Cà phê và cái tách - a cup and coffee (song ngữ Việt-Anh)

08/11/20171:01 SA(Xem: 11458)
Cà phê và cái tách - a cup and coffee (song ngữ Việt-Anh)
CÀ PHÊ VÀ CÁI TÁCH - A CUP AND COFFEE
Tác giả: Vô Danh - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
Source-Nguồn: alltimeshortstories.com

Cà Phê Và Cái Tách 

 

Có một nhóm cựu sinh viên rất thành công trong xã hội, họ đã cùng nhau đến thăm một vị thầy, ông là giáo sư đại học trước kia của họ. Cuộc trò chuyện giữa họ nhanh chóng trở thành các lời phàn nàn về công việc và cuộc sống căng thẳng của họ. Vị giáo sư đi vào nhà bếp của ông, và ông trở lại với một nồi lớn chứa cà phê, và một loạt các cái tách, làm bằng đồ sứ, bằng nhựa, bằng thủy tinh, bằng pha lê, và một số cái tách trông rất bình thường, một số tách trông đắt tiền và một số tách trông đẹp và sang trọng. Rồi vị giáo sư nầy nói với họ, là họ hãy tự đi lấy cà phê uống.

 

Sau khi tất cả mọi người đã có một tách cà phê trong tay, vị giáo sư nói: "Các anh chịnhận thấy rằng tất cả các cái tách đẹp đều đã được lựa chọn, và những cái còn lại phía sau chỉ là những cái tách trông bình thường và rẻ tiền. Mọi người đều chọn cái tốt đẹp nhất cho chính bản thân mình (và đấy là điều bình thường), tuy nhiên, đó chính là nguồn gốc của các trở ngại, và tạo ra sự căng thẳng trong cuộc sống của chúng ta." "Cái tách không giúp ích gì cho phẩm chất của cà phê. Trong hầu hết mọi trường hợp, cái tách làm cho tách cà phê đắt tiền hơn, và che dấu đi những gì chúng ta đang uống.", vị giáo sư nói tiếp.

 

"Điều mà các anh chị thật sự muốn là cà phê, chứ không phải là cái tách, tuy nhiên, các anh chị cố ý chọn những các cái tách đẹp đẽ và đắt tiền nhất, rồi sau đó các anh chị bắt đầu ngắm nhìn các cái tách của người khác."

 

"Chúng ta hãy xem cuộc đời chính là cà phê, và cái tách là những điều sau đây: việc làm, nhà cửa, xe hơi, đồ đạc, tiền bạc, và địa vị." Phẩm chất và hình dáng của cái tách mà chúng ta có, không xác định hoặc thay đổi phẩm chất của cuộc đời chúng ta."

 

BÀI HỌC TỪ CÂU CHUYỆN NẦY:

 

Đôi khi chúng ta chỉ tập trung vào cái tách mà chúng ta có, và chúng ta quên thưởng thức mùi vị thơm ngon của cà phê. Hạnh phúc không có nghĩa là mọi điều xung quanh chúng ta phải hoàn hảo. Hạnh phúc có nghĩa là chúng ta quyết định chấp nhận những gì không hoàn hảo, rồi chúng ta tìm thấy sự bình an. Vì sự bình an nằm trong tâm của chúng ta, chứ không phải nằm ở trong nghề nghiệp, trong công việc làm, hoặc là trong căn nhà của chúng ta.

A Cup And Coffee 

 

A group of highly established alumni got together to visit their old university professor. The conversation among them soon turned into complaints about their stressful work and life. The professor went to his kitchen and returned with a large pot of coffee and an assortment of cups, including porcelain, plastic, glass, crystal, some plain-looking, some expensive and some exquisite. The professor told them to help themselves to the coffee.

 

After all the students had a cup of coffee in their hands, the professor said: “ Did you notice all the nice looking cups are taken and only the plain inexpensive ones are left behind. While it is normal for everyone to want the best for themselves, but that is the source of problems and stress in your life. “ “ The cup itself adds no quality to the coffee. In most of the cases, it’s just more expensive and hides what we drink.”, the professor continued.

 

“What  all of you really wanted was coffee, not the cup, but all of you consciously went for good looking expensive cups and then began eyeing on each other’ s cups.”

 

“Let’s consider that life is the coffee and the jobs, houses, cars, things, money and position are the cups.  The type of cup we have, does not define or change the quality of our lives.”

 

MORAL:

 

Sometimes we fail to enjoy the coffee by concentrating only on the cup we have. Being happy doesn’t mean everything’s around you is perfect. It means you’ve decided to see beyond the imperfections and find peace. And the peace lies within you, not in your career, jobs, or the houses you have.


Xem thêm một bản dịch khác:

Coffee With A Professor

A group of alumni, highly established in their careers, got together to visit their old university professor. Conversation soon turned into complaints about stress in work and life.

Offering his guests coffee, the professor went to the kitchen and returned with a large pot of coffee and an assortment of cups - porcelain, plastic, glass, crystal, some plain looking, some expensive, some exquisite -- telling them to help themselves to the coffee.

When all the students had a cup of coffee in hand, the professor said: "If you noticed, all the nice looking expensive cups were taken up, leaving behind the plain and cheap ones.  While it is but normal for you to want only the best for yourselves, that is the source of your problems and stress.  The cup itself doesn't add to the quality to the coffee and in some cases even hides what we drink and yet you consciously went for the best looking cups."

Then, he began eyeing each other's cups.
 
With compassion, he added, "Life is like coffee.  The jobs, money and position in society are the cups. They are just tools to hold and contain Life, and the type of cup we have does not define, nor change the quality of Life we live.  While you pursue the fine cups, be sure to keep focus on enjoying the coffee!"


Source: Spiritual Short Stories

 

Bài học từ tách cà phê

Một nhóm sinh viên cũ cùng nhau trở về trường đại học cũ để thăm một vị giáo sư ngày xưa. Họ là những người rất thành công và đang có những chức vụ, địa vị caotrong xã hội.

Trong khi ngồi hàn huyên tâm sự với nhau, mọi người bắt đầu than phiền về những sự căng thẳng trong công việc cũng như trong đời sống của mình.

Vị giáo sư mời những học trò cũ của mình uống cà phê.

Ông đi vào nhà trong và mang ra một bình cà phê lớn, cùng với những ly tách đủ loại: bằng sứ, bằng plastic, bằng thủy tinh, có những tách nhìn rất tầm thường và có những tách nhìn rất đắt tiền và sang trọng.

Vị giáo sư mời những học trò cũ của mình tự rót lấy cà phê uống. Khi mỗi người đã có một ly cà phê trong tay, vị giáo sư nói:

Nếu các anh chị để ý, những tách cà phê đẹp và đắt tiền được chọn lấy trước hết, chỉ còn lại những tách rẻ tiền và tầm thường. Đối với các anh chị việc ấy cũng thường thôi! Chúng ta ai mà lại chẳng muốn chọn cho mình những gì hay và đẹp nhất, nhưng đó cũng là nguyên nhân của sự căng thẳng và những khó khăn của các anh chị trong cuộc sống.

Những gì anh chị muốn, thực sự là cà phê, chứ đâu phải là chiếc tách, nhưng các anh chị lại có ý đi lựa cho mình những chiếc tách đẹp nhất và thỉnh thoảng cũng nhìn sang người bên cạnh, xem họ có những chiếc tách nào.

Cũng vậy, nếu cuộc sống là cà phê, thì những công việc, tiền bạc, địa vị trong xã hội là những chiếc tách. Chúng chỉ là những phương tiện để chứa đựng cuộc sống của mình, chứ phẩm chất của sự sống không hề khác biệt. Nhiều khi chúng ta vì quá chú ý và tập trung vào những chiếc tách, mà lại quên thưởng thức hương vị cà phê thơm ngon trong ấy.

Vì vậy cho nên các anh chị nhớ, đừng để những chiếc tách sai khiến mình. Hãy thưởng thức hương vị cà phê thơm ngon của cuộc sống. Hạnh phúc không có nghĩa là mọi vấn đề chung quanh chúng ta phải được hoàn hảoHạnh phúc có nghĩa là chúng ta biết nhìn xa hơn, vượt ra ngoài những sự bất toàn ấy !

Không rõ tác giả 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.