Tôi có một câu hỏi xin anh cho biết thời Đức-Phật có Chuông+Mõ không ?. Chuông+Mõ xuất hiện từ thời nào, nếu thời Phật còn tại-thế chưa có ? Khi tụng-kinh Phật có bắt buộc phải xử-dụng Chuông+Mõ ? Tại sao tụng-kinh Phật phải có ? và ý-nghĩa ?

29/03/20243:10 SA(Xem: 925)
Tôi có một câu hỏi xin anh cho biết thời Đức-Phật có Chuông+Mõ không ?. Chuông+Mõ xuất hiện từ thời nào, nếu thời Phật còn tại-thế chưa có ? Khi tụng-kinh Phật có bắt buộc phải xử-dụng Chuông+Mõ ? Tại sao tụng-kinh Phật phải có ? và ý-nghĩa ?
HỎI ĐÁP PHẬT HỌC

chu tieu danh moTôi rất thích đọc những giải-thích của anh về Phật-giáo cho những Người trong bạn của anh thắc-mắc. Qua đó tôi có thêm hiểu biết về Phật-giáo để tích-trử.
Tôi có một câu hỏi xin anh cho biết thời Đức-Phật có Chuông+Mõ không ?. Chuông+Mõ xuất hiện từ thời nào, nếu thời Phật còn tại-thế chưa có ? Khi tụng-kinh Phật có bắt buộc phải xử-dụng Chuông+Mõ ? Tại sao tụng-kinh Phật phải có ? và ý-nghĩa ?
Thành-thật cám ơn anh Long.
Mong anh và quý-quyến được mọi an-lành.
NĐT

Thưa Anh Nguyễn,
Bộ óc của tôi ở Mỹ mà trái tim của tôi ở Pháp, nhất là ở Paris của anh, nên tôi viết vài lời tâm tình với anh như thế này.

I.

Khi người ta còn trẻ, đặc biệt là trước 30 tuổi, người ta nên tìm đọc càng nhiều Kinh Phật giáo càng tốt.  Kinh Bắc tông tổng hợp hóa Phật lý với ngôn từ triết lý và bác học, Kinh Nam tông đi vào từng bối cảnh cụ thể với ngôn từ giản dị và thô mộc rất dễ hiểuĐi vào Phật giáo qua con đường đọc Kinh (chứ không phải chỉ tụng kinh) là đi vào Phật giáo qua cổng con tim; vì thế tình cảm Phật giáo gắn kết với người Phật tử có thể nói là suốt đời và còn truyền thừa cho các thế hệ con cháu như một truyền thống gia đình.
  
Khi người ta ngoài ba mươi tuổi và nhất là người trí thức thì việc đi vào Phật giáo bắt đầu từ việc đọc (reading) Kinh e rằng không thích thú bằng đọc Luận bởi Kinh tạng (Suttantapitaka) diễn tả từng chủ đề trong khi Luận tạng (Abhidhamapitaka) cho người đọc một cái nhìn tổng quát, toàn cục như là một tổng thể với một không gian cao rộng và một thời gian mang tính ba thì quá khứ, hiện tại, và tương lai, tức là đáp ứng nhu cầu thức thực (thức ăn của ý thức) về vũ trụ quan và nhân sinh quan.  Luận tạng là tinh yếu của Kinh tạngLuận tạng tuy ít thua Kinh tạng nhưng cũng rất phong phú và thật sự nhiêu khê, Anh Thuật nên đi vào Luận tạng qua một trong hai cách. 
 
Một là, Anh vào Thư viện Hoa Sen online hay Google search để tìm các keywords Tâm, Tâm Sở, Sắc Pháp, và Niết Bàn.  Một khi Anh đọc nhiều và hiểu được bốn pháp chân đế đó tức là Anh đã nắm vững bản chất của vạn hữucứu cánh giải thoát.  

Hai là, Anh order quyển sách Giáo lý A Tỳ Đàm (gồm 2 tập, tổng cộng khoảng gần 1.000 trang) do Sư Toại Khanh dịch Việt ngữ rồi Anh chịu khó đọc trong ba tháng, mỗi ngày 10 trang.  Ở Việt Nam thì khoảng 250.000 đồng một tập (tức là hai tập khoảng 500.000 đồng / US$20 / 129 francs).  Tu sĩ Phật giáo Nam truyền được gọi là Sư (Master / Thầy / Ajahn) và gồm hai cấp là Tỳ-kheo (Bhikkhu) và Trưởng lão (Elder Bhikkhu / Most Venerable).  

Tất nhiên, trong thời gian tìm hiểu về Luận thì Anh Thuật xem Luận như là quyển tự điển của Kinh, Anh Thuật vẫn tiếp tục đọc và tụng kinh như trước vì Kinh dễ đi vào tâm con người hơn (ấn tâm) nên người có phong cách từ bi là người "thâm nhập Kinh tạng."

II.

Khi có người hỏi Khổng Tử, sau khi chết thì linh hồn người chết có tồn tại hay không?  Khổng Tử im lặng, không trả lờiNhan Hồi, một người học trò giỏi của Không Tử, hỏi, sao Phu tử không trả lời?  Không trả lời vì Phu tử không biết chăng?  Khổng Tử nói, nếu Thầy trả lời là có thì người hiếu tử sẽ tự tử để chết theo cha mẹ nhằm hầu hạ cha mẹ; nếu Thầy trả lời là không thì người con sẽ tống táng cha mẹ không một cách qua loa cho khỏi hôi thối mà thôi chứ không an táng một cách trân trọng.

Do vậy, không nên chấp có / không, được / mất mà phải tùy duyên, tùy lúc, tùy người, tùy hoàn cảnh mà ứng xử để đem lại lợi lạc nhiều nhất.  Về chuông, mõ, tôi biết tôi hồi đáp anh với ngôn ngữ chế định (conventional language) thì Anh cũng hiểu sai ý tôi nhưng nếu tôi sống với anh vài ngày và tôi hành hoạt mỗi ngày thì Anh sẽ hiểu rõ ý tôi ngay.
Quả thật thời Đức Phật chưa có chuông mõ vì kỹ thuật đúc "chuông đồng" thời đó tuy có nhưng chưa được phổ biến rộng khắp trong dân gian.  Trong Kinh tạng Bắc truyền thì có đề cập tiếng "chuông bàn" (không phải chuông lớn như đại hồng chung sau thời Đức Phật) để nhiếp tâm đồ chúng, cụ thểĐức Phật dùng tiếng chuông để chỉ cho Tôn giả A Nan về tánh biết.  Riêng về "trống lớn" thì được dùng để thông báo những sự kiện sinh hoạt quan trọng trong đạo tràng hay pháp hội.  Về sau khi Phật giáo được truyền vào Trung Hoa khoảng đầu thiên niên kỷ thứ nhất, tức là từ những năm đầu Dương lịch thì chuông mõ bắt đầu được sử dụng tại các chùa ở Trung Hoa.

Chuông và mõ là hai pháp khí rất quan trọng và vô cùng hữu ích trong việc hoằng pháp cũng như hành trì trong việc tụng kinhTiếng chuông có khả năng nhiếp tâm, quy hướng, thanh tịnhtrang nghiêm đạo tràng.  Tiếng mõ có khả năng giữ nhịp cho đại chúng tụng kinh đều với nhau, tránh việc kẻ trước người sau rất lổ chổ.  Tiếng mõ là nhịp đợi nhau tụng đều, tiếng chuông là dấu hiệu quan trọng của một đoạn kinh, khởi đầu một động tác kính lễ, v.v...

Khi ở nhà đọc (reading) kinh thì không cần chuông mõ và khi tụng kinh một mình thì có thể cũng không cần chuông mõ, nhưng khi tụng kinh từ hai ngưởi trở lên (vợ chông, vợ chồng và con cái) thì nên dùng chuông, mõ để giữ nhịp đều cho nhau (mõ) và để hướng dẫn (ra hiệu) mọi người thanh tịnh thân tâm và khởi các động tác kính lễ Phật.

Lành thay,
T.V.LONG
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/09/2023(Xem: 1662)
01/04/2023(Xem: 3588)
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang ngày 26/4 khởi tố bị can và bắt tạm giam Facebooker Dương Hồng Hiếu, 46 tuổi, về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Khoản 2, Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì chỉ trích một chức sắc cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.