Phần bốn: TÁI SINH

30/11/20173:53 CH(Xem: 2981)
Phần bốn: TÁI SINH

Phật lịch: 2561; Việt lịch: 4896; Nông lịch: Đinh Dậu
THIỀN QUÁN VỀ SỐNG VÀ CHẾT
Cẩm Nang Hướng Dẫn Thực Hành
The Zen of  Living and Dying
A Practical and Spiritual Guide
Nguyên tác Anh ngữ: Đại Sư Philip Kapleau
Việt dịch: HT Thích Như Điển & TT Thích Nguyên Tạng
Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc
Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu Ấn Hành 2017

Phần bốn:
TÁI SINH

 

Tôi chắc rằng, cũng như sự hiện hữu của tôi mà quý vị thấy,
Tôi đã có mặt ở đây ngàn lần trước
Và tôi hy vọng sẽ trở lại đây ngàn lần nữa.
Goethe

Cuối cùng mà nói chẳng có gì ngạc nhiên
khi được sinh ra hai lần
Thay vì chỉ có một lần.
Voltaire

 

Tất cả cuộc sống giống như một con chim phượng hoàng, (1) con chim tự sống dậy từ đống tro tàn của nó.
Tác giả Vô Danh

14.    TÌM HIỂU SỰ TÁI SINH

Cái Gì Ở Bên Kia Cửa Tử?

Theo như tôi nhớ, tôi đã vô ý đề cập đến kinh nghiệm của sự hiện hữu ở kiếp trước... Như những vì sao từng nhìn tôi như một người chăn cừu ở Assyrien, bây giờ chúng nhìn tôi như một người Anh... và cả người Hawthorne nữa, tôi nhớ lại mình đã cùng một người như thế trong thời quá khứ anh hùng, từng đi giữa đoàn của những chiến xa và những anh hùng thời đại bên bờ sông Skamander. (2)

Có thể bạn đã từng nghe hay đọc một sự xác nhận tương tự và bạn cũng đã cho rằng nó không khác gì hơn là những tiểu thuyết giả tưởng của thời đại mới hoặc của những Đạo sư Đông phươngChắc chắn rằng không có một người nào đang đứng vững cả hai chân trên mặt đất mà có thể tin rằng hắn đã sống ở trong một thân thể khác trong quá khứ và còn nhớ lại những cuộc sống ấy. Nhưng những điều này không phải là những lời điên dại của những kẻ mangbịnh tâm thần hoặc của những người xử dụng ma túy. Chúng là những ngôn từ của Henry David Thoreau, một người sống với một tâm thức năng động, và chắc chắn rằng là một người Mỹ giống như một cái bánh táo.

Sự Sống Sau Khi Chết

Có thể nói rằng không có một ý tưởng nào tồn tại lâu đời và trên nhiều hình thức bằng ý tưởng về cái chết của mộtthân thể vật lý không phải là kết thúc sau cùng của một cá nhân. Kể cả những chúng sanh vô hình ở trong những thế giới khác, đều có sự tồn tại trước đó với một hình thức nào đó và sẽ tiếp tục tái sanh trở lạiÝ tưởng này đều đã đượcchấp nhận trên thế giới từ thời cổ đại. Ngay cả trong thời đại tiền sử, người ta cũng đã không thể từ bỏ và gắng sứcbám vào niềm tin rằng sau khi rời khỏi cuộc sống này ảnh hưởng của con người không thể chấm dứt. Sự bám víu vàoniềm tin này được biểu hiện đa dạng qua các nền văn minh như: Ai Cập, Ấn Độ, Ái Nhĩ Lan, Hy Lạp và Nam Mỹ.Xuyên qua những thần thoại và truyền thuyếtxuyên qua những sách vở, Thánh kinh cùng nghi lễniềm tin vào sự tồn tại tiếp tục đã truyền đạt cho đến hiện tạiDựa vào những ghi chú mà nhà nhân loại học Sir James Franzer cho rằng:Con người trong những xã hội nguyên thủy không còn nghi ngờ về sự bất tử của họ, cũng như sự thật về những sựhiện hữu của ý thức.(3)

Xã hội cổ đại Ai Cập không hề đặt câu hỏi về sự hiện hữu của một đời sống sau khi chết, và họ đã xác định rằng ước muốn của người chết không phải không có ý nghĩa, cho nên họ đã chuẩn bị cho chuyến ra đi về thế giới bên kia bằng đồ trang sức và những tư sản vật chất, và cuối cùng để được gặp Thần Osiris. Người chết, nói theo cách khác, đượcxem như là một người đang sống. Nếu không phải vậy, thời cử hành nghi lễ như hiến dâng súc vật hay cúng tế thức ăn và cả rượu vang nữa, để làm gì?

Người Hy Lạp đã ôm ấp một khái niệm là linh hồn của họ sau khi rời khỏi thân thể sẽ bay đi như con chim vừa được thả tự do đến Thiên Đường Elysium. Những người Thiên chúa giáo ngày xưa, ít ra là cho đến Cộng Đồng Konstantin thứ II vào năm 553 sau Thiên Chúa cũng đã tin vào sự tái sinh. Sự xác tín tương đồng với sự nhận biết, tin rằng những Thiên thần có thể biến thành người hay quỷ thần, và quỷ thần sau đó cũng có thể biến thành người hay Thiên thần.

Ngay cả thời đại của chúng ta cũng vậy, chúng ta từ chối chấp nhận sự chết là sự chấm dứt không trở lại. Theonghiên cứu của viện Gallup trong những năm 1980 đến 1981, gần 70% người Hoa Kỳ tin tưởng rằng có một cuộc sống sau khi chết (4). Trong khi đa phần tư tưởng của mọi người cho rằng: Sự sống sau cái chết trên căn bản là sự nối kết với Chúa, liên hệ lại với người yêu thương và/hoặc có một đời sống nơi cảnh giới thiên đường, và điều ngạc nhiên là có đến 23 phần trăm tin vào sự tái sanh. Điều ngạc nhiên ở đây không phải là con số nhiều người tin vào một sự tồn tại tiếp tục sau khi chết, mà là chỉ có một ít người Mỹ tin vào những gì mà đa số loài người trên thế giới - nhưẤn Độ giáo, Phật giáo và đạo Jains và những đạo khác - không bao giờ nghi vấn cả.

Nhiều cá nhân xuất sắc trong thời đại của chúng tathí dụ như Carl Jung, Ralph Waldo Emerson, Albert Schweitzer, Henry David Thoreau và Mohandas Gandhi (chỉ là nêu lên vài người) đã tin vào sự tái sanh, sự di chuyển của linh hồnhoặc là luân hồi trở lại (quan niệmđồng nghĩa với sự thay đổi, nhưng không là sự đồng nhất thực sự; hãy xem: “Sự khác nhau về luân hồi và tái sanh”). Người tin vào luân hồi, nếu chẳng phải là tái sanh không trái nghịch với niềm tincủa Thiên Chúa và Do Thái giáoTiến sĩ Leslie Weatherhead làm Linh mục trong một nhà thờ tại thành phố Luân Đôntrong vòng 30 năm cảm nhận rằng thuyết Luân hồi đã cung cấp một chìa khóa để giải tỏa những vấn đề của những người theo Thiên Chúa giáo. Ông ta đã chỉ ra rằng Jesus chẳng hề phủ nhận điều ấy, rằng đó là một ưu thế tin tưởngngày xưa của Jesus và điều ấy đã là một phần bản chất của những lời dạy hiện thật của Chúa.

Có nhiều phần đoạn trong Cựu Ước và Kabala, Thánh kinh của Do Thái giáo có bao gồm sự di chuyển của linh hồn, cũng như luân hồi hay tái sanh. Những phần căn bản này cũng đã được phong trào Hasidic chấp nhận. Nói về niềm tin khởi đầu của đạo Do Thái về tái sanh, ông Rabbi Moses Gaster nói rằng: “Ở đây hoàn toàn không có điều gì nghi ngờ rằng đây là những quan niệm cổ xưa (trong Judaism). Simon Magus đã đề cao sự có mặt của một hình thức tồn tại trước đó, linh hồn của ông ta đã trải qua nhiều thân thể, trước khi ông được biết đến là Simon ... Những bậc thầy (người Hebrew) của khoa học huyền bí thì không hề có một nghi ngờ về bản chất Do Thái của nó...”(5).

Cõi Trung Ấm

Những lời dạy từ những bậc trí tuệ trong Phật Giáo và những nền văn hóa khác rằng, ở vào thời điểm chết chúng tabắt đầu sự di chuyển đến một hiện hữu khác. Đây là một thế giới trung ấm giữa sự chết và sự tái sanh (xem Diagram 4). Cảnh giới này rất khác với cảnh giới vật lý hiện hữu, thế nhưng ở một khía cạnh nào đó lại giống nhau. Cũng giống như những cảm nhận dựa trên sự chấp ngã của chúng ta làm căn bảnảnh hưởng đến cách mà chúng ta liên hệ vàảnh hưởng với môi trường và những sự kiện trong thế giới này, nghiệp lực của chúng ta cũng tương tự, từ nghiệp vừatồn tại và nhiều lần trước đó, ảnh hưởng đến cách liên hệ kinh nghiệm của chúng ta trong cảnh giới trung hữu này.

Người ta nói rằng có 3 tướng trạng căn bản của trạng thái trung ấm. Điều đầu tiên, bao gồm chủ yếu sự cảm thọ củathân thể về sự tự dotồn tại trong một thời gian rất ngắn. Ở trong thời điểm này một sự liên hệ mỏng manh với thân xác vẫn còn tồn tại. Người ấy có thể nhạy bén rõ biết những hành động và những lời nói cũng như những ý nghĩ của  người thân. Sự nhạy cảm và cảm nhận này có ý nghĩa, bất cứ một ngôn từ nào hướng đến người đó vào thời điểm này, ví dụ như là tụng kinh, đều có thể mang đến sự tỉnh thức cho người đó.

Bước thứ hai bao gồm những cảm thọ kinh nghiệm khác nhau và sẽ tồn tại dài hơn giai đoạn đầu. Nghiệp tương ưngcủa bạn sẽ kéo bạn đến sự hiện hữu của giai đoạn thứ ba là giai đoạn cuối của sự tái sanh.

 

Hình 4: Vòng luân hồi hiện kiếp không ngừng nghỉ

Quá trình từ sự chết đến tái sinh thường được cho là  trong vòng 7 ngày hoặc cho đến 49 ngày. Thế nhưng quá trình này không phải luôn như vậy. Sự tái sanh cũng có thể xảy ra nội trong một ngày hoặc một tuần, hay cũng có thể kéo dài đến nhiều năm sau đó. Thời gian tái sanh được quyết định bởi nhiều yếu tố khác nhau để trở thành, cũng như lựcliên hệ của chúng sinh đó do nghiệp lực với cha mẹ mình.

Như đã trình bày trước đây, thức thứ 7, 8 và 9 của tâm vẫn tiếp tục sau cái chết (“xem 9 cấp bực của tâm thức”). Nghiệp, hay năng lực của ước muốn, tiếp tục vòng quay xuyên qua sự chết, sau khi chết và tái sinh. Thế nhưngchúng ta vẫn còn sở hữu những giác quan khác trong trung hữu. Trong khoảnh khắc của sự chết, 6 thức đầu tiên biến đổi từ hiện hữu vật lý đến phi vật lý. Và mãi cho đến khi nào chúng ta sở hữu một thân thể vật lý mới, sự thấy, nghe, ngửi mùi, cảm thọ, sờ mó và làm chủ sự suy nghĩ chỉ còn là những hoạt động có tính cách mỏng manh. Nếu không có một thân thể như là một phương tiện chuyên chở thì chúng không thể xử dụng đầy đủ được, thế nhưng chúng không phải hoàn toàn vắng bóngThiền Sư Yasutani đã giải thích về việc này như sau:

Chúng sanh ở tình trạng trung ấm luôn thay đổi và không có thể thức nhất địnhHiện hữu này được cho là ưu tú hơn nhiều so với cuộc sống hiện tại. Nó giống như một dòng điện đang lưu hành. Nó có thể xuyên qua tất cả chướng ngại vật và bay xa hằng trăm dặm trong nháy mắt. Nó cũng có sự hiểu biếtcảm xúc, một ý muốn mỏng manh, cũng như năm cơ quan cảm giác.

