Phẩm 6 Bất Tư Nghì

09/06/201012:00 SA(Xem: 8660)
Phẩm 6 Bất Tư Nghì

LƯỢC GIẢI KINH DUY MA
Thượng Tọa Thích Trí Quảng
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh Ấn Hành PL. 2535 – 1999

 

PHẨM 6. BẤT TƯ NGHÌ

I. LƯỢC VĂN KINH 

 Xá Lợi Phất thấy trong nhà Duy Ma Cật không có đồ đạc, mới nghĩ rằng các Bồ tátThanh văn sẽ ngồi nơi đâu ?

Trưởng giả Duy Ma Cật biết được ý đó, liền nói với Xá Lợi Phất rằng : “Ngài vì pháp mà đến, hay vì chỗ ngồi mà đến ?”.

Xá Lợi Phất trả lời : “Tôi vì pháp mà đến, không phải vì chỗ ngồi”.

Duy Ma Cật nói : “Xá Lợi Phất, người cầu pháp, thân mạng còn không tiếc, huống chi là chỗ ngồi. Hễ là người cầu pháp, thì chẳng cầu sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Chẳng cầu giới, nhập. Chẳng chấp trước cầu Phật, Pháp, Tăng v.v... 

“Xá Lợi Phất, pháp là tịch diệt. Nếu thực hành pháp sanh diệt là cầu sanh diệt, không phải cầu pháp. Pháp là không nhiễm. Nếu nhiễm pháp, cho đến Niết bàn, đó là nhiễm đắm, không phải cầu pháp. Pháp không có tướng. Nếu nhân tướng mà biết, đó là cầu tướng, không phải cầu pháp. Pháp không thể trụ. Nếu trụ pháp là không phải cầu pháp. Pháp không thể thấy nghe, hay biết. Nếu làm theo thấy nghe hay biết là không phải cầu pháp. Pháp là vô vi. Nếu làm hữu vi là không phải cầu pháp, v.v...”

Khi Duy Ma Cật nói lời ấy, 500 Thiên tử được pháp nhãn thanh tịnh

 Trưởng giả Duy Ma Cật hỏi Văn Thù Sư Lợi rằng Ngài dạo đi trong vô lượng nghìn muôn ức a tăng kỳ quốc độ, thấy cõi Phật nào có những tòa sư tử tốt đẹp, thượng diệu do công đức tạo thành ?

Văn Thù Sư Lợi trả lời rằng về phương Đông, cách đây 36 hằng sa cõi Phậtthế giới tên Tu Di Tướng, Phật hiệu Tu Di Đăng Vương, thân cao 84 ngàn do tuần, tòa sư tử cũng cao như thế, trang nghiêm tốt đẹp bậc nhất.

Lúc ấy, Duy Ma Cật hiện sức thần thông, tức thời Đức Phật ở cõi nước kia điều khiển 32 ngàn tòa sư tử cao rộng đến nhà Duy Ma Cật. Các Bồ tát, Thanh văn, Đế Thích, Phạm vương, Tứ Thiên vương đều thấy việc chưa từng có.

 Nhà Duy Ma rộng rãi trùm chứa cả 32 ngàn tòa sư tử, không chướng ngại, mà ở thành Tỳ Da Ly cho đến cõi Diêm Phù Đề cũng không bị chật đi.

Duy Ma mời Văn Thù Sư Lợi và các Bồ tát ngồi tòa sư tử, tức thì các Bồ tátthần thông liền biến hiện thân hình cao 42 ngàn do tuần đến ngồi tòa sư tử. Bồ tát mới phát tâm và hàng đại chúng đều không lên được.

Lúc đó, Duy Ma Cật mời Xá Lợi Phất lên tòa sư tử ngồi. Xá Lợi Phất trả lời ông không lên ngồi được vì tòa này cao quá. Duy Ma Cật bảo Xá Lợi Phất đảnh lễ Tu Di Đăng Vương Như Lai mới có thể ngồi được. Khi ấy, các vị Bồ tát mới phát tâm và hàng Thanh văn đều đảnh lễ Đức Tu Di Đăng Vương Như Lai rồi ngồi được ngay tòa sư tử.

Ngài Xá Lợi Phất nói : “Thưa cư sĩ, thật chưa từng có. Cái nhà nhỏ bé này dung chứa được các tòa cao rộng như thế, mà thành Tỳ Da Ly không bị ngăn ngại, các tụ lạc thành ấp cùng những cung điện chư Thiên, Long vương, quỷ thầnDiêm Phù Đề cũng không bị ép chật”.

Duy Ma Cật nói : “Thưa Ngài Xá Lợi Phất, chư Phật và Bồ tát có pháp giải thoát tên là Bất Khả Tư Nghì. Nếu Bồ tát trụ pháp giải thoát đó, lấy núi Tu Di nhét vào trong hột cải vẫn không thêm bớt. Hình núi Tu Di vẫn y nguyên, mà Trời Tứ Thiên vươngĐao Lợi không hay, không biết đã vào đấy. Chỉ có những người đáng độ mới thấy núi Tu Di vào trong hột cải. Đó là pháp môn “Bất Khả Tư Nghì Giải Thoát”.

“Lại lấy nước bốn biển lớn cho vào trong lỗ chân lông, không có khuấy động các loài thủy tộc mà các biển lớn kia vẫn y nguyên. Các loài rồng, quỷ, thần, A tu la v.v... đều không hay, không biết mình đi vào đấy và các loài ấy cũng không có loạn động.

 “Lại nữa, thưa Ngài Xá Lợi Phất, bao nhiêu thế giới trong mười phương, Bồ tát có thể hút vào trong miệng mà thân không hề tổn hại, những cây cối bên ngoài cũng không xiêu ngã v.v... 

“Lại nữa, thưa Ngài Xá Lợi Phất, Bồ tát trụ cảnh Bất Khả Tư Nghì Giải Thoát hay dùng thần thông hiện làm thân Phật hoặc hiện thân Bích Chi Phật, thân Thanh văn, Đế Thích, Phạm vương, Chuyển luân Thánh vương. Các thứ tiếng ở cõi nước mười phương đều biến thành tiếng Phật nói pháp vô thường, khổ, không, vô ngã và những pháp của chư Phật mười phương nói ra làm cho khắp tất cả đều được nghe.

“ Ngài Xá Lợi Phất, nay tôi chỉ lược nói qua thần lực giải thoát bất khả tư nghì của Bồ tát như thế. Nếu nói cho đủ, đến cùng kiếp cũng không hết được”.

Khi tất cả hàng Thanh văn nghe pháp môn Bất Khả Tư Nghì Giải Thoát này đều than khóc, tiếng vang động cõi tam thiên đại thiên thế giới. Tất cả Bồ tát thì đều vui mừng vâng lãnh pháp ấy. 

Khi đo,ù Ngài Đại Ca Diếp ngợi khen và bảo Xá Lợi Phất rằng : “Ví như có người phô bày các thứ hình sắc cho người mù, họ không thể thấy được. Nay tất cả Thanh văn nghe pháp môn Bất Khả Tư Nghì Giải Thoát này cũng không thể hiểu được.

“ Người trí nghe pháp môn này đều phát tâm Vô thượng chánh đẳng giác. Tại sao chúng ta mất hạt giống ấy. Đối với pháp Đại thừa này đã như hột giống thúi? Nếu có Bồ tát nào tin hiểu pháp môn Bất Khả Tư Nghì Giải Thoát này, thời tất cả chúng ma không thể làm gì được”.

Khi Ngài Ca Diếp nói như thế, có 32 ngàn vị Thiên tử phát tâm Vô thượng chánh đẳng giác.

Bấy giờ, Duy Ma Cật nói với Đại Ca Diếp : “Thưa Ngài Đại Ca Diếp, các vị làm ma vương trong vô lượng vô số cõi nước ở mười phương, phần nhiều là bậc Bồ tát trụ pháp Bất Khả Tư Nghì Giải Thoát. Vì dùng phương tiện giáo hóa chúng sanh, nên thị hiện làm ma vương

“Lại nữa, thưa Ngài Đại Ca Diếp, vô lượng Bồ tátmười phương, có người đến xin tay chân, đầu mắt, tủy não, vợ con, tôi tớ, xe cộ, vàng bạc v.v... Người đến xin phần nhiều là bậc Bồ tát trụ pháp Bất Khả Tư Nghì Giải Thoát dùng phương tiện đến thử thách để làm cho các Bồ tát kia thêm kiên cố.

“Vì Bồ tát trụ pháp Bất Khả Tư Nghì Giải Thoátthần lực oai đức, mới dám làm việc khó làm như thế. Còn kẻ phàm phu hạ liệt không thể bức ngặt Bồ tát. Ví như sức mạnh của voi không bị lừa ngựa chà đạp. Đó là trí tuệ phương tiện của Bồ tát ở nơi pháp Bất Khả Tư Nghì Giải Thoát”.

II. GIẢI THÍCH 

Hội ngộ giữa Văn ThùDuy Ma nói lên đỉnh cao nhất trong việc tu hành hay ngầm chỉ Phật Thích Ca thành đạo dưới cội bồ đề. Tuy nhiên, từ đỉnh cao giác ngộ này, Phật nhớ lại bản nguyện ra đời để cứu khổ chúng sanh

Ngài trở lại cuộc đời chỉ cho mọi người thấy bất khả tư nghì giải thoát mà kinh diễn tả bằng gặp gỡ giữa Văn ThùDuy Ma hay kết hợp giữa bản tâm thanh tịnhtrí tuệ tuyệt luân sanh ra vô số bất tư nghì. Bên ngoài bình thường mọi người đều như nhau. Nhưng phần bên trong là tâm trí Phật và tâm trí chúng ta hoàn toàn khác.

Tâm trí của Phật, đối với ta bất tư nghì. Nhưng tâm trí của ta thì Phật thấy rõ như thấy quả táo trong lòng bàn tay. Căn tánh hành nghiệp của chúng sanh Ngài biết rõ.

 Suốt 49 năm thuyết pháp giáo hóa, Phật dùng tất cả phương tiện giúp chúng ta hiểu được cái không hiểu được là bất tư nghì.

 Bất tư nghì nghĩa là không thể nghĩ bàn, ngoài sức hiểu của con người, đòi hỏi hành giả tu đến một trình độ nào mới hiểu. Đó là trạng thái tu chứng của Bồ tát, diệu dụng thần thông của Bồ tát. Ở đây nêu ra một số việc làm tiêu biểuThanh vănBồ tát không làm nổi.

 Khi Duy MaVăn Thù bàn về pháp Bất Khả Tư Nghì Giải Thoát, tất cả chúng hội đều mờ mịt, không biết vị nào bệnh, vị nào không bệnh. Người bệnh và người không bệnh nói chuyện hay đối đáp giữa Bồ tát thọ ấm thân và Bồ tát không thọ ấm thân hoàn toàn vô hình, tức giữa hai tâm hồn trong sáng gặp nhau, đứng ngoài phần ngũ uẩn luận bàn. Vì thế, người còn sống xoay vần trong sáu giác quan làm sao hiểu được; đối với họ tất nhiên phải thành bất tư nghì. 

Sống và làm việc của Bồ tát thật bất tư nghì hay nói khác, tồn tại của đạo Phật làm chúng ta cảm nghĩ Đức Phật có một lực tương xứng như trong kinh ghi. Nếu Phật không có những bất tư nghì này, đạo không thể tồn tại hơn 25 thế kỷ. 

Chúng ta lấy thực tế thành quả giáo hóa của Đức Phật trên cuộc đời trải qua lịch sử dài và không gian rộng, để hiểu rõ lực của Phật trong kinh Duy Ma. Ngược lại, đứng ở lập trường căn, trần lý luận chỉ hiểu giới hạn thôi.

Văn ThùDuy Ma bàn luận với nhau rằng nên khuyên Bồ tát bệnh thế nào để họ vững tâm hành đạo. Và Bồ tát bệnh phải vận dụng pháp gì để chữa bệnh. Đó là suy tư và việc làm của Bồ tát

Hàng Thanh văn tham dự pháp hội khó cảm thông được vì họ có thâm nhập pháp này, cũng không hiểu nổi. Ví như người ở trình độ thấp nghe hai nhà bác học nói về chuyển biến của vũ trụ, tất nhiên họ không thể nào hiểu được. 

Cũng vậy, Xá Lợi Phất và chúng Thanh văn cảm thấy việc làm của Duy MaVăn Thù không liên quan gì đến các Ngài. Các Ngài không bắt gặp cái hay của Bồ tát đến thăm bệnh, mới trở về tâm niệm hạn hẹp của con người, khởi lên ý niệm tám ngàn Bồ tát và năm trăm La hán tập trung về phòng Duy Ma. Số lượng nghe pháp quá đông và hội trường quá nhỏ. Làm sao vào được và vào được thì trong phòng không có bàn ghế, chỉ có giường của Duy Ma

Xá Lợi Phất nghĩ như vậy cũng đúng. Nhưng đúng với thực tế của con người còn kẹt trong sanh tử, không phải thực của người tu giải thoát. Đến đây, mở màn cho pháp Bất Tư Nghì phô diễn, làm đảo lộn cái thấy bằng nhãn quan thông thường của chúng ta là phòng rộng mới chứa được nhiều người.

Phòng Duy Ma nhỏ nhưng dung nhiếp được số người quá lớn, là chuyện bất tư nghì. Cũng như Thích Ca Như Lai với hai bàn tay không, điều động dễ dàng cả năm ông vua cai trị miền Ngũ HàẤn Độ và hàng vạn Tỳ kheo, vô số cư sĩ. Điều này đối với chúng ta cũng bất tư nghì.

 Muốn đạt đến bất tư nghì này, nghĩa là đạt đến cứu cánh Niết bàn hay chơn không hoàn toàn không chướng ngại, Duy Ma dọn phòng trống, không còn gì. Chỉ để một cái giường và một người bệnh, để chúng ta nhận ra xác thân con ngườiPháp thân Bồ tát

Trên lập trường KHÔNG, gian phòng trống tiêu biểu cho Bồ tát đáo bỉ ngạn. Tuy nhiên, trong KHÔNG đó còn một xác thân, như Hòa thượng Trí Tịnh có dạy :

 Hữu lai vấn ngã vi hà tợ

 Báo đạo phù thi khổ hải trung.

Trong pháp tu của Bồ tát rộng mênh mông, mang tính chất biến hóa không cùng, thân con người chẳng khác nào bọt nước trong biển. Dưới mắt người thường, phòng trống không với một giường, một người bệnh, không có gì quan trọng. 

Tuy nhiên, khi hành giả lắng yên tâm hồn, mới nhận ra pháp tiềm ẩn ở phía sau những vật tượng trưng. Trong bể sanh diệt có một “phù thi” là thây chết hay thân con người nổi lên, mới có vấn đề cho chúng ta nói. Nếu hoàn toàn trống không trên chơn tánh, còn gì để mà nói.

 Vì vậy, muốn thuyết pháp phải có đối tượng. Ở đây mượn hiện tượng người bệnh, phòng trống để diễn tả cao siêu của Phật pháp gọi là bất tư nghì. Kinh Pháp Hoa mô tả ý này bằng câu : “Hoa khai liên hiện, hoa lạc liên thành”.

Xá Lợi Phất khởi niệm phòng nhỏ, chúng đông, làm sao ngồi đủ. Đây là thực tế, ai làm công tác quản lý đều phải suy nghĩ như vậy. 

Tuy nhiên, dân gian thường nói : “Của vua thua của Phật”. Đọc lịch sử truyền bá Phật giáo, chúng ta không hề thấy các vị danh Tăng quyên góp tiền để xây chùa, cất giảng đường. Các Ngài đến ở hang đá hay túp lều, nhưng đức hạnh tỏa ra, chỉ một thời gian sau, có đủ chùa cao Phật lớn. Thấy không có gì, nhưng có đủ là diệu hữu, hay thành tựu công đức trang nghiêm, không quan tâmtùy thuộc phước đức trí tuệ tự thành, là cái vô hình bất tư nghì. Những gì mà chúng ta hiểu được còn nằm trong căn trần, do dụng ý thuộc về nghiệp, nhiều khi đưa đến quả báo không tốt.

Thanh văn thấy phòng nhỏ không có chỗ ngồi. Điều này gợi cho chúng ta biết rằng nếu suy nghĩ theo con người phàm phu dễ rớt qua tham vọng. Vì túi tham không đáy, rộng bao nhiêu cũng không dung được. Nhưng đối với Bồ tát an trú pháp KHÔNG, nhỏ bao nhiêu cũng chứa đủ.

 Đứng trên lập trường Phật pháp, không có vấn đề nhỏ lớn nhiều ít. Chỉ ở trên sanh diệt pháp, mới có vấn đề này. Chúng ta cần lưu ý, không khéo chỉ tu hành trên sanh diệt, trăm kiếp ngàn đời vẫn ở trong sanh diệt

Phật ấn chứng cho Xá Lợi Phất quả A la hán, nghĩa là chứng Vô Sanh, tại sao còn sanh ? Duy Ma chỉnh Xá Lợi Phất tu trên sanh diệt, làm thế nào chứng Vô Sanh. Cũng vậy chúng ta tu hành cân nhắc xem mình thật sự xuất gia hay chưa.

 Chỉ có một niệm tâm Vô Sanh được Phật ấn chứng. Nhưng niệm kế tiếp sanh, liền lạc mất tâm chứng này. Chúng ta còn nhớ trong phẩm trước, Duy Ma chất vấn Di Lặc rằng Phật thọ ký cho ông một đời thành Phậtđời nào. Ở đây cũng vậy, cái hành giả chứng được Vô SanhVô Sanh nào, và cái chúng ta đang sống là gì ? 

Tất nhiên, chúng ta đang sống, đang làm việc là sanh. Tâm lý của chúng ta luôn luôn sanh. Tâm sanh thì pháp sanh. Tâm và pháp phản ánh hỗ tương sanh ra vô số, cho nên thấy pháp sanh phải biết ngay tâm sanh. Nghĩa là chúng ta đã tu trên pháp sanh diệt, mà ngộ nhận không sanh. Sai lầm này theo kinh Pháp Hoa là uống lầm thuốc độc. 

Ngoài ra, Xá Lợi Phất không thấy chỗ ngồi, còn có thêm ý nghĩa thứ hai mà người Việt Nam thường nói phải biết chỗ mình ngồi, ngồi cho đúng chỗ. Nói cách khác, hai vị thượng thủ Duy MaVăn Thù luận bàn về pháp Bồ tát thì Thanh văn không còn chỗ nào chen vô. Mang tâm niệm Thanh văn, nên nghe pháp Bồ tát cảm thấy lạc lõng. 

Đến đây, Duy Ma muốn nói lên tâm niệm sai lầm, tự ti mặc cảm của Thanh văn. Họ thường nghĩ Phật cao vòi vọi, còn thân phận chúng ta thấp kém. Hay đó là tư tưởng của hàng Thượng tọa bộ thường khẳng định chúng ta chỉ đạt quả vị A la hán là cùng, không thể thành Phật, không thể tu hạnh Bồ tát hay không thấy chỗ ngồi của mình trong hàng Bồ tát.

 Duy Ma muốn phá bỏ tự ti mặc cảm này. Ngài tìm chỗ ngồi cho Thanh văn, bằng cách nương theo khởi niệm của Xá Lợi Phất để hỏi Xá Lợi Phất đến tìm chỗ ngồi hay cầu pháp

Câu chuyện giữa Văn ThùDuy Ma đến đỉnh cao, thay vì kết thúc, nhưng bị Xá Lợi Phất cắt đứt, vì hiểu biết con người không vói tới được. Vì vậy, Duy Ma phải quay ngược lại. 

Đỉnh cao của Văn ThùDuy Ma gặp nhau ví như Phật thuyết kinh Hoa Nghiêm cho Bồ tát siêu hình trong pháp giới quá cao. Làm thế nào con người trong sanh tử nắm bắt được. Ngài phải trở lại pháp phương tiện nói kinh A Hàm.

Xá Lợi Phất trả lời Duy Ma rằng Ngài đến cầu pháp, không cầu chỗ ngồi. Duy Ma liền chỉnh không cầu chỗ ngồi, tại sao lại nghĩ đến chỗ ngồi ? 

Xá Lợi Phất có khởi niệm chỗ ngồi, là đã rớt vô sai lầm, mà vẫn không biết mình sai. Điểm này gợi chúng ta suy nghĩ trên bước đường tu, cần biết rõ được chính mình là việc quan trọng. Riêng Bồ tát, chắc chắn nhận biếtkiểm soát được từng tâm niệm của các Ngài. Chúng ta tu suốt đời, không đắc đạokhởi tâm động niệm liền liền. Hãy thử kiểm tra xem một ngày, chúng ta động niệm bao nhiêu lần.

Duy Ma hỏi Xá Lợi Phất cầu pháp gì, có phải pháp trần nằm trong sắc, thanh, hương, vị, xúc hay không? Câu hỏi này nêu lên cho Xá Lợi Phất cũng là vấn đề đặt ra cho chính chúng ta. Chúng ta tu hành cầu pháp Thanh văn, Bồ tát hay pháp thế gian

Pháp thế gian nghe bằng tai và nhận biết bằng tâm niệm thế gian, nên nghe pháp rồi không đắc đạo, không giải thoát. Phật dạy “Tà nhân thuyết chánh pháp, chánh pháp tức quy tà. Nghĩa là đứng lập trường vọng niệm căn trần thức, mà thuyết phápnghe pháp. Đó chỉ là pháp thế gian hay pháp sanh diệtDuy Ma gọi là cầu sắc, thanh, hương, vị, xúc. 

Trên bước đường tu, chúng ta thường dễ lầm điều này. Có người nghiên cứu lý giải Phật pháp thật nhiều, nhưng không giải thoát. Họ từ bỏ tham vọng buồn phiền trên cuộc đời còn không được, huống chi là bất tư nghì giải thoát.

 Hoặc có người suốt đời nghe pháp, nhưng chỉ toàn phiền não chồng chất thêm. Trong khi có người nghe pháp, không biết nghe cái gì. Nhưng nghe xong, họ cảm thấy chuyển biến thay đổi trong lòng, phiền não trần cấu tự sạch và thấy được sự thật của sự vật. 

Do cảm pháp mà biến phiền não thành hương sen. Đó là một phần nhỏ trong bất tư nghì giải thoát, nên pháp Phật được ví như nước có công năng rửa tất cả cấu uế

Người ngoài không thể biết hương vị giải thoát của người tu chứng. Kinh diễn tả như người uống nước mới biết mùi vị của nước.

 Cùng một pháp, nhưng hai tâm niệm khác nhau, nên tiếp thu phải khác. Người nghe pháp lòng nhẹ nhàng, phiền não tự rơi rụng là người cầu pháp Thanh vănHành giả nghe thanh trầnchứng Pháp thân. 

Người cầu sắc, thanh, hương hay cầu pháp thế gian chỉ nghe chơi, rồi đâu cũng vào đó, cuộc sống của họ vẫn đầy đủ tham sân tội lỗi. Người cầu pháp sanh diệttu pháp sanh diệt như vậy rớt qua không tưởng. Tu suốt đời vẫn hoàn tay không, có được chăng chỉ được phiền não. Biết nhiều nghe nhiều, sanh phiền muộn nhiều, chắc chắn Phật không hề mong muốn chúng ta như vậy.

 Tuy nhiên, cần lưu tâm rằng mặc dù pháp không phải là sắc, thanh, hương, vị, xúc. Chúng ta chấp nó là thật thì không đúng. Nhưng lìa, sắc, thanh, hương, vị, xúc để cầu pháp, cũng không được. 

Chúng ta cần nương pháp để được giải thoát. Rời nó, chúng ta càng rơi vào không tưởng hơn nữa. Chẳng khác gì giấc mơ nằm trong giấc mơ hay bỏ thế gian này đi tìm thế gian khác. Đó là vấn đề chúng ta nên suy nghĩ.

Phật tại thế, người theo Ngài nghe pháp, thâm nhập pháp, lòng ham muốn thú vui cuộc đời tự nhiên không còn. Cuộc sống đổi khác, bước đầu họ đã chứng được một pháp của Phật là sơ quả Tu đà hoàn. Bất luận vua chúa hay người ăn xin hoặc người xuất gia, nếu cảm nhận được pháp, đều hưởng quả vị đầu tiên trong hàng Thánh. 

Từ độ cảm này nâng lên, dù thân hành giả còn tại tục, nhưng tâm xuất gia thường hướng về giải thoát. Đến ngày nào đủ duyên, hành giả sẽ xuất gia. Thông thường, Thanh văn tu triển khai sáu thức do sáu căn tiếp xúc sáu trần. Họ lóng tai nghe giảng phápDuy Ma bảo đó không phải là pháp, chỉ là thanh trần còn cách đạo xa lắm. 

Đến đây, chúng ta thấy chuyển từ Thanh văn thừa sang Bồ tát thừa. Hành giả hướng về chân lý cầu pháp, nên pháp thông qua tâm. Vì thế, không sử dụng sáu giác quan nắm bắt Bồ tát pháp được. Nó là tịch diệt tướng, không phải nhìn thấy bên ngoài mà phát tâm

Hành giả tự nhiên phát tâm, dù chưa nghe chưa thấy. Lúc ấy tâm bồ đề của hành giả ngang qua tâm giải thoát của Phật, mà Nhật Liên ví chim ngoài trời hót làm thức tỉnh chim trong lồng. Nói cách khác, Như Lai thuyết pháp tịch diệt, làm sao hành giả nghe. Tuy nhiên, tâm hoàn toàn lắng yên, liền trực nhận được pháp này, nên không thấy mà thấy, không nghe mà nghe.

 Bồ tát nương pháp tịch diệt này tu chứng nhất thiết chủng trí, pháp không ai nói, không ai dạy là pháp Như Lai hay vô sư trí, tự nhiên trí.

 Duy Ma gợi nhắc Xá Lợi Phất pháp Ngài cầu là pháp trần của thế gian hay pháp giải thoát của Thanh văn.

 Xá Lợi Phất đạt đến pháp của nhị thừa, nhưng chưa đến pháp Bồ tát, là pháp không diễn tả bằng ngôn ngữ được. Hành giả nào có nhân duyên căn lành tự phát tâm, tự chứng ngộ. 

tâm hành giả đến mức nào, pháp theo đó tương ưng, không phải đồng nhau cho tất cả mọi người. Nếu ngày hôm nay, chúng ta tương ưng với cấp bậc sơ tín, pháp đối với ta là sơ tín. Nếu tiến lên hàng thập tín, thập địa, chúng ta có pháp của thập tín, thập địa.

 Trong kinh Văn Thù xác định 49 năm thuyết pháp, Phật chưa nói một lời. Nhưng Bồ tát vi trần đều chứng chân lý tức được Phật giáo hóa. Cũng trên tinh thần này, những gì tôi hiểu về Đức Phật không giống điều tôi học trong kinh. Nhưng cái tôi giảng nói không giống cái tôi hiểu. Nhờ đọc kinh không vướng mắc văn tự, mới hiểu và thuyết pháp được. Tôi đọc kinh, hiểu kinh, thuyết kinh, ba kinh này triển khai khác nhau, nhưng chung quy chỉ có một, là tôi.

Duy Ma nhắc Xá Lợi Phất nhớ ra Ngài cầu sắc, thanh, hương, vị, xúc hay cầu pháp sanh tử mà lại lầm là pháp không sanh tử.

 Duy Ma dạy pháp không phải là sáu trần mà dùng sáu căn để tiếp xúc, ta đã rớt qua Thức ,thuộc về pháp sanh diệt

Pháp cũng không phải là Khổ, Tập, Diệt, Đạo mà tự khởi, vì pháp vốn vắng lặng. Duy Ma bảo thực tế cuộc đời có khổ đâu, nhưng ông tự khởi niệm đời là bể khổ và mang ý niệm khổ này vào thân. Từ nghĩ khổ, nên tìm nguyên nhân khổ và nghĩ ra Niết bàn để trú ẩn. Niết bàn này Duy Ma chỉ thẳngNiết bàn giả. 

Đối tượng ở đây thuộc Bồ tát Pháp thân ở dạng bất tư nghì, thì làm gì có khổ. Không khổ mà nghĩ tưởng khổ, Thanh văn đã rớt vào vọng tưởng điên đảo

Đối với Bồ tát giải thoát, hiện thực không sanh, vì Ngài không khởi niệm. Nhờ đó, đạt đến bất tư nghì giải thoát

Từ chấp sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp đến chấp Khổ, Tập, Diệt, Đạo, Duy Ma dạy hai chấp này không thực tế. Ngài nhắc Thanh văn rằng Như Lai vì lòng đại bi vận dụng bất tư nghì bằng cách tạo dựng hai Niết bàn cho Thanh văn tạm nương tựa. 

Nhờ sống trong hai Niết bàn, Thanh văn không có ý nghĩ xấu về người và người cũng không sanh ác tâm đối với họ. Từ đó, Thanh văn tạm có đời sống an lành, nên nghĩ rằng Phật có toàn năng, đủ sức che chở cho họ mãi mãi an lành.

 Thực sự Phật không che chở được. Ngài luôn phủ nhận điều này mà mọi người vẫn thấy nhờ ơn mưa móc của Phật. Đây là tâm niệm của Tiểu thừa

Hàng Thanh văn theo Phật nghe pháp đã lâu, Phật chuyển hướng cho họ có tầm nhìn khác. 12 năm trước, Ngài nói đời là bể khổ. Nay Phật mượn Duy Ma để nói đời không phải là bể khổ. Vì con người mê lầm nghĩ khổ, mới có khổ.

Ngoài ra, theo Duy Ma chẳng những chấp năm trần mà cầu Tam Bảo cũng sai, chấp Tam Bảo cũng sai. Chúng ta bỏ Phật Pháp Tăng để cầu pháp, không được. Nhưng vướng mắc nó để mất bản tâm cũng sai. 

Phật Pháp Tăng phải là đối tượng cho hành giả quán sát chứng ngộ. Trên bước đường tu, tôi thường lấy Phật Pháp Tăng để so sánh cân nhắc. Nhờ nương Tam Bảo, chúng ta xóa lòng trần. Trần tâm lắng yên hay pháp đã tác động rửa sạch nhiễm ô trần cấu.

 Tuy nhiên, không nên lệ thuộc pháp. Vì chúng ta đã tẩy sạch bụi trần, lại đem pháp vào xâm chiếm, làm mất bản tâm, thì có lợi ích gì. 

Chúng ta tu thường rơi vô sai lầm này. Ở thế gian bao nhiêu phiền muộn, thấy người tu giải thoát, liền nghĩ đi tu được giải thoát. Đến khi xuất gia, càng gặp khó khăn nhiều hơn. Ở thế gian, chúng ta chỉ lo cho bản thân mình. Vô chùa, chúng ta phải giải quyết việc của cả thiên hạ, phải điều phục toàn bộ những người không lệ thuộc chúng ta một chút xíu gì.

 Sự thật những bậc chân tu hành đạo giải thoát ngay trên những khó khăn này, điều phục được cả đại chúng một cách tự nhiên dễ dàng. Khi tu hành thấy như vậy là thấy đạo không bằng mắt. Vì vậy, sống kẹt trong Tam Bảo, không nên. Nhưng nương Tam Bảo đạt giải thoát, rất cần.

 Trong bài sám Quy Mạng của Duy Nhiên Thiền sư có dạy : Tam thừa, tứ quả giải thoát Tăng, nguyện tứ từ bi ai nhiếp thọ. Thực dạ tu, cầu nguyện tam thừa tứ quả giải thoát Tăng chấp nhận chúng ta làm quyến thuộc của các Ngài, để chúng ta được vào thế giới giải thoát, trở thành Tăng giải thoát, mới vững tâm hành đạo thẳng đến Niết bàn.

 Trái lại, mang tâm niệm vọng thức tới chùa cầu an lành, chẳng bao giờ có an lành đâu. Tam Bảo gia hộ cho hành giả với điều kiện phải biết cầu. Nương giải thoát Tăng tu thì khác. Còn lệ thuộc Tam Bảo, giống như giao chúng ta giữ chùa, chúng ta lại gặp toàn người phá chùa. Chắc chắn phiền não sanh ra không ít, đến độ sợ Tam Bảo, chán Tam Bảo, tất nhiên phải đọa. 

Riêng tôi, lúc còn trẻ mang tâm niệm lo cho đạo nhiều lắm. Nhưng càng lo cảm thấy càng phiền muộn. Sau tôi tự nghĩ lại không ai thương tưởng đời hơn Phật, giúp đời không ai hơn Bồ tát, bảo vệ chùa không ai hơn Hộ Pháp già lam. Đem so sánh với các vị này, thân phận chúng ta hoàn toàn bất lực. Chúng ta muốn giữ chùa nhưng không là vị Thần Hộ Pháp làm sao giữ nổi. Cứu đời không ai hơn Bồ tát Quan AÂm, sao Ngài không làm; hãy liệu xem mình có vượt hơn Ngài không. 

Chúng ta chẳng có điểm nào bằng các Ngài, phải khởi đầu tu ở thân phận mình, tôi thấy lòng mình nhẹ đi. Trước xót xa vì Phật pháp bị đủ thứ nạn, sắp bị tiêu diệt, ý thức bảo vệ của chúng ta sanh ra. Tuy nhiên, bảo vệ tầm thường nhất chẳng những không được, đôi khi lại phản tác dụng trở thành hành động phá hoại.

 Từ đó về sau, tôi không quan tâm bên ngoài, chỉ lo an trú pháp để thanh tịnh hóa chính mình. Đến khi sực tỉnh, nhìn lại thấy chùa vẫn còn nguyên, Phật tử vẫn đầy đủ ! Quả thật lo chẳng được gì, nhưng bỏ có mất đâu, mà trước cứ ngỡ bỏ là tiêu tan

Trở lại thân phận từng người, vị trí riêng của mỗi người mà tu hành. Như Lai làm việc của Như Lai, Bồ tát làm việc của Bồ tát. Chúng ta lo dọn con đường trước mắt để được Niết bàn

Phật không hề muốn chúng ta khổ vì Ngài. Chúng ta thường rơi vào sai lầm cho rằng chúng ta phải bảo vệ, che chở Phật. Không! Phật che chở chúng ta thì đúng hơn. Trước kia, tâm thương đạo làm chúng ta khổ, mà không lợi ích gì. Nay tâm nhẹ nhàng thanh thản, buông bỏ tất cả mà tốt lành đến với chúng ta vô số, đạo vẫn sống còn. Theo tôi, đó là cách thấy, cách sống rất quan trọng, cần lưu tâm.

Xá Lợi Phất đang hoang mang pháp tu Khổ, Tập, Diệt, Đạo của Ngài đã dẫn đến quả vị Niết bàn. Nay Duy Ma lại chỉ trích không có Khổ, Tập, Diệt, Đạo, không có cứu cánh Niết bàn. Như vậy, Niết bàn giải thoát của Xá Lợi Phất tu chứng là gì, có thể có một cái gì khác cao hơn hay không ?

 Xá Lợi Phất khởi niệm như vậy, Duy Ma liền hiển thị bất tư nghì, bằng cách hỏi Văn Thù đã từng dạo chơi mười phương thế giới, có thấy tòa sư tử nào cao đẹp nhất không

Văn Thù trả lời Ngài đi khắp mười phương tới nước Tu Di Tướng, có Phật tên Tu Di Đăng Vương Như Lai, thấy có tòa sư tử đẹp nhất. Ngày nay có thể diễn tả theo thời đại là đi tham quan một vòng thế giới xem nước nào văn minh nhất. 

Tòa sư tử là chỗ ngồi, là vị trí. Tòa này cao tám muôn bốn nghìn do tuần tương đương với 600 ngàn cây số ngày nay. Đức Phật cũng có chiều cao tương xứng như vậy. Duy Ma thấy Đức Phật ngồi trên đó đẹp nhất.

 Lúc đó, trong pháp hội có bao nhiêu người nghe pháp, Duy Ma mượn đủ tòa cao như vậy cho họ ngồi và thỉnh Văn Thù cùng các Bồ tát an tọa. Các Bồ tát nhất sanh bổ xứ đi với Văn Thù cũng biến thành thân cao lớn cân xứng để ngồi. Các Bồ tát mới phát tâm và chúng Thanh văn chỉ ngước mắt nhìn, không lên được vì còn vướng mắc căn trần thức.

 Hiện tượng bất tư nghì này mở hướng nhìn mới cho Thanh văn chuyển sang Bồ tát pháp. Tòa sư tử của Phật mang đặt vào thế giới phàm phu, hay trong thế giới phàm phu có Phật. Kiến giải này khác với kinh Tiểu thừa.

Duy Ma bảo Xá Lợi Phất cùng đại chúng chắp tay lại đảnh lễ Tu Di Đăng Vương Như Lai, liền ngồi lên tòa sư tử được. Đến đây, chúng ta thấy Duy Ma muốn phá bỏ cố chấp lâu đời của Thanh văn, Ngài phải đưa ra cái mới cao đẹp hơn. 

Thật vậy, trong thời Phật tại thế, văn minh của loài người bấy giờ nằm gọn trong những lời dạy của Phật hay lời dạy của Ngài là chân lý. Nhưng sau Phật Niết bàn, văn minh nhân loại vẫn tiếp tục phát triển. Trong khi đó, những người bảo thủ theo chủ nghĩa giáo điều đến độ sự vật bên ngoài đổi mới khá nhiều mà họ vẫn không hay biết. 

Duy Ma chỉ trích Thanh văn tu Khổ, Tập, Diệt, Đạo để chứng Niết bàn xem đó là cứu cánh, không dám bỏ. Điều này nhằm ám chỉ các tu sĩ Thượng tọa bộ sống đóng khuôn trong chùa với những quy tắc cứng nhắc. Còn thực tế bên ngoài biến đổi quá nhanh, những văn minh tiến bộ của loài người, những khám phá mới mẻ trên mọi lãnh vực, hàng tu sĩ hoàn toàn không biết. Tầm tri thức của họ quá cạn cợt, không thể nào tiến lên theo kịp đà phát triển của xã hội

Duy Ma phê phán Thanh văn mất 12 năm tu hành không được gì, hay đó là sinh hoạt cục bộ cố chấp của Thượng tọa bộ chẳng lợi lạc gì cho đạo, giúp ích gì cho đời. 

Việc làm của Xá Lợi Phất và của Duy Ma cách nhau một trời một vực. Đức Phật là người vận dụng được quy luật, điều động mọi vật tự tại. Bồ tát đang bước theo lộ trình này. Tùy theo sự phát triển của từng nơi, từng thời kỳ, Bồ tát ứng dụng Phật pháp một cách linh động nhịp nhàng với sự phát triển văn minh của con người

Trái lại, Thanh văn hay những người bảo thủ theo chủ nghĩa giới điều, không chịu thoát ra ngoài khuôn cố định. Họ không dám nghĩ khác, không dám làm khác, chỉ giữ y nếp sống tu hành cục bộ, không biết gì đến phát triển bên ngoài. Giữa Thanh vănBồ tát ví như một nước văn minh và một nước lạc hậu.

 Vì vậy, khi Thanh văn đi theo Văn Thù đến thăm bệnh Duy Ma hay nói khác khi tiếp xúc cuộc đời, họ thấy khiếp sợ Bồ tát. Với hiểu biết thấp kém quan sát việc làm của Bồ tát, thì mọi việc đều trở thành ngoài sức tưởng tượng hay bất khả tư nghì đối với Thanh văn. Sự thật Đức Phật chủ trương không có gì mà chúng ta không thể biết, không thể hiểu. Không biết, không hiểu chỉ vì chúng ta không chịu học, không chịu phát triển.

 Dưới nhãn quan của Bồ tát, không có gì là bất khả tư nghì. Các Ngài bước theo dấu chân Phật, nỗ lực phát triển việc tu học, trau giồi trí tuệ siêu xuất thế gian. Tầm nhìn của Bồ tát mở rộng, thấy vượt hơn người đời. Càng tiếp xúc với đời, giáo hóa chúng sanh, Bồ tát càng phát huy trí tuệđạo đức, là biểu tượng chỉ đạo cho mọi người kính ngưỡng.

 Kinh diễn tả Phật ngồi trong vườn Yêm La tượng trưng cho Phật ở trong tháp không còn thuyết pháp. Lúc ấy, văn minh của cuộc đời thể hiện qua hình ảnh cư sĩ Duy Ma thuyết pháp. Pháp này là nhân sinh, là cuộc sống của con người luôn luôn thay đổi, mà đối với trí tuệ của Văn Thù không có gì lạ lùng hay bất khả tư nghì. Cũng như sự kiện Duy Ma thông suốt các pháp, đầy đủ thần lực giáo hóa mọi tầng lớp xã hội dưới mắt Văn Thù cũng không có gì bất khả tư nghì. Chỉ riêng mười đại đệ tử kinh sợ sự hiểu biếtviệc làm của Duy Ma. Hay nói cách khác, Phật giáo phát triển muốn diễn tả tình trạng bi đát tệ hại của chư Tăng sau Phật Niết bàn 100 năm. Tu sĩ Thượng tọa bộ cách ly thế gian, sống đóng khuôn, chấp chặt hình thức, không chịu phát triển nội dung. Họ đi ngược trào lưu tiến hóa của xã hội, trở thành thiển cận, bị đẩy lùi vào bóng tối. Làm thế nào đủ khả năng, đủ tư cách chỉ đạo thế gian, làm Thầy mọi người

Duy Ma dạy đại chúng đảnh lễ Tu Di Đăng Vương Như Lai thì lên tòa được, chưa đảnh lễ không lên được. Lên tòa được hay không lên được nhằm chỉ cho tâm chúng sanh

Tâm chúng sanh có lớn nhỏ khác nhau. Hàng Bồ tát Đẳng giác thuộc thượng căn thượng trí đồng đẳng với Như Lai, hiểu biết ngang tầm Như Lai. Tâm các Ngài trực tiếp với giáo pháp vô thượng, dễ dàng bước lên tòa sư tử.

 Riêng hàng nhị thừaBồ tát mới phát tâm chỉ ngước mắt nhìn, không lên được nhằm chỉ khả năng nhỏ bé của họ đối trước thần thông diệu dụng bất tư nghì của đại Bồ tát

Trên bước đường tu, thông thường ai cũng có cảm nghĩ này. Tôi cũng vậy, chẳng bao giờ làm được gì theo ý muốn, nên tôi chẳng muốn nữa. Thân phận bất lực của chúng ta, đem so với Phật, được xếp vô hàng trung hạ, chỉ nhìn thôi. 

Thật vậy, chúng ta đứng trên mảnh đất thực tế làm việc thực tế, chuyện này không quan trọng bằng chuyện sau lưng chúng ta. Chúng ta làm chuyện trước mắt, nhưng không thấy sau lưng, không kiểm soát được nó. Chỉ tin vô cái thấy bằng mắt, dễ thất bại. 

Bồ tát mới phát tâm vướng mắc vào đây là khổ. Họ muốn cứu độ chúng sanh, thì bao nhiêu vấn đề đặt ra, liệu có làm được không ? Theo tôi, chúng ta chỉ làm được phần nào tượng trưng thôi, làm thật không nổi. Vì thế, Bồ tát mới phát tâm bị đụng tứ phía. 

Hàng Thanh văn trụ định thấy việc làm vướng mắc này sợ lắm. Riêng tôi, có bao nhiêu dự kiến, nhưng chẳng làm được, vì hở đâu đụng đó, sao làm được. Thiên hạ làm thấy đơn giản, còn mình làm thì gặp vô số vấn đề.

 Hàng trung hạ ngước nhìn lên tòa sư tử. Đức Phật có hai tòa, tòa thứ nhất là tòa sen chúng ta phải lên trước. Đức Phật thường được ví như hoa sen tỏa hương thơm ngát giữa chốn bùn nhơ. Tòa sen của Phật tượng trưng cho sự trong sạch, cao quý của Ngài. 

Người tu hành uớc mơ ngồi tòa sen như Phật cần thanh lọc tâm phiền não nhiễm ô, trút bỏ gánh nặng tội lỗi, để trở thành trong sạch, mới về với Phật được. Không đoạn phiền não, mang thân nghiệp chướng tội lỗi, cầu tòa sen không bao giờ có.

 Hành giả theo Phật, lòng lắng yên dần. Ngày nào lòng trần hoàn toàn dứt sạch, tâm hồn thanh thoát như hoa sen. Hành giả về với Phật hay gần Phật hoặc bằng Phật là ba nghĩa của tam thừa giáo, chúng ta có ba tòa sen. Bằng với Phật là Bồ tát Đẳng giác, gần Phật là Bích Chi Phật, về với Phật là La hán.

 La hán không mong thần thông, chỉ xin được tâm hồn thanh tịnhý nghĩa tòa sen của La hán. Từ tòa sen trong sạch này, hành giả bước sang tòa sư tử. Mới đắc đạo, ngồi tòa sen, nhưng giáo hóa chúng sanh ngồi tòa sư tử

Tòa sư tửtính cách tiêu biểu, không phải tòa thật, chỉ cho trí vô úy của Phật mang tính chất vạn năng; Phật ngồi trên cỏ vẫn gọi là sư tử tòa. Pháp âm Phật thường được ví như tiếng rống sư tử làm muôn thú khiếp sợ. Thành Phật, với trí tuệ tuyệt luân, tư cách trong sạch thánh thiện hoàn toàn, lời nói mới có giá trị tuyệt đối, không ai chống phá được. 

Hàng Bồ tát ngồi tòa sư tử nghĩa là các Ngài tuyên dương được chánh pháp Như Lai. Vì liễu ngộ chơn thừa, tác động chúng sanh lợi lạc bằng với Như Lai

Riêng hàng trung hạ chưa lên tòa sư tử được, nghĩa là nói pháp không ai nghe hoặc người nghe không giải thoát. Đồng đẳng với Như Lai, thì nói pháp giải thoát. Không bằng Như Lai, trở thành ăn cắp pháp Như Lai, đem dùng tất phải thọ quả báo, nên hàng trung hạ chỉ đứng dưới mà nhìn lên. 

Duy Ma nhắc nhở hàng đệ tử trung hạ muốn lên tòa, phải đảnh lễ Tu Di Đăng Vương Như Lai. Nghĩa là chúng ta quy y Tam Bảo, một dạ tu hành, cũng sẽ thành Phật. Kinh Đại thừa thường khẳng định chúng taPhật tánh, có khả năng thành Phật

Duy Ma nhắc khéo chúng ta đừng nghĩ mình giỏi, phải làm điều gì cao xa mà đánh mất phần Tam Bảo căn bản. Trở lại an trú ba pháp quy y để phát triển bản thân.

 Quy y Phật nhằm giúp trí giác phát sanh, quy y Pháp để chân lý hiển bàyquy y Tăng để quy thuận đại chúng. Cứ như vậy, Tam Bảo trong ta lớn lần, đến khi bằng với Phật Tu Di Đăng Vương, chúng ta mới ngồi trên tòa sư tử

Tòa sư tử cao 84 ngàn do tuần ngầm chỉ Phật chuyển 84 ngàn phiền não trần lao thành 84 ngàn pháp môn tu. Ngài liễu ngộ toàn bộ chúng sanh, chúng sanh nghiệp, đưa ra được 84 ngàn phương tiện diệt nghiệp

Các Thanh văn nhờ Duy Ma dùng thần lực ngồi được tòa sư tử, nhằm nhắc nhở Thanh văn đừng tự ti mặc cảm. Chớ an phận với chiếc ghế nhỏ của mình hay đừng hài lòng với quả vị tu chứng. Phải tiến lên đỉnh cao vô thượng để cầu tòa sư tử cao nhất. 

Đến đây vẽ ra hướng mở cho Thanh văn phát tâm tu Bồ tát đạo. Bồ tát đủ tư cách ngồi tòa cao 84 ngàn do tuần, vì các Ngài đã vượt 84 ngàn phiền não trần lao của phàm phu

Khi ngồi tòa sư tử hay thông được 84 ngàn pháp môn tu, cổ nhân thường dạy : “Đại dụng tại tiền, quyền tại thủ”. Nghĩa là quán sát cuộc đời tùy nơi, tùy lúc, tùy người mà ứng dụng pháp tu khác nhau, đưa chúng sanh đến bờ giải thoát.

Xá Lợi Phất không hiểu tại sao Duy Ma đem đủ tòa sư tử cho chúng ngồi vào phòng mà phòng không lớn thêm và tòa cũng không nhỏ đi. 

Điểm này gợi chúng ta suy nghĩ phải chăng tâm thức nhỏ bé hẹp hòi của Xá Lợi Phất và tâm bao la của Duy Ma hoàn toàn khác nhau, kết thành cái thấy khác nhau và thế giới khác nhau. Đó là thế giới tâm linh, một thế giới rộng hẹp, tốt xấu, khổ vui tùy độ cảm tâm biến hiện tạo thành sai khác. 

Hiện tượng một vật quá nhiều và quá lớn đem đặt vào một vật quá nhỏ, quá ít được Thiền sư cảm nhận qua hai câu :

Càn khôn tận thị mao đầu thượng,

Nhật nguyệt bao hàm giới tử trung.

Đối với nhãn quan hữu hạn, tất cả tòa sư tử cao như vậy đưa vào phòng Duy Ma không được. Tuy nhiên, thực tế vật lý này Văn Thù nói với Duy Ma rằng không thể dùng mắt thấy tai nghe, phải quan sát dưới dạng khác mới thấy.

 Nhà Duy Ma hiểu dưới dạng nhà ngũ uẩn. Trong ngũ uẩn, chúng ta chỉ sử dụng Thức uẩn đã tạo được những linh hoạt. Thật vậy, phần nhỏ vật chất đầu tiên thuộc sắc uẩn qua bốn chặng đường sắc, thọ, tưởng, hành để trở thành phần siêu hình là Thức. 

Thức là hiểu biết của con người. Nó là một đơn vị không ai thấy mà phải chấp nhận nó có thật. Những gì chúng ta học hiểu đều nằm gọn trong Thức. Thí dụ tôi ngồi yên một chỗ vẫn có thể hình dung được tất cả đạo tràng ở nhiều nước xa xôi mà tôi đã tham dự

Chúng ta muốn đi phải nhờ xe chở thân xác này. Nhưng nhận thức của ta muốn đến đâu cũng được, chẳng cần phương tiện chuyên chở nào cả. Chẳng hạn khi ý thức của tôi vụt nhớ chùa Đông Đại ở Nhật Bản, tôi đến đó được ngay. Như vậy cả trái đất này mà tôi có học và suy tư, thì toàn thể vũ trụ có trong đầu tôi. Đây mới là phần Thức uẩn làm việc, so với siêu Thức của La hán, Bồ tát còn cách xa.

 Siêu Thức hay trực giácBồ tát sử dụng, chắc chắn phải đạt kết quả diệu dụng, dung nhiếp pháp giới. Kinh diễn tả bằng hình ảnh Duy Ma phát huy thần lực mang 32 ngàn tòa sư tử của thế giới Tu Di Tướng đặt vào phòng Ngài.

 Kinh Duy Ma sau thời Bát Nhã là sau giai đoạn Bồ tát đã thấy được tướng KHÔNG. Núi Tu Di là KHÔNG và tướng hạt cải cũng KHÔNG. Dưới dạng Bát Nhã hay dưới tuệ nhãn của người đắc đạo, thật tướng các pháp đều KHÔNG. Vì thế, cái KHÔNG lớn bao nhiêu, cũng bỏ vào cái KHÔNG nhỏ được. Các tòa sư tử KHÔNG và phòng Duy Ma cũng KHÔNG, thì KHÔNG này đem đặt vào cái KHÔNG kia, làm gì có chướng ngại.

 Có lúc chúng ta cảm thấy con người mình thật to lớn, nhưng cũng có lúc cảm thấy mình thật nhỏ bé như khi ta sống gần người học rộng tài cao. Cũng vậy, đối trước trí tuệ của Duy MaVăn Thù, Xá Lợi Phất cảm thấy nhỏ bé là điều tất yếu. Nhỏ hay lớn này là Pháp thân Bồ tát thuộc thế giới tâm thức, phát xuất từ phản ứng con người thật của mình.

 Từ trạng thái tinh thần này mở rộng đến thế giới vật chất, kinh Hoa Nghiêm giải “sự sự vô ngại pháp giới”, giữa vật và vật cũng vô ngại. Không phải chỉ thuần tương thông trong pháp KHÔNG, nhưng trở về pháp hữu cũng dung thông

Trước phải dùng pháp KHÔNG để không trở ngại. Nhưng nay lấy vật để vào vật, tức lấy vật nhỏ dung vật lớn. Thí dụ một quốc gia dù lớn tới đâu cũng có một lãnh tụ điều khiển. Chỉ có một thân con người nhỏ mà lực chi phối của họ bao la, một người chi phối được vô số người. Sự chi phối này vô hình, nhưng có thật. Họ điều động mọi người được, vì họ nắm quy luật. Nếu không còn nắm quy luật, thì thế mạnh và thế dung nhiếp của họ mất.

Bồ tát lấy trí tuệ làm chính, đạt trí Bát Nhã thấy thật tướng các pháp và tùy theo đó mà điều động. Một Thiền sư dạy rằng nếu vật biết đem đặt chỗ an, nó thành an. Nhưng cũng vật đó, nếu không biết, đem đặt vào chỗ nguy nó trở thành nguy. 

Đức Phật là người khám phá quy luật chi phối con người, vũ trụ. Ngài luôn sống đúng với quy luật, không bao giờ Ngài sai lầm và thất bại.

Duy Ma nói tiếp với Xá Lợi Phất khi Bồ tát đạt bất tư nghì giải thoát có thể đem núi Tu Di nhét vào hạt cải. Tất cả chúng sanh sống trong núi Tu Di cũng không thấy mình nằm trong hạt cải và Tu Di cũng không lớn ra. Hoặc đem nước bốn biển đặt vào lỗ chân lông mà tất cả loài sinh hoạt trong biển không thấy bị chật hẹp trong lỗ chân lông và lỗ chân lông cũng không lớn thêm. Hoặc hiện tượng phòng Duy Ma chứa được 32 ngàn tòa sư tử, có Bồ tát cao đến 42 ngàn do tuần lên ngồi trên tòa, mà Duy Ma bệnh nằm đằng trước các tòa này chẳng khác gì con kiến v.v...

Tất cả hiện tượng đó gọi là bất tư nghì giải thoát, chúng ta suy nghĩ chứng được pháp nào, là việc riêng của từng người. Đối với tôi, nhìn về bất tư nghì này man mán nhận ra Phật sanh thân, Báo thânPháp thân

Pháp thân Phật bao la, chúng ta không thấy nhưng phải công nhận thân này tồn tại. Vì Phật còn chỉ đạo cho những người đi theo con đường thánh thiện trên khắp năm châu xuyên suốt chiều dài lịch sử hơn 25 thế kỷ. Đó là một loại thân hình do Phật tu chứng

Ngoài ra, Báo thân Phật viên mãn hạnh Bồ tát, chúng ta cũng không thấy. Nhưng sự thật quả tình đức hạnhtrí tuệ của Phật vẫn tỏa rộng sức thuyết phục đối với loài người. Và trở về sanh thân con người, thì ai cũng như nhau.

Có thể nói Bồ tát hiện hữu như mọi người, nhưng Pháp thân Bồ tát chứng được lực dụng bất tư nghì. Pháp thân này sử dụng được như thị lực. Hiểu theo ngày nay, là nắm được quy luật. Tùy mức độ nắm được quy luật đến đâu, thì khả năng Bồ tát tiến đến đó. Ví dụ ngày nay, sức chúng ta hữu hạn, nhưng điều khiển được vật khổng lồ như máy bay hay phi thuyền chẳng hạn.

 Với sự kiện thực tế này để chúng ta hiểu lực của Bồ tát nằm ngoài hữu hạn. Và từ hữu hạn đó, phát huy vô cùng, vận dụng vô cùng. Đó là ý nghĩa Bồ tát sử dụng sanh thân như là công cụ để hành đạo Bồ tát.

Duy Ma dùng lực bất tư nghì để tạo thành tòa ngồi của Phật Tu Di Đăng Vương. Phật Tu Di Đăng Vương hay người nắm giữ ngọn đèn trí tuệ lớn như núi Tu Di. Ngài dùng tuệ giác vô thượng này mà điều động công việc. Tất nhiên người trí óc non kém phải thấy là bất tư nghì, không thể nào hiểu được, biết được.

 Bất tư nghì nghĩa là ngoài sự tưởng tượng của ta. Việc nghĩ rằng không có mà có, nên Xá Lợi Phất nói chưa từng nghe, thưa từng thấy. Dù theo Phật tu hành, Ngài vẫn không hiểu việc làm của Phật. Vì Xá Lợi Phất quen nghĩ Phật là con người bình thườngDuy Ma thì biết rõ Phật không tầm thường, Phật thật phi thường

Ở đây, cần nói sơ về bất khả tư nghì của Phật khác với bất khả tri luận của ngoại đạo. Bất khả tri luận mang tính chất tuyệt đối của thần học. Theo đó, chúng tacon người thì không thể hiểu thần thánh, vĩnh viễn không thể nào biết được. 

Bất khả tư nghì của đạo Phật cũng có nghĩa là không thể hiểu, không thể biết. Tuy nhiên, khác ngoại đạo ở điểm chúng ta chưa biết, nhưng sẽ biết và phải biết. Đó là quá trình tu của chúng ta. Ví như đứa trẻ chưa có nhận thức. Khi lớn lên tiếp xúc cuộc đời, nó sẽ biết một phần và trưởng thành nó biết hoàn toàn

Chúng taphàm phu, chuyện của Thánh đương nhiên không biết. Nhưng phát tâm bồ đề, mang ý hướng thượng tìm học điều chưa biết. Ngày hôm nay chưa hiểu, ngày mai sẽ hiểu, nếu chịu học. Vì vậy, đạo Phật dạy chúng ta tiến lên đạt quả vị Phật sáng suốt giác ngộ, không phải vĩnh viễnphàm phu mê muội. Tôn giáo khác thì chủ trương con người muôn đời làm tôi mọi cho Thánh, không thể nào đạt quả vị Thánh, chỉ có Thánh mới là Thánh. 

Phàm phu nhìn cuộc sống Thanh văn không thể hiểu được hay bất tư nghì. Đối với người thế gian, không biết tại sao người tu từ bỏ nhà cửa, công danh, sự nghiệp để đổi lấy cuộc đời Sa môn cực khổ

Muốn hiểu điều này, họ cũng phải bỏ nhà cửa, sự nghiệpxuất gia, sống phạm hạnh y như người tu. Vì vậy, không biết này không hẳn vĩnh viễn không biết. Nhưng theo tu, dần dần sẽ biết. Nghĩa là phải có quá trình tu để trực nhận.

 Điểm này cho thấy cái biết theo đạo Phật không thể chỉ nghe nói hoặc nhìn suông hoặc hý luận. Nó đòi hỏi sự thể nghiệm bằng chính cuộc sống của hành giả.

Tiến hơn một nấc, hàng A la hán như Xá Lợi Phất trí tuệ bậc nhất. Nay gặp lực Bồ tát, Ngài không hiểu, cũng cho là bất tư nghì. 

Dưới mắt La hán, muốn giải thoát, phải bỏ nhà xuất gia, không dính líu cuộc đời, mới không bị nhiễm ô. Các Ngài hiểu thiện ác phân minh, Thánh phàm khác nhau, sống trong Niết bàn giải thoát, bỏ Niết bàn không giải thoát. Vì thế, các Ngài không hiểu được giải thoát của Bồ tát

Theo Bồ tát đạo, giải thoát không phải chỉ giới hạn cho người xuất gia. Bất cứ người nào không bị cuộc đời ràng buộc, đều được giải thoát.

 Không bị ràng buộchai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là thoát ly, trốn nó. Nghĩa thứ hai cao hơn, sống với nó, nhưng nó không có khả năng chi phối, làm phiền hành giả

Giải thoát một của Thanh vănNiết bàngiải thoát hai của Bồ tát ở trong sanh tử. Khi còn yếu kém, chúng ta tránh giặc là giải thoát của Thanh văn. Hành giả tránh đau khổ, tìm an lành. Đây là tương đối pháp phân ra hai : thế giới giải thoát đối lại thế giới sanh tử

Thực tế chúng ta thấy người không giải thoát nhiều, thế lực xấu luôn luôn nhiều hơn tốt. Đức Phật cấm người tu hành khi bị nói xấu, đánh chửi, bôi nhọ..., không được trả đũa. Nghĩa là quyền áp đảo của chúng sanh nhiều hơn quyền đề kháng của chúng ta. Trong 60 triệu người dân, người xuất gia chưa đến một vạn. Như vậy, người xuất gia so với tại tục rất ít. Tồn tại khó khăn đối với chúng ta luôn luôn lớn hơn thế tục. Từ đó, Thanh văn thú tịch muốn sống bình ổn tất yếu phải trốn đời, trốn đến mức nào có thể trốn. 

Nói đến Thanh Văn, chúng ta thấy có bốn loại Thanh văn : 1/ Thị hiện Thanh văn không phải là Thanh văn thật. Thí dụ như Phú Lâu Nađại pháp sư từ thời Phật quá khứ hay A Nan phát tâm bồ đề cùng một lượt với Phật Thích Ca từ thời Phật Không Vương v.v.... Các Ngài là Bồ tát lớn thị hiện vào tu chung với hàng Thanh văn để giáo hóa họ. 2/ Thoái chuyển Thanh vănBồ tát thoái chuyển xuống Thanh văn. Trường hợp Xá Lợi Phất đã tu hạnh Bồ tát gặp Bà La Môn đến xin con mắt. Ngài bố thí xong, họ liền vứt bỏ cặp mắt. Gặp một thử thách bức ngặt như vậy, Ngài bực dọc, không tu Bồ tát đạo nữa. 3/ Thú tịch Thanh văn càng tu, càng thánh thiện, thì thấy thế lực xấu càng nhiều. Họ tu cao, thì thu hẹp thế giới sống của họ lại. 4/ Tăng thượng mạn Thanh văn tu học, nhưng cuộc sống của họ và pháp Phật hoàn toàn không chút tương ưng

Kinh giới thiệu Bồ tát thi thố một loạt các thần lực, Thanh văn không hề biết, nhằm gợi ý cho Thanh văn hướng tâm tu Bồ tát hạnh, chuyển từ trụ định La hán sang phát tâm bồ đề.

 Đức Phật dạy nếu là La hán thật, phải tin pháp Đại thừa. Đến vị trí này, mà còn thấy bất tư nghì, thì không phải La hán.

Riêng đối với tôi, học kinh, suy tư về những việc bất tư nghì của Phật. Tôi đã trải qua bốn giai đoạn thể nghiệm, hiểu khác nhau về vấn đề này. Bước đầu tôi tin tuyệt đối, nghĩ đơn giản như trẻ con xem đó là chuyện có thật. 

Lớn lên, có chút tinh thần khoa học, tôi lại cho đó là chuyện hoang đường, không thể có, vì thực tế không đúng như ta nghĩ. 

Đến giai đoạn ba, vận dụng trí năng để hiểu Phật, không còn tin tuyệt đối, nhưng cũng không phải không tin hoàn toàn. Tôi chuyển sang nhận thức triết học, nghiên cứu thấy câu chuyện hàm chứa ý triết lý sâu xa.

 Đối với cái bất tư nghì của Phật, ta tự đặt câu hỏi và đưa tới hiểu biết mới. Giống như các học giả thường đặt vấn đề để suy nghĩ. Vấn đề này không có trong thực tế, nhưng có trong suy tư, trong tưởng tượng. Tuy nhiên, những thực tế có được ngày nay ở trong mọi lãnh vực, há chẳng phải bắt nguồn từ suy tư giả thuyết tưởng tượng hình thành trong trí của các nhà nghiên cứu hay sao.

 Duy Thức gọi đó là dĩ tâm duyên tâm. Thực tế không có, nhưng nhà triết học tự nghĩ ra để phân tích hoàn thành trong trí. Đó là sinh hoạt của thế giới triết học, tự hình dung ra vật để làm đối tượng quan sát theo trí năng

Cũng vậy, từ suy lý mà người tu hành chứng nghiệm được, Phật giáo đã tiến vào lãnh vực triết học. Ở giai đoạn này hoàn toàn thuần lý, họ dùng trí quan sát Đế lý. Vì vậy, việc tu học, cuộc sống của người đắc đạo hoàn toàn khác. Vì khi tu, trí tuệ phát sanh, thấy vật không phải như hiện tượng thật ở thế gian. Giống như nhà khoa học nhìn vật qua quang tuyến thấy khác hẳn.

Bồ tát tu giới định phát huệ, thấy sự vật không giống người thường thấy. Giai đoạn đầu, các Ngài cũng như mọi người. Nhưng trải qua quá trình tu, Bồ tát nâng trình độ thấy lên cao, thấy vật không phải là vật. Từ đó, Bồ tát sống trên cuộc đời như ta, nhưng không giống ta. Các Ngài không khởi lòng tham, chấp trước điên đảo, đạt được Niết bàn

Vật chỉ đổi khác đối với người thấy khác. Còn hiện thực, vật vẫn là vật, không thay đổi. Phật cho biết chúng sanh nhìn vật theo nghiệp của họ, trong khi thật tướng không đổi. Ví như cùng một dòng sông Hằng, nhưng ngạ quỷ thấy đó là lửa. Chư Thiên thấy đó là dãy lưu ly, loài người thấy là nước. 

Bồ tát lấy trí tuệ làm thân, dùng trí thân này quan sát pháp giới, thấy được dạng chơn cảnh của nó.

Từ suy lý ở giai đoạn ba của trí thân Bát Nhã, bước qua giai đoạn bốn, đi sâu vào thế giới tâm linh của người tu chứng đắc đạo. Các Ngài quan sát pháp giới thành tựusử dụng được pháp một cách dễ dàng như sử dụng nhục thân. Đó là Pháp thân Bồ tát. Bấy giờ, Bồ tát sống với Phật giới, không sống với hiện tượng và nhục thân. Vì vậy, việc làm và sự thành đạt của Bồ tát cũng bất tư nghì.

Tóm lại, thời đại của Đức Phậtthời đại thần quyền, Ngài sử dụng thần biến để thuyết pháp. Qua thời kỳ phát triển, thần biến trở thành triết lý. 

Và ngày nay triết lý này phải thể nghiệm trên cuộc đời, trở thành đời sống hiện thực tốt đẹp. Đó là nhiệm vụ của chúng tathời đại khoa học. 

Ngày nào sự hiểu biết của chúng ta về khoa học còn mù mờ hay còn thấp kém hơn kiến thức của xã hội ở mọi lãnh vực, ngày đó thân phận của chúng ta giống như Xá Lợi Phất không thể nào hiểu được, bắt kịp được việc làm của Duy Ma.

Sau khi nghe xong pháp bất tư nghì giải thoát, Ca Diếp cùng các Thanh văn bật khóc. Họ tự ví như người mù, dù có đem sự vật phô bày trước mắt cũng không thấy được. 

Điều này không phải diễn tả Ca Diếp và các Thanh văn khóc thật. Các Ngài có còn đâu mà khóc. Theo tôi, ý này nhằm diễn tả tâm trạng đau buồn của những người có tâm huyết với sự sống còn của đạo pháp. Tâm trạng ấy được nhân cách hóa thành tiếng khóc của Ca Diếp đối trước những người thừa kế hư hỏng cứ mãi sống đóng khuôn trong tháp ngà, ràng mình kỹ lưỡng bằng những giới điều không còn thích hợp với thời đại. Họ cho rằng sống trong vỏ giới điều và sinh hoạt với khuôn mẫu cố định là đúng và đủ. Xã hội bên ngoài văn minh và hàng Bà La Môn phát triển thế nào, họ cũng mặc kệ.

 Kinh ví Ca Diếp hay Thanh văn như người mù, sống bên cạnh Phật mà không thấy lực chi phối của Ngài. Duy Ma chẳng biết ở đâu mới xuất hiện đã phô diễn được thần lực

Nói cách khác, Phật giáo phát triển chỉ trích thái độ sống đóng khuôn, ích kỷ, cố chấp của giới bảo thủ. Họ tự nhận là đệ tử Phật, nhưng có khác gì người mù. Mù vì không chịu phát huy trí tuệ, vì thua sút thế gian, vì sống không ích lợi gì cho người. Ngược lại, Duy Ma hay đó là hình ảnh của những người đã thoát ra ngoài vỏ hình thức tôn giáo, có óc cầu tiến, hiểu biết sâu rộng, khéo ứng dụng giáo lý làm lợi lạc cho đời. Mẫu người tiêu biểu cho trí tuệđạo đức như vậy mới thể hiện đúng nghĩa đệ tử Phật, hiểu Phật, xứng đáng thừa kế sự nghiệp của Phật.

Ca Diếp nói tiếp rằng tuy Ngài không biết, nhưng thấy được bất tư nghì của Phật, Ngài chẳng còn sợ gì ai, kể cả ma vương

Duy Ma khởi tâm thương hại Ca Diếp lúc nào cũng núp bóng theo Phật mà lại sợ Thiên ma. Duy Ma cho biết sự thật Bồ tát trụ bất tư nghì giải thoát, mới có khả năng làm Thiên ma.

 Từ trước, Thanh văn thấy Thiên ma, ngoại đạo làm nhiễu loạn tâm hồn người tu và bây giờ thấy lực Phật mạnh che chở được tất cả, nên hết sợ. Riêng Duy Ma lại nói chính ma vươngBồ tát.

 Ca Diếp không hiểu tại sao Bồ tát lại có thể là ma. Ma đối với Thanh văn là cái gì đáng sợ, đáng khinh nhất.

Duy Ma trả lời rằng người tu hành không đối đầu với chông gai khó khăn trên cuộc đời, không bao giờ đắc đạo. Chướng duyên rất cần thiết cho người tu trên bước đường thăng tiến quả vị giải thoát. Các Bồ tát nguyện làm chướng ngại, biến thành ma vương phá người tu, để họ lập chí tu hành

Tuy nhiên, chúng ta đừng nghĩ rằng tất cả chướng duyên hay ma là Bồ tát thật, rất nguy hiểm. Duy Ma mới làm bạn được với Thiên ma là những Bồ tát bất tư nghì giải thoát

Chúng sanh phàm phu chưa vượt khỏi tam giới, với thấy biết hạn hẹp của “căn trần thức”, không thể phân biệt ai là ma thật, ai là Bồ tát bất tư nghì giải thoát giả làm ma. 

Khi chưa nhận được pháp lữ hay yêu ma thật, chúng ta nên ngồi yên trên tòa sen. Nghĩa là không khởi tâm, không tham dự, không thọ nhận thì tốt hơn. Chúng ta nên nhớ trong thế giới Thiên maBồ tát bất tư nghì. Nhưng không phải tất cả Thiên maBồ tát bất tư nghì. 

Riêng tôi, những gì chướng ngại để tôi vượt lên tu hành, tôi coi đó là Bồ tát bất tư nghì giải thoát tạo điều kiện khó khăn cho tôi thăng hoa. Trái lại, ai thực sự chống phá là ma thật, chúng ta không khoan nhượng.

Duy Ma dạy vào được bất tư nghì giải thoát mới làm ma vương được, chưa thâm nhập thế giới này chỉ là ma con. Duy Masức mạnh của voi và sư tử mới đủ khả năng dày đạp các thú khác, còn sức lừa chắc chắn không kham. Cũng vậy, phải trụ bất tư nghì giải thoát mới làm ma vương. Người tầm thường không đủ sức phá một vị tu hành

Chính Phật cho biết Đề Bà Đạt Đa là thầy của Ngài. Nhờ thắng duyên ấy, Ngài mau thành đạt quả Vô thượng đẳng giác. Mới tu chưa có ma phá. Phật ngồi Bồ đề đạo tràng mãn 49 ngày, ma vương mới xuất hiện đọ sức. 

Theo tinh thần Đại thừa, đối tượng tu hành trở thành quan trọng. Hành giả không sợ ma chướng. Gặp hoạn nạn ta luôn cảnh giác, nhờ đó bảo toàn giới thân huệ mạng. Trên bước đường tu, hành giả không gặp khó khăn, trí năng không có cơ hội phát triển. 

Bồ tát phát sanh trí tuệ nhờ hội nhập vào đời, quán sát từng việc một. Chứng nghiệm được hiện thực của cuộc đời, mới trở thành bậc minh triết. Sợ sệt trốn tránh đời dễ trở thành ngờ nghệch.

 Mục tiêu của người tu không phải xuất gia sớm để rồi không biết gì về cuộc đời. Phải hội nhập cuộc đời, phải nếm chịu tất cả cay đắng, mà vẫn bình ổn, mới chứng nghiệm thế nào là giải thoát. Vì thế, kinh Pháp Hoa nói rằng nếu phô bày tất cả việc làm của Bồ tát, thì Thanh văn không dám theo tu nữa.

Duy Ma đơn cử khi phát tâm Đại thừa, đầu tiên hành giả phải đoạn lòng tham. Lúc ấy, cái gì là đối tượng của lòng tham đều trở thành cần thiết đối với hành giả. Nếu cứ mãi ẩn núp dưới bóng Phật, hành giả không biết mình có tham không. Đầu óc quen sinh hoạt bình thường đến mức chai lỳ, không biết gì và thành tầm thường. Đó là con đường tu sai pháp của Thanh văn.

 Khởi điểm, Bồ tát đoạn lòng tham, tu pháp bố thí là chính. Khi chưa bố thí thấy người đến xin, hành giả sợ. Nhưng tiến đến tinh thần Hoa Nghiêm, phát tâm giúp người, thấy người đến xin thì mừng. Vì nghĩ rằng Bồ tát bất tư nghì giải thoát đến tạo điều kiện cho chúng ta tu. Điển hình như trường hợp Ca Nặc Casư bị hủi tới quốc sư Ngộ Đạt. Ngộ Đạt tu chín kiếp, nhưng chưa phát tâm, nên Ca Nặc Ca phải hẹn bao giờ cần thì tìm đến Ngài. Khi Ngộ Đạt thọ quả báo liền nhớ tới Ca Nặc Ca, mới hồi đầu phản tỉnh tìm đến ông. Nếu đối tượng tu hành không quá mạnh như Ca Nặc Ca, đừng tới với tư cách nhà sư bị hủi, chắc chắn sự việc đã diễn ra khác. 

Thật vậy, chính những sự việc hay khó khăn xảy đến bất ngờ là thước đo tâm hồn chúng ta một cách chính xác nhất. Ca Nặc Ca bất ngờ đến với tư cách một nhà sư xấu xí nhất, thấp hèn nhất, mang hình dáng đáng sợ nhất làm cho Ngộ Đạt quên hẳn tinh thần bình đẳng của Phật. Duy Ma đã từng nhắc Ngài xem Đức Phật Vô Nan Thắng bằng với người ăn mày ở thành Tỳ Da Ly. 

Trên bước đường tu, khi đối đầu một việc, ta có phản ứng, liền có ứng thân của Bồ tát bất tư nghì giải thoát xuất hiện theo đúng nghiệp của ta, để ta có cơ hội phá trừ nghiệp chướngđắc đạo.

 Nếu khởi tâm không thanh tịnh, thì Bồ tát bất tư nghì giải thoát hiện thân tương xứng, như khi Ngộ Đạt rời ý niệm bình đẳng, Ca Nặc Ca hiện thân thấp hèn đến nhắc nhở.

 Muốn là Bồ tát phải có đạo lực vững. Nếu không, hành giả không tiến tu được khi gặp thử thách. Thí dụ đang làm vua bị người đến soán ngôi. Cái mình yêu thích nhất bị người đoạt mất. Lúc ấy, xem lòng mình khởi niệm thế nào. 

Xưa kia, Phật tu hành đạo Bồ tát, Ngài giải quyết tất cả khó khăn đúng với Bồ tát pháp, nên Ngài thành Phật. Chúng ta đời đời ở trong sanh tử vì bị những khó khăn này nhận chìm, không biết cách đối phó đúng như pháp

Tiền thân Phật từng bố thí những gì quý giá nhất của Ngài. Người ăn mày tầm thường chính hiệu là ăn mày, thì chỉ xin nổi bát cơm dư là quá rồi. Những người tới xin Phật, họ làm việc khó làm. Duy Ma bảo đó là Bồ tát bất tư nghì giải thoát hiện ra trợ duyên cho Phật, giúp Phật thể hiện tâm thanh tịnh cao độ và làm nổi bật vai trò đạo đức của Ngài.

 Đức Phật thành Phậtthành tựu thân tâm hoàn toàn trong sạch. Bồ tát tiếp cận chân lý cũng thể hiện được nhiều việc khó làm, nhưng còn một số việc chưa hoàn tất. Các Ngài gần Phật ở dạng bất tư nghì giải thoát, hiện làm ma vươngquả vị cuối cùng để đưa Bồ tát lên quả vị Như Lai.

Trên lộ trình tiến tu đạo giải thoát, từ sơ phát tâm cho đến quả vị Bồ tát bất tư nghì giải thoát, mỗi ngày chúng ta chạm trán với khó khăn nhiều hơn. Nhưng càng đối đầu với chông gai hung ác, chúng ta càng tỉnh táo hơn, thấy rõ đáp số chính xác cho mỗi vấn đề, cũng như thân tâm càng thăng hoa giải thoát theo Phật sự, thực hiện đúng sáu pháp ba la mật. Điều đó chứng tỏ chúng ta đang bước đúng trên con đường chánh pháp, công việc sẽ thành dễ dàng. 

Chúng ta cố gắng mở rộng tầm nhìn, phát huy trí tuệđạo đức, sẽ bắt gặp chư Phật, Bồ tát theo từng nấc thang một trong con người đi lên của chúng ta.

 Điểm chính yếu cần ghi nhớ rằng chúng ta chỉ vượt qua mọi chướng ngại dễ dàng với điều kiện thân tâm phải hoàn toàn thanh tịnh giải thoát. Đạt được trạng thái tâm chứng này, mới dẫn đến tòa sư tử của Bồ tát bất tư nghì giải thoát.

Ngược lại, mang chướng ngại vào tâm theo mỗi việc Phật sự là hành tà đạo và đang đi trên con đường ngắn nhất dẫn đến địa ngục trần gian.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58770)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :