Hệ Phái Phật Giáo Khất Sĩ: Lịch Sử Hình Thành, Tư Tưởng Triết Lý, Và Những Ứng Dụng Trong Thực Tế

01/12/20234:06 SA(Xem: 2994)
Hệ Phái Phật Giáo Khất Sĩ: Lịch Sử Hình Thành, Tư Tưởng Triết Lý, Và Những Ứng Dụng Trong Thực Tế

HỆ PHÁI PHẬT GIÁO KHẤT SĨ:
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, TƯ TƯỞNG TRIẾT LÝ, VÀ
NHỮNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TẾ

Khất sĩ Thích Giác Chinh[1],
Tổng biên tập - Chief Editor of Journal of Buddhist Studies, USA
- https://www.jbspress.com/
https://www.jbspress.com/founderofjbs
(Tạp chí Nghiên cứu Phật học, USA).

 PDF icon (4)Hệ phái Phật giáo Khất sĩ Lịch sử hình thành Tư tưởng Triết lý và những ứng dụng trong thực tế Thích Giác Chinh Tổng biê

Khất sĩ Thích Giác Chinh, Tác giả Tham luận đứng bên Tôn dung Tổ sư Minh Đăng Quang 11.2023
Khất sĩ Thích Giác Chinh, Tác giả Tham luận đứng bên Tôn dung Tổ sư Minh Đăng Quang 11.2023

ĐâyTham luận khoa học trong Hội thảo khoa học “Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, lịch sử truyền thừa và những đóng góp” vào ngày 5 tháng 11 năm 2023 tại Việt Nam.

 

I. TIỀN ĐỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH HỆ PHÁI PHẬT GIÁO KHẤT SĨ

  1. 1.        Bối cảnh lịch sử 

1.1.           Bối cảnh lịch sử Việt Nam giai đoạn 1920 – 1930

Để tìm hiểuxem xét nhằm đi đến bối cảnh lịch sử Việt Nam giai đoạn 1920 – 1930, thì trên bình diện nghiên cứu học thuật, chúng ta không thể nào bỏ qua sự kiện lịch sử giai đoạn 1858, khi Pháp bắt đầu tấn công xâm chiếm Đại Nam (Việt Nam).

Lịch sử Việt Nam bước vào thời kỳ hiện đại giai đoạn từ 1858 – đến nay là một thời kỳ biến thiên của lịch sử, có nhiều sự kiện mang tính chất trọng đại của lịch sử dân tộc và xã hội Việt Nam. Tất nhiên, tính chất lịch sử của thời kỳ này có sự tương tác không chỉ đối với bối cảnh đời sống xã hội Việt Nam mà còn tác động đến hầu hết các khía cạnh khác trên toàn lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả sự tương tác đến lĩnh vực tôn giáoViệt Nam, trong đó có Phật giáo Việt Nam.

Đánh dấu bằng một sự kiện bước ngoặc khi Hải quân Pháp đổ bộ tấn công[2] vào cảng Đà Nẵng vào ngày 31 tháng 8 năm 1858[3], và sau đó rút quân vào xâm chiếm Sài Gòn. Vào tháng 6 năm 1862, Vua Tự Đức ký hiệp ước nhượng ba tỉnh miền Đông cho Pháp.

Đến 1886 Pháp đã xâm chiếm và tuyên bố bảo hộ những phần còn lại của Việt Nam. Đây là giai đoạn bước ngoặc đã biến Việt Nam trở thành một nước thuộc địa bị đô hộ bởi Pháp. Vào năm 1887, Pháp hoàn tất quá trình xâm lược Việt Nam, người Pháp đã tổ chức ra một bộ máy cai trị từ trung ương cho đến địa phương, đứng đầu là Phủ toàn quyền Đông Dương.

Sau đó, cuộc cải cách trong giáo dục trong thập niên 1910 và kéo dài đến năm 1930 đã xóa bỏ hoàn toàn nền nho học với chữ Hán trong chế độ phong kiến Việt Nam để thay thế bằng phong trào tân học. Từ đó, chữ quốc ngữ đã trở nên chính thống, tạo ra một tầng lớp trí thức mới, đó là những người xuất thân từ truyền thống nho giáo nhưng được tiếp cận với văn hóa phương Tây. Trong giai đoạn lịch sử này, đánh dấu sự ra đời của Nguyễn Thành Đạt[4] ở Nam Kỳ (miền Nam Việt Nam), và Nguyễn Thành Đạt đã bước vào khoảng năm 7 tuổi.

 

1.2.           Bối cảnh lịch sử Phật giáo Việt Nam giai đoạn 1920 – 1945

Đạo Phật bắt đầu truyền vào Việt Nam trong khoảng thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 2 TCN[5] để từ đó hình thành nên Phật giáo Việt Nam. Cùng với tính chất phương tiện thiện xảo vốn có của Phật giáo kết hợp hài hòa với tính bản địa hóa dân tộc đã khiến cho Phật giáo được bản địa hóa khi du nhập vào Việt Nam[6]. Kể từ đó Phật giáo đã ăn sâu bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm, đã đồng hành cùng quần chúng nhân dân từ buổi bình minh của Dân tộc đến thời hiện đại ngày nay.

Trên bình diện Lịch sử, xét ở góc độ sơ lược của tính chất lịch sử, chúng ta có thể nhận thấy: Lịch sử Phật giáo Việt Nam trải qua một hành trình dài, đồng hành cùng với Lịch sử Dân tộc Việt Nam. Như chúng ta đã biết, trong thời kỳ đầu, bắt đầu từ Đầu công nguyên đến qua hết thời kỳ Bắc thuộc là giai đoạn đánh dấu sự hình thành và phát triển rộng khắp của Đạo PhậtPhật giáo Việt Nam, thậm chí còn truyền ngược lên phía Bắc, xa xôi tận tới Bành thành. Đến thời kỳ tự chủ - độc lập của các Triều đại thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần là giai đoạn phát triển cực thịnh của Đạo Phật Việt Nam với các Tổ sư, Thiền sư, Quốc sư Phật giáo gốc người Việt hết sức lỗi lạc. Bước sang thời kỳ từ đời Hậu Lê đến cuối thế kỷ 19 là giai đoạn khắc nghiệt của Phật giáo Việt Nam, ghi nhận sự biến đổi rất nhiều của các hình thái Phật giáo Việt Nam, đã đưa đến hệ quả là Phật giáo Việt Nam đi vào giai đoạn suy thoái. Điều này khá giống với bối cảnh Phật giáo các nước Quốc tế ở Á châu. Chính lẽ đó, nên mới có Phong trào chấn hưng Phật giáo sau này. Theo nhận định của người viết, trên bình diện quan sát khách quan, thì giai đoạn từ đầu thế kỷ 20 đến nay vẫn là sự tiếp nối của giai đoạn chấn hưng của Phật giáo Việt Nam, có chút khởi sắc, cộng với nhiều Tông phái (môn), Pháp phái, Hệ phái và các yếu tố hành chánh hóa của các thể thức Tổ chức có tính chất Giáo hội như ngày nay chúng ta đã và đang nhận thấy.

Như đã khảo sát sơ lược về tính chất lịch sử của Phật giáo Việt Nam ở trên, nhằm để tìm hiểu về giai đoạn có sự xuất hiện của Tổ sư Minh Đăng Quang, người đã Khai sơn Sáng lập ra Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam – Hệ phái Phật giáo Khất sĩ Việt Nam sau này và như ngày nay đang có mặt tại Việt Nam và trên Thế giới – Hải ngoại.

Trong giai đoạn thế kỷ 19 và thế kỷ 20 của những năm 1920 - 1945, phong trào chấn hưng Phật giáo của các nước trên Thế giới có sự lan tỏa rộng khắp, Phật giáo Việt Nam cũng vận động chấn hưng Phật giáo Việt Nam phát triển mạnh trên cả ba miền, đã tạo lập nên tổng thể Phật giáo Việt Nam hiện đại. Trong bối cảnh đó, Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam[7] do Tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập từ 1944, lấy chí nguyện “Nối truyền Thích ca chính Pháp[8]” làm Tông chỉ đã được hình thành. Tổ sư Minh Đăng Quang đã dung hợp hai truyền thống Đại thừa phát triển và Nam truyền gần gũi với lời dạy gốc của Đức Phật để hình thành nên Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam, Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam - Hệ phái Phật giáo Khất sĩ Việt Nam ngày nay.

 

II. TỔ SƯ MINH ĐĂNG QUANGLỊCH SỬ HÌNH THÀNH HỆ PHÁI PHẬT GIÁO KHẤT SĨ

Trong bối cảnh của khảo cứu tham luận, nhằm để xem xétđánh giá vai trò lịch sử của Hệ phái Phật giáo Khất sĩ trong tương quan tổng thể của lịch sử Phật giáo Việt Nam, nhằm để thấy ra vai trò lịch sử của Tổ sư Minh Đăng Quang, vị Tổ sư người Việt đã khai sơn ra một Hệ phái Phật giáo mang tính đặc thù của Việt Nam và sự kết hợp hết sức sáng tạo của Tổ sư Minh Đăng Quang. Đó là một chủ đề học thuật, có tính ứng dụng, đã và đang đóng góp vào vườn hoa Lịch sử Phật giáo Việt Nam và trên Thế giới – Hải ngoại thêm phong phú, đa dạng.

Trong tiền đề đặt ra của bối cảnh Hội thảo khoa học thì đây là chủ đề khảo cứu khoa học có tính khách quan hết sức quan trọng trong tiến trình thực tế của lịch sử Phật giáo Việt Nam. Chủ đề đặt ra là có thật, tức là sự việc lịch sử đã và đang diễn ra trong thực tế, có tính tương tác thực tế trong cả quá trình hình thành và phát triển của Hệ phái Phật giáo Khất sĩ, vì vậy chủ đề vừa thiết thực vừa khoa học lại vừa mang triết lý và hàm ý có tính chất hàn lâm trong lĩnh vực Tôn giáo học, xã hội học và lĩnh vực học thuật. Vì vậy việc làm này của hậu nhân chúng ta là điều cần thiếtthiết thực.

  1. 1.      NGUYỄN THÀNH ĐẠT LÀ AI ?

Nguyễn Thành Đạt là ai? Đây là một câu hỏi trong tiền đề của lịch sử nhân vật nhằm để tìm hiểu về con người lịch sử của Tổ sư minh Đăng Quang. Đây là câu hỏi để hình thành nên tiền đề của sự kiện định danh đã đặt tên để nhận biết thân thế trước khi trở thành Sa-môn, sau này là Minh Đăng Quang, và sau này là Tổ sư Minh Đăng Quang, người khai sơn sáng lập Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam. Hệ phái Phật giáo Khất sĩ như ngày nay đã và đang tồn tại. Là một Hệ phái Phật giáo trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Nguyễn Thành Đạt tức Tổ sư Minh Đăng Quang, người đã khai sơn Hệ phái Phật giáo Khất sĩ Việt Nam sau này.

Nguyễn Thành Đạt[9] là tên thế danh của Tổ sư Minh Đăng Quang. Nguyễn Thành Đạt, tự là Lý Hườn, sinh lúc 10 giờ đêm ngày 26 tháng Chín năm Quý Hợi (tức 4 tháng 11 năm 1923) tại làng Phú Hậu, tổng Bình Phú, quận Tam Bình (nay thuộc huyện Tam Bình) tỉnh Vĩnh Long. Thân phụ tên là Nguyễn Tồn Hiếu, thân mẫu là Phạm Thị Nhàn[10].

Mười tháng sau khi sinh ra Nguyễn Thành Đạt[11], thân mẫu Phạm Thị Nhàn lâm bệnh nặng và qua đời ngày 25 tháng Bảy năm Giáp Tý (1924). Từ đó, Sư được phụ thân và mẹ kế Hà Thị Song chăm sóc, nuôi dưỡng cho đến lúc trưởng thành.

Vào năm 15 tuổi[12], Nguyễn Thành Đạt đã có chuyến xuất dương qua Nam Vang để tầm sư học đạo tại đây, nhưng chúng ta vẫn chưa rõ là tên pháp danh của Nguyễn Thành Đạt là gì. Năm 1941, Nguyễn Thành Đạt về lại Sài Gòn và lập gia đình vào năm 1942. Qua năm sau tức năm 1943, thì người vợ có tên là Kim Huê, và con nhỏ của Nguyễn Thành Đạt đều lâm bệnh rồi lần lượt qua đời. Trong lúc này, cái cảnh vô thường của sinh và tử có lẽ đã dạy cho Nguyễn Thành Đạt thêm một bài học nên Nguyễn Thành Đạt đã tiếp tục quay trở lại thực hiện việc đi tu xuất gia.

Việc đi tu trong lần này của Nguyễn Thành Đạt đánh dấu sự phát nguyện tu hành được thể hiện ra như một vị độc giác[13], hoặc là một vị tu sĩ hoặc sa môn[14] theo phương thức tự lập chí để tu hành. Vì không thấy lịch sử đề cập đến việc Nguyễn Thành Đạt đi tầm sư học đạo hay xuất gia trở thành tu sĩ của bất kỳ một vị thầy đương thời nào vào giai đoạn này. Nên đến giai đoạn này chúng ta vẫn chưa biết Nguyễn Thành ĐạtPháp danh là gì.

Có một bằng chứng khách quan và có tính chất lịch sử đã và đang tồn tại trong thực tếchúng ta đã xác minh cho đến ngày hôm nay đó là Bia Tưởng niệm Tổ sư Minh Đăng Quang Mũi Nai, Hà Tiên[15] đánh dấu nơi Nguyễn Thành Đạt ngồi thiền định trong 7 ngày đêm ở Mũi Nai, Hà Tiên, thì đến lúc này, trong giai đoạn 1944 -1953[16], chúng tanhận thấy một sự kiện lịch sử là có người xưng là: Minh Đăng Quang. Do vậy, Minh Đăng QuangPháp danh, Pháp tự, Đạo hiệu, Pháp hiệu.

  1. 2.      ĐỨC TỔ SƯ MINH ĐĂNG QUANG VỚI CHÍ NGUYỆN NỐI TRUYỀN THÍCH CA CHÁNH PHÁPĐẠO PHẬT KHẤT SĨ VIỆT NAM
  • SỰ HÌNH THÀNH ĐẠO PHẬT KHẤT SĨ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN KHỞI LẬP 1944 – 1954.

 

Giai đoạn 1944 – 1954 là thời kỳ gắn liền với cuộc đời hành đạo của tổ sư Minh Đăng Quang đã thâu nhận 2 chúng Xuất gia Tỳ khoe (Nam Khất sĩ), Tỳ Kheo Ni (Nữ Khất sĩ) và Thiện Nam Tín Nữ (Nam Cư sĩ, Nữ Cư sĩ), sáng lập Đạo tràng Tịnh xá hơn 50 ngôi.

Sự kiện đối trước Tam Bảo tại Linh Bửu Tự vào ngày rằm tháng Tư và rằm tháng Bảy năm 1946[17] đã có người phát nguyện thọ nhận Y Bát giới Sa-di, rồi cụ túc Tỳ-kheo 250 giới, với pháp hiệu MINH ĐĂNG QUANG. Ngài phát nguyện “Nối truyền Thích Ca Chánh Pháp”, trong thực tế, Minh Đăng Quang nguyện noi gương chư Phật và Tăng xưa sống đời phạm hạnh thực hành Y Bát với hình thái giới luật là 250 giới Tỳ kheo.

Về việc Minh Đăng Quang thực hànhtuân thủ 250 giới Tỳ Kheo là một sự kiện đặc biệt, điều đó cho chúng ta thấy rằng: Minh Đăng Quang đã phát nguyện trì giữ giới luật Phật giáo, hành trì 250 giới Tỳ Kheo, hành trì Giới bổn bộ Luật Đàm-vô-đức (Dharmagupta, Pháp Tạng bộ) đã truyền trìPháp Tạng bộ là một bộ phái Phật giáo. Pháp Tạng bộ - 法藏部; trong tiếng Phạn là: Dharmaguptaka - धर्मगुप्तक[18], là một trong các bộ phái của Thời kỳ Bộ phái.

Trên phương diện học thuật, trong việc đối chiếu và khảo cứu sử học thì Pháp Tạng bộ có nguồn gốc từ bộ phái Mahīśāsakas, cũng thuộc vào thời kỳ Bộ phái Phật giáo. Trong quá trình truyền thừa, lịch sử áp dụngtruyền bá giáo Pháp của Pháp Tạng bộ các vị Guptaka[19], có nghĩa là "người bảo tồn" đã có một vai trò nổi bật trong Phật giáo Trung Á và Trung Hoa thời kỳ đầu, các vị Tổ sư của Bộ phái Pháp tạng đã có đóng góp to lớn trong quá trình hoằng dương Phật pháp, giúp mở rộng đáng kể Phật giáo ở khu vực Trung Á (Trung Á ngày nay và xưa kia) và góp phần vào việc đã giảng đạotruyền giới 250 giới cho các nhà Sư Trung Hoa, như sự kiệnNhà sư Trung Á giảng cho một nhà sư Trung Hoa” trong bích họa Hang động Bezeklik, thế kỷ 9–10[20] là người Sogdiana[21], một chủng người Đông Iran sinh sống ở Turfan tương ứng với thời kỳ nhà Đường (thế kỷ thứ 7–8) và sự cai trị Vương quyền của người Uyghur (thế kỷ thứ 9–13).

Trong phần Prātimokṣa[22], tức là giới luật dành cho Bhikṣus: Tỳ Kheo và Bhikṣuṇī: Tỳ Kheo Ni của bộ phái Pháp Tạng đã ứng dụng, thọ nhận và hành trì Giới bổn 250 giới của Tỳ-kheo, 348 giới điều của Tỳ-kheo-ni vẫn còn hiện diện ở các nước Đông Á cho đến ngày nay, bao gồm cả Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, và ảnh hưởng sâu rộng tại Philippines khi mà Phật giáo được truyền bá ở đây. Pháp Tạng bộ là một trong ba dòng truyền thừa Vinaya chính thống còn sót lại cho đến ngày nay, cùng với Theravāda và Mūlasarvāstivāda.

Như vậy, sự kiện lịch sử của Minh Đăng Quang hành trìáp dụng bộ Giới bổn[23], 250 giới theo bộ Dharmagupta và đã Truyền giới 250 giới cho các tu sĩ hoặc “bhikṣus”, tức Khất sĩ (Nam) và 348 giới cho các nữ tu sĩ hoặc “bhikṣuṇīs”, tức Nữ Khất sĩ là một minh chứng khả chứng triết lý giác ngộ truyền thống chính thống của Phật giáo, với cương vị là một Bộ phái mang tên Pháp Tạng bộ và Hệ phái Phật giáo Khất sĩ Việt Nam giai đoạn Trung Đại và Hiện Đại ngày nay.

Trong hầu hết các ấn bản Chơn Lý và Luật nghi Khất sĩ đã xuất bản tại Việt Nam và tại Mỹ đều thể hiệntông chỉyếu pháp của Giới bổn: Pratimokṣa : प्रातिमोक्ष của Sư Tổ Minh Đăng Quang. Hiện nay và sau này tất cả ai trong chúng tacông chúng cũng như giới học thuật hàn lâm đều có thể kiểm chứng, đối chiếu tính xác thực của luận điểm này. Pratimokṣa là một danh sách các quy tắc, là Sila, là một đạo đức Phật giáo truyền thống dựa trên những gì người Phật tử xem là Giới bổn. Là nội dung trong luật tạng, chi phối hành vi của các tu sĩ Phật giáo đối với các tu sĩ hoặc “bhikṣus”, tức Khất sĩ (Nam) và các nữ tu sĩ hoặc “bhikṣuṇīs”, tức Nữ Khất sĩ. Prati có nghĩa là “hướng tới” và mokṣa có nghĩa là “giải phóng” khỏi vòng luân hồi (saṃsāra).

Tuy nhiên, trong Phật giáo Nguyên thủy (Theravada Buddhism), Pāṭimokkha là quy tắc cơ bản của kỷ luật tu viện, bao gồm 227 quy tắc dành cho các tu sĩ xuất gia (bhikkhus) và 311 quy tắc dành cho các ni cô (bhikkhuṇī). Nó được chứa đựng trong Suttavibhaṅga, một phần của Tạng Luật.

Một cách rõ ràng từ các sự kiện lịch sửtính chất áp dụng trong thực tiễn của Minh Đăng Quang trong thực tế của lịch sử Việt Nam và sự đối chiếu ở trên, chúng ta nhận thấy rằng giai đoạn năm 1944 – 1947 thì trong thực tế của xã hội Việt Nam đã ghi nhận sự xuất hiện của một vị Sư, có dáng vẻ mặc y phục là một hình thái của vị Sư. Vị Sư này thường trú quanh vùng Phú Mỹ, Mỹ Tho, đi khất thực quanh vùng, và lui tới quanh vùng ở khu Chùa Linh Bửu (Linh Bửu Tự) Phú Mỹ, Mỹ Tho. Đây là sự kiện đánh dấu có sự xuất hiện của một vị Sư chính thức có tên là Minh Đăng Quang hay Sư trưởng Minh Đăng Quang, Tổ sư Minh Đăng Quang sau này.

Về mặt thực hành tông chỉ của giáo Pháp thì Minh Đăng Quang đã có nói ra tông chỉ: Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam[24], thực hành pháp môn “Giới Định Tuệ (Huệ)[25]”.

Về phần giới Luật cụ thể, bộ Luật nghi Khất sĩ, riêng cho giới xuất gia gồm 9 phần: (1) Bài học Khất sĩ; (2) Luật Khất sĩ; (3) Bài học Sa-di; (4) Pháp học Sa-di 1 (Giới); (5) Pháp học Sa-di 2 (Định); (6) Pháp học Sa-di 3 (Tuệ); (7) Giới bổn Tăng; (8) Giới bổn Ni; (9) Giới Phật tử cùng 114 điều Luật nghi Khất sĩ.

Như vậy, từ những luận chứng có tính chất đối chiếu và xác thực từ hệ thống Luật tạngáp dụng Pháp môn thì trong quan điểm của Hàn lâm của học thuật Thế giới (Quốc tế), qua đây học giảcông chúng chúng ta đã nhận thấy Hệ Phái Phật Giáo Khất sĩĐạo Phật Khất Sĩ Việt Nam, là một Hệ phái Phật giáo nội sinh trong lãnh thổ Việt Nam. Đúng như tên nội sinh[26] tức là được sáng lập hình thành từ trong quốc nội Việt Nam mà không phải được truyền vào từ bên ngoài. Hai đặc đểm nội sinh và cùng với phẩm tính Phật giáo tính đã định hình nên phong thái Tông phong của sơn môn pháp phái Phật giáo Khất SĩĐạo Phật Khất Sĩ Việt Nam, một Hệ phái Phật giáo được sáng lập năm 1944 với chí nguyện: “Nối truyền Thích Ca chánh Pháp” bởi Tổ sư Minh Đăng Quang, vị Tổ sư người Việt là là Hệ phái Phật giáo chính thống theo tư tưởng Phật giáo Pháp Tạng bộ.

  1. 3.      ĐẠO PHẬT KHẤT SĨ VIỆT NAM – HỆ PHÁI PHẬT GIÁO KHẤT SĨ: GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH NÊN CÁC GIÁO ĐOÀN KHẤT SĨ 1954 – 1964

Sau sự kiện ngày mùng 1 tháng 2 năm Giáp Ngọ (1954), Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng đã mở ra một thời kỳ các giáo đoàn[27] được hình thành, đã tiếp tục áp dụng pháp môn Giới Định Tuệ trên bước đường du phương đã mở rộng đáng kể số lượng môn đồ Khất sĩ khắp miền Nam, Trung Phần, Tây Nguyên và Miền Trung Việt Nam trong bối cảnh Chiến tranh Việt Nam đang diễn ra tại Việt Nam trong giai đoạn này.

Giai đoạn đầu của Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam, Tổ sư Minh Đăng Quang trực tiếp hành đạo để vận hành Tông chỉ, trực tiếp thu nhận Tăng Ni xuất gia và hướng dẫn hành đạo. Trong hàng ngũ Tăng Ni trực tiếp xuất gia, tu học, hành đạo với Tổ sư Minh Đăng Quang có các bậc tôn túc như: Trưởng Lão Giác Chánh, Trưởng Lão Giác Tánh, Trưởng Lão Giác An, Trưởng Lão Giác Lý, Pháp sư Giác Nhiên, v.v.. thì bên Ni giớiNi Trưởng Thích Nữ Huỳnh Liên, người mà sau này đứng ra thành lập Ni giới Khất sĩ.

Cho đến ngày hôm nay, Hệ phái Phật giáo Khất sĩ Việt Nam đã hình thành và đã phát triển mạnh mẽ các giáo đoàn Khất sĩ:

Giáo đoàn 1: Đây là giáo đoàntính chất tiếp nối từ thời kỳ do Tổ sư Minh Đăng Quang thành lập từ năm 1944 và trực tiếp thu nhận Tăng Ni xuất gia, truyền giới Tỳ Kheo và hướng dẫn hành đạo. Sau khi Tổ sư vắng bóng, Giáo đoàn 1 vẫn tiếp tục hành đạotruyền đạo cho đến ngày hôm nay, hình thành nên Giáo đoàn 1 Khất sĩ Việt Nam hoặc gọi là Giáo đoàn 1 Hệ phái Khất sĩ Việt Nam. Trong thời kỳ này, việc Phật sự mở đạo và truyền đạo dưới sự hướng dẫn của Nhị tổ Giác Chánh, vị đệ tử lớn của Tổ sư Minh Đăng Quang. Giáo đoàn 1 có 25 ngôi Tịnh xá; theo thông tin sử lược của Giáo đoàn 1 Hệ phái Khất sĩ Việt Nam đến nay đã thật sự có hơn 25 ngôi đạo tràng Tịnh xá.

Giáo đoàn 2 - Giáo đoàn 2 Hệ phái Khất sĩ Việt Nam do Trưởng lão Giác TánhTrưởng lão Giác Tịnh, là những vị đệ tử của Tổ sư Minh Đăng Quang thành lập. Giáo đoàn 2 cùng chung tay vận hành quay bánh xe Pháp môn Giới Định Tuệ để góp một phần trong quá trình hành đạotruyền đạo của các vị Khất sĩ trong sự điều hành và dẫn dắt của 2 vị Trưởng lão Giác Tánh và Giác Tịnh. Theo nguồn sử lược của Giáo đoàn 2 Hệ phái Khất sĩ Việt Nam thì Giáo đoàn gồm hơn 20 ngôi tịnh xá, tịnh thất ở Phan Thiết, Khánh Hoà, Quy Nhơn...

Giáo đoàn 3 - Giáo đoàn 3 Hệ phái Khất sĩ Việt Nam do Trưởng lão Giác An, vị đệ tử của Tổ sư Minh Đăng Quang thành lập. Giáo đoàn 3 Hệ phái Khất sĩ Việt Nam hành đạotruyền đạo vận hành quay bánh xe Pháp môn Giới Định Tuệ tại các tỉnh thành như: Daklak, Gia Lai, Kontum, Phan Thiết – Bình Thuận, Nha Trang – Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định…

Giáo đoàn 4 - Giáo đoàn 4 Hệ phái Khất sĩ Việt Nam do Trưởng lão Hoà Thượng Pháp sư Giác Nhiên, vị đệ tử của Tổ sư Minh Đăng Quang làm trưởng Giáo đoàn. Các tịnh xá được Giáo đoàn hình thành phần nhiều tại các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Bộ như: Sài Gòn, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai. Bình Dương, Tây Ninh, Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang… Và sau này, sau sự kiện 1975 tại Việt Nam, Hoà Thượng Pháp sư Giác Nhiên đã hành đạotruyền đạo sang Hoa Kỳ.

Giáo đoàn 5 - Giáo đoàn 5 Hệ phái Khất sĩ Việt Nam do Trưởng lão Giác Lý, vị đệ tử của Tổ sư Minh Đăng Quang đứng ra thành lập từ năm 1960 và làm Đệ nhất Trưởng Giáo đoàn. Trưởng lão đã điều hành Giáo đoàn 5 hành đạotruyền đạo rộng khắp ra các miền, trong đó có hơn 20 tịnh xá, tịnh thất ở Quảng Nam (Hội An), Cam Ranh, Tháp Chàm, Bình Long, Bà Rịa -VũngTàu, Sài Gòn, Bến Tre, Vĩnh Long và Gò Công…

Giáo đoàn 6 - Giáo đoàn 6 Hệ phái Khất sĩ Việt Nam do Hoà Thượng Giác Huệ, một vị Khất sĩ văn chương uyên bác đứng ra thành lập từ năm 1962. Hòa thượng được tôn là Trị sự Trưởng Giáo đoàn 6, có đặt trụ sở tại giảng đường Lộc Uyển ở Sài Gòn. Giáo đoàn hiện có hơn 18 ngôi tịnh xá, tự việntịnh thất.

Ngoài ra, còn có Giáo hội Ni giới Khất sĩ do Ni Trưởng Thích Nữ Huỳnh Liên đứng ra thành lập. Giai đoạn đầu, Tổ sư đi hành đạotruyền bá quanh vùng Nam bộ, trong năm 1947 (tức năm Đinh Hợi) Tổ sư đã chứng minh và làm Bổn sư truyền giới trong Lễ truyền giới xuất gia tại chùa Linh Bửu, làng Phú Mỹ, Mỹ Tho, tỉnh Định Tường (Tiền Giang). Những tín nữ phát tâm xuất giathọ giới từ Tổ sư có Nguyễn Thị Trừ, Võ Thị Hiến, Huỳnh Thị Mạnh, v.v… được Tổ sư truyền giới và ban pháp danh là: Huỳnh Liên, Bạch Liên, Thanh Liên. Huỳnh Liên đảm nhiệm vai trò là Trưởng Ni. Giáo hội Ni Giới Khất sĩ Việt Nam, đặt trụ sở tại tịnh xá Ngọc Phương, quận Gò Vấp.

  1. 4.      GIÁO HỘI TĂNG GIÀ KHẤT SĨ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1964 – 1974

Trên thực tế, tuy trong giai đoạn đầu Tổ sư Minh Đăng Quang chưa hình thành pháp lý cho Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam, nhưng Tổ sư đã có gọi như vậy và đã sử dụng tên Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam trong các văn kiện và giấy tờ hành đạotruyền đạo của các vị Khất sĩ trong giai đoạn 1944-1954.

Về sau khoảng giai đoạn năm 1964 - 1965, hoà thượng Giác Nhu và hoà thượng Giác Thường cùng một số vị Khất sĩ đã đứng ra vận động thành lập Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam. Trong bối cảnh đó, phía Ni chúng Khất sĩ cũng có 5 đoàn do quý Ni Cô Huỳnh Liên, Ngân Liên, Trí Liên, Diệu Liên, Tạng Liên làm trưởng đoàn cùng tham gia để hình thành nên Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam.

Đây là sự kiện mang tính chất Hành chánh hóa Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam để cập nhật với thời đại trong bối cảnh Quốc tế hóa và phong trào chấn hưng Phật giáo trên Thế giới vẫn đang còn tiếp tục.

Ý thức được điều đó là ý thức được tính ứng dụng phương tiện thiện xảo của Phật giáo và cập nhật để cùng nhau đóng góp cho quá trình hành đạotruyền bá Đạo Phật của Hệ phái Phật giáo Khất Sĩ Việt Nam. Do vậy, Đại hội đầu tiên được triệu tập để thành lập Ban Trị sự Giáo hội Tăng Già Khất sĩ Việt Nam vào tháng 5 năm 1966, nhiệm kỳ I (1966 - 1969)[28] đã thống nhất Giáo hộihành đạo cho Phật giáo Khất sĩ Việt Nam. Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam  đã chọn Tổ đình Pháp viện Minh Đăng Quang ở ngã ba Cát Lái, xa lộ Biên Hòa, nay là Pháp Viện Minh Đăng Quang tại xa lộ Hà Nội, Thủ Đức làm Trụ sở. Hội đồng lãnh đạo trung ương đã nhất trí bầu Thượng Tọa Giác Nhiên[29] làm Tổng Trị Sự Viện Chỉ Đạo.

Đến năm 1972, Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam thành lập hai viện: Viện Chỉ Đạo và Viện Hành Đạo. Giáo hội đã bầu và suy tôn Trưởng lão Hòa thượng Giác Tánh vào ngôi vị Tăng Chủ. Trưởng lão Giác NhưTrưởng lão Giác An đồng ở ngôi vị Phó Tăng Chủ. Thượng tọa Pháp sư Giác Nhiên ở ngôi vị Viện trưởng Viện Hành Đạo, Trưởng lão Giác Lý giữ chức vụ Phó Viện Trưởng Viện Hành Đạo, và chư tôn Giáo phẩm Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam cùng đảm đương trọng trách cùng với hai viện.

  1. 5.      HỆ PHÁI KHẤT SĨ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN THÀNH VIÊN GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
  • Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975

 

Vào cuối thời thực dân Pháp, dưới chính thể Quốc gia Việt Nam, năm 1951 Tổng hội Phật giáo Việt Nam ra đời. Đây là tổ chức đầu tiên với ý định thống nhất các tổ chức Phật giáo rời rạc ở Việt Nam làm thành một thể.

Khoảng thập niên 1960, Phật giáo đấu tranh tôn giáo với chính quyền Việt Nam Cộng hòa dẫn đến Sự kiện Phật Đản năm 1963[30]. Trong bối cảnh đó, Hiến chương 1964[31] đặt nền móng cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, một tổ chức quy tụ nhiều giáo phái ở phía nam đã tạo thành một lực lượng tôn giáo đáng kểViệt Nam. Trong khi đó, năm 1958 tại miền Bắc, Đảng Lao động Việt Nam cho phép thành lập Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam[32].

Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 đã đánh dấu một bước ngoặc quan trọng trong bối cảnh lịch sử Việt Nam giai đoạn hiện đạichi phối đến hầu hết tất cả lĩnh vực trong đời sống xã hội Việt Nam, trong đó có Phật giáo Việt Nam.

Sau năm 1975 đến năm 1981, chính quyền Việt Nam cho phép thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam[33], là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam[34]Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập vào ngày 7 tháng 11 năm 1981 tại chùa Quán Sứ, Hà Nội[35], trên cơ sở hợp nhất tất cả tổ chức Phật giáo trong nước, trong đó có Giáo hội Tăng Già Khất sĩ Việt Nam, tức Hệ phái Khất sĩ Việt Nam. Đây là một sự kiện có tính tương tác mạnh đến các hoạt động chung của các tổ chức Giáo hội Phật giáo đang có mặt tại Việt Namtác động mạnh đến Giáo hội Tăng Già Khất sĩ Việt Nam, để từ đó hình thành nên một loại hình tổ chức hành chính hóa hình thành nên Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Sự việc Giáo hội Tăng Già Khất sĩ Việt Nam, tức Hệ phái Khất sĩ Việt Nam ngày nay đã có tham gia trong Ban Vận động Thống nhất Phật giáo Việt Nam năm 1980 để trở thành một thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam[36]. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thể hiện cho chúng ta thấy đó là một tính chất hiệp thương hợp nhất trong hành chánh hóa, trong Phương châm và Khẩu hiệu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là: Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội[37]. Chiếu theo Hiến pháp Việt Nam, chiếu theo Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì chúng ta nhận thấy: Đây là một thể thức trực thuộc tính chính trị hóa trong Tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Trên bình diện học thuật, tính khách quan trong luận điểm phản biện nghiên cứu thì chúng ta tra cứu toàn bộ bộ Chơn Lý, bộ Bồ tát giáo, các văn kiện bút tích của Tổ sư Minh Đăng Quang từ năm 1944 đến trước năm 1980 không có ghi chép lại Phương châm và Khẩu hiệu này.

  1. 6.      PHẬT GIÁO KHẤT SĨ TRÊN THẾ GIỚI – HẢI NGOẠI

6.1. Nhận thức về Phật giáo Khất sĩ trên Thế giới

 

Phật giáo Khất sĩ trên Thế giới hoặc cũng có thể gọi là Phật giáo Khất sĩ Hải Ngoại. Là một Hệ phái theo tư tưởng đường lối Phật giáo, là một chi nhánh Hệ phái Phật giáo Khất sĩ. Phật giáo Khất sĩ trên Thế giới có mặt ở nhiều quốc gia bao gồm lục địa Bắc Mỹ, Úc, và một số nước Âu châu. Phật giáo Khất sĩ trên Thế giới có cùng hệ tư tưởng với Hệ phái Phật giáo Khất sĩ Việt Nam nhưng phương thức hoạt động truyền bá Phật giáo, phương châm hành đạo và thể thức hành chánh độc lập với Hệ phái Phật giáo Khất sĩ Việt Nam.

 

6.2. Phương thức Thực hành Đạo, Truyền ĐạoỨng dụng Đạo trong bối cảnh Quốc tế - Hải ngoại

Phương thức Thực hành Đạo của Phật giáo Khất sĩ trên Thế giới tập trung vào pháp môn Giới Định Huệ, đó là pháp môn nền tảng của Phật giáo, là tông chỉ chính của Tổ sư Minh Đăng Quang đã hình thành nên tư tưởng Phật giáo Khất sĩ, tức là pháp môn Bát chánh đạoBát thánh đạo.

Trong bối cảnh Quốc tế, hầu hết thực địa của các quốc gia nơi mà Phật giáo Khất sĩ trên Thế giới có mặt thì văn hóa Phương tây – Tây âu, Văn hóa Mỹ chiếm tỷ trọng khá lớn, song song đó, Phật giáo Khất sĩ trên Thế giới có sự song hành khá là nhịp nhàng với cộng đồng người Việt Hải ngoại (hoặc cộng đồng người Việt trên Thế giới).

Công việc Truyền ĐạoỨng dụng hoặc công việc Hoằng phápthể nhập vào đời sống xã hội của Phật giáo Khất sĩ trên Thế giới giai đoạn hình thành khoảng sau thập niên 1975 đến 2015 thường tập trung vào việc thành lập cơ sở, xây dựng cơ sở Tịnh xá, Thiền viện, Pháp viện, Chùa, Phạm vũbảo trợ bảo lãnh nhân sự Tăng Ni Khất sĩ thuộc diện tôn giáo (Ministers, Religion worker[38] of Religion). Trong giai đoạn sau đại dịch COVID-19 đến nay, Phật giáo Khất sĩ trên Thế giớicụ thể là tại Hoa Kỳ (U.S.A) đã hình thành nên Journal of Buddhist Studies[39], USA (Tạp chí Nghiên cứu Phật học, USA) và Nhà xuất bản: Dharma Mountain Publishing do Khất sĩ Thích Giác Chinh sáng lập và làm Tổng biên tập. Đây là một phần đại diện trong lĩnh vực Giáo dục, Báo chíhọc thuật Tôn giáoPhật giáo Khất sĩ tại Hoa Kỳ đã đóng góp cho Phật giáo nói chung và đóng góp cho Hệ phái Phật giáo Khất sĩ trong bối cảnh Quốc tế và hội nhập.

Phật giáo Khất sĩ trên Thế giới có số lượng lớn cơ sở Tịnh xá, Pháp viện, Thiền viện, Chùa, Phạm vũ, thành viên Khất sĩ Nam (Tỳ Kheo), Khất sĩ Nữ (Tỳ Kheo Ni) và Cư sĩ Nam, Cư sĩ Nữ tập trung ở Mỹ là đông đảo nhất, chiếm tỷ lệ phần trăm khoảng 80%, còn lại 20% phân bố ở Úc (khoảng 15%), các quốc gia ở Âu châu khoảng 5%. Hiện nay Phật giáo Khất sĩ tại Mỹ - U.S.A có khoảng hơn 70 cơ sở. Phật giáo Khất sĩ tại Úc – Australia có hơn 5 cơ sở. Phật giáo Khất sĩ tại Âu châu, bao gồm Pháp, Đức, Thụy điển... có khoảng 3 cơ sở.  

Phật giáo Khất sĩ tại Mỹ - U.S.A, hay còn gọi Hệ phái Phật giáo Khất sĩ Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ, hoặc Phật giáo Khất sĩ Mỹ quốc, Phật giáo Khất sĩ Hoa Kỳ[40] là một tổ chức tôn giáo[41] theo tư tưởng, đường lối Phật giáo. Lịch sử hình thành Phật giáo Khất sĩ Hoa Kỳ gắng liền với công lao truyền bá hoằng pháp của Đại lão Hòa thượng Pháp sư Giác Nhiên, giai đoạn sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 khi Đại lão Hòa thượng Pháp sư Giác Nhiên đã đến Hoa Kỳ định cư vào năm 1979 và hoằng Pháp cho đến ngày viên tịch ngày 3 tháng 8 năm 2015.

Ngoài ra, theo cách thức định danh theo lục địa thì tại Bắc Mỹ, tức bao gồm cả Hoa Kỳ và Canada thì Phật giáo Khất sĩ tại Canada có một vài cơ sở Khất sĩ đang sinh hoạttruyền bá Phật giáo tại Canada.

Phật giáo Khất sĩ tại Úc – Australia hiện nay do Hòa thượng Thích Minh Hiếu đảm nhiệm vai trò Lãnh đạo, Hòa thượng hiện là Tăng Đoàn Trưởng Tăng đoàn Phật giáo Khất sĩ Úc châu.

Phật giáo Khất sĩ Âu châu có mặt tại Pháp, Đức, Thụy điển với số lượng khiêm tốn, hiện vẫn đang trong giai đoạn phôi thai và cần nhiều nhà sư Khất sĩ đến Âu châu truyền bá Hệ phái Phật giáo Khất sĩ.

 

III. TƯ TƯỞNG TRIẾT LÝ ỨNG DỤNG TRONG HỆ PHÁI PHẬT GIÁO KHẤT SĨ

 

Như đã đề cập ở trên, Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam vừa là tôn giáo nội sinh của dân tộc, vì nó phát khởi trong lòng dân tộc Việt Nam, bên trong lãnh thổ Việt Nam, lại vừa là một Hệ phái phát sinh ngay trong lòng Phật giáo tại Việt Nam giai đoạn Trung đại và Hiện đại, điều đặc biệt ở chổ là: Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam không xuất phát từ Phật giáo Bắc truyền, cũng không phải xuất phát từ Phật giáo Nam truyền, mà Tổ sư Minh Đăng Quang đã kết hợpứng dụng hiệu quả hai nền tảng giáo lý Phật giáo Bắc truyền và Phật giáo Nam truyền vào con đường tu hành, truyền đạoứng dụng của Hệ phái Phật giáo Khất sĩ một cách hài hòa trong thực tiễn xã hội.

Xuất phát từ tâm nguyện “Nối truyền Thích Ca chánh pháp”, cùng với sự hình thành của Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam, Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam, Hệ phái Phật giáo Khất sĩ Việt Nam thì sự ra đời của bộ Chơn Lý, gồm 69 tiểu phẩm, và tác phẩm Bồ tát giáo, có chứa đựng nội dung Phật giáo, kết hợp hài hòa giữa hai luồng tư tưởng Phật học Bắc truyền và Nam truyền Phật giáo, đó là một phát kiến độc đáo và vượt bậc trong tầm nhìn của Tổ sư Minh Đăng Quang.

Đồng thời, trong bối cảnh của Việt Nam, sự đa dạng và tính chất trội của tư tưởng Phật giáo Đại thừa, nên Tổ sư đã vận dụng linh hoạt tư tưởng Đại thừa vào đời sống tâm linh của Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam đã tạo nên dấu ấn đặc biệt hợp thời, có ấn tượng mạnh mẽ trong thực tế của lịch sử giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX đến ngày nay.

  1. 1.      Tư tưởng Phật giáo Nam truyền

Tư tưởng Phật giáo Nam truyền là đại diện lớn nhất của truyền thống Phật giáo Nam truyền cổ xưa xuất phát từ thời Phật còn tại thế. Trên thực tế, theo quan điểm khảo cứu cổ học và quan điểm học thuật thì Phật giáo Thượng tọa bộ - Theravāda được xác định là một nhánh hậu thân của Phật giáo Nguyên thủy và là đại diện lớn nhất của truyền thống Phật giáo Nam truyền.

Ngày nay, Phật giáo Thượng tọa bộ, tức Theravāda Buddhism là một trong 3 truyền thống lớn của Phật giáo hiện đại.

Tổ sư Minh Đăng Quang khi phát nguyện hình thành tư tưởng “Nối truyền Thích Ca Chánh PhápĐạo Phật Khất sĩ Việt Nam”. Với chí nguyện "nối truyền Thích Ca chính pháp", Tổ Sư đã quyết chí đi theo con đường truyền thống mà Phật Thích Ca Mâu Ni đã vạch ra, noi gương Phật Tăng xưa sống đời phạm hạnh của một "du phương khất sĩ". Khất sĩxin ăn tìm học. Khất sĩ là học trò khó xin ăn, tìm học pháp lý giải khổ cho mình và tất cả, để tu tập hành theo cho kết quả. Khất sĩ theo với hết thảy, học với hết thảy, mục đích toàn giác toàn năng, không riêng tư phân biệt ai ai. Trong Chơn Lý số 58: Đạo Phật Khất Sĩ[42] đã xác định: Đạo Phậtcon đường đi đến quả Phật giác chơn. Con đường ấy là Khất sĩ. Họ của chư Phật ba đờiKhất sĩ. Khất sĩ là lẽ thật của chúng sanh, mục đích của chúng sanh. Khất sĩ là đến với giác chơn, toàn học biết sáng tự nhiên, hết mê lầm vọng động. Khất là xin, sĩ là học”. Đây là tư tưởng Nguyên thủytính chất cổ xưa từ thời Phật còn tại thế.

Về giáo pháp, Đức Tổ sư Minh Đăng Quang đã tiếp nhận có chọn lọc tư tưởng Phật giáo Bắc truyền và Phật giáo Nam truyền. Tuy nhiên, những tư tưởng Đại thừa vẫn được tiếp nhận, Tổ sư đã đều giải thích qua lăng kính mới và rất gần gũi với tư tưởng Nguyên thủy, điều đó mang đến sự độc đáo cho tư tưởng của Phật giáo Khất sĩ. Đức Tổ sư nêu cao đường lối tu tập theo đường lối tu tập do Đức Phật đề ra, với ba nền tảng chính là Giới – Định – Huệ. Ngài khẳng định: “Người Khất sĩ chỉ có ba pháp tu học vắn tắt là: Giới – Định – Huệ”[43] [Tổ sư Minh Đăng Quang 2016: 166]. Trong Phật giáo, ba yếu tố này chính là sự rút gọn của Bát chánh đạo. Đức Phật dạy: “Chính là Thánh đạo Tám ngành này, tức là Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Này Ānanda, đây là truyền thống tốt đẹp được Ta thiết lậptruyền thống ấy đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn”[44] [Kinh Trung Bộ 2012: 109].

 

Về mặt kết nối tâm linh, chữ “Thera” được nhận thức trong Hình thái học của ngôn ngữ thì được hiểu theo văn phong và ngữ nghĩa trong văn phạm tiếng Pali là “cách cũ”, “kiểu cổ”, chữ Thera tương đồng chữ sthavira trong tiếng Sanskrit nghĩa là “cũ”, “cổ”, “cổ xưa”, “lâu năm”. Về mặt luật học (Phật giáo) thì đồng thời cả “Thera” và “Sthavira” được dùng để chỉ một Tỳ kheoKhất sĩ đã tu hành lâu năm (Trưởng lão, Thượng tọa). Còn chữ veda trong tiếng Pali hay chữ vadin trong tiếng Sanskrit nghĩa là “giáo lý”, “quan điểm”, “học thuyết”, “pháp môn”. Như vậy, chúng ta có thể hiểu Theravada hay Sthaviravadin có nghĩa là "giáo lý cổ” “giáo lý của người xưa", “pháp môn cổ xưa”, “con đường xưa cũ của Phật giáo” hoặc  “giáo lý thượng tọa bộ”, “quan điểm trưởng lão”. Về phương diện này, Tổ sư Minh Đăng QuangTăng đoàn Khất sĩ sau này – Hệ phái Phật giáo Khất sĩ đã nguyện thực hành theo con đường cổ xưa thời “Phật Tăng xưa” và bảo tồn tư tưởng Nguyên thủy trong phương pháp Khất sĩ khất thực và thọ nhận Y Bát theo đường lối Phật giáo Nam Truyền.

Quan điểm này theo Dipavamsa, chúng ta đối chiếu với Biên niên sử Sri Lanka để nhận ra Dharmaguptaka, thì Dipavamsa trong khoảng thế kỷ thứ 3–4 CN, và Mahavamsa rơi vào khoảng thế kỷ thứ 5 CN. Chúng ta sẽ nhận thấy có các Bộ phái Phật giáo sau:

-          Sthaviravāda / Vibhajjavāda / Theravāda

-          Mahīśāsaka – phân ly đầu tiên

-          Sarvāstivāda – phân ly thứ ba

-          Kāśyapīya – phân ly thứ tư

-          Sankrantika – phân ly thứ năm

-          Sautrāntika – phân ly thứ sáu

-          Dharmaguptaka – phân ly thứ ba

-          Vatsīputrīya – phân ly đầu tiên

-          Dharmottariya – phân ly thứ hai

-          Bhadrayānīya – phân ly thứ hai

-          Sannāgarika – phân ly thứ hai

-          Saṃmitīya – phân ly thứ hai

-          Mahāsāṃghika

-          Gokulika – phân ly đầu tiên

-          Prajñaptivāda – phân ly thứ hai

-          Bahuśrutīya – phân ly thứ hai

-          Ekavyahārikas – phân ly đầu tiên

-          Caitika – phân ly thứ ba

 

            Trong 18 Bộ phái phân ly sơ kỳ, chúng ta nhận thấy có Dharmaguptaka. Tư tưởng Khất sĩ của Tổ sư Minh Đăng Quang khá trùng khớp với quan điểm Thập nhị bộ kinh[45] của Pháp tạng bộ (Dharmaguptaka), Dharmaguptaka đã sử dụng cách phân loại Thập nhị bộ kinh theo cách mà chúng ta có thể được tìm thấy trong Dirgha Āgama, Vinaya, và trong một số kinh Đại thừa. Mười hai phần này là[46]: sūtra, geya, vyākaraṇa, gāthā, udāna, nidāna, jātaka, itivṛttaka, vaipulya, adbhūtadharma, avadāna và upadeśa.

Đối với việc kế thừa truyền thống Phật giáo Nam truyền, Tổ sư Minh Đăng Quang đã chọn hình thức Y bát, Khất thực, ăn đúng giờ ngọ theo truyền thống Phật Tăng xưa như thời Phật còn tại thế. Về mặt giáo lý, Tổ sư Minh Đăng Quang đã nêu cao tinh thần “Y bát chơn truyền”, Bát chánh Đạo, Tứ Đế, cũng như chú trọng đến con đường tu tập hướng đến đạo quả tối thượngquả vị thánh A La Hán thông qua đạo lộ ba pháp môn “Giới Định Tuệ”.

Trong bối cảnh của ngày nay, ở Việt Nam là một đại diện hiếm hoi cho một trường hợp thú vị của một quốc gia nằm trong vùng ảnh hưởng giao thoa của cả hai trường phái Phật giáo Bắc truyền và Nam truyền, được cụ thể hóa chính là Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam – Hệ phái Phật giáo Khất sĩ.

  1. 2.      Tư tưởng Phật giáo Bắc truyền

Trong khi Phật giáo Nam truyền hướng truyền giáo chủ yếu được truyền bá từ Ấn Độ theo hướng Sri Lanka, lan rộng ở Đông Nam Á và đến khu vực Vân Nam Trung Quốc. Trong khi đó Phật giáo Bắc truyền[47] là thuật ngữ dùng để chỉ truyền thống Phật giáo chủ yếu được truyền bá từ Ấn Độ qua Trung Á, phổ biếnTrung Quốc, lan rộng ở khu vực Đông Bắc Á và một phần ở Đông Nam Á.

Hướng truyền giáo của Phật giáo Bắc truyền được phổ biến rộng rãi tại các quốc gia và vùng địa lý chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa, bao gồm Trung Quốc, Tây Tạng, Nepal, Mông Cổ, Triều Tiên, Nhật Bản, Đài LoanViệt Nam. Mahāyāna (महायान) : 大乘 là thuật ngữ để chỉ cho ý nghĩa "cỗ xe lớn" hay còn gọi là Đại Thặng tức là "bánh xe lớn" là một trong hai trường phái lớn của đạo Phật.

Do chịu ảnh hưởng chính từ Phật giáo Đại thừa, nên các thuật ngữ: Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Bắc truyền hay Phật giáo Phát triển, cũng được xem là tương đương và có thể được dùng để thay thế thuật ngữ Phật giáo Đại thừa.

Đại nguyện và bổn hoài của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chính là “thị hiện khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến”, là độ thoát chúng sanh ra khỏi vòng luân hồi sinh tử. Luận cứ trên quan điểm và nền tảng của Phật giáo Đại thừa thì sự thành đạo của Đức Phật là kết qủa của một quá trình trải qua hằng hà sa số kiếp để tu Bồ tát đạo, hành Bồ tát đạothành tựu hạnh nguyện Bồ Tát “vì xót thương chúng sinh, mà hành đạo giáo hóa cứu vớt chúng sinh”. Tổ sư Minh Đăng Quang ngay từ khi bắt đầu khai sáng Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam đã đề cao mục đích độ sanh với tâm nguyện “Nối truyền Thích Ca chánh pháp”. Với tông chỉ này, Tổ sư đã xây dựng nên nền móng tư tưởng Đại thừa, nhằm để đưa ra đường lối cụ thể để hình thành nên Hệ phái Khất sĩ ngày nay. Qua đó chúng ta có thể khẳng định tư tưởnglợi lạc quần sanh, cứu vớt chúng sinh với tâm nguyện noi gương Phật tăng xưa “Nối truyền Thích Ca chánh pháp”, hành đạo “Khất sĩ Bồ tát” chính là tư tưởng Đại thừaTổ sư đã khai sáng. 

Trong việc kế thừa truyền thống Phật giáo Bắc truyền, Tổ sư Minh Đăng Quang đã thực hiện việc ăn chay nhằm tăng trưởng lòng từ bi thương xót muôn loài cũng như trợ duyên cho công phu tu tập. Trong công cuộc xây dựng và tổ chức giáo đoàngiáo hội, Tổ sư Minh Đăng Quang đã thâu nhận đệ tử nữ giới, cho họ xuất gia hình thành đoàn Ni giới của Hệ phái, là Ni giới Hệ phái Khất sĩ. Đây là một trong những luận điểm cụ thể của tư tưởng Đại thừa giáo của Phật giáo Bắc truyền.

Về mặt giáo lý Phật PhápTổ sư Minh Đăng Quang đã tuyên thuyết giảng giải kinh Pháp Hoa, kinh A Di Đà, Kinh Vu Lan…triển khai về các khái niệm Chân như, Tánh không, Thần mật, Phật tính....

Tư tưởng Đại thừa đã được Tổ sư khẳng định: “Đạo là con đường của tất cả chúng sanh chứ không có tên gì cả. Giáo là sự dạy học để tu hành chứ không phải tôn giáo gì cả. Phái là sự làm việc, giúp ích cho nhau chứ không phải phái gì cả”[48]. Phật giáo Đại thừa đề cao con đường của Bồ Tát phấn đấu để đạt được giác ngộ hoàn toàn (samyaksaṃbuddha) vì lợi ích của tất cả chúng sinh, và do đó còn được gọi là “Bồ tát thừa” (बोधिसत्त्वयान,Bodhisattvayāna), thì Tổ sư Minh Đăng Quang đã gọi đây là Bồ tát đạo hay Khất sĩ Bồ tát. Đây là một tư tưởng rất đặc thù, đã đóng góp rất lớn cho quá trình truyền đạo của “cổ xe lớn”, thật sự là một hạnh nguyện Đại thừa giáo.

Tâm lượng Bồ tát đạo được thể hiện ra cụ thể bằng tầm nhìn xa trông rộng và với tấm lòng tha thiết hành Bồ tát đạo trong công cuộc độ sanh xuất phát từ tư tưởng Đại thừa, ngay từ những ngày đầu hành đạo, Tổ Sư đã đưa ra sự thống nhất trong ngôi nhà Phật giáomục đích chính là làm lợi lạc cho chúng sinh: “Sự thống nhất Tăng đồ nhà Phật trên thế giới lại, để cứu thế, lập niết bàn hiện tại cho phải dịp… không có Đại hay Tiểu thừa gì, không có chia rẽ hơn thua chi chi nữa”[49].

Sự hình thành và phát triển của Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam là sự vận dụng một cách sáng tạo từ hai nguồn giáo lý Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Bắc truyền trong sứ mạng hoằng pháp độ sanh của Đức Tôn sư Minh Đăng Quang. Sự vận dụng linh hoạt sáng tạo này đã tạo thành nét đặc thù rất độc đáo của đạo Phật tại Việt Nam nói riêng và là một đóng góp lớn cho Phật giáo Thế giới. Cụ thể là một chi nhánh mới là Hệ phái Phật giáo Khất sĩ trên Thế giới – Hải ngoại đã và đang có mặt trên thế giới.

 

IV. NHỮNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TẾ

Quá trình hình thành, tồn tại, truyền bá và phát triển Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam – Hệ phái Phật giáo Khất sĩ cho đến ngày nay là một minh chứng cụ thể, thiết thực của những ứng dụng trong thực tế mà Hệ phái Phật giáo Khất sĩ đã đóng góp vào trong đời sống Tôn giáo, Xã hội Việt Nam cũng như trong đời sống Tôn giáo, Xã hội Hải Ngoại.

  1. 1.      Những ứng dụng trong đời sống Tôn giáo, Xã hội Việt Nam

Đời sống Tôn giáo, xã hội Việt Nam giai đoạn 1900 đến nay đã ghi nhận hàng loạt sự kiện đặc biệt đã diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam trên nhiều phương diện, từ Chính trị xã hội đến Văn hóa, Giáo dục, cho đến đời sống Tôn giáo, v.v... Một trong những chuỗi sự kiện đã diễn ra trong suốt chiều dài lịch sử đó, có sự kiện Tổ sư Minh Đăng Quang đã khai sơn sáng lập nên một Hệ phái Phật giáo trong lòng Dân tộc Việt Nam, nội sinh trong cương vực lãnh thổ Việt Nam, đó là Hệ phái Phật giáo Khất sĩ Việt Nam.

Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam – Hệ phái Phật giáo Khất sĩ Việt Nam do Đức Tổ sư Minh Đăng Quang khai sáng vào năm 1944. Với tôn chỉ “Nối truyền Thích Ca chánh pháp”, Phật giáo Khất sĩ đã đóng góp vào đời sống Phật giáo Việt Nam thời bấy giờ. Đến nay, Hệ phái Phật giáo Khất sĩ đã phát triển mạnh mẽ với những đóng góp quan trọng, thiết thực cho Phật giáo Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Những đóng góp đó là sự ứng dụng thực tế của phương châm hành đạotruyền đạo mà Hệ phái Phật giáo Khất sĩ Việt Nam đã ứng dụng trong đời sống Tôn giáo, Xã hội Việt Nam.

Ở góc nhìn xã hộitôn giáo, Đức Tổ sư Minh Đăng Quang xác lập đường lối cho trường phái Phật giáo mới là một khuynh hướng tu đạo, hành đạotruyền đạo rất đặc sắc. Kết hợp hài hòa tính bản địa hóa của xã hội Việt Nam, tính nội sinh hóa của Dân tộc Việt Nam, và tính dung hợp hóa của hai trường phái Phật giáo chính là trường phái Phật giáo Nam truyền và trường phái Phật giáo Bắc truyền, tất cả các yếu tố đặc sắc đó đã hình thành nên cốt cách tông phong của trường phái Phật giáo Khất sĩ. Đóng góp rất lớn vào đời sống Tôn giáo, Xã hội Việt Nam.

  1. 2.      Những ứng dụng trong đời sống Tôn giáo, Xã hội Hải Ngoại

Việc một trường phái Phật giáo Việt Nam đã có mặt và tham gia vào công cuộc hoằng pháp trong môi trường Quốc tế trong thời buổi toàn cầu hóa và đa dạng hóa của bối cảnh quốc tế trong thời hiện đại là một ấn tượng hết sức thú vị, và vô cùng thiết thực.

Cụ thể trong thực tiễn, Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam – Hệ phái Phật giáo Khất sĩ đã và đang tham gia đóng góp vào quá trình truyền giáo truyền đạo ở nhiều quốc gia phát triển như Mỹ, Úc, Canada, Pháp... Đó là một minh chứng cho thấy sự ổn định, sự ứng dụng thiện xảo, sự phát triển có tính chất thời cuộc trong bối cảnh quốc tế hóa mà Hệ phái Phật giáo Khất sĩ đã đóng góp vào dòng chảy của đời sống Tôn giáo, Xã hội Hải Ngoại.

Việc mở đạo ở Hải ngoại (trên thế giới), với vị thế đã được các quốc gia phát triển như Mỹ, Úc, Canada, Pháp... chấp thuận đó là một “tổ chức tôn giáo” để hợp pháp hóa hành đạo và xây dựng phát triển cơ sở tôn giáo trong bối cảnh quốc tế là một minh chứng cho thấy Hệ phái Phật giáo Khất sĩ - Hệ phái Phật giáo Khất sĩ Hải ngoại đã làm được hai việc căn bản cần thiết của một Hệ phái Phật giáo quốc tế (cụ thểxuất phát từ Việt Nam) tham gia vào đời sống Tôn giáo, Xã hội Hải Ngoại: (i) thỏa mãn tiêu chí, tiêu chuẩn là “tổ chức tôn giáo”, và (ii) tính xã hội tính trong xã hội học thực tiễn của Hải ngoại.

Hệ phái Phật giáo Khất sĩ Hải ngoại đã ứng dụng phương pháp hành đạotruyền đạo của Tổ sư Minh Đăng Quang vào bối cảnh quốc tế, có tính cập nhật và hòa nhập vào xã hội, văn hóa của quốc gia đó, cụ thể nơi mà Hệ phái Phật giáo Khất sĩ Hải ngoại đang có mặt. Ví dụ, Hệ phái Phật giáo Khất sĩ Hoa Kỳ, ứng dụng, đóng góp và cập nhật một cách cụ thể bối cảnh Hoa Kỳ để hình thành nên tổ chức tôn giáo, có cơ sở tôn giáo hợp pháp để hoạt động, có cơ sở pháp lý để tuyển dụng nhân sự quốc tế, có thể bảo trợ bảo lãnh nhân sự để phục vụ hoằng Pháp, v.v... đó là những tiêu chí và tính hợp thức hóa mà Hệ phái Phật giáo Khất sĩ đã ứng dụng được một cách linh hoạtthiết thực trong bối cảnh Hải ngoại. Đó là một minh chứng sống độnghết sức thiết thực cho công cuộc truyền đạo của Hệ phái Phật giáo Khất sĩ đã đóng góp vào vườn hoa Phật giáo quốc tế.

 

V. NHẬN ĐỊNH THAY CHO LỜI KẾT

 

Đạo Phật bắt đầu truyền vào Việt Nam trong khoảng thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 2 TCN để từ đó hình thành nên Phật giáo Việt Nam. Cùng với tính chất phương tiện thiện xảo vốn có của Phật giáo kết hợp hài hòa với tính bản địa hóa dân tộc đã khiến cho Phật giáo được bản địa hóa khi du nhập vào Việt Nam. Kể từ đó Phật giáo đã ăn sâu bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm, đã đồng hành cùng quần chúng nhân dân từ buổi bình minh của Dân tộc đến thời hiện đại ngày nay.

Đến giai đoạn của thế kỷ 19 và thế kỷ 20, phong trào chấn hưng Phật giáo của các nước có sự lan tỏa rộng ở khắp nơi, Phật giáo Việt Nam cũng vận động chấn hưng Phật giáo Việt Nam phát triển mạnh trên cả ba miền, đã tạo lập nên tổng thể Phật giáo Việt Nam hiện đại. Trong bối cảnh đó, Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam do Tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập từ 1944, lấy chí nguyện “Nối truyền Thích ca chính Pháp” làm Tông chỉ đã được hình thành, Tổ sư đã dung hợp hai truyền thống Đại thừa phát triển và Nam truyền gần gũi với lời dạy gốc của Đức Phật để hình thành nên Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam, Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam - Hệ phái Phật giáo Khất sĩ ngày nay.

Hệ Phái Phật giáo Khất sĩĐạo Phật Khất Sĩ, một Hệ phái Phật giáo nội sinh, đúng như tên nội sinh tức là được sáng lập hình thành từ trong quốc nội Việt Nam mà không phải được truyền vào, yếu tố lịch sử này khá tương đồng với Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm do Tổ sư Giác Hoàng Trần Nhân Tông sáng lập và Thiền phái Liễu Quán do Thiền sư Liễu Quán sáng lập. Hai Thiền phái – Hệ phái Phật giáo cũng mang đậm tố chất nội sinh. Hai đặc đểm nội sinh và cùng với phẩm tính Phật giáo tính đã định hình nên phong thái Tông phong của sơn môn pháp phái Phật giáo Khất SĩĐạo Phật Khất Sĩ Việt Nam, được sáng lập năm 1944 với chí nguyện: “Nối truyền Thích Ca chánh Pháp” bởi Tổ sư Minh Đăng Quang, một Tổ sư người Việt, nội sinh trong lòng Dân tộc Việt.

Trong nhận thức chung, trên bình diện lịch sử, văn hóa, tôn giáo và trên bình diện hoằng Pháp truyền bá giáo Pháp, nếu so với nhiều tông phái, hệ phái khác của Phật giáo thì Hệ phái Phật giáo Khất sĩ tính đến nay chỉ mới là một khoảng thời gian ngắn (1944 - 2023) so với chiều dài của lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Quãng thời gian này ngắn, Đạo Phật Khất sĩ - Hệ phái Phật giáo Khất sĩ lại có một sức sống, sức lan toả ảnh hưởng, có sức hấp dẫn và sự phát triển có thể nói là nhanh chóng ở khắp Việt Nam, và Hệ phái Phật giáo Khất sĩ đã và đang lan rộng ra Hải ngoại, đang có mặt trên thế giới như Úc, Pháp, Canada, đông đảo nhất là ở Mỹ Quốc.

Minh Đăng Quang, một yếu nhân lịch sử đã tạo dựng nên nền tảng, một vai trò Tổ sư khởi phát, một phát tích biệt truyền, một kết hợp hài hòa đặc sắc đã có vai trò trọng yếu sáng lập Tông phong, hình thành nên Hệ phái Phật giáo Khất sĩ trong lòng Dân tộc Việt Nam và truyền ra thế giới là điều không thể nào phủ nhận. Thực tiễn của lịch sử đã ghi nhận điều đó. Thời đại chúng ta ngày nay cần nhận thức rằng đó là vai trò đặc biệtchúng ta đã thấy được của Tổ sư Minh Đăng Quang, người có vai trò là người đã phát tích hình thành Hệ Phái Phật Giáo Khất Sĩ Việt Nam. Đã đóng góp vào quá trình sáng kiến một tổ chức tôn giáo nội sinh – Hệ phái Phật giáo trong lòng Dân tộc. Đã thổi sức sống vào trong quá trình truyền bá tông phong ra thế giới. Hệ phái Phật giáo Khất sĩ: Lịch sử hình thành, Tư tưởng Triết lý, và những ứng dụng trong thực tế là một chủ đề ý nghĩahết sức thiết thực, đã để lại bài học lịch sử sâu sắc không chỉ có giá trị trong quá khứ mà cả trong hiện tại lẫn ở tương lai cho thế hệ kế thừa.

Thích Giác Chính, Tổng biên tập - Chief Editor/Founder of Journal of Buddhist Studies, USA

(Tạp chí Nghiên cứu Phật học, USA - https://www.jbspress.com/

https://www.jbspress.com/founderofjbs)

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Lĩnh Nam trích quái (嶺南摭怪) - Lĩnh Nam trích quái liệt truyện 嶺南摭怪列傳, Thư viện Khoa học Xã hội (Hà Nội), xuất bản năm 1960.
  2. Thiền Uyển tập anh - (禪苑集英) - Thiền uyển tập anh ngữ lục (禪苑集英語錄): Nhiều người soạn, Thiền uyển tập anh (Lê Mạnh Thát dịch). Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1999.
  3. Tổ sư Minh Đăng QuangChơn Lý: Đạo Phật Khất SĩDharma Mountain Publishing, San Diego, CA -U.S.A. Năm 2020.
  4. Thích Giác Chinh, Sự kiện Phật Đản năm 1963: Bài học lịch sử in trong Nhìn Lại Phong Trào Phật Giáo Miền Nam 1963, NXB. Phương Đông 2013.
  5. HIẾN CHƯƠNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT, Bản tu chỉnh bởi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, năm 1973.
  6. Nghị định cho phép Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam thành lậphoạt động - 147-NV, Thư viện Phát Luật, bản gốc ngày 28 tháng 04 năm 1958.
  7. Toàn văn Hiến chương mới nhất Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hiến chương mới nhất Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sửa đổi lần thứ VI được thông qua tại Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ VIII, 2017 - 2022.
  8. Hiến pháp 2013, quy chế Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
  1. Nhiều tác giả (2007), Những vấn đề lịch sử triều Nguyễn, TP.HCM: Nhà xuất bản Văn hoá Sài Gòn, tr. 29.
  2. Tổ sư Minh Đăng Quang, Chơn Lý: Đạo Phật Khất Sĩ, NXB. Dharma Mountain Publishing, San Diego, U.S.A, 2020.
  3. Hệ phái Khất sĩ Việt Nam phụng soạn, Sơ lược tiểu sử Tổ Sư Minh Đăng Quang – Kỷ niệm 55 năm Tổ sư vắng bóng, ngày 23 tháng 2 năm 2009.
  4. 12.    Hệ phái Khất Sĩ, Ánh Minh Quang, Tr.12, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2019.
  5. https://sanskritdictionary.com/guptaka/72982/1, Guptaka गुप्तक. Definition: m. a preserver. Ngày 1 tháng 8, 2023.
  6. Von Le Coq, Albert. (1913). Chotscho: Facsimile-Wiedergaben der Wichtigeren Funde der Ersten Königlich Preussischen Expedition nach Turfan in Ost-Turkistan. Berlin: Dietrich Reimer (Ernst Vohsen), im Auftrage der Gernalverwaltung der Königlichen Museen aus Mitteln des Baessler-Institutes, Tafel 19. (Accessed 3 September 2016).
  7. Gasparini, Mariachiara. "A Mathematic Expression of Art: Sino-Iranian and Uighur Textile Interactions and the Turfan Textile Collection in Berlin", in Rudolf G. Wagner and Monica Juneja (eds), Transcultural Studies, Ruprecht-Karls Universität Heidelberg, No 1 (2014), pp 134-163. ISSN 2191-6411. (Accessed 3 September 2016.)
  8. Tổ sư Minh Đăng Quang, Tứ Phần LuậtLuật Nghi Khất Sĩ (Giới Bổn Tăng, Giới Bổn Ni), Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM, 2017.
  9. Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  10. Tứ phần luật Tỳ-kheo giới bổn (四分律比丘戒本) của Pháp Tạng bộ (S. Dharmagupta, 法
  11. 藏部). Bản nguyên tác chữ Hán của “Tứ phần luật Tỳ-kheo giới bổn” (四分律比丘戒本) được trích trong Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh (大正新修大藏经), tập 22, bản văn số 1429, quyển thứ nhất. Mã số viết tắt của Tỳ-kheo giới bổn trong ấn bản điện tử (CBETA) là “T22n1429_001”.
  12. Thích Giác Chinh (biên dịch và phụ chú), Giáo đoàn Khất sĩ, một thể thức du phương truyền bá và trao giảng Đạo Phật của các vị Khất sĩ Nam và Khất sĩ Nữ ra các vùng miền của Việt Nam giai đoạn 1954-1964. Giáo đoàn - congregations: Congregational, hoặc được nhận thức là: Congregationalist, hoặc là Congregationalism. Congregations a group of people assembled for religious worship.
  13. Thích Giác Chinh: Ministers of Religion are spiritual leaders tasked with performing the duties ascribed to them by particular religions or faith traditions. Buddhist Minister is a person authorised by a temple (Tịnh xá, Thiền viện, Pháp viện, Chùa, Phạm vũ) or other religious organization to perform functions such as teaching of Buddhist teaching; leading services such as meditation, weddings, Buddhisms or funerals; or otherwise providing spiritual guidance to the community. Many ministers are styled as “The Reverend”, is a title for ministers.
  14. Thích Giác Chinh, https://www.jbspress.com/founderofjbs: Journal of Buddhist studies was founded by The Reverend Thich Giac Chinh. Journal of Buddhist Studies (ISSN 2692-7357, electronic ISSN 2692- 739X) is one of the academic studies of Buddhism and a part of the Journal of the U.S. Sangha for Buddhist Studies. Scholars of Buddhist studies focus on the history, culture, archaeology, arts, philology, anthropology, sociology, theology, philosophy, practices, inter-religious comparative studies and other subjects related to Buddhism. Ngày 2 tháng 8 năm 2023 (August 2, 2023).
  15. Tu chính án thứ nhất - Hiến pháp Hoa Kỳ: “Quốc hội sẽ không ban hành một đạo luật nào nhằm thiết lập tôn giáo hoặc ngăn cấm tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, báo chí và quyền của dân chúng được hội họp và kiến nghị Chính phủ sửa chữa những điều gây bất bình.” Điều này đảm bảo việc tự do thực hành tôn giáo nhưng đồng thời ngăn chặn việc chính phủ thiết lập tôn giáo quốc gia. Tối cao Pháp viện đã giải thích đây là việc ngăn không cho chính phủ có bất cứ thẩm quyền nào trong tôn giáo. Ấn phẩm của Chương trình thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 7 năm 2004. Bản dịch của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam.
  16. Williams, Paul. The Origins and Nature of Mahāyāna Buddhism, 2004. p. 184 (Thích Giác Chinh dịch: Williams, Paul. Nguồn gốc và bản chất của Phật giáo Đại thừa, 2004. tr. 184)
  17. House Document 110-50: THE CONSTITUTION OF THE UNITED STATES OF AMERICA As Amended, https://www.govinfo.gov/app/details/CDOC-110hdoc50/CDOC-110hdoc50/context, July 25, 2023.


[1] lược Tác giả Thích Giác Chinh, hiện đảm nhiệm vai trò: Tổng biên tập (Chief Editor) Journal of Buddhist Studies, USA (Tạp chí Nghiên cứu Phật học, USA). Giám đốc Nhà xuất bản – Dharma Mountain Publishing, Tiểu bang California, USA. Trụ trì Thiền viện Pháp Thuận – Dharma Meditation Temple San Diego, California, USA. Viện chủ sáng lập Phạm Vũ Pháp Vân (Dharma Cloud Meditation Temple – Central Ministries Mission Agency) Tiểu bang Pennsylvania, USA.

[2] Tháng 7 năm 1857, Hoàng Đế Pháp Napoleon III quyết định can thiệp vào Đại Nam bằng vũ lực.

[3] Nhiều tác giả (2007), Những vấn đề lịch sử triều Nguyễn, TP.HCM: Nhà xuất bản Văn hoá Sài Gòn, tr. 29.

[4] Tức Tổ sư Minh Đăng Quang sau này, sinh năm 1923 tại Tam Bình, Vĩnh Long thuộc Nam Kỳ.

[5] Lĩnh Nam trích quái ( 嶺南摭怪; có nghĩa là "Chọn lựa những chuyện quái dị ở đất Lĩnh Nam" - Lĩnh Nam trích quái liệt truyện 嶺南摭怪列傳, Thư viện Khoa học Xã hội (Hà Nội), xuất bản năm 1960.

[6]Tính bản địa hóa và dấu mốc của Phật giáo Việt Nam được Quốc sư Thông Biện dẫn lời sư Đàm Thiên (542-607) (trình vua Trung Hoa Tùy Cao Tổ) để trả lời hoàng thái hậu Ỷ Lan, theo sách Thiền Uyển tập anh - (禪苑集英) - Thiền uyển tập anh ngữ lục (禪苑集英語錄): “Một phương Giao Châu, đường thông Thiên Trúc, Phật pháp lúc mới tới, thì Giang Đông chưa có, mà Luy Lâu lại dựng chùa hơn hai mươi ngôi, độ Tăng hơn 500 người, dịch kinh 15 quyển, vì nó có trước vậy. Vào lúc ấy, thì đã có Khâu ni danh, Ma Ha Kỳ Vực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương, Mâu Bác tại đó. Nay lại có Pháp Hiển thượng sĩ, đắc pháp với Tì-ni-đa-lưu-chi, truyền tông phái của tam tố, là người trong làng Bồ-Tát, đang ở chùa Chúng Thiện dạy dỗ học trò. Trong lớp học đó không dưới 300 người, cùng với Trung Quốc không khác. Bệ hạ là cha lành của thiên hạ, muốn bố thí một cách bình đẳng, thì chỉ riêng khiến sứ đưa Xá lợi đến, vì nơi ấy đã có người, không cần đến dạy dỗ.” Nhiều người soạn, Thiền uyển tập anh (Lê Mạnh Thát dịch). Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1999.

[7] Tổ sư Minh Đăng Quang, Chơn Lý: Đạo Phật Khất Sĩ, NXB. Dharma Mounatain Publishing, San Diego, U.S.A, 2020.

[8] Đây là một tư tưởng được hình thành từ tâm nguyện của Tổ sư để làm kim chỉ nam nền tảng cho Tông phong Hệ phái Phật giáo Khất sĩ tu đạo, hành đạotruyền bá giáo Pháp.

[9] Hệ phái Khất sĩ Việt Nam phụng soạn, Sơ lược tiểu sử Tổ Sư Minh Đăng Quang – Kỷ niệm 55 năm Tổ sư vắng bóng, ngày 23 tháng 2 năm 2009.

[10] Sđd, Hệ phái Khất sĩ Việt Nam phụng soạn, Sơ lược tiểu sử Tổ Sư Minh Đăng Quang – Kỷ niệm 55 năm Tổ sư vắng bóng.

[11] Sđd, Hệ phái Khất sĩ Việt Nam phụng soạn, Sơ lược tiểu sử Tổ Sư Minh Đăng Quang – Kỷ niệm 55 năm Tổ sư vắng bóng.

[12] Sđd, Hệ phái Khất sĩ Việt Nam phụng soạn, Sơ lược tiểu sử Tổ Sư Minh Đăng Quang – Kỷ niệm 55 năm Tổ sư vắng bóng.

[13] 獨覺, Pratyekaप्रत्येक trong tiếng Phạn, Pali hiểu là: Pacceka. Trong truyền thống Kinh tạng Nam truyền, tư liệu về hành trạng của một vị Độc giác được ghi nhận trong cả năm bộ Nikāya. Tăng Chi Bộ Kinh - Chương Hai Pháp - Phẩm Người (AN.2.52–63), Đức Phật đã dạy có hai bậc Giác ngộ như sau: Có hai bậc Giác ngộ này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác, và Độc Giác Phật. Những vị này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc Giác ngộ.

[14]một thể thức thực hành đạo, tu đạo của một người nguyện sống đời sống tu hành của Sa môn.

[15] Thích Giác Chinh, Thăm viếng khảo cứu thực địa tại Bia Tưởng niệm Tổ sư Minh Đăng Quang Mũi Nai, Hà Tiên, 2012.

[16] Tổ sư Minh Đăng Quang, Chơn lý số 58 – Đạo Phật Khất Sĩ: “Minh Đăng Quang Khất sĩ xuất gia 1944 tại Vĩnh Long, đi tu tìm học nơi hai giáo lý Đại thừa, Tiểu thừa của Miên và Việt Nam. Năm 1946 nạn khói lửa chiến tranh danh lợi, đốt phá núi rừng, làm cho người tu không chỗ ở, lại thêm nạn cướp bóc, không cho kẻ sĩ hiền làm việc nuôi thân sống tạm. Minh Đăng Quang rời khỏi xứ Cao Miên trở về Nam Việt thật hành giới luật Tăng đồ tại tỉnh Mỹ Tho cho đến năm 1948. Giáo pháp Khất sĩ đến Sài Gòn năm 1948, ánh sáng của lá y vàng phất phơ thổi mạnh làm bật tung cánh cửa các ngôi chùa tông giáo, kêu gọi Tăng chúng tản cư khắp xứ, kéo nhau quay về kỷ luật. Năm 1950 huỳnh y trở gió bay về hướng nam Hậu Giang, nổi lên lố nhố những núi vàng, pháp tháp. Nhứt là ở tại sông Cửu Long trung giang, bửu tháp vượt cao hơn hết, năm Quý Tỵ - 1953.”

[17] Hệ phái Khất Sĩ, Ánh Minh Quang, Tr.12, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2019.

[18] Thích Giác Chinh học Chuyên khoa ngôn ngữ Tiếng Phạn – Sanskrit 4 năm, tác giả đã: Phiên âm viết bằng chữ Devanagari và chữ Quốc ngữ dạng chữ cái, 2023.

[19] https://sanskritdictionary.com/guptaka/72982/1

Guptaka गुप्तक. Definition: m. a preserver. Ngày 1 tháng 8, 2023.

[20] Von Le Coq, Albert. (1913). Chotscho: Facsimile-Wiedergaben der Wichtigeren Funde der Ersten Königlich Preussischen Expedition nach Turfan in Ost-Turkistan. Berlin: Dietrich Reimer (Ernst Vohsen), im Auftrage der Gernalverwaltung der Königlichen Museen aus Mitteln des Baessler-Institutes, Tafel 19. (Accessed 3 September 2016).

[21] Gasparini, Mariachiara. "A Mathematic Expression of Art: Sino-Iranian and Uighur Textile Interactions and the Turfan Textile Collection in Berlin", in Rudolf G. Wagner and Monica Juneja (eds), Transcultural Studies, Ruprecht-Karls Universität Heidelberg, No 1 (2014), pp 134-163. ISSN 2191-6411. (Accessed 3 September 2016.)

[22] The Pratimokṣa : प्रातिमोक्ष : prātimokṣa is a list of rules, is the Sila, is a Buddhist ethics are traditionally based on what Buddhists view. Wich the contained within the vinaya, governing the behaviour of Buddhist monastics for monks or “bhikṣus” and nuns or “bhikṣuṇīs”. Prati means “towards” and mokṣa means “liberation” from cyclic existence (saṃsāra). How ever, in Theravada Buddhism, the Pāṭimokkha is the basic code of monastic discipline, consisting of 227 rules for fully ordained monks (bhikkhus) and 311 for nuns (bhikkhuṇīs). It is contained in the Suttavibhaṅga, a division of the Vinaya Piṭaka.

[23] Tổ sư Minh Đăng Quang, Tứ Phần LuậtLuật Nghi Khất Sĩ (Giới Bổn Tăng, Giới Bổn Ni), Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM, 2017.

[24] Sđd, Tổ sư Minh Đăng Quang, Chơn Lý số 58.

[25] Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)

Tam học (三學; Phạn: triśikṣā) là chỉ ba môn học của người theo đạo Phật:

Giới học (adhiśīlaśikṣā);

Định học (adhicitta-śikṣā)

Huệ học (adhiprajñā-śikṣā)

[26] Nội sinh: yếu tố lịch sử này khá tương đồng với Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm do Tổ sư Giác Hoàng Trần Nhân Tông sáng lập và Thiền phái Liễu Quán do Thiền sư Liễu Quán sáng lập. Hai Thiền phái – Hệ phái Phật giáo cũng mang đậm tố chất nội sinh.

[27] Thích Giác Chinh (biên dịch và phụ chú), Giáo đoàn Khất sĩ, một thể thức du phương truyền bá và trao giảng Đạo Phật của các vị Khất sĩ Nam và Khất sĩ Nữ ra các vùng miền của Việt Nam giai đoạn 1954-1964. Giáo đoàn - congregations: Congregational, hoặc được nhận thức là: Congregationalist, hoặc là Congregationalism. Congregations a group of people assembled for religious worship.

[28] Văn kiện lưu trữ lưu hành nội bộ, Hệ phái Khất sĩ.

[29] Thượng tọa Giác Nhiên, tức Trưởng lão Hòa thượng Pháp sư Giác Nhiên, Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Tăng già Khất sĩ Thế giới. Giáo hội có Trụ sở tại Mỹ.

[30] Thích Giác Chinh, Sự kiện Phật Đản năm 1963: Bài học lịch sử in trong Nhìn Lại Phong Trào Phật Giáo Miền Nam 1963, NXB. Phương Đông 2013.

[31] HIẾN CHƯƠNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT, Bản tu chỉnh bởi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, năm 1973.

[32] Nghị định cho phép Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam thành lậphoạt động - 147-NV, Thư viện Phát Luật, bản gốc ngày 28 tháng 04 năm 1958.

[33] Toàn văn Hiến chương mới nhất Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hiến chương mới nhất Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sửa đổi lần thứ VI được thông qua tại Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ VIII, 2017 - 2022.

[34] Hiến pháp 2013Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một trong các cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân trong chính quyền Việt Nam.

[35] Toàn văn Hiến chương mới nhất Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hiến chương mới nhất Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sửa đổi lần thứ VI được thông qua tại Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ VIII, 2017 - 2022.

[36] Toàn văn Hiến chương mới nhất Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hiến chương mới nhất Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sửa đổi lần thứ VI được thông qua tại Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ VIII, 2017 - 2022.

Bao gồm các Tổ chức thành viên: Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam

Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất

Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam

Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam

Ban liên lạc Phật giáo Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh

Giáo hội Thiên thai giáo Quán Tông

Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam

Hội đoàn kết Sư sãi Yêu nước Tây Nam Bộ

Hội Phật học Nam Việt.

[37] Toàn văn Hiến chương mới nhất Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hiến chương mới nhất Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sửa đổi lần thứ VI được thông qua tại Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ VIII, 2017 - 2022.

[38] Thích Giác Chinh: Ministers of Religion are spiritual leaders tasked with performing the duties ascribed to them by particular religions or faith traditions. Buddhist Minister is a person authorised by a temple (Tịnh xá, Thiền viện, Pháp viện, Chùa, Phạm vũ) or other religious organization to perform functions such as teaching of Buddhist teaching; leading services such as meditation, weddings, Buddhisms or funerals; or otherwise providing spiritual guidance to the community. Many ministers are styled as "The Reverend", is a title for ministers.

[39] https://www.jbspress.com/founderofjbs: Journal of Buddhist studies was founded by The Reverend Thich Giac Chinh. Journal of Buddhist Studies (ISSN 2692-7357, electronic ISSN 2692- 739X) is one of the academic studies of Buddhism and a part of the Journal of the U.S. Sangha for Buddhist Studies. Scholars of Buddhist studies focus on the history, culture, archaeology, arts, philology, anthropology, sociology, theology, philosophy, practices, inter-religious comparative studies and other subjects related to Buddhism. Ngày 2 tháng 8 năm 2023 (August 2, 2023).

[40] House Document 110-50: THE CONSTITUTION OF THE UNITED STATES OF AMERICA As Amended, https://www.govinfo.gov/app/details/CDOC-110hdoc50/CDOC-110hdoc50/context, July 25, 2023.

[41] Tu chính án thứ nhất - Hiến pháp Hoa Kỳ: “Quốc hội sẽ không ban hành một đạo luật nào nhằm thiết lập tôn giáo hoặc ngăn cấm tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, báo chí và quyền của dân chúng được hội họp và kiến nghị Chính phủ sửa chữa những điều gây bất bình.” Điều này đảm bảo việc tự do thực hành tôn giáo nhưng đồng thời ngăn chặn việc chính phủ thiết lập tôn giáo quốc gia. Tối cao Pháp viện đã giải thích đây là việc ngăn không cho chính phủ có bất cứ thẩm quyền nào trong tôn giáo. Ấn phẩm của Chương trình thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 7 năm 2004. Bản dịch của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Tôn giáo tại Hoa Kỳ là một tập hợp các tôn giáo đặc trưng bởi sự đa dạng các đức tinthực hành tôn giáo trên lãnh thổ đất nước Hoa Kỳ.

[42] Tổ sư Minh Đăng Quang, Chơn Lý số 58: Đạo Phật Khất Sĩ, NXB. Dharma Mountain Publishing, San Diego, USA. 2020.

[43] Tổ sư Minh Đăng Quang, Chơn Lý “Y Bát Chơn Truyền”

[44] Đại tạng Kinh Việt Nam, Kinh Trung Bộ 2012: 109.

[45] Cách phân loại Thập nhị bộ kinh được xem là bắt nguồn từ thời kỳ Phật giáo Bộ phái, phương pháp phân loại này phát triển từ cách phân loại của Cửu phần giáo. Thập nhị bộ kinh - 十二部經, tức là Thập nhị phần giáo (十二分教), trong giáo điển gọi là Thập nhị phần thánh giáo - 十二分聖教; trong tiếng Phạn là: dvādaśāṅga-dharma-pravacana), có khi được biên dịch là: Thập nhị Phật ngữ - 十二佛語; trong tiếng Phạn là: dvādaśānga-buddhavacana, đây là một thuật ngữ được sử dụng để phân loại Kinh điển Phật giáo trung kỳ.

[46] Williams, Paul. The Origins and Nature of Mahāyāna Buddhism, 2004. p. 184 (Thích Giác Chinh dịch: Williams, Paul. Nguồn gốc và bản chất của Phật giáo Đại thừa, 2004. tr. 184)

[47] Hoặc còn được gọi Phật giáo Bắc tông, hay Truyền thống Phật giáo Phát triển.

[48] Tổ sư Minh Đăng Quang nhấn mạnh điểm này trong Chơn Lý là để hiển bày sự ứng dụng tư tưởng Đại thừa bình đẳng tánh – tức Phật tánh của tất cả.

[49] Sđd, Tổ sư Minh Đăng Quang, Chơn Lý.



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.