Nền Tảng Thiết Lập Giới

04/05/201012:00 SA(Xem: 27831)
Nền Tảng Thiết Lập Giới
NỀN TẢNG THIẾT LẬP GIỚI
Thích Viên Giác

LỜI NÓI ĐẦU

Con người khác với loài động vật ở chổ biết đặt vấn đề về giá trị của đời sống; sống như thế nào thì gọi là thiện là tốt hoặc ngược lại là ác là xấu ? Làm thế nào để con người thể hiện hành vi của mình phù hợp với nhân tính ? Cần có một mục tiêu, lý tưởng để hướng dẫn con người hành động, do đó, triết học, tôn giáo, chủ nghĩa ra đời.

Đạo Phật chú trọng đến vấn đề giải thoát con người ra khỏi những ràng buộc, những đau khổ thông thường cho đến vượt thoát biển khổ trầm luân sinh tử, tử sinh, bằng cách khai thác năng lực tính Phật tiềm ẩn nơi mỗi chúng sinh và bằng khả năng tự lực của chính mình. Để bắt đầu, đạo Phật thiết lập giới luật để ngăn ngừa hành vi bất thiện của dục vọng bản năng, tạo điều kiện cho tính Phật xuất hiện, phát triển và hoàn thiện nhân cách đến chổ giải thoát hoàn toàn.

Tác dụng của giới luật trước hết là tạo nên con ngườitính cách ổn định, hướng về điều thiện, tránh xa điều ác, biểu hiện ở chổ kiểm soát chính mình, đối xử với mọi ngườihoàn cảnh như thế nào để đem đến sự bình anhạnh phúc cho đời sống con người. Sau đó, trên cơ sở đạo đức ấy, tâm lý được thanh lọc và đạt được trí tuệ, hội nhập thực tại vô ngã giải thoát tối hậu.

Giới luật của đạo Phật không xây dựng trên nền tảng tín điềuthiết lập giáo điều như các tôn giáo khác thường làm để bắt buộc tín đồ phải tuân thủ, mà xây dựng trên cơ sở thực tiển tâm lýxã hội, trên cơ sở quy luật của hạnh phúc hay đau khổ. Vì vậy, định nghĩa về giới luật (Sila) rất rõ là: ngăn ngừa những điều bất thiện, đình chỉ các điều ác (phòng phi chỉ ác); hoặc là đình chỉ các điều ác, thực hành các điều thiện (chỉ ác tác thiện) giới luật còn gọi là Vinaya, tức là điều phục hành vi, ngôn ngữ bất thiện trở nên thuần thiện; hay còn gọi là Patimokha tức là giải thoát từng phần, giữ giới nào thì giải thoát, tự do về giới ấy. Điều này có nghiã là tránh được điều bất thiện nào thì điều bất thiện đó không trói buộc, không làm hại được mình. Nói một cách tổng quát thì giới luật là kim chỉ nam cho hành động, giúp con người giải quyết những vấn đề bất ổn trong đời sống về mặt ứng xử, tâm lý và nhất là đối với lý tưởng giải thoát của người phật tử.

 

CHƯƠNG I
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH GIỚI LUẬT


Sau khi Đức Phật thành đạo dưới cội Bồ đề, Ngài đến vườn Lộc Uyển ở Isipatana gần Beneres hoá độ năm anh em Kiều Trần Như, năm người bạn đồng tu khổ hạnh với ngài trước kia. Giáo pháp được Đức Phật truyền dạy là con đường trung đạo tránh xa hai cực đoan: hưởng thụ dục lạckhổ hạnh ép xác. Đồng thời Ngài cũng thuyết giảng hệ thống bốn chân lý: chân lý về khổ (Dukkha), chân lý về nguồn gốc của khổ (Samudaya)Chân lý về khổ diệt (Nirodha), chân lý về con đường đưa đến khổ diệt (Magga). Năm Tôn giả lần lượt quán triệt bốn chân lý ấy và được Đức Phật chấp thuận cho làm đệ tử xuất gia. Đây là năm vị Tỳ kheo đầu tiên của Giáo hội. Từ đây ngôi Tam Bảo được hình thành: Đức Phật, giáo phápchúng Tăng, chỉ trong vòng hai tháng sau khi Ngài thành đạo.

I. GIÁO PHÁP LÀ GIỚI:

Để trở thành Tỳ kheo, năm anh em Kiều Trần Như chỉ giác ngộ chân lý, không cần có một thủ tục hay giới điều nào cần phải tuân thủ. Về sau trường hợp này gọi là:" Kiến đế đắc giới". Theo các tài liệu về sử học còn lưu lại thì buổi ban đầu này Đức Phật chỉ nói một câu:" Đến đây, này các Tỳ kheo, giáo pháp đã được khéo giảng, hãy sống đời phạm hạnh để đoạn tận khổ đau" (Đức Phật Lịch Sử. Tr 164 VNCPH ấn hành)

Thuở đầu thành lập Tăng đoàn, việc thọ giới Tỳ kheo chỉ là sự hợp thức hoá bởi chính Đức Phật. Khi Ngài thấy được người đệ tử ấy đã lãnh hội giáo phápphát nguyện xuất gia. Chưa có một giới điều nào, chưa có ý niệm gì về sự ràng buộc của quy chế,bởi lẻ giáo pháp chính là giới. Tính chân lý của giáo pháp cùng với năng lực vĩ đại của Đức Phật ảnh hưởng trực tiếp lên tâm trí của một người đã tạo nên tác dụng của giới là đình chỉ các điều ác, thực hành các việc thiện. Giáo pháp ở đây nên hiểu là bốn chân lý. Trong đó nguyên tắc hành trì để đạt được phạm hạnh thanh tịnhBát chánh đạo, con đường đưa đến khổ diệt. Hành trì Bát chánh đạo tự nó là giới, nếu phân biệt thì chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng là nội dung của giới. Nói một cách rộng rãi thì lãnh hội giáo pháptrí tuệ hiện hữu, đã có trí tuệ thì tội lỗi không sinh. Do sự giác ngộ chân lý trực tiếp từ lời dạy và phong cách của Đức Phật, Tăng già buổi ban đầu không cần phải có các giới điều hay quy chế làm gì. Trong luật tạng thời kỳ này được gọi là:" Vô sự Tăng".

Ngoài năm anh em Kiều Trần Như, vài tháng sau đó, Đức Phật độ cho Yasa, một thanh niên còn trẻ và giàu có ở Benares, được xuất giachứng quả A La Hán. Chẳng bao lâu, 50 bằng hữu của Yasa cũng gia nhập giáo đoàn và đều đắc A La Hán quả. Giáo đoàn đã được 60 vị. Đức Phật và 60 Tỳ kheo an cư lần đầu tiên tại vườn nai ở Isipatana.

Pháp và luật mà Đức Phật luôn luôn giảng dạy, nhắc nhở là đoạn trừ ác nghiệp những lầm lỗi ở nơi thân nghiệp, khẩu nghiệpý nghiệp.

Như vậy, dù chưa chế giới nhưng nền tảng của giới cũng đã thiết lập bao gồm Đạo đức luận và giải thoát luận.

II. BA PHÁP QUY Y LÀ GIỚI:

Sau mùa an cư đầu tiên, Đức Phật quyết định truyền bá con đường giải thoát một cách rộng rãi; Ngài tập trung 60 vị Tỳ kheo và dạy:" Này các Tỳ kheo hãy đi khắp nơi vì an lạchạnh phúc của số đông, do lòng từ bi đối với cuộc đời, vì lợi lạchạnh phúc của trời và người. Chớ đi hai người cùng chung đường với nhau. Này các Tỳ kheo, hãy thuyết giảng giáo pháp cao thượng ở lúc đầu,cao thượng ở lúc giữa, cao thưọng ở lúc cuối, trong tâm trí và trong ngôn từ. Hãy rao giảng sự viên mãn, đời sống thanh tịnh của trạng thái cao cả. Có những kẻ mà trí óc chỉ bị che mờ bởi đôi chút bụi bặm, nếu không nghe giảng pháp thì họ không thể đạt được giải thoát; những kẻ ấy sẽ hiểu pháp". (Mahavagga I.12)

Thọ lãnh những huấn thị ấy của Đức Thế Tôn, các Tỳ kheo lên đường hoằng hóa, tiếp độ chúng nhân ngày càng đông. Từ đó nảy sinh ra một điều bất tiện là khi có người xin xuất gia, các vị Tôn giả đều phải giới thiệu hoặc đưa ngưòi ấy về Isipatana để xin Đức Phật cho thọ giới. Vì thuở đó Đức Phật chưa cho phép các vị Tỳ kheo tự ý truyền giới xuất gia. Sự bất tiện nữa là Đức Phật không thể ở yên một trú xứ chờ đợi các đệ tử đưa người về; bản thân của Ngài cũng vân du đây đó để hoá độ chúng sinh. Để giải quyết vấn đề, Ngài triệu tập Tăng đoàn hội ý. Sau khi thảo luận, Đức Phật dạy:" Này các Tỳ kheo, ta cho phép chư vị khi ở trong những xứ sở, thôn làng xa xôi có quyền truyền tiểu giới xuất gia (pabbajà, sadi) và đại giới xuất gia (Upasampadà, Tỳ kheo).Việc ấy phải thực hiện theo cách này: Trước tiên hãy cho giới tử cạo sạch râu tóc, đắp các y vàng và phủ ra bên trái với thượng y; hãy cho phép vị ấy quỳ xuống cung kính nghiêng mình trước giới sư với hai tay chắp lại. Sau đó vị ấy phải được dạy bảo lặp lại câu:" Đệ tử xin quy y Phật; đệ tử xin quy y pháp; đệ tử xin quy y tăng." Câu này phải được lặp lại ba lần." Này chư Tỳ kheo, ta cho phép chư vị truyền tiểu giớiđại giới xuất gia của một tân thọ Tỳ kheo bằng cách nhận tam quy này" (ĐP LS). Từ đó, phương pháp truyền giớithọ giới được thành lập. Nội dung của giới được truyền chỉ đơn giản là ba pháp quy y;mặc dù có phân biệt tiểu giớiđại giới, nhưng không có phân biệt về nội dung giới pháp. Đây là trường hợp mà trong luật tạng gọi là:" Tam ngữ đắc giới"

Sau này, khi giới luật phát triển đầy đủ, ba pháp quy y không còn đóng vai trò quan trọng và lớn lao như vậy nữa. Có người cho rằng, ba pháp quy y không phải là giới; nhưng trên thực tế, ba pháp quy y vẫn phát sinh tác dụng của giới. Nghĩa là ngăn ngừa điều ác, những điều kiện bất thiện phát sinh. Ngài Thánh Nghiêm ở Trung Hoa viết trong tác phẩm Giới Luật Học Cương Yếu rằng:" Thật ra Tam quy cũng là giới." Bởi vì, nghĩa của giới là cấm ngăn. Sau khi quy y cũng có ba thứ cấm ngăn:" Quy y Phật suốt đời không quy y thiên ma ngoại đạo; Quy y pháp suốt đời chẳng quy y tà thuyết ngoại đạo; Quy y Tăng suốt đời chẳng quy y đồ chúng ngoại đạo. Vì thế, bản thân của quy y Tam Bảolà có bao hàm đặc chất của một loại giới." (Tuệ Đăng dịch).

Như vậy, sự phát triển giáo đoàn đã thúc đẩy hình thành một quy chế truyền giới; tuy đơn giản nhưng đó vẫn là một phương thức mang tính cách quy chế. Đối với hàng ngũ cưtại gia, khi muốn trở thành một tín đồ Phật giáo, phương thức nhập đạo cũng chỉ là phát nguyện Tam quy. Các cư sĩ thường tác bạch:" Bạch Đức Thế Tôn, nay đệ tử xin quy y Thế Tôn, quy y pháp; quy y Tăng; ước mong Thế Tôn nhận đệ tử làm cư sĩ tại gia từ nay cho đến trọn đời" (Trường Bộ Kinh). Không thấy truyền thọ 5 giới, có lẻ 5 giới được mặc nhiên hành trì; vì đó là những nguyên tắc đạo đức phổ quát đương thời được Đức Phật hệ thống lại về sau. Phương thức truyền giớithọ giới bằng cách đọc Tam quy chỉ dành cho các Tỳ kheo sử dụng. Riêng Đức Phật, Ngài rất ít khi sử dụng. Ngài thương dùng câu;" Thiện lai Tỳ kheo"," Hãy đến đây, Tỳ kheo" (Ehi, Bhikka) là một sự vị thiện nam tử trở thành một người xuất gia thực thụ. Cách truyền giới này chỉ có Đức Phật sử dụng mà thôi

.III. GIỚI KINH:

Trong kinh có đề cập đến sự tập trung Tăng chúng vào những ngày trăng tròn và không trăng để đọc tụng giới kinh. Như vậy, dù chưa hình thành rõ nét giới bổn, nhưng chắc chắn đã có những bài kinh gọi là giới kinh để nhắc nhở Tăng chúng thúc liễm thân tâm và để thanh lọc thân khẩu ý.

Trong giới bổn Tỳ kheo có 7 bài kệ của 7 Đức Phật kể từ Đức Phật Tỳ Bà Thi cho đến Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được gọi là giới kinh. Hình thức của bài kệ ngắn gọn, dễ thuộc, nội dung khích lệ tu tập để làm trong sạch thân khẩu ý. Giới bản Tỳ kheo nói rõ rằng: " Đây là giới căn bản ứng dụng cho chư Tăng Vô sự" thuở ban đầu. Sau này, giới luật phát triển cũng chỉ làm phong phú thêm mà thôi; có thể trích dẫn 1 trong 7 bài giới kinh như sau: Giới kinh do Đức Thích Ca Mâu Ni dạy:

" Khéo léo mà giữ

Miệng lưỡi lời tiếng

Tự mình làm sạch

Tâm trí của mình

thân thể nữa

Cũng đừng làm ác

Đó là đường sạch

Của cả ba nghiệp

Khả năng đạt được

Đường sạch như vậy

Chính là đường đi

Của Bậc Đại Tiên".

" Bài tụng này là giới kinh của Thích Ca Mâu Ni đấng Như Lai, đấng Vô Trước, đấng Chánh Biến Tri thuyết ra cho chư Tăng không có mọi sự tội lỗi trong 12 năm đầu. Từ đó về sau, chỉ là phân tích phong phú giới kinh này." (Tỳ kheo giới. Trí Quang dịch 1974)

Qua bài tụng giới kinh tiêu biểu trên, chúng ta có thể thấy rằng, thanh lọc thân khẩu ýmục tiêu của sự hành trì giới và mục tiêu của đời sống phạm hạnh.

Qua năm thứ ba sau ngày Đức Phật thành đạo, giáo đoàn đã lên đến con số 1250 vị gồm 1000 đệ tử của ba anh em Kassapa, 250đệ tử của Sàriputta và Mogallàna. Với số lượng Tăng chúng đông đảo như vậy, để có sự ổn định, ngoài các bài tụng giới kinh, chắc chắn Đức Phật có chế ra một ít giới luật để ngăn ngừa những sự rắc rối xảy ra trong đời sống tập thể và đối với quần chúng xã hội. HW Schuman, trong tác phẩm Đức Phật Lịch Sử của ông có đề cập vấn đề này:" Bậc đạo sư đưa ra một loạt huấn thị để dạy chư vị Tỳ kheo biết giữ phép xã giao nhã nhặn, phải đắp y đúng luật Sa môn, cư xử khiêm tốn trước các thí chủ và thọ thực trong im lặng.

Những trường hợp bất kính đối với các vị thầy giáo huấn lớp tân Tỳ kheo cũng khiến Ngài ban hành các giới luật về vấn đề này. Ngài truyền lệnh các Tỳ kheo phải vâng lời của các giáo thọ, phải chăm sóc y phục của các giáo thọ, phải rửa sạch bình bát và lau chùi sàng tọa của thầy mình". (Trần Phương Lan dịch. Tr 232).

IV.NI GIỚI:

Năm 504 BC, sau khi Đức Phật thành đạo 5 năm, trong dịp Ngài về thăm phụ vương đang bệnh nặng và sau đó ông qua đời, đây là lần thứ 2 Ngài về hoàng cung, bà Mahapajapati- di mẫu của Đức Phật cầu xin xuất gia. Mặc dù Đức Phật 3 lần từ chối bà đã tự cạo đầu, khoác áo cà sa cùng với một số cung phi trong hoàng tộc đi từ Kapilavatthu đến thành Vaisali gặp Ngài xin xuất gia. Dù vậy, Đức Phật vẫn từ chối. Tôn giả Ananda, đã không cầm lòng được và lên tiếng cầu xin giúp. Cuối cùng, Đức Phật dạy:" Này Ananda, nếu mẫu hậu Mahapajapati cam kết tuân theo tám trọng giới này thì hãy xem đây là lễ thọ giới của bà." Bà Mahapajapati chấp nhận mọi diều kiện và trở thành vị Tỳ kheo ni đầu tiên.

Nội dung của Bát kỉnh pháp là đề cao vai trò của Tăng chúng, Tỳ kheo ni phải phục tùng và kính trọng Tăng chúng. Bát kỉnh pháp quy định một Tỳ kheo ni dù đã 100 tuổi hạ cũng phải cung kính đảnh lễ vị Tỳ kheo 1 hạ … Lý do Đức Phật thiết lập Bát kỉnh pháp là để phòng ngừa sự quá đáng của ni giới đối với chư Tăng về mọi mặt. Như trong kinh Tăng Chi Phật dạy:" Này Ananda, cũng như một người vì nghĩ đến tương lai mà lo xây đập ngăn hồ nước lớn không cho nước chảy qua. Cũng vậy, này Ananda vì nghĩ đến tương lai ta mới ban hành Bát kỉnh pháp này cho các Tỳ kheo ni để họ trọn đời không vượt qua".

Như vậy, ngoài những nguyên tắc đơn giản là truyền Tam quy, Ni chúng còn được truyền Bát kỉnh pháp để trở thành Tỳ kheo ni. Về sau, giới luật của Tỳ kheo ni cũng nhiều hơn giới luật của Tỳ kheo; đơn giản, là vì người nữ về mặt sinh lý, tâm lý, xã hội… đều phức tạp hơn nam giới.

Qua quá trình ở trên, chúng ta nhận thấy giới luật của Tỳ kheoTỳ kheo ni thời kỳ này chủ yếu là coi trọng giới thể chứ chưa đặt nặng giới tướng. Vì vậy, khi một Tỳ kheo hay một Tỳ kheo ni được thọ giới hoặc đắc giới có nghĩa là giới thể vô biểu phát khởi trong thân tâm của người thọ. Đó là nột loại ấn tượng có thể tạo ra năng lực chi phối các hoạt động của thân khẩu ý. Năng lực ấy tuy không thấy được bằng mắt nhưng tác dụng rất rõ. Đó là ngăn ngừa được sự bất thiện của thân, khẩu, ý.Đây chính là cốt lõi của Tỳ kheoTỳ kheo ni giới.

Giới Tỳ kheo được gọi là giới Cụ túc, tiếng phạn là Upasampàda, dịch là Cận viên, nghĩa là gần với sự viên mãn; hay nói cách khác là gần với quả vị cao thượng của A La Hán. Đời sống của một vị A La Hán có 4 sự thanh tịnh:

a. Biệt giải thoát luật nghi

b. Căn luật nghi

c. Mạng luật nghi

d. Chánh niệm tỉnh giác.

Đầy đủ 4 sự thanh tịnh này gọi là Cụ túc giới. Tổng kết các trường hợp đắc giới Cụ túc, Luật tạng nêu ra 10 trường hợp:

 1.

 Tự nhiên đắc giới: Đây là trường hợp của Đức Phật hay Độc Giác Phật, do tự mình chứng ngộ, không có ai truyền.
 2.

 Kiến đế đắc giới: Như trường hợp của năm anh em Kiều Trần Như, thấy được 4 chân lý bước vào thánh đạođắc giới.
 3.

 Thiện lai Tỳ kheo: được Đức Phật gọi là Thiện lai Tỳ kheođắc giới.
 4.

 Do xác nhận Phật là thầy: Đây là trường hợp của Tôn giả Ca Diếp khi gặp Đức Phật liền tuyên bố:" Đây là bậc đạo sư của tôi" mà đắc giới Cụ túc.
 5.

 Do kheó trả lời: Đây là trường hợp của Tô Đà Di mới 7 tuổi đã trả lời một cách khéo léo câu hỏi của Phật rằng:" Nhà con ở đâu ?". Đáp:" Ba cõi không đâu là nhà" Đức Phật cho thọ giới Cụ túc.
 6.

 Do thọ Bát kỉnh pháp: Đây là trường hợp bà Mahapajapati, di mẫu của Đức Thế Tôn, chấp nhân 8 phép tôn trọng đối với Tăng mà đắc Cụ túc giới.
 7.

 Do gởi đại diện: Đây là trường hợp của ni cô Pháp Thọ; do có sắc đẹp nổi tiếng nên khi hay tin nàng xuất gia thọ giới, nhiều thanh niên tổ chức đón đường bắt cóc. Phật cho phép nàng gởi người đại diện đến giữa Tăng mà thọ, sau đó về truyền lại.
 8.

 Do người thứ 5 là người trì luật: Trường hợpbiên cương không đủ túc số 10 Tăng, được cho phép chỉ đủ 5 người, nhưng 1 trong 5 người phải biết pháp yết ma truyền giới.
 9.

 Thọ giới đủ 10 Tỳ kheo truyền: Đây là trường hợp thông thường bắt buộc đối với vùng đô thị và nơi đủ túc số Tăng.
 10.

 Tam ngữ đắc giới: Đây là trường hợp thọ Cụ túc giới bằng cách đọc 3 lần:" Quy y Phật; quy y pháp; quy y Tăng"

Cách này là cách truyền giới thuở ban đầu thành lập Tăng đoàn.

Tóm lại, giới luật trong thời kỳ ban đầu của giáo đoàn đặt trọng tâm vào giáo phápđời sống phạm hạnh. Những giới luật của người xuất gia chưa cần phải thiết lập. Nghi thức truyền thọ Cụ túc giới cũng rất đơn giản, ngắn gọn. Do tình hình sinh hoạt thực tế của giáo đoàn, Đức Phật dần dần thiết lập giới. Theo Luật tạng thì cho đến năm thứ 12 sau ngày Phật thành đạo giới luật mới chính thức được thành lập. Năm thứ 5 sau ngày Phật thành đạo, Tôn giả Ưupali xuất gia, vì là ngưòi có năng khiếu về phân tích giới luật, nên Đức Phật thường giao cho Tôn giả nhiệm vụ nghiên cứu giới luật để hình thành luật tạng.sự hình thành giới bổn kéo dài cho đến khi Đức Phật nhập Niết bàn mới chấm dứt.

V. GIỚI BỒN:

1. Giới của người cư sĩ tại gia:

Theo nguyên tắc, người cư sĩ tại gia phải có đủ 2 điều kiện để trở thành một phật tử chân chính. Đó là thọ nhận 3 pháp quy yhành trì 5 giới cấm, 5 giới cũng được truyền và thọ đúng nguyên tắc. Tuy nhiên, thời kỳ đầu của giáo đoàn, người cư sĩ không cần phải thọ giới hay được truyền 5 giới mà chỉ cần phát nguyện thọ Tam quy theo nghi thức rất đơn giản là lặp lại 3 lần Tam quy.
Người cư sĩ tại gia đầu tiên của Đức Phật là hai thương gia Tapassu và Bhallika, hai thương gia này trên đường về quê gặp được Đức Phật vừa mới đắc đạo chưa đi hoằng hoá. Trước phong cách đặc biệt của một vị giác ngộ, hai thương gia dừng lại thăm hỏi đảnh lễcúng dường một ít mật và bột. Sau đó họ quỳ xuống và bạch rằng:" Bạch Đức Thế Tôn, chúng con xin quy y Phật, quy y pháp, xin Ngài thâu nhận chúng con làm thiện tín kể từ nay cho đến ngày cuối cùng đời chúng con". Đó là 2 vị thiện tín đầu tiên quy y nhị bảo. (Đức PhậtPhật pháp. Tr 78 Narada).

Trong thời gian đầu tiên này, Đức Phật cũng nhận nữ thiện tín đầu tiên quy y nhị bảo. Đó là nàng Sunjata, người dâng bát sữa đầu tiên khi Đức Phật từ bỏ con đường tu khổ hạnh.

Người cư sĩ đầu tiên quy y Tam bảothân phụ của Yasa. Yasa là một thanh niên giàu có, con một, của một thương gia. Do chán đời sống gia đình xa hoa vô nghĩa, một hôm anh ta đến vườn nai ở Isipatana gặp được Đức Phật, nghe thuyết pháp; cuối cùng Yasa giác ngộ chân lý và muốn xuất gia theo Đức Phật. Thân phụ của Yasa đi tìm con; ông ta đến vườn Nai hỏi thăm Đức Phật. Đức Phật bảo ông ta ngồi xuống và thuyết pháp cho ông nghe. Nghe xong, ông hoan hỷ xin quy y Tam bảo. Từ đó những cư sĩ muốn trở thành đệ tử của Đức Phật thường đọc 3 lần quy y Tam bảo.

Năm giới cấm của người phật tử tại gia do Đức Phật chế và trở thành giới điều thực sự có lẻ khoảng năm thứ 12 sau ngày thành đạo trở lên; nghĩa là hình thành cùng khoảng thời gian hình thành giới bổn của người xuất gia.

Thật ra, như chúng ta thấy, dù nói 5 giới là của người phật tử tại gia nhưng lại là giới nền tảng, căn bản cho cả người xuất gia. Năm giới Đức Phật dạy được ghi chép lại trong kinh Trung A Hàm 128 là bài kinh Ưu-bà- tắc (bản kinh do Sanghadeva dịch ra chữ hán), tương đương với kinh gia chủ trong Anguttava Nikàya. Kinh này Đức Phật dạy cho cư sĩ Cấp Cô Độc cùng với 500 cư sĩ bằng hữu của Cấo Cô Độc tại tịnh xá Kỳ Hoàn thuộc nước xá vệ (Savatthi).

Nội dung 5 giới được trình bày rất rõ ràng và đầy đủ cả hai mặt Chỉ trìTác trì, nghĩa là rất tích cực. Ví dụ, giới thứ nhất xa lià sát sinh, Phật dạy:" Bạch y thánh đệ tử xa lià sát sinh, vứt bỏ khí giới, có tâm hổ thẹn, có tâm từ bi thường thực hành hạnh lợi ích cho tất cả, cho đến loài côn trùng (phóng sinh, bảo vệ sinh vật). Đấy là pháp thứ nhất mà bạch y thánh đệ tử giữ gìnthực hành một cách hoàn hảo".

Căn cứ vào bài kinh trên trên chúng ta có thể rút ra vài nhận định như sau. Đối tượng mà Đức Phật thuyết giảng 5 giới là cư sĩ hết sức ủng hộsùng kính Đức Phật cũng như giáo đoàn. Đây là lần đầu tiên Đức Phật thuyết về 5 giới như là những tiêu chuẩn đạo đức cho người cư sĩ tại gia.

Thời gian thuyết kinh này khoảng từ năm thứ 10 đến thứ 12 sau ngày thành đạo. Cấp Cô Độc có duyên gặp Phật rất sớm vào năm thứ 3 sau ngày thành đạo và ông đã dâng cúng tịnh xá Kỳ Hoàn ở Xá Vệ (Savatthi) năm sau đó, tức khoảng 526-527 BC. Nhưng Đức Phật không ở Kỳ Hoàn cho đến 515 (hơn 10 năm sau) Ngài mới an cư lần đầu tiên tại đây. Từ đó cho đến cuối đời, phần lớn các mùa an cư Đức Phật đều ngụ tại tịnh xá Kỳ Hoàn, theo sử ghi lại khoảng 19 lần Ngài an cư tại nơi này. Ngài Narada viết trong tác phẩm Đức PhậtPhật pháp rằng:" Đức Phật an cư 19 lần ở jetavana. Đa số các bài pháp liên quan đến hàng cư sĩ là do Đức Phật giảng cho Cấp Cô Độc".

Trong phần duyên khởi của kinh nói Cấp Cô Độc đến thăm ngài Xá Lợi Phất chuyển hoá các cư sĩ chưa hiểu đạo này. Điều cần nói thêm ở đây là mối giao tình giữa ngài Xá Lợi PhấtCấp Cô Độc rất đặc biệt.Ngài Xá Lợi Phất dẫn dắt 500 cư sĩ đến trình diện Đức Thế Tôn với thâm ý là Đức Thế Tôn trực tiếp giảng dạy họ. Đức Phật nhận thấy rằng, đây là cơ hội để chính thức dạy cho hàng ngũ cưthực hành 5 giới như là những nguyên tắc cơ bản của một cư sĩ theo Phật. Việc Cấp Cô Độc dẫn dắt số lượng cư sĩ đã khá mạnh, nhu cầu tu học đã cao. Điều đó cũng nói lên sự bắt rễ vững chắc của giáo đoàn ở Savatthi.

Thời gian đầu của Đức Phật ở tại Savatthi, ngoài sự hộ trì của cư sĩ Cấp Cô Độc, Đức Phậtgiáo đoàn còn được sự hộ trì của một nữ cư sĩ nổi tiếng là Visàkhà. Cô là con gái triệu phú Dhanàrjaya, lúc lên 7 tuổi, cô đã có cơ duyên gặp Phật nhân dịp Ngài du hành đến Bhaddiya, quê hương của cô. Sau khi nghe Đức Phật thuyết pháp, cô trở thành một phật tử thuần thành. (Sách ghi là cô chứng quả Tu Đà Hoàn) khoảng năm 17 tuổi cô lấy chồng, cũng con một triệu phú, tên là Punnavadhana. Về nhà chồng ở Savatthi, được gần gủi Đức Phậtchư Tăng, cô rất vui mừnghết lòng ủng hộ Phật pháp. Cô đã chuyển hóa cha chồng từ một đệ tử đắc lực của giáo phái Nigantha trở thành đệ tử của Đức Phật. Bà đã cúng dường Đức Phậtchúng Tăng đầy đủ đến suốt đời theo tâm nguyện của mình. Đặc biệt, Visàkhà dâng cúng Đức Phật một tịnh xá tên là Pubbàràma(Đông Viên Trùng Các) cách tịnh xá Jetavana không xa.

Đức Phật đã an cư tại đây 6 mùa mưa. Bà là người nữ cư sĩđược Đức Phật dạy rất nhiều bài kinh liên quan đến đời sống của người cư sĩ, đặc biệt là pháp Bát Quan Trai Giới.

Bát Quan Trai Giới mà các phật tử ngày nay thọ trì tu tập khởi nguyên là Đức Phật dạy cho Visàkha. Nội dung Bát Quan Trai được ghi chép lại trong kinh A Hàm IV, kinh Trì Trai 202. Từ bài kinh này ta có thể rút ra một vài nhận định sau:

Bát Quan Trai Giới đã được Đức Phật thuyết lần đầu cho Visakha tại Đông Viên Trùng Các, vào dịp an cư mùa mưa. Có lẽ là sau thời gian thuyết 5 giới cho Cấp Cô Độc.Visàkhà thường đến tịnh xá để hầu thăm Đức Phật vào những ngày trăng tròn. Nàng phát nguyện trì trai trọn ngày; nhân đó Đức Phật dạy cho Visàkhà về phương pháp trì trai chân chính gọi là Tám Chi Thánh Trai.

Nội dung tám giới, 5 giới đầu tương tự 5 giới của người cư sĩĐức Phật dạy cho Cấp Cô Độc, trừ giới thứ 3 thêm là không dâm dục. Những giới còn lại là không nằm giường cao rộng lớn, xa lìa trang sức, ca vũ nhạc và không ăn phi thời. Ba giới sau tương đương với giới của sa di, nghĩa là giới của người xuất gia. Chứng tỏ giới sa di cũng được thiết lập hoàn chỉnh. Mục đích của Bát Quan Trai là tạo cơ hội cho hàng ngũ cư sĩ có diều kiện tu tập giải thoát, nâng cao đời sống tâm linhtrí tuệ, ít nhấtthực hành hạnh xuất gia. Trong kinh Trì Trai Đức Phật coi Tám Thánh Trai này tương đương với phẩm hạnh của một vị A La Hán; có thể lấy một giới để ví dụ, như giới thứ ba:" Này nữ cư sĩ, Đa văn thánh đệ tử khi trì trai tư duy như vầy:" A La Hán cân nhân rọn đời xa lià phi pham hạnh, đoạn trừ phi phạm hạnh, tu hành phạm hạnh, chí tâm thanh tịnh, sống không xú uế, ly dục, đoạn dâm. Đối với phi phạm hạnh, nay tôi tịnh trừ tâm ấy". Ta coi chi này như của A La Hán ngang nhau không khác, do đó gọi là trai (Kinh Trì Trai tương đương Tăng Chi III. Phẩm Ngày Trai Giới).

Như vậy tuy gọi là 5 giới hay 8 giới của người cư sĩ tại gia nhưng vẫn là giới luật nền tảng của người xuất gia. Bởi lẻ mục tiêu giải thoát là một và con đường đi đến giải thoát cũng là một.

Qua trình bày trên, chúng ta có thể tạm kết luận quá trình hình thành giới của người phật tử tại gia đến khi hoàn chỉnh ở vào thời điểm giáo đoàn hưng thịnh hàng ngũ cư sĩ đông đảo đã có nhu cầu tu học cao; tức là thời gian từ năm thứ 12 cho đến thứ 15 sau ngày thành đạo. Hai vị cưnổi bậtCấp Cô Độc và Visàkhà được xem như là khởi nguyên giới luật của người phật tử tại gia. Nội dung của các giới điều ấy rất cụ thể, mang tính tích cựcphù hợp với đời sống con người xã hộilý tưởng giải thoát.

2. Giới của người xuất gia:

Như chúng ta đã biết, buổi ban sơ của giáo đoàn chưa thiết lập giới. Chúng Tỳ kheo dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Đức Phật rất thanh tịnh. Theo luật tạng, thời gian này kéo dài 12 năm. Tuy nhiên, khoảng năm thứ 6 trở đi những huấn thị của Đức Phật về những điều nên làm thuộc về phép xả giao, sự khiêm tốn, đối xử với các thầy giáo thọ phải săn sóclễ độ … đã được hình thành.

Đối với người xuất gia, giới nhỏ nhất là sa di giới gồm có 10 giới. Người được coi là vị sa di đầu tiên của giáo hộiLa Hầu La, Ngài theo Phật từ lúc Đức Phật về thăm hoàng cung lần đầu tiên kể từ khi bỏ thành ra đi, khoảng năm 526 BC. Bấy giờ, La Hầu La đã được 9 tuổi. Đức Phật giao La Hầu La cho Tôn giả Xá Lợi Phất dạy dỗ. Tôn giả Xá Lợi Phất chỉ hướng dẫn La Hầu La những đức hạnh căn bản của người xuất giaphương pháp luyện tâm đơn giản, tuân thủ lý tưởng tu tập bản thân như một vị tỳ kheo; chưa có gì khác biệt chỉ ở chổ tuổi tác, chưa đủ 20 tuổi thì chưa thành Tỳ kheo được.

Mười giới sa di chưa hình thành vào thời kỳ này, lúc khoảng 15 tuổi, La Hầu La vi phạm lỗi nói dối, Đức Phật đích thân dạy La Hầu La phương pháp kiểm soát, kiềm chế thân khẩu ý (Xem kinh Giáo Giới La Hầu La, Trung Bộ Kinh II"; không thấy Đức Phật đề cập đến lỗi nói dối như là đã vi phạm giới thứ tư của người sa di. Ngay cả giới không được uống rượu cho đến 520 BC mới được quy định, tức năm thứ 8 sau ngày thành đạo.

Khi ấy, Đức Phật đến xứ Kosambi, hành vi củc các Tỳ kheo ở đây thường bị chỉ trích. Nổi bậttỳ kheo Sagata, sau khi uống rượu say nằm trước cổng thành Kosambi, các Tỳ kheo khác phải khiêng về, Nhân đó, Đức Phật ban hành luật cấm Tăng chúng uống rượu và ra điều luật nếu sa di uống rượu sẽ bị bát bỏ quyền thọ cụ túc giới (sđd T.28).

Ap lực hình thành giới luật ngày càng mạnh, vì Tăng chúng ngày mỗi đông, những thành phần phức tạp xen lẫn vào Tăng đoàn nên phải bổ sung những điều giới phù hợp bảo đảm sự thanh tịnh của giáo đoàn. Những diều giới của người xuất gia được hình thành sớm hơn của người tại gia, ban đầu gồm 10 giới (Sau gọi là giới sa di):

 1.

 Không sát sinh hại mạng.
 2.

 Không lấy của không cho.
 3.

 Không dâm dục.
 4.

 Không nói dối.
 5.

 Không uống rượu.
 6.

 Không thọ thực sau giờ ngọ.
 7.

 Không tham dự các buổi ca vũ nhạc kịch.
 8.

 Không dùng trành hoa hương liệu, son phấn vàng ngọc trang sức.
 9.

 Không dùng sàng toạ cao sang rộng lớn.
 10.

 Không nhận tiền, vàng, bạc …

Mười giới trên là giới của người xuất gia, sa di hay tỳ kheo cũng phải giữ như vậy; mục đích là giữ sự thanh tịnh của Tăng đoàn, tránh xa các hành vi phù phiếm thế tục để dễ dàng tu tập chánh niệm. Giới bổn quy định rõ 10 giới trên là của sa di, có lẽ từ năm thứ 12 khi mà giới luật Tỳ kheo được thành lập.

Quá trình hình thành giới Tỳ kheo trải qua thời gian khá dài. Đức Phật không chủ trương thiết lập hệ thống giới luật để kiềm chế chúng Tăng, do tình hình thực tếthuận theo nhu cầu của Tăng mà thiết lập giới. Khi một Tỳ kheo phạm vào một bất thiện pháp nào, Đức Phật họp tăng và chế giới ấy. Sự tình chế giới có lẽ vào năm thứ 5 kéo dài đến cuối đời Ngài. Luật tạng thực sự được thành lập phải là thời kỳ kết tập thứ nhất sau khi Phật diệt độ 3 tháng. Luật tăng Kỳ ghi lại sự kiện Tôn giả Xá Lợi Phất thấy sự cần thiết phải có khung giới luật hoàn chỉnh, nên yêu cầu Đức Phật chế giới đầy đủ. Đức Phật từ chối, ngài dạy:" này Xá Lợi Phất, trong chúng của ta chưa từng có pháp hữu lậu. Trong chúng này của ta, người nhỏ nhất cũng đắc quả Tu Đà Hoàn. Các Đức Phật Như Lai không vì chưa có pháp hữu lậukết giới cho các đệ tử". Vậy cho thấy, giới luật của Đức Phật khôngmang tính cưỡng chế.

Trường hợp chế giới Tỳ kheo, theo luật tăng kỳ thì giới đầu tiên là giới bất dâm, được thiết lập vào năm thứ 5 sau ngày thành đến năm thứ 12 thì giới tỳ kheo đã lên đến 120 điều. Luật chép:" Đức Thế Tôn ở thành Tỳ Xá Ly, sau khi thành đạo được 5 năm, nữa tháng thứ 5 của mùa đông, ngày 12 sau khi thọ trai xong bóng mặt trời ngã về hướng tây một người rưỡi, Đức Phật chế giới này cho con trai của một trương giả Da xá ca lan Đà". Giới thứ hai là giới trộm cắp, Phật chế ở thành vương xá vào năm thứ sáu, chế cho người thợ gốm tên là Đạt Ni Ca. Điều thứ ba là giới sát sinh, Đức Thế Tôn ở thành Tỳ Xá Ly vào năm thứ sáu, nhân các Tỳ kheo tu bất tịnh quán, nhàm chán xác thân nên nhờ Lộc Trượng giết, Lộc Trượng (Migalandika) là một tỳ kheo, trước kia là ngoại đạo trà trộn vào chúng Tỳ kheo, có biện tài chặt đứt đầu một cách nhanh chóng những người muốn tự sát, bấy giờ ngài liền chế giới này. Giới thứ tư là Đại Vọng Ngữ, Đức Thế Tôn ở tại Xá Vệ, năm thứ sáu, nhiều Tỳ kheo đi vàolàng xưng là A La Hán. Như vậy, các trọng giới của Tỳ kheo đã được chế trong vòng 2 năm. Đó là theo quan điểm của luật Tăng Kỳ. Vấn đề lịch sử về quá trình hình thành giới luật rất phức tạp, khó mà chính xác được.

Luật tạng gồm các bộ luật ghi chép các giới điều ngăn cấm và phương cách xử lý khi có ai vi phạm giới tướng của Tỳ kheo giới có 250 điều, Tỳ kheo ni có 348 điều. Sau khi Đức Phật diệt độ, lần kết tập thứ nhất Tôn giả Ưu Ba Ly đã đọc tụng 80 lần mới hoàn thành, nên gọi là:" Bát Thập Tụng Luật". Sau này thời kỳ phân phái luật tạng chia ra nhiều bộ nữa. Luật tạng được hình thành không theo hệ thống mà dựa theo các sự kiện thực tế. Ngài Ưu Ba Ly sắp xếp theo mức độ nặng nhẹ tuần tự 8 phần như sau

 1.

 Baladi (Paràjika) có 4 tội: Hành dâm, đạo tặc, sát nhân và đại vọng ngữ. Gọi là Baladi nghiã là thất bại, sẽ bị tẩn xuất ra khỏi giáo hội (Ni có 8 tội).
 2.

 Tăng già bà thi sa (Sanghàdisesa): nghiã là yêu cầu hội họp tănh chúng. Giới này Tăng có 13, Ni có 17. Vị nào phạm các giới này, người có tội phải thú nhận trước cuộc họp tăng chúng.
 3.

 Bất định (Aniyatà): Những sự vi phạm giới này là trường hợp cần phải diều tra để quyết định xem chúng thuộc một hay hai. Cách xử phạt sẽ khác nhau tuỳ theo trường hợp. Có 2 giới bất địng cho Tỳ kheo.
 4.

 Ni tát kỳ ba dật đề (Nissaggaya- Pàcittiya): Nghĩa là:" Xả đoạ" người phạm phải đem tài vật ấy xả cho tăng rồi đến trước Tăng sám hối. Có 30 giới cho tăng và Ni.
 5.

 Ba dật đề (pàcittiya) nghĩa là cần phải chuộc tội. Đây là giới luật nếu vi phạm là không thanh tịnh cần phải chuộc tội bằng cách thú nhận trước chúng Tăng hay trước vị Tỳ kheo. Có 90 giới cho Tỳ kheo và 166 giới cho tỳ kheo ni.
 6.

 Ba la đề xá ni (Pàtidesaniya) nghĩa là cần phải thú nhận sám hối trước một vị tăng. Có 4 giới cho Tăng và 8 giới cho Ni.
 7.

 Pháp chúng học (Sekhiya) là những nguyên tắc xử thế, những phép cư xử lịch sử của Tăng ni về y phục, thái độ lúc đi khất thực, vệ sinh cá nhân. Không có hình phạt chính thức nào dành cho vi phạm.Có 100 pháp cho Tăng và Ni.
 8.

 Pháp diệt tránh (Adhikarama) nghĩa là ổn định thanh chấp, là các giới lu\iên hệ đến phương cách ổn định các mối tranh chấp và loại trừ các sự sai biệt về ý kiến. Có 7 phương pháp (tham khảo Đức Phật lịch sử – VNCPPHVN ấn hành).

Luật bát Thập Tụng được truyền trì nghiêm cẩn qua 5 Tôn giả: Ca Diếp (Mahakassapa), Anan (Ananda), Mạc Diền Địa (Mad- hyàntika), Thương Na Hoà Tu (Sànavàsa), Ưu Ba Cúc Đa (Upagupta), Tạng luật vãn không có gì thay đổi. Nhưng Ưu Ba Cúc Đa có 5 đệ tử, mỗi người đều có dị kiến về luật mà chia thành 5 bộ. Về sau kiến giải về luật tạng còn phong phú hơn. Nhưng nhìn chung, nội dung của giới điều mà Đức Phật đã dạy từ thời nguyên thuỷ vẫn nguyên vẹn, những dị biệt chỉ là tiểu tiết.

 

 CHƯƠNG II
GIỚI LUẬT- CƠ SỞ CỦA ĐẠO ĐỨC


 

I. KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC:

" Đạo đức là một trong những hình thài ý thức xã hội, một chế định xã hội thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi của con người tronh mọi lãnh vực của đời sống xã hội" (Từ điển triết học). Vậy, đạo đứcvấn đề liên hệ đến giá trị tốt xấu,thiện ác của đời sống con người. Dựa vào các quan niệm, các nguyên tắc đạo đức, con người có thể điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với đạo lý xã hội. Điều đó được biểu hiện qua những hình thức khác nhau như lương tâm, trách nhiệm, bổn phận …

Đạo đức được hình thành tự phát bởi nhu cầu và lợi ích xã hội được mọi người chấp nhận. Đạo đức khác với pháp luật ở chổ người có thực hiện đạo đức được mọi người xung quanh kiểm định là một con ngườithực hiện đạo đức không gắn liền với một quyền hạn thực sự nào.

Đạo đức có đặt tính thực tiển, gắn liền với sinh hoạt của con người, đặt ra những nguyên tắc ứng xử, những quan niệm về các mối quan hệ xã hội như đối với bản thân, gia đình, dòng họ, xã hộithiên nhiên. Vì vậy, tính thiết yếu của đạo đức khá mạnh mẽ; nó tác động thuận hay nghịch vào quá trình xây dựng hạnh phúc và phát triển của xã hội. Giải quyết vấn đề đạo đức, con người thường dựa vào phong tục, tập quán, tôn giáo triết học … để chọn cho mình một lối sống, một cách ứng xử tốt đẹp nhất.

II. Ý THỨC ĐẠO ĐỨC:

Ý thức đạo đức chính là tiến nói lương tri của con người, là những hoạt động tâm lý liên hệ dến giá trị tốt, xấu, nên hay không nên làm của ngôn ngữ hành vi và cả tư duy. Biểu hiện của ý thức đạo đức gồm có 3 lãnh vực.

1. Lãnh vực nhận thức:

Khả năng tri thức nhận biết những giá trị cao thượng của đời sống như nhận thức về chân lý, biết cái đúng cái sai … nó giúp con người thẩm định giá trị và chọn lựa một hành ộng hợp đạo lý.

2. Lãnh vực tình cảm:

Ý thức đạo đức được biểu lộ qua tình cảm của con người. Như khi ta làm một điều thiện, trong lònh vui vẻ, thanh thản; khi làm một điều xấu ác, cảm thấy lòng xấu hổ, nặng nề, tâm lý tàm quý, ân hận, sợ hãi tội lỗi … hoặc tỏ ra không hài lòng, không kính trọng một người vì hành vi của họ và ngược lại. Đó là biểu hiện tình cảm của đạo đức.

3. Lãnh vực hành vi:

Một biểu hiện khác của ý thức đạo đứchành vi. Hành động thể hiện ý chí đoạn trừ điều ác thực hành các điều thiện. Khi ý thức đạo đức mạnh mẽ thì hành vi được hướng dẫn để đi đúng hướng.

Tóm lại, ý thức đạo đức là sự nhận biết một tâm niệm, một quyết định, một hành vi là tốt hay xấu để chọn lựa thái độ phù hợp với giá trị đạo đức.

III. CÁC QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC QUA CÁC TÔN GIÁOTRIẾT HỌC ĐÔNG TÂY:

1. Nho giáo: Nho giáo do Khổng Tử sáng lập. Đạo đức luân lý Nho giáo là thuyết Trung dung, hoạt động của con người tuỳ thuận theo Thiên mệnh hay Thiên lý, có thể hiểu là những quy luật khách quan của vũ trụ nhân sinh. Từ chổ hiểu được Thiên mệnh, người nquân tử xây dựng lòng nhân, thương người và hoà hợp với trời đất. Từ nhân, các đức tính nghiã, lễ, trí, tín … được thiết lập. Chữ nhân của Khổng Tử rất bao quát, có thể hiểu là hiếu để hay lòng nhân ái. Trong luận ngữ, Khổng Tử nói:" Người có đức nhân là bản thân mình muốn đứng vững trong cuộc sống, bản thân mình muốn thành đạt thì cũng nên giúp người khác thành đạt. Mọi việc đều có thể từ mình mà nghĩ đến nghĩ người khác có thể nói đó là biện pháp thực hiện đạo nhân".

Muốn đạt được nhân từ thì phải tu nhân, muốn tu thân thì phải chánh tâm. Muốn chánh tâm thì phải nhờ vào Lễ và Nhạc. Nhờ lễ mà định chính được lòng người giữ đạo Trung Dung. Lễ ký viết:" Lễ là định thân sơ, quyết sự hiềm nghi, phân biệt cái giống nhau khác nhau, làm rõ cái phải trái". Nhạc có thể cảm hoá được lòng người, lòng người xúc động mà thành nhạc, lòng vui thì nhạc vui, lòng buồn thì nhạc buồn. Ngược lại, nhạc vui thì lòng vui, nhạc buồn thì lòng buồn. Nên tác dụng của nhạc là cảm hoá được lòng người. Khổng Tử nói:" Xét cho cùng thì cái lẽ về nhạc là làm lòmg người trở nên từ ái, thành tín, giản dị, chánh trực, tự nhiên … (Nhạc ký) Lễ và Nhạc có mục đích chung là cùng sửa đổi tâm tính con người cho được trung chính, bồi dưỡng tình cảm con người cho được nhân hậu. Nhạc tác động bên trong, Lễ tác động bên ngoài; nhờ vậy mà có sự hoà thuận".

2. Lão giáo: Lão giáo do Lão Tử sáng lập. Tư tưởng của Lão Tử nằm trong tác phẩm Đạo Đức Kinh. Vạn vật sinh ra và biến đổi nhờ có.

"Đạo" – Con người sống thuận theo tính tự nhiên là hợp với đạo, nghiã là sống vô dục mới nhận được chổ huyền diệu của đạo. Đạo đức kinh viết:" Thường vô dục dĩ quan kỳ diệu, thường hữu dục dĩ quan kỳ hiếu" (nghiã là thường sống không tư dục mới nhân được chổ huyền diệu của đạo, thường sống với tư dục nên chỉ thấy chổ chia lìa của đạo). Sống không tư dục cũng có nghiã là sống tri túc, tri chỉ, như nói:

"Thậm ái tức thậm phí

Đa tàng tất hậu vong

Tri túc bất nhục

Tri chỉ bất đãi

Khả dĩ trường cửu

(Thương nhiềi thì tổn nhiều

Chứa nhiều tất mất nhiều)

Biết đỉ tức không nhục

Biết dừng tức không nguy

Như vậy mới tồn tại lâu dài"

Trên cơ sở ấy, cách xử sự của ngưòi biết đạo là dùng:" Vô vi" mà xử sự, dùng vô ngôn mà dạy dỗ (Xử vô vi chi sự hành vô ngôn chi giáo – Đạo đức kinh) biểu hiện hành động cụ thể trong cuộc sống là:" Hậu kỳ thân nhi thân tiên, ngoại kỳ thân nhi thân tồn"

(Để thân ra sau mà thân ở trước để thân ra ngoài mà thân đặng còn).

Tóm lại, đạo lý của Lão Tử nằm ở chổ vô dục vô tranh, như Đạo Đức kinh viết:" Phù vi vô tranh cố vô vưu", ôi vì không tranh nên không sao lầm lỗi !

3.Cơ Đốc Giáo: Cơ Đốc Giáo được khai sáng bởi Jesus. Đạo đức cơ đốc giáo, căn bản là lòng bác ái,đầy tính nhân đạo. Jesus đặc biệt quan tâm đến tầng lớp nghèo khổ, ghét kẻ tâm địa giả dốicậy quyền thế của giới thượng lưu. Nguyên tắc:" mến chúa yêu người" là nền tảng của đạo đức cơ đốc. Người có lòng yêu chúa mà không yêu yêu người là kẻ gian dối. Thánh Jean nói một câu rất hay là:" Cái thấy được mà còn chưa yêu thì làm sao yêu được cái mình không thấy". Theo Jesus thì thượng đế là cha của nhân loại; vì vậy cha yêu thương con là thiên tính, nên con phải tin tưởng vào cha của mình. Jesus rao giảng những nguyên tắc đạo đức như đừng ghét, đừng giận, đừng dâm loạn, đừng làm chứng dối, đừng tham của cải người khác, phải nhu hoà yêu thương, khiêm tốn, thành thật, và bao dung tha thứ … Những quy phạm đạo đức của Cơ Đốc Giáo mang tính phổ quát. Tuy nhiên, sự giới hạn của đạo đức của con người khó vượt qua là tôị tổ tông. Con người muốn đạt được đạo đức cao thượng phải có niềm tin tuyệt đối vào Thượng đế và được sự mặc khải của thượng đế, chỉ Thượng đế mới có đạo đức utyệt đối.Phẩm hạnh đạo đức cao nhất của con người là niền tin và niềm hy vọngđiều kiện và sự ban ơn của chúa trời.

4. Phật giáo: Đạo đức Phật giáo không chỉ là những nguyên tắc đạo đức đáp ứng nhu cầu xây dựng hạnh phúc ổn định cho cá nhân và thượng siêu việtgiải thoát;hay nói cách khác là đưa con người ta ra khỏi con ngươi để vươn tới lý tưởng giải thoát. Nguyên tắc đạo đức Phật giáo được gói gọn trong Bát Chánh Đạo,là Đạo đế trong Tứ Diệu Đế. Bát Chánh Đạo gồm có: Chánh kiến (hiểu biết chính xác), Chánh tư duy (suy nghĩ đúng đắn), Chánh ngữ (ngôn ngữ đúng đắn), Chánh nghiệp (hành vi đúng đắn), Chánh mạng (phương tiện mưu sinh chân chính), Chánh tinh tấn (nổ lực đúng đắn), Chánh định (tập trung tâm đúng đắn). Tám chi thánh đạo này có tác dụng thanh lọc ngôn ngữ, hành vitâm lý của con người. Theo Tứ Diệu Đế, con người đau khổ vì con tham lam sân hậnsi mê, từ đó tạo ra ngôn ngữhành vi bất thiện, nghiã là tạo ác nghiệp để rồi gặt hái hậu quả khổ đau. Mục tiêu của đạo Phậtchấm dứt khổ đau, đem đến an lạcgiải thoát. Khổ đau theo đạo Phật có 2 lĩnh vực:

Một là khổ đau thông thường như già, bệnh, chết, thất bại, khốn cùng … nghiã là những đau khổ thuộc về tâm lý, sinh lý, hoàn cảnh vật lý.

Hai là nổi đau khổ do luân hồi sinh tử trong ba cõi.

Giải quyết đau khổ thông tục, Đức Phật dạy:" Đừng làm các điều ác, hãy làm các việc lành". (Chư ác mạc tác chúng thiện phụng hành). Muốn thực hiện điều này cần phải giáo dục về mặt nhận thức, tư duy, nhận rõ điều ác, điều thiện (qua Chánh kiến, Chánh tư duy) cần phải giữ gìn ngôn ngữ như không nói dối, không nói đâm thọc, không nói độc ác, không nói lời phù phiếm vô ích; Cần phải giữ gìn hành vi như không được giết hại, không được trộm cắp, không được tà dâm; giữ gìn phương tiện mưu sinh chân chính như không lường gạt trong nghề nghiệp, không hàng nghề độc ác như buôn bán vũ khí, chất độc rượu, buôn người, đồ tể … Những giới điều này được đúc kết thành 5 giới của người phật tử: Không được sát sinh, không được trộm cắp, không được tà dâm, không được nói dối, không được uống rượu, ma túy.

Giải quyết nổi khổ vì bị luân hồi sinh tử, đạo phật cho rằng phải thanh lọc tâm ý chấp ngã thành vô ngã, đoạn trừ hoàn toàn tham, sân, si, bằng ba Thánh đạo: Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định để đưa đến Chánh trí, Chánh giải thoát.

Đạo đức Phật giáo mang tính phổ quát, là cơ sở đạo đức cho xã hội. Hành vi đạo đức Phật giáo mang tính tự giác, không ép buộc bởi Thượng đế hay một áp lực nào, chỉ vì nhu cầu hạnh phúcan ổn cho đời sống cá nhâncộng đồng một cách lâu dài. Đó là những nguyên tắc đạo đức cho bất cứ người nào, thời đại hay xã hội nào. Đây là tính ưu việt của đạo đức Phật giáo.

5. Socrate (649 – 399 BC): Là một nhà hiền triết rất nổi tiếng thời Hy Lạc cổ đại. Đối với vấn đề đạo đức, ông cho rằng:" Một nền đạo đức thực tiển không thể căn cứ vào một giáo lý mơ hồ, ta có thể tạo dựng một nền luân lý hoàn toàn không lệ thuộc thần học, hoàn toàn thích hợp với ngườicó tôn giáo cũng như khôngtôn giáo thì xã hội có thể được ổn định mà không cần thần học" (Will Durant – Câu chuyện triết học). Ông cho rằng tinh hoa của một nền luân lý chính là nhận thức sáng suốt về quyền lợi chính đáng, thấu triệt được luật nhân quả, kiểm soát được lòng ham muốn … mọi tội lỗi đều do nhu si mà ra. Ông phân biệt hai hạng người: Một là hạng người vô minh; Hai là hạng người trí tuệ. Người có trí tuệ cũng bị cám dỗ bởi tham sân si nhưng họ biết dùng trí tuệ để chế ngự sự cám dỗ và không rơi vào vòng tội lỗi.

Theo Socrate, bản tính con người là thiện. Khi người ta biết điều thiện thì người ta sẽ làm điều thiện. Cho nên, sự phân biệt thiện ác rất quan trọng trong đời sống của con người, người có trí tuệ chính là người biết rõ thiện ác.

6. Platon (427- 347 BC): là học trò của Socrate. Vấn đề đạo đức ông cho rằng đó là sự công bằng hay là sự thăng bằng:" Mỗi cá nhân là một sự phối hợp các ước muốn, các tình cảm, các suy nghĩ. Nếu các yếu tố được điều hoà thì cá nhân sẽ được tồn tại thành công nếu các yếu tố ấy không làm đúng phận sự của mình, nếu để tình cảm hướng dẫn hành động con người sẽ mất thăng bằng, thăng bằng là sự ổn cố của tâm hồn. Tất cả những sự xấu xa trên đời đều do sự thiếu điều hoà, nghĩa là thiếu sự thăng bằng giữa con ngườivũ trụ, giữa con người với con người, giữa con người với xã hội". Ông nhấn mạnh sự thăng bằng hay công bằng là một sự quan hệ giữa cá nhân, tuỳ thuộc vào tổ chức xã hội.

Tuy nhiên, ông công nhận sự đau khổ của con người xuất phát từ trong tâm hồn của con người. Ông cho rằng con người không được hạnh phúc vì:" Do lòng tham và sự xa hoa.Con người không chịu bằng lòng với một đời sống giản dị, họ luôn muốn chiếm đoạt, muốn ao ước, muốn ganh đua, muốn ghen ghét. Họ bất mãn với những gì họ có và chạt theo những gì họ chưa có, họ chỉ muốn những gì thuộc về kẻ khác (Câu chuyện Triết học).Ông cũng chủ trương như thầy của ông là hành vi con ngườigiá trị khi tham, sân, si được hướng dẫn chuyển hoá bởi trí tuệ. Ông chủ trương cải hoá lòng người bằng âm nhạc

Điều này tương tự như chủ trương của Khổng Tử ở Trung Hoa. Ông nói:" Cần phải dạy cho dân chúng biết âm nhạc. Nhờ âm nhạctâm hồn con người ý thức được sự điều hoà và nhịp điệu, do đó mà ý thức được công lý".

7. Aristote (384-322): Ông là học trò xuất sắc của Platon. Ông chủ trương thuyết Trung Dung dạy con người hành động hợp lý giữa các thái cực. Cũng như các bậc thầy của ông vấn đề đạo đức vẫn đặt trên nền tảng lý trí:" Đạo đức tuỳ thuộc vào sự suy luận chính xác, sự kiểm soát tinh thần, sự quân bình của lòng ham muốn. Thói quen suy luận đưa người ta đến chỗ thánh thiện. Một người hành động chính đáng không phải vì lý do họ là một người có đạo đức nhưng ngược lại vì họ có đạo đức do sự huấn luyện suy tư, công phu mà họ hành động chính đáng". (sđd) Điều đó có nghĩa là sự thánh thiện đạo đức của một con người không phải tự nó có mà phải do tập luyện hành trì lâu ngày trở thành thói quen. Đặt biệt, Aristote hướng đạo đức đến cứu cánh của ó là hạnh phúc cho đời sống của con người. Ông nói:" Mục đích trực tiếp của cuộc đời không phải cái hay cái đẹp mà chíng là hạnh phúc". Định nghĩa về hạnh phúc, ông nói:" Hạnh phúc là sự phát triển hoàn toàn đầy đủ các đức tính của con người. Đức tính nổi bậc nhất của loài người là khả năng suy luận, chính nhờ đức tính này mà loài người đứng trên tất cả các loài khác. Chính vì vậy mà khả năng suy luận một khi được phát triển hoàn toàn đầy đủ sẽ đem đến hạnh phúc hoàn toàn cho con người".

Tóm lại, trên đây chỉ nêu tiêu biểusơ lược về quan niệm đạo đức của một số tôn giáo, Triết học Đông Tây. Nếu cần thiết có thể tham khảo rộng hơn và đủ hơn qua các tác phẩm chuyên môn. Nhìn chung quan niệm về đạo đức là:

 1.

 Con người phải có lòng từ bi nhân ái bao, bao dung.
 2.

 Phải có trí tuệ biết rõ thiện ác
 3.

 Phải bớt dục vọng, biết tri túc khiêm tốn.
 4.

 Đạo đức là những đức tính mang tác dụng chuyển hoá con người bản năng thành con người tự chủ, con người đau khổ thành con người hạnh phúc.

IV. MỤC TIÊU CỦA ĐẠO ĐỨC:

Các tiêu chuẩn đạo đức và các hành vi đạo đức nhằm mục đích đem đến cho con ngườixã hội một cuộc sống hạnh phúc. Banzeladze, một tư tưởng gia phương tây viết:" Vân đề lý tưởng tối caoý nghĩa của cuộc sống thực chấtvấn đề hạnh phúc. Con ngườigiá trị cao nhất, là cơ sở, là ngọn nguồn của mọi giá trị, mọi thứ đều là phương tiện cho con người và cuộc sống của con người". (Đạo Đức Học NXB Hà Nội)

Những quan điểmhành vi đạo đức nếu không đáp ứng được mục tiêu hạnh phúc cho con người thì không thể coi là đạo đức được; không thể chấp nhận các tiêu chuẩn đạo đức mà đưa đến sự áp bức, hảm hại, bất công và đau khổ. Như vậy, mục tiêu của đạo đứchạnh phúc. Hạnh phúc là gì ? Một vấn đề khá phức tạp.Có người quan niệm rằng hạnh phúc đến từ vật chất như tài sản, sắc đẹp, danh vọng hoặc đến từ sức khoẻ của cơ thể; đến từ tình yêu (một mái nhà tranh hai quả tim vàng chẳng hạn) hoặc đến từ cảm thụ thẩm mỹ nghệ thuật hoặc sự ân sủng của Thượng đế

Mặc dù quan niệm về hạnh phúc khác nhau nhưng có một kinh nghiệm chung về hạnh phúc, đó là một cảm thọđiều kiện, nghĩa là cảm giác thoải mái sung sướng vui tươi do các điều kiện phù hợp có mặt. Những cảm giác ấy Đạo Phật gọi là Lạc thọ, đó là một trong 3 cảm giác: Lạc, Khổ, và Trung tính, đã là cảm thọ thì nó vô thường. Vì vậy có những cảm thọ thoáng qua nhanh, có những cảm thọ tồn tại lâu dài, có những cảm giác hạnh phúc nhưng nó lại là nguyên nhân của cảm giác khổ đau, có những cảm giác hạnh phúc là nền tảng cho những cảm giác hạnh phúc cao hơn.

Nhìn chung thì hạnh phúc đến từ yếu tố tinh thần được nhiều người chấp nhận hơn, ít người cho rằng hạnh phúc đến từ vật chất. Aristote, Triết gia cổ đại Hy Lạp cho rằng:" Mặc dù tiện nghi vật chất cần thiết cho đời sống hạnh phúc nhưng yếu tố chính là sự sáng suốt của tâm hồn. Những khoái lạc giác quan không phải là chìa khoá của hạnh phúc. Hạnh phúc phải là sự khoái lạc của tâm trí". (Câu chuyện triết học) Ông ta công nhận giá trị của vật chất nhưng coi hạnh phúc thuộc giá trị tinh thần cao hơn, đây là cái nhìn được nhiều triết gia chia xẻ. Banzeladze viết:" Tronh lãnh vực khoái cảm vật chất, khoái cảm càng mạnh thì càng ngắn ngủi. Cường độ khoái cảm tỷ lệ nghịch với độ dài thời gian của nó … trong lãnh vực những khoái cảm về tinh thần nhân tố thời gian có một giai trò hoàn toàn khác, thời gian tác động có lợi cho con người. Ở đây, không có quy luật tỷ lệ nghịch, ngược lại cường độ khoái cảm càng cao trong lãnh vực này thì nó càng kéo dài".

(Đạo đức Phật giáo – T. Chơn Thiện)

Đức Phật có lần so sánh hạnh phúc của vua Bimbisara và hạnh phúc của ngài, Ngài dạy rằng hạnh phúc mà vua Bimbisara hưởng thụ không kéo dài trong một ngày một đêm, còn hạnh phúc mà ngài hưởng thụ một cách thuần tuý kéo dài 7 ngày 7 đêm vì đó là hạnh phúc của tâm linh (thiền định) (Kinh tiểu khổ uẩnTrung bộ I). Đức Phật thường dạy đệ tử phải biết rõ bản chất của lạc thọ (cảm giác hạnh phúc) sau khi biết rõ hãy an trú vào nội lạc (hạnh phúc tâm linh) (Kinh Trung Bộ)

Đề cập đến haạnh phúc của một con người bình thường trong xã hội, Đức Phật dạy có 4 loại hạnh phúc:

1.Hạnh phúc khi có được tài sản sở hữu hợp pháp.

2.Hạnh phúc của sự hưởng thụ hợp lý tài sản ấy.

3.Hạnh phúc của sự không vướng mắc nợ nần của ai.

4.Hạnh phúc của sự không có tội lỗi (tâm hồn trong sáng thanh thản)

(Kinh tăng Chi – chương 4 pháp)

Hạnh phúc thứ tư được coi là căn bản và cao nhất, nếu hạnh phúc tinh thần này không có mặt thì 3 loại hạnh phúc trên trở nên vô nghĩa. Một người có nhiều tội lỗi không thể sống hạnh phúc được, ngược lại một người không có gây tạo tội lỗi thì có thể sống hạnh phúc, nghĩa là tâm hồn thanh thản, lương tâm trong sạch không có lo âu sợ hãi ân hận… một người như vậy phải là một người sống có đạo đức, sống không bị chi phối, thúc bách của tham lam, sân hậntà kiến.

Quan niệm hạnh phúc theo Phật giáođồng nghĩa với giải thoát. Như vậy toàn bô hệ thống giáo lý Phật giáo noi chung và hệ thống giới luật nói riêng đều là con đường đi vào đạo đứchạnh phúc. Sự giải thoát hay hạnh phúc của một con người nhiều hay ít, cao hay thấp tuỳ thuộc vào hành vi đạo đức của người ấy, nghĩa là tuỳ thuộc vào sự chế ngự dục vọng nhiều hay ít, nhất htời hay triệt để. Người phật tử xuất gia hay tại gia không phải sống hai lối sống khác nhau mà chính là sống trên một trình giải thoát khỏi dục vọngđau khổ, tuỳ theo điều kiện và cấp độ tu tập mà có sự khác nhau giữa hai đời sống xuất giatại gia.

V. GIỚI LUẬT LÀ CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC:

Mục tiêu của đạo đứchạnh phúc hay nói cách khác, muốn sống có hạnh phúc thì phải sống có đạo đức. Đạo đức phải được xây dựng trên cơ sở những tiêu chuẩn phù hợp với thực tiển của con ngườihoàn cảnh xã hộicon người đang sống. Có những tiêu chuẩn được coi là đạo đức nhưng nó không thực sự cần thiết và thực sự phù hợp với quy luật hạnh phúc. Có những tiêu chuẩn đạo đức chỉ phù hợp với một giai đoạn lịch sử nào đó.

Tóm lại nó không có tính phổ quát, không đạt chuẩn mực đạo đức toàn diện.

Vì vậy, thiết lập nền tảng đạo đức phải mang tính phổ quát, phù hợp với chân lý và thực tiển đời sống con người. Đạo Phật có thể cung cấp một hệ thống đạo đức như vậy.

Một người muốn trở thành một phật tử, tự nguyện đặt mình vào kỷ luật tâm linhĐức Phật đã thiết lập, họ phải tuân thủ 5 giới, 10 giới hay nhiều giới hơn nữa như 250 giới của Tỳ kheo, 48 giơi của Bồ tát … Những giới luật ấy là những nguyên tắc hành trì, để sống có phẩm chất hơn, có tác dụng hướng thượng và hướng thiện tâm lý và hành vi của cin người chứ không phải những nguyên tắc bất di bất dịch hoặc cứng nhắc giáo điều. Giới luật ấy giúp con người nhận ra được một cách sâu sắc hơn về bản chất của cuộc sống và rút ra được hệ quả đạo đức, nuôi dưỡng những niền tin vào cuộc sống hiện tại và hướng đi của tương lai.

Nếu một người hành trì các nguyên tắc đạo đức hay những giới luật này mà họ không cảm thấy một sự bình an, thanh thản nào thì họ đã không hiểu và hành trì đúng. Trong thực tế, có những phật tử tuân thủ các nguyên tắc của giới nhưng đời sống của họ vẫn thiếu đạo đức, mối tương hệ của họ với tha nhân bất ổn, các mối quan hệ khác bị khủng hoảng, Đức Phật dạy đấy là rơi vào giới cấm thủ, một trong những kiết sử, những ức chế tâm lý.

Nguyên tắc hành trìĐức Phật thiết lập cho các đệ tử khép mìng vào đó để làm đình chỉ dục vọng bản năng có thể nói đó là những nguyên tắc khách quan và phổ quát. Đó là 5 giới của người phật tử:

 1.

 Không giết hại.
 2.

 Không trộm cắp.
 3.

 Không quan hệ tình dục phi pháp.
 4.

 Không dối gạt hại người.
 5.

 Không rượu chè say sưa.

Một nhà trí thức phương tây nhận định:" Năm giới này cho thấy 5 hướng chính mà người phật tử tự mình kiểm soát để (hành trì) tri hành. Đó là giới thứ nhất răn người phật tử kiềm chế nóng giận, giới thứ hai kiềm chế tham đắm vật chất, giới thứ ba kiềm chế nhục dục, giới thứ tư kiềm chế sự khiếp nhược và ác ý (nguyên nhân không chân thật) và giới thứ năm kiềm chế lòng ham muốn các sự kích thích nhơ bẩn’.(Edmond- Homs – Tín điều của Đức Phật). Dù phật tử hay không là phật tử, các nguyên tắc đạo đức này cần phải được thực hành, dù trong điều kiện thời gian hay không gian nào, nếu không muốn có hậu quả xấu. Đức Phật xác định rằng một người nếu có hành vi sát sinh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo và đắm say rượu men rượu nấu thì sẽ có một cuộc sống sợ hãihận thù đồng thời cõi ác đau khổ đang chờ đợi họ; ngược lại một người (phật tử) từ bỏ sát sinh … thì cuộc sống không có sợ hãi, hận thù và cõi thiện đang chờ đợi họ. giá trị của một con người phải được đánh giá qua tài sản, thân tướng, dòng họ, địa vị … mà được đánh giá qua 5 nguyên tắc đạo đức trên. Đức Phật dạy thêm rằng:" Một người mà hành trì của họ được bảo vệ bởi 5 nguyên tắc (giới) trên thì người ấy có thể thành tựu một cách nhanh chóng bốn tăng thượng tâm hiện tại lạc trú". (Tăng Chi III)

Đi sâu hơn các nguyên tắc căn bản trên, Đức Phật thiết lập 10 giới (10 điều thiện) nhằm nâng cao hơn nữa hành vitâm lý đạo đức của con người 10 điều ấy được thiết lập trên cơ sở hành vi, ngôn ngữ, tâm lý.

Hành vi gồm có:

 Không sát sinh

 Không trộm cắp

 Không quan hệ tình dục phi pháp

Ngôn ngữ gồm có:

 Không nói dối.

 Không nói hai lưỡi.

 Không nói lời độc ác.

 Không nói lời phù phiếm ba hoa.

Tâm ý gồm có:

 Không tham lam.

 Không sân hận.

 Không si mê tà kiến.

10 giới điều này thực sự bước vào lộ trình của giải thoát, đây là giới căn bản cho cả tại giaxuất gia, khác với 5 giới là bước đầu chỉ quy định trong phạm vi, hành vingôn ngữ là những biểu hiện đạo đức cụ thể gây hậu trực tiếp, tuy vậy vẫn chưa thể hiện được nguồn gốc, động cơ bên trong có người có thể giữ gìn vẻ bề ngoài như là có đạo đức để lừa gạt người khác nhưng họ vẫn không thể là người tốt thực sự, vì động cơ bên trong không lành mạnh, chỉ tốt bề ngoài chưa phải là thiện thật sự. luật pháp của xã hội cũng chỉ giới hạn ở mức độ hành vingôn ngữ mà thôi. Đức Phật dạy rằng:"một người thực hành 10 điều bất thiện thì cuộc sống của họ là phi đạo đức đồng thời không đạt được mục tiêu hạnh phúc"." Này các Tỳ kheo, sát sinh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham lam, sân hậntà kiến, đây gọi là phi pháp và phi mục đích" (Kinh tăng Chi III). Ngài khuyên mọi người nên sống đúng theó0 điều thiện, như vậy phù hợp với nguyên tắc đạo đứcquy luật của hạnh phúc.

Trong 10 điều thiện phân làm 3 lãnh vực: Thân, Khẩu, Ý – Theo Phật giáo lãnh vực tâm lý rất quan trọng, những hành vi của thân khẩu ý đều có động cơ từ ý thức – Những hành vi bất thiện chỉ là những biểu hiện của động lực bên trong: Tham, sân hay tà kiến. Vì vậy, đạo phật thường coi trọng tu tâm hơn tu tướng, nếu lòng tham không được nhân diện và tu tập để chế ngự chúng thì tội ác sẽ phát sinh, thiện pháp sẽ tổn giảm. Đức Phật dạy:"này các tỳ kheo, do nhân tham, sân, si mà có sát sinh, lấy của không cho tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm … Như vậy, tham là nhân duyên cho nghiệp sinh khởi, sân là nhân duyên cho nghiệp sinh khởi, si là nhân duyên cho nghiệp sinh khởi; ngược lại tham sân si đoạn diệt thì nghiệp đoạn diệt". (Kinh tăng Chi III) Sự phát triển giới điều trong các sinh hoạt của Tăng chúng cũng chỉ khai triển sâu và rộng hơn 3 cái động lực thiện và bất thiện bên trong tâm ý này. Tham lam là gốc nhưng tham có nhiều loại: tham sắc, tham tài, tham danh, chấp ngã … sự mở rộng giới luật chính là để tương ứng với nhiều sắc thái khác nhau của 3 tâm bất thiện này. Những nguyên tắc giới luật vừa để chế ngự, đình chỉ 10 ác nghiệp nhưng đồng thời cũng để phát triển 10 thiện nghiệp, trong luật gọi tính chất 2 mặt này của giới: Chỉ trìTác trì.

Đạo phật chú trọng vào động cơ tâm ý hay ý nghiệp điều đó không có nghiã là coi thường hành vi của thân và khẩu và kết quả của đối tượng. Ví dụ giới sát:" Cố ý tự tay mình làm dứt sinh mạng con người hoặc cầm dao đưa người khác giết, hoặc khen ngợi sự chết hoặc khích lệ cho chết … Người kia vì các điều trên mà chết thì phạm tội giết người phải bị trục xuất" (Giới Tỳ kheo) Một giới nếu vi phạm phải có tác ý, hay cố ý làm căn bản nhưng để thành một hành vi phi đạo đức phải có biểu hiện thân khẩu và kết quả của đối tượng. Có trường hợp thân khẩu hành động có hậu quả cho đối tượng nhưng không cố ý, không tác ý thì không phạm tội hay tội rất nhẹ. Đó là lý do đạo đức Phật giáo thường đi sâu vào động lực tâm ý của con người. Những động lực tâm ý ấy trở thành giới luậttác dụng phòng ngừa và làm cho con người trở nên thánh thiện.

Đối với người xuất gia giới luật rất nhiều và chi tiết Tỳ kheo 250 giới, Tỳ kheo ni 348 giới, Bồ tát 48 giới … nhưng cũng chỉ phát triển từ sự đoạn trừ các động lực bất thiện của tâm ý là tham, sân, si. Nếu một người không có tham sân si thì đạo đức đã hoàn thiện không còn giữ các giới điều trên làm gì Vì vậy, đức tính của một Tỳ kheo được Đức Phật dạy bao gồm các thiện tâm mà nguồn gốc là vô tham, vô sân, vô si diễn ra như sau:"Người có tâm xấu hổ (tàm quý) sẽ đưa đến tâm sợ hãi các tội lỗi, đưa đến không phóng dật, đưa đến biết khiêm cung, đưa đến nghe lời dạy bảo, đưa đến ưa gần người hiền đưa đến có lòng tin vào chánh pháp, đưa đến lòng vị tha, đưa đến tinh cần trong thiện pháp, đưa đến chế ngự các dục vọng, đưa đến thiện giới được tuân thủ, đưa đến gần gũi bậc thánh hiền, người trí tuệ, đưa đến ưa nghe pháp, đưa đến không quan tâm chỉ trích kẻ khác, đưa đến chánh niệm tỉnh giác, đưa đến tâm định tỉnh, đưa đến tác ý hợp chân lý, đưa đến không lầm theo tà đạo, đưa đến tâm tỉnh bén nhạy, tích cực, đưa đến đoạn trừ thân kiến, giới cấm thủ và nghi, đưa đến đoạn trừ tham sân si để thành tựu đạo đức hoàn toàn vô tham, vô sân, vô si". (Kinh Tăng Chi III)

Tóm lại, đạo đức Phật giáo được xây dựng trên cơ sở giới luật mà những giới luật ấy là những nguyên tắc nếu được tuân thủ sẽ đem đến hiệu quả chế ngự dục vọng bản năng, thiết lập các mối quan hệ giữa con người với con người, con người với thiên nhiên một cách hoà điệu; xa hơn nữa có thể tịnh hoá tâm thức thoát ly các chướng ngạiức chế tâm lý để sống một đơi hạnh phúc chân thực.

 

CHƯƠNG III
NỀN TẢNG CỦA GIỚI


 

Giới luật được thiết lập do nhu cầu thực tiển của giáo đoàn, hay nói cách khác là do nhu cầu giáo dục kỷ luật để hướng thượng tâm linh của tăng chúng, tức là thiết lập một hướng đi, không để cho con người quờ quạng tìm kiếm một cách mệt mỏi mà không có kết quả.

Nguyên tắc của giơi như là những tiêu chuẩn cho Định và Tuệ; mục tiêu của giới vẫn là giải thoát khổ đau hay dòng sinh tử luân hồi. Vì vậy, không thể coi giới là những giới điều bất di bất dịch, tạo nên những giới hạn làm áp lực lên tâm tư của con người. Giới càng không phải là phương tiện để tranh đoat địa vị hay tranh chấp quyền lợi. Giới được thiết lập trên nền ttảng thuận dòng pháp tánh thanh tịnh và trên nền tảng trí tuệtừ bi.

I. TRÍ TUỆ –NỀN TẢNG CỦA GIỚI:

Giới được thiết lập trên nền tảng trí tuệ, bởi lẽ trí tuệ mới soi thấy cội nguồn của thiện ác, thấy được sự vận hành của quy luật hạnh phúc và khổ đau, quy luật của giải thoáttrói buộc. Trên mảnh đất trí tuệ, giới được thực hành một cách tự giác, tự nguyện và mới có sự nổ lực chân chính để thành tựu những gì cần thành tựu. Theo nguyên tắc thì Giới sinh Định thì Định sinh Tuệ; tuy nhiên mặc khác trí tuệ vẫn sinh Giới và Định sinh Giới mà giới luật Đại thừa gọi là Đạo Cộng Giới và Định Cộng Giới. Giới, Định, Tuệ nương tựa vào nhau tạo thành tác dụng đoạn trừ phiền não, sự trói buộc của lậu hoặc, Kinh Tương Ưng Đức Phật dạy:

" Người trú giới có trí

Tu tập tâm và huệ

Nhiệt tâm và thận trọng

Tỳ kheo ấy thoát triền"

(Kinh Tương Ưng Tr. 36)

Nghĩa là người giữ giới là người có trí tuệ, có trí tuệ mới giữ giới, trên cơ sở ấy phát triển Định Tuệ một cách vững chắctự giác, nhờ đó màthoát khỏi trói buộc của phiền não, mối liên hệ giữa trí tuệgiới hạnh ở tronh kinh Trường A Hàm có nói rất hay:" Trí tuệ làm cho giới hạnh thanh tịnh, giới hạnh làm cho trí tuệ thanh tịnh. Chỗ nào có giới hạnh chỗ đó có trí tuệ, chỗ nào có trí tuệ chỗ đó có giới hạnh. Người có giới hạnh nhật định có trí tuệ, người có trí tuệ nhất địnhgiới hạnh. Trí tuệgiới hạnh được coi là tối thắng ở đời, mối quan hệ của chúng giống như lấy bàn tay rửa bàn tay, lấy bàn chân rửa bàn chân" (Kinh Sonadanda).

Giới thiết lập trên nền tảng trí tuệ, có thể đơn cử một giới như không sát sinh chẳng hạn. Không giết hại sinh vật không phải vì đó là ý muốn của bậc Đạo sư hay của Thượng đế mà bởi vì thấy rõ sự vận hành của ác nghiệp đưa đến quả báo đau khổ. Vì thấy rõ rằng, trong mối quan hệ duyên sinh tất cả mọi loài đều liên hệ với nhau nổi đau khổ của một người liên hoan đến nhân loại. Không thể có một chúng sinh nào tồn tại độc lập, vậy làm hại một sinh vật chính là hại mình. Vì thất rõ rằng tất cả chúng sinh đều có phật tính, đều đồng thể tánh thanh tịnhbình đẳng, không ai được quyên xâm phạm đến sinh mệnh của chúng sinh khác, dù đó chỉ là một chúng sinh nhỏ bé. Nói chung giới bổn đều dựa trên cơ sở trí tuệthiết lập. Vì vậy, động cơ của giới là trí tuệ và cũng từ giới mà Tuệ sinh.

Dưới sự soi chiếu của trí tuệ không thể có loại giới đưa đến trói buộc, ức chếđau khổ như một số người thường cảm nhận và có thái độ không mấy coi trọng giới luật. Nếu có những giới luật đem đến cho ta sự khó chịu, sự ràng buộc thì có nghĩa là ta chưa thấy rõ mục tiêutác dụng của giới. Có lần Đức Phật dạy các Tỳ kheo không nên ăn phi thời ban ngày cũng như ban đêm. Một số Tỳ kheo phản đối cho rằng Đức Thế Tôn quá đặt nặng về sự cấm đoán, quá để ý đến những tiểu tiết không đáng quan tâm, nên họ không nghe lời Ngài. Đức Thế Tôn dạy rằng những Tỳ kheo ấy cho là những điều nhỏ nhặt. Nhưng những điều nhỏ nhặt ấy đã trói buộc được họ thì nó không còn là nhỏ nhặt nữa. Giống như con chim cái bị vướng vào sợi dây leo nhỏ bé mà vẫn bị trói chặt không thoát được. Vậy không thể nói dây leo nhỏ bé ấy là không đáng kể đối với con chim cáy, ngược lại là đằng khác. còn những Tỳ kheo vâng lời Thế Tôn dạy bảo nên từ bỏ việc này việc kia, họ liền thực hành một cách hoan hỷ thì việc nhỏ ất không trói buộc được họ; như một con voi to khoẻ dù bị trói bằng dây da chắc chắn nó có thể bức dây ấy bằng một cách chuyển mình. Tôn giả Udayi là một trong những vị chống đối những ngăn cấm của Đức Thế Tôn sau một thời gian va chạm thưc tế mới hiểu được giá trị của những điều ngăn cấm mà Ngài đã dạy Tôn giả hối hận và bày tỏ sự thấy biết của mình đối với Đức Phật (Kinh Ví Dụ Con Chim Cáy K. Trung Bộ II). Trí tuệ của Phật là viên mãn, những gì Ngài dạy đều xuất sinh từ trí tuệ và từ bi của Ngài. Ngài thấy rõ hậu quả của 3 nghiệp và muốn đệ tử của mình được lợi íchthuyết giảng.

Một người giữ giới mà không lấy cái tuệ làm nền tảng thì không thể tiến xa hơn trên lộ trình tu tập. Họ sẽ biến giới luật thành những sợi dây trói buộc; họ trở nên con người hẹp hòi, cố chấp, bảo thủ. Họ có thể có những ức chế tâm lý mà lệch lạc nhân cách, càng tu lâu càng khó chịu. Tệ hơn nữa họ sẽ tạo một sự mâu thuẩn nội tại bất an giữa ý nguyện giữ giới với tình ý bất thiện thầm kín, một bi kịch có thể xảy ra.

Như vậy, giới luật trở nên trói buộc hay giải thoát tuỳ thuộc vào trí tuệ cuả mỗi người. Người hiểu giới và giữ giới trên nền tảng trí tuệ là người độ lượngan lạc. Giữ giới đối với vị ấy là tự nhiên, tất yếu và niềm vui tối thượng.

II. TỪ BI – NỀN TẢNG CỦA GIỚI:

Song song với trí tuệ, từ bi là nền tảng của giới. Thực ra, trí tuệtừ bi là một, cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không. Như một người có hai chân để đi; cũng vậy trí tuệtừ bi là hai chân đi đến Niết bàn.

Giới được thiết lập trên nền tảng Từ bi, tức là tình thương yêu đối với mọi loài chúng sinh. Như vậy giới được thiết lập không chỉ thuần lý mà còn là sự cảm thông, sự ước muốn tất cả chúng sinh thoát khổ. Cho nên một người có giới là người đầy lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, sẵn sàng vì mọi người, quên mình vì lợi ích chúng sinh. Tronh khi trí tuệ thấy rõ sự vận hành của quy luật thiện ác tạo tác dụng đình chỉ các điều ác thì Từ bi thúc đẩy thực hành các điều thiện. Tâm từ bi làm nền cho mọi hành động, soi chiếu cho mọi việc làm đối với chúng sinh như tronh Kinh Phổ Môn nói:" Từ nhãn thị chúng sinh, phước tụ hải vô lượng". Luôn luôn nhìn chúng sinh với con mắt đầy tình thương, do đó thúc đẩy hành động hiền thiện lợi ích chúng sinh nên được phước đức lớn.

Hình ảnh của một thầy Tỳ kheo thường được quan niệm là một hình ảnh đơn độc, lặng lẽlạnh lùng, điều đó không đúng bản chất của một Tỳ kheo. Hình ảnh vị Tỳ kheo phải là hình ảnh của sự trầm tỉnh, thanh thoát và đầy trí tuệ, đầy tình thương. Một trong những định nghĩa về Giới là thanh lương, nghĩa là người giữ giới cảm thấy mát mẻ, sự mát mẻ ấy do trí tuệtình thương đem đến.

Dựa trên cơ sở tình thương bao la mà lập giới đó là con đường đặt biệt của Phật giáo, có thể đơn cử 5 giới căn bản:

1. Giới không sát sinh: Vì thương yêu chúng sinh, không phân biệt loại nào. Chúng sinh nào cũng tham sống sợ chết, cũng cảm xúc đau khổ khi bị xâm phạm thân thể. Cảm nhận được niềm đau của chúng sinh như nỗi đau của mình mà mình giữ giới không giết hại.Tâm cảm thôngthương yêu ấy đưa đến giữ giới một cách tự nhiên không gượng ép.

2. Giới không trộm cắp: Vì cảm thông được sự mất mác về tài sản đem đến đau đớn, tiếc nuối, than khóc. Mình không muốn bị mất mác cho nên mình giữ giới không trộm cắp của kẻ khác. Nói theo cách của Khổng Tử:"Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân".

3. Giới không tà dâm: Vì cảm thông được nỗi đau đớn khổ sở của người bị phản bội, phụ tình, sự mất mác hạnh phúc của kẻ khác. Do sự hiểu biếtthương yêu ấy mà ta giữ giới không tà dâm, đình chỉ được ước muốn bất thiện.

4. Giới không nói dối: Vì cảm thông được tình cảnh của người bị dối gạt, bị trách mắng, bị hãm hại, và bị đau khổ do lời nói dối, lời nói bất thiện mà mình từ bỏ sự nói năng dối trá. Vì thương yêu mà mình nói những lời chân thật ôn hoà, có ích.

5. Giới không uống rượu: Vì cảm thông được nỗi đau khổ của thân thể mình, của trí não mình, vì cảm thông được sự tàn phá, sự mê muội do rượu đem đến, vì cảm thông nỗi lo lắng sợ hãi của người thân, của láng giềng, mà mình nguyện từ bỏ rượu chè say sưa, các chất gây nghiện …

Tương tự như vậy toàn bộ giới bổnĐức Phật dạy được xuât sinh từ lòng thương yêucứu khổ chúng sinh của Ngài.

Giữ giớiphương pháp tập tu trái tim tình cảm làm cho tâm hồn trở nên sinh động, đầy cảm xúc thanh cao, quân bình hoà điệu trái tim và khói óc, hay nói cách khác hoà điệu ý, tình, trí vươn tới con người toàn diện.

Nếu giữ giớitâm địa hẹp hòi, khó chịu, bảo thủ, chấp chặt … thì không còn bản chất giới của Phật nữa mà trở thành phiền não, giới cấm thủ.

trường hợp người mới vào đạo chưa quen khép mình vào kỷ luật, vào giới quy sẽ có cảm giác khó chịu và bó buộc nên không thấy thoải mái, thanh thản. Đó là điều tự nhiên, trong tâm mình đang chứa đầy tính phàm phu tục tử, những thói quen, tập khí ô nhiễm, buông lung không dễ gì thay đổi nhanh chóng. Bấy giờ muốn thay đổi chẳng khác nào làm một cuộc cách mạng thân tâm thì ắt phải khó chịu. Nhưng với ý nguyện xuất giatâm nguyện hướng thượng mạnh mẽ thì sẽ vượt qua cảm giác khó chịu không lâu.

trường hợp gặp những nghịch cảnh trong đời sống tu hành như bị Bổn sư hay đại chúng thường lấy giới luật trách mắng, chỉ trích hay hình phạt mới nhìn qua ta có cảm tưởng giới là điều kiện để người lớn áp bức mình nên ta không có thiện cảm với giới luật. Nhưng đó là những phương tiện, là tình thương của Bổn sư hay đại chúng mong cho ta được sớm thành tựu thiện hạnh

Một lần nọ, vương tử Abhaya được sự tham mưu của Nagantha Nataputta, một giáo chủ ngoại đạo, đến hỏi Đức Thế Tôn với một câu hỏi có 2 móc với ý đồ đánh bại Ngài, rằng: Có khi nào Samôn Gotamalàm cho người khác đau khổ không ? Nếu Samôn Gotama đáp là có, thì nói rằng: vậy chẳng khác phàm phu ! Nếu Samôn Gotama đáp là không, thì chất vấn tại sao Samôn gotama những lời nặng nề làm cho Devadatta phẩn nộ sầu muộn ?

Thay vì đáp là có hay không, Đức Thế Tôn hỏi vương tử Abhaya: phải chăng vương tử đang chờ đợi câu trả lời một chiều ? Vương tử thú nhận đúng như vậy. Đức Thế Tôn dạy ví như đứa trẻ con của Vương tử bị một que nhọn hay một hòn sỏi rơi vào trong cổ họng thì Vương tử phải tức tốc móc họng nó để lấy các vật ấy ra dù nó có bị đau đớn hay bị chảy máu. Vì thương yêu đứa bé mà làm như vậy. Như Lai cũng thế, chỉ vì lòng thương sót đối với chúng sinh mà có khi phải nói lời làm chúng không thích. (Kinh Vô U? Vương Tử.Trung Bộ II). Giới luật luôn luôn có tác dụng tốt cho ta trong bất cứ trường hợp nào, bởi Từ bi là nền tảng của giới luật. Mối quan hệ giữa Từ biGiới luật bất khả phân ly. Từ đó, ta thấy tính tích cực của giới và sự cần thiết của giới đối với bản thâncuộc đời.

Tóm lại, được thiết lập trên nền tảng Từ biTrí tuệ, biểu hiện của giới luậtTừ biTrí tuệ, mục tiêu của giới luật vẫn là Từ biTrí tuệ. Với tâm được trang bị bằng giới luật, mọi đức hạnh đều có mặt và thiện pháp đều tăng trưởng. Từ bitu tập tâm giải thoát, Trí tuệtu tập tuệ giải thoát. Với ý nghĩa như vậy, giới luật trở thành sinh mệnh của Phật giáo:

" Biết vi phạm, biết không vi phạm, biết phạm nhẹ, biết phạm nặng, có giới luật, sống ngự với sự chế ngự của giới bổn, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong trong cái lỗ nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập các học pháp, chứng được không khó khăn, không mệt nhọc, không phí sức đối với Bốn Thiền Tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, đoạn trừ các lậu hoặc tự mình với thắng trí ngay tronh hiện tại, chứng ngộ, chứng đạt Vô lậu tâm giải thoát. Thành tựu bảy pháp này gọi là người trì luật". (Kinh Tăng Chi II- 7 pháp).

Hiểu nền tảng của giới, lộ trình tu tập của người phật tử rất thênh thang, giới như là không khí để thở, như gió mát mùa hè, bởi vì giới là Trí tuệtình thương vô tận.

HẾT
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/07/2010(Xem: 58871)
29/06/2010(Xem: 53217)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.