Cullavagga (Tiểu Phẩm) là phần thứ nhì của bộ Khandhaka (Hợp Phần) thuộc Vinayapiṭaka (Tạng Luật). Cũng tương tợ như Mahāvagga (Đại Phẩm), Cullavagga (Tiểu Phẩm) gồm các vấn đề có liên quan đã được sắp xếp thành từng chương, cụ thểgồm có 12 chương:
1. Chương đầu là chương Hành Sự đề cập đến bảy loại hành sự nhằm mục đích nhắc nhở và cảnh tỉnh vị tỳ khưu có những hành vi không đúng với Pháp không đúng với Luật hầu tạo điều kiện cho vị ấy có cơ hội phục thiện và sửa đổi. Bảy hành sự ấy là hành sự khiển trách, hành sự chỉ dạy, hành sựxua đuổi, hành sựhòa giải, và 3 loại hành sựán treo trong việc không nhìn nhận tội, trong việc không sửa chữa lỗi, và trong việc không từ bỏtà kiến ác.
2. Chương 2giảng giải về cách thức phục hồi cho vị tỳ khưu phạm tộisaṅghādisesa (tăng tàng) từ lúc khởi đầu cho đến khi kết thúctrải qua các giai đoạn parivāsa, mānatta, mūlāya paṭikassanaṃ nếu vi phạm lại tội ấy hoặc tội tương tợ trong thời gian thực thi hành phạt, và cuối cùng là phần giải tội abbhāna để phục hồi phẩm vị trước đây cho vị tỳ khưu phạm tội.
3. Chương 3 giảng giải về các trường hợpđặc biệt của vị tỳ khưu trong khi đang thực thi các hành phạt để thoát khỏi tội saṅghādisesa lại tiếp tụcvi phạm tội ấy nữa hoặc các tội tương tợ cùng nhóm.
4. Chương 4 giảng giải về bảy cách dàn xếp là cách hành xử Luật với sự hiện diện, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, thuận theo số đông, theo tội của vị ấy, cách dùng cỏ che lấp đối với bốn loại tranh tụng là sự tranh tụng là liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, và sự tranh tụng liên quan đếnnhiệm vụ.
5. Chương 5 là chương các Tiểu Sự đề cập đến nhiều vấn đề có liên quan đến sự sinh hoạt hàng ngày của vị tỳ khưu về nhiều khía cạnh khác nhau như cách phục sức, thuyết Pháp, các vật dụng, v.v...
6. Chương 6 là chương Sàng Tọa thuật lại việc dâng cúng 60 trú xá đầu tiên của một nhà đại phú ở thành Rājagaha cho đến sự cúng dường một tu viện hoàn chỉnh của ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Độc) và các vấn đềliên quan như việc xây dựng, cách thức sử dụng, và các sự phân công trong việc quản lýtu viện.
7. Chương thứ 7 là chương Chia Rẽ Hội Chúng bắt đầu với câu chuyện dài giới thiệu sự sinh hoạt trong một gia đìnhtiêu biểu của dòng họ Sākya (Thích Ca) tiếp đến sự xuất gia của sáu thanh niên thuộc dòng họ này trong đó có Devadatta về sau là người khởi xướng và tiến hành việc chia rẽ hội chúng. Chương này được kết thúc với những câu hỏi của trưởng lão Upāli để xác định những điểm khác biệt giữa sự bất đồng trong hội chúng là việc thường xảy ra trong tập thể và sự chia rẽ hội chúng là việc có tính chấtnghiêm trọng. Nghiệp quả xấu dành cho kẻ chia rẽ hội chúng và phước báu của vị làm hợp nhất hội chúng đã bị chia rẽ cũng được đề cập đến ở chương này.
8. Chương thứ 8 giảng giải về 14 phận sự trong đời sống xuất gia. Cuộc sống của vị tỳ khưu được mô tả đầy đủ trong chương này bắt đầu với phận sự của vị tỳ khưu vãng lai, thường trú, hoặc chuẩn bị ra đi, luôn cả phận sự của vị tỳ khưu đối với chỗ trú ngụ ở trong rừng hoặc ở trong tu viện. Các phận sự thường nhật như đi khất thực, phận sự ở nhà ăn, tùy hỷ phước báu của thí chủ, việc sử dụng nhà tắm, nhà vệ sinh đều được mô tảchi tiết. Ngoài ra còn quy định các phận sự tương tác giữa thầy tế độ và thầy dạy học đối với các đệ tử hoặc học trò có liên hệ nữa. Cuộc sống chung có được tốt đẹp hay không chính là do sự nhận thức và thực hành các phận sự này của hàng xuất gia điển hình là các vị tỳ khưu.
9. Chương thứ 9 là chương Đình ChỉGiới BổnPātimokkha, trình bày nguyên do việc đức Thế Tôn đã thuyết giảng về tám phápkỳ diệuphi thường trong biển cả để so sánh với tính chấtđặc biệt của Pháp và Luật mà Ngài đã tuyên thuyết, đồng thời có liên quan đến việc giao phótrách nhiệmđọc tụnggiới bổnPātimokkha cho các tỳ khưu kể từ thời điểm ấy trở đi. Phương thức đình chỉgiới bổnPātimokkha nhằm để bảo vệ sự trong sạch của hội chúng bằng cách loại ra những tỳ khưu phạm tội nhưng vẫn che giấu hoặc tỏ ra không hay biết. Đặc biệt chương này còn đề cập đến nhiều chi tiếttế nhị trong việc khiển trách tội của vị tỳ khưu nguyên cáo và thái độthích hợp của vị tỳ khưu bị cáo hầu giữ được hòa khí của hai bên.
10. Chương thứ 10 đề cập việc xuất gia của tỳ khưu ni với đầy đủ chi tiết bắt đầu với việc cầu xinxuất gia của bà Mahāpajāpati Gotamī sau đó đã được tu lên bậc trên do sự chấp thuận tám Trọng Pháp, kế đến là năm trăm công nương dòng Sākya được xuất gia với hội chúng tỳ khưu, tiếp nữa là tiến trình tu lên bậc trên với cả hai hội chúng: với hội chúng tỳ khưu ni trước rồi với hội chúng tỳ khưu sau. Trong trường hợpđặc biệt, hành sự tu lên bậc trên ở hội chúng tỳ khưu có thể được tiến hành với sự hiện diện của vị tỳ khưu ni là người đại diện. Ngoài ra, một số vấn đề nảy sinh có tính cáchcá biệt của phái nữ cũng được kết tập ở chương này. Nghiên cứu kỹ lưỡng về chương này có thể nắm được nét chung về sự sinh hoạt của tỳ khưu ni vào thời bấy giờ.
11. Chương thứ 11 nói về cuộc kết tậpTam Tạng lần thứ nhất ở Ấn Độ. Ngoài những sử liệu liên quan đến công việc kết tập lời dạy của đức Phậtgồm có phần duyên khởi, việc chuẩn bị và tiến hành, chương này còn đề cập đến lời tuyên bố của đại đức Purāṇa về việc vị ấy chỉ ghi nhận những lời dạy do chính bản thân đã được nghe trực tiếp từ kim khẩu của đức Thế Tôn, về việc các vị trưởng lãoquyết định không thêm vào và không bỏ bớt bất cứ điều học nào, sự tuân thủ của đại đức Ānanda đối với các bậc trưởng lão, và cách thức áp dụng hình phạt Brahma (Phạm đàn).
12. Chương thứ 12 nói về lần kết tậpTam Tạng lần thứ nhì ở Ấn Độ với phần duyên khởi ở Vesālī vào khoảng 100 năm sau khi đức PhậtVô Dư Niết Bàn. Các chi tiết về tiến trình vận động của cả hai phe trong cuộc tranh tụng này giúp cho độc giả biết được vài nét khái quát trong đời sống sinh hoạttinh thần vào thời bấy giờ. Đây là sự kiện chia phe nhóm thứ hai sau lần ở Kosambī được ghi chép lại, tiếc rằng sử liệu này dừng ở thời điểm kết thúc của lần kết tập này mà không tiết lộ thêm chi tiết nào về sự phân chiatông phái về sau này.
*
Chúng tôi khởi đầu việc nghiên cứu phần Pāli văn của Tam Tạng với tập Cullavagga (Tiểu Phẩm) do nhu cầu tìm tòi tư liệu dẫn chứng về sự hình thành tu viện thời đức Phật. Chúng tôi chợt nảy ra ý kiến ghi lại bằng tiếng Việt ngõ hầu giúp cho độc giả người Việt có cơ hội biết thêm về những lời dạy cao quý của đức Phật trong những trang sách còn được khép lại. Việc này đã đem lại cho chúng tôi niềm hoan hỷ khi nghĩ rằng việc học tập của bản thân có thể đem lại phần nào lợi ích cho người khác. Phần lời Việt được hoàn tất trong thời gian khoảng gần hai tháng. Thời gian đó quá ngắn đối với số lượng công việc quá lớn lao trong lúc vừa phải đọc sách tham khảo, tra cứu từ điển, và thực hiện việc ghi lại bằng máy vi tính. Lời văn tiếng Việt được chúng tôisử dụng rất gần với cấu trúc của câu văn Pāli nhằm làm nổi bật cấu trúc văn phạm của loại ngôn ngữ này theo phong cách cổ điển đã được đa số các nhà học giả phương Tây áp dụng. Điều này sẽ thuận tiện cho việc hiệu đính về sau và có thể hữu ích cho các độc giả đang nghiên cứu lời dạy của Đức Phậtdựa vào văn bản gốc.
Do những vấn đề đã trình bày ở trên, chúng tôimong mỏi sẽ nhận được những lời chỉ dạy của các bậc cao minh và các sự khuyến khích góp ý của quýđộc giả. Tuy đã nỗ lựckiểm tra lại nhiều lần nhưng chúng tôi biết rằng bản dịch này vẫn còn nhiều sai sót, xin quý độc giảđánh dấu cho những điểm cần sửa chữa và tùy duyên chuyển đến chúng tôi qua địa chỉ email: dinda@u.washington.eduđể chúng tôi dễ dàng trong việc hiệu đính hầu đem lại lợi íchthiết thực chung cho tất cả. Xin thành tâmcảm tạ.
Bản dịch của chúng tôi được thực hiện và trình bày theo văn bản Pāli La tinh từ Compact Disk BUDSIR IVcủa trường đại học Mahidol ở thủ đô Bangkok, Thái Lan. Phần mục lụcchúng tôithực hiện theo các chữ số đánh dấu ở đầu mỗi vấn đề; trình bày theo cách này sẽ giúp quý vị tiết kiệm được thời gian trong việc xác định vấn đề cần tham khảo.
Xin chân thànhghi nhậncông đức của Thượng ToạTiến Sĩ Bửu Chánh về CD Tam Tạng BUDSIR IV, Ven. Bodhinando (Canada), Đại Đức Hộ Phạm, Đại ĐứcGiác Hạnh, và Đại Đức Tâm An về CD Tam TạngChattha Saṅgāyana và các bản dịch Anh ngữ cũng như những sự động viên và ý kiến đóng góp trong thời gianchúng tôithực hiện bản dịch này.
Công đức này xin dâng đến Hòa Thượngtrụ trì và chư Tăng chùa Sri Jayawardhanaramaya, Colombo, Tích Lan đã bảo bọc và tạo điều kiệnthuận lợi cho chúng tôi trong công việc học tập và nghiên cứuPhật Pháp trong thời gian qua.
Mong sao hết thảy chúng sanh đều được tiến hóa trong ánh hào quang của Chánh Pháp.
Colombo, ngày 15 tháng 09 năm 2003 Bhikkhu Indacanda (Trương đình Dũng)
(Hiệu đính lần thứ nhất hoàn tất ngày 30/07/2004)
MỤC LỤC
CULLAVAGGA I (TIỂU PHẨM 1)
I. CHƯƠNG HÀNH SỰ (KAMMAKKHANDHAKAṂ):
1. Hành sự khiển trách (Tajjanīyakammaṃ):
[1] Câu chuyện về các tỳ khưu nhóm Paṇḍuka và Lohitaka
[3] Thực thi hành sự khiển trách
[4] Hành sự khiển trách không đúng Pháp, không đúng Luật
[16] Hành sự khiển trách đúng Pháp, đúng Luật
[28] Thực thi hành sự khiển trách nếu muốn
[34] Mười tám phận sự của vị tỳ khưu thực thi hành sự khiển trách
[36] Hành sự khiển trách không nên thu hồi
[39] Hành sự khiển trách nên được thu hồi
[42] Thu hồihành sự khiển trách
2. Hành sự chỉ dạy (Niyassakammaṃ):
[43] Câu chuyện về tỳ khưu Seyyasaka
[44] Thực thi hành sự chỉ dạy
[45] Hành sự chỉ dạy không đúng Pháp, không đúng Luật
[57] Hành sự chỉ dạy đúng Pháp, đúng Luật
[69] Thực thi hành sự chỉ dạy nếu muốn
[75] Mười tám phận sự của vị tỳ khưu thực thi hành sự chỉ dạy
[77] Hành sự chỉ dạy không nên thu hồi
[80] Hành sự chỉ dạy nên được thu hồi
[83] Thu hồihành sự chỉ dạy
3. Hành sựxua đuổi (Pabbājanīyakammaṃ):
[84] Câu chuyện về các tỳ khưu Assaji và Punabbasuka
[87] Thực thi hành sự xua đuổi
[89] Hành sựxua đuổi không đúng Pháp, không đúng Luật
[93] Hành sựxua đuổi đúng Pháp, đúng Luật
[105] Thực thi hành sự xua đuổi nếu muốn
[119] Mười tám phận sự của vị tỳ khưu thực thi hành sự xua đuổi
[122] Hành sựxua đuổi không nên thu hồi
[125] Hành sựxua đuổi nên được thu hồi
[128] Thu hồihành sựxua đuổi
4. Hành sựhòa giải (Paṭisāraṇīyakammaṃ):
[129] Câu chuyện về tỳ khưu Sudhamma
[134] Thực thi hành sự hòa giải
[135] Hành sựhòa giải không đúng Pháp, không đúng Luật
[147] Hành sựhòa giải đúng Pháp, đúng Luật
[159] Thực thi hành sự hòa giải nếu muốn
[163] Mười tám phận sự của vị tỳ khưu thực thi hành sự hòa giải
[164] Cách thức yêu cầu thứ lỗi của vị tỳ khưu Sudhamma
[167] Hành sựhòa giải không nên thu hồi
[170] Hành sựhòa giải nên được thu hồi
[173] Thu hồihành sựhòa giải
5. Hành sựán treo trong việc không nhìn nhận tội
(Āpattiyā adassane ukkhepanīyakammaṃ):
[174] Câu chuyện về tỳ khưu Channa
[175] Thực thi hành sự án treo trong việc không nhìn nhận tội
[176] Hành sựán treo trong việc không nhìn nhận tội không đúng Pháp, không đúng Luật
[188] Hành sựán treo trong việc không nhìn nhận tội đúng Pháp, đúng Luật
[200] Thực thi hành sự án treo trong việc không nhìn nhận tội nếu muốn
[206] Bốn mươi ba phận sự của vị tỳ khưu thực thi hành sự án treo trong việc không nhìn nhận tội
[208] Hành sựán treo trong việc không nhìn nhận tội không nên thu hồi
[216] Hành sựán treo trong việc không nhìn nhận tội nên được thu hồi
[224] Thu hồihành sựán treo trong việc không nhìn nhận tội
6. Hành sựán treo trong việc không sửa chữa lỗi
(Āpattiyā appaṭikamme ukkhepanīyakammaṃ):
[225] Câu chuyện về tỳ khưu Channa
[226] Thực thi hành sự án treo trong việc không sửa chữa lỗi
[227] Hành sựán treo trong việc không sửa chữa lỗi không đúng Pháp, không đúng Luật
[239] Hành sựán treo trong việc không sửa chữa lỗi tội đúng Pháp, đúng Luật
[251] Thực thi hành sự án treo trong việc không sửa chữa lỗi nếu muốn
[257] Bốn mươi ba phận sự của vị tỳ khưu thực thi hành sự án treo trong việc không sửa chữa lỗi
[259] Hành sựán treo trong việc không sửa chữa lỗi không nên thu hồi
[267] Hành sựán treo trong việc không sửa chữa lỗi nên được thu hồi
[275] Thu hồihành sựán treo trong việc không sửa chữa lỗi
7. Hành sựán treo trong việc không từ bỏtà kiến ác
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới.
Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát
Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN
Một đồng.. giữa lúc nguy nan
Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình..
Bão giông tan tác quê mình..
Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia....
Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.