Lời Nói Đầu

20/05/201012:00 SA(Xem: 9413)
Lời Nói Đầu

KINH THẮNG MAN PHU NHÂN HỘI
TAM TẠNG BỒ ĐỀ LƯU CHÍ Dịch từ Phạn sang Hán 
Chân Hiền Tâm Việt dịch & Giải thích
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, Hà Nội 2006

 

Lời nói đầu 

Kinh THẮNG MAN PHU NHÂN HỘI là bản dịch từ Phạn sang Hán của ngài Bồ Đề Lưu Chí. Nội dung của kinh không khác với bản dịch Thắng Man Sư Tử Hống của ngài Cầu Na Bạt Đà La. Song khi dịch và giải, tôi chỉ có trong tay bản kinh Thắng Man Phu Nhân Hội, thành cứ y theo đó mà làm. Sau mới gặp được bản Giảng Luận của thầy Tuệ Sĩ, trong đó có đầy đủ cả hai bản tiếng Hán, nhờ đó có tài liệu để so sánh. Việc dịch giải cũng có điều kiện để hoàn thiện hơn. 

Cũng như những kinh luận liễu nghĩa khác, nội dung của kinh không ngoài việc chỉ cho mọi người thấy được TÁNH PHẬT của chính mình. Người thuyết kinhphu nhân Thắng Man, một vương phi quyền quí, trí tuệ và tràn đầy lòng bi mẫn đối với muôn loài. Bà gặp Phật, được Phật thọ ký và trình bày với Phật về lợi ích của việc nhận lãnh cũng như gìn giữ chánh pháp. Qua đó, phân tích rõ cái chung và riêng giữa Nhất thừaNhị thừa, giúp người tu tránh được sự lầm lạc trong vấn đề tu hành

Văn kinh vốn đã rộng, nay có thêm phần giải thích lại càng dài hơn ... Để tránh tình trạng rối ren, trước mỗi đoạn kinh, tôi tóm lược đại ý của đoạn đó thành những tiêu đề ngắn để Độc giả nắm được vấn đề được dễ dàng. 

 Về phần dịch thuật, bản dịch đây nhờ vào bản dịch của chư vị Tôn túc rất nhiều, song trong bản dịch vẫn có vài chỗ dịch không giống với chư vị. Như phần “Tâm tương ưng, bất tương ưng”, “Tánh không, cái chân thật ẩn tàng”, “Nhiếp thọ chánh pháp không khác chánh pháp, không khác nhiếp thọ chánh pháp” v.v… Hy vọng phần giải thích đủ để biện giải cho những sai khác đó. 

Về phần giải thích, bản dịch đây chỉ tập trung giải thích phần nghĩa lý của kinh, không giải thích các ví dụ. Ý nghĩa của những ví dụ này các bạn có thể tham khảo ở những bản dịch khác, rất đầy đủ và chi tiết.

Nổi bậc nhất trong toàn kinh vẫn là 3 đại nguyện và 10 hoằng thệphu nhân đã phát nguyện ... 

Nguyện đời đời sanh được chánh pháp trí, nguyện xả thân, mạng, tài sản để bảo vệ chánh pháp, nguyện đem lại lợi ích cho muôn loài v.v… Trong hiện đời đây, những lời nguyện này có khi trở thành hợm hĩnh và làm trò cười cho thiên hạ. Nhưng dù hợm hĩnh hay trò cười chăng nữa, nó luôn là thứ cần thiết cho đời sống nhân loại. Tinh thần ấy luôn là nền tảng để đạo đứchạnh phúc được tồn tại, để mọi xấu xa đau khổ được đẩy lùi khi thế giới vật chất ngày càng tiến mạnh, con người ngày càng xa rời cội nguồn chân thật của mình, trong thế giới chỉ còn hiện diện cái tôi và những cái của tôi.

CHÁNH PHÁP không lìa dòng đời, không chỉ dành riêng cho những người mang màu áo đạo Phật. Vì ta hạn cuộc chánh pháp trong những hình thức tôn giáo nên chánh pháp trở thành hạn cuộc. Xả thân mạng tài sản để bảo vệ chánh pháp dường như không khác những việc làm của những tín đồ cuồng tín ở những đạo giáo khác. Song chánh pháp không hạn cuộc trong hình thức đạo Phật. Vì nó chính là TRÍ TUỆTÌNH THƯƠNG vô hạn đối với mọi loài chúng sanh. Không ai không có loại trí tuệ và tình thương đó dù bạn đang mang màu áo đạo giáo nào. Nhưng do cái tôi và những cái của tôi, mọi thứ trở thành hạn cuộc. Bảo vệ chánh pháp chính là phát huy khả năng vốn có đó của mình, để tình thương bàng bạc đến muôn nơi, thế giới bớt tranh tàn, đời sống đỡ tai ương hoạn nạn.

Là người tu Phật, tinh thần ấy càng phải được thắp sáng. Dù chưa thực hành được như phu nhân Thắng Man, những thệ nguyện ấy vẫn là ngọn đuốc cần có trong lòng mỗi người tu Phật, những người con đích thực của Như Lai.

Tp. HCM ngày 25.06.2005 
Chân Hiền Tâm

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58776)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :