Hội Thảo Phật Giáo Trong Thời Đại Mới

11/02/201212:00 SA(Xem: 11571)
Hội Thảo Phật Giáo Trong Thời Đại Mới

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO 

PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI MỚI
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức

PHÁT BIỂU KHAI MẠC HỘI THẢO KHOA HỌC: 

PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI MỚI – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC 
Hòa thượng THÍCH MINH CHÂU, Viện trưởng VNCPHVN-HVPGVN tại TPHCM

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Kính bạch chư Tôn đức,
Kính thưa quý Đại biểu,
Thưa toàn thể Hội nghị,

Cho phép chúng tôi, thay mặt Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, kính gởi đến chư Tôn đức, quý Đại biểutoàn thể Hội nghị lời chào mừng trân trọng và lời cầu chúc tốt đẹp nhất.

Kính thưa Quý vị,

Cuộc sống luôn đặt ra những vấn đề buộc chúng ta phải quan tâm giải quyết. Mỗi lúc, mỗi thời, các vấn đề không ngừng phát sinh, ngày càng nhiều, càng phức tạp, cứ chồng chéo lên nhau, khiến chúng tacảm giác rằng không bao giờ chúng ta có thể giải quyết hết. Cái này hiện diện kéo theo cái kia, cái kia sinh bao hàm cái nọ, nhân quả nối kết trùng trùng, khiến một vấn đề phát sinh dường như bao hàm mọi vấn đề. Thật là phức tạp.

Đức Phật Sakya Muni từng dạy: “Này Ànanda, chính vì không giác ngộ, không thâm hiểu pháp Duyên sinh này mà chúng sanh hiện tại bị rối loạn như một ổ kén, rối ren như một ống chỉ, giống như cỏ munja và lau sậy babaja, không thể nào ra khỏi khổ xứ, sanh tử.”

Lời tuyên bố trên của Đức Phật cho thấy Phật giáo ý thức rất rõ tính phức tạp của các vấn đề nảy sinh trong một thế giới được xem là trùng trùng duyên khởi như thế giới của chúng ta, đồng thời cũng gợi mở một hướng tiếp cận và giải quyết xác đáng bằng việc kêu gọi con người sự nắm bắt quy luật Duyên sinh của mọi hiện hữu.

Đức Phật dạy chúng ta nắm bắt quy luật Duyên khởi để hành động hay quyết định mọi vấn đề liên quan đến đời sống của chúng ta. Chúng ta có thể nói rằng Duyên khởi là nguyên lý nhân quả phổ quát theo đó mọi sự việc hay hiện tượng phát sinh và kết thúc đều do nhân duyên. Nguyên lý này bảo cho chúng ta rằng tất cả mọi sự việc hay hiện tượng đều do nhân duyên mà sinh, chuyển biến vô thường, không có tự tánh độc lập hay ngã. Con người và cả thế giới này cũng do duyên sinh, chuyển biến vô thường, không có tự tánh độc lập hay ngã. Đây là nguyên lý mà chính Đức Phật Sakya Muni đã tự thân chứng ngộ và tuyên thuyết, và dựa vào đó mọi tư duy và hành xử Phật giáo đã được đặt để và vận dụng xuyên suốt mấy ngàn năm qua. 

Do chứng ngộ sự thật Duyên khởi, Đức Phật không lẫn tránh hiện thực của mọi vấn đề phát sinh mà trong mọi hoàn cảnh Ngài luôn luôn an nhiên tích cực làm tất cả mọi việc tốt lành cho cuộc đời. Ngài cho rằng đã là con người thì phải chịu quy luật sinh diệt già, bệnh, chết, nhưng con người có thể sống hạnh phúc an lạcxây dựng cuộc sống an lạc trên cõi đời này nếu biết cách. Vấn đề là định hướng hành động thế nào trước một quy luật như vậy. “Không làm mọi điều ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch” – đấy là lời khuyên hành động của Đức Phật. Nhận thức quy luật Duyên sinh vô thường về tự thân và về cuộc đời cho phép chúng ta đi đến một quyết định hành động như vậy.

Trong kinh tạng Pàli, có một câu chuyện đối thoại rất hay giữa Đức Phật và vị vua Pasenadi nước Kosala xoay quanh quy luật vô thường, sinh diệt của cuộc đờithái độ của người hiểu biết trước thực trạng ấy. Đức Phật hỏi vua Pasenadi:

- Thưa Đại vương, Đại vương nghĩ thế nào? Nếu có người đến với Đại vương từ phương Đông, rồi một người khác đến từ phương Tây... từ phương Bắc... từ phương Nam, thân tín đáng tin cậy. Người ấy đến Đại vương và thưa: “Tâu Đại vương, mong Đại vương biết cho, con từ phương Nam lại và thấy tại đấy một ngọn núi cao như hư không, đang di chuyểnchà đạp, đè bẹp lên tất cả loại hữu tình. Tâu Đại vương, Đại vương hãy làm những gì cần phải làm”. Như vậy, thưa Đại vương, một khủng bố lớn khởi lên cho Đại vương, sự diệt tận nhân loại thật khủng khiếp, được tái sanh làm người thật khó khăn, thời Đại vương có thể làm được gì?

- Như vậy, bạch Thế Tôn, một khủng bố lớn khởi lên, sự diệt tận nhân loại thật khủng khiếp, được tái sanh làm người thật khó khăn, thời con có thể làm được những gì, ngoại trừ sống đúng pháp, sống chơn chánh, làm các hạnh lành, làm các công đức!

Kính thưa Quý vị,

Chúng tôi dẫn câu chuyện trên đây để nói lên rằng việc nắm bắt sự thật duyên sinh, vô thường là một cơ hội và thách thức lớn để con người hoàn thành các mục tiêu tốt đẹp nhất của cuộc đời mà nói theo thuật ngữ Phật học là “để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.” Chúng ta không thể thay đổi sự thật sinh diệt vô thường của cuộc đời, nhưng chúng ta quyết không tạo điều ác, không làm rối loạn thêm cho cuộc đời bởi những hành vi thiếu cân nhắc hay vị kỷ. Mặt khác, nhận thức duyên sinh, vô thường là cơ hội để chúng ta nỗ lực làm điều tốt, làm điều lành, kiến tạo hạnh phúc an lạc cho tự thân và cho cuộc đời. Đức Phật nhấn mạnh sự thật duyên sinh, vô thường để khuyến khích các học trò đệ tử mình sống tốt, sống thiện, tránh tranh chấp tranh cãi, sống nhiệt tâm, tinh cần, tinh tấn để chiến thắng tham sân si, thực nghiệm an lạc Niết bàn cho tự thân và làm lợi ích cho cuộc đời.

Kính thưa Quý vị,

Chúng tôi nêu rõ hai nguyên lý nhận thức và hành động của đạo Phật với hy vọng gợi ý tưởng về tiêu chí cuộc Hội thảo khoa học của chúng ta. Chúng ta sẽ tập trung bàn thảo các vấn đề dựa trên tinh thần những lời dạy của Đức Phật. Dĩ nhiên, tất cả chúng ta đều hiểu rằng Phật giáo khó có thể cung cấp giải pháp toàn triệt cho tất cả vấn đề phức tạp hiện nay của con ngườithế giới. Rõ ràng, người ta không thể kỳ vọng tìm thấyPhật giáo những biện pháp cụ thể cho việc giải quyết các vấn đề nảy sinh hàng ngày của một thế giới phức tạp. Tuy nhiên, giá trị to lớn của giáo lý Đức Phật nằm ở sự kiện rằng giáo lý ấy nhấn mạnh việc nắm bắt sự thật Duyên khởi hay quy luật hiện hữu cộng sinh và đề cao cơ sở đạo đức của tất cả mọi hành vi con người, hai nền tảng căn bản trên đó mọi dự án văn hóa, giáo dục, kinh tế, chính trị và xã hội có thể được thiết lập. Với nhận thức như vậy, chúng tôi nêu ra hai nguyên lý cơ bản nói rõ quan điểmtinh thần hành động rất đặc trưng mang tính phổ quát của Phật giáo. Còn bàn giải pháp chi tiết cho từng vấn đề thế nào thì đấy sẽ là công việc của cuộc Hội thảo.

Kính thưa Quý vị,

Phật giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng đã có bề dày lịch sử hơn 2000 năm rất đáng tự hào bởi những cống hiến vô cùng lớn lao cho hạnh phúc của con người và hòa bình thế giới. Lịch sử ấy mãi mãi là bài học lớn để mọi người con Phật chúng ta ở khắp mọi nơi tìm thấy chính mình và tìm thấy nguồn cổ vũ động viên lớn trong mọi hoạt động phụng Đạo giúp đời. Muôn vàn ý tưởnggương sáng tốt lành chúng ta có thể tìm thấyđạo Phật và mong muốn biến chúng thành hiện thực để giúp ích cho cuộc đời nhiều hơn. Chúng tôi tin rằng những bài học lịch sửkinh nghiệm quý giá của đạo Phật sẽ giúp ích cho chúng ta rất lớn trong việc tìm ra hướng đi đích thực của Phật giáo trong thời đại mới. Chúng tôi cũng hết sức vui mừng nhận thấy tấm lòng mong mỏitin tưởng như vậy ở chư Tôn đức và quý Đại biểu thể hiện qua sự hiện diện quý báu của Quý vị tại buổi Hội thảo ngày hôm nay cũng như qua những bản tham luận tâm huyết mà Quý vị đã hoan hỷ gởi đến cho chúng tôi. Chúng tôi thật sự tin tưởng và cho rằng các tham luậný kiến phát biểu của Quý vị tại cuộc Hội thảo lần này sẽ góp phần to lớn vào việc gợi mở hướng đi thiết thực và thật sự hữu ích của Phật giáo trong thời đại mới mà nhiều người chúng ta hằng quan tâm.

lý do sức khỏe, chúng tôi thật sự xin lỗi không thể tham gia đầy đủ cuộc Hội thảo quan trọng này. Thay vào đó, chúng tôi đã mời Giáo sư Tiến sĩ Lê Mạnh Thát, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, thay mặt chúng tôi và bổn Viện chủ trì cuộc Hội thảo.

Xin chân thành cảm ơn toàn thể Quý vị và kính chúc Hội thảo thành công viên mãn.

NAM MÔ CÔNG ĐỨC LÂM BỒ TÁT MA HA TÁT


PHẬT GIÁO: GIẢI PHÁP TRONG GIAI ĐOẠN TOÀN CẦU HOÁ 
-Hoà thượng Thích Hiển Pháp, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký HĐTSTƯ GHPGVN

htpg-khaimac-02
Trước nhất, tôi tán thán Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam đã có sáng kiến tổ chức Hội thảo “Phật giáo trong thời đại mới: Cơ hội và thách thức” trong bối cảnh toàn cầu hoá, rất có ý nghĩa xã hội đối với Việt Nam trước ngưỡng cửa WTO và đang trên đường hội nhập với quốc tế. Như tên gọi của nó, hội thảo quốc tế lần này đã cho thấy Phật giáo cần nhận thức hai đại lộ quan yếu, một là nắm lấy cơ duyên tốt để phục vụ nhân sinh và đất nước, và hai là, để làm được việc đó một cách mỹ mãn, Phật giáo phải sẵn sàng và tinh tấn vượt qua các thách đố lớn trong thời đại đa nguyên, đối thoại và tương tác của xu hướng toàn cầu hoá.

Tôi nghĩ rằng không phải vô cớchủ đề của Hội thảo lần này đã tập trung vào bốn lãnh vực lớn: a) Phật giáo và những vấn đề toàn cầu, b) Tìm kiếm những giải pháp, c) Phật giáo và dân tộc, d) Phật giáo và kinh tế - chính trị.

Các chủ đề chính của Hội thảo quốc tế này, một cách nào đó, sẽ chỉ ra được các cơ hội lớn của Phật giáo trong toàn cầu hoá và hội nhập của Việt Namthế giới. Bản thân giáo pháp của Phật tạo ra cơ hội được người trí thức chấp nhận các giá trị đóng góp của nó cho cuộc đời. Các lời dạy liên hệ đến khoa học, đạo đứcphục vụ nhân sinh của Phật giáo đã tạo cho Phật giáo một cơ hội đặc thù biệt lệ. Đó là sự du nhập của Phật giáo vào các châu lục, đặc biệt là phương Tây với nhiều nền văn hoá bản địa khác nhau mà không hề gắn liền với chủ nghĩa thực dân thôn tính kinh tế và chủ nghĩa Phát-xít diệt chủng văn hoá như các tôn giáo phương Tây du nhập vào châu Á và châu Phi trong quá khứ

Đối với đất nước Việt Nam, cơ hội lớn nhất của Phật giáo Việt Namtrong lịch sử dựng nước, bảo vệ và phát triển đất nước, Phật giáo không chỉ đồng hành mà còn là “ông thần hộ quốc an dân” của dân tộc Việt Nam. Lịch sử đồng hành đó sẽ tạo ra giá trị tham khảo cho các nhà lãnh đạo hiện tại, trong cách đối tác năng động và đa chiều với Phật giáo trong các lãnh vực chính trị, văn hoá, xã hộigiáo dục … để đưa Việt Nam trở thành một quốc gia dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủtự do. Đặc biệt, trong giai đoạn Việt Nam thời hậu WTO, lời dạy của đức Phật về các vấn đề kinh tế và tiêu thụ sẽ giúp cho Việt Nam loại trừ văn hoá vật dục phương Tây trong chủ nghĩa toàn cầu hoá châu Á như hiện nay. Phát triển các giá trị vật chất mà làm mất đi các giá trị văn hoá và tinh thần là một sự lỗ lã, mà các nhà lãnh đạo quốc gia không thể không quan tâm... 

Để Phật giáo mãi mãi là sự lựa chọn của đại đa số nhân loại trong thiên niên kỷ thứ ba, tôi tha thiết kêu gọi các giới lãnh đạo Phật giáo, bất kỳ tông phái, giáo hội nào, trong và ngoài nước, cần nghĩ đến đại cuộc của Phật giáo với những cơ hội và thách thức, sớm có những giải pháp cho đường hướng chấn hưng và canh tân phương pháp tu đạo, hành đạo cũng như cơ cấu tổ chức giáo hội, nhằm góp phần giải quyết các vấn nạn toàn cầu hoá. Tôi xin đề nghị một số vấn đềhy vọng với chất xám tập thể của các nhà nghiên cứu Phật học người ngoại quốc và Việt Nam, trong và ngoại nước, sẽ tìm ra giải pháp sau hai ngày làm việc trong hoà hợptinh tấn:

a. Cần thiết lập một Liên Hiệp Quốc Phật Giáo để nối vòng tay lớn giữa các giáo hộitông môn, pháp phái Phật giáo trên toàn thế giới, trong sứ mệnh phục vụ nhân sinh, thiết lập hoà bình.

b. Hiến kế hoằng pháphành đạo ở phương Tây, nhằm tăng dân số Phật tử, song song với việc phát triển Phật giáo ở châu Á trước hiện tượng toàn cầu hoá về kinh tế và văn hoá.

c. Phác thảo kế hoạch toàn diện nhằm chấn hưng Phật giáo, trên nền tảng văn hoá dân tộc.

d. Vạch ra đường hướng Phật giáo đồng hành với dân tộc, một cách thiết thực và khả thi.

e. Tu chỉnh Hiến chương Phật giáo phù hợp với hiện tình Phật giáo trước bối cảnh chính cần, luật pháp, kinh tế và văn hoá, để làm cho đạo Phật phát triển đồng hành với dân tộc hiệu quả hơn, nhưng lại độc lập với chính trị của các chính thể.

f. Nên thống nhất nghi thức tụng niệm Phật giáo trên thế giới. Nghi thức này phải phản ánh được các lời dạy căn bản của đức Phật trong hai truyền thống Nam tôngBắc tông. Ngôn ngữ của nghi thức phải là quốc ngữ của quốc giangôn ngữ địa phương đối với các dân tộc thiểu số.

Tôi kỳ vọng vào trí tuệgiá trị đóng góp của chư vị Tôn đức và nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, đã bỏ qua tất cả dị biệt ý thức hệ và truyền thống, đã về Việt Nam tham dự hội thảo quốc tế này, trong tinh thần hoà hợp, đoàn kết, sẽ có thể tìm kiếm được các giải pháp cho các vấn nạn toàn cầu và vấn nạn Việt Nam. Tôi tin tưởng rằng kết quả của Hội thảo này sẽ là điểm xuất phát, tạo tiền đề cho những nỗ lực mở ra phương trời cao rộng hơn trong tương lai cho các chính sách chấn hưng và cách tân Phật giáo, nhằm góp phần khẳng định vai trò tâm linh, đạo đức, văn hoá và giáo dục của Phật giáo trong tiến trình dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước.

Kính chúc Hội thảo thành công tốt đẹp.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :