên tuổi.

 

Nhưng hình sắc này, đối với một người khi “thấy đúng như thật” thì hình sắc nó không phải là hình sắc. Hoa này nó không phải là hoa, lá này nó không phải là lá thì nó mới thật.  Nhưng mà đến khi chúng ta thấy đến như thật, là hoa này không phải là hoa, lá này không phải là lá, thì lúc đó nó có hiện ra không? Nó vẫn có ở đó nhưng nó không có cái tên là lá, không có cái tên là hoa. Còn hình sắc của nó có ở đó không? Xin thưa là nó có hiện hữu ở đó. Nhưng sự thật, cái hình sắc này nó không phải là hình sắc. Một lầnchúng ta thấy được hình sắc không phải là hình sắc thì chúng ta mới thấy tới sự thật của vấn đề.  Nhưng chúng ta chưa bao giờ thấy hình sắc không phải là hình sắcchúng ta còn quá nhiều cái lậu hoặc trong cái thấy của mình để nó có thể hiện cái tướng này, và tướng này khác với tướng kia.

 

Nhưng sự thật đến lúc mà tất cả chúng ta công phu hết cái lậu, hết cái tưởng – tức là lậu hết thì tưởng sẽ hết, và tưởng hết thì tướng sẽ không còn! Thì sẽ có một lần, chúng ta nhận hình sắc mà nó không phải là tướng. Bây giờ nói thì chưa chắc chúng ta đã tin. Nhưng đến khi chúng ta công phu tới độ là tất cả các hiện tướng của tất cả những thứ này vốn là hoàn toàn không có tướng! Và chúng ta thấy đúng như thật cái không tướng hiện ra của tất cả những cái tướng bằng cái tưởng mà chúng ta đang thấy bây giờ. Mình thấy hình này khác với hình kia, tức là chúng ta thấy mà rớt xuống cái tầng của tưởng rồi, rớt xuống cái tầng của lậu rồi.

 

[29:46] Thì như vậy ngay lúc này chúng ta tuệ tri cái tập khởi của dục lậu. Vậy tập khởi của dục lậu do đâu? Do căn, trần tiếp xúc với nhau. Nhưng nếu căn, trần tiếp xúc với nhau mà không có sanh thọ, không có sanh ái, thì không có thủ, không có hữu, tức là không có sanh cái tham ra được. Như vậy, tập khởi của nó là gì? Là khi căn tiếp xúc với trần thì sanh thọ, sanh ái, sanh thủ. Nhưng ở đây, nói như vậy là nói trên lý luận thôi.


Tuệ tri ba thời

 

Bây giờ ví dụ như trong những cái đoạn trước, chúng ta đã từng nói tới mười hai nhân duyên thì nói tới lục căn tiếp xúc với lục trần thì mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, v.v. cho tới ý của chúng ta thấy được pháp trần. Bây giờ chúng ta đang ngồi đây thì ý niệm sinh ra. Chúng ta thấy ý niệm không? Thấy! Nếu chúng ta lắng tâm thì ai cũng thấy. Thấy ý niệm đó thì mới gọi là tuệ tri cái niệm đó thôi. Đó là bước đầu. Nhưng bây giờ ý niệm sinh ra, chúng ta tuệ tri cái tập khởi của ý niệm. Chúng ta có thấy nổi điều này không? Đây là một điều hết sức quan trọng mà từ trước tới giờ, chúng tôi đã nói đi nói lại rất nhiều lần, là mỗi lần chúng ta thấy thì chúng ta phải thấy được ba thời của một ý niệmCũng như trong cái thấy của chúng ta phải thấy được ba thời của Tứ đế.


[31:52] Ở đây chúng ta sẽ phân tích ba thời. Lâu nay chúng ta đã từng học thiền, chúng ta đã từng tu thiền, chúng ta ngồi yên lặng, ngồi thanh tịnh, niệm khởi chúng ta biết, niệm khởi chúng ta biết, niệm khởi chúng ta biết… nhưng dù quý vị có biết tới một tỷ kiếp sau thì mình cũng không giải quyết được chuyện gì! Vì chúng ta chưa đủ trí tuệ để thấy được ba thời của một ý niệm. Tất cả những người tu thiền chưa đủ thiền định để thấy được ba thời của một ý niệm thì nên biết rằng mình còn ở ngoài đường, chưa đi sâu vào thiền định. Nên biết điều này! Và tất cả các trường thiền, nếu không đào sâu điều này thì không biết người ta đi đâu về đâu trong thiền định, vì không ai đủ sức để thấy ba thời của một ý niệm cả.  

 

Mình ngồi một tiếng đồng hồ, niệm nào khởi lên mình cũng biết hết, xong thả ra thì mình cũng bình thường. Thậm chí bây giờ mình khởi niệm, mình biết, rồi tới nó thưa, rồi nó lắng đọng, rồi tới nó thanh tịnh, v.v. Rồi mình ngồi bữa nay mình không thấy có ý niệm thì mình tưởng là mình “nhập định” rồi, nhưng mà chính cái tưởng này, cái rỗng lặng này là cái gì? Cái si địnhSi định đơn giản là anh không đủ sức để thấy ba thời của cái định này nữa. Cái rỗng lặng mà anh không thấy được ba thời, cái động niệm anh không thấy được ba thời thì xem như anh rớt vào si định – nếu anh bặt ý niệm mà không thấy được ba thời của sự rỗng lặng này!

 

Thành ra từ đầu của bài Kinh này nói gì? Thiện, tuệ tri thiện, tuệ tri căn bản của thiện. Tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, tà kiến… là bất thiện, và tuệ tri cái tham sân si, căn bản của nó là bất thiện.  Bây giờ tuệ tri cái thiện là không tham, không sân, không si… thì chúng ta cũng tuệ tri. Và tuệ tri cái tập khởi của nó, tuệ tri cái đoạn diệt của nó và tuệ tri con đường đoạn diệt của nó. Từ đầu cho tới cuối, nguyên bài này, luôn luôn lặp đi lặp lại, chỉ đoạn Kinh rất là ngắn mà lặp đi lặp lại suốt là phải tuệ tri, ví dụ như sanh, thì chúng ta tuệ tri sanh, tuệ tri tập khởi của sanh, rồi tuệ tri cái đoạn tận của sanh và tuệ tri con đường đoạn tận của sanh, rồi tuệ tri hữu, tuệ tri xúc, tuệ tri thọ cho tới tuệ tri thức.

 

[34:24] Bây giờ chúng ta nói tới tuệ tri thức.  Có hai cái quan trọng ở đây. Là từ trước tới giờ, mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, tức là bên ngoài cái tiếp xúc của căn. Nhưng sau khi chúng ta tiếp xúc rồi thì nó còn lại là gì? Là pháp trần.  Pháp trần là những cái hình bóng mà chúng ta đã từng một lần thấy, đã từng một lần nghe, đã từng một lần xúc theo cái cách của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân của mình… thì nó sẽ sanh ra cái pháp trần.

 

Bây giờ mình nói trở lại công phu tu tập. Nếu ai đã từng tu tập thì nên bình tĩnh nghe đoạn này. Và nếu ai nắm bắt được cái này thì mình biết mình tu tới đâu, có tu hay là không tu, tu đúng hay là tu sai – điều này hết sứccần yếu. Từ đầu tới giờ là cứ tuệ tri cái đó, rồi tuệ tri tập khởi của nó, rồi tuệ tri cái đoạn diệt của nó, rồi tuệ tri con đường đến đoạn diệt của nó. Gần như là tất cả các đoạn [trong bản Kinh này] đều có một câu kết này. Mà đây thực sự là điều rất quan trọng! Ngay cả Tứ đế thì cũng phải tuệ tri khổ, tuệ tri tập, tuệ tri diệt và tuệ tri đạo.


Bước 1Tuệ tri ba thời của một niệm

 

Khi một ý niệm xảy ra thì cũng phải tuệ tri cái ý niệm đó, nhưng đó cũng chỉ mới có là bước đầu thôi. Cho nên mình công phu đâu giải quyết được điều gì vì mình cũng chỉ mới tuệ tri cái ý niệm. Niệm khởi, pháp trần hiện ra, chúng ta tuệ tri pháp trần, vậy là xong chuyện. Và pháp trần lặng xuống, chúng ta tuệ tri pháp trần nó lặng xuống. Như hình sắc đang thấy đây thì chúng ta tuệ tri hình sắc, và âm thanh đang có đây, chúng ta tuệ tri âm thanh, rồi ngang đó chúng ta dừng. Chúng ta có bước nào thêm không? Từ xưa đến giờ chưa ai làm thêm bước hai. Và phải nói là không ai làm được bước hai, chứ đừng có nói là chưa làm, mà là do chúng ta làm không được. Lý do tại sao? Trong tất cả những cái thấy nghe của mình, trong tất cả những cái nhận biết của mình – bây giờ mình không nói hình sắc âm thanh nữa mà mình chỉ nói ý niệm thôi, đang nói ý niệm thôi. Đi vào con đường chuyên tu thì bắt đầu chúng ta nói tới ý niệm.

 

Ý niệm hiện khởi, chúng ta tuệ tri ý niệm hiện khởi, và chỉ vậy thôi. Có trường thiền nào dạy thêm bước hai không? Mà điều này thì trong Kinh đã nhắc đi nhắc lại. Bao nhiêu lần ngài Xá Lợi Phất không có lần nào không nhắc lại chuyện này. Nhưng chưa từng có một hành giả nào nói tới cái chuyện là tôi tuệ tri tập khởi của ý niệm này. Và thực sự là không làm được điều này nếu chúng ta chưa sanh tu! Thành ra bắt buộc chúng ta có một cái đoạn công phu mà khi ấy chúng ta sẽ thấy được (dùng cụm từ là) ba thời của ý niệm.

 

[37:34] Bây giờ, chúng ta nói đơn giảntự nhiên đang ngồi đây thì tôi nhớ người yêu của tôi. Niệm nó hiện ra. Như vậy là khuôn mặt của người tôi nhớ nhung hiện ra. Như mẹ đang nhớ đứa con trai, con gái, em nhớ anh, bạn nhớ bạn, v.v. Khi có tất cả những cái nhớ đó thì những hình ảnh kia hiện ra nơi đầu của mình. Chúng ta thiền định cho tới một lúc mà tất cả những ý niệm hiện ra hiện nguyên tướng của ý niệm đó, nguyên hình của ý niệm đó trước tiên cái đã. Mỗi một niệm hiện ra là hiện nguyên cái hình của nó. Nhớ tới người nào người đó hiện nguyên hình ra. Nhớ tới núi, núi hiện nguyên núi, nhớ tới nhà hiện nguyên nhà, nhớ tới cảnh hiện nguyên cảnh. Chúng ta được cái này rồi phải không? Cái này thì ai cũng được, dễ được lắm, không khó. Nhưng được rồi thì ngang đó rồi thì thôi vậy, chúng ta đâu có làm gì thêm nữa đâu. Vậy cái mà mình thấy, nó hiện ra rồi nó lặng mất. Và mình nghĩ như vậy là mình công phu tốt rồi, niệm nào hiện thì mình cũng tỉnh, niệm nào hiện thì mình cũng giác, niệm nào hiện lên mình cũng biết, biết nhưng mình không theo. Như vậy thì chúng ta là cái người gì? Là người mới chỉ tuệ tri cái niệm hiện khởivà đây chỉ là bước đầu.

