- Tám Quy Luật Của Viện Phiên Dịch Kinh Điển
- Bài Tựa Một
- Bài Tựa Hai
- Chính Văn Kinh
- I. Giải Thích Tổng Quát Đề Kinh
- Ii. Nhân Duyên Phát Khởi Kinh Này
- Iii. Phân Tích Rõ Kinh Này Thuộc Tạng Và Thừa Nào
- Iv. Khảo Sát Sự Sâu Mầu Của Giáo Lý
- V. Tuyên Bày Giáo Thể
- Vi. Sự Thích Nghi Của Từng Căn Cơ Chúng Sinh Với Giáo Nghĩa Kinh Này
- Vii. Phân Định Rõ Tông Thú Của Kinh
- Viii. Xác Định Rõ Thời Gian Thuyết Kinh
- Ix. Lịch Sử Truyền Bá Và Phiên Dịch Kinh
- X. Người Dịch
- Xi. Giảng Giải Kinh Văn
KINH ĐẠI PHẬT ĐẢNH
NHƯ LAI MẬT NHƠN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA
CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM
(QUYỂN MỘT)
ŚŪRAṂGAMA-SŪTRA
TUYÊN HÓA THUỢNG NHÂN giảng thuật
NHƯ LAI MẬT NHƠN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA
CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM
(QUYỂN MỘT)
ŚŪRAṂGAMA-SŪTRA
TUYÊN HÓA THUỢNG NHÂN giảng thuật
TÁM QUY LUẬT
CỦA
VIỆN PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN
CỦA
VIỆN PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN
1. Dịch giả phải thoát mình ra khỏi động cơ tự truy cầu danh lợi.
2. Dịch giả phải tu thân dưỡng tánh, dứt bỏ thói cao ngạo.
3. Dịch giả phải tự chế, không được tự khen ngợi nhưng lại chê bai kẻ khác.
4. Dịch giả không được tự cho mình là tiêu chuẩn, là thước đo, rồi hạ thấp kẻ khác bằng cách tìm lỗi lầm nơi tác phẩm của họ.
5. Dịch giả phải lấy tâm Phật làm tâm mình.
6. Dịch giả phải dùng trạch pháp nhãn để phán xét đâu là chân lý.
7. Dịch giả phải cung kính cầu thỉnh Cao tăng, Đại đức ở mười phương chứng minh cho bản dịch.
8. Dịch giả phải hoan hỷ truyền bá giáo nghĩa nhà Phật bằng cách in Kinh, Luật, Luận một khi phần phiên dịch của mình được chứng minh là đúng.