Phẩm 4 Dốc Lòng Tin

15/01/20194:27 CH(Xem: 3501)
Phẩm 4 Dốc Lòng Tin

KINH PHÁP CÚ BẮC TRUYỀN 
ĐTK/ĐCTT, N°. 0210 
Soạn tập: Tôn giả Pháp Cứu 
Hán dịch: Đời Ngô, Thiên Trúc Sa-môn Duy-kỳ-nan 
Việt dịch: Thích Đồng Ngộ - Thích Nguyên Hùng
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation 2019

QUYỂN THƯỢNG
(Gồm 21 phẩm, từ phẩm 1 đến phẩm 21 | 357 bài kệ)

Việt dịch: Thích Đồng Ngộ

 

Phẩm 4:

DỐC LÒNG TIN[1]

 

[560b] phẩm dốc lòng tin có 18 bài kệ : luận về gốc lập đạo, chánh kiến quả nhờ nhân, thực hành luôn thẳng tiến.

 

070.

Tín, tàm, giới, ý tài

pháp hiền thánh khen

Ai nói được như vậy

Người ấy liền sinh thiên.

 

071.

Kẻ ngu bỏ thiên hạnh [2]

Chẳng khen pháp bố thí

Tín, thí giúp điều lành

Đến bờ kia an lạc.

 

072.

Lòng tin, người trường thọ

Niệm pháp, trụ an nhiên

Thân gần, ý trên hết

Trí, thọ như thánh hiền.

 

073.

Lòng tin, khiến đắc đạo

Pháp, rũ mọi đeo mang

Nghe pháp phát sinh trí

Đến đâu cũng rõ ràng.

 

074.

Lòng tin vượt vực thẳm

Vững như người lái đò

Tinh tấn diệt khổ lo

Phát tuệ lên bờ giác.

 

075.

Ai có hạnh dốc tín

Thì được thánh ngợi khen

Ai vui hạnh vô vi

Thì dứt mọi gút mắc.

 

076.

Lòng tingiới luật

Tâm tuệ luôn thực hành

Dõng mãnh diệt sân giận

Thoát hố thẳm rất nhanh.

 

077.

Lòng tin giúp giới thành

Trí tuệ cũng tiến nhanh

Ở đâu luôn thực hành

Đến đâu cũng được cúng.

 

078.

Lợi lộc ở trên đời

Tín, tuệ đứng bậc nhất

bảo vật vô thượng

gia nghiệp phi thường.

079.

Muốn thấy lẽ huyền vi

Phải ưa nghe, giảng pháp

Xả mọi niệm xan tham

đức tin dõng mãnh.

 

080.

Lòng tin vượt sông sâu

Phước ấy ai đọat được

Ngăn chặn nghiệp trộm cướp

Hạnh sa-môn vui cầu.

 

081.

Đừng gần kẻ vô tín

Thích nói lời thẳng ngay

Như khơi bùn dưới suối

Ắt được mạch nước đầy.

 

082.

Người hiền trau dồi trí

Vui nhìn nguồn nước trong

Như người khéo lấy nước

Không để cho đục dòng.

 

083.

Lòng tin, thuần không nhiễm

Chỉ hiền, nhân gần ta

Điều đáng học thì học

Không đáng, hãy tránh xa.

 

084.

Tín, cỗ xe chở ta

Khó biết đi bao ngả

Như điều phục voi lớn

Điều phục mình lớn hơn.

085.

Tín, giới là của báu

Tàm, quý là trân châu

Nghe, bố thí cũng vậy

Tuệ nữa là bảy báu.

 

086.

Lòng tin giữ được giới

Quán các pháp tịnh, thường

Trí tuệ là lợi hành

Thành kính giữ chẳng quên.

 

087.

Người trí biết chắc thật

Bất luận gái hay trai

Sinh ra có thất tài [3]

Không một ai nghèo khó.


[1] Phẩm Dốc lòng tin (tức Đốc tín 篤信), không có Pāli tương đương.

[2] Thiên hạnh 天行: tức Phạm hạnh.

[3] Thất tài 七財: bảy thánh tài gồm tín, giới, tàm, quý, niệm, bố thí, tuệ (Từ điển Đinh Phúc Bảo).





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/04/2010(Xem: 134285)
14/05/2010(Xem: 465460)
23/04/2023(Xem: 34132)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :