Suy nghĩ về Đại Tạng Kinh Tiếng Việt - Hiện trạng và tương lai

02/02/20163:33 SA(Xem: 3682)
Suy nghĩ về Đại Tạng Kinh Tiếng Việt - Hiện trạng và tương lai

MỤC LỤC ĐẠI TẠNG KINH TIẾNG VIỆT 
Biên soạn: Nguyễn Minh Tiến 
Nhà xuất bản: Tôn Giáo 2016

Suy nghĩ về Đại Tạng Kinh Tiếng Việt -
Hiện trạng và tương lai

  

I. DẪN NHẬP

Đức Phật ra đời vì một đại sự nhân duyên, một mục đích duy nhấtcứu khổ ban vui cho tất cả chúng sinh, hay nói một cách cụ thể hơn là chỉ bày cho nhân loại con đường thoát khổ. Con đường thoát khổ đó bao gồm nhiều phương tiện khác nhau để có thể thích hợp với mọi tầng lớp, mọi căn cơ khác nhau. Nhờ đó mà từ những bậc thượng căn đại trí cho đến kẻ si mê ngu muội nhất cũng đều có thể nhận được lợi lạc từ Phật pháp, chỉ cần có thể phát khởi niềm tinkiên trì nỗ lực tu tập theo đúng lời Phật dạy.

Giáo pháp của đức Phật khởi truyền từ Ấn Độ, nhưng ánh sáng Phật pháp qua thời gian đã dần dần soi chiếu khắp nơi, đến hôm nay thì trở thành một giáo pháp được biết đến và vận dụng trên toàn cầu. Trong thực tế, Đức Phật đản sinh khi nhân loại đang chìm ngập trong khổ đau, và hơn 25 thế kỷ sau khi Phật nhập diệt, nhân loại vẫn ngập chìm trong đau khổ. Thế nhưng, trong dòng khổ đau trải dài qua hơn 25 thế kỷ đó, có biết bao người đã thực sự thoát khổ được vui, có biết bao người đã có thể vượt trên số phận bi đát muôn thuở của kiếp người, sống một cuộc đời an vui tự tại trong từng giây phút. Và gần gũi nhất, mỗi người Phật tử hôm nay khi tĩnh tâm nhìn lại, đều có thể dễ dàng nhận ra rằng Phật pháp đã mang đến cho ta biết bao niềm vui sống, đã biến cuộc đời ta từ vô nghĩa trở thành có nghĩa, đã tháo gỡ cho ta biết bao phiền não trói buộc, giảm nhẹ cho ta biết bao khổ đau trong cuộc sống... Hạnh phúc chân thật có được từ sự thực hành Phật pháp là một trạng thái khác biệt rõ ràng, không thể nhầm lẫn với những niềm vui có được khi thỏa mãn dục lạc, bởi nó sẽ lan tỏa sang mọi người quanh ta để ai ai cũng có thể vui theo, thay vì cướp lấy niềm vui của người khác để biến thành “của mình”.

Nêu ra điều đó để thấy rằng, Phật pháp là quan trọng và thiết yếu biết bao đối với đời sống của toàn nhân loại! Hãy khoan nói đến những cảnh giới siêu việt hay những quán chiếu vi tế của các hành giả thượng thừa đã dày công tu tập, chỉ cần nhìn vào sự thực hành Phật pháp mỗi ngày trong gia đình, nơi công sở hay ngoài xã hội... chúng ta đều có thể dễ dàng thấy được vô vàn những lợi ích nhiệm mầu sâu sắc, quả thậtPhật pháp luôn có thể giúp cho mỗi người chúng ta thoát khổ được vui trong mọi hoàn cảnh. Và như vậy mới thấy rằng sự lưu truyền Phật pháp là quan trọng đến mức nào!

Phật pháp không chủ trương việc đi tìm niềm vui cho riêng mình và ngoảnh mặt quay lưng với nỗi khổ của tha nhân, bởi điều đó chỉ là không tưởng. Vì thế, trong bao thế kỷ qua, những bậc cao tăng đạt đạo, những hàng thức giả uyên bác thấm nhuần Phật học, tất cả đều dấn thân khó nhọc vì sự nghiệp hoằng dương Chánh pháplưu truyền cho hậu thế. Chính nhờ vào điều đó mà hôm nay đây, sau hơn 25 thế kỷ trôi qua, chúng ta vẫn còn tiếp nhận được những lời dạy quý báu từ đức Phật.

Tuy nhiên, Phật pháp truyền đi qua mỗi vùng miền đều có những đặc thù nhất định, và để cho việc hoằng dương Chánh pháp thực sự hiệu quả dài lâu, chắc chắn điều tốt nhất là người dân ở mỗi đất nước đều có thể học được Phật pháp bằng tiếng mẹ đẻ của chính mình. Khi Phật giáo truyền đến Tây Tạng (khoảng năm 650), chỉ trong vòng 2 thế kỷ đầu tiên, họ đã thực hiện công việc phiên dịch kinh điển một cách hết sức tích cực và có phương pháp khoa học. Một Hội đồng gồm các học giả, các nhà Phật học Ấn ĐộTây Tạng đã cùng ngồi lại để biên soạn bộ tài liệu Mahāvyutpatti như một bản chỉ dẫn bách khoa toàn thư cho người phiên dịch kinh điển và phát hành vào năm 835. Ngoài các hướng dẫn và quy ước cụ thể cho người phiên dịch kinh điển, trong tài liệu này chủ yếu là 9.565 thuật ngữ Phật học đối chiếu Phạn-Tạng và ý nghĩa của chúng, được chia làm 277 chương, in thành 3 tập: một tập về Phật giáo Đại thừa, một tập về Phật giáo Tiểu thừa và một tập chỉ mục. Chỉ riêng những con số này cũng đã đủ để bất kỳ người phiên dịch kinh điển nào cũng phải cảm thấy ngưỡng mộ, thèm muốn, bởi sự thậtcho đến thế kỷ 21 này, nghĩa là đi sau Tây Tạng 12 thế kỷ, Việt Nam vẫn chưa có được bất kỳ một tài liệu tham khảo tương tự nào như vậy dành cho người phiên dịch kinh điển. Đây là một trong những yếu tố quan trọng đã góp phần tạo nên độ chuẩn xác đáng kinh ngạc cho Đại tạng kinh tiếng Tây Tạng dịch từ Phạn ngữ.

Người Trung Hoa khởi sự phiên dịch kinh điển từ rất sớm. Bản Mục lục kinh điển hoàn chỉnh đầu tiên được biết đến là của ngài Đạo An (314-385), thường được gọi là Đạo An lục, tuy đến nay đã thất bản, nhưng chính là khởi đầu quan trọng để các thời đại sau tiếp nối công việc. Khi biên soạn mục lục này, những kinh điển được Hán dịch từ trước đó và đương thời đều được ngài thu thập, đọc duyệt và chọn lọc trước khi đưa vào, nghĩa là có cả công việc loại bỏ các bản dịch không đáng tin cậy hoặc nghi ngờ không đúng là kinh điển

Trong lịch sử phiên dịch kinh điển tại Trung Hoa, chúng ta thấy nổi bật lên nhiều tên tuổi quan trọng như Đàm-vô-sấm, Cưu-ma-la-thập, Pháp Hiển, Bồ-đề-lưu-chi, Chân Đế, Nghĩa Tịnh, Huyền Trang... Công trình dịch thuật của các vị này hầu hết đều có thể xem là công trình tập thể do họ chủ trì, vì luôn có nhiều người tài giỏi cùng đóng góp trong công việc, và các nhu cầu vật chất thường được triều đình hoặc các quan chức hết lòng giúp đỡ. Chẳng hạn, khi ngài Huyền Trang phiên dịch kinh điển, chúng ta thấy sách Khai Nguyên Thích Giáo Lục (開元釋教錄) do Trí Thăng biên soạn vào đời Đường, trong quyển 8 kể lại như sau: 

遂召證義大德諳解大小乘經論為時輩所推者一十一人至。即京弘福寺沙門靈閏。沙門文備 。羅漢寺沙門慧貴。實際寺沙門明琰。寶昌寺沙門法祥。靜法寺沙門普賢。法海寺沙門神昉。廓州法講寺沙門道深。汴州演覺寺沙門玄忠。蒲州普救寺沙門神泰。綿州振響寺沙門敬明等。

綴文大德九人至。即京普光寺沙門拪玄。弘福寺沙門明濬。會昌寺沙門辯機。終南山豐德寺沙門道宣。簡州福聚寺沙門靖邁。蒲州普救寺沙門行友。棲巖寺沙門道卓。豳州昭仁寺沙門慧立。洛州天宮寺沙門玄則 等。

字學大德一人至。即京大總持寺沙門玄應。

證梵語梵文大德一人至。即京大興善寺沙門玄謨。

“[Vua Đường Cao Tông] lại triệu thỉnh các vị đại đức tinh thông am hiểu kinh luận Đại, Tiểu thừa được [chư tăng] suy cử đến chứng nghĩa, gồm 11 vị. Đó là các vị Sa-môn Linh Nhuận, Sa-môn Văn Bị ở chùa Hoằng Phúc tại kinh đô, Sa-môn Tuệ Quý ở chùa La Hán, Sa-môn Minh Diễm ở chùa Thật Tế, Sa-môn Pháp Tường ở chùa Bảo Xương, Sa-môn Phổ Hiền ở chùa Tĩnh Pháp, Sa-môn Thần Phưởng ở chùa Pháp Hải, Sa-môn Đạo Thâm ở chùa Pháp Giảng thuộc Khuyếch Châu, Sa-môn Huyền Trung ở chùa Diễn Giác thuộc Biện Châu, Sa-môn Thần Thái ở chùa Phổ Cứu thuộc Bồ Châu, Sa-môn Kính Minh ở chùa Chấn Hưởng thuộc Miên Châu. 

“Lại có 9 vị đại đức lo việc chỉnh lý văn cú. Đó là các vị Sa-môn Thiên Huyền ở chùa Phổ Quang tại kinh đô, Sa-môn Minh Tuấn ở chùa Hoằng Phúc, Sa-môn Biện Cơ ở chùa Hội Xương, Sa-môn Đạo Tuyên ở chùa Phong Đức núi Chung Nam, Sa-môn Tĩnh Mại ở chùa Phúc Tụ thuộc Giản Châu, Sa-môn Hành Hữu ở chùa Phổ Cứu thuộc Bồ Châu, Sa-môn Đạo Trác ở chùa Thê Nham, Sa-môn Tuệ Lập ở chùa Chiêu Nhân thuộc Bân Châu, Sa-môn Huyền Tắc ở chùa Thiên Cung thuộc Lạc Châu.

“Lại có một vị đại đức chuyên về văn tự học là Sa-môn Huyền Ứng ở chùa Đại Tổng Trì tại kinh đô.

“Lại có một vị đại đức kiểm chứng về Phạn văn là Sa-môn Huyền Mô ở chùa Đại Hưng Thiện tại kinh đô.” 

Bản thân người chủ trì dịch trường là ngài Huyền Trang, vốn cũng là một cao tăng uyên bác kinh điển, từng trực tiếp học Phạn văn tại Ấn Độ, nên nội lực của dịch trường như thế có thể nói là vô cùng hùng hậu. Còn sự yểm trợ từ bên ngoài thì sao? Sách Đại Đường Cố Tam Tạng Pháp Sư Hành Trạng (大唐故三藏玄奘法師行狀) do Minh Tường biên soạn vào đời Đường, trong quyển 1 có đoạn văn sau:

又顯慶年中恩勅 云 。大慈恩寺僧 玄奘。所翻經論既新。翻譯文義須精。宜令太子太傅尚書左僕 射燕國公 于志寧。中書令兼 撿挍吏部尚書南陽縣開國男來濟。禮部尚書高陽縣開國男許敬宗。黃門侍 郎兼 撿挍太子左庶子邠陰縣開國男薛元 超。守中書侍 郎兼 撿挍太子右庶子廣平縣開國男李義府。時為看閱。有不隱便 處。即隨事 潤色。若須學士。任量追三兩人。

“Trong khoảng niên hiệu Hiển Khánh, vua lại ban sắc chỉ rằng: Việc phiên dịch kinh luận của Sư Huyền Trang ở chùa Đại Từ Ân đã có sự cách tân, bản văn dịch nghĩa phải tinh luyện kỹ lưỡng, nay lệnh cho quan Thái tử Thái phó Tả Bộc xạ Yên quốc công là Vu Chí Ninh, quan Trung thư lệnh kiêm Kiểm giảo Lại bộ Thượng thư Nam Dương huyện Khai quốc nam là Lai Tế, quan Lễ bộ Thượng thư Cao Dương huyện Khai quốc nam là Hứa Kính Tông, quan Hoàng môn Thị lang kiêm Kiểm giảo Thái tử Tả thứ tử Bân Âm huyện Khai quốc nam là Tiết Nguyên Siêu, quan Thủ trung thư Thị lang kiêm Kiểm giảo Thái tử Hữu thứ tử Quảng Bình huyện Khai quốc nam là Lý Nghĩa Phủ, thường xuyên xem xét lại [các bản dịch], nếu có chỗ nào không rõ ràng thông suốt thì tùy nghi chỉnh sửa cho lưu loát hơn. Nếu cần các bậc học giả, trẫm cho phép [chọn] thêm vài ba người nữa.” 

Sách Cổ kim dịch kinh đồ ký (古今譯經圖紀) của Tĩnh Mại soạn vào đời Đường, quyển 4, cũng cho chúng ta những thông tin tương tự, bổ sung một vài chi tiết:

暨顯慶元 年勅 左僕 射于志寧。侍中許敬宗。中書令來濟。李義府。杜正倫。黃門侍 郎薛元 超等潤文。國子博士范義頵。太子洗馬郭瑜。弘文舘學士高若思等助 知翻譯。

“Đến năm đầu niên hiệu Hiển Khánh, vua ban chỉ sai nhóm các ông Tả Bộc xạ Vu Chí Ninh, Thị trung Hứa Kính Tông, Trung thư lệnh Lai Tế, Lý Nghĩa Phủ, Đỗ Chính Luân, Hoàng môn Thị lang Tiết Nguyên Siêu... phụ trách việc chỉnh sửa văn từ [cho các bản dịch], các ông Quốc tử Bác sĩ Phạm Nghĩa Quần, Thái tử Tẩy mã Quách Du, Hoằng văn quán Học sĩ Cao Nhược Tư... lo việc trợ giúp cho người chủ trì phiên dịch.” 

Từ thế kỷ 7 mà việc phiên dịch đã có quy mô, phương pháp tổ chức hết sức kỹ lưỡng như thế. Tuy nhiên, phải đến cuối thế kỷ 10 thì Trung Hoa mới có bản in Đại Tạng Kinh lần đầu tiên gồm 5.000 quyển, và tiến trình Hán dịch kinh điển còn tiếp tục trong một thời gian kéo dài cho đến thế kỷ 14 mới tạm xem là hoàn tất. Như vậy, nếu tính từ khi Phật giáo du nhập Trung Hoa đến khi có được một bộ Đại tạng kinh hoàn chỉnh, người Trung Hoa (với sự góp sức của rất nhiều vị cao tăng Ấn Độ) đã phải chờ đợi đến 14 thế kỷ.

Dẫn nhập dài dòng như trên để độc giả có thể thấy rằng, việc phiên dịch kinh điển sang tiếng mẹ đẻ của một quốc giahết sức cần thiết, nhưng đồng thời cũng là một công việc cực kỳ khó khăn và đồ sộ, đòi hỏi phải có sự đóng góp công sức của rất nhiều người trong một thời gian dài như thế nào.

Còn công việc phiên dịch kinh điển từ Hán tạng sang tiếng Việt thì sao?
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.