Phần 12

09/06/201012:00 SA(Xem: 9902)
Phần 12

KINH DUY MA CẬT GIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Phần 12

Phật bảo Thiện Đức, con ông Trưởng giải: 

( Ông đi đến chỗ ông Duy Ma Cật để thăm bệnh. 

Ông Thiện Đức bạch Phật rằng: 

( Bạch Thế Tôn! Con không kham đến thăm bệnh ông ấy. Vì cớ sao? Con nhớ thuở xưa con tự ở trong nhà ba con mà lập hội đại thí cúng dường tất cả vị Sa môn, Bà la môn và những người ngoại đạo, bần cùng, hạ tiện, cô độc, người ăn xin, đầy đủ 7 ngày. Khi ấy ông Duy Ma Cật đến trong nhà bảo con rằng: 

( Này con ông Trưởng giả, phàm làm đại thí hội thì không phải là việc như ông đã làm. Phải làm cái hội pháp thí, đâu có dùng hội tài thí làm gì. 

Con mới nói: 

( Này cư sĩ, thế nào là là hội pháp thí? 

Ông mới đáp: 

( Hội pháp thí là không trước không sau. Đồng thời cúng dường tất cả chúng sanh. Ấy gọi là hội pháp thí

Con hỏi rằng: 

( Làm thế nào? 

Ông ấy bảo: 

( Do Bồ tátkhởi tâm từ. Do cứu chúng sanhkhởi tâm đại bi. Do gìn giữ chánh phápkhởi tâm hỷ. Do nhiếp trí tuệ mà hành tâm xả. 

Như vậy bốn tâmm: Từ, Bi, Hỷ, Xả. Sở dĩtâm từ là nơi tâm Bồ đề mà khởi lòng từ. Sở dĩ có tâm Bo vì cứu chúng sanhkhởi tâm bi. Sở dĩtâm Hỷgìn giữ chánh pháp nên có tâm hỷ. Sở dĩ có tâm xả vì mình nhiếp được trí tuệ nên có tâm xả. 

Như vậy ai mà xả được là người có trí tuệ. Còn ai mà hỷ được là do nhiếp teì được chánh pháp. Ai có tâm bi là vì muốn cứu chúng sanh. Sai khởi tâm từ vì thấy Bồ đề là giác, quí trọng, cho nên mình muốn đem cái quí trọng an vui cho người, là có tâm từ. Đó là bốn pháp Từ, Bi, Hỷ, Xả rồi. Bây giờ tới gì nữa

Do nhiếp xan tham cho nên khởi Bố thí. Do giáo hóa phạm giới cho nên khởi nhẫn nhục. Do lìa tướng thân tâm cho nên khởi Tinh Tấn. Do tướng Bồ đề cho nên khởi Thiền Ba La Mật. Do Nhất Thiết Trí cho nên khởi Bát Nhã Ba La Mật

Như vậy là Lục Độ. trước là Tứ Vô Lượng Tâm. Đây là Lục Độ. Lục Độ thì mỗi độ đều có căn do. Vì nhiếp kẻ xan tham cho nên mới tu bố thí. Vì bố thí kẻ phạm gới nên mình mới tu trì giới... Như vậy mỗi pháp của lục độ đều trị một bệnh của chúng sanh

Do giáo hóa chúng sanh mà khởi cái không. Do chẳng xả pháp hữu vi mà khởi vô tướng. Do thị hiện thọ sanh mà khởi vô tác 

Đây là không. Vô táctam giải thoát môn đó. Sở dĩtam giải thoát môn là vì mới khởi ra. Rồi do xả pháp hữu vi cho nên mới vô tướng. Do thị hiện độ sanh nên mới khởi vô tác. Như vậy ba cái: Không, vô tướng, vô tác. Hay không, vô tướng, vô nguyện đều là có lý do mà khởi. 

Do hộ trì chánh pháp mà khởi sức phương tiện. Do độ chúng sanh mà khởi Tứ Nhiếp Pháp. Do kính sự (tức là sự kính thờ) tất cả nên khởi trừ pháp mạn. Đối với thân, mạng, tài ba cái đó mà khởi ba pháp kiên cố. Ở trong lục niệm mà khởi pháp Tứ niêmj. Ở trong lục hòa kỉnh mà khởi tâm chánh trực

Như vậy đoạn này nói những pháp tu. Đầu tiên là vì trì chánh pháp khởi lục phương tiện. Dùng phương tiện đó là bỏa hộ chánh pháp. Rồi vì độ chúng sanh mà khởi Tứ Nhiếp Pháp. Phương tiệnTứ Nhiếp Pháp. Rồi do kính thờ tất cả nên mới trừ pháp mạn (tức là ngã mạn đó). Mạn này nói chung là ngã mạn, rồi Tăng thượng mạn... Đủ trong đó hết. Cho nên nói chữ mạn là đủ trong mấy thứ mạn. 

Đối với thân, mạng, tài. Thân mình nè, mạng sống của mình, tiền của của mình mà khởi ba pháp kiên cố. Quí vị biết ba pháp kiên cố đó là ba pháp gì không? Một là pháp thân. Hai là huệ mạng. Ba là công đức, pháp tài. Gọi là ba pháp kiên cố đó. Thay vì mình cũng ba pháp là thân, mạng, tài. Thân này thì vô thươngf. Mạng này là tạm bợ. Tài sảnvô thường, phải không? Như vâỵ ba cái là tạm bợ vô thường. Đổi lại ba pháp kiên cốpháp thân, là bất sanh bất diệt. Trí tuệ là mạng, thì mạng đó không có bị sinh diệt. Rồi tài là công đức pháp tài. Ba cái đó là ba pháp kiên cố đó. 

Ở trong lục niệm mà khởi niệm tư pháp, khởi pháp tư niệm. Lục niệm, quí vị biết lục niệm là cái gì không? Một là niệm Phật. Hai là niệm Pháp. Ba là niệm Tăng. Bốn là niệm Thiên. Năm là niệm giới. Sáu là niệm thí, đó là lục niệm, ở trong lục niệm. Như vâỵ trong lục niệm đó khởi ra pháp tư niệm. Đó là để chỉ cho trong những pháp của Phật mà mình có khởi pháp riêng. 

Ở trong lục hòa kỉnh thì dư biết phải không? Khởi tâm chánh trực. Hiện tại mà mình trừ dẹp hoặc tăng trưởng những pháp tu của mình. 

Do chánh hành thiện pháp mà khởi tịnh mạng. Do tâm thanh tịnh hoan hỷ mà khởi gần bậc hiền thánh. Do chẳng có ghét người ác mà khởi tâm điều phục. Do pháp xuất gia mà khởi thâm tâm. Do như nói mà thực hành cho nên khởi đa văn. Do không thấy pháp vô tránh mà khởi ở chỗ vắng vẻ. Do thú hướng Phật huệ mà khởi ở chỗ yên tịnh. Do giải các trói buộc cho chúng sanh, mà khởi chỗ tu hành. Do đầy đủ các tướng hảotrang nghiêm cõi Phật thanh tịnh mà khởi nghiệp phước đức

Như vậy đay là những lý do để nói lên công hạnh tu của mình. trước hết vì các chánh hạnh, thiện pháp. Tức là mình tu hành đúng như pháp lành của Phật dạy cho nên mình tịnh mạng. Tịnh mạng tức là mạng sống thanh tịnh. Thay vì tịnh mạng thì ngược lại là tà mạng. Tà mạng thì trong kinh đã nói rõ rồi. 

tịnh tâm hoan hỷ, tức là tâm thanh tịnh vui vẻ, cho nên khởi thân cận hiền thánh. Mình muốn tâm được thanh tịnh, mình muốn được sự hoan hỷ thì gần bậc hiền thánh thì tâm dễ thanh tịnh, tâm dễ hoan hỷ

Vì không ghét người ác nên khởi tâm điều phục. Khởi cái điều phục tâm. Quí vị thấy người dễ thương mà ít thương. Người ác ghét mà không ghét đó dễ không? Dễ hay khó? Sao mà khó. Họ đáng ghét mình đừng ghét họ thì thôi, phải không? Như vậy vì chẳng ghét người ác mà khởi cái điều phục tâm. Bởi vì nếu không điều phục, thấy người ác thì sao? Ghét. Cho nên muốn đừng ghét người ác, khéo điều phục tâm mình đừng cho nó có những cái ganh ghét hay bực bội 

Do pháp xuất gia mà khởi thâm tâm. Thâm tâm bữa hổm nói đó. Thâm tâm là sao? Trước hết là trực tâm hay là thâm tâm. Trực tâm rồi mới tới thâm tâm. Thâm tâm tức là hành những pháp của Phật. Gọi nó là thâm tâm. Như vậy là do mình muốn xuất gia cho nên phải hành những pháp Phật dạy luôn luôn không quên. 

Do như nói mà hành khởi đa văn. Điều này quí vị thấy dễ hiểu không? Chúng ta có cái bệnh học nhiều mà quên tu, phải không? Còn có người ham tu mà không chịu học. Đó đều là hai cái cực đoạn hết. Ở đây vì mình muốn nghe nói. Nói được là làm được. Cho nên mới học nhiều. Mình học nhiều là vì mình học tới đâu mình tu tới đó. Chớ không phải học để mà nói. Cho nên do mình muốn như nói mà hành thì phải đa văn. Có nghe rồi mình mới hiểu. Hiểu rồi mình mới hành. Nói được thì hành được. Cái học đó mới đúng là cái học của đạo. Chonên phải do như nói mà hành mới khởi đa văn. Do pháp vô tránh mà khởi ở chỗ vắng vẻ. Vô tránh là không cãi. Vì mình không muốn cãi với thiên hạ cho nên ở chỗ vắng vẻ. 

Vì muốn thú hươngs về Phật huệ nên khởi ra yên tọa. Ngồi thiền đó. Ngồi thiền là hướng về Phật huệ. Trí huệ của Phật. Không cho những niệm thế gian chen lấn. Cho nên mình ngồi yên cho trí huệ Phật phát hiện. 

Vì cởi những trói buộc của chúng sanh cho nên khởi tu hành. như vậy minh tu hành cốt là để cỏi những trói buộc cho chúng sanh. Chớ không phải là tu cho mình. 

Do muốn cho đầy đủ các tướng tốt và trang nghiêm cõi Phật cho nên mình mới tu những nghiệp phước đức. Những nghiệp phước đức, những điều lành, điều tốt mình làm cho người thì đó gọi là nghiệp phước đức. Làm những điều lành điều tốt đó có hai ý nghĩa. Yï nghĩa thứ nhất là trang nghiêm 32 tướng tốt cho mình. Ý nghíathư hai là trang nghiêm cõi thanh tịnh của Phật. Phật đó là Phật của mình chứ không phải Phật của ai. Mai kia mình thành Phật có 32 tướng tốt rồi có cõi thanh tịnh luôn phải không? Chớ lỡ thành Phật có 32 tướng tốt mà ở trong nhà tranh, chung quanh hôi hám quá, chắc không được phải không? Cho nên tướng tốt, đủ tướng tồi thì phải có cõi thanh tịnh theo đó. Vì vậy làm những công đức đó là để trang nghiêm cho thân thanh tịnh, cõi Phật thanh tịnh. Vậy quí vị có chán làm phước đức không? Nếu chán làm phước đứcchán đời sau mình đẹp. Chán chỗ ở mình trang nghiêm. Vậy quí cị muón sau thân đẹp và chỗ ở trang nghiêm thì đối với phước đức làm sao? Làm không có biét mỏi mệt. Như vậy thì khả dĩ. Chớ còn bây giờ cứ thấy chuyện gì, làm chuyện gì tốt thì xô cho người ta làm. Rồi mai mốt lỡ sinh ra xấu quá đi thì chừng đó tủi thân, tủi phận. Chừng đó không biết than thở với ai. 

Vì biết tất cả tâm niệm chúng sanh như, nên nói những pháp gì thì liền khởi nghiệp trí 

Vì mình muốn cho mình biết được tâm niệm chúng sanh. Biết nên nói pháp gì cho họ nghe. Vì vậy mà mình khởi cái nghiệp trí

Vì biết tất cả pháp không thủ, không xả để vào môn nhất tướng mà không khởi ra nghiệp huệ. 

Đây chia ra nghiệp trí, nghiệp huệ. 

Vì đoạn tất cả phiền não, tất cả chướng ngại, tất cả pháp bất thiện mà khởi ra tất cả nghiệp thiện. Do được nhất thiết trí huệ, nhất thiết thiện pháp, khởi tất cả các pháp trợ Phật đạo

Như vậy để thấy rằng tất cả vị Bồ táthành đạo thì chúng ta thấy rõ ràng. Đây là đoạn chót nói rằng vì muốn biết tất cả tâm chúng sanh để nên nói pháp gì độ họ thì mình nói. Bởi vậy mình mới tu nghiệp trí, để tìm hiểu, để tu hành, để thấu suốt được những gì Phật dạy. Biết được tâm niệm của họ để mình giáo hóa họ. Biết tất cả pháp không thủ, không xả vào môn đệ nhất tướng. Đó là mình khởi ra được gì? Tuệ rồi tới sau chót là đoạn tất cả phiền não, tâts cả chướng ngại, tất cả pháp bất thiện mà khởi tất cả nghiệp thiện. Nhất thiết trí tuệ nè. Nhất thiết thiện pháp nè. Khởi tất cả pháp trợ đạo được như ý. Như vậy đây là cái hội thí mà ở trên Ngài Thiện Đức hỏi ông Duy Ma Cật

Như thế này thiện nam tử. Cái hôi pháp thí là như thế. Nếu Bồ Tát trụ nơi hội pháp thí nào là đại thí chủ, cũng là phước điền của tất cả thế gian

Ông tán thán nếu ai trụ được hội pháp thí này đó là đại thí chủ, đó là phước điền của tất cả thế gian

Bạch Thế Tôn! Ông Duy Ma Cật khi nói pháp này thì trong chúng Bà La Môn 200 người đều phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác. Con khi ấy tâm được thanh tịnh, tán thán chưa từng có. Cúi đầu đảnh lễ dưới chân ông Duy Ma Cật. Liền cởi xâu chuỗi anh lạc giá trị trăm ngàn để dâng lên cho Ngài mà Ngài không nhận. Con nói rằng: 

( Này cư sĩ, mong Ngài nhận cho. Tùy ý mà Ngài dân, tùy ý mà Ngài cho. 

Ông Duy Ma cật mới nhận chuỗi anh lạc. Phân làm hai phần. Một phần thí cho người ăn mày thấp nhất ở trong hội. Còn một phần dâng cho đức Phật Nan Thắng. Tất cả chúng hội đều thấy cõi Phật sáng suốt. Cõi Phật Nan Thắng rất sáng suốt. Lại thấy xâu chuỗi anh lạc ở chỗ Phật kia nó biến thành bốn cây cột trụ của bảo đài (bốn trụ của bảo đài mình cũng không biết làm sao, mà nói có bốn trụ). Bốn phía trang nghiêm không có gì chướng ngại, không có gì che lấp được. 

Như vậy khi dâng xâu chuỗi lên Phật Nan Thắng thì toàn chúng trong hội nhìn thấy cõi Phật Nan Thắng rất là sáng suốt. Lại thấy phân nữa xâu chuỗi đó biến thành bốn cây cột trụ của đài báu. Rồi 4 phía đều đẹp đẽ, không gì che ngại hết. 

Khi đó ông Duy Ma Cật hiện thần biến rồi lại nói rằng: 

( Nếu vị thí chủtâm bình đẳng thí cho người ăn mày thấp nhất cũng như là tướng phước điền của Phật không có phân biệt, bình đẳng đại bi, không cầu quả báu, ấy gọi là đầy đủ pháp thí

Trong thành người ăn mày thấp nhất thấy được thần lực này rồi, nghe lời ní kia, liền phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác. Cho nên con không kham đến thăm bệnh ông. 

Như vậy quý vị mới thấy hai cái lối thí. Ở trước ông Duy Ma Cật giảng trạch cho ông cư sĩ này biết (hay ông Thiện Đức biết), bố thí tài không bằng bố thí pháp, phải không? Cho nên ông không bằng hội pháp thí. rồi tới cuối cùng ông kết thúc, bố thí bình đẳng mới gọi là hội pháp thí

Bình đẳng là sao? Là dù cho Phật đầy đủ muôn lượng công đức, kẻ ăn mày thấp nhất trong hội đó. Trên là Phật, dước là kẻ ăn mày thấp nhất mà mình thấy như nhau. Một xâu chuỗi anh lạc chia hai. Bình đẳng không? Bồ Tát như vậy mà khong một niệm cầu phước cho mình. đó mới là hội pháp thí. Gọi là đầy đủ pháp thí. Pháp thí như vậy mới là đầy đủ. 

Như vậy chúng ta xét lại mình coi, hội pháp thí mà đầy đủ như trước đó thì mình khó làm phải không? Nhiều quá. Hội pháp thí sau chót này dễ quá! Giả sử bây giờ mình có một nải chuối sửa soạn đem cúng Phật. Có người ăn mày đói tới xin, mình cầm nải chuối đem đi cúng Phật, mình dám chia họ phân nữa không? Dám không? Bao nhiêu đó thì quí vị kiểm. Mình thấy họ đói thì mặc họ, chớ nhất định cúng Phật thôi phải không? Chứ không bao giờ nói đây anh đói quá, tôi chia anh nữa nải, còn nữa nải tôi cúng Phật. Còn nữa nải kia cũng vẫn cung kính chia cho họ chứ không phải khinh. Như cung kính đem dâng cho Phật vậy. làm bao nhiêu đó quí vị thấy dễ làm hay khó. Sao vậy? Đâu phải có chuỗi anh lạc mới khó. Chỉ cần một nải chuỗi thôi mà mình được cái tâm như vậy đó thì cũng gọi là hội pháp thí vậy. 

Nhưng chúng ta có cái khổ là kính thì kính, người nào thường thì khinh, phải không? Kính thì kính quá, khinh cũng khinh quá. Cho nên cái gì mình dành cho người mình cung kính đó, mà gặp kẻ mình khinh tới xin là mình bực bội liền, phải không? Chẵng những không cho mà còn rầy nữa chứ. Đừng có xin cái này tội chết à! Để cho tôi cũng Phật, phải không? Vì mình nghĩ cái đó là tội. Chứ thật ra mình được cái tâm bình đẳng mà cho như vậy. Ở đây Ngài Duy Ma Cật gọi là cụ túc pháp thí. Đó là đầy đủ pháp thí

Như vậy đoạn này chúng ta thấy có một là tài thí. tài thí là một cái hội bố thí tài sản 7 ngày. Đó là phước rồi. Nhưng phước đó là phước thế gian thôi, không bằng cái phước pháp thí. Cho nên Ngài mới dẫn bao nhiêu pháp để dạy ở đây. Đem những pháp đó ứng dụng bố thí cho người thì gọi đó là hội pháp thí. nhưng kết thúc lại, với một hình ảnh một xâu chuỗi, phân nữa cúng Phật, phân nữa cúng người hạ tiện. Bần cùng hạ tiện nhất trong đám đó. Đó mới là đầy đủ pháp thí. cuối cùng cái thí bình đẳng là trên hết. Vậy mình phải hiểu cả ba cả ba trường hợp thí. Đó là nói cho thấy rõ những câu chuyện. Bây giờ tới kết thúc

Như thế các vị Bồ Tát mỗi mỗi đều hướng về Phật để nói cái duyên xưa kia và khen ngợi ông Duy Ma Cật, lời nói ông Duy Ma Cật. Đều nói rằng chúng con không kham đến thăm bệnh ông ấy. 

Các vị Bồ tát cũng rút lui luôn. Trước thì đệ tử Thanh Văn rút lui không dám đi thăm. Bây giờ chỉ có ai cừ khôi mới dám đi thăm. 

Tới phẩm Văn Thù Vấn Cật. Tức là đến phiên Ngài Văn Thù đi hỏi thăm bệnh. 

Khi ấy Phật bảo Ngài Văn Thù Sư Lợi

( Ông đi đến thăm bệnh ông Duy Ma Cật

Ngài Văn Thù Sư Lợi bạch Phật rằng: 

( Bạch Thế Tôn! Bậc Thượng Nhân kia khó mà đối đáp được vì đã thâm đạt được thật tướng. Khéo nói pháp yếu. Biện tài không chướng ngại. Trí huệ cũng không ngại. Tất cả các phương thức của Bồ Tất thảy đều biết hết (phương thức tức là phương tiện. Hình thức gì của Bồ Tát Ngài cũng thông hết. Nên gọi là phương thức). Những bí tàng của chư PHật không chỗ nào mà chẳng nhập (vô bất đắc nhập đó, là thảy đều được nhập). Hàng phục các chúng ma và được thần thông du hí. Tối huệ phương tiện phương tiện kia đều đã được độ. Tuy nhiên con xin vâng thánh chỉ của Phật mà đến thăm bệnh ông. 

Trước khi nhận lời, tán thán ông Duy Ma Cật. Chúng ta thấy đối với thật tướng của các pháp thì ông đã thâm nhập. Ông lại khéo giảng pháp yếu cho người ta. Ôg có đủ biện tài không chướng ngại. Đủ trí tuệ không gì ngăn trở. Tất cả những phương thức của Bồ tát đều thông suốt kho bí mật của Phật ông cũng được vào. hàng phục tất cả ma. Được thần thông du hí. Được trí tuệ phương tiện... Như cậy ông đa ccược đầy đủ tát cả cái đó rồi thì thật là đáng nể đáng kính. Nhưng tuy vậy con xin vâng lời PHật con tới thăm. Ngài Văn Thù không thăm nữa thì biết ai thăm. Cho nên tới đây thì Văn Thù phải đi. 

Khi đó ở tỏng chúng hội các vị Bồ Tát và cac vị Đại đệ tử Thích Đề Hoàng Nhân tức là trời Đế Thích, Phạm Thiên, Tứ Thiên Vương đều khởi nghĩ thế này: Nay hai vị đại sĩVăn Thù Sư LợiDuy Ma Cật cùng luận bàn với nhau, ắt là nói cai diệu pháp

Liền khi ấy 8.000 vị Bồ Tát, 500 vị Thanh Văn, trăm ngàn vị thiên nhân đều mới đi theo. Khi ấy Ngài Văn Thù Sơ Lợi cùng các Bồ Tát, các vị Đại đệ tửchư Thiên nhân cung kính đi nhiễu để vào đại thành Tỳ Xá Ly

Giống hệt mình bây giờ phải không? Khi có hai vị nào có uy tín, có tiếng tắm tới đàm luận với nhau, quí vị có muốn đi nghe không? Rủ nhau đi nghe bửa nay luận bàn cái gì. Như vậy kể số người đi, rồi mình nhìn lại cái thất ông Duy Ma Cật. Thất ông cao lắm khoảng này là cùng. Khoảng này mình chưa bao nhiêu người? 200 người là cứng rồi. Thất ông bao nhiêu mà chứa 8.000 vị Bồ Tát. Rồi 500 vị Thanh Văn. Rồi trăm ngàn vị Thiên Nhân nữa, không biết bao nhiêu mà tính. Vậy đó mà đều dung hết. Đó là điều đặc biệt. Đó là cái giai đoạn đầu Ngài Văn Thù mới nhận lời đi thăm. Tới giai đoạn kế ông Duy Ma Cật ngồi trong thất mới suy nghĩ

Khi ấy ông Trưởng giả Duy Ma Cật tâm khởi nghĩ, nay Văn Thù Sư Lợi cùng với đại chúng đồng đến. Liền dùng thần lực làm rỗng không trong thất của ông. Dẹp hết đồ đạt (sở hữu tức là đồ đạt) và các thị giả. Chỉ để giường bệnh mà nằm. 

Chỗ này nói có cái lý. Lý rằng cái thất của ông cũng chỉ cho cái tâm của tất cả chúng sanh hay là của chư Bồ Tát. Nghĩa là tâm đó muốn đầy đủ tuệ giác thì phải dẹp tất cả. Dẹp hết thì mới được tuệ giác. Cũng như thất của ông muốn cho trống rỗng để cho dung chứa được bao nhiêu người đó, thì ông phải dẹp tất cả. Đó là cái lý sẽ nói ở đây. 

Ngài Văn Thù Sư Lợi đã vào trong cái nhà kia thấy thất trống rỗng không có vật gì, riêng chỉ có một cái giường nằm. Khi ấy ông Duy Ma Cật mới nói: 

( Lành thay! Văn Thù Sư Lợi! Cái tướng không đến mà đến. Cái tướng không thấy mà thấy (gặp nhau chào một một câu nghe tẻ lạnh làm sao). 

Ngài Văn Thù liền đáp: 

( Như thế cư sĩ! Nếu đến đã lại chẳng đếng. Nếu đi đã lại chẳng đi. Vì cớ sao? Đế đó không chỗ mà đến. Đi đó không có chỗ mà đi. Còn cái đã thấy lại không có chỗ để thấy. 

Như vậy mở màn hai ông nói chuyện nghe thấy trên trời xanh không, phải không? Ông này ông vào không có mừng rỡ gì hết mà chào bằng một câu rằng: Cái tướng chẳng đến mà đến. Cái tướng chẳng thấy mà thấy. Tại sao tướng chẳng thấy mà thấy. Tại sao tướng chẳng đến mà đến? Cái này học trong Trung Quán chắc dễ nhớ rồi. Bởi vì nó không có cái đến thật, không có cái đi thật. Không có đến thật, không có đi thật, nhưng có giả tướng đến giả tướng đi hay không? Như vậy không đến mà đến, đó là cái tướng thật thì không đến nhưng cái giả tướng thì có đến. Tướng thật không thấy giả tướng thì có thấy. Chính vì vậy mà Ngài Văn Thù mới đáp lại rằng, như thế đúng như cư sĩ nói. Nếu cái đến đã thì không lại không đến, đến rồi thì lại không đến. Còn nếu cái đi rồi thì lại không đi. Cái này trong kia đã nói rồi vì cớ sao? Vì người đến thì không có từ đâu đến. Người đi thì không đi về đâu. Như vậy cái đến và cái đi, đã thì không còn đến đã thì không còn đi. Đến rồi gọi là đã phải không? Vì vậy tìm cái đến cái đi thật không có. Bây giờ đã thấy lại không thấy. Cho nên nói rằng tướng thấy thì không thấy. 

Như vậy hai ông gặp nhau nói chuyện mừng rỡ hay nói cái gì. Chào hỏi bằng một cách, mở màn bằng một lối đến mà không thật đến. Đi không thật đi. Thấy không thật thấy. Như mình gặp chào anh mới đến, phải không? Chào anh mới đến là tướng đến. Nhưng mà đến thì không có thực đến. Nếu nói thật có đeén thì phàm phu rồi. Cho nên Bồ Tát thấy có đến mà không thật đến. Có đi mà không thật đi. Gặp nhau là thấy, mà thấy cũng không thật thấy. Đó là tinh thần của Bồ Tát. Ngang đây hai ông lý sự một chút rồi trở lại thực tế





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58773)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :