Ai biết con đà điểu đó thấy gì trong cát (giữa lòng cuộc đời)

08/11/20164:02 SA(Xem: 13367)
Ai biết con đà điểu đó thấy gì trong cát (giữa lòng cuộc đời)

AI BIẾT CON ĐÀ ĐIỂU ĐÓ THẤY GÌ TRONG CÁT 
(GIỮA LÒNG CUỘC ĐỜI
Đặng hữu Phúc

 

con da dieuHãy là kẻ biết điều hợp lý, bạn chưa thử hết mọi thứ mà. Một kẻ ngu có thể giả mù nhưng ai biết con đà điểu đó thấy gì trong cát”. (Samuel Beckett)
------------
Đi Tìm Đà Điểu. Alan Phan. Góc Nhìn Alan.

Một bài viết tâm tư của TS Alan Phan với lời mở đầu thật tuyệt vời

“Người ngu nào cũng có thể nhắm mắt lại không muốn thấy; nhưng không hiểu con đà điểu thấy gì sâu dưới cát – Any fool can turn a blind eye but who knows what the ostrich sees in the sand – Samuel Beckett”.

Nay tôi xin giới thiệu ngữ cảnh nguyên đoạn văn, để giúp chúng ta hiểu ý văn của Samuel Beckett và tình cảnh hiện nay của người Việt
“Trái đất tạo ra một âm thanh như âm thanh các tiếng thở dài. Để tìm thấy được một hình dáng đủ không gian cho cái nhũng nhiểu rối mù này, đó chính là công việc của nghệ sĩ thời nay. Không muốn nói, không biết muốn nói cái gì, không có khả năng nói cái gì mà bạn nghĩ bạn muốn nói, và không bao giờ ngừng nói, hoặc gần như không bao giờ có cơ hội, đó là điều bạn giữ trong tâm trí, ngay cả trong cảm xúc cao nhất của sáng tác. Sự phi lý của các sự-sự đó xét trên một phương diện , và sự cần thiết của các sự-sự khác , trên một phương diện khác . Bạn phải nói các từ, ngữ khi mà từ, ngữ có rất nhiều . Hãy là kẻ biết điều hợp lý , bạn chưa thử hết mọi thứ mà . Một kẻ ngu có thể giả mù nhưng ai là kẻ biết con đà điểu đó thấy gì trong cát”. 
(Samuel Beckett)

**
The earth makes a sound as of sighs. To find a form that accommodates the mess, that is the task of the artist now. Not to want to say, not to know what you want to say, not to be able to say what you think you want to say, and never to stop saying, or hardly ever, that is the thing to keep in mind, even in the heat of composition. The absurdity of those things, on the one hand, and the necessity of those others, on the other. You must say words, as long as there are any. Be reasonable, you haven’t yet tried everything. Any fool can turn a blind eye but who knows what the ostrich sees in the sand.
(Samuel Beckett)
[ hardly ever = almost never; on almost no occasion ]
*
Quán chiếu (Reflect; Think carfully) những điều Samuel Beckett viết trên, chúng ta sẽ thấy nhiệm vụ của chúng ta .

Trong một đoạn khác, Samuel Beckett viết :

"Không một sự-sự vật-vật gì duyên hội xảy ra. Không một ai đến. Không một ai đi. Thật là dễ sợ. Do thế tất cả các sự vật kết hợp một cách yếu đuối với nhau cho một khả hữu duy nhất. Trong sự che mờ chỉ có một sự-sự là sáng tỏ. Có ai đâu để mà tôi tha thứ. Không có một chuyện chi để làm ngoài chuyện nằm duỗi thoải mái trên cái ghế tra tấn, trong tri kiến hoan hỷ bạn là vô ngã trong vĩnh cửu. Tất cả những gì tôi nói đều là bỏ đi, tôi sẽ không nói gì cả. Từ, ngữ là tất cả các cái mà chúng ta có. Mỗi từ ngữ thì giống như một nhơ nhuốm nên tránh sử dụng để nói về tịch tĩnhchân như (silence and nothingness). Ta có bổn phận tái lập tịch tĩnh" .

***
Nothing happens. Nobody comes, nobody goes. It’s awful. So all things limp together for the only possible. In the immense confusion one thing alone is clear. I forgive nobody. Nothing to do but stretch out comfortably on the rack, in the blissful knowledge you are nobody for eternity. All I say cancels out, I’ll have said nothing. Words are all we have. Every word is like an unnecessary stain on silence and nothingness. To restore silence is the role.

***
Những gì Samuel Beckett phát biểu trong hai đoạn văn trên, thật khó nghĩ bàn, trong ngữ cảnh bài viết Đi Tìm Đà Điểu .

Tôi đã viết về duyên hội, chân như, nhìn từ Phật giáo, và từ Shakespeare để khuyến khích các bạn không lưỡng lự ở ngã ba, và dũng cảm giúp nhau trong tình cảnh hiện nay.

Nay Đi Tìm Đà Điểu, xin chỉ nói một vài câu :

Xã hội VN đang bể đổi dâu thay ngày biến chuyển .

Các văn nghệ sĩ, đạo sĩ nói đến ngài Long Thọ giảng duyên hội — bát bất: không có sinh / diệt, đến / đi, một / khác, thường / đoạn;

Ngài Nguyệt Xứng tu chính để sáng tỏ hơn — bát bất là nhìn từ tam ma địa của trí tuệ siêu việt.
Chúng ta người thường thì có sinh / diệt, đến / đi …

Thế nên là người bình thường, chúng ta xây dựng xã hội tốt đẹp theo phong cách bình thường, theo chân lý thế tục.

Trong đời sống, nếu chúng tahiểu biết thêm về tâm linh, … chúng ta vui vẻ hơn, yêu thương hơn, dũng cảm hơn.

*

Samuel Beckett: Có ai đâu để mà tôi tha thứ (I forgive nobody) .
Ý nói, mỗi cá nhân là tập hợp của các yếu tố tinh thần, vật chất, và các yếu tố có hội hiệp, có phân ly. Khi hội hiệp tạo thành cá nhân, khi phân ly, cá nhân biến mất. Thế nên “Có ai đâu để mà tôi tha thứ”.

*

Hãy là kẻ biết điều hợp lý, bạn chưa thử hết mọi thứ mà. Một kẻ ngu có thể giả mù nhưng ai biết con đà điểu đó thấy gì trong cát”. (Samuel Beckett)

*Thế giới của rừng rú
-----------
Những bản năng vô thức đều xung đột với xã hội. Và Freud nói nếu bạn tạo cơ hội / phương tiện cho những bản năng vô thức tung hoành thi thố trọn vẹn, kết quả là xã hội, văn hoá, văn minh biến mất và bạn sẽ trở lại thế giới của rừng rú, và bạn sẽ đau khổ. -- Osho. p. 261
-------------------
The unconscious instincts are in conflict with society. And Freud says if you allow the unconscious instincts full play, then the society, the culture, the civilization disappears and you will be back in the world of the jungle, and you will suffer -- Osho. p. 261

“Chúng ta phải làm cho CÁC NGƯỜI CHẾT nhắm được mắt, chúng ta phải hoàn thành bổn phận của chúng ta đối với họ.”
J. P. Sartre. The Freud Scenario
Bản in 1984,1985, 2013
------------------
Tâm Cảnh của Freud
Bản tóm tắt (1958)
Bản thảo thứ nhất


Paris, 15 December 1958
( trang 506 bản in 2013)
II
BẠN ĐƯỢC YÊU CẦU NHẮM MẮT LẠI

Freud ngồi thẳng lên trên giường, vừa mới thức dậy. Vợ ông đang ngủ.
Tiếng nói của Freud: ” Câu văn được viết rõ ràng trong nhật kí có hai phương diện ý nghĩa. Nó định nói: Chúng ta phải làm cho CÁC NGƯỜI CHẾT nhắm được mắt, chúng ta phải hoàn thành bổn phận của chúng ta đối với họ. Do thế tôi đang cảm thấy phạm tội. Tại sao? Tôi đã làm cái gì ?
” Trong nhiều năm tôi cảm thấy phạm tội. Tội của tôi là gì? TÔI LÀ AI ?”
—————-
J. P. Sartre
The Freud Scenario
Bản in 1984, 1985, 2013
——-
The Sypnosis (1958)
Freud
Original Scenario by J P Sartre
First Draft
Paris, 15 December 1958
(page 506)
II
YOU ARE REQUESTED TO CLOSE THE EYES

Freud sitting up in bed, having woken with a start. His wife is asleep.
Freud’s voice: “The phrase written up a twofold meaning . It meant: we must close the eyes of THE DEAD, we must fulfill our duty toward them. So I was feeling guilty. Why? What had I done?
“For years I have been feeling guilty. What is my crime ? WHO AM I? ”
------------
write up:
1. write in a full or finished form: I ‘ll write up the notes later .
2. write full entries in ( a diary)
3. write an account of
4. praise in writing


Bài đọc thêm:
(Phần dưới đây do người phụ trách post bài thêm vào như để làm rõ nghĩa)

 

CHUYỆN CON ĐÀ ĐIỂU
Bùi Trọng Liễu


con da dieuCó nhiều loại đà điểu, nhưng nói chung, đây là loài chim chạy, không phải là loài chim bay, sống ở xứ nhiệt đới, thí dụ như loại đà điểu Phi châu, tên chữ là Struthio camelus. Đà điểu có thân hình cao khoảng từ 1,70m đến 2,80m, chạy nhanh, tốc độ trung bình 30 km/giờ, nhưng có thể đạt tới 70km/giờ, sống lâu khoảng 70 tuổi.

Nhưng mục đích của tôi không phải là tả hình dáng con đà điểu. Tôi muốn nói chuỵện khác : Đó là truyền thuyết sai về đà điểu, làm nó bị mang tiếng oan, do sự hiểu sai của một số người. Từ thuở xa xưa, nó đã mang tiếng. Và cho đến ngày nay, thường nghe thấy mấy nhà chính trị, đảng phái, nhà báo, …, đối lập nhau, phê phán, phản biện nhau về cái mà họ gọi là « đường lối (chính trị) của con đà điểu » (1) – theo nghĩa vấn đề (thân thể) lù lù ra đó, mà cứ tưởng rằng che đậy được, bằng cách bưng tai bịt mắt không thấy (rúc đầu xuống lỗ).

Kỳ thật ra con đà điểu không « ngu » như vậy. Có nhiều lý do về việc con đà điểu cúi đầu hay rúc đầu xuống cát : khi có triệu chứng bão cát, đà điểu cúi đầu xuống thấp để nghe tiếng động, để tự bảo vệ ; đà điểu rúc đầu trong cát để chăm lo đống trứng – (đà điểu đẻ chung trứng trong một lỗ), vv.

Nhưng có một thuyết rất « hấp dẫn », nêu trong một bài của tuần báo hoạt họa Journal de Mickey cho trẻ em (số báo đó xuất bản cách đây đã gần 40 năm rồi) (2). Thuở đó đứa con đầu của tôi mới biết đọc ; tôi đặt mua để hai bố con cùng xem. Một hôm, nó bảo : Bố ơi, có bài viết về con đà điểu, hay lắm. Tôi cầm báo đọc, quả là bài báo rất hấp dẫn. Nội dung bài đó như sau :

Khi đà điểu sống trong môi trường tự do của nó – tôi không nói đà điểu người nuôi – khi vì mặt trời, khí nóng bốc lên, nhìn từ xa thường thấy một « ảo ảnh » (mirage) như một bức màn lung linh phủ từ mặt đất đến một chiều cao khoảng 1,50m gì đó. Đà điểu biết hiện tựợng này, nên nó chỉ cần cúi đầu xuống thấp hơn cái màn ảo ảnh đó, thì ở xa không thấy đựợc nó. Tôi không biết thuyết này chính xác tới đâu, nhưng hẳn là có cơ sở (3).

Như vậy, đà điểu đâu có ngu, chẳng qua nó bị mang tiếng oan. Nhưng ngay cái oan của nó cũng có ích lợi : khi người ta phê phán nhau là « như con đà điểu rúc đầu xuống cát », thì cũng có nghĩa là người ta đang còn có một không gian tự do tư duy, bàn cãi, phản biện nhau.

Vì vậy mà tôi tôn trọng đà điểu.

(1) Tiếng Pháp là « politique de l’autruche ».

(2) Đây là báo ở Pháp, không phải là bản dịch của tờ báo hoạt họa Mỹ. Tuần báo Journal de Mickey cùng tuổi với tôi, trẻ hơn tôi non 1 tháng. Tôi không tìm ra số báo nói trên vì đã quá xa, vả lại Journal de Mickey 2 lần đánh số : số 1 ngày 18/10/1934, và (đánh số lại) số 1 ngày 29/5/1952.

(3) Ngay ở Pháp, ai đi xe hơi trên xa lộ mùa hè, cũng thường thấy ở xa, mặt đường tráng nhựa có một ảo ảnh lung linh như mặt đường đang bị ướt.
(Nguồn: http://vietsciences.free.fr/vongtaylon/giaoduc/chuyencondadieu.htm)




da dieuLÝ LUẬN ĐÀ ĐIỂU


Trong logic người ta gọi đó là "lý luận đà điểu". Con đà điểu có khuynh hướng là: mỗi khi gặp kẻ thùbiết mình chết chắc, nó chỉ cần dúi đầu mình xuống cát. Nó sống trong sa mạc, mắt nhắm tịt mà đầu thì trong cát. Nó yên chí vì nó không còn phải nhìn thấy kẻ thù ở đâu nữa.

Nhưng như vậy không có nghĩa là kẻ thù đã biến mất; thực ra việc đó chỉ làm cho kẻ thù mạnh mẽ hơn mà thôi. Lúc này thì con đà điểu cũng chẳng định làm gì để trốn thoát, chiến đấu, thương lượng, hay bất kỳ điều gì. Thế thì chẳng còn gì phải bàn: đơn giản là nó đứng đó sẵn sàng làm một bữa ngon cho kẻ thù. Kẻ thù của đà điểu chỉ việc ăn nó mà không tốn tí sức lực nào, bởi lẽ đà điểu vẫn cứ sống với một ý niệm rằng: "Tớ chả thấy có kẻ thù nào ở đây cả".

Ngày nay lý luận của đà điểu có mặt khắp nơi. Không ai muốn nhìn thấy thực tại - rằng mình đang chìm đấy, rằng mọi giá trị của mình đều là giả dối, rằng toàn bộ nền văn minh của mình rặt bọn đạo đức giả, rằng tất thảy những nụ cười chỉ toàn là sự cử động của cơ miệng và chẳng hề có chút tâm tư nào trong đó, rằng mình đã quên là mình phải sống, phải yêu, phải cười, rằng mình chẳng hiểu được ý nghĩa của cuộc đời. (Trích: Lý luận Đà Điểu (chương 9) nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội)

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.