Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh với những thách thức tư tưởng hiện đại

05/02/20211:00 SA(Xem: 2811)
Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh với những thách thức tư tưởng hiện đại

PHẬT GIÁO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỚI
NHỮNG THÁCH THỨC TƯ TƯỞNG HIỆN ĐẠI
Thích Thanh Tâm

 

TÓM TẮT

thich thanh tamBài viết này đề cập đến những thách thức nội tại và ngoại tại mà Phật giáo Việt Nam nói chung, Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, đã, đang và sẽ đối mặt trong không gian đô thị hiện đại với định hướng phát triển mới. Tuy bài viết đề cập đến hai khía cạch thách thức - nội tại và ngoại tại, song tất cả chỉ nhắm đến vấn đề then chốt là những thách thức về mặt nội tại, những thách thức mang tính tư tưởng, những xung đột trên bình diện tri thức trong không gian đô thị hiện đại; từ đó, dẫn đến đa dạng các hình thái Phật giáo, mang hơi thở thế tục, tạo nên những ngụy biện cho mọi phương tiện hoằng Pháp.

Từ khóa: Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh, thời hiện đại, mẫu thuẫn tư tưởng, định hướng sống còn.

DẪN NHẬP

Trong không gian tri thức giữa đô thị hiện đại thế kỷ XXI, Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang đối mặt với những thách thức. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ đã có những tác động lớn đến cuộc sống con người; kèm theo những phát triển về vật chất đó, đem lại cuộc sống tiện nghi, cũng mang lại những vấn nạn về đạo đức, nếp sống vội vã, nặng chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa tiêu thụ, bệnh tật. Bên cạnh đó, những luồn gió thế tục đã thổi qua chốn thiền môn; những cổ tùng vững chãi, mặc thế sự phù hư; những tâm hồn xao động lại níu giữ, xem là “hiện đại” để canh tân Phật giáo, chạy theo thói tục, nặng vật chất, trọng lợi danh. Những tư tưởng dục nhiễm đã bén rễ; tiếng chuông chùa không còn thức tỉnh giữa đêm mê, hương giải thoát đã nhạt mùi Pháp vị; xây dựng Phật giáo trên nền tảng tri thức đời, tìm điểm chung với hệ tư tưởng lãnh đạo để mong được tồn tại. Từ đó, những thách thức hiện đại trên phương diện tư tưởng phát sinh; mang hình hài Phật giáo, điểm tô bằng hương sắc đời thường, khí chất không còn hương giải thoát đích thực mà chỉ là “hương giải thoát ảo tưởng” nhưng lại cho là Đạo nhập thế.

1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Quan hệ biện chứng về truyền thốnghiện đại

Truyền thốnghiện đại là những nhân tố có mặt trên mọi lĩnh vực của quá trình phát triển, nhưng không bao giờ tồn tại một cách tĩnh tại, tách biệt nhau mà luôn tác động, hỗ tương lẫn nhau, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn. Nếu không nhận dạnggiải quyết tốt sự thống nhất biện chứng giữa truyền thốnghiện đại, sẽ không thể phát huy đầy đủ vai trò của tôn giáo đối với sự phát triển trong thời đại mới.

Truyền thống, được hiểu là tập hợp những tư tưởnglối sống và ứng xử theo những quy tắc hay thanh quy trong tôn giáo, được hình thành trong lịch sử phát triển, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hiện đại là những gì “thuộc thời đại ngày nay”, là “cái đang diễn ra trước mắt, tức là mới”. Hiện đại gắn liền với phát triển, tạo ra những giá trị mới hơn, có phẩm chất tốt hơn. Về sự thống nhất giữa truyền thốnghiện đại của tôn giáo: truyền thống là cơ sở, là tiền đề của hiện đại; và hiện đại là sự kế thừa, phát triển nâng cao truyền thống. Đồng thời, giữa truyền thốnghiện đại trong sự phát triển lại có sự mâu thuẫn, trong đó cái truyền thống do tính ổn định, tính bảo thủ cản trở sự phát triển của cái hiện đại và ngược lại có những cái hiện đại không phù hợp, mâu thuẫn, xung đột với truyền thống.

Trước hết, khi hiện đại hàm nghĩa phản ứng chống lại truyền thống: một phản ứng nảy sinh do sự bất mãn với quá khứ và từ sự khát khao một tương lai tốt đẹp. Một phản ứng như vậy luôn gồm hai giai đoạn nối tiếp nhau: bất mãn và khát vọng nên ngầm chứa trong chính bản thể một ý chí muốn thay đổi. Nguyên nhân của bất mãn rất đa dạng, biểu hiện qua khía cạnh lí thuyết và thực tiễn. Hai khía cạnh này đôi khi độc lập, nhưng thường có quan hệ qua lại với nhau, đặc biệt chúng đều liên quan đến cuộc sống con ngườithế giới nhân loại.

Như vậy, hiện đại biểu tả sự phản ứng chống lại những tri thức cũ, tức những tri thức này đã không thể giải thích một cách thoả mãn hay thiếu thuyết phục; không còn thoả mãn nhu cầu con người hôm nay. Trong lịch sử, khuynh hướng hiện đại này luôn thấy trong các cuộc cải cách, canh tân. Thực vậy, sự sụp đổ của một nền tảng thường gắn liền với sự suy tàn của ý thức hệ theo một mô thức rõ ràng. Trước hết hiện đại nói lên tâm lí phẫn nộ chống lại tình trạng lạc hậu, mê tín; thứ đến, đòi hỏi và đi tìm một phương thế mới giúp hoàn thiện, phát triển cũng như làm truyền thống càng hợp lí.

Theo xu hướng này, bất cứ ý tưởng nào khi mới xuất hiện, cũng là kết quả của sự phản ứng và sau đó mới phát triển biểu tả sự nỗ lực nhằm hoàn thiện các tri thức cũ. Những tri thức này cấu thành hệ tư tưởng mới, tự tin có thể giải quyết một cách thoả mãn (ít nhất là trong lúc đương thời) sự mâu thuẫn giữa phát kiến mới và niềm tin cũ. Tuy nhiên, việc công nhận một giải pháp thuần tuý tri thức dù sao cũng không thể hoàn toàn thoả mãn nhu cầu thời hiện đại, một thời kỳ chuyển biến phức hợp và bất tận. Cho nên, tuy tri thức mới có thể giải quyết một số vấn đề nhưng đồng thời cũng tạo ra một số vấn đề khác. Điều đó nghĩa là, sự bất mãn tái hiện không ngừng. Như vậy, chứng tỏ một sự phản ứng trí thức chống lại truyền thống cùng lắm chỉ có thể sản sinh ra một số ý tưởng mới nhưng không thể hoàn toàn thoả mãn nhu cầu của hiện tại và tương lai. Vậy nên, có thể quả quyết hạt nhân của phong trào hiện đạitinh thần của nó, chính là ý chí khắc phục các vấn đề hiện tại.

Thiển nghĩ, khuynh hướng hiện đại chống lại truyền thống là khát vọng của con người về một tương lai tốt đẹp hơn; bởi vì chính vì hiện tại không thể đáp ứng khát vọng, kìm nén khát vọng đó, thế nên một cuộc nội loạn chống lại mọi qui phạm trói buộc hiện tại. Cho nên, nhiều người xem tôn giáo là một phương thế giải thoát, đồng thời cũng là sự nuôi dưỡng ý thức phê phán siêu việt khỏi hiện trạng, nhằm lý tưởng hoá các mối quan hệ giữa con ngườitự nhiên, chủ thể và khách thể, lý tínhgiác quan. Vì vậy, phải có một sức mạnh hợp nhất quá khứ với hiện tại, hợp nhất các giá trị truyền thống với thực tiễn hiện nay. Đó là cái sức mạnh kiến tạo nên cái gọi là hiện đại tính, với hàm nghĩa đặc biệt biểu thị quá trình của hiện đại hoá, hay là cả một vận động duy lí, mà bản chất chính là biện chứng. Đó là cái luật, con đường của mối quan hệ biện chứng này.

1.2 Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh trong không gian đô thị hiện đại

Thành phố Hồ Chí Minh rộn ràng với dòng chảy phương tiện di chuyển bất tận và những cuộc cạnh tranh rầm rộ để phô trương sự xa hoa. Một tầng lớp thành thị mới nổi lên khi các doanh nhân có được cơ hội buôn bán lớn thông qua thương mạicông nghiệp, và thường áp dụng không chỉ các kỹ thuật kinh doanh mà cả phong cách văn hóa của các đồng nghiệp phương Tây. Có lẽ, sự chuyển đổi của thành phố đã mang lại nét nổi bật rất lớn trong cảnh quan và cơ sở hạ tầng đô thị ở các khu định cư nước ngoài, với lối kiến ​​trúc tân cổ điển phương Tây, các đại lộ rợp bóng cây, hệ thống điện, ống dẫn nước, các loại xe ô tô, xe điện và những tiện nghi cuộc sống hiện đại khác. Điều này trở thành bối cảnh cho sự phát triển nhanh những không gian đô thị mới như cửa hàng cà phê, cửa hàng bách hóa tổng hợp, công viên giải trí và rạp chiếu phim. Văn hóa đô thị trở nên nổi tiếng hơn hết vì tạo nhiều cơ hội cho các hình thức quốc tế mới lạ về sự nhàn nhã, vui chơi giải trí và sự tiêu dùng hào nhoáng.[1] Tuy nhiên, có một sự mâu thuẫn lan tràn bộc lộ trong quan hệ văn hóa thương mại quốc tế ở đây, đặc biệt giữa các cư dân của chính thành phố. “Một biểu tượng các cơ hội kinh tế sẽ bị bóp chặt, hay. . . một cái bẫy của sự suy đồi đạo đức. . . bị xa lánh và lên án.”[2] Đó cũng là biểu hiện hình thái của sự mâu thuẫn lan tràn và sâu sắc (sẽ nói ở phần sau) đối với những tác động đạo đức của văn hóa thương mại quốc tế thành phố Hồ Chí Minh, điều mà đã nung nấu sự ràng buộc giới tinh hoa của đô thị - xuất thân từ hàng ngũ các nhân vật nổi tiếnggiàu có như: ngân hàng, bác sĩ, luật sư, thẩm phán, quan chức chính phủ, trí thức, nhà giáo dục, và trên hết là các nhà doanh nghiệp gắn với Phật giáo.

Điều này thể hiện các khía cạnh đặc thù của văn hóa đô thị hiện đại với các tổ chức tự nguyện hoạt động thiện nguyện và sinh hoạt tập thể, có thể tồn tại dưới mái chùa hoặc một số địa điểm khác giữa xã hội. Nhiều ngôi chùa được xây dựng mới hay trùng tu, ngoài dáng dấp một ngôi chùa xưa lại gánh thêm những không gian tôn giáo mới để tổ chức sự kiện hoặc hoạt động trưng bày các gian hàng thương mại. Các công tác xã hội đậm nét đạo đức được thực hiện trong các không gian này, như là sự lựa chọn riêng cho những người cùng cạnh tranh trên thị trường văn hóa đô thị; bộc lộ rõ những phê phán đạo đức các đối thủ cạnh tranh, và cả chính trị cũng như thế. Do đó, thông qua sự kết hợp độc đáo giữa sự kết dính văn hóa và sự phân biệt được thiết lập bởi các hoạt động xã hội trong các không gian được xây dựng mới, trong bối cảnh riêng biệt ở thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.

Như vậy, việc tạo dựng không gian mang bản sắc hiện đại thể hiện một cấu trúc cơ bản của định vị văn hóa được chia sẻ thông qua phạm vi rộng lớn của sự tìm cầu văn hóa đô thị. Đồng thời, việc thừa nhận sự mâu thuẫn tư tưởng lan rộng trong giới tinh hoa đô thị đối với các công trình mang đậm chất hiện đại có nguồn gốc nước ngoài và  cả truyền thống trong nước, đòi hỏi cơ bản phải rà soát lại những hiểu biết nhận được về hiện đại đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh thế kỷ XXI.

Vì vậy, khi các ngôi chùa gắn với văn hóa thương mại của thành phố, sẽ tồn tại các khuynh hướng phân biệtliên kết trái chiều. Văn hóa thương mại cho thấy những dấu hiệu rõ ràng ngày càng tăng tính thế tục. Xu hướng thế tục hóa thể hiện rõ nét giữa những phô trương xa hoa về sự tiêu dùng trước mắtgiải trí nhàn nhã được thể hiện rõ nhất qua sự thiết trí, bày biện các không gian trong ngôi chùa, khiến ngôi chùa nặng “văn hóa thương mạihoàn toàn mang tính thế tục; thiếu đi sự ẩn ý khúc chiết về đạo đứctôn giáo.[3]

Bởi vì, có thể thấy, một ngôi chùa trong không gian hiện đại này, ngoài Phật điện, còn rải rác chung quanh là những căn phòng thường thấy như Thiền định thất, Niệm Phật đường, Tàng kinh các và Xá lợi thất. Đặc điểm cuối cùng của việc sử dụng không gian tôn giáo hiện đại với sự phân biệt thêm giữa nó với các xu hướng thế tục hóa trong văn hóa thương mại, là phạm vi rộng các hoạt động mà nó dung chứa, như thành lập các phòng. Phòng Văn hóaquản lý sự nghiệp giáo dục, như trường dạy nghề và trường tiểu học miễn phí; một thư viện với các ấn bản về kinh điển Phật giáo và hàng trăm văn bản Phật giáo “bổ trợ kinh điển” khác; một văn phòng về phân bổ lịch thuyết giảng; và một văn phòng thông tin liên lạc, quảng bá hình ảnh. Phòng Từ thiệnvận hành một phòng khám y tế miễn phí; một văn phòng quyên góp áo quan; một tổ phóng sanh, một tổ chức cứu trợ thiên tai; và cuối cùng là một nghĩa trang Phật giáo công cộng. Phòng Giáo học là quản lý một phòng đọc Kinh và một phòng chứa kinh điển; một tổ nghiên cứu; và một tổ truyền bá các bài giảng theo trình tự. Cuối cùng, phòng Tu trì là giám sát tổ giới luậttruyền giới cho cư sĩ, và các sinh hoạt đạo tràng tu học.

Sự hiện diện giữa không gian thương mại quốc tế trong môi trường đô thị, đã cung cấp cho Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh có những cách tân trong thực tiễn không gianđộng lực hoạt động văn hóa; nhưng cũng có nhiều định hướng chống lại các khuynh hướng làm rối ren đạo đức về sự thế tục hóa và chủ nghĩa tiêu thụ lan tràn. Đồng thời, chính những điều kiện đô thị đông đúc của thành phố đã đặt ra những phương thức cơ bản để Phật giáo tìm phương cách sống mang tính tôn giáo giữa cộng đồngý nghĩa, và xây dựng một kiểu mẫu lý tưởng Phật giáo về sự thiêng liênggiữ gìn giới luật. Các ngôi chùa giữ được nét truyền thống “tịnh xứ” giữa đô thị phồn hoa, tiêu biểu cho ý tưởng thiết lập không gian tôn giáo linh thiêngthanh tịnh giữa lòng môi trường đô thị đông đúc.

2/ NHỮNG HÌNH THÁI BIỂU HIỆN SỰ MÂU THUẪN TƯ TƯỞNG DẪN ĐẾN THÁCH THỨC HIỆN ĐẠI

Nhiều quan điểm của Phật giáo đã đan xen chặt chẽ vào kết cấu truyền thống xã hội, văn hóa và chính trị; là một mảng tích hợp sâu sắc về mặt lịch sửxã hội của các nguồn lực văn hóa phong tục, khái niệm, thể chế; một trong số đó được yêu cầu bởi các tông phái khác nhau, sơn môn, tổ đình, tu viện, chùa và truyền thống nguyên bản. Trong số các nguồn văn bản của Phật giáo về kinh điển, kệ tụng và các văn bản nghi lễ đã xuất hiện các hình thức triết học tinh vi về biện luận, logic, phép biện chứng, siêu hình họcđạo đức, cũng như các chủ nghĩa phổ quát và siêu việt. Dòng chảy này không chỉ từ các văn bản mà còn thông qua biểu hiện mỹ thuật và kịch nghệ; và thực hành nghi lễ là các quan niệm của Phật giáo về các chu kỳ vũ trụ, nguyên nhânkết quả của nghiệp, tái sinhcứu độ.

Sự đóng góp của Phật giáo trong việc xây dựng các hình thức mới của tổ chức dân sự đô thịhoạt động xã hội, văn hóa truyền thông đại chúng; tính đồng nhất văn hóa xã hội và các hình thức thể hiện. Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh đi đầu trong các dự án giáo dục, từ thiện, phúc lợi xã hộitruyền thông in ấn Phật giáo, đã kết nối với nhau giữa các khu vực và trên toàn quốc cũng như mối liên kết hàng dọc giữa các đồng đạo trên cơ sở kinh tế xã hộigiáo dục khác nhau. Trọng tâm của việc này là hình thành một dự án xây dựng cộng đồng tôn giáo đi vào mọi hoạt động xã hội để tạo nên nếp sống an lạcgiải thoát.

Hơn nữa, cộng đồng Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh mang tính hợp phápmở rộng phạm vi tham gia vào mạng lưới Phật giáo rộng lớn, liên kết các giới Tăng sĩ và tín đồ khắp cả nước cũng như nước ngoài. Thuật ngữVòng tròn Phật giáophù hợp với đề xuất của R. Keith Schoppa[4] về “văn hóa nhóm”, giống như “sự hợp nhất nhiều nhóm và mạng lưới dựa trên nền tảng liên kết cá nhân và thường kết nhóm bởi các cá nhân khác.”[5] Nhưng cũng có nhiều nhóm theo đuổi những liên kết xã hội, hình thành cộng đồng và biểu hiện công khai thông qua các hoạt động riêng, thậm chí cải biên các văn bản nghi lễ nguyên gốc để phổ biến việc thực hành nghi lễ tôn giáo riêng biệt.

Các hoạt động văn hóa truyền thống phê phán chính những khía cạnh hoạt động văn hóa hiện đại mang tính nước ngoài, quá nặng về vật chấttranh đua để giám sát các chiều kích đạo đứctinh thần của đời sống con người. Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh hoàn toàn có quyền tự hào về các khía cạnh thiêng liêng của ngôi chùa và lối sống kỷ luật dựa vào đạo đức có nguồn gốc Đạo học, dẫn đến sự tái sinhTây phương Cực lạc, và cuối cùng thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử. Nhiều vị danh Tăng không màng danh lợi, an hưởng “Pháp vị”, làm chỗ dựa vững chắc cho người cư sĩ trong sự kính trọng về việc vẫn giữ được lề lối đạo đức người xuất gia giữa một thế giới xa xỉ về vật chất.

Nhưng cũng bên cạnh đó, các hoạt động của giới Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh mang tính hiện đại, xem trọng thương mại văn hóa, chính các hoạt động này tạo nên mâu thuẫn tư tưởngbản như cho phép các chế độ dinh dưỡng kiểu phương Tây, đồng thời kêu gọi nếp sống thanh đạm, tri túc; thành lập các cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm nước ngoài, trong khi cùng lúc kêu gọi giữ nét văn hóa truyền thống; phê phán chủ nghĩa tiêu thụ trước mắtđầu cơ trục lợi văn hóa thương mại Phật giáo; truyền thông phê phán yếu tố “mê tín” trong tín ngưỡng nhân gian Phật giáo.

3/ PHẬT GIÁO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG THÁCH THỨC TRONG KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ, MÔI TRƯỜNG TRI THỨC HIỆN ĐẠI

3.1 Thách thức từ bên ngoài – những nhân tố góp phần tạo nên thách thức nội tại

Thứ nhất, với xu thế chung của thời đại, một vận hội mới đã và đang mở ra cho Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh nói riêng hội nhập Phật giáo khu vực và thế giới trên cơ sở xu thế hội nhập và toàn cầu hóa. Từ đó nảy sinh những thách thức mang tính thời đại. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật làm chuyển đổi cuộc sống, sinh hoạt đời thường của những tu sĩ. Sự chuyển đổi nếp sinh hoạt, thời khoá nghi lễ, hoạt động Phật sự, cũng như tăng cường một số hoạt động mở rộng mạng lưới sinh hoạt cộng đồng, tăng cường mối quan hệ giữa những người tu sĩ với mạng lưới xã hội trên nhiều phương diện trong nếp sinh hoạt mới, đã đặt ra cho Phật giáo thành phố những thách thức mới về việc nâng cao năng lực quản lý, giáo dục, hoằng pháp, lẫn về mặt tổ chức hành chánh, điều hành Phật sự.

Thứ hai, thách thức thời đại đặt ra đối với tu sĩ Phật giáo thành phố là việc hạn chế về thông tin, hoạt động của Phật giáo thế giới. Điều này làm hạn chế tầm nhìn, nếp nghĩ, trong việc đặt quan hệ hợp tác tổ chức hội thảo về Phật giáo nhằm góp phần thúc đẩy nhanh chóng quá trình hội nhập với Phật giáo thế giới. Ngoài áp lực của việc phải nhanh chóng nâng cao tầm nhìn, còn là những trở ngại khó vượt qua của muôn vàn điều kiện cần và đủ khác, như yêu cầu về trình độ ngoại ngữ và vi tính để có thể tiếp cận thông tin và xử lý thông tin, truyền đạt thông tin qua nhận thức từng cá nhân.[6]

Thứ ba, các tôn giáo trên thế giới đang có xu hướng thế tục hóa với biểu hiện tham gia ngày càng sâu vào đời sống xã hội. Đưa Đạo vào đời, nếp sống tôn giáo gắn với dân tộc, với cuộc sống nhân sinh. Chủ trương Đạo pháp và Dân tộc của Phật giáo theo hướng tôn giáo đồng hành cùng dân tộc trong quá trình xây dựng xã hộixu hướng nhập thế; tuy nhiên, những khát vọng trần thế về sức khỏe, hạnh phúc, thành đạt, giàu sang qua cầu cúng, nhờ cậy ở Trời, Phật đã làm cho triết lý giải thoát trở nên nghèo nàn, thực dụng. Sinh hoạt theo hướng này sẽ “khuyến khích” thái độ trông chờ, ỷ lại nhiều hơn là kích thích tinh thần tự lực vươn lên cải tạo cuộc sống và hoàn thiện nhân cách. Với tinh thần nhập thế, Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác, những tác động từ xã hội vào nếp sống tôn giáo là điều tất yếu. Nếu không có nội lực, nhận thức đúng đắng, phẩm chất vững vàng, chắc chắn sẽ bị sa ngã, mất phương hướng. Đứng trước những hiện tượng này, nếu không vận dụng những đặc thù trong truyền thống để làm sáng tỏ khái niệm Phật giáo nhập thế - vốn mang tính tích cực, để phân biệt với xu hướng thế tục hoá - vốn mang tính tiêu cựcthể hiện bản chất không tốt đẹp, thì xem chừng đó là việc làm đang đi vào ma đạo.

Thứ tư, Phật giáo là một tôn giáo cao siêu và trí tuệ, không ít những nhà khoa học phương Tây đã thấy giá trị và hết lời ca ngợi Phật giáo. Như Albert Einstein cho rằng, “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ. Tôn giáo ấy phải vượt lên Thượng đế của cá nhân, tránh giáo điều cùng lý thuyết thần học. Đạo Phật trả lời cho những sự mô tả này. Nếu có một tôn giáo nào đáp ứng được nhu cầu của khoa học hiện đại thì tôn giáo đó chính là Phật giáo.[7] Ở thành phố, nhiều ngôi chùa trở thành danh thắng nổi tiếng, cuốn hút biết bao du khách trong và ngoài nước đến thưởng thức cảnh quan, chiêm ngưỡng các công trình văn hóa Phật giáo độc đáo.

Thứ năm, sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ đã làm thay đổi, góp phần cải thiện đời sống vật chấttinh thần cho con người, nhưng cũng đem đến những hậu quả nặng nề. Nếu không tự điều chỉnh hành vi, chắc chắn con người phải trả giá bởi những hành vi thiếu trách nhiệm trước tự nhiên, phải chứng kiến tình trạng môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt, rừng cây bị tàn phá, và những hiểm họa khác.

Thứ sáu, sức công phá của văn hoá phương Tây đối với văn hóa truyền thống diễn ra với quy mô rộng và quyết liệt hơn nhiều trong bối cảnh toàn cầu hóa. Nếu không biết tự giữ gìn, bồi đắp và đổi mới thì sự suy thoái là xu hướng khó tránh khỏi. Phật giáo với thuyết nghiệp báo luân hồi, “ác giả ác báo, thiện giả thiện báo,” với sự thưởng phạt ở kiếp sau, xét về phương diện đạo đức, đã ít nhiều có tác dụng kiềm chế những hành vi thái quá, phi nhân tính, phản văn hóacon người. Phật giáo có một hệ thống các quan niệm đạo đức xây dựng mẫu người lý tưởng, nên khi thực hành, tín đồ có thể điều chỉnh hành vi phù hợp với cái Thiện, có thái độ sống có trách nhiệm với bản thâncộng đồng hơn.

Như vậy, những tác động này sẽ ảnh hưởng đến với nếp sống đạo đức, phạm hạnh; trong môi trường hiện đại, mấy ai giữ được tâm niệm thiện ban đầu. Những tác động của xã hội, những lợi danh, ham vật chất, tô điểm bản ngã, đã khiến cho xã hội nhìn nhận đánh giá qua lăng kính đạo đức, không còn là chuẩn mực cho xã hội. Thực tế, bên cạnh nhiều vị cao tăng mẫu mực về đức hạnhuyên thâm về Phật học được các tín đồxã hội kính trọng, tôn vinh, cũng xuất hiện những người trong chốn cửa thiền lại nặng động cơ thế tục, chưa thoát khỏi bả danh lợi.[8] Vì vậy, để tránh “lượng cao phẩm thấp”, tình trạng “đời sống người tu hành thiếu nội lực tâm linh và phẩm chất người tu hành ngày càng yếu kém”, cần chú ý khâu thu nhận người xuất giagiáo dục đạo hạnh để từ đó tạo nên chuẩn mực định hướng trong tu tập, tạo niềm tin chánh tín; cơ chế thị trường tác động vào xã hội mạnh, làm lệch chuẩn nhiều giá trị tôn giáo cũng như xã hội, đã tạo nên những con người lợi dụng cơ chế đó để thực hiện theo nếp sống cung cầu của xã hội, tạo nên sự cá biệt, ham giàu khinh nghèo; giả danh biến tướng.

3.2/ Thách thức từ bên trong – yếu tố nội tại cùng sự trợ lực từ bên ngoài tạo nên

 Phật giáotôn giáo truyền thống, có sức sống lâu bền trong đời sống tinh thần của người Việt; là tín ngưỡng mang tính lịch sử, nên có sự chuyển đổi cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới. Phật giáo là chỗ dựa tinh thần, chi phối xã hội dưới triều đại Lý – Trần. Lịch sử đã chứng minh vai trò Phật giáo trong việc góp phần làm cho nhiều triều đại được thịnh trị, đất nước hùng cường và lòng dân đồng thuận. Tuy nhiên, Phật giáo không giữ mãi được vai trò của mình như khi còn đang trong thời kỳ hoàng kim, cực thịnh, bởi tư tưởng thực dụng, bởi lòng tin hướng thiện cao siêu đã bị dung tục hóa, do các điều kiện ngoại tại tác động.

Thứ nhất, dưới các hình thức mới của cộng đồng đô thị và hình thành mạng xã hội là cuộc vận động về định vị văn hóaxây dựng bản sắc nhằm gắn kết và tạo nên một vị trí trong những thay đổi mạnh mẽ thường nhật mang tính hiện đại. Nhiều sự liên tục trong các phương thức hình thành chủ thể vẫn còn rõ nét và sự phục hưng của Phật giáo được hân hoan đón nhận, cố gắng tìm kiếm một nếp sống Phật giáoý nghĩa liên quan đến đời sống mới ở thành phố Hồ Chí Minh hiện đại. Bởi bản sắc Phật giáo thường thực hiện với những lo ngại phát sinh từ một thời kỳ hỗn loạn của sự biến đổi mạnh mẽ. Việc tìm kiếm các giá trị đạo đức, thực hành nghi lễ, tu luyện tâm linhý nghĩa siêu việt trong một thế giới hỗn loạn, trong khi vẫn tồn tại một sự hiện hữu công khai trong trật tự đô thị mới, thì thường nghĩ đến Phật giáo. Gần đây, nhiều phương cách đã thu hút các lớp nguồn lực văn hóa sâu dày đã tồn tại trong đa dạng kiểu sống Phật giáo hiện đại ở thành phố Hồ Chí Minh thế kỷ XXI. Một số người không chuyển sang Phật giáo một cách rõ ràng khi trở về quy y, nhưng đúng hơn là trở lại nguồn cội tâm linh đạo đức. “Học Phật như mốt thời thượng; nhiều cuộc cách mạng đã nói về và tạo ra một vấn đề lớn từ Phật giáo.”[9]

Thứ hai, nhiều Tăng sĩ đã đề xướng tham gia vào dự án “sáng tạo truyền thống”, tái sản sinh và phô diễn khiến họ không thể vượt ra khỏi chiếc bóng của mình để khẳng định là một Phật giáo thành phố xứng tầm, rạng danh vào thời kỳ bình minh của kỷ nguyên mới hiện đại; quan tâm đến việc thúc đẩy bình đẳng giới thông qua hướng giáo dục mới dành cho Ni giới và các tổ chức chính trị và xã hội; và hết lòng xây dựng một Phật giáo phù hợp với nhận thức của họ về hiện đại.[10] Điều đó phần nhiều gây nên sự tranh chấp giữa những người bảo thủ và những người cấp tiến trong Phật giáo thế kỷ XXI. Tuy nhiên, ngày càng rõ ràng rằng, cả hai bên đã đổi mới và điều chỉnh một số phạm vi để nắm các vai trò xã hội trong thời đại thay đổi chính trị, văn hóaxã hội này.

Từ đó, Phật giáo cũng tham gia xã hội với vai trò trong việc thúc đẩy các chủ thuyết về dân tộc nhân sinh, và “dự án xây dựng quốc gia” tương tợ với những thấy biết của Giáo sư Prasenjit Duara[11] về “các xã hội cứu rỗi” mang tính tôn giáo như “cảnh giới tịnh độ.”[12] Điều này, hối thúc tri thức Phật giáo thành phố “nỗ lực tìm kiếm nguồn đạo đức công cộng mới, mang tính xác thực và có thẩm quyền để làm cơ sở cho đặc tính Phật giáo quốc gia” của người dân đô thị mới hiện đại. Các tăng sĩ tham gia các hoạt động xã hội đã đưa ra quan điểm liên kết tôn giáo nhằm ủng hộ dự án “thức tỉnh quốc gia”. Nỗ lực phục hưng giá trị đạo đứctinh thần trong kỷ nguyên chủ nghĩa dân tộc khiến “có thể cấu thành Phật giáo: gồm hai phạm trù thích nghilinh hoạt.”[13] Đẩy mạnh cống hiến Phật giáo xây dựng quốc gia trong tầm nhìn đạo đức siêu việt, phổ quát, tạo ra một số hình thức rất riêng và trên tất cả, nêu cao hệ giá trị tinh thầnđạo đức tôn giáo, tạo nên giáo phái riêng, không vì cái chung của Phật giáo.[14]

Thứ ba, nhiều Tăng sĩ đã chắt lọc triết lý “duy thức” trong Phật giáo tương xứng với nhận thức luận Tây phương hiện đại, trong khi đó, nỗ lực đặt tư tưởng Phật giáo vào bộ môn triết học theo mô hình mới của phương Tây, tạo nên nguồn hứng khởi nghiên cứu Phật học mới.[15] Nhận chân tiếng nói của các nhà trí thức Phật giáo trong diễn đàn này về đối luận văn hóa mới, sẽ khiến chúng ta cảnh giác vì quá dễ dàng làm mẫu cho phong trào trí thức Văn hóa mới, như chủ nghĩa duy vật thế tục và mụ mị dưới tất cả các chiêu bài của nó, hoặc chấp nhận các triết thuyết đang nổi này là những thành phẩm then chốt của những người ủng hộ thay đổi tri thức.

Thứ tư, Phật giáo có thể nhìn thấy gì trong tất cả các dạng chính trị, đặc biệt là sự chuyển biến to lớn của xã hội, gắn liền với sự vươn lên của nhà nước Việt Nam hiện đại trong thế kỷ XX này. Các Tăng sĩ dấn thân tham gia vào nhịp sống quan trường với các điều khoản chính trị mới, tạo nên nét đặc thù Phật giáo đầu thế kỷ XXI. Thành lập Ban tri sự các cấp để tái xác định các quan hệ xã hội nhà nước;[16] từ đó, ngày càng có nhiều trường hợp trong đó các Tăng sĩ nổi tiếng, tín đồ mộ đạo và các quan chức chính phủ từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất, cố công tìm kiếm lẫn nhau để hình thành các mối quan hệ cá nhân gần gũi và cùng chung niềm tin tôn giáo, tham gia hoạt động từ thiện xã hội và các dự án của chính phủ. Tầng lớp các quan chức cao cấp, kể cả các cư sĩ Phật tử nhiệt thành, và nhiều cựu quan chức đã nghỉ hưu, đóng một vai trò hàng đầu trong các tổ chức Phật giáo.

Từ thực tiễn đó, đã xuất hiện nhiều Tăng sĩ muốn thực thi một phiên bản Phật giáo về đổi mới, và mở rộng các hình thức hiện đại dưới danh nghĩa giữ gìn và đóng góp cho xã hội, bảo vệ Phật giáo.[17] Có sự hợp tác giữa giới Tăng sĩ tri thức với chính phủ, bộc lộcon đường nắm giữ Phật giáo, thành lập các hội đoàn, thể hiện sự lãnh đạo, chi phối và khả năng nâng cao nguồn lực định hướng Phật giáo và có thể huy động tham gia trên quy mô lớn. Nhiều hoạt động Phật giáo tổ chức dưới sự lãnh đạo của nhà nước, tỏ rõ nhà nước không tìm cách ngăn cấm sự thực hành tín ngưỡngphá hủy các cơ sở tôn giáo, mà thể hiện sự quan tâm ủng hộ đến những đóng góp của Phật giáo đối với sự phát triển quốc gia, đất nước.[18]

Từ đấy, phải chăng, có một hình thức tái cấu trúc hợp lý Phật giáo trên nền tảng triết lý mới, phù hợp với đường lối phát triển nhà nước, để ra đời một Phật giáo phù hợp với điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội hiện tại, “không còn những mảnh vụn lịch sử mê tín và tàn dư phong kiến; cống hiến một tầm nhìn đạo đức về bình đẳng, công bằngphục vụ quốc gia.[19] Do đó, nhiều hình thái khác nhau của Phật giáo thời hiện đại bùng nổ trong xã hội. Nhiều tổ chức, nhiều cá nhân được nhà nước cho phép lập hộihoạt động nhiều chiếu hướng khác nhau. Tuy nhiên, với việc lan rộng sức ảnh hưởng của xã hội và kinh tế thị trường, cũng như tăng cường mở cửa trao đổi khu vực và toàn cầu của tất cả mọi thứ, thì câu chuyện về Phật giáo đô thị ngày càng thu hút sự chú ý về sự nổi trội của nhiều cá nhân giữa các cấp độ xã hội công cộng, và nếu những cá nhân đó y Pháp hoằng truyền thì Phật giáo vẻ vang, nhưng nếu hoằng truyền Phật giáo với tà tâm thì lại là thách thức hiện đại cho Phật giáo thành phố.

Thứ năm, vào những năm 1950, nhiều tri thức Phật giáo đã từng quan tâm đến việc so sánh giữa Phật giáoChủ nghĩa Marx. Một tuyên bố đáng chú ý trong dòng chảy này đã được phát biểu tại Hội nghị Phật giáo Thế giới lần thứ tư năm 1956 bởi Tiến sĩ B.R. Ambedkar,[20] nhà lãnh đạo của phong trào phục hưng Phật giáoẤn Độ. Theo quan điểm của ông, các lý thuyết của chủ nghĩa Marx về sự bóc lột, giá trị thặng dưlý tưởng quốc hữu hóa đã chia sẻ những phẩm chất chung với Phật giáo. Ông chỉ ra, chủ nghĩa Marx cho rằng, nguồn gốc khổ đau của con người là do sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản về những giá trị thặng dư của tầng lớp lao động, cho nên, nhà nước xóa bỏ giá trị thặng dư của người lao động, xóa bỏ quyền tư hữu và phát triển một nền cộng hòa thông qua một cơ chế quốc gia.[21] Khổ đau trong Phật giáo cũng là hiện thân của nghèo đói, vì vậy, cả Phật giáochủ nghĩa Marx đều giúp giải phóng mọi người khỏi khổ đau và tìm kiếm hạnh phúc ngay cả khi phương tiện của họ bị hủy bỏ. Đạo Phật chống lại sự bóc lột và quyền sở hữu tư nhân, nhưng ủng hộ các biện pháp hòa bình để giải quyết các vấn đề. Do đó, cần nhiều thời gianhiệu quả hơn để cải cách xã hội bằng con đường dân chủ và hòa bình Phật giáo; nếu xã hội được xây dựng trên nền tảng vững chắc như vậy sẽ ổn định hơn. Ông lưu ý, chế độ độc tàiphương tiện bạo lực có thể nhanh chóng biến đổi một xã hội, nhưng kết quả xã hội sẽ không tồn tại lâu dài.[22] Như vậy, trên căn bản này, nếu tri thức Phật giáo tìm cách diễn giải lại Phật giáo theo một hình thức có thể hợp với chủ nghĩa hiện đại để tồn tại thì đó cũng là một thách thức tư tưởng lớn cho định hướng phát triển Phật giáo đích thực.[23]

Thứ sáu, ở một mức độ rộng lớn, chính sách về tôn giáo của nhà nước được thực hiện thành công và mang lại những thay đổi mạnh mẽ cho các tổ chức và cá nhân Phật giáo. Điều quan trọng nhất là chính phủ đã đào tạo được những phát ngôn nhân trong giới Phật giáo, những người có thể thay mặt cho nhà nước điều hành công việc.

Thứ bảy, lý do chính mà Phật giáo bị diệt vongẤn Độ, được các học giả tranh luận, là bởi vì sự chấp nhận quá mạnh của Phật tử đối với đạo Bà la môn, khiến Phật giáo mất đi những giá trị cốt lõi, đặc biệt là các hệ giá trị. Ở Trung Quốc, từ thời Tống-Minh (thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XVII), sự hồi sinh của chủ nghĩa Nho giáo mới đã chĩa những lời phê phán nghiêm khắc như vậy vào giới Phật tửđồng hóa nhiều khía cạnh của Phật giáo; sự hợp lýhợp pháp cho sự tồn tại của Phật giáo đã diễn ra dưới sự thách thức liên tục bởi chính quyền và trong thực tiễn xã hội. Do đó, việc định vị các mối quan hệ liên kết và sự tương hợp ở cấp độ của các nguyên tắc và lý thuyết dường như có thể chắc chắn đối với những nhà tư tưởng Phật giáo, là những phương tiện hữu hiệu nhất để duy trì sự tồn tại của Phật giáo.

Chính Phật giáo Trung quốc hiện nay là bài học rất lớn cho Phật giáo Việt nam. Trong thời kỳ chấn hưng, hàng Tăng sĩ và tri thức Phật giáo Trung quốc đã tìm cách xây dựng một Phật giáo trên nền tảng triết học Marx, nỗ lực tìm cách để hòa giải Phật giáochủ nghĩa Mác qua sự so sánh, tìm kiếm điểm chung để mong được tồn tại trong xã hội mới, nhưng điều đó đã thất bại. Nếu Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh nói riêng có những thành phần tri thức muốn xây dựng một Phật giáo theo một triết thuyết mới phù hợp với điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội hiện tại nhằm có chỗ đứng trong xã hội này thì chắc chắn không khác gì Phật giáo Trung quốc hiện nay. Đó là thách thức quan trọng đối với sự tồn vong của một Phật giáo đích thực, một thách thức tư tưởng hiện đại trong định hướng phát triển.

4. CẦN MỘT ĐỊNH HƯỚNG CẤP THIẾT ĐỂ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO THÀNH PHỐ NHẰM VƯỢT QUA NHỮNG THÁCH THỨC TRÊN

Như trong phần 1.1 tác giả đã nhấn mạnh, cần phải có một sức mạnh hợp nhất quá khứ với hiện tại, hợp nhất các giá trị truyền thống với thực tiễn hiện nay. Đó là cái sức mạnh kiến tạo nên cái mà chúng ta ngày nay gọi là hiện đại tính. Để khẳng định ý nghĩa, tính phổ quát và sự ảnh hưởng của Phật giáo, phần lớn được thể hiện rõ ràng nhất trong các hình thức được kết nối đặc biệt. Nghiên cứu này không chỉ nhấn mạnh đến một Phật giáo Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn của trật tự nhà nước hiện đại, có nhiều hình thức và nội dung Phật giáo được tạo thành từ phẩm chất thuần khiết của một Phật giáo đích thực, và cả những yếu tố phù hợp lịch sử đổi thay. Như vậy, hình thái có thể mới, phù hợp điều kiện xã hội, nhưng nội dung phải hàm chứa các đặc trưng Phật giáo.

Như thiền sư Nhất Hạnh đề cập, “hiện đại hoá đạo Phật không có nghĩa là thế tục hóa đạo Phật. Đạo Phật đi vào cuộc đời nhưng không bị cuộc đời làm giảm mất đi những đặc tính siêu việt của nó. Mất đi những đặc tính siêu việt này thì đạo Phật không còn là đạo Phật.[24] Như vậy, sự có mặt của hình thức và danh từ đạo Phật không được coi như là sự có mặt của đạo Phật trong cuộc đời, chỉ khi nào thấy bản chất của Đạo thấm nhuần trong mọi sinh hoạt đời thường. Phật giáo xuất thế nghĩa là nắm chân lý làm chủ cuộc đời, không bị đời sai sử.

Vì thế, cần định hướng phát triển những tiềm lực của Đạo, bởi nhờ có những cuộc cách mệnh giáo lý và giáo chế xuất hiện trong lịch sửsinh lực đạo Phật đã được tiếp nối từ thời đại này sang thời đại khác. “Những giai đoạn suy thoái nhất trong lịch sử đạo Phật là những giai đoạn thiếu khai triển, thiếu sáng tạo, nói tóm lại, thiếu công trình hiện đại hóa. Hiện đại hóa để được sống mãi, để được linh động mãi, để đừng bị chết khô trong hình thức và khuôn khổ. Muốn tiêu diệt đạo Phật, cũng không cần đàn áp, bởi vì có thể càng bị đàn áp sức sống của đạo Phật càng vươn mạnh. Muốn tiêu diệt đạo Phật, phải tiêu diệt sinh khí đạo Phật. Mà muốn tiêu diệt sinh khí đạo Phật, chỉ cần khen ngợi khuyến khích tinh thần ỷ lại, bảo thủ, thói quen ôm ấp hình thứcsợ hãi thay đổi, sợ hãi sáng tạo, nâng đở một số cá nhântri thức sai lầm lên làm lãnh đạo.[25]. 

5. KẾT LUẬN

Cần nhìn lại Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong thời đại mới để chuyển mình trước những đòi hỏi của xã hộithời đại. Làm thế nào để Phật giáo thành phố thực sự phát huy được những giá trị truyền thống đồng hành cùng với dân tộc, phát huy tinh thần nhập thế trong giai đoạn mới của xã hội Việt Nam. Hòa mình cùng với công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của toàn xã hội, Phật giáo trong giai đoạn hiện nay có thể nói là đang phát triển, tuy nhiên cũng đặt ra nhiều những thách thức mới đòi hỏi phải có các định hướng phát triển thật sự trí tuệ.

Đầu tiên, thức tỉnh những thành viên Tăng tri thứctư tưởng sai lệch, chỉ vì danh vọnglợi dưỡng đã đi vào lối mòn hạ nền tảng triết lý Phật giáo xuống ngang với tư tưởng thế gian đầy vật chấtdanh lợi. Đó là vấn đề then chốt của nghiên cứu này khi bàn đến thách thức của Phật giáo thành phố trên phương diện tư tưởng trong không gian đô thị hiện đại.

Thứ hai, giải quyết căn để phải đi từ con đường giáo dục Phật giáo các cấp, cho nên cần có những chấn chỉnh trong công tác đào tạo. Xây dựng nền giáo dục Phật giáo chú trọng phẩm chất, đạo hạnh của người tu sĩ trong thời hiện đại.[26] Tập trung nghiên cứu và thống nhất chương trình giảng dạy, vừa chuyên sâu giáo lý Phật giáo, vừa nắm vững kiến thức khoa học kỹ thuật và các ngành xã hội, cũng như quan hệ đối ngoại Phật giáo.

Cuối cùng, phát huy sáng tạo trong công tác hoằng phápgiáo dục quần chúng; nghiên cứu, phiên dịch kinh điển phải làm sao để tạo ra được sự gặp gỡ giữa triết lý của Đạo Phật với kiến thức chuyên môn về những vấn đề có tính cấp thiết của cuộc sống. Đẩy mạnh Việt hóa kinh điển Phật giáo để thế hệ trẻ có thể dễ tiếp cận; nhân rộng các trung tâm tu tập, tạo môi trường thuận lợi để thể nghiệm tâm linh và có được sự an lạc trong tâm hồn, thực sự đáp ứng nhu cầu tâm linh trong thời đại mới.

Trung ẩn sơn, Thiệu Long tự, mùa An cư 2564

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Ashiwa, Yoshiko, and David L. Wank. “The Globalization of Chinese Buddhism: Clergy and Devotee Networks in the Twentieth Century.” International Journal of Asian Studies 2, no. 2 (2005): 217–37.

2/ Ashiwa, Yoshiko, and David L. Wank eds. Making Religion, Making the State: The Politics of Religion in Modern China. Stanford: Stanford University Press, 2009.

3/ Bhattacharya, P. K. Marxism and Buddhism. Calcutta: Lipi, 1976.

4/ Birnbaum, Raoul. “Buddhist China at the Century’s Turn.” China Quarterly, no. 174 (June 2003): 428–50.

5/ Bush, Richard C. Religion in Communist China. Nashville: Abingdon Press, 1970. Bynum, Caroline Walker.

6/ Carter, James. Heart of Buddha, Heart of China: The Life of Tanxu, a Twentieth-Century Monk (Oxford: Oxford University Press, 2011, pp. 193; 54, 62, 83, 86, 108.

7/ Carter, James “Buddhism, Resistance, and Collaboration in Manchuria,” Journal of Global Buddhism 10 (2009): 193–216.

8/ Chen Bing 陈兵 and Deng Zimei 邓子美. Ershi shiji Zhongguo Fojiao 二十世纪中国 佛教 [Twentieth-century Chinese Buddhism]. Beijing: Minzu chubanshe, 2000.

9/ Chen, Theodore H. E. Thought Reform of the Chinese Intellectuals. Hong Kong: Hong Kong University Press, 1960. 

10/ Chinese Buddhist Association, ed. Buddhists in New China. Peking: Nationalities Pub- lishing House, 1956. 

11/ Cochran, Sherman, ed. Inventing Nanjing Road: Commercial Culture in Shanghai, 1900– 1945. Ithaca: Cornell University East Asia Program, 1999.

12/ Dược, Bùi Hữu. Cơ hội và Thách thức đối với giáo dục Phật giáo trong bối cảnh xã hội hiện nay, http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/12819/Co_hoi_va_thach_thuc_doi_voi_giao_duc_Phat_giao_trong_boi_canh_xa_hoi_hien_nay

13/ Duara, Prasenjit. “Religion and Citizenship in China and the Diaspora.” In Yang, Chinese Religiosi- ties, 43–64.  53-54.

14/ Duara, Prasenjit. Rescuing History from the Nation: Questioning Narratives of Modern China. Chicago: University of Chicago Press, 1995, pp. 221-22.

15/ Duara, Prasenjit. Sovereignty and Authenticity: Manchukuo and the East Asian Modern. Lanham, Md.: Rowman and Littlefield, 2003.

16/ Fitzgerald, John. Awakening China: Politics, Culture, and Class in the Nationalist Revolu- tion. Stanford: Stanford University Press, 1996. 

17/ Fung, Edmund S. K. The Intellectual Foundations of Chinese Modernity. Cambridge: Cambridge University Press, 2010.

18/ Fung Yu-lan. A History of Chinese Philosophy. Trans. Derk Bodde. Princeton: Princ- eton University Press, 1953. 

19/ Gao Zhennong 高振農. Fojiao wenhua yu jindai Zhongguo 佛教文化與近代中國 [Buddhist culture and modern China]. Shanghai: Shanghai shehui kexue chu- banshe, 1992. 

20/ Hạnh, Nhất. Đạo Phật hiện đại hóa. Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 2010.

21/ Jones, Alison Denton. “A Modern Religion? The State, the People, and the Remak- ing of Buddhism in Urban China Today.” PhD diss., Harvard University, 2010.

22/ Juzan 巨贊. Juzan wenji 巨贊文集 [The collected works of Juzan]. Nanjing: Jiangsu guji chubanshe, 2000. 

23/ Kiely, Jan and Jessup, J. Brooks ed. Recovering Buddhism in Modern china. New York: Columbia University Press, 2016.

24/ Kiely, Jan. “Shanghai Public Moralist Nie Qijie and Morality Book Publication Projects in Republican China.” Twentieth-Century China 36, no. 1 (2011): 4–22.

25/ Kiely, Jan. The Compelling Ideal: Thought Reform and the Prison in China, 1901–1956. New Haven: Yale University Press, 2014,

26/ Kiely, Jan. “The Charismatic Monk and Chanting Masses: Master Yinguang and His Pure Land Revival Movement.” In The Making of Saints in Modern and Contempo- rary China , ed. David Ownby, Ji Zhe, and Vincent Goossaert. Oxford: Oxford University Press, forthcoming.

27/ Liang Qichao 梁啓超. “Lun Fojiao yu qunzhi zhi guanxi” 論佛教與群治之關係 [On the relationship between Buddhism and governing society]. In Yinbingshi heji 飲 冰室合集 [Collected works from the Yinbing Studio], 10:45–52. Taipei: Zhong- hua shuju, 1960.

28/ Liu Xianliang 劉顯亮. “Fohua yu kexue zhi guanxi” 佛化與科學之關係 [The rela-tionship between Buddhist propagation and science]. Fohua xin qingnian 1, no. 6 (September 10, 1923). 

29/ Lê, Tình. Phật giáo vượt qua thách thức của cuộc cách mạng 4.0. https://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/di-san-my-thuat-san-khau/vesak-2019-phat-giao-khoi-day-tinh-than-dan-toc-vuot-qua-thach-thuc-cua-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-4-0-531203.html

30/ Liên, Trần Hồng. Phật giáo Việt Nam trước những cơ hội và thách thức. https://phatgiao.org.vn/phat-giao-viet-nam-truoc-nhung-co-hoi-va-thach-thuc-d23861.html

31/ Lữ, Nguyễn Đức, Phật giáo Việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, http://philosophy.vass.gov.vn/nghien-cuu-theo-chuyen-de/Triet-hoc-Van-hoa/Phat-giao-Viet-Nam-trong-boi-canh-toan-cau-hoa-354.html

32/ Lu, Hanchao. Beyond the Neon Lights: Everyday Shanghai in the Early Twentieth Century. Berkeley: University of California Press, 1999.

33/ Lynch, Catherine, Robert B. Marks, and Paul Pickowicz, eds. Radicalism, Revolution, and Reform in Modern China: Essays in Honor of Maurice Meisner. Lanham, Md.: Lex- ington Books, 2011.

34/ MacInnis, Donald E. Religion in China Today: Policy and Practice. New York: Orbis Books, 1989.

35/ Madsen, Richard. Democracys Dharma: Religious Renaissance and Political Development in Taiwan. Berkeley: University of California Press, 2007.

36/ Meynard, Thierry. The Religious Philosophy of Liang Shuming: The Hidden Buddhist. Leiden: Brill, 2011.

37/ Nedostup, Rebecca. Superstitious Regimes: Religion and the Politics of Chinese Modernity. Cambridge, Mass.: Harvard University Asia Center, 2010, pp. 124-26.

38/ Schoppa, R. Keith. Blood Road: The Mystery of Shen Dingyi in Revolutionary China. Berkeley: University of California Press, 1995, p. 23.

39/ Pittman, Don A. Toward a Modern Chinese Buddhism: Taixu’s Reforms. Honolulu: Uni- versity of Hawai`i Press, 2001.

40/ Quang, Thích Gia. Phật giáo Việt nam đồng hành cùng dân tộc. http://xaydungdang.org.vn/Home/Lyluan-Thuctien-Kinhnghiem/2020/13537/Giao-hoi-Phat-giao-Viet-Nam-dong-hanh-cung-dan-toc.aspx

41/ Shi Dongchu 釋東初. Zhongguo Fojiao jindai shi 中國佛教近代史 [A history of early modern Chinese Buddhism]. In Dongchu laoren quanji 東初老人全集 [Complete works of Venerable Dongchu], vols. 1–2. Taipei: Dongchu chubanshe, 1974.

42/ Shijie Fojiao jushilin chengji baogaoshu 世界佛教居士林成績報告書 [World Buddhist Householder Grove achievement report]. Shanghai: Shanghai Foxue shuju, 1933. Shijie Fojiao jushilin kecheng guiyue 世界佛教居士林課程規約 [World Buddhist Householder Grove schedule and regulations]. Shanghai: Foxue shuju, [1930?].

43/ Sơn, Lê. Phật giáo Việt nam: Truyền thốngHiện đại. http://www.sugia.vn/portfolio/detail/149/phat-giao-viet-nam-truyen-thong-va-hien-dai.html

44/ Taixu 太虛. “Fofa yu kexue” 佛法與科學 [The Buddha dharma and science]. Hai- chaoyin 8 (September. 30, 1923). Reprinted in Huang, Minguo Fojiao qikan wenxian jicheng, 157:12–17.

45/ Taixu 太虛. Renshengguan de kexue 人生觀的科學 [The science of the philosophy of life]. Shanghai: Taidong shuju, 1925.

46/ Thát, Lê Mạnh, chủ biên. Phật giáo thời đại mới: Cơ hội và Thách thức. Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2005.

47/ Thiện, Thích Đức. Phật giáo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước thời kỳ hội nhập quốc tế. http://hdll.vn/vi/tin-tuc/phat-giao-viet-nam-trong-su-nghiep-xay-dung-va-phat-trien-dat-nuoc-thoi-ky-hoi-nhap-quoc-te.html

48/ Thiện, Thích Đức. Chấn hưng Phật giáo – Đổi mới và phát huy bản sắc, https://xuanay.vn/chan-hung-phat-giao-doi-moi-va-phat-huy-ban-sac/

49/ Từ, Thích Nhật, chủ biên. Phật học Việt Nam thời hiện đại: Bản chất, hội nhập và phát triển. Nhà xuất bản Hồng Đức, 2019.

50/ Vinh, Đào Quang. Giải quyết mẫu thuẫn, xung đột xã hội hiện nay. http://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/giai-quyet-mau-thuan-xung-dot-xa-hoi-hien-nay.html

51/ Welch, Holmes. Buddhism nder Mao. Cambridge, Mass.: Harvard University Press, 1972.

52/ Welch, Holmes. The Buddhist Revival in China. Cambridge, Mass.: Harvard University Press, 1968.

53/ Welch, Holmes. The Practice of Chinese Buddhism, 1900–1950. Cambridge, Mass.: Harvard Univer- sity Press, 1967.

54/ Wen-hsin Yeh, Shanghai Splendor: Economic Sentiments and the Making of Modern China, 1843–1949. Berkeley: University of California Press, 2007.

55/ Wu Renshu 巫仁恕, Lin Meili 林美莉, and Kang Bao康豹 [Paul R. Katz], eds. Cong chengshi kan Zhongguo de xiandaixing 從城市看中囯的現代性 [An urban per- spective on Chinese modernity]. Taipei: Institute of Modern History, Academia Sinica, 2010.

56/ Yang Yifan 楊一凡. Zhongguo Fojiao de eyun 中國佛教的厄運 [The misfortune of Chinese Buddhism]. Hong Kong: Youlian chubanshe, 1955. 

57/ Zhao Puchu 赵朴初. Zhao Puchu wenji 赵朴初文集 [The collected works of Zhao Puchu]. 2 vols. Beijing: Huawen chubanshe, 2007.

 

Thông tin liên lạc:

Đại đức Thích Thanh Tâm

Địa chỉ liên lạc: Chùa Xuân Hòa, 55/1 Hà Huy Tập, phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

Điện thoại 0936054054

Email: nhuantrieuminh@gmail.com

 

Vài nét về tác giả:

Đại đức Tiến sĩ Thích Thanh Tâm, sinh năm 1979 tại Huế; xuất gia năm 1992. Tốt nghiệp Cử nhân Phật học, Cử nhân Quốc tế học, Thạc sĩ Quốc tế học và Tiến sĩ Quốc tế học, chuyên ngành Quan hệ quốc tế, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Hiện là Ủy viên Ban Hoằng Pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Sở thích nghiên cứu các vấn đề Phật học ứng dụng vào các ngành Khoa học xã hội nhân văn, các vấn đề toàn cầu hóa, và chuyên ngành về đối ngoại; chú trọng xây đề án chuyên ngành đào tạo Quan hệ đối ngoại Phật giáo. Đại đức đã công bố nhiều bài báo nghiên cứu khoa học trên các tạp chí học thuật, trình bày tham luận tại các hội thảo khoa học; đồng thời, cũng là tác giả đã trước tác và phiên dịch các tác phẩm chuyên khảo.

Đã xuất bản:

- Tổng hạnh phúc quốc gia Bhutan và tác động quốc tế

Sắp xuất bản:

- Quan hệ đối ngoại Phật giáo Việt Nam từ năm 1981 đến nay

- Các tổ chức Phật giáo quốc tế

- Phật giáo Việt Nam trước ngưỡng cửa hội nhập

- Quyền Thiền nhất thể - nét văn hóa đặc trưng của võ thuật Thiếu Lâm Trung Hoa

- Đức Đạt Lai Lạt ma XIV và quan hệ Trung quốc - Ấn độ

- Truyền Kiều dưới ánh sáng Nhân duyên học

Phiên dịch:

- Chấn hưng Phật giáo Trung quốc hiện đại

- Phật giáo Đại thừa: Những nền tảng giáo lý

 

 



[1]thể tham khảo thêm về các nghiên cứu đại diện về văn hóa đô thị mới hiện đại, xem Wen-hsin Yeh, Shanghai Splendor: Economic Sentiments and the Making of Modern China, 1843–1949. Berkeley: University of California Press, 2007; Cochran, Sherman, ed. Inventing Nanjing Road: Commercial Culture in Shanghai, 1900– 1945. Ithaca: Cornell University East Asia Program, 1999. ; Wu Renshu 巫仁恕, Lin Meili 林美莉, and Kang Bao康豹 [Paul R. Katz], eds. Cong chengshi kan Zhongguo de xiandaixing 從城市看中囯的現代性 [An urban per- spective on Chinese modernity]. Taipei: Institute of Modern History, Academia Sinica, 2010.

[2] Lu, Hanchao. Beyond the Neon Lights: Everyday Shanghai in the Early Twentieth Century. Berkeley: University of California Press, 1999, 11. Với các nghiên cứu gần đây về quan điểm sự mâu thuẫn lan tràn với khuynh hướng văn hóa Thượng Hải hiện đại, xem Kiely, Jan. “Shanghai Public Moralist Nie Qijie and Morality Book Publication Projects in Republican China.” Twentieth-Century China 36, no. 1 (2011): 4–22.

[3] Cochran, Sherman, ed. Inventing Nanjing Road: Commercial Culture in Shanghai, 1900– 1945. Ithaca: Cornell University East Asia Program, 1999, p. 3.

[4] R. Keith Schoppa là Giáo sư danh dự và cựu Chủ tịch Doehler về Lịch sử Châu Á. Ông có bằng Tiến sĩ về lịch sử hiện đại của Trung Quốc, Đại học Michigan; là tác giả của một số sách chuyên khảo và sách giáo khoa về lịch sử Trung Quốc.

[5] Schoppa, R. Keith. Blood Road: The Mystery of Shen Dingyi in Revolutionary China. Berkeley: University of California Press, 1995, p. 23.

[6] Xem thêm Trần Hồng Liên, Phật giáo Việt Nam trước những cơ hội và thách thức, https://phatgiao.org.vn/phat-giao-viet-nam-truoc-nhung-co-hoi-va-thach-thuc-d23861.html

[7] Albrecht Fölsing; Ewald Osers, Albert Einstein: A Biography (New York, N.Y: Penguin, 1998).

[8] Xem thêm Trần Hồng Liên, Phật giáo Việt Nam trước những cơ hội và thách thức, https://phatgiao.org.vn/phat-giao-viet-nam-truoc-nhung-co-hoi-va-thach-thuc-d23861.html

[9] Xem thêm Lê Mạnh Thát chủ biên (2005), Phật giáo thời đại mới: Cơ hội và Thách thức, nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

[10] Pittman, Don A. Toward a Modern Chinese Buddhism: Taixu’s Reforms. Honolulu: Uni- versity of Hawai`i Press, 2001.

[11] Prasenjit Duara là nhà sử học Trung Quốc, là Giáo sư, Khoa Lịch sử, Đại học Duke, sau là Giáo sư Khoa học Nhân văn tại Đại học quốc gia Singapore, nơi ông cũng là Giám đốc Viện Nghiên cứu Châu Á và Giám đốc Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn. Ông lấy bằng Tiến sĩ năm 1983 từ Đại học Harvard. Cuốn sách đầu tiên của ông, Văn hóa, Quyền lực và Nhà nước: Xã hội nông thôn ở Bắc Trung Quốc, 1900--1942 (Đại học Stanford ấn hành, 1988) đã giành được giải thưởng sách John King Fairbank của Hiệp hội Lịch sử Hoa Kỳ năm 1989) và giải thưởng Joseph Levenson cho Hiệp hội Nghiên cứu Châu Á (1990). Ngoài lịch sử Trung Quốc, ông nghiên cứu rộng hơn về châu Á trong thế kỷ XX, và tư tưởng lịch sử và sử học. Trong khi công trình đầu tiên của ông là về xã hội nông thôn vào đầu thế kỷ 20 của Trung Quốc, sau đó ông chuyển sang nghiên cứu về chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa đế quốc và nguồn gốc của ý thức lịch sử hiện đại. Trong một cuộc phỏng vấn trên New York Times về công việc của ông về các tôn giáo châu Á và sự bền vững của môi trường, Ian Johnson gọi ông là một trong những nhà tư tưởng nguyên bản nhất về văn hóatôn giáo ở châu Á.

[12] Prasenjit Duara, “Religion and Citizenship in China and the Diaspora.” In Yang, Chinese Religiosi- ties, 43–64; 53-54; Prasenjit Duara, Rescuing History from the Nation: Questioning Narratives of Modern China. Chicago: University of Chicago Press, 1995, pp. 221-22.

[13] James Carter, Heart of Buddha, Heart of China: The Life of Tanxu, a Twentieth-Century Monk (Oxford: Oxford University Press, 2011, pp. 193; 54, 62, 83, 86, 108; xem thêm James Carter, “Buddhism, Resistance, and Collaboration in Manchuria,” Journal of Global Buddhism 10 (2009): 193–216.

[14] Kiely, Jan. “The Charismatic Monk and Chanting Masses: Master Yinguang and His

Pure Land Revival Movement.” In The Making of Saints in Modern and Contempo- rary China , ed. David Ownby, Ji Zhe, and Vincent Goossaert. Oxford: Oxford University Press, forthcoming.

[15] Meynard, Thierry. The Religious Philosophy of Liang Shuming: The Hidden Buddhist. Leiden: Brill, 2011, p. 26.

[16] Nedostup, Rebecca. Superstitious Regimes: Religion and the Politics of Chinese Modernity. Cambridge, Mass.: Harvard University Asia Center, 2010, pp. 124-26. Xem thêm Lê Mạnh Thát chủ biên (2005), Phật giáo thời đại mới: Cơ hội và Thách thức, nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

[17] Kiely, Jan. The Compelling Ideal: Thought Reform and the Prison in China, 1901–1956. New Haven: Yale University Press, 2014, chapter 4.

[18] Xem thêm Kiely, Jan and Jessup, J. Brooks ed. Recovering Buddhism in Modern china. New York: Columbia University Press, 2016, p.206.

[19] Kiely, Jan and Jessup, J. Brooks ed. Recovering Buddhism in Modern china. New York: Columbia University Press, 2016, p.203.

[20] Tiến sĩ Ambedkar tên đầy đủ là Bhimrao Ramji Ambedkar (14/4/1891 – 06/12/1956), thường viết tắt là B. R. Ambedkar. Ông sinh ra trong một gia đình theo truyền thống Đạo Hindu, thuộc đẳng cấp thấp trong xã hội Ấn Độ, ở miền Trung Ấn Độ (nay là bang Madhya Pradesh). Ông được biết đến như là một luật gia, nhà kinh tế, chính trị gia, nhà cải cách xã hội và nhà hoạt động tôn giáoẤn Độ và là một Phật tử thực thụ. Tiến sĩ Ambedkar đã bỏ ra hơn 20 năm để học về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng, rồi cuối cùng ông mới quyết định toàn tâm đi theo Phật giáo. Trong khoảng thời gian từ 1920-1923, Ambedkar sang London và hoàn tất luận án Tiến sĩ thứ 2 tại đây. Năm 1947, Ambedkar được Chính phủ Ấn Độ độc lập mời làm Bộ trưởng Tư Pháp đầu tiên.

Tiến sĩ Ambekar là người đã khởi xướng việc phục hưng Phật giáo Ấn Độ vào thập niên 30-60 của thế kỷ XX.

[21] Xem thêm Kiely, Jan and Jessup, J. Brooks ed. Recovering Buddhism in Modern china. New York: Columbia University Press, 2016, p. 207; Lê Mạnh Thát chủ biên (2005), Phật giáo thời đại mới: Cơ hội và Thách thức, nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

[22] Bhattacharya, P. K. Marxism and Buddhism. Calcutta: Lipi, 1976.

[23] Xem thêm Kiely, Jan and Jessup, J. Brooks ed. Recovering Buddhism in Modern china. New York: Columbia University Press, 2016, p. 207-208.

[24] Nhất Hạnh (2010), Đạo Phật hiện đại hóa, nhà xuất bản Văn hóa thông tin, tr.15.

[25] Nhất Hạnh (2010), Đạo Phật hiện đại hóa, nhà xuất bản Văn hóa thông tin, tr. 17.

[26] Xem thêm Thích Nhật Từ chủ biên (2019), Phật học Việt Nam thời hiện đại: Bản chất, hội nhập và phát triển, nhà xuất bản Hồng Đức.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.