Phần ba: NGHIỆP BÁO

30/11/20173:53 CH(Xem: 3183)
Phần ba: NGHIỆP BÁO
Phật lịch: 2561; Việt lịch: 4896; Nông lịch: Đinh Dậu
THIỀN QUÁN VỀ SỐNG VÀ CHẾT
Cẩm Nang Hướng Dẫn Thực Hành
The Zen of  Living and Dying
A Practical and Spiritual Guide
Nguyên tác Anh ngữ: Đại Sư Philip Kapleau
Việt dịch: HT Thích Như Điển & TT Thích Nguyên Tạng
Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc
Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu Ấn Hành 2017

Phần ba:
NGHIỆP BÁO

Những người nông cạn tin vào số phận,
tin vào những tình huống.
Những người có nghị lực tin vào nhân và quả.”
Ralph Waldo Emerson

“Ngẫu nhiên là một từ vô nghĩa;
Không có gì có thể hiện hữu không có nguyên nhân.”
Voltaire

 

Bắt đầu dịch phần này vào ngày 27.10.2015
nhằm ngày Rằm tháng Chín năm Ất Mùi - Phật lịch 2559
tại Tu Viện Viên Đức - Ravensburg - Đức Quốc
Dịch xong vào ngày 22 tháng 2 năm 2016 tại Tu Viện
Viên Đức - Ravensburg - Đức Quốc
HT. Thích Như Điển


11.    TÌM HIỂU VỀ NGHIỆP BÁO

(Sách tiếng Anh trang 139. Sách tiếng Đức trang 199)

Mặt Bất Bình Đẳng Của Cuộc Đời

Kể từ thời thái cổ đầu tiên những người thợ săn khi chiến đấu với các thú dữ và nếu một ai trong họ bị mất đi một cánh tay hay một cái chân, thì người ta hay tự hỏi rằng: “Tại sao là tôi, mà không phải là người kia?” Trong tất cả mọixã hội và nền văn minh, đàn ông và đàn bà đã từng tranh đấu để tìm những câu trả lời về cuộc sống dường như không công bằng và ngẫu nhiên ấy. Tại sao có người khi sinh ra bị mù và câm, những người khác thì hoàn toàn không bị tật nguyền? Tại sao có người khi sinh ra với một tâm hồn trong sáng và những kẻ khác trên thực tế lại không có tâm thức? Tại sao có người sinh ra đầy đủ vật chất, trong khi đó nhiều người khác lại nghèo nàn và khổ sở? Đâu là sự công bằng cho những điều này? Đối với nhiều người câu trả lời đơn giản thường là: “Đây là do ý muốn của Chúa.Con đường của Ngài là huyền bí và với sự hiểu biết giới hạn của chúng ta, không thể rõ biết hết được mục đích thâm sâu của Ngài, vì vậy mục đích của chúng ta không phải là hỏi về nguyên nhân tại sao chúng ta đang khổ và than vãn.Chúng ta phải tin rằng cuối cùng ý định của Chúa là điều hiển nhiên vậy”. Nhưng đối với nhiều người khác những câutrả lời này không làm thỏa mãn về nguyên nhân mà cũng không về ý nghĩa của sự công bình nữa. Ngược lại chúng thường tạo nên những cảm giác bất lực và phẫn nộ, mà sự khổ tâm kia dẫn đến tâm lý bất an sâu kín nữa. Hiện nay có một điều giải thích được chấp nhận bởi hằng triệu người, điều này đã mở ra một cánh cửa để trả lời tại sao nhữngsự kiện xảy ra và xảy ra như thế nào. Đây là thuyết về nghiệp báoMặc dầu nhiều sự việc được xem như là ngẫu nhiên và thần bí, nhưng nghiệp báo chính là một quy tắc hoạt động đảm bảo cho sự công bằng này.

Sự hỗn loạn và phản ngược không ngừng về sự hiện hữu của con người được làm sáng tỏ bằng một nguyên tắc đơn giản cho rằng tất cả kết quả đều có một nguyên nhân xảy ra trước đó và ngược lại chúng nó trở thành cái nhân; cứ như vậy không ngừng nghỉ. Nói một cách khác giáo lý của nghiệp báo dạy rằng những kết quả mà chúng ta đang nhận được, nó tương ứng với những gì mà chúng ta đã gieo trồng.

Đồng thời những hành vi của nghiệp chẳng thể đo lường được, phức tạp và những hàm ý chẳng dễ dàng để nắm bắt. Với một lý do chính đáng, dấu hiệu thời cổ biểu tượng cho nghiệp báo là một hình thắt gút không kết thúc.

Dấu hiệu này mô tả một hệ thống bất tận những mối tương liên giữa tất cả những hình thức của sự sống. Ngoài ra. Nó cũng tượng trưng những nguyên nhân vô thủy vô chung gây ra sự sống trong các cõi luân hồi.

 

Luân Hồi

(Bánh xe của sự sống và sự chết)

Quá trình hiện hữu cũng được gọi là chuỗi kết nối của nguyên nhân, là mắt xích của điều kiện hình thành, hoặc thông thường hơn nữa tượng trưng cho bánh xe của sự sống và sự chết. Khi bánh xe xoay chuyển hoặc nói cách khác mỗi nối kết trong xâu chuỗi được khởi động, năng lực tồn đọng của sự xoay chuyển trước đó sẽ khơi động cho những vòng xoay tiếp nối để giữ cho bánh xe tiếp tục xoay chuyển. (1)

Bánh xe của sự sống và sự chết (luân hồi) là sự biểu hiện của tâm chưa giác ngộĐức Phật đã dạy rằng: “Tất cả là - Đây là quan niệm cực đoan thứ nhất. Tất cả không là - Đây là quan niệm cực đoan thứ hai. Để tránh hai sự cực đoannày Đức Phật đã dạy cho con đường Trung Đạo”.

Để bình luận chi tiết về việc này Coomaraswamy đã viết rằng: “Giáo lý Trung Đạo cho rằng tất cả đều là sự hình thành, một xâu chuỗi không có cái bắt đầu (nguyên nhân đầu tiên) hay kết thúc. Không có một khoảnh khắc nào không thay đổi khi sự hình thành chuyển thành sự hiện hữu – ngay khi chúng ta có thể nhận thấy việc này qua cơ sởtính chất, tên gọi và thể hình, thì ngay sau đó chúng đã chuyển thành một hình thể khác. Thay thế cho một cá thểriêng lẻ là sự tiếp nối của nhiều khoảnh khắc tri giác.” (2)

Tất cả chúng sanh đều bị trói buộc vào bánh xe - vòng quay của sự sống và chết không ngừng nghỉ - ở trong quỹ đạo của nguyên nhân, mà kết quả hiện hữu là điều kiện của hành động từ xa xưa. Bánh xe này được di chuyển bởi những hành động, bắt nguồn do sự vô minh của chúng ta làm căn bảntiếp xúc với thực tại tự nhiên và qua khuynh hướng của nghiệp báo từ trước, trong quá khứkhông tính toán được. Bánh xe này được xoay chuyển và duy trì bởi  những sự tham đắm và bám víu vào sự ham muốn của sáu căn. Ngay tâm điểm của bánh xe là tham sân si. Sự sót lại của hành động từ mỗi vòng quay vẫn tiếp tục chuyển động cho vòng quay kế tiếp và vĩnh viễn bánh xe ấy tiếp tục quay không dừng nghỉ qua sự sống và sự chết, cho đến khi nào chúng ta tự giải thoát ra khỏi vòng luân hồi này.

Tại Sao Ta Nên Tin Vào Nghiệp Báo?

Tin vào định luật nhân quả dẫn đến một nhận định rằng những hành vi trong quá khứ của ta kết thành những gì tronghiện tại. Do vậy cuộc sống của chúng ta đang tạo hôm nay sẽ quyết định tương lai của mình. Chúng ta là những kiến trúc sư cho cuộc đời của chính mình. Chúng ta có thể thay đổi. Như nhà báo John Walters đã viết: “Sự chấp nhận lý thuyết về nghiệp báo và luân hồi sẽ an định nhiều vấn đề liên quan đến đời sống mà trước đó hầu như chẳng giải thích được. Điều đó sẽ đưa đến một sự giải thích hợp lý đối với hoàn cảnh và sự kiện của cuộc sống, cho những thảm kịch và những hỷ kịch, mà nếu không, nó sẽ có cảm giác thế giới này như là một nhà điên hoặc một loại đồ chơi của một vị cuồng thánh.

Niềm tin về nghiệp báo và luân hồi sẽ mang lại một sự an lạc lâu dài trong tâm và khả năng hiểu biết. Cuộc sống sẽ không làm cho chúng ta sân hận và bỡ ngỡ nữa, cái chết sẽ mất đi sự ghê sợ kia. Chúng ta sẽ chấm dứt không đặt ra những câu hỏi vô ích như: ‘Tại sao Chúa lại để những việc ấy xảy ra?’ Khi chúng ta gặp một điều bất hạnh thì chúng ta sẽ liên tưởng và nhận chân rằng, những hành vi xấu xa của cuộc sống về trước đang được trả quả trong hiện tại. Những nợ nần đang được xóa bỏ”. (3)

Nghiệp Và Nguyên Nhân

“Nghiệp nhân quả” mang một ý nghĩa rất sâu sắc, không phải chỉ là nguyên nhân tạo thành. Nếu chỉ nhìn một cáchđơn thuần, nguyên nhân sẽ được thấy rất là đơn giản. Hãy dùng một thí dụ, cùi tay của tôi đụng vào một cái ly để trên bàn, cái ly ấy rơi xuống sàn nhà và vỡ ra từng mảnh. Cái ly bị rơi, vì cái cùi chỏ tôi đã hất đổ nó. Cái ly bị vỡ chính là cái hậu quả. Nếu tôi đang chạy xe đạp và bánh xe cán lên một mảnh chai, hơi bị xì ra thì nguyên nhân của việc xì hơi kia là do miếng mảnh chai và kết quả là bánh xe bị xì. Tất cả điều này đã quá hiển nhiên. Trong trường hợp kế tiếpđây thì sự liên hệ (nhân quả) không được rõ ràng như vậy. Có một cặp vợ chồng thay vì dạy dỗ đứa con mình bằng sự thông cảm thì lại quá nghiêm khắc với nó. Đứa con ấy có cảm giác bị tổn thương và đau khổ, nên đã trút hết cơn giận lên đầu đứa em gái của nó, nối tiếp cái vòng tâm thức bị tổn thương đó. Cha mẹ bây giờ lại phải tìm cách khắc phục tình thế khó khăn hơn gấp bội, mà chính họ đã tạo ra sự phiền não này lúc ban đầu. Do vậy nhân quả đã chi phối tất cả khía cạnh trong cuộc đời của chúng ta.

Ở một ý niệm khác, nguyên nhân và kết quả là sự lưu xuất không ngừng nghỉ của thời gian và không gian nối kết toàn thể những chúng sanh cũng như những hiện tượng lại với nhau.

Cấu trúc của nghiệp chứa đựng không chỉ đơn thuần nhân và quả, mà nghiệp còn bao gồm cả đạo đức, tinh thầncũng như vật chất, nó có thể nắm bắt được ngay cả nguyên nhân cũng như kết quả. Được dẫn chứng từ ngôn ngữgốc Sanskrit, “kri” có nghĩa là “làm” hay “tạo nên”, nghiệp có liên quan đến hành động, thường là hành động của ý thức và những hành vi. Từ dòng chảy của kết quả được tạo ra từ những hành động trước đó, điều này được diễn đạtbằng một danh từ chính xác hơn là Karmavipaka. Tuy nhiên ngày hôm nay người ta hay dùng chữ Karma một cách dễ dãi để bao gồm cả hai ý nghĩa này. Nghiệp là một danh từ đa dạng, dẫn đường cho ta đến sự liên hệ tinh vi và phức tạp, về nhân cũng như quả, đồng thời giúp chúng ta hiểu được sự hình thành của kết quả và hành động liên đớichi phối lẫn nhau như thế nào.