Người ta nói rằng: Chúng sanh đang ở trạng thái trung ấm có một vài khả năng huyền bí để xem, cảm xúc và để tìm đến cha mẹ của nó và chính nó có thể nhìn ngắm sự giao cấu ấy và qua đó nó có thể gá thai vào. (6)

Để diễn tả chính xác tình trạng của thân Trung ấm thì thật là khó như diễn tả đúng sự thật về thế giới này - Vâng! Còn khó hơn như thế nữa. Bởi vì như đã thưa, sự trải nghiệm trong trung ấm rất là đa dạng, phụ thuộc vào nghiệp lực của mỗi người chúng taTuy nhiên ta cũng có thể diễn tả những nét chung về trạng thái trung ấm của mọi người nam (hay người nữ).

Tiếp theo đây là những kết quả của những bài tường thuật rất kỹ lưỡng, diễn tả những giai đoạn khác nhau trên những cuộc hành trình sau khi chết và tái sanh trở lại. Điểm đáng chú ý nhất trong giai đoạn đầu tiên là sự suy nghĩ về sự chết như thế nào!

Khác với quá trình chết, kéo dài và có thể rất khó khăn và khổ tâm, cái chết chính nó rất đơn giản, dễ dàng và tự nhiên như một chiếc lá lìa khỏi cành cây. Nhiều người trong khoảnh khắc trước khi thân thể vật chất này tan rã, họ thấy cuộc sống diễn ra trước mắt họ. Ngay liền sau đó họ bắt đầu bước vào trạng thái của trung ấmcảm giác như trôi nổi lơ lửng hay bay bổng, tương tợ như cảm giác của những người thường hay mộng mị. Người ta cảm nhận một sự yên tĩnh lạ thường và an lạc, một cảm giác nhẹ nhàng không lo âu gì cả. Có thể người ta tự hỏi rằng: “Tại sao phải lo lắng làm gì?” Với hơi thở cuối cùng họ vất đi những phiền não và lo lắng của cuộc đời. Sự xuất hiện của một đường hầm với ánh sáng trắng trong và có cảm giác như là ở cuối đường hầm  được bước vào vòng tay ôm ấp của người thân thương hoặc một kinh nghiệm đầy phép lạ chờ đợi họ, hoặc vui nhộn như trẻ con chờ đợi đêm Giáng Sinh để mở quà.

Sự kiện và trải nghiệm trong giai đoạn đầu nói chung đều giống nhau, dầu người đó có nghiệp rất xấu đã gây ra nhiềuđau khổ hoặc nghiệp lực khác tương đối tốt hơnTuy nhiên con đường của một con người đã tạo những nghiệp xấu ác liên quan với trải nghiệm trên sẽ rất là khác biệt với con đường của người có nghiệp tốt. Ví dụ người tạo bất thiện nghiệp sẽ cảm thấy nghi ngờ và tràn ngập lo âu. Mới đầu người đó có thể cảm thấy rằng: “Đã trốn thoát được” nhữngtội ác và những hành vi bất thiện trong đời sống của anh ta, nhưng anh ta chẳng bao lâu sẽ cảm nhận được những điều bất an. Bởi những gì đang xảy ra sẽ được cảm nhận như  một sự mất quyền tự chủ và sự sợ hãi ngày càng tăng thêm mạnh hơn.

Giai đoạn thứ hai chịu ảnh hưởng nặng bởi tình trạng tâm thức lệ thuộc ngay với thời điểm chết. Cũng rất quan trọng như vậy là những kinh nghiệm về cuộc sống của thời kỳ trước cũng như của nhiều đời sống trước đó nữa, và những cách thức hướng dẫn tâm linh nhận được sau khi chết.

Ở đây một lần nữa việc tụng niệm ngay tại lúc mai táng có thể rất có kết quả ( hãy xem “Giá trị của việc tụng niệm”). Trải nghiệm về giai đoạn thứ hai này rất khác nhau giữa từng cá nhân. Những trải nghiệm có được chỉ là những phản chiếu trong tâm thức của mỗi người. Và nếu người đó hiểu rõ cũng như in sâu vào tâm thức điều này, thì người ấy sẽ không còn bị sợ hãi bởi những hiện tượng lạ lùng có thể xuất hiện.

Khi bước chân vào trạng thái thứ hai, thân trung ấm có thể cảm nhận sự hỗn loạn, cũng giống như khi người ta mới vừa thức dậy từ cơn ngủ sâu mê manMọi vật được chúng sanh ấy thấy rất quen thuộc và cũng như một giấc mơ đãtrôi qua, giống như đang ở trong tình trạng gọi là Dejà-vu (tình trạng đã từng thấy). Nhiều việc khác có thể xảy ra ngay trong lúc này. Những giác quan, điều mà lúc trước cảm nhận những sự kiện rất đơn giản của thế giới này, sẽ chịu những đột kích của sự kinh ngạc, sự hốt hoảng, hoặc những tín hiệu đẹp đẽ tuyệt diệuâm thanh, và sự hôi thối. Sựồn ào, tiếng động mạnh, âm thanh đột phát, đay nghiến và kêu la inh ỏi sẽ được nghe. Gió thổi mạnh và lửa cháy mãnh liệt có thể hiện ra. Những thân trung ấm ấy có thể cảm giác như bị chìm vào trong vực sâu thẳm hay trở lại tê liệt. Ngôn từ được nói ra, nhưng không nghe được âm thanhâm thanh để nghe, nhưng không có ngôn từ được nói. Sự suy nghĩ mông lung như trong tình trạng mê sảng. Không thể giữ lại ở một đề mục, bởi vì nó rời nhau và trở thànhvô hình. Không có một cái gì cho thấy chắc chắn, chẳng có cái gì là thực chất cả. Giống như là ánh sáng của mộtngọn đèn người ta có thể di chuyển như là một tia sáng của điện chớp với một tốc độ nhanh xuyên qua vật đó. Tất cả những cảm giác, mặc dù chúng rất yếu ớt nhưng luôn hiện hữu, nhưng chúng không còn tương ưng với thế giới vật chất này nữa.

Để hiểu một cách rõ ràng hơn rằng, con đường của một cá nhân phản ứng đối với kinh nghiệm đi qua lệ thuộc rất nhiều vào đời sống của anh ta có trước khi chết. Anh ta có sợ hay không, khi có kinh nghiệm này thì lệ thuộc vào mức độ anh ta thấy qua sự chấp thủ vào thế giới vật chất này. Rồi thì thái độ đối với những sự kiện bây giờ sẽ là sự quyết định quan trọng của những gì mà cuối cùng sẽ xảy đến.

Vị Thầy đã cam đoan với chúng ta rằng: Tất cả những gì chúng ta đang trải nghiệm trong tình trạng không thực tế và không hiện thật trống rỗng hoàn toàn với sự thật, là những gì mà trải nghiệm được trong trạng thái tỉnh thức. Tất cả những ánh sáng, thị giác và mọi sự xuất hiện lạ kỳ sẽ được nhận thấy rằng là những sự phản chiếu và phản ảnh tâm thức của thân trung ấmTại vì những điều sợ hãi mà nó gặp phải không thể hại nó được, nó không cần che trước mặtchúng nó. Chúng sanh ấy ngay bây giờ phải tự nhắc nhở mình rằng, điều quan trọng nhất là phải cần giải phóng tất cả sự chấp thủ về vật chất, cũng giống như những trải nghiệm của những đối tượng.

Trong trường hợp sự thật đó được trải qua những kinh nghiệm về thiền tập, trong việc tồn tại của quá khứ hoặc giả ở một cấp độ cao hơn, phát triển khả năng tập trung tư tưởng thì nó bây giờ sẽ vẫn còn có khả năng để tập trung tâmthức. Điều này có thể đạt được nếu sự tập trung tư tưởng này dựa trên sự chân thật mà người ấy đã hiểu rõ. Ngay cảthân trung ấm ấy, nếu cảm thấy thực tại ấy như là sự trung gian của một luồng gió lớn, nó cũng có thể trở thành tĩnh lặng và hướng về điểm tập trung năng lực tâm thức.

Khi giai đoạn thứ hai chấm dứt thì giai đoạn thứ ba bắt đầu. Cũng giống như cả hai giai đoạn đầu, nghiệp lực giữ mộtvai trò rất quan trọng. Ở vào thời điểm này người ta có thể nhìn vào tấm gương nghiệp lực của họ và phải chịu trách nhiệm cho chính hành vi của mình.

Dựa trên nhân và duyên đã thiết lậpthân trung ấm ấy sẽ được đưa vào một thế giới mà họ sẽ tái sanh vào. Những người có một cuộc sống bại hoại, khổ đau sẽ bị dẫn đến nơi tái sanh gồm chứa sự khổ đau vô tận. Những người cómột đời sống thánh thiện thì ngay khi ấy sẽ được dẫn đến nơi tái sanh tương ưng với những mầm móng ấy.

Nơi đây phải cần nhấn mạnh là động lực của việc tái sanh hoàn toàn thiếu vắng mọi sự phản chiếu từ thân và của sựnhận biết. Đa số nhiều người được sinh ra làm đàn ông là bởi do một sự luyến ái làm điều kiện quyết định chọn người mẹ trong tương lai của mình; sẽ được sanh làm đàn bà, khi đi tìm một người cha trong tương lai. Thiên tánh này được điều khiển từ nghiệp quả của chúng ta, cái mà lôi kéo bởi vì một hoàn cảnh chung quanh nào đó và một sự tồn tạihiện hữu vật chất nào đó. Giàu có hay nghèo nàn, con trai hay con gái, một thực thể như là con người hoặc là nhữngchúng sanh khác, với màu da xám hay lợt, như người Hoa, Mễ Tây Cơ, Âu châu, Phi châu hay Bắc Mỹ. Thân thể ấy người ta có thể diễn đạt bằng một cách suy nghĩ rằng nó giống như là khối thủy tinh chi phối bởi nghiệp lực. Quá trình này đã bắt đầu trước sự sanh và cũng còn tiếp tục mãi cho đến sau khi chấm dứt đời sống lâu dài này.

Người ta có thể nói rằng chúng ta bao gồm những hạt giống trong những kỷ niệm và lần theo dấu vết ấy để nhớ lại cuộc sống trước đó - không tách biệt đời sống của những người khác - Nhà học giả John Blofeld đã diễn tả như sau:

Những gì mà chúng ta gọi là “cuộc đời”, nó là một móc nối ở trong một dây xích vô tận của “sự sống” và “sự chết”. Tuy nhiên nếu những điều vô tình của chúng ta có thể sẽ nâng cao thành bình diện ý thức, thì chúng ta sẽ có thể có khả năng nhận ra được bộ dây xích ấy kéo ngược về thời gian quá khứ, để nhận biết rằng cái khoảng ước đoán về dân số trên quả địa cầu này đã được sanh ra qua thời gian trên. (Và tại sao chỉ là quả đất này? Tại sao không là nhiều đời sống của chúng ta về trước đã trải qua nơi quả đất khác đang hiện hữu trong vũ trụ này?). Có thể sự hồi tưởng sẽbao gồm cả hằng trăm hay hằng ngàn hoặc hằng triệu đời sống mà ta đã sống ở đây hay ở nơi nào đó, và ở đây, hay ở bình diện kia của những sự ý thức, cũng có thể là tình trạng hiện hữu của trước đó không có hoài nghi gì cả. (7)

Tái Sanh Và Mục Đích Của Đời Sống

Mục đích cao cả nhất của một người đi tìm sự giác ngộ, không phải là sự tái sanh, cũng chẳng phải là sự đau đớn và khổ đau với sự nối kết không thể chối bỏ về sự hiện hữu của thể xác, mà là trạng thái của những tâm thức thanh tịnhvượt trên của tất cả mọi điều kiện. Người muốn đi tìm sự giác ngộ, là tìm sự giải thoát cho chính mình và ngay cả cho tất cả mọi loài hữu tình khác nữa. Từ những sự đau đớn và của những sự thất bại không thể tính đếm của cuộc sống,được giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi vô định ấy.

Như tác giả John Blofeld đã viết rằng:

Những kết quả mà đã được soi sáng qua nhiều hành động của chúng ta, chúng tạo thành những mắt xích của bánh xe trong cuộc sống. “Bánh xe tra tấn nghiền nát xương cốt và xé rách từng thớ thịt của chúng ta cho sự hy sinh từng mảng ấy, cho đến khi do vô minh van xin để có một sự chết vĩnh viễn, mà những điều này sẽ không toại nguyện được. Qua những hành động ngu muội và sự chế ngự bị trói buộc bởi bánh xe ấy, chúng ta bị kéo đến sự sống và chết qua các thế giới hiện hữu, lên hoặc xuống. Mỗi hiện tượng đều được tạo ra một phản ứng trong chúng ta. Và những phản ứng ấy tạo ra trong tâm thức của chúng ta những ảnh hưởng trên các hiện tượng và rồi những phản ứng này lại một lần nữa dẫn đến với chúng ta, những gì cho đến điểm cuối cùngcho đến khi nào mà chúng ta đạt được trí tuệ qua sự cố gắng của chính mình.”(8)

Những điều diễn tả trên cho chúng ta thấy rõ ràng rằng những sự tái sanh tiếp tục sẽ là những điều không mong cầu.

Nói tóm lại, những gì thúc đẩy đưa chúng ta một lần nữa đến tái sanh, đó là sự tham lam, sự đòi hỏi ý chí muốn có một thân thể mới, sự liên hệ với sự cố chấp của chúng ta cho rằng mình là một sự hiện hữu biệt lập. Sự tái sanh là kết quả của những sự thật là chúng ta chưa đạt được sự giác ngộ hoàn toàn trong đời sống này  và chẳng hoàn toànhội nhập vào đời sốngĐồng thời tái sinh cũng là một cơ hội thức tỉnh để tiếp nối theo sau đó, dĩ nhiên chỉ dưới sự giả định là người ấy sẽ được trở lại làm người. Hãy nhớ rằng: Chỉ có khi nào có được thân thể của một con người thìchúng ta mới có thể đạt đến được sự giác ngộ. Điều này cho thấy rằng vì sao đời sống của một con người là vô giá. Sự tái sanh trở lại một con người cũng giống như là một ngôi nhà tạo trên nửa con đường để đến căn nhà chân thật. Gandhi (với cái nhìn về Ahimsa, bất bạo động) đã nói rằng: “Tôi không thể nghĩ rằng có một sự thù địch giữa con người và con người kéo dài vĩnh viễn và dựa trên lý thuyết của sự tái sanh, tôi tin tưởng rằng tôi sống với niềm hy vọngnếu không phải trong lần sanh này, thì ở trong một lần sanh khác, tôi sẽ có thể ôm hết tất cả mọi nhân loại trong vòng tay thân ái.”(9)

Sự Khác Biệt Giữa Tái Sanh Và Luân Hồi

Giáo lý về sự tái sanh và luân hồi được dựa vào sự tồn tại của một linh hồn và một sự giản dị hóa trong giáo lý tái sanh, điều mà công nhận rằng rất khó khăn để nắm bắt được. Vấn đề nằm ở chỗ chìa khóa về danh từ “linh hồn”. Những gì mà chúng ta gọi là linh hồn, hoặc tự ngã, thật sự ra nó không gì khác hơn là một dòng điện của tâm thức, được cấu tạo bằng những khoảnh khắc của tư tưởng (10) với thời gian rất ngắn, mà nó liên tục nối lại với nhau (11). Cho dù rằng quá trình này xảy ra nhanh chóng như tia chớp, nhưng nó thay đổi tốc độ và hướng đi của mỗi loại tùy theo sự kích thích. Trong trường hợp có một điều gì đó không quan trọng xảy ra với nó, thì nó sẽ tự giải quyết vàchúng ta hầu như không cảm nhận được.

Quá trình này có thể so sánh như một cuộn phim: Một số lượng lớn của những tấm hình được tạo ra, được chiếu điliên tục, những huyễn cảnh trong sự di chuyểnNgoài ra nó giống như một dòng sông mà thủy lượng cuồn cuộnnhanh chóng chảy trước mắt của chúng tasự thật là được cấu tạo bởi vô lượng những giọt nước đang hiện hữutrong cùng dòng sông ấy.

Một học giả Phật Giáo, Francis Story giải thích về khái niệm “linh hồn” như sau:

Những người Tây phương thường hay có thói quen dùng chữ “tái sanh”, “luân hồi” hay “linh hồn” đem lại nhiều sựhiểu lầm ... “linh hồn” là một khái niệm mang nhiều ý nghĩa, mà theo những suy nghĩ có tính cách Tôn Giáo của ngườiTây phương thì chẳng có bao giờ định nghĩa rõ ràng cả. Nhưng chung chung thì điều đó là sự tổng hợp của những cá tánh cá nhân: “Một sự tồn tại của ngã hiện hữu không tồn tại vào sự tồn tại của thân thể vật lý cũng như sự tồn tại kể cả sau khi chếtLinh hồn được cho rằng là một yếu tố cá tính con người phân biệt giữa mỗi cá nhân, và được cấu tạobằng những yếu tố của một tâm thức, một tinh thần, làm nên một sự đặc thù và tất cả những gì được cấu thành bởivật lý, về phương diện phi vật lý của một chúng sanh”.

Đức Phật đã rõ ràng phủ định trả lời về sự tồn tại của một “linh hồn” như sự định nghĩa về ý nghĩa đã được xác định như bên trên. Ngài thừa nhận rằng tất cả mọi hiện tượng đều do nhân duyên lệ thuộc vào nhau và đều là vô thường. Cho nên chính mỗi điều này bảo rằng sự tồn tại của một “linh hồn” là điều không có thể.(12)

Tái sanh không chấp nhận sự hiện hữu của một linh hồn độc lập, nhập vào một thân thể mới. Giáo lý của luân hồi dựa trên sự tiếp diễn của sự sống, không cho phép có một quan niệm như vậy.

Cái Gì Chuyển Di?

Trong khi không có một xâu chuỗi nào của sự tiếp diễn có thể nối kết những tư tưởng với nhau, nhưng mà có một sựhiện hữu như một dòng sông không ngừng nghỉ, mà người ta không thể nói rằng nó liên quan đến một cái khác, mà cũng không giống nhau. Học giả T.R.V. Murti đã giải thích rằng: “Luân hồi không có nghĩa là sự di chuyển thân thể của một hiện hữu cá nhân từ một nơi này đến một chỗ khác, mà nó chỉ có nghĩa là một sự bắt đầu của một quá trình mới của những điều kiện, nối tiếp bởi những điều kiện của sự kiện trước đó.”(13)

Nhiều sự phân tích đã được sự xử dụng về việc tường thuật cho quá trình truyền đạt này. Hãy lấy ngọn lửa làm ví dụ: Nếu bạn đốt ngọn đèn cầy với một que diêm thì ngọn lửa ở ngọn đèn cầy nó giống nhau hay khác với ngọn lửa của que diêm? Chúng ta phải nói rằng: Không giống mà lại cũng không khác nữa. Một sự phân tích khác được phân tích bởi Ananda Coomaraswamy về trái banh cầu lăn tròn va chạm vào một trái banh khác rằng: “Nếu một trái banh đang xoay tròn và chạm vào một trái banh đang nằm yên, thì quả banh đang chuyển động ấy sẽ đứng lại và trái banh đang nằm yên sẽ tiếp tục di chuyển ... Quả banh đã chuyển động đầu tiên không vượt tới nữa, nó dừng lại phía sau và chết đứng, nhưng chúng ta không thể từ chối rằng có sự di chuyển của quả banh đó ... Sự di động nghiệp lực của nó và không có một sự di chuyển nào khác được sanh ra qua trái banh đứng đầu tiên ấy.”(14)

Nếu cuộc sống là một sự liên tục của những khoảnh khắc nối kết với nhau bằng một xâu chuỗi của những nguyên nhân thì khoảnh khắc trước khi chết là sự kết nối kế tiếp của mắt xích ấy. Bởi vì có một sự cảm nhận tiếp tục và không có sự tồn tại của cá thể, thì điều này cũng chẳng lấy gì làm ngạc nhiên rằng: Cái cảm nhận liên tục này lại tăng thêm để hướng về cái khoảnh khắc của việc chết ấy. Cuộc sống bao gồm cả một chuỗi sự kiện của những việc đã xảy ra và sự chết chiếm chỗ đứng này trong một xâu chuỗi của sự kiện và cũng sẽ dẫn đến những sự kiện tiếp theo. Do vậy không có một tự ngã để được sanh ra, mà là một sự tiếp nối liên tục của một sự “tái thành trở lại”. Trong mỗi khoảnh khắc của cuộc sống mà con người được sanh ra và chết đi, chỉ là sự tồn tại tiếp tục mà thôi ... Điều này cũng là mộtsự thật, giống như những khoảnh khắc của sự chết vậy.(15)

Như vậy sự tái sanh hoặc đúng hơn là “sự hình thành trở lại” không có bao hàm sự chuyển di của một vật chất, mà tốt hơn có thể diễn tả là sự tiếp tục của những quá trình xảy ra từng khoảnh khắc của tâm thức và tiếp tục hoạt động đểảnh hưởng và tác động đến sự tái sanh của chúng ta.

Chúng ta chẳng thể nói được rằng những chúng sanh vừa được sanh ra là bà nội của anh; hoặc cũng chẳng thể nói rằng không phải. Năng lực của nghiệp trong sự suy nghĩ sau cùng ở trong đời sống này là cái nhân cho đời sống sắp tới của chúng taCuộc đời hiện tại của chúng ta cung cấp những căn bản về chất lượng của sự chết của chúng ta,đồng thời cũng là những nguyên nhân cho những bản tánh của đời sống kế tiếp.

Như vậy thì sanh trở lại như thế nào? Nếu phải đặt cho nó một cái tên thì cũng không khác gì mình xoay chuyển sự thật như điều mình muốn. Một vị Thầy giác ngộ đã nói một cách đơn giản rằng: “Chẳng phải nó mà cũng chẳng phải là người khác”. Ngài Phật Đà Da Xá, một vị Thánh Tăng thì nói cách khác: “Nó chủ yếu là trạng thái của vật chất và không phải vật chất thành tựu khi nó nhận được hội đủ những nhân duyên của nó ... thì nó chẳng phải là một chúng sanh vĩnh cửu, một linh hồn”.

Sức Mạnh Của Ý Chí

Sức mạnh của ý chí là một sức mạnh phi thường mà con người không thể đo lường được. Bất cứ ai đã một lần gặp đứa trẻ hai tuổi thì có thể chứng minh được điều đó. Đây là sức mạnh tạo ra một năng lực xuyên suốt qua nhiều cuộc sống.

Swami Vivekananda (1863 - 1902) đã mô tả và cho thấy rõ rằng năng lực của ý chí luôn luôn liên tục kết nối qua nhiều sự sanh không gián đoạn:

Mỗi một năng lực ý chí phi thường của một Đức Phật hay Jesus cũng không thể đạt được trong một cuộc đời. Bởi vìchúng ta đã biết rằng ai là những người cha của họ. Điều chẳng thể rõ là cha của họ chẳng hề nói một chữ về điều thiện lương của con ngườiĐức Phật và Jesus đã có một năng lực phi thường trong cuộc sống hằng ngày. Từ đâu mà có được năng lực tổng hợp ấy? Chúng phải được duy trì trong thời gian lâu dài không thể tính đếm được và luôntiếp tục phát triển nhiều hơn cho đến khi tự nhiên được hình thành Đức Phật hay Jesus trong cộng đồng của con người. Rồi chúng luôn vẫn còn tiếp tục cho đến tận hôm nay.

Trong tất cả những nhu cầu mà chúng ta có - để sáng tạo, để hiểu biết, để có kinh nghiệm trong cuộc sống - thì chẳng có bất cứ cái gì có thể so sánh với ý chí, sự phát triển tiếp tục của tâm linh để tự giải thoát và giải thoát những người khác ra khỏi những sự khổ đau. Điều này cần phải trải qua nhiều cuộc đời với những nỗ lực hiến dâng. Và sự quyết tâm kiên cố để phát triển được năng lực của chúng ta ở mức độ cao nhất để có thể hoàn thiện cho việc này. Nó chẳng thể là điều đơn giản không có một sự chuẩn bị tương đương nào để trở thành một người giác ngộ của thế giới này. Bởi vì ý chí để sống lại là điều kiện cần thiết cho sự tự phát triển, cho nên con người rất có thể là bị lôi kéo vào đời sống này để tạo thành những hành vi hoạt động đạo đức. Hãy nhớ rằng: Lòng tham - sự tham muốn để tiếp nối một đời sống - và sự chấp trước với quan niệm chúng ta là những cá nhân riêng biệt sẽ xoay đẩy chúng ta mãi vào trở lạiluân hồi trong sự sanh và sự tử. V. F. Gunarattna tóm lược ngắn gọn và đơn giản là: “Ý chí muốn sống tạo cho con người sống trở lại”.(17)

Một điều quan trọng cần phải hiểu là sự tái sanh chẳng phải lúc nào cũng luôn tự động dẫn đến một nơi cao thượng hơn. Chúng ta không những có thể chỉ trải qua một sự phát triển hướng thượng, mà cũng còn là một sự phát triểnhướng hạ nữa. Đừng quên rằng cuộc sống của một con người kế tiếp chẳng phải lúc nào cũng đạt được ở vị trí cao cả nhất đâu. Giả sử anh ta trong quá khứ đã tạo ra những nhân và duyên bất thiện, thì cuối cùng chúng nó sẽ trổ quả và điều này có thể dẫn đến một sự đi xuống của nấc thang hiện hữu.

Vì khả năng giới hạn của con người nên có nhiều người đã gặp khó khăn và đau đớn để tiếp tục làm những điều cần thiết để phát triển toàn diệntrở thành một chúng sanh hoàn toàn trưởng thành. Những gì mà chúng ta nghĩ chúng tamuốn chỉ là những phản ảnh của những sự ham muốn có tính cách hời hợt. Những khát vọng sâu kín của chúng ta đã lôi kéo và đưa chúng ta đến mức thấp hơn của ý thức và đưa chúng ta đến những gì mà chúng ta thật sự cần đến - ngay cả nó chẳng phải là những gì mà chúng ta suy nghĩ rằng chúng ta cần đến hay mong muốn. Ocar Wilde đã nhấn mạnh điều này một cách hoàn hảo khi ông ta nói rằng có hai loại bất hạnh trên thế gian này: Không được gì bạn mong muốn và nhận được những gì bạn muốn.

Một con người khi đã nhận thấy được sự chân thật của các pháp - và đây là điều mà mỗi chúng ta có thể đạt được - sẽ có những điều thuận lợi để biết được tất cả những gì anh ta hoặc cô ta phải làm. Điều này thường được đi kèm với sự tinh tấn - phát triển bởi sự thực tập thiền định vững chắc và thường xuyên - để vượt qua những sự đau đớn và những sự khó khăn, trên bước đường tu tập phát triển của chính mình.

Cũng còn một vài yếu tố khác nữa cũng ảnh hưởng nơi đây. Chúng ta có thể gọi nó là nguyên tắc: “Sự ham muốn lôi kéo sự ham muốn khác”. Tiềm thức tạo nên một năng lực để lôi kéo thật mạnh những người khác vào những khuynh hướng giống như vậy. Con người cảm thấy rằng rất thoải mái với những người cùng chia sẻ những sự thích thú và những giá trị giống nhau. Những người làm nghệ thuật thì thích gần gũi với những nghệ thuật gia khác, những nghệ sĩâm nhạc thì thích bên cạnh với những người thích âm nhạc, và những người thuộc lãnh vực tinh thần thì thích trao đổinhững suy nghĩ cùng với những người đồng điệu. (Ở một mặt khác, kẻ ăn trộm thường liên hợp với những người ởxã hội đen, như người uống rượu thì bị ghiền chất say, kẻ dùng chất kích thích liên hệ với những kẻ xấu ác khác, những người bị thần kinh thì tìm đến giao tế với những người bị thần kinh khác và những người bị rối loạn thần kinhthì bị thu hút xa hơn bởi những ai không thể làm chủ chính mình). (Trên cả hai phương diện chánh niệm và tiềm thức,chúng ta tự động tạo ra môi trường chung quanh của chúng tamặc dầu không tham gia vào).

Không thể nào sống một cuộc đời với nhiều sự sợ hãiphẫn nộ và những hành động tạo ra điều đau đớn và cuối cùngtrong khoảnh khắc từ trần, chạy trốn khỏi từ những nghiệp đã tạo bằng cách có những suy nghĩ “tốt đẹp”. Sự suy nghĩsau cùng của người chết có được cái ảnh hưởng đầu tiên cho sự tái sanh vào một thân thể tiếp theo. Thế nhưng sựảnh hưởng của những sự kiện trong đời sống của anh ta hoặc cô ta tác động thêm một năng lực rất lớn. Mặc dù mộtcon người có thể rất lo sợ cho việc tái sanh và tìm cách đè nén sự ham muốn có một thân hình khác, nhưng điều đó không thể làm được tại vì năng lực của thói quen từ nhiều đời trước vẫn còn đang hoạt động trong khoảnh khắc của sự chết. Sự tái sanh kế tiếp sẽ bị lệ thuộc vào sự sợ hãi của sự báo thù trong đời sống ấy. Cũng có thể chúng nóđược tái sanh trở lại với chứng bệnh sợ khoảng rộng và áp lực chung quanh hoặc là sống thu mình luôn lo sợ, thậm chí cả cái bóng của mình. Nhưng bất cứ ở trường hợp nào, chúng chắc chắn sẽ được tái sanh. Sự lo toan có nghĩa làchấp thủ vào những gì mà chúng ta lo sợ. Chính như vậy, sự bám chặt này sẽ dẫn chúng ta đến tất cả những điềuchúng ta sợ hoặc muốn ngăn ngừa.

Nỗi Sợ Hãi Có Thể Mang Từ Kiếp Này Đến Kiếp Khác Không?

Có nhiều trường hợp con người có những sự sợ hãi nặng nề, khó giải thích được bắt nguồn từ thời thơ ấu của họ. Trẻ con thì thường có những xu hướng dẫn đến biên giới của sự cuồng loạn. Tôi nhớ có lần một người mẹ kể cho tôi nghe về đứa con trai của bà ta. Bà ta nói rằng đứa bé từ khi còn tấm bé nó thường hay sợ hãi khi gặp một vũng nước lớn. Ở trong bồn tắm thì không sao. Nhưng khi người ta dẫn nó đi ra ngoài bãi biển thì nó bắt đầu la lên dữ dội và bắt buộc người ta phải dẫn nó trở về. Bây giờ nó ở vào tuổi đang lớn, nhưng vẫn còn cảm thấy không thích thú về hồ hay biển. Tuy nhiên, nó cũng không thường biểu hiện cho thấy cơn sợ hãi đang ngự trị trong nó nữa.

Người ta phải giải thích hiện tượng này như thế nào đây? Nếu bạn nhìn vấn đề này từ quan điểm của việc tái sanh thì đây hoàn toàn có thể rõ biết là đứa trẻ này ở một cuộc đời trước đó đã bị chết chìm trong biển cả và đưa nó đến trong đời sống hiện tại là một sự khủng bố liên hệ đến những kinh nghiệm trước. Dĩ nhiên là ở đây có thể giải thích một cách khác về sự sợ hãi ấy, nhưng trong trường hợp vừa nêu trên có rất ít những người nghiên cứu phân tích tâm lýđem ra bàn bạc về vấn đề này.

Nhớ Lại Kiếp Trước

Có nhiều người tranh cãi rằng: Nếu sự tái sanh là một sự thật, thì chúng ta có thể nhớ lại một vài việc gì trong kiếp số về trước. Thế nhưng điều này cũng không có ý nghĩa lắm. Bạn có thể nhớ lại tất cả những gì mà bạn đã làm và học ở Trung Học hay ngay cả ở Đại Học không? Tuy rằng bạn biết rõ bạn đã từng ở đó. Có bao nhiêu người nhớ lại được tất cả những sự việc xảy ra trong lứa tuổi hoa niên của mình, đừng nói chi đến sự tái sanh của mình. Chẳng một ai cả.Mặc dầu họ chẳng hề nghi ngờ là họ đã được sanh ra. Cũng có rất nhiều người chẳng thể nhớ lại một hay nhiều giấc mơ trong đêm trước đó. Bởi vì ký ức của con người thay đổi rất lớn trong hình thức dung nạp cả hai cho việc khôngsống động và sự nhớ lại, những ký ức cạn cợt cũng như không thích hợp để chứng minh cho những gì đã xảy ra trong quá khứ. Về hiện tượng này, Lama Govinda đã viết rằng:

Người ta thường quên rằng những hoạt động của ký ức chỉ là một phần nhỏ của tâm thức bình thường, nhưng tiềm thức của chúng ta giữ lại những ấn tượng cũng như sự lưu giữ lại từng kinh nghiệm trong quá khứ. Mà tâm thức củachúng ta trong lúc tỉnh không thể nhớ lại được. Cũng có những con người khi họ thực tập thiền định và thực tập yoga khác, có khả năng đưa tiềm thức vào một thế giới tâm thức lên một lãnh vực phân biệt đối xử và từ đó đưa vào một kho tàng vô hạn về những ký ức nằm trong tiềm thức. Ở trong ấy chứa đựng những sự ghi chú về những chủng loại trong quá khứ của chúng ta, mà còn cho ta thấy về nhân loại trong quá khứ, và tất cả những hình thức về cuộc sống trước khi thành con người. Không những chỉ vậy mà về một tâm thức làm cho một cuộc sống trong vũ trụ này mới cóthể hiện hữu được.

Ai đã có kinh nghiệm qua, khi người yêu thương đột nhiên ra đi, thì điều ấy rõ biết rằng rất khó khăn để nhớ lại được những sự kiện trực tiếp theo sau cái chết ấy. Trong thời gian đó có thể mọi việc trở nên ngưng lại, không rõ biết, không rõ ràng. Có người có thể trở nên “sốc” nặng. Phải gặp bao nhiêu khó khăn để nhớ lại những sự việc đã xảy raliên quan về chính cái chết của mình và cuối cùng là sự tái sanh. Hãy nhớ rằng sau khi chếtnăng lực của tiềm thứcsẽ đi vào trạng thái trung hữu khi mà những cảm giác có tính cách ấn tượng không lưu giữ lại rõ ràng, giống như thời điểm tồn tại của thân thể vật lý này - hãy xem thêm “Der Zwischenbereich = khoảng không gian ở giữa (thân trung ấm)”.

Nhưng dù sao cũng có nhiều trường hợp kể lại có tính cách của nhiều người, khi mà họ đã nhớ lại được một hay nhiều tiền kiếp của họ. Có một quyển sách chứng minh cho tiêu đề này, với sự nghiên cứu cẩn thận của Ian Stevenson nhan đề là: “20 trường hợp ám thị về sự tái sanh”(19). Tiến sĩ Stevenson là Giáo Thọ của phân khu thuộc khoa tinh thần bệnh học của Đại học Virginia và Giám Đốc một phân khoa thuộc thần kinh học và tâm thần bệnh học.Hiện tại ông ta đang dẫn đầu cho các phạm trù nhơn cách học. Những nghiên cứu của Stevenson đã không chứng minh đầy đủ được những khả năng nghiên cứu khoa học của mình, nhưng nó cung cấp những bằng chứng cụ thểqua những bài tường thuật, không mang tính cách ngụy biện và siêu nhiên giống như trường hợp bình thường họ hay thêm vào. Nhiều sự nghiên cứu của ông Stevenson đã được khởi đi từ miền Đông và cận Đông, nhưng đồng thời ông ta cũng so sánh với những trường hợp của các quốc gia tại Phi Châu và Âu Châu và tại các quốc gia này sự nghiên cứu của ông ta tập trung vào những ưu tiên cho các đứa trẻ giữa 3 đến 5 tuổi, khi chúng tự nhiên nói về đời sốngthuở xa xưa trước đó của chúng.

Điều chắc chắn là những đứa trẻ này không thể tự suy nghĩ ra những câu chuyện như vậy, hoặc giả cha mẹ của chúng đã nhồi nhét những câu chuyện như thế vào miệng chúng. Một điều chắc rằng cả gia đình, trong đó có đứa trẻ, sẽ không lợi lạc điều gì nếu đưa ra sự lừa gạt như vậy. Những việc này hoàn toàn không được thưởng tiền bạc nào cho họ, nhằm nhớ lại những ký ức, lại càng không phải là để muốn cho mọi người biết đến. Hãy nhớ rằng trong nhiều nền văn hóa của Á Châu về ký ức của đời trước là chẳng phải chuyện quá không bình thường. Bởi vì chuyện tái sanhđược chấp nhận là một sự thật và đa phần người ta đương nhiên cho rằng một vài người sẽ nhớ lại, ai đã là họ trongmột đời sống khác.

Ngoài ra có một số trường hợpcha mẹ của những đứa trẻ này rất giận dữ khi chúng nó cứ lập đi lập lại về một gia đình khác lúc mà chúng nó đã từng ở chung. Cũng có nhiều bậc cha mẹ đã trừng phạt chúng khi chúng cứ tiếp tụckhẳng định rằng chúng đã từng sống một cuộc sống ở một thành phố khác. Stevenson chứng minh rằng: “Ngay cả với một vài nền văn hóa chấp nhận việc tái sanh nhưng cha mẹ thường nghĩ những ký ức như vậy mang đến sự tai hại. Đa phần qua việc ấy họ cảm thấy không hài lòng bởi những gì mà đứa trẻ nhớ lại. Cha mẹ cũng chẳng hề đặc biệt vui vẻ khi có một đứa con đã bị giết chết huống chi là một kẻ giết người được vào trong gia đình mình”.(20)

Trong nhiều trường hợp mà Stevenson đã tường thuật, cuối cùng thì cha mẹ không có cách nào hơn là phải tìm hiểuxem những gì con cái của mình đã kể có đúng hay không, điều mà những đứa trẻ cương quyết cho rằng đã thấy được gia đình kiếp trước của mình và bám chặt vào sự kiện của sự hiện hữu này.

Một điều khác luôn luôn có một số nhân chứng để có thể thừa nhận sự thật về những gì mà đứa trẻ này đã nói. Stevenson và những người cộng sự của ông đã phỏng vấn tìm hiểu về nhiều đứa trẻ khác nhau qua một thời gian dài và những mẫu chuyện chứng minh một cách ngạc nhiên và chính xác khi kiểm chứng. Tất cả những sự trái ngược về sự khảo cứu của họ được lưu giữ lại và thường xuyên liên quan đến những chuyện nhỏ nhặt như đánh vần sai tên gọi hay sự khẳng định về màu sắc của cái nhà màu xanh lá cây thay vì xanh dương.

Cuối cùng nhiều tin tức liên hệ đến những đứa trẻ đặc biệt này đã là những chuyện tự nhiên vì chẳng có một người nào trong gia đình nó có thể tiếp cận được điều này. Hãy nghĩ rằng: Một đứa trẻ 4 tuổi giải thích rằng tên thật của nó không phải là Eduard, mà là John (Eduard - John). Nó đã cho địa chỉ của nó ở nơi một thành phố khác; nó và cha mẹnó chẳng hề có mặt ở đó. Nó cho tên cha mẹ đời trước của nó, ngay cả nghề nghiệp của họ nữa, kể cả cửa hàng nơi nó thường đi chợ buôn bán. Rồi nó đề cập đến một vài sự việc xảy ra trong suốt cuộc đời của nó - những việc quen thuộc từ trong đời sống hằng ngày của gia đình và ngay cả những việc tự nhiên có tính cách thế tục, nhưng thỉnh thoảng cũng có những hiện tượng lạ kỳCha mẹ nó cuối cùng tìm kiếm được địa chỉ, nơi mà đứa trẻ đã thường sinh sống và đưa nó về đó. Dọc theo đường đi đứa trẻ có thể nhận ra dấu hiệu của cảnh vật xung quanh và chỉ tay về ngôi nhà mà nó đã sống - dầu cho trong vài năm trước đó đã được sơn sửa lại. Trong một vài trường hợp những đứa trẻ có thể phát hiện ra được thân nhân trong đám đông người. Trong những trường hợp khác thì đứa bé chỉ điểm sự thay đổi của nhà cửa hay môi trường chung quanh, điều mà chỉ có người nào quen thuộc với vùng ấy mới có thể nhận rađược. Trong một vài trường hợp không bình thường mà đứa bé đã nói lưu loát những ngôn ngữ thuần thục hoặc ngay cả một cuộc nói chuyện lâu dài với ngôn ngữ mẹ đẻ của bé thuộc về đời trước, một ngôn ngữ mà ngay cả đứa bé lẫncha mẹ của nó chưa hề quen biết bao giờ.(21)

Điều này ít xảy ra với người lớn mà là xảy ra với trẻ con, tuy thế ở đây cũng có một vài trường hợp người lớn cũng có được năng lực này. Edgar Cayce chắc là người được ghi nhận và là một thiên tài vật lý trong thời đại của chúng ta, là một điển hình cho một người có khả năng không những chỉ nhìn thấy tiền kiếp của mình mà luôn của những người khác. Những bài đọc của ông ta đã làm sáng lên những chi tiết về những việc làm của cá nhân và sự tái sanh, rất lànổi tiếng. Cayce sinh năm 1877 tại một nông trại ở Kentucky và được trưởng thành trong một gia đình truyền thốngtheo Thiên Chúa GiáoMặc dầu con đường học vấn của ông ta chấm dứt ở lớp 9, nhưng khi ở vào tuổi 21 ông đã học cách xử dụng năng lực đặc biệt nhìn thấy những sự kiện ngoài tầm mắt qua phương pháp thôi miên. Suốt 22 nămtrường ông đã trị liệu cho nhiều người - thông thường những người lạ khác nhau, ở xa cách ông hàng ngàn cây số.Đồng thời ông ta cũng đã phát hiện ra rằng với năng lực của ông, có thể mở rộng hơn để nhìn lùi về những kiếp sống trong quá khứ của họ. Ở lần đầu việc “đọc được lại đời sống này” tạo ra cho ông Cayce này một sự khiêm tốn và tựnghi vấn nhưng tương đối đau khổ. Bởi vì thuyết tái sanh đối với ông ta đã phản ngược lại với những gì mà ông ta hiểu được qua kinh Thánh. Nhưng khi mà ông ta đã hóa giải được việc này, ông ta đã dấn thân suốt cuộc đời còn lại của ông ta để giúp đỡ cho hàng ngàn người khác, và tìm ra được dấu tích của sự khổ đau và sự giới hạn trong hiện tại cho những hành vi đặc thù thuộc về quá khứ.

Kết quả của một vài trường hợp như vậy với những chứng cớ từng chi tiết đã được giới thiệu trong quyển "Nhiều Lâu Đài" bởi nữ tâm lý gia Gina Cerminara. Trong quyển sách đó đã dẫn đến trường hợp của một người đàn ông thiếu máu kể từ khi sinh ra và kể cả 5 đời trước đó, khi cướp đoạt để kiểm soát chính trị của quốc gia, máu đã đổ mất quá nhiều. Một người khác bị bệnh mãn tính, về đường tiêu hóa thì Cayce đã chứng minh cho hai đời sống về kiếp trướcdo ăn nhiều. Và trong một trường hợp khác của một người đàn bà nghèo nàn và bất hạnh được thấy như là mộtnguyên nhân của sự lạm dụng về quyền uy cũng như sự giàu có trong cuộc đời trước của bà và chính bà ta là một nhân vật trong hoàng cung của Pháp quốc.

Trong nhiều năm dạy học của tôi (tác giả), tôi đã có nhiều người học trò theo sự khẳng định cho tôi thấy rằng họ có thể nhớ lại về kiếp trước của họ. Trong phạm vi Thiền họctuy nhiên ở đây không kích bác hoặc đặt nặng về xu hướng này, vì mục tiêu của sự thực tập tâm linh không phải để phát triển một khả năng ngoài vật lý, mà còn là sự giác ngộ và sự tỉnh thức. Rất dễ dàng đi sai con đường tâm linh khi mà con người có được một cảm nhận rất mạnh liên quan đến những gì ngoài vật lý. Với lý do này Đạo Nguyên Thiền Sư ở thế kỷ thứ 13 đã nói rằng:

Có nhiều người đã ngự trị trên những năng lực kỳ diệu để biết về cuộc đời quá khứ của họ, chẳng những như con ngườithú vật hay một vài hình thức nào đó trong cuộc sống. Thế nhưng năng lực kỳ diệu này nó chẳng phải là điềucần thiết để trở nên giác ngộ ... mà chúng thường là kết quả của những nghiệp trong quá khứ ... mặc dầu rằng ông có thể hiểu được một chút ít về những sự việc xảy ra đời sống trước. Điều này thật ra cũng chẳng có nghĩa là có được nhiều năng lực.(22)

Có một sinh viên, cô ta có nhiều ký ức kể với tôi rằng: Cô ta rất là hạnh phúc khi mà ký ức này của cô bắt đầu phai mờdần để cho cô ta chú tâm vào những gì mà cần thiết phải thực hiện trong cuộc đời này.

Không những chỉ có thế, mà những sự hồi tưởng này đôi khi cũng có thể thật là hữu ích. Có một sinh viên đã kể cho tôi nghe rằng: Đã nhiều năm cô ta và một người bạn trai cùng cô ta làm việc gần gũi nhau - ông ta chính là người chỉ đạo cho cô ta - mà sự liên hệ thật là lạnh nhạt. Mặc dầu cô ta cố gắng thật nhiều nhưng chẳng thể nào để cô ta vượt qua được những cảm giác không tốt về anh ta. Một ngày nọ trong khi cô ta thiền tập, bỗng nhiên cô ta thấy rằng cô ta mặc một bộ đồ rất lạ thường. Cô ta biết rằng cô ta ở vào thế kỷ thứ 13, cô đã có mặt tại Trung Âu (cô ta kể cho tôi nghe đúng về địa điểm và ngày tháng). Lần khác thì cô ta thấy rằng chính cô ta đang học về một trò chơi trẻ con và đang đau khổ vì em mù, điếc và câm. Rồi cô ta thấy rằng cô ta đang bóp cổ đứa bé và cảm nhận được sự giận dữcủa đứa bé kia đối với cô ta. Trong khi cô ta nhớ lại điều này thì cô ta rất là kinh sợ và ghê tởm. Trong một khoảnh khắc tiếp theo thì cô ta thấy về chính mình trong một đời sống khác giống như cô ta vừa bị đày chết thiêu bởi những người mà cô ta đã giết họ trong cuộc đời trước đó. Cô ta nhìn vào một người đàn ông với sự khinh bỉ và bị "sốc" khi thấy rằng đó chính là người đàn ông mà Cô sống chung trong cuộc đời này và cô ta thật khó khăn để chấp nhận.

Chẳng bao lâu sau khi cô ta nhớ lại những chuyện này, những chuyện khổ đau ấy đã làm cô ta nói với tôi rằng cô ta khóc trong sự tuyệt vọng cho những giờ phút nhớ lại những việc khủng khiếp mà cô ta đã tạo ra. Cô ta quyết địnhrằng sẽ nói về những người đối kháng với cô ta qua ký ức của mình. Cô ta đã thuật lại cho tôi nghe rằng:

Tôi có một nỗi lo sợ lớn khi nói về John trong việc này. Tôi không biết rằng anh ta có nghĩ rằng tôi là một người khôngbình thường và sự liên hệ giữa chúng tôi sẽ trở nên càng thậm tệ hơn như thế. Nhưng tôi cảm thấy rằng điều ấy chỉ là một cơ hội duy nhất để thay đổi về cái nghiệp khủng khiếp mà chúng tôi đã tự tạo ra với nhau. Khi tôi nói với ông ta về ký ức, ông ta bắt đầu khóc, tôi cũng khóc theo. Sau đó thì ông ta nói với tôi rằng: “Vâng, thưa bạn, tôi tin rằng chúng ta đã có một vài điều phải giải quyết với nhau. Nhưng cũng nên biết rằng bây giờ những gì mà chúng ta đã tạo cho nhau trong quá khứ cũng là những gì đang ảnh hưởng cho sự liên hệ của chúng ta ngày hôm nay - Qua việc này rất dễ dàng để chúng ta chôn chặt tất cả những sự bất hòa”. Từ đó trở đi chúng tôi trở nên là bạn hữu thân thiết.

Một trường hợp khác là câu chuyện của hai vợ chồng, họ đã ly dịĐặc biệt là người vợ đã cảm nhận rất bất hạnh về chồng mình, người mà không thành thật với cô ta và cô ta còn cảm nhận cô ta bị đàn áp về tinh thần. Một ngày nọ người đàn bà ấy đến tôi và nói rằng cô nhớ lại sự sống chung với chồng bà về một kiếp sống trong quá khứ, mà thời gian đó, cô ta không phải là vợ của ông ta mà là người muốn được kết hôn cùng ông ta. Khi mà ông ta nói với cô ta rằng ông ta không chấp nhận cô ta, cô ta đã trở nên phẫn nộ và tìm cách đầu độc ông ta. Sau khi cô ta nhớ lại việc này thì cô ta kể cho tôi nghe và cô ta cảm thấy rằng cô ta bị mang nghiệp phải trả nợ cho người chồng và đó là điều tại sao mà cô ta rất đau khổ quá nhiều trong sự liên hệ của hiện tại. Cô ta cũng nói rằng cô ta cảm thấy điều cần thiếtđể họ đến với nhau nhằm tạo ra một vài sự hòa hoãn trong kiếp sống này, hoặc nếu không thì những cái nghiệp xấu xa ấy sẽ tiếp tục hiện hữu. Cô ta và người chồng trước kia nơi đây cần đề cập rằng: Bây giờ họ đã có một sự liên hệrất thân thiện với nhau.

Steveson đề cập đến trường hợp của một người đàn bà nhớ đến việc tự tử trong một đời trước và trong đời này bà ta tự ngăn cản không tự tử thêm một lần nữa. Điều hiểu biết cho thấy rằng chẳng có một cái gì đã qua hay đã giải quyết, mà bà ta phải đối diện với những vấn đề trong đời sống tiếp theo sau đó, đủ để cho bà ta nhận xét lại cũng như thay đổi cuộc sống của mình.

Đối với nhiều người, điều tốt là họ không thể nhớ lại những gì mà họ đã làm trong quá khứ. Bạn hãy nghe tôi kể lại một câu chuyện về một sự kiện đã xảy ra cách đây 15 năm về trước. Có một người đàn ông trẻ đến trung tâm củachúng tôi, người mà tâm lý không được ổn định lắm, nhưng anh ta cảm thấy cần một sự thực tập về tâm linh và cố gắng thật nhiều trong việc thiền tập. Một ngày nọ anh ta được một người bạn khuyến khích để đi gặp một bác sĩ tâm lý. Đó là lần cuối cùng chúng tôi thấy anh ta cho đến khi một vài năm sau anh ta xuất hiện trở lại - dơ bẩn, vô sản, vàbản chất bất anBác sĩ tâm thần nói anh ta rằng trong một kiếp trước anh ta đã là người của Nazi và chịu trách nhiệmvới cái chết của nhiều người. Với thông tin đó dựa theo những sự kiện đã xảy ra và một vài sự kiện đã xảy ra quá ư đau buồn đã dẫn đến khủng hoảng trầm trọng về tinh thần của anh ta. Từ việc ấy, anh ta chẳng hề hồi phục. Điều này là một thí dụ cực đoan, nhưng đa phần không phải là trường hợp duy nhất.

Có nhiều người đã phẫn hận để trải qua những việc thật là khủng khiếp, cho thấy khi biết được việc đã làm trong những kiếp trước và nếu họ không có một phương pháp nào để hiểu và cải thiện những việc làm quá khứ của họ thì họ sẽ bị bệnh hoặc bị rơi vào trầm cảm. Ralph Waldo Emerson đã cảnh báo đừng “luôn luôn kéo theo tử thi của ký ức” và Gandhi trong một lần nói chuyện cùng chung đề tài, ông ta nói: “Điều tốt đẹp của thiên nhiên là chúng ta không thể nhớ lại sự tái sanh trong quá khứ. Đâu là điều tốt ... để nhớ từng chi tiết cho vô số lần sinh mà chúng ta đã từng trải qua? Cuộc sống sẽ là một gánh nặng nếu chúng ta luôn mang theo một khối lượng của ký ức. Một con người trí tuệthường quên đi nhiều việc ...”(23). Owen Rutter đã mang đến một sự thẩm định tương tự khi ông ta viết: “Sự phai nhạt của ký ức là một sự khoan dung. Những ký ức của những việc làm sai lầm khi chúng ta đã làm và những điều sai lầmxảy ra cho chúng ta xuyên qua một xâu chuỗi dây chuyền của cuộc sống, sẽ là những gánh nặng khó kham nhẫnđược. Đa phần chúng ta dù sao cũng phải tranh đấu với cuộc đời này và luôn khi chúng ta không nhớ đến những sự nguy hiểm, sự sợ hãi và những sự giận dữ từ cuộc đời khác để lại."(24)

Cũng cần đề cập rằng: Thậm chí cả những người có tính cách tâm linh và có thể nhớ lại những cuộc sống về tiền kiếpcủa họ, là một sự nhầm lẫn khi tin rằng, họ chỉ sống trong một kiếp khi họ chỉ nhớ về kiếp ấy mà thôi. Họ trở thành rấtchấp thủ về cuộc sống đó và giải thích một cách tự hào rằng: “Kiếp trước của tôi, tôi làm người như vậy”. Rất tiếc! Điều thường xảy ra là nhiều người khi họ cho rằng họ có những ký ức thuộc về những sự tồn tại của tiền kiếp của họ biểu hiện sự ưa chuộng duy nhất cho những cuộc sống mà họ đã là những con người nổi tiếng. Hãy nghĩ rằng tất cảmọi người ai cũng đã cho rằng mình chính là Napoleon của đời trước, và ông ta thường mỉa mai nói rằng: “Anh có biết rằng tôi là ai không? Tôi là Charlemagne”. Nhưng nếu nhìn tổng quát thì sự khác biệt có ảnh hưởng gì? Mọi ngườiđều có nhiều cuộc đời trước đó – “nhiều như cát của sông Hằng vậy”. Điều ấy đã được nói đến trong những kinh điểncổ. Tất cả mọi cuộc sống là sự sống sau khi chết. Thật là ngớ ngẩn để nói rằng việc nhớ lại kiếp trước là chỉ có một lần duy nhất. Cũng như không nên định nghĩa rằng những cuộc sống của danh vọng hay quyền lực là hơn một cuộc sống với môi trường khiêm tốn.

Một điểm quan trọng khác là: Nếu không có một khả năng để tiên đoán được thì rất khó để mà hiểu những sự việc đã diễn ra trong kiếp trước và thậm chí nếu có khả năng đó đi nữa cũng có thể gặp lỗi lầm. Những quan hệ và động lựccủa nghiệp thức thông thường rất mơ hồ như tôi đã nói trước đây về nghiệp và rất ít khi chúng ta có thể nối kết dễ dàng với nguyên nhân trong một kiếp sống với cái quả trong một cuộc sống khác.

 

15.    NÓI THÊM VỀ SỰ TÁI SINH

Hiệu Quả Của Đạo Đức

Rõ ràng là đạo đức liên hệ cố hữu trong việc tái sanh và chính một nửa kia là nghiệp lực. Để nhớ lại những hành động sản sinh ra bệnh khổ của một cuộc đời trước đó và để thấy được kết quả trong những đời sống kế tiếp dẫn chúng tađến một sự kết luận rằng: Trong một ý nghĩa căn bản thì chúng ta là chủ nhân của chính vận mệnh của mình. Chúng ta có trách nhiệm cho những tình trạng về đời sống của mình tốt hay xấu. Những kết quả lành của niềm tin này mang đến cho cả hằng triệu Phật tử và tín đồ của các Tôn Giáo khác, khi họ nhìn lại chính họ như là nguyên nhân của những bệnh khổ của họ. Có ai đó chắc chắn rằng chẳng sớm thì muộn - nếu không phải trong đời sống này, thì ở một kiếp sống khác - điều gì họ đã gieo, họ sẽ có suy nghĩ 2 lần trước khi làm một điều gì đó bất thiện.

Nhà đông phương học Max Müller về việc tái sanh, đã viết như sau:

Chúng ta có thể nghĩ thế nào đi nữa về những điều kiện mà thuyết này dựa vào, đều có ảnh hưởng về nhân cách củacon người một cách bất tư nghì. Nếu có một con người cảm thấy rằng những gì mà anh ta không gặp sự khuyết điểm trong kiếp này thì chỉ có thể là kết quả của một vài hành động của đời sống về trước đó, anh ta sẽ chịu khổ đau trầm trọng, giống như một người tội lỗi mà còn phải trả thêm một tội cũ nữa. Nhưng nếu anh ta hiểu thêm rằng ngoài ranhững gì ở trong đời sống này, anh có thể đặt trên đạo đức căn bản trong tương lai anh ta sẽ có động cơ cho những điều thiện ... không có gì có thể mất đi cả ... (25)

Có những bằng chứng về những ảnh hưởng đạo đức, dựa thêm trên niềm tin đó của những con người trong quá khứ. Một thống kê của người Anh làm cách đây hơn 100 năm trước về những tội phạm tại Ấn Độ dẫn chứng rằng: “Đối với người Âu Châu cứ mỗi 274 người có một người phạm tội; giữa những tín đồ gốc Thiên Chúa Giáo thì mỗi 799 người có một người phạm tội; giữa tín đồ Phật Giáo thì mỗi  3.787 người mới có một người phạm tội.”(26)

Hai yếu tố không thể khiếm khuyết sản sinh ra nhiều sự hiểu biết sâu xa của thực tại để xác lập về những hành vi đạo đức. Đó là sự lo ngại về nghiệp quả ảnh hưởng của những việc làm của chúng ta, trong sự tồn tại sau đó, và cũng chẳng rõ biết về những cái quả mà qua hành động chúng ta sẽ gặt hái chẳng thể thiết lập được một sự kiện nào đó từ cuộc sống trước, mà điều ấy đã sản sinh ra sự khổ đau cho chúng ta trong đời sống này và bây giờ thì xác thật. “Chính hành động của tôi, cuối cùng là nguyên nhân”. Đây là một sự nhận định sâu sắc về một hướng đi tâm linh.

Di Truyền, Môi Trường Hay Nghiệp

Đặc tánh biểu hiện vật lý không phải là bản chất của sức mạnh đời sống hoặc sức mạnh nghĩ rằng vượt qua khỏi từ sự sống và việc tái sanh. Những gì còn tồn tại lại từ cuộc đời trước của chúng ta được biểu lộ bởi sự cấu tạo di truyền, tình huống bên ngoài và những khuynh hướng nào đó. Sự lo lắng, tình yêu một chiều và sự đa dạng với những khuynh hướng tình cảm khác có thể cũng sẽ nối tiếp qua một kiếp khác. Những ảnh hưởng lẫn nhau của hoàn cảnh bên ngoài và năng lực của nghiệp kết lại và tạo ra một chúng sanh khác, mà họ cũng có sức mạnh để thay đổihoàn cảnh chung quanh của họ. Điều chắc chắn rằng đứa bé khi sanh ra màu da đậm thì cha mẹ cũng da đậm, hoặc giả một người được sanh ở Caucasians da sẽ màu trắng. Ngoài ra có một số đặc tính khác mà một cá nhân mang theo. Francis Story đã diễn tả việc này như sau:

Ở đây nguyên tắc của sự gây chú ý được thể hiệnNăng lực của sự suy nghĩ sẽ kéo đến một thước đo tự nhiên, những gì mà giống nhau với nó và cũng như vậy cho một vài sáng tạo bên ngoài và tự mô tả chính xác tình huống của mình. Những điều này cũng ảnh hưởng lên những tỉnh thức của chánh niệm. Do vậy cho nên hình thức di truyềnvà môi trường cả hai cũng đều kết lại và tạo ra hình thức một con người mới. Nếu mà nghiệp cũ quá xấu thì nhữngđiều kiện bên ngoài sẽ ảnh hưởng đến “sự xấu xa” này; như vậy thì duy nhất chỉ có năng lực mới của ý chí sẽ là những gì mà tâm thức có thể vùng dậy vượt qua những ảnh hưởng của nó và có thể sẽ tạo nên một vận mệnh tốt hơn.(27)

Tất nhiên cũng có nhiều người nhìn giống nhau từ đời này qua đời khác - nhưng với điều kiện họ phải sinh ra trở lạicùng là con người. Có nhiều trường hợp rất là đặc biệt, trong đó có những người có các dấu hiệu khác thường trênthân thể, mà họ cho rằng đã có những dấu vết tương tự như vậy trong đời trước đó. Dấu vết khi sanh ra cũng vậy có thể là do xu hướng vật lý của nghiệp lựctại vì không có một người nào rõ biết là tại sao có người thì có nó mà những người khác thì không. Stevenson đã có những sự nghiên cứu hấp dẫn về dấu vết khi sanh ra này cả hơn 10 năm như vậy. Khi so sánh những ký ức về những đời trước của những đứa bé có những dấu vết không bình thường và sự khiếm khuyết trong những bài tường thuật về những vết thương trong cuộc đời trước đó. Ông ta đã tìm ra được sựliên quan giữa những vết thương của đời sống trước đó và dấu vết khi mới sinh ra trong cuộc đời này. Ông ta cảm thấy rằng những kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những bằng chứng “mạnh nhất mà chúng ta có được để chứng minh về sự tái sanh.”(28)

Nếu những tính chất vật lý và tâm lý của chúng ta đến chỉ đơn thuần từ sự di truyền hay môi trường, vậy thì phải giải thích như thế nào về môi trường và hoàn cảnh không bình thường khi một cặp song sanh bị tách rời nhau khi sanh ra? Sự nghiên cứu đã dẫn chứng cho thấy rằng sự giống nhau một cách kinh ngạc của những cặp sinh đôi này về cả hai hành vi, luôn cả nhiều việc khác như tên tuổi của những người mà họ đã kết hôn, ngày tháng kết hôn, tên tuổi của những đứa trẻ và đồ mặc ưa thíchthức ăn, niềm vui thích và nghề nghiệp. Ngay cả nếu đó là sự thật thì tất cả những sự phù hợp này hoàn toàn là những kết quả sự giống nhau của di truyền học. Vẫn còn đó một không gian cho sự suy nghĩ về nghiệp lực và sự tái sanh đã tạo ra ảnh hưởng trong cuộc đời của họ. Tại sao như thế? Bởi vì mỗi người đều chọn cha mẹ tương lai cho chính mình. Do vậy, theo quan điểm của Phật Giáochúng ta cũng có thể chọn riêng cho việc ảnh hưởng di truyền thích hợp cũng như những điều kiện chung quanh cho trước và sau khi sinh ra, mà điều này sẽ ảnh hưởng đến những hành vi trong tương lai của chúng ta.

Có thể nói rằng di truyền và môi trường là sự biểu thị của định luật đo lường về tâm linh của nghiệp lực và sự tái sanhtrên bình diện vật lý. Để mà định đoạt được yếu tố cấu thành nào - nghiệp lựcvị trí di truyền hay là ảnh hưởng đến môi trường - có ảnh hưởng mạnh nhất lên đời sống của một con người, điều ấy chẳng phải có thể giản đơn. Vì vậyngười ta chỉ có thể nói rằng: Tùy theo tình huống của sự việc, cả hai sự giải thích đều có thể áp dụng được và vẫn giữ đúng ý nghĩa rằng sự truyền tiếp của nghiệp có một phần là do di truyền và ảnh hưởng của môi trường mà thành tựu. Như chúng ta biết rằng sự di truyền đơn lẻ được đón nhận từ tổ tiên qua cha mẹ của họ chỉ là một sự đóng góp cho một cá nhân.(29)

Nếu không có lòng tin vào nghiệp lực và tái sanh thì làm cách nào chúng ta giải thích được. Thí dụ cho nhiều sự tái sanh những hiện tượng sợ hãi vào thời còn non dại, sự phát triển tự phát của những đứa trẻ có năng lực siêu việt,hiện tượng của lưỡng tính, những ngu đốn và thông minh, bị bịnh tự kỷ khi còn nhỏ dại, những đứa trẻ thần đồng sống trong một gia đình bình thường với cha mẹ và ngay cả chính những đứa trẻ từ khi còn nhỏ đã có những sự ưa thích đặc biệt thuở ấu thơ của nó chăng? Đối với những người nào nếu tin vào việc tái sanh thì người ta có thể khôngcó vấn đề gì để chấp nhận rằng những hiện tượng này là kết quả liên quan và bắt nguồn từ những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ. Chỉ khi nào mà người ta hiểu rằng sự tái sanh là sự chuyển sanh từ một “linh hồn”. Francis Story đã viết: “Thì đó là sự tương phản giữa (sự tái sanh) và những điều được biết rõ ràng về sự thật của di truyền học”.(30)

Một nhà nữ di truyền học, người mà tôi đã nói về việc đó và giải thích cho tôi rằng: “Chẳng có một nhà di truyền nào mà người ấy không phải là một Nazi, lại cố gắng tạo nên một trường hợp mạnh để cho rằng những hành vi của con người được định sẵn không lay chuyển bởi di truyền. Có những chứng cớ cụ thể chứng minh rằng những kết quảchúng ta có thể hướng chúng ta đến một mô hình của những hành vi. Dù sao đi nữa những yếu tố khác cũng có thể giữ một vai trò quan trọng”(31). Rõ ràng rằng những giải thích mang tính cách sinh vật học và xã hội học vẫn để lại nhiều câu hỏi không thể trả lời.

Cha Mẹ, Con Cái Và Tái Sanh

Nghiệp lực nối liền giữa cha mẹ và con cái rất là mạnh mẽ. Bởi vì cha mẹ là những người sanh ra chúng ta, chúng taphải có nghĩa vụ cảm ơn họ. Chúng ta đã được kéo vào và sanh ra bởi cha mẹ, với (một hay cả hai) người mà  chúng ta có sự liên hệ về nghiệp lực. Sự liên hệ này cũng là con đường kết nối giữa họ và chúng ta. Trong một gia đình có sự liên hệ lành mạnh thì tình thương vô điều kiện mà những đứa trẻ cảm nhận từ cha mẹ của chúng, sẽ hỗ trợ cho chúng trong suốt đời của chúng. Trẻ con có một khoảng thời gian khá dài để trở thành hoàn toàn tự lập và nếu khôngcó tình yêu cũng như sự trợ lực của cha mẹ hay của những người trưởng thành khác, thì chúng chẳng thể tồn tại.

Điều thường cho thấy rằng, những đứa trẻ bị cướp đi tình thương sẽ thất bại để phát triển và có thể phải chết nữa. Chúng sẽ trở nên trầm cảm và khép kín, cho thấy những dấu hiệu căng thẳng của cả hai mặt vật lý và tâm lý.

Hãy nhớ đến thời gian mà bạn đã xem một cuộn phim hay nghe những câu chuyện của một người con trong cơn hoảng hốt của cái chết, đã gọi lớn mẹ nó hay cha nó. Ngay cả việc tốt hay việc xấu, thì ảnh hưởng của cha mẹ củachúng ta - sự hiện diện hay khiếm diện của họ, sự quan tâm lo lắng hay ít quan tâm của họ, đời sống đạo đức hay sựphóng túng, sự mẫu mực hay sự ngụy thiện - chúng sẽ phủ lên cuộc đời của chúng ta, ngay cả chúng ta cùng một lúc cũng đã ảnh hưởng với cha mẹ của chúng ta.

Bây giờ đặt ra một câu hỏi rằng: Nếu là một nhân tố bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ cha mẹ của chúng, vậy thì phải giải thích như thế nào về việc sẩy thai và chết yểu? Hoặc giả, hoang mang hơn nữa, tại sao người mẹ đã phá thai? Thật tế là sự khổ não lớn lao ấy, những việc này gây ra cho cha mẹđặc biệt là người mẹ, là bằng chứng cho sự liên hệmạnh mẽ đang hiện hữu, ở giữa cha mẹ và con cái chưa được sanh ra. Chỉ có rất ít những người mẹ khi đang mang thai mà ít quan tâm với đứa con mình đang mang trong bụng! Điều đặc biệt hiển nhiên là trong thời gian này thân thểcủa người mẹ có sự chú tâm lớn hơn về cơ thể của mình. Họ phải dừng uống rượu và các chất cà phê, dừng thuốc lá, thực tập nhiều và bắt đầu ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng cân bằng - tất cả đều dành cho đứa trẻ của họ. Rất tiếc cũng có những trường hợp bất hạnh, dẫn đến sự chấp thủ không tốt. Ví dụ như khi người mẹ bị liên lụy về ma túy mà không có một sự cố gắng nào để trị liệu sự nghiện ngập của mình vì sự sống còn của con mình.

Những ràng buộc tiêu cực cũng rất hiển nhiên trong những trường hợp phá thai xảy ra không có sự ép buộc nào. Mặc dù đứa bé chưa sanh bị lôi cuốn bởi một cặp cha mẹ nào đó, tại vì người mẹ do những lý do về hoàn cảnh nghiệp lựctrong thời gian thọ thai, không có thể chấp nhận sự lựa chọn để trở thành một người mẹ. Khi nói chuyện với những người đàn bà phá thai, tôi đã thấy nơi họ nhiều sự sai quấy, lo sợ và sự đau đớn mà họ phải giáp mặt. Quyết định của họ để phá thai không phải dễ dàng hoặc trong tâm thức họ thường hay phân vân suy nghĩ và tìm hiểu kỹ càng trước khi đưa đến quyết định để phá thai. Không còn hoài nghi gì nữa về sự liên kết giữa cha mẹ và những đứa con đang mang trong bầu thai của họ, một sự kết nối trong sự đau đớn.

Điều quan trọng để nhận thức rằng có nhiều hơn một nguyên nhân trong vòng tiếp nối ấy để cho vài đứa trẻ được sanh ra, mà sức mạnh sống chính là một trong những nguyên nhân. Cũng vậy khả năng vật lý sinh sản của cha mẹ và sự sẵn sàng của người mẹ để mang con mình trong suốt thời kỳ mang thai cũng rất là quan trọng. Điều này để nói rằng không chỉ có người mẹ lãnh trách nhiệm cho việc sẩy thai hay sinh ra đứa bé. Tuy nhiên ở đây có thể là do thể chất cũng như sự cấu tạo của nghiệp lực làm chủ, để cho sự tiếp tục của việc mang thai không thể thành tựu. Hãy nhớ rằng: Chúng sanh sẽ được hình thành ấy chỉ là một nửa mặt của bức tranh. Trong khi đứa trẻ có tác động nghiệp lực để sanh ra, nhưng người mẹ cũng có nghiệp lực của bà ta, mà khiến cho bà ta không thể mang thai trong lúc đó.

Một điều có thể khác là điều mà nghiệp của đứa trẻ không được sinh ra là chẳng đủ mạnh để tự mang nó trong suốtthời gian mang thai của mẹ. Có thể rằng nghiệp của nó đã nối kết với mẹ nó rất yếu hay cũng có thể một lý do nào khác quay trở lại về đời trước của nó, nên nó chỉ có thể duy trì sự tồn tại ngắn ngủi trong cuộc đời này. Chúng ta thật ra chẳng thể rõ biết về điều này.

Trong trường hợp sanh sớm, thì năng lực của cuộc sống không kết hợp đầy đủ trứng và tinh trùng cho việc ấu trùngthành tựu. Nhưng ở đây cũng như thế, chỉ là một sự phỏng đoán. Những nhà tâm lý Phật tử bảo thủ tin tưởng rằng: Từ lúc hình thành của một chúng sanh, nó có một tâm thức và điều này với sự hiểu biết rằng giống như một cấp bậc của trạng thái rỗng tương tự với tình trạng tâm thức của những người trưởng thành trong giai đoạn của những giấc ngủ không mộng mị.(32)

Bạn sẽ nhận thấy rằng: Điều buồn thảm trong sự kiện sẩy thai, chết trong lúc sanh hay phá thai, chúng chẳng có nghĩa là sự tham muốn một cuộc sống và sự hấp dẫn của cha mẹ không hiện hữu; đúng hơn là những sự kiện to lớn này có nghĩa là có những yếu tố của nghiệp lực khác đang chi phối.

Tái SanhSở Thích Và Năng Khiếu Đặc Biệt

Nếu một người suốt cả đời hết lòng với công việc của mình, đặt vào một mục tiêu nhất định - ví dụ như là toán học - có thể bị lôi cuốn bởi một đề tài mà đề tài ấy trở thành điểm trọng tâm của anh ta. Cũng như vậy có thể nói như âm nhạc, nhảy múa, nghệ thuật, thể thao - danh sách này có thể dài hơn nữa. Những sự say đắm ấy tất nhiên sẽ ảnh hưởng về nghiệp quả của một con người và sự tái sanh sẽ tiếp theo sau đó.

Như chúng ta được biết có nhiều đứa trẻ được kế thừa một phần hay cả hai của cha lẫn mẹ với những sự việc như vậy. Nếu người cha là họa sĩ thì người con gái của ông ta cũng có năng khiếu như vậy. Lúc đó sẽ có người nói rằng: “Cô ta nhận được tài năng ấy từ người cha”. Và nếu tài năng của người ấy không phải đến từ cha lẫn mẹ, thì anh sẽ nghe người ta nói là: “Chắc chắn phải đến từ ông nội của nó” hoặc là của bà cô hay một người nào khác có liên hệhuyết thống trong gia đìnhTuy nhiên sự phát triển về năng khiếu của đứa trẻ không thể giải thích dễ dàng như vậy - không một người nào trong gia đình từng có khả năng về sự hiểu biết của người khác. Điều ấy có thể là năng khiếu của đứa trẻ đã sẵn có trước khi nó được sinh ra trong đời này chăng?

Bạn hãy nghĩ đến những năng khiếu đặc biệt được gọi là những phép lạ đối với trẻ con. Từ thời cổ đại cho đến ngày nay đã có vô số những ví dụ thực tế của những đứa trẻ ngoại hạng và nó đã chơi một cách phi thường nhanh chóng trong các lãnh vực như âm nhạc, nghệ thuật, ngôn ngữ, khoa học, hay toán học. Nhiều người đã biết như Mozart, đã sanh ra trong một gia đình âm nhạc, nên đã tự mình hình thành từ lúc 4 tuổi. Thế nhưng chúng ta cũng cần phải quan tâm về những sự kiện mà cha mẹ của chúng đã bất nhẫn quyết định về sự thích thú âm nhạc của nó. Có nhiều trường hợp của những đứa trẻ được phát triển những năng khiếu ngoại hạng ở tuổi còn nhỏ như Giannella de Marco: Vào năm 1953 mới được 8 tuổi đã điều khiển ban nhạc hòa tấu London Philharmonic Orchestra; Dimitris Sgouros, lúc vừa mới 7 tuổi lần đầu tiên đã chơi độc tấu sô lô piano và ở tuổi 12 đã tốt nghiệp từ Athens Conservatory of Music với giải thưởng hạng nhất và tước hiệu Giáo Sư của piano (professor of piano); Marcel Lavallard, ông ta đã trở thành là một nghệ sĩ ở tuổi 12 và Tom Wiggins, một đứa trẻ mù lòa của dân tộc Slave (nô lệ), đã chơi piano trong một buổi trình diễn hòa tấu âm nhạc khi mới 4 tuổi, mặc dù sự thông minh của nó rất thấp và nó không nói được. Chẳng có một nhà khoa học nào có thể đo lường được để có thể giải thích vì sao mà lại có những hiện tượng ấy. Chẳng phải là một sự cường điệu để tin tưởng rằng những trường hợp nổi danh này thật đơn thuần từ sự thành tựu của cuộc sống trước đó? Ông Dr. Leslie Weatherhead đã ám chỉ rằng sự tái sanh là câu trả lời:

Có phải một sự ngẫu nhiên của nhóm di truyền đã làm cho một đứa bé gái nhỏ lúc 8 tuổi thành một nghệ sĩ âm nhạc,vượt trội hơn những người trưởng thành cả đàn ông lẫn đàn bà, đã thành công trong nhiều năm về lãnh vực này chăng? Có phải một phần vận mệnh của đứa trẻ ở tuổi 14 có thể viết rành rẽ tiếng Persian? Nếu như vậy thì nhữngcuộc đời này hình như là bất công giống như trò chơi của sự ngẫu nhiên? Hay là điều ấy chứng tỏ rằng họ đã có mặt ở nơi đây từ trước rồi? Platon tin tưởng hoàn toàn về sự tái sanh và việc nổi tiếng của ông là: “Lý thuyết của ký ức” khai mở cho thấy “rõ biết dễ dàng về một sự hiểu biết mà chính sự kế tục ấy đã có một đời sống sớm hơn, cho nên nótiếp tục một cách dễ dàng! Trong sự đối thoại của Meno (phái giáo đồ), Socrates đã chỉ ra rằng một đứa con trai người Slave (nô lệ) đã rõ biết về quy tắc toán học mà trong đời này chưa hề ai dạy cho ông ta cả”. Ông ta đã quên rằng ông ta từng biết đến chúng nó ... Đối với Socrates đây là một điều đương nhiên rằng khả năng của đứa trẻ là kết quả của những kinh nghiệm mà đã có trong cuộc đời trước đó.

Người ta tự hỏi rằng: Tại sao con người sẵn sàng để chấp nhận ý tưởng về cuộc đời sau khi chết một cách rộng rãi, ở trong thế giới phương Tây như vậy - đã có một quan niệm về ý nghĩ của một cuộc đời có trước khi sanh ra.(33)

 

Kinh Nghiệm Về Cận Tử

Qua sự nghiên cứu đầu tiên và đã xuất bản của Dr. Elisabeth Kübler-Ross vào giữa thập niên 70 đã mang đến một ánh sáng cho những hiện tượng của kinh nghiệm về sự cận tử này. Bà ta đã khuấy động cho sự phân chia to lớn của những luận chiến, khi mà bà ta thừa nhận rằng, một cách phi thường tương tự của hằng trăm câu chuyện từ mọi người, mà đã có kinh nghiệm về cận tử để chứng minh rằng có một cuộc sống sau khi chết. Đầu tiên bà ta tìm ranguyên nhân nhiều người đã không muốn thừa nhận cho việc thảo luận về kinh nghiệm của họ, vì sợ rằng sẽ bị dán cho nhãn hiệu không bình thường. Thế nhưng khi họ kể những gì đã xảy ra với họ, thì bà ta rất ngạc nhiên rằng đó là những sự nhu hòa và đẹp đẽ của những gì mà người ta cho rằng là một sự tra tấn kinh khủng.

Trong suốt 25 năm có rất nhiều người tường thuật về những gì đã xảy ra, và bây giờ ngay cả những người trong cùng nhóm ở những nơi mà người ta có thể so sánh những gì đã xảy ra cho họ. Một khảo cứu của viện Gallup như sau: “Có 35% số người đã tiếp cận với cái chết ngắn ngủi có kinh nghiệm với hiện tượng cận tử. Từ những kết quả khảo sát, viện Gallup ước đoán có khoảng 8 triệu người Mỹ đã trải qua những kinh nghiệm như vậy.”(34)

Elisabeth Kübler-Ross đi đến kết luận rằng, nhiều người đã từng trải qua kinh nghiệm này “bực tức về những cố gắngcủa chúng ta để làm họ sống trở lại. Sự chết nguời ta có cảm giác an lạc và hy vọng. Chẳng có ai sợ chết một lầnnữa”.(35) Những sự nghiên cứu khác thì cho thấy rằng, con người ở giờ phút cuối của kinh nghiệm cận tử cảm giácnhạy cảm hơn, thuần thành với tôn giáo hơn và ít suy nghĩ về vật chất như trước đây. Những người từng kinh nghiệmnhư vậy thường cho thấy là chính họ đã có một nhu cầu để phụng sự cho những người khác. Tiến sĩ Bruce Greyson,nhà tâm lý học ở bệnh viện của Đại học Connecticut thuộc trung tâm phục hồi sức khỏe nói rằng: “Hậu quả thường được biết nhất là những người như vậy họ không sợ chết. Họ được tự do để sống cuộc sống của họ."(36)

Cách đây một vài năm tôi đã hướng dẫn cho một trong những thiền sinh của tôi về kinh nghiệm của việc cận tử, với một vài sự trao đổi thật lâu. Anh ta trong lúc nằm trong bệnh viện thì đã tắt hơi thở. Anh ta cảm thấy rằng chính anh ta từ từ thoát ra khỏi thân xác và anh đã trông thấy sự cố gắng mãnh liệt để giúp cho anh ta sống trở lại. Rồi anh ta đã kể cho tôi nghe rằng anh có thể đọc được một vài tấm bảng nhỏ ở mặt đối diện của phòng bên kia. Anh ta cũng thấy được vẻ mặt khó cảm của ông bác sĩ và còn đọc được cả tư tưởng của ông ta nữa. Sau đó khi thiền sinh của tôi đãtrải qua tình trạng nguy hiểm này thì anh ta nói chuyện với ông bác sĩ và ông bác sĩ cũng đã xác nhận rằng ông ta đãsuy nghĩ như vậy. Người thiền sinh của tôi bảo rằng: Anh ta đã chìm sâu vào trạng thái an lạc và thật là tuyệt diệu vàngạc nhiên với những gì mà tất cả đã xảy ra như vậy. Cuối cùng thì ý nghĩ đến vợ con của mình, những người mà anh ta không muốn rời khỏi và quyết định trở về lại thân xác cũ, mặc dầu anh ta không muốn.

Kinh nghiệm này có một ảnh hưởng có tính cách kịch tính cho người đàn ông này. Không bao lâu sau thì ông ta khỏe khoắn trở lại, bán đi cửa tiệm của mình và đã làm công việc khác  - một điều mà ông luôn mong muốn trở lại trạng tháinhư vậy, nhưng điều ấy chẳng thể được như trước kia. Ông ta cũng đã thay đổi nghề nghiệp khác nhau trong cuộc sống - tất cả đều vì chuyện tốt hơn. Và ông ta cũng đã thuật lại cho tôi nghe rằng: Kinh nghiệm này hoàn toàn xóa sạch những cơn sợ hãi về sự chết của tôi. “Cái chết” như anh ta nói: “Tất cả với tôi hoàn toàn mất đi sự huyền bí đối với tôi, tôi hầu như chưa bao giờ sợ chết”.

Chuyện gì đang xảy ra với tình trạng này? Nhiều nhà y khoa đã gạt bỏ những bài tường thuật và cho rằng đó chỉ là những hoang tưởng gây ra của hóa trị nằm trong bộ não, và những phản ứng này có được là do ở não càng thiếu oxy hay bởi những thuốc men trong hệ thống ấy. Những người khác thì cho rằng: Họ thật ra chẳng có hiểu sâu về khái niệm như những gì đang xảy đến, nhưng chắc chắn rằng một điều gì đó đã xảy ra.

Từ quan điểm tâm linh một điều gì đó thật sự đang diễn ra, những gì mà một người trải nghiệm là giai đoạn đầu tiên của hành trình đi đến việc tái sinhtrạng thái đầu tiên của sự chết. Kinh nghiệm về cận tử nghiệp nó cũng tương tựnhư một chuyến du hành bằng máy bay, đi đến một đất nước khác lạ rất là khác biệt với chính nơi mình đã sinh sống và người ta chỉ đủ thời gian để ra khỏi máy bay tại phi trường. Nhiều kinh nghiệm đang đợi chờ bạn - giống như chúng xảy ra với bất cứ khách lữ hành khác ở trên chuyến đi ấy nhưng đến khi bạn thực sự rời phi trường và bắt đầuhành trình của mình thì những kinh nghiệm của bạn cũng như những điều này của những khách lữ hành khác, tất cả đều giống nhau. Nhiều người đã trải qua trạng thái cận tử nghiệp và cũng có nhiều nhà nghiên cứu đã hiểu sai về kinh nghiệm ấy như là cuộc sống về sau đó, họ không biết rằng đó là những giai đoạn của sự chết dẫn dắt đến sự tái sanhvới một sự hiện hữu khác.

Chúng ta nhìn thấy định luật nghiệp lực và tái sanh như là cái chìa khóa chính để triển khai về sự tiến hóa của con người. Swami Paramananda đúc kết vẻ đẹp của định luật này như sau:

Sự tái sanh chẳng phải như những người vội vã cho rằng là một sự mê tín, mà nó có nguồn gốc ở trong thế giới tâm linh. Nó giải thích sự không tương ưng trong cuộc sống bằng ánh sáng của lẽ phải. Nó cung cấp cho chúng ta niềman ủi với một ý nghĩa thâm sâu. Nó cho thấy rõ ràng rằng: Sự chướng ngại của chúng ta và sự đau khổ mà chúng taphải nhận lấy chẳng phải là do từ một bàn tay độc đoán nào mang đến cả, mà chính là sự hiện thực của luật nhân quảvậy. Ngoài ra nó cũng dạy cho chúng ta thấy rằng những cơ hội đã mất không phải bị lấy đi vĩnh viễnChúng ta sẽ nhận được những cơ hội mới mà chúng ta phải làm quen, mà chúng ta có thể phát triển ... Chẳng có một giá trị chân thật nào mà mất đi vĩnh viễn cả, lại càng chẳng phải là sự vi phạm, những hành động tàn nhẫn và chẳng trung thật,quên lãng đi cho đến khi chúng ta phải bồi thường lại. Cũng chẳng phải rằng có một vài chúng sanh nào ghi sổ lại những tư tưởng của chúng ta và những hành động của chúng ta, mà chúng ta tự hoàn tất đầy đủ những ghi nhớ này ... và tổng thể tất cả những tư tưởng và hành động này sẽ là kết quả việc tái sanh của một thân thể mới.

Sự huyền bí sâu sắc về sự sống và sự chết nằm trong tầm tay của chúng ta. Nếu chúng ta hiểu rằng sự sống đangduy trì những sự thần bí của sự chết, giống như sự chết đang biểu hiện bí mật của sự sống, thì chúng ta nên sống với sự an lạc thật sự trong con tim của chúng ta, và với tình yêu thương rộng lớn cho tất cả mọi loài hữu tình đang sống vậy.

 

Dịch xong phần trên này vào ngày 26.01.2016

 

 

Ghi chú:

Những chú thích của các chương bên trên  có thể
 xem trong sách tiếng Anh, từ trang 233 đến trang 245,
hay sách tiếng Đức, từ trang 314 đến trang 324.


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/04/2023(Xem: 1985)
19/10/2016(Xem: 11113)
08/08/2010(Xem: 108690)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.