Phần một: SỰ CHẾT

30/11/20173:51 CH(Xem: 4383)
Phần một: SỰ CHẾT

Phật lịch: 2561; Việt lịch: 4896; Nông lịch: Đinh Dậu
THIỀN QUÁN VỀ SỐNG VÀ CHẾT
Cẩm Nang Hướng Dẫn Thực Hành
The Zen of  Living and Dying
A Practical and Spiritual Guide
Nguyên tác Anh ngữ: Đại Sư Philip Kapleau
Việt dịch: HT Thích Như Điển & TT Thích Nguyên Tạng
Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc
Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu Ấn Hành 2017

Phần một:
SỰ CHẾT

Hãy sống như thế nào để tới khi được gọi
Gia nhập đoàn người vô số
Đi đến cõi bí ẩn đó
Nơi mỗi người sẽ có phòng của mình
Trong những tòa nhà yên lặng của sự chết
Mình sẽ không đi như người nô lệ trong đêm
Bị lùa tới nhà ngục của mình
Mà hãy được sự bảo hộ và an ủi của niềm tin vững chắc
Tiến tới nấm mộ
Giống như người đắp tấm vải giường
Nằm ngủ với những giấc mộng đẹp.
William Cullen Bryant

 

1.        Phương Diện Hiện Sinh Của Sự Chết

Sống Là Gì? Chết Là Gì?

Sự sống là gì? Sự chết là gì? Trong trường hợp thông thường thì câu trả lời có vẻ hiển nhiên: Khi tim đập, máu lưu thông, phổi thở, óc cảm nhận, thì đó là sự sống. Khi người ta ăn, ngủ, làm việc, cảm thấyđau khổ hay sung sướng, thì khi đó người ta đang sống.

Sự chết thì tất nhiên tình trạng mà ở trong đó có sự ngừng lại vĩnh viễn tất cả những chức năng sinh tồn: Hơi thởkhông còn, tim ngừng đập, óc không phản ứng khi được kích thích và những bắp thịt suy yếu không thể hoạt độngđược nữa. Tóm lại người ta không còn làm một việc gì, không nghĩ hay cảm nhận gì nữa. Với sự chết, người ta trở nên bất động và là một cái xác; nếu được chôn thì chỉ làm mồi cho côn trùng, nếu được thiêu thì chỉ là một đám khói và một chút tro. Không có gì trước khi sinh ra và không còn gì sau khi chết.

Nhưng có một quan điểm khác về thân phận con người, một quan điểm liên quan tới cái mà nhà sinh học Lyall Watson gọi là “Lỗi lầm của Romeo” trong vở kịch “Romeo và Juliet” của Shakespeare:

“Bà vú: Cô ấy chết rồi, qua đời, cô ấy chết rồi!

Phu nhân Capulet: Con gái tôi chết rồi! Chết rồi! Chết rồi!

Capulet: Máu của nó đã đông đặc và những khớp xương đã cứng. Sự sống đã rời khỏi cặp môi này từ lâu”.

Romeo nghe lời họ và tự kết liễu mạng sống của mình, nhưng chàng đã sai lầm.

Hay đó là sự sai lầm của chúng ta? Lyall Watson nghĩ như vậy, và ông nói rằng quan điểm truyền thống của chúng tavề sự chết là một nhận thức sai lầm, giống như sự hiểu lầm bi thảm của Romeo về vẻ bên ngoài đã chết của Juliet. Watson viết về cái chết tạm thời do uống thuốc mê của Juliet và cái chết thực sự của Romeo như sau:

“Khi Romeo thấy Juliet tái xanh vì không có sinh khí trong hầm mộ và cho rằng nàng đã chết, thì khi đó nàng đã chết rồi. Sự kiện sau đó Juliet tỉnh lại và giống như đang sống lại. Khi Juliet thấy Romeo nằm, không còn sự sống với lọ thuốc độc trong tay, thật sự khi đó chàng cũng đã chết rồi, và cái chết của chàng sẽ vẫn là sự thật dù nếu có một y sĩnhanh trí nào đó chạy vô xúc ruột cho chàng đúng lúc.

Sự “Sai lầm của Romeo” là sự lầm lẫn sự sống với sự chết, và là sự lầm lẫn rất thường có chỉ vì không có sự khác biệt tuyệt đối nào giữa hai sự này. Sống và chết là hai sự biểu hiện của cùng một tiến trình sinh học và chỉ khác nhau ở mức độ”.

Cái mà chúng ta gọi là sự chết chỉ là sự thay đổi trạng thái, thường là tạm thời, và như Watson viết: “Có khi ‘có thể chữa được’, vì tự thân sự chết không có sự thật về khám nghiệm, hợp lý hay sinh học nào, và chỉ hiện hữu như một ý tưởng có giá trị trong liên hệ giữa mọi người”. Bằng chứng về sinh học, tâm lý học và nhân loại học đưa tới kết luậncho rằng, sự sống và sự chết hiện hữu bên cạnh nhau trong một liên hệ năng động liên tục thay đổi hình thức và hướng đi của nó. Nói cách khác, cái chết không phải là dấu chấm hết mà là dấu phẩy trong câu chuyện cuộc đời.

Với sự cảm nhận tinh truyền các thi sĩ cũng đã nhận xét sự bất khả phân của sự sống và sự chết. Samuel Butler (1835-1902) viết:

“Người chết thường cũng sống đối với chúng ta giống như người sống vậy, chỉ có điều chúng ta không thể làm cho họ tin như vậy… chết là không thể hiểu rằng mình đang sống”.

Có một công án Thiền nói tới sự năng động này của sự sống và chết. Giống như mọi công án khác, công án này đề cập đến sự nhất tâm bất nhị của vạn vật, và được ghi lại trong cuốn “Bích Nham Lục” (ở thế kỷ mười hai), một kho tàng những lời nói và hành vi của một số Thiền sư nổi tiếng nhất. Trong các Thiền đường và tu việncông án này được đưa ra cho các Thiền sinh tham quán khi họ thắc mắc về vấn đề sống và chết, và cho thấy sống và chết không phải là hai trạng thái riêng biệt, độc lập với nhau, mà chỉ là hai mặt của một quy trình tự nhiên và cả hai đều hiện diệnbất cứ lúc nào.

“Một hôm Thiền sư Đạo Ngộ cùng với đệ tử tới thăm một gia đình đang có đám tang ở gần tu viện. Vỗ vào quan tài,đệ tử hỏi rằng “Còn sống hay đã chết?”

Thiền sư: “Ta không nói sống, ta không nói chết”.

Đệ tử: “Tại sao Thầy không nói”.

Thiền sư: “Ta không nói. Ta không nói”.

Trên đường trở về tu viện, lại có sự trao đổi tiếp:

Đệ tử: “Thưa Thầy, nếu Thầy không nói, con sẽ đánh Thầy”.

Thiền sư: “Cứ đánh nếu muốn, nhưng ta không nói”.

Đệ tử liền đánh vị Thầy.

Về sau, khi Đạo Ngộ viên tịch, người đệ tử tới gặp Thiền sư Thạch Sương, người kế tục Đạo Ngộ và kể lại việc trên.

Thạch Sương nói: “Ta không nói sống, ta không nói chết”.

Người đệ tử chợt hiểu ý nghĩa của sống và chết”.

Để hiểu ý nghĩa sâu xa của câu hỏi của người đệ tử “Còn sống hay đã chết”, chúng ta cần phải biết cái ẩn ở phía sau câu hỏi. Ở đây người đệ tử quá thắc mắc tới mức không thể nghĩ tới tang gia và cũng không đợi tới lúc mình và vị Thầy trở về tu viện, mà thúc vị Thầy trả lời một cách rõ ràngVấn đề sự sống và sự chết đã đè nặng lên người đệ tử. Tất nhiên vị này biết cái xác ở trước mặt mình đã chết về mặt y học, nhưng vì cũng tin rằng con người còn là một cái gì nhiều hơn cảm giác và trí tuệ nên vị ấy hỏi “Lực sự sống có còn tiếp tục sau khi chết hay không?”

Nếu muốn có sự an tâm đích thực, sẽ có lúc tất cả chúng ta đối diện và giải đáp điều thắc mắc này. Đây không phải là những câu hỏi có tính cách triết lý, mà là có tính cách hiện sinh hay thực tế“Tại sao mình có mặt trên trái đất này? Mình đã từ đâu tới? Khi mình chết, điều gì sẽ xảy ra với cái sinh lực mà mình gọi là ‘tự ngã’ hay cái ‘ta’. Mình sẽ hoàn toàn không còn nữa hay vẫn tồn tại trong một hình thức này hay hình thức khác. Ngoài thể xác vật chất, có một thểkhác thường được gọi là hồn vía sẽ nhập vào cái thể xác khác tương ứng với tư tưởng và hành vi của mình trong kiếp này hay không? Hay sẽ có một sự sống nào khác, hoặc vật chất hoặc không hình thể, trong một cõi nào đó? Tóm lại, mình sẽ không là gì cả hay sẽ là một cái gì mới?” Câu hỏi “Người này còn sống hay đã chết” thực sự đại diện cho những câu hỏi trên.

Nên biết rằng mấy năm đã trôi qua, giữa lúc vị Thầy thứ nhất qua đời và lúc người đệ tử hỏi vị Thầy thứ hai, một khoảng thời gian mà trong đó người đệ tử không ngừng quán niệm và suy gẫm về vấn đề dai dẵng này. Để làm gì? Để thoát khỏi sự trói buộc của sinh và tử, vì đối với con người, không có mục tiêu nào cao hơn hay nhu cầu nào lớn hơn điều này. Thoát khỏi sự sống và sự chết là thoát khỏi những giới hạn nhị nguyên của sự sống và chết. Tức là bây giờ người ta sống với sự tự tại dung thông tuyệt đối, vì sống và chết cùng lúc không sống và không chết.

Thiền sư Đạo Ngộ trả lời: “Ta không nói sống, ta không nói chết”. Ngài có thể nói gì khác? Ngài biết rằng cái mà chúng ta đang gọi là sinh chỉ là mặt trái của tử, như là một khung cửa được gọi là “lối vào” ở bên ngoài và “lối ra” ở bên trong. Ngài biết rằng sống và chết là hai điều tùy thuộc vào nhau, và người ta không thể muốn chỉ có một điều này mà không có điều kia. Như vậy, bám vào sự sống có nghĩa là chối bỏ một sự thật, đó là sự chết.

Người đệ tử đỏi hỏi: “Tại sao Thầy không nói? Đừng tránh né, Thầy ơi, hãy trả lời cho con một cách rõ ràng”. Anh ta kêu gào từ trong tim. Có lẽ đây là lần đầu tiên gặp một xác chết và có thể anh ta nghĩ “Mình trông thấy người chết, nhưng sự sống trong cái xác này đã đi đâu?”.

Vị Thầy nhất quyết“Ta không nói, ta không nói! Con có điếc không? Không nghe thấy ta nói hay sao?”. Ngài cũng hét lên từ trong tim, vì mình không nói được gì hơn. Ngay cả Đức Phật cũng không thể làm gì khác. Nếu sự sinh là một điểm phù du giữa cái gì có trước và cái gì tiếp theo sau, và sự tử cũng vậy, thì vào mỗi giây đều có sinh, và vào mỗi giây đều có tử. Điều gì quy định sự sống và điều gì quy định sự chết?

Không kiềm chế được nữa, người đệ tử gào lên “Nếu Thầy không nói, con sẽ đánh Thầy”. Câu nói này cho thấy anh ta đã tuyệt vọng.

Vị Thầy nói: “Cứ đánh nếu muốn, nhưng ta không nói. Đánh hay không đánh, ta cũng không có cách nào khác”.

Sau đó, khi Đạo Ngộ mãn phần, và khi vị Thầy thứ nhì nói : “Ta không nói sống, ta không nói chết”, người đệ tử giác ngộ như vừa thức dậy từ một giấc ngủ sâu.

Phản Ứng Của Các Vị Thầy Về Sự Chết

Các Thiền sư và các vị Thầy khác thấy sự sống và chết là một dòng chảy liên tục không gián đoạn, và sự di chuyểnqua lại của một quả lắc vĩnh cửu. Nhiều người trong các vị này đã biết trước “thời khắc không thể tránh được” ấy với tâm trạng an lạc và cả tiếng cười, chọn cái chết trong thế ngồi Thiền “chết là một sự giải thoát vô thượng”, hay cả trong thế đứng thẳng. Vì nhìn sự sống một cách vững chắc và toàn thể, các vị không bận tâm với một thành phần nào của sự sống, kể cả cái chết. Có thể nói rằng các vị đã vượt lên trên tự ngã vốn bám vào đời sống. Và vì các vị Thiền sư trong những hành vi của mỗi khoảnh khắc luôn dạy một cách vô ngôn các đệ tử của mình cách sống, nên trong giờ phút cuối cùng của mình các vị cũng dạy họ cách chết. Vậy nếu các vị thốt ra những lời nào thì đó không phải là để nói về cuộc đời của mình mà là ban cho đệ tử một lời hướng dẫn cuối cùng.


 

Thiền Sư Trạch Am

Khi Thiền Sư Trạch Am (1573-1645), người Nhật Bản, sắp viên tịch, các đệ tử thỉnh cầu Ngài viết một bài kệ, Ngài nói “Ta không có lời cuối nào cả”. Họ lại xin, vì vậy Ngài cầm bút viết chữ “Mộng” rồi qua đời. Với chữ này, Trạch Am thu tóm thực tại là vô thượng, hay chân lý tuyệt đối, vượt lên trên lý luận. Hiểu nghĩa “Mộng” là hiểu tự ngã và mọi vậtkhác đều giống như mộng huyễn, không có gì trong thế gian không phải là mộng, và như vậy vạn vật đều là phù du vàhuyền ảo. Thể xác của chúng ta giống như bóng ma, như hình phản chiếu trong nước. Hay như một triết gia viết: “Đời sống lúc thức là giấc mộng có sự điều khiển”.

Ngài Trạch Am thường nói tới “Thiền mộng”. Ngài đã viết “Một Trăm Bài Kệ Mộng”, và trong một bài Ngài viết rằng: “Phải là mộng, trái cũng là mộng”. Vậy đối với Ngài, sống là mộng và chết cũng là mộng. Trời và đất cũng như vạn vậtđều là mộng. Như vậy cũng là nói không có mộng nào cả.

Đối với Thiền Sư Nhất Hưu (thế kỷ mười lăm, người Nhật Bản), sống và chết cũng là mộng, như trong bài kệ sau đây của Ngài:

“Sinh ra như một giấc mộng,

Trong thế gian mộng ảo này

Ta thấy tâm trí thảnh thơi

Dù ta sẽ tan biến

Giống như giọt sương buổi sáng.

Người ta cầu nguyện cho đời sau

Dù đời là phù du

Đây là thói quen của tâm trí

Vốn đã qua rồi ngày trước.

Chân tính

Là vô sinhbất nhị

Vậy hãy biết rằng huyễn ảo

Là sinh, tử, tái sinh”.

Không phải chỉ có các Thiền sư mới có ý tưởng đời là mộng. Văn hào và triết gia xã hội người Nga, Leo Tolstoy (1828-1910) đã nói nhiều về mộng ảo và những kiếp trước trong một bức thư được xuất bản hai năm trước khi ông qua đời.

Trọn cuộc đời của chúng ta, từ khi sinh ra cho tới khi chết, với tất cả những giấc mộng của nó, tới lượt chính nó cũngtrở thành một giấc mộng, mà chúng ta coi là đời sống thực, và chúng ta không ngờ sự thật của nó chỉ vì chúng takhông biết tới một đời sống khác thực sự hơn. Những giấc mộng của cuộc đời hiện tại là khung cảnh mà ở trong đóchúng ta thực hiện những ấn tượng, những ý tưởng, những cảm giác của kiếp trướcChúng ta sống qua hàng ngàngiấc mộng trong kiếp sống này, vậy kiếp hiện tại của chúng ta cũng chỉ là một trong hàng ngàn kiếp như vậy mà chúng ta bước vào từ đời sống khác thật hơn và rồi lại trở về sau khi chếtĐời sống của chúng ta chỉ là một trong những giấc mộng của đời sống thật hơn đó, và như vậy nó bất tận cho tới đời sống cuối cùngđời sống rất thật, và đó là đời sốngcủa Thượng Đế. Tôi muốn các bạn hiểu tôi, tôi không đùa giỡn, không bịa đặt điều này. Tôi tin nó, tôi thấy nó, và không nghi ngờ gì cả”.


 

Thiền Sư Taji (1889-1953)

Khi Thiền sư Taji sắp qua đời, các đệ tử tụ tập bên giường bệnh của Ngài. Một người nhớ là Thầy mình thích một loại bánh ngọt, liền bỏ ra nửa ngày để đi tìm món bánh đó ở những tiệm bánh ở Tokyo và mang về cho Ngài. Với một nụ cười yếu ớt, Taji nhận một miếng bánh và ăn. Thấy Ngài trở nên yếu hơn, các đệ tử hỏi Ngài có lời cuối nào dành cho họ không?

Ngài đáp: “Có”.

Các đệ tử hăm hở cúi tới trước để không bỏ sót một lời nào của Thầy. “Xin cho chúng con biết!”

Ngài nói: “Ôi cái bánh này ngon quá!” Rồi Ngài viên tịch.

Thiền Sư Động Sơn Lương Giới

Khi Thiền sư Động Sơn Lương Giới (807-869), vị Tổ thứ nhất của Thiền Phái Tào Động, hấp hối, có một vị Tăng nói: “Bạch Thầy, tứ đại của Thầy không hòa hợp nữa, nhưng có người nào không bao giờ bị bệnh?”

Động Sơn đáp: “Có”.

Vị Tăng hỏi: “Người đó có nhìn Thầy không?”

Động Sơn trả lời: “Việc của ta là nhìn người đó”.

Vị Tăng hỏi: “Lúc chính Thầy nhìn người đó thì sao?”

Động Sơn nói: “Lúc đó ta không thấy bệnh tật”. Rồi Ngài qua đời.

“Người đó” tất nhiên là Chân Tánh của chúng ta được nhân cách hóa. Chân tánh thì không sinh không chết, không phải có cũng không phải không, không phải là hư không cũng không phải là sắc tướng, không sướng không khổ.Chân tánh vượt lên trên mọi bệnh tật.

Thiền Sư Huệ Năng (638-713)

Ngày mùng Tám tháng Bảy, Thiền Sư Huệ Năng, Tổ thứ sáu của Thiền Tông Trung Hoa, nói với các đệ tử: “Hãy tụ tập xung quanh ta. Ta đã quyết định rời khỏi thế gian này trong tháng Tám”.

Khi Ngài nói như vậy, nhiều người òa khóc.

Thiền Sư hỏi: “Các người khóc ai? Có phải các người lo cho ta, vì nghĩ rằng ta không biết mình sẽ đi đâu? Nếu khôngbiết, làm sao ta có thể ra đi với thái độ như vậy? Thật ra các người khóc vì các người không biết nơi ta sẽ đi tới. Nếu biết, các người sẽ không khóc, vì chân tánh là vô sanh bất tử, không đi không đến.”

Tại sao các vị Thầy có thể coi nhẹ cái chết như vậy? Chỉ vì các Ngài biết rằng dù người ta chết tự nhiên hay chết vì bị giết, cái chết cũng không thật hơn cái chết của những nhân vật trong phim, hay không thật hơn là cắt không khí bằng dao, hay như bọt nước vỡ rồi lại xuất hiện. Các vị Thầy biết rằng mình sẽ tái sinh qua nhân duyên với một người cha và một người mẹ.

Trang Tử

Khi một người tới thăm Trang Tử, nhà hiền triết Trung Hoa vào thế kỷ thứ tư trước Tây lịch, sau khi vợ của Ngài qua đời, ông ta thấy Trang Tử ngồi dạng chân dưới đất, vỗ nhịp vào một cái bồn bằng gỗ mà ca hát. Người bạn kêu lên: “Vợ chết còn nằm đó, không nhỏ một giọt nước mắt đã là tệ rồi, lại còn gõ bồn ca hát. Ông thật là quá quắt.”

Trang tử nói: “Không phải vậy, tôi là người bình thường, tôi cũng buồn khi bà ta chết, nhưng rồi tôi nhớ bà ta đã có trước khi sinh ra trong đời này. Lúc đó bà ta không có thân xác. Rồi vật chất được cho vào tinh thần, và bà ta có hình dung để sinh ra. Tôi thấy rõ chính sự thay đổi làm cho vợ tôi sinh ra đời sẽ đưa bà ta tới cái chết, cũng giống như sự thay đổi của bốn mùa. Đông tiếp nối Thu. Hạ tiếp nối Xuân. Than khóc trong khi vợ mình ngủ yên trong căn phòng lớn giữa trời và đất là chối bỏ quy luật tự nhiên đó, là quy luật mà tôi không thể nói rằng mình không biết. Vì vậy tôi không khóc”.

Satsujo

Satsujo là một nữ hành giả đã giác ngộ sâu và khi cháu gái của bà chết, bà đã than khóc nhiều. Một người hàng xóm tới nói với bà: “Tại sao bà kêu khóc dữ vậy? Nếu người ta nghe được, họ sẽ nói: ‘Tại sao bà già đã đạt giác ngộ vớiThiền sư Hakuin danh tiếng lại khóc cháu gái nhiều như vậy?’ Bà hãy bình tĩnh lại một chút.” Satsujo ngó ông hàng xóm rồi đáp: “Lão ngu đầu hói kia, biết cái gì mà nói. Nước mắt còn tốt cho cháu gái tôi hơn là nhang, đèn với lại hoa”.

Hương và hoa là những món đồ cúng tượng trưng để tưởng niệm người qua đời, là hình thức bên ngoài của tình cảm bên trong. Cúng lễ là cách giao tiếp với người chết qua những món đồ cúng. Nhưng Satsujo là người đã đạt giác ngộ, đã thấy sự bất nhị của sống và chết, không cần dùng những món đồ cúng. Nước mắt của bà biểu lộ tình thương dành cho cháu gái và là lúc chiếc cầu nối giữa cõi người sống và cõi người chết.

Đạt giác ngộ không có nghĩa là không còn tình cảm, là lạnh lùng, vô cảm, mà ngược lại, có nghĩa là có khả năng biểu lộ cảm xúc một cách tự nhiên. Một truyện Thiền ngày xưa kể rằng có một chú tiểu chán Thiền khi nghe một vị Thầynổi tiếng la lên đau đớn khi bị bọn cướp giết chết. Chú định không hành Thiền nữa, vì thấy nếu vị Thầy kia kêu lên khiđối diện với cái chết thì như vậy Thiền là giả dối. Nhưng lúc đó một vị Thầy khác dạy chú về ý nghĩa của Thiền và giải trừ sự hiểu lầm của chú.

Vị Thầy nói: “Tên ngu ngốc kia! Mục đích của Thiền không phải là tiêu diệt mọi cảm giác và tê liệt với sự đau đớn vàsợ hãi, mà là tự nhiên la lớn và trọn vẹn khi tới lúc để la.”

Thiền Sư Soyen Shaku

Thiền sư Soyen Shaku (1859-1919), Trụ Trì một Thiền viện lớn ở Kamakura, Nhật Bản, có thói quen đi bách bộ qua thị trấn mỗi sáng sớm cùng với người thị giả của mình. Trong một dịp như vậy, Ngài nghe tiếng than khóc trong một ngôi nhà. Đi vô ngôi nhà đó, Ngài hỏi: “Tại sao mấy người khóc?” Họ nói: “Chúng con khóc vì một đứa con vừa qua đời.” Vị Thầy liền ngồi cùng với tang gia và than khóc với họ. Trên đường trở về Thiền viện, người thị giả hỏi: “Thầy cóquen biết với mấy người đó không?” “Không,” Ngài trả lờiĐệ tử“Vậy tại sao Thầy lại khóc với họ?”. “Ta khóc để chia sẻ nỗi buồn của họ,” Ngài đáp.

Thật vậy, một Thiền sư đích thực là người biết thông cảm với người khác. Vui với niềm vui của người khác và buồn với nỗi buồn của người khác là điều tự nhiên đối với một người như vậy, dù họ là những người xa lạ.

Thiền Sư Nam Tuyền

Khi Nam Tuyền qua đời, một đệ tử đứng trước Kim quan của Ngài cười lớn. Một tu sĩ cũng là đệ tử của vị Thầy mắng:“Đây không phải là Thầy của huynh hay sao? Tại sao huynh cười trong khi phải khóc Ngài?”

Người đệ tử đáp: “Nếu huynh nói được một lời thích hợp, hàm chứa giáo lý của Đức Phật thì tôi sẽ khóc”. Vị tu sĩkhông nói được gì cả. Người đệ tử liền kêu: “Ôi, Thầy của chúng ta đã đi thật rồi,” và khóc lớn. Ý nghĩa của câu nóicuối cùng là điều quan trọng để hiểu phần trên.

Một lời nói hay là một phát ngôn sống động và tự nhiên có đầy sức mạnh của cả một con ngườiLời nói hay là lời từ bụng (tâm huyết) chắc thật và sinh động với tình cảm. Lời chết là lời giải thích, khô khan và không sinh khí, phát ra từ đầu chứ không từ bụng. Lời hay thì hợp nhất, lời chết thì chia rẽ. Một điều quan trọng ở đây là không do dự mà trả lờingay. Đây cũng là ý tưởng ở trong câu nói: “Người do dự thì thua”.

Người đệ tử muốn thử người tu sĩ bằng cách cười trước quan tài của Thầy để gây một phản ứng. Vị tu sĩ không biết như vậy nên đã mắng người đệ tử là cười thay vì khóc. Người đệ tử liền đặt một cái “bẫy” khác: “Nếu huynh có thể nói một lời thích hợp, tôi sẽ khóc”. Người tu sĩ không nói được. Tất nhiên, có khi sự im lặng, có ý nghĩa, nhưng trongtrường hợp này thì không.


“Sinh” Và “Tử” Nghĩa Là Gì?

Trong tiếng Sanskrit, cõi có sự sinh ra và sự chết được gọi là “Samsara” (luân hồi). Đây là cõi lao lực và tranh đấu, không trường tồn, và có sự biến đổi, mà mọi hiện tượng, kể cả ý nghĩa và tình cảm, đều phải chịu theo luật nhân quả. Sự sinh ra và sự chết có thể được ví với những đợt sóng trên biển. Sóng vươn lên là sinh, sóng hạ xuống là chết. Đợt sóng lớn hay nhỏ được quy định một phần bởi lực của đợt sóng trước và chính lực đó được phát sinh bởi dòng nước, thế đất, mưa, mặt trăng, và có thể những nhân tố khác. Tiến trình được lập lại bất tận là sinh - tử - tái sinh, hay luân hồi sinh tử. Ở mặt kia là chân tánh của vạn vật, có tính chất không đến không đi, không sinh không biến đổi, không chết. Vậy vấn đề là làm sao vượt luân hồi sinh tử, tìm chỗ vô sinh bất tử. Theo Thiền sư Dogen (Nhật Bản, thế kỷ mười ba) thì chỗ đó chính là cõi sinh tử này.

Có thể nói là có hai loại sống chết: Khoảnh khắc và thông thường. Khoảnh khắc sống chết hay “sát na” sinh diệt, xảy ra trong một triệu của một giây hay một khoảng thời gian rất ngắn, như tế bào cũ chết và tế bào mới sinh ra. Vậy có thể nói rằng một tự ngã mới liên tục sinh ra, và một người sáu mươi tuổi không phải là một, nhưng không khác với người đó hồi ba mươi tuổi hay mười tuổi. Như vậy sống là chết và chết là sống. Với mỗi hơi thở vô, người ta tái sinh, và với mỗi hơi thở ra, người ta chết.

Có thể so sánh sự sinh với những đám mây xuất hiện trên bầu trời và sự chết với đám mây tan ra mọi hướng. Có thể coi bầu trời đầy mây và bầu trời quang đãng là hai tình trạng khác nhau, nhưng chính bầu trời thì không chịu ảnh hưởng gì cả. Hay ví chân tánh với một tấm gương phản chiếu những hiện tượng khác nhau. Hiện tượng chỉ hiện hữugiả tạm, nhưng tấm gương thì trường tồn và có thật vì nó phóng chiếu những hình ảnh khác nhau mà không bị in dấu bởi chúng. Cũng vậy, chân tâm phản chiếu mọi hiện tượng mà không bị ảnh hưởng bởi chúng.

Do tập sống trọn vẹn với sự sống và chết trọn vẹn với sự chết, chúng ta có khả năng siêu việt cả hai, và còn vượt lên trên cả sự phân biệt nhị nguyên thế gian và xuất thế gianchủ quan và khách quan. Có người nói sự sống không phải là một bí mật để khám phá mà là một thực tại để sống.

Lúc chết điều gì xảy ra cho năng lực tạo ra để duy trì cơ thể và hoạt động của thể xác? Năng lượng này có phương diện khách quan của nó không? Chúng ta có thể hiểu gì về cõi mà ở đó tâm thức tự phân chia thành chủ thể và đối tượng? Không gì cả. Thế giới mà chúng ta trông thấy là một sự tái tạo được làm bởi những dụng cụ có giới hạn, đó làtâm trí và năm giác quan của chúng ta. Như vậy bất cứ điều gì chúng ta hiểu bằng lý trí thì đó chỉ là một phương diệncủa chân lý. Cái gì ở bên ngoài sự hiểu biết hay bất khả tri, thì đó là toàn thể chân lý. Vậy từ quan điểm tuyệt đối củachân tánh thì những từ ngữ “chủ quan” và “khách quan” hay tâm và vật không có giá trị gì cả. Đó là lý do chúng ta có thể nói rằng sống là không-sống và chết là không-chết.

Chúng ta không thể nói cái gì hiện hữu hay không hiện hữu, có hay không có, chỉ vì không có gì có đời sống vĩnh cửucủa nó; mọi vật đều không có tự tánh, và không có gì không biến đổi trong từng khoảnh khắc, luôn luôn ở trong trạng thái thành, trụ, hoại, diệt và tái sinhtùy theo những nguyên nhân và những điều kiện, những nhân duyên, giống như trong một cuốn phim, những nhân vật và những hành động có vẻ có thật nhưng kỳ thật chúng chỉ là những ảo ảnh.

Về những sự đối đãiTrang Tử nói: “Người trí không phân biệt tâm và vật ở trong Đạo, tất cả vạn vật là một, người ta chỉ quen trông thấy sự đối nghịch, đa tạp, khác biệt; người trí thấy cái đa tạp tan biến trong cái một”.

Triết gia Hy Lạp Herachitus cũng nói: “Hãy nghe lý trí và chấp nhận rằng: ‘Mọi vật đều là một, tất cả là một,’ cái bịphân chia và cái không phân chia, cái sinh ra và cái không sinh ra, cái hữu tử và cái bất tửlý trí và vĩnh cửu, cha và con, Thượng Đế và công lý, cái đầu tiên và cái cuối cùng đều là một. Sống và chết, ngủ và thức, trẻ và già đều là một.”

Do thấy sự không hành động trong hành động và hành động trong không hành động, bất động trong chuyển động và chuyển động trong bất độngchúng ta đạt tới trạng thái thật của vạn vật, đó là chân như hay cái vốn như vậy.

Năng Lực Của Vũ Trụ

Lực vũ trụ vận động vạn vật, không thể đặt tên cho nó, vì gọi tên là giới hạn nó, vì nó vượt lên trên sự phân loại và những giới hạn, nhưng phải đặt tên cho cái vô danh (và cần phải đặt tên nếu muốn nói về nó), chúng ta có thể tạm gọi nó là chân tánh. “Nó” cũng liên quan tới dòng nhân quả, tức là sự sinh và sự diệt của vạn vậttùy theo những nguyên nhân và những điều kiện. Nói một cách đơn giảnvạn vật là những sự biến hóa của chân tánhvạn vật có tính chấtchuyển biến không ngừng, và đó là chân tánh của chúng. Chân tánh trụ ở đâu? Chân tánh trụ ở trong chân không(shunyata). Chân không không phải là hư vô mà là một năng lực sinh động, không có khối lượng, vượt lên trên cá thểhay cá nhân, và là thai bào của vạn vật.

Chân tánh này không thể bị tách rời khỏi thể xác vật chất của chúng ta. Một vị Thầy nói:

“Xác ở đây,

Người ở đâu?

Ta biết sự thật

Thần thức không ở trong cái túi da này?”

Nhưng Thiền sư Đại Huệ bác bỏ ý tưởng thần thức hiện hữu bên ngoài thể xác:

“Cái xác này là con người

Thần thức là túi da.

Túi da là thần thức.”

Những lời này có ý nghĩa sâu xaChúng ta không thể chối bỏ thế giới những sắc tướng vật chất vì một cõi tâm linh, hay ngược lại, mà không dựng lên một sự nhị nguyên, vốn không có thật. Nền móng của cõi vật chất là cõi tâm linh, và thế giới sắc tướng cũng có ảnh hưởng tới và bất khả phân với cõi tâm linh, nói cách khác, vì tâm linh là lực ở trong mọi sắc tướng vật chất nên tất cả những gì xảy ra trong thế giới vật chất đều tùy thuộc chính yếu vào tâm linh, hay tâm.

Trong cuốn “Người Hiện Đại Đi Tìm Linh Hồn.” Carl Jung nói về tinh thần và thể xác:

“Nếu có thể chấp nhận một sự thật bí ẩn rằng tinh thần là thể xác sống động nhìn từ bên trong và thể xác là sự biểu lộbên ngoài của tinh thần sống động, vì hai cái này thực sự là một, thì chúng ta có thể hiểu tại sao nỗ lực vượt lên trên mức tâm thức hiện tại phải tính tới cả thể xác. Chúng ta cũng sẽ thấy rằng niềm tin vào thể xác không thể chấp nhậnquan điểm chối bỏ thể xác nhân danh tinh thần”.

Chúng ta thấy sự quan trọng của thể xác trong thái độ của những gia đình người Mỹ mất con, anh, em, chồng hay cha trong chiến tranh Việt Nam, muốn tìm lại hài cốt của những người thân. Hài cốt của những binh sĩ Pháp chết ở Việt Nam sau năm 1939 cũng được đưa về quê hương. Có lẽ những gia đình Mỹ và Pháp này cảm thấy hài cốt chứa đựng một phần người thân đã mất của mình. Coi trọng di hài của người quá cố là sự tái khẳng định mối liên hệ thân yêu và sự ghi nhớ của người sống với người chết, và như vậy tinh thần và thể xác, không phải là hai vật hoàn toàn khác nhau.

Tại Sao Chúng Ta Sợ Chết?

