Giải Thích Kinh Văn

24/06/201012:00 SA(Xem: 11543)
Giải Thích Kinh Văn

KINH THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO
NGÀI THÁI HƯ PHÁP SƯ GIẢNG TẠI
HỘI PHẬT GIÁO CHÁNH TÍN Ở HÁN KHẨU
(TRUNG HOA) – HT. Thích Trí Thủ dịch Việt

GIẢI THÍCH KINH VĂN

ĐOẠN I: CHỨNG TÍN - THUỘC VỀ TỰ PHẦN

Tôi nghe như vầy, một thời Phật ở tại Long cung Ta-kiệt-la, cùng tám ngàn chúng Đại tỳ kheo, ba vạn hai ngàn các vị Bồ-tát Ma-ha-tát đông đủ.

Đoạn văn này là lời tín sử bằng chứng cho kinh này là ai nói, nói tại chỗ nào, về thời kỳ nào, và vì ai mà nói; do ngài A-nan sau khi kiết tập kinh điển đã ghi chép lại.

TÔI NGHE tức là ngài A-nan tự xưng, nghĩa là tự Ngài thân hành trực tiếp trước Phật mà nghe, chứ không phải nghe người khác nói lại. NHƯ VẦY chính là chỉ cho kinh này. MỘT THỜI tức là thời gian thích hợp Phật cần phải dạy kinh này, người nói và người nghe đều được hiệp ý. Ở đây không ghi lại năm, tháng, ngày giờ, là vì tứ phương quốc độ niên lịch bất đồng, nên giảm mà không nói. LONG CUNG chính chỗ Phật nói kinh này. PHẬT là chỉ cho đức Thích-ca Mâu-ni. Ngài là giáo chủ đời hiện tại, chính ngài nói kinh này. TA-KIỆT-LA Tàu dịch là Hàm hải, ở dưới bể nước mặn, có cung điện Long vương, chúa của loài rồng ở đó. Trong kinh Phật thường nói đến loài long, khác với loài long thông thường người ta nói, có thể làm mây làm mưa được. Ở trong kinh Phật, loài long có nhiều loài: loài ở trên không, loài ở trên cạn, loài ở dưới biển v.v... Long cung ở đây tức là loài long ở dưới biển vậy. Thông thường người ta cho rằng: long là một loài động vật có đủ thần thông biến hóa; các nhà sinh vật học khảo cứu các loài động vật ở trên lục địa về cổ thời, cũng thừa nhận là có loài long; cũng có thời đại người ta cho loài long là chủ-nhân-ông của nhân loại. Hiện nay ở châu Phi, thỉnh thoảng người ta còn trông thấy một vài di tích của loài long ở trên cạn, Cho nên, ta tin chắc thế nào cũng có loài long. Nhưng chỉ vì loài long phần nhiều hoặc ở giữa hư không, hoặc ở dưới đáy biển, toàn là những chỗ mà năng lực người ta chưa đi đến, Cho nên, không thể nào trực tiếp biết được. Đức Phật ngày xưa và chúng Thanh văn đại đệ tử, có năng lực tùy loại thuyết pháp, Cho nên, chỗ thuyết pháp của Phật, thường thường hoặc là Thiên cung, hoặc Long cung, hoặc Nhân gian, hoặc trong Thiền định v.v... Nếu gặp trường hợp tương ưng, đức Phật đều có thể thuyết pháp được cả. Chính như kinh này, Phật thuyết tại long cung của Ta-kiệt-la, đồng thời có tám ngàn đại chúng tỷ kheo và ba vạn hai ngàn các vị đại bồ-tát ở khắp cả mười phương đều đến dự thính. Có chúng thính pháp đông đúc như vậy, đó là chứng cứ cần phải tin.

ĐOẠN II: CHÁNH THUYẾT - THUỘC VỀ PHẦN CHÁNH VĂN

Chia làm năm chương





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/07/2010(Xem: 58889)
29/06/2010(Xem: 53229)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.