QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360
NGUYÊN TẮC TRỊ QUỐC CỦA TRUNG HOA THỜI XƯA
Toàn bộ bốn quyển
Chuyển ngữ: Diệu Phúc
Tái bản lần thứ 2
Nhà Xuất Bản Hồng Đức
Quần Thư Trị Yếu - Quyển 1
Quần Thư Trị Yếu - Quyển 2
Quần Thư Trị Yếu - Quyển 3
Quần Thư Trị Yếu - Quyển 4
QUẦN THƯ TRỊ YẾU
LỜI TỰA
Bộ sách [Quần Thư Trị Yếu] được Đường Thái Tông – Lý Thế Dân (599-649) hạ lệnh yêu cầu biên soạn vào đầu những năm Trinh Quán. Khi mới mười sáu tuổi, Thái Tông đã theo cha tòng quân, khởi nghĩa dẹp yên xã hội động loạn, hơn mƣời năm chinh chiến đằng đẵng. Sau khi lên ngôi vào năm hai mƣơi bảy tuổi, ngài dừng nghiệp binh để chấn hưng sự nghiệp giáo dục - văn hóa và đặc biệt chú trọng đường lối trị quốc bình thiên hạ, an định xã hội, mang lại sự phồn vinh cho đất nƣớc.
Thái Tông dũng mãnh tài cao, có tài hùng biện, chỉ tiếc tuổi nhỏ đã phải tòng quân, bởi vậy học hành không đƣợc nhiều. Từ tấm gương sai lầm dẫn đến diệt vong của nhà Tùy, ngài cảm nhận sâu sắc rằng, gây dựng cơ nghiệp vốn không dễ, mà giữ vững được thì càng khó hơn. Trong thời kỳ tại vị, ngài luôn khích lệ chúng thần khuyên giải, chỉ ra những điểm bất cập trong quyết sách của triều đình và hạ lệnh cho các đại thần nhƣ Ngụy Trƣng, Ngu Thế Nam, v.v… thu thập các tƣ liệu lịch sử về việc trị vì đất nƣớc, để trích ra những tinh hoa trong việc tu thân - tề gia - trị quốc - bình thiên hạ từ Lục Thư, Tứ Sử, Bách Gia Chư Tử 1 và tập hợp thành sách. Bắt đầu từ Ngũ Đế 2 cho đến triều đại nhà Tấn 3 , từ hơn 14.000 bộ sách và hơn 89.000 cuộn thư tịch cổ, đã chắt lọc được sáu mươi lăm loại điển tịch với tổng cộng hơn 50.000 từ. Đây quả thật là bộ điển tịch quý báu để trị nƣớc, nhƣ lão thần Ngụy Trƣng đã nói trong lời tựa của bộ sách: “Nếu dùng cho thời nay, xứng đáng là tấm gương và để học tập từ lịch sử cha ông; khi truyền cho con cháu mai sau, ắt sẽ là bài học quý giá”. Thái Tông yêu thích kiến thức sâu rộng mà ngôn từ tinh giản của bộ sách, hàng ngày tay không rời sách, mà thốt lên rằng: “Để ta được soi lại sự tích xƣa mà xử trí với việc, đây là công của các khanh vậy!”. Từ đây cho thấy, sự đóng góp của bộ sách này đối với thế nước thái bình thịnh trị của thời Trinh Quán chi trị mới to lớn dường nào! Bộ sách này đã trở thành bộ điển tịch quý báu mà các nhà chính trị cần đọc.
Thời đó, do kỹ thuật in khắc bản của Trung Quốc chưa phát triển, bởi vậy bộ sách này đến đầu thời nhà Tống đã bị thất truyền, trong [Tống Sử] cũng không thấy có ghi chép. Thật may thay, trong Văn khố Kanazawa – Nhật Bản có một bộ hoàn chỉnh [Quần Thư Trị Yếu] do nhà sư Nhật Bản thời đại Kamakura (1192-1330) viết tay; đồng thời vào năm Càn Long thứ sáu mươi thời nhà Thanh, được người Nhật Bản trả về với Trung Quốc – nơi mà bộ sách vốn sinh ra. Sau đó, nhà xuất bản Thƣơng vụ Thƣợng Hải đã tập hợp thành bốn bộ sách và cùng với Đài Loan lần lượt in sao trực tiếp từ bản gốc và phát hành. Vào cuối năm 2010, Tịnh Không may mắn có đƣợc bộ sách này, đã xem đi xem lại, và hoan hỷ vô cùng, cảm nhận sâu sắc rằng giáo dục văn hóa của bậc Thánh Hiền xưa kia đích thực có thể đem lại sự an định, hòa bình vĩnh viễn cho toàn thế giới. Điều quan trọng bậc nhất chính là bản thân người Trung Hoa phải thực sự nhận thức được văn hóa truyền thống, đoạn trừ hoài nghi mà có được lòng tin. Văn hóa truyền thống của Thánh Hiền chân thật là sự hiển lộ tự tính của tất cả chúng sinh, vượt trên cả thời gian và không gian mà vẫn còn nguyên giá trị.
Điều mấu chốt của việc học tập, nằm ở hai chữ Thành và Kính. Trong [Khúc Lễ] có dạy: “Chớ nên bất kính”. Ngài Khang Hi của triều đại nhà Thanh xƣa kia cũng từng nói: “Bậc quân vương đối với dân, phải lấy chữ kính làm gốc”; “Thành và Kính, bài học mà tiên tổ truyền lại cũng không ngoài hai chữ này”. Nhà Nho danh tiếng thời nhà Tống – ngài Trình Tử cũng có nói: “Chữ kính hơn mọi điều tà”. Tất cả muốn nói rằng việc tu thân và vun bồi đạo đức, giúp dân cứu đời chỉ cần hai chữ Thành – Kính là có thể viên thành. Còn nếu không có một chút thành kính nào đối với giáo dục của bậc thánh nhân quân vƣơng thời xƣa, dẫu có đọc vô vàn sách hay, cũng khó nhận đƣợc lợi ích chân thật. Ngài Khổng Tử từng nói: “Chỉ thuật lại chứ đâu tự sáng tác, ta tin và yêu mến lời dạy của tiên tổ”.
Trước đây, trong bài diễn thuyết về chủ nghĩa Tam Dân (Chủ nghĩa Tam Dân – Lần giảng thứ 4), ngài Tôn Trung Sơn từng nói: “Sự phát triển khoa học của Châu Âu, sự tiến bộ của nền văn minh vật chất, chẳng qua là việc của hơn hai trăm năm trở lại đây. Nếu nói đến chân đế của triết học chính trị, người Châu Âu vẫn cần lưu tâm đến Trung Quốc. Các ngài đều biết rằng học vấn trên thế giới, giỏi nhất là nước Đức, nhưng hiện tại người nghiên cứu học vấn ở nước Đức vẫn phải nghiên cứu triết học của Trung Quốc, thậm chí là nghiên cứu giáo lý Đức Phật của Ấn Độ, để cứu vãn những lệch lạc trong khoa học của họ.”
Tiến sỹ Arnold J.Toynbee của nƣớc Anh lại cho rằng: “Muốn giải quyết vấn đề xã hội của thế kỷ 21, chỉ có học thuyết Khổng – Mạnh và Phật Pháp Đại Thừa”. Nếu tịnh tâm quan sát thế giới hỗn loạn khó lường ngày nay, muốn cứu thế giới, cứu Trung Quốc, chỉ có giáo dục văn hóa truyền thống của Trung Quốc mới thực hiện được. Trí huệ, ý niệm, phƣơng pháp, kinh nghiệm và thành quả trong việc trị quốc mà cha ông truyền lại cho đến ngày nay, đều là kết tinh quý báu đƣợc đúc kết từ sự khảo nghiệm qua hàng nghìn năm. Bộ sách [Quần Thư Trị Yếu] vô cùng trân quý! Quả thật có thể hiểu sâu và thực thi, thì mục tiêu đối với thiên hạ thái bình, cuộc sống hạnh phúc của cá nhân đều có thể đạt đƣợc một cách tự nhiên; nếu đi ngƣợc lại với đạo nghĩa, tất sẽ khó tránh khỏi tự chuốc lấy tai ương, tai họa khôn cùng. Tịnh Không hiểu sâu sắc rằng, sự xuất hiện trở lại của bộ sách [Quần Thư Trị Yếu] thực sự có sứ mạng thiêng liêng của chính nó, nên đã hoan hỷ ủy thác cho Thƣ Cục Thế Giới in sao và lưu thông 10.000 bộ, với dự định tặng cho ba miền ở hai bờ eo biển (Trung Quốc, Hong Kông, Ma Cao và Đài Loan) và các nước, các đảng, các vị lãnh đạo các cấp trên thế giới cùng học tập, như vậy một xã hội hài hòa và thế giới đại đồng sẽ không còn xa nữa. Nay vui mừng khi thấy [Quần Thư Trị Yếu] sắp đƣợc lưu thông trở lại, cùng lời đề nghị của nhân giả Diêm Sơ mà kính cẩn có vài lời tựa để biểu đạt lời tùy hỉ tán thán. Tịnh Không, Ngày 28 tháng 12 năm 2010, Hồng Kông.