Biết Sống (Song ngữ Vietnamese-English)

30/06/20225:47 SA(Xem: 4242)
Biết Sống (Song ngữ Vietnamese-English)

BIẾT SỐNG
Trích từ tập sách NÉT ĐẸP ĐÔNG PHƯƠNG
của Cố Ni trưởng Thích Nữ Thể Quán
Tâm Anh trích dẫn và chuyển ngữ

 

hoa senSống thì ai cũng biết rồi, vả lại khi tâm linh chưa ly khai thể xác, thì dù biết, dù không cũng đều là sống cả.
 
Nhưng sống không phải là một nghĩa giống nhau, tùy theo từng trường hợp, hoàn cảnh mà biến nghĩa chữ sống ra nhiều loại. Ví dụ: Gặp hoàn cảnh khổ đau thì người ta cho sống là “bị sống”, nếu chết được thật phước ba đời. Bởi thế, có nhiều người tìm cách rút ngắn thời gian lại bằng lối quyên sinh, nếu không thì cũng sống vơ sống vẩn, sống dật dờ, sống đen tối.
 
Trái lại, gặp hoàn cảnh đắc thắng, thì người ta cho sống là “được sống” rủi chết đi thật oan uổng quá, nên họ lật đật cướp gấp thời gian để sống mau, sống hối bằng cách ăn chơi trác táng, dục lạc xa hoa…
 
Ngoài hai loại được sống bị sống trên còn một loại nữa là biết sống
 
Biết sống là thế nào? Biết sống nghĩa là người biết hướng về nội tâm, sống với nội tâm nhiều hơn ý lại hoàn cảnh. Nên chi họ có thể chuyển được hoàn cảnh khổ đau hiện tại ra thành thanh thái an vui. Thật mà, không tin bạn hãy đi với tôi đến thăm một người “biết sống”.
 
Chị, con nhà thế phiệt, có học thức, sanh trong một gia đình  Phật hóa gương mẫu. Ngày tôi còn ở nhà (chưa xuất gia) chị với tôi tuy không tâm giao chi lắm, nhưng cũng nhiều lúc chia vui sẻ buồn.
 
Trong 8 món khổ chính thức của đức Phật dạy thì mình chị côm lam lãnh hết hai rồi. Nghĩa là khi chị về nhà chồng chừng 5, 6 tháng chi, thì anh ấy sang Pháp học. Giọt lệ chia ly gia đình chưa ráo, chị lại sụt sùi tiễn chồng đi xa, để rồi trở về cung phụng một bà mẹ chồng với 5, 6 ông chú mụ o. Bà cụ (mẹ chồng) kể ra cũng có phước đức đấy, nhưng hai dòng tư tưởng trẻ già khó gặp nhau, nên tuy không cay nghiệt lắm, mà cũng the the.
Một hôm tôi đến chơi với chị, xớ rớ thế nào lại gặp bà cụ. Bà đang rầy chị dữ dội, may có tôi vào, chị được giải vây.
Không định đến với cụ, rủi gặp nên tôi cũng phải phương tiện vọng ngữ sơ sơ.
“Bẩm: mạ cháu cho qua hầu thăm bác và hỏi thăm anh cả kỳ thi nầy ra sao ạ?”
 
Bà cụ cảm ơn cảm nghĩa hẳn hoi, rồi may sao bà cụ lại sửa soạn đi. Tôi cũng chào cụ ra về. Hai xe cùng đi, nhưng xe cụ đi thẳng, còn xe tôi quẹo ra ngã sau. Vì tôi định trở vào để an ủi bạn tôi một chút. Tôi nghĩ bà cụ đi rồi chắc bạn tôi hiện chừ đương nằm úp mặt vào gối mà khóc, cho vơi bớt niềm tủi nhục. Nhưng rất ngạc nhiên, vì khi tôi vào thì thấy chị đứng sờ sờ dưới bếp, thấy tôi chị cũng ngạc nhiên, rồi vẫn cái vẻ khôi hài duyên dáng:
“Ủa em tưởng chị về rồi, té ra còn luân hồi đó à?”
“Vâng, cũng tính vãng sanh cho khỏe, nhưng thấy chúng sanh còn khổ, nên phải luân hồi để độ chúng sanh cái đã.”
“Chà, oai chưa? Nói cả giọng Bồ tát? Rứa mà không tu cũng uồng, thôi xin mời Bồ tát lên đây với em.”
Hai đứa tôi vào phòng, chị đóng cửa lại. Tôi định bụng trở lui để an ủi bạn, nhưng thấy chị không buồn chi cả, nên tôi khen đức tánh nhẫn nại của chị thật tình.
Chị cười, rồi moi trong túi ra một mảnh giấy nóng hổi:
“Chị ơi! Đây là bí quyết nhẫn nại của em.”
Mới thấy tôi tưởng là thư của chồng chị, không thì cũng một bài chú tiêu lai, giải ách chi. Té ra một bài thơ “tứ tuyệt”. Thế rồi chị giải thích:
“Mẹ em tiếng rứa mà vô tâm, vô địa, chị ơi! Nên em biết ý, khi mô cụ rầy thì mình cứ đứng vòng tay cúi đầu làm thinh, rồi chị biết em làm chi? Em làm thơ chị ạ. Đây là cụ mới quở sơ sơ thì chị vào nên  em chỉ làm “tứ tuyệt”, còn những khi cụ quở hàng giờ thì em làm “bát cú” hoặc “trường thiên” rồi mình ham lo niêm luật của mình, bà cụ nói chi mình có nghe mô, rứa khỏe chị ơi! Ngày vui rồi cũng qua, ngày buồn rồi cũng hết, mình là Phật tử phải biết tìm một lối sống thoát hơn phải không chị?”
 
Nhờ thế, chị được tiếng là nhẫn nại nên lâu bà cụ cũng thương, nhất là chị được thiện cảm với một đàn em chồng lau hau. Hiện giờ thì chị hoàn toàn sung sướng.
Và đây, một thiếu phụ nữa, cũng là bạn trầm luân khổ hải cả.
Thiếu phụ là hoa hậu một tỉnh lớn, có học thức hẳn hoi, về làm dâu một gia đình sang quý. Chị sanh một trai đầu lòng trong cảnh gia đình êm ấm, thì bỗng đâu giông tố kéo đến ầm ầm phủ lên đời chị, một đám mây buồn dày đặc trong lúc chị có thai đứa con thứ hai. Anh ấy đâm ra chơi bời, mê một cô nọ rồi bỏ chị. Khi được 6,7 tháng anh ta nói với mẹ là không phải con anh ta?!!!
 
Tuy biết con ăn chơi, nhưng không tin con thì tin ai? Bà cụ sanh nghi ngờ rồi lạnh lùng với chị…Người sốt rét nặng bị nhốt trong phòng lạnh, tôi e cũng chưa thấm chi với cái lạnh lùng của bà mẹ chồng lúc ấy. Than ôi!Thành sầu chất ngất cao muôn trượng, bể hận mông mênh sóng ngập trời”.
 
Ba lần chị toan mượn giòng nước sông Hương để rửa sạch tiền khiên oan trái… Đứng trên cầu Bạch Hổ cứ mỗi khi sắp nhảy, thì cái thai lại cựa quậy như nhắc chị nhớ tình thiêng liêng làm mẹ, đức hy sinh của người đàn bà…nên không chết. Chị thuê xe lên chùa sư nữ giữa một chiều mưa gió tơi bời.
 
Nhìn người đàn bà thai nghén, Sư cụ động lòng từ bi dịu dàng khuyên dỗ chị, và đề cao tinh thần tự lập của người phụ nữ…Được gặp các vị tu hành, chị cảm thấy lòng mình ấm lại, rồi nhờ đức của Sư cụ và các bà sư nữ giảng giải lần hồi chị cũng khuây khỏa. Thêm vào đấy chị thấy các vị tu hành còn non trẻ, họ không cần ỷ lại tình thương tạm bợ, mà họ vẫn sống, vẫn vui.
 
Từ ấy, chị hay lên chùa, được gần gũi các ni cô chị thấy vui vui, rồi đổi hẳn chiều sống. Chị vui vè, vì chị thấy ngoài gia đình nhỏ hẹp tầm thường, còn có một gia đình rộng rãi thênh thang cao thượng hơn. Sống cho cha mẹ, sống cho con, sống với đạo, tuy cảm tình đạm bạclành mạnh chân thật.
 
Ngày chị sanh, đứa bé ra đời đã minh oan cho chị, vì nó giống hệt bà nội nó. Khi đến thăm, thấy cháu, bà cụ hối hận vô cùng, nên bà thương chị lắm rồi chồng chị cũng ăn năn trở về xin lỗi chị.
Chị vui vẻ giải thích:
 “Tôi không giận cậu, tôi nói thật đấy, vì tôi đã tìm được một lối sống giải thoát hơn, nhất là tôi không nỡ làm cho một người đàn bà khổ cái khổ của tôi đã từng chịu. Tôi nhờ biết Phật nên mới sống đến ngày nay, và hiện giờ thì cậu đừng lo, tôi sung sướng lắm, nếu nay cậu trở về với tôi, thì người bạn gái của cậu sẽ khổ, mà họ không biết Phật, thì chắc họ phải chết như tôi khi chưa biết Phật. Vậy thật tình tôi tránh cho cậu khỏi tạo thêm một lần tội lỗi nữa, chứ tôi không giận, cậu cứ tin thế là được….”
 
Bây giờ chị cũng làm bà cụ rồi, có con hiếu thảo, làm to, dâu hiền, cháu ngoan. Mỗi khi lên chùa bà thường bảo với dâu con:
“Mẹ mà không nhờ Phật, không nhờ các bà đây thì mẹ chết bảy đời vương rồi…”
 
Những người biết sống như vậy còn nhiều lắm. Đây tôi chỉ kể sơ vài nhân vật đại diện để chúng ta thấy “biết sống” nghĩa là biết chuyền hoàn cảnh khổ đau hiện tại, trở thành thanh thoát an vui, biết sống với nội tâm nhiều nên ít bị hoàn cảnh chi phối.
 
Đừng nói chi xa, hoặc những cảnh khổ thấm thía như trên, có nhiều trường hợp mới khổ hơi hơi mà đối với người không biết Phật, họ kêu trời van đất om sòm, như trước đây (chừng vài mươi năm) khi đạo Phật chưa được phổ biến, người hiểu đạo còn lơ thơ…Chẳng hạn như các bạn bán hàng, lỡ gặp buổi chợ không bán được, họ ngồi khoanh tay rế, mặt chự bự, rồi kêu trời kêu đất, hoặc dụm nhau lại đánh bài đánh bạc, chờ ai đụng đến là gắt như mắm mòi.
 
Thế mà hiện giờ, mấy chị bán hàng cũng gặp lúc ế chợ (còn ế hơn trước nhiều) nhưng họ vẫn vui vẻ, lợi dụng thì giờ bán ế họ xem sách, học kinh. Khi bạn nghèo đến hàng, họ niềm nở đón tiếp, đo vải, họ không ngần ngại: “Để em đo nới một chút chị may cho rộng rãi”…Cân đường họ vui vẻ: “Để cháu cân già một chút bác nấu cho ngọt”…Có nhiều bà chợ ế hàng họ lên chùa tu “bát quan trai”. Hỏi, họ vui vẻ:
“Dạ, bán đắt thì kiếm tiền nuôi thân, bán ế thì niệm Phật nuôi thần. Dạ, đằng nào cũng lợi cà…”
 
Thật họ biết sống quá.
 
Cho đến mấy bác xích lô có theo đạo Phật có vô khuôn hội, khi khách trả tiền họ vui vè:
“Dạ ăn chung tội riêng, ngày kiếm hai bửa đủ rồi, gian lận của người tội chết”.
 
Họ nói mà họ làm thiệt, nên bớt nhiều cái nạn nói ngược đời thêm. Cho đến mấy chị bán tôm bán cá, có vô khuôn hội cũng bớt nói lời thô tục dữ dằn, thay vào niệm Phật niệm kinh. Họ nói nôm na với nhau:
“Chà vua Văn Vương 36 cái lọng vàng, chết xuống âm phủ, chẳng mang theo cái nào, mình ăn ở hiền lành gắng tu nhân tích đức, sống cực cực mà chết sướng”.
 
Người biết sống thường hướng về nội tâm nhiều, nên gặp cảnh buồn, họ không quá bi quan để đến nỗi sống dật dờ đen tối, mà họ có đủ can đảm hoán cãi cuộc đời đen tối khổ đau trở thành sáng tươi, vui vẻ.
 
Người biết sống gặp cảnh đắc thắng họ không quá ồ ạt kiêu sa, cầu kỳ phách lối mà họ khiêm tốn, nhã nhặn, thanh liêm.
 
Người biết sống là người biết hướng về nội tâm, nên họ thường bằng lòng cảnh hiện tại, không ao ước một tương lai quá mức mình. Biết sống là biết gò cương dục vọng lại bằng lối trí túc, nên họ không than thân trách phận, không oán giận ai.
 
Vâng lời Phật dạy họ thường nhớ ơn! (Phật tử mỗi khi làm điều thiện gì, thường hồi hướng công đức ấy lên 4 ân: ơn tam bảo, ơn cha mẹ, ơn quốc gia xã hội, ơn chúng sanh) chứ không niệm oán (“oan gian nghi giai bất nghi kiết” khẩu hiệu của người Phật tử thường phải nhớ luôn). Họ là người ít tạo tội, hay đúng hơn là sợ tội, vì họ tin nhân quả; họ không dám gây oán gây thù, vì họ hiểu lý luân hồi. Người biết sống, là người luôn tranh đấu với cõi lòng, để diệt trừ tận gốc tham, sân, si. Tuy nhất thời chưa được, nhưng họ cố gắng, cố nguyện, cố làm cho kỳ được. Mỗi khi sân si lỡ, thì họ khổ vô cùng, lương tâm trừng trị họ gắt gao. Cho nên có thể nói, họ là người  ưa chuộng hòa bình, họ lập hòa bình từ trong lòng, từ tự thân, đến gia đình xã hội, họ tìm mọi phương tiện để làm lợi người, lợi vật (bố thí phóng sanh) họ làm lợi cho chúng sanh tùy theo khả năng của họ…
 
Người biết sống là người hiểu sâu đạo Phật, thật lòng họ ưa vui cái vui của đồng loại, biết cái khổ của chúng sanh.
 
Thế nên tôi dám chắc không ai nỡ ghét những người biết sống vậy.

KNOW HOW TO LIVE
Tâm Anh

 

If you live, you already know it, and when the spirit has not separated  from the body, knowing it or not is still life.
But, living is not the same thing, often on a case- by- case  basic, situations that the meaning of word LIVE is understood in many different ways. For example, in a situation of suffering, people think that living is “being lived”, if one dies, it is indeed a blessing for three generations. Therefore, there are many people who seek to shorten the time by committing suicide, otherwise they will also live alone, live in poverty and darkness.
On the contrary, when faced with a situation of victory, people think that living is “to be alive”, unfortunately dying that is unjustly, so they hurriedly rob time to live, not only live quickly, live in a hurry but also by living by debauchery, luxury.
In adition to the two types of being alive (in a positive sense) and to being lived (in a negative sense) above, there is one more type that knows how to live.
Know how to live? Knowing how to live means one who knows how to turn inward, living with the interior more than depending on the situation. So, they only themselves can transform the current misserable situation into peace anh joy. It’s real. If you don’t believe, come with me to visit someone who “know how to live.”
Sister, the daughter of a wealthy, educated family, was born into an exemplary domesticated (pure) family. When I was still a Buddhist ( not yet ordained), my sister and I did not have much communication. But there are also times when we share our joys and sorrows.
Of the eight official sufferings taught by the Buddha, she alone has two. That is, when she returned to her husbund’s house for about 5 or 6 months, he went to French to study. Tears of separation from the family have not dried yet, she cried again to see  her husband away, then she returned to serve a mother-in-law with 5 or 6 brothers and sisters of her husband’s family. The mother-in-law mention it is also blessed, but the two lines of thought, young and old are difficult to meet, so althought it is not very harsh, it is not easy either.
One day, when I  went to play with my sister, I suddenly met the old woman. She was scolding her fiercely, fortunately I entered, she was released.
I didn’t plan to come to the old woman, I ran into accident so I also made up stories as an excuse.
“Yes, my mother let me come over to visit you and ask how he was doing with this exam?”
After thanking my mother, she prepared to go out. I also said googbye to Grandma.
Two cars go together but her car goes straight and mine goes in the opposite direction. Because I was going to go back to the old lady’s house to comfort my friend a little. I think the old woman has gone, my friend is now lying face down on the pillow and crying to ease humiliation. But I was very surprised, because when I entered, I saw her standing in the kitchen, looking at me, she was also  surprised, then the same charming humor was still there.
“Wow! I thought you were back but you’re reincarnated”
“Yes, I also count rebirth but seeing that sentient being are still suffering, we have to reincarnate to save them first.”
“Wow, whoa yet? Speak in a Bodhisattva voice? Still, it’s a waste not to practice, so please invite the Bodhisattva to come up here with me.”
We entered the room, she closed the door. I intended to go back to comfort my friend, but seeing that she was not upset at all, I sincerely commended her patience.
She smiled and pulled out a hot piece of paper from her pocket.
“Hey, sister! This is my secret to patience.”
When I saw it, I thought it was your husband’s letter, ortherwise, a piece of paper with something written on it. Turns out, a “four great” poem. Then she explained:
My mother-in-law is so thoughtless and light - hearted, sister! So, I know the intention. When the old woman scolds, I just stand with my arms bowed and keep quiet, then you know what I do? I compose poetry. When my mother who scolded me a little, you came in, so I only wrote “four great” poem, and when she scolded for hours, I wrote “eight sentences” poem or composed poems of a thousand pages and then I took care of my rules. I did not listen to what my mother said,  so I’m fine, sister! Happy days have passed, sad days are over. As a Buddhist, you must know how to find a better way of life, right?
Thanks to that, sister gained a reputation for patience, so  the old woman also loved  her from time to time, especially she was sympathetic to her husband’s juniors. Now, I’m completely happy.
And here, another young woman, is also a friend  who was suffering so much.
The young woman is a beauty queen of a large province, well-educated and become a bride of a noble family. She gave birth to her first son in a peaceful family situation, then suddenly a storm came and  roared over her life a thick cloud of sadness while she was pregnant with her second child. He started playing around, fell in love with a certain girl and left her. When the child was 6, 7 months old, he told his mother that it was not his baby?!!!
Even though she knows that he’s naughty and debauched, who can she trust if she doesn’t believe him? The old woman was suspicious and then cold her. A person with severe malaria had a fever in the cold room, I’m afraid I did not understand the coldness of the mother-in-law at that time.
Alas! “ Sorrow is as high as a mountain
             Hatred fills a deep sea”  
Three times, she tried to borrow the water of Perfume river to wash away all her shield... Standing  on the  Bach Ho bridge when she was about to jump, the fetus stirred again as if reminding her of the sacredness of motherhood and the sacrifice of woman...so she didn’t die. She rented a car to a nun’s pagoda in the middle of a rainy and windy afternoon.
Looking at the pregnant woman, the Venerable was touched with pity then gently advised her with compassion and promoted women’s self reliance...Meeting the Nuns she felt her heart warm, then thanks to the virtues of the monks and nuns, she gradually relaxed. In addition, she saw the  monks and nuns still young, who don’t need to rely on temporary love but they still live happily.
Since then, she often went to  the pagoda, was close to the nuns, she felt happy then changed the direction of life. She was happy because she saw that beside her small and ordinary familly, there was also a large, more spacious and noble family. Not only Living for parents, for children but also living with religion that frugally sentimental, healthy and true.
On the day, her baby was born, the baby vindicated her because he looked exactly like that grandmother. When she visited and saw her grandchild, the old woman very regretted it, so she loved  her very much and her husband also  repented and came back to apologize her.
She is happy to explain:
“I am not mad at you, I’m telling the truth because I have found a more liberating lifestyle, especially since I can’t bear to make a woman suffer my suffering. Thanks to knowing the Buddha, I have lived  to this day and you don’t worry. Now, I’m very happy. If you come back to me, your girl friend will suffer, because she doesn’t know  Buddha. So, honestly I‘m avoiding you from making another sin, but I’m not angry, you can belive it.”
Now she is also an old woman, has a filial son with a great position, a gentle daughter-in-law, a good  grandchild. Whenever she went to the temple, she often told them that:
“ if I hadn’t been helped of Nuns, I would have died.”
There are many people who know how to live like that.  Here, I only mention a few typical characters so that we can see that “knowing to live” means  knowing how to turn the current suffering situation into a peaceful and happy one, knowing how to live with a lot of introspection, so it is less influenced by the circumstances.
Not to mention far away of such poignan suffering as above, there are many  cases of simple suffering that for those who don’t know Buddha, they complain about heaven and earth as noisy as before (about a few dozen years) when Buddhism wasn’t popularized variable, a few people who understand religion...For example, the saleman. If they meet the days when they can’t sell, they sit with their arms crossed, their faces are frozenm then they cry to heaven and earth or gather together to gamble, waiting for someone to touch them, they will get angry.
However, now the sales women also  meet at the market ( even more sluggish than before) but they  are having fun, taking advantage of their spare time to read books and study sutra. When the poor come to their shop, they warmly welcome them, measurd the fabric they don’t  hesitake: “Let me measure a little more so that you can sew more widely.” When selling sugar, they are happy: “ There are many women in the market who go to the temple to practice “bowl mandarin”, asking them happily:
“If you sell expensive, you can earn money to support yourself, if you sell low you can recite Buđha’s name to feed a God. Well, it’s beneficial either way...”
They really know how to live.
Until some cycle drivers who followed the Buddha,...when customers paid they were happy: “.Eating is shared with the whole family but the guilt is alone, only  enough money for two meals a day, people’s frauds are very sinful”
They say that they do  the truth, so there is less problems of paradoxical talk. Even  the women selling  shrimp and fish who had entered the assembly hall also spoke less harsh words and instead recited Buddha’s name and sutra. They roughly talk to each other.
“Van Vuong king has 36 golden umbrellas, died in the underworld without bringing anything, I  live meekly and tried to cultivate virtue, live very well but die happy.”
People who know how to live are often more introverted, so they are not too pessimistic to live a dark life when they are said that they have the courage to convert a dark life of suffering into a happy bright one.
People who know how to live and face victory are not too flamboyant and fussy, but they are humble, polite and honest.
A person who knows how to live is someone who knows how to turn inward, so they are usually content with the current situation. Do not  desire a future beyond yourself. Knowing how to live is knowing how to control their desires by being content, so they don’t complain about their fate and don’t resent anyone.
Obeying the Buddha’s teaching, they are ofen grateful (when Buddhist do  good something, they often dedicate that merit to four graces: The grace of the three jewels, the grace of their parents, the grace of the nation and the grace of  sentient beings) but don’t recite resentment. They are less sinful or rather afraid of sin, because they believe in cause and effect; they don’t dare to antagonize because they understand the principle of reincamation.
A person who knows how to live is someone who always struggles with one’s heart to eradicate greed, hatred and delusion at the root. Although they can’t do it for a while, they try and try to make it happen. When anger is revealed they suffer teffibly and their conscience punishes them harshly. Therefore, it can be said that they are peace-loving people, they make peace from the heart, from themselves to their families and society. They find all means to benefit people and goods (almsgiving, releasing animals) they benefit sentient beings according to their ability.
Those who know how to live are those who deeply understand Buddhism, genuinely enjoy the joys of their follow human beings and  know the sufferings of sentient beings.
So I’m sure no one would hate people who know how to live.

 

 

 

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :