Buông xảhạnh phúc

08/12/20186:59 SA(Xem: 12973)
Buông xả là hạnh phúc
BUÔNG XẢHẠNH PHÚC
Quang Minh

buong-xaCuộc sống biến đổi không ngừng, và con người không nằm ngoài quy luật đó. Có khi chúng ta làm việc gì cũng không thuận lợi, có sự ngăn cản, có sự ràng buộc, có những phiền lụy. Nhưng lại có lúc chúng ta làm việc gì cũng rất thuận lợi, lại may mắn, tốt lành. Vậy nguyên do ở đâu mà lại có như vậy?

Chỉ có thể là nghiệp báo mỗi người ứng thời điểm đón nhận nghiệp quả mà thôi. Nên những nỗi khổ, những niềm bất hạnh, những phiền lụy khổ đau đó ra mà tâm ta đón nhận theo tâm thế coi đó là nghiệp ta tạo ra nên giờ không tốt, và cái gì không tránh được thì chi bằng mở tâm đón nhận trong trạng thái buông xả mọi vọng động chấp thủ chấp ngã chấp niệm đừng khởi tâm mà tự bản thân rước lấy vào nỗi khổ trần lao.

Còn những điều tốt, may mắn có xảy ra, ta cũng như vậy. Cho dù có vui có thích nhưng hãy có chừng mực, coi đó là nghiệp báo nhân quả ta nhận được tốt lành do nhân quá khứ ta làm thiện, tích phước, sống tốt mà có hôm nay. Đừng vì phúc giây hạnh phúc của sự tốt lành, may mắn mà tự ngã bản thân, kiêu căng tự mãn, coi mình tài giỏi, khinh khi kẻ khác; làm vậy chỉ làm cho cái Ngã trong người mình lớn lên, che mờ tâm trí, gây bất ổn rối loạn trong tâm đó là tự chuốc lấy phiền não nghiệp chứng trong cái niềm hạnh phúc kia.

Vậy hạnh phúc may mắn nhiều lúc chưa phải điều tốt mà có khi kết quả đem lại tuy bề ngoài nhận được tài lợi hay niềm vui thích nhưng bên trong thì đánh mất chính bản tâm thanh tịnh của mình rồi. Và đó cũng không phải là niềm hạnh phúc chân thực. Chỉ khi nào tâm ta an tĩnh, buông xả ý niệm khổ đau hay tâm tư tham đắm hỷ lạc thì khi đó mới là chân hạnh phúc

Sự buông xả là ngoài không sở cầu trong không sở đắc. Buông là không bám chấp vào sự bên ngoài, xả là ý niệm tâm tư bên trong. Nên nói buông xả là đưa tâm về với yên nguyên thanh tịnh, không có gì khiến ta buồn, cũng không điều gì khiến ta vui. Chỉ tự tâm thanh tịnh thì khởi sự thanh bình yên vui trong tĩnh lặng đó là thứ hạnh phúc chân thực chúng ta cần đi kiếm. Đi là buông, kiếm là xả thì có vậy mới thấy được điều chúng ta cần thấy, biết những cái chúng ta cần biết, nhận được những gì mà chỉ khi nào tâm thanh tịnh mới có được mà thôi.

Vậy khi sự không tốt tới thì chúng ta cần nghĩ thoáng, coi đó là nghiệp mà đón nhận nhưng với tâm thế tích cực. Siêng năng làm thiện, sống chánh tâm thì ắt những gì không may sẽ giảm và chiêu cảm những gì tốt lành tới. Còn khi gặp may khi gặp những điều tốt thì cũng buông xả cái hỷ vô thường đó mà thanh tĩnh tâm ý ngõ hầu đưa tới tâm thuần thiện sống an lạc thì phước lành thêm thay. 

Quang Minh
Thư Viện Hoa Sen 

Bài đọc thêm:
Buông xả phiền não (HT. Thích Tháng Nghiêm)
Nghệ thuật buông xả đúng đắn, qua bốn sự thật cao quý của Đức Phật
Hạnh phúc nhờ buông xả (Thích Trí Siêu)
Học buông xả (Nguyễn Văn Tiến Việt dịch)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.