Hà Nam: Hội thảo Khoa học Quốc tế “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”

11/05/201910:02 SA(Xem: 4662)
Hà Nam: Hội thảo Khoa học Quốc tế “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”
blank
HÀ NAM: HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ

“CÁCH TIẾP CẬN CỦA PHẬT GIÁO VỀ SỰ LÃNH ĐẠO TOÀN CẦU VÀ
TRÁCH NHIỆM CÙNG CHIA SẺ VÌ XÃ HỘI BỀN VỮNG”
Minh Phương tường trình từ Chùa Tam Chúc Hà Nam

hoi thao vesak 03Ngày 11/5/2019, tại Trung tâm hội nghị Quốc tế Tam Chúc, xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, Ủy ban tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak LHQ 2019 tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc tế phiên tiếng Việt với chủ đề: “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”.

Ngày 11/5/2019, tại Trung tâm hội nghị Quốc tế Tam Chúc, xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, Ủy ban tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak LHQ 2019 tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc tế phiên tiếng Việt với chủ đề: “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”.

Hội thảo có sự tham gia của gần 1000 đại biểu chia đều cho 5 hội trường bao gồm các nhà khoa học trong nước và quốc tế, lãnh đạo Bộ, Ban, Ngành, các nhà nghiên cứu, học giả, Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, các cơ quan thông tấn báo chí trung ương và địa phương, các nhà hoạt động xã hội, doanh nhân cùng tăng ni phật tử quan tâm đến chủ đề của Hội thảo.

Hội thảo Khoa học Quốc tế với chủ đề: “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững” được tổ chức với mục đích nêu bật tinh thần đóng góp của Phật giáo vào kho tàng tri thức nhân loại. Đồng thời, đóng góp tích cực vào giải pháp về các vấn đề đời sống xã hội toàn cầu. Ngày nay, thế giới có quá nhiều biến đổi lớn nên cụm từ “Phát triển Bền vữngLãnh đạo Toàn cầu” không còn mang ý nghĩa riêng biệt, diễn đạt các tình huống hỗn loạn nhất thời nữa. Phật pháp nhấn mạnh đến việc thấu hiểu kinh Phật khi xử lý các vấn đề chúng ta phải đối mặt, tìm hiểu đặc điểm và bối cảnh thay đổi trong thời hiện tại cần phải nhận thức triết lý Phật giáo cũng như tập trung vào việc cung cấp sự thấu hiểu xuyên suốt và tích cực thay đổi làm sáng tỏ bản chất trong cách tiếp cận của nhà Phật.

Đại lễ Vesak LHQ 2019 là sự kiện quan trọng được cộng đồng Phật giáo thế giới xem là cơ hội quý báu để truyền bá thông điệp từ bi, trí tuệ, hòa bình, bất bạo động, bảo vệ môi trường, sống hạnh phúc của đức Phật trên khắp thế giớiĐại lễ còn là sự kiện đối ngoại quan trọng góp phần nâng cao vai trò, vị trí của Phật giáo Việt Nam trong thời hội nhập quốc tế, đồng thời khẳng định vị thế, trách nhiệm của Việt Nam đối với Liên Hợp Quốc.

Mở đầu chương trình Hội thảo với các phần phát biểu của: HT. TS. Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Thông tin truyền thông GHPGVN, Viện trưởng Phân Viện NCPHVN tại Hà Nội, HT. TS. Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Hoằng pháp TW GHPGVN, TT. Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Giáo dục Phật giáo TW GHPGVN, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, TT. TS. Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký HĐTS, Trưởng ban Phật giáo Quốc tế TW GHPGVN, HT. Thích Huệ Thông, Phó Tổng Thư ký - Chánh Văn phòng 2 TW GHPGVN. Chư vị Hòa thượng, Thượng tọa đã trình bày các tham luận liên quan đến những chủ đề của Hội thảo.

TT. TS. Thích Nhật Từ, Uỷ viên Hội đồng Trị sự, Phó Ban Phật giáo quốc tế TW GHPGVN điều phối chính tại các diễn đàn Hội thảo.

Hội thảo Khoa học Quốc tế với chủ đề: “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững” đã nhận được gần 110 bài viết của các học giả trong nước. Gần 100 tham luận được trình bày trực tiếp tại Hội thảo được chia làm 5 diễn đàn tập trung vào 5 nội dung chính như sau:

(i) Sự lãnh đạo bằng chánh niệm vì hòa bình bền vững;

(ii) Cách tiếp cận của Phật giáo về gia đình hòa hợp, chăm sóc sức khỏexã hội bền vững;

(iii) Cách tiếp cận của Phật giáo về giáo dục đạo đức toàn cầu;

(iv) Phật giáoCách mạng công nghiệp lần thứ tư;

(v) Cách tiếp cận của Phật giáo về tiêu thụtrách nhiệm và phát triển bền vững.

Tất cả các nghiên cứutham luận của các học giả nhằm định hình hướng đi rõ nét hơn cho con người trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Đặc biệt là định hướng thay đổi và tăng tốc để phù hợp với bước chuyển mình của các quốc gia trong làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0, sự phát triển chánh niệm vì hòa bình bền vững, giáo dục đạo đức toàn cầu, gia đình hòa hợp, chăm sóc sức khỏe nhằm góp phần giúp xã hội phát triển, thế giới an hòa.

Sau mỗi phiên Hội thảo, các học giả trong mỗi diễn đàn nhiệt tình tham gia phần vấn đáp rất sôi nổi, đưa ra những ý tưởng mới cho “cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”

Xin giới thiệu hình ảnh Hội thảo Quốc tế phiên tiếng Việt tại Đại lễ Vesak LHQ 2019:

chua tam chuc vesakhoi thao vesak 08hoi thao vesak 07hoi thao vesak 06hoi thao vesak 05hoi thao vesak 04hoi thao vesak 03hoi thao vesak 02hoi thao vesak 01hoi thao ha nam
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.