Chuyện Thị Phi Chốn Công Sở

25/06/20156:35 CH(Xem: 5909)
Chuyện Thị Phi Chốn Công Sở

THÍCH NHẬT TỪ

CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

Nhà xuất bản Hồng Đức 2015

CHUYỆN THỊ PHI CHỐN CÔNG SỞ

Bạch Thầy! Con đang có chuyện rất đau buồn ở cơ quan nơi con công tác. Con buồn lắm, bức xúc lắm nhưng không thể chia sẻ với người thân hay gia đình được vì không muốn họ phiền lòng bởi những việc ở ngoài gia đình. Những ngày qua đối với con vô cùng nặng nề. Chuyện là thế này ạ: Sếp trực tiếp của con là nữ. Chị ấy rất giỏi giang, thông minh nhưng vô cùng độc đoán, chuyên quyền. Lúc nào chị ấy cũng muốn tất cả cấp dưới (thậm chí những đồng nghiệp ngang hàng) phải phục tùng chị ấy. Tất cả mọi người trong văn phòng đều rất bức xúc với cung cách và thái độ làm việc của sếp. Nhưng con làm việc gần chị ấy nhất nên va chạm liên tục. Mọi người đều muốn “phế truất ” chị ấy nhưng không ai dám làm vì sợ, vì ngại. Con ở gần nên hiểu chị ấy không có tâm địa độc ác, xấu xa gì chỉ là vì chị ấy quá tự tin và quyết đoán nên xem nhẹ (nếu không muốn nói là xem thường) những người xung quanh. Gần đây có một sự cố xảy ra, con buồn quá và có tâm sự những bức xúc của con với một bạn đồng nghiệp. Không ngờ chị này lại đi nói xấu sếp với tất cả mọi người và gán cả những chuyện con không nói vào cho con. Chị sếp đã nổi cơn thịnh nộ, một mặt chị ấy bắt con phải tự giải quyết rắc rối với khách hàng (việc này không phải do con gây ra hậu quả), đồng thời chị ấy chửi mắng con như thể con là người muốn phá nát cơ quan bằng những câu chuyện ngồi lê đôi mách. Con không bao giờ có ý định đó, Thầy ạ. Tự vấn lòng mình và những việc đã làm con thấy mình không có lỗi (trong sự việc bê bối với khách hàng, chính khách hàng hết sức thông cảm và hiểu điều đó). Con chỉ thấy mình có lỗi vì những phút giây bực bội quá không kiềm chế được lời ăn tiếng nói của mình. Con muốn nhờ Thầy tư vấn cho con làm sao để con sớm được bình an sau sự sỉ nhục của sếp và những người vào hùa với chị ấy, và từ giờ trở đi con phải làm gì để giữ cho “khẩu ” được “tịnh ”. Con cảm ơn Thầy rất nhiều!

Bàng Thị Thu Cúc, TP. Hồ Chí Minh

Chuyện “nhỏ to tâm sự” của chị đã trở thành “lớn”, khi nó được cái loa phóng thanh của đồng nghiệp mở với cường độ làm cho mọi người trong cơ quan cùng biết. Từ đó, cơn thịnh nộ của sếp đã làm cho chị phải mệt mỏi giải quyết các hậu quả, mà bản thân chị không phải là tác nhân trực tiếp. Với tư cách là người có trách nhiệm liên đới, đồng thời cũng là người có liên hệ “bất đắc dĩ” đến nội dung, chị cần suy ngẫm những điều sau đây:

Chia sẻ rắc rối với người có kinh nghiệm

“Ém nhẹm” nỗi đau đang khi mình không có đủ năng lực để tự giải quyết là điều không thông minh. Phóng thích nỗi đau là một nhu cầu, cũng như việc khai thông ống cống để nước được chảy lưu thông tránh nghẹt cống và xua đuổi mùi xú uế. Khi nỗi đau “thị phi” tấn công, điều may mắn là chị đã không chia sẻ với người thân hay gia đình vì không muốn họ phiền lòng vì những việc ngoài gia đình. Ứng xử của chị trong tình huống vừa nêu là rất thích hợp. Vấn đề ở đây không chỉ đơn thuần là “không muốn họ phiền lòng”, mà còn ở chỗ không phải người thân nào, ngay cả cha mẹ hoặc bạn đời cũng có khả năng giải quyết tình huống mà chị đang mắc phải. Việc tham vấn trên chuyên mục này của Tạp chí Mẹ&Bé được xem là kênh tham khảo hữu dụng mà chị có thể sử dụng nhằm giải quyết các bất ổn, thậm chí là các tình huống bế tắc của bản thân.

Trong kinh Tăng Chi, thuộc kinh tạng Pali, Đức Phật dạy rằng, không nên đem lửa ngoài đường về đốt cháy người thân và vật dụng trong nhà; không nên đem lửa trong nhà đốt cháy người thân và vật dụng của người khác. Khái niệm “lửa” trong ngữ cảnh vừa nêu chỉ nỗi buồn khổ, cơn thịnh nộ, lời thị phi, chuyện không may mà ta có thể “mắt thấy tai nghe” ngoài đường phố. Động từ “đốt cháy” được hiểu là việc truyền đạt các thông tin nêu trên vốn không có liên hệ gì đến người thân trong gia đình, chẳng những không cần thiết, mà còn tạo cơ hội lây lan nỗi buồn vô cớ ở người thân. Thời gian về nhà sau khi ở công sở, văn phòng, chợ búa là thời gian quý báu, cần ưu tiên dành cho người thân trong gia đình. Điều này bao gồm mâm cơm gia đình, sự chăm sóc người thân, chia sẻ trách nhiệm công việc gia đình, cùng gánh vác các việc nặng nhọc, cùng chia sẻ niềm vui nỗi buồn để tình thân được gắn kết và tình người được đơm hoa. Khái niệm “không nên đem lửa trong nhà đốt cháy người thân...” được hiểu là không truyền chuyện thị phi trong gia đình cho làng xóm và người dưng vì họ không liên can gì và chắc gì họ sẵn lòng giúp đỡ, ngay cả khi họ sẵn lòng cũng chưa chắc đã làm được gì vì thiếu chuyên môn.

Ngoài việc không mồi lửa thị phi “ngoài đường về nhà” hay “trong nhà ra đường” để bình ổn về cảm xúc, đương sự cần điềm tĩnh phân tích nguyên nhân của vấn đề, đồng thời tìm ra giải pháp tốt nhất cho từng tình huống. Mồi truyền lửa thị phi không đúng chỗ, không hợp thời, không đúng người sẽ dẫn đến hậu quả, một mặt làm cho vấn đề nghiêm trọng hơn, mặt khác gây áp lực cảm xúc lên đương sự, vốn có thể dẫn đến tình huống làm cho vấn đề vượt khỏi tầm kiểm soát.

Tư vấn với người có năng lực chuyên môn, biết lắng nghe và thấu hiểu, biết thông cảm và đề nghị giải pháp thích hợp sẽ giúp người trong cuộc thoát khỏi tình trạng “quáng gà”. Chỉ khi nào câu chuyện “rắc rối” có liên hệ trực tiếp hay gián tiếp đến người thân thì việc chia sẻ và cung cấp thông tin liên hệ đến người thân là cần thiết, nhằm phối hợp giải quyết vấn đề. Lý do Đức Phật khuyên không “mồi lửa” thị phiviệc làm đó không giải quyết được vấn đề gì, đang khi về bản chất, nó chỉ làm cho đương sự bị đốt cháy bởi sự căng thẳng, lo lắng, bực tức. Một lý do khác là không cường điệu hóa vấn nạn, không quan trọng hóa vấn đề để đương sự nhận diện vấn nạn đúng với bản chất thực của nó. “Nhận thức như thật” này giúp đương sự giải quyết vấn đề đúng hướng, đúng cách, nhanh, gọn và hiệu quả.

Sống chung với người độc đoán

Về bản chất, không nhất thiết ai “giỏi giang, thông minh” đều là người “độc đoán, chuyên quyền”. Nhưng khi người thông minh có tính độc đoán thì sự độc đoán này sẽ làm cho đồng nghiệp và cấp dưới phải căng thẳngmệt mỏi.

Nhận thức được tính cách của người độc đoán, khi một ứng xử độc đoán được áp đặt, thì công việc mà người cấp dưới nên làm là giữ thái độ điềm tĩnh, không thể hiện “bức xúc”, dù cho lối sống và cách ứng xử của hai bên “va chạm liên tục”. Một khi đã hiểu được người khác, thay vì trách cứ họ hay liên kết để “phế truất” họ, đương sự nên tìm cách tháo mở vấn đề trong an toàn thay vì chỉ than vãn trong bóng tối. Sau khi nhận thức rõ sếp “không có tâm địa độc ác”, ta không nên đem câu chuyện của chị ấy làm đề tài đàm tiếu trong những lúc “trà dư, tửu hậu”. Tâm lý người chuyên quyền và độc đoán là rất tự cao và dễ tự ái. Khi sếp chị nắm bắt được thông tin về việc chị có liên hệ đến việc bị cho là “nói xấu sếp”, dù cho đó chỉ là câu chuyện chị bị gán vào những chuyện chị không làm, chị cũng nên khẩn khoản tìm cơ hội thích hợp để phân trần, nhưng tuyệt đối “không thanh minh, thanh nga” theo cách “khổ quá, không nói chịu không nổi”. Nên nhận thức rằng trên đời này bị hiểu lầm là chuyện thường tình, chuyện ta bị người khác dựng lên theo cách “tự dựng hình nộm” hoặc hạ nó xuống cũng là chuyện thường xuyên xảy ra. Đức Phật thường dạy: “Không ai hoàn toàn bị chê. Không ai hoàn toàn được khen”[1]. Để việc giải thích nỗi hàm oan hoặc bị hiểu lầm một cách có kết quả, chỉ cần khôn khéo chia sẻ với sếp trong thời điểm thích hợp, như lúc sếp vui, sếp rảnh rỗi, không bị căng thẳng,... Vì chỉ là sự hiểu lầm, đến lúc nào đó, sếp chị sẽ nhận ra rằng chị chỉ là nạn nhân bị sử dụng như một con rối bởi các đồng nghiệp và người cấp dưới của sếp chị. Khi ấy, vấn đề trở nên rõ ràng, hiểu lầm được kết thúc, tình thân không bị sứt mẻ, quan hệ không bị đổ vỡ.

Giải quyết các hậu quả ngoài ý muốn

Theo Đức Phật, con người cần có trách nhiệm đối với những gì mình đã tạo ra, nhất là khi nó gây ảnh hưởng tiêu cực đến người khác. Chấp nhận và cam kết trách nhiệm xã hội này, chị không nên phớt lờ, đào tẩu hay cường điệu hóa nỗi đau. Càng thấy mình vô tội chị nên tin rằng việc chị có trách nhiệm liên đới “giải quyết rắc rối” do các hậu quả của việc hiểu lầm gây ra sẽ giúp chị thoát ra khỏi bế tắc. Lý sựbiện luận “chuyện đúng sai” trong tình huống này hẳn không phải là giải pháp. Khi được sếp giao phải giải quyết một “hậu quả” nào đó (không cần bận tâm ai là tác giả) như một nhiệm vụ được giao, đương sự cần khôn khéo tìm giải pháp thích hợp nhất, không tổn thất cho hai bên. Trong trường hợp của chị bị gán là người “ngồi lê đôi mách”, trong khi trên thực tế “mình không có lỗi”, chị nên vững tin, khôn khéo giải quyết

vấn đề, còn việc “bê bối bị gán” vào chị hạ hồi phân giải sau. Thanh minh vội vã trong tình huống này nếu lại bị hiểu lầm sẽ làm cho vấn đề trở nên phiền toái hơn. Nên tránh tình trạng câm như hến, không giải thích rành mạch đầu đuôi để thông tin bị hiểu lầm sớm được kết thúc. “Quá mệt mỏi do oan ức” là một đè nén tâm lý có khả năng áp đảo tinh thần của người bị hàm oan dẫn đến tình trạng mất phương hướng, lo lắngbất hạnh. Tôi tin rằng rồi mọi việc sẽ trôi qua, sau cơn mưa trời lại sáng, việc hiểu lầm sẽ sớm được kết thúc.

Để được bình an

Về bản chất, “sỉ nhục” dù của ai đều làm cho nạn nhân cảm thấy “ngột ngạt”, khó xử và khổ đau. Dù muốn hay không, khi sự sỉ nhục do hiểu lầm đã xuất hiện, người bị sỉ nhục cần sáng suốt kiềm chế sự phát ngôn và hành động không cần thiết. Không đánh đồng bản thân là nạn nhân, dù sống trong làn tên, mũi đạn của thị phi, đương sự không nên tự hành hạ mình. Ý thức về tính cách nạn nhân sẽ làm đương sự “đứng ngồi không yên, giải quyết không xong”, dù cho vấn đề không phải là lớn lắm.

Điều quan trọng là để vượt qua khẩu nghiệp, khi đang bị cơn giận và nỗi hàm oan chi phối, chị cần kiềm chế phát ngôn và làm chủ hành vi ứng xử. Thay vì phản ứng vội vã ngay lập tức, chị nên hít thở không khí trong lành thật sâu để bình ổn cảm xúc, nhờ đó, không bị chìm đắm trong khổ đau khi bị hàm oan chi phối.

Nên nhớ quy luật “hình ngay, bóng thẳng” và chị sẽ không tự nhấn chìm mình trong nỗi khổ niềm đau. Nỗi hàm oan bao giờ cũng chỉ là tạm thời, đừng nâng nó lên thành bi kịch. Ai cũng biết vì lời nói hàm oan nên câu chuyện thị phi liên hệ đến chị là không đúng sự thật. Khi chị không phải là tác giả của câu chuyện thị phi nhằm nói xấu sếp hay một ai đó, chị không có gì phải sợ, lại càng không nên có cảm giác “bị sỉ nhục”. Trong tình huống bị hàm oan, nếu không nói xấu ai, không a dua với ai trong việc nói xấu, chị không cần phải “tịnh khẩu” theo nghĩa “ngậm miệng làm thinh”. Theo Phật giáo, tịnh khẩu là lời nói đúng sự thật, lời xây dựnghòa hợp, lời thể hiện lịch sự và lời có giá trị. Duy trì thói quen tích cực này ta không phải nuối tiếc về sau.

Thực tập thiền chánh niệm trong hơi thở 30 phút mỗi ngày, nhất là khi tâm bị bất an, sẽ giúp chị làm chủ cảm xúcthái độ, giải phóng căng thẳng, không tổn hại sức khỏe, đồng thời có thể giúp chị điềm tĩnh và bản lĩnh hơn trong việc giải quyết vấn nạn một cách an toàn. Duy trì thói quen này hằng ngày là nghệ thuật sống hạnh phúc với những gì chị đang có. Đừng quá lo lắng và bận tâm về nỗi hàm oan và về những gì mà chị không làm. Rồi theo thời gian, với sự giải thích đúng mọi việc trắng đen sẽ rõ ràng.

Chúc chị nhiều sức khỏe và sớm vượt qua nỗi hàm oan để sống hạnh phúc với những người thân thương.


[1] Kinh Pháp Cú.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/01/2015(Xem: 13292)
02/10/2015(Xem: 5368)
08/03/2014(Xem: 20676)
07/08/2012(Xem: 34128)
25/05/2020(Xem: 5577)
30/04/2020(Xem: 5495)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.