Không phải là mọi nền văn hóa đều sợ chết và do đó chối bỏ sự chết. Lyall Watson nói rằng, tuyệt đối không có bằng chứng cho thấy sự lo sợ là một phần tự nhiên và tất yếu trong hành vi lúc sắp chết của chúng ta. Ông viết: “Ngược lại, trong các nền văn hóa mà sự chết được xét một cách thẳng thắn hơn và được coi là một phần của tiến trình sống thì không có sự sợ chết”. Ông cũng nói rằng, ông không biết một sinh vật nào biểu lộ sự sợ chết. Khi bệnh nhân thời kỳcuối đã trải qua đủ thời gian hay đã được giúp đỡ đủ để khắc phục sự lo sợ của mình và chấp nhận cái chết không thể tránh được, họ thường có cảm giác an lạc”.

Triết gia Hy Lạp Socrates nói rằng, sự sợ chết là bất bình thường vì nó dựa vào ý tưởng vị kỷ cho rằng muốn biết những điều mà thực ra mình không biết: “Sợ chết không là gì khác hơn nghĩ rằng mình khôn ngoan trong khi mình không khôn ngoan, mình biết những gì mình không biết. Không ai biết rằng sợ chết có thể trở thành điều ơn phước lớn nhất cho con ngườivậy mà người ta sợ chết cứ như là mình biết chắc sự chết là điều xấu lớn nhất”.

Vậy tại sao trong những quốc gia phát triển ở Tây Phương, sự sợ chết lại phổ biến như vậy? Nguyên nhân của sự sợ này là gì và làm sao để giải trừ nó? Có những nguyên nhân là sự bạo động khác thường trong thời đại của chúng tavà sự bùng phát của nó thành chiến tranh, và những nguyên nhân khác là sự đe dọa của vũ khí hạt nhân và sự hủy diệt mọi sự sống. Nói chung là sự sợ chết có thể được chia thành sự sợ đau, sợ cô đơn, sợ bị bỏ rơi, sợ bị mổ xẻ, sợ bị mất tự ngã, dù tự ngã là cái gì. Sự sợ chết cũng có phương diện không duy lý, như sợ bóng tối, và sợ cái mình không biết. Sợ chết cũng có gốc rễ tâm lý học mà nhà tâm lý trị liệu người Pháp Ignace Lepp đề ra trong cuốn “Sự Chết và Những Bí Mật Của Nó”. Vì nhận xét của ông có tính cảm nhận nên tôi sẽ cố gắng tóm tắt và cũng nói về những gì tôi tin là nguyên nhân chính của sự sợ chết theo quan điểm Phật Giáo.

Lepp cảm thấy rằng sự sợ chết mà ông phân biệt với sự lo nghĩ tới cái chết, là bình thường và thực sự làm gia tăngniềm vui sống của chúng ta. (Lepp cũng phân biệt sợ chết với sự sợ hãi lúc chết). Ông nhận thấy rằng nếu sự sốngcon người tuân theo những luật hợp lý thì chúng ta có thể thấy những người sống cuồng nhiệt nhất và yêu đời sốngmãnh liệt nhất sẽ sợ chết nhiều nhất, còn những người thấy đời sống khó nhọc sẽ đón mừng cái chết. Nhưng cuộcnghiên cứu của ông cho thấy điều ngược lại thường là đúng. Ông đưa ra những ví dụ về những người ở nước Pháp trong thế chiến thứ hai “Sống giống như loài thực vật”. Họ là những người sợ nhiều nhất và là những người đầu tiên chạy tới hầm trú ẩn trong những cuộc oanh tạc của máy bay. Lại có những người không sợ cái chết của mình mà sợ cái chết của người khác, đặc biệt là những người thân yêu. Ông còn nhận thấy có khi chúng ta lo sợ về cái chết của người khác vì nó báo hiệu hay nhắc nhở chúng ta về cái chết của chính mình.

Lepp nói tới sự sợ chết có nguồn gốc tương đối gần đây, đó là sự sợ cái chết tập thể. Từ thập niên 1950, với sự chạy đua về vũ khí hạt nhân, sự sợ chết tập thể đã lan rộng. Lepp thấy một điều có ý nghĩa tâm lý học là sự sợ chết vì chiến tranh hạt nhân hay tai họa hạt nhân có nhiều nhất trong những nước có nhiều vũ khí hạt nhân nhất. Ngày nay các nước càng giàu càng mạnh thì càng kém an toàn. Lepp cảm thấy gần đây là cách giải thích một phần về sự rối loạn của thời đại chúng tabiểu lộ trong tội phạmphá hoạitính dục và sự gia tăng nhịp độ đời sống. Cả âm nhạc và những điệu múa hiện đại cũng có vẻ biểu lộ sự tuyệt vọng của loài người không còn tin vào tương lai của mình.

Lepp cho rằng sự sợ chết đến loạn trí liên quan chặt chẽ tới ý thức về cá nhân, cùng có ý thức về chính mình như mộtcá nhân hơn là một người trong một tập thể, sự sợ chết càng lớn. Lepp nghĩ rằng nguyên nhân chính của sự sợ chết,ít nhất là ở Tây Phương, có vẻ là chủ nghĩa cá nhân thái quá của con người ngày nay. Trong những nền văn minh cổ xưa hơn ở Đông Phươngthân phận con người tương đối ít được coi trọng hơn. Trong những nước thịnh vượng ởTây Phương, người ta sống cho bản thân nhiều hơn, và có nhiều ý thức về cá nhân hơn.

Lepp đề nghị điều gì để khắc phục sự sợ chết? Sau khi liệt kê những phương cách dẹp bỏ sự sợ chết như rượu, ma túy, và sự theo đuổi lạc thú một cách cuồng nhiệt, ông xét những lối tiếp cận có tính cách triết lý của Tây Phương và thấy chúng đều thiếu sót một cách đáng buồn. Sau cùng ông kết luận: “Tôi tin rằng tình yêu sâu đậm dành cho cuộc sống là phương thuốc tốt nhất và có lẽ độc nhất để chữa chứng sợ chết.”

Với sự chú trọng vào cá nhân, Lepp muốn nói tới nguyên nhân của sự sợ chết mà không chỉ thẳng vào gốc rễ của nó. Tôi thấy sự sợ chết này trụ trong ý thức về cái “ta”, sự chấp thủ tự ngã hữu hạn, và cảm giác cái chết là sự tiêu diệtcái “ta” đó. Người ta sợ chết vì họ coi cái chết là sự chấm dứt của sự hiện hữu của mình, cái chết đưa mình vào hư vô.

Làm sao sự yêu đời cuồng nhiệt có thể phát triển khi người ta dùng năng lực của mình để khẳng định cái "ta", một tư thế mà xã hội cá nhân chủ nghĩa của chúng ta khuyến khích? Trong những nền văn hóa xem những sự hoàn thiệnhóa con người chính là sự buông bỏ tự ngã, cái chết không phải là một thảm kịch như trong những xã hội đề cao cái “ta” hữu hạn. Nếu xem Tâm chỉ là bộ óc và bộ óc chỉ là một phần của cơ thể thì người ta sẽ hoảng sợ khi nghĩ rằng một ngày nào đó mình sẽ tan rã thành hư vô.

Nói về sự sợ chếttriết gia Horace Kallen viết: “Có những người sống theo sự sợ chết của họ, và có những người sống theo niềm vui sống. Những người trước sống mà chết, những người sau chết mà sống. Khi tôi chết, tôi sẽ chết mà sống”. Lối sống của Kallen rất hay, nhưng giống như Lepp, ông không nói phải làm sao để giải trừ cái “ta vị kỷ” vốn làchướng ngại cho việc gây dựng niềm vui cuộc sống.

Lepp là nhà tâm lý trị liệuvì vậy ông dùng phương pháp của ngành này để chữa chứng lo sợ cái chết mà ông xem làloạn trí (dù ông coi sự sợ chết là điều bình thường). Ông nói rằng “Sợ chết một cách loạn trí thường là sự biểu hiện của sự lo sợ tổng quát có nguyên nhân thật là vô thức và phát sinh với sự chấn động ở tuổi mới lớn, thời thơ ấu hay lúc sinh ra” Tuy nhiên, một cơn bệnh nặng hoặc cái chết của một người thân yêu có thể đưa sự sợ đó vào ý thức. Đểđối phó với sự lo sợ này, phải phân lập những chấn động thời thơ ấu hay thời mới lớn vốn đã kết tinh thành những sự đè nén, ám ảnh, u trầm, lo sợ, hay những xung đột tâm lý khác, tất cả là những chướng ngại cho việc giao tiếp vui vẻvà lành mạnh với đời sống. Việc điều chỉnh tâm lý có thể kéo dài và mệt nhọc trong nhiều năm với kết quả không phải luôn luôn mỹ mãn, và việc này còn có thể đắt giá. Nếu gốc rễ của sự sợ chết hay lo về cái chết, tức là ý thức quá lớn về cái “ta” không bị giải trừ, thì sự lo sợ đó sẽ không hoàn toàn tiêu tan. Nhưng nếu sự sợ chết có thể trở thành ý nguyện tỉnh thức thì nó có thể đưa người ta tới giác ngộ.

Có thể xem mục tiêu của nhà tâm lý trị liệu là điều chỉnh bệnh nhân để họ có thể hoạt động bình thường trong xã hội. Nhưng chính những hoạt động bình thường trong xã hội phản chiếu một tình trạng loạn trí, tức là nhìn thực tại từ quan điểm sai lầm về tự thân và người khác thay vì như một toàn thể bất nhị, nên nhãn quan nội tâm của bệnh nhân vẫn còn nhỏ hẹp, dù để thoát khỏi sự loạn trí. Như vậy những người đã được điều chỉnh về tâm lý học có thể muốn gây dựng tinh yếu cuộc sống nồng nhiệt, nhưng họ không thể làm như vậy vì những lý do nói trên, rốt cuộc họ sẽ đuổi theo những cái bóng mong cầu cũng như lo sợ.

Theo Phật Giáo thì có thể giải trừ sự sợ chết người ta phải buông bỏ sự trói buộc của tự ngã, hay sự vị kỷChúng ta buông bỏ sự trói buộc này mỗi khi không làm theo tâm ái dục của mình mà chỉ làm lợi ích cho người khác, cho gia đình, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, hay xứ sở của mình. Một điều cũng quan trọng là chúng ta phải thôi quý trọngcũng như thôi khinh thường bản thân, không chạy theo đời sống mà cũng không rút khỏi đời sống. Không đề cao cái ta thì sự sợ chết sẽ giảm dần.

Một phần của công trình này là gây dựng tính hiền hòa. Khi Đức Chúa nói: “Người hiền hòa sẽ thừa hưởng thế gian” (The meek shall inherit the earth), Ngài không muốn nói tính nhút nhát và tính nể sợ người khác, mà là tính chịu đựngvà nhẫn nhục, những người không kiêu ngạo và không khẳng định bản thânHiền hòa không phải là nhu nhược mà là không quý trọng bản thân hơn người khác. Triết gia người Do Thái Moses Maimonides (1135-1204) nói: “Không gì cao quý hơn khiêm tốn và nhẫn nhục” (No crown carries such royalty with it as doeth humility). Nhưng khiêm tốn cũng có thể là hình thức tệ hại nhất của tính kiêu ngạo“Khi nghĩ rằng mình là người khiêm tốn thì đó là dấu hiệu lớn nhất của sự kiêu ngạo”. (you can have no greater sign of a confirmed pride than when you think you are humble enough).

Để có sự chuyển hóa thực sự, chúng ta cần phải tránh sự khiêm tốn giả tạo cũng như tính quý trọng bản thân hơn người khác. Trong việc thanh lọc này chúng ta có thể biết mình thực sự là gì.

 

Tự Ngã

Khi nói về tự ngã, chúng ta nên biết là từ ngữ này có nhiều ý nghĩa hơi khác nhau. Tự ngã hay cái “ta” có thể là ý tưởng về bản thân như một cá nhân khác những người khác. Nhưng ý tưởng về bản thân như một cá nhân riêng biệt là một sự giả tạo phát sinh từ tâm nhị nguyên. Theo tôi hiểu thì tâm lý học hiện đại xem tự ngã là một cái gì hơi khác.Tâm lý học gắn sự quan trọng cho tự ngã vì thấy tự ngã liên quan tới hình ảnh tự thân của chúng ta, tức là liên quantới sự hiểu mình như một sinh vật riêng biệt kinh nghiệm thế giới bên ngoài qua những giác quan của mình. Như vậy, không thể có tâm thức nếu không có tự ngã; không có ai để ý thức về một cái gì. Và như vậy tự ngã được xem là không thể thiếu cho tiến trình tâm thức vốn xác định nó.

Chúng ta đang nói ở đây cái có thể được gọi là tâm thức thực nghiệm cá nhân, mức tâm thức liên kết với năm giác quan và trí phân biện. Hình ảnh bản thân phát sinh từ tâm thức giới hạn trong thời gian và giác quan thì không thật. Thật vậy, mọi hoạt động vị kỷ phát xuất từ hình ảnh về bản thân giả tạo này. Hình ảnh giả tạo này làm cho chúng ta tin vào một thế giới nhị nguyên của bản thân và người khác, của những vật riêng biệt, của đau đớn và tranh chấp, sinh và tử, giết và bị giếtHình ảnh này không thật vì nó chỉ là bề ngoài. Vì nếu có thể trông thấy xa hơn những hình thể luôn biến đổichúng ta sẽ hiểu rằng không có gì ngoài sự đơn nhất và hòa hợp, và sự hoàn hảo này không khác thế giới hiện tượng luôn biến đổi và chuyển hóa. Nhưng nhãn quan của chúng ta có giới hạn và trực giác của chúng tayếu ớt.

Cái tự ngã giả tạo đang ngự trị với những tham vọngsân hận và tà kiến và biện minh cho mình bằng lý lẽ phàm tục, làm cho chúng ta tin rằng mình có thể hưởng thụ những thú vui cảm giác mà không đau khổ.

Tự ngã khống chế chúng ta bằng ngôn ngữ với những đại danh từ như “tôi”, “ta”, “mình”, thật ra “tôi” chỉ là một lối nóiquy ước. Chúng ta thường nghe “tôi nói rằng...”, “Tôi đã làm...”, “Tôi thích...”, “Tôi ghét...”. Đó là tự ngã đang nô lệ hóachúng ta, đưa chúng ta tới đau khổ, vì càng nghĩ và nói “tôi”, “ta”, “mình”, chúng ta càng lệ thuộc sự đòi hỏi của tự ngã.

Tâm tự ngã tương đối, với sự hỗ trợ của ngôn ngữ, còn lừa dối chúng ta bằng những cách khác. Nó luôn luôn dụ dỗchúng ta phân biệtso bì, phê phán, xa rời sự cụ thể và chắc thật để đi vào cõi suy luận và trừu tượngThí dụ, một người đang đi trên đường bỗng nghe tiếng chuông. Tức khắc tâm phân biệt của người đó đánh giá tiếng chuông là “nghe hay” hoặc “nghe chói tai”, đó là chuông nhà thờ hay chuông nào khác. Người đó có thể liên tưởng tới một âm thanh tương tự mà mình đã nghe trong quá khứ, rồi người đó phân tích và so sánh. Với mỗi nhận xét và phê phán,kinh nghiệm nghe thuần túy trở nên mờ nhạt dần cho tới khi người đó không nghe thấy âm thanh mà chỉ nghe thấy những ý tưởng của mình về âm thanh đó.

Bây giờ chúng ta hãy xét về nguồn gốc của tự ngã theo quan điểm chính thức của tâm lý học Phật Giáo. Năm thức đầu là Nhãn thứcNhĩ thứcTỷ thứcThiệt thức và Thân thức. Thức thứ sáu là Ý thứcphân biệt và phân loại nhữngdữ kiện của năm thức trước, tức năm giác quan. Thức thứ bảy là Mạt na thức, tạo ý niệm cái “ta”, là nguồn gốc của sự phê phán, đánh giáý kiến vị kỷ, và những tà kiến, tất cả đưa tới những hành động phù hợp với chúng. Thức thứ tám là A lại da thức, tức là Hàm tàng thức hay thức chứa đựng, chủng tử của tất cả những hoạt động tâm trí, tình cảm và những kinh nghiệm cảm giác được chứa đựng hay được ghi nhận trong mỗi khoảnh khắc. Hàm tàng thức haychủng tử thức tương đối còn tồn tại sau cái chết và qua các kiếp sau, lưu giữ chủng tử ý thức của những kiếp trướcvà chủng tử của những nghiệp mới. Thức thứ tám này cũng chứa đựng ký ức của trạng thái trước khi sinh ra, như những cảm giác trôi nổi hay bay, cảm giác tự docảm giác hợp nhất với vạn vật. Những cảm giác này thường xảy ra trong những giấc mộng và thường được kèm theo một cảm giác rất dễ chịu. Đối với những người nhạy cảm và hợp với chúng, những ký ức của thời kỳ trước trước khi sinh ra có thể ám chỉ sự tự do mà chúng ta gọi là chết.

Thức thứ chín là Chân tánh không sắc tướng và thanh tịnh thường hằng của chúng ta. Thức này có liên hệ chặt chẽ với thức thứ tám tới mức hầu như không có sự khác biệt giữa hai thức. Thức thứ chín có thể được ví với biển vô tậnmà trong đó mỗi kiếp là một đợt sóng nhô lên trên mặt nước. Thức này có thể được gọi là chủng tử thức tuyệt đối.

Biểu đồ 1: Chín thức

Trong biểu đồ sau đây mỗi đợt sóng là một kiếp với một cá nhân.

Biểu đồ sau đây cho thấy chủng tử nghiệp có trước khi sinh ra những hành động thân, khẩu, ý hiện tại. Những hành động hiện tại lại trở thành chủng tử nghiệp được chứa đựng hay ghi nhận trong Hàm tàng thức.

Thức thứ tám, Hàm tàng thức, có thể được coi là nền móng của cá nhân và cá tính vì nó liên hệ sinh ra những hành động mới hay những sự tạo nghiệp về thân, khẩu, ý. Những ý nghĩ và những thói quen về hành vi này lại thay đổi phẩm chất của Hàm tàng thức, vì chúng được ghi nhận tức khắc trong thức này để trở thành những chủng tử nghiệpmới. Nghiệp được tạo khi những chủng tử nghiệp đã được tích lũy trước gặp nhân duyên phát ra những hành động mới, vốn vừa là nhân khi trở thành những chủng tử nghiệp mới. Đây là tiến trình nhân quả liên tục và bất tận.

Biểu đồ 2: Nhân quả và các thức

Nói một cách chính xác thì tự ngã không thể được coi là vẫn còn tồn tại sau khi chết, nhưng thức thứ bảy tức Mạt na thức có ý niệm về cái “ta” vẫn tồn tại. Có thể ví nó như một tờ giấy trắng nằm chờ sự trở về của tự ngã. Nó là sự tham muốn một thể xác và tất cả những điều gì khác đi kèm với thể xác, vậy nó là động lực của sự tái sanh. Nói cách khác,tái sanh là hệ quả tất yếu của việc chúng ta đã không đạt giải thoát trọn vẹn trong kiếp trước. Như vậy, chúng ta lăn trôi trong luân hồi sinh tử không ngừng, được thúc đẩy bởi ý muốn trực giác và những thói quen tham, sân, si. Chúng ta bị thúc đẩy bởi cái “ta” vị kỷ. Thể xác vật chất là sự tổng hợp hay sự kết tinh của những ý tưởng sai lầm vị kỷ.

Bây giờ chúng ta hãy xét tự ngã theo quan điểm tri thức học. Kiến thức của chúng ta về thế giới hiện tượng được thủ đắc qua mối liên hệ chủ thể-đối tượng. Tức là chúng ta như những chủ thể nhìn những đối tượng, phân biệt chúng vớibản thân và những đối tượng khác, áp đặp cho chúng những cái tên, những thuộc tính, những tính chất, và phán xét chúng. Thí dụ chúng ta ngầm đồng ý với nhau gọi một đối tượng là “cây”. Rồi chúng ta quên rằng “cây” là một ý niệmcủa chính mình và không nói lên sự thật nào của đối tượng này. Vậy cây là cái gì? Một triết gia có thể gọi nó là sự thậttối hậu, một nhà thực vật học gọi nó là một sinh vật, một nhà vật lý học gọi nó là một đám âm điện tử quay xung quanh hạt nhân, một họa sĩ gọi nó là một hình dạng đặc biệt với màu sắc đặc thù, một thợ mộc gọi nó là một cái bàn tiềm năng, đối với một con chó thì nó là chỗ để phóng uế. Tất cả những sự mô tả hay phân tích đều chỉ là một cái nhìn từ một mặt vào cái có vô số phương diện. Phân tích cốt tủy của cái cây ở bên ngoài bất cứ điều gì có thể được nói về nó.

Tương tựchúng ta xét thời gian bằng cách chia nó thành quá khứhiện tại và tương lai, và cũng chia nó thành năm, tháng, ngày, giờ. Sự phân chia này có mục đích thuận lợi, nhưng nên nhớ nó có tính cách giả tạo và tự ý; nó là sản phẩm của tâm phân biệt vốn chỉ thấy bề mặt của vạn vậtChúng ta không xét tới sự vô thời gian. Như vậy chúng taquan niệm một thế giới ý niệm giới hạn và xa rời thế giới thật. Vì quan sát những đối tượng từ một khoảng cách,chúng ta không có ý thức bao quát, trực tiếp và trực giác về chúng. Và vì không thâm nhập chúng, kiến thức củachúng ta về chúng có giới hạn và chỉ có một mặt.

Ở trung tâm của sự việc là tự ngã. Vì đứng riêng biệt đối với những tự ngã khác, nó tự tại coi mình là tâm điểm củavạn vật. Sự thật nó chỉ là một tự ngã được đối tượng hóa và không phải là chân tánh vô sanh bất tử, ẩn ở bên trong và hợp nhất vạn vậtChân tánh hay bản thể không thể được đối tượng hóa hay được biết bằng lý trí, hay sự tạo ý niệm vì có tính chất không thể quan niệm và không thể tưởng tượng. Đó là cái bí ẩn không thể gọi tên ở bên trong vạn vật.

Sự thật là không có tự ngã cá nhân, mà toàn thể vũ trụ là Chân Ngã. Không biết rằng mình chính là Chân Ngã này,chúng ta tự xem mình chỉ là cái thể xác nhỏ bé, một hạt bụi trong vũ trụ vô biênChúng ta lại phân biệt mình với người khác, tưởng tượng ra một khoảng cách giữa mình và người khác và chỉ nói hay làm vì lợi ích của riêng mình. Đó là sựvô minh căn bản của chúng sinh.

Sự phân cách của chúng ta với Chân Ngã được phản chiếu trong đời sống có tính chất không đáng thỏa mãn củachúng ta, với đầy đau khổlo nghĩthất vọng. Trong tình trạng này chúng ta muốn có một đời sống an lạc thực sự.

Chúng ta còn phân cách với Chân Ngã theo một cách khác. Chúng ta sống trong thời gian và không gian, trong một thế giới hữu hạn, vô thường và vật chất, nhưng cùng lúc đó chúng ta cũng sống trong một thế giới vô hạn, thường tồn và vô vật chất. Với tâm nhị nguyên phân biệtchúng ta trở nên xa lạ với chân tâm của mình. Chúng ta không thể cảm nhận chân tâm trước khi đạt trạng thái giác ngộ. Như vậy chúng ta là những đứa con lầm lạc của Mẹ Đất và Cha Tinh Thần. Sống trong ngôi nhà tạm thời là thế gian này, chúng ta xa cách chỗ ở vĩnh cửu của mình, đó là cõi Chân không.

Điều này làm cho chúng ta suy ngẫm về trí thức và mối liên hệ của nó với tự ngã. Nên nhớ rằng ảo tưởng về tự ngã có sự hiện hữu thực sự và riêng biệt đối với mọi vật khác có thể được xem là nguyên nhân chính của những vấn đềvề đời sống và sự chết; bám giữ vào đời sống và sợ chết vì nghĩ rằng chết là không được sống nữa. Có lẽ tâm tríphân biệt là dụng cụ tốt nhất của tự ngã để duy trì ảo tưởng này. Theo tôi hiểu thì trong tâm lý học Tây Phươngtrí thức thường được xem là năng lực phát triển sau cùng trong một đứa trẻ. Thực ra trí thức đã hiện hữu trong trạng tháisơ khai ngay trong thai nhi. Khi trí thức phát triển thêm, nhận thức của chúng ta về thế giới trở nên lệch lạc. Tôi đã nóisơ lược về điều này. Bây giờ tôi sẽ nói thêm. Tất cả những nhận thức của chúng ta được lọc qua trí thức lại đưa chúng tới thức thứ bảy, Mạt na thức, có tính chất ngã chấpvì vậy chúng ta tin rằng mình là một thực thể riêng biệt. Khi ý thức về cái “ta” phát triển và mạnh thêm qua thời gian, nó trở nên vững chắc hơn qua trí thức và có ảnh hưởngtới nhận thức của chúng ta về thế gian. Kết quả rõ ràng là chúng ta bắt đầu nghĩ và hành động cứ như mình là mộtthực thể riêng biệt đối với thế giới bên ngoài. Một cách vô thứcý tưởng cái “ta”, hay tự thân, trở nên cố định và từ đó phát sinh những ý tưởng như “mình ghét cái này, mình thích cái kia; mình cần cái này, mình không muốn cái kia; cái này của mình, cái kia của họ”. Được nuôi dưỡng bởi những ý tưởng này, tự ngã sẽ ngự trị cá nhân, tấn công bất cứ cái gì đe dọa địa vị của nó và nắm vào bất cứ cái gì làm cho nó mạnh hơn. Tranh chấptham muốn và nhân cách, rồirốt cuộc đau khổ, là những hệ quả không thể tránh được của tiến trình vòng quanh này. Cái tự ngã nhỏ này có thể ví như một cái khối u: Theo một nghĩa, nó không thuộc về cơ thể; theo một nghĩa khác, nó do cơ thể sinh ra. Hay như Huston Smith nói, “Tự ngã không phải là khung cửa dẫn tới đời sống thịnh vượng, mà là một phần thể xác bị bóp nghẹt. Nó càng lớn thì càng không nhận được dòng máu từ bi của đời sống mà sức khỏe của con người hoàn toàntùy thuộc, và nó càng cảm thấy đau hơn”.

Tuy nhiênchúng ta không nên xem thường cái tự ngã mưu mẹo này, vì khi những âm mưu của nó trở nên đau đớnkhông thể chịu nổi, chúng ta sẽ muốn thoát khỏi sự gò bó và đau đớn, muốn vượt qua những đau khổ này để đạt đếnan lạc và trí tuệ.

Tự ngã còn làm một điều giá trị khác. Phía sau tất cả những nỗ lực sáng tạothí dụ như thiết kế một phi thuyền, làm một tác phẩm mỹ thuật hay khám phá một quy luật của thiên nhiên, là ý muốn được biết về chính mình, dù ý muốnnày vô thức hay hữu thức. Và động lực của ý muốn này là tự ngã, vì tự ngã muốn làm những hoạt động sáng tạo này.Chúng ta cũng có thể nói giống như Ernest Becker rằng, tự ngã là sự thôi thúc tự nhiên của chính sinh lực về phía mở rộng kinh nghiệm đời sống, về phía có thêm đời sống.

Đối với những người đã đạt trình độ tâm linh cao nhất thì tự ngã được chuyển thành cái “ta” vô vị kỷ. Tuy nhiên vì thể xác vẫn còn hiện hữu nên sự lôi kéo về phía tái củng cố cái “ta” vẫn tiếp tục. Vì lý do này, ngay cả các vị Thầy tâm linhcũng phải cẩn thận chống lại sự rơi vào những thói quen thuận lợi cho việc tái khẳng định tự ngã. Chỉ có người nàohoàn toàn thoát khỏi mọi ý tưởng về bản thân mới có thể được xem là vô vị kỷ và do đó giống như một vị Phật. Một người như vậy không còn một ý nghĩ nào về thể xác của mình, và có thể đi tới cái chết của mình mà không có một chút đau buồn, tức giận hay lo sợ nào. Đối với người đó, chết không khác gì sống, sống cũng là một hình thức chết, và cả hai đều là phù du, không có thật.

Phật quả là địa vị tiềm ẩn trong mỗi chúng ta. Chính Đức Phật cũng không khác mỗi người chúng ta. Nhưng chúng tacần phải cố gắng thoát ra khỏi bản thân, hay “vong thân”, để cho mình hòa nhập trọn vẹn vào bất cứ cái gì đối đầu với mình. Khi buông bỏ bản thânchúng ta đạt được mối liên hệ với một cái gì lớn hơn bản thân:

“Can đảm buông tay

Trên bờ vực thẳm

Làm chết cái tự ngã nhỏ bé.

Rồi cái tự nhiên biểu lộ

Là Chân Tánh mà ở trong đó

Không có sống hay chết.”

Vực thẳm tượng trưng cho những hoàn cảnh khác nhau trong đời sống của chúng ta, với nhiều đau khổ hơn là sung sướngĐa số chúng ta như đang treo trên bờ vực thẳm. Bất cứ lúc nào chúng ta cũng có thể rơi xuống những tảng đá ở bên dưới. Làm chết cái ta có nghĩa là thoát khỏi những sự chấp thủ vào người khác, vào những tham vọng, những mong cầu, những ảo ảnh, và cả những lý tưởng (giống như câu nói của D.H.Lawrence “Lý tưởng làm hại sự thật”), và trên hết là thoát khỏi sự chấp thủ vào những đau khổ của mình. Chúng ta phải thôi bám vào những phương diện phù du của đời sống và buông bỏ mọi tiên kiến về việc gì là tốt và việc gì không tốt. Chỉ lúc đó chúng ta mới tái thức tỉnhvới một thế giới hoàn toàn mới, lớn hơn, tự do hơn, và đẹp hơn thế giới cũ do tự ngã ngự trị. Kierkegaard tóm tắt điều này rất hay:

“Buông ra là mất chỗ đứng tạm thời

Không buông ra là mất chỗ đứng mãi mãi”.

Có thể Kierkegaard nói hơi quá, nhưng ông đã nắm được một sự thật sâu xa. Tiến trình chết cũng quan trọng cho đời sống như tiến trình sinh ra. Chỉ vì xem sự chết là sự phân rã của thể xác nên chúng ta có ý niệm nghiêng lệch và tiêu cực về nó.

Cái chết đánh vào cái “ta” cũng cùng lúc là một hành động ban cho sự sống. Trong sự việc này được gọi là Cái Chết Lớn và Sự Tái Tạo Lớn. Chết Cái Chết Lớn là vượt qua sinh tử và đạt tự do hoàn toàn. Nó làm cho viễn ảnh về cái chết vật chất trở thành thứ yếu và không quan trọng. Thiền sư Bunan nói về điều này như sau:

“Chết khi đang sống

Và chết trọn vẹn.

Lúc đó việc gì mình làm,

Cũng đều tốt.”

Có lần, một người đến nói với một Thiền sư: “Tôi muốn học Thiền với Thầy”. Vị Thầy hỏi: “Anh có sẵn sàng chết không?” Người đó nói: “Tôi tới đây để học Thiền chứ không phải để chết”. Vị Thầy đáp: “Nếu không chết thì không thể học Thiền”.

Những đạo gia đích thực của tất cả các tôn giáo đều đã không lưỡng lự nhảy xuống vực lửa của chân tánh tự nhiêncủa mình. Với cú nhảy của niềm tin này, tất cả mọi ảo tưởng đều tan biến với gốc rễ tự ngã và người ta tái sinh trongmột thế giới an nhiên tự tại. Chỉ có người nào đã tái sinh như vậy mới có thể cất tiếng hát:

“Người nào chết

Trước khi chết

Sẽ không chết

Khi chết.”

Ở đây chúng ta không lãng mạn hóa sự chết, mà là thực sự lột bỏ vẻ nghiêm trọng bi thảm của nó để khi tới lúc chúng ta sẽ không sợ nó. Chối bỏ sự chết là để bộc lộ sự sợ đời sống vốn in sâu trong chúng ta. Thật ra sự sống mới là điềuquan tâm chính yếu của chúng ta chứ không phải sự chết. Đối với người đã thức tỉnh thì thế giới có đầy những điều kỳ diệu làm cho người ta cảm nhận một cách thích thúLoài người và các loài sinh vật khác cùng với núi, rừng, suối đều tràn đầy sự sống. Mỗi vật đều tỏa ra ánh sáng của riêng mình và đều nói lên rằng sự sống là điều kỳ diệuThiền sư Soen Nakagawa viết:

“Chúng ta là những bông hoa

Mọc lên

Trong vũ trụ bừng nở”.

Đối Diện Cái Chết Một Cách Vô Úy

Không có một nền văn hóa hay văn minh nào trong lịch sử, dù của Thổ Dân Úc Châu hay của Hy Lạp thời cực thịnh, mà không ca tụng những người đã đối diện cái chết với sự can đảm và uy nghi. Khi biết mình sẽ phải chết, những người đó vẫn bình thản. Họ chinh phục cái chết bằng sự lãnh đạm đối với nó hay có thể nói là đi cùng với nó, lột bỏ oai lực của nó, và do đó đạt sự bất tử đích thực. Hãy nghĩ tới Đức Christ, Triết gia Hy Lạp Socrates, Thomas More của Anh, Jeanne d’Are của Pháp, các vị Thiền sư và Đức Phậtđời sống và cái chết của các vị gây biết bao cảm hứngcho chúng ta. Cũng vậy, còn vô số những người bình thường khác bình tĩnh đối diện sự chết. Điều cống hiến cuối cùng của chúng ta cho đời sống là cái chết uy nghi.

Cái chết uy nghi, hay “tốt” là một cái chết mà ở trong đó không có sự kêu la hay vùng vẫy chống lại sự chết vốn không thể tránh được, và trên hết là một cái chết không buồn thảm, không ân hận, không lo sợ, không cay đắng, không khủng hoảng. Đó là chết một cách tự tạitự nhiên, giống như đang ngủ, không bám giữ vào sự sống, mà “trôi theo dòng”, chấp nhận và tuân theo một lực bí mật ở bên trong nay đã nắm quyền quyết định khi mọi sự tự tranh đấu đãchấm dứt. Một thí dụ về điều này:

“Khi Thiền sư Động Sơn cảm thấy đã tới lúc ra đi, Ngài cạo đầu, tắm rửa, mặc áo, đánh chuông để chào từ biệt mọi người rồi ngồi Thiền cho tới khi không thở nữa. Thấy Ngài có vẻ đã viên tịchmọi người kêu khóc giống như những đứa trẻ khóc mẹ. Bỗng vị Thầy mở mắt và nói: “Người tu hành phải xả ly tất cả những gì phù du. Sống là làm việc, chết là nghỉ ngơi. Kêu khóc thì ích lợi gì?” Ngài bảo làm một bữa ăn “tẩy ngu” (stupidity-purifying meal) cho mọi người. Sau bữa ăn Ngài nói: “Đừng bối rối vì ta, mà hãy giữ an tĩnh nơi cửa Thiền. Khi chết không ai muốn ầm ĩ cả”. Rồi Ngàitrở về phòng, ngồi Thiền cho đến khi viên tịch.

Ngoài các Thiền Sư, những người thường lúc sắp chết dù rất đau đớn cũng có thể “trôi theo dòng”. Sau đây là một thí dụ. Trong khi hấp hối, một vị Thiền Sư kêu lên vì đau đớn. Một đệ tử hỏi: “Tại sao Thầy kêu lên như vậy?” Vị Thầy trả lờiTa kêu khi đau đớn không khác gì ta cười khi vui vẻ” (My crying in pain is no different from my laughing in joy).Giống như những vị Thầy này, nếu tập luyện để hòa nhập vào đời sống hằng ngày của mình, chúng ta cũng có thể “trôi theo dòng” hay đi cùng với bất cứ hoàn cảnh nào của sự chết cũng như của đời sống.

 
2.Quán Niệm Về Sự Chết

 

“Một cái chết uy nghi,

làm danh dự cho cả cuộc đời”.

(Petrarch, người Ý, Thế kỷ 14)

 

Quán niệm sự chết là một phương tiện thanh lọc tâm trí để đạt sự hiểu biết về ý nghĩa và sự quan trọng của sự sống và sự chết. Như vậy các pháp quán niệm hay Thiền quán sự chết đã được coi là những thành tố không thể thiếu trong những nền văn hóa khác nhau. Ai Cập và Ấn Độ, Trung Hoa và Nhật Bản, Hy Lạp và La Mã, Do Thái và Hồi Giáo, trong hình thức cổ cũng như hình thức hiện tại. Sự chết thường có vẻ bí ẩn và làm cho người ta sợ, vì vậy việc chinh phục sự chết, hay sự bất tử, có một vị trí trung ương trong giáo lý của tất cả các tôn giáo. Chỉ khi nào sự sợ chết được thay thế bằng sự bình tĩnh và niềm hy vọng thì người ta mới đạt được trạng thái tâm an lạc. Việc không chịu suy ngẫm về sự chết chính là một loại chết, vì sự kích thích của đời sống không phân cách với sự biết rằng cuộc đời sẽ chấm dứt.

Việc quán niệm sự chết có thể trở thành một mối bận tâm kỳ cục đối với một số người, một sự yêu sự chết hơn là sự sống. Nhưng việc chấp nhận sự chết như vị Thầy của đời sống sẽ làm cho người ta tránh được những ý nghĩ quái đản về sự chết. Mục đích của quán niệm sự chết là giúp cho hành giả bình tĩnh với viễn ảnh cái chết vốn luôn luôn có mặt, vì người ta không bao giờ biết cái chết sẽ tới lúc nào để mang mình đi. Chối bỏ sự chết là điều thông thường trong nền văn hóa Tây Phương, và điều này làm gia tăng sự sợ chết. Hãy nghĩ về câu nói của Socrates: “Đời sống không có sự tìm hiểu sự vật thì không đáng sống”. Thật vậy, việc suy ngẫm và quán niệm về sự chết là một phần của việc thực hành trong tất cả các tôn giáo lớn. Thí dụ, các tu sĩ nam nữ của một dòng tu Thiên Chúa Giáo sống với cái quan tài đơn sơ của mình, luôn luôn ở trong tầm mắt và còn đào một thuổng đất mỗi ngày ở chỗ sẽ được dành làm huyệt mộ cho mình. Ngược lại, nhiều người cho rằng nghĩ về cái chết của mình chỉ làm cho nó tới mau hơn, và đây cũng là một loại chối bỏ sự chết.

Những người nào không thích ý tưởng đối diện với cái chết của mình, dù theo cách tượng trưng, cũng như những người bị bệnh tâm tríđặc biệt là chứng u uất và những người yếu ớt về tâm lý, nên thận trọng tránh những phápThiền quán mạnh về sự chết được đề ra ở đây, vì việc thực hành có thể đưa tới sự gia tăng lo sợ thay vì làm giảm. Trẻ em cũng không nên làm những pháp này.

Trong cuốn “Sáng Tạo Lối Chết Mỹ” (Inventing the American Way of Death) của ông James Farrell (1830-1920) nói tới một điểm quan trọng về việc chối bỏ sự chết trong xã hội Mỹ:

“Khi tránh nghĩ về sự chết, người ta không biết tới một sự thật quan trọng của đời sống vật chấttri thức và tâm linhcủa mình. Nếu biết mình sẽ chết là một phần của đời sống loài người, thì quên mình sẽ chết là mối đe dọa cho loài người chúng ta. Cũng vậy việc chối bỏ sự chết trong xã hội Mỹ sẽ làm cho người ta xa rời loài người nói chung, làm cho họ xa cách với cái chết của người khác tới mức không thể khóc hay để tang, trừ khi làm theo nghi thức bên ngoài”.

Triết gia Hy Lạp, Plato nói: “Những người không thực hành điều gì khác hơn cách chết hay đối diện cái chết chính là những người thực sự ái mộ tri thức” (There are the true votaries of knowledge who practice nothing else but how to die or meet death).

Masao Abe nói thêm về điều này: “Đối với Plato, triết lý không gì khác hơn là thực hành sự chết trong khi đang sống, và đó là sống qua sự chết. Đối với Plato, đây là đường lối của triết gia, mà ở trong đó người ta vượt qua sự chết”.

Đức Phật cũng nhấn mạnh giá trị của pháp Thiền quán sự chết: “Trong những dấu chân thì dấu chân voi là lớn nhất.Tương tự, trong những pháp Thiền quán, pháp Thiền quán sự chết là vô thượng” (Off all footprints that of the elephant is supreme. Similarly, of all mindfulness meditations, that on death is supreme).

Hoàng đế La Mã kiêm triết gia phái Khắc kỷ, Marcus Aurelius (121-180, TL) cũng viết: “Suy ngẫm liên tục về sự chết là tập luyện hạnh kiểm con người về hành thiền với cả thể xác và tâm trí sẽ đưa chúng ta vượt lên trên những giác quan, những ý nghĩa, những cảm giác, nhập vào trạng thái siêu việt.”

Nhưng thiền quán về sự chết không chỉ vì giá trị đó. Khi được thúc đẩy bởi sự chết, pháp này có thể xuyên phá áo giáp tâm lý của chúng ta và kích thích “tâm thắc mắc” vốn là điều kiện tiên quyết của sự chuyển hóa đích thực.

Các tôn giáo khác nhau có những lối quán niệm sự chết phù hợp với mục tiêu tâm linh căn bản của mình. Phương pháp của những tôn giáo này đã được bảo tồn trong kinh sách cũng như giáo lý khẩu truyền của những nền văn hóakhác nhau. “Tử Thư Ai Cập”, “Tử Thư Tây Tạng”  “Nghệ Thuật Chết”, có lẽ là những cuốn sách tốt nhất. Tài liệu sau đây được trích một phần từ căn bản này, nhưng cũng từ những truyền thống Phật Giáo khác nhau mà tôi quen thuộcnhất. Những pháp Thiền về sự chết này sẽ giúp người nghiên cứu đối diện sự hữu hạn của mình một cách cụ thể và do đó có ý thức mạnh mẽ về cái chết tối hậu của mình, và như vậy biết nhiều hơn về giá trị của đời sống.

Việc quán niệm sự chết có thể được chia thành suy ngẫm triết lý và phương diện chứng nghiệm. Phần suy ngẫm triết lý bao gồm những văn bản cổ của những vị Thầy nổi tiếng, vẫn được dạy trong nhiều Tu viện và những trung tâm tôn giáo ở Tây Phương cũng như Đông Phương, như là lý thuyết căn bản cho các pháp thực hành. Về phần thực hànhchứng nghiệm, tôi đã rút tỉa từ những giáo lý khẩu truyền của các vị Thầy thuộc những truyền thống khác nhau, cũng có những pháp Thiền đặc biệt mà các vị Thầy của tôi đã truyền cho tôi trong mười lăm năm tu tập ở Á Châu, mười ba năm trong đó là ở những Tu viện và Thiền viện Nhật Bản. Tôi cũng thêm vào những pháp thực hành thích hợp vớihành giả Tây Phương. Đối với những pháp nào có nhiều tính chất văn hóa bản xứ của chúng, tôi đã sửa đổi cho phù hợp với văn hóa Tây Phương.


Suy Ngẫm Về Sự Chết: Tám Quan Điểm

Những điều suy ngẫm về sự chết này được lấy từ cuốn “Thanh Tịnh Đạo” của Luận Sư Buddhaghosa (Phật Âm, thế kỷ thứ năm). Để hành giả có thể biết rõ về sự chết của mình, cuốn này dạy suy ngẫm về sự chết theo tám quan điểmsau đây:

1/ Sự chết có hình dạng như một đao phủ, tức là như có một kẻ sát nhân đứng ở trước mặt sẵn sàng giết mình.

2/ Sự chết là sự hủy diệt của mọi thành tựu.

3/ Sự chết là sự chấm dứt không thể tránh của tất cả mọi người, người nổi tiếng cũng như người bình thường.

4/ Sự chết là kết quả của sự chia sẻ thể xác với nhiều thứ. Suy ngẫm về vô số nhân tố, nội tại cũng như ngoại tại, có thể gây ra cái chết.

5/ Sự chết đang ở gần bên.

6/ Sự chết vô hình, tức là không thể biết trước về nó.

7/ Sự chết là sự kết thúc tất yếu của một cuộc đời vốn ngắn ngủi.

8/ Sự chết là một hiện tượng thường trực, xảy ra bất cứ lúc nào.

Tôi sẽ nói thêm nhiều về điểm thứ ba và nói sơ lược về một số điểm khác. Việc suy ngẫm về những điểm này là sự chuẩn bị không thể thiếu cho việc thiền quán về từ ngữ “chết”, vốn là phần cốt tủy của pháp thực hành. Chúng ta đều biết là không thể thoát khỏi sự chết, nhưng biết bằng lý trí là một chuyện, biết bằng chứng nghiệm là một chuyện khác. Đây là giá trị lớn của việc đối diện sự chết một cách tượng trưng qua những pháp Thiền này.

Quán niệm về sự không thể tránh của cái chết

Điểm thứ ba xem sự chết là sự chấm dứt cho mọi người. Trong pháp này, hành giả suy ngẫm về cái chết của khoảng bảy cá nhân thành tựu đã có thành công thế giandanh tiếng và quyền lực nhưng cũng không tránh được sự chết. Họ có thể là những nhân vật quá khứ hay đương thời. Thí dụhành giả có thể suy ngẫm về Julius Caesar trong câu sau đây của vở kịch Hamlet:

“Caesar uy quyền, chết và trở thành đất sét

đủ để trám một lỗ hổng trên tường để cản gió.”

Hành giả có thể nghĩ: “Caesar là người mạnh nhất trong thời của ông ta. Quân đội của ông ta bách chiến bách thắng.Tài sản của ông ta nhiều vô kểVậy mà rốt cuộc sự chết làm cho ông ta ngã gục, trở về cát bụi. Làm sao mình có thể thoát được kết cuộc như vậy?” Hành giả nên tự nhủ rằng người mạnh cũng như người yếu, người khôn cũng như người ngu, người rộng rãi cũng như keo kiệt, người được tôn vinh nhiều nhất (thí dụ như nhà bác học Einstein) cũng như người ăn mày khốn khổ nhất, tất cả đều có cùng một định mạng, đó là cái chết. Trong huyệt mộ chúng ta đềubình đẳng. Tương tựhành giả có thể suy ngẫm về cái chết bạo động của những bạo chúa như Hitler và Muscolini. Hai nhà độc tài này đã có quyền lực tuyệt đối trên hàng triệu sinh mạng, nhưng số phận cuối cùng của họ cũng là cái chết.


Suy ngẫm về tám quan điểm

Hành giả có thể suy ngẫm về tám điểm này trong khi đi, đứng, hay ngồi; khi đi xe hơi, máy bay hay xe lửa. Nên ghi nhớ chúng hoặc viết chúng trên một mảnh giấy để tham khảo. Có thể mở rộng hay sửa đổi những điều này nếu cần. Tức là hành giả có thể cung cấp những tỉ dụ có ý nghĩa riêng tư nhiều hơn hay có thể so sánh tám điểm này với những kinh nghiệm của bản thânTuy nhiên giá trị của chúng là ở trong việc giữ ý nghĩa cốt tủy của chúng làm những điểm tham chiếu và suy ngẫm về chúng.

Một việc liên quan đến những điều suy ngẫm này, và như phần bổ túc cho chúng là hành giả cần phải tự nhủ thường xuyên rằng, mình rất may mắn có nghiệp quả tốt sinh ra làm người trong kiếp này, và mục đích sâu xa nhất của kiếp làm người là hiểu ý nghĩa của sinh và tử.

Không nên làm các pháp tập luyện này một cách lẻ tẻ mà hãy bắt đầu với một pháp tập luyện và tiếp tục thiền quán về nó cho tới khi nó thấm sâu vào tâm thức mình, sau đó hành giả có thể đi tới pháp kế tiếp và cũng thực hành như vậy.

Thiền Quán Về Từ Ngữ “Chết”

Cuốn “Thanh Tịnh Đạo” định nghĩa chết là “đoạn lìa sinh lực của một kiếp”. Hành giả trụ ở nơi vắng vẻ, yên tĩnh vàchú tâm vào ý tưởng “sự chết sẽ xảy ra, sinh lực sẽ bị cắt đứt”, hoặc chỉ đơn giản quán niệm từ ngữ “chết”. Pháp hành có vẻ đơn giản nhưng thật ra gây dựng sự chánh niệm lâu bền về sự chết là rất khó. Trong tiểu luận về sự chết của mình, Freud gọi điều này là “thái độ của chúng ta đối với sự chết”, nhưng trong khi nói một cách dễ dàng rằng “cái chết là định mệnh của tất cả mọi người”, mà thật ra chúng ta hành xử như mình là một ngoại lệ. Luận SưBuddhaghosa nói rằng, chỉ có sự chánh niệm liên tục về sự chết và thường xuyên thiền quán về sự chết mới có thểgiải trừ niềm tin ăn sâu “mình là ngoại lệ” này.

Nếu sớm cố gắng giải trừ niềm tin vô thức “có lẽ cái chết sẽ bỏ qua mình” và suy gẫm về khả năng chết luôn luôn hiện diệnđời sống sẽ có ý nghĩa mới và sẽ đi theo hướng mới. Sự bất ngờ của cái chết làm cho chúng ta biết quý trọngmỗi khoảnh khắc và thoát khỏi ảo tưởng mình có nhiều thời gian để thành tựu mọi việc, có thể chú tâm vào những gì có ý nghĩa và buông bỏ những gì “vớ vẩn” mà chúng ta đã dành nhiều thời giờ quý báu cho chúng. Khi biết nấm mộ làđịnh mệnh chung của mọi ngườichúng ta sẽ phát tâm từ bi đối với tất cả, điều này giống kinh nghiệm của những người ở trong hầm trú ẩn tránh bom ở Âu Châu trong thế chiến thứ hai (1939-1945), nơi những người xa lạ trở nênthân mật do cùng sống gần kề cái chết và giúp đỡ lẫn nhau một cách hiếm thấy trong những lúc bình thường. Hơn nữa, điều này khuyến khích chúng ta sống mỗi ngày cứ như đó là ngày cuối cùng trong đời.

Nhiều người đã có những ý tưởng như vậy, trong số họ là nhà tâm lý học nổi tiếng Abraham Maslow, vốn đã bị bệnh tim gần chết và sau đó đã viết một bức thư về việc này cho một người bạn: “Việc đối diện với sự chết và cái chết được hoãn lại, làm cho mọi vật có vẻ quá quý báu, quá thiêng liêng, quá đẹp, tới mức tôi cảm thấy mạnh hơn bao giờ sự thôi thúc yêu chúng, ôm chúng và để cho mình được tràn ngập bởi chúng. Dòng sông của tôi đã chưa bao giờ đẹp như vậy”.

Bây giờ chúng ta hãy tập trung vào chính pháp Thiền quán. Các vị Thầy ngày xưa khuyên: “Cứ chú tâm vào chữ ‘chết’ ở trên trán của mình và giữ nó ở đó”. Lúc đầu nên hòa hợp hơi thở vô và hơi thở ra với lời phát âm nhẹ chữ “chết”. Sau đó chỉ phát âm chữ “chết” với hơi thở ra. Hành giả không cần phải quán tưởng (hình dung, tưởng tượng) chữ “chết” này, trừ khi việc này giúp giữ nó ở trong tâm tríTâm trí nên tập trung trọn vẹn vào ý nghĩa của chữ “chết”, nêncẩn thận tránh niệm chữ này một cách máy móc giống như niệm thần chú.

Tham Quán Một Công Án Về Sự Chết

Thiền Sư Haknim (1686-1764) nói:

“Nếu muốn quan sát chân tánh của mình trước hết phải tham quán chữ “chết”. Nếu muốn biết cách tham quán chữ “chết” thì bất cứ khi nào đi, đứng, nằm, hay ngồi không khinh thường hoạt động, không kẹt trong sự yên tĩnh, chỉ tham quán công án: “Sau khi mình chết và đã được thiêu rồi, con người thật không đẳng cấp đã đi đâu?” (hay nói cách khác “sau khi chết, mình ở đâu?”

Trong tất cả những giáo lý và lời dạy, chữ “chết” có ý nghĩa xấu và khó ưa nhất, nhưng nếu bất ngờ trực ngộ công án“chết” này, người ta sẽ thấy là không có giáo lý nào tốt hơn lời dạy này, vốn là chìa khóa mở cõi siêu việt sinh tử, nơi mà mình đứng là Kim Cương bất hoại, và nơi mà mình đã trở thành một vị bất tử, không già và không chết. Chữ “chết” là quan yếu để mình phải quyết định cho chính mình.

Quán niệm tính chất phù du của đời sống

Hành giả thành tâm tự nhủ: “Việc làm quan trọng nhất của mình, của đời người là thoát luân hồi sinh tử và tái sinh,giác ngộ ý nghĩa thật của sự sống và sự chết của mình”. Để gây dựng sự quyết tâm này, hành giả phải biết rõ tính chất phù du của đời sốngChúng ta sinh ra trong buổi sáng và chết vào buổi tối; người bạn mà chúng ta gặp hôm qua, hôm nay không còn nữa. Đa số chúng ta thấy sự vô thường trong đời sống của người khác nhưng không nghĩ tới sự vô thường trong đời sống của chính mình. Hãy nghiêm chỉnh tự nhủ: “Dù mình sống đến bảy mươi hay tám mươi năm tuổi, cái chết chắc chắn sẽ tới với mình”. Nhưng như vậy vẫn quá nhẹ nhàng. Hãy nghĩ về điều gì có thể xảy ra với mình đêm nay hay ngày mai. Chúng ta có thể chết trong một chiếc máy bay hay một tai nạn xe hơi, hoặc bị kẹt trong một vụ đất lở, bão lụt, động đất. Hoặc có thể bị bọn khủng bố tra tấn, bị bắn chết. Hay chúng ta có thể thấy mình mắc phải một căn bệnh nguy hiểm.

Thiền Quán Về Sự Chết Bằng Chuỗi Hạt

Nhiều năm trước ở Miến Điện tôi lưu trú ở nhà một thương gia có cái nhìn tâm linh về đời sống. Ông ta tham thiền mỗi ngày, và dựa vào nét mặt thanh thảnrạng rỡ và sự an lạc (lúc đó ông ta ở tuổi sáu mươi lăm) chứng tỏ việc hành thiền của ông ta, dù không chính thức, đã có kết quả cao nhất. Đây là lối hành thiền của ông ta: Mỗi buổi sáng ôngthức dậy lúc năm giờ để tham thiền, với hai bàn chân đặt vững trên đất, trên một cái ghế dài trong vườn bên một dòng suối chảy qua khu đất của ông ta. Ông ta nói với tôi rằng ông không ngồi nghiêng về phía trước hay phía sau, mà ngồi thẳng. Tay phải ông ta cầm một chuỗi hạt dài, và ông lần một hạt mỗi khi quán tưởng một người trong gia đình của mình, rồi những người bạn của mình, và sau cùng những người mà ông đã có ác cảm với họ. Khi pháp Thiền nàychấm dứt, ông bắt đầu quán niệm chữ “chết”, cũng giống như kiểu tham thiền trước, lần mỗi hạt khi chú tâm vào chữ này. Lối hành thiền này thích hợp với hành giả sơ cơ cũng như hành giả cao cấp hơn.

Ngày Của Người Chết Ở Mexico

Cái sọ vốn vẫn tồn tại sau khi thịt và gân tan rã là biểu tượng sự vô thường của thể xác cũng như sự bất hoại củachân tánh. Điều có vẻ mâu thuẫn này có ý nghĩa tôn giáo song song với ý nghĩa xã hội, và có thể được thấy một cách sinh động nhất vào “Ngày Của Người Chết” ở Mexico. Trên khắp quốc gia Mexico vào ngày 2 tháng 11, những “Calaveras” (những bộ xương “sống”) đứng dậy từ những huyệt mộ, được sống lại trong một ngày ngắn ngủi trongbiểu tượng của sự sống lẫn sự chết. Trong ngày lễ “ghi nhớ sự chết” này, người ta vui vẻ chơi những nhạc cụ, làm những công việc của đời sống trần tục này, hay tham dự những hoạt động xã hội như đám cưới và khiêu vũ. Đó là những điều nhắc nhở về tính chất phù du của đời sống thế tục và sự phù phiếm của dục vọng con người. Hình ảnhnhững bộ xương “sống” thực sự là một hình thức khác của pháp quán niệm sự chết và như vậy có tính cách riêng tư và thật hơn vì chúng là những đối tượng hóa của các ông bà, cha mẹ hay con cháu quá cố. Chúng tạo sự kết nối giữa sự sống sinh động và sự bất động, và do đó giúp bảo tồn sự kế tục của những người trong gia đình.

Vào những ngày trước Ngày Của Người Chết, các gia đình chào đón người quá cố trở về với những món ăn, đồ uống, ca nhạc và những trò vui. Nếu ông Nội Jose đã thích món bánh cuốn “tamales” lúc còn sống, thì bây giờ một đĩa “tamales” được đặt trước tấm hình của ông trên bàn thờ để bày biện cho dịp lễ này ở trong nhà. Và trong nhà những người khác, trên bàn thờ người nhà cũng bày những cái bánh đặc biệt được đề tên của người quá cố như Cha, Mẹ, con, cháu hay anh, chị, em, với tinh thần thiên về vật chất và họ chính là những người được chào mừng.

Tử thần bị chế giễu và làm cho nhảy múa vui vẻ trong những calaveras tức những người mặc hóa trang bộ xương. Sau đó tử thần được lột mặt nạ, để lộ ra người thật dưới lớp hóa trang quái đản. Như vậy sự chết được thấy chỉ là một điểm ngắn ngủi giữa cõi người sống và cõi bên kia, và không phải là hố đen hư vô (black hole of obilivion). Người Mexico có khúc hát cổ như sau:

“Hãy làm quen với sự chết

Trước khi cái chết tới

Vì người chết chỉ có thể sống

Và người sống chỉ có thể chết”.

Người Mexico thuộc mọi tầng lớp đều tham dự lễ hội “Ngày Của Người Chết” tới một mức độ nào đó, nhưng ở những thành phố và làng nhỏ, lễ hội này có vẻ phổ biến hơn. Không nên nghĩ người Mexico ưa thích sự chết hay vui với sự chết, thí dụ như cái chết của người thân yêu, chỉ vì trong những ngày đó họ bày xung quanh mình những biểu tượngcủa sự chết trong những điều nhảy múa, trang phục, âm nhạc và mỹ thuật dân gian. Ngược lại người chết được đối xử đúng như ở những quốc gia khác, cái chết của một người thân yêu là một sự kiện đau buồn, đẫm nước mắt, nhưng sự chết không bị chối bỏ, che đậy hay giấu giếm. Sự thật nghi lễ cầu kỳ này là bằng chứng cho thấy người sống vẫn thương yêu người chết vốn luôn luôn hiện diện.

Những nền văn hóa khác cũng có những nghi lễ tương tự, dù có lẽ không sinh động như Ngày Của Người Chết ở Mexico. Thí dụ, ở Nhật Bản vào ngày lễ Vu Lan của Phật Giáo, khi người chết được xem là trở về nhà ông cha của mình, những nghi thức tương tự diễn ra, thường là trong những ngôi làng ở nông thôn. Ở Âu Châu trong thời trung cổ, Vũ Điệu Tử Thần cũng có mục đích như vậy, và có lẽ vẫn còn có ở một số quốc gia khác. Nhưng ở Hoa Kỳ và Canada, lễ hội Halloween của trẻ em với những ma quỷ yêu tinh và không còn ý nghĩa tôn giáo nào, đã thay đổi nhiều trong Ngày Của Các Linh Hồn hay Lễ hội Các Thánh của Thiên Chúa tương đương với Ngày Của Người Chết. Tuy nhiên, nhiều nhà thờ vẫn làm lễ và cầu nguyện cho người chết và nhiều người đăng những bài tưởng niệm trên báo chí.

Những Điều Bận Tâm Của Thế Gian

Sau cùng, lời khuyên dưới đây của Thiền sư Đại Huệ đáng cho chúng ta suy ngẫm:

“Những điều bận tâm của người thế gian như được mất, sướng khổ, khen chê, vinh nhục, giống như những mắt xích nối tiếp nhau liên tục không gián đoạnNếu không cố gắng chống lại chúng thì qua thời gian, khi mình không biết vàvô tâm, chúng sẽ ăn sâu vào mình. Rốt cuộc, vào ngày cuối cùng cuộc đời, mình sẽ không thể làm gì được về chúng. Nếu muốn tránh sai lầm lúc cuối đời, từ nay trở đi khi làm bất cứ một điều gì cũng không để cho mình sơ suất, khôngcẩn trọng. Nếu sai lầm trong những việc hiện tại thì sẽ không thể không sai lầm khi đối diện với cái chết”.

 

3.        Đối Diện Với Cái Chết

“Cái chết không bao giờ bất ngờ

đến với con người khôn ngoan,

vì người đó luôn luôn sẵn sàng ra đi”.

(Nhà Văn Jean De La Fontaine, người Pháp)

 

Đa số những câu chuyện sau đây kể sơ lược cuộc đời và cái chết của những nhân vật lịch sử, đã đối diện với cái chết một cách bình thản. Những người này là triết gia Hy Lạp Socrates, Thiền sư Tăng Triệu, Hiền sĩ Ấn Độ Ramana Maharshi và Đức Phật Thích CaNgoài ra có hai người đương đại chết vì ung thư, một người thản nhiên, người kia hoảng sợ. Trừ trường hợp cuối cùng này, những cái chết của các vị nói trên phù hợp với đề tài của cuốn sách này: Một cái chết được thanh thản chấp nhận, rất đúng với mong ước mà lại rất hiếm; là kết quả của một cuộc đời được sống một cách nghệ thuật, một đời sống có ý thức giác ngộ với sự chấp nhận cái chết, dù là cái chết tự nhiên hay cái chết có nguyên nhân bên ngoài.

Chúng ta biết rằng trong mỗi nền văn hóa và văn minh trong suốt chiều dài lịch sử, có những người bình thường màanh hùng, đã đối diện với cái chết của mình một cách không sợ hãi, dù nhiều người trong số đó không có sự định hướng tâm linh, như tin vào Thượng đếluân hồinhân quả hay đời sống linh hồn. Một số người chết một cách can đảm như những vị thánh tử đạo, bị xử tử vì lý tưởng của mình, vì những hoạt động bảo vệ tự do, vì thuộc một nhóm sắc tộc nào đó. Vô số binh sĩ trong chiến tranh đã đối diện cái chết một cách dũng cảm, và những người dân thường cũng vậy. Và tất nhiên có những người bị bệnh nặng hay bị thương nặng, đã không sợ đối diện với cái chết.

Trong lịch sử Hoa Kỳ người ta nghĩ tới Nathan Hale và những lời ông nói khi sắp bị người Anh treo cổ như một gián điệp của quân Mỹ: “Tôi chỉ ân hận là mình chỉ có một kiếp sống để dâng hiến cho tổ quốc” (I only regret that I have but one life to give for my country). Nếu Nathan Hale thực sự đã nói những lời này, chúng ta có thể nói ông đã đối diện cái chết với tâm bình thản được không? Trong thế chiến thứ hai, những phi công Nhật Bản cảm tử trong đoàn Thần Phong đã viết cho những người thân của mình: “Khi đi vào trận cuối cùng, tôi sung sướng vì mình có thể hy sinh tới kiếp thứ bảy cho vinh quang của Nhật Hoàng và danh dự của Nhật Bản” (As I go into my last battle, how happy am I to be able to sacrifice myself until my seventh lifetime for the sentiments inspired by a heroic honor of Japan). Những lời cao cả này phát xuất từ lòng ái quốc anh hùng hay chúng che giấu một sự lo sợ hay loạn trí?

Tất cả những người can đảm này cố gắng đè nén nỗi sợ của mình hay họ thực sự không sợ? Nếu không sợ phải chăng đó là vì họ không có khả năng hình dung cái chết của mình? Họ có hoàn toàn chấp nhận cái chết hay không?Chúng ta không thể biết chắc, vì chúng ta biết rất ít về cuộc đời của họ. Nhưng chúng ta biết nhiều về cuộc đời và thái độ đối với sự chết của những người có tiểu sử sơ lược sau đây:

Socrates (470-399 Trước Tây Lịch)

Socrates, triết gia Hy Lạp của thành Athens, là một trong những gương mẫu được biết nhiều nhất ở Tây Phương, như một anh hùng cô độc đi vào cái chết một cách thong dong tự tại như đi qua cuộc đời, với sự thanh thản và vô úy cùng cực. Từ những cuốn sách của Plato, chúng ta được biết rằng “người khôn ngoan nhất trong loài người” này hoàn toànkhông sợ sự đe dọa của cái chết, và trong khi người khác tuyệt vọng và lo sợ trước cái chết, ông vẫn thản nhiên và đầy trí tuệ. Ông chỉ nghĩ tới việc an ủi những người đến để an ủi mình, và nêu một tấm gương về cách chết, một cái chết đáng ca tụngTrí tuệ gây dựng sự thanh thản đó ở đâu ra? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy xét sơ lượcnhững cái mốc quan trọng trong cuộc đời của Socrates: Binh sĩ và triết gia; vụ xử án, kết án và giam vào ngục; cảnh trong ngục trước khi ông uống thuốc độc.

Chúng ta biết được rất ít về phần đầu cuộc đời của Socrates, vì Plato, vốn là nguồn thông tin chính yếu, chỉ theo học với ông trong mười năm cuối của cuộc đời ông. Chúng ta biết Socrates vốn là một binh sĩ xuất sắc của thành Athens với lòng can đảm, bền bỉ và tỉnh táo trên chiến trường. Khi được khen thưởng trong quân đội, ông không nhận mà dành vinh dự cho cấp trên của mình, là người mà ông đã cứu mạng trước đó. Có lần trong một cuộc hành quân, Socrates làm cho các đồng đội ngạc nhiên khi ông đứng xuất thần trong một ngày liền. Plato nói rằng những cuộc xuất thần như vậy không phải là sự kiện hiếm có. Về sau Socrates biểu lộ sự can đảm khác thường khi bênh vực quyền hợp hiến của một nhóm người bị buộc tộichống lại một hội đồng khiến họ nổi giận và bối rốimột lần khác ông thách thức một người tàn bạo dù việc này gây nguy hiểm cho mạng sống của mình.

Socrates tự luyện tập để tất cả những nhu cầu của mình được thỏa mãn với những phương tiện nhỏ nhất, nhưng thờituổi trẻ, ông không phải là người khổ hạnh. Plato nói rằng Socrates “biết cách sống thiếu thốn và biết cách sống dư thừa” (knew how to want and how to abound). Ông là người vui vẻhiền hòadịu dàng đối với người đối thoại, có khối óc khôi hài, châm biếm vốn nổi tiếng ngay trong thời của ông. Trong khi đó ông không để cho ai thoát sự nhận xétthẳng thắn và những lời lý luận sắc sảo của mình, và tính chất này cùng với sự xa rời của ông làm cho nhiều người ở Athens bối rối và thù ghét.

Socrates cảm thấy mình có sứ mạng thiêng liêng là tìm chân lý và lột trần mọi sự giả dối về trí tuệ, một sứ mạng mà vịtiên nữ ở Delphi đã giao cho ông. Dù là một người thường theo nghĩa ông không bao giờ tìm một chức vụ nào trong chính quyền, ông xem mình là người có liên hệ mật thiết với những người dân Athens khác và hết sức chăm lo cho lợi ích tâm linh của họ. Ông thúc dục mọi người khám phá và sống với những giá trị căn bản, và ông tự ví mình là một con ruồi làm phiền chính quyền, một chính khách đích thực vì ông chỉ làm những gì thực sự tốt nhất cho người dân thay vì những gì chỉ làm cho họ hài lòng.

Bản cáo trạng chính thức dành cho Socrates được dựa trên những lời tố cáo về tội dị giáo và làm hư hỏng thanh niên Athens, và ông bị kết án tử hình. Khi bào chữa cho mình, Socrates đảo ngược tình thế đối với những người tố cáomình và không tấn công họ mà đặt tất cả thành Athens lên sự thử thách. Ông bị buộc tội báng bổ các thần linh và được đề nghị một án phạt khác, thí dụ như lưu đày. Nhưng ông nói rằng ông phải được chính quyền hỗ trợ trong công việc của mình. Các vị ở tòa án vốn quá quen với những lời kêu xin khiêm tốn đã nổi giận tuyên án tử hình, một sựcách biệt quá xa so với những cáo buộc trước đó.

Trong khoảng thời gian giữa lúc tuyên án và lúc thi hành bản án, một trong những người bạn lâu đời nhất của Socrates là Crito giục ông chạy trốn và cung cấp phương tiện cho ông. Socrates từ chối, nói rằng một trong những lý do là dù bản án sai lầm, nhưng tòa án là một cơ quan hợp hiến và phải được tôn trọng. Trong việc này, cũng như ở phiên xử, ông cho thấy mình là một công dân chân chínhthẳng thắn và tinh tế hơn những người buộc tội mình, tòa án hay những người bạn của mình. Phiên xử, cảnh trong phòng giam với Crito và thái độ của Socrates lúc chết, đã khuấy động tâm trí của mọi người trong hai mươi bốn thế kỷ với sự uy nghithanh thản và sáng suốt của ông.

Tại sao Socrates có thể đối diện cái chết một cách can đảm như vậy? Câu trả lời đơn giản nhất là ông đã quen chết. Ông đã chết đối với quyền lợi cá nhân của mình ở chiến trường, như ông đã nói trong cuốn “Apology” của Plato, ông đã chết trong lần xuất thần, khi ông quên thể xác của mình trong khi chiêm nghiệm, ông đã chết đối với những lạc thú, và thường là trong khi tìm trí tuệ, một cuộc tìm kiếm với cảnh nghèo và đơn sơ; và ông đã chết về mặt cảm xúc và mặt trí thức đối với bản thân nhiều lần trong tiến trình phát triển tâm linh của mình, trong những cuộc thảo luận hay trong khi im lặng. Vậy, theo một nghĩa rất thật, ông đã quen chết mỗi ngày, và cách chết của ông là bằng chứng của sự thành thực trong tất cả những gì xảy ra trước lúc đó. Trong cuốn “Plato”, Socrates nói: “Những người yêu mến sự minh triết một cách đúng đắn là những người đang thực hành sự chết, và sự chết đối với họ là điều ít khủng khiếpnhất thế gian”.

Vậy, rõ ràng Socrates cảm nhận sâu xa sự chết không phải là một sự trừng phạt hay một điều xấu. Ông nói rằng một người tốt có thể không bao giờ bị làm hại bởi một người xấu; đạo đức hoàn toàn vượt lên trên quyền lực thế gian (A good man can never be harmed by a bad, virtue transcened temporal power completely). Socrates tin rằng sau khi chết sự sống vẫn tiếp tục và lúc đó sự phán xét đích thực sẽ diễn ra với những vị phán xét không bị che mặt bởi một tấm màn thế tục nào và như vậy có thể hiểu thấu và biết rõ linh hồn của người mới qua đời. Phần thưởng của ngườiđức hạnh và yêu sự minh triết hay ham học hỏi là đi tới chỗ mà người đó có thể đàm thoại với các vị thần, các vị anh hùng ngày xưa và những người nổi tiếng cũng như tìm hiểu về các vị này. Đó là niềm tin không lay chuyển của Socrates.

Cùng lúc đó, lý trí nói với ông rằng sự chết là một điều bí ẩn, và vì bí ẩn nên có lẽ sự chết là một điều tốt. Tự hạ mìnhtrước khi chết mới là một điều xấu, và có thể làm hại sự tiến bộ tâm linh của mình sau khi chết. Ông không thấy có lý do gì để thích một điều xấu rõ rệt như vậy, và đây có thể là một điều xấu lớn chứ không phải một điều tốt hơn. Đối với những người khác thì lối nghĩ như vậy không ăn sâu vào tim óc của họ, nhưng đối với Socrates thì đời sống tri thức, tình cảm và tâm linh là một, không có sự phân cách nào. Ông đã tập luyện để sống với lý tưởng cao nhất mà ông được biết, và như vậy ông thu hẹp khoảng cách giữa sự biết, sự thực hành và sự sống.

Socrates đã không thể ngăn cản được sự suy thoái của quốc gia Athens, nhưng lời nói và hành động của ông đã cóảnh hưởng lớn tới những giá trị trong nền văn minh Tây Phương, và do đó có thể nói là Socrates vẫn đang sống tronghiện tại. Ông vẫn đang luôn luôn thử thách chúng ta, trong khi chúng ta chọn giữa điều tốt, theo những gì mình có thể biết, và những điều lợi có tính chất vị kỷ, tức là giữa sự tìm kiếm giá trị đích thực và những điều quy ước thấp kémvốn đang ở xung quanh chúng ta.

Những giờ phút cuối cùng của Socrates

Theo lời kể của Plato, đệ tử của Socrates, lúc đó Crito ra hiệu cho một người hầu, người này đi ra khỏi phòng giam rồitrở về với người cai ngục. Người cai ngục cầm theo một chén thuốc độc. Socrates nói: “Anh bạn tốt, anh là người cókinh nghiệm trong những việc này, vậy hãy nói cho tôi biết tôi phải làm thế nào?”.

Người cai ngục đáp: “Ông chỉ cần đi quanh, cho tới khi nào hai chân nặng thì nằm xuống, lúc đó thuốc độc sẽ phát tác”. Nói xong người đó đưa chén thuốc cho Socrates. Với cử chỉ bình thản và hiền hòa nhất, Socrates nhìn thẳng vào người cai ngục, cầm lấy chén và nói “Anh nghĩ sao về việc làm một nghi thức dâng cúng chén thuốc này cho một vị thần nào đó? Tôi có được làm như vậy không?”

Người cai ngục trả lời: “Thưa ông, chúng tôi chỉ sửa soạn những gì mà chúng tôi xem là đủ”.

Socrates nói: “Tôi hiểu, nhưng tôi có thể xin và phải xin các vị thần phù hộ chuyến đi của tôi từ thế gian này đến cõi bên kia và mong lời cầu nguyện của tôi được như vậy”.

Rồi đưa chén thuốc lên môi, sẵn sàng và vui vẻ, Socrates uống liều thuốc độc. Trước đó mọi người đã có thể kiềm chế sự đau buồn, nhưng bây giờ, khi thấy ông uống cạn chén thuốc độc, họ không thể chịu đựng được nữa, và Plato cũng phải rơi nước mắt, che mặt mà khóc, không phải là khóc cho Socrates mà là khóc cho mình phải xa lìa một vị thầy như vậy. Crito khi thấy không thể cầm được nước mắt cũng đứng dậy rồi đi ra, Plato cũng đi theo, và lúc đó Apollodarus đang khóc bỗng kêu khóc lớn hơn làm cho tất cả như là một bọn yếu hèn.

Một mình Socrates vẫn bình tĩnh. Ông hỏi: “Tại sao lại kêu khóc như vậy?” Tôi đã cho mấy người đàn bà ra ngoài để họ không kêu khóc. Vì tôi nghe nói là người ta nên chết trong sự yên tĩnh. Vậy hãy im đi, và hãy kiên nhẫn.

Nghe ông nói như vậy, mọi người mắc cỡ, cố nín khóc. Socrates đi quanh cho đến lúc hai chân của ông bắt đầu yếu, ông nằm xuống, theo lời chỉ dẫn của người cai ngục. Thỉnh thoảng người đó lại nhìn vào chân và bàn chân của ông. Sau đó ngươi cai ngục bóp mạnh một bàn chân và hỏi ông có cảm thấy gì không, Socrates nói: “Không”. Người đó lại bóp dần dần cao hơn lên chân của ông và cho chúng tôi biết là hai chân đã lạnh và cứng. Socrates cũng bóp chân của mình rồi nói: “Khi nào thuốc độc lên đến tim thì đó là lúc chấm dứt”.

Lúc đó ông đang trùm kín người và khi bắt đầu cảm thấy lạnh ở bụng ông để hở mặt ra và nói lời cuối cùng: “Crito, tôi thiếu Asclepino một con gà, anh nhớ trả món nợ đó cho tôi được không?” Crito nói: “Con sẽ trả. Còn gì nữa không ạ?”

Không có tiếng trả lời nhưng trong một hay hai phút, người ta nghe thấy tiếng chuyển động, và mọi người dỡ tấm mền của ông ra. Hai mắt của ông đã đứng tròng, Crito vuốt mắt và miệng của ông.

Duncan Phyfe (1895-1985)

Socrates là một nhân vật được mọi người cảm phục, một người hiên ngang thách thức những định kiến chính trị, xã hội và tôn giáo trong thời của ông và đã chịu án tử hình của chính quyền. Khác với Socrates, Duncan Phyfe không phải là một người gây rung chuyển xã hội, mà là một người bình thường. Ông được đưa vào cuốn sách này vì ông đã sống đời sống bình thường một cách tốt đẹp khác thường và do đó đã sửa soạn cho một cái chết đẹp đẽ, không có một điều ân hận nào cả. Vào lúc đó có quá nhiều người sợ một cái chết đau đớn, muốn chết bởi chính tay của mình hơn là bởi tay của số mạng, thì cái chết của Duncan Phyfe là một sự kiện nổi bật. Sự chết cũng như sự sống không thể làm cho ông sợ, vì ông yêu sự sống và chấp nhận sự chết. Cho đến khi chết trên giường vào năm chín mươi tuổi, ông không bao giờ lung lay với niềm tin rằng cái chết không phải là sự chấm dứt của sự sống, mà chỉ là một sự chuyển tiếp đưa tới một đời sống khác. Cuộc đời bên ngoài của Duncan Phyfe không cho thấy gì nhiều về tính chấttâm linh phong phú vốn đã phát triển trong ông vào những năm cuối đời. Sinh năm 1895 ở Cold Spring, New York, và là cháu của nhà làm đồ gỗ gia dụng Phyfe, ông là tài xế xe cứu thương ở Pháp trong thế chiến thứ nhất và đã được chính phủ Pháp tặng thưởng huy chương. Sau đó ông trở thành kỹ sư âm thanh. Sau khi làm việc ở Nam Phi, ông trở về Hoa Kỳ làm cho hãng RCA, nơi ông sáng chế kiểu loa gắn vào xe hơi trong những bãi chiếu phim dành cho những người lái xe hơi.

Ông kết hôn hai lần và có 2 con, một gái, một trai. Sau khi về hưu, ông và vợ đi du lịch khắp Hoa Kỳ trong một xe kéo “nhà lưu động”, và sau cùng định cư ở San Diego, California. Là người theo Thiên Chúa Giáo nhưng không đi lễ nhà thờ, ở San Diego ông chú ý tới một giáo phái Thiên Chúa Giáo, tin rằng Vương Quốc của Thượng Đế ở ngay trên trái đất này. Ông đã sinh ra và được làm lễ rửa tội trong Giáo hội Methodist, nhưng khi trưởng thành ông rời khỏi Giáo hộinày vì không thấy trong Giáo hội có những chân lý căn bản mà mình đang tìm kiếm.

Khi vợ ông qua đời, ông sống trong một nhà lưu động ở Santa Fe, New Mexico. Ý thích phiêu lưu và vui sống nên ông mua một chiếc scooter chạy quanh thành phố Santa Fe ở tuổi tám mươi. Trong khoảng thời gian này, ông được “khám phá” bởi một nhóm nghệ sĩ và văn sĩ “New Age” đầy lý tưởng, vốn đã được thu hút tới miền Tây Nam này bởi sự hứa hẹn về tự do cá nhân lớn hơn và cơ hội trở nên nổi tiếng trong những ngành nghệ thuật. Nhưng thành côngvề nghệ thuật và cá nhân không tới nhanh, và họ phải chịu khó nhọc để kiếm sống. Họ là đàn cừu cần có người chăn dắt, và họ tìm thấy Duncan Phyfe là người chăn dắt đó. Ông trở thành người làm ơn cho họ, người giáo sĩ nghe họxưng tội, và vị Thầy tâm linh của họ. Trong khi đó ông được nuôi dưỡng bằng tinh thần phóng khoáng và sự nhiệt thành tuổi trẻ của họ, ông đã luôn luôn được thu hút về phía giới trẻ hơn là về phía những người cùng thế hệ với mình, vì ông có nhãn quan trẻ trung về đời sống. Ông nói: “Tôi không bao giờ cảm thấy mình già. Tôi yêu mọi ngườivà niềm vui lớn nhất của tôi là mang lại cho họ niềm vui”.

Với năng lực và tính chu toàn của mình, Duncan hết sức giúp đỡ những người bạn mới của mình làm quen với bầu không khí loãng của Santa Fe. Nhưng ông không lầm lẫn về những khả năng của mình. Khi họ thiếu thực phẩm, ông không cho họ những lời nói về một cõi trời nào đó mà ông cho họ đồ ăn, vì ông biết rằng khi bụng đói, người ta không nghe thấy những lời hùng biện về đạo lý. Khi mái nhà của họ bị dột và đường dây điện trong khu nhà xập xệ của họ bị hỏng, ông không cầu nguyện Chúa Trời phù hộ họ qua cơn khó khăn, mà ông tự tay sửa chữa cho họ với tiền bạc của mình. Là người có tài năng về cơ khí, ông luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ họ với khả năng của mình. Dù tuổi đã cao, ông sẵn sàng lái xe chở một người bạn trẻ đi trong thành phố hay trông trẻ giúp cho những người có con nhỏ.

Tôi đã gặp con người đáng chú ý này lần đầu tiên ở nhà con trai và con dâu của ông. Ông nằm ở trên giường với bệnh ung thư túi mật và gan. Trước đó ông đã được giải phẫu và được cho biết là bệnh của ông đã ở thời kỳ cuối. Sựvui vẻ và sự minh mẫn của ông, dù ông đã chín mươi tuổi, không cho thấy tính chất nguy hiểm của căn bệnh của ông.

Khi chúng tôi nói chuyện, ông ngồi tựa lưng trên giường trong một căn phòng tiện nghi với một bộ máy nghe nhạc lớn mà ông đã ráp. Cùng ở trong phòng là người bạn văn sĩ của ông, người đã giới thiệu tôi với ông, và người phụ tá của tôi làm công việc ghi âm cuộc nói chuyện của chúng tôi. Duncan có vẻ dễ chịu, không cố nói một lời sâu xa hay thánh thiện nào.

“Duncan, theo ông thì mục đích cuộc đời của ông là gì?”

“Sửa soạn cho mình để qua cõi bên kia”.

Người bạn của ông ngắt lời: “Nhưng một phần mục đích của ông ở đây là ban ánh sáng và niềm vui cho người khác, phải vậy không?”.

“Đúng như vậy. Một ước vọng lớn của tôi là ban ánh sáng cho những người nào tìm kiếm, với tất cả khả năng và tri thức của tôi, tức là cho họ những chân lý căn bản. Có nhiều chiều tâm thức ngoài thời gian ba chiều mà chúng ta bị nhốt ở trong đó”.

Tôi hỏi: “Tôi biết là cái chết có thể tới với ông bất cứ lúc nào. Ông nghĩ sao về điều này?”. Câu trả lời của ông làm tôi giật mình:

“Tôi nghĩ điều đó tuyệt diệu”.

Tôi dồn ông ta: “Ông thực sự không sợ ?”

“Tôi không sợ gì cả. Tôi hòa hiếu với thế gian và với Đấng Sáng Tạo của tôi. Tôi còn muốn gì hơn nữa?”.

Để xác định nguồn gốc của sự thanh thản và sự tự tin của ông, tôi hỏi ông nghĩ điều gì sẽ xảy ra cho ông sau khi chết. Không ngập ngừng ông trả lời“Tất cả những điều tuyệt diệu nhất mà người ta có thể nghĩ tới. Sự chết không là gì hơn sự mở rộng liên tục đời sống, mà sự sống thì không có giới hạn”.

Tôi lại hỏi: “Không có điều nghi ngờ nào trong tâm trí của ông là mình sẽ tái sinh trong một hình thức này hay hình thức khác tùy theo nghiệp của mình?”.

“Không một chút nghi ngờ”.

“Niềm tin hay sự biết này có làm cho tâm trí của ông thanh thản không ?”.

“Có, nó làm cho tôi an lạc”. Không có sự lầm lẫn nào về sự thành thật trong lời nói của ông hay sự an lạc trong tâm hồn của ông tỏa ra.

Sau đó tôi hỏi ông có sự đau đớn về thể xác hay tâm trí nào không. “Không, không hẳn. Chỉ có điều tôi ghét phải chia ly với những người bạn thân. Nhưng tôi biết là mình sẽ đi ra khỏi cái người ta có thể gọi là ‘thung lũng nước mắt’ hiện tại này.”

Khi được hỏi là đối với ông cuộc đời có thực sự là thung lũng nước mắt hay không, ông đáp rằng ông chỉ dùng từ ngữđó như một lối nói, nhưng dù sao cũng có quá nhiều đau khổ trong thế giới ngày nay, thí dụ như chiến tranh và những sự bạo động khác. Ông nói thêm: “Nhưng nếu nhìn xung quanh người ta cũng có thể thấy những điểm tốt đẹp trongthế gian này”. Trước đó, ông đã xác quyết rằng mọi thứ rút lại trong một chữ: Tình yêu. “Tình yêu giữ thế gian lại với nhau và là nguồn gốc của tâm thiêng liêng”. Câu này nghe có vẻ nhàm chán nếu không có nét mặt tỏa sáng của ông khi ông nói “tình yêu”. Ông có vẻ mặt hoan hỷ rõ ràng.

Một lúc khác tôi hỏi tại sao ông nghĩ là đa số người ta sợ chết?

“Tôi nghĩ đây là sự vùng vẫy chống lại cái mà họ cho là hư vô bất tận. Đa số người ta muốn tiếp tục, không nhất thiếtlà trong đời này, mà cứ tiếp tục và không cảm thấy rằng đây là tất cả, và nếu đây là tất cả thì tại sao nó đã bắt đầu? Phần lớn những người sợ chết cảm thấy cái chết là sự chấm dứt, một sự đóng lại”.

“Duncan, ông có thể thành thật nói rằng ông đối diện với cái chết sắp tới không sợ hãi gì cả một cách sẵn lòng?”

Ngồi cao thêm trên giường, ông nhìn thẳng vào mắt tôi và trả lời: “Một cách sẵn lòng”. Không ai có thể nghi ngờ niềm tin trong lời nói của ông.

Duncan Phyfe qua đời ngày 12 tháng 8 năm 1985, khoảng nửa tháng sau khi chúng tôi nói chuyện với nhau. Con trai và con dâu của ông nói rằng, trong mấy ngày cuối cùng ông đã nửa tỉnh nửa mê, hầu như chỉ đáp lại người khác bằng ánh mắt tươi cười. Bằng chứng mạnh mẽ là tình yêu của ông dành cho mọi người và sự háo hức của ông đối với cáibí ẩn ở phía trước. Con trai của ông nói: “Điều đó gần như là một sự say mê. Ông chỉ muốn ra đi”. Khoảng một tuần trước khi mãn phần, ông đã hỏi với một chút nóng nảy“Tại sao Thượng đế không tới mang tôi đi ?”.

Trong sáu giờ cuối cùng ông đã an tĩnh và bất tỉnh. Ông chết nằm co trong thế nằm của bào thai.

Ông đã được nhiều người yêu mến.


Leah (1933-1987)

Phần sau đây là lời kể của một nhà tâm lý trị liệu về cái chết của người bạn và đồng nghiệp của ông, Leah (không phải tên thật), được bao gồm ở đây để minh họa một cái chết đau đớn với sự hốt hoảng, một thí dụ kinh điển về một người, mà theo lời thú nhận của chính người đó, đã không sửa soạn cho sự chết.

Leah được định bệnh là ung thư buồng trứng ở tuổi năm mươi hai. Phản ứng ngắn đầu tiên đối với báo cáo của bác sĩ“Tôi thấy không yên tâm về điều này”. Bà mau chóng quyết định chiến đấu với căn bệnh ung thư của mình ở mọi mức độ. Nhưng dù bà được chữa bằng hóa trị và xạ trị, khối ung thư vẫn lan rộng và bà thường đau đớn hơn. Cácbác sĩ không còn cách chữa nào khác.

Chúng tôi đã nói chuyện về cách hoạt động của tâm trí để chối bỏ những sự việc nào đó. Bà nói: “Khi tôi thấy đau, tất cả những gì tôi muốn làm là chấp nhận rằng mình sắp chết và sửa soạn cho cái chết… nhưng rồi cơn đau chấm dứtvà tôi lại dỡ mấy tờ nhật báo để xem có những món thời trang nào mới hay không”.

Một tháng trước khi chết, Leah vô bệnh viện lần cuối cùng. Bà đã suy sụp khá nhanh, và cái chết có thể tới bất cứ ngày nào. Bà mất chức năng cơ thể mỗi lúc mỗi nhiều hơn, và mỗi lúc mỗi có ít hơn những việc mà bà có thể chọn làm với thời gian của mình. Khi làm một việc đơn giản nhất bà cũng cần phải có sự chú tâm trọn vẹnnếu không cần sự giúp đỡ của người khác.

Vào buổi tối cuối cùng, tôi và con gái của bà là Gail ở bên giường của bà cùng với một người bạn của Gail. Tôi chỉ gặp Gail một lần trước đó, vào tối hôm trước, và cô nói với tôi rằng bác sĩ đã nói đêm nay có thể là đêm cuối cùng. Leah đang đeo ống thở. Bà rất yếu và chỉ có thể nói một cách khó khăn.

Trước đó Leah đã nói rằng bà thích nghe người khác nói chuyện, dù bà không thể cùng nói trực tiếp. Vì vậy Gail và người bạn nói về thời thơ ấu của họ. Gail nói rằng mẹ mình đã luôn thích tiếng cười của người bạn, và người bạn hỏi Leah: “Bác có muốn nghe một chuyện giễu không?” Trong động tác rõ rệt và mạnh nhất buổi tối đó, Leah gỡ ống thở ra và nói: “Chuyện gì?”.

Người bạn của Gail kể câu chuyện và tất cả chúng tôi đều cười, Leah cười với nụ cười của một cô bé. Bà trở nên linh hoạt hơn, than phiền về những y tá thiếu năng lực, khen những người tốt và nói đùa về một “y tá khùng chỉ chú ý tới những chuyển động trong bụng của bà”. Bà biết là mình đang được mọi người giúp vui, và chúng tôi cười rất nhiều.

Một lát sau bạn của Gail ra về. Rồi Leah nói bà muốn có một giáo sĩ tới làm lễ lần cuối cho mình. Leah là người Do Thái ở Âu Châu trong thế chiến thứ hai, và mẹ của bà vì không thể nuôi được đã cho bà vào ở trong một nữ tu việnkhi bà được năm tuổi. Bà thường nói rằng các nữ tu sĩ là những bà mẹ thật của mình.

Tôi đi gọi một giáo sĩ. Khi tôi trở về thì đã có một sự thay đổi đáng chú ý. Leah đã yên tĩnh hơn. Tôi cầm tay bà và cũng yên lặng với bà. Gail ngồi ở bên kia giường cũng nắm bàn tay kia của bà. Vị giáo sĩ tới. Leah nhắm mắt lại và không có vẻ nhận thấy ông ta. Con gái của bà hỏi: “Mẹ có muốn gặp vị giáo sĩ không?”. Bà nói: “Chưa”, và hết sức thu người lại. Bà bắt đầu có vẻ xao động. Vị giáo sĩ hỏi bà có phải là tín hữu Thiên Chúa không? Bà nói một chút về thân thế của mình và muốn có sự ban phước của cả Thiên Chúa lẫn Do Thái Giáo. Bà nói với vị giáo sĩ rằng trong những lúc đau đớn và tuyệt vọng nhất, bà đã trông thấy Chúa Jesus và đã kêu xin Ngài giúp đỡ.

Vị giáo sĩ bắt đầu làm nghi thức cuối cùng. Ông cầu nguyện với giọng quá thấp nên chúng tôi không nghe rõ. Gail và tôi đi ra đại sảnh trong khi vị giáo sĩ nghe Leah xưng tộiChúng tôi đều bất mãn vì trong lúc này mà khả năng truyền một loại cảm hứng tâm linh nào đó của ông có vẻ không có gì cả. Ông ta gọi chúng tôi trở lại, ông làm xong nghi thứcvà ra về. Gail hỏi mẹ là bà có cảm thấy tốt hơn sau khi gặp vị giáo sĩ hay không, nhưng bà không trả lời.

Bây giờ Leah an tĩnh trong một lúc lâu, nhưng với cảm giác xao động trong tâm trí gia tăng. Tôi có thể cảm thấy điều này rất rõ ràng. Không biết phải nói gì hay làm gì, tôi cầm tay bà và tập trung tâm trí như tôi đã học được khi hành thiền. Tôi có thể cảm thấy tâm trí của bà một cách rõ ràngcảm thấy nỗi sợ bắt đầu xuất hiện. Càng có thể buông bỏnhững gì xuất hiện trong tâm trí của mình, tôi càng có thể “tiếp xúc” với bà nhiều hơn, và sự xao động của bà lắng xuống.

Giai đoạn tương đối an tĩnh này bị làm rộn sau ba mươi hay bốn mươi phút bởi một cảm giác hoảng sợ nổi dậy mạnh mẽ. Leah bắt đầu hốt hoảng. Bà nói: “Tôi sợ” và bắt đầu run rẩy. Tôi tập trung tâm trí mạnh hơn và tôi cảm thấy nó cóhiệu quả, nhưng sự xao động của bà gia tăng. Rồi bà lớn tiếng kêu Thượng Đế nhiều lần. Trong mấy ngày giọng nói của bà đã yếu ớt, bây giờ bà kêu Trời và van xin chúng tôi: “Giúp tôi! Giúp tôi! Tôi muốn trở lại với cảm giác bình an”. Sự khủng hoảng kéo tới từng đợt với bà và toàn thân bà run rẩy. Bà bắt đầu hỗn loạn, nói một cách rời rạc về nhữnghình ảnh mà chỉ có bà trông thấy. Bà nói một lúc lâu bằng tiếng Pháp, tiếng mẹ đẻ của bà và kêu “Peur! Peur!” (Sợ! Sợ!).

Bà bảo chúng tôi giúp bà ngồi dậy, nhưng chúng tôi mới bắt đầu làm theo lời thì bà đã tự ngồi dậy lần đầu tiên trong một tuần. Tôi đã chưa bao giờ chứng kiến một sự hoảng sợ như vậy.

Ở bên kia giường Gail nói với tôi: “Mẹ thực sự muốn chết một mình… bà đã sống một đời khó khăn và bà cũng đang chết khó khăn”.

Chúng ta thường có ảo tưởng là mình có thể tránh được hậu quả của những hành động của mình. Chúng ta tin như vậy cho đến lúc sắp lìa đời, khi không thể thoát được hậu quả của những gì mình đã gieo trồng trong cuộc đời. Tôi nhìn Leah một cách bất lực trong khi bà bị cuốn đi bởi tất cả những gì đã chưa được giải quyết trong cuộc đời của bà. Bà tháo ống thở ra rồi nói với tôi: “Ông đã chịu nhiều ấn tượng với tôi. Ông đã nghĩ là tôi đã sửa soạn cho cái chết của mình, nhưng tôi đã không làm gì cả!”. Bà đeo ống thở trở lại, vẫn rất xao động và thu rút vào chính mình. Bỗng gần như bạo động, bà lại tháo ống thở ra và nói trong sự tuyệt vọng: “Tôi muốn chết nhưng sao tôi không thể thoát ra được”. Bà chỉ vào ngực của mình và làm một động tác với hai tay giống xé ngực ra. Gail và tôi thay phiên nhau quạt để bà không nóng. Bà trở nên yếu hơn và yên lặng hơn, và những gì bà nói thì không còn minh mẫn nữa.

Leah đã yên tĩnh và có vẻ xa xôi trong ít nhất nửa tiếng đồng hồ, tôi quyết định đi về nhà lúc hai giờ sáng. Gail cũng tới nhà khách để nằm nghỉ và cô nhờ một y tá trực đánh thức nếu có điều gì xảy ra. Trước đó, Leah đã nói là bà muốn ở một mình lúc chết, vì bà thấy như vậy sẽ dễ cho mình hơn và bà thấy ít đau khổ hơn để ra đi lúc người khác không có mặt.

Leah chết một mình trong vòng một giờ sau đó.

Thiền Sư Tăng Triệu (384-414)

Một người đã rất bình thản đối diện với cái chết là tu sĩ Phật GiáoThiền Sư Tăng Triệu. Là một nhà văn và nhà tôn giáo có tài năng, Ngài đã viết nhiều bài luận về giáo lý. Nghe nói về năng lực của Ngài, Hoàng đế nhà Đông Tấn xuống chiếu chỉ cho Ngài phải hoàn tục để làm thư ký trong triều đình. Ngài Tăng Triệu từ chối và do đó bị xử tội chém đầu. Lúc đó Ngài mới ba mươi tuổi. Ngài xin được hoãn lại một tuần để viết xong một luận bản. Sau khi hoàn thànhtác phẩm này, Ngài bình thản nộp mình thọ án. Trước khi chết Ngài viết:

“Bốn đại không có chủ

Năm uẩn đều là không

Khi gươm trần chém đầu ta

Thì cũng giống như chém gió xuân”.

(The four elements essentially have no masters

The five skandhas are fundamentally void

When the naked sword cuts off my head

It will be like cutting a spring breeze)

Người ta thán phục sự bình thản của Thiền Sư Tăng Triệu trước cái chết, nhưng cũng không phải không nghĩ rằng trong một kiếp trước Ngài đã giết một người nào đó và do vậy đã nhận quả báo xấu trong kiếp này theo luật nhân quả. Là tu sĩ Phật GiáoTăng Triệu phải biết như thế.

Sri Ramana Maharshi (1879-1950)

Thái độ lúc chết của Sri Ramana Maharshi, một trong những vị Đại Sư đáng kính nhất của Ấn Độ Giáo, gợi nhớ thái độ của các vị Thiền Sư và giáo lý của Ngài cũng giống như giáo lý của các vị này. Ngài được kính trọng vì sự minh triết cũng như đức hạnh trong đời sống của Ngài. Khi người ta hỏi Ngài đi về đâu sau khi chết, Ngài nói: “Người ta nói tôi sắp chết, nhưng tôi không đi đâu cả. Tôi có thể đi đâu? Tôi ở đây”.

Sau đây là lời kể về cái chết của nhà hiền triết Ấn Giáo này.

“Vào ngày thứ Năm, 13 tháng Tư, một bác sĩ mang tới cho Ngài Sri Ramana Maharshi thuốc chữa căn bệnh ung thư của Ngài, nhưng Ngài từ chối dùng thuốc và nói “Không cần thiết. Mọi sự sẽ tới đúng trong hai ngày nữa”.

Khi trời tối, Sri Ramana Maharshi bảo mấy người đệ tử giúp Ngài ngồi dậy. Họ đã biết rằng mỗi cử động, mỗi sự đụng chạm đều gây đau đớn, nhưng Ngài bảo họ đừng lo về điều đó. Ngài ngồi với người đệ tử nâng đầu của Ngài. Mộtbác sĩ tới để cho Ngài thở oxygen, nhưng với bàn tay phải, Ngài xua ông ta đi.

Bỗng một nhóm tín đồ ngồi ở ngoài hiên cất tiếng hát bài “Arunachala - Siva”. Nghe tiếng hát, mắt của Ngài Sri Ramana Maharshi mở ra và sáng lên. Ngài nở một nụ cười thật dịu dàng. Từ khóe mắt của Ngài những giọt nước mắthoan hỷ rơi xuống. Thêm một hơi thở sâu nữa rồi không có hơi thở nào khác. Không có sự giãy giụa, không có co giật, không có dấu hiệu khác của sự chết, chỉ có hơi thở chấm dứt”.

Đức Phật Thích Ca (624-544 Trước Tây Lịch)

Trong những thí dụ về thái độ của các vị Thầy trước cái chết, sau cùng chúng ta xét sự kiện Đức Phật Thích Ca vàoNiết Bàn (Parinirvana). Niết Bàn (Nirvana) có nghĩa là tịch diệt hay trạng thái vô ưuvô sinh bất tử mà người ta đạt được sau khi đã giải trừ mọi phiền não như tham, sân, si, ganh tỵkiêu ngạo và đã không tạo nghiệp, do đó không kẹt trong luân hồi nữa. Từ ngữ “Parinirvana” chỉ được dùng để nói về Đức Phật, chỉ trạng thái giải thoát trọn vẹn khi Ngài qua đời.

Chúng ta hãy tìm lại những sự kiện quan trọng trong những ngày cuối cùng của Đức Phật và trước hết là chuyến đihoằng pháp cuối cùng của Ngài. Khi tới thị trấn Pava ở miền Bắc Ấn Độ, Ngài nghỉ đêm ở vườn xoài của Chunda (Thuần Đà), một thợ rèn và là một Phật tử thuần thànhThuần Đà thỉnh Đức Phật và các đệ tử của Ngài dùng bữa ở nhà ông vào ngày hôm sau. Bữa ăn gồm cơm, bánh ngọt và nấm. Bị đau bụng vì ăn nấm, Đức Phật vẫn bình thản và khi cơn đau dịu đi, Ngài nói với Ngài Anan: “Chúng ta hãy đi tới Kushinagar”. Chưa đi được bao xa thì Ngài ngồi xuống một gốc cây và nói: “Này Anan, gấp y của ta làm bốn rồi trải dưới đất cho ta. Ta mệt và phải nghỉ một lát”.

Sau đó Ngài nói với Tôn giả Anan rằng, không nên đổ lỗi cho Thuần Đà về việc Đức Thế Tôn nhập diệt sau khi ăn bữa cuối cùng do người thợ rèn cúng dường. Ngài nói: “Có hai loại cúng dường thực phẩm quý báu vô thượng, đó làcúng dường trước khi Như Lai chứng đạt Chánh Đẳng Giác, và cúng dường trước khi Ngài tịch diệt. Nghiệp thiện này đã được dành cho Thuần Đà, vậy đừng làm cho ông ấy ân hận. Anan, chúng ta hãy đi tiếp tới rừng cây Sala của bộ tộc người Malla”.

Khi đến nơi Ngài nói: “Hãy trải nệm, đầu quay về hướng Bắc, giữa hai cây Sala. Ta mệt và muốn nằm xuống”. Ngàinằm nghiêng bên phải, với một chân đặt lên chân kia. Rồi Ngài nói với Tôn giả Anan rằng Ngài sẽ tịch diệt vào canh ba đêm hôm đó.

Đức Phật trải qua tứ thiền rồi đi qua bốn cõi của vô sắc giớiTôn giả Anan nghĩ rằng Ngài đã qua đời, nhưng Ngài nhập trở lại mỗi cõi theo thứ tự ngược lại cho tới cấp thiền thứ nhì, rồi Ngài nhập cấp thiền thứ ba và thứ tư. Và ra khỏi cấp thiền cuối cùng, Ngài tức khắc tịch diệt.

Trước đó, khi nhiều đệ tử khóc vì Đức Phật cho biết Ngài sắp qua đời, Ngài khuyến giáo họ rằng sao lại khóc trong khi phải nên vui mừng:

“Trong lúc vui vẻ này không nên than khóc. Như vậy là không đúng, và hãy bình tĩnh lại, Mục đích khó đạt mà qua nhiều kiếp ta đã mong ước nay không còn xa. Khi đó không còn đất, nước, gió, lửa và hư khôngan lạc vô thượngsiêu việt mọi sắc tướng. Sự an lạc không ai có thể lấy mất, điều cao quý nhất, và khi nghe nói biết rằng không gì có thể thay đổi nó và không có gì ở đó có thể chấm dứt, thì có lý do gì để than khóc? Ở Bodgaya, khi đạt giác ngộ, ta đãgiải trừ được nguyên nhân của luân hồi vốn chỉ là một bầy rắn độc; bây giờ đã tới lúc ta bỏ xác thân này vốn là chỗ trụ của nghiệp quá khứ. Bây giờ xác thân chứa đựng nhiều điều xấu này sắp tiêu tanluân hồi sắp chấm dứt, ta sắp thoát khổ, vậy bây giờ đâu có phải là lúc để các người than khóc”.


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/04/2023(Xem: 1985)
19/10/2016(Xem: 11112)
08/08/2010(Xem: 108689)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.