BÁT NHÃ TÂM KINH
HT. Thích Tuyên Hoá Lược Giảng
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Hằng Đạt
"Thọ tưởng hành thức diệt phục như thị. Xá Lợi tử ! Thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt bất cấu bất tịnh bất tăng bất giảm, (thọ tưởng hành thức cũng là như thế. Xá Lợi Tử, các pháp đều không tướng, không sanh, không diệt, không cấu không tịnh, không tăng, không giảm).
"Thọ tưởng
hành thức như không sắc
Tái hồ Xá Lợi nhữ
đế thính
Thị chư pháp không
tướng vô tánh
Bất sanh bất diệt
tịch nhiên thông
Bất cấu bất tịnh
ly nhiễm ô
Bất tăng bất giảm
ngộ huyễn trung
Thâm nhiên tịch
cực siêu tạo hóa
Đốn giác ngã pháp
bổn viên dung.
dịch:
Thọ tưởng hành
thức như không sắc
Lại nữa Xá Lợi nên
lắng nghe kỹ
Các pháp đều không
tướng vô tánh
Không sanh không
diệt, thông tịch nhiên
Không nhơ không
sạch xa nhiễm ô
Không tăng không
giảm ngộ trong huyền
Thâm sâu cực tĩnh
vượt tạo hóa
Đốn giác ngã pháp
vốn viên dung."
Bên trên giảng sắc
không khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc. Sắc
này có nhiều loại sắc pháp, nhưng tổng quát không ngoài ba loại, tức là khả đối
khả kiến sắc, khả đối bất khả kiến sắc, bất khả bất đối kiến sắc.
Sao gọi là khả đối
khả kiến sắc ? Khả đối tức là có thể đối mặt. Khả kiến tức là có thể thấy. Khả
đối bất khả kiến sắc là có thể đối đãi, nhưng không thể nhìn thấy. Lại bất khả
đối bất khả kiến sắc là chư vị có đối đãi cũng không có đối đãi, thấy cũng
không thể thấy sắc. Loại sắc này xuất phát từ đâu ? Do phân biệt từ cảnh giới
sáu trần như hình sắc, âm thanh, hương vị, xúc chạm, pháp.
Sao gọi là khả đối
khả kiến sắc ? Thí như nhân, ngã, tha, chúng sanh, núi non, sông hồ, đất đai...
vạn tượng bao la, đều có hình sắc, có sắc tướng, có hình chất nên có thể thấy.
Do đó đều gọi là khả kiến khả đối sắc (có thể thấy, sắc có thể đối đãi), tức
chung quy nơi sắc pháp.
Lại nữa, chung quy
nơi sắc pháp mà khả đối bất khả kiến (sắc có thể đối đãi mà không thể thấy).
Đối là có thể đối đãi, nhưng chư vị không thể nhìn thấy, chỉ có thể nghe thôi.
Tại sao ? Nay nói về âm thanh, hương thơm, mùi vị, xúc chạm. Đối với thanh
trần, tức âm thanh mà chư vị có thể nghe. A ! Âm thanh hoặc hay hoặc dở, chư vị
có thể đối trước với nó mà sanh tâm thức phân biệt, nhưng không thể thấy được
âm thanh. Hãy nói, âm thanh là sắc gì, là màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng
? Nó không có hình sắc. Âm thanh này hình dáng ra sao, hình tròn, hình tam
giác, hình dài ?
Mũi ngữi mùi
hương, đó là hương trần.
Vị, tức là mùi vị
ngon bổ. Chúng là gì ?
Xúc, thân thể nhờ
mặc y phục nên được ấm áp, trơn trụi. Khi rờ vào da thì tự nhiên cảm giác được
an lạc thích thú. Xúc trần này như thế nào ? Không thể thấy được, nên gọi là có
thể cảm nhận mà không thể thấy được sắc trần. Nơi năm trần sắc thanh hương vị
xúc pháp, hoặc đã có trải qua hay chưa trải qua, nơi ý thức đã từng gieo ảnh
tử. Ví như khi thấy hình sắc thì ý thức liền biết. A ! Tôi thấy màu đỏ, lại
thấy màu vàng, màu xanh lá cây. Những màu sắc này, khi vừa thấy qua nhưng ảnh
tử (hình ảnh) vẫn còn nằm trong ý thức. Ảnh tử này, chư vị nói có hay không ?
Nhớ lại những cảnh trong thời quá khứ, vậy ảnh tử có thật không ? Những cảnh
giới này gọi là ảnh tử (hình ảnh) của năm trần. Sắc trần, thanh trần, hương trần,
vị trần, xúc trần cũng là như thế. Tuy đã xảy ra trong đời quá khứ nhưng trong
ý thức vẫn còn lưu lại ảnh tử (hình ảnh). Đó là pháp trần, cũng là sắc không
thể nhận diện, không thể thấy được. Không thể nhận diện, nghĩa là chư vị đã gặp
trong thời quá khứ, nay không còn nữa, lại không thể thấy. Vậy chư vị nói nó
không có à ? Giống như khi khắc xong bản gỗ thì nó còn tồn tại mãi mãi, nhưng
chư vị không có cách gì để thấy, để nghe, để tìm kiếm tướng mạo chân chánh được
cả. Vì vậy, gọi là ảnh tử (hình ảnh) của năm trần lạc vào ý thức thứ sáu, nên
nói là sắc không thể đối nhận, không thể thấy. Sắc là như thế, còn thọ tưởng
hành thức cũng giống vậy.
Tưởng không khác
không, không chẳng khác tưởng, tưởng tức là không, không tức là tưởng. Thọ
không khác không, không chẳng khác thọ, thọ tức là không, không tức là thọ.
Hành chẳng khác không, không chẳng khác hành, hành tức là không, không tức là
hành. Thức chẳng khác không, không chẳng khác thức, thức tức là không, không
tức là thức. Vì vậy bảo rằng 'diệc phục như thị (cũng đều như thế)', tức là
cũng giống như sắc và không. Do đó, thọ tưởng hành thức cũng đồng dạng.
"Thọ tưởng hành
thức như không sắc".
Thọ tưởng hành
thức đã được giảng qua nhiều lần rồi. Chúng là gì, từ đâu đến, rồi đi về đâu ?
Chúng ta phải biết bản thể của thọ tưởng hành thức, hiểu rõ tác dụng của chúng,
rồi mới hàng phục chúng. Nay tôi sẽ dùng đạo lý thô thiển đơn sơ để giảng về
chúng.
Sao gọi là sắc ?
Đó là sắc thân của chúng ta. Chung quy là sắc pháp, nên gọi là sắc thân. Tuy
sắc thân này có hình tướng, nhưng nếu nghiên cứu thấu đáo thì bản thể của nó
vẫn là không. Tại sao nói như thế ? tôi đã giảng qua nhiều lần ở phần trước
rồi. Thân thể này do bốn đại, đất nước gió lửa hợp thành một công ty hữu hạn.
Đất là duyên cứng rắn. Nước là duyên ẩm ướt. Gió là duyên diêu động. Lửa là
duyên nóng. Do bốn đại này hợp duyên lại thành thân thể, có hình sắc. Khi nhân
duyên bốn đại này phân khai, ly tán thì đại nào trở về đại đó, nhưng chung cuộc
đều là không. Do thế, bảo rằng sắc không khác không, không chẳng khác sắc. Sắc
chẳng khác không, tức là chân không. Không chẳng khác sắc tức là diệu hữu. Chân
không cũng là diệu hữu, diệu hữu cũng là chân không. Không thể bỏ chân không, hướng
ngoại tìm cầu diệu hữu, cũng không thể bỏ diệu hữu mà xuất hiện chân không. Đó
là từ khi trời đất chưa khai mở, trước khi được cha mẹ sanh ra, là bản lai diện
mục mà mình đồng với chư Phật không khác.
Do bốn đại hòa hợp
mà thành sắc thân, có hình sắc có thể thấy, hưởng thọ sung sướng. Có ba loại
thọ cũng là ba loại khổ. Chúng là gì ? Tức là khổ thọ, lạc thọ, và không khổ,
không lạc thọ.
Tôi có một đệ tử.
Hắn cảm giác mọi việc đều khổ; nói năng cũng khổ; muốn ăn này nọ cũng khổ;
nhưng làm việc sinh sống thì không khổ, vui vẻ làm việc. Tuy nhiên, trên gian
rất ít công việc an nhàn. Công việc an nhàn cũng là quả khổ. Thọ lạc tức thọ
vui thú, hưởng thọ. Thích có xe hơi, nhưng sau khi mua xe rồi thì lại muốn mua
máy bay. Có máy bay rồi thì muốn mua thêm tàu để chạy ra biển du ngoạn. Có tàu
rồi lại muốn ngồi trên phi thuyền hỏa tốc để du hành lên cung trăng.
Không khổ không
lạc.
Không sai ! Một
đời làm ăn buôn bán, không có lời, không được lợi tức mà cũng không thua lỗ.
Vốn có năm mươi ngàn, làm bao năm rồi vẫn còn năm mươi ngàn. Đó gọi là không
khổ không an lạc, nhưng rất mất mát.
Nghĩ đến nghĩ lui,
khởi những vọng tưởng này, khiến tóc đều bạc hết. Khi leo lên giường thì suy
nghĩ trăm ngàn kế. Sáng sớm thức dậy, chưa kịp trở mình mà đã tính toán bao
việc. Đấy là những giấc mộng thực đẹp !
Hành tức là thực
hành. Thực hành gì ? Thực hành theo những vọng tưởng của chư vị. Thân thể của
chư vị tức là sắc uẩn. Có sắc uẩn này nên có tư tưởng hưởng thọ. Muốn hưởng thọ
cũng là khởi vọng tưởng. Muốn hưởng thọ thì phải làm để đạt đến mục đích; làm
rồi mới sinh ra ít nhiều trí huệ. Thức là một loại thông minh nhỏ, chỉ bằng một
cọng tóc trên đầu thôi. Trí huệ nhỏ trụ nơi lầu trí huệ nhỏ, làm những việc
tiểu trí huệ. Trí huệ nhỏ này tại lầu nho nhỏ có thể phát triển được không ?
Không thể được. Tại lầu nhỏ, công ty nhỏ, không thể làm sự nghiệp lớn được. Thế
nên, chư vị phải có trí huệ thì mới giúp đỡ chính mình thực hành những kế hoạch
đã vạch sẵn. Thực hành được thì sẽ đạt được như ý, rồi sau đó hưởng thọ, khiến
thân thể sung sướng đầy đủ. Sau khi thân thể hưởng thọ như ý muốn, chỉ trong
năm phút thì huyết quản liền đứt mà chết vì hưởng thọ quá độ. Hưởng thọ này
không bền lâu. Đây thuộc về năm uẩn. Năm uẩn này hòa hợp thành một công ty.
Công ty này mở rồi đóng, đóng rồi mở, không ngừng nghĩ.
Bên trên, giảng về
ba loại sắc, tức là sắc có thể đối có thể thấy, sắc có thể đối không thể thấy,
sắc không thể đối không thể thấy. Đó là mười một loại sắc pháp. Tại sao thế ?
năm căn, mắt tai mũi lưỡi thân ý, lại thêm sáu trần sắc, thanh hương vị xúc
pháp. Năm căn đối với sáu trần sanh ra mười một loại sắc pháp. Mười một loại này
cũng được phân tách từ ba loại sắc ở bên trên, tức là sắc có thể đối có thể
thấy, sắc có thể đối không thể thấy, sắc không thể đối không thể thấy.
Có thể đối có thể
thấy, tôi đã giảng ở phần trên rồi, tức là tất cả vật có hình tướng, hiển lộ
hình sắc trước mắt chư vị. Có thể đối không thể thấy tức là bốn loại âm thanh,
mùi hương, mùi vị, xúc chạm. Âm thanh có thể nghe nhưng không thể thấy. Hương
vị xúc cũng như thế, chỉ có cảm giác mà không thể thấy. Không thể đối không thể
thấy tức là pháp trần, cũng chung quy nơi sắc pháp. Sắc pháp này không thể thấy
được, cũng không thể cảm giác được, nhưng trong ý niệm lại biết đến. Sao gọi là
sắc pháp ? Vì nó là ảnh tử của năm trần lưu lại trong tâm thức. Loại ảnh trần
này cũng thuộc về sắc pháp. Đó là một loại sắc trong ý thức. Bên trên đã nói
sắc tức là không. Thọ tưởng hành thức cũng đều không, cũng lại đồng dạng với
sắc trần. Sắc trần từ đâu đến ? Sắc trần đối với sáu căn sanh ra sáu thức, nên
biến thành sắc trần.
"Tái hồ Xá
Lợi nhữ đế thính, (lại này Xá Lợi, nên nghe kỹ)".
Đức Phật lại bảo
ngài Xá Lợi Phất rằng hãy nên chú ý lắng nghe cho kỹ.
"Thị chư pháp
không tướng vô tánh, (các pháp vốn không tướng vô tánh)".
Tánh của sáu căn,
thấy, nghe, ngữi, nếm, giác, tri vốn là không. Sắc do tánh mà hiển. Sắc cũng là
không. Chẳng thể bỏ rời sắc mà giữ được không. Bàn về sắc và kiến tánh, chư vị
bảo rằng sắc có trước hay kiến tánh có trước ? Nếu nói sắc có trước thì chưa
thấy gì mà sao lại hiển xuất ra sắc? Nếu nói đầu tiên có kiến tánh, thì khi
không có sắc có thể đối thì kiến tánh (thấy tánh) chỗ nào ? Không có sắc mà chư
vị kiến tánh (thấy tánh) thì không ích lợi gì. Thế nên phải thấy tánh vốn là
không. Sắc cũng là không.
Tất cả năm uẩn
pháp, sắc, thọ tưởng hành thức đều là tổng hợp các pháp, tức là mười một loại
sắc pháp, tám tâm pháp, năm mươi mốt tâm sở pháp, hai mươi bốn bất tương ưng
pháp, sáu vô vi pháp, thành một trăm pháp. Mười một sắc pháp tức là mười một
loại sắc trần vừa giảng ở trên, cũng là năm căn đối với sáu trần. Năm căn là
năm loại sắc pháp. Sáu trần là sáu loại sắc pháp. Cộng thành mười một loại sắc
pháp. Tám tâm pháp tức là nhãn thức, nhĩ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức,
mạt na hức, cùng a lại da thức, cộng thành tám tâm pháp. Năm mươi mốt tâm sở
pháp nghĩa là thọ và tưởng phân tích tường tận ra thành năm mươi mốt loại tâm
sở pháp. Hành tức là hai mươi bốn bất tương ưng pháp. Thức cũng là tám thức đã
nói ở trên. Lại thêm sáu vô vi pháp, tổng cộng thành một trăm pháp.
Một trăm pháp này
do hai vị bồ tát Thiên Thân, Vô Trước tóm gọn sáu trăm sáu mươi pháp của bồ tát
Di Lặc phân thành một trăm pháp. Bồ tát Di Lặc lấy thời số một đời thuyết pháp
của Phật Thích Ca Mâu Ni mà biên thành sáu trăm sáu mươi loại pháp. Vì sáu trăm
sáu mươi pháp quá nhiều, nên sau này, bồ tát Thiên Thân và Vô Trước nghiên cứu
tóm thâu lại thành một trăm pháp. Do đó nói rằng các pháp vốn không tướng, vô
tánh, tức bảo rằng năm uẩn sắc thọ tưởng hành thức đều là không, chẳng có tự
tánh.
"Bất sanh bất
diệt tịch nhiên thông, (không sanh không diệt thông tịch nhiên)".
Bồ tát Long Thọ có
thuyết những bài kệ tụng nói về pháp sanh diệt thật rất tường tận. Ngài nói :
"Kỷ sanh vô
hữu tánh
Vi sanh kỷ vô sanh
Ly kỷ sanh vi sanh
Sanh thời tức vô
sanh."
Dịch :
"Đã sanh mà
không sanh
Chưa sanh đã không
sanh
Rời đã sanh chưa
sanh
Lúc sanh tức vô
sanh".
"Đã sanh mà
chưa sanh", tức là đã sanh rồi mà vẫn như chưa sanh. Sao nói thế ? Đã sanh
rồi sau lại có sanh ? Ví như cây đã mọc mầm rồi thì không còn mọc thêm nữa.
"Chưa sanh đã
vô sanh". Sao là chưa sanh ? Chưa sanh là chưa có sanh. Chưa có sanh lại
có sanh không ?
"Ly đã sanh
chưa sanh" tức là xa rời đã sanh và chưa sanh.
"Lúc sanh tức
vô sanh", nghĩa là ngay khi sanh tức là không có sanh. Giống như đạo lý
tâm quá khứ không thể được, tâm hiện tại không thể được, tâm vị lai cũng không
thể được.
Đây là bồ tát Long
Thọ phát minh ra lý không sanh không diệt. Lý luận này thật rất thâm sâu triệt
để. Do vì Phật thuyết tám loại tướng, tức không sanh cũng không diệt, không
thường cũng không đoạn, không một cũng không khác, không đến cũng không đi. Bồ
tát Long Thọ dùng bốn câu kệ tụng để hình dung vô sanh và sanh giống như nhau.
Sao lại giảng về diệt ? Cũng có thể nói :
"Đã diệt, không
có diệt
Chưa diệt đã không
diệt
Rời đã diệt chưa
diệt
Lúc diệt tức vô
diệt".
Những loại lý luận
này tôi tin chắc rằng mọi người đều chẳng hiểu gì cả. Do đó tôi không giảng
thẳng về chúng. Hiện tại, bất quá chỉ giảng về lý không sanh không diệt. Lý không
sanh không diệt thông tịch nhiên, tịch nhiên thông đạt vô ngại.
"Bất cấu bất
tịnh ly ô nhiễm, (không dơ không sạch xa ô nhiễm)".
Tự tánh vốn không
dơ không sạch, nhưng khi sanh ra, con người lại có dơ có sạch. Dơ sạch này cũng
là không dơ không sạch. Chỉ vì chúng ta có tánh chấp biến kế, chấp trước đây là
dơ, đây là không dơ, đây là sạch, đây là không sạch. Vì có tâm chấp trước như
thế nên biến thành có dơ và có sạch.
Sao nói đó là một
loại tâm chấp trước ? Ví như tay của chúng ta, đôi khi bị ô nhiễm bởi phân
người hay phân heo. Lúc ấy, cảm giác rất dơ bẩn, nhưng dùng nước tẩy rửa thì tay
trở lại sạch sẽ. Nhưng khi quần áo bị dính phân thì tuy tẩy rửa nhưng vẫn còn
cảm giác nhơ bẩn. Do đó, chúng ta muốn liệng nó đi. Đối với bàn tay, sau khi
rửa sạch thì không còn chấp trước nữa, vì không thể dùng đao cắt đứt bỏ đi, nên
tâm nghĩ rằng tay đã được rửa sạch. Đối với quần áo, dầu được giặt rửa rồi nhưng
vẫn không thích, không muốn dùng lại nữa, vì do tâm không thích. Tâm không chấp
trước vào quần áo. Đó là không nhơ không sạch. Nếu chư vị không có tâm chấp
trước thì cho dầu bọ nhơ nhuốc nhưng không hề hấn gì cả. Nhơ nhuốc và sạch sẽ
đều cùng một dạng. Không dơ không sạch là cội gốc của tự tánh. Đối với mọi sự
việc dơ hay sạch, đều phải lãnh hội lý không dơ không sạch. Không vì dơ sạch mà
làm chuyển động tâm mình. Đó mới hợp với tự tánh của chúng ta.
"Bất tăng bất
giảm ngộ huyền trung. (Không tăng không giảm, ngộ trong huyền)".
Không đến không đi tức là đức Như Lai không từ đâu đến cũng không đi về đâu. Chớ bảo rằng chúng ta cũng như đức Như Lai 'bất lai bất khứ (không đến không đi)'.
Bảo rằng đến tức là chúng ta từ đâu đến ?
Lại bàn về không một không khác. Không một tức là không đồng một dạng. Không khác tức là không có hai, chẳng có tướng sai biệt. Không một tức là không có tướng đồng với tướng. Luận về thân thể chúng ta, nó không chỉ do một vật hợp thành, mà do nhiều bộ phận khác biệt họp thành, nên gọi là chẳng phải một. Bàn đến lý không khác, lại luận về thân thể, chỉ có một thân, không có thêm thân khác. Những loại lý luận này thật rất khó hiểu. Mỗi lần giảng chút ít, rồi từ từ mới có thể liễu giải.
Không tăng không giảm, nghĩa là tự tánh chúng ta không tăng không giảm. Như câu :
"Vô tình tạng nguyệt tăng trung giảm, (ánh trăng vô tình tăng trong giảm)".
Hữu vị Phật pháp khổ hậu điềm, (nếm vị Phật pháp sau khổ nhọc)".
Tạng nguyệt (ánh trăng) tức vô tình, không có tình thức. Tuy nói nó có tăng mà cũng có diệt. Ánh trăng vô tình.
"Hữu vị Phật pháp khổ hậu điềm, (nếm vị Phật pháp sau khổ nhọc)."
Hương vị Phật pháp rất ngọt ngào. Đối với Phật pháp, chư vị học được một chút thì hiểu rõ một chút. Hôm qua tôi đã giảng về lý khai ngộ. Khai ngộ có tiểu ngộ, trung ngộ và đại ngộ. Tiểu ngộ là ít hay nhiều mà sao lại gọi là tiểu ? Giống như hư không rất rộng lớn, khi đã khai ngộ từ trong ruộng tám thức, chư vị cũng vẫn không hay biết. Trung ngộ nghĩa là chư vị cảm giác là mình hiểu rõ được chút ít đạo lý, như lý không tăng không giảm, lý không sanh không diệt xưa nay. Hiểu rõ những đạo lý này được rồi thì gọi là trung ngộ. Đại ngộ tức là dứt tận sanh tử, việc gì đến hay đi cũng đều biết hết. Sau gọi là tăng ? Sau gọi là giảm ? Biết rõ lý không tăng không giảm, hoàn toàn liễu giải được lý không sanh không diệt gọi là đại ngộ.
"Nếm vị Phật pháp sau khổ nhọc". Chư vị nhất định phải nhẫn chịu một chút khổ. Không phải học liên tiếp bốn năm ngày rồi cho đó là học Phật pháp đầy đủ rồi. Chư vị nhất định phải có tâm nhẫn nhục, không luận khốn khổ, gian nan gì cũng đều phải học. Ngày ngày tôi phải đến trường dạy tiếng Tàu cho học sinh. Đến lúc giảng kinh, tôi cũng phải giảng, trừ phi có những trường hợp đặc biệt. Tuyệt đối tôi không bao giờ làm biếng. Cần phải tu hành chân thật thì mới nếm được mùi vị Phật pháp, nên đầu tiên phải chịu khổ đau nhọc nhằn. Do đó, chớ có sợ khổ. Càng khổ nhiều chừng nào càng tốt chừng ấy. Phải phấn chấn tinh thần, lập định chí hướng, dũng mãnh tinh tấn tiến bước. Đừng sợ khổ nhọc, gian nan.
"Đạm nhiên tịnh cực siêu tạo hóa." Đạm nhiên tức là thanh tịnh. Cực tịnh nghĩa là tịch tĩnh đến cùng tột. Siêu tạo hóa, nghĩa là siêu xuất công năng tạo hóa của trời đất.
"Đốn giác ngã pháp bổn viên dung, (liền giác ngã pháp vốn viên dung)".
Chư vị nếu hiểu rõ đạo lý này thì tức khắc biết được mình và pháp vốn là một, không có phân biệt, không hai không khác, gốc vốn là viên dung không ngại.
"Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức, vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới, (cho đến trong không chẳng có sắc, chẳng có thọ tưởng hành thức, chẳng có mắt tay mũi lưỡi thân ý, chẳng có sắc thanh hương vị xúc pháp, chẳng có nhãn giới, cho đến chẳng có ý thức giới)".
"Thị cố
không trung vô sắc tướng
Thọ tưởng hành
thức diệc vong trược
Lục căn trần tịnh
lục thức
Tam tâm chỉ thấu
tam quan
Bạch ngưu đại xa
lân lân chuyển
Hoàng kiểm tiểu
nhi khiêu khiêu toản
Nhược vấn cá trung
hà chỉ thú
Tiền tam tam tiếp
hậu tam tam
Dịch :
Do đó trong không
chẳng có sắc
Thọ tưởng hành
thức cũng không trược
Sáu căn sáu trần
cùng sáu thức
Ba tâm ba chỉ thấu
ba cửa
Trâu trắng xe lớn,
chuyển từ từ
Bé mặt vàng đập
đến đập lui
Nếu hỏi đường
hướng như thế nào
Trước ba ba tiếp,
sau ba ba".
Trong không
chẳng có sắc. Đó là bàn tiếp về đoạn văn ở trên. Bên trên, không sanh không
diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm. Vì chân không chẳng có sắc
thọ tưởng hành thức. Bổn thể của thọ tưởng hành thức vốn là không. Sáu căn, mắt
tai mũi lưõi thân ý cũng không có. Sáu trần, sắc thanh hương vị xúc pháp chẳng
có luôn. Sáu thức, thức của mắt tai mũi lưỡi thân ý đều là không. Tâm kinh này đàm
luận về lý không tức chân không bát nhã. Chân không bát nhã chính là diệu hữu.
Diệu hữu phi hữu tức là chân không. Do đó bảo rằng chân không không ngăn ngại
diệu hữu, diệu hữu không ngăn ngại chân không, chân không là diệu hữu, diệu hữu
cũng là chân không. Vì thế, bên trên kinh cũng nói rằng sắc không khác không,
không chẳng khác sắc.
Pháp năm uẩn chính
là pháp tổng quát. Sắc pháp của năm uẩn cũng là không. Sáu căn, sáu trần, sáu
thức, còn lại chính là pháp biệt tướng. Tổng tướng đã là không, thì biệt tướng
đương nhiên cũng không có. Vì vậy, Ngài thuyết rằng không mắt tai mũi lưỡi thân
ý, không sắc thanh hương vị xúc pháp, không có giới hạn của mắt cho đến không
có giới hạn của ý thức.
Sáu căn, sáu trần,
sáu thức, hợp lại thành mười tám giới. Sáu căn cộng với sáu trần gọi là mười
hai xứ. Sáu căn cũng là sáu nhập. Mười tám giới cũng là không. Sao thuyết ra
pháp đó ? Đối với phàm phu thì có pháp này, còn đối với thánh nhân thì là
không. Do đó, nói kệ :
"Thị cố không
trung vô sắc tướng, (do đó trong không chẳng có sắc)".
Vì bên trên đã nói
rõ lý này, tức trong không, không có sắc.
"Thọ tưởng hành
thức diệc vong trược. (Thọ tưởng hành thức cũng không trược)".
Thọ tưởng hành
thức cũng không ô trược.
"Lục căn lục
trần tịnh lục thức, (sáu căn sáu trần cùng sáu thức)".
Sáu căn là mắt tai
mũi lưỡi thân ý. Sáu trần là đối xứng với sáu căn mà có như sắc, thanh hương,
vị, xúc, pháp. Căn tăng trưởng xuất sanh. Trần y theo đó mà bị ô nhiễm. Do sáu
căn đối với sáu trần khởi phân biệt nên sanh ra sáu thức; thức của mắt tai mũi
lưỡi thân ý. Tất cả hợp thành mười tám giới.
"Tam tâm tam
chỉ thấu tam quan, (ba tâm ba chỉ thấu ba cửa)."
Ba tâm tức là tâm
quá khứ, hiện tại, vị lai. Tâm quá khứ đã ngừng. Tâm hiện tại cũng dừng. Tâm vị
lai lại dừng. Ba tâm không thể có. Tâm quá khứ không thể được. Tâm hiện tại
không thể được. Tâm vị lai cũng không thể được. Ba tâm không thể được. Không
thể khởi tâm quá khứ. Tâm hiện tại không thể sanh. Tâm vị lai cũng chưa có. Khi
ấy, tâm không nghĩ thiện, không nghĩ ác. Ba tâm của chư vị cũng không có. Sao
gọi nghĩ thiện, nghĩ ác ? Tức là khi chư vị dụng công tu hành, đạt đến cảnh
giới dùng thiền duyệt làm món ăn, pháp hỷ đều đầy đủ. Khi ấy, đang ngồi tĩnh tọa,
chư vị khai mở sơ quan (cửa đầu), trung quan (cửa giữa), thượng quan (cửa
trên). Sơ quan cũng gọi là cửa Mao Cung. Trung quan gọi là cửa Lai Tích. Thượng
quan gọi là cửa Ngọc Chẩm, hay là cửa sanh tử. Cửa đầu và gữa dễ dàng phá vỡ,
vượt qua, nhưng đến cửa thứ ba thì rất khó khăn. Vượt qua được cửa thứ ba, chư
vị lại phải hướng về phía trước mà tiếp tục tu hành. Khi đó, chư vị đạt đến cảnh
giới gì ?
"Bạch ngưu đại
xa lân lân chuyển, (trâu trắng, xe lớn, chuyển từ từ)".
Trong kinh Pháp
Hoa có nói đến xe lớn, trâu trắng, tức là Phật thừa, chỉ có Phật thừa mà không
có thừa nào khác. Lại nữa, muốn thành Phật thì phải đi trên con đường này, thì mới
ngồi trên cổ xe lớn trâu trắng. Chưa thành Phật được thì không thể ngồi trên xe
này. Tức bảo rằng chúng ta dụng công đắc lực để chuyển pháp luân, giáo hóa
chúng sanh.
Sao gọi là cổ xe
lớn trâu trắng, mà không nói xe lớn trâu đen, hay xe lớn trâu vàng, hoặc xe lớn
trâu nhiều màu ? Con trâu này màu trắng, giống như tự tánh của chúng ta không ô
nhiễm. Chư vị từ từ hành pháp đại thừa. Xe trâu trắng đi trên đường đại thừa,
phát ra âm thanh lân lân. Khi đó, người tu hành đạt được cảm giác. Cảm giác gì
?
"Hoàng kiểm tiểu
nhi khiếu khiếu toản, (bé mặt vàng đáp tới đáp lui)".
Cảm giác như say
sưa, ngủ mơ, mộng mị, tức là không biết gì là chân, gì là giả, là hư là thật,
bốn chi (hay tay hai chân) rất mềm diu. Tay không có sức lực; chân cũng không
có sức lực, giống như bùn non, không muốn làm gì hết. Khi ngồi thiền, hay không
ngồi thiền, thân thể đột nhiên rung động nhanh chóng. Khi ấy tâm chúng ta đập.
Kỳ thật không phải là tâm đập mà là lá lách đập. Sao lá lách đập ? Lá lách đập
giúp chúng ta tiêu hóa dễ dàng. Chư vị chạy mau chút ít thì lá lách làm việc
nhiều chút ít. Hoàng kiểm tiểu nhi là ai ? Tức là ý niệm của chư vị, nghĩa là
mắt tai mũi lưỡi thân ý. Ý tại lá lách. Lá lách màu vàng, nên gọi là đứa bé mặt
vàng.
"Khiếu khiếu toản",
tức là đập tới đập lui. Thế nên, người thường ngồi thiền, lắm khi ngồi đến lúc
không biết gì hết. "Tim tôi đập như thế nào, có bị bịnh gì không ?"
Tâm khởi lo sợ như
thế. Chớ lo sợ. Đó chỉ là quá trình tu hành mà chúng ta phải vượt qua. Khi xe
lớn trâu trắng chuyển pháp luân thì ý niệm cũng khởi dậy, tim đập mạnh rất nguy
hiểm. Lúc đó tâm phát sanh sợ hãi. Tim đập mạnh như thỏ nhảy tới nhảy lui.
"Nhược vấn cá
trung hà chỉ thú, (nếu hỏi đường hướng nơi đó thế nào)".
Nếu chư vị hỏi lý
lẽ, tông chỉ này như thế nào, thì có thể đáp rằng :
"Tiền tam tam
tiếp hậu tam tam, (trước ba ba tiếp, sau ba ba)".
Trước và sau có ba
chỗ. Khi ấy, gặp được đường sanh tử. Trước kia, đường sanh đường tử khác nhau.
Đường sanh thì đi theo đường sanh. Đường tử thì đi theo đường tử. Hiện tại thì
sau ? Đường sanh đường tử nhập làm một. Sanh cũng là tử. Tử cũng là sanh. Tựa
như sắc không khác không, không chẳng khác sắc. Sắc tức là không, không tức là
sắc. Sanh tử cũng thế, không phải là hai, cũng lại không sanh không tử.
Chư vị phải dụng
công tu hành. Nếu không dụng công tu hành thì tiến một bước, nhưng lại lùi bốn
bước. Nếu vậy thì không có công dụng gì hết. Thế nên, trừ phi không tu thì thôi,
còn nếu đã tu thì ngày ngày phải tinh tấn tiến bước. Nếu thối một bước thì công
phu trước đã mất hết rồi. Nếu muốn tu đạo thì phải bắt đầu trở lại. Vì thế, tu
đạo phải luôn tiến bước, chớ nên thối lui.
"Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận, (không có vô minh, cũng không có tận hết vô minh, cho đến không có già chết, cũng không có tận hết già chết)".
"Vô vô
minh tận bổn tánh không
Vọng hành liễu
biệt danh sắc tùng
Lục nhập trược thọ
ái thủ hữu
Lai sanh lão tử
tận tương đồng
Vạn lý tình không
tuyệt vân ảnh
Mãn đầm trừng thủy
hiển nguyệt minh
Như nhân kiết ẩm
tri lãnh noãn
Thuyết thực trợ
trường tổng phạp công.
Dịch :
Không vô minh tận
không bổn tánh
Hành vọng hiểu rõ
từ danh sắc
Sáu nhập trược thọ
ái thủ hữu
Từ sanh già chết
tận tương đồng
Muôn dặm tình
không tuyệt ánh mây
Nước trong ao sạch
trăng hiện rõ
Như khi ăn uống
biết lạnh nóng
Nói ăn chẳng ăn
thật phí công."
"Không có vô
minh, cũng không tận hết vô minh, cho đến không có già chết, cũng không có hết
già chết". Đây là thuyết về lý mười hai nhân duyên. Mười hai nhân duyên
này là tu theo thừa Duyên Giác. Có mười hai loại duyên làm trợ duyên, tức trợ
giúp con người sanh rồi lại chết, chết rồi lại sanh. Các ngài Duyên Giác do tu
pháp mười hai nhân duyên mà hiểu rõ bao đạo lý nhân sanh, khai ngộ, chứng được
quả Bích Chi Phật. Đó gọi là trung thừa. Thanh Văn là tiểu thừa. Bích Chi Phật
là trung thừa. Bồ Tát là đại thừa.
Sao gọi là vô minh
? Vô minh nghĩa là không minh bạch; thế gian gọi là mù mờ, tức là không hiểu rõ
đạo lý, mù mù mờ mờ. Vì không minh bạch nên mới có hành vi mê mê mờ mờ, cũng
chính là vọng hành (làm sai trái), nghĩa là việc không nên làm mà lại làm. Khi
đã làm sai thì nhận thức hư vọng, dẫn đến mê mờ vì danh lợi sắc tướng, lại biến
thành nhập mù mờ, xúc mù mờ, thọ xúc mù mờ, hưởng thọ mù mờ, ái mù mờ, mong cầu
chấp giữ mù mờ, rồi muốn đạt được mù mờ, dẫn đến có sanh, lại có già, chết.
Những nhân duyên này do vì mê mờ trong buổi ban đầu, nên kết quả mới bị mê mờ.
Mê mờ mờ sống qua một đời. Đời sau lại mê mê mờ mờ. Thế nên mười hai nhân duyên
cũng là mười hai nhân duyên mê mờ mà phàm phu không thể minh bạch hiểu rõ.
"Vô vô minh
tận bổn tánh không, (không tận vô minh, không bổn tánh)".
Mười hai nhân
duyên này, lúc ban đầu là mê mờ. Bao loại tham dục của con người, hoặc tham ăn,
hoặc tham sắc v.v... chúng phát sanh từ đâu? Đều phát sanh từ vô minh. Trong
mười hai nhân duyên, bàn về thọ sanh như thế nào, chết như thế nào ?
Vì vô minh nên có
bao loại hành vi chủng tánh nam nữ. Hành vi bản tánh này do tâm mê loạn phát
khởi. Có hành vi bản tánh đó rồi thì sanh ra ý thức ngu mê. Thức này chính là
thân trung ấm. Sau khi có hành vi bản tánh nam nữ rồi thì kết một lằn ánh sáng.
Thân trung ấm tuy xa muôn ngàn vạn dặm nhưng vì có nhân duyên làm quyến thuộc
với cha mẹ nó, nên khi thấy lằn ánh sáng đó liền nhập vào thai mẹ. Sau khi thần
thức đầu thai thì lại có danh sắc. Danh tức là bốn uẩn, thọ tưởng hành thức.
Sắc uẩn cũng gọi là sắc. Thọ tưởng hành thức khi còn trong thai mẹ chỉ có bốn
loại danh thức, nhưng chưa thành thục. Đợi cho đến khi có danh sắc rồi thì mới
có sáu nhập. Sáu nhập cũng do sáu căn sanh ra sáu tánh như thấy nghe, ngũi,
nếm, giác, biết. Có sáu nhập rồi thì đứa bé liền có xúc giác, nên nói sáu nhập duyên
xúc. Có xúc giác thì lại có lãnh thọ. Có lãnh thọ nên sanh ra tâm luyến ái. Có
tâm luyến ái nên sau này muốn mong cầu, giữ gìn. Vì vậy cảm thọ duyên chấp thủ.
Luyến ái, mong cầu chấp thủ rồi lại muốn có được. Vì muốn có được nên mới có
sanh. Có sanh nên mới có mười hai nhân duyên. Nếu không có vô minh thì không có
hành. Vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt, thức diệt thì danh
sắc diệt, danh sắc diệt thì sáu nhập diệt, sáu nhập diệt thì xúc diệt, xúc diệt
thì thọ diệt, thọ diệt thì ái diệt, ái diệt thì thủ diệt, thủ diệt thì hữu
diệt, hữu diệt thì sanh già bệnh chết diệt. Đó là diệt được mười hai nhân
duyên. Thế nên, bảo rằng vô minh mà tận hết thì bổn tánh không. Bổn tánh không
rồi thì không còn vô minh nữa.
"Vọng hành liễu
biệt danh sắc tùng, (hiểu rõ hành vọng từ danh sắc)".
Hành tức là vọng
hành. Thức là liễu biệt. Sau khi có thức rồi thì có danh sắc.
"Lục nhập xúc
thọ ái thủ hữu, (sáu nhập xúc thọ ái thủ hữu)".
Kế tiếp danh sắc
là sáu nhập. Sau sáu nhập là xúc, đến thọ, đến ái, đến thủ, đến hữu.
"Lai sanh lão
tử tận tương đồng, (đến sanh già chết tận tương đồng)".
Có hữu thì có
sanh. Có sanh thì có già chết. Do đó, bảo rằng sáu nhập, xúc, thọ, ái, thủ,
hữu, cho đến sanh già chết đều tương đồng tận hết.
"Vạn lý tình
không tuyệt vân ảnh, (trời trong muôn dặm tuyệt áng mây)".
Mười hai nhân
duyên nối tiếp, liên hệ chằng chịt với nhau, nhưng tất cả vốn không, giống như
trời trong muôn dặm, chẳng có một áng mây hồng.
"Mãn đầm trừng
thủy hiển nguyệt minh, (nước trong trăng hiện rõ khắp hồ)".
Ví như hồ nước
trong thì ánh trăng rằm hiện rõ.
"Như nhân kiết
ẩm tri lãnh noãn, (như lúc uống ăn biết lạnh nóng)".
"Thuyết thực trợ
trường tổng phập công, (nói ăn mà chẳng ăn, phí công)".
Nếu chư vị không
thật sự tu hành, tham ngộ mười hai nhân duyên, mà chỉ nói mười hai nhân duyên
này là không-không-không. Bảo rằng chúng là không, mà không thể hội được ý
nghĩa không của chúng, không chân chánh chứng đắc được lý không này, cũng giống
như người chỉ nói ăn mà thực sự không ăn. Kinh Lăng Nghiêm nói :
"Thí như thuyết
thực chung bất năng bảo, (thí như nói ăn mà cuối cùng không no được".
Dầu cho chư vị có
nói bao ngày đi nữa, nhưng vẫn không no được.
Trợ trường là nói
về chuyện những người ngu si đời Tống. Đương thời có nhiều người rất ngu si. Họ
ngu đến nỗi nào ?
"Tống nhân mãn
miêu chi bất trường, nhi yết chi giả. (Có người nước Tống gieo mạ mà không thấy
mạ mọc, nên bứng rễ mạ)".
Có người nước
Tống, tự tay gieo mạ, nhưng chẳng thấy mạ mọc lên, suy nghĩ :"Mạ của mình
sao mọc chậm quá !", nên "bứng rễ mạ lên".
Ông ta giúp mạ mọc
lên mau chóng bằng cách kéo rễ mạ lên cả hai tấc. Ông ta nói :"Một ngày mà
mạ mọc cả hai tấc !"
Ông ta làm như thế
thật ngu mê, ám muội, lại khổ nhọc vì lo lắng. Ông ta thở hổn hển trở về và bảo
người nhà :" Hôm nay tôi bị cảm bịnh".
Vì sao ? Vì ông ta
làm việc quá nhiều, tức là giúp mạ mọc dài ra. Người con tưởng cha mình có bản
lãnh cao siêu, thần thông quảng đại, nên niệm chú, khiến cho mạ mọc cao lên. Do
đó, người con chạy mau ra đồng xem coi sự tình. Lúc ấy, nhìn kỹ thì tất cả lúa
mạ đã bị chết khô.
Đó là nói về người
tu đạo, đừng nghĩ rằng tôi khai ngộ, tôi khai ngộ, tôi khai ngộ. Vì sao tôi
chưa khai ngộ ? Làm thế nào tôi mới khai ngộ được ? Đi tới đi lui cũng chưa khai
ngộ. Leo lên trèo xuống cũng chưa khai ngộ. Ngồi thiền cả một giờ vẫn chưa khai
ngộ. Làm sao mới được khai ngộ ? Nếu chư vị có tâm này thì vĩnh viễn không thể
khai ngộ. Tại sao ?