Hành Trình Của Giọt Nước (9)

13/08/20243:26 SA(Xem: 349)
Hành Trình Của Giọt Nước (9)

HÀNH TRÌNH CỦA GIỌT NƯỚC (9)

(Tập tùy bút viết trong những ngày ở Vancouver)


 

anh mat nuocBUÔNG MÌNH

Hành trình qua Trung Đông đầy máu lửa đạn bom suýt nữa thì mất mình. Hành trình về Đông Nam Á nhiều hệ lụy đau mình và tiềm ẩn nhiững bất ổn to lớn. Giọt Xíu thấy căng thẳngmệt nhoài. Xíu tự thưởng cho mình những ngày nghỉ ngơi biển Destin, buông mình xuống làm nước xanh như ngọc mát rượi cả thân tâm. Xíu vẫy vùng thõa thích và cảm thấy đời hạnh phúc tột đỉnh cũng đến thế mà thôi. Cái phút giây hiện tại ngay bây giờ là cái phút giây tuyệt diệu, sống với chính mình, sống hết mình, buông mình xuống là niềm hạnh phúc vô bờ bến. Những nỗi nặng lòng, đau mình tạm buông hết để tận hưởng phút giây hiện tại này,. Nỗi đau của đồng loại Xíu đã đồng cảm và chia sẻ, đã làm những gì cần làm trong khả năng của mình. Xíu không thể làm hơn được, cũng chẳng có ai có thể làm hơn được khi mà cái quả đã trổ, cái nhân đã chín muồi. Khổ đau, oán hận tràn ngập khắp thế gian này nhưng không có ai có thể tay đổi được. Ngay cả đức Phật cũng thế. Ngài có tam thân, tứ trí, ngũ nhãn, lục thông. Ngài là đấng thiên nhân chi đạo sư, vô tri vô sở bất tri, vô năng vô sở bất năng nhưng khi dòng họ Thích Ca bị vua Tỳ Lưu Ly tàn sát đức Phật biết trước, đức Phật chứng kiến nhưng cũng đành chịu chứ không thể cứu. Nhân nào quả nấy, nhân quả tương tục lại thêm cái duyên biến thiên khôn cùng. Trong cái thế giới đối đãi, nhị nguyên này thì trùng trùng vô tận nhân duyên quả.

Xíu và giọt Cưng, giọt Điệu, giọt Lớn, giọt Út...và vô số anh em mình vẫy vùng vui bất tận trong làn nước mát trong xanh như ngọc bích. Vui với muôn loài thủy tộc, thần dân của Long Vương. Xíu vốn yêu cái đẹp, mê cái đẹp, những cái đẹp từ thân xác  đến tâm hồn, từ con người đến vạn vật muôn loài. Hễ thấy cái đẹp là tròn xoe mắt nhìn, tâm xao động như sóng biển dạt dào. Trong làn nước có bao nhiêu là trai xinh gái đẹp đang đùa giỡn, trên bờ cát trắng đầy những thân hình nóng bỏng nằm phơi nắng. Dọc lối đi của Seaside là bao nhiêu nhà hàng, quán bar, tiệm rượu, quầy hàng lưu niệm… Cuộc sống của cư dân xứ này thật sung túc, giàu có, tự do, dân chủ. Tự do đến quá trớn đòi được sử dụng Marijuana tự do, tự do ngôn luận bất chấp tin giả, tin xạo, tin thất thiệt, mạ lỵ vu khống người khác… Âu đó cũng là mặt trái của tự do quá trớn. Những cư dân của xứ này hưởng nhiều phước báo có lẽ tiền kiếp đã làm được nhiều việc phước thiện nên kiếp này còn dư phước như thế. Ở xứ này người dân thọ hưởng nền giáo dục nhân bản hữu dụng, văn hóa nghệ thuật khai phóng, khoa học kỹ thuật tân tiến, y tế hiện đại, kinh tế sung mãn, quốc phòng vững mạnh, chính trị minh bạch… Tự dưng Xíu thấy thương cho những người sống ở những xứ lạc hậu, nghèo nàn lại còn bị cai trị bởi những thể chế độc tài tàn bạo.
Tắm biển Destin, Panama, Miami… chán chê, Xíu rủ anh em bay sang biển lạnh chơi, ở xứ lá đỏ rừng phong biển lạnh lắm. Trời ơi biển Georgia, Nanaimo, Victoria… sao mà lạnh thế, giữa mùa hè mà nước như ly trà đá, thò ngón chân xuống chạm nước Xíu vội rút lên, ấy vậy mà khi đã đầm mình trong làn nước lạnh ấy thì lại khoái gì đâu á, không còn muốn ra khỏi làn nước ấy. Xíu cùng với anh em mình bơi lội đã đời rồi bay là là khắp xứ sở xem phong cảnh, đâu cần bay qua Alaska làm gì, ở ngay biển này cũng có thể thấy những con cá voi, loài động vật khổng lồ của thế giới này. To lớn là vậy mà hoàn toàn bất lực khi bị cái đám hàu bám vào thân. Những mảng hàu dày và cứng như đá ăn lở loét thân mình. Những mảng hàu che cả mắt, loài hàu sinh sản cực nhanh, chúng tha hồ bám vào cá voi, rùa biển và hành hạ vật chủ một cách dã man, lạnh lùng. Không biết nghiệp chướng gì mà cá voi khổng lồ phải chịu cái nạn này? Mang thân súc sanh đã là một cái nghiệp, rồi thêm cái nghiệp hàu hành hạ, bị kiếp nạn loài người săn bắt dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng, ngày nay thêm kiếp nạn rác nhựa ngập ngụa trong đại dương. Họ hàng cá voi đã có nhiều kẻ nuốt rác nhựa mà chết đói, chết chậm, chết đau đớn...Chữ nghiệp thật đáng sợ, không có nơi nào có thể trốn tránh được, dù là trên mây, trong núi, dưới đáy biển. không có ai có thể tránh được, chẳng có thượng đế hay thánh thần, thế lực siêu nhiên nào có thể giải được nghiệp. Nghiệp ai làm nấy chịu, chỉ có một cách duy nhất là làm nhiều việc phước thiện để dung hòa cái nghiệp xấu, hóa giải lần lần cái nghiệp bất thiện. Việc này cũng giống như một tô nước muối mặn chát, mỗi ngày ta thêm vào một ít nước tinh khiết, kiên trì như thế thì sẽ đến một ngày tô nước muối kia sẽ bớt mặn, hết mặn.

Xíu trong vắt, tinh khôi, vô tư thánh thiệnhồn nhiên ngây thơ cứ ngỡ là vô tâm lắm, nào ngờ lại là cả nghĩ hay lo, biết đồng cảm với đồng loại, biết đau với nỗi đau của vạn vật muôn loài. Xíu bay là là trên mặt biển lạnh, lúc thì vọt cao lên trên hư không phóng tầm mắt nhìn bốn phương trời thả hồn bay bổng với vũ trụ không ngằn mé. Vũ trụ vô hạn độ đã đành, đại dương, sơn hà đại địa dưới kia cũng mênh mông biết bao, những sa mạc hoang vu, những thảo nguyên bát ngát, những rặng tuyết sơn sừng sững vĩnh cửu dưới trời xanh… Họ hàng anh em nhà Xíu nơi nào cũng có mặt, tuy nhiên chỗ nhiều chỗ ít tùy theo cái nhơn duyên thời tiết. Những ngày bị nhốt torng bể tối Xíu cũng thấy anh em mình đầy nhóc. Nhờ Xíu, nhờ anh em họ hàng nhà Xíu mà loài người và muôn loài mới tồn tại được. Giả sứ một ngày nào đó mà đại dương, sông suối, ao hồ khô cạn, trong không gian không còn Xíu và anh em Xíu thì loài người và muôn loài sẽ tuyệt diệt, sự sống không còn nữa và trái đất sẽ giống như sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc, Thủy Vương Tinh, sao Thổ…

Trái đất, hành tinh, vũ trụ lớn lắm. Nhỏ nhiệm thì con người, sinh vật phù du… đều giống nhau ở chỗ ấy là duyên hợp, tất cả vốn vô ngã, không có cái ngã độc lập, không có cái gì để gọi là cái ngã. Tất cả nhờ duyên hợp mà tựu thành, mà sinh ra, rồi một khi hết duyên thì lại tan hoại đi. Đức Phật đã nói khổ, không, vô thường, vô ngãbản chất của thế giới này. Xíu từng nghe đâu đó đem cái nhà ra để ví dụ, khi đủ duyên thì cái nhà hiện tướng, mọi người thấy có cái gọi là “nhà”, khi hết duyên thì mọi thứ tan rã ra từng món: gạch, cát, đá, xi măng, thép, gỗ… và từng món ấy lại tiếp tục tan hoại ra thành từng nguyên tố nữa, bấy giờ thì tìm đâu ra cái gọi là “nhà”

Xíu còn đang suy tưởng mông lung, hồn đong đưa theo mây gió bốn phương, thân hình hòa trong làn nước mát, bất chợt Xíu nghe giọt Xinh hỏi:

- Này Xíu, người Âu – Mỹ phần lớn đâu có biết Phật pháp, chẳng biết gì nhân quả hay giới luật...ấy vậy mà họ có cái quả tốt đẹp như thế này: Cao to, xinh đẹp, thông minh, cuộc sống vật chất sung túc, thọ hưởng bao nhiêu là văn minh tiến bộ của những thành tựu khao học kỹ thuật, sống trong môi trường tự do, dân chủ, nhân quyền...Trong khi ấy nhiều người dân ở Á Đông như Việt, Miên, Lào, Miến Điện… biết Phật pháp, biết nhân quả, giới luật… lại sống trong nghèo khổ, lạc hậu, bất công xã hội…

Xíu nhìn giọt Xinh một cách trìu mến đầy thương yêu. Xíu ôm chặt giọt Xinh một cái rồi nói:

- Đừng nhìn vào cái nhãn hiệu dán ở trán người. Cái nhãn hiệu không thật, thực chất mới là thật. Không cần phải xưng là Phật tử nhưng vẫn không sát, đạo, dâm, vọng, tửu thì kết quả vẫn tốt đẹp như thường. Còn xưng Phật tử cho cố vô nhưng cứ sát, đạo, dâm, vọng, tửu thì vẫn đọa như thường. Cái quả hôm nay là do cái nhân quá khứ, cái quả ngày mai là cái nhân hôm nay. Người Âu – Mỹ hôm nay là người đã gieo cái nhân lành trong quá khứ nên kiếp này còn dư phước. Còn những người nghèo khổ, bệnh tật, bất hạnh hôm nay có thể là người đã gieo cái nhân bất thiện trogn quá khứ. Ngay ở Âu – Mỹ cũng có ăn mày, tù đày, nghèo khổ và ở tại những xứ lạc hậu nghèo nàn lạc hậu như Á Đông, châu Phi vẫn có những kẻ giàu sang sung sướng. Tất cả chỉ là tạm thời, tất cả sẽ thay đổi dịch chuyển liên hồi kỳ trận. Vô thường thường trực torng mỗi sát na. Những người giàu sang mà không tiếp tục gieo trồng nhân lành thì một khi hết số sẽ đọa, còn người bất hạnh mà chịu làm việc phước thiện thì có lúc sẽ trổ quả lành. Những người sanh sống ở Âu -Mỹ kiếp này nhưng kiếp sau chắc gì còn sanh sống ở Âu -Mỹ và cũng tương tự như thế, người sanh sống ở Á Đông, châu Phi, kiếp sau chắc gì ở sanh ra ở đó. Sâu hơn chút nữa thì chắc gì đã được tái sanh lại làm người chứ đừng nói chi Âu - Mỹ hay Á – Phi. Tất cả tùy thuộc vào nhân tạo tác hôm nay và dư hậu của nhân quá khứ, cộng thêm sự gia trọng của cái duyên.

Bơi lội, bay nhảy đã đời trời đất, Xíu và cả bọn rủ nhau về phố cổ chơi, đã từng thăm thú nhiều khu phố đông tây rồi ấy vậy mà khi đến Yaletown và Gastown Xíu thấy phấn khích lạ thường như thể lần đầu thăm phố cổ, trời ơi, những tòa nhà to lớn xây bằng gạch và đá hộc, tuổi đời cả hai trăm năm, những con đường lát đá xanh, những tượng đài đẹp quá, những dãy nhà, hàng quán xinh thật xinh. Điều đặc biệt là phố cổ Gastown có đồng hồ chạy bằng hơi nước, nhìn kiểu thiết kế và hơi nước phun ra như sương khói tự dưng xíu thấy giống hệt cái đồng hồ trong truyện fairytale “Beauty & Beast” và trong mấy phim hoạt hình Walt Disney. Tự dưng Xíu thấy xúc động gì đâu á, Xíu như quay trở lại cái tuổi thơ với những câu chuyện cổ tích, những phim hoạt hình ngay tại khu phố cổ này. Trong thoáng chốc Xíu và cả bọn anh em mình hóa thân nhập vào luồng hơi nước đang tỏa ra trên tháp đồng hồ. Trong cái khoảnh khắc này mừng mừng tủi tủi, Xíu và anh em nhắc chuyện xưa, kể chuyện nay, chuyện đời, chuyện đạo, chuyện nhân tình thế thái, chuyện buồn vui của nhân loại khắp bốn phương trời.

 

Tiểu Lục Thần Phong

Vancouver, 0724

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 21164)
12/10/2016(Xem: 19122)
26/01/2020(Xem: 11751)
12/04/2018(Xem: 19948)
06/01/2020(Xem: 10829)
24/08/2018(Xem: 9344)
12/01/2023(Xem: 3758)
28/09/2016(Xem: 25020)
27/01/2015(Xem: 26064)
11/04/2023(Xem: 3017)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.