Homo Deus: Lược Sử Tương Lai

31/12/20201:01 SA(Xem: 4728)
Homo Deus: Lược Sử Tương Lai

HOMO DEUS: LƯỢC SỬ TƯƠNG LAI
Tác giả: Yuval Noah Harari
Nhà xuất bản Thế Giới 2019

 

Luoc Su Tuong LaiHomo sapiens có phải là một dạng sống siêu đẳng, hay chỉ là một tay đầu gấu địa phương? Làm thế nào con người lại tin rằng họ không chỉ đã kiểm soát thế giới, mà còn mang lại ý nghĩa cho nó? Công nghệ sinh học và trí thông minh nhân tạo đe doạ loài người ra sao? Sinh vật nào có thể kế thừa loài người, và tôn giáo mới nào sẽ được sản sinh?

 

Với giọng kể cuốn hút và mới lạ, Harari sẽ dần gợi mở và trả lời những câu hỏi trê, nhờ phân tích chi tiết những luận điểm gây nhiều tranh cãi: chủ nghĩa nhân đạo là một dạng tôn giáo, thứ tôn giáo tôn thờ con người thay vì thần thánh; sinh vật là thuật toán… ông vẽ ra một viễn cảnh tương lai khi Sapiens thất thế và Dữ liệu giáo trở thành một hình mẫu. HOMO DEUS còn bàn sâu hơn về các năng lựccon người đã tự trang bị để sinh tồn và tiến hoá thành một giống loài ngự trị trên trái đất, để rồi chính trong tiến trình hoàn thiện và nâng cấp các năng lực ấy chúng ta sẽ bị truất quyền kiểm soát bởi một sinh vật mới, mang tên Homo Deus.

 

NỘI DUNG CỦA HOMO DEUS – LƯỢC SỬ TƯƠNG LAI

 

Homo Deus – Lược Sử Tương Lai của sử gia Yuval Noah Harari được đông đảo bạn đọc mong chờ sau cuốn sách về lịch sử loài người đầy khiêu khích trước – Sapiens. Ngược lại với cuốn Sapiens khi tác giả nói và phân tích về quá khứ, Lược Sử Tương Lai dự đoán một tương lai vài trăm năm tới của nhân loại với nhiều ý tưởng không khả quan lắm cho loài người – hiện đang thống trị thế giới. Khi trí tuệ nhân tạo ngày một phát triển bởi chính bàn tay con người, có thể một ngày, chính các thuật toán còn “hiểu ta hơn ta hiểu bản thân mình” và chúng có tiêu diệt hay điều khiển loài người ra sao.

 

Trong Lược Sử Tương lai, Harari gợi mở và trả lời cho nhiều câu hỏi lớn, trong đó có thể kể đến như “Homo sapiens có phải là một dạng sống siêu đẳng, hay chỉ là một tay đầu gấu địa phương? Làm thế nào con người lại tin rằng họ không chỉ đã kiểm soát thế giới, mà còn mang lại ý nghĩa cho nó? Công nghệ sinh học và trí thông minh nhân tạo đe doạ loài người ra sao? Sinh vật nào có thể kế thừa loài người, và tôn giáo mới nào sẽ được sản sinh?” mở ra nhiều suy luậnkhám phá thú vị cũng như các cuộc tranh cãi cho độc giả.

CẢM NHẬN CỦA BILL GATES VỀ
HOMO DEUS – LƯỢC SỬ TƯƠNG LAI

bill-gates-book-2018-list-1-696x391“Điều gì khiến cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa? Và nếu một ngày nào đó, dù là điều gì đó đã khiến cuộc sống của ta có ý nghĩa biến mất – khi đó thì ta làm gì?”

Tôi vẫn nghĩ về những câu hỏi nặng kí đó sau khi đọc cuốn Lược Sử Tương Lai – cuốn sách mới gây nhiều tranh cãi của Yuval Noah Harari.

Melinda và tôi rất thích cuốn sách trước của tác giả Harari là cuốn Sapiens – Lược Sử Loài Người. Cuốn sách đã đưa ra những giải thích về việc giống loài chúng ta trở thành kẻ thống trị Trái Đất. Nó đã khuấy động cuộc trò chuyện trong giờ ăn tối hàng tuần sau khi cả hai chúng tôi đều đọc xong. Vậy nên ngay khi Homo Deus – Lược Sử Tương Lai phát hành vào năm vừa rồi, tôi đã mua một bản và đảm bảo sẽ mang nó đi để đọc vào kỳ nghỉ gần đây.

Tôi vui vì đã làm vậy. Cuốn sách mới này cũng hấp dẫn và đầy thách thức như cuốn Sapiens của Harari. Thay vì nhìn ngược lại quá khứ như Sapiens, Homo Deus hướng về tương lai. Tôi không hoàn toàn đồng ý với mọi thứ mà tác giả viết, tuy nhiên Harari đã viết với cái nhìn sâu sắc về một viễn cảnh hoàn toàn có thể xảy ra đối với nhân loại.

Lược Sử Tương Lai tranh luận về những nguyên tắc đang hệ thống xã hội sẽ trải qua nhiều biến đổi to lớn vào thế kỉ 21, với đó là những hậu quả như chúng ta đã biết. Cho đến hiện tại, những điều đã định hình xã hội, những điều ta dùng để đánh giá bản thân – đã trở thành một tổ hợp nào đó gồm những quy tắc mang tính tín ngưỡng về việc làm thế nào để sống tốt đẹp hơn, và nhiều hơn là những mục tiêu toàn câu như loại bỏ bệnh tật, đói nghèo, chiến tranh. Chúng ta đã sắp xếp để có những nhu cầu cơ bản của con người: được hạnh phúc, khỏe mạnh và kiểm soát được môi trường xung quanh. Những mục đích này là theo suy luận của con người, thì theo Harari, chúng ta thật ra đang đấu tranh để có được “niềm vui sướng, sự bất tử và tính thần thánh”.

Thế giới sẽ thế nào khi con người thực sự đạt được những điều đó? Đây hoàn toàn không phải một dự đoán vu vơ. Chiến tranh và bạo lực đã và đang ở mức thấp nhất trong lịch sử. Những thành tựu khoa học công nghệ đang giúp con người sống lâu hơn và chúng đang trên con đường giúp ta chấm dứt bệnh tật, đói nghèo.

Và đây là ý tưởng khiêu khích nhất của Harari: Nghe thì có vẻ tốt lành, nhưng việc đạt được giấc mơ về “niềm vui sướng, sự bất tử và tính thần thánh” có thể là tin xấu đối với loài người. Harari dự đoán về một tương lai tiềm năng khi mà số ít những người ở tầng lớp trên sẽ tự “nâng cấp” bản thân nhờ vào công nghệ gen và công nghệ sinh học, bỏ lại những hỗn loạn phía sau và biến thành một giống loài thần thánh như tên của cuốn sách; khi mà trí tuệ nhân tạo còn “hiểu rõ ta hơn cả ta hiểu chính mình”, và khi tầng lớp thần thánh cùng những con robot thông minh sẽ xem phần còn lại của loài người như đồ thừa.

Harari đã làm rất tốt việc đưa cho chúng ta một viễn cảnh về tương lai tàn nhẫn này. Nhưng tôi vẫn lạc quan hơn bởi tương lai là thứ không định sẵn.

Harari nêu ra rằng những tiến triển của con người hướng tới “niềm vui sướng, sự bất tử và tính thần thánh” vốn đã gắn liền với bất bình đẳng bởi vì một vài người sẽ vượt được lên đầu và rất nhiều sẽ bị bỏ lại. Tôi đồng ý rằng, những tiến bộ của loài người đang diễn ra nhanh chóng, và nó không tự động đem lợi ích đến cho tất cả. Thị trường tư nhân đang phục vụ cho nhu cầu của người dân theo đồng tiền, và vì vậy mà nhu cầu của người nghèo bị bỏ lại. Nhưng chúng ta có thể hành động để thu hẹp khoảng cách này và kìm thời gian cho sự thay đổi này lan rộng. Ví dụ, ta đã từng mất nhiều thập kỉ để tạo ra vắc xin và phổ biến chúng dần từ người giàu đến người nghèo; Ngày này – nhờ vào nỗ lực của nhiều công ty y dược, các tổ chức, chính phủ mà có những trường hợp, thời gian chênh lệch chỉ còn lại chưa đến 1 năm. Chúng ta cần cố gắng thu hẹp khoảng cách này hơn nữa, nhưng vẫn có một điều cần lưu ý: Bất công là điều không thể tránh được.


Theo như quan điểm của tôi, kịch bản về một ngày robot sẽ trỗi dậy và giành quyền thống trị chưa phải là điều thú vị nhất mà ta có thể nghĩ tới. Chắc chắn là khi trí tuệ nhân tạo càng trở nên quyền năng hơn thì ta lại càng phải đảm bảo chúng sẽ phục vụ con người và không phải là một mục đích nào khác. Đây là vấn đề về kỹ thuật – bạn có thể gọi là vấn đề về việc kiểm soát. Cũng không có gì nhiều để nói, khi mà công nghệ trong giả thiết còn chưa tồn tại.

Bill Gates cho rằng ta có thể kiểm soát máy móc để nó không làm theo bất kì một mục đích nào khác ngoài phục vụ con người. Tôi thấy hứng thú hơn với thứ mà, có thể bạn sẽ gọi là vấn đề mục đích. Cho là ta sẽ duy trì được sự kiểm soát. Sẽ thế nào nếu chúng ta giải quyết xong hết những vấn đề lớn như đói nghèo, bệnh tật và thế giới thì càng trở nên hòa bình hơn. Sau đó thì mục đích tiếp theo của con người sẽ là gì? Những thách thức gì sẽ khiến con người muốn giải quyết đây?

Trong phiên bản này của tương lai, điều ta lo lắng không phải là cuộc tấn công của tụi robot nổi điên nữa, mà là thiếu mục đích sống.

“Sẽ thế nào nếu ta đảm bảo được cuộc đời hạnh phúc, khỏe mạnh cho tất cả trẻ em trên Trái Đất? Điều này sẽ làm suy chuyển vai trò của cha mẹ ra sao?”

Tôi nghĩ câu hỏi này liên quan mật thiết đến cuộc đời mình. Gia đình cho tôi mục đích sống trong đờitrở thành một người chồng, một người cha, một người bạn tốt. Giống như nhiều phụ huynh, tôi mong muốn con mình sẽ có cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh và trọn vẹn. Nhưng nếu một cuộc sống khi mà mọi đứa trẻ trên Địa Cầu đều có được những điều này? Nó sẽ thay đổi vai trò của cha mẹ như thế nào

Harari là người làm tốt nhất trong việc trả lời câu hỏi vấn đề về mục đích mà tôi từng biết. Anh ấy xứng đáng được tuyên dương vì câu trả lời của mình với câu hỏi này. Harari gợi ý rằng việc đi tìm mục đích sống mới đòi hỏi việc tạo và phát triển một tín ngưỡng mới – sử dụng những từ ngữ theo nghĩa rộng hơn nhiều hơn đa số mọi người, những thứ như là “những nguyên tắc có hệ thống dẫn dắt cuộc sống của ta”.

Không may là tôi vẫn chưa hài lòng với câu trả lời cho câu hỏi về mục đích. (Công bằng mà nói, tôi cũng chưa hài lòng với bất kỳ câu trả lời nào kể cả từ những người thông thái như Ray Kurzweil hay Nick Bostrom, hay thậm chí cả câu trả lời của chính mình.) Trong chương cuối của cuốn sách, Harari nói về một tôn giáo gọi là “Dữ liệu giáo” (Dataism), một tôn giáo coi việc phát triển dòng chảy thông tin là chân đạo. Dữ liệu giáo (Dataism) “không hề chống lại những kinh nghiệm của con người”, Harari viết “Tôn giáo này chỉ là không nghĩ rằng con ngườigiá trị thực chất.” Vấn đề là Dữ liệu giáo (Dataism) không thực sự giúp con người tổ chức cuộc sống, bởi tôn giáo này không tính cái sự thật rằng con người sẽ luôn có các nhu cầu xã hội. Dù ở trong một thế giới không có chiến tranh hay bệnh tật, chúng ta vẫn sẽ coi trọng sự giúp đỡ, tương tác, và quan tâm lẫn nhau.

“Vấn đề là Dữ liệu giáo (Dataism) không thực sự giúp con người tổ chức cuộc sống, bởi tôn giáo này không tính cái sự thật rằng con người sẽ luôn có các nhu cầu xã hội. Dù ở trong một thế giới không có chiến tranh hay bệnh tật, chúng ta vẫn sẽ coi trọng sự giúp đỡ, tương tác, và quan tâm lẫn nhau.” Nhưng đừng để một kết luận bất mãn ngăn bạn đọc Lược Sử Tương Lai. Đây là một cuốn sách có tâm hút sâu và nhiều ý tưởng kích thích, và không có nhiều từ chuyên ngành khó hiểu. Nó khiến bạn nghĩ đến tương lai, hay nói cách khác là nó sẽ khiến bạn nghĩ về hiện tại. Tôi đã gợi ý Lược Sử Tương Lai cho Melinda và cô ấy đọc nó khi tôi đang viết review này, tôi không thể chờ đến bữa tối để cùng cô ấy thảo luận về cuốn sách.”
Nguồn : https://bloganchoi.com/bill-gates-review-homo-deus-luoc-su-tuong-lai/
TỔNG KẾT:

Nội dung của Homo Deus khiêu khích, có nhiều phân tích thú vị và mở ra nhiều khám phá, lỗi viết rõ ràng với giọng văn nhẹ nhàng của Harari cũng được truyền tải khá đủ qua bản dịch tiếng Việt. Những dự đoán của Harari là hoàn toàn có thể xảy ra, dù nó có vẻ không khả quan lắm cho loài người. "Lịch sử chỉ có một con đường, nhưng tương lai thì trăm ngàn ngã rẽ." Xin được trích lại câu viết của ông trong cuốn Sapiens. Tuy vậy, viễn cảnh một ngày máy móc và các thuật toán càng ngày càng tinh vi là điều không khó để nhận ra, cũng như mối e ngại về trí thông minh nhân tạo một ngày phản bội lại ta là không phải là mới. Nói về tương lai chính là để nghĩ về hiện tại, nó khiêu khích ta về cách ta nên sống ngày hôm nay.

pdf_download_2

 Lược Sử Tương Lai-yuval-noah-harari

ĐÍNH CHÍNH

Kính thưa quí vị trong ban biên tập Hoa Sen

Nội dung hiện đang phổ biến trên thư viện của quí vị:

https://thuvienhoasen.org/a35258/homo-deus-luoc-su-tuong-laiHOMO DEUS: LƯỢC SỬ TƯƠNG LAI

Tác giả: Yuval Noah Harari

Dịch giả: Lê Dọn Bàn

Nhà xuất bản Thế Giới 2019

không phải là bản dịch của tôi – Lê Dọn Bàn – Rất mong quí vị đính chính cho, tôi không có xuất bản những bản dịch của tôi. Bản dịch của tôi

Người-gót: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai

(Homo Deus: A Brief History of Tomorrow)

Yuval Noah Harari

rất khác với bản trên,  có thể tham khảo  đây:

https://chuyendaudau.blogspot.com/2016/10/homo-deus-mot-lich-su-ngan-gon-cua-ngay.html

Rất mong quí vị đính chính sai lầm này, vốn đã có từ lâu, nhưng chắc qui vị chưa có dịp xem lại

Rất cảm ơn quí vị

Kính

LDB




.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/07/2014(Xem: 12519)
03/04/2013(Xem: 29399)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.