Phẩm 34 Sa Môn

16/01/20193:46 SA(Xem: 2724)
Phẩm 34 Sa Môn

KINH PHÁP CÚ BẮC TRUYỀN 
ĐTK/ĐCTT, N°. 0210 
Soạn tập: Tôn giả Pháp Cứu 
Hán dịch: Đời Ngô, Thiên Trúc Sa-môn Duy-kỳ-nan 
Việt dịch: Thích Đồng Ngộ - Thích Nguyên Hùng
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation 2019
 QUYỂN HẠ
(gồm 18 phẩm, từ phẩm 22 đến phẩm 39 | 402 bài kệ)
Việt dịch: Thích Nguyên Hùng

Phẩm 34:

SA MÔN[1]

 

 

[571c] Phẩm SA MÔN có 32 bài kệ: dạy dỗ bằng chánh pháp; đệ tử nhận, phụng hành; đắc đạo giải thanh tịnh.

 

596.

Giữ mắt, tai, mũi, miệng

Thân, ý luôn thẳng ngay

Tỳ-kheo hành thế đấy

Thoát được mọi khổ đau.

 

597.

Tay, chân chớ làm bừa

Thiền định tâm thường ưa

Kiệm lời, việc như pháp

Hạnh vắng lặng có thừa.

 

598.

Tu học phải giữ miệng

Từ tốn, dứt điêu ngoa

Nói pháp là chuẩn mực

Thuyết giảng lời nhu hòa.

 

599.

Thích pháp, thực hành pháp

Tư duy pháp an lạc

Tỳ-kheo nương tựa pháp

Chân chính, không uổng đời.

 

600.

Học đạo đừng cầu lợi

Không tơ tưởng của người

Tỳ-kheo hướng ra ngoài

Khó dừng tâm, định ý.

 

601.

Tỳ-kheo được cúng dường

Không tham lam, thủ lợi

Sống thanh tịnh một đời

Được trời người khen ngợi.

 

602.

Tỳ-kheo sống từ bi

Yêu kính lời Phật dạy

Hành sâu pháp chỉ, quán

Tâm lắng dịu, được an.

 

603.

Hết thảy danh và sắc

Không phải ngã, ngã sở

Không gần, không lo sợ

Mới chính là tỳ-kheo.

 

604.

Tỳ-kheo chèo thuyền không

Thuyền không trôi nhẹ nhàng

Trừ sạch si, dâm, nộ

Xuôi dòng đến niết-bàn.

605.

Bỏ năm, đoạn trừ năm [2]

Tu năm căn vô lậu [3]

Lại nhận rõ năm kết [4]

Là vượt thoát bộc lưu. [5]

 

606.

Tỳ-kheo không dục loạn

Thiền định, chẳng buông lung

Nước đồng sôi không uống

Chẳng đốt hại thân mình.

 

607.

Không tập thiền, không trí

Không trí, chẳng tập thiền.

Đạo đến từ thiền, trí

Đạt niết-bàn an nhiên.

 

608.

Học đạo vào cửa Không

Tĩnh cư và thiền định

Một mình vui chỗ vắng

Quán các pháp tỏ thông.

 

609.

Thường chế ngự năm uẩn

Tâm thuần như nước xuôi

Thanh tịnh và an vui

Nếm cam lộ thượng vị.

 

610.

Không sở hữu vật gì

Nhiếp căn và biết đủ

Giới luật luôn nghiêm trì

Là tỳ-kheo trí tuệ.

611.

Tỳ-kheo sống thanh tịnh

Tìm thầy lành, bạn tốt

Phước trí sẽ chóng thành

Thoát khổ, đến an lạc.

 

612.

Như đóa hoa vệ-sư [6]

Héo tàn tự rụng xuống

Tỳ-kheo hết kết sử

Sanh tử tự rụng rơi.

 

613.

Thân miệng luôn lắng dịu

Tâm thấu lẽ diệu huyền

Buông bỏ chuyện thị phi

Tỳ-kheo luôn tịch diệt.

614.

Thân luôn tự trang nghiêm

Tâm thường xuyên tĩnh giác

Giữ thân trong chánh niệm

Tỳ-kheo sống an lành.

615.

Ta hãy vì chính ta

Dù rằng ta vô ngã

Điều phục ta, diệt ngã

Hiền giả ắt tự thành!

 

616.

Sống vui trong lời Phật

Niềm hoan hỷ càng tăng

Sẽ đến nơi vắng lặng

Hành diệt, [7] mãi khinh an.

617.

Tỳ-kheo tuổi chưa nhiều

Làm đúng lời Phật dạy

Chiếu sáng thế gian này

Như trời quang mây tạnh.

 

618.

Bỏ mạn, dứt kiêu căng

Như sen làm sạch nước

Tỳ-kheo không chấp trước

Ngát hơn cả hoa sen.

 

619.

Cắt ái, đoạn luyến tiếc

Như sen chẳng nhiễm bùn

Tỳ-kheo vượt ái dục

Sáng hơn cả hoa sen.

 

620.

Cắt đứt dòng vọng tưởng

Trừ ái quyết một lòng

Dòng ái dục chưa dứt

Tâm ý còn ruổi rong.    

621.

Việc làm hãy làm ngay

Quyết vững lòng gánh vác

Xuất giabiếng nhác

Thì tâm còn nhiễm ô.

 

622.

Kẻ tu học lười nhác

Chẳng gột rửa tâm mình

Phạm hạnh không trong sạch

Làm sao đến niết-bàn ?

 

623.

Tỳ-kheo mà phóng túng

Đi đứng chẳng dè chừng

Mặc tâm ý buông lung

Từng bước thêm nhiễm bẩn.

 

624.

Cà-sa khóac trên vai

Lại không từ việc ác

Làm ác bồi nghiệp ác

Ắt đọa lạc mà thôi.

 

625.

Dạy kẻ khó thuần hóa

Như gió thổi cây khô.

Gây khổ, mình chuốc khổ

Mà sao không gắng tu ?

 

626.

Cạo đầu, tâm chưa yên

Khi dục, mạn vẫn còn.

Bỏ tham, nghĩ về đạo

Mới có thể định tâm.

627.

Cạo tóc, tâm chưa yên

Phóng dật, bất tín còn.

Ai diệt sạch các khổ

Mới xứng bậc sa-môn.


[1] Tương đương Pāli, phẩm 25, Bhikkhuvagga.

[2] Xả bỏ ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thuỳ). Đoạn năm triền cái (tham dục, sân hận, hôn trầm, trạo cử  và hoài nghi. Xem Kinh Tương Ưng, tập 1, chương 1, Tương ưng chư Thiên, S.i,5; tương đương Tạp A-hàm, tập 36, kinh số 1002.

[3] Năm căn vô lậu: Tín, tấn, niệm, định, tuệ.

[4] Năm kết: Tham kết, sân kết, mạn kết, tật kết, xan kết. Xem Trung A-hàm, A-tì-đạt-ma phát trí luận, Tập di môn túc luận, Đại tì-bà-sa luận. Theo Kinh Xuất Diệu, năm kết gồm tham dục, sân khuể, thuỳ miên, điệu hí (trạo cử), nghi. Theo Thanh tịnh đạo luận, ngũ kết là tham, sân, si, mạn, kiến.

[5] Tham chiếu Trưởng lão Tăng kệ, Kunda Dhàna, chương 1 kệ,  Sona-Kolivisa, chương 13 kệ.

[6] Hoa vệ-sư (tức vệ-sư hoa 衛師華, Pāli: vassikā). HT. Minh Châu chú thích là hoa lài.

[7] Các pháp hữu vi đã được nhiếp phục.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/08/2014(Xem: 28209)
05/08/2010(Xem: 97408)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.