Bình tâm trong khủng hoảng

17/04/20203:05 CH(Xem: 15218)
Bình tâm trong khủng hoảng

BÌNH TÂM TRONG KHỦNG HOẢNG
Nguyên Cẩn

world-cases-620x406 (1)
Trong hình ghi dữ liệu tính đến 13-4-2020

Khi nhân loại đối mặt với thiên tai, đại dịch

Thế giới đang bước vào những ngày hoảng loạn. Không chỉ từ những vụ cháy rừng suốt mấy tháng cuối năm 2019 tại Australia hay nạn dịch châu chấu đang đe dọa châu Phi, hay chiến tranh đang tiếp diễn ở Syria hay Lybia mà nhân loại đang điêu đứng vì đại dịch nCoV hay gọi theo WHO là Covid-19, đến hôm nay đã lan ra gần 90 quốc gia và có đến hơn 100.000 người bị nhiễm, gây tử vong cho hơn 3.400 người (tính đến đầu tháng 3) và con số ấy chưa dừng lại, cá biệt như Hàn Quốc hay Ý lại tăng đột biến mỗi ngày trên 400 ca bệnh, chưa kể Iran có ngày đến hơn 1.000 ca, trong khi Trung Quốc nơi khởi phát dịch có dấu hiệu chậm lại đôi chút nhưng chưa hoàn toàn dứt.

Những ngày này, nhân loại đổ xô nháo nhào vơ vét từ giấy vệ sinh cho đến những chai nước hay khẩu trang, từ Melbourne cho đến California, Vũ Hán đâu đâu cũng nghe cũng nhìn thấy thiên hạ tích trữ mọi thứ cả những thứ không cần ! Ở Hà Nội khi xảy ra ca thứ 17, ở phố Trúc Bạch, người dân cũng cuống cuồng vào siêu thị vơ vét mọi thứ từ mì gói cho đến giấy vệ sinh…!! Chúng ta có lúc cũng đâm ra lúng túng. Cho đến nay hệ thống giáo dục chúng ta và các nước vẫn chưa dám cho con em đến trường, hoặc cho rất hạn chế.

Dù sao, Việt Nam có thể tạm tự hào là nước tương đối bình yên trong tâm bão vì chúng ta chúng ta chuẩn bị tốt (hay may mắn?) khi chỉ có 16 người và đã chữa khỏi hết… nay thì tiếp tục có những ca thứ 17, 18… Tuy nhiên chúng ta đã sẵn sàng cho những kịch bản xấu hơn.

Hệ quả của Covid-19 có thể nhận thấy qua những buổi họp chợ sáng chiều thưa thớt, quán xá vắng vẻ hơn, sản xuất nhiều khó khăn vì thiếu nguyên liệu, làm cầm chừng, nguy cơ đình đốn. Nông sản tồn đọng nên phải “giải cứu” liên miên.

Thế giới cũng trải qua những ngày ngạt thở. Từ những chấn động xảy ra cho “công xưởng thế giới” khiến chúng ta nhận ra sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Đó là “gót chân Asin” của chuỗi cung ứng kinh tế thế giới và Covid-19 là “phép thử” cho thị trường toàn cầu. khi đối mặt tình trạng đình trệ trong chuỗi ấy. Lấy ví dụ điện thoại Apple, chiếc điện thoại này được lắp ráp từ những linh kiện sản xuất ở các nước khác nhau, trong đó có Trung Quốc. Điều dễ hiểu là nếu một số bộ phận quan trọng nào đó được sản xuất tại một nhà máy đang ngừng hoạt động, Apple sẽ không thể lắp ráp xong chiếc điện thoại. Và thế là chuỗi sản xuất này có nguy cơ bị phá vỡ.

Đáng chú ý là khi tình hình dịch bệnh có xu hướng lan rộng sang các quốc gia khác như Hàn Quốc, Nhật Bản… thì khó khăn của doanh nghiệp thế giới càng lớn hơn . Đây cũng là khó khăn của Việt Nam. Thời điểm này ngành dịch vụ du lịch và hàng không đang chịu thiệt hại rất lớn. Dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến lượng khách du lịch giảm mạnh là điều khó tránh khỏi. Không chỉ vắng khách du lịch đến từ các quốc gia có dịch, người dân trong nước cũng e ngại đi du lịch nên nhiều công ty dịch vụ du lịch, cơ sở lưu trú rơi vào tình trạng tạm dừng hoạt động vì không có khách hàng.

Bài học nào từ khủng hoảng? Bài học về xử lý khủng hoảng

Khủng hoảng từ lâu được xem là một phần tất yếu của cuộc sồng. Cuộc đời con người cũng trải qua những ngày khủng hoảng: tuổi dậy thì, tuổi trung niên, tuổi về hưu. Còn về đất nước thì khủng hoảng kinh tế, chính trị và cả văn hóa cũng đôi khi diễn ra. Nhưng khi dịch bệnh khiến mọi thứ đảo lộn thì xuất hiện “cụm” khủng hoảng không chỉ y tế, còn kéo theo cả kinh tế, khủng hoảng nhân đạo, khủng hoảng xã hội toàn diện

Một trong những trợ lý của Tổng thống Obama có lần nói “Never let a crisis go to waste” vì cho rằng khủng hoảng có thể mở ra cơ hội khi nhìn dưới những lăng kính khác, đó là dịp kiểm tra năng lực thực sự của mình. Có người cho rằng có những điều tốt đẹp phát sinh từ trong cơn khủng hoảng. Ngay cả Kinh Thánh cũng dạy rằng chúng ta cần cảm tạ những bất trắc vì cơn khủng hoảng sẽ làm nên tính cách. Có người lý luận xa hơn khi nói rằng cơn khủng hoảng giúp ta nhận ra phẩm chất thực sự của con người. Winston Churchill có lần nói, “Bạn có thể nhận ra tính cách một người do những chọn lựa của anh ta khi bị áp lực”. Đối với người lãnh đạo, quan sát cách từng nhân viên phản ứng trong cơn khủng hoảng là rất quan trọng. Ai có thể giữ điềm tĩnh và ai không trong khi làm việc dưới áp lực? Ai là người vững vàng nhất đương đầu hiệu quả trong cơn dầu sôi lửa bỏng, giải quyết khủng hoảng? Phải chăng người ta khác nhau trong việc giải quyết khéo léo từng hoàn cảnh áp lực khác nhau? Bạn phải biết rõ ai là ai trong tổ chức của bạn cũng như ưu và nhược điểm của chính bạn trong giải quyết khó khăn…

Đối đầu trực diện với những bất trắc sẽ giúp bạn phát triển năng lực giải quyết nó theo thời gian. Bạn càng giải quyết nhiều, bạn càng trở nên hoàn thiện. Điều này hoàn toàn không có nghĩa là bạn cứ tùy tiện cho phép hay khuyến khích rắc rối nảy sinh. Mỗi khi phải đương đầu và giải quyết một vấn đề, bạn hãy xem đó như là một dịp tu dưỡng tính cách cho mình và cho tổ chức của mình. Một phần của việc giải quyết tốt các rắc rối là tốc độ giải quyết nó. Tổ chức nào mà học hỏi được từ những sai lầmkinh nghiệm giải quyết rắc rối sẽ có khả năng đẩy nhanh các hành động sửa sai của mình.

Tuy nhiên, chúng ta biết rằng một rắc rốikhông giải quyết kịp thời để lâu sẽ phát sinh thành khủng hoảng. Một vấn đề âm ỉ mà không được quan tâm đúng mức tựa như một ngôi nhà đang cháy. Nếu như nhà lãnh đạo và các thành viên khác vì bất kỳ lý do gì không lưu ý đến những vấn đề tiềm ẩn, sau cùng họ sẽ phải tốn sức dập tắt ngọn lửa. Người ta nhận ra rằng phải mất một thời gian khá dài để có thể nhìn thấy mặt tích cực của một vấn đề còn tồn đọng. Tuy vậy, một điều hay mà ta có thể học được về cuộc khủng hoảng là những rắc rối trước đây rồi sau cùng cũng sẽ được giải quyết.

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề, có khi những điều chỉnh nhỏ cũng đủ đem lại một giải pháp lâu dài. Nếu như cuộc khủng hoảng có tính chất khá trầm trọng, một bản danh sách các vấn đề phải được giải quyết. Cuộc khủng hoảng đòi hỏi phải có những cái mới chưa từng hiện hữu hay ít nhất thì cũng phải vận dụng chính sách hiện tại với một liều lượng rất khác. Theo Danny Cox trong “Leadership when the heat is on”, để xử lý khủng hoảng, chúng ta cần theo ba cách sau:

- Giải quyết vấn đề dù lớn hay nhỏ càng nhanh càng tốt.

- Duy trì cảnh giác trước khả năng có những rắc rối đang manh nha.

- Tìm kiếm những giải pháp đơn giản và trực tiếp. Sự giản dị là hình thức tối hậu của sự cầu kỳ. Vì nghĩ cho cùng, “Vượt qua xung đột là gặt hái thêm sức mạnh”. Điều quan trọng là bạn phải vạch ra mục tiêu trong lúc dầu sôi lửa bỏng. Triết gia Alfred E. Neuman nói, “Người ta phần đông chẳng biết họ muốn gì, nhưng họ biết chắc rằng mình chẳng có động cơ”. Lãnh đạo đội ngũ một cách mù mịt thiếu những mục tiêu rõ ràng làm cho tất cả phương tiện thiết bị hướng dẫn tinh xảo nhất trở nên vô dụng. Với đường lối được hoạch định minh bạch, bạn và tổ chức của mình sẽ biết phải đi theo phương hướng nào. Bạn đang dự tính hướng đến một cái gì đó, cho dù cái gì đó là chưa nhận diện được.

Những nhà điều hành doanh nghiệp hiện nay trong vòng xoáy khủng hoảng cho rằng thiệt hại của doanh nghiệp là điều đã thấy rõ; vì vậy các cấp, ngành cần có cơ chế hỗ trợ kịp thời và thiết thực. Đơn cử như với ngành du lịch, việc đề xuất mở các đường bay quốc tế mới, hướng tới các khu vực chưa có dịch sẽ không mang lại hiệu quả nếu không gắn liền với việc miễn thị thực cho khách du lịch. Nếu có đường bay mà khách phải chờ cấp thị thực tới 30 ngày thì không giải quyết được vấn đề cấp bách hiện nay của ngành du lịch, lưu trú. Do đó, cơ quan quản lý cần có sự linh độngphối hợp để tháo gỡ cho doanh nghiệp.

Tương tự với hỗ trợ lãi suất, các ngân hàng xem xét cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng của dịch bệnh khoanh nợ, giảm lãi suất với các khoản đang vay vì hiện nay doanh nghiệp không có đơn hàng, không có nguyên liệu thì cũng chưa có nhu cầu vay mới.

Trong “nguy“ có “cơ” không?

Nhiều nhà lãnh đạo lên tiếng kêu gọi, chỉ bảo, hướng dẫn, nào là sự cố này cũng chính là cơ hội để các doanh nghiệp nhìn lại hướng đi của mình, phải thay đổi tư duy “dễ thì làm, khó thì bỏ”. Trước đây Trung Quốc được cho là thị trường dễ tính nên rất nhiều doanh nghiệp không chú trọng phát triển các thị trường khác và nâng cao chất lượng sản phẩm. Hậu quả là từ năm 2019, Trung Quốc thay đổi tiêu chuẩn, chính sách nhập khẩu thì nhiều mặt hàng của Việt Nam đã giảm kim ngạch xuất khẩu và đến khi dịch Covid-19 bùng phát, giao thương bị gián đoạn, nhiều mặt hàng phải lâm vào thế khó.

Bên cạnh việc đề xuất các giải pháp hỗ trợ từ Chính phủ và bộ, ngành, doanh nghiệp cần bình tĩnh xác định lại chiến lược phát triển dài hạn bởi các hỗ trợ từ Nhà nước chỉ mang tính thời điểm và dịch bệnh chỉ là một trong trong những rủi ro mà doanh nghiệp đang phải đối mặt.

Theo đó, doanh nghiệp cần đánh giá đúng nhu cầu thị trường, năng lực sản xuất và các nguồn lực có thể khai thác được để tiếp cận các thị trường mới; đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và đầu tư nghiên cứu, phát triển sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn.

Bài học về nhân tình và nhân tính

Trong bầu không khí hỗn loạn của coronavirus, một thầy hiệu trưởng ở một trường trung học tại thành phố Milano nước Ý đã dành thời gian để viết thư cho học sinh của mình và kêu gọi họ bình tĩnh lại, và trong thời gian đóng cửa trường hãy đọc “những cuốn sách hay”, ví dụ như sách của hai nhà văn Manzoni hoặc Boccaccio.

Thầy hiệu trưởng đó là ông Domenico Squillace của trường cấp ba Alessandro Volta ở Milano. Ông đã viết: “Các con thân mến, Không có gì mới dưới ánh mặt trời, thầy muốn nói như thế, nhưng những ngày trường học đóng cửa thầy thấy mình cần phải nói. Nhưng điều thầy muốn nói với các con là hãy giữ bình tĩnh, không để bản thân bị lôi kéo bởi cơn mê sảng tập thể và hãy tiếp tục - với sự đề phòngthận trọng - để sống một cuộc sống bình thường. Hãy tận dụng những ngày này để đi dạo, để đọc một cuốn sách hay, nếu các con mạnh khỏe thì không có lý do gì để tự nhốt mình trong nhà. Không có lý do gì để vơ vét ở các siêu thị và nhà thuốc, hãy để khẩu trang lại cho những người bệnh, vì chỉ dành cho họ. Tốc độ mà một căn bệnh có thể di chuyển từ đầu này sang đầu khác là con đẻ của thời đại chúng ta, không có bức tường nào có thể ngăn chặn chúng, hàng thế kỷ trước chúng cũng di chuyển như thế, chỉ chậm hơn một chút”. Rồi ông hiệu trưởng viết tiếp: “Bản năng di truyền của chúng ta là khi cảm thấy bị đe dọa bởi một kẻ thù vô hình là nhìn thấy nó ở khắp mọi nơi, điều nguy hiểm nhất là xem đồng loại của chúng ta như một mối đe dọa, hay một kẻ thù tiềm năng. So với các dịch bệnh của thế kỷ mười bốn và mười bảy, hiện nay chúng ta có một nền y học hiện đại, thầy tin tưởng ở sự tiến bộ, sự chính xác của nó, chúng ta hãy sử dụng suy nghĩ hợp lý để giữ gìn tài sản quý giá nhất mà chúng ta sở hữu, cấu trúc xã hộitình nhân loại. Nếu chúng ta không thể làm điều đó, bệnh thì có nghĩa là dịch bệnh đã sẽ thực sự chiến thắng!”. (Bản dịch của Trương Văn Dân) https://www.dire.it/…/426499-coronavirus-lalettera-del-p…/…

Bài học về sinh tử

Có đương đầu với dịch bệnh, chúng ta mới thấy quý sức khỏe. Sức khỏe mới thực sự là vốn liếng lớn nhất của đời người. Nếu khôngthân thể khỏe mạnh, thì dù có cả núi vàng biển bạc, chúng ta cũng chẳng vui vẻ gì . Có ai đó nói rằng: “Một lần dịch bệnh giúp chúng ta hiểu ra rằng… chiếc giường đắt nhất thế gian là giường bệnh, thần dược quý giá nhất thế gian chính là sức khỏe”.

Không đau yếu là một trong những niềm vui tối thượng như có bạn trung hậu, như trong phẩm Niết bàn
Không bệnh, lợi tối thượng,
Biết đủ, tiền tối thượng
Thành tín đối với nhau,
bà con tối thương
Niết-bàn, lạc tối thượng
. (Pháp cú 204)

Nhận thức đầy đủ về điều này tạo nên một sự tự tín, một sự lạc quan vững chãi trong mỗi chúng ta. Ở đây, nhân loại không chỉ phải tìm ra nguyên nhân đại dịch để dập tắt nó mà còn phải ngăn ngừa những hiểm họa tương tự trong tương lai, trong đó các quốc gia phải thành tín với nhau, không che giấu.

Bài học về những con người xả thân vì người khác

Biết bao y tá, bác sĩ, và những người có liên quan khác đã quên mì nh xả thân vì ngườ i khác, không ngần ngại gian nan khó nhọc, chỉ mong có thể mang lại sự sống, sức khỏe, và bình an cho mọi người. Tinh thần cống hiến vô tư là thứ thật sự tồn tại. Biế t bao nhiêu ngườ i đã không quản sức khỏe, thời gian bình thả nung dung tiế n về phí a trước, hòa mình vào tuyến đầ u trong cơn dịch bệnh Bài học về an lạc trong đời sống Từ những nhận thức trên, chúng ta hiểu về sự thật thứ ba là Hạnh phúc, như chúng ta biết là kết quả của thương yêuhiểu biết . Đôi khi nó chỉ đơn giản là một lời động viên khi mình đang thất vọng, một ly nước khi mình đang khát, một cơn mưa trong ngày nắng hạn. Như người ta thường nói hạnh phúc là khi khổ đau vắng mặt. Ví dụ như hạnh phúc của học sinh hôm nay là được yên tâm đến trường, với hàng chục ngàn người bệnh là thoát khỏi cái chết.
Vui thay chúng ta sống không bệnh giữa ốm đau
Giữa những người bệnh hoạn ta sống không ốm đau.
(Pháp cú 198)

Bằng chánh niệm, chúng ta ý thức về tính chất vô thường của vạn hữu. Chánh niệm giúp chúng ta ý thức được những gì đang diễn ra quanh ta và biết trân quý những điều kiện an lạc, hạnh phúc đang có mặt ngay bây giờ và ở đây. Chánh niệm giúp ta tiếp xúc được với những điều kiện khổ đau của thế giớinhận diện những điều kiện hạnh phúc mà ta đang có. Chúng ta thầy an toàn hạnh phúcđủ sức mạnh để thay đổi tình trạng xung quanh ta…

Nói theo Phật pháp, chúng ta trở thành cánh tay của Bồ-tát Quán Thế Âm, luôn có khả năng mang giọt nước thanh lương đến những nơi có nhiều khổ đau và tuyệt vọng. Hạnh phúc chẳng phải là số phận mà là sự lựa chọn. Chúng ta mạnh mẽ và bình tĩnh ứng phó với khủng hoảng. Hãy vững vàng với tâm kiên cố, vô quái ngại.

Nguyên Cẩn | Văn Hóa Phật Giao số 341 ngày 15-3-2020 – Nhập lưu TVHS 19-3-2020

MỤC LỤC
PHẬT GIÁO & CƠN ĐẠI DỊCH CORONAVIRUS





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.