Thư Viện Hoa Sen

Quyển Vii

26/05/201012:00 SA(Xem: 12938)
Quyển Vii

KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA HUYỀN TÁN
 Đại Sư Khuy Cơ biên soạn – Việt dịch: Cố Hòa thượng Thích Chân Thường 
Biên soạn: Giáo sư Trương Đình Nguyên – Tu chỉnh và hiệu đính: Tỳ kheo: Thích Đồng Bổn
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, Hà Nội 2005

 

QUYỂN THỨ BẢY (PHẦN TRƯỚC)
Sa môn KHUY CƠ, chùa ĐẠI TỪ ÂN soạn.

PHẨM TÍN GIẢI

PHẦN CUỐI : KỆ KÝ

*
-Kinh văn : “Bấy giờ Ma Ha Ca Diếp” tới “chẳng cầu mà tự được”. 
Tán rằng : trong văn trường hàng thì cả bốn người cùng lĩnh ngộ, trong tụng chỉ riêng một mình Ca Diếp, vì là người lớn tuổi nhất. Kể về ý mọi người, nên trong phần tụng thuyết cũng gián tiếp làm nổi bật các người khác. 
Dưới có 86 tụng rưỡi, chia làm hai phần : 
• Phần đầu là 73 tụng rưỡi, tụng về ba đoạn văn trước. 
• Phần sau gồm 13 tụng : Từ “Ơn lớn của Thế tôn” trở xuống, thuộc về đoạn thứ ba trong phẩm, nói về việc “đội ơn sâu của Phật”. 
Phần đầu có ba đoạn :
- 2 tụng, tụng về Pháp thuyết.
- 41 tụng, tụng về Dụ thuyết.
- 30 tụng rưỡi, tụng về Hợp thuyết.
Đây là đoạn đầu.
Chẳng tụng về ý “ngày xưa chẳng cầu”, chỉ tụng về ý “ngày nay thu được”. 
+ 1 tụng rưỡi đầu, tụng về hai việc nghe pháp, nghe ký.
+ Nửa tụng sau, tụng về ý thu hoạch được.

*
-Kinh văn : “Ví như chú đồng tử,
Thơ bé không hiểu biết”. 
Tán rằng : dưới là đoạn hai gồm 41 tụng, tụng về dụ thuyết trong đó chia làm hai phần : 
• Phần đầu gồm 34 tụng, tụng về ý “ngày xưa chẳng cầu”. 
• Phần sau gồm 7 tụng, tụng về ý “ngày nay thu được”. 
Trong phần đầu có 6 mục :
- Nửa tụng đầu là Dụ về tối sơ phát tâm.
- 1 tụng về Dụ “thoái lưu sinh tử”.
- 7 tụng về Dụ “nửa chừng quay về gặp Phật”.
- 14 tụng về Dụ “chẳng chịu tu Đại thừa”.
- 9 tụng rưỡi nói về Dụ “dùng nhị thừa mà giáo hóa”.
- 2 tụng rưỡi là Dụ nói về ý “khai thị cho đại thừa mà chẳng mong cầu”. 
Đây là mục đầu.
*
-Kinh văn : “Bỏ cha mà trốn biệt” tới 
“Hơn năm mươi năm dài”. 
Tán rằng : đây là mục thứ hai : là Dụ về “thoái lưu sinh tử”. 
“Châu lưu” : có nghĩa là đi khắp, chu đi khắp.
“Các nước” : ví với năm nẻo (ngũ thú), gọi chung là “nước khác” (tha quốc).
*
-Kinh văn : “Cha hắn lòng lo buồn” tới 
“Dừng lại ở một thành”. 
Tán rằng : dưới là đoạn thứ ba có 7 tụng, là Dụ về “nửa đường quay về gặp Phật”. 
Trường hàng có ba ý : 
a) Con khôn lớn về nước. 
b) Cha trước đó đã tìm con. 
c) Con gặp cha ở thành. 
Nay đây chỉ tụng về ý “cha trước đó đã tìm con”, còn hai ý khác chẳng tụng, bởi vì văn đã nhập vào đoạn bốn cho ổn tiện. Trong này có bốn ý :
- 1 tụng : tìm con, dừng chân tại thành.
- 2 tụng rưỡi : tiền của rất nhiều.
- 1 tụng : nguồn lợi của khách (lái buôn) rất to lớn.
- 2 tụng rưỡi : người qua lại đông. 
Đây là ý đầu. 
“Tìm khắp bốn phương” : ý nói theo vào bốn loại chúng sinh (tứ sinh) để tìm con. 
“Mệt mỏi” : chỉ sự vất vả, nói về tướng tìm con.
“Đốn” : có nghĩa là dừng, dừng chân ở thành lớn.
*
-Kinh văn : “Xây dựng nên nhà cửa” tới 
“Nhân dân rất đông đúc”. 
Tán rằng : đây là mục thứ hai, nói về của cải rất nhiều.
“Tạo trạch” (xây dựng nhà cửa) : ví với khởi tâm từ bi
“Lập xá” (dựng nhà) : ví với việc hiển lộ thắng nghĩa của lý Không. Hoặc là “tạo” có nghĩa là “khởi” ; “trạch” tức là “xá”, ví với tâm từ bi. 
“Năm dục” : chỉ năm thứ khoái lạc hoặc chỉ năm pháp tịnh pháp giới v.v… 
* Chữ Ngu, nghĩa như chữ Lạc, nghĩa là vui.
“Kiệu” (liễn) : chỉ chân đế, chỉ riêng Pháp vương sử dụng.
“Xe” (dư) : chỉ tục đế, mọi người cùng sử dụng, vì có sự hơn kém khác nhau. 
“Xe cộ” (xa thừa) : ví với ngũ thừa
“Ruộng nương cơ nghiệp” (điền nghiệp) : ví với trí đoạn
Ý nghĩa các lời văn khác có thể biết được.
*
-Kinh văn : “Việc xuất nhập lợi tức” tới 
“Ở chỗ nào cũng có”. 
Tán rằng đây là mục thứ ba, nói về mối lợi của khách : buôn rất to lớn. 
* “Thương” nghĩa như “Cổ”, chỉ người làm nghề buôn bán. Làm cho những thứ quí báu kỳ lạ của bốn phương được lưu thông thì gọi là Thương. Ngồi một chỗ mà bán hàng thì gọi là Cổ. Còn Cô [估] thì chỉ thuế chợ. Đi bán hàng rong thì gọi là Thương, ngồi một chỗ mà bán thì gọi là Cổ. “Khách” thì chỉ chung cả hai loại nói trên.
Qua lại sáu nẻo để làm lợi cho chúng sinh thì ví với “Thương”. Trụ ở cõi tịnh độ, cõi người, cõi trời để giáo hóa chúng sinh thì ví với “Cổ”. Đi khắp ba cõi để làm lợi cho chúng sinh, ví như người buôn bán đi khắp chợ búa để làm ra nhiều lời lãi, tạo ra nhiều thuế chợ, người buôn bán cùng chợ búa đều được lợi to lớn, cho nên khắp cả ba cõi đều có Phật pháp. Đó gọi là “Ở chỗ nào cũng có”.
*
-Kinh văn : “Đông ngàn vạn ức người” tới 
“Có thế lực rất lớn”. 
Tán rằng đây là mục thứ tư “người qua lại đông”. :
Vì bậc vua chúa thì yêu quí tưởng nhớ, bậc nhân vương thì tôn kính, hào tộc thì tôn trọng, thần dân thì tôn sùng. Do nhân duyên này mà bốn chúng, tám bộ kẻ qua người lại rất đông.
*
-Kinh văn : “Mà tuổi tác già nua” tới 
“Nên làm thế nào đây ?”. 
Tán rằng dưới là đoạn thứ tư nói về ý “chẳng chịu : tu đại thừa”, có 14 tụng chia làm 4 phần :
- 2 tụng nói về : “cha thường nhớ con”.
- 9 tụng : “con nhìn thấy cha, sợ hãi bỏ chạy”.
- 1 tụng rưỡi : “cha sai người cấp tốc bắt lấy”.
- 1 tụng rưỡi : “con bèn lo sợ”.
Đây là phần đầu.
“Tuổi già càng nhớ con” : ví với đạo lâu thì lòng từ bi càng sâu sắc. 
“Ngày đêm luôn nghĩ nhớ” : ví với 6 phép phản quán, hoặc là ngày đêm 6 thời đếu soi lại mình. 
*
-Kinh văn : “Bấy giờ người con khổ” tới 
“Hoặc không được gì cả”.
Tán rằng đây là phần thứ hai, có 9 tụng nói về “con trông : thấy (cha) bèn sợ hãi bỏ chạy”. 
Trong lại có ba phần :
• 3 tụng đầu, nói về việc người con gặp cha ở nhà cha. 
• 2 tụng rưỡi kế, nói về tướng cha mà con nhìn thấy. 
• 3 tụng rưỡi cuối, nói về việc người con nhìn thấy rồi sợ hãi bỏ chạy. 
Trong phần đầu lại có hai đoạn nhỏ :
- 1 tụng rưỡi đầu : nói về việc (người con) “đi lang thang để kiếm (ăn)” (du cầu).
- 1 tụng rưỡi sau : nói về việc (người con) “khốn đốn mới tới” (khốn đáo). 
Đây là đoạn đầu. 
* Chữ [索] có hai âm Sách và Tác : có nghĩa là “ăn xin”, cũng có nghĩa là “cầu cạnh”. 
Nghĩa của “quốc, ấp”, trong văn trường hàng đã giải thích rồi. 
“Có điều sở đắc” : dụ cho việc gặp được bạn tốt chân thực trong Phật pháp
“Không được gì cả” : ví với gặp bạn xấu giả dối.

*
-Kinh văn : “Đói lả dáng gầy còm” tới 
“bèn tới chỗ nhà cha”. 
Tán rằng đây là mục nói về (người con) khốn đốn mới : tới chỗ nhà cha. 
Pháp thực chẳng đủ, cho nên “đói”. Diệu hạnh chẳng viên mãn, cho nên “gầy”. 
Hoặc khởi ác kiến, làm hư hại nặng, đó gọi là “sinh ra ung nhọt”. Chẳng kiên trì giới, làm hư hại nhẹ, đó gọi là “sinh ghẻ lở”. Đó là dụ cho việc nảy ra kiến giải sằng bậy, chẳng một mực trì giới
“Tới thành cha ở” : chỉ việc ngộ nhập đại thừa.
“Lần hồi làm thuê làm mướn” : ví với việc siêng năng để cầu pháp
“Tới chỗ nhà cha” : chỉ việc nhập trung đạo đại thừa.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ ông trưởng giả” tới
“Và chú ký khoán sớ”. 
Tán rằng : đây là phần hai nói về “hình tướng của cha mà con nhìn thấy”. 
“Trong cửa” : chỉ lý ở trong giáo, quả ở trong nhân. Xưa hướng về sinh tử, gọi là ở ngoài cửa. Nay hướng về Niết bàn, cho nên gọi là “ở trong cửa”. 
“Tính toán vàng bạc v.v…” : dụ cho việc các thánh làm. 
Luận phân tích : liệt kê đánh giá các pháp có công năng trợ giúp cho việc thành tựu Phật đạo (Pháp thánh tài). 
“Xuất nạp các tài sản” : chỉ việc vận dụng, thực hành nhị lợi (tự lợi, lợi tha). 
“Chú ký khoán sớ” : chỉ việc các thầy viết chú thích (kinh điển), biên soạn văn ký. 
* “Chú” [注] là “chú ký” : là ghi chú, ghi nhận, ghi chép. Theo Thiết Vận chữ [注] đọc là Chú, có nghĩa là nước rót vào. Chẳng phải nghĩa gốc là “chú ký”.
Sách Quảng Nhã cũng đọc là Chú, có nghĩa là “chú sớ” tức là ghi chú , giải thích, chú thích.
Thông Tục văn giải thích : ghi chép sự vật thì gọi là Chú. Nay cũng viết là [注].
*
-Kinh văn : “Người con khổ gặp cha” tới 
“Cớ sao lại tới đây ?”. 
Tán rằng đây là mục ba : thấy (cha) rồi thì bỏ chạy. Chia : làm hai phần : 
• Phần đầu là 1 tụng rưỡi, nói (người con) hối hận vì đã tới. 
• Phần sau là 2 tụng, nói về (người con) bỏ chạy.
Đây là phần đầu.
*
-Kinh văn : “Lại thầm tự nghĩ rằng” tới 
“Muốn đến đó làm thuê”. 
Tán rằng đây là nói về người con bỏ chạy. :
Lo sợ bị bắt buộc thúc ép phải làm, cho nên vội chạy đi.
*
-Kinh văn : “Trưởng giả lúc bấy giờ” tới 
“đuổi bắt đem trở lại”. 
Tán rằng : đây là đoạn thứ ba nói về việc cha sai bắt gấp. 
“Lẳng lặng mà nhận ra” : chưa từng nói với mọi người rằng Thanh văn trước kia đã gặp ta, là con của ta, đó gọi là “lẳng lặng mà nhận ra”.
*
-Kinh văn : “Người con khổ sợ kêu” tới 
“khiến tôi đến thế này !”. 
Tán rằng đây là đoạn thứ tư nói về việc người con bèn : lo sợ. 
Lùi khỏi đại thừa chẳng tu, lại trụ trong vòng sinh tử, đó gọi là “ngất lăn ra đất”. 
Nếu tu hành hạnh đại thừa, thì trái với bản ý sở cầu, chẳng khác gì chết cho nên gọi là “ắt sẽ bị giết”,.
“Cần gì đến cơm áo” : “cơm áo” dụ cho đại thừa vô lậu.
“Khiến tôi đến thế này !” : một khi đến nỗi như vậy !
*

-Kinh văn : “Trưởng giả biết con mình” tới
“Hạng người không uy đức”. 
Tán rằng : dưới là đoạn thứ năm, có 9 tụng rưỡi là dụ về việc giáo hóa bằng nhị thừa
Trường hàng có 6 mục. Ở đây có 4 mục, chẳng tụng 2 mục đầu. 
• 3 tụng đầu : khiến tu Giải thoát phần. 
• 1 tụng kế : “con bèn làm theo”. 
• 4 tụng rưỡi tiếp : “khuyên con nhập thiện căn”. 
• 1 tụng cuối : “con bèn thành thánh vị”.
Trong mục đầu lại có 2 phần : 
- 2 tụng đầu : cha sai sứ giả
- 1 tụng sau : truyền lại lời cha. 
Đây là phần đầu. 
“Ngu si” : là chỉ Vô minh, “hẹp kém” : thì ý ít, “chột mắt” : thì nhìn chẳng chính xác
* Thuyết Văn giải thích chữ Diêu [ ] : là “thiếu một mắt”. Tròng mắt hõm lép thì gọi là chột (diêu).
Chữ Diêu còn có nghĩa là nhỏ (tiểu). Vì nhị thừa thuyết an lập đế giáo, có thể giải thích nghĩa lý nhưng chẳng viên mãn nên ví với “chột mắt”. 
sinh khôngnhị thừa giải thích còn thiếu sót, nên gọi là “lùn”. 
Xấu, vì không có đức pháp thân, nên gọi là “thô” (lậu). 
Thần dụng chẳng rộng, nên gọi là “không có uy đức”.
*
-Kinh văn : “Các ngươi nên bảo nó” tới 
“Cho ngươi giá gấp bội”. 
Tán rằng đây là mục “truyền lời”. :
*
-Kinh văn : “Người con nghèo nghe rồi” tới 
“Và tịnh các phòng xá”. 
Tán rằng đây là mục hai : “con bèn làm theo”. :
“Trừ phân uế” : trừ phiền não, “tịnh các phòng xá” : tịnh nhà ngũ uẩn.
*
-Kinh văn : “Trưởng giả từ cửa sổ” tới 
“Thích làm việc hèn hạ”. 
Tán rằng đây là mục ba, có 4 tụng rưỡi : “khuyên nhập : thiện căn”. 
Trường hàng có 3 phần, đây cũng có 3 phần :
- 1 tụng : trong lòng thương xót.
- 1 tụng : thân thể gần gũi.
- 2 tụng rưỡi : cùng trò chuyện
Đây là phần đầu.
*

-Kinh văn : “Thế là ông trưởng giả” tới 
“Đi tới chỗ con làm”. 
Tán rằng đây là thân thể gần gũi. :
*
-Kinh văn : “Phương tiện lần gần gũi” tới 
“Như con đẻ của ta”. 
Tán rằng dưới cùng là mục “cùng trò chuyện”. :
Trường hàng có hai, đây cũng có hai :
- Nửa tụng : trò chuyện chung chung để động viên khuyến khích.
- 2 tụng : trò chuyện riêng biệt để giáo hóa, khai thị. 
Văn sau có hai phần :
+ 1 tụng rưỡi đầu : “cần gì cho nấy”.
+ Nửa tụng sau : “giả xưng cha con”.
Mục a “cần gì cho nấy” :
“Dầu bôi chân” : dân thường ở Tây phương có lệ phần nhiều đi chân đất, thời ấy nóng nực bụi bặm bám vào, tới nơi rồi ắt phải rửa chân rồi lấy dầu bôi chân. 
Nay gọi là “túc” (chân), tức là Tứ thần túc gồm : Dục, Cần, Tâm, Quán. 
“Dầu” (du) : ví với Bát đoạn hạnh, tức là Dục, Tinh tiến, Tín, Khinh an, Chính niệm, Chính tri, Tư, Xả. 
Ba hạnh đầu là Gia hạnh
Khinh an : nhiếp thụ thân tâm
- Chính niệm, chính tri : là kế thuộc, vì chẳng quên sở duyên, an tâm một cảnh. 
- Nếu tâm buông lung (phóng dật) nảy sinh, thì biết rõ đúng như thực, cho nên Tư và Xả là đối trị.
Nhờ hai loại lực : sách tâm và trì tâm, nên các thứ hôn trầm, trạo cử đã nảy sinh, đều có thể xa lìa được, đó gọi là “dầu bôi chân”, vì giống như việc trừ khử bệnh phong tê; đoạn trừ chướng nhiễm vậy. 
Hoặc là “chân” (túc) : dụ cho giới, “dầu” : ví với lục chi : 
1) Thụ học học xứ
2) Khéo hay phòng hộ. 
3) Biệt giải thoát luật nghi
4) Việc thi hành quĩ tắc đều đầy đủ viên mãn
5) Thấy tội nhỏ nhặt thì rất sợ hãi
6) Bồi dưỡng giới hạnh.
Pháp thực đã sung túc, đó gọi là “đồ ăn uống đầy đủ” (ẩm thực sung túc túc). 
Không tham sân si thì (ví như) “chiếu đệm dày”.
Kinh Vô Cấu Xưng nói rằng : “Bốn tĩnh lự là giường. Tịnh mệnh là đệm”. Vì tịnh mệnh là hai nghiệp thân ngữ do không tham khởi lên. Lấy không tham làm “chiếu” vậy. Chiếu là thứ trải dưới đệm, trên giường. 
* Chữ [薦] đọc là Tiến : nghĩa như Tịch [席], nghĩa là cái chiếu. Sách Ngọc Thiên giải thích : “Tiến” là cỏ cho thú ăn, cũng có nghĩa là chiếu trải giường. Bởi vậy Tiến [薦], Tạ [藉], Tịch [席] đều có nghĩa là chiếu. Theo sách Ngọc Thiên chữ Tịch [席] còn có nghĩa là rộng lớn đông đúc. Sách Thiết Vận viết là [蓆].
Mục a “Giả xưng cha con” : 
“Lại dùng lời dịu ngọt : như con đẻ của ta”. 
“Nhược” : nghĩa là như, như con thật nhập thánh của ta. 
Đây chính là trước Kiến đạo vậy.
*
-Kinh văn : “Ông trưởng giả có trí” tới 
“chấp tác các việc nhà”. 
Tán rằng đây là mục bốn : “con bèn thành thánh vị”. :
Trong văn chỉ có hạng Vô học dần khiến xuất nhập và tỏ rõ tu đạo. “Trong 20 năm” thường làm tốt công việc dọn phân, đó gọi là “chấp tác các việc nhà”. 
Qua đó về sau, tâm tướng thể tín nhập xuất không khó. Song chốn con dừng vẫn tại bản xứ. Chỉ thể hiện là “Kiến đạo”, nên gọi là Con, vì trong văn có sự tỉnh lược.
*
-Kinh văn : “Chỉ cho xem vàng bạc” tới 
“Tôi không có vật này”. 
Tán rằng đây là Dụ thuyết về việc Phật khai thị đại : thừa, mà (đệ tử) chẳng mong cầu. 
Hai lợi của đại thừa tuy đã khiến biết rõ, đó gọi là “xuất nhập”, nhưng “vẫn ở ngoài cửa”, có nghĩa là ngoài nhân môn của Giáo Hạnh đại thừa.
“Dừng ở nơi lều cỏ” : ví với việc trụ ở nhị thừa
* Chữ [庵] âm đọc là Am, là lều cỏ. Có bản viết là [菴]. Song chữ này chỉ tranh lợp lều, chứ chẳng chỉ nhà. 
“Tự nghĩ mình nghèo khó”, không có phận có được sự nghiệp đại thừa, không hề có một ý hy vọng nào, nên chẳng cầu đại thừa.
*
-Kinh văn : “Cha biết lòng của con” tới 
“Hàng Sát lợi, cư sĩ”. 
Tán rằng dưới là đoạn lớn thứ hai, có 7 tụng nói rõ : “ngày nay thu hoạch được”. 
Trong dụ trên có hai :
- 5 tụng đầu : cha giao phó cho con.
- 2 tụng sau : con thu hoạch được. 
Phần đầu lại có hai :
+ 1 tụng rưỡi đầu : biết rõ thời cơ, tập hợp 
thân tộc.
+ 3 tụng rưỡi sau : chính thức giao phó cho 
việc nhà. 
Đây là phần đầu.
*
-Kinh văn : “Ở trước đại chúng này” tới 
“Mặc sức nó sử dụng”. 
Tán rằng dưới là 3 tụng rưỡi, nói về việc người cha : chính thức giao phó việc nhà cho con.
Có 5 phần :
1) Nửa tụng đầu : bắt đầu bảo phát tâm.
2) Nửa tụng : thoái lưu sinh tử.
3) Nửa tụng : giáo hóa bằng nhị thừa. Hoặc tại cõi người, cõi trời, căn cơ của con vừa mới thành thục. Hoặc là tại hai đạo Gia hạnhVô gián. Hoặc là lúc ở hai địa vị đoạn Ngũ hạ phần kếtNgũ thượng phần kết
Cho nên nói : “gặp con đã 20 năm”. Hoặc nói “Đắc quả Hữu học và quả Vô học”.
4) Một tụng : xưa thoái đại thừa, nay được gặp gỡ, vì căn cơ chín muồi.
5) Một tụng : chính thức giao phó.
*
-Kinh văn : “Người con nhớ xưa nghèo” tới
“Được thứ chưa từng có”. 
Tán rằng đây là mục “con thu hoạch được”. :
Công đức hữu vi, đó gọi là “châu báu”. 
Chân như Vô vi, tâm từ bi v.v… đó gọi là “nhà cửa”. 
Thêm nữa, Thức đạt bản thức sẽ thành Kính trí. Cũng biết rằng, hết thảy chúng sinh ba cõi đều là nhà cửa của mình và được tài vật báu, nên sinh hoan hỉ.
*
-Kinh văn : “Đức Phật cũng như vậy” tới 
“Là đệ tử Thanh văn”. 
Tán rằng dưới là đoạn lớn thứ ba, có 30 tụng rưỡi, : tụng về Hợp thuyết. 
Trong chia làm 2 phần :
- 22 tụng rưỡi đầu, tụng về hợp thuyết “xưa chẳng hy vọng (đại thừa)”.
- 10 tụng sau, tụng về hợp thuyết “nay thu hoạch được”. 
Trong hợp thuyết đầu, trường hàng có 5 tụng, chẳng hợp thuyết về “nửa chừng quay về gặp Phật”. 
Nay trong tụng này chỉ tụng về hợp thuyết “Phật khai thị đại thừa, mà đệ tử chẳng hy vọng”. Còn các phần khác thì lược đi chẳng tụng. 
Trong văn trường hàng trước, mục “khai thị đại thừa, mà chẳng hy vọng” có ba ý, nay ở đây cũng thế :
a) 2 tụng đầu, tụng về ý “ban đầu biết tôi ưa thích tiểu thừa, Phật chẳng nói tôi sẽ được thành Phật, cho nên tôi chẳng hy vọng đại thừa”.
b) 8 tụng sau, tụng về ý thứ ba “chỉ thuyết cho Bồ tát, chẳng chính thức thuyết cho tôi, nên tôi chẳng hy vọng”.
c) 10 tụng rưỡi cuối, tụng ý thứ hai “tự được Niết bàn cho là đã đầy đủ, nên chẳng mong cầu đại thừa”. 
Đây là ý đầu : “Phật chưa từng thuyết rằng : các ngươi sẽ làm Phật”. Chúng tôi cũng có phần trong diệu trí của Phật, “mà chỉ nói chúng tôi được các đức Vô lậu, là đệ tử Thanh văn”, cho nên tôi chẳng hy vọng vào đại thừa.
*
-Kinh văn : “Phật lệnh cho chúng tôi” tới 
“Rồi sẽ được thành Phật”. 
Tán rằng dưới đây có 8 tụng, tụng về ý thứ ba “Phật : chỉ thuyết cho Bồ tát, chẳng chính thức thuyết cho tôi, nên tôi chẳng hy vọng”. 
Trong đây có 6 phần :
1) Một tụng : “Phật ra lệnh”.
2) Một tụng rưỡi : “tôi theo lời Phật dạy”.
3) Một tụng : “người khác theo lời tôi. 
4) Một tụng : “Phật thụ ký cho người khác”.
5) Một tụng rưỡi : “Phật chính là thuyết cho Bồ tát, chứ chẳng thuyết cho tôi”.
6) Hai tụng cuối cùng : kết luận về cả hai Pháp và Dụ.
Đây là phần đầu : Phật gia trì ba nghiệp, bí mật ra lệnh sai thuyết các kinh Bát Nhã v.v…
*
-Kinh văn : “Tôi vâng lời Phật dạy” tới 
“Thuyết về đạo Vô thượng”. 
Tán rằng : đây là phần thứ hai : “tôi theo lời Phật dạy”.
*
-Kinh văn : “Các hàng Phật tử thảy” tới 
“Tinh cần siêng tu tập”. 
Tán rằng đây là phần thứ ba : “người khác theo lời tôi”. :
*
-Kinh văn : “Bấy giờ các đức Phật” tới 
“Rồi sẽ được thành Phật”. 
Tán rằng đây là phần thứ tư : “Phật thụ ký cho người : khác”. 
Nói “Chư Phật”, có nghĩa là nêu bật hết thảy Phật pháp đều như nhau, cho nên chẳng riêng gì một vị Phật (Thích Ca), ngài cũng là bậc thời quá khứ đã từng thụ hóa ở nơi các Phật khác. Nếu chẳng phải thế thì một Phật làm sao có thể nói là Chư (Phật) được ? Cho nên trước đã nói rằng “đã từng theo chư Phật, được nghe (các ngài) phương tiện thuyết pháp”.
*
-Kinh văn : “Hết thảy chư Phật thuyết” tới 
“Thuyết pháp chân yếu này”. 
Tán rằng đây là phần thứ năm : “chính là thuyết cho Bồ : tát, chứ chẳng thuyết cho tôi, nên tôi chẳng hy vọng”.
*
-Kinh văn : “Như người con khổ kia” tới 
“Cũng lại như vậy đó”. 
Tán rằng đây là kết luận về cả hai phần Pháp (thuyết) : và Dụ (thuyết).
*
-Kinh văn : “Chúng tôi được nội diệt” tới 
“Cũng đều chẳng ưa thích”. 
Tán rằng dưới là đoạn thứ ba, có 10 tụng rưỡi, tụng : về ý thứ hai “tự chứng được Niết bàn, cho là đã đầy đủ nên chẳng mong cầu đại thừa”. 
Trong đây có 2 phần :
- 2 tụng đầu, là nêu lên ý “tự mãn, chẳng cầu đại thừa”.
- 8 tụng rưỡi sau, là phần giải thích
Đây là phần đầu.
“Nội diệt” : có nghĩa là trong thì tự thân diệt các phiền não, chứng được Niết bàn. Chỉ xong được thế đã cho là cứu cánh, ngoài ra không còn có sự lợi tha bên ngoài nào khác, cho nên chẳng ưa thích đại thừa.

*
-Kinh văn : “Vì sao lại như vậy ?” tới 
“Cho đó là cứu cánh”. 
Tán rằng : dưới đây là 8 tụng rưỡi, là phần giải thích
Trong đây có 3 phần :
- 3 tụng rưỡi đầu : ở Phật cảnh trí, khởi quán Tam giải thoát môn, tự cho là đầy đủ rồi, nên chẳng mong cầu đại thừa.
- 4 tụng sau : tự cho là đắc đạo, đã báo ơn Phật rồi, dẫu thuyết cho nguời khác nhưng tự mình lại chẳng cầu mong cầu.
- 1 tụng cuối : kết luận Phật chẳng vì mình mà thuyết nên chẳng mong cầu. 
Đây là phần đầu. 
+ 2 tụng đầu : quán Không, Vô tướng
+ 1 tụng rưỡi sau : quán Vô nguyện
“Chư pháp đều không” : là quán Không vậy. 
Vì nhị ngã (chỉ Câu sinh ngã và Phân biệt ngã) đã không có, thì làm sao mà có sinh v.v… Dưới đó là thuyết về Vô sinh diệt v.v… sáu loại Sở Vô và quán Vô tướng.
Xả ly tham trước, chẳng tham hết thảy, cho nên đối với Phật trí cũng chẳng tham cầu, đó là quán Vô nguyện
Do được nghe thuyết trong mật ý Bát nhã về Không, Vô tướng, Vô nguyện ; bèn hiểu sai, cho rằng thực hành ba phép quán này, thì tự được Niết bàn ; sau đó cho rằng hiểu như vậy là cứu cánh rồi, cho nên chẳng mong cầu đại thừa nữa.
*
-Kinh văn : “Chúng tôi đã từ lâu” tới 
“Đã báo đền ơn Phật”. 
Tán rằng đây là đoạn thứ hai, có 4 tụng nói về ý “tự : cho là đắc đạo, đã báo đền ơn Phật”, (cho nên) tuy mình thuyết cho người khác, nhưng tự mình thì lại chẳng mong cầu. 
Trong đây có hai phần :
- 2 tụng rưỡi đầu : cho rằng đã đền ơn Phật.
- 1 tụng rưỡi sau : tuy thuyết cho người khác, nhưng tự mình lại chẳng mong cầu. 
Đây là phần đầu. 
Nghiệm lời văn này, ý trụ ở Hữu dư y Niết bàn, hồi tâm hướng đại thừa, chứ chẳng phải là trụ ở Vô dư y Niết bàn.
*
-Kinh văn : “Chúng tôi mặc dù vậy” tới
“Không hề muốn ưa thích”. 
Tán rằng tuy thuyết cho người khác, nhưng bản thân mình thì : lại chẳng mong cầu.

*
-Kinh văn : “Đấng Đạo sư buông bỏ” tới 
“Nói rằng có thực lợi”. 
Tán rằng đây là ý thứ ba : Phật chẳng thuyết cho tôi, cho : nên tôi chẳng hy vọng
Phật có sự lựa chọn đối với tôi, thấy căn cơ chưa chín nên buông bỏ tôi. Chưa từng khuyên tôi tiến thủ tu đại thừa, nói rằng đại thừathực lợi ; cho nên tôi chẳng mong cầu. 
“Thoạt đầu chẳng khuyên” : đó là căn cứ vào đời này, chứ chẳng phải là đã từng chẳng khuyến khích, vì từ lâu đã khuyến khích rồi.
*
-Kinh văn : “Như trưởng giả giàu có” tới 
“Bèn dạy cho trí lớn”. 
Tán rằng trên là 20 tụng rưỡi, tụng về hợp thuyết “xưa : chẳng mong cầu”. Dưới đây là 10 tụng, hợp thuyết “nay thu hoạch được”. 
Có hai phần :
- 3 tụng đầu là Pháp dụ đối minh (đem Pháp và Dụ đối đãi với nhauthuyết minh) đầu tiên là dạy phương tiện, sau đó là thuyết chân thực.
- 7 tụng cuối nói rõ “tôi nay đã thu hoạch được”.
Đây là phần đầu :
+ 1 tụng rưỡi tụng về Dụ (thuyết).
+ 1 tụng rưỡi tụng về Pháp (thuyết).
*
-Kinh văn : “Chúng tôi ngày nay đây” tới
“Được vô lượng châu báu”. 
Tán rằng dưới là 7 tụng nói về mục “nay thu hoạch được”. :
Trong chia làm ba :
- 1 tụng rưỡi, phân tích chung “nay được chẳng phải là thứ trước kia mong muốn”.
- 3 tụng nói về : bắt đầu từ ngày nay mới gọi là “đắc quả thể”.
- 2 tụng rưỡi cuối : ngày nay mới gọi là “đắc quả dụng”. 
Đây là phần đầu.
*
-Kinh văn : “Thế tôn ! Chúng con nay” tới 
“Đắc Vô thượng đại quả”. 
Tán rằng : đây là mục thứ hai : “bắt đầu từ ngày nay mới gọi là đắc quả thể”. 
- 1 tụng đầu phân tích chung : quả chứng được trước kia chẳng phải là chân thực.
“Đắc đạo đắc quả” : đạo là Chứng trí, quả là Vô vi
- 2 tụng sau phân tích : quả chứng được ngày nay là thực, do nhân trước mà chứng được. Trong đó :
+ Tụng đầu : nói về ý nhờ trì giới mà được báo.
+ Tụng sau : do phạm hạnh viên mãn mà đắc đại quả. 
Thảy đều hơn ngày xưa.
*
-Kinh văn : “Chúng tôi ngày hôm nay” tới 
“Đáng lãnh thụ cúng dàng”. 
Tán rằng đây là mục thứ ba : “nay mới gọi là đắc quả : dụng” : 
- 1 tụng đầu : được gọi là bậc Thanh văn chân thực, vì có tác dụng lợi tha
- 1 tụng rưỡi sau : được khen là bậc chân A la hán, vì thực sự là phúc điền
Tức là nói rõ trụ ở tiểu thừa thì chẳng phải là bậc chân Thanh văn, cũng chẳng phải là bậc chân A la hán.
*
-Kinh văn : “Ơn lớn của Thế tôn” tới “ai mà có thể báo đáp được”. 
Tán rằng trên đây là 73 tụng rưỡi, tụng về văn trường : hàng ở phía trước. Dưới đây là đoạn thứ ba trong phẩm, có 13 tụng nói về ý đội ơn sâu của Phật.
Văn chia làm hai phần :
- 6 tụng rưỡi đầu, thuyết minh chung về ơn sâu khó báo.
- 6 tụng rưỡi sau, thuyết minh riêng về các sự khó báo.
Trong phần đầu lại chia làm hai :
+ 1 tụng rưỡi đầu, tụng về ơn Phật từ bi sâu nặng, cho nên khó báo.
+ 5 tụng sau, tụng về việc tiến hành cúng dàng nhưng cũng chẳng thể báo đáp được. 
Đây là phần đầu.
Thời gian thì lâu dài, cư xử thì rộng rãi, đạo hạnh thì viên mãn, bản tâm vẫn siêng năng trong việc giáo hóa chúng sinh, tự mình chịu khổ để làm lợi cho người. Tình nghĩa sâu nặng như vậy thì làm sao mà báo đáp được ? Ơn lớn như trời cao chính là ở chỗ này.
*
-Kinh văn : “Chân và tay cung cấp” tới “hết lòng mà cúng dàng”. 
Tán rằng dưới là 5 tụng thuyết minh về việc cúng dàng. : Trong đây chia làm hai :
- 2 tụng đầu : sáu loại nội tài chẳng thể báo đáp
- 2 tụng cuối : bốn sự ngoại tài và việc dựng tháp, cũng chẳng thể báo đáp
Đây là phần đầu.
*

-Kinh văn : “Lại đem dâng cỗ ngon” tới 
“cũng chẳng thể báo đáp”. 
Tán rằng : đây là nói về bốn sự ngoại tài cũng chẳng thể báo đáp.
- 2 tụng về bốn sự.
- 1 tụng về kết luận.
*
-Kinh văn : “Chư Phật thực hiếm có” tới 
“Tùy nghi mà thuyết cho”. 
Tán rằng dưới là 6 tụng ruỡi, thuyết minh về sự khó báo : đáp. 
Ở trong đây chia làm ba phần :
- 2 tụng rưỡi đầu : thuyết minh chung về Phật có thể làm các việc thấp hèn, tùy nghi mà thuyết cho hạng phàm phu chấp tướng.
- 2 tụng sau : (Phật) có thể biết điều ưa muốn và (khả năng) thắng giải của chúng sinh để mà thuyết pháp cho họ.
- 2 tụng cuối : thuyết minh về (Phật) có thể biết họ căn cơ đã chín hay chưa chín, rồi vì họ mà thuyết về tam thừa
Đây là phần đầu.
Phật giấu kỹ thực đức của Báo thân, hiển hiện quyền hình của Hóa tướng ; giấu kỹ tông chỉ huyền vi của Diệu lý, giương cao giáo hóa sơ sài của Nghĩa thô ; chẳng ở cõi tịnh độ mà ở phương uế tạp này, theo đuổi hạng phàm phu
Đó há chẳng phải là sự khó sao !
*
-Kinh văn : “Chư Phật nơi các pháp” tới 
“Mà thuyết pháp cho ho ”. 
Tán rằng đây là phần hai, nói về Phật biết được dục : lạc, thắng giải của chúng sinh để mà thuyết pháp cho họ. 
“Chí lực” : nghĩa là thắng giải.
Chẳng tùy theo ý mình mà diễn giải rộng về các lẽ huyền vi, lại tùy theo tâm tình của người khác mà đề xướng phương tiện này. 
Đó há chẳng phải là việc khó hay sao !
*
-Kinh văn : “Tùy theo các chúng sinh” tới 
“Tùy nghi thuyết tam thừa”. 
Tán rằng đây là phần ba, nói về Phật có khả năng biết : rõ đệ tử căn cơ chín hay chưa chín mà thuyết cho họ về tam thừa.
Hoặc thô, hoặc tế ; hoặc thực, hoặc quyền ; quan sát căn cơ từ đầu đến cuối để mà tiến hành. 
Đó chẳng phải là ơn sâu khó báo ư !










PHẨM DƯỢC THẢO DỤ

Dùng ba môn để phân biệt :
I. NÓI RÕ DỤNG Ý.
II. GIẢI THÍCH TÊN PHẨM.
III. GIẢI ĐÁP THẮC MẮC. 
I. NÓI RÕI DỤNG Ý.
Có bốn ý :
1. Trước vì thượng căn thuyết pháp vòng đầu, Thu Tử lĩnh ngộ về pháp, Phật pháp được thuật xong, sau mới thụ ký. Nay vòng thứ hai đã vì hạng trung căn mà dụ thuyết, bốn người lĩnh hội được Dụ, nay Phật lại thuật về Dụ cho xong xuôi, sau mới thụ ký. Cho nên mới có phẩm này.
2. Luận thuyết về việc đối trị Thất mạn (bảy thói kiêu mạn), trong đó loại thứ ba là người tu đại thừa có kẻ một mực tăng thượng mạn, nói rằng không hề có Thanh văn, Bích chi Phật thừa nào cả. 
Để đối trị hai loại này, nên thuyết hai (thí) dụ : 
- Phẩm Thí Dụ trước là để đối trị kẻ phàm phu cầu diệu quả nhân thiên
- Thứ đến phẩm Tín Giải để đối trị hạng hữu học nhị thừa chấp trước cho rằng thừa của mình ngang với Như Lai thừa, nên chẳng cầu Phật thừa
Nay phẩm này để đối trị hạng tu đại thừa một mực kiêu mạn, nói rằng không có thừa thứ hai nào khác, chỉ có nhất thừa
Cho nên luận nói rằng : đối với hạng người thứ ba ấy thì khiến họ biết nhiều thừa khác nhau. Chư Phật Như Lai bình đẳng thuyết pháp, vì chủng tử thiện căn tùy theo chúng sinh mà nảy mầm. Dụng ý nêu bật: dẫu rằng cùng một trận mưa nhưng ba loại cỏ, hai loại cây sinh trưởng mỗi thứ mỗi khác. Phật dạy dẫu giống nhau nhưng ba thừa, hai thánh phát tâm, tu tập lại có sự khác nhau, vì căn cơ khí độ mỗi loại mỗi khác. Cũng có loại quyết định nhị thừa, vì căn cơtính khí khác nhau, cho nên sự bẩm nhuận cũng khác nhau. 
Kinh Thắng Man nói rằng : “Thiện nam tử nhiếp thụ chính pháp gánh nổi bốn gánh”. Kinh Niết Bàn cũng nói : “Ta ở mỗi một thời, thuyết một thừa một đạo. Đến nỗi đệ tử chẳng hiểu ý ta, nói rằng Tu đà hoàn v.v… đều là đắc Phật đạo”. Nói rộng ra thì giống như các kinh khác. 
Dựa vào người mà vận tải giáo v.v…, đó gọi là Thừa. Pháp Phật dẫu giống, cơ tu có khác, cho nên thuyết phẩm này.
3. Phẩm Phương Tiện đầu tiên nêu ra hai thứ Trí và Môn đều rất sâu, gọi là nhất thừa. Phẩm Thí Dụ trước nói thừa có ba, thể chỉ có một. Bốn người lĩnh giải : thực một, giả ba, hội được trí tuệ sâu. Nay hội môn này : môn tức A hàm. Giáo giống nhau, cơ khác nhau, đó gọi là Hội môn. Như thuyết về Tứ đế, ba loại căn cơ đều nghe. Y vào Uẩn, Xứ, Giới, duyên khởi, ba tính, mà quan điểm tu tập có sự khác nhau, đó gọi là tam thừa. Cho nên biết rằng sự giáo hóa tuy giống nhau, nhưng căn cơ lại khác nhau vậy. Cho nên mới có phẩm này.
4. Trong Thập Vô thượng (mười loại Vô thượng) nói rằng : thứ nhất là để nêu rõ chủng tử Vô thượng, cho nên lấy mưa làm thí dụ. Thập Vô thượng đều là Thất dụ, Tam bình đẳng tàn. Song ở trong đó có thứ là văn tàn, có thứ là nghĩa tàn. Đây là nghĩa tàn, chẳng phải là văn tàn. 
Trong Thất dụ (bảy thí dụ) đã có dụ về mưa. Trong Thập Vô thượng, lại thuyết lại lần nữa, đó vẫn gọi là Tàn. 
Trên đã nói thí dụ về mưa tưới nhuần khắp ba cỏ. Ba cỏ đã khác nhau thì khiến (người nghe pháp) biết là thừa cũng khác nhau. Đây nói thí dụ về mưa, trong ba cỏ được tưới nhuần, Phật chủng gọi là cỏ lớn (Ví với đại thừa) nổi bật hơn so với hai cỏ còn lại. Từ ngôi vị bản thân (cỏ này) mà so sánh thì thêm cho cái danh là “hai cây”, thì nghĩa sở vọng có biệt danh là “nghĩa tàn”, hoặc đây là “văn tàn”, nghĩa là “cỏ lớn” trong loại nhỏ. 
Về văn là dụ về mưa, nhằm đả phá cái bệnh cho rằng “thừa giống như nhau”. Các cây có cây to cây nhỏ, tùy phẩm loại thượng, trung, hạ mà có sự hấp thụ khác nhau. Dụ về mưa này là chủng tử Vô thượng. Văn trước văn sau khác nhau, cho nên là “văn tàn”. Chủng tử lớn này được mưa tưới nhuần, thể dụng to lớn, quả hậu đắc đặc thù, cho nên gọi là Vô thượng.
Luận dẫn lời kinh nói : “chẳng lìa thân ta là nghĩa Vô thượng”. Chỉ có đại thừa được gọi là “chẳng lìa”, cho nên dù là Chủng hay là Hiện, dù là Nhân hay là Quả đều chẳng lìa đại thừa. Nay nêu bật đại thừa Vô lậu chủng tử, coi đó vốn là nhân gốc để thành thân Phật. Bởi vậy để nêu bật chủng tử này là Vô thượng, cho nên mới có phẩm này.
II. GIẢI THÍCH TÊN PHẨM. 
Công hiệu thần diệu, trừ được bệnh tật thì gọi là Dược (thuốc). Hình được tưới nhuần, đó gọi là Thảo (cỏ); có loại “dược” chẳng phải là “thảo”; có loại “thảo” chẳng phải là “dược”; có loại “thảo” có “dược”; có loại chẳng phải là “thảo” cũng chẳng phải là “dược”. 
Thứ sở dụ cũng như thế, Giáo, Lý, Hạnh, Quả đều gọi là Dược. Nay lấy Hạnh dược thụ Giáo tu sinh, chẳng lấy các loại thạch dược khác vì chúng chẳng thể sinh trưởng. Các loại Thế chủng, Xuất thế chủng có khả năng sinh trưởng đều được dùng làm thí dụ gọi là Thảo (cỏ). 
Nay lấy nhân trí tam thừa thiện chủng nhân thiên làm dược thảo (cỏ thuốc), vì chúng chống lại được sự độc hại tà ác. Chẳng lấy loại cỏ sinh tử ác đạo, vì chúng chẳng bẩm thụ chính pháp mà lại nẩy nở. Dụng ý nhằm phân biệt rạch ròi ba loại thừa, mỗi loại thụ giáo khác nhau mà thành các thừa khác nhau, chẳng muốn thuyết minh chung chung về các chủng loại. Cho nên lấy Dược Thảo làm tiêu đề của phẩm. Dược này tức là Thảo, đó là Trì nghiệp (mà) thích danh (dựa vào nội dung mà giải thích tên phẩm), để phân biệt với nghĩa Thảo có Dược một cách chung chung theo kiểu Y chủ thích. Lấy đó mà làm ví dụ, gọi là Dược Thảo Dụ
Nếu nói rằng : phẩm này thuyết minh về thí dụ Dược (thuốc) và Thảo (cỏ), nên gọi là Dược Thảo Dụ, chứ chẳng phải Dược tức là Thảo, há phải hết thảy cỏ đều lấy làm thí dụ đâu ? 
Do đó cho nên biết thuyết này là hay hơn. Đây lấy hai nghĩa làm dụ :
1/ Như cỏ kia tính chất khác nhau, bẩm thụ sự tưới nhuần của mưa sinh ra các loại khác nhau. Ba căn thụ giáo khác nhau mà thành ra ba thừa.
2/ Như cỏ kia bẩm tính đều chẳng biết gì nhau. Ba căn cũng thế, chẳng thể biết chủng loại năm thừa khác có sự khác nhau, vì cho rằng thừa không có sự khác nhau. 
Chính vì vậy nên mới lấy Dược Thảo làm Dụ.
III. GIẢI ĐÁP THẮC MẮC. 
hỏi Câu - 1 : Luận giải bảy dụ và mười Vô thượng, đều nói: dụ về mưa, cớ sao đầu đề của phẩm lại được gọi là Dược Thảo Dụ, mà chẳng gọi là Vũ Dụ phẩm ?
Đáp : Luận thuyết về pháp có khả năng tưới bón để nêu bật đối tượng được thí dụ (sở dụ), cho nên gọi là vũ dụ (ví dụ về mưa). Kinh lấy cái thể năng dụ để phá trừ mối nghi hoặc ấy, cho nên lấy tiêu đềDược Thảo. Vọng tưởng điên đảo ở đây là cái bệnh cho rằng Thừa không có sự phân biệt khác nhau. Cách phá trừ bệnh ấy là vạch rõ vì căn cơ có sự phân biệt khác nhau (nên mới có các thừa khác nhau). Cho nên mượn dược thảo được tưới bón để ví với căn tính được tưới nhuần. Do đó mà chẳng nêu mưa làm thí dụ, cũng chẳng nêu hai tính chất “vũ thảo” (mưa cỏ) làm tên phẩm.
- Câu hỏi 2 : phẩm này cũng nói tới nhị mộc (hai cây), cớ sao chẳng lấy tiêu đềNhị Mộc phẩm ?
Đáp : cứ thực mà nói theo lýthì nân nêu cả hai. Song vì chính pháp cốt nhằm dựng cái gốc, đả phá căn bệnh của chúng sinh: chúng sinh có tật cho rằng các thừa đều giống nhau; cho nên phải dùng cái lý : các loài cỏ có sự khác nhau, để đả phá. 
Vô thượng thể hiện Thể tối tôn cao, chưa phải là để phá trừ căn bệnh của chúng sinh, cho nên lấy “Dược Thảo” làm tên gọi của phẩm, chẳng lấy “mộc vv…” làm tiêu đề.
“Thảo” chỉ rộng, “Mộc” chỉ hẹp. “Thảo” chỉ tiểu, “Mộc” chỉ đại. Như vậy (thảo) để chỉ chung cho ba thừa, chứ chẳng chỉ riêng đại thừa ; thể hiện chung sự tưới nhuần sinh trưởng, chứ chẳng chỉ riêng sự thành thục
Có người giải thích rằng : “Dược” đó là mưa, pháp dược có thể tưới nhuần. “Thảo” chỉ căn cơ, là tính chúng sinh được tưới bón. Lấy Dược ví với pháp, lấy Thảo ví với căn cơ. Hai cặp thí dụ này đều rõ ràng, không còn gì phải thắc mắc cả.
Văn tuy chẳng thế, lý có sai đâu !
Thêm nữa, phẩm Thí Dụ trước có nhà lửa đáng ghét, ba xe đáng ưa, hai thí dụ ấp gộp lại chỉ có thể nói được ý nghĩa chung. 
Đây dùng cái lý căn cơ được tưới bón khác nhau để đả phá căn bệnh chấp trước, cho là chỉ có một (thừa giống nhau). Cho nên chỉ lấy Dược Thảo làm Dụ.
*
- Kinh văn : “Bấy giờ Thế tôn” tới “nói chẳng thể hết được”. 
Tán rằng trong phẩm này, văn lớn chia làm ba phần : :
- Phần đầu là tán ấn.
- Phần hai từ “Ca Diếp nên biết” trở xuống, là trần thuật.
- Phần ba là 2 tụng cuối phẩm kết thúc việc thuyết giảng về thực thừa, khơi mào cho việc thụ ký.
Đây là phần đầu.
Thoạt tiên là tán ấn, sau đó khen thêm vì lời nói hợp lý.
Khen là “thiện tai” (hay lắm, tốt lắm) : vì nghĩa đúng với sự thực, cho nên ấn chứng. Thể hiện rõ lời đã nói đó chưa nói hết được đức, cho nên tự tán thán Phật giống trưởng giả, dùng cái nhỏ có thể ví dụ với cái lớn : “ngươi giống như người con cùng khổ kia, thánh đức cũng na ná như vậy”, cho nên tán thánấn chứng cho. 
“Thành như sở ngôn” : “thành” có nghĩa là kính, là tín (đúng hệt). 
Đúng như lời đã nói, kính như điều đã thuyết. Cho nên ân đức của Phật khó thể tư lường, nói làm sao hết được.
*
-Kinh văn : “Ca Diếp nên biết” tới “chẳng sai”. 
Tán rằng : dưới là trần thuật. Chia làm hai :
- Đầu là trường hàng. - Sau là kệ tụng.
Phần đầu có hai :
1. Trần thuyết.
2. Kết luận : đó là đoạn từ sắp sửa đến phần kệ tụng, từ : “Như Lai biết một tướng một vị đó” trở xuốâng. 
Trong phần đầu lại có ba phần :
1/- Pháp thuật. 2/- Dụ thuật. 3/- Hợp thuật.
Trong phần Pháp thuật có bốn mục :
+ Phật xuất hiện ở đời.
+ Pháp lợi quần sinh.
+ Thụ đạo có sự đặc thù.
+ Chẳng thể tự đạt.
Đây là mục đầu : Phật tự tại nơi các pháp, lời Phật thuyết chẳng sai, cho nên Phật xuất hiện ở đời là để dìu dắt, làm lợi lạc cho chúng sinh.
*
-Kinh văn : “Ở nhất thiết pháp” tới “nhất thiết trí địa”.
Tán rằng : đây là mục hai : “Pháp lợi quần sinh”.
Phật đã vận dụng Đại bi trí, dùng phương tiện thiện xảo, đem pháp lìa danh tướngthuyết giảng một cách khéo léo để làm lợi lạc cho chúng sinh. Đạo lý mà ngài thuyết giảng cũng khế hợp đạt tới Phật trí cảnh địa, vì thuyết hợp với chứng. 
“Tới” (đáo) : có nghĩa phù hợp đến (tận) nơi, hoặc Giáo thuận với Lý, Lý thuận với Hạnh, Hạnh thuận với Quả, cho nên nói là “tới Phật quả địa”, vì lấy đó mà nhuần tưới cho khắp cả các chúng sinh cần được hóa độ.
*
-Kinh văn : “Như Lai quan sát biết rõ” tới “thông đạt vô ngại”. 
Tán rằng đây là mục ba : “Thụ đạo có sự đặc thù”. :
Do Phật nhận thức được chân tính cứu cánhsở quy của pháp không, pháp hữu và biết rõ xu hướng tâm hành của chúng sinh, nên có thể khiến chúng đều được sinh trưởng
Kinh Vô Cấu Xưng nói rằng : “Sở thú của Hữu, Vô, là sở qui của ý lạc”. Cho nên sở quy thú tức là quy thú cứu cánh của tam tính, tức chân như. Sở thú của tâm tức là sở hân biến thú hành. Ở trong lý trí, thông đạt vô ngại về điều đó; hoặc do Phật thông đạt về pháp và tâm hành của chúng sinh, cho nên có thể khiến ba thừa thụ đạo khác nhau. 
*
-Kinh văn : “Hơn nữa đối các pháp” tới “nhứt thiết trí tuệ”. 
Tán rằng : đây là mục bốn : “chẳng thể tự đạt”.
Phật có thể biết rốt ráo hết các pháp, có thể biết được căn tính của chúng sinh, cho nên thoạt đầu bố thí pháp tam thừa, sau đó mới khai thị cho họ về trí tuệ của Phật. Chúng sinh chẳng thế, lý nào mà có thể biết được tự tính, tha tính. 
Dụ thuật và Hợp thuật đều có cái thế như vầy, cho nên chia làm bốn khoa, hơn nữa có lời giải thích.
Pháp thuật có hai phần :
1) Đầu tiên là thuyết minh chung về Phật tự tại nơi các pháp, sở thuyết chẳng sai.
2) Sau đó là thuyết minh riêng về “chẳng sai” : đó là đoạn “về mọi pháp, dùng trí phương tiện…”. 
Phần thuyết minh riêng về “những điều Phật thuyết chẳng sai” có bốn ý : 
1/ Phật có khả năng khai thị hai thể Bồ đề Niết bàn. Đó là việc khai thị cho tâm chúng sinh hiểu rõ. Dùng trí phương tiệndiễn thuyết.
2/ Phật có khả năng hiện thị chân như, lấy đó để mà chỉ cho chúng sinh chỗ quy kết của pháp.
3/ Phật có khả năng khai ngộ Bồ đề trí, cho nên lấy đó mà giác ngộ cho chúng sinh thông đạt vô ngại
4/ (Phật) tự mình đã từng ngộ nhập cũng khiến người khác ngộ nhập, khai thị cho họ hết thảy trí tuệ
Tuy giải thích như vậy mới thuận với nhất thừa ở trên, nhưng xét lời văn ở dưới đoạn này, thì thành ý khác. Cho nên, mục thuyết minh riêng về “những điều Phật thuyết chẳng sai” lại còn có bốn ý khác :
1 - Thấu hiểu đến cùng thực tính của pháp.
2 - Biết rõ Không hữu.
3 - Biết rõ ý thích của chúng sinh.
4/ Có thể khai thị được về quyền và thực. 
Dùng a trí phương tiện . . . nhất thiết trí địa” : pháp chân thực không lời, dùng lời để thuyết minh, đó gọi là trí phương tiện. Pháp được trí phương tiện này thuyết giải tuy không hẳn là chân thực, song cũng không có gì khác so với pháp mà Phật trí đã chứng được. 
“Địa” tức là y chỉ, là chỗ y chỉ của Phật trí quán chiếu
Chân cảnh gọi là Địa. Ý nói Phật thuyết chân tục đế lý, khế hợp với Phật trí cảnh địa, vì Thể không khác, vì hợp với thực pháp. Hoặc Giáo có thể thuận với Lý, Lý có thể thuận với Hạnh, Hạnh có thể thuận với Quả ; cho nên tới Phật địa. Vì Nhất thiết tríPhật trí.
a “Như Lai quan sát biết rõ…” : đây là nói Phật biết được chỗ quy hướng của các pháp Không hữu, có nghĩa là tam tính pháp : Biến kế sở chấp, Y tha khởi và Viên thành thực. 
“Sở quy thú” : tức là lý chân như, vì đó là chỗ quy hướng cứu cánh của các pháp.
a “Cũng biết sở hành trong thâm tâm của chúng sinh” : có nghĩa là biết rõ tâm hành cùng những điều mà thâm tâm thích làm của chúng sinh ; tức là biết tâm chúng sinh cùng sở biến thú hành thông đạt vô ngại
“Hơn a nữa đối với các pháp. . . nhất thiết trí tuệ” : đã thông đạt các pháp, hiểu rõ rốt ráo. Cho nên có thể chỉ rõ cho chúng sinh trí tuệ : ba Quyền, một Thực, khiến cho họ sinh ra ưa thích muốn chứng. 
Ý trên này nói : những điều mà Phật thuyết khế hợp với trí cảnh, biết tính không, tính hữu của các pháp, hiểu rõ tâm hành của chúng sinh thích ứng với việc học đạo như thế nào, cho nên có thể khai thị cho chúng sinh về trí tuệ của Phật, khiến họ quy nhập
Do bốn nghĩa này mà sở thuyết chẳng sai ngoa. Vì sở thuyết chẳng sai ngoa, cho nên Phật trívô biên. Ngươi làm sao mà thuyết được ? 
Phật biết rõ các pháp, biết rõ tâm chúng sinh, cho nên có thể lúc đầu thì thuyết về quyền thừa, sau đó mới thuyết về thực pháp. Chúng sinh tiếp thụ mà thành ra năm thừa khác nhau.
Chúng sinh không có công đức trí tuệ này, chẳng hiểu pháp thể và tâm chúng sinh, thì làm sao mà có thể biết được tính chất quyền hay thực của pháp, cho nên mới chấp trước cho là ba thừa không có gì khác biệt nhau.
*
-Kinh văn : “Ca Diếp ví như…” tới “danh sắc mỗi thứ mỗi khác”. 
Tán rằng : dưới là Dụ thuyết. 
Trong đây chia làm hai :
1) Đầu là tổng dụ. 2) Sau là biệt dụ.
Đây là phần đầu : 
- Đoạn từ “thổ địa” trở về trước, là dụ về có khả năng sản sinh. 
- Từ “thổ địa” trở về sau, là dụ về tất cả tam thiên đại thiên (thế giới), nêu bật Khí thế gian để y chỉ vào. 
Một cảnh nơi Phật giáo hóa có bốn thứ :
1) Núi.
* Theo sách Ngọc Thiên, Cấn là núi. Núi có nghĩa là sinh sản, tỏa khí ra sinh sản muôn vật.
2) Sông : quán xuyến cho nước lưu thông.
3) Ngòi (khê).
* Sách Nhĩ Nhã nói : dòng nước chảy vào sông thì gọi là ngòi.
4) Khe (cốc).
* Chữ [谷] đọc là Cốc. Theo Ngọc Thiên còn đọc là Dục, nước chảy vào suối thì gọi là khe (cốc). Theo Thuyết Văn : suối thông với sông, đó gọi là khe (cốc).
Các thứ trên đây làm ví dụ, ví với việc trong đại thiên thế giới có bốn sinh loại. Trong “tất cả các thứ sinh ra từ đất đai” (thổ địa sở sinh) ấy, thì :
“Huỷ” tức là “ba cỏ”. “Mộc” chỉ “hai cây”. 
* Chữ [ ] đọc là Huỷ : là chỉ chung mọi thứ cỏ, chỉ số nhiều. Cỏ và cây đều là thành bụi, thành rừng. Ý nói cỏ cây mỗi thứ đều rất nhiều. 
Ở đây cỏ cây tuy rất nhiều, nhưng trong đó chỉ có dược thảo được dùng để ví với chủng tử của thiện pháp thế gianxuất thế gian. Thể loại chủng tử năm thừa mỗi thứ mỗi khác, cũng như chủng loại có nhiều thứ, tướng dụng có sự khác nhau như danh sắc mỗi thứ mỗi khác. * Sắc: chỉ hình mạo cũng có nghĩa là sắc loại.
*
-Kinh văn : “Mây dày kéo khắp” tới “đại thiên thế giới”. 
Tán rằng : dưới là biệt dụ. Có bốn :
1) Dụ về việc pháp vương xuất thế.
2) Dụ về việc (pháp vương) thuyết giáo để nhuần tưới khắp.
3) Dụ về việc (chúng sinh) thụ giáo kết quả mỗi người mỗi khác.
4) Dụ về việc (chúng sinh) chẳng tự mình giác ngộ biết đạo. 
“Mây dày kéo khắp” là dụ thứ nhất. 
Từ “che khắp” trở xuống là dụ thứ hai. 
Pháp vương hóa thân ẩn giấu thực tướng, tám tướng dần dần mới hiện rõ, để ngấm ngầm làm lợi lạc rộng rãi cho chúng sinh, ví như mây kia càng kéo càng dày, chẳng phải là mây bỗng dày ngay, cho nên chẳng gây ra tai họa
Mây có mười đức, trong tụng đã tự giải thích
Một hóa Phật giáo hóa “tam thiên đại thiên thế giới”, đồng thời xuất hiện, âm thanh cũng vang khắp các cõi ấy. Cho nên nói là “đầy rãy khắp đại thiên thế giới”.
*
-Kinh văn : “Đồng thời mưa tưới đều” tới “tới các dược thảo”. 
Tán rằng đây là đoạn ba là ví dụ nói về việc (chúng : sinh) hấp thụ tưới nhuần mỗi kẻ mỗi khác. 
Văn này có hai phần : 
- Phần đầu nói về sự tưới nhuần của cùng một trận mưa.
- Phần thứ hai nói về việc hấp thụ sự tưới nhuần đó có sự khác nhau. 
Phần đầu lại có ba mục :
a) Nêu chung. b) Tưới ngang. c) Mọc dọc.
Đây là mục đầu. 
“Nhất thời” (đồng thời) : tức là ứng với căn cơ đã chín.
“Tưới đều” (đẳng chú) : có nghĩa là một âm diễn thuyết, mỗi chúng sinh đều tùy theo căn cơ của mình mà hiểu. 
* Chữ [澍] có hai cách đọc Chú và Thú. Nay theo cách đầu, nghĩa là mưa tưới đều khắp, làm lợi lạc giống nhau. Chữ [洽] đọc là Hiệp, có nghĩa là ướt, là thấm nhuần
“Biến” : có nghĩa là khắp, là triệt để, có nghĩa là điều hòa tưới nhuần khắp cả. 
“Cỏ cây rừng rú” : dụ này giống như giải thích trước. 
“Dược thảo” : ví với thiện căn.
*
-Kinh văn : “Gốc nhỏ thân nhỏ” tới “cành to lá to”. 
Tán rằng đây là mục “tưới ngang”. :
Tính chất ba thừa khác nhau, đó là để đả phá căn bệnh coi các thừa giống nhau. Vì căn tính có ba, cho nên chia làm ba loại. 
Kinh Niết Bàn nói rằng : Ví như bệnh nhân có ba loại :
1) Dù gặp thầy thuốc giỏi hay không, cũng nhất định có thể khỏi. Đó là loại đại thảo.
2) Nếu gặp thầy thuốc giỏi thì khỏi, chẳng gặp thì không khỏi. Đó là loại trung thảo
3) Dẫu gặp thầy thuốc giỏi hay không, cũng nhất định chẳng khỏi. Đó là loại tiểu thảo
Trong ba thừa này, mỗi thừa đều có khả năng hấp thụ riêng về bốn thứ Giáo Lý Hạnh Quảsinh trưởng. Cho nên đều nói là có gốc thân cành lá. 
Y theo Giáo mà chứng Lý, y theo Lý mà khởi Hạnh, y theo Hạnh mà đắc Quả, như gốc thân v.v… lần lượt mà sinh.
Hơn nữa, lại lần lượt theo Quả Hạnh Lý Giáophối hợp
Ngoài ra, còn giải thích trong ba thừa này lại có bốn pháp :
1/ Chủng tính. 3/ Tu hành.
2/ Phát tâm. 4/ Đắc quả.
Bốn pháp này chung cho cả ba thừa, theo thứ tự mà phối trí, theo chiều ngang gọi là tam thừa (ba thừa), theo chiều dọc gọi là tứ loại (bốn loại). Loại y vào tính mà có, cho nên gọi là ngang (Hoành). 
Cũng nói là có bốn thứ : Thắng giải, Kiến, Tu và Vô học. Nghĩa này chẳng phổ biến, chỉ trong loại tiểu thảo mới có, cho nên chẳng lấy nghĩa này.
*
-Kinh văn : “Các cây lớn nhỏ” tới “đều có sự hấp thụ riêng”. 
Tán rằng đây là nói về sự “mọc dọc”. :
Luận chỉ nói “cây to chẳng lìa thân ta”, đó là nghĩa chủng tử Vô thượng.
Ba bậc hạ, trung, thượng của ba cỏ, hai cây được phân chia như sau :
I. Ba bậc của đại thảo :
Trong đại thảo chia ra làm cây to cây nhỏ. Trước Bất thoái vị là cây nhỏ. Sau Bất thoái vị là cây to.
Đây có hai cách chia cây nhỏ cây to : 
CÁCH 1 : 
- Thất địa trở về trước thì gọi là cây nhỏ. 
- Bát địa trở lên gọi là cây to, vì có đủ Tứ bất thoái
Theo tụng văn ở dưới thì ở trong nhị mộc (hai cây) lại chia làm thượng, trung, hạ cho nên gộp nhị mộc lại mà chia ra thành ba bậc. 
1. Chia ba bậc theo cách 1 :
- Ngũ địa trở về trước thì gọi là bậc hạ, vì sáng tạo ra được Lạc ý sinh thân Tam Ma Bạt Đề
- Lục thất bát địa là bậc trung, vì đắc Giác pháp tự tính ý sinh thân
- Cửu địaThập địa, đó gọi là bậc thượng, vì đắc Chủng loại câu sinh Vô tác hành ý sinh thân.
1. Chia ba bậc theo cách 2 :
Trước Sơ địa gọi là bậc gì, há chẳng phải là thuộc loại tiểu mộc sao ? Nếu y theo nghĩa này thì : 
- Sơ địa trở về trước, gọi là bậc hạ, vì chỉ thuần túy tu pháp hữu lậu.
- Bảy địa đầu, gọi là bậc trung, vì là tạp tu cả hai thứ hữu lậuvô lậu
- Bát địa trở về sau, gọi là bậc thượng, vì là thuần tu về pháp vô lậu.
CÁCH 2 :
- Sơ địa trở về trước thì gọi là cây nhỏ. 
- Sơ địa trở lên thì gọi là cây to, vì chứng được bất thoái
Hai loại cây to nhỏ, mỗi loại đều có ba bậc hạ, trung, thượng.
3. Ba bậc của cây nhỏ : 
Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng là ba phẩm của cây nhỏ. 
Thập tín thì bao gồm ở trong Sơ phát tâm trụ. 
Tứ quyết trạch phần thiện căn thì bao gồm trong Đệ thập hồi hướng
Do đó, Kinh Hoa Nghiêm chỉ thuyết về 30 vị, chẳng thuyết Thập tín vì đó là thành tám tướng trong Phát tâm trụ ; cũng chẳng thuyết Tứ thiện căn, vì đó là trụ tứ quán trong pháp giới vô lượng hồi hướng ; chỉ nói rằng Xá Lợi Phất tu đạo trải qua 60 kiếp rồi thoái, tức là tới Đệ lục trụ mãn, chưa nhập trong Đệ thất bất thoái trụ. 
Cho nên biết Thập tín không có vị riêng. 
Do đó, chỉ thuyết về 33 A tăng kỳ địa tiền là ba, chẳng nói về bốn. 
Đối Pháp luận v.v… nói rằng sơ kiếp mãn, đã tu tứ thiện căn; chẳng thuyết về sự tu hành ở các kiếp khác trong thời gian dài. Cho nên Tứ thiện căn được bao gồm ở trong Thập hồi hướng
4. Ba bậc của cây to :
- Sơ nhị tam địa, gọi là bậc hạ, vì tướng giống thế gian.
- Tứ ngũ lục địa, gọi là bậc trung, vì mới giống với xuất thế gian.
- Thất bát cửu thập địa, gọi là bậc thượng, vì vượt qua thế gian nhị thừa đạo. 
II. Ba bậc của tiểu thảo.
- Nhân giới là bậc hạ.
- Dục thiên là bậc trung. 
- Sắc thiên là bậc thượng. 
III. Ba bậc của trung thảo.
- Thất phương tiện là bậc hạ.
- Thánh hữu học là bậc trung.
- Vô học là bậc thượng. 
Trước kia là ngang xuyên ba thừa, nay thì dọc thông ba vị.
*
-Kinh văn : “Một mây mưa tưới” tới “hoa quả phô thực”. 
Tán đây : rằng là mục nói về sự hấp thụ tưới nhuần (tiếp thu giáo hóa) đều khác nhau. 
Giáo hóa có khả năng tưới nhuần kia chỉ là một. Còn cỏ cây tiếp thụ sự nhuần tưới ấy, mỗi thứ mỗi khác.
“Sinh” ví với sơ tâm
“Trưởng” ví với sự tu tập sau này. 
“Hoa phô” ví với viêïc nghe Giáo, tu Hạnh. 
“Quả thực” ví với việc chứng Lý đắêc Quả. 
* Chữ [敷] đọc là Phu, Phô : có nghĩa là hoa nở, còn có nghĩa là phô bày. 
Do cỏ cây đều tùy theo chủng tính của mỗi loại mà tiếp thụ sự nhuần tưới, cho nên sinh trưởng hoa quả mỗi thứ một khác. Lấy Giáo đối đãi với Lý mà quên Cơ, hoặc lấy Giáo đối đãi với căn cơ thành thục như hạng Hậu bất định tính thì gọi là “một mưa” (nhất vũ), cũng gọi là “một âm” (nhất âm) ; vì Lý pháp sở thuyết chỉ là một tướng, vì thoái tính cứu cánh đều thành Phật cả. 
Lấy Giáo đối với Cơ mà quên Lý pháp đi, hoặc đối với địa vị sơ cơ chưa thành thục mà có sự chuyển tải, thế thì đó gọi là tam thừa, cũng gọi là tam xa (ba xe), tùy theo cơ nghi của chúng sinh để ban đầu dẫn dắt thuyết pháp, cho nên mới có ba. 
Dùng Giáo bao hàm cả Hạnh thì gọi là tam tạng, vì đã giải thích việc tu hành về giới định tuệ mỗi thứ mỗi khác. 
Nếu dùng Giáo bao hàm cả Lý, đối đãi với Cơ mà thuyết thì gọi là nhị tạng, có nghĩa là Bồ tát tạngThanh văn tạng
Kinh A Xà Thế Vương cũng gọi là tam tạng, đó là Bồ tát tạng, Độc giác tạng và Thanh văn tạng
Nay dùng Giáo để đối đãi với Lý và hậu cơ, thì gọi là (cùng) một mây mưa, tưới nhuần cho ba loại căn cơ đó, thích ứng với từng loại chủng tính, thì gọi là tam thừa. Thể hiện Lý mà có nêu các thú đối đãi với các cơ, là làm rõ các thừa có sự khác nhau. 
Giáo đối với Cơ, Lý để thuyết minh cả ý nghĩa được bao hàm, cho nên đặt ra tên gọi các tạng. Định thể hiện rõ Giáo về Lý để vận tải các cơ, nên đặt ra tên gọi các thừa. Đó là hai cách khác nhau.
*
-Kinh văn : “Tuy cùng một đất sinh ra” tới “mỗi thứ mỗi khác”. 
Tán rằng dưới là mục bốn, là dụ về “chẳng tự biết : rõ”. 
Chủng tính ba thừa đều cùng dựa vào một chân lý, một đất mà sinh ra, đều nhờ cùng một Phật giáo, một trận mưa nhuần tưới. Như các cỏ cây kia tuy hấp thụ sự nhuần tưới khác nhau, nhưng chẳng tự biết rõ, cũng chẳng biết cỏ cây khác được nhuần tưới sinh trưởng ra sao. 
Cách giải thích này dường như sơ sài, nhưng xem phần hợp thuyết sẽ rõ hết.
*
-Kinh văn : “Ca Diếp nên biết” tới “như đám mây lớn nổi lên”. 
Tán rằng dưới là phần thứ ba : hợp thuật. :
Cũng có bốn mục. Mỗi mục đều chia làm hai : đầu tiên nêu pháp ; sau đó đều là dụ hợp, hợp thuyết về việc pháp vương xuất thế vậy.
*
-Kinh văn : “Dùng âm thanh lớn” tới “đại thiên quốc độ”. 
Tán rằng đây là mục hai, hợp thuyết về Phật giáo thấm : thuần khắp cả. 
Vì chẳng những thân Phật ở khắp nơi, mà âm thanh của Phật cũng vang khắp nơi.
*
-Kinh văn : “Ở trong đại chúng” tới “đức Phật Thế tôn”. 
Tán rằng dưới là mục thứ, ba hợp thuyết về việc hấp : thụ sự tưới thuần mỗi loại mỗi khác. 
Có hai phần : đầu là pháp thuyết, sau là dụ hợp. Trong phần đầu lại có bốn mục :
1) Tự nêu triệu tập.
2) Người khác nghe thấy đều kéo tới.
3) Phật đáp ứng lại, dẫn đạo làm lợi lạc cho.
4) Chúng sinh nghe pháp được ích lợi
Trong mục đầu lại có hai phần : đầu là tự mình kêu lên, tự mình xướng xuất; sau đó là triệu tập người khác tới. 
“Nêu, xướng” có ba ý :
1/ Xướng xuất đức hiệu.
2/ Xướng xuất lợi dụng.
3/ Xướng xuất tri kiến
Đây là phần đầu.
*
-Kinh văn : “Người chưa độ” tới “khiến được Niết bàn”. 
Tán rằng : đây là “xướng xuất lợi dụng” (nêu lên lợi ích, tác dụng) : có khả năng thỏa mãn được bốn nguyện. 
“Độ” : có nghĩa lìa khỏi, vượt qua
“Giải” : có nghĩa là đoạn ác tu thiện.
Bốn nguyện là : 
1) Người chưa lìa khổ, nguyện khiến lìa được khổ.
2) Người chưa đoạn ác tu thiện, nguyện đoạn ác tu thiện.
3) Người chưa an lạc, nguyện làm cho họ được an lạc.
4) Người chưa thành Phật đắc Niết bàn, nguyện làm cho họ được thành Phật đắc Niết bàn.
Kinh Anh Lạc nói : “Biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo là bốn nguyện lớn”, cũng tức là đây.
Trong đây, bốn loại Khổ, Tập, Diệt, Đạo, cứ theo thứ tự mà phối trí.
*
-Kinh văn : “Đời nay đời sau” tới “người thuyết về đạo”.
Tán rằng : đây là xướng xuất tri kiến. Có ba ý :
1) Xướng tam minh.
2) Xướng nhị trí
3) Xướng tam pháp.
“Biết đời nay đời sau” : đó là xướng tam minh. Đã thấy thì gọi là nay, hiện tại, quá khứ đều là nay. “Nhất thiết trí” là chân trí. “Nhất thiết kiến” là tục trí. Hoặc đầu là nhị trí, sau là ngũ nhãn
“Biết đạo khai đạo thuyết đạo” :
“Biết khai thuyết” có nghĩa là : 
- Biết các cảnh, khai các hành, thuyết các quả.
- Biết chính tà, khai thiện ác, thuyết đoạn tu.
- Hơn nữa biết đại thừa, khai Độc giác, thuyết Thanh văn
- Lại biết khai thuyết về các loại Dị sinh, Hữu học, Vô học