 

Bước thứ hai là tuệ tri tập khởi của niệm. Ví dụ như bây giờ mình nghe mình nhói tim, mình nghẹn, thở không được, và cái ý niệm uất một chuyện gì đó nó hiện ra ở đây. Thì liền khi đó, nó sẽ hiện ra cái chuyện là hồi xưa có một người đánh mình mà mình đánh lại không được, họ chửi mình, mình ức tới hộc máu, trào máu ra luôn nhưng mình cũng không làm gì họ được. Chuyện này hiện ra, thì đó là gì? Là tập khởi.  Không có người đó thì bây giờ tôi không khởi niệm uất ức này lên. Hoặc là bây giờ tự nhiên đang ngồi thiền thì mình rộn ràng nơi tim của mình, mình rất là vui. Khi cái niệm vui hiện ra ở đây thì liền khi đó hiện ra mình rất hạnh phúc với một người bạn của mình trong thời quá khứ, và cái cảnh đó nó hiện ra. Nó hiện nguyên cảnh, chứ không phải là mình suy diễn, mình nhớ tưởng. Nhưng mà nó đồng hiện trên một mặt phẳng ở hiện thực.

Vừa hiện ý niệm thì mình nghĩ là có một khoảnh khắc kế là nó sẽ hiện chuyện quá khứ, nhưng không phải vậy. Chuyện quá khứ nó cũng hiện cùng một thời điểm đó. Chúng ta tới đây không? Nếu chúng ta không có công phu thì đừng nói tới chuyện sâu hơn, tới đây đi rồi mới nói chuyện. Thành ra bây giờ chúng ta phải coi lại hết tất cả những trường thiền dạy từ trước tới bây giờ. Các vị có dạy tới bước này để chúng ta đi sâu vào tâm linh chưa? Nếu chưa thì chúng ta nên học lại để tu lại cái bước hai này.

 

Bây giờ tôi vừa khởi ý niệm nhớ nhà thì nguyên cái nhà của tôi hiện ra. Không phải “nhớ” chỉ là “ý niệm” thôi, mà hình ảnh của nguyên cái nhà từ ngoài ra tới trong hiện ra nguyên một lượt. Bản thân mình tưởng trước là niệm nhớ nhà hiện, rồi hình ảnh cái nhà mới hiện ra thì là chúng ta sai rồi bởi vì nó hiện một lượt ngay cái khoảnh khắc hiện tiềnNhư vậy là niệm và tập khởi của niệm đồng thời hiện. Nhưng mà chưa thôi đâu, ở đây là còn non lắm. Và chúng ta đi sâu vô nữa thì sao?

 

Bây giờ ví dụ như tôi nhớ một người, thì khuôn mặt của người đó hiện ra, rồi hiện cái cảnh mà tôi tiếp xúc với người đó, rồi nó hiện cái cảnh tôi thương người đó như thế nào, cho nên bây giờ tôi mới nhớ. Tất cả những dữ liệu đó đều hiện trên một mặt phẳng như chúng ta đang thấy.  Nói như vậy không có nghĩa là từng lớp từng lớp đâu, mà nó hiện tất cả các cảnh đó luôn một lượt ngay khi cái niệm “nhớ” hiện ra. Nhưng vì chúng ta bị gì? Bị “hoặc,” bị che mờ bởi cái “lậu hoặc” nên chúng ta không thấy cái mảng trước đó, chúng ta bị che mất cái này đi. Sau khi chúng ta tu tập tốt thì nó không còn che mình nữa. Cho nên khi niệm này hiện ra thì rõ ràng là ngày đó, tháng đó, năm đó, giờ phút đó, cảnh đó nó hiện ra một lượt ngay cái niệm này. Như vậy là chúng ta thấy được tập khởi của nó. Nhưng thấy tập khởi của nó thì nó có hết không? Chúng ta phải nói từng bước ở chỗ này. Đừng có nói công phu là dễ. Khi chúng ta bắt đầu nói chuyện chuyên môn thì phải nói chuyện chuyên môn! Sách sử phải ghi lại cái chuyên môn này để thế hệ về sau chúng ta tu tập đúng, chứ nếu khôngchúng ta sẽ trượt hết.


Bây giờ nói là thấy cái niệm này hiện ra, thì liền hiện cái cảnh quá khứ ra, và đây chỉ là mới một lớp thôi, đang nói đến chuyện lớp đầu tiên. Hiện cảnh quá khứ ra, nhưng mà cái buồn cái vui nó vẫn còn có một cái gì đó với cái tâm của mình, thì liền khi ấy nó lại hiện cái cảnh vị lai ra. Tức là một cái niệm này hiện ba thời. Bây giờ tôi nhớ người đó, nhớ quá, nên nó sẽ hiện cái cảnh là sẽ gặp ngày mai hoặc ngày kia. Duyên nó sẽ đến để mình gặp người đó, mình sẽ thấy rất rõ luôn; mình sẽ bấm điện thoại mình hẹn hay là tìm cách nhờ người khác nhắn hay là gửi thư để ngày đó mình gặp. Như vậy cái niệm mới hiện ở đây là “nhớ” thôi, nhưng quá khứ là mình đã thương yêu nhau, cho nên hẹn hò ngày mai hay ngày kia gặp, hay chút nữa gặp. Nhưng mà nó không trải qua thời gian! Nếu có khoảnh khắc thời gian ở đây là sai – đây được gọi thấy được ba thời của một ý niệm.

            

[44:32] Như vậy là ở đây có một ý niệm hiện ra, và quá khứ hiện, vị lai hiện. Nhưng cũng có  cái niệm hiện ra, nó chỉ hiện hai cái là cái hiện tại và cái quá khứ thôi. Cái hiện niệm đó và cái quá khứ đó hiện một lượt, và mình cũng thấy rõ ràng là chuyện vị lai sẽ không xảy ra. Nếu như vậy thì ý niệm này sẽ không còn quay lại nơi tâm chúng ta nữa. tức là đoạn tận cái này. Vừa thấy ý niệm, là vừa thấy tập khởi và vừa thấy cái đoạn tận của nó. Hai cái này là đủ. Vậy bây giờ, người tu có thấy hết cái này không? Lâu nay chúng ta tu tập, chúng ta thấy là niệm này hiện lên thì nó còn vị lai, hay là nó hiện cái tập khởi và nó hiện cái đoạn tận? Nói đây để chúng ta xem lại là mình đã từng tu như thế nào. Thấy rõ hay không? Chúng ta đang thiền định mà nếu chúng ta không thấy rõ được điều này thì mình không giải quyết được cái gì trong thiền định đâu, và cũng không có tu tới đâu luôn nữa. Hay nói khác hơn là chúng ta chưa từng tu tập. Lâu nay mình nói mình tu chứ mà mình chưa thực tu. Khi mình thực tu thì mình thấy rõ cái niệm hiện khởi, thấy rõ cái tập khởi và thấy rõ cái đoạn tận của nó. Khi mà thực tu thì mình thấy rõ ba thời của một ý niệmNhư vậy thì mới gọi là chúng ta công phu.

 

Còn nếu mình nói mình tu mà mình cũng như người ta, tức là người ta chưa tu mà người ta lắng tâm thì cũng thấy ý niệm, bây giờ mình tu mình cũng thấy ý niệm, thì… hơn gì người ta? Hơn cái gì? Hơn là do tôi thấy được cái tập khởi của nó. Do tôi học ở đây tôi thấy được tập khởi của nó. Do tôi học ở đây tôi thấy được đoạn tận của nó. Do tôi học ở đây tôi thấy được ba thời của ý niệm. Đây là một điều hết sức quan trọng mà tôi thấy rằng cả một hệ thống Kinh điển từ thời Đức Phật thành đạo tới bây giờ, các vị Tổ không khai thác triệt để điều này khiến cho người ta cứ mù mù mờ mờ trong công phu, và người tu chứng thì không còn kiếm ra nữa, ít lắm, hiếm lắm. Còn những người đã tu chứng rồi thì họ không khai thác triệt để điều này cho các thế hệ sau.

 

Bây giờ mình nói điều này thì nghe nó mới nhưng không phải nó mới vì Phật đã nói từ xưa rồi. Mình muốn nói cho nó sáng tỏ điều này thôi chứ còn chuyện này không phải là chuyện mới. Nhưng đã trải qua nhiều ngàn năm không có người nói khai thác chỗ này. Chỗ này là chỗ cực kỳ quan trọng của tất cả những người bước vào công phu thiền định. Nếu anh muốn giác ngộ giải thoát mà anh không lậu tận cái ý niệm này thì anh có giác ngộ giải thoát nổi không? Nhưng mà có ai thấy được cái niệm này lậu tận hay không? Đây là vấn đề hết sức quan trọng! Chúng ta phải thấy được cái tập khởi của nó. Tập khởi là cũng mới nói một bước lùi thôi. Nó còn nhiều chuyện lắm ở phía đằng sau, cho nên tôi nói là bài giảng bữa nay hết sức là quan trọng cho những người muốn tu và muốn giác ngộ giải thoát đối với đạo Phật.

 

Chúng ta phải nghiêm túc coi lại mình coi từ xưa tới giờ mình tu cái gì? Mình đủ sức thấy một ý niệm chưa? Hồi xưa mình từng nói là mình phải “điều tra lý lịch” của một ý niệm! Trong các bài giảng trước tôi hay nói điều này. Điều tra ý niệm có nghĩa là gì? Là mi từ đâu sinh ra? Cha mẹ của mi là ai? Bây giờ mi ở đây là như thế nào, và chừng nào mi chết? Phải thấy được một ý niệm như vậy. Nhưng nói như vậy thì vẫn khiến cho nhiều người vẫn mù mờ, không thấy được chuyện này. Hôm nay do có bản Kinh này mà mình bắt đầu  nói rõ hơn, theo cái nghĩa của bản Kinh thôi, chứ không phải là mình bày đặt. Ở đây là chuyện của bản Kinh.

 

Như vậy là khi một niệm hiện ra, nếu một người thực sự tĩnh tâm – ở đây không nói đến chuyện chánh niệm tỉnh giác nữa, hãy quên lý luận đó đi, bây giờ nói từ đơn giản nhất là chúng ta đang tĩnh tâm, đang tỉnh táo ở đây – nếu chúng ta đang ở đây, thì một niệm hiện ra ngay tại đây, chúng ta thấu suốt nó, tức là tuệ tri nó. Ở đây ngài Xá Lợi Phất chỉ nói thuần là tuệ triTuệ tri tức là trí tuệ sáng suốt tỏ rõ, tỏ soi hiện tiền. Chúng ta định nghĩ đơn giản chữ tuệ tri như vậy để dễ hiểu. Vậy cho nên ngay nơi hiện tiền này mà chúng ta tỏ rõ, tỏ suốt, tỏ thông thì xem như chúng ta đang tuệ tri.  Tỏ thông thì suốt quá khứ vị lai chúng ta đều thấy. Tỏ thông thì khắp pháp giới này đều được rõ. Tỏ thông nghĩa là “tỏ thông hiện tiền,” thì đó là tuệ tri.

 

Như vậy một niệm này hiện ra, chúng ta thấy là còn nữa, còn nữa, tại vì nhớ quá rồi, không chịu nổi nữa, nên hẹn gặp, tức là còn nữa. Nếu bây giờ mình nhớ sơ sơ mà nó hiện ra thì thôi kệ nó đi, vị lai nó sẽ không hiện ra. Thì chúng ta cũng phải tuệ tri cái vị lai không có.  Phải tuệ tri ba thời.  Ở đây, có hai chuyện quan trọng, một là tuệ tri ba thời và hai là tuệ tri Tứ đế, rồi tuệ tri tập khởi, diệt tận và con đường để diệt tận của nó.

 

Nếu trong mỗi niệm mà chúng ta không nhìn xuyên suốt Tứ đế thì xem như chúng ta vô minh. Chúng ta định nghĩa vô minh là như vậy. Là ngay nơi hiện tiền của một ý niệm chúng ta không thấy niệm, không thấy tập khởi của niệm, không thấy đoạn tận của niệm, không thấy con đường đưa tới đoạn tận của niệm thì xem như chúng ta vô minhNgay nơi hiện tiền này mà không thấy đủ những cái này thì xem như mình vô minh. Đức Phật dạy rất là rõ, ngài Xá Lợi Phất dạy cũng rất là rõ điều này. Ngài Xá Lợi Phất sau khi đã lãnh hội từ Đức Phật rồi ngài Xá Lợi Phất mới lặp lại điều này, và điều này rất là rõ ràng, quá rõ ràng cho chuyện tu tập. Cho nên việc đầu tiên là mỗi một người phải thấy được một niệm này xuyên suốt cho tới quá khứ và hiện tại, hoặc là vị lai. Chúng ta có thấy rõ một ý niệm như vậy chưa? Chưa thì chúng ta thiền định, lần lần chúng ta sẽ thấy.

 

[51:25] Như vậy, hiện môt ý niệm lên, nó hiện luôn ba thời của một ý niệm này. Vì quá khứ như vậy cho nên bây giờ mới hiện niệm này, và vị lai nó còn, thì một chút nữa nó sẽ đáo lại. Hiện bây giờ trọng lượng nó là 100, nhưng do bị mình thấy rồi nên khi nó đáo lại, nó bớt lại còn khoảng 50. Khi nó hiện lại lần này, thì quá khứ nó rất là rõ, nhưng vị lai nó mờ. Nó mờ thôi chứ nó chưa dứt, và nó hiện lại một lần nữa vào ngày mai, ngày kia, hay một vài tiếng đồng hồ nữa, nó hiện ra thêm một lần nữa, thì vị lai hoàn toàn không có, biến mất hoàn toàn. Đồng thời quá khứ hiện ra, và nó hiện thêm một cái là cái đoạn tận.  Chúng ta thấy rõ ràng là nghiệp này đã đoạn tận, nghiệp thức này đã đoạn tận, chuyện này đã đoạn tận – khi đã đoạn tận thì hiện cái gì? Đó mới là chuyện rất là hay.


Khi đã đoạn tận rồi thì sự thanh tịnh, sáng suốt, rỗng rang hiện ra. Điều này rất hay vì nó liên kết với Kinh Kim Cang: “Độ vô lượng vô số vô biên chúng hữu tình tới Vô Dư Y Niết Bàn.” Câu này là một câu lấy từ tinh yếu của Tứ Diệu Đế này ra.  Cho chúng sanh tới Vô Dư Y Niết Bànchúng sanh không còn sanh khởi mà phải hiện cảnh giới Niết Bàn thiệt. Một cảnh giới thanh tịnh, rỗng lặng, rõ suốt quá khứ, vị lai, rõ suốt thời giankhông gian – nó hiện sau một ý niệm. Chứ đừng nói ý niệm là một khoảng không bình thường, nói như vậy là sai. Giữa ý niệm này và ý niệm kia là khoảng không bình thường, nhưng bây giờ khi chúng ta đã đoạn tận ý niệm này rồi là cảnh giới Niết Bàn hiện ra. Đây mới là một điều quan trọng.

 

Nếu như qua một ý niệm mà nó không rực sáng, không hiện cảnh giới thanh tịnh của Niết Bàn thì xem như chúng ta chưa đoạn tận! Chúng ta phải coi rõ một ý niệm như thế nào theo kiểu từ xưa tới giờ chúng ta đang tu.  Quan trọng lắm của bài hôm nay. Tuần rồi kết thúc tôi vẫn thấy khó chịu vì tôi nói chưa hết. Và tôi hứa hẹn với rất nhiều người là bữa nay tôi phải nói hết được cái này để ai nghe và nắm bắt được cái này thì đều có thể đi sâu vô công phu và không bao giờ bị lầm lạc nữa. Đây là điều hết sức quan trọng.

 

Phải nhắc lại là… một ý niệm được đoạn tận thì nó phải hiện cảnh giới thanh tịnh, rỗng lặng tuyệt đối hiện ra thì chúng sanh đó mới tới Vô Dư Y Niết Bàn. Còn không là không có tới. Nếu nó đoạn dứt thôi thì nó là khoảng cách giữa niệm này và niệm kia nên nó có khoảng không, thì là chuyện bình thường. Niệm này khởi, rồi nó lặng xuống, có khoảng không, rồi niệm kia khởi, lặng xuống, có khoảng không, rồi niệm nọ khởi, lặng xuống, có khoảng không… Đó là chuyện bình thường, và chúng ta đã từng làm như vậy rồi, và đâu có kết quả gì đâu! Như vậy mỗi niệm, mỗi niệm, mỗi niệm cần phải được đưa tới Vô Dư Y Niết Bàn theo nghĩa của Kinh Kimg Cang.  Như vậy ở đây mỗi niệm hiện ra đều hiện cái quá khứ ra. Hiện quá khứ ra nghĩa là cái tập khởi phải hiện ra, tập khởi hiện ra thì cái đoạn tận phải hiện ra. Quá kỳ diệu cách dạy này! Chúng ta học bài Khiếp Đảm và Sợ Hãi, đến phần “lậu,” Đức Phật thấy rõ khổ, thấy rõ tập khởi của khổ, thấy rõ đoạn diệt và thấy rõ con đường đưa đến đoạn diệt, thì Đức Phật gọi là “lậu tận.”  Ở đây chúng ta nói lòng vòng chứ không ra thoát khỏi cái đó đâu. Không có Kinh điển nào có thể thoát khỏi điều này, không có người tu chứng nào có thể ra khỏi câu chuyện này, nếu chúng ta ra khỏi điều này thì xem như chúng ta đi lệch đường.

 

Đức Phật ngày xưa cũng lậu tận bằng Tứ Diệu Đế. Bây giờ mỗi niệm hiện khởi nếu chúng ta không căn cứ trên Tứ Diệu Đế thì chúng ta cũng lệch đường luôn. Thấy bằng vô minh nên không thấy được Tứ Diệu Đế. Nếu mỗi thứ đều được tuệ tri bằng Tứ Diệu Đế (khổ, tập, [thì chúng ta vô minh].  Chúng tôi nói là thấy được ba điều này thì là đủ rồi, thấy tới đoạn tận là đủ rồi – thấy tới đoạn tận là chúng ta có chánh kiếnChánh kiến “cái thấy đúng như thật.” Tuệ tri tức có nghĩa là chánh kiến. Cho nên chúng ta không cần bàn cái thứ tư là con đường đưa đến đoạn tận vì khi chúng ta thấy đoạn tận là chúng ta thấy cái cảnh bất sanh bất diệt hiện ra, là cảnh giới Niết Bàn hiện ra, là cảnh giới rỗng lặng thanh tịnh không còn một pháp trần nào hiện hữu nơi đó. Đó chính là là cái thấy của của chánh kiến rồi, thì chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp… ở phần sau sẽ có đủ!

 

Cho nên một hành giả khi dụng công – trong cái thấy hiện hữu của mình thì thứ nhất, chúng ta phải thấy rõ ràng “hình tướng” của nó. Nếu ai công phu mà chưa thấy mỗi niệm đều hiện nguyên một cái tướng của nó, nguyên một cái hình, giống như là có một người đang đứng trước mặt mình, giống như cái núi Tu Di đang đứng trước mặt mình thì đúng hơn là một người – vì ý niệm nó chần dần ra đó, chứ không phải là ý niệm nhỏ nhỏ nhỏ nhỏ nhỏ như lâu nay mình thấy. Do lâu nay mình quen “tưởng” với cái “tướng” bên ngoài, thấy tướng lớn, tướng nhỏ, cho nên đối với mình, ý niệm là một cái động khởi rất là nhỏ nhiệm, một khoảnh khắc rất là ngắn ngủi. Nhưng khoảnh khắc đó đối với cái nhìn của một người có công phu thì nó là vô tận chứ nó không ngắn ngủi! Khoảnh khắc đó có thể nói là nó ngang với hằng tỷ tỷ kiếp, với hằng ha sa số thời gian được đặt định bởi tâm thức! Mình thấy có chuyện quá khứ, có chuyện vị lai hằng hà sa số kiếp như vậy thì nó vẫn không dài hơn tuổi thọ của một ý niệm đâu, đừng có lầm! Chúng ta đang lầm là thấy niệm khởi, niệm mất, niệm khởi, niệm mất nhanh quá – nhưng cái khoảnh khắc thời gian nó nhanh quá so với cái gì? So với cái tâm thức của mình!

 

Nhưng một khi chúng ta đã tuệ tri tới cái hiện thực rồi, thì cái “thời gian tâm thức” không còn hiện ra nữa, mà nó hiện ra nguyên như vậy, cho nên cái chuyện xảy ra hằng hà sa số kiếp về trước nó cũng hiện ra nguyên hình như vậy! Nó không có “khoảnh khắc”! Nó không có “khoảnh khắc thời gian”! Nếu có khoảnh khắc thời gianchúng ta sai trong lúc chúng ta công phu. Chúng ta thấy có niệm này “trước” niệm kia là chúng ta đã sai rồi! Đó là chúng ta đã rớt xuống cái tầng của tâm thức cho nên thấy niệm này trước, niệm kia sau!

 

Đây chỉ mới là lớp một thôi, chúng ta còn phải qua lớp hai. Cho nên chúng tôi có nói là khi chúng tôi giảng xong Tứ Niệm Xứ và nói chuyện chuyên môn thì nó khác một ngàn lần, một triệu lần với bài giảng cũ. Nếu người nào thực sự công phu thì sẽ thấy. Từ bữa đến nay tôi chỉ nói được có hai, ba người thôi, và cũng may mắn là cũng có người biết được chuyện này. Chứ còn thực sự nếu không phải thiền định sâu thì chúng ta sẽ không đủ sức thấy ba thời của một ý niệmKhông thiền định sâu thì chúng ta sẽ không đủ sức thấy là khi cái này hiện lên thì nó còn hay nó mất. Nhưng chúng ta phải biện biệt chỗ này rất là tỏ tường, chứ đừng bao giờ có một cái khoảng mờ nào trong cái thấy này. Đây là cái chỗ ách yếu của cửa ngõ vào thiền. Chúng ta học cái này rồi thì chúng ta sẽ thấy là lâu nay chúng ta chỉ mới thấy một ít bọt nước trên nguyên cái biển mênh mông đó mà thôi, chưa giải quyết được chuyện gì. Rõ ràng nếu không thấy được tập khởi, và không thấy được đoạn tận thì chúng ta giải quyết được chuyện gì không?

 

Như vậy sau này chúng ta công phu thực sự, chúng tatuệ nhãn thì mới đủ sức để thấy cái điều này, tại vì bây giờ mình thấy một niệm còn chưa rõ mà. Cho nên bước đầu tiên đi vào cửa thiền, bước đầu tiên đi vào học thiền và tu thiền, chúng ta phải thấy rõ một cái niệm nó hiện như hiện một cái nhà, như hiện một cái núi, hoặc như hiện một cái hình gì đó mà nó bít lấp cả hư không này, chứ lúc đó đừng nói như cái núi nữa. Lúc đó chỉ nguyên một cái niệm đó thôi. Nhưng mà lạ lắm, nó hiện quá khứ cũng hiện nguyên trên đó thôi, nó hiện vị lai nó cũng hiện nguyên như vậy thôi không có khác ở ba thời của một ý niệm.

 

[1:00:34] Và mình tu mình thì mình sẽ biết được bước thứ hai. Bước thứ hai là gì? Là khi niệm này xảy ra, liên tục là ba hay là hai. Cho nên Chư Tổ ngày xưa nói gì? “Niệm trước, niệm giữa và niệm sau không tương tục.” Nói nghe thì nghe rất hay nhưng mà chưa tới cái chỗ này. Không có niệm trướckhông có niệm sau và không có niệm giữa mà là ba thời của ý niệm đều hiện ra một lượt. Niệm này là niệm quá khứ, và nó cũng hiện ra niệm hiện tại và nó cũng hiện ra niệm tương lai.


Nhưng hồi nãy chúng ta nói, có khi có những ý niệm, nó liền hiện ra nơi tâm của mình thì nó hiện nguyên cái hình ý niệm này ra, nó hiện nguyên cái chuyện quá khứ ra một lượt, nhưng mà vị laihoàn toàn không có gì hết. Thì như vậy là đoạn tận chưa? Đoạn tận đó! Đến đây được xem như đoạn tận. Thì ngay đó, cái hiện tại và cái quá khứ bị biến mất liền, và nó vĩnh viễn không bao giờ tái lại nơi tâm của mình lần thứ hai nữa nếu chúng ta thực sự thấy rõ. Thường ở chỗ này là phải đủ định lực để thấy rõ vị lai còn hay là hết. Còn bây giờ mình chưa đủ định lực, chưa đủ cái tuệ để mình thấy cái niệm này hiện mà nó không hiện chuyện quá khứ, không hiện vị lai – tuy trên thực tế, vị lai có hiện mờ ảo mà chúng ta không thấy. Tức là chúng ta không thấy chuyện vị lai nhưng mà chuyện vị lai vẫn còn xảy ra. Do sự tồn dư nơi tâm thức của mình thì nó sẽ quay lại. Nó quay lại như hồi nãy mình nói – vậy bước hai là gì?

 

Ví dụ bước một nó mạnh quá, nó còn 50% nhưng qua bước hai nó sẽ chỉ hiện 30%, rồi nó hiện lần nữa còn 10% thì chúng ta thấy nó mờ, không thấy nó rõ nhưng nó vẫn còn phải hiện. Cho nên phải thấy một lần nữa để dứt khoát không còn niệm mà bây giờ nó là một cái gì đó sáng trong ở cái vị lai. Vị lai sáng suốt thanh tịnh, không có mờ, còn nếu thấy mờ là chúng ta thấy sai. Tức là niệm hiện lên, thấy quá khứ, thấy vị lai, và một lượt ba thời được hiện ra với mình.  Anh vị lai sáng trưng, trong veo, không có cái gì hết, thì chỉ là đang hiện tiền và cái quá khứ. Và bỗng dưng nó tan biến, và nó cũng rực sáng như cái vị lai, thì tức là chúng ta đoạn tận.

 

Tới đó mới được gọi là đoạn tận, tới đó mới được gọi là “đưa một chúng sa tới Vô Dư Y Niết Bàn mà thật ra không có một chúng sanh nào thật diệt độ.” Đó là câu nói của Kinh Kim Cang. Dễ hay khó ở đây? Chưa đâu, đó chỉ mới là bước một thôi đó. Bước một vào cửa nhà thiền. Còn những bước sâu hơn để giải quyết tiếp. Mà nếu bước một này chúng ta chưa bước thì đừng nói chúng ta tu thiền, chúng ta chỉ gạt người mà thôi nếu bước này chúng ta chưa bước tới. Bây giờ đang nói bước một rồi lần lần chúng ta sẽ nói qua bước hai. Chúng tôi nói đi nói lại để quý vị phải rõ điều này, phải thực sự rõ điều này dùm.

