Cần Lưu Giữ Văn Hoá Cổ Xưa Cùng Phát Triển Kinh Tế

30/08/201012:00 SA(Xem: 11501)
Cần Lưu Giữ Văn Hoá Cổ Xưa Cùng Phát Triển Kinh Tế
CẦN LƯU GIỮ VĂN HOÁ CỔ XƯA 
CÙNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Tin và ảnh: Phạm Cường (VietNamNet)
blank
blank

(VietNamNet) - Hội thảo quốc tế “Phật giáo trong thời đại mới - cơ hội và thách thức” đã khai mạc vào sáng 15/7 tại Học viện Phật giáo VN - TP.HCM dưới sự chủ trì của Viện Nghiên cứu Phật học VN. Hội thảo sẽ diễn ra đến ngày 16/7 với sự tham dự của khoảng 60 giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu Phật học đến từ 30 nước trên thế giới.

Hội thảo được đánh giá là có tầm cỡ quốc tế lớn nhất từ trước đến nay được tổ chức tại VN. Có gần 100 tham luận của các giáo sư, tiến sỹ, các nhà nghiên cứu Phật học từ châu Âu, Mỹ, Nhật, Sri Lanka, Thái Lan, VN… được gửi đến hội thảo.

Phật giáo VN được xem là phát triển mạnh trong những năm gần đây. (Ảnh: Phạm Cường)

Hội thảo tập trung vào 4 chủ đề chính: Phật giáo và các vấn đề toàn cầu; Tìm kiếm giải pháp; Phật giáo và dân tộc; Phật giáo và kinh tế - chính trị.

Về cơ hội cho Phật giáo trong thời đại mới, Thượng tọa Thích Minh Tâm, một diễn giả được mời dự từ Mỹ, cho rằng, sự phát triển công nghệ thông tin là một thuận lợi rất đáng kể cho sự phát triển của Phật giáo. Nhờ đó, việc hoằng pháp sẽ dễ dàng hơn, việc lưu dữ liệu sẽ tốt hơn và các trường đại học Phật giáo sẽ được thành lập nhiều hơn.

Tuy nhiên, theo Ban tổ chức Hội thảo, đi cùng sự phát triển của khoa học, kinh tế trong thời đại mới, tinh thần vật chất và tính thực dụng khiến cho lãnh đạo các quốc giatôn giáo trên thế giới lo ngại. Khuynh hướng này thật sự đe dọa đến bản sắc văn hóatruyền thống tâm linh tốt đẹp của các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các nước có nền văn minh cổ xưa như VN.

Lời cảnh báo đối với VN là cần đặc biệt chú trọng lưu giữ bản sắc văn hóa cổ xưa, trong đó có văn hóa tâm linh, tạo nét khác biệt so với các nước song hành với phát triển kinh tế.

Tính hướng thiện một lẫn nữa được đề cao tại hội thảo. Hòa thượng Viện trưởng Thích Minh Châu khẳng định: "Đức Phật khuyến khích các học trò, đệ tử mình sống tốt, sống thiện, tránh tranh chấp, tranh cãi, sống nhiệt tâm, để chiến thắng tham sân si, thực nghiệm an lạc Niết bàn cho tự thân và làm lợi ích cho cuộc đời".

Cùng với hội thảo, Ban Tổ chức còn tổ chức lập Mạn-đà-la Quán Thế Âm để cầu quốc thái dân an và nhiều hoạt động văn hoá khác, trong đó có chương trình văn nghệ mang chủ đề "Phật giáo và dân tộc".

Tin và ảnh: Phạm Cường (VietNamNet)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/12/2013(Xem: 25345)
01/09/2014(Xem: 15017)
Chiều 26/5/2023 (08.4 Quý Mão) tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, Huế), Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản tại Thừa Thiên Huế – Ban Văn hóa đã tổ chức khai mạc triển lãm chủ đề “Lửa từ bi sáng ngời trang sử Phật” nhằm kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2567-DL.2023 và tưởng niệm 60 năm ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2023).
- Lễ Rước Phật Và Nghi Thức Mộc Dục Tại TP. Hồ Chí Minh / - Diễu hành xe hoa kính mừng ngày Đức Phật đản sinh tại chùa Ba Vàng, tỉnh Quảng Ninh / - Đại lễ Phật đản 2023 tại Chùa Ba Vàng / - Đại lễ Phật đản 2023 tại chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn / - Đại lễ Phật đản 2023 tại Việt Nam Quốc Tự, TP. Hồ Chí Minh - Đại lễ Phật Đản chung vùng Đông-Bắc Hoa Kỳ lần thứ V tại Philadelphia, USA
Trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua đại dịch Covid-19 và chiến tranh, xung đột còn diễn biến phức tạp đây đó trên thế giới; noi theo hạnh nguyện của Bồ-tát Thích Quảng Đức, tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh như lời Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh Tư Ích Phạm Thiên sở vấn: “Bồ-tát là người có thể chịu đựng khổ đau thay cho tất cả chúng sinh, vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh mà hy sinh hạnh phúc của bản thân mình”. Tôi kêu gọi Tăng Ni, Phật tử các giới càng nên ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay.