Phần hai: CHẾT

30/11/20173:52 CH(Xem: 3271)
Phần hai: CHẾT

Phật lịch: 2561; Việt lịch: 4896; Nông lịch: Đinh Dậu
THIỀN QUÁN VỀ SỐNG VÀ CHẾT
Cẩm Nang Hướng Dẫn Thực Hành
The Zen of  Living and Dying
A Practical and Spiritual Guide
Nguyên tác Anh ngữ: Đại Sư Philip Kapleau
Việt dịch: HT Thích Như Điển & TT Thích Nguyên Tạng
Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc
Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu Ấn Hành 2017

Phần hai:
CHẾT

Người ta phải học đủ thứ, kể cả học cách chết
(Gertryde Stein)

Học cách chết thì sẽ sống
Vì sẽ không có ai học cách sống
mà không học cách chết.
(Sách về nghệ thuật chết)
Vì chết đã trở thành thời thượng
Không có đời sống của ai được an toàn nữa.
(Tục ngữ Do Thái)

 

4.        Người Hấp Hối Và Cái Chết

Tiến Trình Chết

Trong một góc tối của tâm trí của mỗi người chúng ta, phát ra một tiếng nói “Mình sẽ chết. Một ngày nào đó mình sẽ chết (I am going to die. One day I am going to die).

Chúng ta thường không muốn đi tới góc tối đó. Chúng ta hiếm khi chịu nghe tiếng nói đó. Có những khi nó nói rất rõ và mạnh mẽ rằng chúng ta phải nghe nó. Khi có bệnh, khi vừa thoát một cơn nguy hiểm, khi có một người quen bị chết, chúng ta nghe thấy nó nói với mình. Chúng ta thường nghe thấy nó hơn khi lớn tuổi, khi cơ thể suy yếu, khi có thêm kinh nghiệm về sự chết. Có khi tiếng nói đó kêu lớn, lay động chúng ta không thương xót. Khi chúng ta có người thân qua đời, tiếng nói đó nói với chúng ta rằng cuộc đời biến đổi và không có sự trở lại.

Tiếng nói đó nhắc nhở chúng ta rằng, chúng ta có sống, có chết. Chúng ta có phản ứng gì với tiếng nói này, haychúng ta cố cản trở nó, những điều này sẽ quyết định lối sống của chúng ta.

Nếu muốn mình sẽ chết với một mức độ an lạc nào đó, chúng ta sẽ phải hiểu một chút là ai chết hay cái gì chết. Đa sốngười ta tin rằng mình là thể xác và tâm trí, một cái ta, tự ngã, linh hồn, có tên là Tom hay là Mary. Nhưng thể xác chỉ là một tên gọi của một tập hợp những thành phần luôn biến đổi, và “tâm trí” là một tên gọi của một loạt những ý nghĩ, tình cảm. Không suy nghĩ gì nhiều, chúng ta tin rằng cái tập hợp tâm lý thể xác được gọi là Tom hay Mary là con người thật. Nhưng điều này chỉ đúng theo nghĩa quy ước, hay lý thường tình. Thật ra thì:

“Không có người tạo tác, mà chỉ có sự tạo tác

Không có sự kinh nghiệm, mà chỉ có người trải nghiệm

Chỉ có những thành phần của nhân duyên vận hành”.

Mọi thứ thuộc tâm trí hay vật chất đều ở trong trạng thái biến đổi, không có gì lâu bền hay bất động. Nếu suy nghĩ kỹ,chúng ta sẽ thấy rằng không có người chết, chỉ có tiến trình chết. Giống như chuyển động là một tiến trình, đi bộ là một tiến trình, chết cũng là một tiến trình. Bằng cách không đồng hóa chơn ngã (true-self) với hành động của mình,chúng ta có thể nắm được sự thật là tất cả đời sống chỉ là một tiến trình.

Nhiều người biết câu nói của Woody Allen: “Tôi không phiền lòng với sự chết. Tôi chỉ không muốn có ở đó khi nó xảy ra mà thôi” (I don't mind dying. I just don't want to be there when it happen). Những lời này không chỉ khôi hài mà ở bên trong còn chứa đựng một sự thật sâu xa. Nếu “không muốn ở đó” khi chết, chúng ta hãy học cách hòa nhập với sự chết, để chúng ta “biến mất” hay “mất”, vượt lên trên thể xác và tâm trí. Hãy bỏ ý tưởng phân biệt sự chết với cái chết, phân biệt tự ngã với người khác, và phân biệt những cặp đối nghịch tương tự. Như vậy thì còn lại ai để nói hay nghĩ: “Mình đang chết”. Và như vậy không có sự bám giữ vào đời sống, không có sự kêu ca chống lại sự chết.

Sự hòa nhập với cái chết là một trạng thái Thiền, và có thể có hàng ngày. Ví dụ chúng ta ở trong một phòng triển lãmhội họa, nơi có một số bức tranh giá trịChúng ta nhìn quanh và bỗng bị thu hút bởi một bức tranhChúng ta ngắm trọn bức tranh và bị nó lôi cuốnTâm trí của chúng ta bắt đầu phân tích bức tranh: “Màu sắc phong phú, đường néthấp dẫn, bố cục vững chắc”, đó là hoạt động của trí phân tích của chúng ta. Nhưng chúng ta chưa hòa nhập với bức tranhChúng ta ngắm bức tranh sâu thêm, và quên mình ở trong đó. Bức tranh nuốt chúng taThời gian và không gian biến mất. Trước đó chúng ta là chủ đề phân cách với bức tranh đối tượng, bây giờ chúng ta là chủ thể phân cách với bức tranh đối tượng, bây giờ chúng ta không còn là mình nữa, mà tâm trí và thể xác đã hòa nhập với bức tranh, đã đi vào tâm của bức tranh, và đây là một trạng thái không thể mô tả được. Nước mắt trào ra mà chúng ta không biết. Chúng ta và bức tranh là một.

Trạng thái hoàn toàn hòa nhập này, hay trạng thái “nhập định” (Samadhi) trong ngôn ngữ Phật Giáo, là một trạng tháihiện hữu mà ở trong đó người ta không còn ý thức mình là chủ thể phân cách với những đối tượng như người khác, vật khác hay những hoạt động. Đây là trạng thái chú tâm sâu xa mà vô công, không có sự ra sức, một trạng thái ý thức được nâng cao và mở rộngTrạng thái định có giới hạn, hay định tích cực, là sự hợp nhất một phần với một đối tượng hay một hành động nào đó.

Có những mức độ nhập định khác nhau. Khi chúng ta hòa nhập vào hành động ngắm một cảnh hoàng hôn đẹp tuyệtthì đó là định tích cựcChúng ta bắt đầu với một đối tượng và rồi vượt lên trên nó. Định tuyệt đối thì không có đối tượng. Vì không có ý thức chủ thể đối tượng để bắt đầu nên trạng thái không có trong liên hệ với một vật nào cả. Lựcchú tâm được gây dựng qua những pháp Thiền không đối tượng hay không đề mục, làm cho hành giả có đạt đượctrạng thái định tuyệt đối (đại định). Nhưng khi nhập vào trạng thái này, hành giả không có sự tự ý thức là mình đang ở trong trạng thái định. Những trạng thái định tuyệt đối thì kéo dài hơn và sâu hơn những trạng thái định tích cực. Trong định tích cựchành giả thường chứng nghiệm cảm giác hỷ lạc, còn trong định tuyệt đối thì không có ý nghĩ hay cảm giác nào xuất hiện. Sự “không có ý nghĩ” này không phải là trạng thái vô cảm hay xuất thần theo nghĩa không tốt. Ý nghĩ của con người là ý thức trong chuyển động, còn đại định thì là ý thức trong trạng thái tĩnh lặng. Nhìn từ quan điểm tâm trí tuệ thì đại định và giác ngộ có thể được xem là một. Nhưng khi nhìn từ những giai đoạn tu tập phát triển đưa đến tỉnh thức thì đại định và giác ngộ là hai điều khác nhau.

Tất cả những cảm giác và cả tri thức nữa đều có thể là phương tiện đạt trạng thái định tích cực. Nghe nhạc, ngắm tranh, chơi thể thao, suy ngẫm về một đề mục, và cả tính dục, tất cả những hoạt động này đều có thể là phương tiệnđạt trạng thái định tích cực tạm thời. “Tạm thời” ở đây là một điều quan trọng, vì hành giả có thể nhập định và xuất định tương đối dễ dàng. Chúng ta càng tập chú tâm trong đời sống thì càng dễ đạt đến định tích cực.

CHẾT HẰNG NGÀY

Sự thật là chúng ta thực sự chứng nghiệm sự chết trong đời sống hàng ngày của mình. Có khi nào bạn bị chối từ bởi một người mà mình rất yêu? Lúc đó phải chăng bạn cảm thấy như một phần của mình đã chết? Và bạn cảm thấy thế nào khi một người rất thân với mình đã qua đời? Phải chăng một phần của bạn chết với người đó? Phải chăng có rất nhiều những cái chết nhỏ mỗi ngày? Những cái chết hàng ngày này là cái giá mà chúng ta phải trả cho việc gây dựngnhững mối liên hệ giữa mình và người khác.

Những mối liên hệ giữa mỗi người thường bị gián đoạn trong một đời sống, thí dụ như cha mẹ qua đời, cái chết của một người bạn, ly dị, người nhà hay bạn thân chết. Vì chúng ta tự ràng buộc mình vào những sắc tướng nên sựbuông bỏ không phải là dễ. Càng bám giữ vào những người hay vật khác, chúng ta càng chứng nghiệm sự đau khổkhi mất họ. Chúng ta sợ và tìm cách tránh những sự biến đổi. Sự biến đổi sanh ra sự lo sợ lớn nhất của mọi người. Người ta nhận thấy rằng gần như tất cả sự trầm cảm chính yếu phát sanh từ những sự biến dịch mới xảy ra, thí dụnhư bệnh tật, di chuyển chỗ ở, ly dị, thay đổi việc làmbiến đổi trong sức khỏebiến đổi về kinh tế. Nhưng trên tất cả vẫn là cái chết. Cái chết là sự biến đổi duy nhất mà chúng ta không thể kiểm soát. Bất cứ lúc nào trong cuộc đời từ khi mới sinh ra cho tới một trăm tuổi, chúng ta cũng có liên quan tới sự mất mát về con người. Nhưng những cái “chết” này cũng đưa tới một đời sống mới, vì nếu chúng ta hòa nhập với sự đau buồn chứ không đứng ở bên ngoài nó, sựđau khổ sẽ bỗng nhiên biến mất, và xuất hiện một ý thức cao, một niềm vui có tính cách giải thoát. Từ những cái chết như vậy xuất hiện sự biết chắc rằng những điều như được và mất, tốt và xấu, không thể xâm nhập vào con người bên trong của chúng ta. Vậy, những cái chết hàng ngày này là những sự tái sinh. Không ai cần phải thắc mắc chết nghĩa là gì, vì mọi người vào lúc này hay lúc khác đã biết về sự chết của mình. Vì đã quen nghĩ tới sự chết với những ý tưởngbi thảm nên chúng ta thường tránh nói tới nó, sợ nó, và coi như nó không xảy ra với mình.

Để tái sinh hàng giờ và hàng ngày trong cuộc đời này, chúng ta cần phải chết, tức là cống hiến bản thân cho sự đòi hỏi của mỗi khoảnh khắc, để mình hoàn toàn “biến mất”. Những ý nghĩ về quá khứhiện tại hay tương lai, về sự sống và sự chết, về thế giới này và cõi sau, đều được vượt qua trong sự phong phú của giây phút hiện tạiThời gian và vôthời gian hòa vào nhau: Đây là khoảnh khắc vĩnh cửu (Time and timelessness coalesce: This is the moment of eternity). Như vậy mỗi hành động của chúng ta là một việc cho sự sống hoặc lấy nó đi. Nếu làm mỗi hành động với sự hòa nhập trọn vẹnchúng ta sẽ ban sự sống cho đời sống của mình, còn nếu làm không thành tâm thì sẽ giết chết đời sống.

Jacques Lusseyran, một Thủ Lãnh Kháng Chiến Pháp bị mù và sống sót sau khi ở trong trại tập trung của Đức Quốc Xã, nói về cách đạt được mối liên hệ siêu việt như vậy cho sự sống và cái chết:

“Những ký ức quá mong manh, quá gần sự sợ hãi, Chúng làm hao mòn sức lựcChúng tôi phải sống trong hiện tại, mỗi khoảnh khắc phải được hòa nhập cho tất cả những gì ở trong đó để thỏa mãn niềm khao khát đời sống... Đừng tích trữ. Hãy ăn đồ ăn ngay, một cách ham muốn, từng miếng một, cứ như mỗi miếng bánh vụn là tất cả thực phẩmtrên thế giới. Khi một tia nắng xuất hiện, hãy mở cửa, hòa nhập với nó tới tận đáy lòng. Đừng bao giờ nghĩ một giờ trước mình đã lạnh và một giờ sau mình sẽ lại lạnh. Cứ thưởng thức nắng ấm.

Hãy bám vào giây phút đang đi qua. Ngừng những hoạt động của ký ức và mong cầu. Điều đáng ngạc nhiên là không có sự khổ não nào được đưa ra đối kháng với thái độ này rất lâu. Hãy lấy khỏi sự đau khổ những thứ của nó như ký ức và lo sợ. Đau khổ có thể vẫn còn nhưng nó đã giảm một nửa. Hãy hòa vào mỗi khoảnh khắc cứ như nó là khoảnh khắc độc nhất thực sự hiện hữu. Làm việc và làm việc hết sức.”

Chúng ta chết vì chúng ta đang sống (we die because we are alive). Sống có nghĩa là sinh và tử. Sáng tạo và hủy diệt, đó là đời sống. Bằng chứng của việc chúng ta đã sống là sự kiện chúng ta đã chết. Chết vào công việc hiện tại (tức làhoàn toàn chìm vào trong đó) dù đang làm việc ở một xưởng máy, chơi thể thao, khiêu vũ, đánh cờ, leo núi hay ca hát, thì một cách mâu thuẫn, điều này đưa tới một cảm giác ý thức cao độ, một trạng thái tột đỉnh mà ở trong đó cócảm giác mạnh mẽ thêm và ý thức thoải mái cộng với một niềm vui sướng.

Tất nhiên ở đây chúng ta không nói tới những người đang chịu một căn bệnh đau đớn, kéo dài, với sự sợ hãi và gánh nặng tài chánh lớn mà nó sẽ đặt lên gia đình của họ. Nhưng vấn đề chính yếu vẫn là một cho tất cả mọi người, đó là làm sao để sống trọn vẹn với đời sống khi còn sống và chết một cách thanh thản với cái chết vào lúc chết, không có sự lo sợ hay những cảm xúc khác. Tính chất của cái chết cũng như của sự sống của chúng ta được quy định bởi sự kiện tự ngã có được kiềm chế hay không, nó sản sinh an lạc hay sản sinh đau khổ.

Để có một cái chết an lạcchúng ta phải bắt đầu ngay bây giờ. Bước thứ nhất là bắt đầu thực hành tâm linh. Đừnglầm lẫn lý thuyết với thực hành. Việc tu tập khác với văn chươngtâm lý học, triết học và những thứ tương tự. Việc đọc sách có thể cung cấp một cái địa bàn và một tấm bản đồ, nhưng không thể thay thế cho kinh nghiệm bản thân. Sách tốt là cuốn sách đưa chúng ta tới tọa cụ của hành giả. (The good book is the one that gets you onto the meditation mat or chair).

Những ký ức đau đớn, những cảm nghĩ rắc rối và những “việc chưa xong” khác đã trú trong vô thức của chúng ta, sẽ nổi lên hữu thức khi tâm trí trở nên an tĩnh và đã đạt được những mức sâu hơn. Khi tiếp tục hành thiền đều đặn biết tới và có cảnh giác trong những việc làm hàng ngày của mình, những điều phiền phức trong đời sống của chúng ta sẽ tuột đi và rốt cuộc biến mất. Chúng ta cũng sẽ chứng nghiệm sự trong sáng trong đời sống của mình nói chung, và kết quả là vào lúc chết chúng ta sẽ an lạc hơn. Về điều này, một bà ở tuổi trung tuần đã viết cho tôi: “Nếu trong giờ phútcuối cùng tôi có thể nhìn lại cuộc đời của mình và biết rằng mình đã tu tập một cách khó khăn mà chưa đạt giác ngộtrọn vẹn, tôi sẽ vẫn có sự an lạc tâm trí nhiều hơn là khi không cố gắng gì cả”.

Chúng Ta Chết Như Đã Sống

Vì cách chết phản chiếu cách chúng ta đã sống, một cái chết tốt đẹp là dấu hiệu của một đời sống tốt đẹp. Nhà danh họa người Ý, Leonardo Da Vinci (1452-1519) viết: “Cũng giống một ngày sống tốt mang lại giấc ngủ ngon, một đờisống tốt mang lại cái chết an lạc” (Just as a well spent day brings happy sleep, so a life well used brings happy death). Nhưng nếu sống một đời sống đầy những cảm xúc xấu, hay ích kỷ và ngu xuẩn, cái chết của chúng ta sẽ phiền nãovà đau đớn. Thay vì tìm cách kéo dài đời sống bằng kỹ thuật y khoa, chúng ta nên phục vụ bản thân và xã hội bằng cách cống hiến cho việc phát triển phẩm tính tâm linh và đạo đức của đời sống nào mình có.

Sự đau khổ về tâm trí khi đối diện sự chết đối với một người đã sống một đời sống phiền não và cô lập đã được Tolstoy mô tả một cách sinh động trong cuốn tiểu thuyết cảm động của ông “Cái Chết của Ivan Ilyich” (The Death of Ivan Ilyich). Trong truyện này, Tolstoy diễn tả sự đau khổ về tinh thần không thể chịu nổi của Ilyich trong khi hấp hối, và trong lúc đó Ilyich hiểu rằng chính cái chết thì không đáng sợ, mà cái gây đau đớn lớn nhất chính là lối sống của mình, một đời sống đầy tội lỗi, không phải theo ý nghĩa đạo đức thường được chấp nhận, mà theo tiếng nói nội tâm, cái mà chúng ta có thể gọi là lương tâm. Nói một cách đơn giản, ông ta cảm thấy cuộc đời của mình vô dụng và sai lầm. Và khi gần chết, sự giúp đỡ thực sự độc nhất tới với ông ta trong những khoảnh khắc hiếm hoi đó, khi ông ta nghe theo sự nhắc nhở của tiếng nói nội tâm mình, chứ không nghe theo những ý kiến và những tập quán vốn thường được người đời chấp nhận.

Một cách đầy ý nghĩa, nhiều người đã sống sót qua cuộc đàn áp tàn nhẫn và sự mất tự do cùng cực trong những trại lao động khổ sai và những trại tập trung khẳng định rằng, không phải sự tù đày và những khổ cực kia là đáng sợ, mà đó là sự nhớ lại đời sống của mình trước khi bị bắt. Trong cuốn sách nổi tiếng của mình “Quần Đảo Gulag” (The Gulag Archipelago), Solzhenitsyn đã hơn một lần xác nhận rằng sự đau khổ tâm trí lớn nhất khi ông và các bạn tù hồi tưởng những phương diện không lành mạnh của đời sống mình trước khi bị bắt vào trại tập trung, “về những việc làmtội lỗi đối với linh hồn của mình, cũng có nghĩa là tội lỗi đối với người khác nữa” (about sinning with respect to one's own sould, which meant sinning with respect to other people as well).

SỐNG SÓT VÀ TIẾNG NÓI NỘI TÂM

Có thể cho thêm vào những trường hợp này một nhóm người khác đã không chết một cách thụ động, mà đã sống sótqua những hoàn cảnh đe dọa mạng sống, vì họ nghe và làm theo tiếng nói nội tâm bí ẩn. Trong số họ là Jacques Lusseyran đã được nói đến ở trên. Khi mới mười chín tuổi ông bị Gestapo, một cảnh sát mật vụ Đức Quốc Xã, bắt đi cùng với năm người khác trong phong trào kháng chiến và bị kết án tử hình “vì những hoạt động âm mưu lật đổ chống lại chính quyền Đức chiếm đóng”. Trong 180 ngày bị giam, ông bị thẩm vấn không ngừng. Sau đó, thay vì thi hành án tử hình, một cách không thể giải thích được, Gestapo đưa ông và các bạn tới trại tử thần Buchenwald khét tiếng ở miền Trung nước Đức. Trong cuốn “Và Rồi Có Ánh Sáng” (And There Was Light), Lusseyran viết rằng trong hai ngàn người Pháp bị đưa tới Buchenwald bằng những toa xe lửa chở gia súc vào cuối tháng Giêng năm 1944, chỉ có ba mươi người sống sót, trong đó có ông.

 Hình 2: Hình ảnh trại tù Buchenwald

Điều gì đã làm cho Lusseyran bị mù và không phương tự vệ, sống sót? Điều chính yếu là ông đã không khuất phục sự lo sợ và tuyệt vọng, một sự bất khuất được hỗ trợ bởi niềm tin vào Thượng Đế mà đói lạnh, lao động cưỡng bách hay bệnh tật không thể làm suy giảm:

“Phải chăng tôi đã nói rằng sự chết đã có ở đó? Bệnh tật và đau đớn thì có, nhưng sự chết thì không. Ngược lại, ở đó có sự sống và đó là điều không thể tưởng tượng đã chiếm ngự tôi. Trước đó tôi đã chưa bao giờ sống một cách trọn vẹn như vậy. Có những cái tên mà tôi đã lẩm nhẩm từ đáy sâu của sự ngạc nhiên của mình. Tôi không nói ra thành lời, nhưng đó là những cái tên có âm điệu: Đấng Phú Ban, Thiên Thần Bảo Hộ, Jesus Christ, Thượng Đế. Có một cái còn lại mà tôi có thể làm và không từ chối sự giúp đỡ của Thượng Đế, đó là hơi thở mà Ngài thổi lên tôi. Có một trận chiến mà tôi có thể đánh, mạnh mẽ và tuyệt vời cùng một lúc, đó là không để cho thân xác của mình bị lo sợ chiếm ngự. Vì sự lo sợ thì giết chết, còn niềm vui thì duy trì sự sống. Tôi cũng có thể cố gắng cho người khác thấy cách bám giữ vào sự sống. Tôi có thể chuyển cho họ làn sóng ánh sáng và niềm vui vốn đã phát sinh đầy trong tôi. Từ lúc đó, họ không ăn cắp bánh mì hay súp của tôi nữa. Hàng trăm người tin tưởng, và họ quyết định nói chuyện. Họ nói với tôi bằng tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Ba Lan. Tôi cố hết sức để hiểu tất cả họ. Đó là cách tôi sống, cách tôi tồn tại.”

Phản ứng của Lusseyran đối với sự tù đày trùng hợp với phản ứng của Solzhenitsyn và các nhà văn Nga nhạy cảmkhác, những người đã bị giam trong những trại lao động ở Liên Xô và đã viết những cuốn sách về những gì họ đã trải qua. Một số những cuốn này đã được Mihajlo Mihajlov phân tích và bình luận trong bài báo của ông “Kinh Nghiệm Huyền Bí Trong Trại Lao Động”:

“Tất cả các tác giả đều nói rằng bắt bớ, tù đày, và trại tập trung, nói ngắn gọn là sự mất tự do, đã tạo ra những kinh nghiệm có ý nghĩa và sâu xa nhất trong cuộc đời họ. Dù trải qua sự đau khổ cùng cực về tinh thần và thể xác trong tù đày, họ cũng kinh nghiệm một niềm hạnh phúc thỏa mãn mà những người bên ngoài bức tường của nhà tù không mơ tới. Những người đã trải qua những nghịch cảnh lớn nhất, đe dọa cả linh hồn lẫn thể xác, đều khẳng định rằng người nào hy sinh linh hồn để cứu thể xác thì sẽ mất cả hai; trong khi đó người nào sẵn sàng hy sinh thể xác để cứu linh hồnthì một thứ quy luật kỳ lạ và bí ẩn sẽ bảo tồn cả linh hồn lẫn thể xác của họ. Kinh nghiệm đời sống đã cho chúng tathấy rằng, ở bên trong linh hồn con người là một lực dị thường, mạnh hơn tất cả những lực bên ngoài của sự nô lệhóa và sự chết.”

Có Nên Cố Gắng Chống Lại Sự Chết Hay Không?

Một câu hỏi thường xuất hiện với mọi người đang “vật lộn” với một căn bệnh thời kỳ cuối là: “Mình nên chiến đấuchống lại sự chết hay nên đầu hàng nó?” (Should I fight against death or surrender to it?). Theo những gì tôi được biết thì rốt cuộc vấn đề sẽ được chính các bệnh nhân giải đáp theo một cách tự nhiên. Đúng là vào lúc đầu, người bệnh hoang mang và thường quá lo sợ. Tâm trí của họ đầy những ý nghĩ và cảm xúc đối nghịch nhau. Một mặt là nhữngcảm giác chối bỏ, có lỗi, sợ hãiu uấtcô đơnlãnh đạm và thất vọng; mặt khác, đó là sự mong ước vô vọng kéo dài sự sống của mình. Và luôn có sự đau đớn về thể xác cũng như tâm trí. Một số bệnh nhân thời kỳ cuối mà tôi quen biếtcảm thấy mình bỏ rơi gia đình của mình, nếu mình không cố gắng chống lại căn bệnh. Những người khác với sự đau đớn kéo dài thường lưỡng lự giữa tranh đấu và chạy trốnđặc biệt khi sự đau đớn được coi là có liên hệ với nhữngtriệu chứng suy thoái, như ăn không ngon, xuống cân, và gia tăng sự tùy thuộc thể xác. Thông điệp của thể xác là rõ ràng: “Nếu không có một phép lạ, sẽ không còn sống bao lâu”. Bệnh nhân biết rằng mình sẽ đang đối đầu với sự chết. Nhưng nếu tin rằng cái mà chúng ta gọi lầm là chết, không phải là hố đen của sự tiêu diệt mà chỉ là giai đoạn chuyển tiếp, thì rất có thể người đó sẽ không bám giữ vào sự sống hay đầu hàng sự chết do tuyệt vọng.

Cái Chết Tốt Đẹp

Lối phản ứng với một căn bệnh gây chết người, hay lối chết tùy thuộc vào tánh nết của mỗi người và những giá trị của họ, nhưng phần lớn tùy thuộc vào niềm tin và ý thức tâm linh của họ. Những phẩm tính này có thể gầy dựng qua tu tập như Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ bảy đã nói: “Để chết một cách an lạc với sự tự tin mình ở trong hào quang trắng củađạo tâm, cần phải sửa soạn bản thân ngay bây giờ. Hãy ghi nhớ những giáo lý sâu xa của kinh sách” (In order to die well, with the joy and confidence of being within the white rays of spiritual awareness, it is essential to begin readying yourself now. Familiarize yourself with the profundities of the scriptures).

Ít có người nào trong nền văn hóa Tây Phương, dù là giáo sĩ hay khoa học gia, tin rằng người ta có thể đạt được cái chết tốt đẹp. Nhiều người viết về cách sống đúng, nhưng ít ai viết về cách chết đúng. Đa số chỉ nói về sự mất mát, sựbi thảm, sự đau đớn.

Chết một cách đầy nghệ thuật là chết không suy nghĩ gì cả, không ước muốn gì cả, không muốn hiểu gì cả, khôngbám víu vào cái gì cả - chỉ tan biến đi giống như đám mây trên bầu trời. Để có cái chết đầy nghệ thuật như vậy, chúng ta phải đạt khá nhiều tri thức tâm linh. Chết không nghĩ gì cả có nghĩa là qua các pháp thực hành tu tậpchúng ta đãkiểm soát được những ý nghĩ tán loạn và làm chủ được những cảm xúc của mình. Chết không ước muốn gì cả là đã hiểu rằng, về căn bản mình là một toàn thể trọn vẹn và do đó không thiếu thứ gì cả. Chết không muốn hiểu gì cả, có nghĩa là chúng ta nhận thấy rằng tất cả mọi vật, kể cả những ý nghĩcảm giác và nhận thức của chúng ta đều vô thường, phát sinh tùy thuộc nhân duyên và biến mất cũng tùy theo nhân duyên. Chết không bám víu vào cái gì cả, có nghĩa là đã hiểu rằng không có gì là thực sự của mình, dù là thể xác, tâm trí, hay chính sự sống, và vì vậy sự chết là một sự buông bỏ cái mà chúng ta đã không bao giờ thực sự sở hữu. Khi sắp chết, triết gia huyền học Plotinus (205-270 trước Tây lịch) nói một cách bí ẩn về “cái đó”:

“Tôi cố gắng lần cuối cùng để đưa trở về

Cái đó vốn thiêng liêng trong tôi

Với cái đó vốn thiêng liêng trong vũ trụ”.

Hai Lối Chết

Tôi xin kể về hai người mà tôi quen biết đã chết theo hai lối hoàn toàn khác nhau. Bạn có thể tự rút ra kết luận vàđánh giá hai lối chết.

Peter (không phải tên thật) là một người gần bốn mươi tuổi với một người vợ đẹp và hai đứa con nhỏ. Anh ta có một đời sống hoạt động, đã đi nhiều nơi, chơi nhiều môn thể thao, và có bạn bè thuộc mọi ngành nghề. Rồi bất ngờ anh ngả bệnh, ung thư xương, đặc biệt tệ hại. Anh được chữa trị bằng phương pháp hóa trị. Lúc đầu anh đáp ứng tốt, nhưng rồi anh lại suy sụp vì vi trùng ung thư ăn sâu vào xương của anh. Anh chỉ nằm ở trên giường, xuống cân nhanh chóng và ăn uống không còn thấy ngon miệng nữa. Vào lúc này người ta dùng một loại thuốc thí nghiệm mới cho anh.Bác sĩ của Peter nói nếu nó hiệu nghiệm và bệnh thuyên giảm, anh có thể cộng thêm sáu tháng hay hơn nữa vàocuộc đời của mình. Lúc đầu loại thuốc mới này có vẻ tốt, vì Peter có thể tập ra khỏi giường đi tới phòng vệ sinh. Nhưng không bao lâu sau đó, sự đau đớn lại xuất hiện và nghiêm trọng tới mức anh phải dùng những loại thuốc giảm đau mỗi lúc mỗi mạnh hơn.

Peter quyết định đánh lại căn bệnh của mình với cả hai nắm đấm. Anh không chấp nhận lời phán quyết căn bệnh sẽ làm cho anh chết sớm. Anh đã có nhiều thứ để sống: Hai đứa con nhỏ mà anh yêu thương và chúng cũng cần anh nhiều như anh cần chúng. Nhưng loại thuốc mới không làm giảm sự đau đớn mà cũng không làm cho anh khỏe hơn, và một số chuyên gia về ung thư đã được tham khảo ý kiến. Họ đề nghị một loại thuốc thí nghiệm khác. Khi loại thuốc này không mang lại sự giảm bệnh lâu dài, Peter rơi vào sự trầm cảm sâu. Anh thường than thở: "Tôi có làm gì độc ácđâu để phải chịu sự đau khổ kinh khủng như vậy" (Have I led such an evil life that I deserve this terible pain and suffering?). Nhưng Peter vẫn tranh đấu. Anh được dùng thêm thuốc, và với mỗi phương thuốc mới, hy vọng của anh lại vươn cao. Nhưng vợ và các bạn của anh thương cảm vì sự đau khổ đó đã an ủi và khuyên nhủ anh "Hãy buông xuống! Không sao đâu! Tại sao phải kéo dài sự đau khổ của mình?". Hình như họ hiểu điều mà Peter không hiểu, đó là "phải biết chết với ít bối rối cho người khác nhất và ít đau khổ cho mình nhất, và những phương thuốc đó chỉ là kéo dài thêm vài tháng đau khổ".

Nhưng Peter không chịu thua. Anh nói: "Nếu có thể có thêm sáu tháng bằng những thứ thuốc này tôi sẽ có thêm sáu tháng nữa với các con của tôi". Vì vậy anh chiến đấu với căn bệnh dù nó đã thực sự giết anh. Tình trạng của anh mỗi lúc mỗi tệ hại hơn. Một giáo sĩ được thỉnh đến làm nghi thức cuối cùng cho anh. Thật kỳ diệu, anh lại gắng sức đưa mình ra khỏi nắm tay của sự thần chết trước sự ngạc nhiên của mọi người.

Trong lúc này, theo lời kể của vợ anh khi tôi tới thăm Peter, tôi đã nói với anh về điều gì có thể xảy ra với anh trongtrạng thái Trung Ấm Thân sau khi chết, và nói cho anh biết về mấy câu thần chú đơn giản, để dùng về sau. Vì Peter vẫn tỉnh táo, tôi niệm chậm chậm mấy câu thần chú cho anh và anh niệm theo tôi. Nhưng tôi cảm thấy anh khôngthành tâm với việc này, không phải vì anh không tin sự sống là liên tục - anh đã đọc nhiều sách về điều này, mà vì anh không muốn chết.  Một tuần sau anh chết trong vòng tay của vợ mình, với nhiều thuốc an thần và một nửa ý thức. Anh đã phải chịu đựng căn bệnh này trong tám tháng.

Peter đã được đạt được điều gì khi anh chiến đấu dữ dội với căn bệnh của mình. Có thể anh đã kéo dài cuộc đời của mình được thêm vài tháng. Nếu vậy anh đã phải trả giá cao cho điều này. Anh đã thiếu sức khỏe và chịu nhiều đau đớn tới mức không thể tiếp xúc với các con của mình khi chúng đến thăm. Thêm nữa, sự đau đớn và sự chiến đấuchống lại căn bệnh làm cho vợ và cha mẹ của anh mệt mỏi và chán nản. Cái giá cao như vậy có xứng đáng hay không? Các bác sĩ có nên làm cho Peter hy vọng là mình sẽ sống thêm vài tháng với mỗi loại thuốc mới hay không?Bác sĩ Robert J. Temple nói: “Nhiều phương pháp trị liệu mới có hiệu ứng phụ nghiêm trọng, có một số thuốc còn làm cho bệnh nhân chết mau hơn” (Many new therapies have severe side effects, some even shorten life). Khi không có phương thuốc nào cho thấy là “thần dược” mà Peter đã hy vọng, anh suy sụp và đau khổ hơn nữa. Có lẽ điều tệ hại nhất là vì hy vọng kéo dài sự sống và không phải chết, anh đã không sửa soạn nhiều về mặt tâm lý. Khi tới lúc thoát khỏi “thung lũng nước mắt” của mình và gia đình, anh đã không thể làm như vậy với với một tâm thức lành mạnh.

Bây giờ tôi xin kể về một lối chết khác.

Grace (không phải tên thật) là một người đàn bà ở tuổi trung tuần với các con đã lớn. Bà được chẩn bệnh và được biết là mình có một khối u cần phải được giải phẫu. Trong bệnh viện, bà nhận thấy các bệnh nhân rất sợ chết. Bà nghĩ “Mình phải làm sao để giúp những người sợ chết này, mình đã đối diện với cái chết trong một tai nạn xe hơi và từ đó mình không sợ chết nữa. Mình biết rằng giúp người khác là tự giúp mình”.

Khối u của bà đã được cắt bỏ, nhưng nó lại mọc trở lại. Tám tháng sau bà đã phải giải phẫu một lần nữa. Sau đó ít lâu, tôi được biết về bà qua một cuốn băng video trong đó bà được phỏng vấn tại nhà của mình bởi vị giám đốc củaTrung Tâm Đời Sống Về Thái Độ Điều Trị (The Life Center for Attitudinal Healing) ở Santa Fe, New Mexico, và bà là một thành viên của Trung Tâm. Được hỏi là có đau đớn gì không, bà nói rằng khi có sự đau đớn, và chỉ thỉnh thoảngdùng thuốc giảm đau; bà nhận thấy rằng thực hành Hatha yoga (pháp môn về Thiền, những tư thế và quán hơi thở) làm cho tâm trí an tĩnh và làm cho bà không cần dùng nhiều thuốc giảm đau.

Được biết là căn bệnh ung thư đặc biệt của mình chống lại xạ trị và hóa trị, bà chọn những phương pháp trị liệu khác, một trong số đó là ăn kiêng, một phương pháp khác là châm cứu mà bà nói rằng: “Giúp chống lại hay làm giảm đau đớn và nâng cao mức năng lượng”. Dù được châm cứu, bà vẫn cảm nhận rất thật sự đau đớn và bà nói trong bài vè sau đây:

“Một người nói rằng

Dù sự đau đớn là không có thật

Như khi tôi ngồi lên cái kim và nó đâm vào da thịt,

Tôi không thích cái mình cảm thấy".

Để đối phó với căn bệnh ung thư và sự đau đớn, Grace cũng dùng Thiền quán. Những pháp quán tưởng được mô tảchi tiết trong loạt băng ghi hình của Trung Tâm Tư Vấn và Nghiên Cứu Ung Thư (Cancer Counseling and Research Center) của bác sĩ O. Carl Simonton ở Texas. Khi làm pháp Thiền quán này, bệnh nhân quán tưởng hệ miễn nhiễm rồi tưởng tượng những tế bào bạch cầu đi tìm khắp cơ thể và tấn công những tế bào ung thư. Bà cũng dùng một phương pháp được đề nghị trong loạt băng ghi hình, đó là quán tưởng những con chó trắng ăn những tế bào ung thư. Có khi bà làm phương pháp thứ nhất, có khi bà làm phương pháp thứ hai. Bà cảm thấy rằng với những pháp này, khối u có phần giảm bớt. Và bằng cách dùng sự tưởng tượng, thí dụ như tưởng tượng một cảm giác nóng cháy là “ngứa ngứa” của một cơn mưa rào trong một ngày nóng, là có thể làm cho mình quên cơn đau.

Nhưng vào lúc này mẹ của bà qua đời, và Grace bắt đầu suy sụp, bà giải thích rằng đó không phải chỉ vì cái chết của mẹ bà mà còn là vì bà biết rằng mình đang có một căn bệnh chết người, “khi được biết mình có một căn bệnh nguy hiểm, người ta thường chấn động và nổi giận. Có những người nổi giận nhiều hơn người khác và hỏi: Tại sao điều này lại xảy ra với tôi?”

Bà nói rằng bà không bao giờ cảm thấy tức giận như vậy. Nhưng bà cũng nói rằng có một điều bí ẩn là tại sao có người bị bệnh nguy hiểm, có người không bị; hay tại sao trong một tai nạn có người bị chết, có người bị thương và có người không bị gì cả. Bà nói với người phỏng vấn: “Chúng ta không biết tại sao có những điều xảy ra, vì vậy tôi đã tự hỏi: Tại sao lại là mình?”. Tuy nhiên, đó là một sự thử thách để người ta tập đối phó với nghịch cảnh. Do đã làm trong ngành y khoa nhiều năm, tôi chú ý tới căn bệnh của mình cứ như nó là một trường hợp được mô tả ở trong sách".

Bà Grace cảm thấy rằng một sự tiếp xúc nồng nhiệt với mọi phương diện của đời sống giúp làm giảm nhẹ căn bệnh, vì nó làm cho người ta bớt nghĩ tới bản thân. Bà cũng nói về giá trị của âm nhạc. Trong phòng của bà ở bệnh viện, bà thường ca hát với người ở cùng phòng. Grace cũng cảm thấy rõ là với óc khôi hài và thái độ sinh động, người ta có thể làm nhiều điều để giúp làm giảm sự đau đớn của căn bệnh. Bà nói về giá trị của tiếng cười và trích dẫn cuốn  “Phân tích một Căn Bệnh” (The Anatony of an Illness) của Norman Cousins, trong đo Cousins mô tả kinh nghiệmchữa một căn bệnh nặng của mình bằng cách dùng tiếng cười cùng với những phương pháp khác.

Theo Cousins thì tiếng cười thực sự làm thay đổi tính chất hóa học của cơ thể. Bà kể khi các con tới thăm bà ở bệnh viện: “Chúng tôi cười ầm ĩ về mọi chuyện. Người ta tiếp tục là chính mình dù có cái gì đang xảy ra trong thể xác. Căn bệnh có thể xuất hiện ở bên trong mình, nhưng đó không phải là mình. Người ta không thể đi đây đó nhưng vẫn cóthể có nhiều thú vui”.

Bà nói tiếp: “Mạnh khỏe không có nghĩa là thực sự an toàn, vì có thể bất ngờ bị bệnh. Những người bị bệnh nặngchúng tôi không khác người mạnh khỏe ở chỗ an toàn của chúng tôi là ở trong đời sống tâm linhChúng ta cần phảixem việc đối phó với những nghịch cảnh là cách để mình học và tiến hóa, và tìm cách xoay chuyển chúng để vượt quachúng hay lớn mạnh từ chúng”.

Khi được hỏi bà và những người khác trong nhóm hỗ trợ của bà ở Trung Tâm Đời Sống có bao giờ nói về sự chết hay không, bà trả lời: “Có, chúng tôi nói rất nhiều về sự chết, và có những người rất sợ chết. Tất nhiên, khi bị bệnh ung thư thì luôn luôn có điều suy nghĩ về sự chết và người ta phải đối diện nó. Và vì vậy tôi tự hỏi: “Sửa soạn cho sự chết có ích lợi gì? Và tôi đi tới kết luận là việc đó cũng ích lợi như sửa soạn cho đời sống” (What is good preparation for death? And I came to the conclusion that it was good preparation for life). Nhiều người có vẻ cảm thấy sự chết là sựchấm dứt hoàn toàn của mình, sự chấm dứt của mọi điều. Họ nghĩ đó là một hố sâu đen tối, trống không. Nhưng nhiều người chúng tôi tin thuyết luân hồi. Tôi nghĩ rằng chết là đi qua một khung cửa nữa. Tôi tin chắc như vậy. Trước đây khi đối diện sự chết, tôi có một sự biết trước điều mình sẽ trải qua và đó là một cái gì tuyệt vời. Tôi có cảm giác “Nó đây, nó đây và nó sẽ tuyệt vời”.

Bà Grace đã qua đời vào mùa Hè năm 1984.

Hai hay ba tuần trước bà chỉ dùng thực phẩm lỏng. Buổi tối trước khi chết, một người con gái ngồi nắm tay bà. Cô kể lại rằng mẹ của cô nằm đó một cách an tĩnh và nói: “Mẹ sẵn sàng đi vô một căn phòng tối và đóng cửa lại” (You know, I am ready to go into a dark room and close the door).

Mấy người con gái cũng nói chuyện vui vẻ với  bà, và sau đó bà nói: “Mẹ sẽ ngủ một chút”. Bà ngủ và không bao giờthức dậy nữa. Sáng hôm sau, vào khoảng tám giờ, một người con gái của bà ngồi đan áo ở bên giường nghe thấy tiếng rung động của sự chết.

Thái độ của bà Grace đối với căn bệnh nguy hiểm của mình thật đáng khâm phục. Nhiều người chỉ với niềm tin vào sự sống sau khi chết thấy niềm tin này là sự hướng dẫn rất tốt cho họ đi qua thời kỳ khó khăn trước khi chết. Tuy nhiên, khi không biết về tính chất và ý nghĩa của nghiệp báo, người ta có thể thắc mắc một cách đau đớn và đây làtrường hợp của bà Grace. Nếu bà hiểu sự liên quan của nghiệp báo với bệnh tật, bà đã không thắc mắc hỏi, “Tại sao lại là mình?” Khi biết mình bị ung thư.


5.        VẤN ĐỀ ĐAU KHỔ

 "Ồ, nó là thật. Nó là điều có thật độc nhất.

Đau khổ. Vậy chúng ta hãy gọi tên sự thật này, như những con người.

Chúng ta sinh ra vui sướng để vui sướng có thể trở thành đau khổ.

Chúng ta sinh ra hy vọng để hy vọng có thể trở thành đau khổ.

Chúng ta sinh ra yêu thương để yêu thương có thể trở thành đau khổ.

Chúng ta sinh ra đau khổ để đau khổ có thể trở thành đau khổ hơn.

Và từ sự biến đổi không ngừng đó,

Chúng ta có thể làm cho người khác đau khổ như sự định nghĩa chính yếu của mình".

Lời thơ của Robert Penn Warren

 

Không có cuộc thảo luận về sự chết nào trọn vẹn mà không nói về vấn đề đau khổChúng ta sẽ xét hai sự hiển lộ củađau khổ: Thứ nhất là sự đau khổ vốn có trong đời sống, tức là trong sinh, lão, bệnh, tử và những sự cố khác; thứ hai là sự đau đớn do bị thương, bị bệnh nặng hay một căn bệnh nguy hiểm tới mạng sống, ví dụ như ung thư. Trong cuộcthảo luận này, chúng ta sẽ xét đau đớn và đau khổ không như một sự kiện trừu tượng mà như vị thầy của đời sống. Như vậy chúng ta sẽ thảo luận cách thức chúng ta có thể học từ đau khổ cũng như cách thức chúng ta có thể chấm dứt nó, hay ít nhất cũng giảm thiểu nó.

Ở đây, tôi dùng hai từ ngữ “đau đớn” (pain) và “đau khổ” (suffering), có thể hoán đổi với nhau dù nói cho đúng thì chúng không hoàn toàn giống nhau; đau khổ là thành phần tâm lý của sự đau đớn mà người ta phải chịu. Từ ngữ màĐức Phật dùng cho “đau khổ” là “Dukkha”, một chữ sâu xa và phức tạp hơn là từ ngữ “đau khổ” mà ta thường nghe.Chúng ta cảm thấy ý nghĩa sâu xa của từ "Dukkha" khi hiểu rằng từ ngữ này đã được dùng để mô tả một cái bánh xe không quay trơn tru quanh trục của nó, hay một cái xương bị trật khớp. Vì đời sống trật khớp nên có sự cọ sát và đau đớn. Vậy "Dukkha" hàm ý đau đớn, đau buồn, phiền não, khốn cùng, hay thất vọng. Nó cũng hàm ý sự phù du, không thường tồn, và sự không trọn vẹn hay hoàn hảo.

Đau Khổ Của Đời Sống

Tứ Diệu Đế

Đức Phật đã phân tích những sự “trật khớp” của đời sống gây ra đau khổ và giống như một y sĩ giỏi, Ngài thực sự được gọi là Đại Y Sĩ (Great Physician), Ngài kê toa cho thuốc chữa bệnh đau khổ. Ngài gọi sự chẩn trị này là Tứ Diệu Đế hay bốn chân lý thâm diệu. Vậy giáo lý của Ngài không phải là sự quan sát sơ sài những sự kiện. Ngài phân tíchnguyên nhân của sự khổ và chỉ dẫn cách giải trừ đau khổ.

Diệu đế thứ nhất “Đời là khổ”, cho thấy sự phổ quát của đau khổ và đau khổ là một thành phần của đời sống, vì sinh, lão, bệnh và tử là khổ, phải sống với người mình không thích là khổ, phải xa lìa người mình thích là khổ, không có cái mình muốn là khổ, những sự mất mát là khổ, tóm lại có thân năm uẩn để chấp thủ là khổ.

Có thể nói thêm là trẻ con cũng phải chịu nhiều đau khổ, người lớn thì phiền não hay lo nghĩ suốt đời cho tới khi già yếu với sự sợ chết. Lúc nào loài người cũng phải chịu những nổi khổ vì đói lạnh, bệnh tật, thiên taitai nạn và chiến tranh. Vì vậy mà cuộc đời được gọi là “biển khổ” (a bitter sea of suffering).

Có nhiều người xem giáo lý của Đức Phật là bi quan và chối bỏ đời sống, nhưng kỳ thực không phải như vậy. Huston Smith viết “Cuộc đời của Đức Phật cho thấy, người ta có thể sống một đời sống tốt và đó là bằng chứng về sự lạc quan của Ngài trước tình trạng không hoàn hảo của thế gian, một tình trạng đau khổ ở bên bờ của sự hỗn loạn hoàn toàn”.

Đức Phật nhận xét có những niềm vui lớn trong đời sống gia đình, trong những lạc thú của các giác quan, trong sựlành mạnh của tâm trí, và trong nhiều kinh nghiệm của đời sống khác. Có một đoạn trong Kinh Pháp Cú(Dhammapada) nói về hạnh phúc như sau: “Chúng ta hãy sống hạnh phúcchúng ta những người chứng ngộ tánh Không (hay không sở hữu gì cả). Chúng ta hãy trụ trong pháp lạc giống như những vị thần chói sángSức khỏe là tặng phẩm lớn nhất, an lạc là của cải lớn nhất, sự tin tưởng là mối quan hệ tốt nhất. Niết Bàn là phúc lạc vô thượng”.

200. “Vui thay chúng ta sống,

Không gì, gọi của ta.

Ta sẽ hưởng hỷ lạc,

Như Chư Thiên Quang Âm.”

204 “Không bệnh, lợi tối thượng,

Biết đủ, tiền tối thượng,

Thành tín đối với nhau,

Là bà con tối thượng.

Niết Bàn, lạc tối thượng.”

(Bản dịch của HT Minh Châu).

Nhưng khi chúng ta cảm thấy hạnh phúc và đồng thời biết rằng hạnh phúc không kéo dài mãi mãi, ở ngay trong lúchạnh phúc đã có mầm móng của khổ đau rồi, đó là tính chất phù du của hạnh phúc chỉ nhấn mạnh đến tính chất phổ quát của khổ đau.

Diệu đế thứ hai, “Nguồn gốc của sự khổ”, là như sau: Sự tham muốn gây ra luân hồi. Nó tìm hoan lạc đây đó, muốn sinh và muốn diệt.

Từ ngữ mà Đức Phật dùng để mô tả nguồn gốc của đau khổ là “tanha”, tức tham muốn. Nhưng có những ý muốn đưa tới đau khổ mà cũng có những ý muốn làm cho đời sống phong phú hơn. Ví dụ, ý muốn phát triển bản thân về thể xác, tâm trí và đạo đức là có giá trịÝ muốn giúp đỡ người khác một cách vô vị kỷ cũng rất đáng khen. Và giá trị nhất là ý muốn đạt đến giải thoát và giác ngộ.

Ý tưởng về tự ngã hay cái “ta” cũng sinh ra những tham muốn, và tham muốn lại củng cố tự ngã. Học giả John Blofeld viết:

“Có thể nói rằng nguyên nhân của mọi đau khổ và luân hồi là tham muốn hay ái dục. Giống như nhiều từ ngữ Phật Giáo khác, ái dục mang ý nghĩa của chính nó cũng như từ ngữ đối nghịch, sân hận. Do vô minhchúng ta tham muốnvà bám víu vào sự vật, đồng thời giận và ghét những sự vật khác, và vì vậy chúng ta trôi lăn trong vòng sinh tử luân hồi bất tận. Ái dục và sân hận làm cho chúng ta nghĩ với tâm nhị nguyên về mình và về người khác, có và không, tốt và xấu, đáng thương và đáng ghét, và những cặp đối nghịch khác. Chúng ta không biết rằng vũ trụ vạn vật là do chính tâm trí của mình tạo ra - hiện hữu trong cái Tâm vốn là một với tâm của mỗi chúng ta. Nhưng nếu chúng ta sẵn lòngchấp nhận điều này, nếu chúng ta thực hành tu tập giải trừ ái dụcsân hận và những ý tưởng nhị nguyên phân biệtkhác, nếu chúng ta rút khỏi cõi sắc tướng vào một chỗ trong tâm và buông bỏ tự ngã, thì khi đó những vật tâm tạo sẽdần dần mất sức mạnh gây phiền não cho chúng taTâm trí của chúng ta sẽ giống như một tấm gương phản chiếumọi chi tiết của những gì xuất hiện ở trước nó, mà vẫn không chịu một ảnh hưởng nào của những sự vật đó, dù đẹp hay xấu.”

Vậy gốc rễ của đau khổ là ảo tưởng về tự ngã, phân biệt mình với tất cả những gì khác. Những ý tưởng này đưa tớitham muốn những vật để thỏa mãn sự đòi hỏi của cái “ta”, và đưa tới sự bám giữ vào những vật đó vốn được xem là có thật và thường tồn mà thật ra chúng luôn biến đổi và hư hoại. Đời sống vô minh như vậy giống như cái nhà xây trên cát, nó sẽ sụp đổ.

Diệu đế thứ ba, “Sự Diệt Khổ”, tức là sự giải trừ trọn vẹn ái dục, cũng như tâm vị kỷ. Việc này được thực hiện qua pháp tu Bát Chánh ĐạoChánh kiếnchánh tư duychánh ngữchánh nghiệpchánh mạngchánh tinh tấnchánh niệm và chánh định.


 

Sự Diệt Khổ

Phật Pháp là pháp trị liệu hay pháp tu cho chính đời sống này. Lối sống có ý thức này được gọi là là đạo pháp. Đây là một phương pháp mạnh mẽ do Đức Phật đề ra để người thực hành có thể thoát khỏi ba điều độc hại tham dụcsân hận và si mê. Khi được thực hành một cách kiên nhẫnBát Chánh Đạo sẽ tái tạo con ngườiđưa tới giác ngộ và giải thoátĐức Phật nói “Lành thay cho những ai tìm được và thực hành con đường thánh đạo giải thoát này”.

Tu tập không chỉ có nghĩa là ngồi Thiền, mà còn nhiều điều khác, trong đó có sự hòa nhập trọn vẹn vào bất cứ việc gì mình đang làm, như tham thiền, đi, đứng, nằm, ngồi hay lái xe. Hành giả có sự chánh niệm, tức là có ý thức, và sựbình tĩnh trong mọi trạng thái. Vậy, tu theo nghĩa rộng nhất là có sự cảnh giác vào mọi lúc và gây dựng trạng thái tâm không có sự phê phán, phân biệttiên tiến và những cảm xúc độc hại tham, sân, si, ganh tị, và kiêu ngạo. Trong khi có nhiều điều để làm, nhiều nơi để đi, nhiều nhu cầu để thỏa mãn, làm sao chúng ta có thể hòa nhập tâm trí trong mỗi khoảnh khắc? Thoreau khuyên chúng ta “Hãy đơn giản hóa” (Simplify).

Tính chất của đời sống là biến đổi

Tham muốn hay bám giữ vào người và vật khác sẽ đưa tới đau khổ. Vì sự vô thường là quy luật của đời sống, nênchúng ta sẽ phải phân ly với những gì mình đang bám giữ, và sự phân ly này gây đau đớn.

Lama Anagarika Govinda (người Đức) đã nói về tính chất và hậu quả của sự bám giữ như sau: “Tính chất của đời sống là biến đổi, còn tính chất của sự chấp thủ là giữ lại, củng cốngăn cản sự biến đổiVì vậy, đối với chúng ta sựbiến đổi là đau khổ. Nếu chúng ta không nhìn những vật đối tượng hay những trạng thái hiện hữu từ quan điểm chiếm hữu hay hưởng thụ một cách vị kỷchúng ta sẽ không bị phiền não một chút nào khi chúng biến đổi hay không còn nữa; ngược lại chúng ta vui hưởng sự biến đổi trong nhiều trường hợp, hoặc khi những trạng thái hay những đối tượng không đáng ưa không còn nữa hoặc giả sự biến đổi cung cấp cho chúng ta những kinh nghiệm mới hay để lộ ra chochúng ta một tri kiến sâu xa về tính chất của sự vật, và những khả năng giải thoát lớn hơn. Vì vậy, ‘thế gian’ hay sựbiến đổi của nó không phải là nguyên nhân của đau khổ, mà đó là thái độ của chúng ta đối với thế gian, sự bám giữ của chúng ta vào nó, sự tham muốn, sự vô minh của chúng ta”.

Ý nghĩa của Bát Chánh Đạo

Ý nghĩa của Bát Chánh Đạo là để giải trừ đau khổ và đạt được an lạc ngay trong đời sống phải có một sự giác ngộ.Điều kiện của giác ngộ là một đời sống đạo đức, hành thiền, và xả ly. Một điều cần phải có thêm là chứng ngộ tánh Không của vạn vật. Người ta không thể tiến trên con đường dẫn đến giác ngộ, trừ khi tâm trí thoát khỏi những phiền não do hành vi vô ý thức hay vô minh gây ra, vì vậy một lối sống dựa trên hành vi đạo đức là nền móng của sự chứng ngộ tâm linh.

 

Những mức độ giác ngộ

Có những mức độ giác ngộ khác nhau. Người ta có thể cảm nhận một cách mơ hồ hoặc có thể trông thấy rất rõ. Khi thực sự cảm nhận rằng Chơn Tánh của vạn vật (Essential-nature of the phenometal world) là không có một chất liệu thường tồn nào cả, chúng ta sẽ không bám giữ vào những sự vật nào nữa, vì chúng chỉ là những ảo ảnh. Và sự chết cũng được nhìn thấy là một ảo ảnhkhông thật có.

Sự giác ngộ của Đức Phật sâu xa đến mức người ta hỏi Ngài: “Ngài là ai?”. Hàm ý “Ngài thuộc cấp nào?”.

Họ hỏi: “Ngài có phải là một vị Thần không?”

- “Không.”

- “Một Thiên thần?”

- “Không.”

- “Một vị Thánh?”

- “Không.”

- “Vậy Ngài là gì?”

- “Ta giác ngộ.”

Thật vậy, đó là ý nghĩa của “Buddha”, có nguồn gốc từ cổ ngữ Ấn Độ Sanskrit, “budh”, nghĩa là “thức dậy”, “biết”.

Ví dụ sau đây nói lên tới một mức nào đó của trạng thái tâm mà sự giác ngộ sản sinh. Một người mù từ khi mới sinh ra dần dần phục hồi thị giác của mình. Lúc đầu người đó chỉ có thể trông thấy rất mờ và tối, và cũng chỉ có thể trông thấy những vật ở gần. Khi thị giác trở nên tốt hơn, người đó có thể thấy rõ những vật ở cách vài thước, rồi mười thước, rồi một trăm thước, rồi cả một ngàn thước. Ở mỗi mức độ này, thế giới hiện tượng mà người đó trông thấy vẫn là một, nhưng sự khác nhau ở độ rõ và chính xác những sự quan sát thì lớn như sự khác nhau giữa con kiến và con voi. Thế giới không thay đổi, chỉ có nhãn quan của người đó về thế giới thay đổi.

Với sự giác ngộchúng ta hiểu ra rằng từ trước tới giờ mình đã nhìn thế gian cứ như là qua một cái kính đen. Bây giờ, lần đầu tiên, chúng ta nhìn sự vật theo tính chất thật của chúng, và chúng ta thấy thế gian đầy vẻ đẹp và những điều kỳ diệu mà mình đã chưa bao giờ tưởng tượng. Tất nhiên, phẩm chất của sự trông thấy đó tùy thuộc vào việc mìnhgiác ngộ cạn hay sâu. Nhưng sự ngạc nhiên thích thú là bằng chứng của sự giác ngộ dù chỉ sơ khởi.

Nhưng giác ngộ trọn vẹn không có nghĩa là chúng ta sẽ không bao giờ cảm thấy đau khổ. Ngay cả Đức Phật cũngcảm thấy đau buồn, và cảm thấy một cách sâu xa, nhưng Ngài không chấp thủ những cảm xúc này.

Người không giác ngộ hay vô minh, đi qua cuộc đời một cách mê muội. Không thỏa mãn với thân phận của mình, họkhông hạnh phúc trong phần lớn thời gian. Những ý nghĩ xao động trong tâm trí của họ suốt ngày. Vì vậy họ nhìn mà không thực sự trông thấy, lắng nghe mà không thực sự nghe thấy. Họ chỉ nghe thấy những ý nghĩ xao động của mình chứ không thấy những nhịp điệu của sự sống.


 

Đau Đớn Của Thể Xác

Chúng ta đã thảo luận về sự đau khổ hiện sinh, tức sự đau khổ của đời sống. Sự đau khổ của thể xác thì sao? Sựđau khổ trong một căn bệnh như ung thư xương là gì? hay bị thương nặng trong một tai nạn xe hơi?

Bác sĩ Cicely Saunders, Giám đốc Bệnh viện St. Christopher gần London, có ý tưởng về sự đau khổ toàn diện như sau: Sự đau khổ phát sinh không chỉ từ một sự kích thích ở thể xác mà qua một sự tương tác phức tạp của nhiều nhân tố. Sự đau khổ toàn diện gồm có bốn loại là nguồn gốc thân xác, trầm uất, sân hận và lo sợ.

Nguồn gốc thân xác là những nhân tố: Triệu chứng sức khỏe suy giảm, căn bệnh không phải ung bứu và ung thư.

Sự trầm uất là những nhân tố: Mất địa vị xã hội, mất quyền lợi và thu nhập của việc làm, mất vai trò trong gia đình,mệt mỏi và mất ngủcảm giác bất lực và cảm thấy mình xấu đi.

Sân hận là những nhân tố: Thủ tục rắc rối, bạn bè không đến thăm, chẩn bệnh chậm trễ, thiếu bác sĩ, khó chịu và trị liệu thất bại.

Lo sợ là những nhân tố: Sợ bệnh viện hay nhà điều dưỡng, sợ đau, lo nghĩ về gia đình, tài chánh gia đìnhsợ chết, mất sự uy nghi và sự kiểm soát cơ thể, tinh thần bất an và tương lai bất định.

Khi được đề nghị mô tả sự đau đớn của mình, đa số người không biết sao. Đau là một cảm giác cơ thể bị nhuộm nhiều màu bởi những trạng thái cảm xúcđiều kiện tinh thầnquy định của văn hóa, sợ căn bệnh gây đau đớnsợ chết vì căn bệnh, và nhận thức về tình trạng của mình liên quan tới nguyên nhân của sự đau.

Biểu đồ 3: Đau Khổ

Thêm nữa, nhận thức về toàn thể hoàn cảnh đời sống của mình, mình đã học cách đối phó với sự đau đớn như thế nào khi còn nhỏ, sự mệt mỏi và cả mức độ lãng quên cơn đau vào bất cứ lúc nào, những điều này có ảnh hưởng tớicảm giác. Những cuộc nghiên cứu cho thấy âm nhạctiếng độngthôi miên hay một sự xao lãng làm cho người ta khócảm thấy đau hơn là khi lo sợ, trầm uất và mệt mỏi. Những người bị đau đớn kéo dài đã học cách bắt buộc mình tập trung vào những hoạt động gây sự chú tâm nhiều tới mức không cảm thấy sự đau đớn, hoặc cảm thấy ít hơn. Những người chịu sự đau đớn mãn tính cho biết cách tốt nhất để giảm đau là hòa nhập tâm trí vào công việc của mình.

Ý thức về tự ngã như một người phân cách với những người khác càng chặt chẽ thì người ta càng cảm thấy đau khổtrong thể xác cũng như đau khổ trong đời sống. Theo nghĩa này thì không có ranh giới giữa hai sự đau đớn đó.

Đau cấp tính và đau mãn tính

Đau cấp tính có lợi điểm là hữu hạn chứ không vô hạn, tức là người ta biết rằng dù có thể kinh khủng, nó sẽ khôngtiếp tục mãi mãi. Đau mãn tính thì có thể tiếp tục, có khi tới cuối đời. Nhiều người bị đau mãn tính thực sự muốn đời mình chấm dứt sớm. Theo Bác Sĩ Robert Twycross, một chuyên gia về đau, người Anh, thì đau mãn tính thường dobác sĩ không hiểu trọn vẹn nguồn gốc của sự đau đớn của bệnh nhân, vì sự đau đớn thể xác có thể phát sinh nhiều hơn là khối u, vết rạch, vết thương, hay căn bệnh của bệnh nhân. Sự ê ẩm vì nằm ở giường, táo bón, lo sợ, kiệt sức, thay đổi thế nằm hay thay đổi trong việc dùng tay và chân trong phản ứng với sự đau, và nhiều thứ khác sẽ gây rađau đớn. Bạn bè, thân nhân, các bác sĩ và y tá tương tác với bệnh nhân có thể với thái độ và sự đáp ứng của họ dành cho riêng bệnh nhân sẽ giúp làm giảm sự đau đớn.  Sir David Smithers, Giám đốc ban xạ trị của một bệnh viện ở Anh Quốc, đặt ra một quy tắc là y sĩ của bệnh viện nên đến thăm những bệnh nhân bị bệnh thời kỳ cuối mỗi ngày. Một bác sĩ dù tài giỏi đến đâu về dược lý lâm sàng (clinical pharmacology), nếu không có thời giờ để trò chuyện, sẽ không biết gì về việc chăm sóc thời kỳ cuối. Ở đây, trò chuyện có nghĩa là “bệnh nhân trò chuyện” trong khi bác sĩ lắng nghe. Dù cần có cả thời gian lẫn cảm xúclợi ích của việc này là đáng kể.

Kiểm soát sự đau đớn

Giá trị của kiểm soát sự đau đớn trong việc nâng cao ý thức của người bệnh hấp hối và làm cho người đó dễ chịuđược nhấn mạnh trong một cuốn băng ghi âm được thực hiện với sự bảo trợ của Bệnh viện St. Christopher:

“Mấy tuần cuối cùng trước khi chết có rất nhiều điều cần được nói tới, những sự thu xếp cụ thể cần phải được làm. Nếu trong thời kỳ này bệnh nhân bị xao lãng bởi sự đau đớn mãn tính, bị mê man bởi thuốc an thần nặng, hay khôngdễ chịu vì miệng khô, ê ẩm vì giường nằm hay táo bón thì một cơ hội quan trọng sẽ bị bỏ lỡ. Bác sĩ chăm sóc cho bệnh nhân hấp hối sẽ không tìm cách chữa hay không còn tìm phương tiện giữ cho căn bệnh ở trong sự kiểm soát.Tài năng của bác sĩ được hướng tới việc kiểm soát một loạt những triệu chứng biến đổi. Nhưng nếu bác sĩ có thể nâng mức ý thức của bệnh nhân lên trên sự bận tâm trị liệu của họ với thể xác của mình thì việc này sẽ làm cho họ có cơ hội chấm dứt sự sống của mình trong sự dễ chịuhòa hợp với chính mình và gia đình của mình.”

Có nhiều cách kiểm soát sự đau đớn làm cho bệnh nhân giữ được sự tỉnh táo. Cuốn sách này không thể xét kỹ hơn về những cách này, nhưng ngoài những phương thuốc được đề ra một cách thận trọng, chúng bao gồm thôi miên, những kỹ thuật sửa đổi hành vi, châm cứu, những kỹ thuật thư giản, tư vấn tâm bệnh học và thiền quán. Sự đau đớncủa mỗi người có tính chất cá nhântùy thuộc vào kinh nghiệm đời sống và những kỳ vọng của người đó cũng nhưtùy thuộc vào tất cả những nhân tố khác đã nói ở phần trên, và như vậy không có phương cách phổ quát nào có thể được đề ra để chấm dứt hay giảm nhẹ sự đau đớn đó.

Tuy nhiên, có thể nói rằng việc giải trừ sự đau khổ của đời sống cũng sẽ giải trừ đáng kể sự đau đớn thể xác. Và sựđau đớn thể xác có thể có ích lợi lớn là thúc đẩy con người thôi tự mãn để đi tìm Chân Lý.

Thái độ đối với sự đau đớn

Sự đau đớn có thể là vị Thầy lớn nhất cuộc đời mình. Có những loại đau đớn mạnh tới mức ý thức phân biệt, ý tưởngmình là ai, sự chấp thủ vào mọi sự vật, đều biến vào lửa nguyên thủy của sự đau đớn, không có gì khác hiện hữu. Trong khoảnh khắc vĩnh cửu đó, có một cái gì không thể cảm nhận được xảy ra, và khi cơn đau giảm bớt hay tan biến, người ta sẽ không còn như trước nữa. Điều này chỉ khả hữu nếu không có sự phân cách với cơn đau, không chiến đấu, không kháng cự, không sân hận, mà chỉ kêu lên “Ôi, đau quá!”.

Nhưng nếu nghĩ “Trời ơi! Cơn đau kinh khủng này thật đáng sợ! Mình chưa bao giờ bị đau như vầy!”, thì người ta sẽ vẫn là một sự tự ngã nhỏ bé, cô lập, bị lôi cuốn bởi ý muốn mình là một cái gì khác hơn mình lúc này.

Đúng là sự hòa nhập mình vào bất cứ một điều gì, đưa tâm trí rời khỏi thể xác sẽ làm cho chúng ta bớt ý thức về cơn đau, nhưng thiền quán là phương pháp đặc biệt hiệu nghiệm cho mục đích này. Có nhiều loại thiền quán, nói một cách chặt chẽ thì thiền quán là đưa một điều gì đó vào tâm trí, ví dụ như một hình ảnh, một chữ thiêng liêng để quán tưởng hay một ý niệm để suy ngẫm. Khi đạt trạng thái định, tức là hòa nhập tới mức quên mìnhhành giả sẽ không cóý thức gì về thân xác của mình, đừng nói gì tới cơn đau.

Một phương pháp hiệu quả để đạt trạng thái định là thiền quán về một vấn đề căn bản đang ám ảnh mình, ví dụ như“Mình từ đâu đến khi sinh ra? Mình sẽ đi về đâu khi chết?” (Where did I come from when I was born, and where will I go when I die?), hay “Các vị Thầy lớn của loài người thường nói rằng mỗi người chúng ta đều hoàn hảo từ khởi thủy. Vậy tại sao bây giờ mình phải chịu đau đớn và tại sao có quá nhiều đau khổ trong thế gian như thế này?”. Để giải quyết sự mâu thuẫn giữa lời dạy của các vị Thầy và những gì có vẻ trái ngược đối với chúng tahành giả phải vật lộnvới vấn đề tâm linh này. Và tất nhiên hành giả phải tin rằng mình có thể tìm được lời giải đáp.

Người bệnh phải nằm tại giường, cũng có thể thực hành thiền quán giải trừ đau đớn, nhưng nếu có thể ngồi, thì thế ngồi thẳng lưng là cách hiệu quả nhất để tham thiền.

 
6.        TỰ TỬ VÀ CHẾT NHẸ NHÀNG

Tự tử  và “chết nhẹ nhàng”, là hai phương diện “khó khăn” của sự chết. Tự tử có vẻ đã trở nên phổ biến trong giớithiếu niên và người già. “Chết nhẹ nhàng” đã trở thành đề tài nghiên cứu nghiêm túc, khi những tiến bộ kỹ thuật cho phép người bị bệnh nặng kéo dài sự sống trong những điều kiện, mà họ khó sống một cách bình thường. Trong báo chí có rất nhiều bài nói về những người già bị bệnh thời kỳ cuối, họ đau đớn và sợ sự mất năng lực hoàn toàn phải được người khác chăm sóc, hay chán ngán với đời sống hạn chế trong một thể xác và tâm trí suy thoái nên đã quyết định “bỏ lại tất cả” (leave it all behind), có khi với sự giúp đỡ của những người khác.

Có những người tự tử để phản đối một điều bất công nào đó và những người hy sinh mạng sống của mình vì lợi íchcủa người khác.

Tự Tử

Tự tử được định nghĩa là “cố ý giết chính mình” (the intentional taking of one own life). Trong tự tử thường có một mức độ cao sự vị kỷ. Tự giết mình thường là sự biểu lộ của tức giận, kết quả của ý muốn làm cho người khác ân hậnvì đã không làm gì để ngăn cản vụ tự tử, hoặc đã gây ra vụ tự tử. Hành động tự hủy diệt là hành vi thách thức cao nhất của người tự tử, một hành vi tượng trưng sự khinh thường xã hội, cái xã hội mà cùng lúc người đó buộc tội là đã thiếu trách nhiệm đối với mình chứ không phải mình thiếu bổn phận đối với xã hội. Người ta nhận thấy nhiều người tự tử đã có những ý tưởng trái ngược về việc chấm dứt mạng sống của mình, họ muốn nói lên một điều gì qua việc tự tử của mình hơn là tìm sự thành công trong việc tự tử.

Cũng có một loại chết được gọi là “tự tử không hẳn cố ý” (sudintentional suicede). Một thí dụ là những người liều mạng với những tình trạng nguy hiểm như lạm dụng những chất kích thích hay có thói quen lái xe với tốc độ cao một cách liều lĩnh. Cái chết không hẳn cố ý là cái chết mà ở trong đó con người đóng vai trò một phần, kín đáo trong tiềm thức hay vô thức trong việc đẩy nhanh cái chết của mình. Việc này cũng có tính chất vị kỷ.

Tất nhiên, không phải tất cả những người tự tử đều có động lực vị kỷ. Một người như vậy là Thiền sư Yamamoto. Vào lúc viên tịch, Ngài Trụ trì một tu viện lớn, và ở tuổi chín mươi sáu, Ngài như hoàn toàn mù và điếc. Ngài nói với mọi người rằng đã tới lúc Ngài ra đi, và sẽ quy tịch vào đầu năm tới. Rồi Ngài tuyệt thực. Các đệ tử nói với Ngài rằng, đầu năm mới là thời gian bận rộn nhất của tu viện, nên nếu Ngài ra đi vào thời điểm đó thì sẽ không thuận lợi. Ngài nói “ta hiểu”. Rồi Ngài ăn uống trở lại cho tới đầu mùa Hè, Ngài lại tuyệt thực, và một hôm Ngài lặng lẽ qua đời.

Điều đáng ghi nhận là vị Thầy này chỉ tuyệt thực. Người ta có thể nói rằng Ngài đã không làm gì để kéo dài mạng sống của mình, nhưng Ngài không tự giết mình một cách hung bạo. Đúng hơn, cái chết của Ngài là một sự buông bỏ. Không có sự tự ái hay sự tủi thân, không có gia đình để lại đằng sau để than khóc, chỉ có sự nhận biết là mình không còn hữu dụng nữa và đã tới lúc ra đi.

Một bác sĩ bạn của tôi chuyên về ung thư nói với tôi: “Ở bệnh viện những bệnh nhân cao tuổi bị bệnh lâu ngày thường bảo với tôi rằng, hãy cho họ một cái gì để chấm dứt sự khốn khổ của họ. Tôi nói với họ là tôi không có cái gì cả; tất cả những gì họ cần là không ăn uống nữa. Những bệnh nhân này chỉ muốn một người nào cho họ lối thoát dễ dàng và chịu trách nhiệm về đời sống và cái chết của họ”.

Người bình thường muốn chết vì đã chịu nhiều đau khổ về tinh thần hay thể xác và không muốn chịu thêm nữa. Điều này dễ hiểu, không ai muốn chịu đau khổ một cách không cần thiết. Mặt khác, theo các chuyên gia về sự đau đớn thể xác thì trong thời đại này không ai cần phải chịu đau đớn vì một căn bệnh nào đó, vì việc chẩn bệnh và kỹ thuật kiểm soát đau đớn đã tiến bộ hơn trước.

Sự đau khổ về tinh thần và thể xác cũng có tiềm năng mang lại sự chuyển hóa tâm linh đáng kể. Thêm nữa, thái độchịu đựng sự đau đớn của một bệnh nhân có thể có ảnh hưởng tinh thần tới những người chăm sóc bệnh nhân đó. Có nhiều chuyện về những người bệnh nặng hay bị thương nặng mà vẫn có quan điểm tích cực và thực tiễn về đời sống và không nghĩ tới việc tự tử. Magdalena Cintron, sáu mươi chín tuổi, được tiếng là người vui vẻ, tử tế và rộng rãi, dù đang bị đau liên tục vì tê liệt. Bà đã sống trong một căn phòng ở một bệnh viện ở Rockester, New York, trong bốn năm:

“Bà không thể rời phòng, dù chỉ để đi lễ nhà thờ của bệnh viện, vì bà phải dùng ống thở suốt ngày. Bà cũng gần nhưhoàn toàn tê liệt, chỉ có thể nhún vai một chút và nhích chân một chút. Mọi việc tắm rửa, xoay người lại và thay quần áo của bà đều do các y tá làm một cách cẩn thận để ống thở không bị sút ra. Bàn tay và bàn chân của bà được bó lại để tránh bị đụng chạm khi bà được di chuyển.

Vậy mà khi được hỏi, Magdalena Cintron nói rằng bà không bao giờ nghĩ tới việc bảo người ta tắt máy thở cho mình. Bà nói: “Không! vì như vậy tôi không thể thở được”. Và bà hơi ngạc nhiên vì câu hỏi. Bà nói thêm “Tôi đã phần nào quen dùng máy thở rồi”. Giọng của bà khàn và khó nghe vì đang đeo ống thở”.

Nếu người nào muốn tự chấm dứt mạng sống của mình vì lý do không vị kỷ, tức là không muốn mình là gánh nặng về tài chánh và cảm xúc cho gia đình cũng như bạn bè vì căn bệnh không thể chữa được của mình thì tất nhiên nghiệp quả của việc tự tử của người đó sẽ giảm thiểu.

Tự tử và niềm tin tôn giáo

Những tín ngưỡng khác nhau đã có nhiều quan điểm khác nhau về tự tử, từ khuyến khích tự tử cho tới chống lại việc tự tử một cách mạnh mẽ. Có những nền văn minh mà ở đó khi một người qua đời, vợ hay người hầu được xem là phải tự tử, chết theo chồng hay chủ của mình; như trong Ấn Độ Giáo, người vợ phải nhảy vào giàn hỏa của người chồng quá cố. Thánh Augustine của Thiên Chúa Giáo cho rằng tự tử với bất cứ lý do gì đều là tội lỗi, vì tự tử là một hành động loại trừ khả năng cải hối và là một hình thức sát nhân, và do đó vi phạm lời răn “không được giết người”, không thể biện minh bằng một ngoại lệ nào. Phái Tin Lành Chính Thống cũng nói rằng sự bác bỏ thuyết địa ngục của phái này làm cho việc buộc tội tự tử mạnh mẽ hơn và số phận tương lai của con người tự tử tối tăm hơn. Do Tháicũng ngăn cấm tự tử.

Phật Giáo cũng mạnh mẽ phản đối tự tử, lý do chính là chỉ với thân tâm con người thì người ta mới có thể đạt đượcgiác ngộ, giải trừ vô minh vốn là nguồn gốc của đau khổĐức Phật nói: “Một tu sĩ bảo người ta từ bỏ cuộc đời đầy đau khổ và tội lỗi này, chết là tốt hơn, như vậy người tu sĩ đó là kẻ giết người”. Phật Giáo dạy rằng người tự tử không tránh được những sự đau khổ vốn là quả xấu của những ác nghiệp quá khứ và cũng không thể hưởng nhanh hơn nhữngthiện nghiệp của mình.

Học giả nổi tiếng quốc tế Ananda K. Coomaraswamy viết: “Sự kiện Phật Giáo mạnh mẽ phản đối tự tử là có lý dochính đáng, đó là cần phải có một cái gì mạnh hơn một liều thuốc độc để hủy diệt ảo tưởng về cái ‘ta’ và cái ‘của ta’. Để thành tựu việc này cần phải nỗ lực không mỏi mệt của một ý chí mạnh mẽ”.

Điều quan trọng ở đây là phân biệt giáo lý của một tôn giáo với sự vi phạm giáo lý của những tín đồ hiểu lầm nhữnggiáo lý đó. Đúng là những tu sĩ Phật Giáo không hiểu biết hay phiền não đã tự giết mình. Những tín đồ của các tôn giáo lớn khác, đặc biệt là Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo, cũng đã hy sinh mạng sống của mình cho những gì mà họ xem là lý do tôn giáo vững chắc.


Chết Nhẹ Nhàng

“Chết nhẹ nhàng”, trong tiếng Hy Lạp là Euthanasia, có nghĩa là “Chết không đau, hạnh phúc” (painless, happy death)và còn có nghĩa là “Hành động làm chết một cách không đau cho một người đang chịu một căn bệnh, đau đớn và trong tình trạng không thể chữa trị được”. Từ ngữ này được dùng càng ngày càng nhiều như chữ đồng nghĩa với “giết ân huệ” (mercy killing). Việc này có thể là một hành động sẽ làm sự sống chấm dứt, ví dụ như tháo bỏ ống thực phẩmcủa một bệnh nhân hôn mê hay ống thở của một bệnh nhân không tự thở được. Việc này cũng có thể là một sự“không hành động”, tức là không hồi sinh một người bị trụy tim hay ngừng thở. Hay có thể là việc giết không đau trẻ sơ sinh không có tay chân hay bị dị dạng nặng.

Có những người tin rằng có sự khác biệt về đạo đức giữa sự chết nhẹ nhàng chủ động (tháo bỏ ống thực phẩm khỏi một người hôn mê) và chết nhẹ nhàng thụ động (ví dụ như không làm phương pháp hồi sinh một bệnh nhân thời kỳcuối bị trụy tim). Theo tôi hiểu thì chết nhẹ nhàng thụ động đã trở nên được chấp nhận tổng quát một cách hợp pháp, tức là quyền căn bản của bệnh nhân được chọn lựa về đạo đức, trong trường hợp này là từ chối việc điều trị duy trìsự sống: “Hồi sinh tim phổi, giải phẫu, kháng sinh và cả thực phẩm và nước uống, có thể cho ngừng lại. Các bệnh viện thường cho phép những bệnh nhân trưởng thành có năng lực tâm trí từ chối việc điều trị duy trì sự sống, ví dụnhư hóa trị”. Việc thực phẩm và nước có thể được bỏ cũng trở nên được chấp nhận rộng rãi, dù ở một số tiểu bang của Hoa Kỳ, việc bỏ những sự điều trị khác phải xảy ra trước, và phải có chỉ thị bằng văn bản rõ ràng về việc bỏ thực phẩm và nước.

Video tư liệu về an tử quyền, xin vào xem:

https://www.youtube.com/watch?v=hCRpuTRA7-g

 

Việc tháo bỏ ống thực phẩm từ một người hôn mê, đã có nhiều trường hợp chính thức trong đó những quyết định hợp pháp đã cho phép việc này. Đa số thẩm phán quyết định trong một trường hợp ở tòa án Massachusetts, tháo bỏ ốngthực phẩm khỏi một người hôn mê nghĩ rằng ống thực phẩm quá “cồng kềnh”, nói rằng tiến bộ y học cần phải có sựphân biệt giữa cái chết theo ý niệm truyền thống và cái chết mà ở trong đó thể xác sống theo một lối nào đó nhưng bộ óc (hay một phần quan trọng của bộ óc) thì không.

Vậy theo nghĩa thuần túy luật pháp thì không có trường hợp nào trong những trường hợp này là sát nhân, dù nghiệp quả là một chuyện khác. Mặt khác, có những trường hợp người bệnh tuyệt vọng với sự sống của mình và vì lời yêu cầu “tháo bỏ” của họ bị từ chối bởi nhân viên bệnh viện hay một thẩm phán, họ tiếp tục sống và sau đó đã biết ơn vì mình còn sống và mạnh khỏe. Sau đây là một trường hợp như vậy:

“Nếu em bị bệnh, chỉ có máy có thể giữ cho em sống,” Jacqueline Cole, 44 tuổi, đã nói với chồng của mình là Mục SưHarry Cole, “Em muốn anh rút phích cắm”.

Mùa Xuân vừa qua bà Cole bị xuất huyết não và rơi vào hôn mê. Chồng bà đợi bà tỉnh lại trong bốn mươi mốt ngày rồiyêu cầu Thẩm Phán John Carroll Byrnes thuộc tiểu bang Maryland ra lệnh cho các bác sĩ để cho người hôn mê này chết nhẹ nhàng. Thẩm phán Byrnes không chấp thuận và nói rằng lúc này còn quá sớm để thôi hy vọng.

Sáu ngày sau Jacqueline Cole tỉnh lại, cười và đáp lại chồng mình một nụ hôn vui vẻ. Vị Mục Sư hạnh phúc nói: “Phép lạ có thể xảy ra và thực sự đã xảy ra. Tôi nghĩ là chúng ta đã gây rắc rối thêm cho vấn đề quyền được chết của người bệnh.” (Tạp chí Time, 1986).

Tuy nhiên, chuyện này có thể cũng đưa tới “sự độc đoán của những chuyện riêng khác”. Nếu chúng ta quyết định theo những trường hợp cùng cực như vậy sẽ rất khó để phân tích những vấn đề này. Thứ nhất, không có ý kiến nào của y học về trạng thái tâm thức nào mà Jacqueline đã có trong khi “hôn mê”, vì vậy chúng ta không biết phải so sánh một cách chính xác như thế nào kinh nghiệm của bà với kinh nghiệm của những người khác. Thứ hai, chúng ta không biết mức độ của đời sống hoạt động của bà sau khi tỉnh lạiSự thật đáng buồn là rất ít người trở lại đời sống hoạt độngsau khi bị mất ý thức lâu dài.

Các tôn giáo có thái độ gì đối với cái chết nhẹ nhàng?

Một cuộc nghiên cứu cho biết Giáo Hội Thiên Chúa không đòi hỏi các tín đồ chấp nhận một sự điều trị bảo tồn sự sống nào nếu nó chỉ kéo dài thời gian hấp hối. Nhưng Giáo Hội nói việc chăm sóc “tiện nghi” phải được tiếp tục, kể cảthực phẩm và nước uống. Vậy nếu một bệnh nhân ở trong sự hôn mê thường trực, máy thở có thể được tắt nhưng việc cho ăn không được bỏ.

Do Thái Giáo cũng kết tội những hình thức làm chết nhẹ nhàng chủ động nhưng cho phép từ chối những hỗ trợ sự sống, vì những sự hỗ trợ này chỉ kéo dài thời gian hấp hối.

Giáo Hội Lutheran xem sự chết nhẹ nhàng là sát nhân hay tự tử, nhưng cho phép tín đồ: “Để cho thiên nhiên tự vận hành”. Nói cách khác, các tín đồ Lutheran có thể từ chối hồi sinh hay những sự hỗ trợ sự sống nhân tạo.

Nói một cách chặt chẽ thì đa số Giáo Hội Thiên Chúa ủng hộ việc tiếp tục mọi sự điều trị, kể cả việc dùng máy thở cho bệnh nhân hôn mê, vì cảm thấy rằng mỗi mạng sống con người, kể cả mạng sống ở ngoài biên, đều ở trong tay của Thiên Chúa.

Trong cuốn “Sự Chết Nhẹ Nhàng và Đạo Đức” (The End of Lide: Euthanasia and Morality), James Rachels thấy có sựmâu thuẫn nội tại trong thái độ nói trên: “Nếu một mình Thiên Chúa quyết định khi nào chúng ta sống và khi nào chúng ta chết thì chúng ta đóng vai Thiên Chúa cũng nhiều, khi cứu chữa bệnh nhân cũng như khi giết chết họ”.

Phật Giáo nói rằng, vì cái chết không phải là sự chấm dứt của sự sống, nên đau khổ không ngừng lại với cái chết, mà vẫn tiếp tục cho tới khi nghiệp quả của đau khổ không còn nữa, vậy tự tử hay giúp người khác tự tử để thoát đau khổlà việc làm vô nghĩa.

Bệnh Xá và Sự Chết Nhẹ Nhàng

Một phần vì thành công trong việc nuôi dưỡng sự phát triển trong giai đoạn cuối của cuộc đời, và một phần vì thành công trong việc kiểm soát những triệu chứng, các bệnh xá dành cho bệnh nhân thời kỳ cuối đã làm giảm nhiều cuộctranh luận về sự chết nhẹ nhàng. Một bệnh nhân ở bệnh xá St. Christopher mạnh mẽ nói: “Nếu có bệnh xá ở mọi nơi, tất cả những gì người ta nói về sự chết nhẹ nhàng đều vô nghĩa. Tất nhiên là họ có ý tốt, và tôi cũng cảm thông với họ, nhưng sự thật là không cần phải giết bệnh nhân để làm cho họ được dễ chịu”. Bác sĩ Richard Lamerton, giám đốc một bệnh xá nói:

“Nếu người nào thực sự muốn chết một cách nhẹ nhàng, người đó chắc phải có bác sĩ và y tá kém năng lực. Đây không phải là vấn đề chết nhẹ nhàng là đúng hay sai, tốt hay xấu, thực tiễn hay không thể dùng được, mà chết nhẹ nhàng là một vấn đề không thích hợp. Là những bác sĩchúng ta có bổn phận chăm sóc bệnh nhân như thế nào để họ không bao giờ đòi chúng ta giết họ. Sự chết vẫn là một phần của đời sống. Trong giai đoạn này, người ta có thể học được một số bài học quan trọng nhất về cuộc đời của mình.”


7.        VỚI NGƯỜI BỆNH THỜI KỲ CUỐI

 

Khi một người nằm chết

người đó không chết chỉ vì căn bệnh

Người đó chết vì cả cuộc đời của mình.

Lời của Charles Peguy

 

Trong khi mắc một căn bệnh đe dọa mạng sống, điều quan trọng là bạn cần giữ mối liên hệ với người thân và bạn bè.Ít nhất bạn cần nên có một người bạn đáng tin cậy, người mà bạn có thể tâm sự những nỗi sợ hãi và hy vọng của mình. Những mối liên hệ nhiệt tình và bền vững như vậy, giúp bạn xua đuổi cảm giác cô đơn vốn mạnh mẽ vào lúc này và giúp thiết lập bầu không khí thích hợp, dù bạn ở nhà, ở bệnh viện hay viện dưỡng lão.

Giá Trị của Sám Hối

Qua sự sám hối, bạn có thể trút bỏ được những cảm giác tội lỗi trong tâm trí của mình vốn thường mạnh mẽ xuất hiệntrong lúc này, bớt lo sợ và tìm thấy sự an tĩnh của tâm trí. Hãy cố gắng tụng bài kệ Sám Hối sau đây:

“Con xưa đã tạo bao ác nghiệp

Đều bởi vô thỉ tham sân si

Từ thân, miệng, ý mà sanh ra

Tất cả con nay xin sám hối”.

(All evil actions committed by me

Since time immemorial,

Stemming from greed, anger, and ignorance,

Arising from body, speech, and mind

I now repent having committed).

Sám hối không phải chỉ là một lối biểu lộ sự ân hận về những tội lỗi quá khứ. Nếu thành tâm sám hối thì đó là một cách giải trừ mãi mãi những mặc cảm tội lỗi trong tâm. Tuy nhiên, không phải chỉ tụng một lần là dẹp được nhữngcảm giác tội lỗiBài kệ này nên được tụng nhiều lần. Một câu cách ngôn của Do Thái đã nói lên ý này: “Chỉ cần hối hận trong ngày cuối cùng của đời mình, nhưng vì không biết ngày đó là ngày nào nên phải hối hận mỗi ngày” (You have only to repent the last day of your life, and since you don't know what day that is, you must repent evey day).

Giữ Tâm Trí Trong Sáng

Nếu bị đau đớn nhiều, bạn nên xin bác sĩ hay y tá cho loại thuốc giảm đau nào không làm cho bạn bất tỉnh hay bán bất tỉnh. Những người nào không quen dùng thuốc và nhạy cảm với thuốc nên cảnh giác với những loại thuốc mạnh,đặc biệt là thuốc chống đau mà phần lớn có chứa nha phiến. Những loại thuốc như vậy có thể đưa tới sự ngừng thở hay có ảnh hưởng tới tình trạng tâm trí của người dùng. Bệnh nhân không nên ngại hỏi y tá là loại thuốc chống đau mình sắp dùng có gây ra phản ứng xấu hay không. Thân nhân có thể hỏi giùm người bệnh về điều này. Trong đa sốbệnh viện ở Mỹ, thuốc chữa làm cho tâm trí người bệnh không có ý thức gì về sự chết. Muốn giảm đau thì phải dùng thuốc, nhưng những loại thuốc ngủ, thuốc an thần, và thuốc chống đau mạnh cũng được dùng để làm cho bệnh nhân yên tĩnh, vì vậy hãy cố gắng tránh những loại thuốc đó.

Thở Để Giải Trừ Lo Sợ

Nếu thấy lo sợ, phép thở sau đây có thể mang lại sự dễ chịuđặc biệt là khi bạn cũng thực hành đều đặn những phép thở được mô tả trong cuốn “Thiền Quán Cho Người Hấp Hối” (Meditations for the Dying Person).

Một cách hiệu quả để ngừng lo sợ là thở ba hơi thở dài và sâu, buông lỏng với mỗi hơi thở, và tập trung tâm trí vàohơi thở. Trong khi thở, vươn bụng và để cho nó lên xuống với mỗi hơi thở ra vô. Có thể nhắm mắt hay mở mắt.

Tâm Trí Vào Lúc Trút Hơi Thở Cuối Cùng

Trạng thái tâm trí của bạn vào lúc trút hơi thở cuối cùng là điều quan trọng, vì hướng đi và sự nhập thể của sinh lựctrong tương lai tùy thuộc điều này. Chỉ với một tâm trí có kỷ luật và được sửa soạn về tâm linh thì bạn mới có thể hy vọng chống lại sự lôi kéo của những thói quen tham muốn và bám giữ cũ khi năng lượng cuối cùng của mình tiêu tan. Những xung lực ý nghĩcảm giác, và nhận thức tụ lại với nhau trong hơi thở cuối cùng này thật mạnh mẽ và có thểcản trở sự đạt những mức tâm thức cao và cả sự giác ngộ.

Tín Tâm Minh

Để sửa soạn bản thân cho giờ phút cuối cùng, bạn nên đọc hay nhờ người khác đọc một bài kinh hay một bài cầu nguyện. Trong số đó, “Tín Tâm Minh” (Verses on the Faith Mind) là một bài văn vần hiệu quả nhất cho việc giải thoáttâm trí khỏi sự trói buộc đầy đau khổ của sinh và tử. Bài này chứa đựng trí tuệ của tất cả các đấng giác ngộ và được viết bởi Thiền Sư Tăng Xán (Seng Tsan), vị Tổ Thứ Ba của Thiền Tông:

“Đạo hoàn hảo như bầu trời

Không thừa không thiếu

Giác ngộ là vượt lên trên

Cả không lẫn sắc

Tất cả những sự biến đổi trong thế gian trống không này

Vì vô minh mà có vẻ như thật.

Đạo lớn thì không giới hạn,

Không dễ không khó

Chỉ cần buông bỏ tâm chấp thủ

Là sẽ thấy tính chất thật của vạn vật

Trong chân tâm không có gì đi hay ở.

Tìm tâm lớn với tâm phàm

Là sai lầm lớn

Nếu tâm không phân biệt

Thì mọi vật sẽ như thật và là một

Khi tất cả được nhìn với tâm bình đẳng

Chúng ta trở về với Tự Tánh của mình.

Khi nhất tâm nhập vào Đạo

Mọi ý tưởng ngã chấp sẽ không còn

Nghi ngờ và mê muội sẽ tan biến

Chánh tín sẽ hòa nhập vào đời sống

Không có gì bám vào mình

Và không có gì bị bỏ lại

Trong cõi chân không này

Mình và người đều không còn.

Đạo thì vượt không gian và thời gian

Khoảnh khắc là vạn năm

Không chỉ ở đây, không chỉ ở đó

Chân lý ở ngay trước mắt

Một là tất cả, tất cả là một

Biết như vậy thì mọi sự sẽ trọn vẹn.

Khi niềm tin và tâm trí không phân cách

Thì không phân cách tâm trí và niềm tin

Điều này vượt lên trên lời lẽ và ý tưởng

Vì ở đây không có hôm qua

không có ngày mai

không có hôm nay”.

Xin tham khảo bản dịch của Cư Sĩ Trúc Thiên

 

Chí đạo vô nan

Duy hiềm giản trạch

Đản mạc tắng ái

Đổng nhiên minh bạch

Đạo lớn chẳng gì khó

Cốt đừng chọn lựa thôi

Quí hồ không thương ghét

Thì tự nhiên sáng ngời

Hào li hữu sai

Thiên địa huyền cách

Dục đắc hiện tiền

Mạc tồn thuận nghịch

Sai lạc nửa đường tơ

Đất trời liền phân cách

Chớ nghĩ chuyện ngược xuôi

Thì hiện liền trước mắt

Vi thuận tương tranh

Thị vi tâm bịnh

Bất thức huyền chỉ

Đồ lao niệm tịnh

Đem thuận nghịch chỏi nhau

Đó chính là tâm bịnh

Chẳng nắm được mối huyền

Hoài công lo niệm tịnh

Viên đồng thái hư

Vô khiếm vô dư

Lương do thủ xả

Sở dĩ bất như

Tròn đầy tợ thái hư

Không thiếu cũng không dư

Bởi mảng lo giữ bỏ

 Nên chẳng được như như

Mạc trục hữu duyên

Vật trụ không nhẫn

Nhứt chủng bình hoài

Dẫn nhiên tự tận

Ngoài chớ đuổi duyên trần

Trong đừng ghì không nhẫn

Cứ một mực bình tâm

Thì tự nhiên dứt tận

Chỉ động qui tịnh

Chỉ cách di động

Duy trệ lưỡng biên

Ninh tri nhứt chủng

Ngăn động mà cầu tịnh

Hết ngăn lại động thêm

Càng trệ ở hai bên

Thà rõ đâu là mối

Nhứt chủng bất thông

Lưỡng xứ thất công

Khiển hữu một hữu

Tòng không bối không

Đầu mối chẳng rõ thông

Hai đầu luống uổng công

Đuổi có liền mất có

Theo không lại phụ không

Đa ngôn đa lự

Chuyển bất tương ưng

Tuyệt ngôn tuyệt lự

Vô xứ bất thông

Nói nhiều thêm lo quẩn

Loanh quanh mãi chẳng xong

Dứt lời dứt lo quẩn

Đâu đâu chẳng suốt thông

Qui căn đắc chỉ

Tùy chiếu thất tông

Tu du phản chiếu

Thắng khước tiền không

Trở về nguồn nắm mối

Dõi theo ngọn mất tông

Phút giây soi ngược lại

Trước mắt vượt cảnh không

Tiền không chuyển biến

Giai do vọng kiến

Bất dụng cầu chơn

Duy tu tức kiến

Cảnh không trò thiên diễn

Thảy đều do vọng kiến

Cứ gì phải cầu chơn

Chỉ cần dứt sở kiến

Nhị kiến bất trụ

Thận vật truy tầm

Tài hữu thị phi

Phân nhiên thất tâm

Hai bên đừng ghé mắt

Cẩn thận chớ đuổi tầm

Phải trái vừa vướng mắc

Là nghiền đốt mất tâm

Nhị do nhứt hữu

Nhứt diệc mạc thủ

Nhứt tâm bất sanh

Vạn pháp vô cửu

Hai do một mà có

Một rồi cũng buông bỏ

Một tâm ví chẳng sanh

Muôn pháp tội gì đó

Vô cửu vô pháp

Bất sanh bất tâm

Năng tùy cảnh diệt

Cảnh trục năng trầm

Không tội thì không pháp

Chẳng sanh thì chẳng tâm

Tâm theo cảnh mà bặt

Cảnh theo tâm mà chìm

Cảnh do năng cảnh

Năng do cảnh năng

Dục tri lưỡng đoạn

Nguyên thị nhứt không

Tâm là tâm của cảnh

Cảnh là cảnh của tâm

Ví biết hai đằng dứt

Rốt cùng chỉ một không

Nhứt không đồng lưỡng

Tề hàm vạn tượng

Bất kiến tinh thô

Ninh hữu thiên đảng

Một không, hai mà một

Bao gồm hết muôn sai

Chẳng thấy trong thấy đục

Lấy gì mà lệch sai

Đại đạo thể khoan

Vô dị vô nan

Tiểu kiến hồ nghi

Chuyển cấp chuyển trì

Đạo lớn thể khoan dung

Không dễ mà chẳng khó

Kẻ tiểu kiến lừng khừng

Gấp theo và chậm bỏ

Chấp chi thất độ

Tâm nhập tà lộ

Phóng chi tự nhiên

Thể vô khứ trụ

Chấp giữ là nghiêng lệch

Dấn tâm vào nẻo tà

Cứ tự nhiên buông hết

Bổn thể chẳng lại qua

Nhiệm tánh hiệp đạo

Tiêu dao tuyệt não

Hệ niệm quai chơn

Trầm hôn bất hảo

Thuận tánh là hiệp đạo

Tiêu dao dứt phiền não

Càng nghĩ càng trói thêm

Lẽ đạo chìm mê ảo

Bất hảo lao thần

Hà dụng sơ thân

Dục thú nhứt thặng

Vật ố lục trần

Mê ảo nhọc tinh thần

Tính gì việc sơ thân

Muốn thẳng đường nhứt thặng

Đừng chán ghét sáu trần

Lục trần bất ác

Hoàn đồng chánh giác

Trí giả vô vi

Ngu nhơn tự phược

Sáu trần có xấu chi

Vẫn chung về giác đấy

Bậc trí giữ vô vi

Người ngu tự buộc lấy

Pháp vô dị pháp

Vọng tự ái trước

Tương tâm dụng tâm

Khởi phi đại thác

Pháp pháp chẳng khác

Do ái trước sanh lầm

Há chẳng là quấy lắm

Sai tâm đi bắt tâm

Mê sanh tịch loạn

Ngộ vô hiếu ố

Nhứt thiết nhị biên

Vọng tự châm chước

Mê sanh động sanh yên

Ngộ hết thương hết ghét

Nhứt thiết việc hai bên

Đều do vọng châm chước

Mộng huyễn không hoa

Hà lao bả tróc

Đắc thất thị phi

Nhứt thời phóng khước

Mơ mộng hão không hoa

Khéo nhọc lòng đuổi bắt

Chuyện thua được thị phi

Một lần buông bỏ quách

Nhãn nhược bất thụy

Chư mộng tự trừ

Tâm nhược bất dị

Vạn pháp nhứt như

Mắt ví không mê ngủ

Mộng mộng đều tự trừ

Tâm tâm ví chẳng khác

Thì muôn pháp nhứt như

Nhứt như thể huyền

Ngột nhĩ vọng duyên

Vạn pháp tề quán

Qui phục tự nhiên

Nhứt như vốn thể huyền

Bằn bặt không mảy duyên

Cần quán chung như vậy

Muôn pháp về tự nhiên

Dẫn kỳ sở dĩ

Bất khả phương tỉ

Chỉ động vô động

Động chỉ vô chỉ

Đừng hỏi vì sao cả

Thì hết chuyện sai ngoa

Ngăn động chưa là tịnh

Động ngăn khác tịnh xa

Lưỡng ký bất thành

Nhứt hà hữu nhĩ

Cứu cánh cùng cực

Bất tồn qui tắc

Cái hai đà chẳng được

Cái một lấy chi mà...

Rốt ráo đến cùng cực

Chẳng còn mảy qui tắc

Khế tâm bình đẳng

Sở tác câu tức

Hồ nghi tận tịnh

Chánh tín điều trực

Bình đẳng hiệp đạo tâm

Im bặt niềm tạo tác

Niềm nghi hoặc lắng dứt

Lòng tin hòa lẽ trực

Nhứt thiết bất lưu

Vô khả ký ức

Hư minh tự nhiên

Bất lao tâm lực

Mảy bụi cũng chẳng lưu

Lấy gì mà ký ức

Bổn thể vốn hư minh

Tự nhiên nào nhọc sức

Phi tư lượng xứ

Thức tình nan trắc

Chơn như pháp giới

Vô tha vô tự

Trí nào suy lượng được

Thức nào cân nhắc ra

Cảnh chơn như pháp giới

Không người cũng không ta

Yếu cấp tương ưng

Duy ngôn bất nhị

Bất nhị giai đồng

Vô bất bao dong

Cần nhứt hãy tương ưng

Cùng lẽ đạo bất nhị

Bất nhị mà hòa đồng

Không gì chẳng bao dong

Thập phương trí giả

Giai nhập thử tông

Tông phi xúc diên

Nhứt niệm vạn niên

Mười phương hàng trí giả

Chung về nhập một tông

Tông này vốn tự tại

Khoảnh khắc là vạn niên

Vô tại bất tại

Thập phương mục tiền

Cực tiểu đồng loại

Vong tuyệt cảnh giới

Dầu có không không có

Mười phương trước mắt liền

Cực nhỏ là cực lớn

Đồng nhau, bặt cảnh duyên

Cực đại đồng tiểu

Bất kiến biên biểu

Hữu tức thị vô

Vô tức thị hữu

Cực lớn là cực nhỏ

Đồng nhau, chẳng giới biên

Cái có là cái không

Cái không là cái có

Nhược bất như thị

Tất bất tu thủ

Nhứt tức nhứt thiết

Nhứt thiết tức nhứt

Ví chưa được vậy chăng

Quyết đừng nên nấn ná

Một tức là tất cả

Tất cả tức là một

Đản năng như thị

Hà lự bất tất

Tín Tâm bất nhị

Bất nhị Tín Tâm

Quí hồ được vậy thôi

Lo gì chẳng xong tất

Tín Tâm chẳng phải hai

Chẳng phải hai Tâm Tín

Ngôn ngữ đạo đoạn

Phi cổ lai trâm.

Lời nói làm đạo dứt

Chẳng kim cổ vị lai.

TS TĂNG XÁN

TRÚC THIÊN dịch

 

Sửa soạn bản thân bằng “Tín Tâm Minh” có nghĩa là suy ngẫm về những câu này mỗi ngày và cố gắng cảm nhận ý nghĩa nội tại của nó với trực giác của mình. Khi rơi vào hôn mê lúc chết, tri thức sẽ ngừng hoạt độngvì vậy nếu những chân lý của bài này đã thấm nhập vào lớp sâu nhất của tâm trí thì chúng sẽ là một sự hướng dẫn.

Những lời cầu nguyện theo Thánh Kinh

Nếu bạn cảm thấy dễ chịu hơn với một lời cầu nguyện trực tiếp với Thượng Đế hay Thiên Chúa, hãy học hay nhờ người khác đọc cho mình bài Thi Thiên 23 trong Kinh Cựu Ước hoặc bài cầu nguyện sau đây:

“Các giác quan đã không còn giúp được chúng con, mà lại còn hướng dẫn sai lầm chúng con, khi chúng tìm hiểunhững thực tế của đời sống và ý nghĩa sâu xa của đời sống”.

Xin Thiên Chúa dạy cho chúng con tin vào lời của trái tim vốn cố gắng giành giựt lại con mồi của sự chết chóc.

Làm cho nội tâm của chúng con sắc sảo để chúng con có thể biết về chính mình.

Để thấy nội tâm trong chính mình vốn ở ngoài tầm tay của sự chết.

Xin ban cho chúng con trực giác để nhận ra sự phức tạp của con người chúng con, cái tự thân trong cùng đó, trong khi thể xác chỉ là công cụ và biểu tượng bên ngoài.

Và trí tuệ để hiểu rằng, giống như nhịp điệu lâu bền hơn tiếng đàn và ý nghĩa lâu bền hơn chữ viếtlinh hồn cũng lâu bền hơn thể xác".

Thi Thiên 23 (The Twenty-third Psalm)

“Đấng Thiêng Liêng dẫn dắt con đi,

Con sẽ không thiếu thốn gì

Ngài cho con nằm nghỉ trên đồng cỏ xanh tươi

Ngài dắt con tới bên hồ nước an tĩnh

Ngài hồi phục linh hồn con

Ngài dắt con đi trên những con đường công chính

Nhân danh Ngài

Dù đi qua thung lũng

Bóng tối của thần chết

Con sẽ không sợ hãi điều xấu nào

Vì Ngài ở cùng con

Cây gậy và cây trượng của Ngài,

An ủi con

Ngài dọn một cái bàn cho con

Trước mặt kẻ địch của con

Ngài xức dầu lên đầu con

Chén của con tràn đầy.

Chắc chắn hạnh phúc sẽ theo con

Suốt cuộc đời của con

Và con sẽ ngụ trong nhà của Chúa Trời

Mãi mãi.”

 

Suy Ngẫm Về Sự Chết

Khi tâm trí của bạn trong sáng và bạn tương đối không đau đớn, hãy suy ngẫm về những gì các vị Thầy giác ngộ tâmlinh đã dạy về việc sửa soạn cho sự chết. Hãy hiểu rằng cũng như bạn đã sinh ra ở thế gian này vào lúc nghiệp lựcquy định, bạn cũng sẽ chết khi nghiệp của bạn quy định. Bạn đã trải qua những vùng tối này nhiều lần, dù có thể bạn không nhớ, và đã trải qua nhiều cuộc tái sinh rồi. Khi phải đơn độc đi vào vương quốc của chết chóc với những nghiệp tốt và nghiệp xấu của mình, không có lý do gì để bạn run sợ. Các đấng giác ngộ trong tất cả các cõi của sự sống đang đợi để hướng dẫn bạn. Các vị sẽ không bỏ rơi bạn. Các Ngài không có mục đích nào khác hơn là giải thoátbạn khỏi sự đau khổ của luân hồi sinh tử.

Các Đấng Giác Ngộ Vĩ Đại Là Ai?

Các đấng đã giác ngộ trọn vẹn này là ai và tại sao bạn nên tin tưởng các Ngài? Các Ngài là những đấng cao cả do đãgiác ngộ viên mãn có năng lực biểu lộ sự hoàn hảo và lòng từ bi của mình. Các vị là những người đã đạt quyền năngtâm linh hoàn hảo và có tâm thức dung thông cả vũ trụ vô biên.

Chúng ta đều có những chủng tử từ bi lớn, nhưng nếu không có ánh sáng trí tuệ và nước từ bi của các đấng giác ngộ, những chủng tử này sẽ không bao giờ nẩy mầm. Hay dùng lối ví von khác, giống như một cái máy thu thanh được vặn tới một băng tần đặc biệt có thể nhận được những chương trình phát thanh ở cách xa hàng ngàn dặm, chúng tacó thể nhận được sự giúp đỡ của các đấng giác ngộ nếu biết mở rộng bản thân với tâm từ bi của các vị. Đây là nền móng của mối liên hệ giữa các đấng giác ngộ và những người bình thường. Nhưng đây không phải là sự truyền thôngbình thường mà là sự cảm thông với tất cả tâm linh mà lời nói và ý tưởng không thể diễn tả được.

Đây không phải là sự truyền thông giống như giữa người sống và người chết. Việc nhận được sự hỗ trợ của các đấng giác ngộ không có nghĩa là được một thực thể đã chết, hay một vong linh, nhập vào thể xác của mình, nói và hành động qua thể xác này để hướng dẫn mình và người khác. Sự kiện vong linh nhập xác này không ăn nhằm gì tới cõitâm linh đích thực.

Vậy chúng ta mở rộng bản thân để đón nhận sự từ bi của các đấng giác ngộ như thế nào? Bằng cách tin vào sự hiện hữu của các Ngài, bằng cách nắm lấy bàn tay chìa ra cho chúng ta. Nếu chúng ta không kêu cầu thì các Ngài không nghe thấy chúng ta, như William James đã nói: “Tất cả các tôn giáo đều bắt đầu với tiếng kêu: Cứu tôi với!”.

Điều này có khó chấp nhận hay không? Bạn hãy tự hỏi: “Điều gì xảy ra với lực tâm thức độc nhất của các vị Phật và các vị Chúa sau khi thể xác của các vị tan rã?”. Khoa học nói rằng không có năng lực nào mất đi, vì vậy những phẩm tính mà các vị thể hiện, hay tâm từ bi lớn, vẫn còn hiện hữu cho chúng ta.

Những sự thật của đời sống thì phức tạp và bao quát hơn là chúng ta có thể tưởng tượng. Các tôn giáo Đông Phương và một số nhà khoa học hàng đầu khẳng định rằng thế giới vật chất là một ảo ảnh được tạo bởi những giác quan hữu hạn của chúng ta, những giác quan này cho chúng ta thấy một hình ảnh không trọn vẹn, và do đó giả dối vềtính chất thật của thực tại.

Như đã nói, mỗi người chúng ta không chỉ là một phần của vũ trụ mà còn là toàn thể. Vậy, niềm tin của chúng ta là:Chúng ta có thể giác ngộ về sự toàn vẹn nguyên thủy của chính mình. (Our faith, then, is this: That we can awaken to our intrinsic wholeness).

Thiền Quán Dành Cho Người Hấp Hối

Bác sĩ Derek Doyle, giám đốc bệnh xá St. Columbus ở Anh Quốc, nói: “Chết có thể là điều đáng sợ. Nhưng chính sự chết trong 99.9%  bệnh nhân thì lại rất an tĩnh và rất đẹp, tới mức không ngờ. Sự căng thẳng trên khuôn mặt không còn nữa, hơi thở nặng nhọc trở nên dễ dàng, sự chịu đựng đau khổ vốn cần có nhiều can đảm của một số người bây giờ trở nên nhẹ nhàng hơn. Nhiều đau khổ có vẻ đã tan biến, nhưng sự sống vẫn tiếp tục. Trong ngày cuối cùng hay vài giờ cuối cùng đó, bệnh nhân thực sự có vẻ hạnh phúc và thảnh thơi”.

Đây có thể là trường hợp của đa số bệnh nhân gần lúc chết, nhưng trong lúc hấp hối có những bệnh nhân căng thẳngvà xao động. Có lẽ đây là sự kiện mà Bác Sĩ Soyles muốn nói tới khi ông nói chết có thể là điều đáng sợ.

Pháp quán hơi thở để làm cho tâm trí an tĩnh

Khi thân thể và tâm trí không tích cực hoạt động nữa, những ý nghĩ tán loạn sẽ phát sinh. Để làm cho thân tâm an tĩnh, tạo cảm giác thảnh thơi và cả an lạc nữa, chúng ta có phép quán hơi thở, đếm những hơi thở vô và những hơi thở ra, hoặc chỉ đếm hơi thở ra. Từ thời xưa, đếm hơi thở đã được các vị Đạo sư xem là phép căn bản của việc tu luyện thân tâm. Như vậy hơi thở là lực hợp nhất cơ thể và tâm trí, và cung cấp sự kết nối giữa ý thức và tiềm thức, giữa những chức năng hữu ý và những chức năng tự động. Có thể nói hơi thở là sự biểu hiện trọn vẹn nhất của tất cả sự sống. Khi được hỏi: “Đời người dài hay ngắn?”. Đức Phật trả lời: “Bằng khoảng cách giữa một hơi thở vô và hơi thở ra”. Có thể nói mỗi hơi thở ra là một sự chết; mỗi hơi thở vô là một sự tái sinh. (Each exhalation is a dying, each inhalation is a rebirth).

Phép quán hơi thở được thực hành như sau: "Nằm ngửa với hai đầu gối hơi nhô cao, hai bàn chân và lưng đặt phẳng, và một cái gối đặt ở dưới hai đầu gối. Chắp nhẹ hai bàn tay, hoặc đặt bàn tay lên nhau ở trên bụng. Nếu như vậy không dễ chịu, đặt hai bàn tay xuống hai bên. Hít vào một hơi, giữ nó một lát rồi chậm chậm thở ra. Làm như vậy một hay hai lần rồi thở tự nhiên.

Khi thở vô nhẹ nhàng, đếm “một”, và khi thở ra nhẹ nhàng, đếm “hai”, và tiếp tục như vậy cho tới “mười”. Rồi trở về“một” và lập lại. Nếu đếm lộn hay đi quá “mười” thì ngay khi biết như vậy, hãy trở lại “một” và tiếp tục tới “mười”, và hãy đếm chậm. Nếu ở một mình, bạn có thể đếm lớn tiếng; nếu có người khác, hãy đếm thầm.

Một cách đếm hơi thở khác là chỉ đếm hơi thở ra. Khi thở ra, hãy cảm thấy trạng thái tâm thảnh thơi và những ý nghĩtiêu cực của mình tan biến mất.

Phép quán tưởng

Một phép quán ích lợi khác có thể thực hành ở thế nằm hoặc thế ngồi là tưởng tượng cam lộ chậm chậm đi xuốngqua cổ họng, phổi, tim và những bộ phận quan trọng khác của cơ thể. Khi cam lộ đi qua mỗi cơ quan, hãy cảm thấycơ quan đó được buông lỏng, được thanh lọc và được làm cho tươi nhuận. Cùng lúc đó quán tưởng mình ấm áp một cách dễ chịu và mạnh khỏe.

Để giúp thêm cho việc an tĩnh tâm trí, hãy cố gắng quán tưởng khuôn mặt thanh tịnh hoan hỷ của Đức Phật hay một vịBồ Tát như Quán Âm Bồ Tát (nếu bạn là Phật tử); Đức Chúa hay một vị Thánh hoặc Đức Bà Maria (nếu bạn là tín đồThiên Chúa Giáo); Đức Krisna (nếu bạn là người Ấn Giáo). Những người nào theo một tôn giáo không cho phép quán tưởng, hay những người không chính thức thuộc một tôn giáo nào, có thể thấy một vật, một bức tranh, hay một bản nhạc, làm cho tâm trí của mình an tĩnh. Hay có thể một bài cầu nguyện nào đó. Nếu cảm xúc sân hận đối với một người nào đó xuất hiện trong tâm, hãy tưởng tượng mình ôm người đó và phóng ra những ý nghĩ từ bi về phía người đó. Việc này có thể khó, nhưng nếu bạn làm một cách thành tâm thì việc khó này cũng dần dần trở nên dễ.

Những phép quán này không chỉ dành cho người hấp hối. Đừng đợi cho tới khi mình ngả bệnh nặng rồi mới thực tập. Hãy thực tập ngay từ bây giờ, mỗi ngày trong khoảng nửa giờ, và bạn sẽ thấy những phép quán này không chỉ làm cho thân thể dễ chịu hay tâm trí an tĩnh mà còn chuyển hóa được con người của bạn, làm cho bạn dễ sống với mình và với người khác hơn.

Hãy ôm cái chết của mình

Hãy suy ngẫm về những lời nói này của Thiền Sư Bassui (Nhật Bản, thế kỷ thứ 14):

“Chân tâm là vô sinh bất tử, không có, không khôngkhông sắc tướng, mà cũng không vô sắc tướng. Nó cũng không phải là cái gì có những cảm giác vui buồn. Dù muốn biết bao nhiêu bằng lý trí cái bây giờ đang bị bệnh cũng không thể biết được. Nhưng nếu không nghĩ gì, không ước điều gì, không muốn hiểu cái gì, không bám giữ vật gì, mà chỉ tự hỏi ‘Chân tâm của kẻ đang chịu đau khổ này là cái gì?’ Trong khi chấm dứt cuộc đời của mình như mây tan trên bầu trời thì sẽ thoát khỏi sự trói buộc đau đớn vào biến dịch bất tận.”

Vậy, bạn hãy tưởng tượng mình tan biến chậm, rất chậm, cho tới khi mình nghĩ nhớ mỗi lúc mỗi ít hơn. Bây giờ hãy để cho cảm giác thư tháian tĩnh chiếm ngự, không gấp rút mà phải chậm chậm.

 

8.        DÀNH CHO GIA ĐÌNH VÀ BẠN BÈ CỦA NGƯỜI HẤP HỐI

Chết ở bệnh xá hay ở nhà

Người hấp hối sẽ chết ở bệnh viện hay ở nhà là một vấn đề quan trọng hàng đầu của người đó và gia đình. Có nhiều điều để xét trước khi quyết định về vấn đề này. Ví dụ, gia đình có thể muốn giữ người hấp hối ở nhà, nhưng họ có thực sự biết việc này sẽ đưa tới những điều gì trong hoàn cảnh của họ hay không. Họ có chịu đựng được sự căng thẳng của việc tiếp tục làm công việc bên ngoài trong khi phải chăm sóc một người bệnh, chẳng hạn như cha hay mẹ già yếu, có thể nửa tỉnh nửa mê, phải được đổi thế nằm để tránh đau nhức, phải được người khác cho ăn, phải được tắm rửa và thay quần áo?

Nhưng đừng từ chối việc giữ một người thân hấp hối ở nhà vì sự mình không chăm sóc được. Có thể có sự giúp đỡ bán chuyên nghiệp trong vài giờ một ngày hay vài ngày một tuần, để giảm sự căng thẳng, làm dễ dàng hơn công việc, và giúp cho người bệnh được ở trong khung cảnh quen thuộc với những người thân và bạn bè ở xung quanh mình. Còn nếu người hấp hối thấy ở bệnh viện sẽ dễ dàng hơn với sự hiểu biết và thông cảm của các bác sĩ và y tá, hay trong chương trình bệnh xá, nơi người đó có thể cảm thấy yên tâm là họ không đặt gánh nặng của việc chăm sóc lêngia đình của mình. Tình trạng tài chánh của gia đình cũng phải được xét tới, vì bảo hiểm y tế có những giới hạn của nó, đặc biệt là đối với việc chăm sóc tại nhà.

Việc này được thảo luận nhiều trong cuốn “Chăm Sóc Tại Nhà Cho Người Hấp Hối” (Home Care for the Dying) của Deborah Whiting Little. Đề tài này quá phức tạp để được nói tới một cách đầy đủ ở đây. Những sự chọn lựa này rất riêng tư đối với mỗi người hấp hối và gia đình, và tùy thuộc vào hoàn cảnh hiện thời của đương sự, nếu hoàn cảnhthay đổi thì quyết định cũng có thể thay đổi.

Những Giờ Phút Cuối Cùng Của Người Hấp Hối

Đặc biệt trong những giờ cuối cùng của người hấp hối, hãy dành cho người đó sự hỗ trợ nồng ấm của bạn, vì mọi người trong gia đình có nhân duyên lớn với nhau. Hãy chăm chú nghe bất cứ điều gì người hấp hối có thể nói, khôngtranh luận hay nói ngược lại người đó. Nếu người hấp hối mắng Thượng Đế hay bác sĩ hay một người nào khác, cứđể yên. Đừng bắt người đó nói tới những chuyện thực dụng như làm di chúc nếu người đó không nghĩ tới chuyện đó. Nếu có người nào trong gia đình áp đặt ý muốn của mình trong những giờ phút cuối cùng đó, khi người hấp hối cần có sự yên tĩnh hoàn toàn để tập trung năng lực còn lại của mình để đi qua cái chết, thì như vậy là tạo nghiệp xấu cho tất cả.

Người xưa biết một điều mà người ngày nay đã quên, đó là người hấp hối cần phải có trạng thái tâm an tĩnh để có thểdi chuyển từ cõi sống này tới cõi sống khác, một sự kiện mà người xưa đã không bao giờ nghi ngờ.

 

Ở gần bên người hấp hối

Nên biết rằng những người sắp chết có thể không chú tâm vào những gì ở xung quanh mình, và rút vào trạng tháigiống như xuất thần, thường thấy hay nghe những gì người khác không nhận thấyGia đình không nên cho đó là dấu hiệu tâm trí và trí nhớ suy thoái và bây giờ không cần phải chú ý tới người hấp hối nữa. Sự thật là thính giác và sựminh mẫn của người đó có thể còn nhạy bén hơn trước. Kinh nghiệm cổ truyền cho thấy có những người phát triển khả năng nhận thức ở bên ngoài các giác quan hay khả năng ngoại cảm, trong khi bị bệnh nặng hay bệnh ở vào thời kỳ cuối. Vì vậy, một sự khóc lóc, kêu gào thái quá của người thân sẽ gần như chắc chắn làm rộn những hoạt độngtâm thức nhạy cảm này đang diễn ra trong người hấp hối, vì vậy, nên giữ những biểu lộ cảm xúc này càng xa giường của người hấp hối đó càng tốt. Trong một bệnh viện thì việc làm cho khung cảnh yên tĩnh sẽ khó hơn, dù gia đình của bệnh nhân có thể giữ yên lặng và tập trung trong những giờ phút cuối cùng, nhưng vẫn có những bệnh nhân khác ở gần đó gây ồn ào hay không được kiểm soát, cùng với những máy truyền hình mở lớn tiếng. Việc chăm sóc sẽ khó hơn nhưng không phải là bất khả.

Khi thấy người hấp hối rút vào nội tâm đừng nghĩ là mình cũng có thể rời bỏ người đó. Ngược lại, hãy nắm mọi cơ hộibiểu lộ tình cảm thương yêu của mình bằng cách nắm tay người hấp hối, ôm hôn hay sờ vào người đó, và tự đồng hóa với nhu cầu của người đó. Ngồi yên tĩnh với người đó, phóng tỏa tình cảm của mình, như vậy sẽ giải trừ sự cô đơn và sự lo sợ thường xuất hiện ở lúc này. Dù nhận thấy chỉ có những phản ứng nhỏ của người đó, bạn có thể biết chắc rằng sự hiện diện của mình là một sự trấn an cho người hấp hối. Một trong những điều đáng sợ nhất đối với người bệnh thời kỳ cuối là bị bỏ rơi.

Hướng dẫn tâm trí của người hấp hối

Khi thấy rõ cái chết đang tới gần, nên tìm một người bạn thân của người hấp hối hay một người trong gia đình làm người chăm sóc chính yếuViệc làm chính của người này là niệm Phật hộ niệm hoặc tụng lớn tiếng những kinh sáchcần thiết cho tới khi người hấp hối trút hơi thở cuối cùng.

Bạn là người hướng dẫn tâm trí của người hấp hối trước cũng như sau khi chết, công việc của bạn rất quan trọng. Nên nhớ khi thần thức thoát khỏi thể xác, thì đó là cơ hội độc nhất cho sự vãng sanh hay giác ngộ.

Người hấp hối và gia đình nên hòa hợp với vai trò của bạn trong những giờ cuối cùng này. Bạn phải hoàn toàn tôn trọng những gì cho thấy người hấp hối muốn ở một mìnhTuy nhiên, khi bạn phải khuyên nhắc người đó hãy giữ tâmchánh niệm, bắt đầu đọc kinh, luôn luôn gọi người hấp hối bằng tên của người đó để người đó chú ý nghe bạn.

Tạo không khí an tĩnh trong những giờ phút cuối cùng của người hấp hối, dù ở trong bệnh viện hay ở viện dưỡng lãohoặc ở nhà riêng của người đó. Chắc chắn là có nhiều điều mà bạn có thể làm nếu người hấp hối ở nhà hơn là ở bệnh viện. Nhưng như vậy không có nghĩa là bạn không có việc gì để làm nếu người hấp hối ở trong bệnh viện. Ngay cả khi có hơn một người ở cùng trong phòng bệnh, bạn vẫn có thể thi hành nhiều việc được đề nghị ở trên.

Sắp xếp và bày biện lại phòng của người hấp hối làm sao cho có cảm giác quen thuộc dễ chịu. Nếu bệnh nhân có mộtbức tranh ưa thích hay một tấm hình của một người thân không thể có mặt ở đó, hãy đặt nó ở chỗ nào để có thể được trông thấy dễ dàng. Một điều rất quan trọng là sự truyền thông giữa bạn và người hấp hối không bị cản trở bởi một đề tài nói chuyện không thích hợp với nhu cầu và trạng thái tâm trí của người đó.

Thở với người hấp hối

Sự bình thản và sự tập trung của bạn sẽ giúp người hấp hối tiếp tục với sự thăng bằng trên hành trình đi vào trạng thái sau khi chết. Một điều gây an tĩnh và có lợi ích cho người hấp hối là bạn chia sẻ với người đó phép đếm hơi thởtrong khoảng hai mươi phút, có thể vài lần một ngày, khi người đó tiến đến gần với cái chết.

Bạn có thể cầm tay người hấp hối trong khi hai người cùng đếm hơi thở. Nhưng trước hết, hãy nhẹ nhàng bảo người đó tập trung vào việc buông lỏng lần lượt những phần của cơ thể, như một cánh tay, một bàn chân, cổ... cho tới khitoàn cơ thể đã được buông lỏng. Rồi bắt đầu đếm thành tiếng cho người đó nghe trong khi người đó thở vô và thở ra. Đếm “một” khi thở vô, “hai” khi thở ra, “ba” khi thở vô, và cứ như vậy, hòa nhịp lời đếm của bạn với hơi thở của người hấp hối. Bạn cũng thở hòa hợp với hơi thở của người đó. Sau khi đếm tới “mười”, bắt đầu trở lại với “một”.

Khi nhận thấy người hấp hối không còn có thể làm bất cứ điều gì cho chính mình được nữa, bạn có thể tụng một bài kinh, ví dụ như bài "Tâm Kinh Bát Nhã" và "Tín Tâm Minh" (The Heart of Perfect Wisdom and Verses on the Faith Mind) hay một bài cầu nguyện mà người đó thích. Việc này sẽ làm cho tâm trí của họ không xao lãng. Nên áp sát bên tai của người đó và tụng từng lời rõ ràng. Hãy nhớ rằng thính giác là cái cuối cùng ra đi. Thêm nữa, ngay cả các chuyên gia y học cũng không thống nhất quan điểm với nhau về một điều là khi nào cái chết thực sự xảy ra, vì vậyđừng ngừng lại sự hộ niệm khi người hấp hối được xem là đã chết, mà cứ tiếp tục một lúc nữa, lâu hay mau tùy theohoàn cảnh của địa phương.

 

9.        THIÊU HAY CHÔN

Sáu Cách Giải Quyết Thi Hài Của
Người Quá Cố

Phải thảo luận việc này trước khi người hấp hối trút hơi thở cuối cùng, người đó và gia đình phải quyết định thi hài của người đó sẽ được giải quyết như thế nào khi chết. Sau đây là một số cách giải quyết đã được nhà nghiên cứu Ernest Morgan đề ra:

1. Đưa ngay đến một trường y khoa, sau đó là một lễ tưởng niệm hay lễ cầu siêu. Cách này thường tránh được mọi chi phí và là một việc làm giá trịGia đình có thể tụ tập một thời gian ngắn trước khi cái xác được đưa đi nếu hoàn cảnh cho phép.

2. Hỏa thiêu ngay, sau đó là một lễ tưởng niệm. Có thể cũng có một lễ ở lò thiêu nếu muốn.

3. Chôn ngay, sau đó là một lễ tưởng niệm. Có thể cũng có một lễ ở nghĩa địa nếu muốn.

4. Một tang lễ với xác người quá cốtiếp theo là di chuyển tới một trường y khoa.

5. Một tang lễ với xác người quá cốtiếp theo là lễ hỏa táng.

6. Một tang lễ với xác người quá cốtiếp theo là chôn ở nghĩa địa.

Những cách nói trên được liệt kê theo chi phí do dịch vụ tổ chức tang lễ qui định, với cách có chi phí ít nhất được kể trước, ngoại trừ trường hợp đưa ngay tới một trường y khoa.


 

 

Trả Trước Cho Tang Lễ Của Mình

Càng ngày càng có nhiều người chọn trả trước cho tang lễ của mình. Cái chết của một người thân yêu là một khoảngthời gian đau buồn, khó khăn và đầy cảm xúc. Việc quyết định về chôn hay thiêu, kiểu và giá tiền của quan tài, ướp xác hay không ướp xác, và tất cả những chi tiết khác về việc giải quyết cái xác, phải được làm trong phần đau buồn nhất của giai đoạn sau khi chết, trừ khi những điều này đã được thu xếp trước khi chết. Người thân có thể không biết bạn muốn được chôn hay thiêu, muốn có một cỗ quan tài đắt tiền hay một cái hòm bằng gỗ thông đơn sơ. Thêm nữa, sự thu xếp trước có thể làm cho bạn an tâm.

Có những điều cần phải xét nếu bạn đang nghĩ tới việc trả trước tang lễ cho mình. Hội Người Về Hưu Mỹ (American Association of Retired Persons, AARP) đề nghị bạn lập kế hoạch cho tang lễ của mình và việc giải quyết cái xác của mình trước, nhưng nên thận trọng về việc trả tiền trước, vì ba lý do: Bạn có thể đổi ý về những gì mình muốn, bạn có thể rời khỏi khu vực hay công ty cung cấp dịch vụ có thể đóng cửa trước khi bạn qua đời.

Thường có một số cách khác cho việc trả trước chi phí, bao gồm những kế hoạch trả trước khác nhau, một trương mục cho một người hưởng hay một bảo hiểm nhân thọ mà người hưởng có nhiệm vụ dùng tiền bảo hiểm cho tang lễ của bạn và những chi phí kèm theo. Những kế hoạch trả trước có thể có những loại sau đây:

1. Giá bảo đảm, có thể hoàn lại (bạn có thể đổi ý và nhận lại trọn vẹn hay một phần tiền)

2. Giá không bảo đảm, có thể hoàn lại (bạn có thể đổi ý và lấy lại trọn vẹn hay một phần tiền, nhưng tiền trả trước cóthể không bao gồm tất cả chi phí khi cái chết tới với bạn).

3.Giá bảo đảm, không thể hoàn lại (giá tiền được bảo đảm nhưng không được hoàn lại nếu bạn thay đổi kế hoạch).

4. Giá không bảo đảm, không thể hoàn lại (nên tránh loại trả trước này)

Dù bạn quyết định ra sao, hãy khôn ngoan viết những ý nguyện của mình thành văn bản và làm cho tài liệu này sẵn sàng được đọc bởi những người có trách nhiệm với tang lễ của bạn sau khi bạn qua đời. Đừng để văn bản này trong di chúc của bạn hay trong két sắt của bạn, vì như vậy nó có thể chỉ được đọc sau tang lễ của bạn. Để có thêm thông tin, bạn có thể tìm đọc tập sách của AARP "Chuẩn Bị Tang Lễ Của Bạn" (Preparing Your Funeral).

Giám Đốc Tang Lễ Có Cần Thiết Không?

Có thể làm mọi chi tiết của việc giải quyết thi hài người quá cố mà không cần một công ty mai táng hay nhà tang lễ, và có thể có những người muốn làm như vậy.

Lisa Carlson đã viết một cuốn sách bao quát “Lo Hậu Sự Của Mình” (Caring For Your Own Dead), liệt kê luật lệ của mỗi tiểu bang về việc giải quyết thi hài và kể rằng bà đã làm như thế nào với cái chết bất ngờ của chồng mình. Bà cũng nói về cách những người khác đã chôn hay thiêu xác của người thân với ít sự giúp đỡ hay không có sự giúp đỡ của một công ty mai táng. Hay bạn có thể gia nhập một trong những hội tưởng niệm được tổ chức ở những thành phố ở khắp Hoa Kỳ bởi những người tu tập với nhau, để tìm một cách tổ chức tang lễ mà không tốn quá nhiều tiền cho người thân của mình. Những hội như vậy thường làm lễ an táng hay hỏa thiêu không đắt giá cho các hội viên. Để tìm hội tưởng niệm gần nơi mình cư trú nhất, hãy viết thư gởi đến: Continental Association of Funeral and Memorial Societies, Suite 530, 2001 S Street NW, Washington, DC 20009.

Canh Thức Bên Quan Tài

Tất nhiên có nhiều cách khác nhau để chào từ biệt một người thân hay một người bạn. Một trong những cách thôngthường là canh thức, với người trong gia đình và các bạn bè thức gần suốt đêm, ăn uống, và ôn lại những kỷ niệm về người quá cố trong sự hiện diện của thi hài người đó. Nắp quan tài có thể để mở hay đóng. Cũng có canh thức với việc tụng kinh hộ niệm, trong đó gia đình và bạn bè thức suốt đêm để tụng kinh.

Rồi lại có sự canh thức một mình. Một bà bạn kể với tôi rằng khi cha của bà chết bất ngờ, bà đã rất muốn được ở bên cạnh ông để biểu lộ tình thương mà mình chưa bao giờ biểu lộ với ông, từ lâu bà đã không gặp cha mình, vì bà sống ở cách xa một lục địa. Vì vậy bà vội đi tới nhà tang lễ nơi thi hài của ông được an trí (trước đó bà đã bảo người giám đốc tang lễ không ướp hay can thiệp bất cứ điều gì đến thi hài của cha), và rồi với một bà bạn, bà thức với cha của mình suốt đêm. Bà nói: “Cha của tôi chết ngày hôm trước. Suốt đêm bạn tôi và tôi cảm thấy sự hiện diện mạnh mẽ của ông. Chúng tôi tụng niệm và tham thiền. Tôi vẫn biết cha tôi là một người khó tánh, nhưng bây giờ ông có vẻ rấtan lạc. Đối với tôi thì đây đúng là một sự kiện tâm linhChưa bao giờ tôi cảm thấy gần gũi với cha mình hơn như đêm hôm đó”.

Một bà bạn kể về một cuộc canh thức với thi hài của một người thân, cùng với đứa con trai mười hai tuổi của người đó:

Charles đã tự tử. Nhưng đêm đó tôi nhìn anh ta nằm gọn trong quan tài, sự thất vọng và cay đắng của cuộc đời anh đã biến mất, và anh ta trông rất an lạc. Con trai của anh ta cũng nói là anh ta trông rất thanh thản. Cậu bé nói: “Conchưa bao giờ thấy Cha hạnh phúc như vậy.” “Con biết bây giờ ông ấy thanh thản hơn lúc còn sống. Con mừng là mình đã tới đây và con không sợ hãi hay buồn gì cả.”

Sự Hiện Diện Của Thi Hài Ở Tang Lễ

Một Mục sư đã hướng dẫn những tang lễ có quan tài mở nắp nhận xét về loại tang lễ này như sau:

“Đối với tôi thì tang lễ có tính chất thương mại cho người ta đã qua rồi; tôi sẽ không làm một tang lễ nào khác. Nhưng lễ tưởng niệm thì cần thiết. Lễ tưởng niệm là cho những người sống, và tốt nhất là không có quan tài ở đó. Những cáibất tử mà người ta để lại thế gian là bạn bè, con cháu, những mối liên hệ. Đây là những cái không ăn nhằm gì tới cái xác không hồn nằm ở đó. Tôi nghĩ rằng quan tài để mở không chỉ là một tai họa kinh tế làm tốn thêm hàng trăm đô la chi phí tang lễ mà còn làm cho thân nhân đau đớn thêm. Vô số lần tôi đã phải an ủi những người vợ góa, cha mẹ hay con cháu than khóc và đưa họ đi khỏi cái quan tài mở nắp, vậy mở nắp quan tài để làm cái gì?”.

Sự than khóc của người thân có thể được xem là bằng chứng cho thấy sự đau khổ của họ, nhưng sự trút đau thươngnày có thể có tính chất trị liệu rất tốt. Một nhà tâm lý học và một nhà phân tâm học đã khẳng định điều này.

Ann Kliman, một nhà tâm lý học ở quận hạt Westchester, New York, đã làm tư vấn về những tình trạng khẩn cấp nhiều năm, và tin vào tính chất trị liệu của tang lễ với quan tài để mở nắp. Bà nghĩ rằng việc nhìn thấy người quá cố là nhân tố quan trọng trong lúc bắt đầu để tang, đặc biệt là trong trường hợp chết đột ngột hay bất ngờ. Sự nhìn người quá cốlà cơ hội chấp nhận sự kiện chết và chào từ biệt người quá cố.

Tiến Sĩ Erich Lindemann, giáo sư phân tâm học ở Trường Y Khoa Harvard, cũng cảm thấy tang lễ với quan tài mở nắp có giá trị lớn:

Khi được hỏi: “Theo ông thì điểm lợi ích nhất trong một tang lễ là cái gì?” Lindemann đáp: “Đó là lúc người sống đối diện sự chết khi nhìn thấy thi hài của người quá cố.” Khi được hỏi thêm tại sao ông nghĩ điều này là đúng, ông nói: “Người ta thường chối bỏ thực tại đau đớn. Họ thường vận dụng sức mạnh của tâm trí và cảm xúc để chối bỏ sự thậtlà cái chết đã xảy ra. Nhưng khi họ kinh nghiệm sự thật phũ phàng khi đứng trước thi hài, sự chối bỏ kia của họ đã sụp đổ. Họ đang đối diện thực tại và đó là bước quan trọng đầu tiên về hướng đối phó với sự đau buồn của họ. Khi việc này được làm với người khác, thực tại được khẳng định và cùng lúc, họ được khuyến khích đối diện những cảm xúc căn bản của phản ứng đau buồn. Đau buồn là một cảm xúc. Nếu chối bỏ nó, người ta sẽ gặp khó khăn trong việcđối phó với nó, nhưng nếu đối diện nó, người ta sẽ bắt đầu đau buồn một cách lành mạnh.”

Sự kiện lần đầu tiên nhìn một thi hài trong quan tài mở nắp có thể là một sự kiện không thể quên được. Tôi vẫn nhớấn tượng mạnh mà mình có, khi nhìn một xác chết trong quan tài mở nắp lần đầu tiên vào năm mười hai tuổi. Thời đó những người để tang thường lần lượt đi qua quan tài để mở và nhìn người quá cố lần cuối cùng. Người ta không bị bắt buộc phải nhìn thi hài, nhưng đa số đều nhìn thấy. Tôi vừa tò mò vừa muốn trốn lánh sự thật của sự chết mà loại tang lễ này trình bày. Nghi lễ ngắn ở bên huyệt mộ, việc hạ quan tài xuống huyệt, những tiếng khóc, tất cả những điều này làm cho tôi xúc động. Những nghi thức như vậy, vô tình hay hữu ý cung cấp một cách đối diện sau đau buồn của chính mình và một phương tiện biểu lộ nó. Một kinh nghiệm khác đã có ảnh hưởng lớn hơn trong việc làm cho tôi suy ngẫm về vấn đề sự sống và sự chết, là nhìn thấy cảnh thiêu xác chết nhiều năm sau đó ở cạnh bờ sông Hằng, thành phố Benares, Ấn Độ.

Hãy Đợi Cho Tới Khi Sinh Lực
Rời Khỏi Thể Xác

Trong một số tôn giáo, một việc được xem là cần thiết là đợi một thời gian trước khi chôn hay thiêu xác của người chết để sinh lực rời khỏi thể xác. Vì cho tới khi sinh lực rời khỏi xác mà kinh sách Phật Giáo và Ấn Giáo nói là phải mất ba ngày, trước đó cái xác vẫn được xem là còn sống. Những kinh sách này khuyên đừng đụng vào thi hài trước khi sinh lực rời khỏi nó, vì người vừa mới chết vẫn bám giữ vào thể xác của mình. Một Đại sư Tây Tạng ngày xưa còn nói rằng, cắt xẻ hay thiêu xác người chết trước ba ngày sau khi chết là sát nhân.

Tất nhiên điều này làm phát sinh câu hỏi sinh lực đi đâu sau khi chết. Khi được hỏi: “Linh hồn đi đâu khi thể xác đã chết?” Jakob Boehme, nhà huyền học Thiên Chúa Giáotrả lời: “Linh hồn không cần thiết phải đi đâu.”

Khi một Thiền Sư được hỏi: “Núi, sông và đất liền vì đâu mà có?" Ngài hỏi lại:

“Câu hỏi của anh ở đâu ra?”

Khi được hỏi: “Khi người ta chết, chuyện gì xảy ra?” Thiền Sư Bạch Ẩn hỏi lại: “Tại sao lại hỏi tôi?” “Vì Ngài là một Thiền Sư!” “Phải, nhưng không phải là một Thiền Sư chết!”

Chúng ta hãy nhớ là các Thiền Sư mà tôi đã trích dẫn ở phần trước đã trả lời ít nhiều cùng câu hỏi này. Khi người ta xin Ngài viết một bài kệ trước khi chết, Thiền Sư Nhất Hưu (Ikkyu Sōjun, 1394-1481) là một Thiền Sư Nhật, một nhà thơ, tư tưởng Thiền của Ngài đã ảnh hưởng rất lớn trong nền văn học và nghệ thuật của Nhật Bản) đã viết:

“Ta sẽ không chết

Ta sẽ không đi đâu

Ta sẽ ở đây

Nhưng đừng hỏi ta điều gì cả

Ta sẽ không trả lời.”

Khi Đạo sư Ấn Độ Sri Ramana Maharshi được hỏi là Ngài sẽ đi đâu lúc chết, Ngài đáp:

“Người ta nói ta sắp chết

Nhưng ta sẽ không ra đi

Ta có thể đi đâu?

Ta ở đây....”

Sau cùng, hãy xét đến câu nói của Lục Tổ Huệ Năng (Hui-Neng). Khi Ngài cho biết là mình sẽ rời khỏi thế gian này vào một ngày định trước, nhiều đệ tử của Ngài đã than khóc. Ngài ngạc nhiên và hỏi: “Các con khóc ai đây? Phải chăng là các con lo sợ cho Thầy vì nghĩ rằng Thầy không biết mình sẽ đi về đâu? Nếu Thầy không biết, Thầy đã không rời bỏ các con như thế này. Nếu các con thực sự biết, các con đã không khóc, vì Chân tánh là vô sinh bất tử, không đi không đến...”. (For whom are you crying? Are you worrying about me because you think I don't know where I am going? If I didn't know, I wouldn't be able to leave you this way... If you actually knew, you couldn't possibly cry, because True-nature is without birth or death, without going or coming...)

Tất cả các vị Thầy đang đối diện sự chết này đều không nói rằng mình hay linh hồn của mình, sinh lực hay thần thứccủa mình sẽ đi đâu sau khi chết. Ngược lại, có những nhà tôn giáo khẳng định một cách giáo điều rằng khi chết, linh hồn sẽ đi lên thiên đường hoặc đọa xuống địa ngụcNgày xưa người ta nói rằng linh hồn trú ở huyệt mộ hay quan tài của người quá cố hay linh hồn vẫn lẩn quẩn bên nấm mộ. Nhưng các vị Thầy đã khôn ngoan không gọi tên hay cố giải thích. Tại sao không? Một câu hát cổ đã nói lên điều này như sau:

"Kẻ ngu thì cố tìm cách giải thích lý do

Người khôn ngoan thì không bao giờ làm việc đó".


 

Những Phương Diện Tôn Giáo Của Việc
Hỏa Táng

Những phương diện thần học của hỏa thiêu là gì? Thiên Chúa Giáo, một số giáo phái Tin LànhDo Thái Giáo và Hồi Giáo chủ trương chôn xác người quá cố chứ không hỏa táng. Theo Bách Khoa Toàn Thư Thiên Chúa (bản in năm 1975), Giáo Hội Thiên Chúa chống lại việc hỏa thiêu “vì hỏa thiêu về mặt lịch sử là một việc làm của sự không tin vào sự bất tử của những người trong những xã hội nào đó, và vì hỏa thiêu là không biểu lộ sự tôn kính thể xác vốn là đền thờ Thánh Linh”.

Còn về Tin Lành thì phần lớn những lời biện luận của các giáo sĩ tương tự như Thiên Chúa GiáoHỏa thiêu là tập tục của ngoại đạo và như vậy không phải là tục lệ của Thiên Chúa. Các giáo sĩ khác chống lại việc hỏa thiêu vì họ thấy trong Thánh Kinh không có dạy tục lệ này. Việc mai táng được hỗ trợ thêm bởi tiền lệ là thi hài của Chúa Jesus Christ được an táng trong hầm mộ.

Do Thái Giáo chính thống chủ trương chôn dưới đất vì Thánh Kinh Torah viết “Cát bụi trở về với cát bụi” (“Dust you are and to dust you shall return”. Genesis 3:19). Trong khi đó, Do Thái Giáo tự do nói rằng Thánh Kinh không cấm hỏa thiêu dù chôn dưới đất là tục lệ của người Do Thái thời cổ. Chôn cất được xem là một cách tôn trọng thể xác con người và bảo vệ nó không bị xâm phạm.

Tuy nhiên, ngày nay những tôn giáo này càng ngày càng chịu để cho các tín đồ làm theo ý nguyện của họ là dùng hỏa thiêu. Những lý do được nêu ra là ít tốn kém, mỹ thuật, và vệ sinh. Đặc biệt là khi xác chết biến dạng, tàn tạ vì bệnh tật, hay đã trở nên xấu xí, nhiều người cảm thấy nên hỏa thiêu cái xác đó.

Trong số những tôn giáo Đông PhươngPhật Giáo và Ấn Giáo đều chấp nhận hỏa thiêu. Chính Đức Phật đã được trà tỳ (hỏa táng). Nói chung thì tập quán ở những quốc gia Phật Giáo đều là hỏa táng dù cũng có nơi địa tángTruyền thống của Phật Giáo Trung Hoa là địa táng (chôn dưới đất), nhưng ngày nay họ cũng dùng phương cách hỏa táng.

Về Ấn Giáo thì hỏa táng đã có ở Ấn Độ từ hai ngàn năm trước Tây lịch. Trong tôn giáo và triết học Ấn Độ, người ta tin rằng lửa hóa giải thể xác thành những nguyên tố đất, nước, gió và lửa, trong khi tịnh hóa thần thức để nó đi tái sinh.

 

10.    TỔ CHỨC TANG LỄ

 

“Tôi rất muốn chứng kiến tang lễ của mình trước khi chết.”

Maria Edgeworth

 

Trong nền Văn hóa cổ, tang lễ được xem là một nghi lễ trưởng thànhđánh dấu một sự kiện quan trọng, và có ý nghĩalớn nhất đối với người quá cố. Nhưng ngày nay người ta thường không nghĩ như vậy. Điều đáng ngạc nhiên là có những cuốn sách viết về sự chết và cái chết, đặc biệt các tác giả tin rằng sự sống vẫn liên tụcnói nhiều về cách giảm đau buồn, nhưng lại không có sự hướng dẫn nào dành cho người quá cố về trạng thái sau khi chết. Tang lễ có thể làm được nhiều thứ để giúp cho người sống trong những mối liên hệ mới của họ với nhau, và giúp người chết hiểu biết vềtình trạng của mình; nhu cầu thọ tang và được an ủi là điều quan trọng. Nhưng mục đích chính yếu của tang lễ phải là giúp người quá cố dễ dàng chuyển đổi trạng thái sau khi chết.

Có điều đáng buồn là nhiều người Tây Phương không thích nhiều nghi thức mà họ cho là không cần thiết. Nhưng những nghi lễ được làm với sự thành tâm và sự hiểu biết thì có thể truyền cho người tham dự những chân lý và sự minh triết cổ truyền.

Huston Smith viết:

“Tôn giáo phát sinh từ nghi lễ và sự quan tâm, và khi người ta cảm thấy thích làm lễ và rất quan tâm, họ sẽ tụ họp và làm lễ cúng với nhau. Người ta thích hợp quần, thích những động tác và những trang phục cầu kỳ”.

Nếu những người trong gia đình không tin rằng năng lực tâm thức của người quá cố vẫn còn hiện hữu thì tại sao họ tổ chức tang lễ và sau đó làm những lễ tưởng niệm hay lễ cúng? Ẩn trong tiềm thức, tang lễ phản chiếu một niềm tin, hay một sự hy vọng vào kiếp sau, vốn được quy định bởi nghiệp báo hay luật nhân quả. Vậy tang lễ có thể được xem là phương tiện giúp người quá cố di chuyển dễ dàng hơn từ bên này của sự sống sang bên kia cửa tử.

Tang lễ cho người ta thấy rõ sự chết và cũng là phương tiện bảo tồn và kéo dài mối liên hệ giữa người quá cốgia đình và cộng đồngNếu không, tại sao lại có nghi thức tụng kinh, hát, ban phướccầu nguyện và giảng đạo cho sự an nghỉ nghìn thu của linh hồn bởi các tu sĩ và các chức sắc tôn giáo? Phải chăng tang lễ và sự hiện diện của những người thọ tang nói lên điều họ cũng tin rằng tinh thần của người quá cố vẫn còn hiện hữu trong một hình thức nào đó? Tang lễ là một cuộc tiễn đưa hay là một sự xóa bỏ? Tại sao gia đình lại làm nghi lễ cầu kỳ này nếu họ tin rằng ngườiquá cố chỉ là một cái xác không hồn?

Lyall Watson nói về ý nghĩa sâu xa của tang lễ như sau:

“Mỗi tang lễ ẩn chứa ý nghĩa chết không phải là hết, và cái chết đánh dấu một loại di chuyển. Khi nghiên cứu về người Mã Lai và sự chết, Robet Hertz cho thấy sự chết không được xem là một sự chấm dứt, mà là một giai đoạn phát triểndần dần. Người Mã Lai và nhiều dân tộc khác nhận thấy tiến trình chết bắt đầu sớm trong cuộc đời, và niềm tin này được phản chiếu trong lối nghĩ và lối hành động của cộng đồng của họ. Đối với họ cái chết là một giai đoạn chuyển tiếp, một dấu hiệu cho thấy thi hài nên được xử lý với một cách nào đó. Trong xã hội của chúng talý do độc nhất của việc trì hoãn hai hay ba ngày giữa lúc chết và giải quyết thi hài là để sửa soạn mọi việc và mọi người có thời giờ tập hợp.”

Trong một số tôn giáođặc biệt là Phật Giáomục đích chính yếu của tang lễ không phải chỉ là làm lễ cho người quá cố hay an ủi tang gia, mà còn làm cho người trong cõi trung ấm biết tính chất thật của sự sống và sự chết. Những tang lễ nghiêm trang có một mục đích quan trọng khác: Làm cho chúng ta suy nghĩ một cách tỉnh táo về cái chết của chính mình.

Tang Lễ

Những gia đình theo một tôn giáo nào đó có thể cung thỉnh một Giáo sĩ làm tang lễ trong một nhà thờ hay chùa, nhưng một tang lễ, lễ tưởng niệm hoặc lễ cúng có hiệu quả có thể được làm ở bất cứ chỗ nào, có hay không có mặt của Giáo sĩ. Những tang lễ được mô tả ở phần sau không thuộc riêng tôn giáo nào mà vẫn có thể thích hợp với những người không theo tôn giáo nào hay cả những người theo duy vật. Việc tụng đọc bài “Bát Nhã Tâm Kinh”, bàicầu nguyện tang lễ, bài Kệ Hoa (Flowers Poem) chính yếu là để làm lợi ích cho người quá cố. Việc tưởng niệm ngườiquá cố là để an ủi thân nhân và bạn bè. Có thể thêm vào tang lễ những bản nhạc, thơ, những lời cầu nguyện và những thi thiên, hay cả những vũ khúc, tùy theo tuổi tác và cá tính của người quá cố, vì có thể tùy thuộc vào hoàn cảnh.

Tang lễ còn là lễ ghi nhận trong đó có quan tài của người quá cố, và lễ tưởng niệm thì không có quan tài. Trong Phật Giáo, tang lễ và các lễ cúng tuần thất trong vòng bốn mươi chín ngày, là việc liên tục làm cho người quá cố biết tính chất thật của sự sống (của tâm thức sau khi bản thân đã tắt thở). Như vậy, lễ cúng là tang lễ thu nhỏTụng niệm cầu siêu luôn luôn là việc làm quan trọng trong bốn mươi chín ngày. Những nghi thức này được thực hiện sau bảy ngày tính từ ngày qua đời và lập lại sáu tuần kế tiếp. Khi cử hành lễ hòa hợp với chu kỳ sinh tử bảy ngày trong trạng tháitrung gian, những nghi thức này có mục đích làm thức tỉnh tâm trí của người quá cố trước khi người đó tái sanh vàocõi giới kế tiếp.

Những nghi thức cúng bốn mươi chín ngày là không thể thiếu, ngay cả khi cái chết tới do tai nạn bất ngờ, nạn nhân không có sự sửa soạn tâm trí, hay khi cái chết tới trong lúc đang ở nơi xa xôi, hẻo lánh và thi hài hay tro cốt không có ở tang lễ. Một tấm ảnh chân dung của người quá cố, sẽ có ý nghĩa lớn trong việc giúp những người dự lễ tập trungnăng lực hướng về người quá cố. Sự tập trung này sẽ giúp cho người quá cố gia tăng sức mạnh tâm linh của mình.

Thân nhân của người quá cố nên dự tang lễ cũng như những lễ cầu siêu khác trong vòng bốn mươi chín ngày để tái khẳng định mối liên hệ nhân duyên của mình với người quá cố, và như vậy họ sẽ bớt cô đơn và sự hiện diện của họ trở nên ích lợi cho người chết. Tâm của người chết và tâm của người sống vốn có sự tương thông với nhau, nên sựcầu nguyện, hồi hướng công đức siêu độ, sẽ có tác động thật sự để giúp người thân của mình đi tái sanh vào cõi giớikhác.

Tang lễ của Marie, một bé gái sáu tuổi

Hình 3: Lão Sư Philip Kapleau và các đệ tử

Tang lễ này được tổ chức cho một em bé gái sáu tuổi, qua đời do bị ngộp thở vì khói. Cha mẹ của em không theo tôn giáo nào nhưng cũng tin tưởng một phần nào đó trong giáo lý của Ấn Độ GiáoPhật Giáo và Thiên Chúa Giáo. Vào buổi sáng sau khi Marie chết, cha mẹ của em mời tôi (Lão Sư Philip Kapleau) đến giúp tổ chức và hướng dẫn tang lễ cùng với mấy người khác, tôi thiết trí một bàn thờ đơn giản với một ảnh chân dung lớn của bé Marie, hoa, nến và mấy món ăn mà em bé ưa thích lúc còn sống. Ở trước bàn thờ, Marie nằm trong một chiếc quan tài được làm ở nhà.

Buổi lễ bắt đầu, tôi nói với mọi người rằng mục đích chính của tang lễ này là hỗ trợ cho bé Marie, và có thể làm được việc này bằng cách mọi người hướng tình thương của mình về Marie qua những lời tụng niệm thành tâm và do đó cầu nguyện huệ lực của các thánh nhân gia hộ cho Marie trong hành trình di chuyển khó khăn tới cõi bên kia. Tôi cũng nói rằng người ta thường xem cái chết của trẻ em là điều bi thảm, nhưng chúng ta không có lý do gì để cảm thấy đau buồn, vì Marie đã sinh ra đời khi em cần sinh ra và đã chết khi em phải chết, nghiệp quả của em cho kiếp này đã hết, dù em còn nhỏ tuổi.

Kế tiếp, tất cả mọi người tụng bài “Tâm Kinh Bát Nhã” trong khi một người đánh trống và một người khác đánh một cái cồng nhỏ có hình chén để giữ nhịp.

Sau đó chúng tôi tụng một bài cầu nguyện ba lần, nguyện cầu chư Phật, chư Bồ Tát từ bi gia hộ và tiếp độ Marie. Tôi tụng trước mỗi câu và mọi người lập lại:

“Xin các đấng từ bi

Trụ ở mười phương

Có lòng từ bi lớn,

Phù hộ cho chúng sinh

Qua lực từ bi lớn

Tiếp nhận lời nguyện này

Chấp nhận lễ vật này

Được dâng cúng ở đây

Xin các đấng từ bi

Có trí tuệ và từ bi

Có oai lực làm những việc siêu diệu

Và oai lực phù hộ vô tận

Marie đã đi khỏi thế gian này tới cõi khác

Em đã đi một bước lớn

Ánh sáng của thế gian này đã phai tàn đối với em

Em đã đi vào cõi im lặng bao la

Em đã được biển lớn mang đi

Xin các đấng từ bi

Gia hộ Marie vốn không thể tự giúp mình

Xin hãy giống như cha mẹ của em

Xin các đấng từ bi

Với lực từ bi phù hộ cho em

Xin hãy làm như các Ngài đã phát nguyện.”

Sau bài cầu nguyện trên là “Bài Thơ Hoa” sau đây dành cho Marie:

“Thế gian là một bông hoa

Các vị Thần là những bông hoa

Các đấng giác ngộ là những bông hoa

Vạn vật là những bông hoa

Hoa đỏ, hoa trắng, hoa xanh,

Hoa vàng và hoa đen,

Đủ màu hoa, đủ loại tình thương chiếu tỏa

Đời sống nở ra từ đời sống và trở về đời sống

Hoa mừng vui, hoa buồn tủi

Hoa đau khổ, hoa an lạc

Hoa của nụ cười, hoa của sân hận

Hoa của thiên đường, hoa của địa ngục

Tất cả đều liên quan với nhau

Và mỗi hoa làm cho những hoa khác bừng nở.

Khi con mắt của chân tâm

Mở ra thế giới những bông hoa này

Chúng sinh đều tỏa sáng

Tiếng nhạc vang lừng khắp núi và biển

Thế giới của mình trở thành thế giới của mọi người

Cá nhân trở thành loài người

Chúng sinh trở thành cá nhân

Tức vô số tấm gương phản chiếu mỗi tấm gương khác

Này Marie, có sự chết và có sự sống

Không có sự chết và không sự sống

Có sự sống biến đổi, có sự sống bất biến

Những bông hoa cũng đổi màu từng khoảnh khắc.

Thật là một thế giới sinh động! Và em thật là sáng!

Marie, em được sinh ra từ những bông hoa này

Và em sinh ra những bông hoa này

Em không có bắt đầu, không có chấm dứt

Em là vô cùngvô tận

Dù em là hạt bụi nhỏ vô cùng.

Marie, em là bông hoa

Em là tình yêu

Chúng sinh đều có sự độc đáo của mình chiếu sáng

Tất cả tan nhập vào cái một của mọi màu sắc

Em là một, em là nhiều

Chỉ một khoảnh khắc, chỉ một nơi độc nhất

Chỉ là em độc nhất

Ngoài em không có gì

Em nhảy múa, xuất hiện trong tất cả

Không từ đâu tới, không đi đâu

Em không trụ ở đâu, không bám giữ vào đâu

Em được tất cả, em không được gì cả

Em là sự trở thành của sự biến đổi không thể mô tả được

Em là tình yêu, em là bông hoa".

(Phỏng theo một bài thơ Nhật Bảntác giả khuyết danh)

Khi bài thơ này chấm dứtmọi người vừa đi tới bàn thờ, vừa hát và thắp một nén hương cho Marie. Sau đó khoảng 150 người dự tang lễ tiễn đưa Marie đến một nhà thờ cách đó một dặm. Trên đường đi một số người thổi tù và bằng vỏ ốc trong khi một số người khác niệm nhỏ thần chú “Om”, những âm thanh hòa vào nhau. Những người khác niệm thầm lặng lẽ những bài cầu nguyện theo tín ngưỡng của họ.

Ở nhà thờ, chiếc quan tài nhỏ được đặt trên bàn giữa những bông hoa và những ngọn nến. Trong nhà thờ, mọi việcdiễn ra hoàn toàn tự nhiên. Có những người đứng dậy hát một bài dân ca hay niệm thần chú. Các thân nhân và bạn bè ôn lại những kỷ niệm về Marie. Có tiếng một chiếc kèn harmonica trầm lắng trong bài bi ca “Going Home”.

Sau đó chúng tôi tiễn đưa Marie ra nghĩa trang của nhà thờ, nơi mấy người bạn thân đã đào một cái huyệt mộ cho Marie, trong khi mọi người nắm tay nhau làm thành một vòng tròn lớn. Lúc nào cũng có tiếng tù và vang lên một cáchhòa hợp và đầy ý nghĩa, vì trong nhiều truyền thống tâm linh, việc thổi ốc tượng trưng cho hơi thở của sự sống mới.

Quan tài của Marie được hạ huyệt chậm chậm trong khi mọi người vây quanh. Mẹ của Marie và những người khác gởi những cánh hoa lên quan tài cho Marie và rồi đất được lấp dần dần.

Khi ngôi mộ được lấp đầy, mẹ của Marie cẩn thận nện đất xuống cho đẹp giống như đang cho con mình đi ngủ một giấc ngủ dài. Như một cử chỉ cuối cùng, bà cắm cây thập giá bằng gỗ do chồng của bà làm sẵn. Một lần nữa mọi người đứng thành vòng tròn, nắm tay nhau nhiễu quanh mộ Marie và niệm thần chú “Om”.

Về mặt tài chánh, chi phí của đám tang này rất ít. Ngoài tiền mua gỗ đóng chiếc quan tài nhỏ, và một món tiền mà tôi đoán là dâng cúng cho vị giáo sĩ về việc dùng nhà thờ và chôn cất Marie ở nghĩa trang, cha mẹ em không có chi phí nào khác liên quan tới tang lễ. Hơn nữa, loại tang lễ này do gia đình làm cho người quá cố (không có giám đốc tang lễ), giúp cha mẹ và những người thân của Marie chào từ biệt em với đầy sự an ủi.

 

Tang lễ của Lillian, một nữ văn sĩ tám mươi tư tuổi

Không giống như tang lễ ở trên, vốn không có sự tập dượt và được cử hành ở ngoài trời, tang lễ này có sự hợp thức và được cử hành tại Trung Tâm Thiền ở Rochester, nơi Lillian đã là một thành viên lâu năm. Loại tang lễ này có thể được làm cho bất cứ tín đồ của một tôn giáo nào, hoặc cho người không theo tín ngưỡng nào.

Lillian là một nhà văn ngoài tám mươi tuổi và là một người nổi tiếng trong cộng đồng nơi bà sống. Trong di chúc bà đã viết là trong đám tang của mình sẽ có bản nhạc Đại Hòa Tấu Thứ Ba (Third Symphony) của Beethoven với nhịp chậm (còn được gọi là Hành Khúc Tang Lễ).

Uy nghi và trầm buồn nhưng cũng có nét phấn đấu và hy vọng, bản nhạc kết thúc với âm hưởng chấp nhận một cáchthanh thản, và những phẩm tính này phản chiếu nỗ lực đạt sự tự thành tựu của Lillian. Khi thân nhân và bạn bè đi vàoThiền đường, họ được chào đón bởi nhạc khúc sâu xa này. Chúng tôi đặt trên bàn thờ một hình chân dung lớn của bà Lillian, bình hoa, tro cốt của bà đã được gói trong một tấm vải gấm. Vì màu đỏ là màu bà thích (bà đã nói màu đỏ làtượng trưng cho sự sống) nên những bông hoa và tấm gấm có màu này. Trên bàn thờ cũng có những ngọn nến và những cành thông; lửa tượng trưng cho sự sống miên viễn. Bức ảnh giúp mọi người tập trung và hướng năng lực của mình về Lillian.

Khi chúng tôi bắt đầu, tiếng nhạc được giảm xuống, và tiếp tục như vậy suốt buổi lễ. Tôi nói rằng mục đích chính của những nghi thức là giúp cho Lillian giác ngộ tính chất thật của sự sinh và sự tử, chứ không chỉ để ca tụng những đức tính hay than khóc về sự mãn phần của bà.

Tiếp theo chúng tôi tụng bài “Tâm Kinh Bát Nhã”, vốn là một bài thu tóm trí tuệ của các Chư Phật trong mười phương. “Tâm Kinh” được xem là có oai lực xuyên thấu tâm trí vô minhBài kinh này là cốt tủy trong thông điệp của Đức Phậtvề trí tuệ. “Tâm Kinh” phải được tiếp nhận bằng trái tim chứ không bằng lý trí, tức là bằng trực giác sâu xa nhất. Như vậy “trí tuệ hoàn hảo” ở đây có nghĩa là trí tuệ siêu diệu, cũng như con đường dẫn tới trí tuệ này, và là văn bản củagiáo lý đưa tới sự thành tựu trí tuệ

Ý nghĩa của việc tụng bài kinh này để khai thị cho tâm thức người chết biết rõ thân xác vốn là giả duyên hợp thành,không thật có, để buông bỏ dễ dàng mà hướng tâm đến giải thoát và giác ngộ.

Bát Nhã Tâm Kinh

Bồ Tát Quán Tự Tại

Khi quán chiếu thâm sâu

Bát Nhã Ba La Mật

Tức diệu pháp trí độ

Bỗng soi thấy năm uẩn

Đều không có tự tánh

Thực chứng điều ấy xong

Ngài vượt thoát tất cả

Mọi khổ đau ách nạn.

Nghe đây Xá Lợi Tử:

Sắc chẳng khác gì không

Không chẳng khác gì sắc

Sắc chính thực là không

Không chính thực là sắc

Còn lại bốn uẩn kia

Cũng đều như vậy cả.

Xá Lợi Tử nghe đây:

Thể mọi pháp đều không

Không sinh cũng không diệt

Không nhơ cũng không sạch

Không thêm cũng không bớt

Cho nên trong tánh Không

Không có sắc, thọ, tưởng

Cũng không có hành thức

Không có nhãn, nhĩ, tỷ

Thiệt, thân, ý, sáu căn

Không có sắc, thanh, hương

Vị, xúc, pháp, sáu trần

Không có mười tám giới

Từ nhãn đến ý thức

Không hề có vô minh

Không có hết vô minh

Cho đến không lão tử

Cũng không hết lão tử

Không khổ tập diệt đạo

Không trí cũng không đắc.

Vì không có sở đắc

Nên khi vị Bồ Tát

Nương diệu pháp Trí Độ

Bát Nhã Ba La Mật

Thì tâm không chướng ngại

Vì tâm không chướng ngại

Nên không có sợ hãi

Xa lìa mọi mộng tưởng

Xa lìa mọi điên đảo

Đạt Niết bàn tuyệt đối.

Chư Phật trong ba đời

diệu pháp Trí Độ

Bát Nhã Ba La Mật

Nên đắc Vô thượng giác

Vậy nên phải biết rằng

Bát Nhã Ba La Mật

Là linh chú đại thần

Là linh chú đại minh

Là linh chú vô thượng

Là linh chú tuyệt đỉnh

Là chân lý bất vọng

Có năng lực tiêu trừ

Tất cả mọi khổ nạn

Cho nên tôi muốn thuyết

Câu thần chú trí độ

Bát Nhã Ba La Mật

Nói xong Đức Bồ Tát

Liền đọc thần chú rằng:

Gate

Gate

Paragate

Parasamgate

Bodhi Svaha.

(theo bản dịch của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh)

Bây giờ một người bạn thân của Lillian đọc một bài thơ viết về thiên nhiên và nhịp điệu của vũ trụ. Sau đó người quản gia và một người bạn nói về những kỷ niệm vui của họ về bà Lillian và ôn lại tình bạn nhiều năm giữa họ. Rồi mọi người cùng đọc bài cầu nguyện tang lễ. “Bài Thơ Hoa” cũng được đọc và hồi hướng công đức cho bà Lillian.

Nghi thức sau cùng là mỗi người đi tới bàn thờ chăm chú nhìn vào bức hình chân dung của bà Lillian, lấy một chút bột hương trong cái hộp ở bàn thờ và rải lên một miếng than đỏ trong lư hương rồi chắp tay xá chào từ biệt Lillian.

Giá Trị Của Tụng Niệm

Tụng niệm có thể là việc quan trọng trong một tang lễ. Với sự thành tâm và nồng nhiệt, những âm thanh và nhịp điệu của tụng niệm sẽ vượt qua lý trí đưa thẳng vào tâm vô thức của người quá cố những chân lý về sự sống.

Tốt nhất là có một cái trống (theo nghi lễ của PG Nhật Bản) thuộc loại nào đó để giữ nhịp cho những lời tụng niệm. Tiếng trống hợp nhất năng lực của cuộc lễ, đưa nó lên cao hay xuống thấp, hay thu nó lại khi nó phân tán. Người đánh trống không cần phải chuyên nghiệp, nhưng phải giữ nhịp một cách trường canh và vững chắc trong khi người khác tụng niệm.

Người đánh trống bắt đầu chậm rồi nhanh dần cho tới một nhịp mà người đó duy trì cho tới khi bài tụng chấm dứt. Nếu tiếng trống và tụng niệm không hòa hợp với nhau thì bài tụng niệm sẽ lỗi nhịp và lực nhiếp tâm hướng về ngườiquá cố sẽ bị gián đoạn.

Một điều cũng quan trọng là tinh thần của bài tụng niệm có thành thực và mạnh mẽ hay không. Cũng như tiếng trống không thành tâm có thể làm giảm năng lực của cuộc lễ, lời tụng niệm không thành tâm có thể làm giảm lực thiêng liêng của tang lễ hay lễ tưởng niệm. Khi bài tụng niệm được hướng về người quá cố, với mọi người tập trung vào bức ảnh của người đó, thì việc tụng niệm sẽ đặc biệt hiệu quả.

Trong cuốn “Tám Căn Bản Của Niềm Tin Trong Phật Giáo” (Eight Bases of Belief in Buddhism), Thiền Sư Nhật BảnHakuun Yasutani nói rằng, một người trong trạng thái sau khi chết vẫn có tâm thức nhưng không giống như tâm thứctrong trạng thái “sống”. Người đó cũng có cảm giác thuộc loại mà người “sống” không có. Như vậy có nghĩa là người đó có thể “nghe thấy” bài “Tâm Kinh Bát Nhã” và những âm thanh khác trong tang lễ. Khi chúng ta tập trung tâm trí vànăng lực vào việc tụng niệm và vào người quá cốtâm thức của người đó sẽ chịu ảnh hưởng của bài tụng niệm.

Có những y sĩ cảm thấy những người bệnh được người khác cầu nguyện cho mình thường hồi phục mau hơn những người bệnh không phải là đối tượng của cầu nguyện. Một bài viết về tôn giáo và y học trong “The Christian Science Monitor” nói như sau: “Có sự sẵn lòng chấp nhận những phương pháp chữa bệnh không khoa học, ví dụ như cầu nguyện. Các y sĩ không còn phiền lòng về việc dùng những phương pháp này. Trong những năm hành nghề của tôi, có nhiều trường hợp mà tôi phải xem kết quả tốt là công lao của lời cầu nguyện hơn là của phương pháp trị liệu của tôi như một y sĩ”.

Và vì người chết không thực sự chết, ai có thể nói rằng việc tụng niệm và cầu nguyện ở tang lễ và lễ tưởng niệm hay lễ cúng không có kết quả như vậy đối với họ.

Ai là những người dự tang lễ? Đó là những người thân và bạn bè của người quá cố. Qua suốt một đời tiếp xúc với nhau, họ đã tạo nhân duyên chặt chẽ. Những sự ràng buộc này không thể bị cắt đứt lúc chết.

Nói một cách bao quát và sâu xa thì không có một người nào, một vật gì ở bất cứ đâu mà chúng ta không có liên hệnhân duyên. Khi sự tiếp xúc là mới, chẳng hạn như trong kiếp này và mối liên hệ là vững chắc, ví dụ như một người thân hay một người bạn, việc tụng niệm và những lời tụng niệm sẽ có sức mạnh hộ niệm lớn. “Lời” ở đây là ý nghĩabên trong có oai lực vận động và chuyển hóa. Những lời được thốt ra bởi tinh thần mạnh mẽ sẽ giống như những mũi tên bay thẳng tới mục tiêu.

Có khi người ta hỏi là một đứa trẻ có thể hiểu ý nghĩa sâu xa của một bài tụng niệm như “Bát Nhã Tâm Kinh” hay không. Trong trường hợp Marie sáu tuổi, vào lúc chết phải chăng em vẫn sáu tuổi? Tri thức trong tâm vô thức, hay có thể gọi là vô thức tập thể, của em vẫn hoạt độngNghiệp lực đã đưa em vào kiếp vừa qua sẽ đưa em đi tới kiếp sau.Năng lực không thể bị hủy diệt, và tri thức đã được tích lũy trong vô số kiếp cũng không thể mất đi đâu. Người ta có thể quên nhưng không thể không tri thức.

Vậy em bé này thì sao? Khi chết em không còn trẻ theo nghĩa nhân duyên hay năm tháng của cõi vật chất, mà em không có tuổi. Tuổi tác chỉ là tương đối và bây giờ em không còn bị trói buộc bởi sự giới hạn đó. Vậy tuổi của người chết không làm nên sự khác biệt nào. Phái tính, quốc tịch hay cả tôn giáo cũng không làm nên sự khác biệt nào. Điều độc nhất đáng kể là lối tụng niệm của chúng ta, tức là chúng ta có sự thành tâm, có niềm tin, và có sự tập trung tâm trí hướng về người quá cố hay không. Vì có thể nói rằng những con vật cũng có thể chịu ảnh hưởng của một tang lễ cónăng lực lớn. Tất cả sự sống có nguồn gốc trong Tâm vũ trụ (Universal Mind), vì vậy mọi vật không có sự khác nhau giữa một vị Phật, một em bé sáu tuổi, một con voi, một con kiến, một cây thông và một cọng cỏ.

Tang Lễ Cho Trẻ Sơ Sinh

Khi trẻ sơ sinh chết, hay khi một người mẹ sinh thiếu tháng và không thể cứu được đứa con, hay khi thai nhi chết trong bụng mẹ, nhiều gia đình không biết có nên làm tang lễ hay không. Theo Phật Giáo thì một đứa trẻ đến với cha mẹ của mình vì nhân duyên. Dù chết trước khi ra đời, khi còn sơ sinh, trong tuổi ấu thơ hay đã lớn, tang lễ cũng có cùng một mục đích. Vì nhân duyên của cha mẹ với đứa trẻ, họ có khả năng gây ảnh hưởng lớn tới sự sống tương lai trong trạng thái sau khi chết của đứa con. Như vậy, giống như trong trường hợp người lớn, tang lễ là cơ hội trong một kiếp để làm cho đứa trẻ biết tới sự bất khả phân ly của sự sống và sự chết, về sắc tướng chính là chân khôngchân không chính là sắc tướng, và đó là thông điệp của “Bát Nhã Tâm Kinh”.

Ngoài việc hỗ trợ đứa trẻ qua đời và cung cấp một lối biểu lộ đau buồn của cha mẹ, tang lễ cũng là một phương tiệnlàm giảm cảm giác có lỗi có thể có của những người trong gia đình. Vì đối với những người dự tang lễ một cách thành tâm, những thắc mắc của họ về nghiệp quả và vì bí mật của sự sống và sự chết vốn xuất hiện khi có cái chết của đứa trẻ sẽ được giải đáp. Bóng tối vây quanh sự chết sẽ tan biến phần nào. Một tang lễ hay lễ tưởng niệm có ý nghĩa, sẽ lay động trực giác sâu xa nhất của chúng ta về sự sống và sự chết, và còn dành cho cha mẹ, người thân và bạn bè sự bảo đảm là họ đã làm tất cả những gì có thể làm, để hỗ trợ đứa trẻ trong trạng thái sau khi chết. Chính điều này đóng góp nhiều cho việc làm giảm sự đau buồn của cha mẹ.


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/04/2023(Xem: 1985)
19/10/2016(Xem: 11113)
08/08/2010(Xem: 108690)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.