 

Vậy bây giờ thấy ý niệm, mà nếu muốn thấy ý niệm một cách rõ ràng thì mình phải làm sao? Mình phải tuệ tri theo cái nghĩa của ngài Xá Lợi Phất nói. Tuệ tri là làm sao? Chưa có ý niệm thì thấy chưa có ý niệm. Niệm đang hiện thì thấy niệm đang hiện, niệm mất thì thấy niệm mất, như vậy là tuệ tri chưa? Nếu mà như vậy thì tức là chúng ta cũng đang thấy bẳng “vô minh lậu.” Vì sao vậy? Vì chúng ta đang “chuẩn bị làm,” chúng ta đang chú ý, đang tập trung, chúng ta đang “vận dụng tâm thức” của mình – tức là gì? Là vô minh! Đó là “lậu,” lậu hiện ra. Mình chú ý, mình tập trung, mình cố để mình thấy.

[1:04:49] Cho nên đây là cái căn gốc mà chúng ta sắp nói tới. Nghĩa là muốn đạt tới cái cảnh giới của tuệ tri như trong Kinh điển dạy thì chúng ta phải thả mình cho tới mức hồn nhiên thực sự, không có dữ liệu, không có chuẩn bị, không có bất kỳ một gán ghép nào của công phu để chúng ta có thể rớt vào cái tự nhiên như nhiên. Khi chúng ta thả lỏng để rớt vào cảnh giới tự nhiên như nhiên thì đây là cảnh giới định.


Định
 chúng ta trở lại trạng thái tự nhiên như nhiên. Và cái định nào mà trở lại trạng thái tự nhiên như nhiên thì cái định đó tự động trong sángCòn nếu cái định nào mà chúng ta ép để vào định  thì định đó là mờ tối, là si định. Ở đây chúng ta nói chuyện này hơi mới một chút về định. Nếu không phải do dụng côngchúng ta (automatic) tự động rỗng lặng thanh tịnh thì đó là vừa định vừa tuệ hiện tiền.

Còn nếu chúng ta dụng công để đè nén ý niệm để chúng ta đạt được cái rỗng lặng thì cái này là mờ tối hoàn toàn, không có trí tuệ. Cho nên đó được gọi là si định. Cho nên định thông qua công phu được gọi là si địnhĐịnh tự nhiên thì được gọi là định huệ đồng đẳng. Tự nhiên như nhiên mà không có bất kỳ một tác động nào thì cái đó được gọi là thường tại định. Và chúng ta bị lệch đi khỏi cái thường tại định có nghĩa là chúng ta đang lao theo duyên cảnh, đang lao theo quá khứ vị lai cho nên chúng ta cho nên chúng ta bị bỏ sót cái thường tại định này, chứ thường tại định là cái vốn có của tất cả chúng ta.

Cho nên đây cũng như là một dạng của đốn ngộ, đốn tu, đốn chứngNói vậy chứ đó thực sự là đốn ngộ, đốn tu, đốn chứng. Biết được ba thời của một niệm, biết được Tứ đế, là một dạng tuệ của thường tri.

Cho nên trong đoạn Kinh trước chúng ta học là đã trải qua một loạt định rồi, từ sơ thiền tới nhị thiền, tam thiền, tứ thiền rồi tới xả luông hết tất cả thiền, rồi mới hướng tâm về quá khứ, thấy quá khứ, hướng tâm về vị lai, thấy vô lượng sinh tử của tất cả chúng sinh. Trong Kinh nói thứ bực như vậy nhưng thật sự cái thấy của quá khứ và cái thấy của vị lai -- trong cái thấy của Đức Phật lúc ấy -- thì chưa từng xảy ra khác thời gian. Tức là Đức Phật hướng tâm tới lậu hoặc thì thấy khổ, thấy tập, thấy diệt, thấy đạo. Và vậy là giải quyết xong việc sanh tử, chứng thành Phật quả.

Như vậy, định là trở lại trạng thái tự nhiên như nhiên nhất của tất cả chúng ta từ trước tới giờ. Lúc mà chúng ta chưa từng huân tập với bất kỳ cái gì, lúc mà chúng ta chưa từng dính dấp với bât kỳ cái gì của thân, của tâm và của cảnh giới, thì ở cái chỗ không dính dấp tới thân, tâm và cảnh giới là khi đó chúng ta đang rớt vào định, và định này tức là tuệ, vì chỗ này tỏ thông không lầm lẫn bất kỳ cảnh duyên nào, kể cả hiện tiền lẫn quá khứvị lai của tất cả mọi thứ. Cái chỗ tự nhiên như nhiên thì nó thông suốt, rỗng suốt, tỏ suốt quá khứ hiện tại vị lai một cách toàn triệt.

Như vậy trở về định có nghĩa là gìLà người không có làm cái gì hết thì đó là định! Đơn giản là không có làm cái gì hết từ thân tới tâm của mình. Mình không chú tâm, mình không chú ý, mình không để ý, mình không ráng mình tỉnh, mình không để cho mình giác, gần như không làm bất kỳ điều gì mà để cho trạng thái tâm rớt vào chỗ tự nhiên như nhiên, không mang bất kỳ một ký ức cũ, một thái độ, một hành động, một khái niệm nào ở ngay nơi hiện tiền này, thì lúc đó là lúc hành giả đang rớt vào định.

Và định này mới đủ sức thấy như thật hiện hữu của một ý niệm, thấy như thật hiện hữu tập khởi của một ý niệm, thấy như thật hiện hữu diệt tận của một ý niệm! Đó mới được gọi là tuệ tri theo nghĩa mà ngài Xá Lợi Phất dạy ở đây. Như vậy dễ hay là khó? Không có đốn ở đây nữa mà trở lại nhà xưa để ở với đầy đủ tất cả kho báu.

[Xin vui lòng đọc tiếp toàn bộ bài giảng trong PDF]
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 59181)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…