Giúp Người Yêu Vượt Qua Mặc Cảm Thất Bại Và Bệnh Tật

25/06/20156:29 CH(Xem: 5975)
Giúp Người Yêu Vượt Qua Mặc Cảm Thất Bại Và Bệnh Tật

THÍCH NHẬT TỪ

CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

Nhà xuất bản Hồng Đức 2015

GIÚP NGƯỜI YÊU VƯỢT QUA MẶC CẢM THẤT BẠI VÀ BỆNH TẬT

Bạch Thầy, hiện tại con đang làm việc dưới quê còn người yêu con đang làm việc tại TP. Hồ Chí Minh. Anh ấy là người khuyết tật, chúng con đã đính hôn với nhau. Hiện nay anh ấy đang rơi vào khó khăn, bế tắc vì anh ấy vừa biết mình bị bệnh ung thư và còn nợ nần do công ty thua lỗ trong việc đầu tư. Con rất muốn chia sẻ, động viên anh ấy trong hoàn cảnh khó khăn này nhưng con không biết phải làm thế nào vì chúng con ở quá xa nhau (Con ở tận Cà Mau còn anh ở TP. Hồ Chí Minh). Con chỉ có thể gửi mail cho anh ấy, còn điện thoại hay nhắn tin đôi lúc anh ấy quá bận hay cáu gắt làm con cũng rất buồn, nhiều khi con gửi mail anh ấy cũng không chịu hồi âm. Con rất mong sự giúp đỡ của Thầy, con thật sự rất lo lắng. Con cảm ơn Thầy rất nhiều.

hoanglanl909@gmail.com

Những nỗi đau khổ mà chồng tương lai của chị gặp phải là những mắt xích “cái này kéo theo cái kia”, theo công thức “họa vô đơn chí”, từ đó, làm cho anh ấy dễ rơi vào mặc cảm thân phận. Nếu không nỗ lực vượt qua, các mặc cảm sẽ dẫn đến tâm trạng chán nản, bế tắc, tuyệt vọng. Để giúp anh ấy vượt qua các mặc cảm như những thách đố, chị nên lưu tâmtruyền thông cho anh ấy bằng thư tay hoặc email những điều sau đây:

Vượt qua mặc cảm ngoại hình

Nếu không có quá trình huấn luyện tự vượt qua chính mình, người khuyết tật dễ bị mặc cảm ngoại hình chi phối. Đây là tâm lý tiêu cực làm cho đương sự để ýlo âu quá mức về khiếm khuyết của cơ thể, từ đó, dễ rơi vào trạng thái tiêu cực, tự cô lập mình với người thân và xã hội. Khuyết tật sẽ trở thành một thất thế nếu đương sự mặc cảm về nó. Nếu biết cách tận dụng lợi thế của khuyết tật như Nick - chàng trai không tay, không chân, thì người khuyết tật sẽ trở nên đặc biệt hơn, được đánh giá cao hơn những người lành lặn gấp nhiều lần. Đừng phóng đại nhược điểm của cơ thể. Đừng quá lo lắngsầu bi. Đừng mặc cảm vì khuyết tật, vì như thế sẽ không thay đổi được điều gì. Lo lắng quá mức thực tế là một bệnh lý, mà người mặc cảm tự hành hạ và biến mình thành nạn nhân của khổ đau và bế tắc.

Nhận thức tích cực về luật bù trừ “mất cái này để được cái khác” sẽ giúp ta vững vàng vượt qua bão giông trong cuộc đời, mà ai cũng phải một lần hay nhiều lần trải qua. Trong mọi tình huống, đừng để mặc cảm khuyết tật chi phối cuộc đời. Cảm giác tiêu cực này chẳng có lợi ích cho bản thân, do vậy, nên nỗ lực vượt qua nó.

Hãy nhận thức rằng cuộc đời vốn dĩ như thế, thân phận con người, do nhân quả chi phối, phải trải qua những cung bậc cần trải qua trong cuộc đời. Nhận thức này giúp ta có thêm nghị lực, tự lên dây cót tinh thần, chiến thắng các cảm giác ám ảnhsợ hãi xã hội, vốn tạo ra thái độ buồn chán, vô nghĩavô vọng đang khi hoàn cảnh bản thân không đến nỗi bi đát như đương sự có thể cường điệu hóa.

Thất bại phải chăng là vị đắng?

Từ đỉnh cao của thành công, nhiều đại gia kinh tế đang bị rớt xuống vực sâu của nợ nần, tổn thấtphá sản. Vô thườngquy luật, được mất, hơn thua,... đã trở thành các cung bậc trong cuộc đời. Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm nhiều công ty phá sản, nhiều người tự tử và mất việc, ảnh hưởng xấu đến tâm lý, tình cảm và đời sống gia đình của biết bao người trên toàn thế giới. Khi nhận thức được rằng tổn thất là một hữu thể tiềm tàng và đôi lúc hiện hữu thực trong từng sự vật và diễn trình, ta giảm bớt được các cảm giác chua xót khi thất bại xảy ra với bản thân và người thân. Đối chiếu những người xung quanh với các tổn thất lớn hơn, ta dường như có được sự an ủi vì mình không phải là trường hợp tệ hại nhất. Do vậy, thay vì chìm trong khổ đau do thất bại ta hãy hướng tầm nhìn về một phương trời tươi sáng, lạc quan, để nỗ lực làm những gì có thể đạt được trong tầm tay.

Để thất bại mà ai cũng phải trải qua trong đời không trở thành vị đắng, chúng ta không nên vướng kẹt vào nỗi ám ảnh ê chề trước sự thế được mất, hơn thua. Thất bại tạo ra cảm giác ngậm ngùi, buồn tủi, uất hận, như một hồn ma ám ảnh. Cứ mỗi lần nhớ đến những thất bại, ta không khỏi đau xót như một điệp khúc lẩn quẩn, không có lối thoát.

Có người phải mất nhiều năm mới thoát ra được những cảm giác mất mát đã qua. Sự thất bại đã kết thúc với quá khứ, vốn không còn nữa, nhưng lại có thể trói buộc ta trong vũng lầy của tuyệt vọng. Mỗi khi ký ức hiện về, nỗi đau về thất bại lại trỗi dậy. Do vậy, hãy để sự vật, sự kiện trôi qua trên bề mặt của ngày tháng, không nên để chúng đọng lại trong tâm thức của ta. Hồi tưởng về khổ đau do thất bại làm ta đau đớn, ngậm ngùi, xé lòng và rồi đẩy ta đến bờ vực thẳm buồn thảm. Lăng kính ký ức về khổ đau quá khứ trở nên phức tạp, đan chéo ngang dọc trong kho tàng tâm thức. Do vậy, thay vì đăm chiêu về mảng tối của thất bại, người khôn ngoan hãy nỗ lực rộng mở tâm hồn, sẵn sàng tiếp nhận cái mới, thể hiện lòng khoan dung với mọi người, trong đó có bản thân; từ đó, mở ra các thời cơ được mọi người giúp đỡ, hợp tác.

Tập nhìn cuộc đời bằng con mắt quán chiếu để thấy rõ mọi thứ đang diễn ra. Đừng quá quan tâm đến bản thân mình, những nhu cầu, những điều được mất, ta sẽ trải lòng với thế giới bằng một nhãn quan yêu đời. Đổ lỗi cho thời cuộc, oán hận cuộc đời, thù ghét đối phương,... không phải là giải pháp khôn ngoan cho bế tắc và thất bại. Các nhận thức tích cực có khả năng giúp ta sống tự tin hơn, biết tận dụng thất bại như một bài học có giá trị trong cuộc đời, ít nhất giúp ta không vấp ngã lần thứ hai, và nếu có, vẫn có thể mạnh dạn đứng dậy thêm vài lần nữa, cho đến lúc nắm chắc được thành cônghạnh phúc trong tầm tay.

Nợ nần do thua lỗ không phải là kết cục thảm hại

Khi suy nghĩ nợ nần là một kết cục, nhiều người không còn tinh thần phấn đấu, vượt qua và vươn lên trong đời. Nợ nần chồng chấthậu quả của đầu tư sai lầm, làm ăn thua lỗ, những tác động tiêu cực đa chiều từ nền kinh tế suy thoái toàn cầu và nhiều nguyên nhân khác nữa. Khi vướng phải nợ nần, ta dường như đang đối diện trước tình thế không còn cơ hội. Nhiều người, do vậy, đã suy nghĩ tiêu cực, chán chường, giao phó vận mệnh mình cho thế cuộc vần trôi như chiếc lục bình chẳng biết rồi sẽ đi về đâu. Từ suy nghĩ tiêu cực này, người bị xiết nợ đã dần dà đánh mất phương hướng trong đời.

Để vượt qua trạng thái yếm thế này, ta nên lưu tâm rằng thất bại không có nghĩa là không còn cơ hội để làm lại từ đầu. Để thay đổi tình huống, để cải thiện bản thân và để biến những ước mơgiá trị trở thành hiện thực trong cuộc sống, ta hãy tin rằng mọi việc không như ý rồi sẽ phải kết thúc. Lo âu quá mức về nợ nần thường làm cho quá trình lão hóa xảy ra sớm hơn.

Trong mọi tình huống, không nên khép kín cơ hội tiếp xúc với mọi người. Chị hãy khuyên anh chơi thể thao phù hợp với thể trạng, nhờ vận động toàn thân giải phóng được những căng thẳnglo lắng không cần thiết. Nhờ sức khỏe tốt, tinh thần trở nên minh mẫn, nên có thể từng bước làm rõ được nguyên nhân, khắc phục các hậu quả, tiếp tục vững bước trên con được gây dựng cơ nghiệp, như hiện tượng “sau cơn mưa trời lại sáng”.

Ung thư không phải là dấu chấm cuối cuộc đời

Đành rằng ai cũng hiểu ung thư là căn bệnh nan y, nhưng điều này không có nghĩa hễ ai bị bệnh ung thư đều phải chết trong thời gian vài tháng, vài tuần hay vài ngày. Có người sống chung với bệnh ung thư đến 10 năm nhờ tinh thần khỏe mạnh làm tăng cường hệ thống miễn nhiễm giúp cơ thể duy trì sự sống lâu hơn.

Điềm tĩnh, không bàng hoàng, không sợ hãi, không trốn chạy, không mặc cảm bệnh tật, không than vãn, nhiều bệnh nhân ung thư đã vượt qua căn bệnh trầm kha ngoài sự tiên liệu của bác sĩ. Với sức mạnh của lối sống lạc quan, tích cực, yêu đời và tình yêu cao thượng,... nhiều bệnh nhân đã kéo dài tuổi thọ thêm vài năm thậm chí vài chục năm. Điều quan trọng là bệnh nhân ung thư hãy cố gắng sống như những người bình thường, chuẩn bị thái độ tâm lý thật tốt để sẵn lòng đón nhận những chuyện có thể xảy ra trong tương lai, dù là xấu nhất. Nguồn cảm hứng từ cuộc sống đã giúp nhiều bệnh nhân kéo dài tuổi thọ một cách có ý nghĩa, hoặc tối thiểu sẽ giúp người bệnh sống giai đoạn cuối đời trong an lạc, vượt qua các mệt mỏi, biếng ăn, sầu đau, bất hạnh.

Dù là căn bệnh dẫn đến cái chết nhanh hơn, không phải bệnh nhân nào cũng chết nhanh chóng. Do vậy, thay vì bị vướng kẹt vào cảm giác buồn lo, sợ hãi, tốt nhất hãy tự giúp đỡ mình, lắng nghe các lời khuyên nhủ thích hợp, tiếp nhận các dịch vụ y tế trong điều trị, nhờ đó, chất lượng cuộc sống vẫn được đảm bảo đến giờ phút cuối đời. 

Hãy giữ tâm ý thản nhiên trước tình hình sức khỏe; Không hồi hộp, lo lắng, sợ hãi cái chết và sự chia ly do chết chóc gây ra; hài lòng với những gì mình đã nỗ lực làm chân chính và có phương pháp; sống trọn một ngày có ý nghĩa với bản thân và người thân ta sẽ thấy cuộc đời đáng sống và có giá trị hơn. Điều này không đòi hỏi ta phải có nhiều tiền, chỉ cần biết cách điều chỉnh nhận thức theo hướng tích cực, ta sẽ biến ngân quỹ thời gian còn lại vốn ít ỏi trở thành những tháng, ngày, giờ, phút tuyệt vời. Giá trị cuộc đời tỉ lệ thuận với chất lượng sống chứ không phải thời gian dài hay ngắn, sống thọ hay chết yểu.

Tôi tin rằng chị đủ điềm tĩnh với tư cách người vợ tương lai chân tìnhhiểu biết, chị có thể nâng đỡ tinh thần của người mình yêu, giúp anh ấy vượt qua các mặc cảm, để sống có chất lượng, hạnh phúcý nghĩa hơn.

Chúc chị thành cônghạnh phúc.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/02/2012(Xem: 63554)
08/12/2014(Xem: 25494)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.