- Lại biết khai thuyết về các loại Chính, Tà, Bất định, Tam tụ, Tam căn, Tam khoa, Tam thế, Tam bảo, Tam độc, Tam đức, Tam giới, Tam lậu v.v… 
Hơn nữa, lại biết sinh tử, chỉ rõ tà chính, thuyết về thông tắc. Hơn nữa, giác ngộ biết được các đạo, có khả năng khai thị sơ qua, có khả năng thuyết giải sâu rộng. Cứ theo thứ tự mà phối trí
Đạo có thứ chỉ một loại, đó là chỉ một đạo nhất thừa. Có thứ có hai đạo (đối đãi với nhau); đó là thiện và ác, thế gianxuất thế gian. Cho đến mười nghiệp đạo v.v… , đều cứ theo lý mà biết .
*
-Kinh văn : “Trời, người các ngươi” tới “để nghe pháp”. 
Tán rằng trên là mục “nêu lên, xướng xuất”. Đây là : mục triệu tập.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ vô số” tới “mà nghe pháp”. 
Tán rằng đây là mục thứ hai, người khác nghe thấy thảy : đều kéo tới.
*
-Kinh văn : “Như Lai bấy giờ” tới “khoái đắc thiện lợi”. 
Tán rằng : đây là mục thứ ba, Phật đáp ứng dẫn dắt làm lợi lạc cho chúng sinh.
Vì hạng lợi căn mà thuyết đại thừa, vì hạng độn căn mà thuyết nhị thừa ; vì hạng lợi căn mà thuyết nhị thảo, vì hạng độn căn mà thuyết tiểu thảo ; vì hạng tinh tiến mà thuyết về tu hành, vì hạng lười nhác mà thuyết về mười niệm sinh Tây phương v.v…
*
-Kinh văn : “Các chúng sinh này” tới “dần dần được nhập đạo”. 
Tán rằng đây là mục bốn, chúng sinh nghe xong được lợi : ích. Có hai quả :
1) Quả thế gian : “đời này an ổn, đời sau được sinh ở chỗ tốt lành”. Như pháp theo lý mà thụ quả báo, chẳng làm điều phi pháp, đó là “nhờ đạo mà được vui”.
2) Quả xuất thế : “lìa chướng nhập đạo”. Đối với hạng không chủng tính thì khiến được quả trước, hạng có chủng tính thì khiến được quả sau. 
Thêm nữa Bồ tát đạo có hai :
1/ Tăng thượng sinh đạo.
2/ Quyết định thắng đạo. 
Cần biết, tùy theo thứ tự đoạn trừ được hai chướng, cho nên tùy lực mà đắc đạo.
*
-Kinh văn : “Như đám mây lớn kia” tới “mỗi thứ đều được sinh trưởng”. 
Tán rằng đây là hợp thuyết về sự bẩm nhuận tiếp thụ : pháp mà Phật thuyết nói trên ở nơi mỗi chúng sinh mỗi khác.
*
-Kinh văn : “Như Lai thuyết pháp” tới “chẳng tựï biết rõ”. 
Tán rằng dưới là phần hợp thuyết thứ tư, có hai : mục : mục đầu là Pháp, mục sau là Dụ. 
Trong Pháp thì : đầu tiên nêu lên, sau đó giải thích
Đây là phần nêu : đầu tiên là Phật thuyết pháp, sau đó là chúng sinh nghe pháp
“Một tướng” : có nghĩa là không có tướng khác, vì là tướng Vô tướng
Kinh Đại Bát Nhã, quyển 73 nói rằng : “các pháp đều cùng một tướng đó gọi là vô tướng”. Kinh Vô Lượng Nghĩa nói rằng : “thường thuyết các pháp chẳng sinh chẳng diệt, không có cái này, không có cái kia, một tướng vô tướng”. 
“Một vị” : có nghĩa là một Vô lậu vị, một Thắng tư ích vị, vì không có cái Thể khác nhau. 
Kinh Thắng Man nói : “một tướng một vị có nghĩa là minh giải thoát vị”. Tuy thuyết về rất nhiều loại pháp chẳng giống nhau, nhưng rốt ráo đều quy về một tướng chân như, một vị vô lậu, đều quy về thực tính cả. 
Những gì là Thể của một tướng một vị ? Đó là giải thoát Hoặc nghiệp khổ tướng, lìa tướng phân biệt sở tri chướng, Chẳng phải là các pháp hữu vi khởi lên rồi hết tận, là giồng như vô lậu, mà Thể là tướng tịch diệt. Các pháp sở khuyết rốt ráo chẳng lìa Niết bàn trí tính. Đạt được điều này thì cứu cánh tới được Nhất thiết chủng trí, chứng được Bồ đề
Thêm nữa ,lý mà Phật thuyết giảng chỉ có một tướng, vì rốt ráo tùy thuận khế hợp với trí trung đạo. Chúng sinh nghe xong tùy thuận thụ trì, đọc tụng tu hành, được thành ba cỏ hai cây khác nhau mà chẳng tự biết rõ.
*
-Kinh văn : “Vì sao như vậy” tới “chủng tướng thể tính”. 
Tán rằng dưới là giải thích phần nêu ở trên. Có ba phần : nhỏ : 
• Đầu tiên thuyết minh về sự biết chung (tổng tri).
• Thứ đến thuyết minh về sự biết riêng (biệt tri).
Cuối cùngkết luận: Phật biết, chúng sinh chẳng biết. 
Đây là phần đầu. 
“Chủng tướng” : là loại biệt hữu vi
“Thể tính” : là lý bản vô vi. 
Thêm nữa, tâm hành tác dụng là chủng tướng. Tâm pháp thể tính gọi là thể tính
*
-Kinh văn : “Niệm sự gì” tới “đắc pháp gì”. 
Tán rằng đây là thuyết minh về sự biết riêng “biệt tri”. : Có bốn pháp : 
1) Tam tuệ sở duyên.
2) Tam tuệ hành tướng.
3) Tam tuệ thể.
4) Nhờ Hạnh gì mà Qắc quả gì, nhờ Giáo gì mà được Lý gì. 
Bốn loại pháp này Phật đều biết cả, nhưng chỉ thuyết về Dược thảo. Chỉ thuyết về thứ này, cho nên chẳng nói là biết về các thứ khác.
*
-Kinh văn : “Chúng sinh trụ ở” tới “hiểu rõ, không bị trở ngại”. 
Tán rằng đây là phần kết luận : Phật biết, chúng sinh : chẳng biết. 
“Địa” là chủng tử, hoặc là các hành tướng thể tính của tâm gọi chung là Địa. 
Chẳng giống với địa đã nói đến trước đây, đó có nghĩa là nhất chân. Đó nói Phật giáo gọi là nhất vũ (một trận mưa) nhất chân pháp giới gọi là nhất địa (một đất). 
Trong đó tứ sinh (các loại chúng sinh) gọi là cỏ cây v.v… chỉ ba thừa, năm thừa, hữu tính, vô tính, Phật đều biết cả, chúng sinh chẳng biết.
*
-Kinh văn : “Như cỏ cây kia” tới “thượng trung hạ tính”. 
Tán rằng đây là nêu thí dụ thứ tư hợp thành pháp trước. :
*
-Kinh văn : “Như Lai biết đó” tới “nhất thiết chủng trí”. 
Tán rằng về trần thuật, có hai phần : :
- Phần trên, trần thuyết xong xuôi.
- Phần dưới, kết luận về phần trước. 
Phần dưới đây có hai : 
• Đầu tiên nói rõ Phật biết sâu, mà thuyết cho chúng sinh nông. 
• Sau đó là tán thành Ca Diếp có thể hiểu được nghĩa sâu. 
Đây là phần đầu.
Từ “chung quy kết ở không” trở về trước, nói rõ Phật biết sâu về tính Không, vì thể tức chân như, phi không bất không
Từ “quan sát tâm của chúng sinh” trở về sau, Phật đã thuyết nông cho chúng sinh, nhưng vẫn khế hợp với lý sâu : hai chướng hoàn toàn đoạn trừ rồi thì thành chủng trí
Phật giữ lại ý ấy, chẳng thuyết ngay cho chúng sinh về Nhất thiết chủng trí, mà tạm thời thuyết cho họ về nhị thừa. Cho nên, Phật với Thanh văn do đó mà thành ra khác nhau.
*
-Kinh văn : “Các ngươi Ca Diếp” tới “khó hiểu khó biết”. 
Tán rằng : đây là tán thành Ca Diếp hiểu được nghĩa sâu. Thoạt đầu nêu lên, sau đó giải thích
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Thế tôn” tới “thuyết rất nhiều pháp”. 
Tán rằng dưới là tụng, tất cả có 54 tụng rưỡi. Trong : đó 52 tụng rưỡi đầu, trùng tụng nghĩa trước ; còn 2 tụng sau, chuyển vào đoạn thứ ba của phẩm : kết thành thuyết thực, chuẩn bị dần cho phần thụ ký.
Trong phần đầu lại chia làm hai :
- 51 tụng đầu, tụng về phần trần thuật trước.
- 1 tụng rưỡi sau, tụng về phần kết thành trước. 
Trong trần thuật lại chia làm ba :
a) 4 tụng đầu. tụng về phần Pháp thuật trước.
b) 10 tụng rưỡi sau, tụng về phần Dụ thuật trước.
c) 36 tụng rưỡi cuối, tụng về phần Hợp thuật trước. 
Trong phần đầu có hai mục :
+ 3 tụng đầu : tụng về mục thứ nhất : Phật nổi lên ở đời, đó là vua về các pháp, lời Ngài thuyết giảng chẳng hề sai.
+ 1 tụng cuối : tụng về mục thứ tư : chúng sinh chẳng thể tự mình thông đạt
Trong mục một này, cũng có ba phần :
1/ Nêu rõ các điều sở thuyết của pháp vương chẳng hề sai.
2/ Nói rõ Như Lai thuyết pháp hiếm có, 
3/ Nhắc lại thành thuyết trước. 
Đây là phần đầu.
“Phá hữu”, có nghĩa là có thể : 
- Phá nhất hữu : cho rằng tam giớisở hữu của một nghiệp hữu.
- Phá nhị hữu : tức bản hữutrung hữu.
- Phá tam hữu : tức là tam giới;.
- Phá tứ hữu : tức sinh hữu, tử hữu, trung hữubản hữu
Kinh luận mới dịch gọi là tiền thời hữu :
- Phá ngũ hữu : tức là ngũ thú.
- Phá thất hữu : tức ngũ thú, nghiệp hữutrung hữu.
- Phá cửu hữu : tức là cửu địa, cửu hữu tình cư.
- Phá nhị thập ngũ hữu (25 hữu) : Tụng về 25 cõi rằng :
Tứ vực, Tứ ác thú.
Phạm vương, Lục dục thiên.
Vô tưởng thiên, Tịnh cư.
Tứ không, cùng Tứ thiền.
Hoặc “Phá hữu” : có nghĩa là Phá trừ cái tâm chấp hữu tam thừa vô biệt thể. 
Hoặc trong tụng này :
“Phá hữu pháp vương” : là pháp thân.
“Xuất hiện thế gian” : là báo thân.
“Tùy chúng sinh dục,
Chủng chủng thuyết pháp” : là hóa thân.
*
-Kinh văn : “Đức Như Lai tôn trọng” tới
“Chẳng cần phải thuyết ngay”. 
Tán rằng đây là thuyết minh về mục Như Lai thuyết pháp : hy hữu
* “Mặc” [默] tức là Giam mặc [ 緘 默 ] : có nghĩa là im lặng, lẳng lặng. “Vụ” [務] có nghĩa là nôn nóng, vội vàng, chỉ chuộng.
“Im lặng” : vì cái lý về một thực, ba quyền rất là vi diệu, cho nên Phật chẳng thích nôn nóng vội vàng, chỉ chuộng việc trần thuật ngay tức thì, mà ắt còn phải đợi căn cơ của chúng sinh thành thục, mới có thể thuyết cho.
*
-Kinh văn : “Người trí nếu được nghe” tới 
“Thế thì bị mất mãi”. 
Tán rằng đây là kết thành thuyết trước : vì sợ rằng : có sự nghi ngờ, hối lại, thành ra sẽ bị mất mãi mãi, cho nên chẳng vội thuyết ngay.
*
-Kinh văn : “Thế cho nên Ca Diếp” tới 
“khiến họ được chính kiến”. 
Tán rằng : đây là tụng phần thứ tư : chẳng thể tự mình thông đạt
Do Phật biết rõ thấu đáo các pháp, biết rõ căn cơ của chúng sinh, biết cách giảng giải nào thật thích nhất với sở thích của họ mà thuyết pháp, khiến họ được chính kiến. Còn các chúng sinh thì chẳng thể tự biết thượng, trung, hạ tính. Lời văn nối tiếp ý trước cho nên nói là “Thế cho nên”.
*
-Kinh văn : “Ca Diếp ! Ông nên biết” tới 
“Có thể bưng hứng được”. 
Tán rằng dưới là đoạn thứ hai, có 10 tụng rưỡi, tụng : về phần Dụ thuật trước kia, chia làm ba phần :
1. Đầu là 3 tụng : hợp thuyết về hai dụ đầu : dụ về việc pháp vương xuất thế và dụ về thuyết giáo nhuần tưới khắp.
2. Thứ đến 6 tụng rưỡi : tụng về dụ thứ ba, là dụ về sự hấp thụ việc tưới nhuần (sự tiếp thu giáo pháp) của chúng sinh mỗi người mỗi khác.
3. Cuối là 1 tụng : tụng về dụ “chẳng tự giác ngộ biết rõ”.
Phần đầu lại chia làm hai mục nhỏ :
a) Đầu 1 tụng : tụng chung về hai dụ trước .
b) Cuối 2 tụng : giải thích riêng về công đức của mây. 
“Giống như đám mây lớn nổi lên ở thế gian” : đây là dụ đầu. 
“Che khắp hết thảy” : là dụ thứ hai.
Ca tụng mây có 7 công đức
1) Mây tuệ chứa đựng các pháp để tưới nhuần (tuệ vân hàm nhuận) : như từ tâm, rồng khởi mây lên chứa sẵn cơn mưa, trụ suốt 7 ngày, đợi người nông phu canh tác xong mới đổ mưa. Đó là để ví với trong đám mây Từ của Phật có chứa đựng muôn đức, đợi cho căn cơ chúng sinh chín muồi rồi mới đổ mưa pháp vũ xuống mà tuyên dương Phật pháp để hóa độ cho.
2) Ánh chớp sáng soi (điện quang hoảng loạn) : ví với sự giáo hóa dẫn đạo của Phật rất rõ ràng, thân quang trí quang soi khắp mọi thứ. 
* Chữ [晃] đọc là Hoảng, nghĩa như chữ Quang [光] : có nghĩa là sáng, ánh sáng. Chữ [耀] đọc là Diệu, có nghĩa là soi sáng chiếu dọi.
3) Tiếng sấm vang xa (lôi thinh viễn chấn) : kinh động các loài chúng sinh ở tận nơi xa, ví với việc đức Phật ra đời khiến bọn ma phải sợ hãi.
4) Khiến chúng sinh vui mừng (lệnh chúng duyệt dự) : chúng sinh mừng vì thấy mây nổi lên, vui vì sẽ được bóng rợp của mây che cho, ví với việc thấy Phật xuất hiện thì mừng rằng sẽ được con thuyền giáo pháp do Phật thuyết chở cho cả năm loài (ngũ thú).
* Chữ [豫] Dự : có nghĩa vui mừng sung sướng.
5) Che ánh mặt trời (nhật quang yểm tế) : ví với việc diệt trừ phiền não, như trong Kinh Hoa Nghiêm nói rằng : “che thói tà đi để thấy ánh mặt trời”.
6) Trên đất mát mẻ (địa thượng thanh lương) : ví với việc khiến cho loài hữu tình dẫu ở địa vị sinh tử mà vẫn chứng được Niết bàn.
7) Râm rợp rủ che, như bưng hứng được (Ái đãi thùy bố, như khả thừa lãm) :
* Có sách giải thích chữ [靉] Ái : là tối tăm (muội); chữ [靆] Đãi : là màu đen. Hai chữ này có âm đọc là Ái đãi, có nghĩa là đen tối u ám, vì vậy bóng mây che gọi là “Ái đãi”. 
Thêm nữa sách Quảng Nhã còn giải thích nghĩa Ái đãi giống như “Ế hội” [翳薈], mà “ế hội” là từ nói về trạng thái mây đùn lên rất nhiều. (Vậy có nghĩa là râm rợp). Sách Thông Tục văn giải thích : mây che khuất mặt trời thì gọi là Ái đãi. 
Đây là thí dụ ví với việc đức Phật giáng linh, từ bi hưng thịnh, làm khuôn mẫu lớn, khiến chúng sinh mừng rỡ ưa thích vì sẽ được làm Phật, cho nên gọi là Ái đãi (râm mát).
“Như bưng hứng được” , “bưng hứng” (thừa lãm) : là nói về tình trạng có thể nắm được. 
* Chữ [攬] đọc là Lãm, có nghĩa là cầm lấy, còn viết là [ ]. Sách thuyết Văn viết là [攬], có nghĩa là nắm được. 
Bồ đề chẳng thể dùng thân tâmchứng đắc, nếu có thể thì cũng chỉ dường như đắc, mà chẳng phải thực sự đắc. Phải dùng trí mà chứng, cho nên nay phải thêm (cho mây kia) ba công đức nữa :
1/- Tiếp theo ý văn trên, sở dĩ (Phật như mây kia) khởi lên ở thế gian là vì xót thương tất cả các loài chúng sinh.
2/- Rồng có khả năng khiến mây nổi lên, vì ví như 2 thân : pháp thânbáo thân (của Phật) thực hiện công cuộc giáo hóa này.
3/- Có thể đổ trận mưa rào tưới nhuần cho các cây cỏ đâm chồi. Đây là ví với việc (đức Phật) có thể thuyết pháp, làm lợi ích cho hết thảy. 
Ba đức này gộp với bảy đức nói trên trong kinh, tất cả là mười đức.
*
-Kinh văn : “Mưa ấy khắp đều nhau” tới 
“Cõi đất đều thấm ướt”. 
Tán rằng dưới là đoạn thứ hai, nói về sự thấm nhuần : của mỗi loài mỗi khác.
Đoạn này có 6 tụng rưỡi, chia làm ba phần :
- 1 tụng nói về công năng của mưa.
- 2 tụng rưỡi nói về Thể của sự tưới nhuần trưởng dưỡng.
- 3 tụng nói về Dụng của sự tưới nhuần trưởng dưỡng
Đây là phần đầu. 
Kinh Niết Bàn nói : “đối với chúng sinh, Phật chẳng cần xét tới chủng tính của họ, thậm chí họ là hạng tôi tớ thấp hèn, mà chỉ xét tới chúng sinhthiện tâm thì ngài đều thương xót. Ví như sư tử nhìn thấy sư tử con kia bị hương tượng giết như thế nào, thì lúc con thỏ bị nó giết cũng thế, chẳng sinh tâm khinh thường”. 
Gọi là “phổ đẳng” (phổ cập đều khắp), vì mưa ấy “đổ xuống cả bốn phương”, tưới cho khắp mọi loài chúng sinh, khiến cho “cõi đất đều thầm ướt” đầy rẫy tràn trề.
*
-Kinh văn : “Nơi sông, núi, hẽm, hang” tới 
“Cây cỏ thuốc đều tốt”. 
Tán rằng đây là thuyết minh về Thể của sự tưới nhuần : trưởng dưỡng :
a) 1 tụng đầu là nói chung.
b) 1 tụng rưỡi sau là nói riêng về sự tưới nhuần cho từng chủng tính
* “Bách cốc” (hàng trăm loại cốc). Chữ Cốc [穀] có nghĩa là kế tục. Vật Lý luận của Dương Tuyền nói : chữ Lương [粱] là tên chung của kê nếp, kê tẻ (Thử tắc) [黍稷]. Chữ Đạo [稻] là tên chung của thóc tẻ, thóc nếp (Canh nga [ ]). Chữ Tề [齊] là tên chung của các loại đậu. 
Ba loại cốc (tam cốc) nói trên, mỗi loại lại chia làm 20 thứ, gộp lại là 60 thứ. Dưa rau mỗi loại có 20 thứ. Tổng cộng thành ra 100 thứ cốc (bách cốc). Cho nên Kinh Thi có câu : “gieo trăm thứ cốc”. Chu Dịch có câu : “trăm thứ cốc bám vào đất”. 
Ba sự : “trăm thứ cốc, mía, nho” : là để ví hai loại cỏ vừa và lớn, vì ba thừachủng tính
* Chữ [蔗] đọc là Giá. Chữ [萄] đọc là Đào, chữ này còn viết là [桃.陶]. Trương Khiên đi sứ sang Tây vực mang về được An thạch lựu, bồ đào [葡桃], hồ đào [胡桃]. Sách Quảng Chí nói rằng : bồ đào viết là [葡桃] có ba loại trắng, đen, vàng.
Loại cỏ nhỏ [小草] này ví với hạng Vô chủng tính được sinh ở cõi người, cõi trời. Như “đất khô được tưới khắp” : không có xuất thế chủng. Tổng kết cả phần trên thì nói rằng : tam thừa dược thảo, hai cây đại tiểu có chủng tính, nhân trận mưa này mà “được tưới nhuần xanh tốt khắp cả”. Đây là theo nghĩa riêng mà phối hợp với Dụ. 
Cũng có bản nói : núi, sông, hẽm, hang : lúa mạ ở đấy tức là bách cốc. 
* Sách Thuyết Văn nói : cỏ mọc ở ruộng thì gọi là Miêu [苗] (mạ). Các sách Thương Hiệt, Ngọc Thiên nói : lúa [禾] (Hòa) chưa trổ bông thì gọi là Miêu (mạ). Ví như câu “miêu nhi bất tú” (mạ chẳng trổ bông). Lúa đâm bông nẩy hạt thì gọi là Giá [稼], cọng lúa thì gọi là Hòa[禾]. Lại nói, khi còn ở ruộng thì gọi là Giá [稼].
Theo cách giải thích, trước hai chữ Miêu giá (mạ lúa) có sự khác nhau, ví với nhân và quả có sự khác nhau. Theo cách giải thích sau, thì Miêu tức là Giá, thế thì chỉ ví với các loài cốc nói chung.
*
-Kinh văn : “Từ mây ấy mưa tuôn” tới 
“Đều tươi tốt mượt mà”. 
Tán rằng : đây là thuyết minh về Dụng của sự tưới nhuần trưởng dưỡng. Có hai ý :
• 2 tụng đầu nói về ý nhờ được tưới nhuần mà được sinh trưởng.
• 1 tụng sau nói về ý nhờ được tưới nhuần mà được tươi tốt mượt mà.
“Ba bậc thượng, trung, hạ” khác nhau ở mỗi loại cây. 
“Xứng với tiểu, đại ấy” : có nghĩa là hai loại cây tiểu, đại đều có ba bậc cả. 
“Gốc, thân và cành, lá” : bốn nghĩa này như trước. 
Các cây này đều có “hoa” và “quả”, đều có “vẻ sáng” nhờ tác dụng ở bên ngoài. 
Hoa ví chung với nhân. Quả ví chung với quả.
Những lời văn khác có thể hiểu được.
*
-Kinh văn : “Như thể tướng của nó” tới 
“Mỗi thứ được nhuần tốt”. 
Tán rằng đây là tụng về phần thứ tư “chẳng tự biết : rõ”. 
Sự tưới nhuần chỉ là một, vì sự thụ giáo giống nhau nhưng sự thấm nhuần tươi tốt mỗi thứ mỗi khác. Chúng sinh ba thừa rốt cuộc chẳng tự biết rõ công đức mà mình đạt được. Cho nên biết rằng ba thừa có sự khác biệt vì trí có sự khác nhau ví như ba cỏ hai cây vậy.
*
-Kinh văn : “Đức Phật cũng như vậy” tới 
“Thực chất của các pháp”. 
Tán rằng đây là đoạn thứ ba, có 36 tụng rưỡi, tụng về : phần hợp thuyết trước kia.
Văn đây chia làm hai phần :
- 2 tụng đầu, tụng hai hợp thuyết đầu.
- 34 tụng rưỡi sau, tụng về hợp thuyết của phần thứ ba “sự tiếp thụ nhuần tưới của mỗi loài mỗi khác”.
Chẳng tụng về hợp thuyết của phần thứ tư “chẳng tự biết rõ”. 
Đây là phần đầu.
*
-Kinh văn : “Đấng đại thánh Thế tôn” tới
“Cùng sự vui Niết bàn”. 
Tán rằng : đây là đoạn thứ hai, gồm 34 tụng rưỡi, tụng về hợp thuyết “sự tiếp thụ nhuần tưới mỗi loài mỗi khác”.
Trong đó trường hàng có bốn mục, đây chỉ có ba mục :
- 4 tụng rưỡi đầu : tự nêu triệu tập.
- 9 tụng rưỡi sau : Phật ứng dẫn đạo, lợi lạc (cho chúng sinh)
- 21 tụng cuối : chúng sinh nghe xong, được ích lợi
Chỉ không có hợp thuyết về phần thứ hai : người khác nghe xong thảy đều kéo tới. 
Trong mục đầu có hai ý :
+ 3 tụng rưỡi đầu là nêu.
+ 1 tụng sau là triệu. 
Đây là ý đầu : tuy có chủng tính, chưa từng được nghe pháp. Thiếu thốn về pháp thì gọi là khô héo. 
* Chữ Cảo [槁] nghĩa như chữ Khô [枯].
*
-Kinh văn : “Các chúng người, trời này” tới 
“Ra mắt Vô thượng tôn”. 
Tán rằng đây là triệu vậy. :
*
-Kinh văn : “Ta là đấng Thế tôn” tới 
“Vì Niết bàn giải thoát”. 
Tán rằng dưới là đoạn thứ hai, có 9 tụng nói về việc : Phật ứng với căn cơ chúng sinhdẫn đạo làm lợi lạc cho họ. 
Trong đây có 5 mục :
1) Đầu là 2 tụng : Phật thuyết thắng pháp.
2) Thứ đến 1 tụng : tụng đại thừa nhân.
3) Thứ đến 2 tụng rưỡi : bình đẳng thuyết pháp.
4) Thứ đến 1 tụng rưỡi : chuyên làm lợi ích.
5) Cuối cùng là 2 tụng : chẳng lựa lọc tốt xấu. 
Đây là mục đầu.
Chính pháp vị ngọt, có thể chữa khỏi chứng phiền não, cho nên ví với “cam lồ” (móc ngọt).
*
-Kinh văn : “Chỉ dùng một diệu âm” tới 
“Mà kết làm nhân duyên”. 
Tán rằng : đây là mục hai “đại thừa nhân”.
Giả thiết thuyết về nhị quyền, vì đều là đại thừa nhất thiết chủng trí cả.
*
-Kinh văn : “Ta xem hết thảy chúng” tới 
“Lúc đông nhiều cũng thế”. 
Tán rằng đây là mục ba “bình đẳng thuyết pháp”. :
Đoạn trừ được tư tưởng phân biệt ta và không phải ta (vật), cho nên không có sự phân biệt cái này cái kia. 
Vì đã đoạn trừ được yêu ghét, cho nên không có tâm phân biệt kẻ oán người thân. Vì chẳng sẻn pháp, nên ta không có thói tham trước. Vì chẳng ghen ghét, nên cũng không có ngăn cách trở ngại. 
Cho nên bình đẳng thuyết pháp cho một người cũng như nhiều người. Tức là giống như ý bài kệ “nếu ai tin theo Phật” đã nói trước đây.
*
-Kinh văn : “Thường diễn thuyết pháp luôn” tới
“như mưa tưới nhuận khắp”. 
Tán rằng đây là mục bốn : “chuyên làm lợi ích”. :
“Đi, đến, ngồi đứng” : ba uy nghi Phật, lược qua không có nằm. Vì lúc làm lợi lạc cho chúng sinh, hoặc “đi” để thị hiện nhập Niết bàn, hoặc “đến” để thị hiện thành chính giác, hoặc “ngồi” chỉ việc thuyết pháp lợi sinh, hoặc “đứng” để chờ chúng sinh cơ duyên chín muồi, mà “chẳng hề mệt mỏi lười nhác”, đó là vì lòng từ bi sâu sắc vậy.
*
-Kinh văn : “Sang hèn cùng trên dưới” tới 
“Mà không chút lười nhác”. 
Tán rằng : đây là mục năm : “chẳng lựa lọc tốt xấu”.
Chẳng chọn chủng tính nghèo giàu, sang hèn, chỉ cần thấy có thiện căn là liền thuyết pháp cho, ví như con sư tử con khi giết thỏ cũng như bị hương tượng giết, nó không có tâm phân biệt lựa chọn.
*
-Kinh văn : “Hết thảy hạng chúng sinh” tới 
“Trụ ở nơi các địa”. 
Tán rằng dưới là đoạn thứ ba, có 21 tụng nói về việc : chúng sinh nghe pháp được lợi ích
Chia làm ba phần : 
- Đầu 9 tụng rưỡi : pháp dụ, hợp thuyết về sự hấp thụ nhuần tưới có chỗ khác nhau, với tính khác nhau.
- Kế 3 tụng rưỡi : pháp dụ, hợp thuyết về sự hấp thụ nhuần tưới khiến được nảy nở tươi tốt, với nhân khác nhau.
- Cuối 8 tụng : pháp dụ, hợp thuyết về sự hấp thụ nhuần tưới thành ra quả thực, với quả khác nhau. 
Phần đầu có hai phần nhỏ :
+ Đầu tiên là 8 tụng về pháp.
+ Sau đó là 1 tụng rưỡi về dụ. 
Phần đầu này lại chia làm hai mục : 
- 1 tụng đầu, là phần nêu chung. 
- 7 tụng sau, là phần thuyết minh riêng. 
Đây là phần đầu. 
“Trụ ở các địa” : chỉ Thập địa của tam thừa, gồm có : Càn huệ địa, Chủng tính địa, Bát nhân địa, Cụ kiến địa, Bạc địa, Ly lục địa, Dĩ biện địa, Độc giác địa, Bồ tát địa, Như Lai địa; vì dưới sẽ nói riêng về ba cỏ, đây nói trước về Thập địa cộng hành của tam thừa.
Hoặc Phàm phu địa, Hữu học địa, Vô học địa, Bồ tát địa, Như lai địa. Hoặc địa của tam thừa nói ở đây tức là vô tính, nhị thừa chủng tínhđại thừa tính, tùy theo phận vị đó mà gọi là “địa”.
*
-Kinh văn : “Hoặc ở cõi người, cõi trời” tới 
“Là dược thảo bậc thượng”. 
Tán rằng dưới đây là 7 tụng thuyết minh riêng, chia làm : hai phần :
- Đầu 4 tụng : tụng về ba cỏ.
- Cuối 3 tụng : tụng về hai cây.
Đây là phần đầu, có ba mục : 
a) 1 tụng : tiểu thảo.
b) 2 tụng : trung thảo.
c) 1 tụng : đại thảo. 
Hạng người vô chủng tính thích sự khoái lạc ở cõi người, cõi trời, thì gọi là tiểu thảo
Kinh Thiện Giới nói rằng : “người vô chủng tính thì chỉ dùng thiện căn của người, trời mà khiến họ thành thục”. Hoặc : 
- Bảy phương tiện cũng gọi là tiểu thảo
- Nhị thừa gọi là trung thảo
- Bồ tát gọi là thượng thảo.
Cũng tức là tứ sinh mà Thắng Man phụ trách :
- Chúng sinh vô văn phi pháp (không nghe pháp, làm sai pháp) tức là tiểu dược thảo
- Giữa là nhị thừa tức là trung dược thảo
- Bồ tát là đại dược thảo
Đó tức là ba loại bệnh nhân trong Kinh Niết Bàn vậy.
*
-Kinh văn : “Lại nữa, các Phật tử” tới 
“Đó gọi là cây lớn”. 
Tán rằng đây là thuyết minh về nhị mộc (hai loại cây) : : 
- 1 tụng rưỡi đầu : tiểu mộc.
- 1 tụng rưỡi sau : đại mộc. 
Tức là trong đại thảo chia làm hai :
a) Địa tiền là tiểu mộc, vì trừ được nghi hối, biết chắc chắn sẽ được làm Phật
b) Thập địa gọi là đại mộc, vì được nhị lợi, vì đã chứng được địa vị bất thoái chuyển, chẳng còn phải tu hạnh bất thoái nữa.
Về nghĩa, xét thấy nhị thừa chưa thành Vô học, cũng gọi là trung thảo
Ba ý sinh thân căn cứ vào sự quyết định, chỉ nói Vô học hồi tâm trở về sau mới thụ biến dịch sinh, vì phần vị đã quyết định, khác với hạng Hữu học, cho nên ở đây chẳng bàn tới. 
Hạng chưa nhập thánh vị và hạng vô chủng tính có thể gọi là tiểu thảo
Căn cứ vào đó, thì hạng Địa tiền chẳng gọi là tiểu mộc, nếu thế thì tiểu mộc bao gồm những gì ? Cho nên cách giải thích trước tốt hơn
Hoặc trước Thất địa gọi là tiểu mộc, sau Bát địa gọi là đại mộc. Đây nói bất thoái, về tu hạnh bất thoái. Hết thảy Bồ tát đều gọi là đại thảo. 
Trí Độ luận nói rằng : “ví như sấm động, chim nhỏ nghe thấy thảy đều kinh sợ, chim công nghe thấy thì liền múa mênh, cho nên gọi là đại thảo”. Nhân đó mà giải thích nhị mộc phần vị khác nhau. Trong các kinh luận nói về việc chứng đắc Bồ đề, lý chẳng thống nhất. 
Kinh Đại Bát Nhã quyển 74 nói về năm loại Bồ đề. Kinh Kim Cương Bát Nhã nói rằng : “thực ra không có tiểu pháp đắc Phật bồ đề. Nếu có tiểu pháp đắc Bồ đề thì Phật Nhiên Đăng ắt chẳng thụ ký cho ta. Lại còn có lời dạy rằng : lúc mới phát tâm, liền thành chính giác”. 
Kinh này nói tới tám lần sinh, thậm chí một lần sinh sẽ được Bồ đề. Cũng có thuyết nói : ba đại kiếp tu mới lên chính giác. Ý kiến của các vị Luận sư về các nghĩa này khác nhau. 
Du Già luận nói rằng : “kiếp” có hai loại :
1) Đó là số ngày, tháng, năm, tức là ngày, đêm, tháng, mùa, năm nói trong luận này.
2) Chỉ A tăng kỳ kiếp
Các thứ vượt qua được chỉ có thể vượt tiền kiếp, không thể vượt hậu kiếp. 
Cho nên theo nghĩa này, nếu căn cứ vào Vô vi chân như Vô tướng thì thực khôngtiểu pháp đắc Bồ đề, vì Kinh Bát Nhã chủ thuyết về Vô vi. Sơ địa Bồ đề, phát tâm liền chứng. Đây là chứng phát tâm, chẳng phải như chủng tính phát tâm, giống với kinh này : Tám lần sinh thậm chí một lần sinh sẽ được. 
Hoặc trong kinh này căn cứ vào chứng phát tâm. Luận giải chứng đắc Sơ địa Bồ đề, cho nên sơ phát tâm đó liền lên chính giác, vì là nhân Bồ đề của chủng tính phát tâm
Ba đại kiếp tu mới chứng được Bồ đề, đó là Vô thượng Bồ đề, là quả mãn Bồ đề, vì đại kiếp tu. Như vậy thì cũng chẳng trái ngược nhau. Phật quả to lớn, chẳng phải là do nhân nhỏ mà thành được. Nếu còn nghĩ khác thì rất trái với chính đạo
Cho nên Kinh Niết Bàn nói : “nói là Phật khó thành, thì mau thụ ký cho. Nói là Phật dễ thành thì chậm thụ ký cho”. 
*
-Kinh văn : “Phật bình đẳng thuyết pháp” tới “bẩm thụ mỗi người mỗi khác”. 
Tán rằng dụ này nói về sự bẩm thụ của mỗi loại mỗi : khác vì tính khác nhau.
*
-Kinh văn : “Phật dùng thí dụ này” tới “dần dần tươi tốt thêm”. 
Tán rằng dưới là 3 tụng rưỡi là pháp dụ hợp thuyết : về sự bẩm thụ nhuần tưới rồi phát triển tươi tốt về nhân của mỗi loài mỗi khác. 
- 1 tụng rưỡi đầu, ví với điều Phật thuyết ít ỏi “như một giọt trong biển” (như hải nhất trích). 
- 2 tụng sau, là pháp dụ hợp thuyết về nhân tăng trưởng tốt tươi khác nhau. 
* Chữ [滴] đọc là Trích. Thông Tục văn giải thích : rơi từng giọt gọi là Ngưng. Sách Thiết Vận viết là [滴]. Có chỗ viết là [ ] và đọc là Đế, có nghĩa là nước rơi xuống, chẳng phải là nghĩa ở đây. 
*
-Kinh văn : “Pháp của các đức Phật” tới “đều được đầy đủ khắp”. 
Tán rằng dưới có 8 tụng là pháp dụ hợp thuyết về sự : bẩm nhuận thành ra trái quả khác nhau. 
Có hai phần : 
- Đầu 6 tụng rưỡi : là pháp thuyết. 
- Sau 1 tụng rưỡi : là dụ thuyết. 
Văn đầu có ba mục : 
+ 1 tụng đầu : tụng chung về có thể khiến cho được quả được đầy đủ, cũng là tụng riêng về khiến cho tiểu thảo quả mãn
+ 2 tụng rưỡi kế : về trung thảo
+ 3 tụng rưỡi cuối : tụng về đại thảo. 
Đây là mục đầu : thế gian đầy đủ gọi là nhân thiên mãn.
*
-Kinh văn : “Tuần tự tu hành dần” tới “thảy đều được tăng trưởng”. 
Tán rằng đây là thuyết minh về trung thảo. :
Nhân người trời sinh, “dần được đạo quả” nghĩa là nhị thừa mãn.
*
-Kinh văn : “Nếu các vị Bồ tát” tới “mà đều được tăng trưởng”. 
Tán rằng : đây là thuyết minh về đại thảo. 
Đại thảo tức là nhị mộc (hai loại cây) : 
- 1 tụng rưỡi đầu : tiểu mộc. 
- 2 tụng sau : đại mộc. 
*
-Kinh văn : “Như vậy đó Ca Diếp” tới “thảy đều được thành quả”. 

Tán rằng : đây là dụ hợp thuyết về sự bẩm nhuận (tiếp thụ tưới nhuần) trước kia được thành trái quả viên mãn.
*
-Kinh văn : “Ca Diếp nên biết rằng” tới “chư Phật đều như thế”.
Tán rằng : đây là đoạn thứ hai, tụng kết luận về những điều nói trên : ta giống chư Phật : trước quyền sau thực. Các ngươi tín thụ, nên cực hiếm có.
*
-Kinh văn : “Ta nay vì các ngươi” tới “thảy đều sẽ thành Phật”. 
Tán rằng : đây là đoạn thứ ba của phẩm, là phần kết luận : thuyết về thực thừa để làm đà dần dần cho việc thụ ký. 
Sự tu hành của Thanh văn là nhân xa của việc thành Phật. Cho nên là đạo phương tiệnBồ tát tu hành
Luận nói rằng : “điều các ngươi tu hành, đó là đạo Bồ tát”, có nghĩa là phát tâm Bồ đề, thoái rồi lại phát, thiện căn tu hành được trước kia chẳng diệt, sau nay cùng được quả cả. 
Cho nên, việc tu nhị thừa là cái nhân phương tiện xa của đại thừa, đó gọi là đạo Bồ tát.

PHẨM THỤ KÝ
Dùng ba môn để phân biệt
I. NÓI RÕ DỤNG Ý.
II. GIẢI THÍCH SAI BIỆT.
III. GIẢI THÍCH TÊN PHẨM. 
I. NÓI RÕ DỤNG Ý.
Có hai ý : 
1. Thu Tử là bậc thượng căn, nghe pháp thuyết liền giải ngộ, Phật liền thụ ký cho. Bốn người khác là hạng trung căn nghe dụ thuyết rồi mới hiểu, nên Phật cũng thụ ký cho. 
2. Vì ba loại người không có phiền não nhưng lại nhiễm mạn mà thuyết tam bình đẳng, thoạt đầu nói về thừa bình đẳng, cho nên Phật cũng thụ ký cho. 
Trước kia Phật nói : thể của thừa khác nhau, bèn có hạng Vô học chấp trước cho rằng thừa nhất định khác nhau. Vì vậy mà phải ký biệt, để tỏ rõ là thừa bình đẳng. Chính vì vậy mói có phẩm này, như phẩm Thí Dụ đã giải thích
II. GIẢI THÍCH SAI BIỆT
Có ba loại có thể thụ ký :
1. Thể tính là có. 
2. Thắng hữu đương quả (có thể tính tốt, sẽ được thành quả). 
3. Thắng nhân thắng lý, đại nhân đại quả (người tốt lý tốt, nhân lớn quả lớn). 
1. Thể tính có, thì có thể thụ ký. Thể tính không có, thì chẳng thể thụ ký, như 14 loại Bất khả ký. Lý sự vốn không thì chẳng thể thụ ký. 
-Hỏi : có thể tính thì có thể thụ ký cho, sao Kinh Hoa Nghiêm nói rằng : “Hữu thủy vô thủyvô ký ? Phật chẳng đáp. Lại một vị Tỳ kheo hỏi : mười hai nhân duyên tự tác, tha tác. Vô minh tự khởi, là nghĩa vô thủy, gọi là tự tác. Lại từ tha khởi, là nghĩa hữu thủy, có gọi là tha tác ?” 
Đáp : “Phật đều bác bỏ và nói : ví như người bị tên độc bắn trúng, chỉ nên mời thầy thuốc nhổ cho, chẳng cần hỏi tên ấy vì sao mà trúng”. Cho nên, hạng có thể tính thì có thể thụ ký ; không có thì chẳng thể thụ ký. 
2. Hạng thắng hữu đương quả thì có thể thụ ký, không thì chẳng thể thụ ký cũng như thiện pháp với bất thiện pháp. 
Thành Duy Thức luận nói rằng : ký là nói về thiện ác. Hạng có tự thể thù thắng và sẽ thành quả có thể ghi nhận, cho nên gọi là Ký. Hạng Vô ký chẳng thế, cho nên chẳng thể thụ ký. 
3. Thắng nhân thắng lý, đại nhân đại quả thì có thể thụ ký, chẳng phải hạng ấy thì chẳng thể thụ ký.
Biệt ký tức Ký biệt kinh, ghi chuyện đệ tử sinh tử vì là thắng nhân (người nổi trội), ghi nghĩa thâm mật vì là thắng lý (lý nổi trội), ghi người sẽ thành Phật vì là đại nhân đại quả (nhân lớn quả lớn). Người kém lý kém, nhân nhỏ quả nhỏ thì gọi là “bất khả ký” (chẳng thể được thụ ký). Nay ở đây chính là hạng đại nhân đại quả trong loại thứ ba này, cho nên thụ ký cho họ.
Chẳng phải là hai loại đầu được thụ ký toàn bộ và hạng sau cũng được thụ ký một bộ phận nhỏ. 
Thêm nữa, việc thụ ký này có nhiều sai biệt.
Ở đây nêu lêu 6 loại như sau :
- 1 loại ký : như thụ ký kinh trong 12 phần giáo.
- 2 loại ký : như nói trong Kinh Niết bàn :
- Nếu người nghe thuyết pháp tùy thuận thích nhập đạo chóng được thành Phật, rồi trong tâm sinh ra khinh rẻ, thì thụ ký chậm cho họ. 
- Nếu nói đạo Phật khó thành, phải chịu vất vả khổ sở lâu rồi sau mới thành được, thì thụ ký nhanh cho người đó. 
Ngoài ra còn có : 
- Hạng thiện căn chín rồi thì thụ ký nhanh cho.
- Hạng thện căn chưa chín thì thụ ký chậm cho.
- Hạng chán ghét sinh tử, muốn chóng chứng Bồ đề, Trí tăng thượng, thì thụ ký nhanh cho.
- Hạng thích ở trong vòng sinh tử, hóa độ chúng sinh, Bi tăng thượng, thì thụ ký chậm cho. 
Lại còn có hai loại : 
1) Tổng ký (thụ ký chung). 
2) Biệt ký (thụ ký riêng). 
- 3 loại ký : như Trí Độ luận nêu : 
1/ Tự biết tha chẳng biết, vì lợi tự mà chẳng 
lợi tha.
2/ Tha biết tự chẳng biết vì lợi tha
3/ Tự tha đều biết, vì thực hành cả hai lợi.
- 4 loại ký : như trước đã nói. 
- 5 loại ký : tức là Như lai tự ký trong kinh này.
- 6 loại ký : như phẩm Thí Dụ lúc đầu đã nói.

III. GIẢI THÍCH TÊN PHẨM. 
Chữ [授] đọc là Thụ, nghĩa ở đây như các chữ Vi, Dữ, Phó, có nghĩa là trao cho, truyền cho. 
Chữ [記] Ký : ở đây có nghĩa như các chữ Quyết, Biệt, Nghiệm, Chí : để quyết định dứt khoát sẽ thành quả, để phân biệt quả tướng sẽ tới và nghiệm với nhân của nó, ghi nhận cái quả sau này, cho nên gọi là Thụ ký. 
Phẩm này thuyết minh về chuyện ấy nên gọi là phẩm Thụ Ký.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Thế tôn” tới “vô lượng đại pháp”. 
Tán rằng văn trong phẩm này chia làm hai phần lớn : :
• Phần đầu là bốn người hiện tiền đựơc biệt thụ ký. 
• Phần cuối phẩm có 2 tụng rưỡi, nêu rõ việc sẽ thụ ký. Đó là lý do của vòng thuyết pháp thứ ba. 
Phần đầu lại chia làm hai phần : 
- Phần đầu là Ca Diếp được thụ ký. 
- Phần sau là ba vị đại Thanh văn thụ ký. 
Phần đầu này lại chia là hai : 
- Trước là trường hàng.
- Sau là kệ tụng
Phần trường hàng trước lại có hai mục : 
+ Đầu là nhân ký.
+ Sau là quả ký. 
Đây là mục đầu : ngoài gặp duyên tốt, trong tu diệu hạnh
* Chữ [覲] Cận : nghĩa như kiến, có nghĩa là “được thấy”, “được gặp”. 
Cứ theo như lời văn thì có thể biết, nhưng xét những người trên dưới được thụ ký thì nên chia làm bốn câu : 
1) Tại Tiểu (thừa) không có sự hơn kém, tại Đại (thừa) thì có. Như năm trăm đệ tử cùng là bậc Vô học, nên Tiểu không có sự hơn kém. Trước sau thành Phật, lần lượt thụ ký, nên Đại có sự hơn kém.
2) Tại Tiểu có sự hơn kém, tại Đại không có sự hơn kém. Như hạng Học nhân, hạng Vô học nhân, tại Tiểu thì Học và Vô học hơn kém khác nhau. Đồng thời thành Phật, cho nên tại Đại không có sự hơn kém. 
3) Tiểu kém, Đại hơn. Như A Nan tại học địa đắc quả Dự lưu, thành Phật trước La Hầu
4) Tiểu hơn, Đại kém. Như La Hầu là bậc Vô học thành Phật sau A Nan
Nay bốn người này, chẳng căn cứ vào căn tính mà luận ngôi thứ, là vì tại Tiểu không có sự hơn kém, cùng là hạng Vô học, tại Đại có sự (phân biệt) hơn kém. 
Ca Diếp được gặp ba trăm vạn ức Phật. 
Tu Bồ đề được gặp ba trăm vạn ức Na do tha Phật. 
Ca Chiên Diên lúc đầu gặp tám ngàn ức Phật, sau gặp hai vạn ức Phật. 
Đại Mục Kiền Liên lúc đầu gặp tám ngàn chư Phật, sau gặp hai trăm vạn ức Phật. 
Cúng dàng nhiều ít, có sự khác nhau, cho nên biết rằng thành Phật cũng có kẻ trước người sau. 
Kinh Niết Bàn nói : “Thứ tự, y Bồ tát cúng dàng tám Hằng hà sa Phật”. Nay nói Tiểu là chỉ người thoái tâm, chẳng thích tu hành rộng. Hơn nữa, tới mỗi một địa vị, gặp Phật nhiều hay ít mà thụ ký cho. Chẳng phải chỉ ở chốn này. Như thế thì cũng chẳng trái ngược nhau. 
Nay đây theo thuyết của Kinh Niết Bàn : bậc Tu đà hoàn thì tám vạn kếp sẽ tới. Cho đến bậc A la hán thì hai vạn kiếp sẽ tới. Đây là căn cứ vào hạng căn tính như nhau, tu hành như nhau, nhanh chậm tương tự như nhau mà nói, chứ chẳng căn cứ vào hạng căn tính khác nhau, tu hành khác nhau mà nói. 
Nay căn cứ vào căn hành lợi độn nhanh chậm, cho nên thành bốn câu. Chẳng thế thì ý nghĩa cực kỳ trái ngược nhau.

-Kinh văn : “Ở thân sau cùng” tới “Phật Thế tôn”. 
Tán rằng đây là quả ký, có bảy. Đây là ký tự thể, nhìn : thấy hào quang mà sinh tuệ sáng, được nghe pháp nghĩa mà chói ánh vàng, huống chi lại tu lâu, nhân kim quang mà tự trang sức, cho nên gọi là “Quang minh”.
*
-Kinh văn : “Tên nước gọi là Quang Đức” tới “hai mươi tiểu kiếp”. 
Tán rằng : đây có ba mục : 
1) “Tên nước Quang Đức” : vì lấy Quang làm Đức. 
2) “Tên kiếp Đại Trang Nghiêm” : vì các hạnh trang nghiêm
3) Thọ lượng.
*
-Kinh văn : “Quốc giới nghiêm sức” tới “khắp nơi thanh tịnh”. 
Tán rằng đoạn này có một mục là “độ tướng”. :
Độ tướng (tướng cõi nước) được biết qua 7 món : 
1) Tạp nghiêm (nhiều thứ trang nghiêm khác nhau). 
2) Vô ác (không có điều ác điều xấu). 
3. Bình chính (bằng phẳng ngay ngắn). 
4) Bảo địa (đất báu). 
5) Cây cối. 
6) Dây. 
7) Hoa. 
Cứ theo như phần thụ ký cho Xá Lợi Phất, ở phẩm Thí Dụ, nơi quyển 5, phần trước của quyển này, thì Thu Tử biết nhân, biết quả của 7 món nêu trên.. 
* Chữ [礫] Lịch : có nghĩa là cát, đá nhỏ (thường gọi là sỏi). Chữ [坑] Khanh : chỉ hào hố trống rỗng. Còn viết là [ ] chỉ hầm hố. 
“Đôi” : là gò đất. Chữ Phụ [阜] có nghĩa như chữ Lăng [陵]. Sách Ngọc Thiên giải thích : cao mà phẳng thì gọi là Lăng. Lăng lớn thì gọi là Phụ. Đó là chỉ đất to cao dài.
*
-Kinh văn : “Bồ tát nước ấy” tới “đều ủng hộ Phật pháp”. 
Tán rằng trong này có hai ý : :
1. Quyến thuộc.
2. Không ma
Ca Diếp tính hạnh điều thuận, giữ Đầu đà học giới, chẳng kiêu mạn đối với người khác, chẳng hoại thiện sự, cho nên tuy có ma đều hộ Phật pháp
*
-Kinh văn : “Bấy giờ đức Thế tôn” tới “rồi sẽ được làm Phật”. 
Tán rằng dưới là 12 tụng rưỡi, chia là ba phần : :
- 1 tụng rưỡi : bảo “hãy nghe đây” 
- 10 tụng rưỡi : tụng ký. 
- Nửa tụng : kết luận
Đây là phần đầu.
*
-Kinh văn : “Mà ở đời vị lai” tới “trí tuệ bậc vô thượng”. 
Tán rằng dưới là tụng ký, có 10 tụng rưỡi chia làm hai : phần : 
- Phần đầu gồm 2 tụng rưỡi : tụng nhân ký. 
- Phần sau gồm 8 tụng : tụng quả ký. 
Đây là phần đầu.
*
-Kinh văn : “Ở nơi thân sau cùng” tới “không có các gò hố”. 
Tán rằng dưới là quả ký, trong có bốn mục : :
- Nửa tụng đầu : tự thể. 
- 3 tụng : độ tướng. 
- 3 tụng : quyến thuộc
4 1 tụng rưỡi : thọ lượng
Đây là hai mục đầu : 
Độ tướng có tám thứ : 
1) Vô ác. 2) (Bảo) địa.
3) Cây. 4) Dây. 
5) Hương. 6) Hoa. 
7) Trang nghiêm. 8) Bình chính. 
Hương : có một loại, trong văn trường hàng không có. Giới hương : nhân đầy đủ, cho nên quả nhiều hương. Muôn hạnh mãn tu, trang nghiêm cũng đủ, cho nên quả nhiều hương. Muôn hạnh mãn tu, trang nghiêm cũng đủ, nhưng trước sau so với văn trường hàng có sự khác nhau. 
*
-Kinh văn : “Các hàng Bồ tát chúng” tới “cũng chẳng thể đếm biết”. 
Tán rằng đây là quyến thuộc : :
- 1 tụng rưỡi : Bồ tát
- 1 tụng rưỡi : Thanh văn
*
-Kinh văn : “Phật ấy sẽ thọ được” tới “của ngài như vậy”. 
Tán rằng 1 tụng rưỡi đầu nói về thọ lượng, nửa tụng : sau là kết luận.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Đại Mục Kiền Liên” tới “mắt chẳng tạm rờiû”. 


Tán rằng dưới là đoạn hai, nói về ba người được thụ : ký. 
Trong đó : thoạt đầu là thỉnh, sau đó là thụ.
Trong thỉnh, đều là văn trường hàng nói về nghi thức thỉnh, sau là tụng chính thỉnh. 
Đây là phần đầu. 
* Chữ Tủng [悚] có nghĩa là sợ hãi. Chữ Lật [慄] có nghĩa run vì kính cẩn lo sợ. 
Tâm cầu ký quả, chẳng dám tự chuyên ngay, khiếp hãi oai nghiêm (của Phật), bởi vậy run sợ.
*
-Kinh văn : “Liền cùng đồng thanh” tới “giải nhiệt được mát mẻ”.
Tán rằng : dưới là 7 tụng, chia làm ba phần : 
- 2 tụng đầu : tán thỉnh. 
- 4 tụng : dụ thỉnh. 
- 1 tụng : kết thỉnh. 
Đây là phần đầu : 
- 1 tụng đầu là tán. 
- 1 tụng sau là thỉnh.
*
-Kinh văn : “Như từ nước đói tới” tới “sau đó mới dám ăn”. 
Tán rằng dưới là dụ thỉnh, chia là hai phần : :
- 1 tụng rưỡi là dụ. 
- 2 tụng rưỡi là thỉnh. 
Đây là phần đầu. 
Tiểu thừa thiếu thốn về pháp đại thừa, gọi là “nước đói”. 
Nhất thừa của Phật gọi là “cơm vua”, nay được nghe, gọi là “bỗng gặp”. 
Ngờ rằng mình không có phần, chẳng dám tu hành, gọi là “chưa dám ăn”. 
Phật thụ ký cho, gọi là “được (lời) vua dạy”. 
Nhờ thụ ký, sau mới lĩnh nạp đại thừa, tu hành đại hạnh, thích được làm Phật, đó gọi là “mới dám ăn”.
*
-Kinh văn : “Chúng con cũng như vậy” tới “mới là khoái an lạc”. 
Tán rằng đây là thỉnh. :
Nghe âm thanh Phật thuyết về lý nhất thừa nói chung rằng ta làm Phật, đó gọi là “như thấy cơm vua”.
Chưa được biệt ký, thụ lĩnh tu hành, mừng là sẽ được quả Phật, đó gọi là “chưa dám ăn”. 
Được biệt thụ ký, như “được vua dạy”, liền mong muốn tu hành thích được thành Phật, đó gọi là “Ăn”.
*
-Kinh văn : “Thế tôn đại hùng mạnh” tới “như đói phải bảo ăn”. 
Tán rằng đây là kết về thỉnh. :
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Thế tôn” tới “đủ đạo Bồ tát”. 
Tán rằng dưới là biệt ký cho ba người. :
Văn đầu chia làm hai phần : trường hàng và kệ.
Trường hàng có hai : trước nhân, sau quả. 
Đây là nhân ký.
*
-Kinh văn : “Ở thân sau cùng” tới “Thế tôn”. 
Tán rằng dưới là quả ký, có 9 thứ. Đây là tự thể ký. :
Hiểu được rằng thể tướng của các pháp là không, chỉ có giả danh, nên gọi là Danh Tướng. Hoặc Danh và Tướng hai nghĩa đều là Không, cho nên gọi là Danh tướng
Danh tức danh giả, Tướng tức thụ pháp, hai thứ đều giả.
*
-Kinh văn : “Tên kiếp là Hữu Bảo” tới “khắp đều thanh tịnh”. 
Tán rằng trong này có ba mục : :
1. Tên kiếp : Hữu Bảo, lấy lý Không làm báu. 
2. Tên nước : Bảo Sanh
3. Độ tướng : tướng trạng đất nước. 
Độ tướng có năm : 
1) Đất đai bằng phẳng. 
2) Đất đai (địa), chỉ sông núi.
3) Cây cối. 
4) Không có điều xấu (vô ác). 
5) Hoa thanh tịnh
* Gò hố : sách Ngọc Thiên giải thích rằng : đất cao thì gọi là Gò (Khâu), đống đất lớn cũng gọi là Gò.
*
-Kinh văn : “Nhân dân đất ấy” tới “na do tha”. 
Tán rằng trong này có hai mục : :
1) Người ở chốn ấy : trong thì hiểu thấu đạo lý, ngoài cảm ứng được châu báu.
2) Quyến thuộc.
*
-Kinh văn : “Phật thọ” tới “cùng với chúng Thanh văn”. 
Tán rằng đây có ba : :
1) Thọ lượng.
2) Phật trụ Không, vì hiểu rõ Không.
3) Lợi ích.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Thế tôn” tới “hãy lắng nghe ta nói”. 
Tán rằng dưới là 12 tụng, chia làm hai phần : :
- 1 tụng đầu, là phần tiêu cáo (bảo “hãy nghe đây”).
- 11 tụng sau, là phần chính cáo (chính thức bảo ban). 
Đây là phần đầu.
*
-Kinh văn : “Đại đệ tử của ta” tới “giống như núi báu”. 
Tán rằng dưới là phần chính cáo, chia ra làm 6 phần : :
1. Ba tụng : quả nhân hợp ký.
2. Một tụng rưỡi : độ tướng.
3. Ba tụng : quyến thuộc
4. Một tụng : Phật hóa.
5. Một tụng : thính chúng.
6. Một tụng rưỡi : thọ lượng.
Đây là phần đầu, có ba mục :
1) Một tụng : danh.
2) Một tụng : nhân.
3) Một tụng : hình.
*
-Kinh văn : “Đất nước của Phật ấy” tới “độ thoát vô lượng chúng”. 
Tán rằng đây là độ tướng (tướng trạng đất nước, : tướng quốc độ). 
*
-Kinh văn : “Pháp hội của Phật ấy” tới “và có uy đức lớn”. 
Tán rằng dưới là 3 tụng về quyến thuộc, có hai mục : :
- 1 tụng rưỡi : Bồ tát.
- 1 tụng rưỡi : Thanh văn.
*
-Kinh văn : “Đức Phật ấy thuyết pháp” tới “lắng nghe lấy lời Phật”. 
Tán rằng : 
1 - tụng đầu, nói về Phật hóa (sự giáo hóa của Phật).
- 1 tụng sau, nói về thính chúng (các chúng nghe pháp).
*
-Kinh văn : “Đức Phật ấy sẽ thọ” tới “cũng hai mươi tiểu kiếp”. 
Tán rằng đó là thọ lượng. :
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Thế tôn” tới “cung kính tôn trọng”. 
Tán rằng dưới đây là tôn giả Ca Chiên Diên được thụ : ký. 
Trường hàng chia làm hai, như trên trong phần nhân ký là phần đầu có hai phần :
• Phần đầu thuyết minh về thời đầu. 
• Phần sau thuyết minh về thời cuối. 
Thời đầu có hai giai đoạn :
1) Giai đoạn đầu : Phật còn tại thế.
2) Giai đoạn cuối : sau khi Phật diệt độ. 
Đây là giai đoạn đầu.
*
-Kinh văn : “Sau chư Phật diệt độ” tới “cúng dàng tháp miếu”. 
Tán rằng giai đoạn sau khi Phật diệt độ, có hai phần hợp : thành : 
- Trước là xây tháp, các hoa. 
- Sau là cúng dàng. 
* “Mai khôi” : tức là ngọc Hỏa tề. Mạt hương (hương bột) : nếu lấy tay mà xoa nhàu bóp nát thì dùng chữ Mạt [抹]. Đất nát vụn cũng gọi là Mạt, còn sơn phết để trang sức thì viết là Miệt [ 蔑]. 
Nay đã có riêng loại Đồ hương (hương bôi, hương trát) thì phải viết là Mạt [抹]. Sách Ngọc Thiên có chữ [ 末] có hai âm đọc là Mạt và Miệt, được giải thích là “Chúc mi” [粥 糜] (cháo bột, cháo nhừ). 
Hương nát như cháo nhừ, cho nên viết là Mạt [ 末]. Hương vụn như đất vụn tơi thì viết là [抹] .
*
-Kinh văn : “Qua đó về sau” tới “đủ đạo Bồ tát”. 
Tán rằng đây là thuyết minh về việc thời sau (hậu thời) : cúng dàng Phật, gặp duyên tốt rồi mới có đủ đạo mà Bồ tát tu hành, trong tự tu hành.
*
-Kinh văn : “Sẽ được làm Phật” tới “Phật Thế tôn”. 
Tán rằng quả ký có sáu, đây là tự thể. :
Thời quá khứ Ca Chiên Diên đã từng quét dọn đất của Tăng, thân thường sắc vàng, dung nghi nhàn nhã, nay lại được tận mắt thấy ánh hào quang, tận tai nghe thấy tiếng pháp âm, cho nên được gọi là “Diêm Phù Kim Quang”. Nói rộng ra thì như chuyện Xu Yếu độ cho vua Bát Đại Đa (có chỗ gọi là Bát Phạt Đa). 
“Thiệm bộ na đề” : là tên một loại cây ở cạnh bờ hồ Vô nhiệt của châu này, có kinh nói cây ấy ở bắc ngạn châu này, gần dưới gốc cây ánh tử kim quang toả lên át cả ánh sáng mặt trời mặt trăng.
*
-Kinh văn : “Đất đó bằng phẳng ngay ngắn” tới “người nhìn thấy đều hoan hỷ”. 
Tán rằng : đây là mục nói về độ tướng, có 5 thứ :
1) Bằng phẳng ngay ngắn. 4) Dây.
2) Đất (địa). 5) Hoa.
3) Cây.
Ca Chiên Diên (tướng mạo) đoan chính, ai thấy cũng ưa, do cái nhân quét đất (cho Tăng), cho nên độ tướng ai thấy cũng ưa.
*
-Kinh văn : “Không có bốn đường ác” tới “hai mươi tiểu kiếp”. 
Tán rằng : trong này có 4 thứ :
1) Không có nẻo ác (ác thú). 3) Quyến thuộc.
2) Nhiều người, trời. 4) Thọ lượng.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ đức Thế tôn” tới “chân thực không khác”. 
dưới : gnèar nùaT là 7 tụng, chia làm hai phần :
- 1 tụng : tiên cáo (“hãy nghe đây”).
- 6 tụng : chính cáo (chính thức bảo ban).
Đây là phần đầu.
*
-Kinh văn : “Ông Ca Chiên Diên này” tới “để cúng dàng xá lị”. 
Tán rằng dưới là ký, có hai phần : :
- 2 tụng đầu là nhân ký.
- 4 tụng sau là quả ký.
Đây là phần đầu.
*
-Kinh văn : “Thân cuối cùng ấy” tới “các thứ cúng dàng”. 
Tán rằng đây là 4 tụng về quả ký, chia làm bốn. Trong đây : có hai : 
- 1 tụng đầu là Độ tướng.
- 1 tụng sau là Phúc điền.
*
-Kinh văn : “Ánh quang minh của Phật” tới “trang nghiêm cho nước ấy”. 
Tán rằng trong này có hai : :
- 1 tụng đầu là tự thể.
- 1 tụng sau là quyến thuộc.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ đức Thế tôn” tới “cung kính tôn trọng”. 
Tán rằng đây là mục thứ ba : tôn giả Mục Liên được : thụ ký. 
Trong văn này phân đoạn như trước. Nhân ký có hai phần :
• Phần đầu là thời đầu (sơ thời).
• Phần sau là thời sau (hậu thời).
Thời đầu có hai phần : 
1) Hiện tại. 2) Sau khi diệt độ.
Đây là phần hiện tại.
*
-Kinh văn : “Sau khi chư Phật diệt độ” tới “để dùng cúng dàng”. 
Tán rằng đây là nói về sau khi diệt độ, có hai mục : :
1) Đầu là xây tháp. 2) Sau là cúng dàng.
*
-Kinh văn : “Qua đây về sau” tới “cũng lại như vầy”. 
Tán rằng đây là nhân thời sau. :
*
-Kinh văn : “Sẽ được làm Phật” tới “Thế tôn”. 
Tán rằng : dưới là quả ký, có bảy. 
Đây là tự thể. 
“Đa Ma La Bạt Chiên Đàn Hương Phật” : 
“Đa” nghĩa là tính. 
“A ma la” : có nghĩa là Vô cấu (không nhơ bẩn), thanh thế gộp lại, nên lược đi chữ A,gọi là “Đa ma la” 
“Bạt trì la” : có nghĩa là Hiền, gọi tắt là “Bạt” .
“Chiên đàn hương” : chữ Hương thì là âm thời Đường. Tức là : ” Tính Vô Cấu Hiền Chiên Đàn Hương Phật”. 
Do Đại Mục Liên phiền não nhẹ nhỏ, nên gọi là tính Vô cấu, nhân đức như hương có thể xông cho thơm tho, nên gọi là “Hiền Chiên Đàn Hương Phật”.
*
-Kinh văn : “Tên kiếp là Hỉ Mãn” tới “ai thấy cũng ưa”. 
Tán rằng trong này có ba : :
1) Tên kiếp. 2) Tên nước. 3) Độ tướng.
Độ tướng có bốn thứ :
1) Bằng phẳng ngay ngắn. 3) Cây.
2) Đất (địa). 4) Châu, hoa.
*
-Kinh văn : “Nhiều các trời, người” tới “bốn mươi tiểu kiếp”. 
Tán rằng : trong này có ba :
1) Nhiều nẻo thiện (thiện thú).
2) Quyến thuộc.
3) Thọ lượng.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ đức Thế tôn” tới “phụng trì pháp của Phật”. 
Tán rằng dưới là tụng về ký, có 10 tụng, chia làm hai phần : :
• Đầu có 5 tụng về nhân ký.
• Sau có 5 tụng về quả ký.
Nhân ký có hai phần :
1) Đầu có 3 tụng, nói về khi Phật tại thế.
2) Sau gồm 2 tụng, nói về sau khi Phật diệt độ.
Đây là phần đầu gồm :
- 1 tụng rưỡi : gặp duyên tốt.
- 1 tụng rưỡi : tu diệu hạnh.
*
-Kinh văn : “Sau khi chư Phật diệt” tới “đạo hạnh Bồ tát xong”. 
Tán rằng đây là việc làm sau khi Phật diệt độ. :
“Trường biểu kim sát” : dùng vàng làm sát (cõi Phật). Tiếng Phạm gọi là Xiết Đa La. Đất ấy không có cán phướn khác, liền úp bát lên trên tháp, rồi treo phướn ở đầu cột. Nay gọi là Sái, là phiên âm sai. Dùng để nêu cao, cho nên gọi là “Trường biểu”. 
*
-Kinh văn : “Ở nơi nước Ý Lạc” tới “mà diễn thuyết Phật đạo”. 
Tán rằng dưới đây là 5 tụng về quả ký, có sáu thứ. :
Đây là phần đầu.
Gồm 2 tụng, trong này có bốn thứ :
1) Tên nước. 3) Phật thọ.
2) Tự thể. 4) Nẻo thiện (thiện thú).
*
-Kinh văn : “Chúng Thanh văn vô lượng” tới “tượng pháp cũng như thế”. 
Tán rằng đây có hai thứ : :
1) Quyến thuộc. 2) Pháp trụ lượng.
*
-Kinh văn : “Các đệ tử của ta” tới “đều sẽ được thành Phật”. 
Tán rằng dưới là đoạn thứ hai trong phẩm, nêu lên việc : sẽ thụ ký là lý do của vòng thuyết pháp thứ ba. 
Trong đó có hai phần :

• Đầu gồm 1 tụng rưỡi : nêu lên việc sẽ thụ ký.
• Sau gồm 1 tụng : hứa sẽ thuyết. 
Đây là phần đầu.

*
-Kinh văn : “Ta cùng với các ngươi” tới “các ngươi hãy lắng nghe”. 
Tán rằng đây là phần hứa sẽ thuyết cho, nhắc nhở tâm : họ để họ chú ý nghe pháp.

KINH PHÁP HOA HUYỀN TÁN
QUYỂN THỨ BẢY - PHẦN TRƯỚC
ĐÃ XONG

Năm Bảo An thứ ba, tháng Chạp, ngày mồng tám, di điểm xong xuôi, thì Sư Tăng Giác chùa Pháp Long, dùng bản của Viên Như phòng chùa Hưng Phúc đem in
“ để pháp được trụ lâu, để được vãng sinh Cực lạc”. 
Các bản sử dụng đều là điểm bản. Riêng bản…là dị bản.

QUYỂN THỨ BẢY (PHẦN SAU)
Sa môn KHUY CƠ, chùa ĐẠI TỪ ÂN soạn.

PHẨM HÓA THÀNH DỤ

Ba môn phân biệt :

I. NÓI RÕ DỤNG Ý.
II. GIẢI THÍCH TÊN PHẨM.
III. GIẢI ĐÁP THẮC MẮC. 

I. NÓI RÕ DỤNG Ý.

 Có bốn ý :
1. Loại thượng trung căn nghe pháp đắc ký. Loại hạ căn vẫn chưa hiểu rõ, cho nên (Phật) trình bày về duyên đại thừa đã kết trong quá khứ, đồng thời nói về hóa thành ví với tiểu quả (quả tiểu thừa) hiện tại.
Trình bày về nhân xưa để khiến họ chứng thực (thừa), thuật về quả nay để khiến họ bỏ quyền thừa, khiến họ biết họ hiểu rồi mới có thể thụ ký cho. Chính vì thế mà có phẩm này.

2. Luận giải để đối trị bảy loại chúng sinh có đủ phiền não tính. Trong bảy loại Tăng thượng mạn, hạng thứ tư là hạng người có định, thực ra là không có nhưng lại tưởng là có, cho nên là tăng thượng mạn, vì có tam muội thiền định thế gian. Thực ra không có Niết bàn mà lại sinh Niết bàn tưởng. Để đối trị loại này, cho nên thuyết phẩm Hóa Thành Dụ. 
Lại nói rằng : đối với hạng người thứ tư, thì phương tiện khiến họ nhập Niết bàn thành. 
Niết bàn thành : là chư thiền tam muội thành. Qua thành đó rồi, thì khiến họ nhập đại Niết bàn thành. Người có định, đó là đã đắc cái định của hạng phàm phu hữu học. Nay nói việc xưa, khiến họ nhớ lại mạn sở khởi này hoặc là sự phân biệtdục giới, hoặc là phiền nãothượng giới
Tam muội thành : đó là chỉ thứ mà các hạng hữu học phàm phu chuyên tâm cầu mong tại Vô học thân, sau hai trí : Tận tríVô sinh trí, là giải thoát sở biến, là lìa cái Vô năng biến, thuộc thiền định thế gian, đó gọi chung là tam muội. Định này thuộc về hữu lậu, gọi là thế gian
Trong này ý nói Phật thuyết ba sự gọi là đại bát Niết bàn, ba thừa cùng được Trạch diệt giải thoát, tức là lý Sinh không mà hạng Vô học chứng được trong đạo giải thoát. Từ đó về sau Hoặc khổ chẳng sinh, gọi là giải thoát. Phật nói giải thoát này gọi là Hóa thành
Chứng Sinh không trí, gọi là “tạm nhập”. Vì dẹp các khổ, nên nói là “phương tiện nhập Niết bàn thành”. Sau dẫn tới Bảo sở, đó mới gọi là tới đại Niết bàn thành. 
Người nhị thừa Gia hạnh trí, cầu biến tác tướng này, cho tới lúc chính thức chứng giải thoát trong đạo giải thoát của bậc Vô học, đều không có tưởng phân biệt cái này cái nọ. Sau khi ra khỏi đạo giải thoát rồi, thì cái sở đắc của thế gian định do tâm duyên theo cảnh, niệm niệm tương tục
Vì tâm thô cho nên chẳng biết pháp mà chân trí chứng được, chỉ thấy tướng trạng giải thoát Niết bàngia hạnh mong cầu, liền cho đó là Niết bàn, cho là có thực diệt. Há chẳng phải cái Giả giải đó là thế gian định hay sao ? 
Cho nên nói rằng : vì có thế gian tam muội, nên thực sự không có Niết bàn mà sinh Niết bàn tưởng. Hạng phàm phu hữu học nghe Giả giải này, vì chẳng hiểu biết, cho nên cho là có thực Niết bàn, khởi tâm kiên chấp, tác ý ưa thích tới đó, cho nên nay phải phá chấp này, nói rõ thứ mà họ chứng giống như hóa thành, vẫn là chẳng thực. Chẳng nên cầu đạt tới đó, huống hồ đó là thứ sở biến giả tại bậc Vô học
Như Tứ đảo mà người nhị thừa khởi lên, khi chính trí chứng Sinh không thì vẫn chưa khởi chấp, về sau lại quán hành tướng chính trí, trước đó thì chẳng đích thân đắc, lại thấy hành tướnggia hạnh mong cầu, liền cho đó là chân thực, bèn khởi Tứ đảo. Đây cũng như thế. Chẳng phải Vô lậu tâm cùng Thế gian định đều là pháp chấp, vì sau khi xuất tâm đó mới khởi chấp. Đây là nghĩa mà ngài Hộ PhápAn Tuệ sư nói. Ngay các Vô lậu tâm, Thế gian định tâm của đạo giải thoátđịa vị vô học cũng đều có pháp chấp
Trạch diệt sở chứng gọi là hóa thành, còn người khác cầu thứ đó là khởi tăng thượng mạn
Luận nói rằng : đó là sở khởi của chúng sinh có đầy đủ phiền não tính, cho nên chẳng phải là Vô học.
Lại còn có chỗ giải thích rằng : đây là do thế gian phàm phu chấp trước cho rằng cái thiền định thế gian (Tam ma bạt đề) đã chứng đắc, các Lục hành đã đắc, cái Giả phi trạch diệt, đó là chân Niết bàn
Phật nói Niết bàn mà hạng vô học nhị thừa chứng đắctrạch diệt Niết bàn, đó là phương tiện khiến họ nhập, giống như hóa thành để họ nghỉ ngơi giữa đường cho đỡ khổ, rồi phải đi nữa để tới bảo sở, chứ thực ra vẫn chẳng phải là chân diệt. Huống hồ là Giả giải tam muội thế gian mà hạng phàm phu các ngươi chứng được mà lại chấp cho là thực diệt ư ! 
Người hữu học chẳng khởi chấp này, còn phàm phu có. Dưới nói : Đạo sư biết không mệt mỏi liền diệt hóa thành. (Ngài) nói rằng : thành lớn trước đây là ta biến hóa làm ra. Nói “hóa”, “diệt hóa” (thuyết về hóa thành, diệt hóa thành đi) đó là để phá cái chấp cho rằng Niết bàn của nhị thừa là thực thành, đó là để diệt cái thành mà kẻ phàm phu chấp là có thực. Cho nên ở đây nên giải thích như của ngài Hộ Pháp v.v…

3. Trong mười vô thượng (của Phật) thì thứ hai là thị hiện tu Hành vô thượng, cho nên mới thuyết về bản sự của Đại Thông Trí Thắng Như Lai. Bồ đề đại thừa khó thể chứng đắc, tu hành cũng khó thành, chẳng giống như Bồ đề nhị thừa chóng đắc, hạnh cũng dễ tu. Cho nên mới thuyết về sự Đại Thông Trí Thắng Phật mười kiếp ngồi đạo tràng mới đắc Bồ đề
Đây là văn tàn, vì là thuyết về cổ sự. Hoặc thuyết sự tích Đại Thông Phật chính là nói tự thân Phật thời ấy tu hành, là một trong mười sáu vương tử, nay mới đắc Bồ đề
Thêm nữa, các Thanh vân thời đó phát tâm, thời nay căn cơ mới thành thục. Cho nên (tu) hành Đại nhân chẳng phải bỗng chốc mà tu thành được. Đó gọi là Hành vô thượng. Chẳng thuyết về hạnh của Đại Thông Phật, tức là sắp sửa thuyết về thời nay thì trước tiên cần phải nói về thời xưa. Dẫu lấy quả này làm tên phẩm, nhưng nhân của nó cũng tỏ ra ngay trong đó rồi. Chính vì vậy mà có phẩm này.

4. Trong mười vô thượng, thì thứ ba là thị hiện Tăng trưởng lực vô thượng. Cho nên thuyết Thương chủ dụ. Trước thuyết hóa thành, biết chẳng phải là chân diệt, chưa thuyết về thương chủ có khả năng đứng đầu các thương nhân, có thể dẫn họ tới Phật quả bảo sở. Nay nói về dụ này, chính vì vậy mà có phẩm này. Đây là nghĩa tàn, chẳng phải là văn tàn.

II. GIẢI THÍCH TÊN PHẨM.

Nơi ngự khấu an thần (phòng chống giặc giã, ổn định tinh thần) thì gọi là Thành. Vốn là không mà thành ra có thì gọi là Hóa. 
“Ngự khấu” : có nghĩa là dẹp được sự mệt mỏi trong vòng sinh tử
“An thần” : là chứng nghiệm được sự yên vui tĩnh tịch.
Cho nên ví với Thành, đó là Phật tạm dùng phương tiện quyền nghi mà bày đặt ra, nên cũng gọi đó là Hóa. 
Thành đã là hóa, nên gọi là hóa thành. Nay dụï pháp ấy, phẩm này thuyết minh rộng, nên gọi là phẩm Hóa Thành Dụ.

III. GIẢI ĐÁP THẮC MẮC.

-Hỏi : phẩm này thuyết minh hai nội dung :
1) Sự Đại thông xưa, tức Hành vô thượng.
2) Sự Hóa thành nay, tức Tăng trưởng lực vô thượng.
Cớ sao chỉ lấy Hóa thành làm tên gọi của phẩm này, mà chẳng nêu sự Phật (Đại Thông) làm tên phẩm ?

Đáp : mục đích chính của việc thiết lập giáo trong phẩm này, vốn nhằm trừ bệnh cho chúng sinh. Chúng sinh vốn có bệnh tăng thượng mạn, đối với cái mà mình vốn không có mà cho là có, chấp Phi trạch diệt là chân. Nay thuyết Trạch diệt là Hóa, để trừ bệnh ấy, khiến họ xả bỏ hóa thành mà tiến dần tới bảo sở. Cho nên lấy Hóa thành làm phẩm, chẳng lấy sự Phật làm phẩm. 
Kinh Chính Pháp Hoa gọi là Vãng Cổ phẩm, nhằm làm nổi bật việc Phật quá khứ đã từng giáo hóa phát đại thừa chủng, khiến họ nhớ lại đó là nhân của sự thành thục ngày nay, mong họ hiểu ý mà dẫn dắt họ nhập đại thừa. Chứ chẳng phải là chủ yếu phá (tâm) bệnh. Cho nên kinh này chẳng lấy Vãng Cổ làm tên phẩm. 
Hơn nữa, Hóa thành là quả nay đang được; còn Đại Thông là sự tại nhân xưa. Lấy quả hiển hiện làm tên phẩm, chẳng lấy nhân ẩn tàng làm tên phẩm, cũng không có gì sai trái.
*
-Kinh văn : “Phật bảo các tỳ kheo” tới “a tăng kỳ kiếp”. 
Tán rằng : dưới là vòng thứ ba : thuyết cho hạng hạ căn.
Cứ theo như hai vòng trước, cũng chia làm bốn đoạn : 
1. Phẩm này Phật dùng dụ để chính thức giáo hóa
2. Phần đầu của nửa sau phẩm nói về việc Mãn Từ lĩnh ngộ. 
3. Phần giữa của nửa sau phẩm là phần tiếp sau việc (Mãn Từ) lĩnh ngộ, đoạn từ “Bấy giờ Phật bảo các tỳ kheo rằng : các ngươi thấy” trở xuống. Đó là Phật trùng thuật thành.
4. Đoạn từ “các tỳ kheo (như) Phú Lâu Na cũng ở thời bảy Phật” trở xuống : đó là nói về việc (Phật) thụ ký cho họ. 
Đoạn đầu có hai phần :
1) Phần đầu là Phật thuyết về nhân xưa khiến cho họ nhớ lại việc lui khỏi đại (thừa) để theo tiểu (thừa). 
2) Phần sau từ “Các tỳ kheo ! Hoặc Như Lai tự biết thời Niết bàn đã tới, chúng lại thanh tịnh” trở xuống : nói rõ quả nay khiến họ biết bỏ quyền mà lấy thực.
Đây là phần đầu, có hai ý :
a) Đầu tiên thuyết về nhân duyên xưa, khiến họ tự hiểu rõ xưa kia đã tu nhân đại thừa, nhưng thoái chuyển trụ ở tiểu quả. Luận gọi đây là Hành vô thượng, thuyết Đại Thông Như Lai bản sự.
b) Sau đó thuật rõ nay đắc quả. Luận gọi là “phá (chấp cho) người có “định”, đó là hạng tăng thượng mạn, bởi vì thực sự là không có định mà lại cho là có định Tăng thượng mạn. Hơn nữa, vì họ mà thị thiện Tăng trưởng lực vô thượng, nên thuyết dụ về thương chủ
Thuyết sơ phát đại tâm khiến họ nay lấy quả đại (thừa). Thứ đến là thuyết quả sau là Hóa, khiến họ nay bỏ quả tiểu (thừa). Do đó mà chia làm hai. 
Phần đầu có hai mục :
- Mục đầu thuyết về sự nhân duyên quá khứ kết hội Phật tự thân.
- Mục sau là đoạn từ “các tỳ kheo, chúng tôi lúc còn là sa digiáo hóa từng người” trở xuống : thuyết minh về sự nhân duyên quá khứ kết hội đệ tử
Ý này thuyết minh chung về quá khứ đã từng giáo hóa, đã kết duyên đại thừa khiến họ sinh tín giải. Cho nên có sự giải thuyết này. 
Mục đầu lại có hai phần :
- Phần đầu gồm 1 trường hàng 1 kệ tụng, nói rõ Đại Thông cách thời nay bao lâu.
- Phần sau là đoạn từ “Phật bảo cho các tỳ kheo biết thọ lượng của Phật Đại Thông Trí Thắng” trở xuống : chính thức thuyết minh sự ấy. 
Trường hàng ở phần đầu lại có hai : 
+ Đầu là thuyết minh về Phật ấy ở thời nào. 
+ Sau là nói về mình có thể nhìn thấy. 
Trong phần đầu lại có hai mục : 
• Mục đầu là mách bảo chung chung. 
• Mục sau là vấn đáp
Mục đầu có bốn ý : 
1) Thời đại. 2) Tên gọi. 
3) Tên nước. 4) Tên kiếp.
Đây là mục đầu.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ có Phật” tới “tên kiếp là Đại Tướng”. 
Tán rằng : đây là ba nội dung cuối của mục mách bảo chung (tổng cáo).
*
-Kinh văn : “Chư tỳ kheo” tới “tận địa chủng mặc” 
Tán rằng : dưới là mục vấn đáp, có ba ý :
1) Hỏi.
2) Đáp.
3) Nói rõ thời đại nào. 
Trong mục hỏi có hai phần :
a) Đầu là so sánh.
b) Sau là hỏi. 
Đây là phần đầu. 
* Chữ [種] đọc là Chủng. Chữ [磨] đọc là Má hoặc Ma, nên viết là [摩] tức là Ma nghiên (xoa nghiền). Nếu là ma quỷ thì viết là [魔]. Chữ Ma chỉ ni cô, ni sư thì viết là [ ]. Chữ Ma chỉ bệnh tật thì viết là [ ]. Không có trường hợp nào hai chữ [磨] và [摩] đọc như nhau (đây là nói âm Hán, riêng âm Hán Việt thì âm đọc như nhau).
*
-Kinh văn : “Các ngươi nghĩ thế nào ?” tới “không a ï! Thưa Thế tôn”. 
Tán rằng : đây là vấn và đáp.
*
-Kinh văn : “Các tỳ kheo” tới “a tăng kỳ kiếp”. 
Tán rằng : đây là thuyết minh về thời đại xa hay gần. 
Dưới là tiền trần đã hết, lấy cõi trược trần chẳng trược trần nay, gọi chung là Mặc. Nếu một (vi) trần là một kiếp thì kể từ lúc Phật đó diệt độ đến nay còn nhiều hơn số đó. 
* Chữ Mạt [抹] có nghĩa là xoa bằng tay.
*
-Kinh văn : “Ta dùng sức tri kiến của Như Lai” tới “cũng như ngày nay”. 
Tán rằng : đây nói rõ (bản thân Phật) đã có thể thấy trước, đó là do có cái biết của Túc mạng trí, cái thấy của tuệ nhãn.
-Hỏi : Thích Ca tu hành chẳng quá 3 (A tăng) kỳ. Cớ sao trần kiếp cực nhiều, bấy giờ ngài vẫn còn xưng là vương tử ? 
Đáp : Ý thú có bốn :
1) Bình đẳng ý thú : chỉ việc Phật nói rằng : ta ở thời ấy đã từng có tên là Thắng Quán, vì pháp thân bình đẳng.
2) Biệt thời ý thú : chỉ việc (ngài) nguyện sinh Cực lạc, (chúng sinh) đều được vãng sinh, tạm nghe danh Phật Vô Cấu Nguyệt Quang, định ở Bồ đề, đắc bất thoái chuyển.
3) Biệt nghĩa ý thú : chỉ việc ngài thuyết các pháp đều không có tự tính, không sinh không diệt v.v.; bản lai Niết bàn.
4) Chúng sinh ý lạc ý thú : có nghĩa là từ một thiện căn, hoặc khen hoặc chê để khiến cho tăng tiến
Nay đây y vào Bình đẳng ý thú mà thuyết về các sự tích khác của Phật. Tức là ta đây mọi thân bình đẳng. Nếu chẳng thế thì sao lại nói rằng : qua bao nhiêu kiếp số đó, thiện tâm vẫn tương tục cho đến hết ba A tăng kỳ kiếp
Đó là bàn chung về các tâm, thế thì kiếp ấy tại thời Phật ấy, (Thích Ca) vẫn xưng là vương tử, nào có hề chi ? Hơn nữa căn cứ vào ngày, đêm, tháng, mùa, năm (được gọi là kiếp) thế thì việc Thích Ca tự thân ở trong ba A tăng kỳ kiếp, nào có hề gì ?
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Thế tôn” tới “tên là Đại Thông Trí Thắng”.
Tán rằng : dưới là 7 tụng, chia làm hai phần :
- Phần đầu là 5 tụng, nói về thời gian đã lâu.
- Phần sau là 2 tụng, nói về khả năng nhìn thấy. 
Phần đầu lại chia làm hai : 
- 1 tụng đầu : bảo rõ tên Phật. 
- 4 tụng sau : bảo rõ số kiếp
Đây là phần đầu.
*
-Kinh văn : “Như Lai vô ngại trí” tới “thông đạt vô lượng kiếp”. 
Tán rằng : đây là 2 tụng, nói về khả năng thấy được.
*
-Kinh văn : “Phật bảo các tỳ kheo” tới “na do tha kiếp”. 
Tán rằng : dưới là đoạn thứ hai, chính thức thuyết minh sự đó, gồm trường hàngkệ tụng
Hội đầu là sự tích bản thân (Phật). Văn có bốn phần :
1. Phật thọ thành đạo.
2. Đoạn từ “thời Phật ấy chưa xuất gia có 16 người con” trở xuống : nói về việc chính chuyển pháp luân.
3. Đoạn từ “Bấy giờ 16 vương tử của Phật ấy đều là đồng tử xuất gia” trở xuống : nói về việc con nối nghiệp truyền đăng.
4. Đoạn từ “Này các tỳ kheo ! Nay ta báo cho các ông biết 16 vị Sa diđệ tử của Phật đó” trở xuống : nói về sự sẽ thành Phật ngày nay. 
Đoạn đầu có ba mục :
1) Thuyết minh về tuổi thọ của Phật.
2) Pháp khó được.
3) Nói về sự đắc đạo
Đây là mục đầu.
*
-Kinh văn : “Phật ấy vốn ngồi ở đạo tràng” tới “vẫn chẳng ở ngay trước mặt”. 
Tán rằng : dưới là thuyết minh về pháp khó được. Có bốn mục :
1) Chẳng hiện tiền. 3) Rắc hoa.
2) Bày tòa. 4) Nổi nhạc.
Đây là mục đầu. 
Báo thân thành đạo, về lý mà nói thì thực là khó. Hóa thân thành đạo, hóa hiện nào có trở ngại gì. Nay đó là báo thân khác thị tướng khởi lên vậy – Luận nói rằng : đó là để tỏ rõ Bồ đề khó mà chứng được. 
Cứ theo Kinh Hoa Nghiêm thì có mười sự. Cho nên ngồi ở đạo tràng bắt đầu từ sự chấn động hết thảy mọi cõi Phật cho đến sự lực thiện căn của bản thân thảy đều có thể thụ trì hết thảy chúng sinh
Cho nên việc ngồi đạo tràng phá lũ quân ma cũng có mười nghĩa : bắt đầu từ việc “chúng sinh trong đời ngũ trược ác thế chinh phạt lẫn nhau”, muốn làm nổi bật lực công đức của Bồ tát, cho tới việc “vì tùy thuận chúng sinh đời ngũ trược, cho nên thị hiện sự hàng ma”. Chẳng thế thì ma oán có lực thắng trội gì mà dám đấu lực với Bồ tát, Như Lai
Hơn nữa, về việc Phật Thích Ca phá lũ quân ma, các bộ pháiý kiến khác nhau. Có thuyết nói rằng sau khi thành đạo rồi mới phá quân ma. Kinh Niết Bàn cũng theo thuỵết này. 
Có thuyết nói rằng phá lũ quân ma rồi sau đó mới thành đạo. Kinh văn hiện có hai thuyết này. Cho nên ở đây Phật phá ma rồi sau mới thành đạo. Sự này chẳng nhất định, vì còn phải tùy theo sự thị hiện (của Phật). 
Thêm nữa, Phật Di Lặc ngay ngày xuất gia đã thành đạo liền. Còn Phật Thích Ca thì trước tiên phải khổ hạnh sáu năm, nay mới thành đạo ở đây, mười kiếp Không tọa. Đó đều là tướng thị hiện khác nhau chẳng thể nhất loạt như nhau.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Đao Lợi” tới “Tam Miệu Tam Bồ đề” 
Tán rằng : đây là mục hai : bày tòa. 
Thắng thiên vương Bát Nhã nói : chư thiên ai nấy đều hiến dâng một tòa. Đức Phật nhận để ngồi mà có được Bồ đề, ngài dùng thần lực mà gộp lại làm một tòa, khiến chư thiên đó ai nấy đều chỉ nhìn thấy Phật nhận tòa của mình để có được Bồ đề, phát tâm hoan hỉ, chẳng thấy Phật thu nhận các tòa khác mà ngồi. Cho nên đây cũng nói chư thiên làm tòa, chẳng phải là cùng nhau tạo chung một tòa.
*
-Kinh văn : “Đúng vào lúc ngồi ở tòa này” tới “thường mưa hoa này”. 
Tán rằng : đây là mục ba : rắc hoa. 
Hoa chất đống cao như núi Tu Di, biết rõ đó là Tha thụ dụng thân.
*
-Kinh văn : “Tứ vương chư thiên” tới “cũng lại như vậy” 
Tán rằng : đây là mục bốn : nổi nhạc. 
* Chữ [伎] đọc là Kỹ, chỉ nghệ thuật. Nếu là nữ nhạc thì viết là [妓]. Còn viết là [伎] thì vốn có nghĩa là đứng. 
Kinh văn nhân tiện nên đã nói rằng thậm chí tới lúc cuối cùng thường cúng dàng nhạc.
*
-Kinh văn : “Chư tỳ kheo” tới “Tam Bồ đề”. 
Tán rằng : đây là phần thứ ba, thuyết về việc đắc đạo.
*
-Kinh văn : “Phật ấy khi chưa xuất gia” tới “tên gọi là Trí Tích” .
Tán rằng : dưới là đoạn thứ hai, nói về việc chuyển Chính pháp luân. Có hai phần :
• Phần đầu : cúng dàng xin chuyển pháp luân
• Phần sau : đoạn từ “Bấy giờ Đại Thông Trí Thắng Như Lai nhận lời thỉnh cầu của các vị Phạm thiên mười phương” trở xuống : nói về việc Phật nhận lời thỉnh cầuchuyển pháp luân cho. 
Phần đầu có hai mục :
- Mục đầu nói rõ 16 vương tử cúng dàng thỉnh chuyển. 
- Mục sau nói rõ Phạm thiên vương cúng dàng thỉnh chuyển. 
thân tộc thì hiện tiền. Còn nếu chẳng phải là thân tộc thì chẳng hiện tiền
Mục đầu lại chia làm hai :
+ Đầu tiên là tới cúng dàng Phật.
+ Sau đó là thỉnh chuyển pháp luân
Phần đầu này lại có hai mục nhỏ :
a Mục đầu nói về việc tới chỗ Phật.
a Mục sau nói về việc lễ tán Phật.
Mục “tới chỗ Phật” có năm ý :
1) Nói rõ là Phật tử.
2) Thuyết minh về việc đi tới chỗ Phật.
3) Cha đưa.
4) Ông đưa.
5) Dụng ý của việc tới chỗ Phật. 
Đây là ý đầu : Tha thụ dụng thân đều có cha mẹ v.v… Kinh Cổ Âm Vương nói : “Phật A Di Đà có cha là Nguyệt Thượng, mẹ là Thù Thắng Diệu Nhan, có con có ma v.v… Vì trước hóa Thất địaPhân đoạn tử, nên có cha có mẹ v.v…
Từ hóa Bát địa trở lên có Biến dịch sinh, về lý thì không có sự này vì chẳng tử sinh, vì Tha thụ dụng thân được cùng Kim luân đều ra. Ông của Phật này là Chuyển luân thánh vương.
*
-Kinh văn : “Các con mỗi người đều có” tới “đi tới chỗ Phật”. 
Tán rằng : đây là ý thứ hai : “đi tới chỗ Phật”.
*
-Kinh văn : “Các mẹ khóc lóc” tới “theo đến đạo tràng”. 
Tán rằng : đây là ý thứ ba “mẹ đưa”, ý thư tư “ông tiễn đưa”.
* “Thế khấp”: có nghĩa là khóc lóc. Chữ [涕] đọc là Thế. Có chảy nước mắt thì gọi là Thế. Khóc không thành tiếng thì gọi là Khấp [泣].
*
-Kinh văn : “Đều muốn thân cận” tới “tôn trọng tán thán”. 
Tán rằng : đây là ý thư năm : “dụng ý của việc tới chỗ Phật”.
*
-Kinh văn : “Tới nơi rồi, đầu mặt” tới “lành thay ! Tốt lành vô thượng”. 
Tán rằng : đây là mục thứ hai : “lễ tán”. 
Có hai phần :
1) Thân lễ. 2) Ngữ tán.
Mục này gồm 8 tụng chia làm ba phần :
- 1 tụng rưỡi đầu : tán Phật nguyện mãn thắng đức.
- 2 tụng : tán Phật tu nhân thắng đức.
- 4 tụng rưỡi : nói rõ dụng ý quy y tán lễ Phật.
Đây là phần đầu. 
“Cát” có nghĩa là cát tường, tốt lành, vì thiện sự viên mãn.
*
-Kinh văn : “Thế tôn rất hiếm có” tới “an trụ pháp Vô lậu”. 
Tán rằng : đây là phần hai : tán tu nhân thắng đức. 
“Ngồi một mạch mười tiểu kiếp” : Kinh Hoa Nghiêm nói rằng có mười kiểu ngồi :
1) Kiểu ngồi Chuyển luân vương : cho mười điều lành.
2) Kiểu ngồi Tứ thiên vương : muốn hành tự tại đối với chính pháp chư Phật ở mọi thế giới.
3) Kiểu ngồi Đế Thích : hành tự tại đối với mọi chúng sinh.
4) Kiểu ngồi Phạm thiên vương : tự tâm, tha tâm được tự tại.
5) Kiểu ngồi Sư tử : phân biệt diễn thuyết nghĩa rất sâu.
6) Kiểu ngồi Chính pháp : muốn nói rõ về các lực tổng trì.
7) Kiểu ngồi Kiên cố tam muội : cứu cánh đại 
Bồ đề.
8) Kiểu ngồi Đại từ : khiến kẻ ác tâm đều hoan hỉ.
9) Kiểu ngồi Đại bi : nhẫn chịu được hết thảy mọi khổ não.
10) Kiểu ngồi Kim cương : hàng phục được lũ ma cùng các ngoại đạo
Nay đây chính là kiểu ngồi Kim cương Kiên cố tam muội
“Tĩnh nhiên” : là chỉ thân định. 
“Tâm đạm bạc” : chỉ tâm định
*Chữ [ ] đọc là Đạm, sách Thuyết Văn giải thích là an là tĩnh, có nghĩa là “đạm nhiên an lạc”. Sách Thiết Vận nói nếu là trạng thái yên tĩnh thì chữ Đạm nên viết là [ ], nếu là “vô vị” (không có vị gì) thì nên viết là [淡], (nhạt, lạt). Nếu là điềm tĩnh thì nên viết là [ , ] . 
Sách Ngọc Thiên nói chữ [ ] có âm đọc là Đảm có nghĩa là tĩnh, là yên. Có chỗ viết là [ ], sách Thuyết Văn nói đọc là Đam, có nghĩa là ưu (lo âu). Chẳng phải là nghĩa trong kinh này. 
Trong Tự thư viết là [ ] và cũng đọc là Đạm. Chữ [ ] ở đây đọc là Bạc, cũng nghĩa là tĩnh. Ngọc Thiên giải thíchvô vi. Như vậy thì Đạm bạc [ ] có nghĩa là yên tĩnh. Có chỗ chép là [淡 ], nhưng hai chữ này vốn có nghĩa là vô vị (không có vị gì). Như vậy thì chẳng phải nghĩa trong này.
*
-Kinh văn : “Nay thấy Thế tôn” tới “reo mừng rất hoan hỉ”. 
Tán rằng : đây là phần ba, có 4 tụng rưỡi, nói rõ ý đến qui y lễ Phật.
Có hai phần :
• Đầu là 1 tụng, nêu rõ Phật đắc đạo, chúng con được ích lợi.
• Sau là 3 tụng rưỡi, giải thích lý do
Đây là phần đầu. 
*
-Kinh văn : “Chúng sinh thường khổ não” tới “mãi chẳng nghe danh Phật”. 
Tán rằng : dưới là phần giải thích lý do, có hai mục :
- Đầu là 2 tụng : nói rõ các chúng sinh chẳng gần thiện hữu, nên bị luân hồi khổ sở.
- Sau là 1 tụng rưỡi : gặp được ích lợi, cho nên qui lễ. 
Đây là mục đầu.
“Thường khổ”, đó là Khổ đế
“Mù tối” đó là do Tập đế
“Chẳng biết khổ hết”, đó là thuộc Đạo đế
“Chẳng cầu giải thoát”, đó là thuộc Diệt đế
Đối với bốn đế này, đều chẳng nhận thức được : “Thiên chúng (phúc đức) tổn giảm, từ chỗ tối lại vào chỗ tối, chẳng nghe danh Phật”. 
* Chữ [ ] đọc là Minh, theo Ngọc Thiên thì đọc là Mính, có nghĩa như Ám, Muội (tối, tăm tối), có nghĩa là đêm.
“Minh minh” : có nghĩa là tăm tối, che lấp con mắt người ta khiến không thể thấy gì.
*
-Kinh văn : “Nay Phật được tối thượng” tới “quy mệnh Vô thượng tôn”. 
Tán rằng : đây là nói về gặp được lợi ích, cho nên qui lễ (Phật).
*
-Kinh văn : “Bấy giờ mười sáu vương tử” tới “chư thiên, nhân dân”. 
Tán rằng : dưới đây là phần hai : thỉnh chuyển pháp luân
Có hai phần : đầu là trường hàng, sau là kệ tụng
Đây là phần đầu.
“An ổn” : ban cho vui, “xót thương” : cứu khổ.
*
-Kinh văn : “Lại thuyết kệ rằng” tới “xin thuyết cho thế gian”. 
Tán rằng : dưới là 4 tụng rưỡi, chia làm ba mục : 
- 1 tụng đầu : tụng Phật có đủ đức trong ngoài, cho nên thỉnh ngài chuyển pháp luân
- 1 tụng rưỡi : vì có lợi ích lớn, nên thỉnh. 
- 2 tụng cuối : vì Phật hiểu biết thông đạt, nên thỉnh. 
Đây là mục đầu.
* Chữ Luân [倫] có nghĩa như chữ Loại, chữ Đẳng [類 ,等], có nghĩa “bằng vai, ngang hàng”.
*
-Kinh văn : “Độ thoát cho chúng tôi” tới “chúng sinh cũng được thế”. 
Tán rằng : đây là mục hai : “có lợi ích lớn” cho nên thỉnh.
*
-Kinh văn : “Thế tôn biết chúng sinh” tới “sẽ chuyển vô thượng luân”. 
Tán rằng : đây là mục ba : nói rõ vì Phật hiểu biết, thông đạt, cho nên thỉnh. 
Đây biết năm thứ :
1) “Sở niệm” tức dục lạc, thắng giải.
2) “Sở hành” đạo biến thú hành.
3) “Trí tuệ lực” tức căn hơn kém.
4) “Túc mệnh” tức túc trụ lực.
5) “Nghiệp” tức tự nghiệp trí lực.
Dục lạc ấy tức sở tu niệm ; “tu phúc”, tức tự nghiệp. Cho nên chỉ nêu qua thứ này mà bao gồm cả năm lực khác.
*
-Kinh văn : “Phật bảo các tỳ kheo” tới “sáu thứ chấn động”. 
Tán rằng : dưới là Phạm thiên cúng dàng, xin chuyển pháp luân. Có hai phần :
• Phần đầu là thần quang động chiếu.
• Phần sau là thỉnh chuyển pháp luân.
Phần đầu có ba mục :
1) Động 10 phương thế giới.
2) Quang chiếu u minh.
3) Động chiếu Phạm cung
Đây là mục đầu.
*
-Kinh văn : “Trong các nước ấy” tới “bỗng sinh chúng sinh”. 
Tán rằng : đây là quang chiếu u minh, tức hai thế giới ở giữa núi Thiết Vi.
*
-Kinh văn : “Thêm nữa bờ cõi nước ấy” tới “hơn cả ánh quang minh của chư thiên”. 
Tán rằng : đây là mục “động chiếu Phạm cung”. Hé mở ra việc cúng dàng, thỉnh Phật.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ phương Đông” tới “cùng nhau bàn tán sự này”. 
Tán rằng : dưới là cúng dàng, thỉnh Phật chuyển pháp luân. 
Văn lớn này chia làm năm :
1) Phương Đông. 4) Lệ sáu phương.
2) Phương Đông nam. 5) Thượng phương.
3) Phương Nam.
Trừ hai phương sau, còn các phương khác trong mỗi phương, về văn đều có 4 mục :
1/ Nhìn thấy hào quang, kinh ngạc bàn tán.
2/ Tìm ánh hào quang, đi tới chỗ Phật.
3/ Lễ và tán thán, thỉnh chuyển pháp luân.
4/ Phật lặng im ưng thuận.
Mục đầu có hai ý :
- Đầu tiên là các Phạm thiên kinh ngạc hỏi.
- Sau đó là một Phạm thiên thỉnh cầu.
Đây là mục đầu.
Đây chung cho cả Tứ thiềân Phạm vương, hoặc chỉ có Sơ thiền (Phạm thiên) thỉnh chuyển pháp luân, vì Phạm phúc lượng. Văn mục này có ba ý :
a) Quang. b) Niệm. c) Nghị.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ trong chúng đó” tới “chiếu khắp cả mười phương”. 
Tán rằng : đây là một (Phạm) thiên thỉnh cầu. Trong chư thiên khi vị có đủ uy đức sắp sinh thì ánh quang minh xuất hiện trước, cho nên ở đây nghi ngờ mà nói là vị thiên có đức lớn sẽ sinh.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ năm trăm” tới “suy tìm tướng này”. 
Tán rằng : đây là mục hai : tìm ánh hào quang, đi tới chỗ Phật. Có hai ý : 
1) Đem cung, hoa để đi tìm. 
2) Thấy Phật mọi người vui mừng
Đây là ý đầu.
*
-Kinh văn : “Thấy Đại Thông Trí Thắng” tới “thỉnh Phật chuyển pháp luân”. 
Tán rằng : đây là mục thấy Phật, mọi người vui mừng.
*
-Kinh văn : “Tức thì chư Phạm thiên vương” tới “cao mười do tuần”. 
Tán rằng : đây là đoạn thứ ba : lễ tán Phật, thỉnh Phật chuyển pháp luân.
Có hai ý :
- Đầu là cúng dàng.
- Sau là thỉnh chuyển.
Đầu là trường hàng, có hai phần :
- Đầu là qui lễ, rắc hoa.
- Sau là hiến cung, thỉnh nạp.
Đây là phần đầu.
*
-Kinh văn : “Cúng dàng hoa xong” tới “xin rủ lòng nạp thụ”.
Tán rằng : đây là xin Phật nhận lấy cung để mà ở.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ các Phạm thiên vương” tới “khắp cả đều được ích lợi”. 
Tán rằng : đây là 4 tụng chia làm ba : 
- 2 tụng đầu : tán thán 5 đức (của Phật). 
- 1 tụng sau : trình bày về lý do tới đây. 
- 1 tụng cuối : xin Phật nạp thụ
Đây là phần đầu.
*
-Kinh văn : “Chúng tôi đi tới đây” tới “xin thương mà nạp thụ”. 
Tán rằng : đầu tiên tụng về lý do tới đây; sau đó tụng về thỉnh Phật nạp thụ.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ các Phạm thiên vương” tới “độ cho chúng sinh bị khổ não”. 
Tán rằng : đây là thỉnh chuyển pháp luân.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Đại Thông” tới “lặng im ưng thuận”. 
Tán rằng : đây là đoạn lớn thứ tư : Phật lặng im ưng thuận
-Hỏi : vì sao thời Niết bàn Phật lặng im chẳng nhận các thứ cúng dàng của người khác, nay lặng im lại là ưng thuận thuyết pháp cho người khác ? 
Đáp : cứ theo sự giải thích thời cổ thì cho rằng vẻ mặt của Phật có biểu hiện thư giãn, căng thẳng khác nhau. Qua đó người thỉnh sẽ biết được là ưng thuận hay chẳng ưng thuận
Lại nói rằng : qua sự biểu hiện của thân quang Phật thì biết rằng ngài nạp thụ hay chẳng nạp thụ.
Lại còn nói rằng : lúc Phật mới thành đạo, ngài đã tự nói rằng: lúc thường thì lặng im là thụ thỉnh, thời Niết bàn thì lặng im là chẳng thụ thỉnh. 
Thêm nữa, nếu nhận các thức ăn, theo giáo lý thì cần phải chú nguyện. Phật lặng im thì biết là ngài chẳng ưng. Nếu thỉnh Phật thuyết pháp, Phật im lặng là đã thuận theo lời thỉnh, chẳng cần phải nói ra cũng biết là ưng rồi.
*
-Kinh văn : “Thêm nữa, các tỳ kheo” tới “cùng nhau bàn tán sự này”. 
Tán rằng : đây là phần thứ hai, nói về phương Đông nam. 
Văn lớn có bốn phần : phần đầu là các Phạm thiên sửng sốt bàn tán.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ trong đám đông đó” tới “độ thoát cho chúng sinh bị đau khổ”. 
Tán rằng : đây là phần thứ nhất : các Phạm thiên thỉnh cầu (Phật thuyết pháp).
*
-Kinh văn : “Bấy giờ năm trăm” tới “thỉnh Phật chuyển pháp luân”. 
Tán rằng : đây là phần thứ hai : tìm ánh hào quang, đi tới chỗ Phật. Có hai ý :
- Đầu là đem cung, hoa để đi tìm Phật.
- Sau là thấy Phật thì thiên chúng đều vui mừng.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ các Phạm thiên vương” tới “xin rủ lòng thương mà nạp thụ”. 
Tán rằng : dưới là phần thứ ba : nói về lễ tán (Phật) và thỉnh (Phật) chuyển pháp luân. Có hai mục :
- Đầu tiên là cúng dàng.
- Sau đó là thỉnh chuyển. 
Đây là trường hàng nói về cúng dàng.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ các Phạm thiên vương” tới “chúng con nay kính lễ”. 
Tán rằng : đây là 4 tụng rưỡi tán thán Phật, chia làm bốn :
- 1 tụng, tán lễ.
- 1 tụng rưỡi, tán thán (Phật) hi hữu.
- 1 tụng, tán thán Phật là mắt.
- 1 tụng, ca ngợi Phật là cha hiền.
Đây là mục đầu. 
“Ca Lăng Tần Già” : là tên loài chim có tiếng hót hay, vì tiếng hót của nó nhu nhuyễn, lảnh lót, trong trẻo nên lấy làm tỷ dụ.
*
-Kinh văn : “Thế tôn rất hiếm có” tới “các thiên chúng giảm thiểu”. 
Tán rằng : đây là tán thán Phật hi hữu.
*
-Kinh văn : “Nay Phật hiện ra đời” tới “nay được gặp Thế tôn”. 
Tán rằng : 1 tụng đầu ca ngợi Phật là mắt, 1 tụng sau ca ngợi Phật là cha hiền.
*
-Kinh văn : “Bây giờ các Phạm thiên vương” tới “người nhẫn thiện tăng ích”. 
Tán rằng : đây là mục thỉnh Phật chuyển pháp luân. Tán thán Phật sinh ích. 
“Người nhẫn thiện tăng ích” : chỉ việc nhập thánh đạo, nghĩa ấy có thể biết.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Đại Thông” tới “im lặng ưng thuận”. 
Tán rằng : đây là đoạn lớn thứ tư, nói về việc Phật im lặng ưng thuận.
*
-Kinh văn : “Thêm nữa, các tỳ kheo” tới “vì Phật xuất thế gian”. 
Tán rằng : đây là phần ba, nói về phương Nam, cứ như lệ trước chia làm bốn mục. Đây là mục thấy ánh hào quang, sửng sốt bàn tán. Có hai ý :
- Thoạt đầu các Phạm thiên sửng sốt bàn tán.
- Sau đó một Phạm thiên thỉnh cầu.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ năm trăm” tới “chuyển pháp luân”. 
Tán rằng : đây là mục thứ hai : tìm ánh hào quang đi đến chỗ Phật. Có hai ý :
- Đầu là đem cung, hoa đi tìm Phật.
- Sau là thấy Phật rồi, thiên chúng vui mừng.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ các Phạm thiên vương” tới “chỉ xin rủ lòng thương mà nạp thụ”. 
Tán rằng : dưới là mục thứ ba : cúng dàng, thỉnh chuyển. Trong này, đầu tiên là cúng dàng, sau đó là thỉnh chuyển. 
Đây là ý đầu : đầu tiên là 2 tụng rưỡi tán thán Phật, sau đó là 1 tụng thỉnh Phật nạp thụ.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ các Phạm thiên vương” tới “nên diễn âm sâu xa”. 
Tán rằng : đây là mục thỉnh Phật chuyển pháp luân. Trong đó đầu là trường hàng, sau là kệ tụng. Ý văn có thể biết được.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ” tới “im lặng ưng thuận”. 
Tán rằng : đây là đoạn lớn thứ tư : Phật im lặng ưng thuận.
*
-Kinh văn : “Phương Tây nam” tới “cũng lại như thế”. 
Tán rằng : đây là mục thứ tư : sáu phương khác cũng theo lệ trên, sự ý giống trên, vì ngại dài dòng cho nên nói theo lệ trên. 
*
-Kinh văn : “Bấy giờ thượng phương” tới “vì Phật xuất thế gian”.
- Tán rằng : đây là phần thứ năm : nói về thượng phương, có ba mục đầu, không có mục thứ tư “ưng thuận”. 
Đây là mục thấy ánh hào quang, sửng sốt bàn tán. Có hai ý :
- Đầu là các Phạm thiên sửng sốt bàn tán.
- Sau đó là một Phạm thiên thỉnh cầu.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ năm trăm” tới “chuyển pháp luân”. 
Tán rằng : đây là mục thứ hai : tìm ánh hào quang đi tới chỗ Phật. Có hai ý :
- Đầu tiên là đem cung, hoa đi tìm Phật.
- Sau đó là gặp Phật rồi, thiên chúng vui mừng.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ các Phạm thiên vương” tới “xin rủ lòng thương mà nạp thụ”. 
Tán rằng : đây là mục thứ ba : cúng dàng, thỉnh chuyển. Có hai phần :
- Đầu là cúng dàng.
- Sau là thỉnh chuyển.
Trong phần đầu lại có hai phần : trường hàngkệ tụng. Đây là trường hàng.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ các Phạm thiên vương” tới “độ rộng cho hết thảy”. 
Tán rằng : đây là 10 tụng rưỡi, chia làm bốn phần :
- 7 tụng rưỡi đầu, tán thán công đức của Phật.
- 1 tụng kế, được thấy Phật sinh ra vui mừng.
- 1 tụng kế đến, thỉnh Phật nạp thụ.
- 1 tụng cuối, hồi hướng.
Phần đầu có hai mục : 
- 2tụng đầu : nêu lên. 
- 5 tụng rưỡi sau : giải thích
Đây là mục đầu :
a) Tụng đầu tán thán Phật năng cứu khổ.
b) Tụng sau tán thán Phật hay cho vui.
* Chữ [免] ở đây đọc là Vãn, còn viết là [挽], có nghĩa là dẫn. Có chỗ viết là [勉] đọc là Miễn, có nghĩa là khuyến khích. Sách Quốc Ngữ có câu : “Phụ miễn kỳ tử, huynh miễn kỳ đệ” (cha khuyến khích con, anh khuyến khích em). Nghĩa như “khuyến cưỡng” tức là khuyến khích khiến cố gắng
Chữ [萌] đọc là Manh, có nghĩa là mầm mống. Cũng có nghĩa như Thủy [始] là khởi đầu. “Minh muội”: chỉ sự ngu muội của đám đông. Sách Hán thư có chữ [眠] manh : chỉ đám dân đen. 
Niết bàn gọi là Cam lồ môn, ý nói thánh đạo thành lý, nên gọi là Cam lồ, giáo gọi là môn.
*
-Kinh văn : “Trong vô lượng kiếp xưa” tới “chết nhiều đọa đường ác”. 
Tán rằng : dưới là 5 tụng rưỡi, là phần giải thích. Trong đây chia làm hai : 
- 4 tụng rưỡi đầu, nói về sinh tử luân hồi
- 1 tụng sau ,giải thích Phật hay cứu khổ
Trong mục đầu này lại chia làm hai : 
- 2 tụng đầu : thụ ác quả
- 2 tụng rưỡi sau : hành ác nhân
Đây là phần đầu.
*
-Kinh văn : “Chẳng theo Phật nghe pháp” tới “thường đọa vào đường ác”. 
Tán rằng : đây là gây nhân ác. Ý có thể biết được. Văn có hai phần :
- 2 tụng rưỡi đầu : tại gia làm điều ác.
- 1 tụng sau : ngoại đạo làm điều ác.
“Lạc” : là lạc quả nhân thiên. “Lạc tưởng” : là lạc nhân
Thêm nữa, “Lạc” là lạc cảnh sở thủ. “Lạc tưởng” là tưởng năng thủ lạc. 
Lại nữa, “Lạc” là tự thể của lạc thụ. “Lạc tưởng” là lạc đối trị khổ, chỉ khi nóng lạnh v.v... tạm thời bị dẹp diệt, giả danh là Lạc.
*
-Kinh văn : “Phật, mắt của thế gian” tới “nên hiện ở thế gian”. 
Tán rằng : đây là 1 tụng, giải thích Phật có khả năng cứu khổ.
*
-Kinh văn : “Siêu xuất thành chính giác” tới “vui mừng chưa từng có”. 
Tán rằng : đây là mục hai : nói rõ chúng sinh thấy Phật thì sinh ra vui mừng.
*
-Kinh văn : “Các cung điện chúng con” tới “đều cùng thành Phật đạo”. 
Tán rằng : đoạn ba là 1 tụng : thỉnh (Phật) nạp (thụ) ; đoạn bốn là 1 tụng : hồi hướng.
*
-Kinh văn: “Bấy giờ năm trăm” tới “tu pháp vô lượng kiếp”. 
Tán rằng : đây là tán thán Phật, thỉnh Phật chuyển pháp luân : 1 tụng tán ; 1 tụng thỉnh.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Đại Thông Trí Thắng Như Lai” tới “pháp luân mười hai hành”. 
Tán rằng : trên là thuyết minh về cúng dàng, thỉnh chuyển ; dưới đây là đoạn hai, thuyết minh về việc Phật ưng thuận chuyển pháp luân cho. Có 4 mục :
1) Nêu rõ việc Phật ưng thuận chuyển pháp luân cho.
2) Nói rõ người khác chẳng thể chuyển được.
3) Nói rõ pháp được chuyển.
4) Nói rõ chúng sinh nghe pháp, được ích lợi.
Đây là mục đầu. 
Tam chuyển có hai : 
1) Tự. 2) Tha. 
Nay là tha chuyển, chẳng phải là Phật tự chuyển.
- Khổ thánh đế này gọi là Thị tướng chuyển
- Ứng biến tri này là Khuyến tu chuyển. 
- Dĩ biến tri này là Tác chứng chuyển. 
Hành pháp luân này vì di chuyển vận động, cho nên có nghĩa là chuyển. Đó là nhất nhất chuyển (từng pháp một) khiến cho người nghe sinh ra được Vô lậu chân thánh tuệ nhãn, theo thứ tự mà lần lượt sinh ra được Trí, Minh, Giác từ trong khổ đế của quá khứ, vị lai, hiện tại
Cứ như vậy mỗi một chuyển bốn hành Tổng, Biệt; ba chuyển các đế, mỗi đế đều có 12 hành tướng, song vì số bằng nhau, nên chỉ nói “tam chuyển thập nhị hành tướng”, tam chuyển đúng theo thứ tự lần lượt hiển thị khiến nhập ba mức Kiến, Tu, Vô học như phần sớ giải của quyển bốn trước đây đã giải thích.
*
-Kinh văn : “Hoặc là Sa môn” tới “chẳng thể chuyển nổi”. 
Tán rằng : đây là mục thứ hai : nói rõ người khác chẳng chuyển nổi (pháp luân), vì chưa chính chứng, chỉ có Phật là chuyển nổi, vì ngài là Nhất thiết sư (thày về mọi mặt, thày của hết thảy), vì ngài biết mọi thứ.
*
-Kinh văn : “Bảo đó là khổ” tới “là khổ diệt đạo”. 
Tán rằng : dưới là thuyết minh về cảnh của pháp luân được chuyển. Từ đó, sinh trí gọi là Hành pháp luân. Cảnh pháp luân có hai :
1) Tứ đế
2) Thập nhị nhân duyên
Đây là mục đầu. 
Chỉ nêu Thị tướng, còn các thứ khác cứ theo lệ ấy là có thể biết được. 

TỨ ĐẾ 
Đại để được phân biệt bằng năm môn : 
I. Xuất thể
II. Thích danh (giải thích tên gọi). 
III. Phế lập
IV. Giải đáp thắc mắc. 
V. Các môn. 
I. Xuất thể
1. Khổ đế
Đối Pháp luận v.v… nói : hữu tình thế giankhí thế gianpháp hữu lậuđặc tính bị bức bách, cho nên đều là khổ đế
2. Tập đế :
“Tập” có hai nghĩa
a. Nghĩa là chiêu cảm các quả dị thục vô ký
- Đối pháp v.v… nói : các phiền não cùng sở khởi nghiệp, đó gọi là Tập đế
- Duy Thức v.v… nói : trong 12 chi thì năm chi cũng bao gồm trong Tập đế, vì nghiệp phiền não tính. Còn pháp vô ký khác đều chẳng phải là Tập đế. Song chỉ nói Ái là Tập đế, vì Ái tối thắng
b. Nghĩa là nhân có thể được quả hữu lậu. Tức là các hữu lậu ở trong thân, các pháp tam tính có thể làm y nhân, có dị thục đều là Tập đế
- Du Già luận v.v… nói : trong 12 chi, quán ngược lão, tử có hai loại nhân : 
a) Thô sinh, đó tức gọi là sinh chi
b) Tế sinh, đó tức là ái, thủ, hữu. 
Thậm chí quan sát thời trước, biết rõ thời sau. Những thứ này gọi là Tập của lão tử, cho nên biết các pháp y nhân, vô ký v.v… cũng gọi là Tập. Chẳng nói các pháp chẳng phải thuộc 12 chi đó cũng gọi là Tập.
3. Diệt đế :
Các pháp vô vi chân như, trạch diệt, bất động, tưởng thụ diệt gọi là Diệt đế
Đối pháp luận nói : chân như, trạch diệt, phiền não chẳng sinh, đó gọi là Diệt đế. Đây nói diệt y, năng diệt, diệt tính, trên cảnh chân nhưchánh trí chứng được, pháp hữu lậu diệt, giả thực gộp lại đều là tướng của Diệt đế.
4. Đạo đế :
Năm uẩn Vô lậu gọi là Đạo đế
Đối pháp v.v… nói : Tư lương đạo, Gia hạnh đạo, Kiến đạo, Tu đạo, Cứu cánh đạo, đều gọi là Đạo đế.
Căn cứ vào tự tính của đạo cùng quyến thuộc của đạo để nói rõ về Đạo đế. Vì bốn đế này bao gồm hết mọi pháp, cho nên trong Kinh Niết Bàn, Ca Diếp hỏi rằng : “như Phật một thời vào rừng Thân Thủ, ngài đã lấy chiếc lá cây nhỏ mà bảo với các tỳ kheo rằng : những pháp của ta đã thuyết chỉ như chiếc lá trong tay này, còn những pháp ta chưa thuyết giống như lá trong rừng kia”. 
Vậy mà lại nói là bốn đế bao gồm hết mọi pháp. Nếu là bao gồm hết rồi, thì tức là đã thuyết hết thảy mọi pháp rồi. Cớ sao lại bảo rằng pháp chưa thuyết nhiều như lá trong rừng ? Nếu chẳng bao gồm hết thì phải có năm đế. 
Thế tôn bảo rằng : “bốn đế bao gồm hết. Song, nếu thuyết chung nói đó là khổ đế, thì nhị thừa chẳng thể biết phân biệt các khổ có vô lượng tướng, vì đó mà điều mà các Thanh văn, Duyên giác chẳng biết được. Cho đến Đạo đế cũng lại như vậy”. 
Trong này ý nói : Tuy bốn đế bao gồm hết cả các pháp, song lớn nhỏ có sự phân biệtnhị thừa v.v… chẳng biết, cho nên nói là “chưa thuyết”, chứ chẳng phải là có năm đế. 
Dựa theo giải nghĩa để thuyết minh về thực tướng (y thuyên hiển thực), thì chân như cũng được bao gồm trong Diệt đế
Đối pháp luận nói : diệt tính chính là thứ được bao gồm trong Diệt đế, Kinh Niết Bàn cũng nói là được bao gồm trong tứ đế. Cho nên nói : nhị thừa có khổ, có đế mà không có thực. Bồ Tát có đủ. Ba đế khác cũng thế
Phế bỏ cách giải nghĩa, chỉ bàn đến ý chỉ thì chẳng phải là diệt đế (Phế thuyên đàm chỉ tức phi diệt đế). Cho nên theo Du Già thì ngoài Tứ đế, còn thuyết về Phi an lập đế. Trên dựa theo chủng loại mà thuyết chung về Tứ đế
Nếu căn cứ vào pháp thể có thô có diệu, Trí năng tri có cao có thấp, thì Kinh Thắng Man đã căn cứ vào đó mà nói là có Bát đế, tức là Tứ thánh đế hữu tácTứ thánh đế vô tác. Tám thánh đế như vậy, nhị thừa chẳng biết được. Đó tức là An lập đế và Phi an lập đế, theo cách nói trong kinh mới dịch. 
Tứ thánh đế hữu tác thì : 
- Phân đoạn sinh tử, 12 nhân duyên đó gọi là Khổ. 
- Phiền não và nghiệp, đó gọi là Tập. 
- Trạch diệt, đó gọi là Diệt.
- Sinh không trí phẩm, gọi là Đạo.
Tứ thánh đế vô tác thì : 
- Biến dịch sinh tử ngũ uẩn gọi là Khổ. 
- Sở tri chướng, gọi là Tập. 
- Vô trụ Niết bàn, gọi là Diệt. 
- Pháp không trí phẩm, gọi là Đạo. 
Như trên đã nói, nay y theo tổng tướng hoặc y theo phân đoạn mà chuyển Tứ đế luân cho hạng nhị thừa.
II. Thích danh (giải thích danh từ).
“Tứ” : là chỉ số. “Đế” : có nghĩa là thực. 
Chỉ có bậc thánh mới biết được thực, cho nên gọi là “Tứ thánh đế”. 
(Quyển) Ngũ thập ngũ nói : “Đế, nghĩa là thế nào ? Có nghĩa là đúng như tướng sở thuyết, chẳng xả ly”. Căn cứ vào điều này mà xét, cho nên tới nghĩa thanh tịnh cứu cánh thì đó là nghĩa của đế. Đó là giải thích kèm cả số. 
“Khổ” : có nghĩa những thứ do bức bách, phiền não gây ra. 
“Tập” : chỉ sự chiêu cảm hay sinh ra khổ đế
“Diệt” : chỉ tĩnh tịch, có nghĩa là đó đều tĩnh tịch.
“Đạo” : chỉ chung cái nhân có thể hình thành ba nghĩa. Ba nghĩa trong này là : khổ sự, khổ lý, khổ như. Khổ thực là khổ, không còn khổ khác. Cho đến đạo-đế cũng có ba như thế. 
Khổ sự gọi là Đế, là trì nghiệp thích. Hai thứ còn lại gọi là Đế, là y chủ thích
Hai thứ Lý, Như cùng khổ sự đó tuy chẳng phải nhất, chẳng phải dị ; song ở đây chẳng phải là bức bách
III. Phế lập.
(Quyển) Cửu thập ngũ nói : 
- Khổ đế như Thể các bệnh.
- Tập đế như nhân của các bệnh.
- Diệt đế như bệnh nảy sinh rồi được chữa khỏi.
- Đạo đế thì như khi bệnh chữa khỏi rồi, sau này thì chẳng để sinh ra nữa. 
Những người có bệnh đến chỗ lương y, chỉ nên tìm kiếm chính pháp nơi đó. Các vị lương y, chỉ nên trao cho chính pháp nơi đó. Cho nên không còn có Thánh đế thứ năm..
Chư Phật Như Lai là các bậc lương y vô thượng nhổ mũi tên độc lớn, cũng chỉ tuyên thuyết chính pháp nơi đó. Cũng như thầy thuốc chữa bệnh : biết rõ bệnh, biết nguyên nhân gây ra bệnh, biết bệnh đã khỏi, biết phương pháp chữa. Đức Phật quán sinh tử khổ, nguyên nhân gây ra khổ, khổ bị diệt và phương pháp diệt khổ cũng giống như thế. Cho nên cũng nói rằng : “thú khổ diệt hành” (theo cách tu hành để diệt khổ). 
IV. Giải đáp thắc mắc.
-Hỏi : (quyển) Ngũ thập ngũ nói : vì nguyên nhân gì mà thuyết về bốn sự tri khổ (biết khổ), đoạn tập chứng diệt, tu đạo khác nhau ? 
Đáp : vì Khổ đế ấy là chỗ dựa của bốn thứ điên đảo. Để trừ điên đảo thì phải biết khắp mọi sự khổ. Đã biết hết mọi sự khổ rồi thì tức là biết cả Tập, vì Tập đế đó bao gồm ở trong Khổ đế. Tuy biết khắp mọi khổ nhưng vẫn bị Tập đế theo đuổi. Cho nên phải nói thêm là đoạn hẳn Tập đế
Nói xúc chứng : có nghĩa là “hiện thấy”. Do hiện tiền thấy Diệt đế cho nên chẳng sinh sợ hãi, nhiếp thụ ái lại, cho nên phải nói “xúc chứng Diệt đế”. 
Nếu siêng tu đạo thì mới có thể thành biện được ba nghĩa đã nói. Cho nên sau đó nói đến việc tu tập Đạo đế
Vì sao mà Tứ đế lại có thứ tự sắp xếp như vậy ? 
Ở đó mà khổ, nên Khổ đế là thứ nhất. Như thế nên khổ, cho nên Tập đế là thứ hai. Hai thứ này bao gồm trong Hắc phẩm cứu cánh. Ở đó mà vui, nên Diệt đế xếp thứ ba. Như thế nên vui, cho nên Đạo đế xếp thứ tư. Hai thứ này bao gồm Bạch phẩm cứu cánh
Ví như bệnh nặng, nguyên nhân gây bệnh, bệnh khỏi, thuốc hay. Lại như trình tự của việc gặp cảnh khổ, qua đó lần lượt xây dựng thánh đế. Như các cái khổ từng gặp trong thế gian, tức là ở chốn ấy trước tiên nảy ra các ý niệm (tác ý), thứ đến nguyên nhân gây ra khổ, thứ đến việc giải thoát khỏi khổ, cuối cùng đến phương tiện giải thoát (khỏi khổ), cứ lần lượt như vậy phát khởi tác ý
V. Các môn phân biệt.
Phân biệt bằng mười môn :
1. Nhiếp thụ trong mấy uẩn? 
Ba đế lần lượt thay nhau được nhiếp thụ trong năm uẩn, riêng Diệt đế chẳng thế, vì đế ấy tĩnh tịch.
2. Mỗi đế có mấy hành, là những hành gì ? 
Mỗi đế có bốn hành theo thứ tự như sau : 
1) Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã.
2) Nhân, Tập, Sinh, Duyên.
3) Diệt , Tĩnh, Diệu, Ly.
4) Đạo, Như, Hành, Xuất.
3. Vì sao Khổ đếTứ hành quán để trừ Tứ đảo
- Vô thường : trừ Thường đảo. 
- Khổ : trừ hai đảo, tức Lạc đảo và Tịnh đảo.
- Không, Vô ngã trừ Ngã đảo.
Tập đế tứ quán trừ tứ ái. Do dựa vào Thường đảo mà khởi Hậu hữu ái. 
Thứ đến y vào hai đảo : Lạc và Tịnh mà khởi lên tham hỷ câu hành ái, cùng đủ mọi thứ hỷ nhạo ái khác.
Thứ đến y vào Ngã đảo mà khởi Độc ái. Diệt là tứ quán thấy rõ bốn loại ái bị diệt. Đạo là tứ quán nhờ đó mà có thể chứng được bốn loại ái ấy bị diệt.
4.Gì là giải thoát môn, bao gồm bao nhiêu hành ?
5.Nhập đế hiện quán có mấy loại ? 
6.Tam thừa quán đế có gì khác nhau ?
7. Tứ đế này là thế tục, hay là thắng nghĩa
Kinh Niết Bàn quyển 55 cho rằng đó chỉ là thắng nghĩa. Quyển 66 nói về Đối phi an lập, cho rằng đó chỉ bao gồm trong thế tục. Thực ra thì chung cho cả hai loại.
8. Các đế nhiếp thụ lẫn nhau.
9. Khổ có mấy loại ? Ba đế khác cũng thế.
10. Hư không, Phi trạch diệt thì được bao gồm trong đế nào ? 
Tất cả đều giống như trong Du Già, Đối Pháp, Duy Thức, Hiển Dương v.v… đã nói, e rườm, nên ngừng.
*
-Kinh văn : “Và nói rộng ra” tới “ưu bi khổ não”. 
Tán rằng : dưới là thuyết minh về mười hai duyên khởi
Đây có tạp nhiễm, thanh tịnh. Tạp nhiễm, thanh tịnh đều có thuận quánnghịch quán. Trong này có hai : 
1. Nêu tạp nhiễm thuận quánthanh tịnh thuận quán
2. Lệ cho tạp nhiễm nghịch quán và lệ cho thanh tịnh nghịch quán. Đây tức là nhiễm thuận quán. Sinh tử tương sinh, cho nên lấy cái nhiễm thuận quán này làm mẫu mực (lệ) cho nhiễm nghịch quán
*
-Kinh văn : “Vô minh diệt” tới “Ưu bi khổ não diệt”.
Tán rằng : đây là thanh tịnh quán. Nếu bắt đầu bằng đoạn sinh tử, thì là lệ nghịch quán
Mười hai duyên khởi được phân biệt bằng sáu môn :
1. Xuất thể. 4. Y thế
2. Thích danh 5. Chư duyên sinh nhiếp
3. Duyên tướng 6. Nhiễm tịnh thuận nghịch
1. Về xuất thể.
1) Thể của chi Vô minh : là chính thủ phân biệt trong phiền não chướng và gồm thêm nhậm vận ngu si.
Thành Duy Thức luận nói rằng : “trong này vô minh chỉ lấy cái năng phát chính cảm thiện nghiệp ác nghiệp đời sau”. Còn nói : cái “chính phát nghiệp” thì chỉ lấy cái sở đoạn, thứ hỗ trợ thì chẳng nhất định, những gì có khả năng phát ra Hành mới là chi này. Chi này không chung cho cả các pháp tương ưng, bất cộng, triền và tùy miên.
2) Thể của chi Hành : chung cho cả các nghiệp thân, ngữ, ý, thiện và bất thiện, chỉ cảm tổng báo và cảm chung cả hai nghiệp tổng nhgiệp và biệt nghiệp. Đó là thể tính của chi Hành. Nếu chỉ là biệt báo nghiệp thì chẳng phải là chi Hành. Cho nên Duy Thức nói rằng : “thứ do nó (chỉ Vô minh) phát ra mới gọi là Hành”. Do đó mọi thuận hiện thụ nghiệp, biệt trợ đương nghiệp đều chẳng phải là chi Hành. Thể của chi Hành cũng chung cho cả biện chủng sắc tư.
3) Thể của chi Thức : chỉ lấy chủng của thức thứ tám là dị thục thức làm thể. Cho nên Duy Thức nói : trong này thức chủng gọi là Bản thức nhân, chỉ lấy chủng của thức thứ tám là dị thục thức, vì là sơ kết sinh, vì là tổng dị thục, chỉ tại chủng vị, chẳng lấy hiện hành
Có chỗ thuyết chung cả thân sáu thức đầu, thuyết rộng cả thân gồm mọi thức và căn cứ vào phần vị đương lai (tức tương lai), hiện khởi (biện tại) mà nói là có cả hiện hành. Cho đến chi Thụ cũng lại giống như thế.
4) Thể của chi Danh sắc : Thành Duy Thức nói : “trừ ba nhân cuối, các nhân khác đều là danh sắc chủng nhiếp thụ”. Ba nhân cuối là đúng như thứ tự tên gọi, tức là ba chủng cuối. Đây nói năm chi chẳng pha trộn lẫn lộn với nhau, là chi được duyên khởi lên bởi Hành gom lại trong một sát na. Có nghĩa là chủng dị thục của sáu căn thì gọi là chi Lục xứ. Chủng dị thục của Xúc thụ thì gọi là chi Xúc thụ. Trừ bản thức chủng và ba chủng này, còn chủng của dị thục uẩn khác đều là chi Danh sắc.
Khế kinh còn nói : “Danh, chỉ bốn uẩn phi sắc. Sắc, chỉ Yết lạt lam v.v...”. Căn cứ vào trước và sau phân vị lúc đang khởi lên ở trong nhân, thuyết về chi tạp duyên khởi. Nếu chẳng thế thì làm sao thông suốt cả năm uẩn, hoặc nói chung cho mọi Danh sắc được ?
Duy thức còn căn cứ vào tạp thể mà nói rằng : hoặc Danh sắc chủng tổng nhiếp năm nhân, ở trong tùy thắng lập bốn chủng khác. Lục xứ và thức tổng biệt cũng thế
5) Thể của chi Ái : chỉ là trung hạ phẩm tham. Đây tuy duyên chung vào cả hai quả nội ngoại, các luận khác phần nhiều lấy duyên ngoại cảnh ái tăng thượng quả sinh. 
6) Thể của chi Thủ : thông dụng hết thảy phiền não, lấy đó làm tự thể, vì phiền não cả cõi đều kết sinh. Trong thể của Thủ dù là Năng thủ, Sở thủ, Sở vi thủ đều tùy thuận phiền não, chẳng lấy pháp khác. Có chỗ chỉ nói Ái tăng thêm thì gọi là Thủ. 
Duy Thức hội nói : tuy trong chi Thủ bao gồm các phiền não khác, nhưng Ái thắng trội hơn, nên nói là “Ái tăng”. Hơn nữa, căn cứ vào đầu và cuối mà chia ra làm Ái và Thủ hai chi, nhưng thực ra nhiếp thụ cả các Hoặc khác. Hai chi Ái và Thủ chung cho cả hiện và chủng, vì đều có thể thắng nhuận thêm. 
7) Thể của chi Hữu : tức là sáu chi Hành v.v… được Ái, Thủ thắng nhuận thêm mà đổi tên là Hữu. Có thuyết nói (thể của Hữu) chỉ là nghiệp.
Duy Thức hội nói : “vì cái đó có thể chính cảm quả dị thục”. Có thuyết nói (thể của Hữu) chỉ có năm thứ. Duy Thức lại nói : “vì là năm thứ thân sinh, đương lai sinh, Lão tử vị, Thức v.v…” đây chỉ nói có chủng tử là thể của Hữu, vì có thể có được quả. 
8) Thể của chi Sinh : Thành Duy Thức nói : bắt đầu từ trung hữu cho tới bản hữu, trong đó chưa tới sự suy biến, thì đều bao gồm trong chi Sinh. Các suy biến vị gọi chung là Lão. Thân hoại, mệnh chung thì gọi là Tử. Thể của ba chi này đều chung cho cả năm uẩn. Chỉ là bao gồm trong hiện hành dị thục quả
Có chỗ còn nói (thể của ba chi này) chung cho cả chủng tử. Như Duyên Khởi kinh nói : “do năng sở dẫn sinh một thời mà có, lần lượt theo thứ tự mà tuyên thuyết nghĩa loại, không có gì khác”. Chẳng phải là hai chi này cũng chung cho cả chủng tử
9) Ưu bi khổ não : vì Lão tử mà khởi lên, chứ chẳng phải là bị nhiếp thu trong chi Lão tử này. Thập Địa Kinh nói : “lúc tử biệt ly ; ý căn tương đối Lão tử gọi là Ưu. Khóc lóc thành tiếng gọi là Bi. Ngũ căn tương đối gọi là Khổ. Người ngu tâm nhiệt gọi là Não”. 
Ở hai cõi dưới thì có đủ các chi như Sắc v.v… cõi Vô sắc thì chẳng thế, tùy theo sự cảm ứng mà có.
2. Thích danh (giải thích danh từ). 
Du già có năm điều giải thích :
1) Do phiền não hệ phược đi tới các nẻo, trong đó luôn luôn sinh khởi đó gọi là Duyên khởi. Có nghĩa là y vào duyên mà khởi lên. Đó là giải thích theo nghĩa mặt chữ.
2) Dựa vào các duyên, mau chóng hủy diệt rồi lại tiếp tục hòa hợp mà sinh ra, cho nên gọi là Duyên khởi. Đó là dựa vào nghĩa Sát nagiải thích tên gọi. Theo Đại Chúng bộ thì mười hai duyên khởipháp vô vi. Còn theo Chính Lượng bộ thì là một kỳ bốn tướng.
3) Các duyên qua đi mà chẳng lìa bỏ, dựa vào tự thân tương tục mà được sinh khởi, cho nên gọi là Duyên khởi. Như nói rằng : “cái này có, nên cái kia có; cái này sinh, nên cái kia sinh. Chẳng phải là thứ gì khác”. Nay dựa theo nghĩa này để mà giải thích duyên khởi
- “Cái này có, nên cái kia có” : nói rõ cái nghĩa vô tác duyên sinh
- “Cái này sinh, nên cái kia sinh” : nói rõ cái nghĩa vô thường duyên sinh
- “Chẳng phải là thứ gì khác” : có nghĩa là chỉ do duyên mà quả pháp mới có được. 
Chẳng phải là duyên có tác dụng thực sự có thể sinh ra được quả pháp, cũng chẳng phải là vô sinh pháp là nhân, cho nên có chút pháp sở sinh đã được thành lập.
4) Luôn luôn tàn tạ hủy diệt nhưng rồi lại tương tục mà khởi lên, cho nên gọi là Duyên khởi. Đây là dựa vào nghĩa luôn luôn hoại diệtgiải thích.
5) Ở đời quá khứ giác ngộ được duyên tính rồi, vẫn tương tục khởi lên, cho nên gọi là Duyên khởi. Như Thế tôn nói rằng : “Ta đã giác ngộ được các thứ (duyên) rồi mới khởi tuyên thuyết”. Tức là do cái danh này được truyền lại mãi, cho nên được gọi là duyên khởi.
Lại nói : vì lìa nghĩa hữu tình, không có tự nhiên ngã, cho đến nghĩa tự nghiệp sở tác là nghĩa duyên khởi, vì ở sự tương tục khác chẳng thụ quả. 
Thêm nữa, Đối Pháp luậnDuyên Khởi kinh đều có 11 cách giải thích về duyên khởi
Đối Pháp còn nói : “vì vô tác duyên sinh, vì vô thường duyên sinh, vì thế dụng duyên sinh”. Hai thứ đầu thì như trước. Vô minh duyên hành v.v… thể hiện thành thế dụng duyên sinh. Dẫu vẫn là chư pháp vô tác, vô thường, song chẳng theo một pháp làm duyên cho nên mọi quả sinh. Vì công năng các pháp đều có sự khác nhau.
3. Duyên tướng.
1 - Vô minh có hai :
1) Chân thực nghĩa ngu, gồm cả hai loại : trung phẩmhạ phẩm.
2) Dị thục ngu : chỉ hạng thượng phẩm
Hai thứ ngu này đều duyên vào nội thân dị thục quả mà khởi lên. 
2 - Hành có hai loại : 
1) Thiện. 2) Bất thiện
Hoặc chia làm ba : 
a) Bất động. b) Phúc. c) Phi phúc. 
Đây là bao gồm trong hữu phần huân tập. Năm thứ thức v.v… gọi là huân tập. Năm thứ này vô ký, thế lực yếu kém, chẳng thể tự sinh, xứ sở chưa định, phải nhờ hữu phần huân tập mới khởi lên được. Do hạ phẩm ngu mà phát ra bất động nghiệp. Do trung phẩm ngu mà phát ra phúc nghiệp. Do thượng phẩm ngu mà phát ra phi phúc nghiệp.
3 – Thức . . . Lão tử.
Tùy theo sự phát nghiệp rồi thì tích tập thành chủng tử của năm chi Thức v.v… nhiếp thuộc ở Hành, có đương sinh xứ, tức là các phần vị Sinh, Lão tử đương lai được xác định, không có tướng sai biệt trước sau của năm thể. Y vào Đương khởi vị mà nói nhân là Năm (5). Cho nên Duy Thức nói rằng : đó là duyên mê nội dị thục quả ngu, phát chính năng chiêu cảm các nghiệp hậu hữu, làm duyên dẫn phát năm quả chủng của các phần vị thân Sinh, đương lai Sinh, Lão tử. Rồi sau đó y vào mê ngoại tăng thượng quả ngu, duyên ngoại giới thụ, phát khởi tham Ái. Duyên vào Ái lại sinh ra bốn Thủ là dục v.v… 
Ái, Thủ hợp nhuận có thể dẫn tới nghiệp chủng cùng sở dẫn nhân, chuyển gọi là Hữu. Từ trung hữu tới bản hữu, trong đó chưa suy biến, thì là thể của chi Sinh. Khởi suy biến, mệnh chung thì xuất hiện chi Lão tử, rồi các thứ ưu bi khổ não tùy theo đó mà nảy sinh. 
Đây nói do mê nội thân Vô minh, duyên dị thục Thụ, có khả năng phát các nghiệp, rồi tích tập lại thành chủng tử của năm chi thuộc phân vị Sinh, Lão tử đương lai, có đương sinh xứ. Lại do mê ngoại cảnh giới Vô minh, duyên cảnh giới Thụ, khởi Ái và Thủ, nhuận thêm chủng tử sáu chi trước là Hành v.v…, hậu quả gần là Hữu, chuyển lập danh Hữu. 
Từ sau năm chi hiện hành bèn khởi lên cái gọi là Sinh, Lão tử, đó gọi là Duyên khởi, là tướng của duyên. 
Du Già lại có ba cách giải thích : thứ tự tương sinh như trong Du Già đã nói. 
4. Y thế. 
Thành Duy Thức nói : “mười nhân, hai quả nhất định chẳng đồng thời, phải sinh hậu báo mới gọi là chi, hiện báo thì chẳng phãi”. Nghĩa là : quá khứ 10 chi nhân, hiện tại 2 chi quả ; hiện tại 10 chi nhân, vị lai 2 chi quả. 
Trong nhân, bảy chi trước với Ái, Thủ, Hữu hoặc dị thế, hoặc đồng thế. Sinh báo nhất định phải đồng thế. Hậu báo thì dị thế. Có nghĩa là quá khứ 7 chi, hiện tại 3 chi, vị lai 2 chi. Nếu hai, ba, bảy đều nhất định đồng thế (đồng thời), thì hai chi Sinh và Lão tử, ba chi Ái, Thủ và Hữu và bảy chi trước đều nhất định đồng thế, vì thế tương sinh, vì lực tương tự
5. Về các duyên sinh nhiếp. 
Nhiếp Luận quyển hai nói : nếu nói qua về duyên khởi thì có hai loại : 
1) Phân biệt Tự tính duyên khởi : có nghĩa là y vào A lại da thức mà các pháp sinh khởi
2) Phân biệt Ái, Phi ái duyên khởi : có nghĩa là vì mười hai duyên khởi ở nẻo thiện ác có thể phân biệt Ái, Phi ái duyên khởi tự thể là duyên tính. 
Nay đây chính là nói loại duyên khởi sau, về nghĩa cũng nhiếp thu cả loại trước, nên chẳng chính thức thuyết minh loại này. 
Ba a loại duyên khởi :
Lại có thuyết nói có ba loại (duyên khởi) : ngoài hai loại trên còn thêm loại Thụ dụng duyên sinh
Biên Trung Biên nói có hai loại :
1/- Loại thứ nhất gọi là Duyên thức.
2/- Loại thứ hai gọi là Thụ giả
Trong này năng thụ dụng, phân biệt, suy tâm, sở thụ dụng duyên sinh. Tức sáu chuyển thức cũng nhiếp thu ở nghĩa này, đó chẳng phải là chính thức phân tích về nghĩa này. 
Bốn a loại duyên sinh
Du Già lại nói có bốn loại duyên sinh :
1/- Năng dẫn : gồm Vô minh và Hành.
2/- Sở dẫn : gồm 5 thứ như Thức v.v…
3/- Năng sinh : gồm Ái, Thủ và Hữu.
4/- Sở sinh : gồm Sinh và Lão tử
Tập Luận nói : Thức cũng là năng dẫn, vì nghiệp chủng trong thức gọi là chi Thức, vì Dị thục thức chủng gọi là Sắc nhiếp. 
Duyên Khởi kinh nói : chi Thức bao gồm cả năng dẫn và sở dẫn, vì nghiệp chủng, thức chủng đều gọi là thức. Thức là danh sắc y, chẳng phải là danh sắc nhiếp. 
Câu Xá luận quyển 9 lại nói về bốn loại : 
a) Sát na
b) Liên phược. 
c) Phân vị
d) Viễn tục. 
Sao gọi là sát na ? Có nghĩa là trong khoảnh khắc sát na, do Tham nên đủ cả mười hai chi đều khởi lên. Si có nghĩa là Vô minh. Tư tức là Hành. Hiểu biết đối với các cảnh sự, đó gọi là Thức. Thức đủ ba uẩn, gọi chung là Danh sắc. Trụ danh sắc căn, gọi là Lục xứ. Lục xứ hòa hợp với các thứ khác thì có Xúc. Lãnh xúc gọi Tà thụ. Tham tức là Ái. Các triền phược tương ứng với chi này thì gọi là Thủ. Hai nghiệp thân, ngữ được khởi lên thì gọi là Hữu. Các pháp như vậy khởi lên thì gọi là Sinh. Thục biến, đó gọi là Lão. Hoại diệt, đó gọi là Tử. Nay theo đại thừa thì tám thức cùng khởi, phiền não cùng sinh, khác với thuyết ấy. Về lý cần phải suy cho đúng. 
Lại có thuyết nói rằng : sát na, liên phược, đúng như phẩm loại thì là (pháp) hữu vi cụ túc, câu khởi, phổ biến, chẳng giống nghĩa trước. Vị trí của mười hai chi sở hữu ngũ uẩn đều là Phân vị nhiếp, những thứ này nối tiếp nhau từ xa xôi vô thủy thì gọi là Viễn tục. Nghĩa đại thừa cũng giống thế, không sai vì chung một lý. 
6. Nhiễm tịnh thuận nghịch
Đối Pháp luận quyển 4 nói : đó là tạp nhiễm thuận nghịchthanh tịnh thuận nghịch
1) Tạp nhiễm thuận nghịch
Có nghĩa là nếu căn cứ vào trình tự lưu chuyển mà nói thì Vô minh duyên Hành, cho tới Sinh duyên Lão tử, cứ thuận theo thứ tự mà nói. Đây nói sinh tử theo trình tự tương sinh.
Nếu căn cứ vào An lập đế thì nói là Lão tử, Lão tử tập, Lão tử diệt, Lão tử thú diệt hành. Cứ như vậy cho tới Hành, Hành tập, Hành diệt, Hành thú diệt hành, làm thành 44 trí. Vì Vô minh không nhân, nên chẳng phải là 48 trí, do chủng bị khuyết. Đây là hậu quán, gia hạnh ở trước cũng thành 77 trí. 
Có nghĩa là duyên (vào) hiện tại Sinh mà có Lão tử. Chẳng phải chẳng duyên vào hiện tại Sinh mà có Lão tử. Vì hiện tại tự thân tự mình làm ra, cho nên thành ra hai trí. Duyên quá khứ sinh và duyên vị lai sinh mỗi thứ cũng có 2 trí, gộp lại mà thành 6 trí. 
Quan sát từ vô thủy tới nay hết thảy Lão, tử đều duyên vào Sinh. Vị lai tuy chưa khởi, nhưng có hàm chứa trong nghĩa tạp nhiễm hoàn diệt. Nay quán tạp nhiễm, cho nên thành hai trí. Trong ba thời này (chỉ ba thời quá khứ, hiện tạivị lai); trí đầu quán quả có nhân, thể hiện nguyên do; trí sau quán quả có nhân, chẳng phải là chẳng quyết định. Phá tư tưởng vọng chấp của ngoại đạo cho rằng sự sinh khôngnguyên nhân
Trí thứ bảy nghĩa là các hữu lậu tuệ biến tri, chẳng bao gồm trong chi quán trước, tức là Pháp trụ trí, biết khắp giáo pháp duyên khởi trong ba đời, gọi là Chi. Vì chẳng bao gồm trong các trí trước, nên thành ra trí thứ bảy. Sáu trí trước là Chân thực trí, gộp với một trí này là Pháp trụ trí này, thành bảy trí. Dị sinh thánh giả đều có trí này. 
Đây là quán hành của phàm vị trước khi kiến đạo. Từ đây về sau mới nhập 44 trí, vì 44 trí gần với Tứ đế
Trụ giáo phápvăn tuệ, cho nên gọi là Pháp trụ trí. Như thực nghĩa mà biết, đó là tư tu tuệ, đó gọi là Chân thực trí.
Đây là hữu lậu quán, nên gọi là tạp nhiễm. Văn chỉ có thuận (quán) mà không có nghịch (quán).
2) Thanh tịnh thuận nghịch :
Có nghĩa là Vô minh diệt nên Hành diệt. Cho đến Sinh diệt, nên Lão, tử diệt, cứ thuận theo thứ tự mà thuyết. Đây là y theo thứ tự đoạn vị mà thuyết.
Do cái gì không, nên Lão tử không; do cái gì diệt nên Lão tử diệt. Cho đến do cái gì không, nên Hành không; do cái gì diệt nên Hành diệt. Đây là căn cứ vào vị trí đắc quả cứu cánhquán sát rồi thuyết theo trình tự ngược lại. Văn chỉ có thuận quán mà không có nghịch quán. Nói rộng ra thì như U Tán quyển hạ, vì ngại rườm rà nên thôi.
Tuy không ai là người hiện tiền thành Độc giác, nhưng để chứng Thanh văn, cũng thuyết duyên này, y vào đó mà thuyết Tứ đế, cũng thành ba vòng mười hai hành tướng.
*
-Kinh văn : “Phật đối với trời, người” tới “có đủ tám giải thoát”. 
Tán rằng : thứ tư là nêu bật việc chúng sinh được lợi ích. Có hai phần :
- Phần đầu thuyết minh về việc được lợi ích.
- Phần hai thuyết minh về số đông. 
Trong phần đầu lại chia làm hai mục :
1) Mục đầu thuyết minh về hội đầu.
2) Mục sau thuyết minh về các hội thứ hai, thứ ba, thứ tư. 
Đây là hội đầu. 
“Thụ” : đây có nghĩa là (tham) “trước”. Chẳng tham trước mọi pháp, cho nên được tâm giải thoát.
“Tâm giải thoát” : có nghĩa là do giải thoát được khỏi phiền não, vô minh v.v… , cho nên thành ra tâm tương ứng với Tuệ giải thoát. Chẳng còn duyên vào cảnh mà khởi phiền não nữa, đó gọi là tâm giải thoát. Hoặc thiền định gọi là tâm, vì là năng trụ tâm. Được Câu giải thoát thì gọi là tâm giải thoát.
*
-Kinh văn : “Thứ hai thứ ba” tới “tâm được giải thoát”. 
Tán rằng : đây là thuyết minh về các hội thứ hai thứ ba thứ tư. Di Lặc ba hội thuyết, Thích Ca chẳng thuyết hội, về lợi ích thì căn cơ chúng sinh khác nhau, nên khác nhau.
*
-Kinh văn : “Từ đấy về sau” tới “nhiều không kể xiết”. 
Tán rằng : đây là nói rõ số đông. Trên nói về Thanh văn, nên không có Bồ tát.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ mười sáu vị vương tử” tới “Tam Bồ đề”. 
Tán rằng : dưới là đoạn lớn thứ ba : con tiếp nối việc truyền đăng. Có 5 phần :
1. Xuất gia khải thỉnh.
2. Ưng thuận chính thuyết: đoạn từ “bấy giờ Phật ấy nhận lời thỉnh cầu của Sa di” trở xuống.
3. Các con truyền đăng : đọan từ “thuyết kinh này xong liền nhập tịnh thất” trở xuống.
4. Phật khởi tán thán : đoạn từ “Đại Thông Trí Thắng Phật trải qua tám vạn bốn ngàn kiếp” trở xuống.
5. Người được giáo hóa thường được ích lợi : đoạn từ “Phật bảo các tỳ kheo : mười sáu vị Bồ tát này” trở xuống. 
Phần đầu có hai đoạn :
- Đoạn đầu nói về các con xuất gia khải thỉnh.
- Đoạn hai nói về việc bề tôi tùy tòng xuất gia
Đoạn đầu lại có ba mục : 
1/- Mục đầu thuyết minh về đức của con. 
2/- Mục hai thuyết minh về việc khải thỉnh
3/- Mục cuối thuyết minh về ý khải thỉnh
Đây là mục đầu : thuyết minh đức của con, có sáu đức : 
1) Đã vượt qua được lưới trói buộcxuất gia làm sa di
2) Nghe pháp liền chóng giác ngộ, vì căn cơ thông lợi
3) Tính tình thông đạt, trí tuệ sáng suốt
4) Từ lâu được gặp duyên lành, từng cúng dàng Phật. 
5) Kiên trì thắng giới, tịnh tu phạm hạnh
6) Chí mong đại quả (quả đại thừa) , cầu chính đẳng giác.
*
-Kinh văn : “Đều bạch Phật rằng” tới “Phật tự chứng tri”. 
Tán rằng : đầu tiên là thuyết minh về việc khải thỉnh : “xưa (Phật) thuyết tiểu thừa pháp luân, lợi ích chúng Thanh văn rồi, ý con cầu đại thừa, thỉnh (Phật) thuyết đại thừa pháp luân”. Sau đó là thuyết minh về ý khải thỉnh : “chúng con chí cầu chính pháp đại thừa, tri kiến của Như Lai, Phật tự chứng hết, Phật tự chứng minh, xin Phật thuyết cho chúng con”. 
-Hỏi : vì sao khi thỉnh trước kia thì vương tử ở trước, còn nay khi thuyết pháp cho thì vương tử lại ở sau ? 
Đáp : trước thì căn cứ vào tình thân sơ ; sau thì tỏ rõ về quyền thực.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Chuyển luân thánh vương” tới “vương liền ưng thuận”. 
Tán rằng : đây là nói rõ việc các bề tôi tùy tùng xuất gia. Đầu là thỉnh cầu, sau là ưng thuận.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Phật ấy” tới “Phật Sở Hộ Niệm”. 
Tán rằng : dưới là đoạn hai : ưng thuận chính thuyết. Có năm phần. Trong này có hai :
- Đầu tiên là lúc sắp thuyết pháp phải đợi căn cơ chín muồi, cho nên trải qua hai vạn kiếp.
- Sau là trình bày pháp sở thuyết : Diệu Pháp Liên Hoa. Diệu Pháp Liên Hoa chính vì Thanh văn. Vô Lượng Nghĩa kinh chính vì Bồ tát. Vì sao trong này lại vì các Bồ tátthuyết Pháp Hoa ? Giải thích giống như mục “Nhật Nguyệt Đăng Minh nhân Diệu Quang pháp sư, hai mươi ức Bồ tát thích muốn nghe pháp” trước kia. 
-Hỏi : vì sao chuyển nhị thừa pháp luân lại gọi là tam chuyển thập nhị hành tướng, còn đại thừa thì chẳng thế ? 
Đáp : lý phải như vậy. Chỉ vì cái nghĩa Thanh văn hễ ngồi là có thể thành Kiến đạo, Tu đạoVô học đạo. Bồ tát thì chẳng thế. Do đó mà khác nhau, vì đây thuyết mười hai nhân duyên cũng là dựa vào Tứ đế.
*
-Kinh văn : “Thuyết kinh này xong” tới “đọc tụng thông lợi”. 
Tán rằng : đây là phần thứ ba : Sa di lĩnh ngộ.
*
-Kinh văn : “Lúc thuyết kinh này” tới “chưa từng nghĩ bỏ”. 
Tán rằng : trong này có hai : 
• Phần thứ tư : ba căn lĩnh ngộ. 
• Phần thứ năm : thời gian thuyết pháp
Bồ tát thượng căn nghe rồi tín thụ, Bồ tát trung căn cũng có sự tín giải. Các loại hạ căn khác đều sinh nghi hoặc, vì Kinh Pháp Hoa này khó tin, khó hiểu, vì chúng sinh hạ căn căn cơ chưa thành thục. Để khơi mào cho việc thuyết pháp ngày nay, cho nên nói là thời ấy có kẻ nghi hoặc.
*
-Kinh văn : “Thuyết kinh này xong” tới “bốn ngàn kiếp”. 
Tán rằng : dưới là đoạn thứ ba : nói về các con truyền đăng. Có ba mục :
1) Phật nhập tịch định.
2) Các con thuyết pháp.
3) Số chúng sinh được độ bao nhiêu.
Đây là mục đầu : biết con căn cơ thành thục, để con truyền đăng, cho nên (Phật) nhập tịch định.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ mười sáu vị Bồ Tát” tới “Kinh Diệu Pháp Liên Hoa”. 
Tán rằng : các con thỉnh pháp, lợi ích đã nhiều. Thời gian thuyết pháp dài.
*
-Kinh văn : “Nhất nhất đều độ” tới “Tam Bồ đề tâm”. 
Tán - rằng : đây nói về số được độ nhiều ít bao nhiêu. 
Về thị giáo lợi hỉ : tức là về thị hiện, giáo đạo, tán lệ, khánh hỉtheo như kinh mới dịch.
Hiển Dương quyển 12 còn thêm mục “Khiến lìa dục” : có nghĩa là phê phán các hành, khiến lìa ái nhiễm, đó gọi là “khiến lìa dục”. 
Thị hiện bốn loại đạo lý chân thực, đó gọi là “thị hiện”. Đã được tín giải rồi thì khiến chính thụ hành, đó gọi là “giáo đạo”. 
Nếu họ thụt lùi thì động viên họ tiến lên, đó gọi là “tán lệ”. Nếu họ theo pháp hành thì khen ngợi khiến họ vui bụng thì đó gọi là “khánh hỉ”. Còn có nhiều điều giải thích nữa, nhưng ngại rườm nên thôi. 
Nay ở đây chỉ bốn điều, trừ điều thứ nhất là “lìa dục”. Vì điều này khác với điều “thị hiện khiến đều tu hành tín giải”. Đó là do người dịch sơ xuất bỏ sót, chứ nghĩa thì nhất định phải là thế, vì năm điều ấy là phương pháp giáo hóa dần dần. Nghĩa hẳn là thế.
*
-Kinh văn : “Đại Thông Trí Thắng Phật” tới “khiến vào trong đó”. 
Tán rằng : dưới là đoạn thứ tư nói về việc Phật khởi tán thán. Có hai mục :
- Muc đầu : (Phật) lên tòa tán thán.
- Muc sau : khuyên người ta thân cận, tín thụ
Đây là mục đầu : tán thán có bảy thứ :
1) Hiếm có. 5) Tu hành.
2) Căn lợi. 6) Thụ trì Phật trí.
3) Trí sáng. 7) Khai thị chúng sinh.
4) Gần thánh.
*
-Kinh văn : “Các người đều nên” tới “tuệ của Như Lai”. 
Tán rằng : đây là khuyên người ta nên thân cận, tín thụ.
- Đầu tiên nêu lên việc khuyên nên thân cận.
- Sau đó giải thích khiến tín thụ.
*
-Kinh văn : “Phật bảo các tỳ kheo” tới “thảy đều tín giải”. 
Tán rằng : đây là mục thứ năm : người được giáo hóa thường được lợi ích. Có ba ý. Trong này có hai :
- Thường thuyết Pháp Hoa.
- Người được giáo hóa thường được lợi ích.
Thường được lợi ích có hai :
1) Cùng được lợi như Bồ tát.
2) Nghe pháp tín giải.
*
-Kinh văn : “Vì nhân duyên này” tới “tới nay chẳng hết”. 
Tán rằng : đây là ý thứ ba : giải thích nghĩa vì sao trở thành “thường được lợi ích” : nêu rõ trong hội Pháp Hoa ngày nay đều là các chúng sinh thường được lợi ích thời đó. 
Chúng sinh đời đời đều được lợi ích “mà vẫn chưa hết” : đó là lý do họp hội Pháp Hoa này.
*
-Kinh văn : “Các tỳ kheo” tới “coi là quyến thuộc”. 
Tán rằng : dưới là đoạn thứ tư : sẽ thành Phật ngày nay. Có hai phần :
• Phần đầu : nêu lên việc thành Phật hiện làm lợi cho chúng sinh.
• Phần sau : nêu rõ nơi chốn thành Phật với tên khác
Đây là phần đầu.
*
-Kinh văn : “Hai Sa di đó” tới “vị thứ hai tên là Sư Tử Tướng”. 
Tán rằng : đây là nói rõ nơi chốn thành Phật với tên khác. 
“A Súc” : có nghĩa là vô động, vì tướng dụng phiền não hết thảy đều chẳng động. 
* Chữ [ ] đọc là Súc. Nếu là chữ Súc với nghĩa “cùng làm” thì viết là [ ]. Nếu là chữ Súc với nghĩa “thẳng tắp” thì viết là [ ]. Nếu là chữ Súc với nghĩa “liêm khiết cẩn thận” thì viết là [齪]. Còn chữ [ ] này chẳng biết xuất xứ từ đâu. 
“Tu DiĐảnh” : biểu thị cực tôn cao.
“Sư Tử Âm” : thể hiện tinh thần vô úy.
“Sư Tử Tướng” : biểu thị khả năng hàng phục được ma oán.
*
-Kinh văn : “Hai Phật ở phương nam đó” tới “vị thứ hai tên là Phạm Tướng”. 
Tán rằng : thường chứng pháp tính thì gọi là “Hư không trụ”. 
Hằng tịch sinh tử thì gọi là “thường diệt”.
Đắc đại tự tại thì gọi là “Đế tướng”. 
Năng sinh các thánh thì gọi là “Phạm tướng”.
*
-Kinh văn : “Hai Phật ở phương tây” tới “vị thứ hai là Tu Di Tướng”.
Tán rằng : “A Di Đà” : là vô lượng thọ, tuệ mệnh dài (trường).
“Độ Nhất Thiết Thế Gian Khổ Não” : là thường khởi bi.
“Đa Ma La Bạt Chiên Đàn Hương” : là Tính Vô Cấu Hiền hương.
Chúng đức trang nghiêm gọi là “Tu Di Tướng”.
*
-Kinh văn : “Hai Phật phương bắc” tới “Tam Bồ Đề”. 
Tán rằng : năng thí pháp vũ (mưa pháp) thì gọi là “Vân Tự Tại”. 
Che rợp cực rộng nên gọi là “Vân Tự Tại vương”.
Năng phá sinh tử thì gọi là “Hoại Nhất Thiết Thế Gian Bố Úy”. 
Có khả năng diệt được ba nghiệp sinh tử phiền não, chứng được lý tịch mặc, nên gọi là “Thích Ca Mâu Ni”. Danh hiệu này ở đây có nghĩa là Năng Tịch
“Thế giới Sa bà” : chữ Sa bà ở đây có nghĩa là “kham nhẫn” (có khả năng chịu đựng nổi). Chúng sinh cõi này chẳng hiếu thảo với cha mẹ, chẳng kính trọng sa môn, đi theo con đường làm mười nghiệp ác, ngày đêm tăng thêm vô lượng nỗi khổ sở trong ba đường tám nạn, Bồ tát ở trong đó kham nhẫn khổ não mà làm lợi ích, cho nên (cõi này) gọi là kham nhẫn.
*
-Kinh văn : “Các tỳ kheo” tới “ Tam Bồ đề”. 
Tán rằng : trên hội về công việc của Phật. Dưới hội về công việc của đệ tử, có hai phần :
- Đầu tiên là chính thức hội về công việc của 
đệ tử.
- Sau đó là giải đáp thắc mắc, đó là đoạn từ “sau khi ta diệt độ rồi lại có” trở xuống. 
Phần đầu lại chia làm hai phần nhỏ :
+ Đầu tiên thuyết minh về sự giáo hóa trước kia.
+ Sau là chính thức kết luận về hội ấy, đó là đoạn từ “những người được giáo hóa lúc đó” trở xuống. 
Phần đầu tiên này lại chia làm hai phần nhỏ :
1- Phần đầu : thuyết minh về sự giáo hóa trước kia.
2- Phần hai : gồm đoạn từ “các người này” trở xuống : thuyết minh về lý do trụ ở tiểu thừa
Đây là phần đầu : vốn (Phật) giáo hóa về đại thừa, nhưng cho đến nay vẫn còn có người trụ ở địa vị Thanh văn (tức tiểu thừa). Song trước hội Pháp Hoa, (ta) thường thuyết cho họ về các kinh như Kinh Bát Nhã v.v…, dùng phương tiện bí mật giáo hóa cho họ về đại thừa. Song họ chẳng biết sự giáo hóa của ta.
*
-Kinh văn : “Những người này” tới “khó tin, khó hiểu”. 
Tán rằng : đây là nói rõ lý do vì sao mà trụ ở tiểu thừa
Bởi vì thoái tính của hạng người này là thuộc loại Bất định tính, cần phải dùng quyền thừa mà giáo hóa cho họ, khiến họ dần dần nhập đạo. Vì trí tuệ Phật khó tin khó hiểu chẳng thể bỗng chốc mà học được, nên ta giáo hóa cho họ bắt đầu bằng quyền thừa, cuối cùng bằng thực thừa.
*
-Kinh văn : “Người được giáo hóa thời đó” tới “chính là đệ tử vậy”. 
Tán rằng : chính thức kết về hội ấy.
*
-Kinh văn : “Sau khi ta diệt độ” tới “sẽ nhập Niết bàn”. 
Tán rằng : dưới là giải đáp thắc mắc. 
Có người hỏi rằng : nếu các Thanh văn đều sẽ làm Phật, thì khi họ gặp Phật được Phật giáo hóa lẽ ra phải thành Phật. Thế mà sau khi Phật diệt độ rồi, còn có kẻ cầu Thanh văn, chẳng nghe kinh này, chẳng giác ngộ, chẳng biết rằng hạnh của Bồ Tát rộng lớn to xa, ở trong hai công đức hữu vivô vi mà tự mình chứng được, tưởng là hữu dư Niết bàn diệt độ, cầu sẽ nhập vô dư Niết bàn. Những người ấy vì sao mà sẽ được thành Phật
Cho nên, văn giải thích ở dưới chia làm ba phần :
1) Đầu tiên nói về người bị nghi.
2) Thứ đến nói về họ cũng thành Phật.
3) Cuối cùnggiải thích lý do
Đây là mục nói về người bị nghi là hàng Thanh văn.
*
-Kinh văn : “Ta ở nước khác” tới “được nghe kinh này”. 
Tán rằng : đây là giải thích về việc họ cũng thành Phật
“Ta ở nước khác làm Phật, còn có tên khác” : Bồ Tát Xử Thai kinh nói : “từ đây mà diệt độ rồi thì lại thành Phậtmười phương các nước chư Phật, mỗi phương có ba tỷ hai trăm triệu nước (32 cai), để giáo hóa chúng sinh”. Trong dụ Thày thuốc ở dưới sẽ nói cụ thể về nghĩa này. 
Người đó tuy tưởng là diệt độ, cầu nhập vô dư Niết bàn, nhưng có duyên đối với ta. Ta sẽ dùng phép thần thôngtiếp dẫn hắn, (khiến hắn) gặp ta và được nghe kinh này. Hoặc là hạng phàm phu hay là hạng hữu học, cầu hữu dư hoặc vô dư Niết bàn, tưởng rằng Niết bàn này là thực sự diệt độ, cầu chứng nhập hai loại Niết bàn này, tu hạnh nhị thừa, do chủng tính an bài, nhờ từ bi tiếp dẫn mà sinh ở đó, được gặp ta mà cầu trí tuệ Phật. 
Hoặc ta từ đây mà đi làm Phật ở nước khác, người ấy tưởng là ta đã diệt độ, cho rằng ta đã nhập vô dư Niết bàn, thì ta sẽ dẫn tới đó, khiến người ấy cầu Phật trí
Đây nói : người nào đối với ta dù có duyên được gặp ta, hay không gặp được ta, thì cũng sẽ được Phật khác và các Bồ tát tiếp dẫn, giáo hóa nghe kinh điển này sẽ được thành Phật. Cũng có sự giáo hóa ngấm ngầm, thành tựu cho người này khiến hướng về đại thừa
Nay nói về việc giáo hóa công khai (hiển hóa), có duyên với ta, nên nói là người đó cầu trí tuệ Phật; hoặc tuy có duyên với Phật khác mà đi đến đó, nhưng vì ý thú bình đẳng nên vẫn nói có duyên với ta.
*
-Kinh văn : “Chỉ dùng Phật thừa” tới “phương tiện thuyết pháp”. 
Tán rằng : đây giải thích về duyên do
Do nhất Phật thừa cứu cánh diệt độ, vì không có nhị thừa cứu cánh thể nào khác. Nếu phương tiện thuyết giáo thì có thể có ba thừa; hoặc đối với cực quả thể duy nhấtphương tiện nói là có ba nhân; nhờ ngôn thuyếttăng trưởng cho lý lẽ. 
Còn phẩm Cao Quý Đức Vương trong Kinh Niết Bàn nói : “Thế nào là Niết bàn ? Thế nào là đại Niết bàn ? Nơi trụ tám vạn kiếp, sáu vạn kiếp, bốn vạn kiếp, hai vạn kiếp, một vạn kiếp của Thanh văn, Duyên giác đó gọi là Niết bàn. Trụ xứ của Vô thượng Pháp vương thánh chúa thì gọi là đại Niết bàn”. Người xưa giải thích rằng : các quả nhị thừa trải qua từng ấy thời gian thì nhập vô dư Niết bàn
“Cuối cùng khởi hồi tâm” : thì dẫn lời văn Lăng Già (nói là do) các Bồ tát và Phật hóa tác, trải qua từng ấy thời gian ham rượu tam muội, say rồi từ đó mà khởi hồi tâm hướng theo đại thừa
Nay giải thích chẳng thế. Các người ở địa vị nhị thừa kia, đã trải qua từng ấy thời gian tu hành hướng Đại, thì trước khi họ hồi tâm, thứ mà họ cần chứng đắchữu dư Niết bàn, đó gọi là Niết bàn. Còn Niếât bàn mà pháp vương chứng được, thì gọi là đại Niết bàn
Chẳng phải là hạng nhị thừa ở các địa vị hữu học đã trải qua tám vạn kiếp cho đến bốn vạn kiếp là đã nhập Niết bàn. Cũng chẳng phải là bậc vô học nhập vô dư y (Niết bàn) thì Thân trí đều không có, nhập Niết bàn rồi liền khởi Thân trí trải qua hai vạn kiếp v.v… tu hành hạnh đại thừa
Phẩm Tín Giải nói : 
“Chúng con đã từ lâu, 
Chuyên tu tập pháp Không.
Đặng thoát khỏi hoạn nạn,
Khổ não của ba cõi
Trụ ở tối hậu thân
Hữu dư y Niết bàn
. . . . . . 
Thời là đã có thể, 
Báo được ân Phật rồi”. 
Trang Nghiêm luận nói : “khi Niết bàn, những người khác thì thiện căn hết, Bồ tát thì chẳng thế. Còn hạng nhị thừa nhập vô dư Niết bàn thì thiện căn dường như hết”. 
Nếu giống như điều Trang Nghiêm luận đã nói, thế thì cớ sao trải qua một vạn kiếp tu hành mới nhập Thập tín vị, sau này trải qua ba lần vô số kiếp mới được Bồ đềBản thức đã không có, thì không có thức để giữ chủng, thân ấy đều tận, thế thì làm sao mà tu hành và ai sẽ được Bồ đề ? Nhập vô dư (Niết bàn) rồi, nếu còn có thiện căn, thế thì chẳng những trái với giáo, mà còn trái với chính lý. Thân trí nếu còn thì làm sao mà gọi là vô dư Niết bàn
Chẳng giống với Như Lai. : “Vô lậu y” mà còn, thì gọi là hữu dư y. “Hữu lậu y” mà tận, thì gọi là vô dư y.
Kinh Thắng Man cũng nói : “hạng nhị thừa mà đắc Niết bàn, đó là do Phật phương tiện mà nói”.
Thành Duy Thức nói : “chẳng được vô vãng (không cần qua lại, tới lui nữa)ï, đó là phương tiện. Hoặc trụ hữu dư, hồi tâm hướng theo đại thừa, chẳng đắc vô dư, đó gọi là đắc phương tiện”. 
Phẩm Bệnh Hành, Kinh Niết Bàn nói : “bậc Tu đà hoàn là sau 7 lần trở lại cõi người cõi trời, đoạn được kết, thì nhập Niết bàn. Người đó thời vị lai trải qua 8 vạn kiếp sẽ đắc thành A nậu Bồ đề. Bậc Tư đà hàm sau 1 lần qua lại, đoạn kết, nhập Niết bàn, tới thời vị lai trải qua 6 vạn kiếp thì được A nậu Bồ đề. Bậc A na hàm chẳng trở lại, thời vị lai qua 4 vạn kiếp sẽ đắc Bồ đề. Bậc A la hán qua 2 vạn kiếp sẽ đắc Bồ đề. Hàng Bích chi Phật qua 1 vạn kiếp sẽ đắc Bồ đề”. 
Kinh ấy còn nói : qua 8 vạn kiếp sẽ được A nậu Đa la Tam miệu Tam Bồ đề tâm, chẳng phải thành chính giác thì gọi là “đắc Bồ đề”. 
Thày xưa giải thích về A la hán như sau : đã từng trải qua 7lần sinh thì gọi bằng danh hiệu Tu đà hoàn, đã từng trải qua 2 lần sinh thì gọi bằng danh hiệu Tư đà hàm, đã từng trải qua 1 lần sinh ở thượng giới thì gọi bằng danh hiệu A na hàm, chẳng trải qua lần sinh nào cả nhưng nhờ giáo mà đắc quả thì gọi là A la hán. Chẳng trải qua lần sinh nào mà đắc Độc giác, thì gọi bằng danh hiệu Bích chi Phật
Ba loại đầu thì phàm thân đắc quả, thánh thân Niết bàn. Hai loại sau thì phàm thân đắc quả, phàm thân Niết bàn. Trải qua nhiều lần sinh là loại độn căn, bởi vậy thời tịch lâu. Trải qua ít lần sinh là loại lợi căn, bởi vậy thời tịch ngắn. 
Hạng trải qua 8 vạn kiếp, đó là dẫn lời giải thích của Bồ Đề Lưu Chi. Song nhờ Bi tưởng lấy 8 vạn kiếp làm 1 ngày đêm, gom ngày đêm này lại lâu năm mà thành ra đại kiếp. Họ thọ vô lượng đại kiếp. Qua đó về sau mới bắt đầu phát tâm. Xét cách giải thích này chưa có căn cứ trong kinh điển
Kinh giải thích : Tu đà hoàn là hạng 7 lần sinh, đoạn kết, được nhập Niết bàn. Thế thì bậc Tu đà hoàn này trải qua 8 vạn kiếp mới đắc đại Bồ đề tâm. Vị đầu Thập tín, ai bảo là 8 vạn kiếp trụ ở Niết bàn ? Đây A la hán gọi là Tu đà hoàn trải qua 8 vạn kiếp mới được phát tâm. Thật đáng nực cười ! 
Thêm nữa, nếu nhập vô dư, thì thân y hết hẳn. Cớ sao không có nhân mà sau đó lại khởi lên được. Chẳng thế thì vô dư là nói nghĩa gì ? Nếu giống như 
Phật nhập vô dư Niết bàn, hữu lậu hết hẳn, lại được vô lậu, vô lậu đã viên mãn, thì sao chẳng gọi là Phật ? Nếu đoạn trừ hết phược gọi là nhập vô dư, thân trí chẳng mất thế thì vô dư ở chỗ nào ? Vì thân hữu y, thế thì hai loại vô dư, hữu dư khác nhau ở chỗ nào ? 
Suy xét mọi mặt về nghĩa thì thấy khó hợp khó tin. Song nghĩa của việc “bậc Tu đà hoàn trải quavạn kiếp v.v…” như trong Kinh Niết Bàn, thì như trên đã nói, thực ra là chỉ quả ấy, chứ chẳng phải là A la hán vì thế mà được danh hiệu, cũng chẳng phải là A la hán phải từng trải qua lần sinh. Như ý của kinh kia, thì chỉ nói chung về bậc A la hán, thực ra hạng hữu học phát tâm hướng theo đại thừa lại phải trải qua bao nhiêu thời gian nữa thì được Niết bàn ?
Trong kinh không có hạng hữu học mà lại hồi tâm. Do đó nên coi cách giải thích trong Kinh Niết Bàn cùng giống với Du Già luận là hay nhất.

KINH PHÁP HOA HUYỀN TÁN
QUYỂN THỨ BẢY - PHẦN SAU
ĐÃ XONG

 

Ngày cuối tháng Năm, năm Bảo An thứ ba, Sư Tăng Giác chùa Pháp Long đem in sau khi viết xong. 
Ngày 10 tháng 12 cùng năm này, ngắt văn mạch xong, Sư Tăng Giác chùa Pháp Long đem in theo bản của Viên Như phòng, chùa Hưng Phúc,
“để pháp được trụ lâu, vãng sinh Cực lạc”.
Đây là bản di điểm (có ngắt câu) của bậc nổi tiếng, đã được hiệu đính so với bản. . . . .v.v…

Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 59334)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: