- Lời Nói Đầu, Sách Tham Khảo
- 1 Phẩm Tựa
- 2 Phẩm Phương Tiện
- 3 Phẩm Thí Dụ
- 4 Phẩm Tín Giải
- 5 Phẩm Dược Thảo Dụ
- 6 Phẩm Thọ Ký
- 7 Phẩm Hóa Thành Dụ
- 8 Phẩm Ngũ Bá Đệ Tử Thọ Ký
- 9 Phẩm Thọ-học Vô-học Nhơn-ký
- 10 Phẩm Pháp Sư
- 11 Phẩm Hiện Bửu Tháp
- 12 Phẩm Đề-bà-đạt-đa
- 13 Phẩm Trì
- 14 Phẩm An-lạc Hạnh
- 15 Phẩm Tùng Địa Dũng Xuất
- 16 Phẩm Như Lai Thọ-lượng
- 17 Phẩm Phân Biệt Công Đức
- 18 Phẩm Tùy-hỷ Công Đức
- 19 Phẩm Pháp-sư Công-đức
- 20 Phẩm Thường-bất-khinh Bồ-tát
- 21 Phẩm Như Lai Thần-lực
- 22 Phẩm Chúc-lụy
- 23 Phẩm Dược-vương Bồ-tát Bổn-sự
- 24 Phẩm Diệu-âm Bồ-tát
- 25 Phẩm Quán-thế-âm Bồ-tát Phổ-môn
- 26 Phẩm Đà-la-ni
- 27 Phẩm Diệu-trang-nghiêm-vương Bổn-sự
- 28 Phẩm Phổ-hiền Bồ-tát Khuyến-phát
KINH
DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Giảng nghĩa:
Pháp Sư Thích Thiện Trí
Giáo sư của
Giảng Sư Cao Cấp Phật Giáo Việt Nam & Học Viện Phật Giáo Việt Nam TP. HCM
Phẩm Hóa Thành
Dụ
Thứ Bảy
Sau khi đã thọ ký cho các vị thượng căn bậc trung như Ngài Đại Ca Diếp, Đại Mục Kiền Liên, Ma Ha Ca Chiên Diên và Tu Bồ Đề. Để cho hàng thượng căn bậc hạ được phát khởi lòng tin vào nơi Phật đạo, và để đối trị những kẻ tăng thượng mạn hoặc do thiền định hoặc do tu pháp Tứ Đế mà đặng quả vị Thanh văn, vọng chấp cho đó là rốt ráo, nên Phẩm Hóa Thành Dụ được thiết lập.
Hơn nữa trên con đường “Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác” lữ khách đã cảm thấy mệt mỏi. Đây là quán trọn bên đường mọi người hãy dừng chân tạm nghỉ để rồi tiếp tục cuộc hành trình.
Hóa Thành Dụ được thiết lập ngay sau khi thọ ký cho bốn vị đại đệ tử, để cho hàng hạ căn được thấm nhuần mưa pháp mà bước vào Phật đạo.
“Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các hàng Tỳ kheo: Thuở quá khứ vô lượng vô biên bất khả tư nghị a tăng kỳ kiếp đã qua, lúc bấy giờ có Đức Phật hiệu Đại Thông Trí Thắng Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri... Phật Thế Tôn. Nước đó tên Hảo Thành, kiếp tên Đại Tướng. Các Tỳ kheo! Từ khi Đức Phật đó diệt độ nhẫn đến nay rất lâu xa, thí như địa chủng trong cõi tam thiên đại thiên, giả sử có người đem mài làm mực rồi đi qua khỏi một nghìn cõi nước ở phương Đông, bèn chấm một điểm chừng bằng bụi nhỏ, lại qua một nghìn cõi nước nữa cũng chấm một điểm, cứ như thế lần lữa chấm hết mực mài bằng địa chủng trên, ý các ngươi nghĩ sao?
Thưa Thế Tôn! Không thể biết?
Các Tỳ kheo! Những cõi nước đi qua hoặc có chấm mực hoặc không chấm mực đều nghiền nát cả ra làm bụi, một hạt bụi là một kiếp. Từ Đức Phật đó diệt độ đến nay lại lâu hơn số đó vô lượng vô biên trăm nghìn muôn ức a tăng kỳ kiếp”.
Điều đó cho chúng ta thấy rõ rằng Đức Đại Thông Trí Thắng Như Lai là chỉ cho “pháp thân thường trú” chỉ cho “giác tánh thường tri” hay nói đúng hơn là chỉ cho “tâm thể” của chúng sinh.
Tâm thể ấy viên dung tự tại vô thỉ vô chung, không thể dùng vọng thức mà suy lường được.
Đại Thông là cái biết toàn tri,
Trí Thắng là trí tuệ sáng soi.
Chính “bản tâm” diệu dụng, trí tuệ tuyệt vời mới dung nhiếp được không gian và thời gian, nên mới thấu rõ việc xưa và nay vẫn hiển bày trước mặt. Do vậy mà phẩm kinh đã ghi: “Ta dùng sức tri kiến Như Lai xem thuở lâu xa đó dường như hiện ngày nay”.
Trí tuệ Phật
thẳm sâu như vậy, nhưng muốn đạt được trí tuệ ấy phải điều phục được tứ ma như:
phiền não ma, ngũ ấm ma, tử ma và thiên ma. Cho nên Đức Thế Tôn đã dạy bảo các
Tỳ kheo: “Đức Đại Thông Trí Thắng sống lâu 500 bốn mươi vạn ức na do tha kiếp,
Đức Phật đó khi trước ngồi đạo tràng phá qân ma rồi, sắp đặng đạo Vô thượng
Chánh đẳng Chánh giác mà Phật pháp chẳng hiện ra trước.
Như vậy, Phật pháp chỉ hiện ra khi nào chúng ta vượt qua cái “bất động”.
Chính quan niệm an trụ nơi đạo tràng phá dẹp binh ma thân tâm an định là bức tường ngăn ngại cho pháp Phật hiện ra.
Xưa kia có mẹ con của một lão bà cất một am nhỏ, hằng ngày lo vật dụng cúng dường cho một vị Thiền sư tu niệm. Một hôm bà lão bảo con gái nhân lúc rảnh rỗi thiền thất vắng vẻ con hãy ôm vị Thiền sư mà hỏi: Lúc này thế nào? Nếu vị ấy trả lời ra sao con hãy thuật lại cho ta rõ.
Cô gái thực hiện đúng như lời mẹ dặn, ôm vị Thiền sư vào lòng mà hỏi như thế.
Vị Thiền sư trả lời: “Ta giống như loài cây dương xỉ sống gởi trên gộp đá, nhưng gộp đá ấy đã khô rồi”.
Lão bà được nghe cô gái kể lại ý chỉ của Thiền sư. Hôm sau lão bà cùng cô gái đốt am mời vị Thiền sư đi nơi khác.
Đốt am như thế là một sự kiện phi thường, để chỉ cho vị Thiền sư kia rõ là vẫn còn vọng chấp cho mình là thanh tịnh.
Đức Đại Thông Trí Thắng là ảnh tượng, tượng trưng cho “bản giác diệu minh” vô trụ vô chấp, vượt khỏi suy lường về “cái bất động” mà thành bậc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
“Lúc Phật chưa xuất gia có 16 người con trai, người con cả tên Trí Tích. Các người con đó đều có đồ chơi tốt đẹp báu lạ, nghe phụ vương đặng quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác đều bỏ đồ chơi báu của mình mà đến chỗ Phật”.
Như thế, cho chúng ta thấy rõ rằng, một khi chưa hồi tâm hướng thiện (chưa xuất gia) thì 16 cái đặc tính hay là “thập lục tâm” kia gồm có 8 nhẫn, 8 trí, ấy vẫn còn bị nổi trôi điên đảo. Hưởng sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp thô hèn mà tự cho là báu đẹp. Chỉ khi nào đại thành tâm phát khởi mới nhận ra rằng khách trần kia chỉ là cảnh huyễn hư.
“Ông nội là vua Chuyển Luân Thánh Vương cùng 100 vị đại thần và trăm nghìn muôn ức nhân dân khác đều vây quanh nhau theo đến đạo tràng, mọi người đều đến gần gũi Đức Đại Thông Trí Thắng Như Lai để cúng dường, tôn trọng, ngợi khen”. Với ý nghĩa “Chuẩn Luân Thánh Vương” là ảnh tượng, tượng trưng cho “tâm vương”, 16 vị vương tử cũng như tám muôn ức người tôi hầu đều tượng trưng cho “tâm sở”. Trong đó gồm có những loại chính yếu gọi là “vương tử”, loại phụ là “tôi hầu”. Một khi đã biết quay về với tâm, biết chiêm ngưỡng, thì lúc ấy mới nghe được tiếng nói huyền diệu của “chân tâm”.
Thế Tôn đại oai đức,
Vì muốn độ chúng sinh,
Trong vô lượng ức năm,
Bèn mới đặng thành Phật,
Các nguyện đã đầy đủ,
Lành thay điềm vô thượng,
Thế Tôn rất ít có,
Một phen ngồi mười kiếp,
Thân thể và tay chân,
Yên tịnh không hề động,
Tâm Phật thường lặng lẽ,
Chưa từng có tán loạn,
Trọn rốt ráo vắng bặt,
An trụ pháp vô lậu.
Phật tâm như thế, chân tánh của chúng sinh như thế “trụ” chỗ “vô trụ”. Nhìn lại chúng, tâm thường tán loạn, cảnh duyên thúc bách, ngự trị và phủ mờ chân trí. Suốt đời đắm nhiễm theo bóng sắc huyễn hư, không thấy thể bất sinh, bất diệt, từng niệm từng niệm, sinh diệt nối nhau, từ chỗ mù tối này đến nơi mù tối khác.
Chúng sinh thường đau khổ
Mà không thầy dẫn đường
Chẳng biết đạo dứt khổ,
Chẳng biết cầu giải thoát,
Đêm dài thêm nẻo ác,
Giảm tổn các chúng trời,
Từ tối vào nơi tối,
Trọn chẳng nghe danh Phật.
Đúng là chúng ta thiếu duyên lành, đã không phát khởi thiện tâm mà còn sống trong cảnh hung dữ bạo tàn.
Chúng ta sống thiếu đức từ bi và nhẫn nhục. Chúng ta thường nói đạo Phật là đạo từ bi. Nhưng chính chúng ta đã dùng xương thịt máu huyết của chúng sinh để tô điểm cho mạng sống của mình. Biết mạng sống của muôn loài như ta không khác, nhưng chúng ta đã nhẫn tâm giết chúng để ăn. Chúng ta muốn được an ổn trong nhà, vợ con sum họp mà lại giết thú vật, buộc chúng tách rời đàn lũ để đem xương thịt cúng lễ cho thánh thần. Lại từ vọng thức mê muội cho rằng “vật dưỡng nhân”. Dùng mồi ngon lừa gạt chúng rồi nhẫn tâm sát hại. Có lẽ chúng ta vì mê mờ tánh giác mới không thấy được những hành động phát xuất từ vọng thức mê lầm đó.
“Bấy giờ 16 vị vương tử nói kệ khen Đức Phật, rồi liền khuyến thỉnh Đức Thế Tôn chuyển pháp luân, đều thưa rằng : Đức Thế Tôn nói Pháp được an ổn, thông suốt làm lợi ích cho các trời và nhân dân”.
Chỉ khi nào chuyển bỏ tâm tà theo chính, lúc đó mới mong hưởng được phước báu nhân thiên.
Đến đây Đức Thế Tôn bảo các Tỳ kheo: “Lúc Đức Đại Thông Trí Thắng Phật đặng quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác trong mười phương, mỗi phương đều 500 muôn ức cõi nước sáu điệu vang động. Trong các cõi nước đó chỗ tối tăm ánh sáng của nhật nguyệt không soi đến đặng mà đều sáng rực, trong đó chúng sinh đều đặng thấy nhau. Từ Đông Phương 500 muôn ức cõi nước sáng chói, các vị Phạm Vương mỗi vị đều mang các thứ hoa trời suy tìm tướng sáng mà đến chỗ đức Đại Thông Trí Thắng Như Lai.
Từ phương Đông Nam, phương Nam, Thượng phương, Hạ phương... các vị Phạm Vương cũng đều đi đến như thế”.
Tại sao Đức Phật thành đạo mà hào quang chiếu tỏa như thế? Hào quang đó nói lên ý nghĩa gì? Đức Đại Thông Trí Thắng cách xa vô lượng vô biên kiếp.
Như thế ý chỉ trong kinh muốn chỉ rõ cho chúng ta thấy “Phật pháp thân” mỗi chúng sinh đều có Phật tánh. Nhưng Phật tánh ấy chưa được hiển bày diệu dụng. Chỉ khi nào tánh giác bừng lên thì sự diệu dụng sẽ”bất tư nghị”. Trong kinh Hoa Nghiêm cũng đã nói về”quyển kinh chứa trong hạt bụi”, đập hạt bụi ấy lấy quyển kinh ra, quyển kinh ấy trùm khắp cả tam thiên đại thiên thế giới cũng ý chỉ này.
Ý chỉ ấy muốn nói về “pháp thân thường trú”, “bản giác thường hằng” không lệ thuộckhông gian, thời gian và cũng chỉ khi nào chúng ta hành trì thiện nghiệp đầy đủ túc duyên mới nhận chân được điểm này.
Tâm thiện ấy chỉ cho cảnh giới vi diệu của chư thiên. Hành vi tâm thiện liên tụckiên trì thì tánh sẽ chiếu tỏa sáng muôn nơi.
Do vậy khi ta còn mê thì còn bị cảnh huyễn hư trói buộc. Khi phá trừ mê hoặc thì không bị vọng thức đảo điên đánh lừa. Sự tự giác ấy sẽ chiếu tỏa muôn phương.
Tuy nhiên, sự tu tập cần phải chí tâm mong cầu, chí tâm quy ngưỡngvà tìm bậc minh sư chỉ giáo. Lúc ấy cơ duyên đã đến, các Ngài sẽ tùy thuận thuyết pháp. Pháp được thuyết ra mới mang lại lợi ích thiết thực đối với tự thân ta. Chính vì có cơ duyên cầu thỉnh, các Ngài mới theo cơ duyên ấy trao quyền. Với ý nghĩa đó mà trong mười phương, các vị Phạm Vương đều đến thưa thỉnh.
“Lúc bấy giờ Đức Đại Thông Trí Thắng nhận lời cầu thỉnh của các vị Phạm Thiên và 16 vị vương tử, tức thời ba phen chuyển 12 hành pháp luân, hoặc Sa môn, Bà la môn, hoặc trời, Ma, Phạm, và tất cả thế gian đều không thể chuyển được”.
Chuyển pháp luân và quay bánh xe pháp theo chu trình Thị chuyển, Chứng khuyển và Khuyến chuyển.
- Về Thị chuyển, Ngài đã ân cần thuyết:
Đây là khổ
Đây là tập
Đây là diệt
Đây là đạo.
- Về Chứng chuyển Ngài đã thuyết:
Đây là khổ ta đã biết.
Đây là tập ta đã đoạn.
Đây là diệt ta đã chứng.
Đây là đạo ta đã tu.
- Về Khuyến chuyển:
Đây là khổ chư vị nên biết.
Đây là tập chư vị nên đoạn.
Đây là diệt chư vị nên chứng.
Đây là đạo chư vị nên tu.
Pháp Tứ Đế này rất vi diệu, nếu ai biết nghe và hành trì lời dạy của Đức Như Lai không hư dối. Sở dĩ chúng ta hiện nay năng thuyết nhưng lại không năng hành. Do đó sự thuyết ấy thiếu cụ thể nên đôi khi mâu thuẫn với lời thuyết của chính mình. Hơn thế nữa, người thuyết lại chẳng bao giờ ở vào vị thế của người nghe thuyết.
Ví dụ: người thuyết khuyên người khác đừng khởi niệm khi gặp sự việc bất ưng ý hay ưng ý, phải luôn luôn giữ tâm như nhất. Phát khởi tâm đại từ đại bi mà tùy thuận với mọi loài, mọi cảnh. Nhưng rồi suốt cuộc đời trong mọi cử chỉ, mọi hành động đều đắm mê tham nhiễm. Nếu có đem kinh điển của nhà Phật để thuyết cho mọi người nghe thì dùng những danh từ hoa mỹ, dùng nhiều điển tích chương cú làm bằng. Sống trong cảnh nhàn du sung sướng, hằng ngày vùi đầu trong sách vở bảo người khác tu trong cảnh chướng duyên, không đặt mình vào hoàn cảnh của người. Những kẻ ấy không sớm thì muộn cũng bị lục trần phủ lấp. Viết sách báo khen pháp này hay pháp kia diệu, nhưng những sáo ngữ ấy làm gì chở nổi lục trần. Suốt ngày dật dờ theo cảnh, nói ra toàn chuyện mây mưa, người nghe cho rằng cao diệu, loại ấy không hiếm trong cõi đời này.
Đến đây Đức Đại Thông Trí Thắng lại thuyết về Thập nhị nhân duyên: “Vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyện lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sinh, sinh duyên lão tử, ưu bi, khổ não. Vô minh diệt thời hành diệt, hành diệt thời thức diệt, thức diệt thời danh sắc diệt, danh sắc diệt thời lục nhập diệt, lục nhập diệt thời xúc diệt, xúc diệt thời thọ diệt, thọ diệt thời ái diệt, ái diệt thời thủ diệt, thủ diệt thời hữu diệt, hữu diệt thời sinh diệt, sinh diệt thời lão tử ưu bi, khổ não diệt”.
Đức Phật thuyết mười hai nhân duyên, nếu ta vô minh thì nó sẽ kéo theo mười hai chi, liên miên không cùng tận, trong ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai.
Nếu vô minh được phóng thể thì tất cả được giải trừ, tự thân ta được an nhiên tự tại. Cho rằng vô minh thuộc về quá khứ, nên bây giờ ta phải dứt ái, thủ, hữu ... chính quan niệm đó là vô minh. Vô minh ấy ở ngay hiện tại, hiện tiền, nếu không nhận thức được thì làm gì không trôi lăn trong tam giới.
Chư Tổ Đức từ xưa đến nay vẫn chỉ cho muôn loài dùng trí tuệ để quét phá vô minh đang mù tỏa trong từng niệm của chính mình. Tự thân hãy thắp cho mình ngọn tuệ đăng để chiếu tỏa. Hãy truyền trao cho mọi người cách phá trừ vô minh, ngay niệm khởi từ thấp đến cao.
Từ thấp là khi ứng tiếp khách trần, thức tâm liền sinh khởi kịp nhận ngay để giải trừ niệm khởi ấy.
Đến cao là trong mỗi sự việc đều rỗng rang tự tại, đều dung thông, tùy thuận, sáng soi.
Hằng ngày trong những thời khóa tụng ở chốn thiền môn đều có bài tụng Bát Nhã, đó là ý chỉ của người xưa muốn nhắc ta dùng trí tuệ ấy để pháp vô minh.
“Đức Phật ở trong đại chúng trời, người, khi nói pháp đó có 600 muôn ức na do tha người. Do vì không thọ tất cả pháp nên với các lậu tâm được giải thoát, đều được thâm diệu thiền định ba món minh, sáu món thông, tám món giải thoát”.
Vì sao chẳng thọ tất cả pháp mà được vô lậu giải thoát? Vì lục căn chẳng thọ các pháp nên ái chẳng sinh. Ái chẳng sinh, do vậy không gì để thủ, không gì để thủ nên hữu chẳng sinh. Do đó không có sinh lão tử ưu bi khổ não, nên tự chứng được Hữu dư Niết bàn.
Thông thường chúng ta bị trói buộc bởi sự thấy nghe, hiểu biết, không tự chứng nghiệm và giải thoát. Sự thấy nghe, hiểu biết ấy nếu bị nhiễm chấp trước cảnh duyên mà sinh thọ ái... thì làm sao tránh được khỏi tử sinh. Nhưng nếu hằng niệm chúng ta rời sự cảm thọ và nhiễm chấp thì làm gì không giải thoát.
“Bấy giờ16 vị tử đều làm đồng tử mà xuất gia làm Sa di, các căn thông lợi, trí tuệ sáng suốt, đã từng cúng dường trăm nghìn muôn ức Đức Phật, tịnh tu hạnh thanh tịnh, cầu đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đều bạch cùng Phật rằng: Thưa Thế Tôn! Các vị Đại đức Thanh văn vô lượng nghìn muôn ức đây thành tựu xong, Đức Thế Tôn cũng nên vì chúng con mà nói pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Chúng con nghe xong đều đồng tu học. Thế Tôn! Chúng con chỉ mong được tri kiến Như Lai, chỗ nghĩ tưởng trong thâm tâm Đức Phật tự chứng biết cho”.
“Lúc đó tám muôn ức người trong chúng tủy tùng Chuyển Luân Thánh Vương đều đến, thấy 16 vị vương tử xuất gia, cũng tự cầu xin xuất gia, vua liền thuận cho”.
Như vậy đủ cho chúng ta nhận rõ rằng: muốn đạt thành tri kiến Như Lai thì trước hết phải dứt trừ tham nhiễm, dứt bỏ mọi sự đối đãi tương phân, nên gọi là “xuất gia làm Sa di”. Vì Sa di cũng gọi là hành từ, lại có tên là “cầu tịch” nghĩa là xuất ra khỏi triền phược chí cầu pháp Niết bàn phải luôn luôn hành trì tương ứng với tánh lý.
Sự thức tỉnh quay về với “chân tâm huyền diệu” phải trải qua một thời gian lâu xa để đạt dần đến chỗ vô phân biệt niệm, đúng thời đúng lúc mới nghe được “Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa” mà trong kinh đã viện dẫn.
“Bây giờ Đức Phật nhận lời thỉnh của Sa di, qua hai muôn kiếp sau mới ở hàng bốn chúng nói kinh Đại thừa tên “Diệu Pháp Liên Hoa giáo Bồ Tát pháp Phật sở hộ niệm”. Đức Phật nói kinh đó xong, 16 vị Sa di vì đạo Vô thường Chánh đẳng Chánh giác đều thọ trì đọc tụng thông thuộc. Lúc nói kinh đó 16 vị Sa di Bồ Tát thảy đều tin thọ, trong chúng Thanh văn cũng có người tin hiểu. Ngoài ra nghìn muôn ức loại chúng sinh đều sinh lòng nghi ngờ. Phật nói kinh đó suốt tám nghìn kiếp chưa từng thôi bỏ. Phật nói kinh đó xong liền vô tịnh thất trụ trong thiền định 8 muôn 4 nghìn kiếp”.
Điều đó cho chúng ta thấy rằng Sa di thì tin thọ, hàng Thanh văn thì tín giải, hàng Bồ Tát thì đốn ngộ, từ thấp đến cao nếu đạt pháp ấy mà hành trì thì sẽ đặng đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nên trong kinh đã viện dẫn.
“Bây giờ 16 vị Bồ Tát Sa di biết Phật nhập thất trụ trong thiền định vắng bặt, mỗi vị đều lên tháp tòa cũng trong 8 muôn nghìn kiếp vì bốn bộ chúng rộng phân biệt nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa”.
Với ý nghĩa “thập lục tâm” đã chuyển thành diệu dụng không còn sai quấy, nên tánh nết đã hoán cải theo chiều hướng giải thoát giác ngộ. Mọi sự, mọi việc qua lời nói, cử chỉ đều hợp lý tánh, đó là những bài thuyết pháp sống động nhất Lời nói, cử chỉ hành động phù hợp với lý tánh, không còn bị 8 vạn ngàn trần lao quấy nhiễu.
Và chính như thế 16 vị vương tử kia đã thành Phật. Nghĩa là thập lục tâm đã chuyển thành những đức tính tùy duyên diệu dụng. Những đức tính ấy là vô động, bất động nên có danh xưng là Phật A Súc.
- Vi diệu tối thượng nên có danh xưng là Tu Di Đảnh.
- Luôn luôn dùng chánh ngữ để tuyên bày, nên có danh xưng là Sư Tử Âm.
- Thực hiện đúng với chánh nghiệp, danh xưng Sư Tử Tướng.
- Chánh định, danh xưng là Hư Không Trụ.
- Tịch tĩnh, danh xưng Thường Diệt.
- Thiện pháp, danh xưng là Đế Tướng, Phạm Tướng.
- Vô lượng quang, Vô lượng thọ, danh xưng là A Di Đà.
- Đại từ, đại bi, danh xưng là Đệ Nhất Thế Gian Khổ.
- Thanh tịnh,
danh xưng là Đa
- Tuyệt đối vi diệu, danh xưng là Tu Di Tướng.
- Thông đạt vô ngại tự tại, danh xưng là Vân Tự Tại.
- Làm chủ được sự tự tại, danh xưng Vân Tự Tại Vương.
- Phá trừ tất cả sự bố ủy, danh xưng Hoại Nhất Thiết Thế Gian.
- Thương mọi loài, danh xưng Thích Ca Mâu Ni.
- Vì “tri kiến Như Lai” khó tin khó hiểu. Do vậy, Đức Thế Tôn đã dùng phương tiện tiến sâu vào tánh chúng sinh, biết chí nó ưa pháp nhỏ, rất ham năm món dục, vì hạng người này mà nó Niết bàn, người đó nếu nghe thời liền tin nhận.
Con đường tiến đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác khá vi diệu, sợ người sinh tâm chán nên Phật phương tiện nói có hai thứ Niết bàn, để chừng mực tiến sâu vào lý đạo Nhất thừa.
“Thí như đường hiểm nghèo nạn dữ dài 500 do tuần, chốn ghê sợ mênh mông, hoang vắng tuyệt không người. Nếu có chúng đồng muốn đi qua con đường này đến chỗ trân bảo, có một vị đạo sư thông minh sáng suốt khéo biết rõ tướng thông bít của con đường hiểm, dắt chúng nhân muốn vượt qua nạn đó. Chúng nhân được dắt đi giữa đường lười mỏi bạch đạo sư rằng: chúng con mệt nhọc, lại thêm sợ sệt chẳng có thể đi nữa, đường trước còn xa nay muốn lui về. Vị đạo sư nhiều chước phương tiện nên khởi nghĩ rằng: bọn này đáng thương, tại sao cam bỏ trân bảo lớn mà lui về. Nghĩ thế rồi dùng trí phương tiện ở giữa đường hiểm quá 300 do tuần, hóa làm một cái thành mà bảo chúng nhân rằng: các ngươi chớ sợ, đừng lùi về, nay thành lớn nàycó thể dùng ở trong đó muốn làm gì thì làm. Nếu vào thành này sẽ rất được an ổn, nếu có thể lại thẳng tiến đến chỗ châu báu cũng được. Bấy giờ chúng nhân mệt mõi rất vui mừng khen chưa từng có. Chúng ta hôm nay khỏi đường dữ này rất sung sướng được an ổn. Thế rồi chúng nhân thẳng vào văn hóa thành, sinh tưởng là diệt độ, sinh tưởng đã yên ổn Lúc ấy đạo sự biết chúng nhân đã được nghỉ ngơi không còn mệt mõi, liền diệt hóa thành, bảo chúng nhân rằng: các ngươi nên đi tới chỗ châu báu ở gần đây, thành lớn đó trước là của ta biến hóaa ra để nghỉ ngơi thôi”.
“Các Tỳ kheo! Đức Như Lai cũng lại như thế, nay vì các ngươi mà làm vị đại đạo sư, biết các đường dữ sinh tử, phiền não, hiểm nạn dài xa nên bỏ, nên vượt qua. Nếu chúng sinh chỉ nghe một Phật thừa thời chẳng muốn thấy Phật, chẳng muốn ần gũi, mà nghĩ thế này: đạo Phật dài xa, lâu ngày chịu cần khổ mới có thể đặng thành Phật, biết tâm chúng đó khiếp nhược hạ liệt mà dùng sức phương tiện ở giữa đường vì để nghỉ ngơi nên nói hai thứ Niết bàn.
Nếu chúng sinh trụ nơi hai bậc, Đức Như Lai lúc bấy giờ liền bèn nói: chỗ tu của các người tu chưa xong, bậc các ngươi ở gần tuệ của Phật, phải quán xét suy lường, Niết bàn đã đặng đó chẳng phải là thật vậy”.
Như vậy sự thấy lầm và nghĩ lầm kia vô cùng nguy hiểm. Chính vì mê mờ tánh giác hay hoang vắng không người mà bản tâm bị phụ mờ, từ đó vọng tâm dấy khởi. Với sự thấy lầm và nghĩ lầm ấy mà có thiện ác và bất động nghiệp, và có phân đoạn sinh tử khổ. Nếu đã rời được phân đoạn sinh tử, như vi tế vô minh còn đó, mà không tránh khỏi biến dịch sinh tử khổ.
Do vậy với kiến hoặc, tư hoặc ở trong ba cõi và trần sa hoặc cùng vô minh hoặc của hàng Nhị thừa mà con đường hiểm mới dài đến 500 do tuần (nghĩa là dụ cho thiện ác, bất động nghiệp, phân đoạn sinh tử và biến dịch sinh tử, đó là 500 do tuần).
Bậc đạo sư đã khéo dụng phương tiện theo thứ lớp để trừ bỏ phân đoạn sinh tử và biến dịch sinh tử mà lập nên Thánh quả, tạo ra cảnh Niết bàn hay hóa ra thành giả đ chúng nhân nghỉ ngơi. Đến lúc này hạt giống vô lậu giải thoát đã đến thời đơm hoa kết trái, Đức Thế Tôn nói pháp Đại thừa.
Sự tự giác đã chiếu tỏa từ hành động, cử chỉ, ngôn ngữ, biến thành những pháp vi diệu làm phương tiện cho muôn loài tỉnh giác. Đó là điểm thiết yếu của bậc đạo sư muốn tuyên bày trong phẩm Hóa Thành Dụ này.