Bài Học Diệu Kỳ Từ Chiếc Xe Rác

23/12/20175:16 SA(Xem: 13326)
Bài Học Diệu Kỳ Từ Chiếc Xe Rác
BÀI HỌC DIỆU KỲ TỪ CHIẾC XE RÁC
David J.Pollay
Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh


Bai-hoc-dieu-ky-tu-chiec-xe-rac-198x300LỜI GIỚI THIỆU:

Bạn có dễ bị tác động bởi cách hành xử của người khác không? Liệu một tài xế taxi chạy ẩu, người phục vụ bàn thô lỗ, người quản lý nóng nảy hay một đồng nghiệp vô ý có phá hỏng một ngày tốt đẹp của bạn không? Trừ khi bạn là một cỗ máy, nếu không chắc hẳn bạn sẽ bị sốc. Tuy vậy, khả năng thành công của bạn phụ thuộc vào việc bạn có biết cách nhanh chóng tập trung vào những mục tiêu quan trọng của mình và bỏ qua những rắc rối vụn vặt hay không.

Hai mươi năm trước, tôi đã nhận ra chân lý đó khi ngồi ở băng ghế sau của chiếc taxi đang chạy trên đường phố New York. Chiếc xe chở tôi đang đi ở làn bên phải thì bất thình lình, một chiếc xe màu đen lao nhanh ra cắt ngang đường đi của chúng tôi. Bác tài xế taxi vội đạp phanh. Tiếng lốp xe rít lên trên mặt đường ken két và chiếc xe taxi đứng khựng lại, cách đuôi chiếc xe phía trước chỉ một đốt ngón tay.

Tôi choáng váng, không dám tin vào chuyện vừa xảy ra. Nhưng những gì diễn ra sau đó mới thật sự khiến tôi sững sờ. Người đàn ông điều khiển chiếc xe phía trước – người suýt chút nữa đã gây ra một vụ tai nạn nghiêm trọng – thò đầu ra cửa xe và lớn tiếng chửi bới bằng đủ lời lẽ thô thiển, tục tĩu.

Vậy mà bác tài đang chở tôi mỉm cười rồi vẫy tay chào tạm biệt gã lái xe kia. Tôi chú ý thái độ của bác – rất thân thiện. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Sao bác hiền thế? Gã đó suýt giết chết chúng ta mà”. Bác tài trả lời, giọng bình thản:

Có những người giống như “chiếc xe rác” vậy: Họ chứa trong mình đầy “rác rưởi” – sự thất vọng, tức giận và chán nản. Và tất nhiên họ phải tìm chỗ để trút bỏ mớ rác rưởi đó. Nếu thấy họ trút lên bạn thì bạn đừng đón nhận. Hãy mỉm cười, vẫy chào, chúc họ vui, rồi tiếp tục công việc của mình. Cứ tin tôi đi, rồi bạn sẽ thấy hạnh phúc hơn.

Câu trả lời của người lái xe taxi làm tôi nảy sinh ý tưởng về điều mà tôi gọi là “Bài học diệu kỳ từ chiếc xe rác”. Tôi bắt đầu nghĩ: “Tôi có thường để cho những ‘chiếc xe rác’ ảnh hưởng đến cuộc sống của mình không? Và tôi có thường nhận lấy mớ ‘rác rưởi’ này rồi mang đến phát tán tại nơi làm việc, ở nhà, hay trên đường phố không?”. Rồi tôi tự nhủ tôi không muốn “làm bẩn” cuộc sống của người khác, tôi cũng không muốn hứng “rác” của bất kỳ ai. Với phương châm sống như vậy, cuộc sống của tôi đã có những thay đổi tích cực đáng kể.

Khi viết quyển sách này, tôi đã ấp ủ nhiều dự định. Mục đích của tôi là mong bạn không bị những nguyên nhân vụn vặt cản trở con đường hoàn thiện bản thân. Tôi muốn bạn biết cách bỏ qua những điều tiêu cực nằm ngoài tầm kiểm soát của mình. Tôi muốn bạn hãy trân trọng những điều tốt đẹp đang hiện hữu trước mắt.

Tôi muốn chúng ta cùng chung sức làm cho thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn.

Tôi viết cuốn sách này để kết nối với mọi người. Tôi muốn cuốn sách này đến với mọi người ở mọi quốc gia, mọi thành phố và mọi làng mạc trên khắp hành tinh của chúng ta. Tôi muốn cuốn sách giúp chúng ta thay đổi cách thức liên hệ với nhau, ở nhà cũng như ở nơi làm việc. Tôi muốn chúng ta kiến tạoduy trì một thế giới hòa bình, cảm thônghạnh phúc hơn.

Tôi viết cuốn sách này cho những ai muốn kiểm soát cuộc sống của mình.

Mục Lục
Tủ Sách Của Mọi Nhà
Lời Giới Thiệu
Hãy Bỏ Qua Những “Chiếc Xe Rác”
Kiểm soát cuộc sống của bạn
Lòng can đảm
Đừng Tự “Vấy Bẩn” Cuộc Sống Của Mình
Mỗi ngày là một ngày mới
Học cách sống trong hiện tại
Đừng Biến Mình Thành “Chiếc Xe Rác”
Báo thùviệc làm vô nghĩa
Lòng bao dung
Giúp Người Khác Thôi “Xả Rác”
Quy tắc giao tiếp với “chiếc xe rác”
Chọn đúng thời điểm
Cuộc Sống Không Có “Xe Rác”
Sức mạnh của lòng biết ơn
Ảnh hưởng dây chuyền
Xây Dựng Một Gia Đình Không Có “Xe Rác”
Quy tắc trong gia đình
Tâm sự chứ không trút rác
Bài sát hạch cam go của cuộc đời
Xây Dựng Môi Trường Làm Việc Không Có “Xe Rác”
Sự lan truyền cảm xúc
Xây dựng môi trường làm việc không có “xe rác”
LỜI KẾT
Cảm ơn những người thu gom rác thực sự
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.