Hướng quản lý thuyên chuyển tăng - ni thời hội nhập quốc tế toàn cầu

10/12/20201:00 SA(Xem: 2355)
Hướng quản lý thuyên chuyển tăng - ni thời hội nhập quốc tế toàn cầu

Tham luận
HƯỚNG QUẢN LÝ THUYÊN CHUYỂN TĂNG -
NI
THỜI HỘI NHẬP QUỐC TẾ TOÀN CẦU

Đại đức Thích Thanh Tâm[1]
Ủy viên Ban Hoằng Pháp TƯ GHPGVN

Thich Thanh TamTóm tắt:

Thế giới trong thế kỷ XXI tiếp tục chứng kiến nhiều biến đổi phức tạp và khó lường; toàn cầu hoá tiếp tục phát triển sâu rộngtác động tới tất cả các nước; các quốc gia lớn nhỏ đang tham gia ngày càng tích cực vào quá trình hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay, tôn giáo với những giá trị, đường hướng hoạt động đang tỏ rõ vai trò trong mối tương quan trong phạm vi quốc gia cũng như trên bình diện quốc tế. Rõ ràng, chính những nhu cầu thực tiễn về công tác quản lý nhân sự trong thời hội nhập, đáp ứng nhu cầu Phật sự trong xu thế đổi mới, hòa nhập của đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu đối với việc nâng cao quản lý Tăng sự về việc định hướng thuyên chuyển Tăng – Ni dấn thân thực hiện Phật sự trong thời đại hội nhập quốc tế toàn cầu.

Cho nên, với Hội nghị Tăng sự toàn quốc 2020 với chủ đề: “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Tăng sự của các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam” do Ban Tăng sự TƯ tổ chức, tham luận này kiến nghị Ban Tăng sự chỉ đạo các Ban Ngành Viện TƯ hướng đào tạo, bồi dưỡng nhân lực đối ngoại nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác thuyên chuyển Tăng Ni, đáp ứng nhu cầu Phật sự; mở ra một xu hướng thuyên chuyển mới trong thời đại toàn cầu, hội nhập quốc tế hiện nay của Giáo hội, theo nhịp phát triển của đất nước.

Từ khóa: Thuyên chuyển Tăng Ni, toàn cầu hóa, quan hệ quốc tế, nguồn lực đối ngoại.

1/ Vai tròvị trí hội nhập quốc tế của Phật giáo Việt Nam ngày càng khẳng định

Suốt hơn 2000 năm phát triển, PGVN đã hòa quyện cùng đời sống nhân dân và song hành cùng sự tồn vong của dân tộc. Nhìn lại quá trình hình thành, ổn định và phát triển trong suốt thời gian qua, trên tinh thần hòa hợp, đoàn kết, vận dụng trí tuệ tập thể, phát huy tính sáng tạo, dễ dàng nhận thấy PGVN đã thật sự lớn mạnh trên nhiều phương diện.

Trong xu thế hội nhập của đất nước, PGVN đã tích cực mở rộng các hoạt động giao lưu quốc tế để vun đắp tình đồng đạo hữu nghị với Phật giáo các nước trên thế giới; tạo sự giao lưu về tư tưởng văn hóa PGVN với tư tưởng văn hóa Phật giáo thế giới; tăng cường tinh thần hữu nghị và đoàn kết quốc tế trong Phật giáo; góp sức vào công cuộc vận động cho nền hòa bình của thế giới. Quá trình hội nhập giúp cho PGVN tiếp thu giá trị văn hóa Phật giáo các nước để bổ sung và làm phong phú thêm kho tàng văn hóa Phật giáovăn hóa dân tộc VN.[2]

Theo đó, đời sống sinh hoạt của Tăng Ni Phật tử ngày càng được nâng cao; dễ dàng ra nước ngoài học tập hay thuyết giảng; các đạo tràng tu học Phật pháp được tổ chức quy củ, phát triển rộng khắp mọi miền; công tác từ thiện đã đóng góp thiết thực vào đời sống an sinh xã hội. Trên mặt hoạt động đối ngoại, thông qua các hội nghị, hội thảo quốc tế đã không ngừng nâng cao vị thế Phật giáo trong lòng dân tộc, trên trường quốc tế; những thành tựu vượt bật này là nền móng cho sự phát triển bền vững của Giáo hội, đồng thời là cơ sở vững chắc để tăng cường niềm tin của Tăng NiPhật giáo đồ trong và ngoài nước.

Như vậy, PGVN đã có những bước phát triển rất tích cực, rõ nét trong tất cả các mặt. Không chỉ đóng góp tích cực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của dân tộc trong nước, mà còn góp phần nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế thông qua những lần tổ chức thành công Đại lễ Phật đản LHQ, Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo ASEAN và nhiều hoạt động Phật giáoý nghĩa khác. Do đó, GHPGVN với tinh thần từ bi, trí tuệphương châm tốt đạo, đẹp đời sẽ tiếp tục phát huy vai trò quan trọng, sứ mệnh linh thiêng của mình, để những lời dạy của đức Phật đến gần hơn với mọi người. Từ đó cho thấy, PGVN ngày càng khẳng định vai trò, vị trí trên trường quốc tế khi tổ chức thành công Vesak LHQ 2019, đồng thời ra Tuyên bố Hà Nam nêu lên thông điệp hòa bình, xây dựng xã hội bền vững dựa trên lời dạy của Đức Phật về từ bitrí tuệ trong bối cảnh khủng hoảng xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa ngày càng sâu sắc và phức tạp.

2/ Chính sách đổi mới tư duy tôn giáo trong bối cảnh hội nhập

Việt Nam là một trong những quốc gia ở Châu Á có sự phục hồi tôn giáo mạnh mẽ, đặc biệt là sau giai đoạn đổi mới đường lối chính sách tôn giáo từ cuối năm 1990. Trước bối cảnh hội nhập quốc tế, PGVN có sự chuyển mình về các phương diện như: gia tăng số lượng tín đồ, chức sắc, cơ sở tự viện và cơ sở đào tạogia tăng các hoạt động hoằng dương đạo pháp; và đặc biệtgia tăng các hoạt động đối ngoại.

Những năm gần đâyhoạt động đối ngoại của PGVN thể hiện rõ sự chuyển biến tích cực mối quan hệ giữa Nhà nước với Giáo hội. Điều này nằm trong sự đổi mới về nhận thức, đường lối và chính sách tôn giáo, những nỗ lực về phương diện luật pháp tôn giáo trong khung cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền. Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị khoá VI về “Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới” là dấu mốc mở đầu cho bước ngoặt phát triển về nhận thức. Nghị quyết này có hai luận điểm đáng chú ý là “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân và tôn giáo có những giá trị văn hoá, đạo đức phù hợp với chế độ mới.”[3]          

Hai luận điểm trên đã tạo nên sự đột phá nhận thức; không thể nhìn tôn giáo qua mệnh đề của Mác đã bị cắt xén và phiến diệntôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”, mà phải nhìn nhận tôn giáo như một “thực tại xã hội” và là nhu cầu của một bộ phận quần chúng. Riêng luận điểm văn hóa tôn giáo đã khơi dậy những suy nghĩ, hành động tích cực của quần chúng, bởi khi các giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo được đặt trong khuôn khổ văn hóa dân tộc, một mặt thừa nhận sự đa dạng của văn hóa, mặt khác tạo ra thêm một con đường đoàn kết dân tộc, tôn giáo. Khai thác tốt các giá trị văn hóa, đạo đức của tôn giáo thuận lợi hơn trong quá trình tìm về dân tộc.

Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, Đảng và Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện bình đẳng, đoàn kết lương – giáo và các tôn giáo khác. Khắc phục mọi thái độ hẹp hòi, thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào có đạo, chống những hành động vi phạm tự do tín ngưỡng; đồng thời nghiêm cấm và ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng tôn giáo phá hoại độc lập và đoàn kết dân tộc, chống phá chủ nghĩa xã hội, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân.[4]

Như vậy, đổi mới tư duy về tôn giáothừa nhận tôn giáo như một thực tại xã hội, đồng hành với dân tộc và “phải tạo cho tôn giáo khả năng và quyền hạn pháp lý nhân sự tham gia tích cực hơn vào một số lĩnh vực xã hội thích hợp, đóng góp vào việc xây dựng phát triển đất nước thỏa mãn nhu cầu của đời sống tôn giáo.”[5] Vì thế, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hiện đại hóa, mọi tôn giáo đều có khuynh hướng trở thànhtôn giáo xã hội”, thích ứng và hội nhập xã hội ngày càng cao và đang có những biến đổi, những tác động sâu sắc, mới mẻ trên mọi phương diện.

Như vậy, trong giai đoạn hiện nay vấn đề tôn giáo không chỉ là vấn đề về thuộc đối nội mà còn là vấn đề quan hệ quốc tế. Một chính sách tôn giáo tốt và hữu hiệu chính là có thể phát huy được vai trò, tính tích cực của tôn giáo vào sự nghiệp chung của đất nước, đối nội cũng như đối ngoại; hướng tới một chính sách công tốt về tôn giáo, trong thời gian tới cần phải tiếp tục đổi mới hơn nữa ở trên từng phương diện từ chủ thể, nội dung chính sách, ở quá trình hoạch định, thực thi chính sách. Đồng thời, đổi mới chính sách tôn giáo cần nhằm phát huy nguồn lực tôn giáo, đáp ứng kịp thời những biến chuyển trong đời sống xã hội, phải đồng bộ với việc đổi mới chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội, hệ thống chính trị và cần phải phát huy được vai trò của tôn giáo vào xây dựng và phát triển đất nước, hội nhập quốc tế.

3/ Kiến nghị xây dựng, bồi dưỡng chuyên ngành đào tạo đối ngoại Phật giáo để nâng cao quản lý nhân sự Giáo hội, định hướng thuyên chuyển Tăng Ni thời hội nhập quốc tế

Như vậy, trên nền tảng chính sách đổi mới tư duy tôn giáo nhằm phát huy nguồn lực và vai trò tôn giáo, PGVN – như một thực thể xã hội - đã nâng cao năng lực quản lý nhân sự Giáo hội thời hội nhập, đề ra mục tiêu đối ngoại:

Mở rộng giao lưu, trao đổi kinh nghiệmkiến thức về các truyền thống văn hoá, hoằng pháp, giáo dục, tu tập tâm linh, v.v. giữa PGVN và Phật giáo các nước. Tham dự các diễn đàn, hội thảo, hội nghị Phật giáo trên thế giới, đón các phái đoàn Phật giáo viếng thăm. Tổ chức các diễn đàn, hội nghị, hội thảo các chuyên đề; trao đổi kinh nghiệm, kiến thức, truyền thống văn hóa Phật giáo của các nước và cập nhật hóa tình hình thực tế nhằm đem đến hiệu qủa thiết thực trong công tác hoạt động ngoại giao.[6] 

Cho nên, trước bối cảnh toàn cầu hóa, từ mục tiêu đối ngoại, nâng cao năng lực quản lý nhân sự thời hội nhập toàn cầu, PGVN đã tích cực và chủ động tham gia vào các hoạt động đối ngoại nhằm mục đích đoàn kết, hữu nghị hợp tác với cộng đồng Phật giáo các nước trong khu vực và quốc tế vì hòa bình; tham gia các hoạt động hướng tới lợi ích mang tính toàn cầu. Do vậy, với nhận thức đúng đắn, tư duy hành động thiết thực trong tinh thần đoàn kết, hợp tác hữu nghị với các nước về việc hoằng dương chánh pháp, nghiên cứu thẩm thấu giáo lý Đức Phật khế hợp với thời đại phát triển khoa học kỹ thuật ngày nay, PGVN phải xây dựngbồi dưỡng chuyên ngành đào tạo mới để có được nguồn nhân lực phục vụ sứ mệnh đối ngoại, định hướng thuyên chuyển Tăng Ni trong thời hội nhập. Một lực lượng nhân sự có tâm, có tầm, có kỹ năng, kiến thức lẫn ngôn ngữ để đẩy mạnh hơn nữa vai trò đối ngoại Phật giáo thực hiện sứ mệnh lợi sanh.

Ngày nay, triết lý vận hành ngầm của nền giáo dục tập trung đào tạo con người công cụ cần phải chuyển sang đào tạo những con người tự do, có khả năng lãnh đạo bản thân, làm chủ cuộc sống. Vì thế, PGVN cần hướng đến rèn luyện năng lực con người trên cả ba khía cạnh: kiến thức và kỹ năng cơ bản, kỹ năng tư duy khoa học, kỹ năng sống và nhân cách đạo đức mới có thể đối mặt và thành công trong thời đại mới. Cho nên, nhằm hiện thực hóa vấn đề, cần nhìn lại để thấy tính cấp thiết nguồn nhân lực đối ngoại Phật giáo, nâng cao năng lực quản lý nhân sự, phân bổ vào các công tác Phật sự thời hội nhập, cần có chuyên môn, trình độ và sự hiểu thấu vấn đề quốc tế.

Do vậy, chúng tôi kiến nghị mở chuyên ngành đào tạo cấp đại học Quan hệ đối ngoại Phật giáo; nhằm tạo nên lực lượng nhân sự đối ngoại, đáp ứng nhu cầu hiện tại, trang bị kiến thức chuyên ngành đẩy mạnh nghiên cứu phát triển Phật giáo mang tính quốc tế; hướng đến trách nhiệm đóng góp xây dựng xã hội phát triển bền vững; tại bốn học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Hà Nội và Cần Thơ; và để cung ứng nguồn nhân lực đối ngoại cho Ban Phật giáo quốc tế trung ương, Ban Phật giáo quốc tế các tỉnh thành phố, Ban đối ngoại, hợp tác quốc tế của các Học viện Phật giáo trong việc ký kết hợp tác, trao đổi học thuậttrao đổi sinh viên và chương trình đào tạo, hay thuyên chuyển Tăng Ni thừa hành Phật sự trên phạm vi quốc tế, v.v.

4/ Đề xuất thuyên chuyển, quản lý nguồn lực nhân sự Tăng - Ni của Giáo hội theo nhu cầu và định hướng phát triển hội nhập quốc tế

Như vậy, khi có được nguồn nhân lực hợp tác quan hệ đối ngoại, chúng tôi đề xuất thuyên chuyển quản lý Tăng - Ni theo nhu cầu Phật sự và định hướng phát triển trong thời đại mới, hội nhập toàn cầu.

PGVN là thành viên sáng lập các hội Phật giáo trên thế giới, tăng cường mở rộng mối quan hệ, liên kết thân hữu, hợp tác trao đổi kinh nghiệm tu tập với các truyền thống hệ phái Phật giáo và Tăng, ni, Phật tử các nước trong khu vực ASEAN, châu Á, châu Âu, châu Mỹ và các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Đồng thời, cũng là thành viên tích cực của diễn đàn hội nghị đối thoại tôn giáo thế giới, đối thoại tôn giáo Á-Âu tổ chức tại Liên hợp quốc, Mỹ, Indonesia, Philipine, Singapore, Trung Quốc, Hà Lan, Úc, Tây ban nha; thăm gia diễn đàn Phật giáo Châu Á vì hòa bình tại Mông Cổ; tham gia vào các khóa đào tạo quốc tế tại Indonesia về đối thoại tôn giáo nhằm tăng cường sự hiểu biếttôn trọng lẫn nhau giữa các tôn giáo góp phần vào sự ổn định tình hình chính trị, an ninh xã hội và hòa bình trong khu vực và trên thế giới.

Bên cạnh đó, PGVN cũng chú trọng việc chăm lo tới đời sống tâm linh, văn hóa của cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và lao động ở các nước. Đã tổ chức nhiều đoàn hoằng pháp thăm viếng, thuyết giảng cho đồng bào Việt kiều, thành lập các Hội Phật tử Việt Nam, Hội những người yêu đạo Phật Việt Nam tại các nước: Cộng hòa Séc, Ukraina, Liên bang Nga, Hungary, Ba Lan, Đức,… nơi có nhiều đồng bào Việt Nam sinh sống nhằm giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc, giữ gìn tiếng Việt cho các thế hệ con cháu sinh ra tại các nước và hướng lòng yêu nước của bà con Việt kiều về quê hương, cũng như giới thiệu với bạn bè thế giới về văn hóa, truyền thống tín ngưỡng tôn giáoViệt Nam.

Do vậy, tùy theo nhu cầu Phật sự các nước mà GHPGVN cần có định hướng quản lý, thuyên chuyển Tăng Ni dấn thân theo tình hình của cộng đồng người Việt tại hải ngoại, đảm bảo khối đoàn kết dân tộc hải ngoại, vững tin và hướng về Tổ quốc Việt Nam. Vì vậy, dưới sự chỉ đạo của Trung ương Giáo hộicụ thể là Ban Tăng sự và sự phối hợp nhịp nhàng của Ban Phật giáo Quốc tế và Ban Hoằng Pháp, Ban Giáo dục, Ban Hướng dẫn Phật tử cùng các Ban Viện liên quan, quản lý nhân sự, thuyên chuyển Tăng Ni tiếp tục mở rộng quan hệ trên chiều hướng tìm hiểu tình hìnhtăng cường tình thân hữu, phổ biến thông tin về các hoạt động Phật sự của Giáo hội đến đồng bào Phật tử Việt kiều ở nước ngoài và tiếp tục nghiên cứu thành lập nhiều Hội Phật tử Việt Nam tại các nước.

            Đồng thời GHPGVN cũng thuyên chuyển Tăng Ni theo định hướng xây dựng, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa PGVN đảm bảo có sự tiếp nối giữa truyền thônghiện đại, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong thời đại hội nhập quốc tế. Mở rộng hoạt động đối ngoại đa phương theo định hướng ngoại giao văn hóa, ngoại giao nhân dân; chủ động, tích cực trong quan hệ đối ngoại với các tổ chức Phật giáo và tổ chức tôn giáo thế giới; kết nối chặt chẽ với các hội Phật tử Việt  Nam ở nước  ngoài. Tăng cường và làm sâu sắc mối quan hệ hợp tác hữu nghị với cộng đồng Phật giáo thế giới, với Phật giáo các nước châu Á, cộng đồng Phật giáo các nước Asean, góp phần tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu vì hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới.

5/ Kết luận

PGVN đã có những thành tựu Phật sự trọng đại, nhờ đường hướng hoạt động đúng đắn, phù hợp với Đạo pháp và Dân tộc trong xu thế phát triển của xã hộithời đại; vận dụng hài hoà với tình hình xã hội, đất nước và thế giới làm vững mạnh ngôi nhà chung PGVN trong lòng dân tộc, cùng cả nước vững bước tiến lên theo sự phát triển của xã hộithế giới trong thời kỳ hội nhập, trong một thế giới hòa bình và thịnh vượng của thế kỷ XXI.

Tóm lại, hội nhập quốc tế đang diễn ra trên nhiều lãnh vực, PGVN cần có định hướng quản lý, đào tạo nguồn nhân lựcthuyên chuyển nhân sự Tăng – Ni, đáp ứng nhu cầu Phật sự toàn cầu thời hội nhập. Thiển nghĩ, đây là một hướng nâng cao năng lực quản lý, thuyên chuyển nhân sự mới theo nhu cầu thực tế của Giáo hội trong thời hội nhập, nhằm tạo dựng nội lực và ngoại lực khi tham gia vào môi trường hội nhập quốc tế toàn cầu.

Tài liệu tham khảo

1. Lê Thanh Bình, Đỗ Thanh Hải chủ biên (2012), Tôn giáo và quan hệ quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia

2. Đào Minh Hồng – Lê Hồng Hiệp chủ biên (2013), Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế, Khoa QHQT – Đại học KHXH&NV TPHCM.

 3. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2014), Quan hệ công chúng Lý luậnThực tiễn, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội

4. Hoàng Khắc Nam (2017), Hợp tác và hội nhập quốc tế: Lý luậnThực tiễn, Nxb. Thế giới.

5. Thích Thanh Tâm (2019), “Hoằng Pháp hải ngoại: kênh ngoại giao văn hóa Tâm linh”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Hoằng Pháp hải ngoại “Sứ mệnh hoằng Pháp trong xu hướng toàn cầu hóa”, Nxb. Thuận Hóa, tr.104-108.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

7. Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam (2016), Giáo hội Phật giáo Việt Nam: 35 năm hình thành và phát triển, Nxb. Hồng Đức.

8. Bộ ngoại giao Việt Nam, Tín ngưỡng tôn giáo, https://web.archive.org/web/20181112092328/http://www.mofahcm.gov.vn/mofa/tt_vietnam/nr050324092159/

9. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Nội quy Ban Phật giáo quốc tế trung ương, http://vinhnghiem.de/news/index.php?nv=news&op=Dieu-le/Noi-qui-Ban-Phat-giao-quoc-te-Trung-uong-227

10. Đỗ Quang Hưng, Từ sự đổi mới nhận thức đến sự đổi mới về Chính sách Tôn giáo, http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/1081/Tu_su_ doi_moi_nhan_thuc_den_su_doi_moi_ve_Chinh_sach_Ton_giao

11. Thái Văn Long, Truyền thốnghiện đại, dân tộc và quốc tế trong đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới, http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/ quoc-te/item/2382-truyen-thong-va-hien-dai-dan-toc-va-quoc-te-trong-duong-loi-doi-ngoai-thoi-ky-doi-moi.html

12. Bách Thiện, Hoạt động hội nhập Quốc tế của Giáo hội Phật giáo Việt Namhttp://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/243/0/3089/Hoat_dong_ hoi_nhap_Quoc_te_cua_Giao_hoi_Phat_giao_Viet_Nam



[1] Tiến sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế

[2] Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam (2016), Giáo hội Phật giáo Việt Nam: 35 năm hình thành và phát triển, Nxb. Hồng Đức, tr.106.

[3] Đỗ Quang Hưng, Từ sự đổi mới nhận thức đến sự đổi mới về Chính sách Tôn giáo, http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/1081/Tu_su_doi_moi_nhan_thuc_den_su_doi_moi_ve_Chinh_sach_Ton_giao

[4] Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.

[5] Đỗ Quang Hưng, Từ sự đổi mới nhận thức đến sự đổi mới về Chính sách Tôn giáo, http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/1081/Tu_su_doi_moi_nhan_thuc_den_su_doi_moi_ve_Chinh_sach_Ton_giao

[6] Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Nội quy Ban Phật giáo quốc tế trung ương, http://vinhnghiem.de/news/index.php?nv=news&op=Dieu-le/Noi-qui-Ban-Phat-giao-quoc-te-Trung-uong-227

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.