Tục Đốt Vàng Mã

25/06/20155:24 CH(Xem: 5113)
Tục Đốt Vàng Mã

THÍCH NHẬT TỪ

CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

Nhà xuất bản Hồng Đức 2015

TỤC ĐỐT VÀNG MÃ

Bạch Thầy, mỗi khi Tết đến, Xuân về là mọi người trong nhà con lại mua rất nhiều tiền vàng, lên chùa làm khóa lễ dâng sao giải hạn cho cả gia đình. Năm nay con về nhà chồng làm dâu, Tết này sẽ là Tết đầu tiên. Con có ướm hỏi mẹ chồng con về các nghi thức cúng kiếng của gia đình bên chồng thì được mẹ chồng giải thích là nhà bà là Phật tử nên không đốt vàng mã và không làm lễ dâng sao, giải hạn. Con muốn hỏi Thầy mẹ chồng con làm như vậy có đúng không ạ? Con rất băn khoăn vì bên nhà con hằng chục năm nay đều dâng sao giải hạn, giờ về bên này, con lại là dâu trưởng, nếu không làm vậy thì không biết năm mới có được bình an, may mắn hay không? Con cũng mới biết đến Tạp chí Mẹ&Bé và thật may mắn là Tạp chí có chuyên mục này để con có thể hỏi trực tiếp được Thầy về vấn đề làm con lo lắng đã nhiều ngày nay. Con cảm ơn Thầy nhiều!

Thu Hà, Hà Nội

Mẹ chồng của chị là một Phật tử thuần thành nên bà “không đốt vàng mã và không làm lễ dâng sao, giải hạn” và cũng không bảo con cháu sống với mê tín, dị đoan, vốn trái lại với lời Phật dạy trong các Kinh điển. Tôi xin chia sẻ với chị hai vấn đề được nêu ra như sau:

Dâng sao giải hạn đi ngược lại văn hóa Phật giáo

Dâng sao giải hạn là một tập tục mê tín, có gốc rễ từ đạo Lão, pha trộn tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, thường được tiến hành tại các Đạo quán, dần dà đã ảnh hưởng sâu rộng đến các nước Việt Nam, Nhật Bản và Nam Bắc Hàn. Dâng sao giải hạn là hoạt động mê tín, đi ngược lại văn hóa Phật giáo nói chung và quy định của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói riêng. Rất tiếc, hiện nay, hủ tục này vẫn còn tồn tại trong một số ngôi chùa Phật giáo, lúc đầu như một phương tiện (tiếp biến văn hóa), về sau trở thành một trở ngại cho Phật giáo, làm cho giới khoa học ngộ nhận rằng Phật giáo truyền bá mê tín.

Các lời đồn đại về sao xấu như “nam La (Sao La Hầu), nữ Kế (sao Kế Đô)”, “49 chưa qua, 53 đã đến” hoặc “sao Thái Bạch, sạch cửa nhà”,. chỉ là những lời hù dọa, khủng bố, không có giá trị chân lý. Người mê tín, dưới tác động của thái độ sợ hãi, đã bị niềm tin không có sự thật này gây sợ hãi, lo âu, sầu muộn, khổ đau. Đây là một thực trạng đau lòng.

Theo quan niệm mê tín này, có 28 vì sao, tụ thành 9 chòm: La Hầu, Thổ Tú, Thủy Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Vân Hớn, Kế Đô, Thái Âm, Mộc Đức. Các sao chia làm hai loại, tốt và xấu. Năm bị sao xấu chiếu mạng toàn gặp việc xui xẻo, ốm đau, thất bại, kiện tụng, thua lỗ,. Năm được sao tốt chiếu mạng thì gặp toàn việc đại cát, ăn nên làm ra. Để giải hạn, người mê tín thường cúng các thần sao vào đầu năm, rồi sau đó, tiếp tục cúng hằng tháng, nhằm xin thần sao giải ách. Những năm có nhiều khủng hoảng kinh tế, bất ổn xã hội, thiên tai liên miên, tai nạn giao thông, bệnh tật tăng vọt,. thì lượng người dâng sao nhiều hơn. Đang trong khổ đau, không tìm nguyên nhângiải phápmù quáng chạy theo mê tín, theo Đức Phật, chỉ rước họa vào bản thân. Mê tín tạo ra sợ hãi. Sợ hãikẻ thù của hạnh phúc. Người mê tín trở thành con lật đật bị các hoạt động mê tín giật dây, chi phối. Cuộc đời do đó trở nên ảm đạm, khổ đau.

Cuối năm Âm lịch cho đến rằm tháng Giêng, những người mê tín thường rủ nhau đến các nơi mê tín để dâng sao (nếu năm đó gặp sao tốt) và giải hạn (nếu năm đó gặp hạn xấu). Vì là một hoạt động mê tín, tác dụng giải tỏa tâm lý sợ hãi của dâng sao không đáng kể. Ngược lại, “sợ” cho vận mệnh của mình xui đã trở thành virut ám ảnh cả một năm sau đó. Dâng sao giải hạn chỉ tiền mất tật mang. “Tiền mất” là vì nhiều nơi cúng vẽ vời với chi phí cắt cổ vài triệu đến vài trăm triệu. “Tật mang” là vì sống với mê tín và nỗi sợ hãi thì không thể có hạnh phúc được; sầu bi, ưu não đeo bám ta.

Trong kinh Di Giáo[1], Ngài cấm tu sĩ Phật giáo không được dâng sao giải hạn, vì theo Đức Phật không có các sao chi phối vận mệnh con ngườithần linh, số phận con người là do tự do ý chí, hành động, lối sống của con người định đoạt. Giải hạn tốt nhất theo Phật giáo là chuyển nghiệp. Nghiệp xấu mà vốn dĩ có thể tạo ra quả khổ đau, có thể chuyển hóa được bằng cách gieo các nghiệp thiện đối lập. Ăn năn, cải hối, tránh dữ, làm lành, từ bỏ lối sống khổ đau, chuyển hóa tham lam, sân hận, si mê... là khởi đầu của sự làm mới về đạo đức. Thay vì tin vào sao hạn vốn không có thật (nhưng người tin thì có tác hại thật), mọi người không nên tiếp tay cho hủ tục này. Tăng Ni cần sống đúng giới luật Phật dạy. Người Phật tử không nên đến các chùa nhờ giải hạn. Xã hội cần lên án các hủ tục này vốn là các dây tầm gửi bám trên thân cây Bồ-đề Phật giáo.

Như đã nói, cúng sao không có trong Phật giáo, mỗi khi có nỗi khổ niềm đau, Phật tử thuần thành thường đến chùa tư vấn, hoặc tham dự các khóa tu, đọc tụng kinh điển, nhằm tìm ra giải pháp. Phần lớn các chùa ở miền Nam không cúng sao giải hạn. Chỉ có khóa lễ Cầu an, cầu cho thế giới hòa bình, nhân dân an lạc, quốc gia phát triển. Nghi thức cúng đơn giản: Hoa, đăng, trà, quả. Một thời kinh ngắn, thường là kinh Dược Sư (thầy thuốc tâm linh), kinh Phổ Môn (quán chiếu cuộc đời), kinh Phước Đức (38 cách làm phước), kinh Từ Tâm (xây dựng hòa bình, bảo vệ sự sống, thương yêu muôn loài),...

Tốt và xấu, họa và phước, theo Phật giáo là do hành vi (nghiệp) bao gồm tư duy, lời nóiviệc làm mà ra. Triết lý nhân quả Phật giáo thường được mô tả qua bài kệ bốn câu sau đây: “Muốn biết nhân quá khứ, hãy xem quả hiện tại. Muốn biết quả tương lai, hãy xem nhân hiện tại”. Nhân quả là một tiến trình từ quá khứ đến hiện tại và tương lai, theo đó, một hành động được gieo, dưới sự tác động của duyên sẽ trổ quả nhất định. Có nhân trổ quả hiện tiền khi gặp duyên thuận. Có nhân lâu trổ quả do thiếu duyên. Duyên thuận thì nhân trổ quả sớm. Duyên nghịch thì nhân bị vô hiệu hóa, nên quả bị triệt tiêu. Nhân quả trong Phật giáo khác hoàn toàn với thuyết định mệnh, thuyết Thần ý, thuyết ngẫu nhiên của các tôn giáotín ngưỡng khác. Mọi thứ có thể thay đổi theo hướng tích cực nếu chúng ta quyết tâm gieo nhân hạnh phúc và tạo duyên thuận lợi.

Sẽ là một ngộ nhận nếu ai đó cho rằng cúng sao là một tiếp biến văn hóa trong Phật giáo, hoặc như một phương tiện độ những người mê tín vào đạo Phật. Đạo Phật chống lại mê tín, do đó, tiếp biến văn hóa trong Phật giáo làm cho đạo Phật gần gũi với cuộc sống hơn, chứ không thể tiếp biến mê tín dị đoan được. Phương tiện phải đi đôi với trí tuệ, để trở thành trí tuệ phương tiện. Phương tiện như một giàn giáo xây nhà. Nhà xây xong mà không bỏ giàn giáo thì giàn giáo trở thành một chướng ngại vật của ngôi nhà. Lập phương tiện xong thì phải phá. Không tháo dỡ phương tiện sau khi đạt mục đíchphá hoại Phật giáo bằng sự tiếp tay mê tín, dị đoan, vốn ngược lại lời Phật dạy.

“Lợi bất cập hại” trong cúng sao là điều mà đệ tử Phật cần phải sáng suốt nhận ra. Những gì không thuộc văn hóa Phật giáo thì không nên đưa vào khuôn viên chùa, để tránh các hình thức ngộ nhận và phản tác dụng. Để bỏ hủ tục phi Phật giáo này, mọi người nên đi chùa, nghe thuyết pháp (các lời dạy minh triết của Phật), trau dồi tầm nhìn đúng (chánh kiến), tư duy đúng (chánh tư duy) trên nền tảng chánh tín (sad- dha), sống đời đạo đức chuẩn mực, chuyển hóa tham, sân, si, phát triển trí tuệ thì vô minh (mà cúng sao là một si mê) sẽ bị tiêu diệt, nhờ đó, con người sống hạnh phúcbình an hơn.

Đốt giấy vàng mã là phá hoại phước đang có

Trước tiên, cần xác định rằng hủ tục “đốt giấy vàng mã” xuất phát từ mê tín trong dân gian Trung Quốc, đi ngược lại hoàn toàn với văn hóa Phật giáo.

Quan niệm “người chết thành quỷ” (nhân tử viết quỷ) đã có mặt từ thời Ngũ đại[2] tại Trung Quốc, trở thành một tập tục mê tín, có sức sống dài lâu nhất. Trong thời đại khoa học này, hủ tục này vẫn tiếp tục sống dai dẳng. Theo sách Thuyết văn giải tự, con người sau khi qua đời đều thành quỷ (Nhân sở quy vi quỷ). Từ quan niệmma quỷ sống vĩnh hằng dưới lòng đất, dân gian Trung Quốc cho rằng “âm sao dương vậy”, tức thừa nhận có một âm phủ dưới lòng đất, nơi các ma quỷ sinh hoạt như con người trên dương gian. Niềm tin phản khoa học và trái với lời Phật dạy này lại có sức sống mãnh liệt, khi nó được sử dụng biện hộ như một “hiếu sự” mà con cháu còn sống phải làm như một cách trả hiếu..

Từ đó, thuyết “sống ở dương gian là tạm thời, về với âm phủ là sống vĩnh hằng’ đã trở thành một quan niệm mê tín trong dân gian Trung Quốc từ hàng ngàn năm qua. Từ thời Hán ở Trung Quốc đã có tục chôn tiền thật cho người quá cố, với hi vọng giúp người quá cố tiếp tục sống hạnh phúc dưới cõi âm, vốn không có thật. Khi người chết được quan niệm tiếp tục sống ở cõi âm, người Trung Quốc tin rằng ma quỷ cần các nhu yếu phẩm như con người. Về sau, ý thức được sự phí phạm, thân bằng quyến thuộc của người quá cố thay thế vàng bạc thật thành các loại vàng mã, để cúng.

Tại Ai Cập cổ đại, các vị vua (Pha-ra-ông) khi tại vị, ít lo cho dân, thích làm các Kim tự tháp nguy nga tráng lệ cho mình, để tiếp tục sống vinh hoa sau khi chết. Trong Kim tự tháp kim cương, ngọc ngà, châu báu được chôn theo. Khi vua chết, các bà hoàng và cung tần mỹ nữ được vua sủng ái thỉnh thoảng được chôn sống theo. Không đến nỗi bất nhẫn và bất nhân như Ai Cập, người Trung Quốc đã thay thế tiền thật thành tiền vàng mã, đồng thời làm nhà cửa, xe cộ, người hầu, vật dụng bằng giấy vàng mã với hi vọng cung phụng cho người quá cố dưới cõi âm.

Trung Quốc và Ai Cập có quan niệm mê tín về cõi âm gần giống nhau. Dù Trung Quốctiến bộ hơn Ai Cập, hủ tục đốt nhà cửa, xe cộ, người hầu và tiền vàng mã, theo Phật giáo, đã phạm tội sát sinh trong tâm tưởng (do thiêu đốt người nộm), phá phước báu của bản thân (phí phạm tài sản do mua và đốt vàng mã), gây ô nhiễm môi trường. Hủ tục này không thể xem là nhu cầu văn hóa. Thực chất, theo Phật giáo, đây là tập tục mê tín lâu đời, xuất phát từ nghiệp vô minh, gây tạo sự hoang phí, ô nhiễm môi trường, dễ dẫn đến hỏa hoạn như cháy đền thờ, cháy rừng,.

Giá quần áo vàng mã khoảng 30.000đ - 80.000đ/bộ, gần bằng giá quần áo thật; xe máy SH, Vespa lớn giá chênh lệch từ 100.000đ - 300.000đ; nhà biệt thự cao tầng thì giá lên đến hàng triệu đồng. Đồng đô la Mỹ, Canada, Úc và đồng Euro được vàng mã hóa. Tiền vàng mã vung vãi khắp lộ trình di quan đến nơi an táng, như thể “lót đường” cho quan âm phủ để ngài nhẹ tay với người chết. Lòng tham và sự si mê của người sống về tục đốt vàng mã đã làm cho họ góp phần làm giàu cho các nhà sản xuất vàng mã. Theo Phật giáo, người chết không thể hưởng thụ được tài sảnvật dụng của họ hay dành cho họ; vàng mã được đốt cháy đã trở thành tro bụi đen dơ không còn giá trị sử dụng. Giả sử nhà vàng mã có thể sử dụng được dưới lòng đất thì người chết có chiều cao trung bình 1,5m đến 1,7m sẽ trở thành “tí hon vài tấc”. Thật là buồn cười.

Theo Phật giáo Nguyên thủy, sau khi qua đời, con người không mất đi, tiếp tục tái sinh ngay lập tức vào bào thai của người mẹ trong tương lai. Theo Phật giáo Đại thừa, thời gian tối đa mà người chết phải đầu thai làm một con người mới là

49   ngày. Trong kinh Tăng Chi, Đức Phật khẳng định nếu tái sinh làm người, tại đây, phôi thai được nuôi sống thông qua cái nhau của người mẹ; nếu tái sinh làm loài động vật (do lối sống thú tính nặng), tại đây chủ thể tái sinh được con mẹ nuôi sống. Không cần ăn uống từ người cúng, người chết tái sinh được nuôi sống bởi người mẹ tương lai hoặc giống cái làm mẹ.

Ma quỷ, theo Phật giáo, chỉ là cảnh giới trung gian tạm thời, rất ngắn, có mặt với người chết, vốn nặng chấp mắc về tình yêu, tình thương quyến luyến, hận thù cay nghiệt không tháo mở được, oan ức tuyệt mạng, các loại tự tử,. Thông thường, sau vài phút, vài giờ, vài ngày (không có vài năm, vài chục năm, vài trăm năm như dân gian đồn thổi), ma quỷ phải tái sinh theo nghiệp đã tạo. Cả hai truyền thống Phật giáo Nguyên thủyĐại thừa đều cho rằng người chết không hưởng được gì từ thực phẩm cúng kiếng của người sống. Trong thời gian tang lễ, người Phật tử thuần thành chỉ dâng cúng hoa quảthực phẩm chay tượng trưng; không kèn trống, không cúng tam sên, không cáo đạo lộ, không mở cửa mả, không mong hương linh về nhà.

Trong khóa lễ cầu siêu, các tu sĩ Phật giáo sẽ hướng dẫn phương pháp quán vô ngã, không đánh đồng thi thể là tôi, là tự ngã của tôi, là sở hữu của tôi để người chết thanh thản và nhẹ nhàng tái sinh theo nghiệp. Đồng thời, cũng không đánh đồng cảm giác, tri giác, tâm tư, nhận thức là tôi, tự ngã của tôi và sở hữu của tôi, nhờ đó, tháo mở nhanh các chấp dính về cảm xúcthái độ, giúp người quá cố ra đi nhanh chóng và nhẹ nhàng.

hiểu rõ người chết không mất hẳn, không trở thành ma quỷ dưới âm phủ, âm phủ không có thật, người chết không ăn uống được (do không còn miệng để nhai, không còn cổ để nuốt, không còn bao tử để tiêu hóa, không còn quá trình trao đổi chất trong cơ thể), người Phật tử không nên đốt giấy vàng mã dưới mọi hình thức vì làm như vậy chỉ phá hoại phước và là một việc làm vô nghĩa.

Ta cũng không thể phủ nhận rằng đây đó vẫn còn một số chùa Phật giáo, nhất là chùa của người Hoa, vẫn có hỏa lò để đốt vàng mã, và rất nhiều người mê tín đến đây để đốt vàng mã. Nhiều chùa để bảng cấm đốt vàng mã nhưng việc đốt vàng mã vẫn diễn ra, gây ô nhiễm đến môi trường sống của nhà chùa và dễ gây ra hỏa hoạn. Đó là do người mê tín luôn sống với sợ hãi và tự an ủi rằng thà đốt dư thừa còn hơn thiếu, nên các hủ tục phi Phật giáo tiếp tục tồn tại trong một số chùa. Lý do khác là do các ngôi chùa Phật giáo chưa quyết liệt chống lại hủ tục mê tín, trái với đạo Phật nên mới thành ra như thế.

Trong tang lễ, các tuần thất, ngày kỵ giỗ hàng năm, Phật giáo khích lệ Phật tử tại gia nên bố thí, cúng dường, giúp người cứu đời, vượt qua cái nghèo khóbất hạnh. Đây là hành động nhân bảngiá trị thiết thực. Phật dạy: “Phụng sự chúng sinh (tức con người) là cúng dường Phật một cách thiết thực”. Ngài không hề dạy “phụng sự ma quỷ” vì tất cả người chết phải tái sinh theo nghiệp. Đây là việc làm, theo Phật giáo “biến đau thương thành hành động nhân đạo, thấm nhuần tình người”.

Phật giáo nhận thức rõ rằng trong cuộc sống có nhiều người cơ cực, vất vả, không đủ cơm ăn áo mặc, nhiều bệnh nhân không có tiền uống thuốc, nên thường khuyên Phật tử tránh xa mê tín, tránh nghiệp lãng phí, cắt xén phần chi tiêu để giúp người bất hạnh vượt qua lúc khốn khó. “Cứu một người phúc đẳng hà sa” và “Dù xây chín bậc phù đồ (tháp) không bằng làm phước cứu cho một người” là nếp sống văn hóa của Phật tử.

Để giúp người dân bỏ hủ tục mê tín này, ngày 12 tháng 7 năm 2010, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 75/2010/NĐ-CP về “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa và tín ngưỡng”, trong đó, đốt vàng mã ở nơi công cộng sẽ bị phạt. Đạo Phật dạy uống nước nhớ nguồn, mỗi người phải ghi nhận và đền trả bốn ơn lớn là ơn cha mẹ, ơn thầy cô giáo, ơn tổ quốc và ơn xã hội. Do vậy, trong mùa Vu Lan (tháng 7 Âm Lịch), lễ thanh minh tảo mộ, các lễ giỗ kỵ hàng năm, người Phật tử được khích lệ báo hiếu vật chấttinh thần với cha mẹcửu huyền thất tổ; không đốt vàng mã, để sự đền ân trở nên có ý nghĩagiá trị hơn.

Nhận diện được các tác hại nguy hiểm của mê tín dị đoan, trong đó có việc dâng sao giải hạn và đốt vàng mã, mọi người hãy sống với văn hóa chánh tínchánh trí tuệ mà Đức Phật đã dạy, để mỗi hành động của ta, nếu không trực tiếp mang lại hạnh phúc cho tha nhân, cũng không làm phương hại gì cho cộng đồngxã hội.

Là người con dâu thảo hiền, chị hãy noi gương và học tập sự tinh tấn, hiểu biết của mẹ chồng chị. Làm được như vậy tôi tin chị sẽ là người con dâu trưởng đảm đang, chu toàn với sự hướng dẫn, dìu dắt của bà.

Chúc chị và gia đình một năm mới hạnh phúc và bình an!




[1]  Kinh lời dạy cuối cùng của Đức Phật.

[2]  Hơn 2.000 năm trước Công nguyên.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/02/2012(Xem: 63551)
08/12/2014(Xem: 25479)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.