Nghiệp Và Ý Định

Mỗi ý định về những hành vi của thể chất hay tinh thầntích cực hoặc tiêu cực đều dẫn đến một khuôn khổ không thay đổi. Chúng để lại phía sau một dấu ấn sớm hoặc muộn sẽ tạo ra những quả báo và kết quả của chính mình và trong cuộc sống của người khác. Dấu ấn này sẽ không bao giờ được xóa bỏ, ngoại trừ nghiệp đó tự chấm dứt hoặc là bị làm gián đoạn bởi một nghiệp khác mạnh hơn. (4)

Tuy nhiên “ý định” ở đây phải được hiểu một cách bao quát hơn rằng, nó có thể bao gồm cả một lãnh vực rộng lớn về những hành hoạt của tâm thức. Những hành động tạo tác từ bản năng hoặc thói quen, ví dụ như những sự phẫn nộđột phát bất chợt, và những hành động qua tác dụng của tâm ý hoặc cảm xúc, cho dù chúng ta không hiểu được cáiđộng lực sau những hành động đó, đều có kết quả của nghiệp. Từ lãnh vực tâm lý học chúng ta biết được rằng những hành động mặc dù không cố tình cũng đều có một nguồn gốc trong tiềm thức.

Chẳng phải bất cứ một quả báo nào cũng là sản phẩm do ý muốn hoặc nghiệp. Chúng ta hãy cho rằng có một nhánh cây lớn trên một cây rơi xuống và làm cho tôi bị thương nặng trong lúc tôi đang đi dạo vào một ngày có gió lớn. Tôi đã chẳng làm gì để nhánh cây ấy rớt xuống, thế nhưng tôi đã cảm nhận được cái hậu quả từ cành cây rơi xuống. Không những thế, tôi tự đưa mình vào nơi đó khi nhánh cây rớt xuống và vì đó tôi chịu trách nhiệm cho những gì đã xảy ra với tôi (có thể đó là kết quả của nghiệp xấu, mà cũng có thể là không phải). Cái nguyên nhân làm cho cành cây rớt xuống là do gió và cành ấy bị yếu và cái nguyên nhân mà tôi bị thương tích là do tôi đang ở dưới nhánh cây ấy khi nó rớt xuống. Mọi việc xảy ra đột ngột và phản ứng của tôi đối với cú sốc nặng nề này có thể đưa đến một ảnh hưởng lâu dài cho tôi; nhưng đây chỉ là kết quả của một nguyên nhân nào đó - phản ứng của tôi đối với sự kiện này.

Tất cả những điều kiện thuộc về hiện tượng là những kết quả phức tạp liên hệ thay đổi nhau của nhân quả. Nhữnghiện tượng này phát khởi, khi những điều kiện kết hợp thành, thì hiện tượng cũng tùy theo đó mà đổi thay.

Những ý định của những hành động “là những thể thức của năng lượng, mà chúng được đưa đến từ bên ngoài và nóảnh hưởng cho chính người làm hay cho cả hai cũng như cho những người khác. Một kẻ giết người có thể không bao giờ bị kết tội hoặc trừng phạt bởi cơ quan chính quyền, nhưng người bị giết vẫn còn tồn tại nơi đây. Nhưng đôi lúc ở nơi nào đó cái năng lượng của việc làm trong quá khứ sẽ ảnh hưởng đến cả hai, kẻ giết người và ảnh hưởng đến những người khác nữa. Cái năng lượng ấy chẳng bao giờ mất”. (5) Cố tiến sĩ Sarvepalli Radhakrishina, một trong những học giả người Ấn Độ đã gọi nghiệp là “Quy luật của sự bảo tồn năng lượng đạo đức”. Giáo sư Garma C.C. Chang đã diễn tả việc này như sau:

“Nghiệp chủ yếu là một giáo lý về những ảnh hưởng thay đổi phức tạp giữa những sức mạnh và hành động, mà chính nó đã tác động vào bánh xe Samsara (luân hồi). Nhìn theo giả thuyết của vũ trụ thì sức mạnh phức tạp của “lực-hành động” này là động lực xoay chuyển cả vũ trụ và cuộc sống. Theo ý nghĩa đạo đức là một định luật không lỗi lầm, và không riêng tư, có ảnh hưởng hoàn chỉnh về đạo đức cho sự “thưởng” và “phạt”. Về phương diện siêu hình học, nghiệp là năng lực sáng tạo được dẫn đến bởi những hành vi cộng nghiệp của một nhóm nhất định. Nó bảo đảm cho sự trật tự và chức năng của một vũ trụ, mà nơi đó nhóm này làm chỗ nương tựa …”(6)

Nghiệp Không Phải Là Số Phận

Đức Phật đã dạy rằng: “Nếu đúng là con người phải gặt hái hậu quả của những gì mình đã làm. Thì trong trường hợpấy chẳng có một đời sống của Tôn Giáo nào cả, mà cũng chẳng có một cơ hội nào chấm dứt hoàn toàn sự khổ đau kia. Nhưng nếu anh ta được nhận phần thưởng theo những hành động anh ta đã và đang làm. Thì trong trường hợpđó sẽ có một đời sống Tôn Giáo và cơ hội có thể chấm dứt tận gốc mọi sự khổ đau…” (7)

Đoạn trích này đã bác bỏ kiến giải sai lầm rằng, toàn thể những hoàn cảnhquan điểm của vật lý và tinh thần chỉ bắt nguồn từ những nguyên nhân của quá khứ. Và hơn nữa:

Nếu cuộc sống hiện tại bị chi phối hoàn toàn bởi những hành vi của chúng ta từ trước, thì nghiệp sẽ là kết quả đưa đến thuyết định mệnh. Nếu điều này là đúng thì tự do tư tưởng là một điều vô lý. Cuộc sống này hoàn toàn có tính cách máy móc, chẳng khác cái máy là bao. Cho dù chúng ta bây giờ được tạo ra bởi Chúa toàn năng, người mà kiểm soát vận mệnh của chúng ta và định đoạt hết tất cả tương lai của chúng ta, hoặc dù chúng ta được tác tạo bởi các nghiệp của quá khứ. Cái mà quyết định về số phận của chúng ta và kiểm soát đời sống của chúng ta, không bị tác động bởi tất cả những hành động nào của chúng ta trong hiện tại, nó đều giống nhau. Một giáo điều điên cuồng như vậy không phải là định luật về nghiệp của Phật Giáo. (8)

Trong định luật của nghiệp không có chỗ đứng cho những tư tưởng điên rồ cho rằng có một số mệnh định nghiệp đã có sẵn trước. Bởi vì hoàn cảnh trong cuộc sống chung quanh cũng như những phản ứng của chúng ta được liên tụcthay đổi. Chỉ khi nào người ta nghĩ rằng giữa nhân và quả có sự quan hệ cố định, thì lúc bấy giờ người ta nghĩ rằnggiáo lý về nghiệp ấy sẽ tương ưng với thuyết định mệnh.

Tuy nhiên nhân và quả luôn thay đổi. Bởi vì nhân và quả luôn thay đổi theo môi trường. Chính nó đồng thời vừa là nhân và quả của quá khứhiện tại và tương lai. Quả của quá khứ phải cần được trả. Thế nhưng qua những hành động hiện thời chúng ta có cơ hội thay đổi đời sống tương lai của chúng ta (cho dù khi chúng ta nói về quá khứ và tương lai, có thể là quá giản đơn, nhưng điều đó là điều kiện cần thiết về cách suy nghĩ và hành thọ của chúng ta).Túc mệnh luận với hàm ý rằng chúng ta tranh đấu, không kết quả chống lại số phận đã định trước do một thẩm quyềncao hơn, là một quan niệm sai lầm của quy luật về nghiệp quả. Tại sao tôi phải nên cố gắng có một cuộc sống tốt, khicuộc đời của tôi đã được định trước như vậy?

Chân lý có nghĩa là chẳng có gì không thể thay đổi cả. Bởi vì chúng ta luôn có khả năng hiện hữu thực hành tự donhững ý chí của mình. Rõ ràng là mỗi người có một năng lực trong khoảnh khắc để thay đổi một nghiệp báo trong tương lai về một hướng khác. Nếu chúng ta không có được sự tự do đó thì những sự thực tập về tâm linh dùng để làm gì?

Nguyên Nhân Chính Và Nguyên Nhân Phụ

Nghiệp báo liên quan đến sự phối hợp của nguyên nhân chính và nguyên nhân phụ. Ví dụ như để trồng một cây thì cái hạt là nguyên nhân chính, phân, mưa, gió, mặt trời và sự để tâm đến của người nông dân là những nguyên nhânphụ. Chúng ta lấy thí dụ: Hai người nông dân cùng một lúc gieo hạt giống ngũ cốc, một người thì chăm sóc phân bón miếng ruộng đầy đủ, còn người kia thì không lưu tâm chăm sóc, cỏ dại mọc đầy. Sự thu hoạch rõ ràng là  khác nhau (cho thấy cái nguyên nhân thứ hai ấy có thể là cần thiết và quan trọng).

Trên nguyên tắc nguyên nhân chính và nguyên nhân phụ luôn có sự tác động với nhau. Dù cho ảnh hưởng có thể không lớn lắm, thí dụ như việc nhảy mũi, hoặc to lớn như sự chết chóc. Cũng giống như vậy, khi chúng ta trải qua sự sống này bước vào giữa trạng thái của cái chết, với sự mong ước đầu thai trở lại thành người (là nguyên nhân chính), thì điều này cũng không thể thực hiện được, nếu thiếu cha mẹ. Họ là những nguyên nhân thứ hai cần thiết cho sự tái sinh này.

 

12.    CHUYỂN NGHIỆP

Ác Nghiệp Có Thể Ngăn Ngừa Được Không?

Mặc dù kết quả là sự thành tựu từ nguyên nhânchúng ta vẫn có quyền lực để ảnh hưởng đến kết quả đó. Bởi vì trải qua những mắt xích của nguyên nhân chính là tư tưởng tự do của chúng ta. Ví dụ như một kết quả xấu có thể thay đổi để trở thành tốt dựa vào thái độ của chúng ta.

Chúng ta lấy thí dụ của một người bị án tù, kết quả là do hành động trước đó. Tuy nhiên tư tưởng và cách xử sự như thế nào trong tình huống này là hoàn toàn lệ thuộc vào bản thân của người đó. Anh ta có thể thay đổi tâm tánh và trở nên người thừa hành pháp luật, hoặc giống như một kẻ phạm pháp cũ, tự nhắc nhở mình rằng phải cẩn thận hơn nữa để đừng bị bắt trong lần tới. Anh ta cũng có thể biến nhà tù thành trung tâm luyện tập tinh thần bằng cách thực tậpthiền định và đọc những cuốn sách hay. Tùy thuộc vào tư cách của anh ta trong thời gian bị giam giữ, sẽ dẫn đến sự thay đổi khác nhau.

Đời sống của Robert Stroud trong “Người chim của Alcatraz” để cho ta thấy về nguyên tắc này. Sau khi sống 54 năm trong tù, ông ta chết ở tuổi 73. Mặc dù ông ta mới học đến lớp 3, nhưng ông ta đã có thể tự học về các đề tài khác nhau như: Thiên văn học, họa học, ngoại ngữ, toán học cũng như luật học. Ngoài ra ông ta cũng có chương trình cải cách nhà tù, học về loài chim và ông ta đã trở thành người chuyên môn nổi tiếng thế giới biết về căn bịnh của những con chim. Dần dần ông ta đã trải qua sự thay đổi cá tính của mình để trở thành một con người dễ thương và có lòng từ bi.

Trong quý vị chắc cũng có người biết về lịch sử của nhà Du Già Milarepa người Tây Tạng. Thời còn trai trẻ Milarepa đã dính líu về những ảo thuật đen, trực tiếp dẫn đến những cái chết của nhiều người. Cuối cùng thì ông ta quyết địnhcho việc thay đổi cuộc đời của mình và bắt đầu tập luyện dưới sự hướng dẫn của một vị Thầy. Trong thời gian ông ta luyện tập, ông ta đã phải trải qua nhiều sự khắc khổ. Ông ta ăn uống khốn khổ và sống không có áo quần che thân trong hang động trên núi cao. Thầy ông ta đã cho ông ta nhiều cơ hội để xây một căn nhà bằng nhiều tảng đá nặng nề và mỗi một lần nhà được xây xong là ông Thầy xô đổ xuống, bắt phải phá sập và xây trở lại ngôi nhà ở một địa điểm khác. Trong sự khổ nhọc đó Milarepa từng bước từng bước đã có thể trả nghiệp sát hại làm chết nhiều người, và cuối cùng ông ta đã trở thành một nhà thông thái vĩ đại và là một vị Thầy.

Hiện Báo Và Hậu Báo

(Nhân quả cùng lúc và nhân quả cách xa)

Hiện báo và hậu báo của nhân và quả là hai lãnh vực về nghiệp lực. Hãy lấy một thí dụ, tôi tự làm đứt tay trầm trọngvà la lớn lên một cách đau đớn. Vết thương, máu chảy cũng như cái đau kia diễn ra cùng một lúc. Sau đó vết thương có thể bị nhiễm trùng và cánh tay của tôi có thể bị sưng lên và cần đến sự quan tâm của bác sĩ. Đây chính là nhân và quả cách xa.

Ngoài ra có một định luận nói về cái nguyên nhân nhỏ và hậu quả lớn. Trong trường hợp này thì thời gian chính là mộtyếu tố quan trọng: Khoảng cách thời gian giữa nguyên nhân và kết quả càng dài thì kết quả càng to lớn hơn. Ví dụ như việc để dành tiền với số lời cao mà anh dành dụm được và càng để lâu nơi nhà băng thì anh sẽ càng nhận được nhiều tiền lời. Ngược lại nếu anh bị nợ và không trả được số tiền ấy trong một thời gian dài thì nó sẽ gia tăng với lý dotiền lời càng lên. Thiền sư Yasutani đã nói rằng: “Hãy nghĩ về những hành vi tốt của bạn như là sự để dành và nhữnghành vi xấu xa của bạn như là một món nợ”.

Nghiệp Quả Biến Đổi Và Nghiệp Quả Cố Định

Trong thời gian của một kiếp người, mỗi chúng sanh đều có một cái “nghiệp cố định” và “nghiệp biến đổi”. Ngoài những nghiệp biến đổi có một nghiệp cố định được sinh ra bao gồm cả chủng loại, sắc tộc, chủng tánh và một số điều kiện bẩm sinh khác, chẳng hạng thiếu tay chân v.v…  Định nghiệp của chúng ta là kết quả từ những việc làm về trước kết tụ lại trong thời gian sinh ra và nó sẽ tồn tại mãi cho đến khi chết, không thay đổi. Ví dụ khi sinh ra da màu trắng hoặc đen hay người Á châu; hoặc đàn ông hay đàn bà, là cái nghiệp không hề biến đổiTrong đời sống hằng ngàynhững điều kiện này sẽ đưa đến sự tái sanh kế tiếpmột lần nữa với sự liên hệ về hành vi của cá nhân đó trong quá khứ.

Nghiệp quả biến đổi là nghiệp quả mà người ta có thể cải biến qua ảnh hưởng của sự cố gắng bởi chính mình. Để ví dụ cho việc này, có thể dùng đề tài về sức khỏe. Một người có thể khi sinh ra đã bị bệnh, nhưng khi để ý chăm sócsức khỏe thì người đó có thể trở nên mạnh khỏe hơn. Hay một người nào đó khổ sở về một vết thương nặng, làm cho anh ta bị tàn tật. Thế nhưng anh ta cố gắng rất nhiều và vượt lên khỏi cái nghiệp phủ định ấy. Sau đây là câu chuyệnlàm bằng chứng cho sự việc này:

Một người trẻ bơi cứu hộ tên là Dong Heir đã nhảy vào một hồ tắm để cứu một người đang kêu cứu. Anh ta nhảy vào với một áp lực mạnh, nên đầu của anh đụng vào sàn của hồ tắm, làm gãy cổ và trở thành bại liệt. Người trẻ này rất tự hào về sức mạnh và khả năng trong lãnh vực thể thao của anh ta. Bấy giờ thì anh nằm bất động và về sau trở thànhtàn tật vĩnh viễnGia đình của anh ta giúp chăm sóc và chính anh cũng đã nỗ lực cố gắng để chóng bình phục. Qua một thời gian cái cổ bị gãy được hồi phục và với sự trợ giúp tích cực của việc vật lý trị liệu, anh ấy đã có thể xử dụng phần trên của thân thểTác động bởi thành quả ấy anh ta bắt đầu tập tạ. Tiếp đó anh ta có thể chơi ném tạ và ném lao từ trên xe lăn. Anh đã thắng được huy chương vàng với thành tích đạt kỷ lục về bộ môn ấy dành cho những người khuyết tật trong giải thi đấu; anh ta học đại học và bắt đầu với ngành luật, rồi sống tự lập trong ngôi nhà riêng và tự lái xe đi. Theo phương cách này thì anh ta đã tự thay đổi nghiệp quả của chính mình. Từ một người liệt giường, hoàn toàn bị lệ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác (nghĩa là người bị bại liệt tứ chi), anh ta đã trở thành một huấn luyệnviên năng động và chuyên nghiệp, tạo cho mình một cuộc sống tự chủ, không cần đến sự giúp đỡ của người khác. (9)

Định nghiệp và nghiệp biến đổi cũng có thể được nhìn qua một phương diện liên quan đến tuổi thọ. Định nghiệp bởi vì tuổi thọ bị giới hạn bởi một sự kế thừa di truyềnbiến đổi vì nó cũng bị chi phối bởi hoàn cảnh chung quanh và thói quen của người đó. Một người dễ thương và trung thực có những hành vi tốttrong sạch sẽ gặt hái được nhiều lợi lạccho trạng thái tâm linh mà chính thái độ của anh ta đã tạo thành. Anh ta tự tại và tự tin với những hành vi của mình. Anh ta càng nhân đức chừng nào thì càng thể hiện cái gốc từ bi của mình, và những hành động kia sẽ trở thành bản năng của anh ấy. Mặt khác, một người đoản khí, tàn nhẫn và chẳng trung thực thì sẽ làm cho chính cuộc đời mình và những người khác khó khăn hơn, tạo ra những phẫn nộ và sự bất an. Những việc làm hư bại của anh ta sẽ trở thànhthói quen và anh ta sẽ thực hành những điều ấy với tốc độ gia tăng gấp bội. Hơn nữa, sự tập trung tư tưởng càng lớn, càng nhiều trong lúc hành động, thì hậu quả của hành động ấy càng kéo dài hơn tiếp tục sau đó. Và cứ như vậy, hành động sẽ ảnh hưởng trạng thái của tâm và ngược lại trạng thái của tâm sẽ quyết định cho mọi hành vi trong cuộc sống.

Tất cả mọi hành vi, dù là việc nguy hại hay tốt đẹp đều bị ảnh hưởngcố tình hay vô tình hoặc ngẫu nhiên, sớm hoặc muộn đều ảnh hưởng đến những người tạo tác. Mọi sự suy nghĩ, những phát ngôn và những hành vi đều là nhữnghạt giống, chỉ cần chờ những điều kiện thích hợp thì nó sẽ trổ quả như một sự kiện hoặc hoàn cảnh nào đó. Cái kết quả ấy có thể thành thục tức thời hoặc trễ hơn, ở một thời gian sau trong cuộc sống này; hoặc là trong cuộc sống của những kiếp sauNgoài ra ở giữa chuỗi nguyên nhân và kết quả đó, còn có thêm những cái nhân khác thêm vào và có thể ảnh hưởng cũng như thay đổi về kết quả của cái nhân khởi nguyên kia. Chúng ta chẳng hề biết trước được rằng: Một nghiệp riêng biệt tương ưng khi nào sẽ trổ quả. Đây là một quá trình liên tụctùy theo sự phản ứng như thế nào đối với hoàn cảnh sẽ quyết định về chất lượng của cuộc sống hiện tại, cũng như cho cả đời sống tương lai của chúng ta.

Đạo đứctrí thức và khí chất của mỗi chúng ta khác biệt nhau, lý do vì những hành vi của hiện tại và quá khứ. Nhưvậy thì “nghiệp” có thể được nhận thấy như năng lực tạo nên sự khác biệt giữa cá thể đơn độc - sự khác nhau trongtài năng, vị trí và sự quyết tâm, cũng như là trong hình thể, màu sắc, hình tướng và thậm chí cả quan điểm của cuộc sống. Bất kể là thời giankhông gian hoặc những người có liên quanthăng trầm của đời sống con người đều bị ảnh hưởng và chi phối bởi quy luật này.

Vượt Qua Nghiệp Báo

Nghiệp báo quyết định và giới hạn. Một điều đơn giản khi ta đang có được thân và tâm này đã là hạn định của nghiệp.Chúng ta chỉ cần đề cập đến những khả năng về thân thể của một loài thú nào đó thì sẽ thấy rõ sự giới hạn của chúng ta về phương diện này như thế nào. Chẳng có một người nào đạt được độ nhanh hay sự kiên nhẫn như con ngựa hoặc con beo. Như khả năng leo trèo của một con khỉ thì chẳng có người nào có thể làm được. Khả năng ngửi mùi của một con chó được cho rằng gấp cả 100 lần so với con người. Mỗi sinh vật là kết quả do nghiệp lực đưa đến những gì nó đang là.

Những gì mà chúng ta tìm cầu, cố ý hoặc vô ý, là cách thoát ra khỏi sự giới hạn và những lệ thuộc của mắt xích nhân quả đang áp đặt trên mình. Làm sao chúng ta có thể đạt được sự giải thoát này? Thoáng nhìn một công án đơn thuầnsau đây sẽ cho chúng ta biết:

Một người học trò hỏi một vị Thầy rằng: “Khi cơn lạnh và nóng đến, chúng ta có thể trốn thoát chúng bằng cách nào?”

Vị Thầy: “Tại sao con không đi đến chỗ nào không lạnh cũng chẳng nóng?”

Học trò: “Nơi nào là nơi chẳng lạnh, cũng chẳng nóng?”

Vị Thầy: “Vào mùa Đông, con hãy để cái lạnh ấy giết con. Vào mùa Hè thì con hãy để cái nóng ấy giết con!”

Vị Thầy xử dụng việc nóng và lạnh ở đây chính là một ẩn dụ cho sanh, lão, bệnh và tử - những mốc chốt của nghiệp lực ở trong đời sống của tất cả chúng ta. Những mốc chốt này ở khắp mọi nơi. Để nhấn mạnh điểm này, vị Thầy hỏi rằng: “Tại sao con không đến đó, nơi chẳng có lạnh lẫn chẳng có nóng?” Vị Thầy chỉ cho người đệ tử một con đường. Thế nhưng người học trò vẫn không hiểu và bổ sung thêm chỗ sai trái tiếp theo ấy. “Nơi đó là nơi nào?” anh ta đã hỏi và vị Thầy lại trả lời rằng: “Mùa Đông thì hãy để cái lạnh giết con và mùa Hè thì hãy để cái nóng giết con”.

Nói một cách khác, nếu lạnh hãy đừng mong rằng con đang phơi nắng ở trên bãi biển mùa Hè, hãy đối diện với cái lạnh ấy. Nếu trời nóng bức, đừng có phí thời gian để mơ có một cơn gió mát, hãy chấp nhận hoàn toàn cái nóng ấy thì con sẽ vượt qua khỏi nó.

Đau đớn, bệnh tật, già cả và chết chóc đều có thể vượt qua được nếu chúng ta không chạy trốn chúng, mà ngược lại phải đối diện với chúng bằng tâm thức dũng mãnh, như vị Thầy đã dạy. Chúng ta thường dao động khi gặp một điều gì bối rối trong đời sống, ngần ngại để đối diện với nó. Điều này cũng giống như sự trầm mình trong một cơn tắm lạnh vào mùa Đông. Nếu bạn nghĩ rằng: “Chắc sẽ lạnh lắm!” thì trong tâm thức sẽ chuẩn bị ứng phó với cái lạnh ấy. Bạn sẽ bắt đầu run rẩy ngay cả trước khi cái lạnh chạm vào bạn. Nhưng cũng đừng nghĩ về cơn lạnh ấy hoặc bất cứ vật gì khác. Hãy chạy thẳng vào đứng dưới vòi nước và tự làm cho mình ướt. Ai đang đứng phía ngoài và có thể nói rằng “tôi đang lạnh”? Không có một tình huống nào dù đó là cơn lạnh buốt hay cơn nóng cháy; một tình trạng khó khăn gia đình hoặc là một sự liên hệ riêng tư phức tạp, vị Thầy muốn dạy cho chúng ta rằng: Chúng ta ở trong tình huống nào cũng không để bị phiền não và để tình trạng ấy kéo dài, mà hãy trực tiếp đối diện với những tình huống ấy.

Nếu chúng ta chỉ đối diện bề mặt của mọi tình huống thì chúng nó sẽ không hoàn hảo, chẳng hài lòng, không đượctoàn diện. Hãy đối diện trực tiếp với vấn đề và mọi việc sẽ trở thành hoàn hảo, đầy đủ và nguyên vẹn.

Thiền Sư đã giải thích như sau:

Mỗi sát na, mỗi sự hiện hữu, chính nó là cái nhân của nó, ngoài ra chẳng có sự tồn tại của một cái tôi hoặc một thếgiới nào nữa. Trong trường hợp này một người có được một sự tự do thật sự sẽ là một người sống với sự an lạctrong bất cứ một hoàn cảnh nào xảy ra và cái kết quả mang đến. Dù cho tình huống thuận lợi hay không thuận lợi, anh ta sẽ sống hoàn toàn với tình huống tuyệt đối ấy cùng sự hiện hữu của chính mình - điều này có nghĩa là, anh ta tự tạo cho mình cái nhân. Anh ta sẽ không bao giờ phân biệt phải trái về mọi mặt của những tình huống. Những yếu tố bên ngoài sẽ không làm cho anh ta dao động. Nếu anh ta sống được như vậy thì anh ta chính là ông Thầy củanguyên nhân và kết quả và mọi điều đều được thuận duyên như nó là. Sự bình an của nội tâm được thiết lập nơi đây.(10)

Con đuờng đi ra, chính cũng là con đường đi vào.

Cộng Nghiệp

Hạnh phúc và khổ đau cũng có thể là kết quả của cộng nghiệp, mà mỗi thành viên của nhóm gặt hái từ sự gieo trồng của nhóm từ trước đó. Dù rằng mỗi chúng ta đều có sự hiện hữu riêng biệt nhưng đồng thời chúng ta cũng có sự liên hệ sâu xa với nhau. “Kết quả này đưa đến kết quả kia”. Mọi việc đều liên hệ chặt chẽ với nhau và tất cả mọi vật đều trực thuộc vào nhau. “Theo Phật Giáo thì chẳng có bất cứ một vật gì được sáng tạo đơn lẻ hay cá thể cả. Khẳng định rằng: Mọi vật ở trong vũ trụ này đều lệ thuộc lẫn nhau và tạo ra sự giao hưởng với sự toàn diện của vũ trụ hòa hợp. Nếu thiếu đi một đơn vị, thì vũ trụ sẽ không trọn vẹn; nếu thiếu đi những cái kia thì đơn vị này cũng không thể tồn tại”. (11)

Chúng ta sẽ nhìn thấy nguyên tắc hoạt động trên phương diện xã hội. Muốn được làm cha mẹ thì phải cần có con cái. Trẻ con cần cha mẹ để được sanh cũng như dưỡng dục. Người dân cần sự bảo vệ của cảnh sát; cảnh sát cần đếnphương tiện tài chánh của chúng ta cung cấpTương tự như vậy, điều này cũng có giá trị cho những nhân viên chữa lửa. Một thành phố lệ thuộc vào tiểu bang cho một số dịch vụ. Tiểu bang lệ thuộc vào sự hợp tác với các tiểu bang khác và của chính phủ liên bang để bảo vệ cho dân chúng trong nhiều phương diện khác nhau. Chính quyền liên bang không thể hoạt động được, nếu không có sự làm việc và sự hỗ trợ của dân chúng. Họ bị lệ thuộc bởi quốc giacủa họ để có sự đồng nhất về sự nhận diện nhân hóa cũng như hạnh phúc. Những quốc gia khác cũng vậy, lệ thuộcvào nhau trên nhiều lãnh vực. Với một ý nghĩa sâu xa thì tất cả chúng ta đều cùng chung một chuyến tàu – còn hơn thế nữa – chúng ta đồng thời cũng là cánh tay nối dài với những người khác. Nếu nói về nghiệp lực tất cả chúng tađều được kết nối bởi một mạch sống bao gồm những trách nhiệm đối với nhau.

Không phải lúc nào cũng dễ dàng để phân biệt giữa cộng nghiệp và biệt nghiệpGiả dụ như tôi lười chăm lo cho sức khỏe của mình và bị bệnh. Đây chính là nghiệp riêng và cũng chẳng có ai có thể thay thế cho bệnh tình của tôi cả. Thuốc đắng phải tự tôi uống lấy. Tuy nhiên cộng nghiệp sẽ bắt đầu tác động; nếu trường hợp bị bệnh nặng, có thể cần đến việc giải phẫu. Do đó gia đình và bạn bè của tôi sẽ liên quan đến vấn đề tài chánh cũng như tâm lý. Là một hành khách trên chuyến bay hay trên xe hơi bị tai nạn- Đây chính là cộng nghiệp. Nhưng nếu trường hợp có một hành khách bị chết, còn những người khác chỉ bị thương và có những người còn lại vẫn bình thường, chẳng hề hấn gì - Đây chính là những biệt nghiệp. (12)

Cộng nghiệp không phải chỉ ảnh hưởng đến với cá nhân, mà còn cho nhiều người khác nữa. Có nghĩa rằng: Cộng nghiệp cũng có thể trở thành biệt nghiệp và trong ý nghĩa này chúng ta thường không thể nói rằng: Nghiệp là khẳng định về biệt nghiệp hay cộng nghiệp. Chúng nó ảnh hưởng và liên kết với nhau. Hãy nghĩ về Hitler: Biệt nghiệp riêng của ông ta, để trở thành một kẻ sát nhân hàng loạt. Thế nhưng điều ấy cũng là cộng nghiệp của quốc gia Đức quyết định chọn sự lãnh đạo của ông ta. Một ví dụ khác về sự chìm tàu Titanic. Đây là nghiệp riêng của người thuyền trưởng đã tự chọn cho mình việc vô ý về những cảnh báo có núi băng mà vẫn tiếp tục lộ trình. Nhưng đó cũng là cộng nghiệp của mọi người trên cùng chiếc thuyền, có sự hiện diện của thuyền trưởng đã cùng đi trên chiếc thuyền đó.

Chúng ta không thể dự báo được về cộng nghiệp như một vài trường hợp mà chúng ta có thể nói về biệt nghiệpTuy nhiên chúng ta có thể nhìn về những khuynh hướng. Nếu một cá nhân một quốc gia hay một đoàn thể bám víu vào sựthực hành một chủ trương hoặc những thói quen có tính cách hủy hoại, thì họ sẽ bị ràng buộc rơi vào những tình huống khổ đau. Chúng ta nối kết với nhau thành một khối. Cộng đồng cộng nghiệp của những nhóm mà chúng ta liên hệ với nhau là một phần của chúng ta, cũng là một phần của họ. Chúng ta cũng có thể chọn cho mình để trải rộng ra sự hòa bình hoặc là sự phẫn nộ.

Cộng nghiệp luôn luôn hoạt động, nhưng nó hoạt động trên một phạm trù rộng hơn của biệt nghiệp. Ở đây có hai cách thức hoạt động. Một là chúng ta thường chẳng rõ biết về cộng nghiệp, nó giống như là một bức tranh lớn, mà sự tác động của nó không được thấy rõ ràng cho đến khi được nhìn từ phía xa. Hai là khi cộng nghiệp hoạt động như một sự kiện chung, thì chúng sẽ ở một mức độ khổng lồ và có lực hủy hoại lớn, bởi vì nó liên quan đến rất nhiều người.

Chúng ta cũng có thể phân biệt giữa sự kiện cộng nghiệp và biệt nghiệpTrường hợp đầu là một loại liên hệ với sự kiện, như việc chìm tàu Titanic, chiến tranh Việt Namhoặc giả tai nạn xe hơi. Trong trường hợp thứ hai là hoạt độngcủa nền tảng căn bản giữa nhân và quả, ảnh hưởng tới một nhóm tập thể như hoàn cảnh, địa phương, chủng tộctín điều hay một nhóm chủng tộc.

Nghiệp Cha Mẹ Và Con

Trên bình diện thâm sâu, cộng nghiệp liên quan đến cha mẹ và con cái, thâm sâu hơn giữa anh chị em với nhau. Sựchấp nhận của cộng nghiệp lẫn nhau giữa cha mẹ và con cái có một tác động sâu xa. Chẳng có đứa trẻ nào nếu tin tưởng về giá trị của nghiệp nhân quả và chấp nhận điều ấy có một ngày đột nhiên chỉ mặt người cha mẹ giận dữ nói rằng: “Hãy đừng đổ thừa cho tôi! Tôi đã chẳng yêu cầu để được sanh ra”. Đúng ra, anh ta phải biết rằng: Tất cả chúng ta đều yêu cầu để được sanh ra đời và đã được sanh bởi cha mẹ, người mà chúng ta đi tìm kiếm, bởi vì cái duyên cốnghiệp lực trước khi thụ thai. Anh ta hoặc cô ta phải rõ biết rằng nguyên nhân đầu tiên để cho sự hiện hữu tiếp tục là sự bám vào một ý niệm là có một sự hiện hữu riêng biệt cá nhân và sự ham muốn để được tái sanh. Sự hợp nhất của cha và mẹ là nguyên nhân thứ hai, hoặc là cái nhân phụ của sự tái sanh. (13) Cũng như vậy, không một cha mẹ nào tin và chấp nhận định luật của nhân quả có thể than thở cho rằng: “Chúng tôi thực chẳng hiểu tại sao bất cứ đứa nào trong đàn con của chúng tôi có thể làm được điều như vậy”. Họ đều rõ rằng con trai và con gái của họ đều có những nghiệp riêng, và năng lực của những tập quán hay những khuynh hướng lâu đời của chúng là hoàn toàn độc lập với sự kế thừa những phẩm chất của tinh thần và thể chất.

Mặc dù tuổi dậy thì là thời gian mà con trai và con gái luôn tìm cách thoát ra khỏi ảnh hưởng của cha mẹ, đồng thờicha mẹ cũng cố gắng kiểm soát chúng một cách tinh tế. Nhưng một đứa trẻ nếu hiểu được sự liên hệ sâu sắc về nghiệp giữa cha mẹ và con cái, thì sẽ chẳng bao giờ tự tách mình ra khỏi cha mẹ, có thể ngoại trừ trong nhữngtrường hợp mà nó bị cha mẹ lạm dụng thể xác và tinh thần. Sự nhận thức này có thể giảm bớt cho cha mẹ và con cái nhiều điều rắc rối khi chúng bước vào tuổi dậy thì. Cha mẹ sẽ thừa nhận rằng họ không thể đổ lỗi cho con cái của họ qua sự khổ nhọc trong thời gian chăm sóc, trong khi đứa trẻ thì nhận thức rằng: Cái thói quen áp chế của cha mẹ sản sinh ra từ chuỗi nghiệp nhân của những đời trước. Cả hai bên đều biết rằng sự tôn trọng hỗ tương với nhau và tình thương trong sự liên hệ giữa cha con, cũng như mọi liên hệ khác, phát sanh từ sự khổ đau cũng như hạnh phúc.

Mặc dù chúng ta vẫn thường hay nói đến nghiệp “tốt” và nghiệp “xấu”, nhưng danh từ nghiệp thường được dùng đểdiễn tả việc xấu nhiều hơn. Thí dụ như những hành động ích kỷ, thường được gọi là “nguyên nhân của nghiệp”. Chữ “nghiệp” trong những năm gần đây được xử dụng rộng rãi ở Tây phương; một vài cách xử dụng mới cũng được phát sanh. Trong những danh từ được xử dụng đó có danh từ “nghiệp nặng”, thường mang ý nghĩa là một món nợ lớn phải trả, xuất phát từ ý nghĩ và những hành động tạo ra khổ đau trong đời này cũng như đời sống trước đó. Chữ “nghiệp” cũng là sự ngụ ý một xu hướng bất thiện trong tâm thức mọc lên từ những hành động ích kỷ tích tụ lâu dài. Chúng tacũng có thể nói về “nghiệp đối với một cá nhân”, diễn đạt một sự hấp dẫn hoặc oán hận do kết quả của sự liên hệmạnh mẽ từ đời trước. Chúng ta cũng có thể nghe cách xử dụng hay nói rằng “nếu thuận theo nghiệp, tôi sẽ gặp anh trong tháng tới”, có nghĩa là nếu cái nghiệp của tôi cho phép: Tôi sẽ sống ít nhất cho đến tháng tới và đến lần gặp mặt tới, thì lúc ấy chúng ta sẽ gặp nhau.

Điều tất nhiên trong một vài nhóm người ngày nay, “nghiệp” sẽ trở thành là danh từ tiêu biểu, để giải thích cho nhữngsự kiện không bình thường đã xảy ra. Ngay cả ở Nhật có tiếng là một nước Phật Giáo, chữ ấy cũng được xử dụngmột cách bừa bãi. Để chứng minh cho điều này có một câu chuyện: “Đứa học trò trung học đưa tấm giấy thành tíchbiểu cho cha nó. Người cha nhìn những kết quả thi một cách cẩn thận và ông ta rất ngạc nhiên thấy toàn những điểm xấu. Ông ta lớn tiếng hỏi: “Tại sao điểm của con xấu như vậy?” Đứa trẻ trả lời với cánh tay vung lên: “Chắc nghiệp của con là vậy đó Ba!”. Thế là ông bố tát vào mặt đứa bé. Đứa trẻ phản đối: “Tại sao Ba đánh con?”, “Bởi vì đó là nghiệp của Ba!”, người cha liền trả lời như vậy.”

“Nghiệp quả” được dùng để biểu hiện cho sự liên hệ hoặc kết thúc của những sự kiệnThí dụ như một công việc hay sự liên hệ một mối tình mà người ta không còn thích thú nữa. Nhưng thường xuyên khi ai đó thông báo rằng, cái nghiệp của họ với một người nào đó đã chấm dứt, đó là một cách né tránh tồi tệ đối với những việc mà họ không ưa thích. Đúng ra “nghiệp“ không thể xử dụng như là sự biện minh cho lý do tại sao làm hay chẳng làm một điều gì. Nó chỉ có thể được dùng để giải thích lý do của một sự việc gì đó đã xảy ra.

Giảm Nhẹ Nghiệp Báo

Sự chuyển động của nghiệp rất là phức tạp và thường thì không theo một căn bản nào. Lấy một ví dụ như một đứa bé bị tai nạn xe hơi và chết ngay tại chỗ. Trong nỗi đau và sự tuyệt vọngcha mẹ phản đối. “Tại sao việc này xảy ra với con của tôi? Nó là đứa bé độ lượngdễ thương, không có gì là tệ hại cả. Tại sao đứa con gái đó lại phải chết trẻ như vậy và quá tàn nhẫn trong khi những đứa bé khác với cuộc sống ích kỷ và bạo lực hơn mà được chết trên giường với tuổi thọ. Đâu là sự công bình?” Nếu trước đây họ tin tưởng vào điềm lành nơi Chúa và bây giờ thì họ cảm thấy đắng cay lẫn giận dữ. Họ tự hỏi rằng: “Tại sao một vị Chúa đầy tình thương và công bằng lại cho phép điều này xảy ra?”

Ngay cả những người chấp nhận về nghiệp quả, cũng thường đặt ra những câu hỏi tương tự khi gặp những thảm họa như vậy. Nhưng nếu tư duy sâu sắc hơn họ sẽ nhận thấy rằng: Câu hỏi ở nơi đây không phải là “Tại sao?” mà là “Như thế nào?”, “Làm sao tôi có thể gánh chịu cái nghiệp đã đến trong thời điểm này và không phát sinh thêm nữa trong tương lai?” Con đường hay nhất là nên chấp nhận tình trạng ấy và xử dụng nó như là một cơ hội để trả lại cái nghiệp đã tạo. Đây không có nghĩa là thụ động chấp nhận bất cứ những điều không may mắn nào đến với mình, khi bạn có thể thay đổi tình huống ấy. Khi chấp nhận những việc đã xảy ra thì sẽ làm bớt đi nỗi đau và giảm bớt những gánh nặng về nghiệp. Hơn thế nữa, không có một sự tồn tại nào của sự sân hận hoặc là thất vọng cay đắng. Trong nhữnggia đình có con nhỏ qua đời, cha mẹ nếu biết nghĩ đến sự cảm nhận về hạnh phúc và tình thương mà đứa con đã đem đến cho gia đình, họ sẽ tìm được một sự an ủi cho sự mất mát to lớn đó. Ở đây cũng vậy, thái độ của chúng talàm ảnh hưởng đến những nghiệp của chính mình.

Nếu có một người thật sự hiểu được rằng: Những sự kiện đau khổ trong cuộc sống của anh ta là cái quả mà chính mình đã gieo nhân, anh ta sẽ hiểu và nói rằng: “Tôi chẳng biết tại sao việc này lại xảy ra như vậy, nhưng khi đã xảy ra rồi, thì chính tôi đã giúp tạo ra như vậy”. Điều này không tương tự khi nói rằng: “Kinh nghiệm này và những kinh nghiệm khác xảy đến với tôi, bởi vì tôi cần phải phát triển thêm những đặc tính này đặc tính khác” - Ví dụ gia tăng lòng từ bi.

Trong bối cảnh nhận thức rõ ràng về nghiệp lực, sự đau khổ sẽ được công nhận như là một kết quả mà chính chúng ta đã tạo ra nó. Cuối cùng chúng ta tạo lập sự tin tưởng và thừa nhận rằng tất cả những gì đã xảy ra cho chúng ta căn bản là kết quả của những hành động của chính mình. Chúng ta có thể tự cho rằng những gì mình đón nhận là không đúng. Thế nhưng thật ra thì chẳng có gì là sai cả, mà chúng ta chỉ sống đơn giản tương đương với cái nghiệp củachúng ta từ trước đó và bây giờ. Để thừa nhận một cách sâu xa việc này là bài học được dạy bởi chính cuộc đời, chứ không phải là tìm cách vượt qua nó. Khi chấp nhận được điều này và sự mặc nhiên thừa nhận trong những kết quả về hành động của chúng ta, thì chúng ta bắt đầu giảm thiểu được gánh nặng của nghiệp và cái kết quả khổ não sản sinh từ nguyên nhân ấy.

Có lần một người mẹ có con ở trong tù vì tội buôn bán thuốc phiện đã kể với tôi rằng: “Tôi đã làm gì để nhận lãnh việc này? Tại sao lại là tôi?” Một người bạn bác sĩ hiện diện trong một buổi thảo luận về nghiệp mà tôi đã nói liên quan vềsự kiện trên nói rằng: “Khi bất cứ điều gì đau đớn  xảy ra với tôi, tôi tự hỏi rằng, tôi đã làm gì để bị như vậy? Câu trả lời sẽ là: Rất nhiều!”. Đây phải là câu trả lời của tất cả chúng ta, nếu chúng ta thật lòng với chính mình, vì thật ra trongchúng ta chẳng có ai là không có lỗi khi đặt đến câu hỏi này. Nhưng cảm giác của tội lỗi ấy có thể quay ngược lại trở thành một điều tích cực qua sự tư duy. “Nguyên nhân gì, sự kiện nào đã mang chúng ta đến cái kết quả khổ đau ấy? Bằng cách nào những hành động cá nhân của tôi lại dẫn đến kết quả đó?” Những cách tự vấn như vậy có thể dẫn tớibộc lộ và sau đó, trị liệu được. Cuộc đời không tồn tại trong một khoảng không. Chúng ta càng hiểu nhiều về sự kết nối trong cuộc sống thì chúng ta càng hiểu hơn về nguyên nhân của hành động và những kết quả về thái độ của chính mình. Cuối cùng thì mọi người cũng như chúng ta sẽ là những người gặt hái được những sự lợi lạc.

Khi Người Khác Sai Lầm, Mình cũng Sai Lầm

Tôi nghĩ rằng rất khó tìm ra một nguyên tắc đạo đức căn bản cao hơn sự phát biểu của Đệ Lục Tổ Thiền Tông khi Ngài bảo rằng: “Khi người khác sai, thì tôi cũng sai và khi tôi bắt đầu đi vào chỗ lầm lỗi, có nghĩa là một mình tôi phải chịu cái lỗi ấy”. Cảm nhận sâu sắc về trách nhiệm cá nhân như vậy chỉ có thể xuất phát từ một người đã tin và hiểu sâu sắc luật nhân quả. Một người như vậy, sẽ hiểu rõ mạng lưới quan hệ giữa mọi vật trong cuộc sống bao la và phức tạp đến mức nào. Vì vậy, theo giác quan vũ trụchúng ta không thể nói rằng chúng ta không chịu trách nhiệm về những gì xảy ra ở bất cứ một nơi nào, chưa kể những ảnh hưởng trong đời sống bản thân cũng như của những người khác do sự suy nghĩlời nói và những hành động của chúng ta.

Có lần có một người yêu cầu tôi giúp anh ta giải quyết cho cơn giận đối với người bạn gái cũ. Tôi hỏi anh ta: “Đã làm gì đưa đến kết quả như vậy?” anh ta trả lời: “Tôi đã hướng những sự suy nghĩ yêu thương về cô ta”, tôi đề nghị với anh ta rằng: “Anh nên bắt đầu đọc những lời sám hối và hướng những cảm nhận hối hận đó về cô ta”, Anh ta đã ngạc nhiên phản đối lại: “Tại sao tôi phải xin lỗi cô ta?” Anh ta khẳng định: “Cô ta chính là người làm cho tôi bị tổn thương!”. Thế nhưng, tôi bảo với anh rằng: “Sự thật là khi anh cảm nhận được sự đau đớn có nghĩa rằng anh đã làm cái gì đó để nhận được nó, và cũng chẳng có hoài nghi nào về việc anh cũng đã làm tổn thương cô ấy. Cả hai người đều cótrách nhiệm bằng nhau trong tình cảnh này.”

Chúng ta giải thích như thế nào khi nhiều người không sẵn sàng suy nghĩ về những việc làm tổn thương của họ trongquá khứ, điều mà họ đã mang đến cái nhân đau đớn và khổ đau cho những người khác và những sự thất bại của họ để thấy rõ được những sự rối rắm của họ làm ảnh hưởng đến cuộc đời của họ và cho cả những người khác nữa. Điều gì đã làm cho chúng ta chống đối mãnh liệt về một sự điều tra kỹ lưỡng không sợ hãi về đạo đức của chính mình. Theo cái nhìn của văn sĩ J. Glenn Gray, ông ta tin rằng: Thái độ này là quá trình phát triển của ngành tâm lý hiện đạivà sự chi phối của những triết học tự nhiên. “Người mà có khuynh hướng cho rằng cảm giác tội lỗi là một sự chướngngại trên con đường phát triển tràn đầy của một cá thể và để đưa đến sự xác định về thành tích trong cuộc sống”. (14)

Điều tệ hại hơn, con người có xu hướng xử dụng những khái niệm như vậy để bào chữa cho những hành động thiếuvăn hóa trong xã hộiChúng ta đổ lỗi cho cha mẹ việc thiếu trách nhiệm dạy dỗ, hoặc quá nghiêm khắc hoặc quá dễ dãi, và những người vi phạm lại không phải chịu trách nhiệm gì. Hoặc là chúng ta cũng cho rằng lỗi ấy nằm ở phía xã hội chứ chẳng phải ở những tội phạm. Những cá nhân ấy được tháo gỡ khỏi trách nhiệm về những việc làm sai quấy của mình trong quá khứ và không có nhiệm vụ để cải thiện tánh tình của họ. Người ta không nhìn thấy được sự thật là trong mỗi bước đi trên con đường đời họ đều có sự chọn lựa hoặc đi theo con đường ngay thẳng và đạo đức hay là tự rời bỏ nó.

 
13.    SỰ LIÊN TƯƠNG CỦA ĐỜI SỐNG

Chúng Ta Là Anh Em

Để hiểu toàn diện về nghiệp lực, điều cần thiết chúng ta phải nhận thấy sự liên quan của tất cả trong cuộc sống, vìchúng ta chẳng phải đơn lẻ, mà đang cùng chung một điệu múa với mọi sự sáng tạo. Nếu tôi chuyển động thì anh chuyển động; nếu anh làm sai, tôi sẽ làm sai; nếu tôi làm tốt thì anh cũng sẽ làm tốt. Niềm hạnh phúc và sự thành công của nhân loại cũng là của tôi, nếu như tôi cũng hoan hỷ về những điều may mắn của những người khác, mà không một chút ganh tỵTương tự khi tôi có thể thấy được và khóc cùng sự khổ đau của người khác, thì tình thươngcủa tôi được thể hiện và tôi có thể làm những gì mà tôi có thể giúp khi họ cần đến. Thế nhưng như Dolores Leckeyquan sát thì cứ mỗi lần, khi một người trong chúng ta ngưng lại thì thế giới này cũng ngưng lại một ít, mối liên hệ củachúng ta với những người khác chặt chẽ đến như vậy. Nhưng công bằng mà nói: Chúng ta đến thế giới này một mìnhvà khi chúng ta từ giã cũng chỉ một mình, ta tồn tại bằng những nhân thiện và cản trở bởi những nhân xấu.

Ở giữa sự sống và sự chết, một tác giả khuyết danh viết rằng: “Chúng ta phải tìm ra những ý nghĩa cho cuộc đời của mình. Chúng ta phải dang tay ra đón tiếp người khác và hãy vui mừng với họ, đặc biệt là những khoảnh khắc màchúng ta có thể tán dương về quá khứ và hướng đến niềm hy vọng tràn đầy cho tương lai. Đây chính là những khoảnh khắc mà ở trong đó chúng ta vượt khỏi giới hạn của con ngườigiải phóng những ràng buộc trong sự hiện hữu cô độc của chúng ta và nếm hương vị ngọt ngào của cuộc đời.”

Sự cảm nhận khi người khác sai thì tôi cũng sai và chính tôi phải chịu trách nhiệm gánh vác những sai quấy đó một mình, không đồng nghĩa với tôi phải chấp nhận chịu trách nhiệm và sự trừng phạt thích hợp cho từng lỗi lầm của mình. Chúng ta lấy một ví dụ là anh đã cố gắng làm mọi việc để giúp đỡ cho chiến tranh Việt Nam kết thúc. Trongtrường hợp này anh có thể nói: “Tại sao tôi lại phải cảm thấy có trách nhiệm cho việc ném bom và những sự khủng bốkhác xảy ra ở đó?”. Dĩ nhiên không phải bất cứ ai cũng có thể nói rằng họ đã làm hết khả năng của họ để chấm dứtchiến tranh cả, nhưng có nhiều người đã rất cố gắng làm việc này. Như thế thì trách nhiệm của chúng ta ở chỗ nào? Nó nằm nơi sự cần thiết để giải thể sự tham giận, sân nhuế và những bản tính phá hoại của chính mình. Nó cũng nằm nơi sự phát triển toàn diện năng lực của lòng từ bi và trải rộng lòng từ bi ấy xuyên qua cuộc sống của chúng taChúng ta là những người đùm bọc chăm sóc cho những anh em của chúng ta - không - thật sự chúng ta chính là anh em của mình, bởi vì chúng ta không thể lìa xa nhau được.

Nghiệp Và Sự Tự Tử

Mỗi hành động cố ý với động cơ ích kỷ sẽ dẫn tới kết quả là những nghiệp lực tiêu cựcSự cố ý kết thúc mạng sống của mình chính là tiêu biểu cho hành động ích kỷ kia. Đời sống của con người mang một giá trị rất lớn, bởi vì chỉ trongcảnh giới con người chúng ta mới có thể đi đến sự giác ngộ và đạt được sự giải thoát hoàn toàn.

Giới luật của Đạo Phật về việc không sát sanh là một phần trong tổng thể phòng hộ sự phá hoại tâm thức của con người và xã hội. Cũng chẳng có một cộng đồng nào chấp nhận việc mạng sống của con người bị cướp đi. (15) Sự tự tử sẽ làm nhiễu loạn cho quân bình của cả một cộng đồng, mà trong đó mỗi người là một phần tử. Nó tác động mạnh đến nền tảng căn bản về cuộc sống của chúng taTác phẩm Talmud nói rằng: “Bất cứ ai có thể cứu được một sinhmạng, thì điều ấy cũng có nghĩa là anh ta đã cứu cả thế giới này”. Điều ấy hẳn đúng. Sự tự sát không có chỗ đứng trong sự thật hiện hữu căn bản. Trên thực tế thì chúng ta đang tồn tại giữa hai bình diện cùng một lúc: Đó là hiện tượng (hay sự liên hệ) và vô điều kiện (hay sự tuyệt đối). Thật ra thì chúng ta không phải là hai, nhưng trong khichúng ta nói về điều này trong ngôn ngữ của tâm thức thường phân biệt nhị nguyên của chúng ta, thì nó hình như là riêng biệt. Thế nhưng ở trong phút giây trong sáng của tâm thức chúng ta có thể nhận thấy rằng: Không chính là hiện tượng và hiện tượng chính là Không. Tựu trung thì trong phương diện tuyệt đối, sự tự tử không ảnh hưởng gì đến ai cả, bởi không có một người nào hay việc gì có thể làm cho ai bị ảnh hưởng. Nhưng đồng thời chúng ta cũng tồn tạitrong sự liên hệ của thời gian và không gian, giữa con người và con người. Ở bình diện này – gia đình, bạn bè và người quen – tự tử sẽ là sự mất mát thật to lớn đối với họ. Bởi vì qua những hành động căn bản ích kỷ của mình - sựtự sát là nguyên nhân của sự đau đớn này. Tôi có lỗi khi đã tạo ra một khối lượng to lớn của nghiệp lực bất thiện, mà kết quả của điều ấy không phải chỉ có ảnh hưởng chỉ cho tôi, mà còn cho nhiều người khác nữa. Nghiệp lực được cấu tạo ở cõi sắc, được thành tựu và được tẩy sạch. Nếu chúng ta có những quyết định chỉ dựa lên cuộc sống trên bình diện tuyệt đối - hoặc là chẳng có sự phân biệt, thì đó là một sự nhầm lẫn to lớn. Điều ấy cũng giống như một người mù chỉ nhìn thấy một khía cạnh tương đối của cuộc đời này. Phương diện không hình tướng không thể được cân nhắc nếu không có sự khác biệt, cả hai đều không thể tách rời nhau.

Nói về sự liên hệ của cá nhân đối với cộng đồng – William James khẳng định rằng: Cả hai đều có điều kiện tương tácvới nhau. “Cộng đồng sẽ ngưng hoạt độngnếu không có đóng góp của cá nhân. Sự tác động này sẽ mất đi, nếu không có sự đồng tình của cộng đồng.” Khi nhà thơ John Donne nói rằng: “Cái chết của mỗi người làm cho tôi trở nên nhỏ bé lại.” Ông ta khẳng định về giá trị của tinh thần và khoa học luôn liên hệ với nhau trong đời sống; những gì xảy ra ở nơi đây, cũng có thể ảnh hưởng đến nơi khác cách xa hằng triệu cây số. Mỗi cá nhân trong một xã hội đều ví nhưlà những sợi chỉ của một tấm vải đẹp. Nếu kéo riêng lẻ một vài sợi chỉ ra và như vậy bạn đã phá đi một tổng thể của một miếng vải. Những cái chết khủng khiếp do bị giết hại, tự tử và chiến tranh là những phá hoại đặc biệt to lớn.

Bây giờ thì nhiều người có thể nghĩ rằng, mỗi người có thể làm những gì theo mình thích đối với cơ thể của mình. Thế nhưng cơ thể này có là sở hữu của chúng ta không? Trong trường hợp này nếu là như vậy thì chúng ta có thể kiểm soát sự lão hóa và cái chết. Rõ ràng rằng chúng ta không thể làm được việc ấy. Cũng như vậy, nếu tâm thức củachúng ta thật sự là của chính chúng ta, thì chúng ta phải có khả năng kiểm soát toàn diện về những sự suy nghĩ của mình, nhưng chính điều này chúng ta cũng không thể làm được. Thân thể của chúng ta có một luật định riêng mà nótuân theo, không bị lệ thuộc vào sự mong muốn của chúng ta. Như thế thì thân thể và tâm thức này thuộc về ai? Tâm và thân của chúng ta như là một sự kết hợp của một con đường mà chúng ta suy nghĩ, cảm nhận cùng những hành động. Đây là món quà nghiệp lực của chúng ta và khiến cho chúng ta sanh lại làm người, với hạnh phúc khổ đau cũng như khả năng thọ nhận được sự hiện hữu vật chất này. Không những thế, sự chấp thủ cho rằng thân và tâm là của tôi, là một bước đi sai lầm đầu tiên trên con đường đi đến sự trói buộc bởi chính mình.

Như Witt Auden đã khẳng định trong tác phẩm “Canzone” rằng:

“Sự đòi hỏi sở hữu thân thể và thế giới của chúng ta là sự tàn phá của chính mình.”

Là một chúng sanhchúng ta đã thể hiện một kết quả thắng lợi cho việc tranh đấu theo sự tiến hóa từ một hình thứclạc hậu để có được một thân thể như hiện tại, với đầy đủ một hệ thống não bộ cao cấp và một sự cấu tạo vật lý hoàn hảo. Do những nghiệp lực tốt, đa số chúng ta thành tựu được “một thân thể trọn vẹn và một tâm hồn thanh khiết.” Vì vậy mà chúng ta phải có một nhiệm vụ dinh dưỡng để bảo vệ chúng, cho chúng ta và cho những người khác.

Đối với một chúng sanh, không có điều gì vi diệu hơn là có được cơ hội bước đi trên quả địa cầu này.

Nghiệp Và Sự Phá Thai

Trong trường hợp phá thai - ở hầu hết những sự nhận thức đúng đắn thì chẳng phải do dụng cụ của bác sĩ mà cũng chẳng phải bất cứ cái gì khác có thể thật sự phá hoại đời sống của những thai nhi. Bởi vì chúng luôn là sự thật thiên nhiên không thể phá hoại được. Hãy nhìn sự phá thai từ quan điểm tương đối, người ta có thể nhận ra rằng tất cả những phần tử trong sự phá thai, như cha mẹ và Bác sĩ (hay là người khác) những người đã thực hiện, sẽ có phần trong quả báo của những hành động này.

Chẳng luận là việc gì, cho bất kỳ lý do nào, với mỗi hành động chúng ta đã gieo hạt thì chúng ta cũng sẽ nhận  những kết quả của chúng khi mà thời gian chín mùi. Những loại nghiệp mà chúng ta tạo ra cho bản thân và cho những người khác, lệ thuộc vào mức độ của sự có mặt hoặc không có mặt của sự ích kỷ làm động cơ cho hành động của chúng ta. Nếu một người phụ nữ mang thai cảm thấy rằng cô ta thiếu khả năng để chăm sóc, không đầy đủ tình thương cho đứa bé và phá đi cái thai đó, thì cô ta sẽ tạo ra cái nghiệp ít đau khổ hơn là sau này đứa bé sẽ bị tật nguyền khi nó lớn lên. Nếu cô ta phá thai bởi vì cô ta không thích sự can thiệp của thai nhi với ước muốn ích kỷ của mình, thì cô ta tất nhiên sẽ sinh ra một nghiệp lực đau khổ. Nếu sinh ra một đứa bé có thể làm chết người mẹ thì phá thai để cứu người mẹ, vì người mẹ đã được phát triển toàn diện hơn, có thể được ưu tiên hơn là bảo vệ thai nhi kia. Sự phân biệt và xác định rõ ràng về luật nhân quả, cũng như điều chấp nhận hoàn toàn lãnh chịu trách nhiệm cho những việc cần phải làm sẽ giúp cho tâm hồn tội lỗi được trong sạch, sự lo âu, sự hối hận – là những hạt giống cho sự hủy hoại mới.

Nghiệp Và Sự Trợ Tử

Tất nhiên, không ai trong chúng ta muốn thấy những người thân đau khổ. Nhưng nghiệp của một người đã lấy đichính đời sống của mình và những người đã giúp đỡ cũng như ai hỗ trợ đã lấy đi một sinh mạng thì chẳng giống nhau. Điều quan trọng là tự lấy đi mạng sống của mình kéo theo một hình phạt về nghiệp lớn, theo những lý do đã được nêu ở phần trên. Đáp lại sự ủy thác của người khác để kết thúc cuộc đời của họ, bởi vì sự đau đớn quá lớn, dẫn đến những nghiệp quả ít trầm trọng hơn (điều sau này không bao gồm việc giúp đỡ cho người khác tự sát - hành động này có thể có kết quả nghiêm trọng hơn của nghiệp lực). Việc này có thể làm cho các bạn nghĩ rằng: Ích kỷ khi nghĩ đến nghiệp của chính mình nếu một người thân nào đó của mình trong cơn đau đớn van xin bạn chấm dứt cuộc đời của họ. Thế nhưng điều này trên thực tế không đóng vai trò quan trọng xét theo nghiệp lực của người kia. Có phải là tốt hơn không, xét về nghiệp, khi không đáp ứng điều yêu cầu của người kia vì lợi ích của chính họ? Không dễ tìm ra câu trả lời đúng đắn cho điều này. Mỗi một trường hợp nối liền với hằng tá tình huống riêng biệt và mỗi người phải lấy căn bản giải quyết dựa trên những sự tình này. Với sự hiểu biết hoàn toàn rõ ràng, rằng với bất cứ những gì đãquyết định, thì nhân ấy sẽ dẫn tới kết quả tương ưng.


Nghiệp Và Quả Báo

Nghiệp chẳng phải là việc của "mắt đổi mắt, răng đổi răng" trong một giới hạn nhỏ hẹp. Đây cũng chẳng phải nhất thiết là mối liên hệ một đối một giữa thiện và ác của một người tạo ra trong kiếp này và những kết quả sẽ diễn ra trong kiếp khác. Trên thực tế thì nếu trong đời trước một người cắt đi cánh tay của một người khác, thì chẳng có nghĩa làtrong đời này hắn ta phải bị mất đi một cánh tay. Những diễn biến vô thường liên tục chi phối lẫn nhau. Dòng chảy của nghiệp, cả tốt và xấu, hổn hợp nhau, tiếp tục theo nhau từ quá khứ cho đến đời sống hiện tại và từ đời sống này kéo dài đến tương lai. Nghiệp của chúng ta được quyết định bởi tổng số những hành động của chúng ta, việc tốt và việc xấu, và bởi những cộng nghiệp mà chúng ta có phần trong đó. Những hành động này tạo thành một hình khối, một khuynh hướng, là kết quả tương ưng với những sự kiện của những gì mà chúng ta đã làm. Với ngôn từ khác thì nghiệp của chúng ta tạo thành một con đường - hay cũng có thể là một lối mòn, mà chúng ta theo thói quen thường bước đi trên đó.

Nghiệp Quả Xuất Hiện Trong Hiện Tại Và Tương Lai

Như những hành động của chúng ta có thể tạo thành những nghiệp thiện, bất thiện và vô kýcũng thếkết quả của nghiệp có thể xảy ra kéo dài trong 3 thời kỳ. Một vài nghiệp trổ quả ngay trong hiện tại hoặc liền sau khi hành động được thực hiện. Kết quả của hành động ấy cũng có thể là không trổ ra sớm hơn cho đến kiếp sau. Và trong vài trường hợp phải trải qua nhiều kiếp thì quả ấy mới trổ. Trong một vài trường hợp nghiệp lực có thể quá yếu, không tạo ra mộtphản ứng nào cả. Vì vậy những kết quả trải nghiệm trong đời sống này là những quả đã thành hình của những nhân đã gieo trồng từ đời quá khứ hay trong hiện tại, và kết quả tổng thể từ những hành động tốt hoặc xấu ở trong cuộc đờinày sẽ được trải nghiệm, trong đời này và kéo dài đến tận những đời sống về sau.

Thay vì xử dụng những danh từ “thiện” hay “bất thiện”, thì nên nói chính xác hơn là hành động trọn vẹn hay khôngtrọn vẹn. Một sự mong muốn bất thiện mọc rễ từ sự tham lamsân hận (giận dữ) hoặc là vô minh (sự suy nghĩ sai quấy) – hoặc với một từ ngữ là: Tự ngã. Còn sự mong muốn thiện được phát xuất ngược lại của những sự nhiệt tình,tự tại, phóng khoángtình thương, sự hài lòng cũng như sự trong sáng của tâm thức.

Với những gì chúng ta biết về nghiệp tạo ra bây giờ hoặc trong tương lai, sẽ dễ dàng hơn cho chúng ta hiểu được những gì có thể xảy ra nếu một người có một cuộc đời tốt, bỗng nhiên đi vào chỗ tận cùng và làm lỗi sai lầm trầm trọng, trong sự sửng sốt và kinh ngạc của gia đình và bạn bè, những người luôn hướng về anh ta như một trụ cột biểu hiện cho tấm gương tốt. Việc gì đã xảy? Anh ta bị những nghiệp quá khứ bắt kịp và thành hình ra quả hiện tại do cáctrợ duyên.

Nếu chúng ta quan sát sự hiện hữu của con người theo quan niệm chỉ có duy nhất một kiếp sống, thì có khi những người xấu ác có một đời sống tốt và người tốt thì khổ đau, rằng những người có những hành vi thật thà dẫn đến không có hạnh phúc; trong khi những người có hành động sai trái lại dẫn đến một cuộc đời tươi đẹp. Nhưng đây chỉ làkết quả của nghiệp tốt hay nghiệp xấu từ quá khứ mang đếnNếu có thể để truy theo diễn biến của nhiều kiếp sống, thì chúng ta sẽ nhận chân ra rằng những kẻ có hành vi tội lỗi sớm muộn gì cũng sẽ nhận đúng quả báo tương ưng.

Nghiệp Và Ý Muốn Học Những Điều Tốt

Tôi đã nghe một vài người nói rằng nguyên nhân của sự đau khổ trong thế giới có thể không phải do một vài việc sai quấy mà chúng ta đã làm trong quá khứ, nhưng vì sự cần thiết của chúng để ta học hỏi một điều gì đó; ví dụ như là sựý thức hoặc sự khiêm tốn. Một số người còn đi xa hơn nữa khi nói rằng chúng ta cố ý chọn lựa trải qua những kinh nghiệm đau đớn ấy để học hỏi từ đó. Thế nhưng những khái niệm này lại xuyên tạc lời dạy của Phật Giáo về nghiệp lực.

Hãy suy nghĩ về tình huống sau đây: Tôi bắt đầu băng qua một ngã tư tấp nập, trong khi ngọn đèn cho xe chạy vẫn còn xanh, và bởi vì tôi không chú ý nên tôi đã bị một chiếc xe hơi va vào, rồi bị thương nặng. Sự bị thương của tôi không sanh ra từ sự cần thiết học hỏi về giá trị của chánh niệm. Việc tôi có chú tâm hơn hay không trong tương lai qua kết quả của tai nạn đó đều lệ thuộc ở nơi tôi. Nhưng tai nạn ấy không phải đã xảy ra để dạy cho tôi cần phảichánh niệm.

Hãy lấy một thí dụ khác: Chúng ta có thể bảo rằng, chồng của bạn đối xử không tốt với bạn. Qua những gì bạn đã làm trong quá khứ có thể còn nhớ hoặc không, bạn đã gặt hái sự tệ bạc ấy cho chính mình. Thế nhưng ở đây lại có sự khác biệt rõ ràng giữa sự chấp nhận trách nhiệm cho sự đối xử tệ bạc ấy đối với bản thân mình và nằm yên để tiếp tục nhận lãnh những trừng phạt khác – hoàn toàn không cố gắng thay đổi hoàn cảnh của mình. Trong trường hợp bạn vẫn để cho người chồng tiếp tục đánh đập, chẳng những bạn sẽ làm cho sự đau đớn và khổ sở tiếp tục mà còn giúp cho chồng tiếp tục tạo nghiệp xấu cho chính ông ta. Hãy nhớ rằng chúng ta có năng lực để tự thay đổi nghiệp của mình. Bạn có thể chọn lựa rời khỏi mối quan hệ, hoặc là di chuyển đến nơi khác để sống, hoặc bạn có thể chọn lựasự cố vấn về tâm lý để hiểu cũng như để thay đổi về những hành vi của chính mình, cái đã đưa đến sự việc này, hay bạn có thể đơn giản ngả lưng ra sau và tự nói rằng: “Đây chính là nghiệp của tôi”.

Tôi biết rằng nhiều người ngày hôm nay tin rằng: Chúng ta tự tạo ra căn bệnh của chính mình và chúng ta cũng có thể chữa trị cho chính mình bằng ý chí hoặc là áp dụng những phương cách trị liệu tự nhiên. Tuy tâm thức và thân thểcủa chúng ta được cấu tạo bởi nghiệp lực của mình. Bao gồm cả sự chọn lựa cha mẹ và vì vậy cũng có thể dẫn đến khuynh hướng di truyền đưa đến một vài chứng bệnh. Nhưng chúng ta không thể bỏ qua sự liên quan của môi trường và những ảnh hưởng khác.

Chúng ta là một tổng hợp phức tạp bao gồm tâm, thân, ý tưởng và sự mong muốn. Bốn điều này liên kết nhau với một mối liên hệ không thể tách rời. Nhưng vì lý do xử dụng thực tế, ta chia chúng ra từng phần riêng biệt. Và vì vậy mà cơn bệnh của thân - tâm chẳng phải là điều đơn giản chút nào. Ví dụ như trong trường hợp bị cảm lạnh, thì  nguyên nhân thông thường ai cũng biết chính là do vi trùng cảm, thế nhưng sự kiệt sức của thân thể, sự đè nén và ức chế có thể cũng góp phần trong sự quyết địnhCon người đó dễ bị cho những con vi trùng xâm nhậpHoặc giả chúng ta lấytrường hợp ung thư, có thể là một bệnh trạng phức tạp cũng như bí ẩn nhất trong các bệnh. Ung thư không có mộtlịch sử hình thành đơn thuần và chữa trị nó cũng không phải là một việc đơn giản. Trong khi sự vui vẻthái độ lạc quan và ý chí của con người góp phần cho việc vượt qua cơn bệnh được biết đã có ích trong một vài trường hợp. Ngược lại có những trường hợp khác thì không như vậy. Voltaire đã viết “Bác sĩ chính là người viết những toa thuốc mà họ hiểu rất ít về nó, trị những cơn bịnh mà họ lại càng ít hiểu hơn, và chữa trị cho con người, thứ hữu tình mà họhoàn toàn không hiểu biết”.

Quan niệm cho rằng chính chúng ta tự gây ra những chứng bệnh và chúng ta cũng có thể tự chữa trị nó, đã phản ngược lại với tất cả những sự hiểu biết về y khoa. Sự thật thì một lối sống không điều hòa - ăn kiêng sai, thể dụckhông đầy đủ, rượu chè và lạm dụng thuốc, tinh thần hỗn loạn, sự đè nén, bất lực đối với sự căng thẳng và những lý do khác - có thể đưa đến tình trạng bệnh hoạn. Nhưng rất nguy hiểm khi kết luận rằng: Anh chỉ cần ứng dụng một chút năng lực ý chí hay những hình ảnh tưởng tượng tích cực - hoặc ngay cả ngoại khoa, phóng nhiệt và hóa học trị liệu - để ảnh hưởng cho việc chữa bệnh. Đối với người đang bệnh, điều này có thể dẫn đến nỗi ám ảnh nếu anh ta tin rằng anh ta có thể tự chữa lành cho chính mình - hoặc anh ta sống không lành mạnh - và cuối cùng bị thất bại. Vì vậychúng ta sẽ trở thành người không có trách nhiệm hoặc vô cảm nếu phán xét rằng: “Chính anh đã làm cho anh bịnh, hãy tự mình chữa trị đi! Nếu anh không thể thì có nghĩa là anh có vấn đề!”

Điều này làm hồi tưởng lại thời kỳ tôn giáo truyền đi niềm tin rằng, những điều đau khổ và bệnh tật của con ngườicũng như sự khổ não là vì họ đã mất đi ân huệ của Chúa và dẫn đến sự phẫn nộ của Ngài. Nếu thật sự là như vậy thìnhững chứng bệnh và sự đau đớn đó chính là kết quả của một đời sống không thanh tịnhVậy thì chúng ta phải giải thích như thế nào về cái chết do ung thư của vị lãnh đạo tinh thần vĩ đại như Shri Ramana Maharshi? (hãy xem “Shri Ramana Maharshi”).

Nghiệp Báo Và Lòng Từ Bi

Lòng từ bi và trí tuệ là hai trụ cột của Phật Giáo và cũng là nền tảng của giáo lý về nghiệp lực. Có một số người hiểu lầm rằng nếu họ làm giảm nhẹ sự đau khổ cho người khác, họ đã can thiệp vào nghiệp báo của người kia. Thế nhưng sự suy nghĩ này đã đi ngược lại những lời của Đức Phật: “Ta chỉ dạy duy nhất một điều: Sự khổ, nguyên nhân của sự khổ và con đường vượt lên trên nó” (đồng tác giả của Ph. Kapleau). Và Đức Phật đặc biệt không những chỉ nhấn mạnh về sự khổ đau của một cá nhân, mà cho tất cả mọi chúng sanh. Một người hiểu biết chân thật và chấp nhậnđịnh luận của nghiệp thì sẽ thể hiện sự đồng cảm và cảm thông mà giúp đỡ cho những người đang đau khổ. Bởi vì anh ta hiểu rõ rằng một lúc nào đó chính mình sẽ phải trải qua những quả báo đau khổ vì những việc làm sai trái của mình trong quá khứ.

Nhưng từ bi là gì? Có phải đơn thuần là cảm thông với những người đang khổ đau hay giúp đỡ một cách tích cực đểgiảm bớt sự khổ đau của họ, giống như một người Samaritan tốt, khi họ chẳng thể bước qua những kẻ tật bệnh, mà còn dừng lại để giúp đỡ họ? Có phải đó là sự cứu giúp những người nghèo và kẻ vô gia cư? Lòng từ bi giác ngộ liên hệ nhiều hơn không chỉ là sự giúp đỡ tạm thời. Ngay cả khi anh cho người đói khát ăn, thì sau đó người đói kia sẽ bị  đói trở lạiCho đến khi nào anh làm cho họ có thể tự tạo ra thức ăn; hoặc chỉ cho họ cách kiếm đủ tiền để mua thức ăn cho mình, thì lòng từ bi của bạn chưa phải là lòng từ sâu sắc nhất. Nguyên tắc này cũng y như vậy đối với những kẻ vô gia cư. Trong khi họ cần được sự giúp đỡ để tìm kiếm, cũng như để được một chỗ đứng trong cộng đồng xã hộimà họ cũng là một thành phần trong đó, sự phát triển mà họ đã đóng góp cho xã hội (có thể là ẩn danh). Lòng từ bi của chúng ta chưa thật sự sáng suốt nếu chúng ta không chỉ rõ cho họ về nghiệp lực của chính họ là những yếu tốcăn bản dẫn đến tình trạng hiện thời của họ. Ngay cả trường hợp cộng đồng xã hội đẩy họ vào bước đường cùng đi nữa thì họ vẫn có đủ sức mạnh để đứng dậy và tự thay đổi nghiệp lực của chính mình.

Có lần một người đã hỏi tôi rằng: “Nếu Ngài chấp nhận rằng tất cả sự khổ não là của chính Ngài làm ra và trong cuộc sống này Ngài cần chuộc lại những lỗi xấu xa trong quá khứ, thì làm sao Ngài có thể nhận thức về sự đau khổ của người khác như thế nào?” Luật nhân quả không có bao gồm tất cả những điều bất hạnh là tự tạo ra. Những gì xảy ra cho một người trong chúng taảnh hưởng đến mọi người, nhưng sự ảnh hưởng không phải lúc nào cũng rõ ràng. Cũng không đúng nếu chúng ta cho rằng chúng ta hiện hữu duy nhất chỉ để chuộc tội cho những việc làm tội lỗi trongquá khứ. Chúng ta hiện hữu để làm sạch nghiệp của quá khứ, cả tích cực lẫn tiêu cực. Sự khẳng định này mang mộtý nghĩa bao quát hơn là sự trả nghiệp đã vay trong quá khứ.

Anh có thể hiểu rằng đời sống trong hiện tại của chúng ta giống như là một mái trường khổng lồ hay là một sân vận động; nơi chúng ta tìm đến để phát triển vật chấttinh thầnđạo đức và trí tuệ - nói một cách khác là để làm tăng lêntrình độ tri thức của chính chúng ta và tri thức cho những người khác. Điều này giải thích tại sao chúng ta có những sự ràng buộc mạnh mẽ đối với cha mẹ và người khác, bao gồm cả người phối ngẫu, mà những hành động của những người ấy có lúc đem lại khổ đau cho chúng ta và ngược lại chúng ta cũng mang lại đau khổ cho họ. Sự phát triển củanăng lực cần chúng ta trải qua sự đau đớn và đấu tranh. Chúng ta có thể không chấp nhận sự khổ đau đó và chúng tacó thể giận người, hay những người mà chúng ta nghĩ có lỗi. Nhưng rồi thì nghiệp quả xoay chuyển chúng ta đến với những người như vậy. Chính bởi vì ngay trong thời điểm của đời sống hiện tại, sự đau khổ là cần thiết cho sự phát triển và sự tăng trưởng trí tuệ của chúng ta. Nếu chúng ta tri ân và chấp nhận sự khổ đau, thì ta sẽ thấy rằng đó là cơ hội tốt để phát triển, để tăng trưởng và để làm sạch những nghiệp lực không trọn vẹn trong quá khứ, thì chúng ta đã tiến một bước rất lớn về phía trước.

Điều ấy dễ quá nếu chúng ta áp dụng chữ “nghiệp báo” với một biểu cảm cho rằng mình đã tỏ rõSự thật thì những hành động tự kỷ hoàn toàn làm động cơ cho những kết quả của nghiệp lực. Điều ấy cũng không có nghĩa rằng những hành động đó không có hàm ý khác. Chúng ta hãy nói về một người đàn ông và con của ông ta đã bị thảm sát bởi những phần tử khủng bố trên máy bay. Đây có phải là nghiệp quả của họ?

Vâng! Bởi vì họ đã quyết định bay chuyến bay này và như vậy trở thành nạn nhân cùng cộng nghiệp với người trên chuyến bay đó. Khi nói về vấn đề này dĩ nhiên, chẳng phải là để biện minh cho thảm cảnh của khủng bố độc ác hoặcxem thường thảm họa của sự giết hại. Nếu chúng ta nhìn thấy người nào đó đau khổchúng ta cần giúp đỡ cô ta nếu có thể được. Nghiệp của người đó có thể nhận lấy sự đau khổ và nghèo khó. Dù sao đi nữa thì chúng ta phải hành động. Đó chính là nghiệp quả của chúng taChúng ta không được phép bỏ qua sự đau khổ của một con người, bởi vì chỉ có đáp ứng cho việc ấy thì chúng ta mới thể hiện lòng từ bi và biểu hiện về tình người của chúng ta. Với một ngườitừ bi và sáng suốt, khi gặp sự đau khổ của người khác, có thể nghĩ rằng: “Đây chính là lỗi của họ, điều này không liên quan gì đến tôi và bỏ mặc ra đi sao?” Câu trả lời dứt khoát là không. Tại sao không? Bởi vì lòng từ bi có trí tuệ không phải chỉ dựa lên sự quyết định của tâm thức. Đây là một bản năng tự phát nằm trong tâm thức sâu thẳm nơi chúng ta, nếu điều ấy đã không bị trở ngại bởi vô minh thì sẽ tự do hoạt độngNgoài ra sự được giúp đỡ cũng có thể là nghiệp của một chúng sanh, giống như là sự đau khổ của người đó.

Để nói: “Đây là nghiệp xấu của tôi” sau một sự kiện không vui trong đời sống của chính mình là điều lạc quan, vì nó giúp ta suy nghĩ tầm quan trọng của sự sửa đổi trong đời sống của mình. Thế nhưng nếu nói rằng: “Ráng chịu, đó là nghiệp của anh” đối với một người bất hạnh, không những chỉ là biểu hiện sự vô cảm mà còn có khi không hoàn toànđúng với trường hợpNgoài ra phép lịch sự phổ biếntôn trọng cảm xúc của người khác - là định luật trong một xã hộivăn minh. Một cá nhân có thể mang đến sự đau khổ cho chính anh ta bởi những hành động lỗi lầm trong quá khứ, hoặc sự đau khổ của anh ta có thể do liên quan đến cộng nghiệp. Dù sao đi nữa thì một người thật sự có tâm từ bi sẽ ra tay làm bất cứ những gì anh ta có thể để làm giảm bớt sự khổ não cũng như sự đau thương cho người chung quanh. Giúp đỡ người khác, chính là giúp cho chính mình. Không có nghiệp báo của một người nào chỉ giới hạn riêng cho người ấy và cũng chẳng có sự đau khổ của người nào, chỉ là cái khổ của họ. Một màng lưới của sự liên hệ kết nối và nuôi dưỡng mỗi chúng ta.

Nghiệp Và Sự Biến Đổi

Trên thực tế thì chúng ta chẳng thể nào biết rõ ràng về nghiệp của mình, bởi nguồn gốc của nó thật mờ mịt. Nó liên tục thay đổi, hòa nhập, di chuyển, tạo nên. Một câu chuyện cổ tích của Trung Hoa kể về một người nông dân và con ngựa của ông ta chạy mất, biểu hiện cho năng lực phẩm chất của nghiệp lực. Khi những người láng giềng đến thăm ông ta, họ than rằng: “Xui quá! Xui quá!”, người nông dân trả lời rằng: “Có thể”. Ngày hôm sau con ngựa quay trở vềvà dẫn theo 7 con ngựa rừng khác. “Ồ! Ông thật là may mắn” những người hàng xóm vui mừng ca ngợi. “Có thể” ôngnông dân trả lời như vậy. Qua hôm sau người con trai của ông nông dân tìm cách cởi một trong những con ngựa mới ấy, anh ta đã bị hất xuống đất và gãy một cái chân, “Ồ! Sao mà khủng khiếp vậy!” những người hàng xóm đều than khóc, người nông dân liền trả lời “Có thể”. Qua đến ngày hôm sau quân lính đến để tuyển mộ những người trẻ trong làng, nhưng đứa con trai của người nông dân không được thâu nhận vì chân của anh ta đã bị gãy. “Sao ông đượcmay mắn quá!” những người hàng xóm bảo vậy. “Có thể”, ông nông dân trả lời lại.

Rõ ràng rằng tìm cách để đoán trước nghiệp của tương lai từ một điểm nào đó thì thật là điên cuồng, cũng giống như khi người ta nhìn vào hình chụp của những đứa bé mà trước đó chưa hề thấy qua, rồi chọn ra một đứa và tìm cáchdiễn tả đứa trẻ đó sẽ đạt được gì trong tương lai.

Tạo Nghiệp Tốt

Cho đến thời điểm này, khi chúng ta muốn thoát khỏi lòng tham lam và sân hận, phát triển lòng từ bi và trí tuệ (nhìn rõchân tướng của mọi vật) và hòa mình vào trong tất cả những hoàn cảnh sống chung quanh, chúng ta sẽ tích tập thiện nghiệp - hay ít nhất cũng không tạo ra những nghiệp bất thiện. Giới của Đức Phật đã cho chúng ta những hướng dẫn rất tuyệt vời:

1.   Không sát sinh, mà còn tôn trọng tất cả mọi đời sống.

2.   Không lấy những gì không được cho, mà phải tôn trọng của cải của người khác.

3.   Không tà dâm, mà ngược lại phải chăm sóc và có đầy đủ trách nhiệm.

4.   Không nói dối, mà luôn nói sự thật.

5.   Không trợ giúp những chất say làm bấn loạn tâm thần của người khác, chính mình cũng không được dùng, và còn phải giữ cho tâm thức trong sạch.

6.   Không nói ác khẩu với người khác, mà phải thông cảm cũng như đồng cảm.

7.   Không khoa trương bản thân, không bêu xấu lỗi người khác, không che dấu những khiếm khuyết của mình.

8.   Không ngại giúp đỡ cho bất cứ ai về tinh thần hay vật chất, mà sẵn sàng cho khi họ cần.

9.   Không để cho sự sân hận làm chủ, mà còn thể hiện sự nhẫn nhục.

Cũng còn nhiều điều khác nữa, tuy nhiên ở đây chỉ chọn ra những điều trọng yếu.

Dù quán sát những điều này, hay những nguyên tắc đạo đức khác, là bước đầu tiên không thể thiếu sót trên con đường đi đến trong đời sống tâm linh. Chỉ có thật sự giác ngộ chân tướng của sự sống và chết mới có thể mang đếnsự an lạc không lung lay - trong đời này hay bất cứ đời nào khác.

Để kết luận - đời sống của chúng ta chẳng phải được sắp đặt bởi Chúa hay cũng chẳng phải là ma quỷ, mà là kết quả phát xuất từ hành động của chính chúng ta, khởi đi từ tư tưởnglời nói và những cảm xúc, bất kể chúng ta có biết hay không về tốt cũng như xấu. Những hành động này sẽ vọng lại nơi chính chúng ta và ảnh hưởng đến tính cách của mỗi chúng ta. Khi mà thái độ của chúng ta thay đổi, thì hoàn cảnh sống chung quanh của chúng ta sẽ thay đổi tương ưng.

Chân trời của chúng ta sẽ rộng mở và cuộc đời của chúng ta sẽ có ý nghĩa tươi đẹp hơn, nếu chúng ta bắt đầu thực tập để thấy rằng ngay cả những sự kiện nhỏ nhất trong đời sống của chúng ta luôn chứa đựng nghiệp lựcChúng ta sẽ có được hiểu biết mới mẻ về năng lực của bản thân và sự cao quý khi chúng ta càng khiêm nhường hơn. Chúng tasẽ nhận thức được: Chúng ta không phải là những mảnh vụn riêng biệt được thảy vào không gian bởi vận mệnh cố định, mà là một phần của đại dương mênh mông, nơi tất cả những con sóng kết hợp và chi phối lẫn nhau. Sự nhiệm mầu và niềm vui sẽ thay thế cho sự chán chường và bất bình.


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/04/2023(Xem: 1985)
19/10/2016(Xem: 11113)
08/08/2010(Xem: 108693)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.