Ăn Thịt Chó Là "Bất Trung Bất Nghĩa"

30/03/201412:00 SA(Xem: 18896)
Ăn Thịt Chó Là "Bất Trung Bất Nghĩa"

ĂN THỊT CHÓ LÀ "BẤT TRUNG BẤT NGHĨA"


090224120748_thu_rung306Khi đi tham quan danh lam Chùa Hương chúng ta chợt rùng mình khi thấy tại nơi thanh tao như vậy mà trước những nhà hàng là vô khối các tảng thịt sống treo lủng lẳng. Những điều này khiến ai đã từng xem bộ phim rùng rợn “Cánh đồng chết” không khỏi cảm giác ớn lạnh. (Ảnh bên trái: BBC Vietnamese News)

Đúng vậy, làm sao ta có thể trông mong gì vào những kẻ thích chém giết đây, trước hết là những kẻ đối xử tồi tệ với cỏ cây, hoa lá, chó mèo, chim chóc. Con chim sẻ nhỏ xíu như vậy, chẳng đủ được một miếng ăn, nó ríu rít, bắt sâu suốt ngày mà có kẻ đang tâm bắn, bẫy nó. Hy vọng gì ở những người này đây? Còn con chó là con vật trung thành.

Ở Argentina có con chó canh mộ chủ suốt 6 năm kể từ khi chủ nó mất. Ở chúng ta thì có câu “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”. Bây giờ văn hóa suy đồi nên có nhiều kẻ bất hiếu với cha mẹ mình nhưng con chó thì dù chủ của nó có như thế nào nó vẫn không bao giờ phản chủ. Thế thì ta giết chó, ăn thịt chó chính là ta đã giết đi sự trung thành. Hôm nay ta ăn thịt chó – nghĩa là chúng ta vô tình đã trở thành kẻ bất trung bất nghĩa thì ngày mai ta có thể sẽ nhận được sự bất trung, bất nghĩa. Hôm nay ta bắn, giết những con chim bé bỏng thì ngày mai có thể ta sẽ bắn, giết đồng loại mình; có thể sẽ làm đắm những con tàu như Vinashin, Vinalines gây tổn hại vô cùng tận cho đất nước nhưng không một chút hổ thẹn…

Có ông người Pháp nói sẽ tẩy chay du lịch Việt Nam khi nào chúng ta còn ăn thịt chó. Còn một ông ngoại quốc khác thì cương quyết xuống xe không đi cùng và không hợp tác với một người trên xe vì người này đã khen một quán thịt chó ven đường ngon. Hai ông này đều cho rằng con chó là con vật đáng yêu, là biểu hiện của lòng trung thành . Giết chó, ăn thịt chó là hành vi tàn ác. “Những sự thật này không đại diện cho trí thông minh của một nền văn minh thật sự. Nó là hành vi biểu hiện cho sự chậm phát triển, và sự tàn ác đáng xấu hổ này sẽ phá hủy các giá trị văn hóa, tinh thần của chúng ta. Vì lý do này, chúng tôi sẽ không đến Việt Nam du lịch nữa nếu các bạn còn tiếp tục ăn thịt chó, không có luật bảo vệtôn trọng vật nuôi và các loài động vật khác”, ông Peysson – du khách người Pháp tuyên bố (Khách tây rùng mình với thịt chó Việt – 24h). Bản thân chúng ta cũng thấy điều đó là đúng.

Văn hóa cũng hòa chung dòng chảy với tiến trình phát triển của sự sống, cũng tự đào thải những khối u – những bất cập của mình để ngày một phát triển hơn phù hợp với thời đại. Vấn đề lớn nhất của Việt Nam hiện nay là văn hóa rồi mới đến kinh tế, chính trị bởi nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: một đất nước phát triển không phải là do giàu tài nguyên thiên nhiên mà là do nền văn hóa nước đó phát triển hay không phát triển: “Những nghiên cứu công phunghiêm chỉnh của các cơ quan quốc tế gần đây như Cơ quan Phát Triển Liên Hiệp Quốc (United Nations Development Program – UNDP) đã chứng minh một cách thuyết phục rằng sự chênh lệnh giàu nghèo giữa các quốc gia chủ yếu không phải do yếu tố địa lý, tài nguyên thiên nhiên, tôn giáo, chủng tộc… mà chủ yếu là do yếu tố văn hóa. Văn hóa quyết định tất cả” (Phạm Hoài Nam – Tại sao có sự khác biệt quá lớn giữa người Việt Nam và người Nhật Bản?). Văn hóa chính là sức mạnh mềm của dân tộc như Giáo sư người Mỹ Joseph Samuel Nye, Jr chỉ ra.

Để văn hóa Việt Nam phát triển toàn diện hơn nữa thì còn là một hành trình gian khó, tuy nhiên từng bước một ta có thể nhận ra những khối u của văn hóa trong quá trình phát triển rồi mạnh dạn cắt bỏ góp phần làm văn hóa phát triển. Không thể vin vào truyền thống, vào văn hóa để neo giữ những khối u được. Thói quen ăn thịt chó cũng không là ngoại lệ. Cần nhận thức được rằng đó là khối u trong văn hóa, cần phải cương quyết cắt bỏ khối u đó nếu muốn văn hoá, cuộc sống của chúng ta phát triển.

(BDT) http://kenh13.info/an-thit-cho-la-bat-trung-bat-nghia.html


Ước tính, mỗi năm có 5 triệu con chó
bị giết để lấy thịt.

Đại diện chính phủ các nước Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam đã cam kết loại trừ bệnh dại từ chó thông qua việc kiểm soátchấm dứt nạn buôn bán chó lậu xuyên biên giới, đồng thời thực hiện các giải pháp bền vững, chấm dứt việc buôn bán chó bất hợp phápthực hiện các giải pháp bền vững” vừa được tổ chức cuối tuần qua tại Hà Nội.

Ước tính, mỗi năm có 5 triệu con chó bị giết để lấy thịt, đồng thời, nạn buôn chó còn liên quan đến việc bùng nổ các dịch bệnh như: giun xoắn, bệnh tả và bệnh dại. Tổ chức Y tế thế giới gần đây đã khuyến cáo, nạn buôn chó là tác nhân bùng phát dịch bệnh dại ở Indonesia và bệnh tả ở Việt Nam.

 van_chuyen_cho

Theo ông Phạm Thành Long, đại diện cục Thú y, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ năm 1991 – 2010 đã có 8.816.868 người nghi bị chó dại cắn, trong đó có 3.523 ca tử vong.

Trước việc hàng ngàn con chó bị nhốt chật cứng trong các lồng cũi xếp chồng lên nhau trên các xe tải vận chuyển từ Thái Lan sang Việt Nam, Chính phủ Thái Lan đã cố gắng ngăn chặn chó của nước mình bị xuất lậu ra khỏi biên giới.

Theo đại diện cục Thú y Thái Lan, ông Kasichon, số vụ bắt giữ chó buôn lậu từ năm 2010 – 2013 là 64 vụ, với tổng số 12.154 con chó, riêng sáu tháng đầu năm 2013, số lượng chó buôn lậu bị phát hiện lên tới 3.106 con.

Tiến sĩ Tuấn Bendixsen, trưởng đại diện tổ chức Động vật châu Á tại Việt Nam, cho biết: “Việc buôn bán thịt chó đã thúc đẩy việc vận chuyển một số lượng lớn chó bị vận chuyển trái phép không rõ tình trạng bệnh tật và không kiểm soát tiêm chủng, đồng thời làm giảm hiệu quả của các nỗ lực xoá sổ bệnh dại ở khu vực, tạo ra mối lo ngại sâu sắc đối với cam kết mà các bộ trưởng y tế của các nước trong khu vực Đông Nam Á đã đưa ra, đối với việc loại bỏ hoàn toàn bệnh dại vào năm 2020”.

(BSGTT)

 

BÀI XEM THÊM:

Ăn thịt chó là "bất trung bất nghĩa"
BÀI DIỄN VĂN HAY NHẤT THẾ KỶ
CÁ CÓ BIẾT ĐAU KHÔNG? Tâm Linh biên dịch
THAY ĐỔI CÁCH NHÌN VỀ LOÀI VẬT - Nguyên tác: Jeremy Rifkin – Tâm Linh Chuyển ngữ


 

 


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.