Thư Viện Hoa Sen

Chính Văn Kinh

04/10/201012:00 SA(Xem: 18077)
Chính Văn Kinh

KINH
ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHƠN

TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ-TÁT VẠN HẠNH
THỦ LĂNG NGHIÊM

(QUYỂN MỘT)

Sa-môn Bát-thích-mật-đế người Trung Thiên Trúc, dịch vào đời Đường.
Sa-môn Di-già Thích-ca, người nước Ô Trành dịch ngữ.
Sa-môn Hoài Địch, chùa Nam Lâu, núi La Phù, chứng minh bản dịch.
Đệ tử thọ Bồ-tát giới tên Phòng Dung, hiệu Thanh Hà, chức Tiền Chánh Nghị Đại Phu đồng Trung Thư Môn Hạ Bình Chương Sự bút thọ (nhuận bút).
TUYÊN HÓA Thượng Nhân, Vạn Phật Thánh Thành, Bắc Mỹ Châu Hoa Kỳ lược giảng.
Đệ tử thọ Bồ-tát giới Phương Quả Ngộ ghi chép.

CHÍNH VĂN
KINH
ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHƠN
TU CHỨNG LIỄU NGHĨA
CHƯ BỒ-TÁT VẠN HẠNH
THỦ LĂNG NGHIÊM

Giảng:

Toàn bộ dòng này là tên kinh, để phân biệt với những bộ kinh khác.

Chữ Kinh là tên chung để gọi tất cả những lời Đức Phật đã giảng nay được ghi chép lại.

Các đề kinh trong Tam tạng đều được chia thành bảy loại: ba loại đơn đề, ba loại song đề và một loại toàn đề (nhân-pháp-dụ).

Ba loại đơn đề gồm:

Đề kinh chỉ nói đến tên người (Nhân): như Kinh Phật thuyết A-di-đà. Đức Phật Thích-ca Mâu-niĐức Phật A-di-đà đều là tên người được đề cập trong tên Kinh này.

Đề kinh chỉ nói đến pháp. Như Kinh Đại Bát Niết-bàn. Niết-bàn là pháp bất sinh bất diệt.

Đề kinh chỉ liên quan đến thí dụ như Kinh Phạm Võng. Liên quan đến những thí dụ được giảng nói trong kinh là màn lưới rộng khắp của Đại Phạm Thiên vương.

Ba loại song đề gồm:

Đề kinh liên quan đến người và pháp: như Kinh Văn-thù vấn Bát-nhã. Văn-thù-sư-lợi là người, hỏi về Bát-nhãpháp.

Đề kinh liên quan đến ngườidụ, như Kinh Như Lai Sư Tử hống. Như Lai là tên người (nhân), Sư tử hốngdụ.

Đề kinh liên quan đến phápdụ, như Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Trong đó Diệu pháppháp, Liên hoadụ.

Kinh toàn đề là:

Đề kinh liên quan đến cả nhân, phápdụ, như Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm. Trong đó Đại Phương Quảngpháp, Phật là nhân, Hoa Nghiêmd.

Mỗi kinh đều thuộc vào một trong bảy loại này. Người giảng kinh đều phải thấu hiểu cả bảy loại đề mục này để giảng giải cho người khác nghe. Nếu quý vị không hiểu, làm sao có thể giảng cho người khác hiểu được? Làm sao mà giáo hóa cho người khác giác ngộ trong khi mình chưa giác ngộ?

Quý vị đừng nên như những người tự gọi mình là Pháp sư sau khi chỉ đọc một vài cuốn sách, mà thực tế là chẳng nói được một trong bảy loại đề kinh này hay Ngũ trùng huyền nghĩa,[1] hoặc chỉ nói rõ được một trong Thập môn phân biệt.[2]

Đây thực là trường hợp vội vã thiếu chín chắn. Do người đọc kinhgiảng kinh không thông đạt được chân nghĩa của kinh. Những người giảng kinh này sẽ dẫn đệ tử của mình xuống địa ngục và người giảng cũng xuống theo.

Khi đã xuống địa ngục rồi, người giảng kinh cũng như đệ tử không ai hiểu được lý do tại sao mình bị rơi xuống đây. Thật đáng thương! Chỉ có sau khi đã đạt được một trí tuệ chân chính thông qua nghiên cứu Phật pháp thì mới có thể giáo hóa chúng sinh mà không bị nhầm lẫn.

Để giảng giải cho trọn vẹn chân lý vô cùng vô tận trong bộ kinh Thủ-lăng-nghiêm này. Tôi sẽ dùng Thập môn phân biệt của tông Hiền Thủ hơn là dùng Ngũ chủng huyền nghĩa của tông Thiên Thai.

Hiền ThủThiên Thai là hai tông phái lớn của Phật giáo Trung Hoa. Các Pháp sư khi giảng kinh đều chỉ nghiên cứu một trong hai tông phái này. Nên lời giảng của họ không đạt đến chỗ viên dung vô ngại được.

Thập môn phân biệt của tông Hiền Thủ là:

1-Giải thích tổng quát đề kinh (Tổng thích danh đề).

2-Nhân duyên phát khởi giáo lý (Giáo khởi nhân duyên).

3-Phân loại kinh thuộc tạng nào và thừa nào (Tạng giáo sở nhiếp).

4-Khảo sát nghĩa lý sâu mầu của kinh (Nghĩa lý phần tể).

5-Diễn bày thể tính của giáo pháp (Năng thuyên giáo thể).

6-Sự khế hợp của từng căn cơ với giáo lý trong kinh (Sở bị cơ nghi).

7-Sự thông dụngcá biệt về tông thú của kinh (Tông thú thông biệt).

8-Xác định thời gian giảng kinh (Thuyết thời tiền hậu).

9-Lịch sử truyền bá phiên dịch kinh (Lịch minh truyền dịch).

10-Phần giải thích yếu nghĩa của kinh (Biệt giải văn nghĩa).



CHÚ THÍCH CỦA NGƯỜI DỊCH

[1] Ngũ trùng huyền nghĩa, do Tông Thiên Thai lập nên:

1. Thích danh: giải thích tên Kinh, nếu không có tên, tất khó có thể hiển bày giáo pháp.

2. Biện thể: nói rõ ý chỉ của bộ Kinh. Các ý nghĩa của tinh tuý của kinh đều nằm ở phần này. .

3. Minh tông: Hiển bày tông chỉ tu hành.

4. Luận dụng: Luận về dụng, tác dụng của lý Kinh khi chúng sinh áp dụng trong công phu tu hành.

5. Phán giáo: Phân định giáo nghĩa của Kinh thuộc về Quyền, Thật. Đại Tiểu thừa (Theo Phật học Đại Từ Điển Quyển 1–Đinh Phúc Bảo)

[2] Thập môn phân biệt: của Tông Hiền Thủ: 1. Tổng thích danh đề. 2 Giáo khởi nhân duyên. 3- Tạng giáo sở nhiếp. 4- Nghĩa lý phần tể. 5-Năng thuyên giáo thể. 6- Sở bị cơ nghi. 7-Tông thú thông biệt. 8-Thuyết thời tiền hậu. 9-Lịch minh truyền dịch. 10-Biệt giải văn nghĩa.

 


 

Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 60159)
Ngày Quán Niệm Tháng Tư. Chủ đề: Nuôi dưỡng và trị liệu
free website cloud based tv menu online azimenu
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).
Chúng con, chúng tôi Như Nhiên-Thích Tánh Tuệ là trưởng ban điều hành Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đê (Bodhgaya Heart Foundation) xin được công bố tất cả các khoảng Tịnh tài bà con thương gửi cứu trợ nạn nhân động đất xứ Miến. (Nếu có bị thiếu sót tên các vị đã đóng góp, xin liên lạc cho chúng tôi biết để bổ sung. Danh sách này sẽ được cập nhật (Update) 1 lần nữa trước ngày kết thúc các chuyến cứu trợ vào 5/5/2025.
Hôm nay 15/4 2025, ( Lúc này đang là thời điểm Tết cổ truyền của dân tộc Miến ), chúng con xin tiếp tường trình cứu trợ động đất Myanmar đợt 4. Cũng như 3 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Khemacari).