Phần Ii: Kiến Giải Pháp Hoa Kinh

21/05/201012:00 SA(Xem: 14342)
Phần Ii: Kiến Giải Pháp Hoa Kinh

NHẤT HẠNH
SEN NỞ TRỜI PHƯƠNG NGOẠI
Thầy Nhất Hạnh giảng kinh Pháp Hoa
Nhà xuất bản Lá Bối 2001

Phần II: Kiến giải Pháp Hoa Kinh 

Không như kinh Duy Ma, kinh Pháp Hoa có nhiều nguyên bản bằng tiếng Phạn còn được duy trì cho tới ngày nay. Người ta tìm được rất nhiều bản Phạn ngữ từ Nepal, Kashmir (Pakistan), và từ Trung Á (Central Asia). Cũng có bản được tìm thấyTây Tạng, và gần đây có một bản được tìm ra ở Khotan (còn gọi là Kustana ở Turkestan, trung tâm Phật giáo phồn thịnh nhất ở Trung Á cho đến khi bị người Hồi xâm chiếm. Đạo Bụt được du nhập vào đất này từ khoảng thế kỷ thứ hai trước tây lịch).

Về bản dịch bằng tiếng Hán, nghe nói tất cả có đến 17 bản. Có những bản dịch đủ, có những bản dịch thiếu, nhưng trong Đại Tạng, bây giờ chỉ có ba bản là đầy đủ, và bản dịch lưu loát nhất là bản dịch của thầy Cưu-Ma La-Thập (KumẠrajiva). Khi đọc tác phẩm Đại Trí Độ Luận của Thầy Long Thọ, ta thấy rằng bản kinh Pháp Hoa mà Thầy Long Thọ sử dụng là một bản nằm giữa bản của Thầy La Thập dịch và bản của Thầy Pháp Hộ dịch, tên là Chánh Pháp Hoa Kinh. Khi nghiên cứu hai bản này bằng chữ Hán, ta thấy bản mà chúng ta đọc ở trong Đại Trí Độ Luận, tuổi tác của nó nằm giữa nguyên bản tiếng Phạn mà thầy La Thập dùng, và nguyên bản tiếng Phạn mà thầy Pháp Hộ dùng.

Nên biết rằng có nhiều nguyên bản tiếng Phạn của kinh Pháp Hoa, có những bản còn trẻ, có bản đã rất già. Kinh Pháp Hoa đã mọc lên như một cây đại thụ, và các thầy đã dịch từ những nguyên bản khác nhau, Thầy Cưu-Ma-La-Thập căn cứ vào một bản, còn thầy Pháp Hộ dịch từ một bản khác.

Đứng về phương diện thể tài tức là hình thức trình bày, thì kinh Pháp Hoa cũng thừa hưởng được hình thức của kinh Duy Ma, nghĩa là trình bày như là một vở kịch, có nhiều màn khác nhau, rất là hấp dẫn. Có thể còn hấp dẫn hơn kinh Duy Ma nữa, vì những màn kịch trong kinh Pháp Hoa dễ hiểu hơn, và kinh Pháp Hoa sử dụng rất nhiều ví dụ. Nghe lý thuyết cao siêu lâu quá thì đại chúng thường mỏi mệt, vì vậy mà ví dụ vừa hay, vừa hấp dẫn và vừa dễ hiểu thì người nghe dễ thâu nhận hơn. Đó là một lợi điểm của kinh Pháp Hoa.

Phẩm Thứ Nhất: Tựa

Trước hết chúng ta hãy vào viếng phẩm thứ nhất, tức là Phẩm Tựa. Ta có thể gọi phẩm này là Phẩm Tổng Tự (General Introduction). Phẩm này là một cửa ngõ để ta đi vào kinh Pháp Hoa, mở ra cho ta thấy cái không khí, cái khung cảnh trong đó kinh Pháp Hoa được thuyết giảng. Ta đã biết rằng trên bình diện tổng quát, kinh có thể được chia ra làm hai phần, một có dính líu nhiều đến Đức Bụt của lịch sử, mà người xưa thường gọi là Tích môn. Tích là những gì đã xảy ra trong thời gian, như trong danh từ di tích. Phần thứ hai nói về chân lý muôn đời, về giáo pháp vượt khỏi thời giankhông gian, trình bày cái bản chất của Pháp, gọi là Bản môn. 

Khi Hội Pháp Hoa diễn ra trên Núi Thứu, ta biết nó đã xảy ra trong Tích môn, và khi sự chú ý của đại chúng đưa lên không gian, thì ta biết rằng kinh đang trình bày Bản môn. Ta có thể nói rằng Tích môn là đứng về mặt hiện tượng mà nói, như sóng biển, còn Bản môn là đứng về phương diện bản thể mà nói, như nước biển. Trong lĩnh vực của Tích môn thì Bụt chỉ sống có 80 năm, nhưng trong lĩnh vực của Bản môn thì Ngài sống muôn đời. Nói vậy là đơn giản hóa để chúng ta dễ hiểu. Bài tựa này không phải là bài tựa riêng cho Tích môn mà là cho cả Bản môn nữa, cho nên ta gọi là tổng tự.
Trong phẩm tựa này ta thấy Bụt đang ở Núi Thứu, gần thành Vương Xá. Hôm đó có mười hai ngàn khất sĩ và sáu ngàn nữ khất sĩ, trong đó có mẹ của La Hầu La, cùng với rất nhiều đại Bồ Tát cùng về tham dự Đại Hội Pháp Hoa.

Trong những kinh Đại Thừa xuất hiện lúc ban đầu mà ta gọi là Đại Thừa Nguyên Thủy, ta thấy số các vị Bồ Tát tham dự còn ít, còn số các vị Thanh văn thì nhiều. Từ từ, trong những kinh điển xuất hiện sau đó, số lượng các vị Bồ Tát nhiều lên và số lượng các vị Thanh văn ít lại. Cho nên chỉ căn cứ vào dữ kiện này thôi, ta cũng biết được tuổi của các kinh Đại Thừa

Ngoài các vị kể trên, còn có các vị Thiên tử, Vua Trời, Long Vương, Khẩn-Na-La-Vương, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, tức là có rất nhiều giới có mặt tại Hội Pháp Hoa. Lúc đó cũng có Vua AjẠtaỐatru tức là Vua A- Xà-Thế, con của bà Vi-Đề-Hy đến tham dựChi tiết này cho ta thấy rằng Bụt đã nói kinh Pháp Hoa vào khoảng thời gian lúc Ngài gần nhập diệt, vì lúc đó Vua Tần-Bà-Xa-La (BimbisẠra), vua xứ Ma-kiệt-đà (Magadha) đã qua đời và con Vua là Vua A-Xà-Thế có mặt. Hôm đó Bụt nói một kinh Đại Thừa gọi là kinh Vô Lượng Nghĩa. Sau khi nói xong kinh này thì Bụt nhập vào một chánh định, một Samyak-SamẠdhi gọi là Vô Lượng Nghĩa Xứ. Trong định ấy, Bụt phóng ra một luồng hào quang từ giữa chặn lông mày, chiếu sáng khắp tất cả các cõi phương Đông, chiếu luôn tới địa ngục A Tì, và phía trên thì chiếu suốt thấu tới trời Sắc Cứu Cánh. Trong lúc đó tất cả đại chúng bao quanh Bụt đều thấy những cõi ấy hiện ra rất rõ ràng, và ai ai cũng lấy làm ngạc nhiên vì những mầu nhiệm đang xảy ra quanh mình. Họ thấy tất cả các cõi ấy, và thấy các đức Bụt trong các cõi ấy đang thuyết pháp. Họ còn thấy luôn đại chúng ở các cõi ấy, có đủ khất sĩ, nữ khất sĩ, cận sự nam, cận sự nữ, mọi người đang thính pháp, và đang thực tập giống hệt như ở cõi ta bà.

Khi hiện tượng mầu nhiệm đó xảy ra thì Bồ Tát Di Lặc, tiếng Phạn là Maitreya, Ngài còn có tên là Năng-Vô-Thắng (Ajita) thầm nói, hôm nay chắc là đức Thế Tôn sắp làm một điều gì rất đặc biệt, nên Ngài mới phóng hào quang và làm ra phép lạ này. Lúc đó Bồ Tát Di Lặc mới nghĩ rằng muốn biết có điều gì sẽ xảy ra hôm nay thì ta nên hỏi Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi (MaựjuỐrỉ Bodhisattva), vì Bồ Tát đã từng gần gũi với Bụt và cũng đã từng phụng sự vô lượng vô số Bụt trong các đời quá khứ. Thế nào Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử cũng có thể nói cho mình nghe điều gì sắp xảy ra. Nghĩ vậy, Bồ Tát Di Lặc liền tới gần Pháp Vương Tử Văn Thù Sư Lợi và hỏi: Thưa Bồ Tát, hôm nay vì lý do gì mà Bụt hiện thần biến tướng như vậy, chắc Bồ Tát biết điều gì sẽ xảy ra trong chốc lát, xin Bồ Tát cho hay. Lúc đó Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời rằng: "Trong quá khứ tôi đã có lần thấy các vị Bụt hiện thần biến tướng như thế này, phóng những luồng hào quang từ giữa chặn lông mày và chiếu đến tất cả các cõi trời, phía trên, phía dưới, và như vậy là dấu diệu hôm nay Bụt sẽ bắt đầu tuyên thuyết một bài Pháp rất quan trọng." 

"Như chỗ tôi biết thì ngày hôm nay đức Thế Tôn muốn nói một Pháp lớn, muốn làm rơi xuống một trận mưa Pháp lớn, muốn thổi vào một cái loa Pháp lớn, muốn đánh vào một trống Pháp lớn, và muốn nói một Pháp nghĩa rất lớn". Bồ Tát Văn Thù nói thêm, "Ngày xưa, có lần tôi được thân cận một đức Bụt tên là Nhật Nguyệt Đăng Minh. Hôm đó Bụt cũng nói Kinh Vô Lượng Nghĩa Xứ, cũng đi vào trong định, rồi trên trời cũng mưa xuống những loại hoa như Mạn Đà La, Mạn Phù Sa rồi cũng từ nhục-kế (4), Bụt phóng ra một luồng hào quang, làm sáng tỏ tất cả những cõi Bụt trên và dưới, sau đó thì Bụt thuyết kinh Pháp HoaVì vậy hôm nay tôi tin rằng đức Thế Tôn, thầy của chúng ta, thế nào cũng thuyết kinh Pháp Hoa". 

Đó là đại ý của phẩm này.

Chủ ý của phẩm này là chuẩn bị tâm lý cho thính chúng, để người ta biết rằng mình sắp được nghe một Pháp rất là quan trọng, một điều rất mới mẻ mà lâu nay mình chưa được nghe. Các vị đại đệ tử, các vị Bồ Tát như Bồ Tát Di Lặc là những người đã thực tập, học hỏi rất nhiều từ Bụt, nhưng có lẽ cũng chưa được nghe pháp này lần nào. Chỉ có Bồ Tát Văn Thù là đã được nghe. Như vậy, mục đích đầu của Phẩm tựa này là dùng Tích môn để chuẩn bị tinh thần cho người nghe, để họ sẵn sàng tiếp nhận giáo pháp mầu nhiệm gọi là Diệu Pháp.

Chủ ý thứ hai có dính líu tới Bản môn, nghĩa là trong quá khứ, Bụt Nhật Nguyệt Đăng MInh cũng đã từng thuyết về kinh Pháp Hoa, chuyện xảy ra hôm nay chẳng qua chỉ là sự lặp lại của chuyện hôm qua mà thôi, không có gì mới cả. Có mới là mới ở trong lịch sử đối với những người hôm nay, nhưng đứng về phương diện bản thể, vượt thời giankhông gian thì không có gì mới cả. Bụt Nhật Nguyệt Đăng Minh đã thuyết kinh Pháp Hoa, và biết đâu Bụt Nhật Nguyệt Đăng Minh ngày xưa cũng chính là Bụt Thích Ca Mâu Ni ngày nay. Sự thật thì đúng như vậy, hai đức Bụt cũng là một. Ngoài ra, giữa hai vị Bụt này còn có một vị Bụt nữa sẽ xuất hiện trong kinh, đó là Bụt Đa Bảo, ngày xưa cũng đã thuyết Pháp Hoa Kinh. Như vậy Bụt Đa Bảo ngày xưa cũng chính là Bụt Thích Ca ngày hôm nay. Đứng trên phương diện Tích môn hay lịch sử mà xét, thì Bụt Thích Ca chỉ là Bụt Thích Ca, người đang thuyết pháp vào ngày hôm nay, tại cõi ta bà này. Nhưng đứng trên phương diện Bản môn thì Bụt Thích Ca là Bụt Đa Bảo, là Bụt Nhật Nguyệt Đăng, đã từng thuyết pháp ngày xưachưa bao giờ ngưng thuyết pháp. Bông hoa vẫn chưa bao giờ ngừng hát ca. Quí vị có biết bài Bông thược dược của Quách Thoại không?

Đứng yên ngoài hàng dậu,
Em mỉm nụ nhiệm mầu,
Lặng nhìn em kinh ngạc,
Vừa thoáng nghe em hát,
Lời ca em thiên thâu,
Ta sụp lạy cúi đầu.

Buổi sáng, nhờ phước đức của ông bà để lại, thi sĩ đi ngang qua hàng rào, thấy một bông hoa thược dược và thấy một cách rất sâu sắc, như chưa bao giờ từng thấy. Đứng lặng nhìn và nghe bông hoa đang hát, và thấy rõ rằng bông hoa không phải mới hát ngày hôm nay, mà đã hát từ muôn đời, bông hoa chưa bao giờ ngưng hát. Lời ca em thiên thâu, thiên thâu nghĩa là từ quá khứ cho đến tương lai, không bao giờ ngừng lại cả. Đó là thuộc về Bản môn.

Đứng về phương diện thời giankhông gian thì bông hoa mới nở sáng hôm nay, và hôm nay tác giả mới trông thấy nó. Nhận ra bông hoa đó là Bụt Thích Ca, cho nên ta sụp lạy cúi đầu.

Đứng về phương diện Bản môn, thì Bụt Thích Ca Mâu Ni là Bụt Nhật Nguyệt Đăng, cũng là Bụt Đa Bảo, và chưa có giây phút nào Bụt Thích Ca Mâu Ni ngừng nói kinh Pháp Hoa. Nhưng đứng về phương diện Tích môn thì Bụt Thích Ca đã thuyết những Pháp nhỏ trong vòng bốn mươi năm rồi, đến bây giờ mới bắt đầu nói đến Pháp lớn.

Mình phải thấy điều đó và mình phải thấy cái tài năng xuất chúng của người chép kinh. Từ bài tựa họ đã mở ra hai cánh cửa: Cửa thứ nhất là cửa lịch sử và cửa thứ hai là cửa chân lý, vượt ra ngoài thời giankhông gian, mà sau này thầy Thiên Thai gọi là Tích môn và Bản môn. Người chép kinh đã không dùng những danh từ đó.

Phẩm thứ Hai: Phương tiện

Bây giờ chúng ta đi sang phẩm Phương tiện, phẩm quan tr÷ng nh¤t cüa kinh. Ph¦m Phß½ng ti®n là ph¦m thứ hai và ta có thể nói đây là phẩm cương lĩnh của kinh Pháp Hoa.

Phương tiện là những cái khéo léo mà mình dùng để có thể hoàn tất được cái ý định của mình. Tiếng Pháp dịch là Moyen habile. Trong bản dịch tiếng Anh, phẩm Phương tiện được dịch là Experience device, Skillful means, tiếng Phạn là UpẠyakauỐalya, còn tiếng Hán là Phương tiện quyền xảo. Trong kinh ta chỉ thấy dùng chữ Phương tiện thôi.

Khi cầm một chiếc áo tràng lên thì chỗ ta nên cầm nhất là cái sống áo. Cương lĩnh cũng vậy, nắm được cương lĩnh tức là nắm được toàn bộ kinh Pháp Hoa. Cố nhiên kinh Pháp Hoa còn nhiều phẩm khác, nhưng các phẩm đó là để giúp phẩm này nói ra sự thật, nói ra điều quan trọng mà kinh muốn nêu lên. Sau khi đọc phẩm Phương tiện tức là phẩm cương lĩnh, chúng ta sẽ đọc những phẩm tiếp theo, từ phẩm thứ ba đến phẩm thứ chín, gọi là bảy phẩm tường thuyết. Tường thuyết tức là nói rõ ra. Như vậy, sau phẩm thứ hai, kinh có bảy phẩm khác để làm sáng tỏ thêm Phẩm Phương tiện. Biết vậy thì khi tụng đọc quý vị sẽ dễ theo dõi hơn.
Lúc bấy giờ đức Thế Tôn xuất định và bảo thầy Xá Lợi Phất: Nầy Xá Lợi Phất, cái thấy của các đức Bụt không thể nào đo lường được. Cái thấy đó, những người đã chứng quả Thanh văn, Bích chi, và Duyên giác, không có khả năng đạt tới. Ngay trong câu đầu ta đã thấy trình bày cái ý tưởng quan trọng của kinh Pháp Hoa. Vừa mới xuất định, Bụt nhìn một người đứng cạnh đó là thầy Xá Lợi Phất. Bụt không nhìn một vị Bồ Tát, dầu đó là Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, hay Bồ Tát Di Lặc, mà Bụt nhìn người đệ tử của mình, đại biểu cho giới khất sĩ. Đây là một điều rất quan trọng. Trong kinh Duy-Ma-Cật, cái địa vị của Thầy Xá Lợi Phất tồi tệ bao nhiêu thì trong kinh Pháp Hoa cái địa vị của Thầy nó quan trọng bấy nhiêu. Trong Duy-Ma-Cật, đối tượng đó là để nhục mạ, trong kinh Pháp Hoa đối tượng đó là để mà săn sóc, thương yêu, để mà đầu tư giáo pháp vào trong tương lai. Đây là một chi tiếtchúng ta phải chú ý.

Điều Bụt nói là cái thấy của Bụt, trí giác của Bụt rất là sâu, khó đo lường, vì vậy mà những người có tư tưởng Thanh vănDuyên giác không thể đo lường được cái tri kiến của Bụt. Tại sao vậy? Tại vì Bụt là một người đã từng gần gũi với vô số các đức Bụt khác, đã tu theo vô lượng phương pháp của các đức Bụt khác, vì vậy cho nên cái thấy của Bụt thâm sâu vô cùng, đừng nghĩ rằng mình hiểu được. Nếu nhìn Bụt bằng cặp mắt của một vị Thanh văn, mình chỉ thấy Bụt là một vị Thanh văn; nếu nhìn Bụt với đôi mắt của một vị Duyên giác, mình chỉ thấy Bụt là một vị Duyên giác. Nhưng Bụt lớn hơn như vậy nhiều; đem con mắt gì để nhìn, mình chỉ thấy bằng con mắt đó mà thôi. Như vậy có nghĩa là nếu có tham vọng thì khi nhìn, mình thấy ai cũng có tham vọng cả, nếu nhìn bằng con mắt giận hờn và nhỏ mọn thì mình thấy ai cũng giận hờn và nhỏ mọn hết. Vì vậy mà đem con mắt của Thanh vănDuyên giác mà nhìn Bụt thì không thể thấy Bụt chân thật được, mà chỉ có thể thấy được Thanh vănDuyên giác mà thôi.

Sau khi nói vậy rồi thì Bụt nghĩ rằng "nói vậy để làm gì? chắc thầy không hiểu được đâu!". Chi tiết này chỉ là phương tiện của Bụt mà thôi. Giáo pháp quí giá như vậy mà đem bán rẻ thì mất giá trị của giáo pháp ấy. Vì vậy mà người tu phải cẩn thận, không phải ai đến mình cũng đem Phật Pháp ra để trình bày. Chỉ khi nào người ta đạt tới một trình độ khao khát chín muồi rồi thì mình mới đem Phật Pháp ra để trao truyền cho họ. Điều đó cũng có nguyên do, tại vì trong số những người ngồi quanh Bụt, có kẻ tuy đã được chuẩn bị rồi, nhưng vẫn chưa có khả năng tiếp nhận được tư tưởng mới. Thế nào cũng có người hò hét, phản đối, có người liệng cà chua và trứng thối. Luôn luôn là như thế. Khi nói Pháp trước mấy chục ngàn người như vậy, thì thế nào cũng có người phản đối những tư tưởng mình đưa ra. Trong đại chúng ngày hôm đó thế nào cũng có người chưa chín, chưa có khả năng chấp nhận được sự thật ngày hôm nay, cho nên Bụt đã không nói liền mà Ngài phải chuẩn bị thêm tư tưởng cho họ, tuy rằng phẩm tựa tự nó đã là một sự chuẩn bị rồi. Bụt nói với thầy Xá Lợi Phất "Thôi ta chỉ nói vậy thôi, có lẽ ta không nên nói thêm nữa, vì nói cũng vô ích thôi. Pháp này khó thấy, khó hiểu và khó nhận lắm".

Trang 58 , ta đọc đoạn thứ hai, đoạn được Tông Thiên Thai coi như là chủ chốt của tư tưởng Pháp Hoa: Thôi thầy Xá Lợi Phất, chẳng cần phải nói thêm nữa, tại vì sao? Tại cái Pháp này thậm thâm khó hiểu và ít có, cái Pháp vô thượng mà Bụt đã thực hiện hoàn toàn đó, là chỉ có chư Bụt mới hiểu được thôi, chỉ có Bụt mới hiểu được Bụt thôi. Tại vì chỉ có Bụt mới thấy được cái tướng chân thật của các Pháp. Các Pháp có cái tướng như vậy, cái tánh như vậy, cái thể như vậy, cái lực như vậy, cái tác như vậy, cái nhơn như vậy, cái duyên như vậy, cái quả như vậy, cái báo như vậy, và cái bản mạt cứu cánh như vậy. Mười cái "như vậy" này được gọi là Thập như thị. Có nhiều học giả, nhiều vị Pháp sư cho đoạn Thập như thị này là tinh hoa của kinh Pháp HoaNhư thị tướng, như thị tánh v.v... Như thị bản mạt cứu cánh, tức là trước sau rốt ráo. Có người đã để ra rất nhiều giấy mực và thì giờ để cắt nghĩa về mười như thị này, và cho rằng đây là triết lý căn bản của kinh Pháp Hoa. Nhưng trong những bản tiếng Phạn, có bản không nói tới mười như thị đó, và có bản chỉ nói tới ba hay bốn như thị!

Xét cho kỹ thì ta thấy đây không phải là cái gì quá sâu sắc, không phải là cái tinh túy của tư tưởng Pháp Hoa. Như thị tướng là cái tướng trạng của các pháp nó như vậy; như thị tánh là cái thể tánh của các pháp nó như vậy; như thị thể, như thị lực, như thị tác, như thị nhơn, như thị duyên, như thị quả, như thị báo, như thị bản mạt cứu cánh cũng chỉ có nghĩa đó. Nó chỉ có nghĩa rằng tri kiến của Bụt là một tri kiến rất sâu sắc, có thể thấy được cái chân tướng, chân thể của vũ trụ, của vạn vật trong thời gian, trong không gian, trên phương diện hiện tượng và dưới phương diện bản thể. Chỉ có vậy thôi, tại sao lại vẽ rắn thêm chân, phải cắt nghĩa dông dài mười như thị này để cho rộn lòng người học, trong khi tư tưởng chủ yếu của kinh Pháp Hoa lại nằm ở chỗ khác! Đây là một điểm bất đồng của chúng ta đối với Tông Thiên Thai.

Nói tóm lại, ý của đoạn kinh này nói rằng tri kiến của Bụt rất sâu, Bụt thấy được tất cả, vì vậy mà nếu một người không có tầm mức tinh thần như Bụt thì khó có thể hiểu được tri kiến đó. Vì vậy mà Bụt bảo: Này Xá Lợi Phất, tốt hơn hết là mình đừng nói Pháp đó nữa. Lúc bấy giờ thầy Xá Lợi Phất trong lòng rất xôn xao, thầy nghĩ rằng mình là học trò giỏi, học trò cưng của Bụt mà không được nghe Bụt nói điều này thì uổng quá. Trong bốn chúng, xuất gia nam, xuất gia nữ, tại gia nam, tại gia nữ, ai cũng muốn được nghe mà bây giờ sau khi Bụt nhấn mạnh tới cái tri kiến vô thượng đó rồi Bụt lại không nói, làm sao mình chịu nổi? Thà rằng Bụt đừng nói tới, nhưng nay Bụt đã đề cập đến, rồi không nói thì có phải là đau khổ cho nhiều người không? Vì vậy thầy Xá Lợi Phất bèn quì xuống, chấp tay và thưa rằng: Xin Thầy dạy cho chúng con. Bụt lắc đầu: Thôi, có lẽ không nên nói nữa, vì nói ra có thể có người, có chư thiên sẽ phát tâm sợ hãi, nghi ngờ, phỉ báng, chê bai, tại vì khả năng của họ chưa tới. Đó là nội dung đoạn thứ 9, trang 65. 

Vì quá ao ước được nghe, thầy Xá Lợi Phất liền đọc một bài kệ để xin Bụt nói ra điều mà Bụt đã muốn nói. Trang 66, Bụt bảo: Không được đâu thầy Xá Lợi Phất ơi, nếu nói chuyện đó ra thì một số rất lớn trong cõi đời này, trong đó có chư Thiên, Nhân, A-tu-la đều sẽ hoảng sợ, nhất là những vị khất sĩ đã tự cho rằng mình giác ngộ rồi, không cần phải học hỏi thêm nữa, họ sẽ sa vào cái hố của sự nghi kỵ, của sự kiêu mạn. Câu kệ đức Thế Tôn đã nói là:

Chỉ chỉ bất tu thuyết,
Ngã Pháp diệu nan tư.

Thôi thôi chẳng nên nói,
Pháp ta thâm diệu, khó tư duy.
Ai tụng kinh Pháp Hoa cũng thuộc lòng mười chữ này hết. Cố nhiên là thầy Xá Lợi Phất đâu có chịu, nên thầy quỳ xuống và cầu xin lần thứ ba. Thường thường trong nghi lễ là phải xin ba lần, ít hơn ba lần là không được. Sau khi thầy Xá Lợi Phất cầu thỉnh tới ba lần rồi thì Bụt nói: Thầy đã ba lần yêu cầu, lý đâu tôi không nói. Khi nghe Bụt chấp nhận nói rồi thì có 5000 người đứng dậy, bỏ chỗ ngồi và rời đại chúng đi xuống núi, trong đó có các vị khất sĩ, nữ khất sĩ, cận sự nam, và cận sự nữ. Chuyện này cũng xảy ra rất thường. Nhiều khi đi diễn thuyết, tôi bước lên diễn đàn, tuyên bố đề tài bài giảng, thì có một số người đứng dậy bỏ ra, tại vì họ không muốn nghe những điều sẽ nói.

Sau khi các người này đã đi rồi, Bụt mới nói với thầy Xá Lợi Phất: Bây giờ ở đây không còn cành, còn lá nữa mà chỉ còn những hạt rắn chắc mà thôi, và bây giờ tôi có thể chia xẻ cái thấy đó với các vị được.

Ở đoạn thứ 15, trang 68: Lúc bấy giờ Bụt bảo thầy Xá Lợi Phất, "Trong đại chúng đây không còn những thành phần cành lá nữa mà chỉ còn hạt giống rắn chắc, này thầy Xá Lợi Phất, những thành phần tăng thượng mạn đã rút lui rồi, như vậy cũng chỉ là tốt thôi, giờ đây quí vị hãy lắng nghe lời tôi nói". Đây là một khuyết điểm của kinh Pháp Hoachúng ta chưa thấy bây giờ, nhưng sẽ thấy khi đọc đến các Phẩm sau này. Chúng ta biết rằng trong kinh Đại Bảo Tích cũng có một số Tì kheo tăng thượng mạn bỏ thính chúng đi ra, tại vì Bụt nói kinh Đại Thừa. Tuy vậy, lúc đó có một vị Bồ Tát tên là Võng-Minh, hóa hiện ra hai vị khất sĩ, đi theo họ để mà đàm luận, tìm cách đưa các vị tì kheo đó trở lại, và cuối cùng thì Bồ Tát đã thành công. Khi đọc hết kinh Pháp Hoa, ta không thấy chuyện đó xảy ra, tức là không có ai hóa hiện đi theo 5000 người này để tìm cách đưa họ trở về với Bụt và với giáo pháp mới. Đây là một lỗ hổng, một khuyết điểm của kinh Pháp Hoa. Kinh đã không thừa hưởng được phương pháp của kinh Đại Bảo Tích. Kinh Pháp Hoa là một kinh chủ trương rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, cố nhiên trên quan điểm đó, Thanh văn, Duyên giác cũng thành Phật được, đàn ông, đàn bà, trẻ con trai hoặc gái đều cũng có thể thành Bụt được cả. Sau này trong những phẩm mới thêm vào, ví dụ như Phẩm thứ 12, Đề-Bà-Đạt-Đa, những người phạm tội ngỗ nghịch vẫn có thể được thành Bụt, và phẩm thứ 13, trong đó các vị Tì Kheo Ni cũng được Bụt thọ ký. Như vậy, trong những phẩm mới thêm, kinh Pháp Hoa đã lấp được nhiều hố của sự khiếm khuyết, trừ cái hố vừa nói ở trên, chưa được lấp lại. Không biết chúng ta có phải là những người trong số 5000 người đã rời bỏ hội Pháp Hoa hay không mà mãi tới 2500 năm sau mới được đọc kinh Pháp Hoa!

Trong đoạn 16 trang 68, Bụt bắt đầu khai mở cái chân lý mới. Bụt nói rằng giáo pháp tuy là mầu nhiệm vô cùng nhưng phải đợi đến đúng lúc mới nên đem ra chia xẻ với mọi loài. Thành ra cái tinh hoa của kinh Pháp Hoa mà tôi (Bụt) đã có trong tâm từ khi tôi giác ngộ, nhưng tôi chưa bao giờ đem dạy quý vị, tại vì nó chưa đến lúc, cũng như loài hoa Linh Thoại, đến lúc nở thì nó mới nở, nó không thể nở trước. Sự có mặt của tôi trên cuộc đời này, thầy Xá Lợi Phất nên biết, là chỉ vì một lý do duy nhất, đó là chỉ cho quý vị thấy được cái tri kiến vô cùng thâm sâu của Bụt. Do đó cố nhiên là tôi phải nói, tôi phải chia xẻ, nhưng sở dĩ tôi chưa chia xẻ là tại chưa tới thời, là tại tôi chưa có dịp để làm tròn nhiệm vụ của một vị Bụt. Hôm nay chính là ngày sung sướng nhất trong cuộc đời của tôi, tại vì thời gian đã tới và tôi có thể chia xẻ được với quý vị kinh Diệu Pháp Liên Hoa, tức là sự thật tuyệt đối. Đó là lý do xuất hiện của tất cả các vị Bụt, nếu không làm việc này thì tôi không có lý do gì để xuất hiện cả. Mục đích xuất hiện của tất cả các vị Bụt ở trên cõi đời này là để mở ra và chỉ cho người ta thấy được cái tri kiến của Bụt, giúp cho người ta bừng tỉnh, thấy được cái tri kiến đó và cuối cùngchứng nghiệm được cái tri kiến đó. Đó là những câu quan trọng của đoạn thứ 17 mà quý vị phải học thuộc lòng. Ở trang 69, hàng thứ 8 có chữ khai, gạch dưới chữ khai; cách đó hai hàng có chữ chỉ, gạch dưới chữ chỉ; cách hai hàng nữa, có chữ ngộ, gạch dưới chữ ngộ; cách dưới một hàng nữa có chữ chứng, gạch dưới chữ chứng. Bốn chữ trong nguyên văn là Khai, Thị, Ngộ, Nhập mà thầy Trí Tịnh dịch là Khai, Chỉ, Ngộ, Chứng.

Khai có nghĩa là mở ra, như là một kho tàng phải có người mở ra mới được. Khai Phật tri kiến tức là mở kho tàng tri kiến của Bụt ra. Kho tàng đó là cái thấy và cái biết của Bụt mà trong này dùng danh từ tri kiến.

Thị tức là chỉ cho người ta thấy, here it is! Dùng ngón tay chỉ cho rõ ràng thì gọi là thị. Thị Phật tri kiến tức là chỉ cho người ta thấy cái kho tri kiến của Bụt.

Ngộ tức là bừng tỉnh dậy mà thấy được một sự thực nào đó, cũng giống như khi thở mà mình biết mình đang còn sống hiện giờ và ở đây. Ngộ Phật tri kiến là bừng tỉnh và thấy được cái tri kiến của Bụt.

Cuối cùngNhập Phật tri kiến. Nhập có nghĩa là đi vào, tiếng Anh là Penetrating. Mình chứng nghiệm chứ không phải mình chỉ đứng ở ngoài mà dòm ngó. Mình nếm được cái Pháp vị thì gọi là chứng. Khi mời một đại đức uống nước cam, nếu mình nói: Mời đại đức chứng nước cam, tức là mình mong đại đức đừng nhìn nước cam, mà thực sự uống nước cam để làm cho nước cam với đại đức thành một.

Ta phải học thuộc lòng bốn chữ Khai, Thị, Ngộ, Nhập - Mở ra, Chỉ rõ, Làm cho thấy được, và Đi vào làm một với nó.

Vậy thì này thầy Xá Lợi Phất, cái sứ mạng của các vị Như Lai là chỉ để làm bốn việc: Khai, Thị, Ngộ, Nhập cái tri kiến của Bụt cho chúng sanh, và dạy cho các vị Bồ Tát cùng làm công việc đó.

Bây giờ chúng ta đọc đoạn 18: "Bụt bảo thầy Xá Lợi Phất, các vị Bụt Như Lai nếu hướng dẫn và giáo hóa cho các vị Bồ Tát những điều mà quý vị thực tập, là chỉ quy vào một việc là đem cái thấy của Bụt mà chỉ cho tất cả mọi loài chúng sanh thấy, để họ cũng có thể tỏ ngộ được như Bụt. Này thầy Xá Lợi Phất, đức Như Lai chỉ dùng một Phật Thừa mà nói Pháp cho chúng sanh, không có thừa thứ hai và thứ ba. Thừa ở đây là cỗ xe, là con đường.

Ba con đường tu học

Có ba khuynh hướng tu học ở trong đạo Bụt. Khuynh hướng đầu là khuynh hướng Thanh văn, thứ hai là khuynh hướng Duyên giác, và thứ ba là khuynh hướng Bồ Tát. Cái quan niệm về Tam Thừa (TriyẠna) đã cũ như trái đất, nghĩa là từ những ngày Bụt còn tại thế thì đã có quan niệm về Tam Thừa.

Trước hết, Thanh văn, là những người được nghe giáo lý của đạo Bụt mà tu học để thành đạo. Họ theo một con đường gọi là Thanh văn Thừa (ệrẠvakayẠna). Con đường thứ hai là con đường Duyên giác, gồm những người, tuy không được nghe Bụt giảng dạy, nhưng nhờ quán chiếu duyên sinh, và cũng có thể thành đạo, cho nên gọi là Duyên giác Thừa (PratyekabuddhayẠna), hay là Độc giác thừa. Độc là một mình, độc giác là chỉ đơn phương, tự mình đạt đến giác ngộ, chứ không phải do nghe pháp và học pháp mới giác ngộ được. Con đường thứ ba là Bồ Tát Thừa (BodhisattvayẠna), con đường của những người phát nguyện tu tập, hành đạo, và đạt tới sự giải thoát không phải chỉ cho mình, mà cho tất cả mọi người.

Trong đạo Bụt Nguyên Thủy danh từ Bồ Tát đã được sử dụng rồi, nhưng chỉ được sử dụng để gọi Bụt khi Ngài chưa đạt tới quả vị toàn giác. Nghĩa là đối với Tiểu Thừa chỉ có một Bồ Tát, đó là tiền thân của Bụt Thích Ca. Nhưng vì chính Bụt Thích Ca đã nói rằng, trong thế giới có nhiều vị Bụt, cho nên cái kết luận tất nhiên đi tới là nếu trong thế giới có nhiều Bụt, thì trong thế giới cũng có nhiều Bồ Tát. Và ý niệmhằng hà sa số các vị Bụt và Bồ Tát đã phát xuất từ căn bản đó. Chính Bụt Thích Ca đã nói rằng trước Ngài đã có nhiều vị Bụt khác ra đời, và sau Ngài cũng sẽ có nhiều vị Bụt khác ra đời. Căn cứ trên câu nói đó mà người ta đi đến kết luận rằng, nếu có nhiều Bụt, thì cũng có nhiều Bồ TátVì vậy mà cái ý niệm hằng hà sa số Bụt và hằng hà sa số Bồ Tát cũng đã bắt nguồn từ đạo Bụt Nguyên Thủy

Trong hàng ngũ của những người Thanh văn, thường thường người ta nghĩ rằng mục đích của sự tu học là để chấm dứt khổ đau của mình, và để đạt tới một quả vị gọi là A La Hán (Arhat). Chỉ khi nào đạt tới quả vị A La Hán, người ta mới chấm dứt được sự sinh, tử, luân hồi cho chính bản thân mình. Vì vậyquả vị A La Hán là cái ước mong cao nhất của những người Thanh văn. Trong con người Thanh văn có một cái mặc cảm là mình không thể nào thành Bụt được, cái tối đa mà mình có thể thực hiện là thành A La Hán thôi. Đó là điều mà mình thấy được trong tâm của những người học trò của Bụt. Họ nghĩ rằng Bụt là một người rất đặc biệt trên cõi đời, chỉ có một người như Bụt thôi, còn tất cả chúng ta, tối đa là đạt tới quả vị A La Hán. Đó là mặc cảm của thời đại. Tôi không thể thành Bụt, tôi chỉ có thể thành A La Hán thôi, mà tôi cũng không cần phải thành Bụt, tại tôi đau khổ nhiều quá, cho nên cái nhu yếu cấp thiếtduy nhất của tôi là chấm dứt đau khổChấm dứt khổ đau là tôi đã sung sướng lắm rồi. Đó là hai cái tư tưởng của Thanh văn ThừaVì vậy mà trong tâm địa của người Thanh văn không có một ý chí lớn, một cái gọi là Bồ đề tâm, muốn đem lại sự giải thoátan lạc cho cả thế gian. Vì lý do đó cho nên phải khơi mở Bồ Tát Thừa, đem Bồ đề tâm vào trong trái tim của tất cả mọi người. Khi một người có chí nguyện lớn đó, có cái Bồ đề tâm đó, thì họ được gọi là Bồ TátBồ Tátcon đường lớn, là chiếc xe lớn có thể chở được nhiều người cùng một lúc, chứ không phải như những người chỉ lo chuyện giải thoát cho bản thân. Đó là tư tưởng căn bản của Đạo Bụt Đại Thừa.

Ngay trong số chúng ta những người cùng tu học với nhau, cũng có người có ý định cao, có người có ý định thấp hơn, có mục đích nhỏ hẹp hơn. Ví dụ có người chỉ muốn giải tỏa một vài niềm đau nỗi khổ của mình, nên đến Làng Mai để dự khóa tu. Có người có ý nguyện lớn hơn, như sau này sẽ tổ chức những trung tâm tu học để chia xẻ phép tu với thật nhiều người. Ở đây cũng vậy, Bụt không có ý niệm rằng chỉ nên chứng quả A La Hán rồi nhập vào Niết Bàn vắng lặng -vắng cái xôn xao của ngũ dục, của cái tưởng- để đừng bị vướng víu vào cái đau khổ triền miên của cuộc đời. Bụt không nghĩ như vậy, nhưng có những vị Thanh văn nghĩ như vậy, và do đó mà con đường Thanh Văn là một con đường, tuy không hẳn là con đường đẹp nhất mà Bụt muốn dạy, nhưng vì có người muốn vậy, nên Bụt chỉ dẫn cho như vậy. Bụt nói rằng muốn bớt khổ thì hãy thực tập đi, nhưng giáo pháp của ta không phải chỉ nhắm tới sự diệt khổGiáo Pháp ta còn có mục tiêu cao siêu hơn nữa. 

Con đường Duyên giác cũng là con đường lành, nhờ quán chiếu về 12 nhân duyên mà vượt thoát được những sự ràng buộc và thấy thảnh thơi trong người thì điều đó cũng tốt, quý vị cứ thực tập như vậy đi. Tuy vậy tôi nghĩ rằng quý vị có thể làm khá hơn, nghĩa là có thể đạt được quả vị giác ngộ cao tột.

Đối với con đường của chư vị Bồ Tát thì lại khác. Bồ Tát phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác, và muốn cho tất cả mọi loài đều được thừa hưởng kết quả của sự thực tậpchứng ngộ của mình.

Thoạt nghe thì giống như có sự kỳ thị giữa ba con đường, và vị Bồ Tát nào chưa thực tập được sâu sắc trên con đường tu tập thì thường nhìn các vị Thanh vănDuyên giác bằng con mắt khinh thị. Sự kỳ thị, chê bai đó có thật, và nó được biểu lộ qua một số hình thức, bằng lời nói, bằng văn từ và ít nhiều điều đó đã được thể hiện trong những kinh điển Đại Thừa xuất hiện trước kinh Pháp HoaThanh văn, Duyên giác, thôi để họ đi chỗ khác, đây chỉ là chỗ dành cho Bồ Tát! Đó là thái độ của kinh Hoa Nghiêm, vì kinh không đá động gì tới các vị Thanh vănDuyên giác cả. Những thái độ đó chưa hoàn toàn biểu lộ được cái đại từ, đại bi và cái sự ôm trọn tất cả mọi loài vào vòng tay của Bụt. Kinh Pháp Hoa đã làm được một việc mà tất cả các kinh khác chưa làm được, vì vậykinh Pháp Hoa được xem như là Vua của tất cả các kinh, chứ không phải là vì kinh trình bày những lý thuyết mầu nhiệm hơn, sâu sắc hơn, và thâm ảo hơn, mà Kinh trở thành quan trọng.

Trong câu nói này, Bụt chấp nhận rằng con đường của Thanh văn và của Duyên giác, là chính do Ngài đã vì phương tiện mà tạo ra. Ngài thú nhận, khi quý vị mới đến tu học với tôi, tôi dạy cái giáo lý sơ đẳng, đó là giáo lý Tam Thừa. Bây giờ quý vị đã giỏi rồi, đã trưởng thành rồi, cho nên hôm nay tôi chỉ cho quý vị thấy rằng sở dĩ có ba con đường, chẳng qua chỉ là vì cái trình độ, cái điều kiện, và cái thời gian mà thôi. Rốt cuộc thì tôi cũng phải dạy cái cứu cánh, cái tuyệt đốiChủ đích quan trọng nhất của chư Bụt là hướng dẫn chúng sanh đi vào con đường Phật Thừa, tức là con đường Khai, Thị, Ngộ, Nhập tri kiến của Bụt. Vì vậy cho nên cái triết lý này, cái con đường này mới được gọi là Khai tam hiển nhất, nghĩa là mở ra ba cái nhưng cho thấy đó chẳng qua chỉ là một cái mà thôi. Khai tam hiển nhất còn được gọi là Hội tam quy nhất, nghĩa là gom cả ba cái lại để đưa về một cái, tức là cái Diệu Pháp mà Bụt sắp nói ngày hôm nay. Đó mới chính là Diệu Pháp, chứ không phải những ý niệm Như thị tướng, Như thị tánh v.v... là Diệu Pháp.

Kinh Bát Nhã là một trong những kinh đầu tiên xuất hiện thuyên giải về tư tưởng Đại Thừa, trong đó có những lời mà chúng ta thấy là quá mạnh. Ví như nói các vị Thanh văn không phải là con đích thực của Bụt mà chỉ là con ghẻ! Thái độ đó không ngọt ngào, không bao dung, không có tính cách từ bi. Cố nhiên thái độngôn ngữ đó đã tạo ra sự chống báng, kỳ thị, cho nên tinh thần Đại Thừa hồi đó chưa đạt tới mức mà nó cần đạt tới. Không hiểu tại sao! Có lẽ tại trong buổi đầu khi muốn xướng minh một đạo lý, mình phải nêu ra những cái khuyết điểm, những cái tệ đoan mà mình thấy ở trong đoàn thể, ở trong lề lối hành trì. Điều đó, chính chúng ta đôi khi cũng không tránh được. Ví dụ như hôm đó tôi có nói với một Sư chú rằng: Thầy không ưa cách tu lim dim. Nói như vậy nó cũng có nghĩa là chê bai, chưa chấp nhận được sự lim dim, và chưa thấy là đôi khi lim dim cũng là một trong những thừa có thể đưa tới chuyện không lim dim sau này. Nhìn vào bản thân, ta thấy đôi khi ta cũng mắc phải những lỗi lầm như vậy.

Ngày xưa khi nhìn vào trong cách tu hành của truyền thống, các thầy thấy có nhiều điều sai lầm, không đúng với chân-tinh-thần của Bụt, cho nên đã bắn vào những quả trọng pháo. Những quả pháo đó không có tính cách phá hoạiTuy nhiên phá hoại để xây dựng cũng có cái lý của nó, vì vậy mà những kinh điển đầu của Đại Thừa, đã là những đại trọng pháo, như kinh Duy Ma chẳng hạn. Sau khi công việc công phá đã hoàn thành rồi thì cố nhiên phải có những kinh khác xuất hiện để làm việc hòa giảiTại vì sau khi tấn công rồi thì mình phải mở cho người ta một con đường, nếu không thì không thể nào gọi là từ bi được cả. Khi học trò làm lầm lỗi thì quí vị cũng phải rầy la. Nhưng rầy la xong rồi thì phải chỉ cho học trò của mình một con đường, nếu không thì họ sẽ bí, và họ sẽ bó tay. Kinh Pháp Hoa ra đời để làm tròn phận sự đó. Ở đây ta thấy Bụt ôm lấy các vị Thanh văn, các vị Duyên giác, và công nhận nhận rằng các vị đều là con của tôi. Sở dĩ tôi chưa dạy quí vị điều đó là tại chưa tới thời, thành ra quí vị chẳng có lỗi gì cả. Chỉ vì chưa tới thời để tôi đem cái giáo pháp Đại Thừa để dạy cho quí vị mà thôi. Lời nói này tràn đầy từ bi, và sự thành công của kinh Pháp Hoa là ở chỗ đó. 

Trang 70 ta thấy danh từ Nhất thiết chủng trí, mà nghĩa lý cũng tương đương với tri kiến của Bụt, với cái thấy, cái trí tuệ của Bụt. Đó là cái trí tuệ cao siêu nhất, và đó cũng là cái mục đích của tất cả những người tu họcBản hoài của Bụt là trao truyền cái đó, chứ không phải trao truyền một cái gì ít giá trị hơn. Thế nhưng nếu người ta chưa có điều kiện để tiếp nhận điều đó, thì mình phải dùng những cái gọi là phương tiện để giúp cho họ từ từ tiến tới, để một ngày nào đó họ có cái khả năng, họ hội đủ duyên để tiếp nhận được điều quí nhất mà họ có quyền tiếp nhận. Vì thế cho nên nếu Bụt đã khai mở ra làm ba con đường, chẳng qua đó chỉ là phương mà tiện thôi. Do đó mà phẩm này được gọi là Phẩm Phương tiện. Muốn thực hiện một điều gì mà thời gian cũng như không gian chưa thuận tiện, thì mình phải dùng những phương tiện này, phương tiện kia để làm cho những điều kiện hội đủ. Khi có đủ phương tiện rồi thì mình mới có thể thực hiện điều chính yếu.

Những phương tiện này, phương tiện kia là những cách mà chư Bụt trong quá khứ đã dùng, và chư Bụt trong tương lai cũng sẽ dùng, chứ không phải chỉ có Bụt Thích Ca Mâu Ni mới dùng. Trang 71 ghi rằng: Các vị Bụt đó cũng dùng vô lượng vô số phương tiện, dùng những nhân duyên, những lời lẽ, những thí dụ, mà diễn nói Pháp mầu cho các chúng sanh. Thì tuy rằng dùng nhiều phương tiện như vậy, nhưng mục đích chánh cũng chỉ là đưa tới một cái gọi là Phật Thừa, tức là con đường duy nhất. Và mục đích của công trình đó là đưa tất cả chúng sanh đến cái gọi là Nhất thiết chủng trí.

Ta bỏ một đoạn để đi xuống đoạn kế: Này Thầy Xá Lợi Phất, bây giờ đây tôi cũng làm giống như các vị Bụt trong quá khứ. Tôi biết rằng trong tâm của các loài chúng sanh có nhiều điều ưa muốn, những điều mê chấp, và tôi tùy thuận theo các căn cơ đó mà dùng những món nhơn duyên, lời lẽ, những ví dụ, những phương tiện mà dắt dẫn họ tới với Pháp. Như vậy, không phải là tôi đã cho họ những món ăn chưa đúng mức, mà là từ từ để đưa họ tới lúc mà tôi có thể trao cho họ cái Phật Thừa, tức là cái Nhất Thiết Chủng Trí
Sang trang 72, cũng cùng ý đó: Này thầy Xá Lợi Phất, các đức Bụt xuất hiện trong cõi đời ác, có năm trược là kiến trược, kiếp trược, phiền não trược, chúng sanh trược, và mạng trược. Các chúng sanh đó vì vậybỏn xẻn, tham lam, ganh ghét, cùng nhiều các thứ phiền não và họ có nhiều bất thiện căn. Vì đó mà các đức Bụt trong quá khứ mới dùng phương tiện, nói ra một giáo lý, mà khi phân tích ra thì nó có Tam Thừa, kỳ thật nó chỉ có một Phật Thừa mà thôi. 
Đến đoạn 21, chúng ta mới thấy có định nghĩa thế nào là A La HánDuyên giác: Thầy Xá Lợi Phất, nếu một người đệ tử của tôi mà tự cho mình là A La Hán hay Duyên giác, và nếu người đó không biết được chí nguyện của Bụt và của các vị Bồ Tát thì những người đó không thực sự là A La HánDuyên giác. Đây là định nghĩa của chính Bụt. A La Hán hay Duyên giác phải thực sự là những người có bồ đề tâm, nếu không, họ chưa thực sự là A La Hán hay là Duyên giác. Lại nữa, những vị khất sĩ và nữ khất sĩ cho mình đã là A La Hán, chỉ lo tu tập xong kiếp cuối cùng để đi vào Niết Bàn mà không có chí nguyện cầu Nhất thiết chủng trí, thì họ cũng không phải là A La Hán, không phải thực sự đi vào Niết Bàn, mà họ chỉ là những người tăng thượng mạn. Đoạn kinh này cho ta thấy Bụt định nghĩa A La Hán đích thực là phải có lòng từ bi, phải có cái thái độ dấn thân để cứu khổ, còn cái thái độ trốn tránh những khổ đau trong cuộc đời, thì không phải là A La Hán đích thực, không thể đạt Niết Bàn đích thực. Vì vậy nếu phân chia ra và cho rằng A La Hán là những người chỉ lo tự độ, và các vị Bồ Tát là những vị lo độ cho người, là một sự phân biệt hời hợt. Trong các kinh xuất hiện trước đó, có thể đã có ý niệm rằng A La Hán là những người chỉ lo tự độ, còn Bồ Tát là những người lo độ tha. Ở kinh Pháp Hoa chúng ta thấy một quan điểm khác, đó là A La Hán đích thực cũng độ tha, nếu chưa có cái tâm niệm độ tha thì họ chưa phải là A La Hán đích thực.

Ta đi sang phần trùng tụng, trang 73, tức là phần kệ tụng. Phần này quí vị có thể học bằng tiếng Việt, hoặc chữ Hán. Đoạn thứ 23, ta đọc một vài câu kệ:

Xá Lợi Phất khéo nghe!
Pháp của các Phật được,
Vô lượng sức phương tiện,
Mà vì chúng sanh nói,
Tâm của chúng sanh nghĩ,
Các món đạo ra làm,
Bao nhiêu những tánh dục,
Nghiệp lành, dữ đời trước...

Quí vị có thấy dễ hiểu không? Bản chữ Hán là:

Xá Lợi Phất thiện thính,
Chư Phật sở đắc Pháp
Vô lượng phương tiện lực
Nhi vị chúng sanh thuyết
(Này Xá Lợi Phất, thầy nghe cho kỹ, nghe cho khéo, cái Pháp mà chư Bụt đã đạt được ấy, các Ngài đã dùng vô lượng những phương tiện để thuyết cho chúng sanh nghe)
Chúng sanh tâm sở niệm
Chủng chủng sở hành đạo
Nhược can chi dục tánh
Tiên thế thiện ác nghiệp...
(Cái tâm niệm của chúng sanh họ đi vào trong những con đường khác nhau, và nếu có những tánh dục khác nhau là vì những ác nghiệp hoặc thiện nghiệp mà họ đã tạo ra trong đời trước).

Bụt biết như thế nên dùng những thí dụ, những phương tiện để làm cho tất cả những người đó được hoan hỉ. Hoặc diễn thuyết bằng khế kinh, tức là trường hàng, hoặc diễn thuyết bằng cô khởi, hoặc bằng bổn sự, hoặc diễn thuyết bằng bổn sinh, vị tằng hữu, nhân duyên, thí dụ, trùng tụng, luận nghị, tất cả có vào khoảng chín thể tài. Những điều này mình không thấy rõ trong phần trường hàng, và đây lại là một lý do cho ta thấy phần trùng tụng là phần có trước. 

Sau này chúng ta thấy liệt kê ra 12 thể tài. Hồi nhỏ tôi cũng học 12 thể tài, nhưng trong kinh này mới nói đến chín thể tài thôi, đó là:

1. Trường hàng, tiếng Phạn là Sũtra
2. Trùng tụng, Geya. Geya cũng là một loại kệ tụng.
3. Cô khởi hay Phúng tụng, GẠthẠ
4. Nhân duyên, NidẠna
5. Thí dụ, Avadana
6. Bổn sự, ItivỄittaka
7. Bổn sanh, JẠtaka
8. Vị tằng hữu, Adbhutadharma
9. Luận nghị, UpadeỐa

Ba thể tài khác là:

10. Thọ ký, VyẠkaraẾa;
11. Vô vấn hay Tự thuyết, UdẠna; và
12. Phương đẳng, Vaipulya.
Chúng ta hãy đọc thêm vài hàng nữa:

Căn độn ưa pháp nhỏ,
Tham chấp nơi sinh tử,
Nói vô lượng đức Phật,
Chẳng tu đạo sâu mầu,
Bị các khổ não loạn,
Vì đó nói Niết Bàn,
Ta bày phương tiện để,
Khiến đều vào huệ Phật,
Chưa từng nói các ông,
Sẽ được thành Phật đạo,
Sở dĩ chưa từng nói,
Vì giờ nói chưa đến,
Nay chính là đến giờ,
Quyết định nói Đại Thừa.

căn tánh còn nhỏ hẹp, đần độn, nên chúng sanh ưa những pháp nhỏ, không có tham vọng lớn. Họ tham chấp nơi sanh tử, tham sống sợ chếttại vì trong quá khứ, ngang qua thời gian của vô lượng các đức Bụt, các chúng sanh đó không tu tập đạo lý sâu sắc, mầu nhiệm, cho nên bị những khổ đau làm cho điêu đứngVì vậy tôi đã dạy cho họ về Niết Bàn, nơi trú ẩn để thoát khỏi đau khổ. Trong quá khứ, tôi chỉ đưa Niết Bàn vắng lặng, an tĩnh ra để làm mục đích cho quí vị thôi. Và quí vị đã nghĩ rằng Niết Bàn đó là cái mục đích cuối cùng của sự thực tập của quí vị. Nhưng đó chỉ mới là phương tiện. Tôi bày cái phương tiện Niết Bàn đó ra để cho quí vị có thể nương vào mà từ từ đi vào trong tri kiến thâm sâu của Bụt. Vì vậy trong gần 40 năm nay tôi chưa từng nói là các vị cũng sẽ được thành Bụt như tôi. Sở dĩ tôi chưa nói là vì chưa tới lúc, hôm nay giây phút đó đã tới, cho nên tôi quyết định nói Đại Thừa.

Người đầu tiên được Bụt thọ ký là thầy Xá Lợi Phất, tiêu biểu cho giới Thanh văn. Khi đại chúng nghe thầy Xá Lợi Phất được thọ ký thì tất cả đều rộn ràng, hoan hỉ, sung sướng quá chừng, cho nên mọi người ai có cái gì trong tay, đều tung cả lên trời để cúng dường Bụt. Đang mặc y trên, họ tháo y quăng lên, đang đội nón, họ gỡ nón tung lên, đang đeo tràng hoa, họ tháo tràng hoa tung lên trời để chứng tỏ sự vui mừng, hoan hỉ của họ. Các vị khất sĩ, cư sĩ nam, cư sĩ nữ, và cả đại chúng Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Dà v.v... cũng vậy, khi thấy thầy Xá Lợi Phất được thọ ký để thành một vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, họ đều vui mừng hớn hở. Các vị Thiên vương, Phạm vương cũng hớn hở vui mừng theo. Thầy Xá Lợi Phất được, tức là mình cũng được. Lúc đó thì tam thiên đại thiên thế giới rúng động, người ta nghe âm nhạc ở trên không trung, một nỗi vui mừng lớn của Nhân và Thiên, và trong không trung vang lên một tiếng nói: Đây là lần thứ hai Bụt chuyển Pháp luânNgày xưa, sau khi thành đạo, Bụt đã chuyển pháp luân lần thứ nhất tại Vườn Ba la Nại (BẠnaras), và giờ đây trên đỉnh Núi Thứu (GỄdhrakũỊa) là lần chuyển pháp luân thứ hai. Tuy rằng thọ ký cho một người, nhưng mọi người đều vui mừngLý do là sự thọ ký chứng tỏ rằng tất cả chúng ta đều có thể được như vậy, tại vì chúng ta phần lớn đều ở trong hàng Thanh văn, Duyên giác, và Bụt nói rằng không ai trong chúng hội này mà đã không gieo trồng những hạt giống Bồ đề ở trong quá khứ. Vì thầy Xá Lợi Phất được nên chúng ta cũng sẽ được, cho nên nỗi vui mừng đó là nỗi vui mừng chung. Trong những phẩm kế tiếp chúng ta sẽ thấy Bụt thọ ký cho các thầy khác, trong đó có những thầy rất trẻ như thầy A Nan (Ọnanda), thầy La Hầu La. Bụt còn thọ ký cho bên nữ, tuy rằng thọ ký hơi trễ một tí. Bụt cũng thọ ký luôn cho những người có ác tâm như Đề-Bà-Đạt-Đa, và có một lần Ngài thọ ký cho cả 500 vị đệ tử cùng một lượt. Năm trăm vị đó sẽ thành Bụt với cùng một danh hiệu, như vậy công tác thọ ký là một công tác hoằng pháp, gieo đức tin, gieo sự quyết tâm vào trong lòng người. Vì vậy cho nên trong thời gian còn tại thế, Bụt đã thọ ký càng nhiều càng tốt.

Nếu được gần Bụt có lẽ mình cũng sẽ được thọ ký. Đó là đứng về phương diện lịch sử hay Tích môn mà nói. Chúng ta là những người sanh ra sau khi Bụt đã nhập diệt, vậy thì ai sẽ thọ ký cho chúng ta bây giờ? Chúng ta phân bì, chúng ta nói rằng Bụt Thích Ca không công bình! Bụt chỉ thọ ký cho những người đồng thời với Bụt mà thôi, còn chúng ta vì vô phước sanh ra sau Ngài nên không được Ngài thọ ký! Như vậy thì ta biết nương vào đâu, biết lấy năng lượng từ đâu để có thể thành đạt được như các vị đệ tử cùng thời với Bụt?

Đọc tiếp các phẩm sau này, ví dụ như Phẩm Hiện Bảo Tháp, chúng ta sẽ tìm được câu trả lời của câu hỏi đó. Trong lúc Bụt thọ ký cho các đệ tử, thì tất cả mọi người đều ngồi chân chấm đất ở trên Núi Thứu, và chúng ta đang ở trên bình diện lịch sử hay Tích môn. Tích là di tích, là những gì xảy ra trong thời gian. Để trả lời câu hỏi mà chúng ta vừa đưa ra: Những người ở trong những thời gian khác, địa phương khác thì làm sao họ được thọ ký, được hưởng sự công bình đó? Ngay lúc đó, cánh cửa của Bản môn được mở ra: Từ dưới đất xuất hiện một bảo tháp, và trong bảo tháp đó có tiếng Bụt Đa Bảo thốt lên: Hay lắm, hay lắm Bụt Thích Ca, Người nói kinh Pháp Hoa hay lắm. Lúc đó, tất cả mọi cặp mắt đều hướng lên trời và thấy bảo tháp của Bụt Đa Bảo an trú lơ lửng trong không trung. Khi đó đại chúng biết rằng trong bảo tháp có một vị Bụt ngày xưa đã tu tập và đã thành đạo, đã thuyết kinh Pháp Hoa, và đã lập nguyện rằng, mỗi khi ở đâu có một vị Bụt thuyết Pháp Hoa Kinh thì bảo tháp đó sẽ hiển hiện, và sẽ có lời khen ngợi hay thay, hay thay từ trong bảo tháp phát ra. Lúc này đại chúng được đưa lên bình diện của Bản môn, và nếu có một chút thông minh, chúng ta sẽ thấy Bụt Đa Bảo ngày xưa chính là Bụt Thích Ca ngày hôm nay, và Bụt Thích Ca không phải chỉ mới thành đạo cách đây 40 năm ở dưới cây bồ đề, mà đã thành đạo từ vô lượng vô biên kiếp trước. Nếu sự thật là tất cả các pháp đều an trú sẵn trong Niết Bàn, thì tất cả chúng ta đã là Bụt rồi, không cần có sự đi tìm cầu nữa, đó là đứng về phương diện Bản môn mà nói. Vì vậy nếu quí vị muốn được thọ ký thì Bụt luôn luôn có mặt tại đó để thọ ký cho quí vị, quí vị không cần phải trở về 2500 năm trước mới được thọ kýTại vì Bụt đang có mặt trong giờ phút hiện tại. Bụt của Bản môn đang an trú trong giờ phút hiện tại, và nếu lắng tâm thì quí vị sẽ nghe tiếng của Bụt, và Bụt đang thọ ký cho mình ngay trong giây phút này. Đó là đứng về phương diện Bản môn mà nói, rất mầu nhiệmKinh Pháp Hoa không phải chỉ đưa chúng ta vào thế giới của Tích môn. Sau khi đưa chúng ta vào thế giới của Tích môn để thấy thầy Xá Lợi Phất được thọ ký, thì kinh đưa ta vào Bản môn và chính bản thân của chúng ta cũng được Bụt thọ ký. Đây là một khía cạnh mầu nhiệm khác của kinh Pháp Hoatinh chất đó đã ảnh hưởng một cách rất sâu đậm tới tâm hồn của Phật tử người Việt. 

Khi các vị đọc thơ của tôi viết từ hồi 20 tuổi tới giờ, nếu quí vị không có một căn bản về Phật Pháp, không đọc kinh Pháp Hoa, không hiểu về tư tưởng Tích môn và Bản môn, thì tôi không nghĩ là quí vị có thể hiểu được những bài thơ đó. Đọc thử một vài câu quí vị sẽ thấy điều tôi nói. Ví dụ bài Tiếng gọi tôi làm năm 1966 trong lần thăm viếng Úc châu, đăng trong cuốn Thử tìm Dấu Chân Trên Cát (5) :

Sáng hôm nay
Tới đây
Chén trà nóng 
Bãi cỏ xanh
Bỗng dưng hiện bóng hình em ngày trước
Bàn tay gió
Dáng vẫy gọi
Một chồi non xanh mướt
Nụ hoa nào
Hạt sỏi nào
Ngọn lá nào
Cũng thuyết Pháp Hoa Kinh.

Đó là những gì xảy ra trong lịch sử. Bây giờ và ở đây có chén trà nóng, có bãi cỏ xanh, nếu mình sống sâu sắc với những cái thuộc về Tích môn đó, thì tự nhiên cái Bản môn nó phát hiện. Bóng hình em ngày trước tức là Bản môn, là Niết Bàn, là chân như thật tánh, nghĩa là cái mà mình có thể sờ mó được trong giây phút hiện tại nếu mình quả thật tiếp xúc được với những gì đang xảy ra trong giây phút hiện tại. Thành ra nếu mình sống có chánh niệm, nếu mình tiếp xúc được với chén trà nóng, với bãi cỏ xanh một cách sâu sắc, thì mình tiếp xúc được với cái tự tánh chân như, và cái Niết Bàn nó có mặt trong những thực thể đó. Như vậy, sờ vào Tích môn, ta tiếp xúc được với Bản môn. Cái nếp sốngtu học của người Phật tử là trong khi sống đời sống hàng ngày, mình phải học tiếp xúc với Bản môn. Nói vậy có nghĩa là khi ăn cơm, khi uống trà, khi đi thiền hành, khi nói chuyện, khi cầm tay nhau, chúng ta phải tiếp xúc được với cái Bản môn. Tích môn tiếng Anh là Historical dimension, còn Bản môn là Ultimate dimension. Thành ra khi quí vị uống trà thì đừng nên uống trà một cách hời hợt, vì như vậy thì quí vị chỉ có thể tiếp xúc được với cái vỏ của Tích môn. Uống trà một cách sâu sắc thì mình tiếp xúc được với Bản môn. Mình chỉ cần uống một lần như vậy thì mình đã có thể tiếp xúc được với Niết Bàn, với cái bản thể, với cái không sanh và không diệt của vạn vật. Đó là cách sống của người Phật tửTiếp xúc với sanh, lão, bệnh, tử, với vô thường, vô ngã một cách sâu sắc, tiếp xúc trong sự có mặt đích thực, thì đồng thời ta cũng tiếp xúc được với cái bất sinh, bất diệt, với Niết BànGiá trị của sự thực tập là ở chỗ đó. Hàng ngày, ta cũng ăn cơm, uống nước, đi chơi như mọi người, nhưng ta có thể sống với cái muôn đời trong cuộc sống.

Ta đâu cần trở về với Tích môn, trở về cái bình diện lịch sử, đi lùi lại 2500 năm, mới nghe được kinh Pháp Hoa? Nếu ta tiếp xúc được với Bản môn thì chính trong giờ phút này và ở tại ngay đây, cái nụ hoa kia, cái hạt sỏi kia, cái ngọn lá kia chúng cũng đang thuyết Pháp Hoa, và chúng cũng đang thọ ký cho ta. Bụt Thích Ca và Bụt Đa Bảo cũng đang làm công việc đó ngay trong giờ phút hiện tại. Thành ra câu hỏi Ai sẽ thọ ký cho mình? đã được trả lời bằng phần sau của kinh Pháp Hoa: Bụt của Bản môn thọ ký cho mình. Nếu không có cái chất của Pháp Hoa ở trong người thì khi đọc bài thơ đó, tuy quí vị cũng thấy hay hay, nhưng không thấy được rằng những bài thơ như bài thơ đó chứa đựng được cái truyền thống Phật giáo của dân tộc Việt-nam. Khi đọc bài thơ này, ta có thể thấy được kinh Pháp Hoa, thấy được bài thơ và kinh Pháp Hoa không phải là hai thực thể riêng biệt.

Chúng ta thử đọc một vài câu trong bài Bướm Bay Vườn Cải Hoa Vàng để thấy thêm về sự liên hệ giữa thế giới Tích môn và pháp giới Bản môn.
Tôi không bao giờ khôn lớn
Kể gì mười năm, hai mươi năm, ba mươi năm

Khôn lớn là đứng về phương diện Tích môn mà nói. Mình được mẹ sinh ra, lớn lên năm tuổi, bảy tuổi rồi 30, 40 tuổi. Vì vậy khi đọc câu Tôi không bao giờ khôn lớn, kể gì mười năm, hai mươi năm, ba mươi năm, thì mình có thể nói, chà cái ông này không muốn lớn mà chỉ muốn làm con nít hoài! Như vậy là mình chỉ quanh quẩn trong Tích môn, và làm sao mình hiểu được bài thơ đó!

Mới hôm qua đây, tôi thấy bướm bay từng đàn rộn rã trong khu vườn cải hoa vàng
Mẹ và em còn đó
Gió chiều như hơi thở
Mơ gì một mảnh tương lai xa xôi?

Đứng trên bình diện Tích môn thì mình nghĩ về tương lai, mình muốn thành đạt, muốn có bằng Tiến sĩ, Cử nhân. Nhưng khi tiếp xúc được với Bản môn thì ta thấy những cái đẹp đó không phải thuộc về quá khứ. Tất cả những cái đẹp đó nó đang nằm trong hiện tại, trong giờ phút này. Mơ gì một mảnh tương lai xa xôi? nghĩa là không còn chạy nữa. Đó là vô tác, tiếng Anh là Aimlessness, there is nothing to be realised. Cái hiện tại đó là hạnh phúc, là an lạc.

Đầu còn gối trên Thánh Kinh, sáng nay tôi nghe xôn xao trong nắng mai vũ trụ đang được những con ong vàng siêng năng bắt đầu khởi công tạo dựng

Chung quanh chúng ta, người nào cũng đang hăng hái, siêng năng như những con ong đang xây dựng cái thiên đường của tương lai.

Công trình xây dựng ngàn đời,
Nhưng công trình, em xem, đã được ngàn đời hoàn tất

Câu thứ nhất nói về Tích môn. It takes one thousand years in order to build what you want to build, but in fact, what you intended to build is already built. Làm sao hiểu được những câu đó khi mình không thấy được Tích môn và Bản môn là một? và như vậy thì làm sao mà cắt nghĩa được câu thứ hai Công trình xây dựng ngàn đời, nhưng công trình, em xem, đã được ngàn đời hoàn tất? Mình không cầu thành Bụt nữa, mình đã là Bụt rồi, You are already what you want to become!

Bánh xe mầu nhiệm chuyển hoài đưa chúng ta đi tới,
Nắm lấy tay tôi, em sẽ thấy chúng ta đã cùng có mặt tự ngàn xưa trong hiện hữu nhiệm mầu. 
Mình phải xúc tiếp với Bản môn. Đọc đoạn chót mình có thể hiểu lầm rằng tác giả đang mơ tưởng những cái đẹp trong quá khứ.

Tóc mẹ tôi còn xanh và dài chấm gót
Áo em tôi phơi còn phất phơ bay trước dậu 
Nắng sớm mùa thu
Tôi ở đây. Chính thực là vườn xưa
Những cây ổi trái chín thơm
Những lá bàng khô thắm
Đẹp
Rụng
Còn chạy chơi la cà trên sân gạch
Tiếng hát vẵng bên sông
Những gánh rơm thơm vàng óng ả
Trăng lên, quây quần trước ngõ
Vườn cải hoa vàng, chính mắt tôi vừa thấy sáng qua

Mới thấy đây chứ không phải chúng là những hình ảnh của quá khứ.

Tôi không ngủ mơ đâu,
Ngày hôm nay đẹp lắm, thật mà
Em không về chơi trò bắt tìm nơi quá khứ
Chúng mình còn đây, hôm nay, và ngày mai nữa,

Rất rõ, đây không phải là những hình ảnh của sự tiếc thương, mà là những hình ảnh mình thấy ngay trong hiện tại, không có gì đã qua và đã mất.

Không có gì sẽ qua và sẽ mất
Và suối chim khuyên em hôm nay
"Hãy vẫn cứ là bông hoa hát ca." 

Đó là mấy câu trong bài Một mũi tên rơi hai cờ ảo tượng, cũng trong cuốn Thử tìm dấu chân trên cát. Trong bài thơ đó ta cũng thấy được cái tâm này.

Tôi không ngủ mơ đâu,
Ngày hôm nay đẹp lắm, thật mà
Em không về chơi trò bắt tìm nơi quá khứ 
Chúng mình còn đây hôm nay và ngày mai nữa, 
Đến đây
Khi khát ta cùng uống một giếng nước thơm trong. 

Giếng đó là giếng của Bản môn. Ta phải tập uống nước giếng của Bản môn, chứ đừng chỉ uống nước giếng ở Tích môn. Nếu chỉ biết uống nước ở Tích môn thì ta còn nhớ còn thương, còn thiếu còn thừa. Uống được nước giếng của Bản môn thì mình sẽ có hạnh phúc đầy đủ.

Ai nói cho em nghe rằng Thượng đế đã bằng lòng cho con người khổ đau đứng dậy hợp tác cùng người? 
Chúng ta đã cùng nắm tay nhau từ muôn vạn kiếp,
Khổ đau vì không tự biết là lá, là hoa 
Em hát ca đi. Bông Cúc cười theo em bên hàng dậu, 
Đừng bắt chúng tôi nhúng hai tay vào vôi cát,
Những ngôi sao trời không bao giờ xây ngục thất cho chính mình. 
Nếu ta bị cột vào trong những mưu toan, những dự án xây dựng cho tương lai, thì có thể là ta đang tự lập ra những nhà tù để giam hãm mình, vì vậy phải thoát ra khỏi thế giới ràng buộc bằng cách đừng sống một cách ơ thờ ở trong bình diện của lịch sử, của Tích môn, mà phải biết đặt chân vào, phải biết nếm, phải biết tiếp xúc với bình diện của Bản môn. Đừng bắt chúng tôi nhúng hai tay vào vôi cát, những ngôi sao trời không bao giờ xây ngục thất cho chính mình. Những ngôi sao kia rất tự do, tại vì chúng ở trong Bản môn, không bị những lo tính, những mưu toan giam hãm.

Đây là một bài thơ khác, tôi xin đọc một bài mà trước đây chính quyền Sài gòn đã kiểm duyệt, không cho xuất bản. Vì không hiểu bài thơ, nên họ tưởng tôi nói về chính trị. Bài này tựa là Một mũi tên rơi hai cờ ảo tượng. Bắn một mũi tên ta làm rơi hai lá cờ ảo tượng cùng một lần. Họ nghĩ rằng bài thơ này có lập trường trung lập, tại vì theo họ, hai lá cờ ảo tượng này, một là Quốc gia, và một là Cộng sản. Ông tác giả này đòi bắn rớt cả hai, không theo bên nào hết, thì đúng ông ta mơ ước trung lập, không thể được! Thật ra bài này không có dính líu chút nào đến chính trị cả, nhưng vì cái nhìn của người ta như vậy nên họ mới thấy như vậy. Ban đầu ta nghe tiếng nói của người em, than thở rằng ngày mai thế nào anh cũng chết và em sẽ bơ vơ, vì vậy xin anh thâu lại giọng của anh trong một cuộn băng này để mai đây khi anh chết đi, em sẽ còn cuốn băng để vẫn còn được nghe anh nói. Đây là một cách diễn tả tâm trạng của đệ tử Bụt trước khi Ngài nhập diệt, hay là tâm trạng của những người thấy thầy của mình hay người hướng dẫn mình, mai đây sẽ không còn nữa. Một mũi tên rơi hai cờ ảo tượng bắt đầu bằng những câu:

"Cũng như dòng suối về gặp đại dương
Ngày mai ra đi anh nhớ hát lên khúc ca mùa mới
Tiếng hát kia vẳng lại sẽ đủ sức tiễn tôi trên một đoạn đường"

Tội nghiệp. Đi thì đi, nhưng anh hãy hát lớn lên để khi anh mất đi rồi thì anh vẫn có thể còn hướng dẫn tôi thêm một đoạn đường nữa. Trả lời:

Tôi sẽ không ra đi
Hoặc sẽ ra đi nhưng không bao giờ tôi đến
Nơi khởi hành có trăng mây gió nước, và nơi tôi đến đón chờ cũng sẽ có hoa vàng trúc tím. 

Làm sao hiểu được bài thơ này nếu không thấm nhuần tư tưởng của đạo Bụt Đại Thừa? tôi sẽ không ra đi hoặc sẽ ra đi nhưng không bao giờ tôi đến, đó là cái thấy vô khứ vô laiNhư Lai có nghĩa là không từ đâu tới cả và cũng sẽ không đi về đâu. Nơi khởi hành có trăng, mây, gió, nước, rất là đẹp, và nơi tôi đến đón chờ cũng sẽ có hoa vàng trúc tím, hoa vàng trúc tím cũng đẹp như trăng mây gió nước. Tại đây cũng có trăng mây gió nước, cũng có hoa vàng trúc tím, và nơi tôi đến cũng có các thứ nhiệm mầu, đẹp đẽ kia. Như vậy thì tôi đâu có đến, tôi đâu có đi. Nơi nào, lúc nào cũng có các thứ đó. Trong thi ca Đại Thừa có hai câu:

Túy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh
Bạch vân minh nguyệt hiện toàn chân

Trúc biếc hoa vàng đều là chân như, và trăng sáng, mây trắng đều là bản thể. Thành ra đi đâu anh cũng gặp các thứ đó, nên anh không tới cũng không đi! Đọc nghe rất dễ chịu. Tôi sẽ không ra đi, hoặc sẽ ra đi nhưng không bao giờ tôi đến, nơi khởi hành có trăng mây gió nước, và nơi tôi đến đón chờ cũng sẽ có hoa vàng trúc tím. Trả lời người em mà trả lời như vậy thì còn đòi hỏi gì nữa?

Là lá, là hoa, em đã có tôi từ vô thỉ
Và màu xanh trời cao trong mắt em sẽ còn mãi mãi
Nhưng vì không thấy, thương tôi, em đã bao lần nhắc chuyện ra đi.

Người em nhỏ luôn luôn sợ một mai anh mình sẽ chết, nên cứ nói rằng mai này khi anh chết rồi, em sẽ ở lại một mình, yếu đuối, chắc em sẽ không sống nổi! Người anh mới nói cho biết Là lá, là hoa, em đã có tôi từ vô thỉ. Quí vị đã đọc truyện Tố thì biết. Người anh có mặt trong người em, không thể nào lấy người anh ra khỏi người em được, vậy mà người em cứ mãi sợ người anh sẽ ra đi! Và màu xanh trời cao trong mắt em sẽ còn mãi mãi. Hãy nhìn lên trời xanh thì biết trời xanh có ngay trong đôi mắt mình. Nhưng vì không thấy, thương tôi, em đã bao lần nhắc chuyện ra đi. Tôi đọc tiếp để quí vị nghe:

Sáng nay sau giấc ngủ của trăng sao, vũ trụ làm rơi những giọt nước mắt trong như pha lê,
Êm dịu sương khuya, hãy khóc cho hồn ngươi thêm đẹp.
Khóc thì khóc, khóc thì cũng đẹp thôi, tại vì đứng về phương diện Bản môn thì nước mắt cũng như là sương rơi, không có gì có thể làm động được lòng tôi. 
Nước mắt sẽ biến hồn hoang-vu thành nơi vườn quê tươi sáng,
Thanh lương thấm lòng trái đất, nâng niu lộc mướt chồi non,
Ngày xưa những khi ngồi nhìn em khóc, tôi cũng đã ưng khóc để được dỗ dành,

Tất cả những hình ảnh này đều thuộc về thế giới Tích môn. 
Ôi thiên nhiên 
Bà mẹ tóc xanh, xanh mướt đất trời, nụ cười đem về đầy bướm chim hoa lá
Là lá, là hoa em đã có tôi từ vô thỉ
Và trong nhận thức mong manh, em, tôi thực chưa bao giờ từng hiện hữu, tử sinh.

Tôi thoát ra khỏi cái sanh và cái diệt, nhưng vì chỉ thấy tôi qua cái sanh và cái diệt nên em cảm thấy buồn khổ.

Em có nhớ ngày đầu tiên khi Mẹ đưa tôi về, nhờ năm nhóm nhiệm mầu, em mới trông thấy bóng hình tôi hiển lộ?
Tôi hiển lộ nhờ vào ngũ uẩn, và vì tưởng rằng tôi bắt đầu có mặt từ lúc đó, nên em nghĩ rằng tôi sẽ mất đi từ một giây phút nào trong tương lai.
Ngày mai bóng hình mất đi
Em hãy mỉm cười
Và bình thản tìm tôi trở lại
Tìm tôi qua thanh sắc đã sinh và đã mất
Để thấy rằng tôi vẫn còn chân thực
Chưa bao giờ đi
Chưa bao giờ đến
Qua thời gian, qua nhận thức, qua chủ khách tồn sinh. 
Đó là những lời chỉ dạy cho người em tiếp xúc với Bản môn.

Tìm tôi và tiện dịp em tìm em
Hai người là một, mình với Bụt là một. Khi tìm được Bụt, thì đồng thời mình cũng tìm ra được mình.

Nét khám phá nguyên sơ
Chỉ cho em thấy rằng em là bất diệt
Em sẽ thấy
Không có gì đi, mất
Và với một mũi tên thôi, em bắn rơi một lần hai lá cờ huyển tượng
Chân như sẽ xuất hiện mầu nhiệm nơi tử sinh.
Tìm tôi thì em tìm ra được em, và với một mũi tên ta bắn rơi một lần hai lá cờ ảo tượng. Lá cờ ảo tượng thứ nhất là tôi có sanh và tôi có chết, lá cờ ảo tượng thứ hai là em có sanh và em có chết. Hai lá cờ đã rơi thì chân như sẽ xuất hiện mầu nhiệm nơi tử sinh.

Tôi đang mỉm cười an nhiên trong phút giây hiện tại
Nụ cười nở mãi trong bài ca mùa Xuân bất tận
tại vì khi đó mình đã đặt hai chân lên bình diện của Bản môn rồi.

Trong nụ cười kia em cũng sẽ thấy em còn mãi
Bởi vì em quả thực chưa bao giờ hiện hữu trong ảo tưởng tồn sinh.
Nụ cười hôm nay, ta sẽ nhìn thấy ngày mai
Tận cuối đường ảo tượng
Không có gì đã qua và đã mất
Không có gì sẽ qua và sẽ mất
Và suối chim khuyên em hôm nay
"Hãy vẫn cứ là bông hoa hát ca." 
Đó là ba câu tôi đã trích khi giảng bài Bướm Bay Vườn Cải Hoa Vàng, Không có gì đã qua và đã mất. Đó là Bụt Đa Bảo. Đó là Bụt Thích Ca, ta phải thấy được điều đó, và mình đừng than thở rằng Bụt đã qua đời rồi, bây giờ không có ai thọ ký cho mình! Chồi lá non xanh sáng hôm nay, tiếng chim sáng hôm nay đang thọ ký cho mình, và mình có thể tiếp xúc được với Bụt Thích Ca, Bụt Đa Bảo ngay trong giờ phút hiện tại. Nụ hoa nào, ngọn lá nào, hạt sỏi nào cũng thuyết Pháp Hoa Kinh. Thuyết Pháp Hoa Kinh tức là thọ ký. Thành ra sự thực tập của mình là gì? Be a singing flower, hãy vẫn cứ là bông hoa hát ca. Đó là câu chót của bài thơ. Hương vị này bắt nguồn từ những tư tưởng mầu nhiệm của kinh Pháp Hoa. Bài thơ nói rằng: Tất cả những gì cần làm là mỉm cười, như một bông hoa, và sống cho thật sâu sắc trong giờ phút hiện tại, để tiếp xúc cho được với cái thực tại của chân như, của Bản môn.


Thông điệp thứ nhất của Pháp Hoa
Chỉ có một Pháp gọi là Phật Thừa

Trang 76, đoạn 25: Trong cõi Phật mười phương, chỉ có một thừa Pháp, không hai cũng không ba, trừ Phật phương tiện nói. Nguyên bản bằng chữ Hán: Thập phương Phật độ trung, duy hữu Nhất Thừa Pháp, vô nhị diệt vô tam, trừ Phật phương tiện thuyết. Trong tất cả cõi Bụt ở mười phương, chỉ có một cái Pháp Nhất Thừa mà thôi. Câu này nếu dịch theo văn pháp Việt thì mình phải dịch là chỉ có Pháp Một Thừa. ỘMột Thừa PhápỘ thì làm sao ta hiểu được? Bản dịch của Thầy Trí Tịnh tuy khá chính xác nhưng vẫn có chỗ chưa thoát khỏi văn pháp chữ Hán, vì vậy có khi đọc khó hiểu. Chỉ có cái Pháp gọi là Nhất Thừa mà thôi, không có Pháp Nhị Thừa, cũng không có Pháp Tam Thừa, chỉ trừ khi Bụt dùng phương tiện mà đặt bày ra như vậy. Nghĩa là trên phương diện sự thật, thì chỉ có một con đường duy nhất, không có con đường thứ hai, cũng không có con đường thứ ba. Vì vậy cho nên khi nói có một đường, hai đường và ba đường thì đó là bày đặt ra để mà nói, tức là dùng phương tiện, còn sự thật tuyệt đối thì chỉ có một con đường mà thôi.

Chúng ta cũng còn bị kẹt vào cách dịch này, Nhất Thừa mà dịch là Một Thừa thì không hay lắm. Thừa là gì? Thừa tức là con đường, là cỗ xe, tiếng Phạn là YẠna. Nhất Thừa là EkayẠna, Eka có nghĩa là một. Chúng ta biết Kinh Niệm Xứ có khi được Bụt gọi là Kinh Nhất Thừa, tại vì trong bản tiếng Phạn cũng nói rằng có một con đường duy nhất để thành tựu đạo nghiệp, đưa tới giải thoát, đó là con đường Bốn Lãnh Vực Quán Niệm. Chữ EkayẠna, cũng được dùng trong trường hợp ấy. Có nhiều khi trong kinh chép EkayẠnẠ, nghĩa hơi khác. Nhưng trong tụng bản của Đại Chúng Bộ thì kinh Niệm Xứ được gọi là kinh Nhất Nhập Đạo, tức là kinh nói về một con đường duy nhất để đi vào đạo, và như vậy thì ý niệm Nhất Thừa đã có ngay trong đạo Bụt Nguyên Thủy, vì vậy mà danh từ Nhất Thừa dùng trong Đại Thừa cũng không phải là hoàn toàn mới.

Từ lâu người ta đã quan niệm có ba con đường, con đường của Thanh văn, là yẠna thứ nhất, con đường của Duyên giác, là yẠna thứ hai, và con đường của Bồ Tát, là yẠna thứ ba, đó là Tam Thừa. Khi kinh Pháp Hoa ra đời, nói rằng ý niệm Tam Thừa là một ý niệm tạm, kỳ thực chỉ có một con đường chung cho mọi người thôi, đó gọi là Nhất Thừa, và con đường đó mới thật là con đường, còn ba đường kia chẳng qua chỉ là phương tiện bày ra để dễ hướng dẫn, để tạm dùng như vậy, tạm nói như vậy thôi. Như vậy danh từ Nhất Thừa, có khi được gọi là Phật Thừanghĩa không phải là Thanh văn Thừa, Duyên giác Thừa, hay Bồ Tát Thừa, mà là Phật Thừa, Buddha-yẠna. Danh từ Bồ Tát Thừa là để phân biệt với Thanh văn ThừaDuyên giác Thừa, nhưng danh từ Phật Thừa bao gồm cả ba thừa kể trên. Vì vậy chúng ta đừng nên đồng nhất Bồ Tát Thừa với Phật Thừa. Khi đã đưa ra Nhất Thừa hay là Phật Thừa làm con đường duy nhất rồi, Bụt nói rằng tôi cũng có nói đến con đường thứ nhất tứcThanh văn Thừa, con đường thứ hai là Duyên giác Thừa, và con đường thứ ba là Bồ Tát Thừa, nhưng đó là vì tôi tạm sử dụng phương tiện. Thật ra chỉ có một thừa mà thôi, gọi là đạo lý Nhất Thừa. Ta dịch là Pháp Nhất Thừa.
Bài kệ bốn câu này có nhiều người thuộc vì nó là tinh yếu của Phẩm thứ hai và cũng là tinh yếu của kinh Pháp Hoa:

Thập phương Phật độ trung,
Duy hữu Nhất Thừa Pháp,
Vô nhị diệt vô tam,
Trừ Phật phương tiện thuyết. 

Dịch ra cho rõ là: Trong các cõi Bụt ở mười phương, chỉ có Pháp Nhất Thừa thôi, không có thừa thứ hai, cũng không có thừa thứ ba, chỉ trừ khi Bụt dùng phương tiện để tuyên thuyết. Đến đây chúng ta thấy ngôn từ của kinh điển Đại Thừa đã ngọt ngào, đã bao dung, và không có ý định muốn đẩy Nhị Thừa ra khỏi vòng tay ấm áp của đạo Bụt nữa. Trước kinh Pháp Hoa, chúng ta nghe những ngôn ngữ rất nặng, ví dụ nói rằng những người Thanh vănDuyên giác không phải là con đích tử của Bụt, mà là những người có thể làm hư thối hạt giống của Phật Pháp. Nhưng từ khi kinh Pháp Hoa xuất hiện thì chúng ta lại nghe nói rằng Thanh vănDuyên giác cũng đều là con Bụt, chính Bụt đã dạy như vậy, chính Bụt đã dùng phương tiện để mà hướng dẫn như vậy. Do đó mà Phẩm này được gọi là Phẩm Phương tiện.

Phương tiện là những cách thức mình sử dụng để đạt được mục đích của mình. Kinh Pháp Hoa nói rằng Nhị Thừa là do Bụt phương tiện dạy ra. Ngày xưa, khi mới xuất hiện, Đại Thừa đã từng nói rằng các vị trong Thanh văn Thừa đã làm cho hạt giống Phật pháp hư thối, nhưng bây giờ thì không nói vậy nữa, mà nói rằng hạt giống đó còn tốt, không sao đâu, miễn là quý vị biết sử dụngTiêu nha bại chủng là hư thối hạt giống. Nha tức là cái mầm, còn chủng là hạt giống. Làm cho tiêu trừ cái mầm, và làm cho thất bại cái hạt giống, đó gọi là tiêu nha bại chủng. Hạt lúa khi mình ngâm vào nước sẽ mọc ra mầm gọi là mạch nha, còn nguyên hạt thì gọi là chủng. Những kinh Đại Thừa xuất hiện đầu tiên mô tả những người Tiểu Thừa làm cho mầm thối và hạt giống hư. Bây giờ thì kinh Pháp Hoa không nói vậy nữa, mà nói rằng các vị trong Thanh văn Thừa cũng là anh em của tôi, quí vị chỉ cần thay đổi cái nhận thức một chút là quí vị sẽ trở thành Bồ Tát, bởi vì trong bản chất, quí vị đều là Bồ Tát cả. Kinh Pháp Hoa tuyên thuyết ra chân lý ấy, nói rằng tất cả mọi người đều là Bồ Tát, và có dẫn chứng đàng hoàng.

Sang trang 77, hai câu chót của đoạn 25: Đấng Vô Thượng chúng trọng, vì nói thực tướng ấn. ỘĐấng Vô Thượng chúng trọngỢ nghe khó hiểu quá! Đọc bản chữ Nho, ta hiểu dễ dàng hơn: Vô lượng chúng sở tôn, vị thuyết thật tướng ấn. Vô lượng chúng sở tôn tức là người được vô lượng vô biên chúng sanh tôn trọng, đấng được vô lượng vô biên chúng sanh tôn trọng, dịch cho dễ hiểu là Đấng chúng sanh tôn trọng. Vì nói thực tướng ấn, thực tướng ấn là một danh từ mới. Ấn (MudrẠ) là một khuôn dấu, khuôn dấu này chứng tỏ pháp này đích thực là Phật Pháp, không phải là tà thuyết. Trong đạo Bụt truyền thống, chúng taquan niệm Tam Pháp Ấn, tức là ba khuôn dấu chứng thực được tính cách chánh tông của đạo Bụt. Tam Pháp Ấnchư pháp vô thường (hay chư hạnh vô thường); chư pháp vô ngã; và Niết Bàn tịch tĩnh. Đứng về phương diện Đại Thừa thì không cần đến ba ấn mà chỉ cần một thôi, gọi là Nhất Thật Tướng Ấn, tức là nhất ấn thay vì tam ấn. Từ sự quán chiếu về tự tánh vô thườngvô ngã của sự vật, mà người quán chiếu tìm tới cái tính chất bất sanh bất diệt của vạn pháp. Khi đi vào tới cái tính cách bất sanh bất diệt của vạn pháp rồi thì những danh từ vô thường, vô ngã không còn đủ để diễn tả cái chân tướng của sự vật nữa, tại vì sự vật không sanh, không diệt, không vô thường, cũng không không vô thường, không vô ngã cũng không không vô ngã. Tất cả những ý niệm và những ngôn từ thường dùng để diễn tả đều không còn công hiệu. Cái đó có thể gọi là không, có thể gọi là thật tướng. Trong truyền thống, ta gọi là Ba Pháp Ấn. Ở đây ta gọi là Một Pháp Ấn, tức là Nhất Thật Tướng ẤnThật tướng tức là khuôn mặt đích thật của thực tại.

Thông điệp thứ hai của Pháp Hoa
Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh

Sang trang 79, đoạn 27: Cho nên Xá Lợi Phất, ta vì bày phương tiện, nói các đạo dứt khổ, chỉ cho đó Niết Bàn, ta dầu nói Niết Bàn, cũng chẳng phải thật diệt, các pháp từ bản lai, tướng thường tự vắng lặng. Bản chữ Hán là: Thị cố Xá Lợi Phất, ngã vị thiết phương tiện, thiết chư tận khổ đạo, thị chi dĩ Niết Bàn, ngã tuy thuyết Niết Bàn, thị diệt phi chân diệt, chư pháp tùng bản lai, thường tự tịch diệt tướng. Có nghĩa là: Này thầy Xá Lợi Phất, tôi đã vì chúng sanh thiết lập ra những phương tiện và nói ra những con đường dẫn tới sự diệt khổ, do đó mà tôi đã có nói tới Niết Bàn. Tôi có chỉ bày cho chúng sanh hình ảnh của Niết BànNiết Bàn trong ngữ nguyên của nó có nghĩa là vắng lặng, tịch diệt, tắt ngấm. Ví dụ như cây đèn cầy bị mình thổi tắt. Nirvana có nghĩa là sự tắt ngấm đó. Tắt ngấm ở đây là tắt ngấm sự khổ đau, tắt ngấm vô minh. Nhưng Ngã tuy thuyết Niết Bàn, thị diệt phi chân diệt, tôi dầu có nói đến Niết Bàn, nói đến sự vắng lặng tịch diệt, nhưng kỳ thực đó không phải là sự tịch diệt thật sự, tức là không phải cái Không tiêu cực.

Trong bản chữ Hán chúng ta thấy Ngã tuy thuyết Niết Bàn, thị diệt phi chân diệt, tuy rằng tôi có nói tới Niết Bàn thật đó, nhưng trong đó chưa có sự tịch diệt chân thật. Tại sao vậy? Tại vì:
Chư pháp tùng bản lai,
Thường tự tịch diệt tướng.

Tất cả mọi sự, mọi vật từ xưa cho đến nay, (tùng bản lai tức là từ gốc ngọn cho đến giờ), cái tự tánh, cái bản chất của chúng đã là Niết Bàn rồi. Tất cả các pháp đều tự an trú sẵn trong tính chất Niết Bàn của chúng rồi, thành ra ta không thể đi tìm Niết Bàn ở ngoài các pháp. Hai câu này nổi tiếng lắm. Hồi còn trẻ tôi rất thích hai câu này, Chư pháp tùng bản lai, Thường tự tịch diệt tướng. Depuis le non-commencement, toute chose est déjà nirvanisée. Như vậy thì không phải là nhờ sự tu học của mình mà mình mới có Niết Bàn, các pháp đã nằm sẵn trong tự tánh Niết Bàn của chúng rồi. Quí vị cũng đang ở trong Niết Bàn, không cần chạy đi đâu để tìm Niết Bàn nữa. Cây thông, cây tùng, cây trúc, cây mai đều ở trong Niết Bàn cả, thường tự tịch diệt tướng là như vậy. Có một vị Tổ sư khi đọc hai câu này xong Ngài thích quá bèn thêm vào hai câu nữa: Xuân đáo bách hoa khai, hoàng oanh đề liễu thượng, tức là mỗi khi Xuân đến thì một trăm thứ hoa nở ra, và con chim hoàng oanh ca hát trên cành liễu. Vì vậy mà ta có một bài thơ hay:

Chư pháp tùng bản lai,
Thường tự tịch diệt tướng,
Xuân đáo bách hoa khai,
Hoàng oanh đề Liễu thượng. 
Hồi hai mươi mấy tuổi, tôi dịch bài này sang tiếng Việt:
Các pháp từ xưa nay,
Bản tánh thường vắng lặng,
Xuân đến trăm hoa mừng,
Oanh vàng ca liễu thắm. 

Đoạn 29 trang 80, và trong các đoạn kế tiếp, những bài kệ chứng minh cho chúng ta thấy rằng tất cả chúng sanh, dầu là bê bối cách mấy trên phương diện hình thức, cũng đã gieo trồng những hạt giống của giác ngộ, của giải thoát trong quá khứ, và một ngày nào đó, sẽ thành Bụt. Nếu có những loài chúng sanh trong quá khứ đã thường gặp các vị Bụt, hoặc thường nghe nói về pháp bố thí, hoặc trì giới, hoặc nhẫn nhục, hoặc tinh tấn, thiền định, hay trí tuệ, trong số những người như vậy đã có người thành Bụt rồi. Vì vậy cho nên vô tình mà nghe được một bài kệ, hay một chút Phật Pháp, là đã có gieo trồng trong tâm thức những hạt giống để sau này có thể thành Bụt. Người nào cũng vậy, tại vì trong chúng ta ai cũng đã trải qua vô lượng vô biên kiếp, thì không thể nào đã không nghe một câu nói về chân lý của một đức Bụt, một vị Bồ Tát, hay một đức Bụt tương lai. Mà Bụt tương lai thì lúc nào và ở đâu cũng có. Trong một trăm câu nói, thế nào cũng có được một câu, hay nửa câu phù hợp với chánh phápNghe được câu đó tức là ươm vào một hạt giống bồ đề, và vì vậy mà không có chúng sanh nào lại không có hạt giống bồ đề ở trong tâm, để sau này có thể thành Bụt.

Đoạn 30, chúng ta đọc bốn câu cuối:

Nhẫn đến đồng tử giỡn,
Nhóm cát thành tháp Phật,
Những hạng người như thế,
Đều đã thành Phật đạo. 
Có thể có những chú bé con trong khi chơi giỡn, lấy cát xây thành một tháp Bụt, rồi hai tay chắp lại cúi đầu, thì hành động đó cũng là gieo một hạt giống bồ đề, và những chú bé đó đã có thể thành Bụt, hoặc nếu chưa thành thì sau này thế nào cũng sẽ thành Bụt. Vì vậy mà ta không cần lo lắng gì hết, tất cả chúng ta đều sẽ là Bụt. Trong suốt nhiều trang kinh, Bụt tiếp tục dùng những ví dụ tương tự để chứng tỏ rằng người nào cũng có những hạt giống tốt, cũng có thiện cănThiện căn tiếng Phạn là KuỐala-mũla.

Trang 82 đoạn 31:
Nhẫn đến đồng tử giỡn,
Hoặc cỏ cây và bút,
Hoặc lấy móng tay mình,
Mà vẽ làm tượng Phật,
Những hạng người như thế,
Lần lần chứa công đức,
Đầy đủ tâm đại bi,
Đều đã thành Phật đạo. 
Có những đứa trẻ con khi đùa giỡn, dùng một cành củi khô, một cọng cỏ hay một cây bút, hoặc lấy chính móng tay của mình mà vẽ ra một hình tượng Bụt, thì trong tâm của em bé đó đã có gieo giống Phật pháp, và chính nhờ những hạt giống ấy mà những người kia đã có thể thành Bụt, hoặc sẽ thành Bụt trong tương lai. Thành ra chúng ta không nên có mặc cảmÝ niệm Nhất xiễn đề tức là ý niệm có những kẻ không thể nào thành Bụt được, là sai lầm, không ai mà không sẽ thành Bụt. Vì vậy ở Phẩm Phương tiện này, ngoài cái ý niệm chỉ có một thừa là Phật Thừa, còn có ý niệm tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, nghĩa là không ai trong chúng ta mà sẽ không thành Bụt.

Sang đoạn 33:

Hoặc có người lễ lạy,
Hoặc lại chỉ chấp tay,
Nhẫn đến giơ một tay,
Hoặc lại hơi cúi đầu,
Dùng đây cúng dường tượng,
Lần thấy vô lượng Phật, 
Tự thành đạo vô thượng

Nghĩa là nếu dùng những phương cách như vậy (dùng đây) để cúng dường Bụt thì cũng sẽ đạt được đạo vô thượng, sẽ được thành Bụt.
Bốn câu gần cuối:

Nếu người lòng tán loạn,
Vào nơi trong tháp miếu,
Một xưng Nam Mô Phật,
Đều đã thành Phật đạo. 

Khi lòng mình tán loạn, tới chùa, hay đi một mình vào tháp, khởi lên một sự cung kính, niệm lên một câu Namo Buddhaya, đó cũng đủ là gốc rễ để sau này thành một bậc Toàn Giác.

Trang 84, đoạn 34:

Các Phật đời vị lai,
Dầu nói trăm ngàn ức,
Vô số các pháp môn,
Kỳ thực vị Nhất Thừa.
Tôi biết rằng các vị Bụt sẽ xuất hiện trong tương lai, dầu các Ngài có nói ra trăm ngàn muôn ức giáo lý và thi thiết vô số các pháp môn, thì tất cả những giáo lýpháp môn đó đều sẽ chỉ gom vào cái ý niệm Nhất Thừa mà thôi.
Các Phật Lưỡng Túc Tôn,
Biết pháp thường không tánh,
Giống Phật theo duyên sanh,
Cho nên nói Nhất Thừa

Các vị Bụt danh xưng là Lưỡng Túc Tôn, biết rằng các pháp đều không có tự tánh, và hạt giống của Bụt trong mình cũng vâng theo luật duyên khởi, vì vậy cho nên đã nói pháp Nhất ThừaHạt giống Bụt trong ta là một hạt giống đã được gieo, và sẽ phát triển theo luật duyên khởi.
Pháp đó trụ ngôi pháp,
Tướng thế gian thường còn,
đây cũng là hai câu rất nổi tiếng. Nguyên chữ Hán là:

Thị pháp trú pháp vị,
Thế gian tướng thường trú. 

Hai câu này được các vị Tổ sư giải nghĩa khác nhau. Thị pháp là pháp đó, trú pháp vị tức là an trú trong cái địa vị của nó nơi các pháp. Chữ vị ở đây có nghĩa là cái địa vị, cái chỗ đứng, cái situation của nó. Thế gian tướng thường trú tức là vĩnh viễn còn mãi trong hình tướng của các pháp thế gian. Cái pháp Nhất Thừa mà Bụt muốn nói đó, cái chân lý mà Bụt muốn tuyên thuyết đó, sẽ còn ở mãi nơi địa vị của nó, và ta có thể nhận thức được sự có mặt của nó trong các pháp thế gian. Ví dụ pháp đó là pháp Vô thường, hay Vô ngã, hay Niết Bàn, pháp Không, Vô tướng, hay Vô tác, hay Nhất Thừa. Các pháp ấy mãi mãi còn đó, mình có thể nhìn thấy chúng được, có thể chứng nghiệm được, tại vì chúng luôn luôn còn ở trong địa vị của chúng, gọi là Thị pháp trú pháp vị. Tướng thế gian thường còn, tức là bao giờ những pháp của thế gian còn thị hiện cho ta thấy, thì ta còn thấy được các pháp đó, and we can recognise that Dharma in the presence of what we would see around us now. Ví dụ như khi nhìn vào một lá cây mùa thu, thì lá đó là một thế gian pháp, là một thế gian tướng. Khi nhìn chiếc lá cho sâu sắc, ta sẽ thấy pháp Vô thường, pháp Vô ngã, pháp Niết Bàn, pháp Không, Vô tướng, Vô tác, và pháp Nhất Thừa trong đó. Như thế thì ngoài chiếc lá đó, nghĩa là nếu không có lá đó, ta sẽ không thấy cái pháp mầu nhiệm của Bụt. Vô thường nghĩa là cái lá vô thường, Vô ngã nghĩa là cái lá vô ngã, nếu không có cái lá thì mình sẽ không thấy được cái bản tánh vô thườngvô ngã của chiếc lá. Chính nhờ các Pháp vô thườngvô ngã, phải có các Pháp vô thường, vô ngã, ta mới thấy được đạo lý vô thường, vô ngã. Vì thấy được các pháp, nên ta mới thấy được tự tánh của các pháp là tự tánh Niết Bàn, tự tánh duyên sinhVì vậy mà các pháp đã nằm sẵn trong tự tánh Niết Bàn của nó, Chư pháp tùng bản lai, thường tự tịch diệt tướng. Khi nhìn vào các pháp ngay trong giờ phút hiện tại, chung quanh mình và nhìn vào chính bản thân mình, mình thấy được tất cả các pháp Vô thường, Vô ngã, Niết Bàn, Không, Nhất ThừaTịch diệt.

Sang trang 86 đoạn 36, Bụt kể lại chuyện xưa của Ngài:

Xưa, tu ngồi đạo tràng,
Xem cây cùng kinh hành
Trong hai mươi mốt ngày,
Suy nghĩ việc như vầy,
Trí tuệ của ta được,
Vi diệu rất thứ nhất,
Chúng sanh các căn chậm,
Tham vui si làm mù, 
Các hạng người như thế,
Làm sao mà độ được? 

Bụt kể chuyện lại sau khi thành chánh quả, ngồi ở dưới cây bồ đề, nhìn cây, ngắm cảnh và đi bộ trong chánh niệm suốt hai mươi mốt ngày, để thưởng thức cái Niết Bàn của tự tâm, và cái Niết Bàn của thực tại. Trong hai mươi mốt ngày nhìn cây, nhìn trời, đi kinh hành, đi tắm, và chơi với trẻ con, Bụt mới suy nghĩ rằng, cái tri kiến mà Ngài đã đạt tới, nó rất là vi diệu, rất là đệ nhất, nhưng vì chúng sanh cănchậm chạp và bị tham sân si làm cho mờ mắt đi, đối với những người như vậy làm sao mình có thể chia xẻ cái thấy sâu sắc và vĩ đại này với họ được? Đó là câu Bụt tự hỏi mình trong vòng 21 ngày sau khi Ngài thành đạo. Lúc bấy giờ các vị Phạm Vương, các vị Thiên Vương, Đại-Tự-Tại Thiên, và các Thiên chúng khác mới hiện xuống, chấp tay cung kính lễ Bụt, và xin Bụt bắt đầu thuyết pháp. Lúc đó Bụt tự nói rằng, nếu ta chỉ nói về Nhất Thừa hay Phật Thừa thì chúng sanh chưa thể am hiểutu tập được, vì vậy ta sẽ không vội nói Nhất Thừa, ta hãy chỉ cho họ những con đường dễ dàng hơn, đó là con đường Thanh văncon đường Duyên giác. Vì nếu nói Phật Thừachúng sanh vẫn không đủ sức thu thập và vẫn đau khổ, thì chi bằng ta nhập Niết Bàn cho rồi, đừng nói Pháp nữa. Nếu chỉ khen Phật Thừa, chúng sanh chìm nơi khổ, không thể tin pháp đó, do phá pháp không tin, rớt trong ba đường dữ, ta thà không nói pháp, mau vào cõi Niết Bàn. Nói chân lý nhiệm mầu này ra thì chúng sanh sẽ không đủ sức để tin, mà họ còn bài báng, và do đó sẽ rơi vào ba đường ác đạo. Chi bằng ta nhập Niết Bàn là hay hơn. Khi tư tưởng đó tới, Bụt mới nhớ rằng ngày xưa các đức Bụt quá khứ, sau khi thành đạo luôn luôn tạo ra phương tiện để thuyết pháp, vì vậy mà Bụt đã làm như các đức Bụt ngày xưa, nghĩa là bắt đầu dạy pháp Tam Thừa.

Sang trang 88:

Liền nhớ Phật quá khứ,
Thực hành sức phương tiện,
Ta nay chứng được đạo,
Cũng nên nói ba thừa
Đoạn này có nghĩa là lúc đó ta nhớ đến các Bụt quá khứ, các Bụt đã tạo ra nhiều phương tiện để nói pháp Thanh vănpháp Duyên giác. Bây giờ ta đã chứng được đạo rồi, ta cũng nên làm như chư Bụt trong quá khứ, nghĩa là ta cũng phải nói về ba thừa.

Lúc tư tưởng đó hiện ra trong tâm ta thì từ mười phương, các Đức Bụt đều hiện ra và dùng ngôn từ rất mầu nhiệm để hổ trợ ta. Các Ngài nói, hay lắm Bụt Thích Ca, cái tư tưởng đó rất hay, rất chính xác, chúng tôi trong quá khứ cũng đã thành Bụt và cũng đã dùng phương tiện để nói ba thừa, tại vì những người căn tánh chậm lụt, trí tuệ kém cỏi, thì chỉ ưa pháp nhỏ mà bây giờ mình không cho họ pháp nhỏ thì họ sẽ không bao giờ có cơ hội nắm lấy được pháp lớn.

Hay thay Đức Thích Ca,
Bậc Đạo Sư thứ nhất,
Được pháp vô thượng ấy,
Tùy theo tất cả Phật,
dùng sức phương tiện,
Chúng ta cũng đều được,
Pháp tối diệu thứ nhất,
các loại chúng sanh,
Phân biệt nói ba thừa,
Trí kém ưa pháp nhỏ,
Chẳng tự tin thành Phật,
Cho nên dùng phương tiện,
Phân biệt nói các quả,
Dầu lời nói ba thừa,
Chỉ vì dạy Bồ Tát

Quí vị nên đọc cho hết phần kệ tụng của phẩm này để biết thêm các chi tiết khác.

Phẩm Thứ Ba: Thí dụ

Chúng ta hãy đi sang phẩm thứ ba là Phẩm Thí Dụ. Phẩm này gọi là thí dụ, nhưng thật ra không phải là phẩm duy nhất có nói về thí dụ. Trong toàn bộ kinh Pháp Hoa chúng ta còn thấy rất nhiều thí dụ trong các phẩm khác nữa.

Sau khi thầy Xá Lợi Phất nghe Bụt nói về đạo Nhất Thừa, và về sự thực tất cả mọi người đều có hạt giống Bụt, và có thể thành Bụt, thì thầy rất lấy làm sung sướng. Thầy liền phát tâm Đại Thừa, và mặc cảm tự ti của thầy tiêu tan. Thầy biết rằng trong tương lai mình sẽ thành Bụt và sẽ chuyển pháp luân vô thượng để giáo hóa các vị Bồ Tát giống hệt như Bụt bây giờ vậy. Đó là đại ý của bốn hàng chót, trang 103:

Con quyết sẽ thành Phật,
Được trời, người cung kính,
Chuyễn pháp luân vô thượng,
Giáo hóa các Bồ Tát.

Trước đó thì thầy Xá Lợi Phất nghĩ rằng giáo lý của Bụt nói ra vi diệu quá, nên lúc đầu thầy đã nghĩ rằng đây có thể là ma hiện ra làm Bụt để nói cái tư tưởng tất cả chúng sanh đều có thể thành Bụt, và chỉ có một thừa là Phật Thừa. Nhưng sau khi chiêm nghiệm kỹ càng thì thầy thấy đây đích thật là Bụt nói, ma không thể nói được những giáo pháp vi diệu như vậy. Khoảng giữa trang 103:
Thế Tôn nói đạo thực,
Ba Tuần không nói được
Vì thế con định biết
Không phải ma giả Phật
Con sa vào lưới nghi
Cho là ma làm ra

Thế Tôn nói về đạo chân thực, đạo đó Ma-Vương cõi dục(6) tên là Ba-Tuần không làm sao mà nói được? Vì vậy nên con biết không phải là ma giả Phật. Con đã sa vào lưới nghi ngờ, cho là ma làm ra. Đây là điều thầy Xá Lợi Phất nói thay cho một số người rất đông trong truyền thống. Họ nghĩ rằng tất cả các kinh Đại Thừa đều do ma thuyết. Đây là dấu tích của sự bài bác đó, và chính ngày nay cũng vậy. Trong những học phái Theravada và những học phái khác, vẫn có người cho rằng Đại Thừa không phải là Phật thuyết, mà là do ma thuyết. Sáu câu trên diễn tả cái ý này. Nhưng sau khi thầy Xá Lợi Phất chiêm nghiệm lại thì thầy thấy rằng ma làm sao mà nói được giọng điệu đó, nói được những tư tưởng cao siêu đó, thành ra đây không phải là ma mà đây chính là Bụt. Bài kệ nói tiếp:

Nghe tiếng Phật êm dịu,
Sâu xa rất nhiệm mầu,
Nói suốt pháp thanh tịnh,
Tâm con rất vui mừng,
Nghi hối đã hết hẳn,
An trú trong thực trí

Con nghe Bụt nói bằng giọng rất êm dịu, những pháp rất nhiệm mầu, và những lý luận rất vững chãi, thì tâm con rất vui mừng và con không còn nghi rằng đó là ma hiện ra mà chính thực là Bụt, thầy của chúng con đang nói pháp này. Đứng về phương diện tâm lý mà nói, đoạn này diễn tả được tâm trạng của con người thời đó, tức là thời kinh Pháp Hoa xuất hiện, và cả tâm trạng của con người trong thời đại bây giờ nữa. Cố nhiên những người đã ở trong truyền thống Đại Thừa lâu năm thì không mang tâm trạng nghi ngờ đó, nhưng những người chưa ở trong tuyền thống Đại Thừa, vẫn có thể còn tư tưởng kinh Đại Thừa không phải là do Bụt nói. Riêng đối với thầy Xá Lợi Phất, khi những nghi hối đã hết rồi thì thầy an trú trong thực trí, và:

Con quyết sẽ thành Phật,
Được trời, người cung kính
Chuyển pháp luân vô thượng
Giáo hóa các Bồ Tát

Con sẽ làm như Bụt, đó là cái quyết định, là cái thấy mới của thầy Xá Lợi Phất. Thầy đã thành một vị Bồ Tát với lời tuyên bố này. Lúc đó Bụt nói: Thầy Xá Lợi Phất, trong những kiếp trước, thầy đã từng được theo học với tôi rồi, và tôi đã từng dạy cho thầy đạo Bồ Tát, nhưng vì thầy quên, nên thầy tưởng thầy đã đạt được cứu cánh của sự tu học, tức là Niết Bàn. Giờ đây tôi đã nhắc được cho thầy biết là thầy đã có cơ hội học đạo Bồ Tát, và thầy có khả năng trở nên một vị Bụt toàn giác, nhắc bằng cách nói cho thầy nghe Kinh Diệu Pháp Liên Hoa mầu nhiệm này. Bây giờ thầy hãy nghe tôi nói đây: Trong tương lai thầy sẽ thành một vị Bụt tên là Hoa Quang Như Lai, và thầy sẽ tạo lập một tịnh độ gọi là Tịnh độ Ly Cấu (Ly Cấu tức là không còn những ô nhiễm nữa). Thầy cũng sẽ như tôi, sẽ dùng giáo lý ba thừa để dẫn dắt chúng sanh, và cuối cùng thầy cũng nói giáo lý Nhất Thừa như tôi bây giờ vậy. Như thế gọi là thọ kýThọ ký có nghĩa là nói cho người đó biết trước rằng người đó sẽ thành Bụt, và người đó sẽ giáo hóa theo một con đường nào đó. Thọ ký tức là nhìn vào nơi căn tánh, nơi khả năng của một người để thấy được những gì người đó có thể thực hiện được trong tương lai, và sẽ thực hiện theo con đường nào. Tại vì tất cả chúng sanh đều được thành Bụt, nhưng mỗi người thành Bụt một cách khác nhau, và phương pháp giáo hóa cũng khác nhau. Một bậc thầy có trí tuệ nhìn vào học trò mình có thể thấy được người đó sau này đi theo con đường nào, thành tựu được những gì, rồi nói cho người học trò đó biết để người ấy có thêm đức tin. Đó gọi là thọ ký.

Hôm trước ngồi uống trà với nhau ở Cốc Ngồi Yên, tôi có nói chuyện về Sư cô Bảo Nghiêm, và bảo rằng Sư cô Bảo Nghiêm sau này sẽ giáo hóa Phật tử như thế nào, sẽ đi theo con đường tu tập nào. Đó cũng là một hình thức thọ ký. Tuy không ở trên bình diện cao siêu như Bụt, nhưng nó cũng nằm ở bình diện rất thực tế của mình. Khi nhìn vào các Sư chú Pháp Đăng, Vô Ngại, Nguyện Hải, Sư cô Viên Quang v.v..., tôi đều thấy được một số những điều về quí vị đó. Căn cứ vào những cái thấy đó, tôi có thể có một hình ảnh trong đầu, và tôi nói cho các vị đó biết về những hình ảnh đó để họ có thêm đức tinvững chãi thêm. Vậy thì thọ ký là một hình thái trao truyền năng lực
Trong phẩm Phương tiện, chúng ta đã được chứng kiến cảnh Bụt thọ ký cho thầy Xá Lợi Phất. Trong phẩm này, trang 110:

Đại trí Xá Lợi Phất,
Nay được lãnh Phật ký,
Chúng ta cũng như vậy,
Quyết sẽ được thành Phật
Tất cả các vị Thanh văn đều lấy làm vui mừng, vì họ thấy nếu thầy Xá Lợi Phất được Bụt thọ ký thì chính họ cũng sẽ được như vậy, và tất cả chúng sanh cũng có thể thành Bụt. Tự nhiên một niềm tin vĩ đại phát sinh trong tâm của mọi người.

Lúc đó thầy Xá Lợi Phất mới bạch với Bụt rằng: Bạch Đức Thế Tôn, bây giờ con đã hết mọi nghi ngờ. Con đã được đối diện Bụt, được thọ ký để sau này thành bậc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Tuy vậy, có một số khá đông trong đại chúng này, tuy là đã vượt được ngã chấp, ngã dục, chấp có, chấp không; tuy nghĩ rằng mình đã nắm được tịch diệt Niết Bàn, nhưng những điều mà Thế Tôn vừa nói đó, có thể họ chưa nắm được, cho nên họ có thể còn sa vào cái hố nghi lầm, vì vậy xin Bụt dùng những phương tiện nói thêm, giảng thêm để cho họ có thể hiểu được.

Nhờ lời xin đó mà Bụt mới đưa ra một thí dụ rất hay để chứng tỏ rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, tất cả mọi người đều có thể thành Bụt, và món quà của Bụt trao tặng mọi người không phải là một món quà có ít giá trị hơn món quà Nhất Thừa.

Ví dụ này là ví dụ Nhà lửa, The house in fire. Chúng ta thường nghe tám chữ Tam giới bất an do như hỏa trạch, tức là ba cõi không yên nên giống như một căn nhà cháy. Ba cõi là cõi dục, cõi sắc và cõi vô sắc, đầy dẫy những cạm bẫy, những nguy hiểm, cả ba cõi đang ở trong tình trạng của một ngôi nhà bị cháy, vì vậy mà cả ba cõi đều bất an.

Trong ví dụ Bụt đưa ra, có một ông trưởng giả tuổi đã lớn, giàu có vô lượng, có nhiều ruộng, nhiều tôi tớ, nhà của ông rất rộng nhưng chỉ có một cái cửa để ra vào, trong đó có rất đông người ở. Tuy giàu nhưng gần trăm năm rồi mà căn nhà chưa được tu bổ, thành ra đã hư nát. Một hôm lửa bừng lên làm cháy nhà. Vị trưởng giả thấy nhà cháy mới nghĩ rằng, nguy quá, ta có nhiều con đang ở trong đó, có thể có 10, 20 người con, hoặc 30 người con đang ở trong đó. Ngày xưa, các trưởng giả có nhiều vợ, cho nên họ có thể có nhiều con, cũng như các vị Vua, mỗi vị có thể có đến ba bốn trăm người con. Ông trưởng giả rất thương con, không muốn con chết cháy, nên tìm cách la lên để các con biết nhà cháy, mà chạy ra. Nhưng mấy đứa bé lại ham chơi, không nghe lời ông, và không muốn chạy ra khỏi cái nhà lửa đó, tại vì trong nhà có nhiều trò chơi, và chính chúng cũng đã tạo thêm nhiều trò chơi ở trong đó. Chúng bị kẹt vào những trò chơi, cho nên dù nhà cháy chúng cũng không biết, và khi nghe người ta nói nhà đang cháy, chúng cũng không sợ, tại vì chúng nó đang mê mệt vào những trò chơi nhỏ bé của chúng trong căn nhà đang bị cháy.

Nghe ra thì thấy câu chuyện giống như câu chuyện của con nít, không thật, nhưng nhìn lại tâm trạng và hoàn cảnh của chúng ta, thì ta thấy cái ví dụ này nói đúng được sự thật mà trong đó chúng ta đang lâm vào. Trong cõi tam giới đầy sự bất an như một căn nhà cháy, chúng ta đang tổ chức những cuộc vui, hoặc chúng ta muốn làm Hội trưởng, muốn làm Giám đốc, muốn làm Tổng thống, muốn làm Trú trì, muốn làm Hòa thượng, muốn xây chùa, muốn mua xe hơi đẹp. Chúng ta đang tham đắm vào những kế hoạch này, và những thiết kế nọ. Chúng ta say mê trong những việc đó mà không biết rằng thế giới của chúng ta là một ngôi nhà đang bốc lửa. Nó cũng tương tự như mấy con gà đang bị nhốt trong lồng, đang tranh nhau ăn thóc, ăn bắp và đàm luận với nhau rằng bắp này ngon hay lúa kia ngon hơn, rồi tranh giành, mổ cắn nhau, không biết rằng trong vài giờ nữa chúng sẽ bị đem ra làm thịt. Chúng ta cũng tương tự như vậy, sống trong một thế giới bất an, có thể tan hoại bất cứ lúc nào, đứng về phương diện môi trường, nhân mạng hay chiến tranh. Chúng ta có nhiều sự đe dọa như sự đe dọa của chiến tranh nguyên tử, ngồi trên những trái bom nổ chậm như vậy mà chúng ta vẫn cảm thấy an ổn, và say mê trong những cuộc chơi nho nhỏ của chúng ta. Nếu quí vị nhìn vào kinh và viết lại cái tình trạng tam giới bất an với cái nhận thức trong thế giới hiện tình của mình, thì quí vị sẽ thấy rằng cái ví dụ này nó cực tả được cái tình trạng trong đó chúng ta đang sống.

Khi ông trưởng giả la lớn lên rằng: "Các con mau mau chạy ra kẻo nguy hiểm lắm! nhà đang cháy, nhà sẽ sập, các con sẽ bị cháy hết". Các con của ông đã không hiểu, vẫn tiếp tục vui chơi, không tin và không sợ. Chúng bảo rằng tại sao phải ra? lửa ở đâu? nhà đẹp vậy tại sao lại gọi là đang bị cháy, có gì nguy hại đâu? và chúng tiếp tục chạy chơi, từ góc này sang góc nọ, tham dự từ trò chơi này đến trò chơi khác. Vì vậy ông trưởng giả rất đau buồn. Đó là tâm trạng của Bụt đối với chúng ta. Trong cơn đau buồn đó, ông trưởng giả mới tìm được một giải pháp, ông nghĩ rằng mấy đứa con này dại quá, chúng ham chơi quá, thành ra bây giờ mình phải dùng một phương tiện để đánh động vào chuyện ham chơi của chúng thì họa may mới cứu được chúng. Biết rằng bọn này ưa chơi xe, nên ông bèn bảo rằng, này các con, bên ngoài kia cha đã sắm được cho các con những chiếc xe rất đẹp, có xe do những con dê kéo, có xe do những con ngựa kéo, có xe do những con lừa kéo, đủ màu, đủ sắc hết. Ra ngoài đó thế nào các con mỗi đứa cũng sẽ được một món quà như món quà sinh nhật vậy. Các con ông nghe vậy thích quá bèn cùng ùa nhau chạy ra khỏi nhà lửa. Giống hệt như chúng ta vậy! Vì quá ham chuyện này, chuyện kia, nên đối với chúng ta, giải thoátNiết Bàn cũng chỉ là một thứ xe mình ham, cho nên được hứa hẹn giải thoátNiết Bàn thì mình cũng muốn chạy theo. Nhờ thấy được cái tâm niệm ham chơi đó của các con, mà vị trưởng giả đã thiết kế được một phương pháp để dụ chúng ra khỏi cái nhà lửa và cứu được chúng. Nhưng khi ra khỏi nhà, chúng nó không thấy xe ngựa, xe lừa gì cả mà chỉ thấy một thứ xe tuyệt vời là xe do những con trâu mập, lông trắng như tuyết, kéo. Đây là loại xe mà chúng không thể tưởng tượng rằng có thể có được trước khi ra khỏi ngôi nhà cháy. Chúng đã tưởng tượng ra những xe kéo bằng các con dê, con lừa, nhưng không bao giờ tưởng tượng được có những chiếc xe đẹp quá chừng như vầy, có những con trâu lông trắng như tuyết kéo như vậy. Thành ra tất cả đều thích chí leo lên chiếc xe trâu đó.

Bụt nói thêm: Xá Lợi Phất, có phải vị trưởng giả đó là một người nói dối không? tại sao ông đã hứa cho các con nào là xe dê, xe ngựa, xe lừa, mà bây giờ ông lại cho một thứ xe rất sang trọng do những con trâu trắng kéo? Tại sao vậy? Tại vì ông ta giàu quá cho nên ông nghĩ rằng những đứa con mà mình thương yêu đến mức cùng cực thì chỉ có những chiếc xe lộng lẫy, kéo bằng những con trâu trắng mới xứng đáng là món quà cho chúng. Vì vậy ông chỉ cho chúng một loại xe duy nhấtxe trâu trắng. Vậy thì ông trưởng giả đó có phải là người nó dối không? Thầy Xá Lợi Phất thưa không phải, tại vì do lòng thương nên vị trưởng giả đó mới cho các con mình cái quí giá nhất của mình, như vậy không phải là ông ta nói dốiSở dĩ ông nói có đủ loại xe như vậy là để cho các con ưa thích thôi.

Bụt bảo rằng: Đúng như vậy, các con của ông có đứa ưa xe này, có đứa ưa xe khác, cho nên ông phải nói rằng nếu con muốn đi xe lừa thì có xe lừa, muốn xe dê thì có xe dê, muốn xe ngựa thì có xe ngựa, có đủ loại hết. Nói vậy là để cho chúng bằng lòng, ruốt cuộc thì vË‑ tr°ß‑ng gi£‑ chÉ‑ cho một loại xe, loại xe quí nhất, sang trọng nhất do những con trâu trắng kéo. Chúng sanh cũng vậy, họ có thể ưa những chiéc xe Thanh văn Thừa, Duyên giác Thừa, hay Bồ Tát Thừa, nhưng rốt cuộc thì cỗ xe mà Bụt ban tặng là cỗ xe vượt thoát tất cả cỗ xe khác, gọi là cỗ xe Phật Thừa. Thành ra, ta đã không nói dối với các ngươi, tuy rằng ta đã từng nói về ba thừa, nhưng kỳ thật thì chỉ có một thừa thôi.

Trang 117 hàng thứ 7, kinh ghi Bụt nói rằng: Bụt là cha của tất cả các loài chúng sanh. Cha ở đây là biểu tượng của tình thương, biết lo lắng cho con, tìm đủ mọi phương tiện để đưa con ra khỏi những hiểm nguy, vì vậy mà có khi ta xưng Bụt là Từ Phụ, tức là người cha hiền. Cố nhiên ta phải so sánh chữ Cha ở đây và chữ Cha dùng trong Cơ đốc giáo, trong danh từ Đức Chúa Cha. Chúng ta thấy rằng chữ cha ở đây nó chỉ có tính cách biểu tượng, không phải là cha đẻ, không phải là đấng sáng tạo. Cũng có những nhà thần học Cơ đốc giáo, nói rằng danh từ Cha trong Cơ đốc giáo cũng chỉ có tính cách biểu tượng thôi. Nếu quả là vậy thì không có gì khác biệt cả. Tuy nhiên có người không nghĩ vậy, họ nghĩ rằng cha là cha, không phải là một biểu tượngThường thường trong văn học Phật giáo, Bụt được miêu tả là thầy của loài người và loài trời, thiên nhân sư. Bụt không bao giờ được mô tả là một vị thượng đế tạo dựng ra vũ trụ. Bụt được tôn xưng là một người cha hiền, và ý niệm về cha hiền này phát xuất từ những kinh như kinh Pháp Hoa. Không phải chỉ có người cha mới có thể sinh con, một người thầy cũng có thể sinh con được, một bà mẹ cũng có thể sinh ra con được. Vì vậyBát Nhã Ba La Mật tức là Trí Tuệ Lớn, đôi khi cũng được diễn tả như là bà mẹ của các vị Bụt.

Là học trò của Bụt, chúng ta đều là con tinh thần của Bụt. Cha mẹ sinh chúng ta ra, nhưng đó là sanh ra thể chất của chúng ta. Đến khi tu học thì đời sống tâm linh của chúng ta là do Bụt sinh ra. Như vậy chúng ta được Bụt sinh ra một lần nữa, lần này thì ta được sinh ra từ miệng của Bụt, tại vì từ miệng của Bụt phát ra âm thanh của chánh pháp, từ đó ta có đời sống tâm linh. Đó là một hình ảnh rất đẹp, nó cũng có nguồn gốc từ trong truyền thống Ấn độ giáo. Đó là ý nghĩa của chữ Cha trong đạo Bụt, cha mà sanh con ra bằng miệng. Chúng ta biết rằng ý niệm về cha ở trong đạo Bụt không giống ý niệm về cha ở trong Ki-tô giáo. Cái ý niệm tất cả các chúng sanh đều là con của Bụt nó chỉ có một giá trị biểu tượng duy nhất mà thôi, đó là Bụt là một người có lòng thương lớn, lòng thương đó bao trùm tất cả mọi loài, và chính vì chất liệu từ bi đó nên Bụt được nhận là người cha. Danh từ cha ở đây nó chỉ biểu tượng lòng thương mà thôi, nó không biểu tượng cho uy quyền. Người cha này không nổi cơn thịnh nộ, người cha này không trừng phạt, không bỏ mình xuống địa ngục, người cha này chỉ thương mà thôi. Vì thương cho nên bày ra nhiều cách để cứu con, trong đó có những thứ như xe dê, xe lừa, nhưng thật ra, vì thương con quá cho nên trong lòng chỉ muốn cho con thứ xe đẹp nhất mà mình có thể có, đó là xe trâu trắng.

Trong phẩm này chúng ta thấy rất rõ là chúng sanh ham vui, chúng sanh mê muội, chúng sanh ham chơi và không thấy được cái nguy hại của tình trạng cháy bỏng trong thế giớiVì vậy mà Bụt đã dùng đủ mọi cách, trong đó có cả cách dụ con nít, tại vì đối với Bụt, chúng ta chỉ là những đứa con nít mà thôi.

Trang 137, bốn hàng chót:

Các đức Phật Thế Tôn,
Dầu dùng chước phương tiện,
chúng sanh được độ,
Đều là Bồ Tát cả,

có nghĩa là không có đức Bụt nào mà không dùng những phương thức ấy, tại vì chúng sanh dại quá, nếu không dùng chước mà cứ giảng dạy chánh pháp một cách thẳng thừng, thì chúng sanh sẽ không đủ sức để chấp nhận. Đó là ý nghĩa của hai câu đầu. Bụt bảo rằng, không phải chỉ một mình tôi làm như vậy đâu, các đức Bụt trước tôi, và chính quí vị sau này thành Bụt, quí vị cũng sẽ làm y hệt như tôi vậy, tại vì chúng sanh khờ dại lắm. Hai câu sau nói về một chân lý khác: Mà chúng sanh được độ, đều là Bồ Tát cả, có nghĩa là tuy chúng sanh khờ dại như vậy, ham chơi như vậy, nhưng họ sẽ được độ và tất cả đều trở thành Bồ Tát hết. Vì vậy mà hai ý này là hai ý rất là quan trọng của Phẩm thứ ba, và đây cũng là những ý rất quan trọng của Phẩm thứ hai.

Trong đoạn thứ 32 của Phẩm này, Bụt nói chúng sanh vì quá mê mờ nơi ái dục nên bị đau khổ, cho nên Ngài cũng đã từng dạy về Tứ đế, tức là Bốn sự thật. Ở đây Bụt dạy về sự thật thứ ba: Nguồn gốc của mọi đau khổtham dục

Nguyên nhân có các khổ:
Tham dục là cội gốc. 
Nếu dứt được tham dục,
Khổ không chỗ nương tựa,
Dứt hết hẳn các khổ,
Gọi là đế thứ ba.
Con đường Bốn sự thật này có thể đưa con người xa lìa những hư vọng và nhờ vậy mà họ được giải thoát khỏi mọi khổ đau:

Chỉ xa rời hư vọng,
Gọi đó là giải thoát,

Kỳ thực đó chưa thực sự là giải thoát, đó chỉ là một phần giải thoát mà chưa phải là giải thoát toàn diện:

Kỳ thực chưa phải được,
Giải thoát hẳn tất cả 

Nguyên bản chữ Hán là:

Đản ly hư vọng,
Danh vi giải thoát,
Kỳ thật vị đắc,
Nhất thiết giải thoát,
(chỉ cần lìa xa hư vọng, đó gọi là giải thoát, sự thật là chưa đạt được tới toàn bộ của sự giải thoát).

Vì vậy cho nên tuy dạy giáo lý Thanh văn là để giúp người đạt tới giải thoát, kỳ thực cái giải thoát đó chưa hẳn là giải thoát đích thực, đây là nhất phần giải thoát mà không phải là toàn phần giải thoátĐi xuống vài hàng nữa, chúng ta thấy có hai câu rất hay:

Ta là đấng Pháp Vương,
Tự tại nơi các Pháp,
Nguyên văn chữ Hán là:
Ngã vi Pháp Vương,
Ư pháp tự tại
Tôi là vị vua của các pháp, tại vì đối với các pháp tôi có tự do, tức là có khả năng sử dụng các pháp một cách tự doVí như một thi sĩ lớn biết sử dụng chữ nghĩa một cách rất tài tình, như một vị Phù thủy sử dụng âm binh vậy.

Pháp Vương là một người có thể nắm vững được thực chất của các pháp, vì vậy mà có khả năng sử dụng các pháp một cách rất tự do. Ư pháp tự tại nghĩa là tôi có tự do hoàn toàn trong lãnh vực của các pháp, vì vậy cho nên tôi nói cái này, cái kia, nói cái gì cũng phù hợp với các pháp cả. Tôi nói Thanh văn Thừa cũng đúng với chánh pháp, nói Duyên giác Thừa cũng đúng chánh pháp, và nói Bồ Tát Thừa cũng đúng với chánh pháp. Tôi nói có cũng đúng chánh pháp, nói không cũng đúng chánh pháp, và tôi nói không có không không cũng đúng với chánh pháp. Tôi là vua trong thế giới của chánh pháp, nên tôi có đủ tự do để sử dụng chánh pháp. Đó là ý nghĩa của tám chữ Ngã vi Pháp Vương, ư pháp tự tại.


Phẩm Thứ Tư: Tín giải

Chúng ta đi sang Phẩm thứ tư, Phẩm Tín Giải. Phẩm này đưa ra một ví dụ về đứa con nghèo túng cùng cực. Thật ra ví dụ này không phải do Bụt nói, mà do một số các thầy đã đạt được giác ngộ nhờ những điều mà Bụt vừa chỉ dạy, nên họ đã có thể nói ra ví dụ này. Các thầy đó là thầy Tu Bồ Đề (Subhũti), thầy Đại Ca Chiên Diên (Maha KatyẠyana), thầy Đại Ca Diếp), (Maha KẠỐyapa), và thầy Đại Mục Kiền Liên (Maha MaudgalyẠyanẠ). Các thầy này sau khi nghe Bụt giảng thuyết, giật mình tỉnh thức và quỳ xuống bạch với Bụt rằng: Chúng con thuộc về hàng Thượng tọa trong giới Thanh văn, tuổi chúng con đã lớn, chúng con nghĩ rằng mình đã được Niết Bàn tuyệt đối và không còn trách vụ gì nữa, và cũng không có ý định trở nên một vị toàn giác như Bụt. Nhưng bây giờ chúng con biết rằng điều đó không đúng. Chúng con được nghe Bụt khai thị rồi, nên mới cảm thấy mình có cái tiềm lực rất lớn ở trong tim, và chúng con đã từ bỏ cái mặc cảm nghèo hèn của một người tự túc, tự mãn, và chúng con mang trong lòng cái năng lượng vô lượng vô biên của một vị Bồ Tát. Nhờ Bụt giúp chúng con mở mắt ra, nên chúng con mới có được cái năng lượng vô lượng vô biên đó, chúng con xin đền ơn Bụt bằng cách nói ra cho đại chúng hôm nay một thí dụ. Và các vị đó đã nói ra cái thí dụ gọi là Cùng tử.
Cùng tử là đứa con nghèo khó cùng cực. Người con đó, từ hồi bé thơ, đã bỏ nhà trốn qua một nước khác, trên hai, ba mươi năm nay. Lớn lên, người đó rất là nghèo khổ, đi tha phương cầu thực để nuôi thân, rồi tình cờ một hôm về tới quê hương của mình mà không biết. Người đó không biết gốc tích của mình từ đâu, không biết gia thế của mình ngày xưa ra sao.

Trong khi đó người cha lại là một người rất giàu, ba mươi năm nay đã cố ý tìm con và trong lòng luôn luôn thương tiếc đứa con đã bỏ đi từ hồi thơ ấu. Ông ta giàu quá mức mà không có người nối giỏi. Tuy nhớ thương con bao nhiêu năm, nhưng chưa bao giờ có cơ hội bộc bạch với bạn bè, vì vậy mà niềm nhớ thương càng lớn. Ông cứ nghĩ rằng một mai kia khi mình chết thì cái tài sản khổng lồ này sẽ đi vào trong kho tàng của nhà nước, vì vậy cho nên ông thương tiếc và nhớ nghĩ đến đứa con không thôi.

Hôm ấy, anh chàng cùng tử tình cờ đi tới nhà giàu ấy để xin làm thuê làm mướn. Đứng ngoài cửa nhìn vào, thấy một ông ngồi trên một chiếc giường sư tử, có một cái ghế rất quí đỡ dưới hai chân, và có những hàng Bà la môn, Sát đế lợi và các hàng giàu sang, trưởng giả cung kính bao quanh. Ông ta giàu quá mức nên các chính trị gia và các hàng Vương tử cũng đều phải tới để cầu thân cận. Phía trên có che màn báu, phía dưới có những tràng phan đẹp thòng xuống, nước thơm rưới trên đất, và tất cả các thứ bông hoa đẹp nhất trong vùng đều được đem tới để chưng bày. Chàng cùng tử thấy ông ta sang trọng như một vị vua, nên tự hỏi: tại sao mình đến đây? nguy hiểm quá, họ có thể bắt mình đem bỏ vào tù, thân phận như mình không được bén mảng tới những chỗ sang trọng như thế này. Nghĩ vậy xong chàng liền bỏ chạy. Nhưng lúc chàng vừa ló mặt qua cửa rào, thì vị trưởng giả đã liền nhận được ra con mình. Quá xúc động, ông sai một gia nhân chạy theo bắt lại đứa con. Vì xúc động, mất bình tĩnh nên ông đã ra một cái lệnh không được thông minh cho lắm, và người gia nhân chạy đuổi theo chàng cùng tử kia đã làm chàng ta sợ quá. Chàng bèn nói: Thưa ông tôi đâu có làm nên tội tình gì, tôi đâu có xúc phạm đến ai đâu mà tại sao lại bắt tôi? Người gia nhân vẫn bắt chàng, trói lại rồi đem về. Anh chàng cùng tử nghĩ rằng, thôi chết rồi, bị bắt như thế này, thế nào mình cũng bị giết chết. Sợ quá chàng bị bất tỉnh, ngã xuống. Lúc đó người cha mới thấy cái lầm lỗi của mình, thấy mình đã dùng những phương tiện quá mạnh. Chúng ta hay thương theo cách đó, khi thương mình làm cho người kia ngộp luôn, không thở nổi! Thương thì phải có phương tiện truyền cảm. Đôi khi thương, mình nên giả bộ nói tôi không thương!

Khi thấy gia nhân đem về một anh chàng bị bất tỉnh như vậy thì vị trưởng giả rất hối hận. Ông bảo: Làm vậy không được, hãy lấy nước lạnh phun vào mặt cho nó tỉnh lại. Khi chàng cùng tử tỉnh lại, vị trưởng giả liền nói: Ta không làm gì ngươi đâu, ta bắt lầm ngươi vì tưởng ngươi có tội, kỳ thực thì ngươi không có tội lỗi gì cả, ngươi là người lương thiện và có tự do, bây giờ ngươi muốn đi đâu thì đi. Theo lệnh của vị trưởng giả, gia nhân trao trả tự do cho chàng cùng tử. Đó là ý nghĩa chân thực của sự thương yêu. Khi thương thật sự, mình phải trả tự do cho người mình thương. Còn nếu bắt trói người đó lại, dù bằng những sợi dây tình cảm tơ tóc của mình, thì chưa phải là thương.

Khi chàng cùng tử tỉnh dậy và được nghe câu nói ngươi được tự do thì mừng quá. Trong đời của chàng, chưa bao giờ chàng sung sướng như vậy. Chàng có được gì đâu? nhưng chàng sung sướng vô cùng vì chàng có cái quí nhất ở trên đời, chàng có tự do! Lúc đó vị trưởng giả mới dùng phương tiện quyền xảo, bảo gia nhân đi theo, ăn mặc rách rưới xấu xa, rất nghèo khổ, đến làm bạn với chàng đó, rủ đi tìm công ăn việc làm, rồi từ từ trả tiền công cho người đó thêm nhiều hơn trước. Tuy vậy vị trưởng giả ra lệnh rằng phải thuê chàng ta làm những nghề hèn mọn nhất, như là đi hốt phân, gánh nước, những việc mà người có chút máu mặt không bao giờ làm. Tại vì người cùng tử này có đầy mặc cảm, chàng nghĩ mình không ra gì trong xã hội, nên mình chỉ muốn những pháp nhỏ thôi, tức là pháp gánh phân, đổ rác, đổ thùng. Cố nhiên khi được những công việc như vậy, chàng thấy thích hợp với khả năng của mình, và chàng rất lấy làm sung sướng khi được làm những công việc đó, nhất là khi mình làm việc ấy mà lại được trả công gấp hai ba lần những việc khác. Hạnh phúc tràn trề và chàng nghĩ rằng mình chỉ cần từng đó hạnh phúc thôi, mình không cần hạnh phúc nhiều hơn.

Vài tháng sau, chàng cùng tử được dụ về ở gần nhà vị trưởng giảKế hoạch của ông là kế hoạch lâu dài. Biết con ở cách mình không quá ba trăm thước, nhưng lòng nhớ thương vẫn tràn đầy, vì vậy ông bèn giả dạng, tháo hết vàng bạc châu báu đeo trên người, ăn mặc tầm thường, mon men sang làm quen với chàng cùng tử để được nhìn mặt đứa con của mình. Ông chủ tuy làm ra vẻ tầm thường, không sang cả, nhưng vẫn có phong độ, uy thế của một ông chủ. Khi đến với chàng cùng tử, ông rất ngọt ngào, săn đón, hỏi han: "Anh từ đâu tới, làm ở đây được bao lâu rồi, ăn uống có đầy đủ không, có được trả lương hậu hỉ không?" v.v... Tất cả những thương yêu đều được gói ghém trong những câu han hỏi như vậy. Nghĩ cho kỹ thì cũng tội nghiệp, tội nghiệp cho Bụt. Ông nói thêm: "Tuy anh không phải là con tôi nhưng đối với tất cả những người làm, tôi đều xem họ như con tôi cả, thành ra anh đừng sợ gì hết". Vị trưởng giả dùng những phương tiện như vậy để làm cho sự sợ hãi, và những mặc cảm của đứa con từ từ bớt đi.

Với phương pháp đó, ông làm thân với người con. Có lần ông bảo rằng, tuy là chủ nhưng ta đã già yếu, còn ngươi thì còn trẻ, còn mạnh, ngươi lại có một tấm lòng rất trung thực, rất tốt, trong khi làm việc ngươi không đến trễ, về sớm, không ăn nói hỗn hào, nên ta rất thương ngươi, thôi để ta sẽ coi ngươi như con nuôi của ta. Từ từ ông làm nẩy sinh cái tình cảm đối với ông ở trong lòng của đứa con. Không dám nhận là con ruột, vì nếu ông nhận chàng cùng tử là con ruột thì chàng đâu dám tin.
Ta thấy rất rõ ở đây sự so sánh với câu chuyện chánh pháp, ban đầu nói rằng học trò ta có thể không được thành Bụt như ta, chỉ có thể thành Thanh văn, chỉ có thể chứng được Niết Bàn của Tiểu Thừa mà thôi. Đó là vì các người này mang quá nhiều mặc cảm, nên chỉ có thể cho họ một chiếc xe dê, mà không thể cho họ được một chiếc xe trâu bạch, và xe này chỉ có mình ta mới được ngồi. Ở đây cũng vậy, vị trưởng giả bảo rằng tuy được ta thương, nhưng ngươi chỉ được làm con nuôi của ta thôi. Và ông từ từ dẫn dụ nó đi tới. Chàng cùng tử sung sướng hết mức, coi mình là người có phước nhất ở trên đời. Biết mình đang có công ăn việc làm, chàng thấy rõ trong mấy mươi năm nay chưa bao giờ có người đối đãi với mình tử tế như vậy. Giờ đây mình được niềm tin của chủ, được chủ cho phép, mình có thể đi ra đi vào trong nhà mà không sợ sệt nữa. Lúc đó chàng cùng tử đã được giao phó cho một số công tác rất quan trọng, nhưng chàng vẫn có mặc cảm rằng mình là người ngoài. Tuy được lòng tin của chủ, nhưng mình vẫn là một đứa con nuôi, một đứa gia nhân được chủ tin cẩn. Từ từ chàng cùng tử được đóng vai quản gia, nghĩa là chàng có thể làm những quyết định quan trọng, thu xuất những món tiền lớn. Tuy vậy chàng vẫn mang tâm trạng gia nhân, một người con nuôi được thương, trong khi làm những công việc đó.

Một thời gian sau, vị trưởng giả lâm bệnh nặng. Biết mình sắp lìa đời, ông thấy rằng đã đến lúc mình có thể nói thật với con. Đâu có phải lúc nào mình cũng có thể nói sự thật được, mình phải biết nói cho đúng lúc, nếu không sự thật có thể làm đứng tim người khác! Vì vậy mà vị trưởng giả phải đợi đến lúc này mới nói được sự thật với con. Ông cho triệu tập một buổi họp lớn, trong đó ông mời luôn cả quốc vương, các đại thần, các vị võ quan trong dòng sát đế lợi, hàng cư sĩ và tất cả quyến tộc của ông. Như vậy ông trưởng giả này đúng là một người có quyền thế rất lớn. Chế độ tư bảnẤn độ thời đó đã phát triển rất mạnh, và cái địa bàn trong đó kinh Pháp Hoa xuất hiện là xứ Ấn độ vào thượng bán thế kỷ thứ nhất. Tại đó có một vị vua cai trị, nhưng trong vương quốc của ông, cái chế độ tiền tệ đã đi đến tình trạng khi giàu quá thì mình có thể nắm được luôn cả nhà Vua trong tay. Giống hệt nước Mỹ bây giờ vậy, mình không cần làm tổng thống, nhưng nếu mình là giám đốc của một công ty quốc tế lớn, thì tổng thống cũng phải riu ríu nghe theo mình. Vì chi tiết này mà người nghiên cứu kinh điển đã kết luận rằng kinh Pháp Hoa xuất hiện sau thượng bán thế kỷ thứ nhất. Thực ra thì nó đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ hai, và theo tôi, kinh Pháp Hoa đã có thể xuất hiện sau kinh Duy Ma độ chừng 10 hay 20 năm, trễ nhất là 30 năm.

Khi tất cả mọi người đã có mặt đầy đủ, thì ông trưởng giả mới cho gọi chàng cùng tử ra và, trước mặt đông đủ mọi tân khách, ông nói: người này tuy gọi là quản gia trong nhà tôi, nhưng kỳ thực là con ruột của tôi. Ông bắt đầu nói tất cả sự thật ra. Vì cái thời điểm đã tới, trái cây đã chín muồi, cho nên sự thực có thể trình bày ra được mà không tạo ra những nứt rạn, đổ vỡ, và đứa con đã chấp nhận được sự thật đó, và đạt tới được một cái gọi là vị tằng hữu, nghĩa là chưa từng có. Trong đời chàng, không bao giờ chàng đã dám nghĩ mình là con đích tử của một vị trưởng giả, quyền thếtài sản lớn lao tới mức đó. Điều này tương đương với giây phút Bụt thuyết kinh Pháp Hoa, nói ra cho tất cả mọi người biết ai cũng đều có thể thành Bụt được cả. Và đó là tâm trạng của các vị Thanh văn khi nhận ra rằng mình là con đích tôn của Bụt, mình là những vị Bồ Tát, mình là những vị Bụt sẽ thành, và mình không nên mang mặc cảm của những người Thanh văn, những người Duyên giác nữa. Đó là đại ý của thí dụ cùng tử.

Cái thí dụ này, như tôi đã nói, không phải do Bụt trực tiếp nói ra, mà là do sự trình bày của các thầy Tu Bồ Đề, Ca Chiên Diên, Ca DiếpMục Kiền Liên mà thủ lãnh của bốn thầy nầy là thầy Ma-ha Ca Diếp. Sau khi trình bày cái thí dụ tuyệt vời đó ra rồi thì thầy Ca Diếp mới tóm tắt lại nghĩa lý của thí dụ này trong phần kệ tụng, từ trang 161 đến 175, đoạn 10 đến 16. Quý vị nhớ đọc phần kệ tụng cho thật kỹ, còn kỹ hơn cả phần trường hàng, tại vì phần kệ tụng đã có trước phần văn xuôi.

Trang 170, đoạn kệ thứ 15: Chỉ xong được việc này, lại không biết việc khác. Chúng con những người Thanh văn đệ tử của Bụt, khi thực hiện được tịch diệt bên trong lòng, tức là đã trừ được kiến-hoặc và tư-hoặc, tức là những phiền não đứng về phương diện nhận thức cũng như đứng về phương diện tình cảm, thì đã tự cho là đầy đủ, và tưởng làm như vậy là đã làm xong công việc của mình rồi, chúng con không biết cái sứ mạng của người Phật tử còn lớn lao hơn. Chúng con dầu có nghe, Pháp tịnh cõi nước Phật, cùng giáo hóa chúng sanh, đều không lòng ưa vui. Dầu chúng con có thoáng nghe Bụt nói về bồ đề tâm, về sự giáo hóa chúng sanh, về sự thành lập các cõi tịnh độ, nhưng chúng con không thấy náo nức, là tại vì chúng con không có cái chí nguyện lớn. Nhưng giờ đây chúng con đã được nghe, đã được thấy cái sứ mạng của mình, cho nên chúng con có một nguồn năng lượng vô biên trong tâm, và chúng con sẽ đi theo con đường mà Bụt muốn chúng con đi, tức là kế thừa sự nghiệp của Bụt.


Phẩm Thứ Năm: Dược thảo

Bây giờ chúng ta hãy đi sang Phẩm thứ năm là Phẩm Dược Thảo. Ở đây Bụt lại đưa ra một cái thí dụ nữa cũng rất hay. Dược thảo tức là những cây thuốc. Ngày xưa người ta không dùng thuốc hóa học mà chỉ dùng thuốc cây cỏ. Trong phẩm này Bụt nói cho thầy Ca Diếp và các vị đại đệ tử khác biết rằng, Bụt nhìn vào tâm lý của chúng sanhcăn cứ vào cái nhận thức của Bụt để nói pháp. 

Thuyết pháp hay hay dở, thành công hay thất bại không phải là do cái khoa nói của mình hay hay dở, cũng không phải do cái kiến thức Phật pháp của mình sâu hay cạn, mà chính là do cái khả năng quán cơ của mình. Quán cơ tức là thấy được cái tâm trạng, cái tâm lý, cái trường hợp của người nghe. Quán tức là nhìn để thấy, cơ tức là tình trạng tâm lý, tình trạng xã hội của người kia. Vì vậy cho nên nếu mình muốn độ đời thì mình phải học cái pháp môn gọi là quán cơ. Nhận xét người đó, nghe người đó, nhìn người đó để có thể hiểu được người đó, và khi hiểu được thì tự nhiên cái Pháp mình đem hiến tặng cho họ, sẽ là cái Pháp có thể có ảnh hưởng tốt đẹp cho họ. Có khi đối với người này thì mình thuyết cái pháp này, nhưng đối với người khác thì phải thuyết cái đề tài khác. Cũng như vị thiền sư kia, khi một thiền sinh hỏi con chó có Phật tánh không, thì trả lời là có. Một thiền sinh khác cũng lên hỏi câu đó thì ông nói không. Cái có cái không đó, không phải từ kinh điển đi ra, hay từ cái nguyên tắc gì đi ra, mà từ chỗ quán cơ mà phát xuất. Đối với thiền sinh này, ta phải nói có. Có thì mới có lợi, còn đối với thiền sinh kia thì phải nói không mới có lợi. Đối với thiền sinh này mình phải nói nhẹ nhàng mới thành công, với thiền sinh kia, mình phải quát lên một tiếng mới thành công. Cái đó là do quán cơ chớ không phải là do sự yêu ghét của người thuyết pháp.

Ở đây đại ý lời Bụt nói với thầy Ca Diếp là: Này thầy Ca Diếp, thầy nên biết Như Lai là Vua của các Pháp, nếu có nói ra lời nào thì lời đó đều không có tính cách hư dối, nói thật cả. Nói có cũng là thật, nói không cũng là thật, nói Đại Thừa là thật, mà nói Tiểu Thừa cũng là thật. Đây là cái thái độ phổ quát, thái độ bao dung, thái độ dung hợp. Đối với tất cả các pháp, Bụt dùng trí tuệ, dùng phương tiện mà diễn bày chánh pháp. Tất cả những pháp của Phật nói đều có khả năng đưa người ta tới bậc nhất thiết trí. Chữ bậc ở đây nguyên là chữ địa, tức là cái địa vị của nhất thiết trí, nghĩa là cái trí tuệ cao vời và tuyệt đốiĐức Như Lai quán và biết được chỗ quy thú của tất cả các pháp (quy thú tức là chỗ về cuối cùng), cùng biết rõ cái tâm hành của tất cả chúng sanh, biết thấu suốt không bị ngăn cách gì cả. Ý về muôn vạn nẻo, Như Lai đều biết hết, cái tâm của chúng sanh đi ngoằn ngoèo như thế nào, đi về phía này, đi về phía kia, Như Lai nhìn vào là thấy hết. Đó là nói về tâm chúng sanh, còn nói về sự vật và giáo lý, thì đối với tất cả các pháp, Bụt đều có cái nhận thức tuyệt đối, có khả năng chỉ bày tất cả trí tuệ cho chúng sanh. Trên căn bản đó, giáo lý của Bụt được ban bố ra một cách rất có hiệu quả.

Lúc bấy giờ Bụt mới nêu lên một ví dụ gọi là dược thảo. Cõi tam thiên đại thiên thế giới, có những vùng thung lũng, ruộng đồng, vườn tược, trong đó có bao nhiêu loại cây cối. Các loại đó có hàng chục vạn thứ, và mỗi thứ đều có tên riêng, mỗi thứ đều có tính cách riêng, mỗi thứ đều có nếp sống riêng, không giống nhau. Cũng như chúng sanh có rất nhiều loài, tâm trạng của loài này như thế này, tâm trạng của loài kia như thế kia, hoàn cảnh sinh hoạt của người này như thế này, hoàn cảnh xã hội của người kia như thế kia.

Chúng sanh tương tự như muôn ngàn loài thảo mộc, mọc lên trên những môi trường khác nhau.

Một hôm, mây kéo đến trùm khắp cõi tam thiên đại thiên thế giới và làm thành mưa rơi xuống. Trong khi đó thì tất cả các loại cây cối, loại nào cũng được thấm nhuần cái ân đức của mưa. Có những cây rất nhỏ, cành lá khẳng khiu, có những cây rất lớn, có những cây vừa vừa, có đủ loại, đủ thứ, đủ giống cả. Loại cây nào cũng được thừa hưởng trận mưa đó một cách rất đầy đủ. Pháp của Bụt cũng vậy, Pháp của Bụt không phải để nói, để phục vụ cho một giai cấp, cho một hạng người, dầu giai cấp đó là Bồ Tát, là Bà la môn, hay Sát đế lợiGiáo pháp của Như Laitính cách phổ biến, và có khả năng phục vụ cho tất cả mọi loài chúng sanh, không kể giai cấp, không kể chủng tộc hay trí tuệ.

Đến trang 185 thì chúng ta tìm lại được cái ý niệm về Pháp của Bụt, nó chỉ có một vị, đó là vị giải thoát. Ở trong kinh Nam truyền chúng ta cũng đã học được điều này rồi. Bụt nói, Pháp của ta chỉ có một vị là vị gỉải thoát, cũng như nước ở trong bốn biển chỉ có một vị là vị mặn. Năm hàng chót của trang 185: Đức Như Lai nói pháp một tướng, một vị, nghĩa là tướng giải thoát, tướng xa lìa, tướng diệt, rốt ráo đến bậc nhất thiết chủng trí. Cũng như nước mưa nó có một công năngnuôi dưỡng các loài thảo mộc, làm cho các loài thảo mộc được sinh trưởng, thì Pháp của Như Lai cũng vậy.

Sang trang 186 chúng ta lại còn thấy rõ ràng hơn. Vì sao vậy? vì Như Lai thấy được cái chủng loại, cái hình tướng, cái bản thể, cái tính chất của chúng sanh, cho nên Như Lai có thể thuyết pháp để làm lợi cho chúng sanhTâm niệm của những chúng sanh đó hay nhớ chuyện gì, hay nghĩ chuyện gì, chúng sanh đó cần phải đi theo con đường thực tập nào, phải thực tập tư duy như thế nào, chánh niệm như thế nào, dùng những pháp môn nào để duy trì chánh niệm, dùng những pháp môn nào để tư duy, để tu tập, và nếu tu tập theo pháp nào thì sẽ đạt được những kết quả nào v.v... Tất cả những điều đó đều có sẵn trong trí tuệ của Bụt. Chúng sanhthể không thấy được cái căn tính của mình, nhưng Bụt thì thấy được cái căn tính của chúng sanh, như là các loại cây cỏ trong rừng thì không biết được cái bản tính của chúng, nhưng nước mưa thì có thể biết được, và nước mưa có thể phục vụ cho các loài đó được. Nước mưa kia nó chỉ có một mục đích duy nhất là làm thế nào cho tất cả các loài cây cối được sinh trưởng tốt đẹpGiáo lý của đức Như Lai cũng vậy, chỉ có một mục đích duy nhất là khiến cho tất cả các loài chúng sanh đạt được giải thoát, đạt được viễn ly, đạt được tịch diệtđạt được cái mục đích cuối cùngNhất thiết chủng trí.

Như vậy thì khi nói Pháp, các đức Bụt luôn luôn căn cứ trên nguyên tắc gọi là tùy cơ nghi, tức là theo trình độ, theo trường hợp mà nói pháp. Nhiều khi tôi giảng xong một bài pháp, dù bài đó là giảng cho đồng bào người Việt, cho người Anh, hoặc cho người Mỹ, thì sau đó thường có những người lên nói, hồi nãy thầy giảng riêng cho con đó phải không? Họ có cảm tưởng là thầy đang nói về mình. Nhưng thực ra thì không phải vậy, vì khi giảng cho một khóa tu 200 người, ta phải dùng thì giờ đó để phục vụ cho 200 người, chứ mình đâu có thể dùng một tiếng hay hai tiếng đồng hồ để nói riêng với một người được? Như thế là không công bằng! Vậy mà có người cứ tưởng thầy nói bài pháp đó cho mình hoặc để rầy la mình. Lấy một bài pháp dài hai tiếng đồng hồ để la rầy một người thì uổng quá, và tội nghiệp cho 199 người kia quá. Thường có những người nghĩ như vậy. Họ thấy thầy nói trúng tim đen của mình, nên nghĩ là sáng nay thầy đã nói riêng cho mình đó! Sự thực là với một nhóm thính chúng dù là người Việt, người Mỹ, người Anh, hoặc người Đức, trước khi nói pháp, ta phải quán cơ. Nghĩa là phải biết trường hợp chung của những người này là như thế nào, những pháp mônđa số những người này có thể tiếp nhậnthực tập được là những pháp môn nào. Trước khi bắt đầu, ta phải có một cái nhìn cho chính xác, ta phải quá cơ, nếu không thì bài thuyết pháp của mình sẽ thất bại. Vì vậy trước khi đi hoằng pháp ở Nga, hay ở Tiệp khắc, chưa biết căn cơ của họ ra sao mà mình đã làm sẵn một bài thuyết pháp, thì mình đã thất bại ngay từ trước khi đi. Mình phải tới đó, phải nhìn, phải nghe, phải hiểu, phải quán sát để biết được cái nhu yếu, biết được những khổ đau, những bế tắc của người địa phương, thì mình mới có thể nói ra một bài pháp có hiệu năng phục vụ cho họ được. Cái đó gọi là quán cơ. Là học trò của Bụt, mình phải bắt chước phương pháp của Bụt, tức là quán cơ. Khi quán cơ thành công thì bài pháp của mình tuy giống như là nói riêng cho người đó, nhưng kỳ thực người nào ở trong nhóm cũng đều có cảm tưởng là thầy đang nói riêng cho mình. Cũng như hôm ở Devon bên Anh. Sau bài pháp, bà thân mẫu của Sư cô Chân Đức đã đến gặp tôi và nói: Thầy, you spoke direct to me this morning, thank you! Thân mẫu Sư cô Chân Đức nghĩ như vậy, và có thể nhiều người khác cũng nghĩ như vậy, nhưng họ không nói ra mà thôi. Đạo Bụt thường dùng chữ viên âm, và lời thuyết pháp của Bụt là viên âm, tức là tiếng tròn. Tiếng tròn là tiếng có thể phục vụ cho tất cả mọi ngưởi, người nào cũng thâu lượm được kết quả. Nói một bài pháp mà mọi người đều thâu lượm được kết quả, thì bài pháp đó có tính cách viên âm. Khi mình chưa giỏi thì cái vòng của mình chưa tròn lắm, nhưng nếu tiếp tục thực tập quán cơ thì ngày mai vòng tròn của mình sẽ khá hơn, và một ngày nào đó nó sẽ tròn được như tiếng nói của Bụt. Ngược lại nếu nói xong mà không ai thấy lợi lạc gì cả, nói chuyện gì xa vời, ngồi nghe buồn ngủ quá, thì bài nói đó không phải là viên âm, không có đánh động được vào nhu yếu của người nghe.

Trang 187, mở đầu cho phần kệ có các câu:

Pháp vương phá các cõi,
Hiện ra trong thế gian,
Theo tính của chúng sanh,
Dùng các cách nói pháp.

Pháp vương phá các cõi là một danh hiệu của Bụt, gọi là Phá Hữu Pháp Vương.

Bên Nhật có một cuốn sách bí mật lưu truyền trong giới thiền môn. Người viết cuốn đó ký tên là Phá Hữu Pháp Vương. Tên của cuốn sách là Tương tự Thiền, tức là thứ Thiền không phải là thiền thật, mà là thiền giả mạoMục đích của cuốn sách là để tố cáo thiền giả mạo. Người viết không để tên thật mà lại mượn danh hiệu của Bụt, và ký tên là Phá Hữu Pháp Vương. Sau này cuốn sách đó lọt vào tay của một học giả, ông bèn đem ra nhà in, để phát hành! Cuốn sách tiết lộ cho chúng ta những mánh mung của các thiền sư chưa phải là thiền sư thật, nhưng đang hành nghề thiền sư. Trong cuốn Tương lai Thiền học Việt-nam tôi có nói tới cuốn sách đó. Thỉnh thoảng có những vị thiền sư xuất hiện, rất tài giỏi, có khả năng đích thực của một vị thiền sư. Họ không căn cứ vào sách vở gì cả mà vẫn có thể dạy các thiền sinh, và đưa các thiền sinh đó từ chỗ tăm tối đến chỗ giác ngộ, bằng vào những cuộc tham vấn. Đối với thiền sinh, ông có thể tự đưa ra những câu hỏi từ trong tâm của ông. Nếu những thiền sinh đó trả lời được, tức là chứng tỏ có sự đặc ngộ, thì ông có thể thấy được rằng người thiền sinh này đã đạt tới một cái thấy, và ông chứng nhận cho thiền sinh đó là một người đã chứng ngộ, có khả năng đứng ra lập thiền viện để hóa độ cho các thiền sinh khác.

Tuy vậy, không phải thế hệ nào cũng có những thiền sinh giỏi. Có những người được truyền pháp, nhưng không có khả năng hành đạo, cho nên ông thầy phải trao lại cho người học trò những cái bí quyết. Cuốn Tương Tự Thiền ghi lại những bài đối thoại mẫu. Khi thầy hỏi câu như vầy, mà học trò trả lời được như vầy, thì thầy có thể cho người học trò đó đã chứng ngộVì vậy mà những thiền sinh không xuất sắc lắm đã sử dụng cuốn này như là một cuốn Cẩm nang của thầy giáo, và cuốn sách đó đã được trao truyền rất bí mật từ thế hệ này sang thế hệ khác ở Nhật bản. Trong cuốn đó, quí vị có thể tìm thấy hàng trăm bài vấn đáp, có sẵn để cho mình, và dù là thiền sư không đích thực, vẫn có thể làm thiền sư được. Mình có thể căn cứ vào những câu trả lời của thiền sinh, nếu tương tự như trong sách, mình có thể nhận cho họ đã đắc đạoVì vậy nếu vị thị giả nào dọn phòng cho thầy, mà thấy được cuốn đó thì sẽ có cơ hội để đắc pháp một cách rất là dễ dàng, tại vì do sách đó mà biết trước câu trả lời. Ví dụ như khi được hỏi: Thế nào là tiếng vỗ của một bàn tay? thì sách đó dạy là đừng trả lời gì hết, mà chỉ cần đưa bàn tay ra vỗ một cái, thì thế nào cũng được đắc pháp. Ở Phương Khê, tôi có cuốn sách đó và sách đã được in tại nhà in đàng hoàng. Có một điều buồn cười nữa là sách đó đã được dịch ra một thứ tiếng ngoại quốc, do một vị giáo sư người Do thái thực hiện và phát hành. Tuy vậy, ta nên nhớ rằng, mục đích của tác giả Phá Hữu Pháp Vươngtố cáo những thực tập hình thức của thiền giả mạo.

Hữu trong danh từ phá hữu này có nghĩa là tam hữu, tức là ba cõi. Chữ hữu này đúng là chữ hữu ở trong 12 nhân duyên. Xúc sinh ra thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, và thủ duyên hữu. Hữu tức là dính mắc, nó có dây có nhợ, nó kẹt vào, tạo thành một cõi khổ đau, gọi là hữu, BhẠva. Hữu đây tức là tù ngục, vì khi mình bị kẹt vào, bị dính mắc vào thì có khổ. Những lúc mình có giận, có buồn, có ái, có kẹt, gỡ không ra, thì đó là hữu. Vì vậydanh hiệu của Bụt là Phá Hữu Pháp Vương, tức là vị vua của các pháp, có năng lực phá được những cõi giam hãm mình, cho nên chữ hữu này có nghĩa là tam giới. Còn vô minh thì sống trong tam giới, còn bị ràng buộc thì mình sống trong tam giới, nhưng nếu phá được vô minh, phá được sự ràng buộc thì tuy đang đứng trong tam giớithực ra mình đã đứng ngoài tam giới rồi. Nói một cách khác tuy đang ở trong thế giới (Lokadhatu) nhưng kỳ thực mình đã vượt tới pháp giới (Dharmadhatu) rồi. 

Pháp vương phá các cõi,
Hiện ra trong thế gian,
Theo tính của chúng sanh,
Dùng các cách nói pháp.

Đức Phá Hữu Pháp Vương xuất hiện trong cõi này, nhận thức được căn cơ của tất cả chúng sanh, nên dùng đủ mọi cách mà nói pháp để độ cho họ.


Phẩm Thứ Sáu: Thọ ký

Chúng ta hãy đi sang Phẩm thứ sáu, trang 196 tức là phẩm Thọ Ký. Trong phẩm nầy sau khi đã thọ ký cho thầy Xá Lợi Phất, thì Bụt thọ ký cho thầy Ca Diếp. Bụt nói rằng sau này thầy Ca Diếp sẽ thành Bụt hiệu là Quang Minh, và cõi tịnh độ của Bụt Quang Minh sẽ có tên là Quang Đức. Sau đó, Bụt lại thọ ký cho thầy Tu Bồ Đề, và thầy sẽ thành Bụt hiệu là Danh Tướng, trong một cõi tịnh độ tên là Bửu Sinh. Tiếp đó thì Bụt thọ ký cho thầy Ma Ha Ca Chiên Diên, Thầy sẽ thành Bụt hiệu là Diêm-Phù-Na-Đề Kim-Quang. Sau đó Bụt thọ ký cho thầy Ma Ha Mục Kiền Liên, thành Bụt hiệu là Đa-Ma-La-Bạt-Chiên-Đàn-Hương, đầy hương thơm. Tóm lại, trong phẩm này Bụt thọ ký cho một số các vị đại đệ tử, và các vị này đã có công đức là nói lên được một thí dụ rất hay, đó là thí dụ Cùng tử.

Phẩm Thứ Bảy: Hóa thành dụ

Chúng ta hãy đi sang phẩm Hóa Thành Dụ, phẩm thứ bảy, bắt đầu từ trang 211. Trong phẩm này chúng ta ghi nhận một thí dụ gọi là Hóa thànhThí dụ này ở trang 240, đoạn thứ 16.

Thí dụ có một con đường rất dài, dài 500 do-tuần (7) (Yojana), đầy hiểm nguy, đầy tai nạn, rất hoang vắng, và có đủ thứ ghê sợ. Có một đoàn rất nhiều người muốn vượt con đường này để đến một kho châu báu, do một người đưa đường tài giỏi, thông suốt địa hình địa vật dẫn đường. Người đó gọi là đạo sư, tức là vị thầy chỉ đường. Đoàn người đi chưa được nửa đường thì kiệt sức, mỏi mệt và trong tâm phát sanh ra ý muốn không đi nữa. Đường thì xa và đầy hiểm nguy, tai nạn lại nhiều, đi đến đây thì kiệt sức, họ thối tâm nghĩ rằng chi bằng quay về cho rồi. Nửa đường muốn thối lui! Có ai trong chúng ta đã khởi tâm muốn thối lui chưa?

Lúc bấy giờ người dẫn đường khuyến khích: Ráng đi, ráng đi, mình gần tới rồi. Tuy biết đường còn xa nhưng ông dùng những phương tiện, những pháp thuật để làm phát hiện ra một thành phố hư ảo rồi bảo mọi ngườiChúng ta chỉ cần đi một đoạn đường ngắn nữa thì sẽ tới được thành phố đó để dưỡng sức. Nhờ vậy mà mọi người thu hết tàn lực, đi đến được thành phố đó. Họ được nghỉ ngơi, ăn uống, tắm rửa rất là khỏe khoắn. Vì thấy sung sướng, khỏe khoắn quá nên mọi người muốn ở lại đó mà không đi thêm nữa. Đi thêm làm gì cho cực, đến được đây là đủ rồi. Họ không biết rằng mục đích của họ không phải là đến thành phố này, mà là đến nơi có kho tàng châu báu kia. Khi vị đạo sư bảo đi tiếp thì mọi người bèn nói: thôi ở lại đây, đi làm chi nữa, mệt quá. Chắc họ cũng giống chúng mình hiện tại, có người bảo rằng tu như vậy là đủ rồi, đi tạo tịnh độ, đi lập đạo tràng và tổ chức khóa tu làm gì cho cực? Lúc đi thì phải làm giấy tờ, xin Passport, gặp người làm khó, thôi ở lại Làng Mai cho khỏe thân. Như thế là mình cũng đang bị kẹt vào hóa thành.

Lúc đó vị đạo sư mới dùng phương tiện và nói rằng, thành phố này có thấm gì đâu? Đây chẳng qua chỉ là chỗ nghỉ chân của mình, nếu tới được núi châu báu thì quý vị mới không phí uổng cuộc đời của quý vị. Vị đạo sư tìm đủ mọi phương tiện thuyết pháp, làm cho đoàn người hừng chí lên, và có khả năng từ bỏ trạm ngừng chân, để đi đến chỗ chứa đầy châu báu vàng ngọc.

Bụt cũng thế. Bụt chỉ cho chúng ta một con đường để đi tới Nhất thiết trí, nhưng mới đi được một phần đường thì chúng ta mệt quá, nên Bụt mới tạo ra một hóa thành, đó là Niết Bàn của Tiểu Thừa. Khi nếm được hương vị Niết Bàn của Tiểu Thừa rồi thì chúng ta thích quá, chúng ta bèn nói, thôi như vầy là đủ quá cho mình rồi, mình không muốn thêm gì nữa, mình cứ an trú ở đây cũng đủ sung sướng chán. Vì thương, cho nên ban đầu Bụt bảo: thôi an trú đi, thừa hưởng cái sự mát mẻ của Niết Bàn này đi. Sau đó một thời gian thì Bụt lại bảo đi tiếp. Vì có một số trong chúng ta không chịu đi, nên Bụt bảo: Mục tiêu của chúng ta là đi tới Nhất thiết chủng trí, chứ đâu có phải chỉ đi đến đây thôi! Sau khi được nghỉ ngơi rồi, chúng ta có thể nghe lời Bụt để đi nốt đoạn đường còn lại. Ví dụ này cũng rất hay, và hóa thành, có nghĩa là một thành phố được hóa hiện ra để làm chỗ nghỉ chân, mà không phải là nơi đến đích thực của chúng ta.

Đường còn xa, nên bây giờ mời đại chúng đi vào hóa thành để ăn cơm và nghỉ ngơi, rồi trong Pháp thoại tới mình sẽ đi tiếp.

Phẩm Thứ Tám: Ngũ bách đệ tử thọ ký

Hôm nay chúng ta đi sang phẩm thứ tám, Phẩm Ngũ Bách Đệ Tử Thọ ký, tức là phẩm nói về việc thọ ký cho 500 vị đệ tử.

Phẩm này cũng có một thí dụ thật hay, gọi là Bảo châu trong áo, tức là viên ngọc được kết trong áo. Trong phẩm này thầy Phú Lâu Na được thọ ký trước tiên. Phú-Lâu-Na Di-Đa-La-Ni-Tử, Pũrna MaitrẠyaẾỉputia, mình dịch là Mãn-Từ-Tử. Thầy nổi tiếng là một người thuyết pháp hay.

Lúc đó thầy Phú Lâu Na có mặt trong đại chúng. Bụt nhìn thầy và mở lời thọ ký cho thầy. Theo Bụt dạy, thầy Phú Lâu Na sẽ thành Bụt, hiệu là Pháp Minh, và ở trong cõi tịnh độ của Bụt Pháp Minh, thức ăn được dọn ra mỗi ngày có hai món, thứ nhất là Pháp hỷ thực, và thứ hai là Thiền duyệt thực. Trang 260, đoạn thứ ba: Nhân dân nước đó thường dùng hai loại thức ăn, một là Pháp-hỷ thực, hai là Thiền duyệt thực. Pháp hỷ tức là niềm vui được nghe pháp, được học Phật Pháp. Được nghe pháp thoại, được dự pháp đàm, được viết những bài tiểu luận về pháp, đó là một niềm vui và đó cũng là thức ăn của mình. Vì vậy khi tôi nói quý vị nạp bài cho tôi, thì quý vị phải biết rằng thầy mình đang cho mình ăn một món rất ngon, mình sẽ được Pháp hỷ thực, mà đừng nghĩ rằng mình phải lao động cực khổPháp hỷ thực thuộc về phương diện học hỏi, còn thiền duyệt thực thuộc về phương diện hành trì. Cố nhiên khi nghe pháp, mình cũng có thực tập thiền duyệt, tại vì nếu nghe ở trong sự vắng lặng, nghe với định tâm, thì trong khi ăn món ăn Pháp hỷ, mình cũng có ăn món gọi là thiền duyệtThiền duyệt tức là lấy cái vui của sự thiền tập để làm thức ăn. Hỷ cũng là vui mà duyệt cũng có nghĩa là vui. Trong bài kệ cúng dường buổi trưa có cả hai danh từ này:

Nhược phạn thực thời,
Đương nguyện chúng sanh,
Thiền duyệt vi thực,
Pháp hỷ sung mãn

Bài kệ có nghĩa là khi dùng cơm ta nguyện cho tất cả chúng sanh lấy cái niềm vui của thiền tập làm thức ăn, và cái niềm vui học pháp được tràn đầy. Ngày nào, chú tiểu nào cũng tụng bài kệ ấy trong giờ cơm trưa.

Hai danh từ Pháp hỷ và Thiền duyệt trong bài kệ này được lấy từ Kinh Pháp Hoa.

Sau khi Bụt đã thọ ký cho thầy Phú Lâu Na thì có 1200 vị A La Hán trong đại chúng nghĩ rằng: giờ đây thầy Phú Lâu Na đã được thọ ký; nếu đức Thế Tôn thọ ký luôn cho các vị đệ tử khác như chúng ta thì chúng ta rất lấy làm sung sướng. Lúc bấy giờ Bụt gọi thầy Kiều Trần Như Câu-Đa-Na và thọ ký cho thầy. Thầy Kiều Trần Như (KauẾẮinya) là đại diện cho những vị đệ tử lớn, tại vì thầy là một trong năm người đã từng tu khổ hạnh với Thái tử Tất Đạt Đa, và khi thấy Thái tử ăn cơm và uống sữa trở lại thì năm người này mất niềm tin, và bỏ đi chỗ khác. Sau khi Thái tử Tất Đạt Đa thành đạo thì Ngài đi tìm năm người bạn tu cũ để độ cho họ, và Kiều Trần Như Câu-Đa-Na là người anh cả trong năm người đó. Họ là năm người đệ tử được nghe Bụt thuyết pháp lần đầu tiên về đề tài Tứ Diệu Đế (ỌryasatyẠni), tại vườn Lộc Uyển, và họ là những thành phần đầu tiên trong giáo đoàn của Bụt. Sau khi thọ ký cho thầy Kiều Trần Như, Bụt mới gọi 500 vị A La Hán, trong đó có thầy UruvelvẠ KẠsyapa và những vị La Hán khác mà ta đã thấy tên trong nhiều kinh khác như Kinh A Di Đà, và thọ ký cho họ. Sau khi thầy Kiều Trần Như và 500 vị A La Hán được thọ ký rồi, họ sung sướng lắm, vui mừng hớn hở đứng dậy và lạy tạ Bụt, rồi họ trình lên Bụt một thí dụ, gọi là thí dụ bảo châu trong áo.

Trong thí dụ này, có một người đến chơi nhà bạn, uống rượu say rồi lăn ra ngủ li bì. Lúc đó người chủ nhà, vì có việc quan khẩn cấp, phải đi xa một thời gian. Vì thương bạn, người chủ nhà lấy nhiều viên ngọc rất quí giá cột vào chéo áo của bạn, rồi may kỹ lại trước khi lên đường. Sau khi tỉnh rượu, người đó thấy bạn mình đã đi rồi, nên bỏ ra về. Vì sinh kế, anh ta di chuyển sang một nước khác, nhưng công việc làm ăn gặp khó khăn, nên anh ta sống một cuộc đời rất cực khổ, nghèo hèn. Mười lăm năm sau, anh ta vẫn mang cái áo rách cũ và tình cờ gặp lại người bạn thân năm trước. Người bạn hỏi: "Tại sao anh lại nghèo khổ đến thế này? Mười mấy năm trước, lúc chia tay tôi có may vào trong chéo áo của anh bao nhiêu viên ngọc quí, tại sao anh lại ra nông nỗi này?" Nói xong anh vạch áo của bạn ra và nói: "Những bảo châu vô giá chúng vẫn còn đây, tại sao anh không biết lấy ra để làm ăn mà lại sống một đời sống bần cùng như thế?"

Thí dụ đó có ý nói rằng Bụt là một người bạn thân của tất cả chúng ta. Ngài đã may vào trong chéo áo chúng ta rất nhiều viên bảo châuchúng ta không biết, chúng ta cứ tiếp tục sống một cuộc đời cùng khổ. Nay là lúc chúng ta phải phát hiện những viên bảo châu mà Bụt đã để vào trong chéo áo của ta, để ta có thể bắt đầu sống đời sống của những người giàu có, hạnh phúc.

Khi thuyết pháp, tôi thường nối liền hai thí dụ Cùng tửBảo châu trong áo lại với nhau. Tôi nói: Thí dụ như một người cha có một đứa con và người cha không thể nào giúp con được vì người con không có trách nhiệmCuối cùng người cha tìm được một phương pháp là may vào áo của con một viên ngọc quí. Sau này, trải qua bao nhiêu gian khổ, người con tự khám phá ra được viên ngọc quí ở trong chéo áo của mình, đem ra dùng và trở nên một người giàu có. Như vậy người con đã tiếp nhận được gia tài của cha, và đồng thời thấu hiểu được tình thương của bậc từ phụ.

Phẩm Thứ Chín: Thọ học vô học nhân ký

Bây giờ chúng ta hãy đi sang Phẩm thứ chín, trang 272, gọi là Thọ Học Vô Học Nhân Ký, tức là thọ ký cho những người hữu họcvô học.

Trong phẩm này, Bụt thọ ký cho hai vị tượng trưng cho giới khất sĩ trẻ là thầy A-Nan và thầy La-Hầu-La. Những vị này được thọ ký chứng tỏ rằng không phải chỉ có những vị La Hán lớn tuổi mới có thể thành Bụt, mà những người xuất gia trẻ tuổi cũng có khả năng thành Bụt như thường. Sau khi thọ ký cho thầy A Nan và thầy La Hầu La thì Bụt thọ ký cho 279 người khác trong giới hữu họcvô họcHữu học ở đây có nghĩa là đang còn phải học hỏithực tập, còn chữ vô học này không có nghĩa là người ngu dốt mà là người không cần học nữa, người đó đã đủ kiến thức rồi, đã biết thực tập rồi, nay chỉ cần thực tập thêm thôi. Thành ra hai chữ hữu họcvô học ở trong kinh điển, phải được hiểu theo nghĩa đặc biệt, không thể hiểu theo nghĩa ngoài đời được. Theo danh từ đạo Bụt, hữu học là dở hơn vô học. Như vậy, những người còn đang cần phải học hỏi cũng có thể được thọ ký, và nếu chúng ta là những người đã học hỏi đủ rồi, chỉ cần thực tập thôi, thì chúng ta cũng được thọ ký.

Đại ý của phẩm này cho chúng ta thấy rằng những người trẻ tuổi, những người đang còn học hỏi, và cả những người không cần phải học thêm, đều có thể được thọ ký cả.

Chúng ta biết rằng sau phẩm thứ hai tức là Phẩm Phương Tiện, phẩm nói về cương lĩnh của phần Tích môn, ta có bảy phẩm khác (từ phẩm thứ ba đến phẩm thứ chín), để giải thích và bày tỏ cương lĩnh đó một cách rõ ràng hơn. Phẩm thứ mười tức là phẩm Pháp sư, có thể xem là phẩm kết luận của phần Tích môn này.

Phẩm Thứ Mười: Pháp sư

Ta hãy đi sang Phẩm thứ mười, gọi là Phẩm Pháp Sư, trang 281. Chúng ta có thể xem phẩm này là phần kết thúc của phần mà Tông Thiên Thai gọi là Tích môn, đồng thời cũng là sửa soạn cho việc mở cửa để vào pháp giới Bản môn.

Phẩm này cho chúng ta thấy tầm quan trọng của Pháp. Pháp cũng quan trọng như Bụt. Cúng dường Pháp thì có phước đức, quan trọng tương đương với cúng dường Bụt. Niệm Bụt có thể đưa tới sự chuyển hóa, công đức vô lượng, nhưng niệm Pháp cũng có thể đưa tới sự chuyển hóa và đem lại công đức vô lượng.
Trong phẩm này, chúng ta thấy kinh Pháp Hoa chính là bản thân của Bụt. Khi chúng ta cúi đầu, tỏ niềm cung kính đối với kinh Pháp Hoa tức là chúng ta cúi đầu và tỏ niềm cung kính đối với Bụt, công đức ngang nhau. Chính trong phẩm này chúng ta học được rằng kinh Pháp Hoa là Vua của tất cả các kinh điển. Danh từ Pháp sư (DharmabhẠẾaka) ở đây có nghĩa là người đem giáo pháp của Bụt ra để chia xẻ cho người khác. Ở đây Pháp sư được diễn tả là một vị đại sứ của Bụt, mang thông điệp của Bụt đi khắp cùng mười phương thế giớiThông điệp này là thông điệp Pháp Hoa, thông điệp nói cho mọi người biết rằng ai cũng có khả năng tính thành Bụt, và có khả năng tính độ thoát cho tất cả mọi loài chúng sanh. Cũng ở trong phẩm này ta thấy rằng Bụt không những thọ ký cho những người sống trong thời Bụt còn tại thế, mà còn có thể thọ ký được cho những người sinh ra, lớn lên và hành đạo trong thời đại sau khi Ngài đã nhập diệt.

Trang 281 trình bày những điều này. Bụt nói với Bồ Tát Dược Vương, vua của tất cả các vị dược sĩ, rằng tất cả mọi người, mọi loài nếu trong thời Bụt tại thế nếu có dịp được nghe kinh Diệu Pháp Liên Hoa, dầu chỉ nghe một bài kệ, hoặc dầu không được nghe kinh Pháp Hoa đi nữa, nhưng chỉ được nghe danh từ kinh Pháp Hoa mà trong lòng phát ra một niềm hoan hỷ, thì những người đó đều tự động được Bụt thọ ký cho thành Bụt hết. Không cần nghe nội dung Pháp Hoa mà chỉ cần nghe tên kinh Pháp Hoa thôi mà thấy trong lòng hớn hở là đã được Bụt thọ ký cho rồi. Chúng ta hãy đọc câu cuối trang 281: Bụt bảo Bồ Tát Dược Vương: ỘSau khi Như Lai diệt độ rồi, nếu có người nghe kinh Diệu Pháp Liên Hoa, dầu cho nghe một bài kệ hay một câu kinh thôi, mà có tâm niệm tùy hỷ, tán thán, thì đó là Bụt cũng đã thọ ký cho người đó được đạo vô thượng chánh đẳng chánh giácỢ. Nghĩa là khi Bụt nhập diệt rồi và nếu kinh Pháp Hoa còn đó, nếu trong chúng ta, người nào nghe được kinh Pháp Hoa, nghe một bài kệ hay nghe một câu kinh thôi mà trong lòng thấy vui mừng thì người đó đã được Bụt thọ ký cho rồi, không cần phải leo lên đỉnh núi Linh Thứu, hay trở về 2500 năm trước mới nhận được ân đức đó.
Sang trang 282, đại ý của đoạn này là: Nếu có người tiếp nhận, đọc tụng, giảng giải và biên chép kinh này, dầu chỉ là một bài kệ thôi, thì những người đó đã tỏ ra sự cung kính tột bực đối với Bụt. Cúng dường kinh điển tức là cúng dường chư Bụt. Chúng ta phải biết chữ biên chép này rất quan trọng. Biên chép kinh trên giấy là một công việc của thời đại mới, trước đó người ta chỉ truyền tụng bằng miệng mà thôi. Người ta chỉ mới biên chép kinh điển vào thế kỷ thứ nhất trước kỷ nguyên Ki-tô, trước đó thì chỉ có truyền khẩu. Như vậy, một trăm năm trước Chúa giáng sinh, người ta mới bắt đầu biên chép kinh điển, và những kinh điển viết lại đầu tiên đều được chép trên lá bối (TẠlapattra) (Hình 1). Vì vậy mà khi đọc kinh Nguyên Thủy, chúng ta không thấy chữ biên chép.

Hình 1: Một tập kinh viết trên lá bốiHai mặt của tập kinh được ép lại bằng hai tấm gổ, thường được trang trí rất đẹp. Hai sợi chỉ luồn qua để giữ các tờ kinh. Các chữ của kinh được viết trên các đường gân song song của lá (Tài liệu: Từ điển Phật học, Chân Nguyên và Nguyễn tường Bách, H36, trang 218. Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế - Việt-nam, 1999).

Ở đoạn này chúng ta thấy rằng cúng dường kinh tức là cúng dường Bụt, cúng dường Pháp cũng là cúng dường Bụt, và niệm Pháp cũng tương đương với niệm Bụt, nghĩa là Pháp niệm (DharmẠnusmỄti) cũng là Phật niệm. Vì vậy chúng ta đã thấy có những tông phái như phái Liên Tông, chủ trương niệm Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, và họ tin rằng niệm như thế cũng có thể đạt được sự giác ngộPhương pháp niệm Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh cũng đưa tới sự chuyển hóa, và cũng đem đến cho ta vô lượng công đứcVì vậy có những người đã căn cứ trên phẩm này của kinh Pháp Hoa để thành lập những tông phái tu tập.
Nghĩ cho kỹ thì ta thấy rằng Phật Thân đích thực chẳng qua chỉ là Pháp Thân, the true body of the Buddha is the Dharma body, và cái Phật Thânchúng ta gọi là Pháp Thân đó, chúng ta có thể sờ mó được ngay trong giây phút hiện tại. Cho nên ta có thể cung kính cúng dường Pháp Thân ngay bây giờ, và như vậy là ta đang cung kính cúng dường Phật Thân đích thực trong giây phút hiện tại, không cần phải lên núi Thứu 2500 năm trước đây mới làm được chuyện đó. Nói rằng tôi không có phước nên sanh ra 2500 năm sau khi Bụt nhập diệt là không thông minh, và không phải là đệ tử của Bụt, vì Bụt đang còn ở đây, trong giờ phút hiện tại này.

Ở trang 284 chúng ta đọc từ hàng thứ ba: Bồ Tát Dược Vương, nếu có một người đọc tụng kinh Pháp Hoa thì phải biết rằng người đó đang dùng những đồ trang sức của Bụt để tự trang điểm mình. Pháp Hoa là một chất liệu rất đẹp, rất mầu nhiệm, và Bụt tự trang sức mình bằng chất liệu vi diệu đó. Bụt không cần dầu thơm hoặc phấn son để trang điểm, Bụt cũng không cần vàng vòng châu báu, tại vì Bụt có những chất liệu trang sức khác quí giá hơn nhiều, có thể làm cho Bụt đẹp hơn nhiều, đó là cái bản chất Pháp HoaVì vậy cho nên trong chúng ta nếu ai biết thọ trì đọc tụng kinh Pháp Hoa, tức là đã dùng cùng một thứ cosmetic với Bụt, và mình cũng sẽ đẹp không thua gì Bụt. Không những là mình đẹp bằng Bụt rồi, mà mình còn được Bụt đưa đi trên con đường tu học, giống như Bụt có chiếc xe đẹp, mình muốn đi đâu, Bụt chở mình đi nơi đó. Chiếc xe đó là Pháp Hoa. Như vậy thì chỉ cần thọ trì, đọc tụng kinh Pháp Hoa thôi thì mình đã cùng Bụt đi trên một con đường, đi đâu ta cũng được Bụt mang theo.

Trang 287, chúng ta đọc bốn hàng chót của phần kệ trùng tụng:

Dược Vương! Nay bảo ông,
Các kinh của ta nói,
Mà ở trong kinh đó,
Pháp Hoa tột thứ nhất. 

Những câu này có nghĩa rằng, này Bồ Tát Dược Vương, tôi muốn nói cho Bồ Tát biết rằng trong số những kinh mà tôi đã nói trong suốt 49 năm vừa qua, kinh quan trọng nhất là kinh Pháp HoaVì vậy, cái ý niệm Pháp Hoa là Vua của tất cả các kinh, một phần là căn cứ vào bài kệ này. 

Trang 288, đoạn thứ tư: Này Bồ Tát Dược Vương, nơi nào, chỗ nào có sự giảng diễn, đọc tụng, biên chép kinh này thì chúng ta nên dựng một tháp bằng bảy thứ châu báu, tại vì chính nơi đó đã là một thánh địa rồi, không cần phảixá lợi Bụt nó mới linh thiêng. Miếng đất nào mà tại đó có người giảng giải, đọc tụng kinh Pháp Hoa, miếng đất đó đáng để ta dựng lên một cái tháp, tại vì đó là một phần đất linh thiêng. Ví dụ như nhà bếp của xóm Thượng. Phần đất này rất là linh thiêng, đáng để ta dựng lên một cái tháp để thờ. Tại sao vậy? Tại vì mùa Đông năm nay nhà bếp ở Xóm Thượng là nơi ấm nhất trong xóm, và ta đã được nghe giảng kinh Pháp Hoa ở đấy. Tuy không có xá lợi Bụt nhưng ở đây đã có sự hiện diện toàn thân đích thực của đức Như Lai.

Kinh Pháp Hoada thịt, là xương tủy của Như Lai, và nơi nào có người giảng nói kinh Pháp Hoa, thì nơi đó chứa đựng da thịt của Như Lai, vì vậy mà ta phải dựng tháp ở chỗ đó để thờ. Cho nên nếu chúng ta ngồi ở nhà bếp này để ăn những bửa ăn phi thời, chắc chắnchúng ta sẽ mang tội!

Đại chúng nên đọc và tự khám phá thêm về Phẩm thứ mười này.

Phẩm Thứ Mười Một: Hiện bảo tháp

Chúng ta hãy đi sang Phẩm thứ 11, tức là Phẩm Hiện Bảo Tháp, trang 295.

Tôi có quen một người tên là Jim Forest. Một hôm tới thăm anh ở New York, tôi thấy anh chứa trong kho của anh những vỏ chai Coca Cola. Khi có người đến thăm, anh thường mời họ uống Coca Cola. Nếu người khách đó nổi tiếng, anh ghi tên vị đó vào một miếng giấy, dán vào vỏ chai và giữ lại trong kho làm kỷ niệm. Vỏ chai Coca Cola đâu có giá trị gì nhiều, nhưng tại vì chai Coca đó đã được nhân vật nổi tiếng kia uống, nên anh Jim đã thấy cái giá trị riêng của nó.

Cũng vậy, mảnh đất mà trên đó có người tụng kinh Pháp Hoa sẽ trở nên một vùng đất rất có giá trịChúng ta thấy những họa sĩ tài ba như Van Gogh hay những nhà văn nổi tiếng như Charles Dickens, những món đồ họ để lại như một cây gậy, một cái nón v.v..., tất cả đều trở thành những vật quí giá, rất đắt tiền. Vậy thì sự linh thiêng hay quí giá của một vật không phải là do bản chất của nó, mà do một cái có giá trị tâm linh đã đi ngang qua đó và đã đồng nhất với vật đó. 

Trong phẩm này chúng ta thấy có một hiện tượng tương tự như vậy hiển bày ra. Đó là khi Bụt đang thuyết pháp và đang thọ ký cho những người đáng được thọ ký, thì phía trước mặt tự nhiên có một bảo tháp xuất hiệnBảo tháp này xây bằng bảy thứ châu báu, cao 500 do-tuần, và rộng 250 do-tuần, từ dưới đất nổi lên và an trú ở trong không trung. Bảo tháp này tượng trưng cho sự xuất hiện của Bản môn trong thế giới ta bà, tức là cái bất diệt đang xuất hiện trong cái sinh diệtBảo tháp đó là bảo tháp của một vị Bụt tên là Bụt Đa Bảo (Prabhũtaratna). Bụt Đa Bảo là một vị Bụt đã xuất hiện trong lịch sử, đã tu thành Bụt và đã phát lời thệ nguyện rằng, khi thành Bụt và sau khi đã nhập Niết Bàn rồi, khắp hoàn vũ nơi nào có người nói kinh Pháp Hoa, thì tháp của tôi sẽ hiển hiện ra nơi đó, và từ trong tháp sẽ vẳng ra tiếng nói của tôi, khen ngợi người đang nói Pháp. Đó là lời nguyện của vị Bồ Tát trước khi thành Bụt gọi là Bụt Đa Bảo. Đây là một hình ảnh rất tuyệt vời. Đứng về phương diện thi ca mà nói thì đó là một hình ảnh rất đẹp, rất tân kỳ, rất khéo léo. Làm thơ mà làm được như vậy thì quả là tuyệt diệu. Nơi nào có người nói Pháp Hoa, giảng thuyết về Pháp Hoa thì cái bảo tháp tượng trưng cho cả tâm hồn tôi, trái tim tôi, hạnh nguyện của tôi sẽ có mặt tại chỗ đó, và từ trong bảo tháp sẽ có tiếng tôi vọng ra, khen rằng: "Hay quá, hay quá!"

Khi bảo tháp của Bụt Đa Bảo đột nhiên xuất hiện trên hư không như vậy thì tất cả mọi người đều trầm trồ nhìn lên, không biết bảo tháp từ đâu hiện lênBảo tháp rất lộng lẫy, huy hoàng và trong tháp vọng ra những tiếng ngợi khen rất là mầu nhiệm. Tất cả đại chúng đều ngạc nhiên, ai cũng muốn hỏi Bụt về nguồn gốc của tháp ấy. Từ trước đến nay chúng ta đã ngồi trên núi Thứu, chân ta chấm đất, chúng ta đang ở trong bình diện của lịch sử, của Tích môn, có thầy, có trò, có quá khứ, có hiện tại, có vị lai. Nhưng giờ đây thì nhờ thần lực của Bụt Đa Bảochúng ta đã được đưa từ thế giới của lịch sử sang thế giới của bản thể, không còn thời gian, không còn không gian nữa. Từ thế giới của tương đối, chúng ta được đi vào cái thế giới của tuyệt đối, và tháp Đa Bảo là cánh cửa mở ra để cho ta đi từ thế giới sinh diệt vào thế giới của bất sinh bất diệt. Bây giờ đây núi Thứu đã biến mất và cái không gian mênh mông kia trong đó có bảo tháp xuất hiện là một cái thế giới mới, trong đó chân của chúng ta không còn chấm đất nữa, bởi vì chúng ta đã đi vào một thế giới không có trên không có dưới, không có trong ngoài, không có trước sau, thế giới của Bản môn. Ở đây, Bụt Đa Bảo là dấu hiệu của bất diệt, hiển hiện ngay trong cái thế giới của sinh diệt. Nói cho cùng thì sự tu học của ta là để nhận diện được cái bất diệt trong cái sinh diệt, và chúng ta có thể nhận diện bằng chánh niệm. Lúc ban đầu thì chánh niệm còn yếu, nhưng từ từ sẽ vững chãi, và chánh niệm càng vững chãi bao nhiêu thì cái khuôn mặt của bất diệt xuất hiện trong thế giới của sinh diệt càng trở nên rõ ràng bấy nhiêu. 

Năm 1964 khi viết bài Đêm cầu nguyện, tự nhiên trong tôi ý đó xuất hiện:

Giờ phút linh thiêng
Gió lặng chim ngừng
Trái đất rung động bảy lần
Khi bất diệt đi ngang dòng sinh diệt

Sự xuất hiện của Bụt là lúc cái bất diệt đi ngang dòng sinh diệt, nó tạo nên một cái gì tương đương như một cái "electric shock". Khi cái bất diệt xẹt ngang qua dòng sinh diệt, khi cái Bản môn chạm vào cái Tích môn, thì tự nhiên có một sự chấn động, và người có chánh niệm tiếp nhận được sự rung chuyển đó. Sự rung chuyển đó rất vĩ đại, nó được biểu lộ bởi sự chấn động của trái đất đến bảy lần. Thế giới của kinh điển chứa đầy chất liệu thi ca huyền ảo, vì những hình ảnh thi ca đó diễn tả được những ý tưởng rất sâu sắc, nhiệm mầu. Trong bài thơ kia tôi còn viết:
Giờ phút linh thiêng
Đóa bất diệt nở ngay giữa vườn hoa sinh diệt
nghĩa là trong vườn hoa chúng sanh sinh diệt, mình thấy được một đóa hoa bất diệt, đó là Bụt,

Ngài về đây học nói tiếng loài người
bởi vì cái bất diệt hiện giờ đang khoác áo sinh diệt. Bụt nói tiếng nói của Chân như, của Pháp Thân, khác với tiếng nói của chúng sanh. Nhưng vì chúng sanh, Ngài phải học tiếng nói của loài người để loài người có thể từ từ hiểu được tiếng nói của Pháp Thân. Tiếng nói của Pháp Thân có thể được nghe qua tiếng chim hót, tiếng gió reo, nhưng vì đã đánh mất quê hương lâu rồi nên ta không có khả năng để nghe tiếng nói của chân như nữa. Vì vậy cho nên phải có người dạy cho ta trở lại. Người dạy cho mình đã từ thế giới của chân như, thế giới của bản thể, của bất diệt đi tới, nên người đó phải học tiếng nói của sinh diệt để có thể khai thị cho mình cái bản chất bất diệt. Học nói tiếng loài người ở đây không phải chỉ đơn thuần học ngôn ngữ, mà còn phải quán cơ về tâm ý và sở thích của loài người. Nụ giác ngộ hé thành muôn thi thiết. Nụ giác ngộ phải được biểu hiện ra bằng muôn ngàn phương tiện, Ngài về đây học nói tiếng loài người, để cho loài người từ từ tập nghe cái ngôn ngữ của chân như trở lại. Đó là công trình biểu hiện bằng giây phút chấn động, va chạm giữa Tích môn và Bản môn.
Lúc thấy tháp Đa Bảo, tất cả các vị Bồ Tát, Thanh văn, Duyên giác, hữu họcvô học đều đồng một lòng xin Bụt mở tháp Đa Bảo ra cho đại chúng thấy được Phật thân của Bụt Đa Bảo. Nghĩa là mọi người muốn thấy cái bất diệt bằng con mắt của sinh diệt

Trang 298: Lúc bấy giờ Bồ Tát Đại Nhạo Thuyết do sức thần của đức Như Lai mà bạch Bụt rằng: "Bạch đức Thế Tôn, chúng con nguyện muốn thấy cái chân thân của Bụt Đa Bảo". Đúng là tâm trạng của chúng mình, thấy bảo tháp đó, nghe tiếng nói êm dịu và oai hùng đó vọng ra, ta tò mò muốn thấy người ngồi trong ấy dáng vóc như thế nào mà có được cái hạnh nguyện và giọng nói kia. Khi Bồ Tát Đại Nhạo Thuyết đại diện cho tất cả đại chúng tỏ ý muốn thấy Bụt Đa Bảo, thì Bụt Thích Ca nói: Khoan đã, bây giờ ta phải làm việc rất quan trọng này trước, rồi mới có thể mở được tháp này cho quí vị thấy chân thân của Bụt Đa Bảo, Bụt của bất sanh bất diệt. Ta đã được thấy Bụt Thích Ca rồi, nhưng vẫn còn muốn thấy Bụt Đa Bảo, Bụt của Bản môn, tại vì Bụt Thích Ca là Bụt có sinh có diệt, Bụt của Tích môn. Và Bụt Thích Ca giải thích rằng: Ngày xưa Bụt Đa Bảo có dặn rằng mỗi khi bảo tháp của ta xuất hiện và nếu đại chúng ở đó muốn mở tháp để thấy chân thân ta, thì vị Bụt đang thuyết giảng Pháp Hoa phải gọi tất cả những hóa thân của mình ở khắp mười phương thế giới về có mặt tại đó, rồi mới được mở tháp. Vậy đại chúng hãy đợi tôi gọi tất cả các hóa thân của tôi từ mười phương thế giới về, thì chúng ta mới có đủ điều kiện mở bảo tháp của Bụt Đa Bảo.

Đây là một điều rất mầu nhiệm. Đây là những phương tiện giúp cho ta có đủ điều kiện, có được con mắt để nhìn vào Bản môn. Lâu nay con mắt của ta quen nhìn theo lối Tích môn, quen nhìn thế giới trong cái quá trình lịch sử, trong cái thời giankhông gian của nó. Giờ đây muốn nhìn cái chân diện mục của Bản môn thì khó lắm, vì vậy cho nên phải thay đổi nhận thức, và hành động này là một hành động tập sự để cho người ta thấy rằng Bản môn không hề bị tách rời ra khỏi Tích môn. Vì vậymọi người phải nhìn lại để thấy được tất cả các hóa thân của Bụt Thích Ca. Thấy rõ được Bụt Thích Ca thì tự nhiên có thể thấy được Bụt Đa Bảo. Lúc đó Bụt Thích Ca mới tiết lộ cho mọi người biết rằng Ngài hiện giờvô lượng, vô số hóa thân, đang giảng dạy khắp nơi trong cõi tam thiên đại thiên thế giớiCon người đang ngồi ở đây mà quý vị tưởng là thầy của quý vị, chưa đích thực là Thích Ca Mâu Ni đâu. Tôi phải gọi tất cả các vị hóa thân của tôi về đây để quý vị nhận diện, để quý vị thấy được tầm vóc đích thực của tôi, thì chúng ta mới có thể mở được tháp Đa Bảo. Lúc đó mọi người mới giật mình kinh ngạc, thấy rằng thầy mình không phải chỉ là cái nhục thân đang ngồi trước mặt mình. Thầy mình có gốc rễ trong thời gian vô cùngkhông gian vô biên của pháp giới Bản môn.

Sang trang 299: Lúc bấy giờ Phật phóng một lằn sáng từ nơi chùm lông trắng ở giữa chặn mày, ánh sáng chiếu tới năm trăm muôn ức na-do-tha (8) hằng hà sa cõi nước ở phương Đông. Khi hào quang chiếu tới đâu thì đại chúng thấy rõ tới đó, những cõi nước rất trang nghiêm, rất đẹp đẽ, chứ không ô nhiễm xấu xa như cõi ta bà này. Sau khi chiếu hào quang ấy về phương Đông thì Bụt lại chiếu nó về phương Nam, phương Tây, phương Bắc, phương Trên, phương Dưới và cũng làm hiển lộ cho mọi người thấy được các cõi Bụt vô lượng như vậy, rất là đẹp đẽMọi người đều thấy rằng ở tất cả các cõi đó đều có một Bụt Thích Ca Mâu Ni đang thuyết pháp, và đại chúng bao quanh các vị cũng đông đảo vô cùng. Khi ánh hào quang chiếu tới, các vị Bụt hóa thân ấy đều nói: Đức Thích Ca Mâu Ni đang gọi tất cả chúng ta trở về để sẵn sàng mở tháp Đa BảoHằng hà sa số các vị Thích Ca Mâu Ni đang hành đạo trong mười phương thế giới, trong nháy mắt đều trở về núi Thứu, nơi mà Bụt Thích Ca muốn họ trở về. Khi về đến, các vị Thích Ca Mâu Ni mỗi người ngồi trên một tòa sư tử, tràn đầy cả hư không, hàng trăm triệu vị gia nhập vào đại hội Linh Sơn. Lúc đó Bụt Thích Ca Mâu Ni mới nói: Bây giờ chúng ta có thể mở tháp Đa Bảo ra được rồi.

Nếu khôngcảnh tượng này, nếu khôngphương tiện này để cho đại chúng học tập, thì đại chúng vẫn nghĩ rằng Bản môn là một cái gì tách lìa ra khỏi Tích môn. Nhìn kỹ vào Bụt Thích Ca thì thấy Bụt Thích Ca là một thực tại nhiệm mầu không thể nghĩ bàn được. Không thể giam Bụt của mình, giam thầy của mình vào trong một khoảng không gian 80 năm, trong một quốc độ có 500 triệu dân, trong một không gianthời gian nhỏ bé như vậy được. Sự hiện thành biến tướng dùng hào quang quét mười phương thế giới để cho mọi người thấy được rằng Bụt Thích Ca Mâu Ni có mặt đồng thời trong hết mười phương, vô lượng, vô số, vô biên và đang qui hội lại một chỗ là để cho đại chúng thực tập, để cho đại chúng có được con mắt sáng hơn, ít bụi trần hơn, mà đón nhận Bụt Đa Bảo, tức là Bụt của Bản môn. Đây là một phẩm kinh rất đẹp. Những hình ảnh này đều là những hình ảnh thi ca tuyệt diệuNếu không có những hình ảnh này thì ta khó có thể nói ra được cái triết lý thâm sâu về Tích môn và Bản môn.

Trang 304: Lúc bấy giờ Bụt Thích Ca Mâu Ni thấy các vị Phật-Phân-Thân của mình đều đến đầy đủ, ngồi trên tòa sư tử và tất cả đều có ý muốn đồng mở tháp báu của Bụt Đa Bảo, tức thì Người liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trụ trong hư không và sẵn sàng mở tháp. Lúc bấy giờ mọi người đều đứng dậy tại vì đây là giờ phút linh thiêng của sự mở tháp. Đứng dậy ở đây có nghĩa là rời khỏi cái thế giới của Tích môn, và đứng dậy như vậy đâu phải là chuyện dễ dàng. Phải chuẩn bị trước, phải thực tập trước. Đức Bụt Thích Ca trụ trong hư khôngmọi người cũng vậy, tức là tất cả đều đã đi vào thế giới của Bản môn. Lúc đó Bụt Thích Ca Mâu Ni dùng ngón tay bên hữu mở cửa tháp thì có một âm thanh rất trong trẻo vang ra rất lớn, và tất cả mọi người đều trông thấy Bụt Đa Bảo ở trong tháp hiện ra ngồi trên tòa sư tử, toàn thân vẫn còn nguyên vẹn. Bụt Đa Bảo tuy đã nhập diệt từ lâu, nhưng vẫn ngồi im lặng như trong cảnh thiền định, và Bụt lại mở miệng nói: "Hay thay! hay thay! Bụt Thích Ca Mâu Ni, Ngài đang nói kinh Pháp Hoa và vì kinh Pháp Hoa mà tôi đã tới đây để chứng kiến và yểm trợ". Lúc đó tất cả hàng tứ chúng đều thấy một vị Bụt đã diệt độ từ vô lượng nghìn muôn ức kiếp về trước, mà vẫn còn hiện tiền trong giây phút hiện tại, thì lấy làm ngạc nhiên vô cùng. Đây là một việc chưa từng thấy, tức là việc thấy được tính chất bất sinh bất diệt của những cái mà lâu nay mình cứ nghĩ là có sinh có diệt. Tôi chưa bao giờ từng sanh, mà cũng không bao giờ từng diệt. Rời được thế giới của Tích môn để đi vào thế giới của Bản môn là một chuyện khó, vậy mà ở đây tất cả thầy trò đều đã thực tập để có thể làm được việc đó. Lúc bấy giờ hoa ở trên trời rơi xuống như mưa để cúng dường hai vị Bụt Đa BảoThích Ca, một vị Bụt thuộc Bản môn và một vị thuộc Tích môn. Vì trong tâm của thính chúng vẫn còn sót lại một vài dấu tích của phân biệt: Vì còn nghĩ rằng Bụt Thích Ca là Bụt lịch sử, Bụt của hiện tại, và Bụt Đa Bảo là Bụt của quá khứ hay là Bụt của Bản môn, của bất diệt, cho nên ngay lúc đó có một sự kiện vô cùng tuyệt diệu khác xảy ra để gột tẩy, xóa sạch một cách tuyệt đối những phân biệt này. Đó là Bụt Đa Bảo ngồi xích sang một bên, để dành nửa tòa sư tửlên tiếng: Thích Ca Mâu Ni, mời Ngài đến ngồi cạnh tôi. Như vậy là tòa sư tử được chia hai, một bên đức Đa Bảo ngồi, một bên đức Thích Ca ngồi, cảnh tượng đẹp vô cùng! Điều này chứng tỏ hai là một, Bản môn và Tích môn chỉ là một. Mà cũng không phải là một nữa, tại vì nếu còn một thì lại còn hai.

Trang 305: Lúc đó Bụt Đa Bảo ở trong tháp báu chia nửa tòa ngồi cho đức Thích Ca Mâu Ni và nói rằng, Thích Ca Mâu Ni, Ngài có thể đến ngồi trên tòa này với tôi, tức thời đức Thích Ca Mâu Ni đi vào trong tháp báu và ngồi xếp bàn trên nửa tòa, một bên Bụt Đa Bảo. Không thể có hình ảnh nào đẹp hơn nữa. Bất diệt đi ngang dòng sinh diệt, và sinh diệt trở nên bất diệt, giữa hai cái, không còn có sự phân biệt nào nữa.

Lúc ấy bảo tháp an trú ở trên cao và chỉ có các hóa thân của Bụt Thích Ca và các vị Bồ Tátsung sướng vì thấy được cảnh tượng ấy, số còn lại vì còn thấp bé, cho nên không thấy được. Vì vậy nên trong lòng họ phát ra một lời ước nguyện: Đức Bụt Đa Bảo ngồi cao quá, ngưỡng mong đức Như Lai dùng sức thần thông cho chúng con lên cao để chúng con có thể trông thấy được. Khi biết được cái tâm niệm đó của chúng sanh, Bụt Thích Ca Mâu Ni liền dùng phép thần thông đưa tất cả đại chúng trong hội Linh Sơn lên cao để cho mọi người được chiêm ngưỡng cái khung cảnh mầu nhiệm đang xảy ra trước mắt. Lúc đó mọi người hoan hỷ nhìn vào và thấy Bụt Đa Bảo đang ngồi rất tự tại, trang nghiêm, uy hùng và đẹp đẽ ở trong tháp.

Đối với các hóa thân của Bụt Thích Ca và những vị Bồ Tát, thì tiếp xúc với Bản môn rất dễ, tại vì các Ngài không còn bị dính vào những cái tướng trạng bên ngoài, những cái ý niệm. Còn những người thuộc giới Thanh văn và Duyên giác, vì mới bắt đầu nếm được mùi vị Đại Thừa, nên chuyện phá tướng của họ chưa thực hiện được nhiều. Họ còn bị dính kẹt vào các tướng như có, không; tới, đi; một, nhiều; trong, ngoài; trước, sau; quá khứ, tương lai; cho nên họ còn bị một loại keo dán chặt họ vào mặt đất, thì làm sao họ tiếp xúc được với Bản môn? Cũng như khi tâm mình còn đau buồn thì làm sao mình thấy được cảnh trí nhiệm mầu của hoa vàng trúc tím, trăng trong mây bạc? Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ là như vậy. Cho nên Bụt Thích Ca mới dùng phương tiện đưa họ lên khỏi mặt đất để họ có thể thấy được. Đưa lên khỏi mặt đất ở đây nó có nghĩa là giúp cho họ phá bỏ được mọi sự dính mắc vào các tướng, như bốn tướng ở trong kinh Kim Cương: Tướng Ngã, tướng Nhân, tướng Chúng sanh, và tướng Thọ giảNgoài ra còn biết bao nhiêu tướng khác nữa. Tướng là ý niệm, là khái niệm. Đọc kinh không thấy được những điều đó, mà chỉ thấy toàn những phép thần thông, thì mình chẳng học được gì từ kinh cả.

Ta không còn đòi hỏi một cái gì nữa hết, tất cả những ước mơ của ta đều đã được thành tựu, không có một trở ngại nào mà ta đã không vượt qua được, đó là nhờ cái thần biến, nhờ cái phương tiện, nhờ cái thi thiết của Bụt. Muốn mở bảo tháp ra xem thì tháp được mở. Nhưng muốn thấy được chân thân của Bụt Đa Bảo thì phải thấy rõ được chân thân của Bụt Thích Ca, vì vậy mà Bụt Thích Ca đã phải gọi tất cả những hóa thân của mình về để đại chúng có thể hiểu được phần nào cái sự thậtnếu không thấy rõ được Bụt Thích Ca thì không thể nào thấy được Bụt Đa Bảo. Đi từ giai đoạn này sang giai đoạn khác, cửa mở rồi, thấy Bụt Đa Bảo rồi, nhưng người ta vẫn nghĩ rằng Bụt Đa Bảo và Bụt Thích Ca là hai vị Bụt khác nhau, vì vậy mới có cảnh tượng là Bụt Đa Bảo nhường một nửa tòa sư tử cho Bụt Thích Ca. Khi hai vị Bụt ngồi với nhau như vậy rồi, vẫn thấy chưa đủ, vẫn muốn được nâng lên cao để tự mình nhìn thấy, và Bụt cũng đã làm thỏa mãn cái nguyện ước đó. Quả thật không có gì mà Bụt không làm để cho chúng sanh có thể thấy được sự thật bất nhị về Bản môn và Tích môn.

Phẩm Hiện Bảo Tháp là một phẩm thật đẹp, giống như một màn kịch, trong đó những tình tiết liên tục xảy ra, mỗi tình tiết mang một ý nghĩa, và sự diễn biến của những tình tiết đó có mục đích giúp ta trong quá trình vượt thoát những ý niệm để có thể tiếp xúc được với Bản môn, nghĩa là với tự thân của thực tại.

Phẩm Thứ Mười Hai: Đề bà đạt đa

Chúng ta hãy đi sang phẩm thứ 12 là phẩm Đề Bà Đạt Đa, trang 314.

Các nhà khảo cứu cho chúng ta thấy rằng phẩm thứ mười hai, cũng như phẩm thứ mười ba và phẩm thứ mười bốn sau này, là những phẩm đã được thêm vào tương đối trễ trong lịch sử hình thành kinh Pháp Hoa, và những phẩm này không thuộc về Bản môn. Nếu phân kinh Pháp Hoa ra hai lãnh vực Bản môn và Tích môn, thì những phẩm này phải thuộc về phần Tích môn. Do đó tôi nghĩ rằng, đứng về phương diện hình thức mà nói, mình có thể đưa ba phẩm này lên trước phẩm thứ 11, tức là phẩm Hiện Bảo Tháp, thì sẽ hợp lý hơn.

Trong phẩm thứ 12, Bụt thọ ký cho em họ của Ngài là Đề-Bà-Đạt-Đa. Phẩm này có mục đích để chứng minh rằng những người đã làm chảy máu một đức Như lai, nghĩa là đã gây ra những tội ác rất lớn, như xuất Phật Thân huyết, giết cha, giết mẹ v.v... thì những tội đó vẫn không làm mất đi cái hạt giống, cái khả năng thành Bụt trong tâm của người phạm tội. Như vậy Bụt đã dùng một trường hợp khó khăn nhất để chứng minh rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Cũng trong phẩm này, chúng ta học được rằng một em bé tám tuổi và là một em bé gái, cũng có khả năng thành Bụt. Đó là con gái của Long Vương.

Trang 324: Cô gái tám tuổi con của Long Vương có một hạt ngọc giá trị bằng cõi tam thiên đại thiên thế giới. Cô bé đem cúng dường Bụt và Bụt tiếp nhận hạt ngọc đó. Chúng ta có thể hỏi rằng hạt châu báu giá trị bằng cõi tam thiên đại thiên thế giới nghĩa là gì? Khi ta có một vật gì rất quí thì ta nói cái đó có giá trị tam thiên đại thiên thế giới. Ví dụ khi đi thiền hành trong mùa thu, ta lượm được một tờ lá màu đỏ, nếu ta thấy được trong tờ lá đó có tất cả các hiện tượng trong vũ trụ, mặt trời, mặt trăng, tinh tú, đám mây, dòng sông v.v..., thì tự nhiên tờ lá nằm trong tay ta trở thành một viên bảo châugiá trị bằng tam thiên đại thiên thế giới. Nếu quí vị đem dâng cúng tờ lá đó cho Bụt thì công đức của quí vị cũng không thua gì công đức của cô bé tám tuổi đã cúng hạt bảo châuVì vậy đừng nghĩ rằng mình không có hạt bảo châu cho nên mình không cúng dường Bụt được. Một hòn sỏi, một ngọn lá, nếu mình thấy được cái bản chất của nó, thì những cái đó cũng có giá trị tương đương với viên bảo châu của Long nữ tám tuổi kia. Nếu một em bé đem một tờ lá hay một hòn sỏi đến cúng dường cho mình, mình phải tiếp nhận tờ lá hay hòn sỏi đó bằng cái tâm niệm trân quí, vì có thể em bé đó là Long nữ, có thể thành đạo rất mau chóng, thành ra mình chẳng nên khinh thường.

Sau khi cúng dường và được Bụt chấp nhận rồi, cô gái mới hỏi Bồ Tát Trí Tích và thầy Xá Lợi Phất rằng: Bồ Tát ơi, thầy ơi, con vừa cúng dường Bụt một viên ngọc và Bụt đã nhận rồi, sự việc xẩy ra có mau không? Bồ Tát liền bảo, mau lắm con. Cô bé liền nói: Sự thành Bụt của con còn mau hơn vậy nữa!

Đang lúc đó tất cả hàng chúng hội đều thấy Long nữ đột nhiên biến thành nam tử, đủ hạnh Bồ Tát, đi qua cõi Vô Cấu ở phương Nam, ngồi tòa sen báu thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, khắp vì tất cả chúng sanh trong mười phương mà diễn nói pháp mầu. 

Cô bé đã muốn chứng minh sự thật đó cho tất cả đại chúng có mặt: Con có thể thành Bụt mau hơn chuyện con cúng dường Bụt viên ngọc và được Bụt chấp nhận nữa. Ngay tại nơi đó và trong giây phút đó, tất cả mọi người đều thấy cô gái đạt được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Đây là thế giới của Bản môn, mà trong Bản môn thì mình đã thành Bụt rồi. You are already what you want to become.

Phẩm Thứ Mười Ba: Trì

Ta đi sang phẩm thứ 13, trang 326, tức là Phẩm Trì. Trong phẩm này dì của Bụt là bà Kiều-Đàm-Di, và mẹ của La-Hầu-La, bà Da-Du-Đà-La, cả hai đều là Tì kheo ni và cả hai đều đã được Bụt thọ ký. Như vậy mục đích của phẩm này là để chứng tỏ rằng nữ giới cũng được thọ ký, và cũng có thể thành Bụt.

Phẩm Thứ Mười Bốn: An lạc hạnh

Sang phẩm thứ mười bốn tức là phẩm An Lạc Hạnh, trang 340. Phẩm này là một trong những phẩm mới được thêm vào, vẫn còn dấu tích của sự kỳ thị phụ nữ, và không xuất sắc như những Phẩm khác trong kinh.

An lạc hạnhphương pháp hộ trì Pháp Hoa để cứu độ chúng sanh. Trong phẩm này, Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi: Bạch đức Thế Tôn, các vị Bồ Tát thì rất ít và rất hiếm có, thế nhưng cuộc đời lại đầy dẫy tội ác và quá nhiều chúng sanh vô minh, sau này làm sao các Bồ Tát có thể hộ trìthuyết giảng kinh Pháp Hoa được? Bụt dạy rằng, Khi cần nói kinh, họ phải an trú trong bốn pháp.

Pháp thứ nhất là người nói kinh phải an trú nơi Hành xứ và nơi Thân cận xứ. Hành xứ là an trú trong nhẫn nhục, hòa dịu trong mọi công việc. Có nhẫn nhục thì mới tạo được an lạc cho mình, và nhờ vậy mà người khác cũng được an lạc theo. Tuy vậy, nhẫn nhục nhưng không nhu nhược, xử sự nhu hòa nhưng đừng vì bạo lực mà phải tuân theo. Thân cận xứ là không gần gũi với các người có chức tước, thế lực hay người làm nghề xấu ác, tà tâm. Phải thấy rõ pháp không như thật tướng để không bị ràng buộc vào những cái tưởng do tri giác tạo nên. Ở đoạn này kinh dạy rất chi tiết về phương cách để hộ trìthuyết giảng: Không mong cầu được đền đáp, được cúng dường khi nói kinh; không vào nhà người khác một mình để nói kinh; pháp thân phải nghiêm túc khi nói kinh cho nữ giới v.v... (Đoạn 2, trang 340).

Pháp thứ hai là người nói kinh phải trú nơi hạnh An lạc, tức là trong lúc giảng kinh, không nên nói việc hay dở, tốt xấu của người, không nêu danh tánh để khen ngợi hay chê bai người nào (Đoạn 5, trang 348).

Pháp thứ ba là khi giảng kinh đừng mang lòng ganh ghét, khinh thị, nhờ vậy mà người nghe dễ thu thập, dễ được chuyển hóa (Đoạn 7, trang 352).
Pháp thứ tư là người giảng kinh Pháp Hoa phải khởi tâm từ bi lớn, phải biết thương những người chưa được nghe pháp mầu của Bụt, và phải phát đại nguyện rằng nếu người nghe kinh mà không tin hay không hiểu, thì lúc đạt được vô thượng chánh đẳng chánh giác, ta sẽ dùng phương tiện quyền xảo để giúp người này thấu được pháp mầu Pháp Hoa (Đoạn 9, trang 354).

Phẩm Thứ Mười Lăm: Tùng địa dũng xuất

Chúng ta hãy đi sang phẩm 15, phẩm Tùng Địa Dũng Xuất, trang 365. Phẩm này cũng thuộc về thế giới của Bản môn và đáng lý phải đi sau sát phẩm Hiện Bảo Tháp. Trong phẩm này, chúng ta bắt đầu thấy được cái tính cách bất sinh bất diệt của Bụt, cái tính chất vĩnh cửu thường hằng của Bụt. Bụt của tự tính không còn nằm trong khung không gianthời gian nữa.

Lúc bấy giờ có rất nhiều vị Bồ Tát lớn đã đến từ các tinh cầu khác, đứng dậy chắp tay làm lễ đức Thế Tôn và bạch rằng: Bây giờ chúng con xin ở lại đây để sau khi Bụt diệt độ thì chúng con sẽ tiếp tục hành trì kinh Pháp Hoa, giúp Bụt làm công việc độ thoát chúng sanh trong cõi ta bà này. Bụt mỉm cười nói: Xin cám ơn, quí vị khỏi phải nhọc lòng làm việc ấy, vì ở cõi ta bà này đã có đủ người để làm chuyện đó rồi. Quí vị ở quốc độ nào xin cứ về nơi ấy để tiếp tục hành đạo. Bụt vừa nói xong thì cõi ta bà rúng động, mặt đất nứt ra và từ dưới đất trồi lên vô số, vô lượng, vô biên các vị đại Bồ Tát.

Hình ảnh này cũng giống như Hội thủy tiên ở xóm Thượng. Giờ này, đi ra Pháp Thân tạng ta sẽ không thấy có gì cả, nhưng đầu tháng ba mỗi năm, ra lại nơi đó, chúng ta sẽ rất ngạc nhiên khi thấy hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn hoa thủy tiên (hoa daffodil) ở dưới đất trồi lên, vàng rực. Phẩm này nói rằng các vị Bồ Tát xuất hiện từ dưới đất lên cũng vàng rực như vậy. Thế nên lần đầu tiên thấy hoa thủy tiên mọc lên hàng trăm ngàn đóa như vậy, tôi mới đặt tên khu ấy là Pháp Thân tạng, tức là kho tàng của Pháp Thân.

Tư tưởng này trong kinh Pháp Hoa gọi là thị hiện, tức là bày đặt ra như vậy. Thị hiện đản sanh, thị hiện thành đạo, thị hiện Niết Bàn, và đây là thị hiện Tùng địa dũng xuất. Một hôm đi thiền hành ở xóm Thượng, tôi cũng đã có một kinh nghiệm tương tự. Cái thấy đó có thể đã phát xuất từ kinh Pháp Hoa mà tôi đã được học từ hồi còn nhỏ. Đang đi thiền hành, đột nhiên tôi thấy mình sắp dẫm lên một tấm lá vàng. Mùa Thu lá vàng rất đẹp. Thấy tờ lá vàng đẹp quá, mình không nỡ dẫm lên. Nhưng sự ngần ngừ đó chỉ xảy ra trong khoảng một giây đồng hồ thôi, rồi tôi mỉm cười và nghĩ rằng, tờ lá này đã thị hiện vàng, thị hiện rơi. Trên bình diện Tích môn thì tờ lá này đã có lúc sinh ra trên cành như là một tờ lá non, đã đeo bám vào cành cây trong vòng mấy tháng, khi mùa Thu đến thì đổi sang màu vàng, và một hôm nào đó khi gió lạnh thổi qua thì nó rơi xuống. Đứng trên phương diện Tích môn thì ta thấy tờ lá đó có sinh ra, có lớn lên, có đổi màu, và có rụng xuống. Nhưng nếu quán chiếu, và an trú trong định Pháp Hoa, mình sẽ thấy tờ lá này nó cũng chỉ giả vờ sinh ra, có mặt, rồi giả vờ chết đi mà thôi. Nếu nhìn sâu được vào lý duyên sinh vô ngã, ta sẽ thấy bản chất của tờ lá này là vô sinh bất diệt, rằng tờ lá sẽ lại thị hiện đản sanh trên cành cây, và đối với mình, chiếc lá đang chơi trò chơi đuổi bắt, đi trốn đi tìm.

Mình với cha mẹ của mình cũng vậy. Chúng ta đều đang đi chơi trò chơi trốn tìm với nhau. Mình tưởng mẹ mình mất rồi, không còn nữa, ngờ đâu đó chỉ là chuyện giả đò, một ngày nào đó, đủ duyên, mẹ mình sẽ xuất hiện lại dưới hình tướng này hay hình tướng khác, và nếu có đủ tuệ giác, mình có thể nhận ra được mẹ mình. Vì vậy không phải chỉ có Bụt mới thị hiện đản sanh và nhập Niết Bàn, mà mẹ mình cũng thị hiện đản sanh và nhập Niết Bàn, và chính mình cũng thị hiện đản sanh và nhập Niết BànVì vậy người mình thương, mình phải nhìn cho kỹ. Người mình thương có thể là Bụt, và khi Bụt mất, mình có thể khóc. Người mình thương cũng có thể là thầy, là cha, là mẹ, là con, hay là em của mình, và khi người đó mất đi, mình khóc. Mình khóc tại mình nghĩ rằng người đó đã chết thật. Bản chất của người mình thương cũng là vô sinh bất diệt. Tờ lá vàng kia cũng có thị hiện đản sanh, thị hiện Niết Bàn. Do đó nếu tiếp xúc được với Bản môn thì mình sẽ mỉm cười với tờ lá vàng, cũng như mình có thể mỉm cười trước những cái mà ta gọi là biến cố của cuộc đời. Cái tư tưởng thị hiện Pratiharia trong đạo Bụt là như vậy, hiển hiện ra như vậy thôi, đóng kịch ra như vậy thôi, giả vờ ra như vậy thôi. Đó là đứng về phương diện tướng, nhưng đứng về phương diện thể tánh thì tất cả mọi pháp đều không sanh, không diệt.

Khi hàng triệu vị Bồ Tát thân đẹp như vàng ròng, từ dưới đất trồi lên, an trú trong hư không, họ dùng những âm thanh rất vi diệu để ca ngợi Bụt và sự ca ngợi đó kéo dài đến năm mươi tỉ kiếp. Đây là nói về không gianthời gian ở trong Bản môn, một giây phút chứa đựng cả thiên thâu, một giây phút chứa đựng được cả ngàn đời. Thời gian năm mươi tỉ kiếp trong Bản môn mà các vị Bồ Tát dùng để xuất hiệnca ngợi Bụt, là sự diễn bày của một hiện tượng xảy ra trong pháp giới Bản môn. Trong thế giới Tích môn, thế giới có một có nhiều, thì sự kiện này chỉ kéo dài nhiều lắm là nửa ngày.

Lúc thấy các vị Bồ Tátđại Bồ Tát xuất hiện nhiều như vậy, đại chúng mới hỏi Bụt: Bạch đức Thế Tôn, các vị Bồ Tát đó ở đâu mà tới đông quá như vậy? Bụt nói rằng họ là học trò của tôi. Mọi người rất lấy làm lạ, và trong số những người ngạc nhiên đó có một vị Bồ Tát lớn, Bồ Tát Di LặcĐại chúng sanh lòng nghi hoặc, họ vẫn không hiểu, nên hỏi tiếp: Bạch đức Thế Tôn, tại sao Thế Tôn vừa xuất hiện trên cõi đời mới có bốn mươi mấy năm, mà Ngài đã giáo hóa được vô lượng vô biên đệ tử như vậy? chúng con không thể nào hiểu được. Như vậy, con mắt của thánh chúng vẫn còn là con mắt của Tích môn. Ví dụ có một người trẻ chừng 30 tuổi, mắt rất sáng, tóc rất đen, thân thể rất tráng kiện. Người đó chỉ vào một ông già 85 tuổi, đầu tóc bạc phơ, răng rụng gần hết và nói, người này là con của tôi đó, thì không ai có thể tin! Cũng vậy, đức Thế Tôn thành đạo và mới có khoảng 40 năm giáo hóa, làm sao lại giáo hóa được một số lượng khổng lồ, vô lượng vô biên đệ tử như vậy, thật không thể nào tin được! Đó là thắc mắc của những người đang vướng vào Tích môn.
Câu hỏi đó sẽ được trả lời trong phẩm kế tiếp, Phẩm Như Lai thọ lượng, phẩm 16. Trong phẩm đó chúng ta sẽ biết được tuổi thật của Bụt.

Trăng bao nhiêu tuổi trăng già,
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non? 

Phẩm thứ 16 sẽ cho chúng ta biết Bụt sống được bao nhiêu tuổi, thọ lượng của Bụt là bao nhiêu, vì vậy mà ta gọi phẩm này là Như Lai Thọ Lượng, phẩm nói về tuổi thọ của Bụt.

Một điều đáng nhớ là trong phẩm thứ 15, Tùng địa dũng xuất, là Bụt cho chúng ta thấy rằng Bụt tồn tại trong thời gian vô tận, và trong Phẩm 11, Hiện Bảo tháp, Bụt cũng chỉ cho ta thấy Bụt tồn tại trong không gian vô biên.

Phẩm Thứ Mười Sáu: Như lai thọ lượng

Chúng ta thấy giữa phẩm thứ 15 và phẩm thứ 16 có một sợi dây liên lạc. Đây là một hình thức trình bày mới của kinh điển, trong đó phẩm thứ 15 đặt câu hỏi và phẩm thứ 16 cung cấp câu trả lời. Trong các kinh khác ta thường thấy vấn đề được giải quyết trọn vẹn trong mỗi phẩm. Ở đây, phẩm này đặt câu hỏi và phẩm kế thì đưa ra câu trả lời. Cái hình thái trình bày này có một điều lợi là gợi ý tò mò của người đọc, muốn biết câu trả lời là như thế nào, vì câu trả lời đó đã được giữ lại, nên sự tò mò của chúng ta tăng lên. Đây là lần đầu tiên tôi thấy trong kinh có một thu xếp như vậy. Điều này làm mình liên tưởng đến những bộ tiểu thuyết kiếm hiệp của Trung hoa, ở cuối mỗi chương người ta thường viết: Muốn biết sự tình sẽ như thế nào, xin xem hồi sau phân giải

Đứng về phương diện hình thứcdiễn tả, thì kinh Pháp Hoa ngoài cái tính cách thâm sâu của kinh điển, còn có tính cách hấp dẫn của một cuốn tiểu thuyết. Với Bảo tháp của Bụt Đa Bảo xuất hiện, chúng ta thấy rằng những hình ảnh được sử dụng để nói lên sự có mặt của bất diệt trong lòng sinh diệt, là những hình ảnh rất tuyệt vờiChưa bao giờ nghệ thuật diễn tả đạt tới cái mức độ tuyệt diệu như vậy. Khi đi sang phẩm Tùng địa dũng xuất, ta cũng thấy như vậy, những hình ảnh của các Bồ Tát từ dưới đất trồi lên hàng triệu vị, gợi cho chúng ta những hình ảnhtính cách thi ca, được tận dụng để trình bày những tư tưởng rất sâu sắc mà ngôn từ thông thường không thể nào diễn tả được.

Trước đây, chúng ta đã nói đến Pháp Thân Tạng ở xóm Thượng. Vào tháng ba mỗi năm, ở Pháp Thân tạng có hàng ngàn, hàng chục ngàn bông hoa thủy tiên từ lòng đất trồi lên. Nếu giờ này lên đó thì mình tuyệt đối không thấy một bông hoa thủy tiên nào cả, nhưng đến tháng ba thì tự nhiên hàng chục ngàn bông thủy tiên sẽ hiển hiện. Có một số quí vị từ Bắc Mỹ về đây ở lại, và đến tháng ba thì họ rất đỗi lạ lùng. Vì vậychúng ta đã gọi khu đất đó là kho tàng của Pháp Thân, Pháp Thân Tạng.

Cứ tưởng là không có, mà kỳ thực là có đó, chỉ cần chờ thời gian thuận lợi, chờ đủ duyên là chúng ta thấy được. Hồi đó đại chúng ở Làng chưa được nghe giảng kinh Pháp Hoa đầy đủ, nhưng cũng đã được nghe giảng về phẩm Tùng địa dũng xuất rồi, cho nên Sư cô Chân Không đã làm một bài hát về Hội Thủy tiênBài hát Sư cô làm, vừa nhạc vừa lời, rất là ngộ nghĩnh. Thường vào tháng ba, Làng Mai có tổ chức Hội Thủy tiênChúng ta có hai câu đối:

Qua vườn trúc Thôn Trên, xuống Pháp Thân Tạng,
Hội thủy tiên, ngàn Tiên hé cánh.
Băng đồi Mai Xóm Dưới, qua Tham vấn đường,
ngày thả cá, đàn cá tung tăng
Đó là hai buổi lễ trong năm tại Làng Mai, một ở xóm Thượng và một ở xóm Hạ. Trong bài hát, Sư cô Chân Không nói rằng những bông thủy tiên dưới đất trồi lên là những vị Bồ Tát xuất hiện để thuyết Pháp hay là để nghe kinh. Quý vị nào muốn dự Hội thủy tiên thì ở lại Làng cho tới tháng ba. Bây giờ thì mời quí vị nghe Sư cô Chân Không hát.

Qua vườn trúc Thôn Trên, xuống Pháp Thân Tạng, Hội thủy tiên ngàn Tiên hé cánh.
Băng đồi Mai Xóm Dưới, qua Tham Vấn Đường, Ngày thả cá, đàn cá tung tăng.
Từ mặt đất trồi lên, từ sỏi đá trồi lên, từ mùa Đông lạnh lẽo nhô lên, nhô lên hàng vạn rồi hàng triệu lá xanh, hàng vạn rồi hàng triệu nụ vàng, hàng vạn rồi hàng triệu cánh vàng rung rung trong nắng. 
Bồ Tát lên nghe kinh hay là Bồ Tát đang thuyết pháp? Người thuyết pháp và người nghe là một, người thuyết pháp và người nghe đồng sinh
Bởi vì có các bạn đó, nên có chúng tôi đây. Bạn và tôi hiện hữu nhiệm mầu. Tôi và bạn, những đức Bụt hôm nay. 
Biết rằng ngày mai tôi sẽ ra đi cho nên bạn trân quí tôi, bởi vì ngày mai ai rồi cũng sẽ ra đi, cho nên ta trân quí từng sự sống. 
Bụt bảo các vị Bồ Tát và tất cả đại chúng rằng: Này quí vị, quí vị phải tin và hiểu lời nói chắc thật của Như Lai, khi nói như vậy tức là tôi đã nói sự thật, và quí vị nên tin. Chúng ta thấy kinh không cho chúng ta nghe lời giải thích của Bụt ngay, mà kinh ghi rằng Bụt lặp lại câu nói trên ba lần. Một đức Như Lai không bao giờ nói lời hư dối, nói lời không đúng với sự thật. Cái nhân cách của tôi đủ để đảm bảo cho điều tôi nói, dù quí vị thấy điều tôi nói không phù hợp với nhận thức của quí vị. Chi tiết này cho chúng ta thấy sự lý luận, cái khái niệm và cách nhận xét thông thường của chúng ta có thể sai lầm, vì vậy chúng ta đừng bám víu vào chúng, và căn cứ quá nhiều ở trên cái nhận thức và khái niệm của chúng ta. Mình thấy nó vô lý lắm, nhưng đó chỉ là cái thấy cạn cợt của mình mà thôi. Nếu mình có một nhận thức sâu sắc hơn, thì mình sẽ thấy khác, và vì vậy ở đây ta không thấy Bụt cắt nghĩa ngay mà Ngài chỉ dặn rằng các vị hãy tin lời nói của Như Lai.

Sau khi đã nói ba lần như vậy rồi thì Bụt mới bắt đầu cắt nghĩa. Bụt bảo: Này quí vị, đừng tưởng rằng tôi mới thành Bụt cách đây có bốn mươi năm, thực ra tôi đã thành Bụt cách đây vô lượng vô biên trăm nghìn muôn ức na-do-tha kiếp. Đây là một lời tuyên bố lớn, rất là quan trọng. Bụt nói tiếp: Ví như năm trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ (9) cõi tam thiên, đại thiên, giả sử có người nghiền làm vi trần, qua phương Đông, cách năm trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ cõi nước, bèn rơi một bụi trần, đi qua phía Đông như thế cho đến hết vi trần đó. Câu này có nghĩa là ví dụ có vô lượng vô số cõi tam thiên đại thiên thế giới mà mình dùng máy Moulinex nghiền tất cả ra thành bụi, thì mình có nhiều bụi lắm. Chỉ một trái đất nhỏ bé này mà nếu chúng ta đem nghiền nó ra thành bụi thì đã biết bao nhiêu hạt bụi rồi, ở đây ta nghiền cả tam thiên đại thiên thế giới, mà không phải chỉ nghiền một tam thiên đại thiên thế giới mà ta nghiền vô số, vô lượng, vô biên tam thiên đại thiên thế giới, thì có biết bao nhiêu là hạt bụi! Sau đó mình đi theo một phương, ví dụ như phương Đông, mỗi phương đi qua năm trăm nghìn muôn ức cõi nước, mình thả xuống một hạt bụi. Cứ làm như vậy cho đến khi mình thả hết tất các hạt bụi, thì thời gian cần tới để làm cho xong việc này cũng dài như thời gian từ khi tôi thành Bụt đến nay.

Trang 386, đoạn 3: Này các Thiện nam tử, nay ta sẽ tuyên nói rành rẽ cho các vị nghe, các thế giới đó hoặc là có dính vi trần, hoặc là chẳng dính vi trần đều nghiền cả làm vi trần, cứ một vi trần là một kiếp, từ khi tôi thành Bụt cho đến bây giờ thì thời gian lâu hơn số đó trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng kỳ kiếp. Từ đó cho tới nay tôi thường ở cõi ta bà này thuyết pháp, giáo hóa, nhưng đồng thời ở trong trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng kỳ cõi nước khác tôi cũng thuyết pháp để dắt dẫn lợi ích cho chúng sanhVăn chương có hơi lủng củng, nhưng ý chính là: Từ vô lượng kiếp, tôi đã giảng dạy tại cõi ta bà này, và từ vô lượng kiếp, hóa thân của tôi ở khắp nơi cũng đang giảng dạy ở các cõi khác. Như vậy thì chúng ta thấy rằng sự có mặt của Bụt không phải chỉ đứng về phương diện thời gian mà nói, mà còn đứng về phương diện không gian mà nói nữa, và cả hai chiều đều nhiều vô lượng vô biên, không thể nghĩ bàn như nhau.

Trong phẩm Hiện Bảo Tháp chúng ta đã thấy Bụt Thích Ca có muôn triệu hóa thân đang thuyết pháp, đang hành đạo ở các thế giới khác, nghĩa là chúng ta đã thấy sự có mặt của Bụt ở trong không gian vô biên. Trong phẩm này, ta thấy rằng Bụt Thích Ca không phải chỉ có mặt trong thời gian 40 năm tại nước Ấn độ, mà đã có mặt trong vô lượng vô biên a-tăng kỳ kiếp. Như vậy, ta phải nói về sự có mặt của Bụt trong thời gian vô cùngkhông gian vô biên thì mới đúng. Chữ thọ lượng chỉ nói được về thời gian, nhưng không diễn tả được ý niệm về không gian. Trong khi đó thì nội dung của phẩm này là cho biết Bụt hiện diện ở trong thời gian vô tận và trong không gian vô cùngVì vậy chúng ta đừng nghĩ rằng Bụt chỉ xuất hiện 2500 năm trước đây và đã nhập diệt mất rồi, Ngài không còn tại thế với ta nữa!

Trong các kinh Đại Thừa khác, chúng ta đã nghe nói tới tính cách bất sinh bất diệt, không tới không đi. Khi một người quán chiếu và nắm được tự tánh bất sinh bất diệt, không tới không đi đó, thì ta gọi người đó chứng được quả Vô sanh. Nhưng thường thường chúng ta chỉ được nghe những danh từ đó như là những khái niệm. Đây là lần đầu tiên chúng ta được thấy ý niệm đó qua những hình ảnh trong bức tranh Hội Liên Trì

Trên bình diện bản chất thì Thích Ca Mâu Ni không sanh cũng không diệt, không tới cũng không đi. Kinh Kim Cương định nghĩa rằng, Như Lai là không từ đâu tới hết và sẽ không đi về đâu hết. Chúng ta thấy những tư tưởng này có sẵn trong những kinh khác, nhưng giờ đây ta thấy những điều đó bằng hình ảnh, và sở dĩ kinh Pháp Hoa hay là hay ở chỗ đó, dùng hình ảnh thi ca để nói lên những ý tưởngtính cách trừu tượngchúng ta đã thấy trong những kinh khác. Trong kinh Kim Cương mình cũng đã thấy những câu rất hay, ví dụ như: Nếu muốn nhận diện ta qua hình ảnh, muốn nhận diện ta qua âm thanh thì người đó đi trên con đường tà và không bao giờ nhận diện được ta, không thể thấy được khuôn mặt đích thực của ta. Đó cũng là cùng một ý mà thôi, nhưng ở đây chúng ta thấy dễ hiểu, dễ nắm hơn rất nhiều, tại vì những hình ảnh được dựng ra, và khi thấy vô số hóa thân của Bụt Thích Ca, chúng ta thấy được Bụt Thích Ca không phải chỉ xuất hiệnthành đạo lúc 35 tuổi.

Cuối trang 386, chúng ta đọc được một câu nói của Bụt về ý niệm thị hiện: Này các thiện nam tử, nếu có chúng sanh nào đến với ta, ta dùng Phật Nhãn quan sát các căn lợi hay mê mờ của họ, rồi dùng trí phương tiện mà nói Pháp vi diệu để giáo hóa chúng sanh. Này các thiện nam tử, Như Lai thấy chúng sanh ưa chuộng pháp Tiểu Thừa, nên ta đã dùng phương tiện sinh ra, tu học, thành đạo, thuyết pháp, nhập diệt, để giáo hóa và chỉ bày cho họ đi vào Phật đạo, chứ thật ra, ta đã thành Phật từ lâu.

Bụt Nhiên Đăng cùng vô lượng vô số các vị Bụt khác cũng đã từng xuất hiệnnhập Niết Bàn, và tất cả đều sử dụng cùng một phương tiện để hành đạo mà thôi. Với các Bụt khác, người ta cũng thấy có thời gian xuất hiện, thời gian tu học, thời gian thuyết phápthời gian nhập Niết Bàn. Tất cả những hóa hiện ấy đều là phương tiện.

Chúng ta có danh từ thị hiện. Thị hiện có nghĩa là bày ra cho người ta thấy như vậy, đưa ra những hình ảnh để cho người khác thấy như vậy, cho nên Bụt Đản sanh không phải là thực sự đản sanh mà là thị hiện đản sanh; Bụt nhập diệt (đi vào Niết Bàn) thì thực sự cũng không là nhập diệt gì cả, mà chỉ là thị hiện nhập diệt. Tất cả các vị Bụt ra đời, thuyết phápđộ sanh đều đã làm giống hệt như tôi đang làm vậy.

Chúng ta còn có danh từ Bát tướng thành đạo, nghĩa là Tám tướng trạng thành Đạo. Mỗi đức Thế tôn từ khi giáng sanh cho đến khi nhập diệt, hoàn thành việc giáo hóa độ sanh, đều thị hiện đủ tám tướng trạng. Tám tướng trạng của Bụt Thích Ca là: Có nhập thai; có sanh ra; có thấy cảnh khổ; có xuất gia; có tu học; có thành đạo; có thuyết pháp; và có nhập diệt, Vị Bụt nào cũng thị hiện đủ tám tướng trạng cả, tuy nhiên ta nên tập thấy những việc đó chỉ là thị hiện mà thôi. Chúng ta chưa tìm được tiếng Anh để dịch chữ thị hiện. Thành ra đản sanh hay nhập diệt chỉ là thị hiện đản sanh hay thị hiện nhập diệt, kỳ thực thì không bao giờ sanh, cũng chẳng bao giờ diệt là bản chất của Bụt. Tuy vậy, cái bản chất bất sanh bất diệt không phải chỉ có Bụt mới có, nếu chúng ta quán chiếu vạn pháp, từ hạt sỏi cho đến giọt sương, ngọn lá, đám mây, quán chiếu tự tánh vô thường, vô ngãduyên sinh của tất cả những hiện tượng đó, và ta đi sâu vào được cái bản chất của các hiện tượng đó, thì ta cũng tìm được tính chất bất sanh bất diệt của chúng, giống hệt bản chất của Như Lai vậy. Vậy thì chiếc lá mùa thuchúng ta đã gặp, đã ngắm cũng đã thị hiện đản sanh và thị hiện Niết Bàn, nó không sanh mà nó cũng không diệt. Mùa Xuân ta thấy như nó có sanh ra, và mùa Thu ta thấy như nó có rơi xuống. Đứng về phương diện hiện tượng, mình thấy chiếc lá có sanh có diệt, nhưng đứng về phương diện bản thể thì chiếc lá chỉ giả vờ sinh ra và giả vờ rơi xuống. Ta rơi lệ khi thấy chiếc lá rụng là vì ta vô minh, ta mê mờ, không thấy được cái tính chất bất sanh bất diệt của chiếc lá mà thôi.

Chúng ta hãy đọc đoạn thứ tư ở trang 387: Này các vị thiện nam tử, những kinh điển của các đức Như Lai nói ra đều nhắm tới mục đích độ thoát chúng sanh, có khi thì nói tới thân mình, có khi thì nói tới thân người, hoặc chỉ nói thân mình hoặc thân người thôi, hoặc nói việc của mình hoặc việc của người, tất cả những lời nói đó, những phân biệt đó đều thật ra là đúng chứ không phải là nói dối. Vì sao vậy, vì các đức Như Lai thấy được cái tướng trạng của tam giới một cách đích thực và trong cái thấy đó không có sanh, không có tử, không có tới không có lui, không sanh ra ở đời, và không có diệt độ đi, không có thật, không phải giả, không phải một cũng không phải khác, không phải là ba cõi mà thấy có ba cõi. Đây là Bụt nói về thực tướng của tam giới, cũng giống như thực tướng của Như Lai. Những ý niệm sanh diệt, tới đi, có không v.v... đều là những ý niệm trong đầu của chúng ta mà không phải đích thực những thuộc tính của vạn hữu.

Đến đoạn cuối ở trang 388 chúng ta thấy: Này các thiện nam tử, ngày xưa ta tu hành theo đạo Bồ Tát, cảm thành thọ mệnh, nay vẫn còn chưa hết, lại còn hơn số trên, nhưng nay chẳng phải thực diệt độ, mà bèn xướng nói sẽ diệt độ. Có nghĩa là ngày xưa khi tu tập hạnh Bồ Tát thì ta đã tiếp xúc được với thọ mệnh của ta, và ta thấy cái thọ mệnh đó dài vô lượng vô biên. Bây giờ ta nói tới việc ta sẽ diệt độ trong mấy năm nữa, kỳ thực là ta chỉ nói vậy thôi. Ta không diệt độ mà phải nói là ta sẽ diệt độ, vì tâm của chúng sanh là tâm dễ ngươi, vì vậy nếu ta nói ta sẽ ở trên đời này lâu dài thì chúng sanh sẽ không chịu tu hành gì cả, vì họ sẽ ỷ lại vào sự có mặt của Như Lai. Cho nên những câu nói như: Này các vị khất sĩ, quí vị nên biết rằng cái sự kiện một đức Bụt ra đời là một cơ hội rất lớn, khó gặp, thì đó chỉ là một cách nói thôi, thật ra thì Bụt lúc nào cũng có mặt ở đời cả, và tùy vào cách nhìn, cách nghe, cách tiếp xúc của chúng ta, mà chúng ta có thể tiếp xúc với Bụt hay không mà thôi.
Nói xong Bụt liền đưa ra một ví dụ mà người chép kinh đã ghi lại ở đoạn 5, trang 390: Có một ông thầy thuốc rất tài ba, rất sáng suốt, có thể luyện được vô lượng vô số các phương thuốc để có thể trị được vô lượng vô số các bệnh tật. Ông ta có rất nhiều con, 100, 200, 300 hay có thể cả ngàn người con. Một hôm vì công việc, ông phải đi sang một nước khác. Trong khi ông vắng nhà, những người con của ông vì ăn uống không chánh niệm nên phạm vào chất độc, đau đớn, phát điên, nằm lăn lộn trên đất. Lúc người cha trở về, thấy cảnh tượng đó bèn chế tạo ra một số thuốc để chữa trị cho các con. Có một số các đứa con nhờ bị bệnh nhẹ, tâm thần chưa đến nỗi hỗn loạn nên vẫn nhận ra được cha, tin vào cha mà uống những phương thuốc của cha, nên lần lần lấy lại được sức khỏe và sự an lạc của mình, đồng thời tìm lại được cái trạng thái bình thường của thân tâm mình. Một số những người con khác, tuy biết cha về, vui mừng vì thấy cha đi lâu đã về, nhưng vì ỷ lại nên không chịu uống thuốc. Họ nói rằng có cha ở đó, lúc nào mình uống thuốc lại không được! Thôi để tuần sau mình uống cũng đâu có muộn. Trong cái tình trạng ỷ lại đó, người cha không biết phải làm sao. Con của mình nghĩ là mình sẽ ở với chúng đời đời thì tại sao chúng lại phải gấp gáp uống thuốc và rửa ruột như vậy, cho nên ông rất buồn. Ngày nào ông cũng dỗ dành, các con ơi, các con gắng uống thuốc đi, cho đến độ chúng ghét luôn cả cha. Vì vậy mà ông đã thị hiện ra đi và nhờ người bắn tin về cho các con hay là cha của họ đã chết. Lúc nhận được tin cha mình chết, những người con đã từ chối uống thuốc, bắt đầu khóc than và mới chịu uống thuốc. Vì vậy cho nên dù thọ mạng của Thế Tônvô lượng vô biên, Thế Tôn là không sanh không diệt, nhưng Thế Tôn phải thị hiện Niết Bàn để cho chúng sanh biết lo uống những phương thuốc thần, biết lo tinh cần tu tập. Đó là một ví dụ rất hay của phẩm Như Lai thọ lượng.

Ba phẩm mà chúng ta vừa học, tức là phẩm Hiện bảo tháp, phẩm Tùng địa dũng xuất, và phẩm Như Lai thọ lượng đều thuộc về phạm vi của Bản môn. Bụt đưa chúng ta vào thế giới của bất sanh bất diệt, một thế giới vượt ra khỏi thời giankhông gian, thế giới không tới không đi, không sanh không diệt. Và sự tu học của mình nếu không giúp cho mình tiếp xúc được, sờ mó được thế giới của Bản môn, thì đó là một sự bất hạnh cho mình, tại vì những người ngoài đời, họ lo lắng, cực nhọc về chuyện làm ăn, trông nuôi con cái, không có thì giờ dừng lại để nhìn trăng, nhìn sao, thì đã là tội nghiệp cho họ rồi. Còn chúng ta tu hànhtrong đời sống hàng ngày, chúng ta cũng không có cơ hội để tiếp xúc được với thế giới của Bản môn, mà chỉ biết đau khổ, thao thức trong vòng có sanh có diệt, có tới có lui, thì đó là một điều rất uổng phí cho những người tu.

Công chuyện ở ngoài đời là làm công việc có liên quan đến trần ai tục lụy. Vào chùa chúng ta cũng làm vườn, nấu cơm, rửa nồi, tiếp khách v.v... Đó cũng là một loại công việc, nhưng trong cuộc đời tu hành thì trong khi làm những việc đó, ta phải dùng chánh niệmtiếp xúc được với Bản môn. Dẫm lên những ngọn lá vàng khô trong khi đi thiền hành, là một cơ hội để thấy được cái tính chất không tới không lui của lá vàng, và thấy được cái bản chất đó của lá vàng rồi, thì ta cũng có thể tiếp xúc với con người của ta để thấy tự tánh của ta cũng giống như tự tánh của chiếc lá vàng đó, nghĩa là bản thân ta cũng không đến không đi, cũng vô sanh bất diệt, ta cùng chiếc lá vàng kia, tất cả đều tham dự vào cái thọ lượng của Bụt. Chỉ khi tiếp xúc được với thực thể của vạn pháp, động chạm được đến Bản môn, thì chúng ta mới được hưởng cái tuệ giác đó mà thôi. Không làm được chuyện đó thì uổng phí cuộc đời tu tập của chúng ta quá. Phương pháp tu học chánh niệm là để chúng ta có thể tiếp xúc được với Bản môn. Khi có chánh niệm chúng ta tiếp xúc được với thế giới hiện tượng một cách sâu sắc hơn là khi không có chánh niệm. Lúc đó, Bản môn có thể bắt đầu lộ diện, đã đến gần chúng ta hơn, và chúng ta bắt đầu thấy được cái mầu nhiệm của thế giới sinh diệt. Khi chánh niệm của ta vững hơn thì ta sẽ tới gần thế giới Bản môn hơn, và có thể tiếp xúc với nó sâu sắc hơn.

Khi thở trong chánh niệm thì ta tiếp xúc được với hơi thởHơi thở ấy đã khác với hơi thở không chánh niệm rất nhiều. Hơi thở ấy bắt đầu biểu hiện tự thân của nó để cho chúng ta tiếp xúc sâu sắc hơn. Chúng ta thấy rõ hơn cái hơi thở của chúng ta, tại vì nhờ có chánh niệmmọi vật hiện rõ ra thêm, cũng như chiếc lá vàng kia nhờ có chánh niệm mà ta có thể thấy rõ tự thân của nó. Mức biểu hiện của chiếc lá tùy thuộc vào mức chánh niệm của chúng taChánh niệm của chúng ta càng vững, thì chiếc lá hay là hơi thở ấy, càng tự biểu hiện rõ hơn cho chúng ta thấy. Bản môn cũng vậy, Bản môn hiện ra một cách mù mờ hay rõ rệt là tùy theo trình độ chánh niệm của chúng ta. Có lúc chánh niệm chỉ đến với chúng ta trong một giây phút thôi rồi đi mất, có khi chánh niệm ở lại với ta đến hai, ba phút đồng hồ. Ví dụ khi ta đứng nhìn một đám mây trong chánh niệmduy trì được chánh niệm trong vòng ba phút thì ta có thể tiếp xúc được với đám mây đó trong vòng ba phút. Trong thời gian ba phút đó chúng ta có định, có tam muội (SamẠdhi). Người tu hành vững chãi là người giữ ngọn đèn tam muội trong người của mình cháy sáng đều đều, không để cho ngọn đèn tam muội của mình tắt đi. Khi vào nhà bếp, về liêu xá, vào cầu tiêu, ra quét sân, trong tất cả những thời gian đó, ngọn lửa tam muội trong người của mình phải giữ cho sáng tỏ.

Có nhiều loại tam muội, một loại gọi là Pháp Hoa tam muội, tức là cái ý thức, cái chánh niệm rằng mình có Phật tánh, mình có thể sẽ thành Bụt, và trong Bản môn mình có thể đã thành Bụt. Khi đi tới đi lui, làm việc này, làm việc khác mà cái thấy của kinh Pháp Hoa vẫn sống trong con người của mình, thì lúc đó mình có Pháp Hoa tam muộiPháp Hoa tam muội không phải chỉ thực hiện được ở trong tư thế ngồi thiền, mà trong mọi sinh hoạt của đời sống hàng ngày mình cũng có thể làm cho ngọn lửa của Pháp Hoa tam muội cháy sáng. Một loại tam muội khác là Vô thường tam muội. Khi làm công việc hàng ngày mà mình thấy được tính cách vô thường của vạn vật, trong đó có cả hơi thởhình hài của mình, thì lúc đó mình đang có tam muội Vô thường soi sángTam muội Vô ngã là trong khi đi đứng nằm ngồi, làm việc, nghỉ ngơi, mình đều thấy được cái sự thực về vô ngã, lúc đó là lúc tuệ giác Vô ngã tam muội đang hướng dẫn mình trong đời sống hàng ngày. Vì vậy đừng nghĩ rằng tam muội chỉ là một trạng thái của tâm khi mình đang ngồi thiền. Có một loại tam muội gọi là Lăng nghiêm tam muội, trong đó thế đi của mình rất hùng dũng. Một loại khác gọi là Ban châu tam muội, trong ấy mọi động tác đi đứng nằm ngồi đều được đặt trong sự có mặt của Bụt. Ta có danh từ niệm Phật Tam muội, nghĩa là trong cuộc sống hàng ngày, lúc nào chúng ta cũng thấy Bụt trước mặt mình, một phép thiền tập vô cùng hữu hiệu để duy trì chánh niệm.

Tam muội giúp ta tiếp xúc được với Bản môn, và khi thấy những người bạn tu của mình ung dung tự tại, biết cách đi đứng nằm ngồi để nuôi dưỡng tam muội trong lòng của họ, thì ta cũng được nhắc nhở, và ta có thể đốt lại ngọn lửa tam muội đã tắt ngấm vì những giận hờn, buồn lo, bực bội của ta. Một người bạn tu vững chãi là một thiện tri thức lớn cho mình, và trong số năm mươi người, thế nào cũng có những người làm gương được cho mình. Ngược lại mình cũng phải làm gương cho những người khác, bằng nếp sống tỉnh thứcchánh niệm của mình.

Khi tôi đọc lại chương Như Lai Thọ Lượng thì hình ảnh chiếc lá mùa Thu hiện đến rất rõ, và tôi thấy chiếc lá mùa Thu kia cũng thị hiện đản sanh, và cũng thị hiện Niết BànĐi thiền hànhtiếp xúc được với chiếc lá sâu sắc như vậy thì mình thấy được thọ lượng của chiếc lá, và thấy được thọ lượng của lá thì thế nào cũng thấy được thọ lượng của Bụt, và thấy rằng mình cũng đang tham dự vào cái thọ lượng ấy. Như vậy là mình đã thực tập theo kinh Pháp Hoa, chứ không phải cứ ngồi tụng kinh Pháp Hoa thì mới gọi là hành kinh Pháp Hoa.

Phẩm Thứ Mười Bảy: Phân biệt công đức

Hôm nay chúng ta học phẩm thứ 17 tức là Phẩm Phân biệt công đứcCông đức là tiếng ghép của công-phu và đức-hạnh. Đây là một loại năng lượng mà khi hành trì thì ta thâu thập được. Năng lượng này giữ gìn cho ta, làm cho ta có trí tuệ, có hạnh phúc, có cái nhìn sáng, có cái nghe rõ, và có sự có mặt rất sâu sắc. Công đức tiếng Phạn là PuẾya, tiếng Pháp là Mérites.

Phẩm này cho chúng ta thấy được những lợi ích, và những công đức của sự thọ trì Pháp Hoa. Thọ là tiếp nhận, trì là thực tập, hành trì. Trong phẩm này chúng ta được học rằng nếu người nào có cơ hội được nghe Pháp Hoa, và trong khi nghe Pháp Hoa mà trong lòng phát khởi một niềm vui, một niềm hoan hỷ, một niềm tin yêu thì dầu cho điều này chỉ xảy ra trong một niệm thôi, thì công đức cũng là vô lượng. Đó là một hạt giống rất tốt, và chính nhờ hạt giống tốt đó mà ta thành tựu được cái công trình vĩ đại sau này.

Trong phẩm trước chúng ta đã học về thọ mạng của Như LaiThọ mạng tức là cái chiều dài của cuộc sống. Chúng ta đã thấy rằng Như Lai có mặt trong thời gian vô cùng và trong không gian vô biên. Nghĩa là nhìn vào đức Thích Ca Mâu Ni, ban đầu chúng ta chỉ thấy được một hóa thân thôi, chỉ thấy được Bụt trong thế giới sinh diệt, trong khung cảnh Tích môn. Nhưng nếu tiếp tục nhìn cho sâu sắc, ta có thể phát khởi được Bụt của thời gian vô cùngkhông gian vô tận, và chúng ta tiếp xúc được với Bụt của Bản môn. Nếu người nào nghe được, hiểu được, tin được điều đó, thì coi như người đó đã ngồi dưới cội bồ đề, sắp sửa thành Bụt, không xa mấy nữa. Thấy được điều đó, ngộ được điều đó, hiểu được điều đó, tin được điều đó, tức là gần với quả vị Bụt lắm rồi, đã sắp bắt ấn địa xúc rồi.

Khi đó đức Thế Tôn bảo Bồ Tát Di Lặc rằng: A-dật-đa, trong khi tôi nói với quí vị về cái thọ mệnh của Như Lai, thì có hằng hà sa chúng sanh đạt tới cái pháp nhẫn gọi là vô sanh (Vô sinh pháp nhẫn). Bụt nói trong thế giới của Tích môn, đồng thời cũng nói trong thế giới của Bản môn. Trong hai thế giới đó, số người nghe Bụt là vô lượng, vô biên, và Bụt luôn luôn ám chỉ điều đó trong bất cứ giây phút nào. Vì vậy mà số người đang nghe và đang chứng được Vô sinh pháp nhẫnvô lượng vô số na-do-tha hằng-hà-sa. Hằng hà sa tức là số cát ở sông Hằng; Na-do-tha Hằng hàvô số sông Hằng. Mỗi sông hằng có bao nhiêu là cát, vậy mà ở đây kinh nói có na-do-tha sông Hằng, và không phải chỉ có một na-do-tha, có đến sáu trăm tám muôn ức na-do-tha sông Hằng! Số cát trong tất cả các sông Hằng đó, là tượng trưng cho số chúng sanh đã đạt tới Vô sanh pháp nhẫn khi họ nghe nói về thọ mạng, về cái tính cách bất sinh bất diệt của Bụt. Vô sinh có nghĩa là không sanh ra, Tôi chưa bao giờ từng sanh mà cũng chưa bao giờ từng diệt. Bụt là như vậy và mình cũng như vậy. 
Người có tâm niệm hẹp hòi thì không chứa đựng nổi sự thật đó, không tin được điều đó. Cũng như một trái bong bóng chỉ có thể chứa đựng được một ít không khí thôi, nếu bơm vào nhiều quá thì nó sẽ nổ. Những con người có ít đức tin, có cái thấy nông cạn, bèo bọt, thì không có khả năng tiếp nhận những chân lý lớn. Cái khả năng tiếp nhận chân lý lớn gọi là Nhẫn, Pháp nhẫnHạnh phúc cũng vậy, hạnh phúc lớn cũng cần phải có một pháp nhẫn vĩ đại mới có thể chứa đựng được. Chúng ta là những người có tâm lượng chưa lớn gì mấy, chưa đủ mạnh, vì vậy chúng ta chịu đựng hạnh phúc lớn chưa được, chúng ta chỉ chịu đựng được những hạnh phúc nho nhỏ thôi. Nếu nhận một hạnh phúc lớn hơn sức chịu đựng của chúng ta, thì chúng ta sẽ bùng nổ. Nhiều người nghe tin trúng số độc đắc, họ té xỉu, đứng tim luôn, là vì họ không đủ sức chịu đựng được cái tin vui quá lớn lao đối với họ như vậy. Đau khổ cũng vậy, có những trường hợp người ta không dám cho bà mẹ biết tin con bà tử nạn, vì bà sẽ không chịu nổi cái đau khổ đó. Tất cả là vì không có cái nhẫn.

Vô sinh cũng là một tin mừng rất lớn. Chúng ta cứ in trí rằng mình có sanh có diệt, có còn có mất, có tới có lui. Chúng ta đã yên chí như vậy từ lâu rồi, bây giờ có người mở kho tàng sự thật ra, và cho chúng ta biết một sự thật vô giáchúng ta chưa bao giờ sanh, mà cũng chẳng bao giờ diệt, thì chúng ta có thể chịu đựng được cái sự thật đó hay không? Những người nghe Bụt nói tới cái thực tại vô sanh vô diệtchịu đựng được, mỉm cười được, tin tưởng được, là những người đã đạt được một quả vị gọi là Vô sanh pháp nhẫn. Có kinh nói rằng Ma-da phu nhân sau khi sanh thái tử rồi thì hạnh phúc lớn lao quá, khiến Bà không chịu đựng nổi, nên Bà phải sinh lên cõi trời. Lại cũng có hàng nghìn, hàng vạn, hàng triệu các vị Bồ Tát nhiều bằng bao nhiêu muôn ức na-do-tha Hằng hà sa, khi được nghe sự thực về vô sinh, về thọ mạng của Thế tôn thì đạt được cái Đà-la-ni gọi là Văn trì đà-la-ni. Văn có nghĩa là nghe; trì có nghĩa là giữ gìn, đừng cho mất đi, nhớ được; đà-la-ni là tổng trì, tức là duy trì được. Vậy thì Văn trì đà-la-ni là cái khả năng duy trì được, giữ gìn được, bảo vệ được, thực tập được, chia xẻ được những điều mình đã nghe và đã hiểu. Lại có vô số các vị đại Bồ Tát khác đã đạt được cái gọi là Nhạo thuyết vô ngại biện tàiBiện tài tức là cái khả năng diễn tả để có thể chinh phục người khác, tiếng Anh là Eloquence; vô ngại tức là không có cái chướng ngại nào cả.

Như vậy phẩm Phân biệt Công đức này chứa đựng một sự thật, mà khi sự thật đó được trình bày ra, thì có rất nhiều Bồ Tát đã đạt được cái hoa trái của sự tu học, đã đạt được Vô sinh pháp nhẫn, Văn trì đà la ni, và Nhạo thuyết vô ngại biện tài (trang 397).

Trang 407, đoạn chót: Này Bồ Tát Di Lặc, nếu người thiện nam tử hay thiện nữ nhân nào khi nghe tôi nói về thọ mệnh dài lâu của Như Lai mà sinh ra lòng tin và hiểu, thì người đó là người đang ngồi trên núi Thứu này, đang ngồi bên cạnh tôi trong giờ phút hiện tại này. Đó là công đức của sự thọ trì Pháp Hoa. Nếu được nghe Pháp Hoa từ một người bạn, qua một vị thầy, từ một con chim hót hay tiếng suối reo, hoặc đọc một cuốn kinh mà hiểu và tin được, thấy được, nhận thức được cái tính cách vô sinh, vô diệt của vạn hữu, của Như Lai, thì người đó là người đang ngồi bên cạnh Bụt trên núi Thứu. Vì vậy ta đừng nói rằng và đừng nghĩ rằng ngồi được bên cạnh Bụt trên núi Thứu là chuyện mơ tưởng xa vời, phải lùi lại 2500 năm mới có thể làm được. Chúng tathể đạt được hạnh phúc đó ngay trong giây phút hiện tại.

Phẩm Thứ Mười Tám: Tùy hỷ công đức

Bây giờ chúng ta đi sang Phẩm thứ 18, Phẩm Tùy Hỷ Công Đức, trang 422.
Tùy hỷ có nghĩa là vui theo, You are happy, I am happy for you. Có thể khi nghe Pháp Hoa mình chưa nắm được, chưa thấy được, nhưng có một người bạn nghe Pháp Hoa, đã nắm được, thấy được, người đó có rất nhiều hạnh phúc. Thấy người đó có hạnh phúc, mình cũng thấy có hạnh phúc theo. Cái đó gọi là tùy hỷ Chỉ cần có một giây phút thôi, một niệm của tùy hỷ thôi thì công đứchạnh phúc cũng đã rất vĩ đại rồi.

Phẩm Thứ Mười Chín: Pháp sư công đức

Bây giờ chúng ta sang Phẩm thứ 19, trang 431, phẩm Pháp Sư Công ĐứcPháp sư là người có nhiệm vụ đem chia sẻ cái chân lý Pháp Hoa. Một người đã tin, đã hiểu, đã thấy, đã có năng lượnghạnh phúc, người đó có phận sự lên đường để đem chia sẻ cái hạnh phúc đó, cái thấy đó cho mọi người. Người ấy được gọi là Pháp sư.

Công đức ở đây còn có nghĩa là sự thành tựu, những cái mà chúng ta có thể thành tựu được. Những công đức đầu tiên là sáu căn (ổaẮẠyatana) của mình tức là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý của mình biến đổi. Khi tiếp nhận được sự thật của kinh Pháp Hoa thì có một sự chuyển hóa lớn ở trong phạm vi của sáu căn. Mắt mình tự nhiên thấy được những cái mà trước kia mình không thấy được, mắt này không phải là thiên nhãn, vì thiên nhãn chỉ thấy xa, còn mắt này đã là Pháp nhãn, nên thấy rất sâu. Thiên nhãn cũng giống như một viễn vọng kính, có thể nhìn thấy mặt trăng, các ngôi sao xa, nhưng không nhìn thấu được vào trong tự tánh của sự vật. Pháp nhãn thì nhìn và thấy được bản chất, và tự tánh của vạn vật. Khi có pháp nhãn thì nhìn vào một chiếc lá mùa Thu, còn tươi hay đã úa, mình vẫn thấy được bản chất vi diệu của chiếc lá đó. ỘNhặt lá vàng rơi, thấy màu lá còn tươiỢ là cái tính vô sinh bất diệt trong bài Thu Vàng của nhạc sĩ Cung Tiến. Đối với người có Pháp nhãn thì lá úa hay là lá tươi, đều chứa đựng được tất cả những công đức, những hiện tượng mầu nhiệm của vũ trụ. Con mắt của người đã thọ trì kinh Pháp Hoa nhìn vào đâu thì thấy được thọ lượng của Bụt tới đó, và thấy được tính cách bất sinh bất diệt của vạn vật tới đó. Vì vậy cho nên công đức đầu tiên là công đức chuyển hóa con mắt. Rồi đến công đức chuyển hóa lỗ tai, những âm thanh mình nghe, bây giờ mình nghe rất sâu sắc. Nghe tiếng chim hót, tiếng thông reo, nghe luôn được cả tiếng hoa nở nữa! Hoa nở thì chắc là âm thanh nhẹ lắm, nhưng mình vẫn nghe được. Và trong khi nghe những âm thanh đó, mình thấy sự vi diệu của chúng, mình thấy rằng tiếng chim hót kia đang diễn bày chân lý vô sinh của Pháp Hoa. Nghe tiếng thông reo thì mình cũng thấy được và hiểu được cái đạo lý vô sinh của Pháp Hoa. Tiếp đến, mũi, lưỡi, và thân của mình cũng vậy. Những căn này, khi tiếp xúc với những đối tượng của chúng thì cũng tiếp nhận được cái chân lý của Pháp HoaCuối cùng, ý căn, tiếng Phạn là ManuidryẠ, nó cũng thay đổi và cũng tiếp nhận được sự thực về vô sanh.

Trang 450, khi ý căn đã chuyển hóa rồi, đã thanh tịnh rồi thì nghe một bài kệ, hay chỉ là nghe một câu kệ hay, một câu kinh thôi, thì cũng đủ để thấy được cái nghĩa lý vô lượng vô biên của kinh rồi. Một bài kệ chứa đựng tất cả các bài kệ khác, tất cả những nghĩa lý thâm diệu khác, cũng giống như sự thật về vô thường, chứa đựng sự thật về vô ngã. Nếu học về vô thường cho sâu sắc thì mình hiểu được vô ngã, hiểu được Tứ diệu đế, hiểu được Bát chánh đạo, hiểu được ba Pháp ấn. Cho nên khi ý căn của mình đã chuyển hóa rồi thì chỉ cần nghe một bài kệ hay một câu kinh thôi, ta cũng có thể hiểu được tất cả toàn bộ kinh văn, chứ không cần phải học hết tất cả Tam tạng Kinh điển mới có thể hiểu được Phật Pháp. Khi ý căn đã chuyển hóa rồi thì bất cứ suy nghĩ gì, tính toán gì, nói năng gì cũng đều là Phật Pháp cả. Nói chuyện kiếm hiệp cũng là nói Phật Pháp, nói chuyện đánh bài, đi chơi, cũng đều là Phật Pháp. Nếu ý căn của quý vị đã chuyển hóa, thì khi đọc sách chưởng, quý vị cũng sẽ thấy được chân lý của Phật Pháp. Dầu chưa đạt được trí tuệ vô lậu, dù chưa dứt hết mọi phiền não, nhưng nếu đạt được ý căn thanh tịnh, thì ta cũng có thể thấy được rằng tất cả những suy nghĩ, những tính lường, những nói năng của ta đều phù hợp với Phật Pháp, không có điều gì mình diễn tả mà không là chân thật, và cái giá trị của những điều mình nói, tương đương với giá trị của Pháp do các vị Bụt trong những kinh điển lớn nhất diễn bày.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58740)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.