Con Đường Đưa Đến Sự Xinh Đẹp

20/08/202411:46 CH(Xem: 517)
Con Đường Đưa Đến Sự Xinh Đẹp
CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN SỰ XINH ĐẸP
(Niệm Tuệ)


hoa sen 3Cái đẹp luôn là đề tài thơ mộng cho con người ta bay bổng, mộng mơ và tương tư không dứt, nó là một phần ý vị của cuộc sống. Cái đẹp làm cho đời sốngý nghĩa và đáng sống hơn. Từ xưa đến nay người ta đã nói rất nhiều về cái đẹp, tranh luận về cái đẹp nhưng cũng không thể đưa ra một chuẩn mực nhất định chung nhất. Chính vì sự bay bổng, trừu tượng khó nắm bắt mà nó lôi cuốn người ta như một cơn mộng mị, một thực tại xa vời miên viễn. Tưởng mạo xinh đẹp là một trong những nguyện ước lớn nhất của đời người. Khi đời sống vật chất được thảnh thơi, cơm gạo no đủ người ta nghĩ đến chuyện làm cho mình trở nên xinh đẹpsang trọng hơn. Cho nên ngày nay thẩm mỹ viện hay các trung tâm chăm sóc sắc đẹp, phẫu thuật chỉnh sửa nhan sắc mọc lên khắp nơi để đáp ứng nhu cầu đó. Tuy nhiên, cái đẹp bên ngoài, cái đẹp tô vẽ, chỉnh sửa nó mong manh và nhiều hệ lụy và chưa chắc thu hút và lôi cuốn người bằng cái đẹp nội tâm, cái đẹp thực sự hiện bày ra sắc tướng. Đạo Phật có những phương pháp giúp chúng ta khi già không bị xấu, dung mạo khả ái đẹp đẽ từ bên trong đến bên ngoài nếu chúng ta biết thực hành theo lời dạy của Đức Phật.

Lực hấp dẫn của một người không phải đơn thuần đến từ dung mạo bên ngoài mà trực tiếp đến từ tâm tính. Gìn giữ và phát triển tâm mình hướng thiện là phương pháp làm đẹp hữu hiệu nhất. Người xưa thường nói diện mạo của một con người trước năm ba mươi tuổi là do kết quả của dư nghiệp đời trước hay của cha mẹ ban tặng, nhưng sau ba mươi tuổi là do chính chúng ta quyết định. Điều này có nghĩa là tướng mạo của chúng ta được thay đổi theo chiều hướng tốt hay xấu là do chính chúng ta tạo ra, nó thể hiện sự chín muồi về độ trưởng thành hay kinh nghiệm đời sống. Trong tướng thuật, "tướng" thông thường là chỉ cho diện tưởng (khuôn mặt), nhưng cũng chỉ cho toàn bộ thân tướng. Người xưa nói "tướng do tâm sinh” là có ý nói rằng, một người có tâm tính như thế nào thì sẽ có tướng mạo như thế ấy. Tâm tư và hành vi của một người có thể thông qua các đặc điểm trên khuôn mặt mà được hiện ra. Tâm hồn cao đẹp tạo ra vóc dáng, khuôn mặt tươi đẹp và ngược lại, tâm tính xấu tạo ra vóc dáng khuôn mặt xấu. Đây cũng là nguyên lý thân tâm tương ứng (psy- chosomatique). Chẳng hạn tình cảm "làm mẹ" tạo ra sự dịu dàng, trìu mến thậm chí thanh khiết trên gương mặt người mẹ. Tình cảm tích cực tạo ra cái đẹp, tình cảm tiêu cực tạo ra cái xấu. Các chuyên gia cho rằng, khi trong lòng cảm thấy vui vẻ dễ chịu, lượng máu chảy về phía bề mặt da sẽ tăng lên làm cho sắc mặt hồng hào và sáng bóng hơn. Những trạng thái cảm xúc không tốt như căng thẳng, ức chế, sợ hãi sẽ làm rối loạn nội tiết khiến cho lượng máu cung cấp cho da sẽ giảm đi từ đó khiến sắc mặt nhợt nhạt, có thể gây ra suy nhược và lão hóa.

Trong kinh Tương Ưng Bộ có một vị Thiên hỏi đức Phật: "tại sao đệ tử của Ngài sống một cuộc đời đơn giản, ăn ngày một bữa mà ai cũng hoan hỷnhan sắc thù thắng như vậy?"

Đức Phật trả lời: "họ không hối tiếc quá khứ, không ước vọng tương lai. Sống an trú trong giây phút hiện tại. Bởi vậy họ hoan hỷ. Vì trầm tư tương lai và ân hận quá khứ mà những người ngu khô héo như cây xanh bị chặt rồi để dưới nắng."

Ngài lại nói kệ :

"Không mong việc sắp tới
Sống ngay với hiện tại
Do vậy, sắc thù diệu
Do mong việc sắp tới
Do than việc đã qua
Nên kẻ ngu héo mòn
Như lau xanh rời cành."

Các vị xuất gia việc đầu tiên khi đi vào con đường Thánh đạo là phải cạo bỏ râu tóc, đắp y hoại sắc, ăn ngày một bữa, đối với các việc trang điểm nơi thân đã từ bỏ nhưng dung sắc của các vị vẫn chói sáng. Đó không phải là kết quả của một ngày hai ngày mà là cả một quá trình tu tập. Thế Tôn nói các vị ấy sống ngay nơi giây phút hiện tại, giây phút hiện tại là khi chúng ta có sự chánh niệm tỉnh giác hay an trú vào hơi thở, Ngài từng gọi hơi thở là "phạm trú", "thánh trú" hay "giải thoát trú". Hơi thở là nơi trú ngụ của ba đời chư Phật, chư Phật nương vào đây để thành tựu đạo quả giải thoát. Sống an trú trong hiện tại đó là tính thiết thực, hiện tại của Phật giáo. (Kinh Tăng Chi Bộ)

Ngoại đạo Moliyasivaka hỏi đức Phật: "bạch Thế Tôn! Cho đến như thế nào, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy?" Đức Phật dạy: "pháp thiết thựcnội tâm có tham, ta biết nội tâm có tham, nội tâm có sân ta biết nội tâm có sân ...". Vị Tỳ kheo trong lúc thực hành thiền định, khi tâm có bất cứ một cấu uế hay cảm thọ nào khởi lên vị ấy ghi nhận chúng, quan sát sự sanh khởiđoạn diệt của chúng. Đức Phật khuyên đệ tử của Ngài nên an trú trong chánh niệm, đừng tưởng tới tương lai, đừng vùi sâu trong quá khứ, và cũng chớ nên suy tư về thế giới như là "thế giới thường còn hay không thường còn?" "Như Lai có tồn tại sau khi chết hay không?" Vì các điều suy tư ấy không liên hệ đến mục đíchcăn bản của phạm hạnh, không đưa đến giải thoát". Nếu có suy tư, Ngài khuyên chúng ta nên suy tư như thế này: "Đây là khổ, là con đường đưa đến diệt khổ." (Kinh Tương Ưng Sự Thật)

Người xuất gia muốn có được vẻ uy nghiêm của một nhà tu hành phải thâu nhiếp lục căn, ăn uống tiết độ và phải khép mình trong khuôn khổ của tam vô lậu học ngay từ thuở thiếu thời mới vào đạo. Giữ chánh niệm trong các oai nghi, cử chỉ không để cho trạo cử, buông lung. Họ trau dồi nội tâm bằng giới, định, tuệ và biết từ bỏ những gì cần từ bỏ. Chính vì có định sâu, họ có một thần thái điềm tĩnh, ánh mắt rực sáng như sao, vì một nội tâm đã lắng dịu các phiền não, tạo ra một nguồn sức mạnh, năng lượng được gom tụ lại và biểu hiện qua các căn môn. Do kiểm soát tốt sáu căn, họ không nhìn bên này ngó bên kia, không vội vàng hấp tấp, không lăng xăng động niệm. Khi tâm đã vắng lặng thì cơ thể được tịnh hóa, một cái giơ tay, một cái cúi đầu đều được thực hiện bằng tất cả sự chuyên chú. Vì ăn uốngtiết độ nên không thô tháo trong khi ăn, không đắm mình trong khẩu vị, không khen không chê, không phân biệt thức ăn ngon dở. Đối với việc ăn uống xem như dược thực để nuôi bệnh khô gầy của thân thể, chính vì vậy thân tướng không quá mập, không quá ốm. Tất cả những điều này làm cho một vị Tỳ kheo có dung sắc rạng ngời và toát lên được cải hỷ lạc từ bên trong, đó là vẻ đẹp của sự thanh khiết, an tịnh, nhẹ nhàng như hoa sen trong bùn nhơ luôn vươn lên khỏi mặt nước mà tỏa rạng, tuy thầm lặng nhưng vẫn ngát hương. Đó là cái đẹp kết tinh từ giới, định, tuệ, là cái đẹp trí tuệ, từ ái bao dung.

Trong kinh Janavasabha (Xa-ni-sa) tôn giả A Nan bạch đức Phật: "Bạch Thế Tôn! Thế Tôn trông thật an tịnh, diện sắc của Thế Tôn như là sáng chói nhờ các căn thực sự thanh tịnh." Điều này đã minh chứng cho chúng ta thấy rằng cái đẹp muốn thoát tục, muốn chói sáng thì cái đẹp đó phải từ bên trong, khi các căn hoàn toàn đã được vắng lặng và phải hội tụ rất nhiều yếu tố, cần có thời gian vun bồi mới tựu thành được. Đó chính là cái đẹp không giới hạn, không thời gian, vượt lên những gì phàm tục và khuôn mẫu nhất.

Một trong những yếu tố để làm cho diện mạo của chúng ta đẹp hơn từng ngày đó chính là tu tập từ tâm, từ bỏ sự sân giận cau có. Điều này được minh chứng qua câu chuyện thanh niên Todeyya hỏi Đức Phật về sự sai biệt của các chúng sanh tại sao có người trường thọ, có người đoản thọ; có người hay đau ốm có người khỏe mạnh; có người xấu xí có người xinh đẹp; có người không ảnh hưởng, người có ảnh hưởng; người thuộc gia đình thấp hèn, người thuộc gia đình cao quý; có người ngu dốt, có người thông minh. Đức Phật đã trả lời rằng chính nghiệp phân biệt các chúng sanh thành hạ liệt và cao thượng.

“Ở đây, này thanh niên, có người đàn ông, hay đàn bà tánh không nóng giận và cáu kỉnh, ngay cả khi bị chỉ trích nhiều, người ấy cũng không chống đối, không nóng giận, không thù nghịch, và không bộc lộ sự nó, nóng giận, bất mãn. Do nghiệp này được thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, vào lúc thanh hoại mạng chung, người ấy tái sinh thiện thú thiên giới, còn nếu người ấy không tái sinh thiện thú, thiên giớitrở lại làm người , thời chỗ nào người ấy sinh ra người ấy được xinh đẹp. Đây là con đường đưa đến xinh đẹp, này thanh niên, đó là không nóng giận và cáu kỉnh, ngay cả khi bị chỉ trích nhiều…” ( Kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt)

 Cùng với ý nghĩa này hoàng hậu Malika hỏi Đức Phật : “ Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây một số nữ nhân, dung sắc xấu, sắc đẹp xấu, hình dáng hạ liệt, nghèo khổ, tài sản ít, sở hữu ít, ảnh hưởng uy tín ít?”

“ Ở đây, này Malika, có hạng nữ nhân phẫn nộ, não hại nhiều, tuy bị nói ít liền nổi sân, sừng sộ, gây hấn, biểu lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn. Người này không bố thí cho Sa môn, Bà la môn món ăn vật uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, phấn sáp, trú xứ, đèn đuốc; tánh tình keo kiệt; thấy người khác được lợi dưỡng cung kính, đảnh lễ cúng dường thì ganh tỵ, tức tối. Người ấy sau khi từ bỏ đời này, tại đấy tái sanh hạ liệt, dung sắc xấu, sắc đẹp xấu, hình dáng hạ liệt, nghèo khổ, tài sản ít, ảnh hưởng uy tín ít.” ( Kinh Tăng Chi Bộ, chương bốn pháp, Đại phẩm)

Qua hai bài kinh trên chúng ta thấy rằng chính nghiệp thiện ácchúng ta tạo là nhân đưa chúng ta đi đâu, là nhân để tạo nên sự sai biệt giữa các hạng người chứ không phải do một đấng sáng tạo nào cả. Phật giáo chủ trương con người là chủ nhân của nghiệp, là quyến thuộc của nghiệp, là thai tạng của nghiệp, phàm nghiệp gì ta đã làm thiện hay ác chúng ta sẽ thừa tự nghiệp ấy. Trong thời đại ngày nay, thật dễ dàng để chúng ta thấy được nhiều màu sắc của cuộc sống để thấy rằng nghiệp của chúng sanhvô cùng tận, là điều mà chúng ta không thể nào suy lường hết cho được. Có người sinh ra với một chiếc môi khổng lồ thòng xuống cổ, có người với cột sống bị gập lại bẩm sinh cả đời không thể nhìn được người đối diện. Không ai muốn mình sinh ra với một hình thù kì dị, thế nên hãy thực hành những nhân lành đưa đến một dung sắc khả ái đó là tập buông bỏ, không sân giận, không ác khẩu dù cho bị công kích. Thực hành rải tâm từ đến tất cả chúng sanh mỗi ngày, cho đến những người chúng ta không thích, cho đến những người làm thương tổn chúng ta thì dần dần chúng ta sẽ thay đổi được diện mạo của chính mình, gương mặt và thần thái ngày một tươi sáng hơn và hóa giải được các chướng ngại. Đồng thời giữ gìn Năm giới một cách cẩn thậncung kính thì đó chính là tràng hoa đẹp nhất, hương thơm tốt đẹp nhất và là sự bảo hộ chúng ta vững vàng nhất nếu còn đi trong cõi luân hồi vốn mịt mờ này.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/09/2023(Xem: 2191)
01/04/2023(Xem: 5196)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.