Phần 6

09/06/201012:00 SA(Xem: 10039)
Phần 6

KINH DUY MA CẬT GIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Phần 6

Như vậy đoạn này chỉ cho chúng ta thấy cái thân rõ ràng rồi. Bây giờ đứng về mặt này là cái mặt Ngài chỉ cho chúng ta chán chê cái thân. Nhưng mà chán chê cái thân này rồi phải làm gì. Rồi tới đó bó tay than thở hay sao? Đây là phải chuyển qua. 

Này các nhân giả, cái thân này là cái bệnh hoạn, là cái tai họa đáng chán. Phải thích cái thân của Phật. 

Cái thân của mình là tai họa đáng chán. Bây giờ mình phải thích cái thân Phật. 

Vì cớ sao? Thân Phật là pháp thân

Nói thích thân Phật là cái pháp thân đó. 

Từ vô lượng công đức trí tuệ mà sanh. Từ giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến mà sanh. Từ từ bi hỷ xả mà sanh. Từ bố thí, trì giới, nhẫn nhục, nhu hòa, cần hành tinh tấn, thiền định, giải thoát tam muộc, đa văn, trí tuệ, các Ba la mật mà sanh. 

Ở đây nói tới Thập Ba la mật

Từ phương tiện mà sanh. Từ lục thông mà sanh. Từ tam minh mà sanh. Từ 37 phẩm trợ đạo mà sanh. Từ chỉ quán mà sanh. Từ thập lực, tứ vô sở úy, thập bát bất cộng pháp mà sanh. Từ đoạn tất cả pháp bất thiện nhóm họp tất cả các pháp bất thiện mà sanh. Từ cái không phóng dật mà sanh. Từ cái vô lượng. Cái pháp thanh tịnh như thế mà sanh thân Như Lai. Như nhân giả muốn được cái thân Phật phải đoạn tất cả bệnh của chúng sanh. Phải phát tâm vô lượng chánh đẳng chánh giác. Ông Trưởng giả Duy Ma nói như thế vì các người đến thăm bệnh nên ông như thế mà thuyết pháp. Khiến cho vô số ngàn người đều phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác

Như vậy ông Duy Ma Cật ổng tùy theo trình độ của những người đến thăm bệnh ông, mà ông vì họ nói pháp thích hợp với sở nguyện. Hay là với cái nghiệp duyên của họ mà nói pháp. Khiến cho vô số những người đó đều được phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác. Đó là phần của ông Duy Ma Cật, ông đã có cái khả năng, phương tiện giáo hóa như vậy. 

Như vậy chúng ta học qua đoạn này mới thấy tinh thần của Bồ Tát mỗi một hành động, mỗi một cữ chỉ nào phát ra cũng là vì chúng sanh mà phát ra phải không? Như đoạn trước các Ngài muốn có tịnh độ thì cũng vì độ chúng sanh mà có tịnh độ. Ở đây trường hợp các Ngài bệnh, bệnh cũng vì chúng sanh mà bệnh. Chớ không phải vì cái nghiệp duyên riêng của mình. Như vậy thấy tất cả hành động của các vị Bồ tát, trường hợp nào cũng là vì người, vì chúng sanh. Phần này nếu giảng cho kỹ thì rất là dài. Nhưng tôi nghĩ đây cũng là quen rồi. Ngôn ngữ này chúng ta từng nghe, chỉ giảng sơ quí vị cũng lãnh hội được. 

Tới phẩm thứ ba, phẩm đệ tử. Hai chữ đệ tử, chúng ta đã quen quá rồi, khỏi cần phải giải thích

PHẨM ĐỆ TỬ 

Khi ấy ông Trưởng giả Duy Ma Cật tự nghĩ, nằm bệnh trên giường, Thế Tôn là đấng đại bi đâu chẳng có thương xót

Đó là lời ông có vẻ như sao mình bệnh nằm lâu quá, Phật đại bi mà Ngài không đến thăm viếng mình. 

Phật biết ý ông cư sĩ Duy Ma Cật, liền bảo Xá Lợi Phất

Ông đi đến thăm bệnh ông Duy Ma Cật

Xá Lợi Phất bạch Phật

Bạch Thế Tôn! Con không kham đến thăm bệnh ông ấy. Vì cớ sao? Con nhớ lại thuở xưa từng ở trong rừng ngồi yên dưới cội cây. Khi ấy ông Duy Ma Cật đến bảo con rằng: “Vâng! Xá Lợi Phất, không hẳn ngồi ấy là ngồi yên. Phàm ngồi yên thì không có hiện thân ý ở tam giới, ấy là ngồi yên. Không khởi diệt tận định mà hiện các oai nghi, ấy mới gọi là ngồi yên. Không bỏ đạo pháp mà hay hiện cái việc phàm phu, ấy mới là ngồi yên. Tâm không trụ ở trong, cũng không ở ngoài, ấy mới là ngồi yên. Đối với kiến chấp không động mà hay tu 37 phẩm trợ đạo, ấy mới là ngồi yên. Không đoạn phiền não mà vào Niết bàn, ấy mới là ngồi yên. Nếu hay như thế mà ngồi thì Phật sẽ ấn chứng cho. Khi ấy! Bạch Thế Tôn con nghe những lời nói này lặng thinh mà thôi. Không thể nào đáp được. Cho nên con không có kham đến thăm bệnh ông Duy Ma Cật

Đây là một hình ảnh, bởi thường chúng ta hay nghĩ, mình đến dưới cội cây, ngồi trong rừng vắng một mình. Đó là ngồi yên, phải vậy không? Hoặc giả không như vậy thì khuya mình ngồi yên trên Thiền đường hoặc ngồi trong một cái thất hoặc ngồi ngoài hành lang chẳng hạn. Có một mình lặng lẽ, đó là ngồi yên phải không? Quan niệm mình ngồi như vậy là ngồi yên. Nhưng với ông Duy Ma Cật, ông không nói như vậy. Ông không thấy mình ngồi một mình lặng lẽngồi yên. Mà ông bảo muốn ngồi thì phải làm sao? Muốn ngồi yên là ở trong tam giới mà không hiện thân ý đó mới là ngồi yên. Tại sao trong tam giới mà không hiện thân ý. Tức là ngay mình đang sống trong tam giới. Cõi mình là cõi dục giới. Còn sắc và vô sắc nữa. Nhưng hiện sống trong tam giới này mà tâm mình ý mình nó không có duyên theo tam giới. Hay là thân mình không hiện trong tam giới. Ấy mới là ngồi yên. Nói một cách khác cho dễ hiểu hơn, nghĩa là ngay trong tam giới mà không thấy tâm mình động. Thì đó mới thật là ngồi yên

Như vậy cái ngồi yên này dễ hay khó. Như mấy chú thấy mình ngồi trong Thiền đường thấy yên lặng tốt quá. Nhưng mà lúc đó yên không? Thân thì nghiêm chỉnh, tạm yên đó nhưng cái tâm làm sao? Nếu không phải ngủ gục thì nó hay chạy. Mà chạy là động hay yên. Như vậy Ngài không nói cái chạy lên cõi trời sắc giới, vô sắc giới cũng chưa phải là ngồi yên nữa. Huống nữa là những cái chạy lăng xăng, xóm làng gần gần, cái đó thật là thông thường. Như vậy khi nào thân tâm không động, lúc đó mới gọi là ngồi yên

Rồi một câu kế Ngài liền nói rằng: 

Không có khởi tức là không có xã là dậy trong diệt tận định mà hiện các oai nghi. Đó mới là ngồi yên

Bởi thường các vị tu theo Nhị Thừa, khi nhập Diệt tận định, lúc đó thân thường như chết vậy. Chỉ còn có chút hơi ấm mà không còn hơi thở. Chỉ còn ấm mà không có hơi thở. Thường thường nói không thở thì chết, phải không? Như vậy mà ngồi lặng lẽ như chết, thì gọi đó là nhập diệt tận định. Nhưng ở đây ông nói rằng chưa có xã diệt tận định mà hiện các oai nghi. Ấy mới là ngồi yên. Nếu mà đứng dậy đi, đó là xả Diệt tận định rồi. Các oai nghi là đi, đứng, nằm, ngồi phải không? Bây giờ không xả Diệt tận định làm sao đi, đứng, nằm, ngồi, mọi hoạt động bình thường mà tâm giống như người nhập diệt tận định vậy. Vậy mới gọi là ngồi yên. Chớ còn nhập Diệt tận định mới là yên, mà ngồi yên đó, yên mà như chết, không hoạt động. Cái yên đó không phải là yên thật. 

Bởi vậy cho nên trong nhà Thiền hay là Lục Tổ, Ngài hay nói rằng, nếu thấy có nhập có xuất thì chưa phải là đại định đó phải không? Còn có nhập, còn có xuất tức là còn có động. Bởi vậy nên ở đây nói rằng tâm mình làm sao mà đi, đứng, nằm, ngồi hoạt động mà vẫn lặng lẽ như người ở trong Diệt tận định. Đó mới là thật ngồi yên

Không xả đạo pháp mà hiện việc phàm phu, ấy mới là ngồi yên

Không xã đạo pháp tức là sống đúng với tinh thần đạo pháp, mà làm các việc phàm phu. Đó mới là ngồi yên. Như chuyện gì? Như làm sao? Tôi thí dụ

Thí dụ: như việc phàm phu là việc gì? Việc cuốc rẫy, phải không? Việc làm ruộng. Đó là việc phàm phu chớ gì? Làm ruộng, cuốc rẫy đó là việc phàm phu. Khi làm việc phàm phu như vậy mà tâm hồn mình không rời đạo pháp, đó mới là ngồi yên. Chớ còn làm việc phàm phu rồi tính theo phàm phu. Tính lúa trúng, lúa thất. Rồi tính cái này, tính cái kia. Cuốc đất mà không cuốc đất. Cuốc đất mà nhớ chuyện ở xứ này, xứ nọ... cái đó là chư phải ngồi yên. Cho nên trong khi mình làm những việc phàm phu đó mà tâm mình không rời đạo pháp. Như vậy mới thật là ngồi yên

Tâm không ở trong cũng không ở ngoài, ấy mới là ngồi yên

Thường chúng ta có hai trạng thái. Một là thấy tâm ở trong. Hai là thấy tâm chạy ra ngoài, phải không? Khi nào nó không chạy, lúc đó ở trong hay ở ngoài? Lúc không chạy mấy chú thấy ở trong hay ở ngoài? Thường thường nó không chạy, tâm tôi ở trong đó, nó đang yên ở trong. Còn nếu nó phóng ra thì nói tâm ra ngoài. Nhưng sự thật tâm chạy ra hoặc là tâm trụ ở trong, cái đó nó không thật, phải không? Nó là bóng dáng. Đã là bóng dáng thì đâu có thật. Không thật thì nói gì trong, nó gì ngoài. Còn nếu tâm thật thì nó trùm hết. Nó không ở trong, không ở ngoài. Còn mình sống với cái tâm chạy đó, khi nó chạy ra, thấy ở ngoài. Khi không chạy ra thấy nó ở trong. Đó là sống với cái tâm bóng dáng, không thật. Chừng nào mình thấy được cái tâm thật, không phải trong, không phải ngoài, đó mới thật là ngồi yên

Đối với các kiến (kiến tức là kiến chấp. Kiến chấp của ngoại đạo đó). Không động mà tu 37 phẩm trợ đạo, ấy mới là ngồi yên

Tức là thường thường mình muốn tu theo chánh pháp, mình phải diệt những tà kiến, phải không? Diệt tà kiến thì mới theo chánh pháp. Đây là tà kiến không cần diệt mà vẫn hành được chánh kiến. 37 phẩm trợ đạo đó. Thuộc về chánh kiến. Như vậy mới là ngồi yên. Câu này và cây sau là chỉ cho mình không còn thấy có hai. Không còn thấy đây là tà. Kia là chánh. Như vậy mới thật là ngồi yên. Bởi vậy nên câu kế: 

Không có đoạn phiền não mà vào niết bàn, ấy mới là ngồi yên

Mình còn thấy phiền não nên đoạn. Niết bàn nên chứng. Như vậy vẫn còn thấy có hai. Phiền não không cần đoạn. Niết bàn không cần vào. Bởi vì phiền não, Niết bàn không hai. Bởi thấy không hai đó mới là ngồi yên. Nếu được như vậy mới gọi là được Phật ấn chứng. 

Như vậy đoạn này ý của ông Duy Ma Cật muốn chỉ cho Ngài Xá Lợi Phất cũng như nhiều người khác biết rằng, muốn được yên, thì không phải chỉ cái thân tướng ở chỗ vắng vẻ là yên. Mà chính tâm mình không còn thấy có hai bên, cái đó mới thật là yên. Chớ nếu tâm mình còn thấy hai bên, thì đó chưa phải là ngồi yên

Đó là đoạn thứ nhất. Đoạn kế 

Phật bảo

Đại Mục Kiều Liên, ông đi đến thăm bệnh Duy Ma Cật

Mục Kiều Liên bạch Phật

Thế Tôn! Con không kham đến thăm bệnh ông ấy. Vì cớ sao? Con nhớ lại thuở xưa vào trong đại thành Tỳ Da Ly, ở trong đường hẻm, vì các người cư sĩ nói pháp. Khi ấy ông Duy Ma Cật đến bảo con rằng: 

Vâng! Ông Đại Mục Kiều Liên, vì bạch y cư sĩ nói pháp không phải như nhân giả đã nói. Phàm nói pháp phải ‘nghi?’ pháp mà nói. Pháp khôngchúng sanh vì lìa chúng sanh cấu. (Chữ cấu là một lý luận, chữ cấu là quan trọng). Pháp khôngchúng sanh. Tại sao? Vì nó đã lìa chúng sanh cấu. Pháp không có ngã vì lìa cái ngã cấu. Pháp không có người vì mé trước mé sau dứt. Pháp thường lặng lẽ vì diệt các tướng. Pháp lìa hư tướng vì không có sở duyên. Pháp khôngvăn tự vì ngô ngữ đoạn. Pháp không có thuyết vì lìa giác quán. Pháp khônghình tướng vì như hư không. Pháp khônghý luậncứu cánh không. Pháp khôngngã sở vì lìa ngã sở. Pháp không phân biệt vì lìa các thức. Pháp khôngso sánh vì lìa đối đãi (chữ “tương đối” chớ không phải “tướng đối”). Pháp chẳng thuộc nhân vì không ở duyên. Pháp đồng với pháp tánh vì vào các pháp. Pháp tùy nơi nghi vì không có chỗ tùy. Pháp trụ thật tế vì các bên không động. Pháp không có đến đi vì thường trụ. Pháp thuận với không. Pháp tùy vô tướng. Pháp ứng vô tác

Câu đó như vậy mới rõ. Pháp thuận với không. Nó tùy vô tướng, nó ứng với vô tác. Ứng hợp với vô tác

Pháp lìa đẹp xấu. Pháp không có tăng giảm. Pháp khôngsanh diệt. Pháp không có chỗ trở về. Pháp vượt ra ngoài mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm. Pháp không có cao thấp. Pháp thường trụ chẳng động. Pháp lìa tất cả quán hạnh

Vâng! Đại Mục Kiều Liên, pháp tướng nó như thế. Há có thể nói ư! Phàm người nói pháp không nói không bày. Người nghe pháp kia không nghe không được. Ví như là người huyễn mà nói pháp. Phải dựng lập ý như vậy mà vì nói pháp. Phải rõ chúng sinh, căn cơ chúng sinhlợi độn. Khéo nơi tri kiến không có sự chướng ngại. Dùng tâm đại bitán thán đại thừa. Nhớ đền ơn Phật. Không có dứt tam bảo. Nhiên hậu mới nói pháp. 

Ông Duy Ma Cật khi nói lời ấy, 800 cư sĩ phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác. Con không có cái biện tài này. Thế nên không thể đến thăm bệnh ông được. 

Như vậy đây là trường hợp Ngài Mục Kiều Liên. Ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiều Liên là hai vị thượng thủ ở trong giáo đoàn của Phật. Mở đầu Ngài Xá Lợi Phất đã lui rồi, bây giờ tới Ngài Mục Kiều Liên. Câu chuyện Ngài Xá Lợi Phất dễ hiểu hơn Ngài Mục Kiều Liên, phải không? Ngài Mục Kiều Liên ở trong đường hẻm nói pháp cho cư sĩ nghe, ông Duy Ma Cật mới bảo rằng: 

bạch y cư sĩ mà nói pháp, không phải như nhơn giả nói. Vì bạch y cư sĩ không phải nói kiểu đó đâu. Phải nói làm sao? Phải như pháp mà nói. Như pháp mà nói là làm sao? Tức là thường thì các vị đệ tử của Phật cũng như chúng ta bây giờ nói pháp là đứng trên tướng của pháp mà phân biệt giảng nói. Thành ra nói là nói cái pháp. Còn ông Duy Ma Cật bảo như pháp mà nói, tức là đi thẳng vào pháp tánh mà nói. Chớ không phải nói theo pháp tướng nữa. 

Ví dụ: như mình nói 37 phẩm Trợ Đạo. Rồi mình nói nào Tứ đế, nào Thập Nhị Nhân Duyên... Đó là trên tướng. Còn như pháp tánh mà nói thì thế nào. Pháp tánhpháp khôngchúng sinh. Vì sao? Vì lìa chúng sanh vì không còn cấu nhơ của chúng sanh. Rồi pháp tánh đó không có ngã vì lìa ngã cấu... 

Như vậy đứng về mặt pháp tánh thì nó không có tất cả cái này. Vì sao? Vì nó lìa tất cả cái đó. Hiểu một câu thì mấy câu sau hiểu, phải không? Rồi tới đoạn sau như ông nói rằng Phật tùy nơi như: Tức là pháp tánh, Như là Như Như. Pháp tánhbất sanh bất diệt, bất dao động. Cho nên nó không có chỗ tùy. Nói tùy mà không có chỗ tùy. Pháp trụ thật tế. Pháp tánh chọn nét chân thật cho nên nó không có mé này mé nọ, không động. Cho tới đoạn sau nói rằng, pháp thuận không tùy vô tướng ứng vô tác. Bởi vì pháp tánhkhông tướng nên gọi là thuận không. Mà đã không tướng nên gọi là tùy vô tướng ứng vô tác

Bởi vì pháp tánhkhông tướng nên gọi là thuận không. Mà đã không tướng nên không có tạo tác. Cho nên gọi là vô tác. Bởi vì pháp tánh nên đâu nói đẹp, nói xấu. Mình nói đẹp xấu, nói thêm bớt, nói sanh diệt, là đứng trên pháp tướng mà nói. Pháp tánh không có tất cả cái đó. Bởi vậy ta mới nói rằng pháp tánh vượt ra ngoài cả mắt, tai, mũi, lưỡi, tâm. Tâm tức ý đó. 

Như vậy ở đây câu kết thúc của ông, người nói pháp không nói không bày. Còn người nghe pháp, không nghe không được. Bởi vì pháp tánh, mà pháp tánh làm sao nói được. Mở miệng nói thì trên cái đối đãi. Mà đối đãi là tướng chớ không phải tánh nữa. Cho nên pháp tánh thì không nói, không bày. Còn vì pháp tánh thì lấy gì nghe. Nếu nghe, ngôn ngữ thì cái nghe đó nằm trong đối đãi. Ngôn ngữ thuộc về đối đãi. Vì vậy mà nói người nghe không nghe không được. Như vậy pháp tánh là tự mình khế hợp. Còn nghe pháp tánh là cũng tự mình nhận ra chớ không phải có nói có nghe. Có nói có nghe là không thật. Cho nên câu ông muốn nhắc cho chúng ta biết rõ, ví như người huyễn vì người huyễn nói pháp phải kiến lập ý đó, thì nói pháp mới được. Như vậy người huyễn là gì, người huyễn nói pháp làm sao? Mình nói pháp thì thường thường mình nói đây là cái pháp thiện, đây là cái pháp ác. Thiện thì mình ráng tu. Cái này ác mình ráng bỏ, phải không? Thường chúng ta nói pháp là như vậy. 

Nhưng nếu nói vậy là pháp tướng hay pháp tánh? Đó là pháp tướng. Pháp tướng thì nằm trong sinh diệt. Nếu mình nói như vậy mình đừng thấy đây là thiện thật, đây là ác thật. Mình nói đó mình phải thấy rằng, chuyện giảng dạy của mình bây giờ giống như người huyễn nói pháp cho người huyễn nghe vậy thôi. Người nói cũng là huyễn, người nghe cũng là huyễn, người nghe cũng là huyễn. Thấy như vậy đừng có chấp thật thì mới đúng là tinh thần nói pháp mà mình thấy nói ra là pháp đối đãi, mà đối đãikhông thật, mà mình thấy mình nói thật thì pháp thật đó là đã không đúng tinh thần nói pháp rồi, phải không? Nên ông nhắc lại câu đó. Phải nhớ rõ ràng như vâỵ. Đó là một ý nghĩa thứ nhất. 

Rồi ý nghĩa thứ hai là ông bảo mình nói pháp thì phải biết căn cơ chúng sanh lợi độn. Khéo đối với cái thấy biết không bị chướng ngại. Dùng đại bi tán thán đại thừa rồi để đền ơn Phật, không có dứt tam bảo thì mới nên nói pháp. Đó là ý thứ hai. 

Thường thường mình chưa được tha tâm thông thì làm sao mình biết căn cơ chúng sanh lợi độn mà nói pháp. Bây giờ mấy chú làm sao biết. Bây giờ có người tới mình, họ muốn hỏi đạo. Khi tới mình kêu ngồi đây rồi giảng ào ào một hồi, rồi thôi đi. Như vậy đó được không? Hay phải làm sao? Đó là cái tôi chỉ cho phải biết. Phần nhiều người ta tới, tức là những người có tánh cách như là khao khát tìm hiểu. Tới có khi nào tôi nói, tôi hỏi: “Đạo hữu muốn hỏi cái gì? Đạo hữu tu làm sao? Ở nhà đọc kinh sách gì?” Mình chưa có tha tâm thông thì đâu biết trình độ họ cao thấp. Chính cái họ trình bày cho mình đó. Nói ở nhà đã tu thế này. Hoặc tu thế kia. Hoặc đọc kinh sách nào, thì mình mới biết người đó trình độ tới đâu. Nhân đó mình nói sẽ dễ gần với họ hơn. Chớ mà tới, có nhiều sư mình vì thấy đạo lý hay quá, thích, gặp ai cũng muốn xổ cho họ nghe. Cho nên ở đây bảo, trước phải biết căn cơ họ lợi độn. Rồi kế đó mình phải làm sao? Mình khéo đối với cái thấy biết đừng bị chướng ngạikhởi tâm đại bi đề cao pháp đại thừa

Như vậy là cốt đền ơn Phật, mới đáng là người nói pháp. Nói pháp là cốt đền ơn Phật, chới không phải nói pháp là tỏ mình hay. 

Như vậy đoạn này kết luận lại là Ngài Mục Kiều Liên, Ngài nói pháp cho cư sĩ là đứng về mặt pháp tướng, chia chẻ, phân tích cho họ hiểu. Ông Duy Ma Cật, ông nhìn bằng pháp tánh. Cho nên ông chê nói như vậy không hợp, phải nói nói thẳng nơi pháp tánh. Nhưng mà pháp tánh rốt cùng không có người hay nói và cũng không có người nghe. Đó là cái chỗ chân thật

Bây giờ tới Ngài Đại Ca Diếp

Phật bảo Ngài Ca Diếp

Ông đến thăm bệnh ông Duy Ma Cật

Ngài Ca Diếp bạch Phật rằng: 

Thế Tôn, con không kham đến thăm bệnh ông ấy. Vì cớ sao? Con nhớ lại thuở xưa ở trong xóm nghèo mà đi khất thực. Khi ấy ông Duy Ma Cật đến bảo con rằng: Vâng! Đại Ca Diếplòng từ bi, mà không thể khắp hết. Bỏ nhà giàu có để đi đến những nhà nghèo khất thực. Vì không ăn nên hành khất thực. Vì phá hoại cái hòa hợp tướng nên nhận thức ăn từng nắm, từng muỗng. Vì không thọ nên nhận thức ăn kia. Vì dùng cái tươngr không tụ (không tụ tức là họp lại). Từ cái chỗ không mà vào trong xóm làng. Chỗ thấy có sắc cùng với người mù đồng. Chỗ nghe tiếng cùng với vang đồng. Được ngửi mà không phân biệt các xúc như trí chứng. Biết các pháp như tướng huyễn. Không tự tánh, không tha tánh. Vốn tự xưa không sanh, nay cũng không diệt (Bản tự tất nhiên tức là xưa tự không sanh, nay cũng không diệt). Này Ca Diếp, nếu nay không xả 8 cái tà, vào 8 giải thoát. Dùng tướng tà mà vào cái pháp chánh. Dùng 1 thức ăn mà thí tất cả. Cúng dường chư Phật và các bậc hiền thánh, nhiên hậu mới có thể ăn. Người ăn như thế không có phiền não, không có lìa phiền não. Không có vào định ý, cũng không có khởi định ý. Không trụ thế gian cũng không trụ Niết Bàn. Cái người thí cho họ không có phước lớn, không có phước nhỏ, không có thêm, không có bớt. Ấy mới gọi là chánh vào Phật đạo. Không y nơi hàng Thanh Văn. Ngài Ca Diếp nếu ăn như thế là không uổng của người thí chủ





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58773)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :