Thư Viện Hoa Sen

Lời Nói Đầu

25/06/201012:00 SA(Xem: 8789)
Lời Nói Đầu

THỨC XOA MA NI GIỚI 
Hòa thượng Thích Trí Quang dịch giải

 

Lời Nói Đầu

Phật không tự động chế ra giới điều. Mỗi giới điều là do một trường hợp. Trường hợp nhiều khi khác nhau mà giới điều không khác. Nên thật ra giới điều có thể qui nạp lại được. Tức như cái số 292 của Thức xoa giới có thể qui nạp còn quá nửa mà thôi.

Thế nhưng giới điều nhiều đến mấy đi nữa, chỉ cần thiểu dục tri túc đi đôi với tàm quí là giữ được trọn vẹn.

Nếu gặp nghịch cảnh, to lớn cũng như vụn vặt, thì nên niệm Phật. Nên đi như Phật đi, đứng như Phật đứng, nhìn như Phật nhìn, nói như Phật nói (Đại ái đạo, chính 24/951).

Thức xoa cũng được Phật gọi là người con gái của dòng họ Thích. Thức xoa hãy làm cho tiếng gọi ấy linh thiêng suốt đời mình, đừng bao giờ để tiếng gọi ấy biến thành mỉa mai.

Mồng 7 tháng 6, 2535 (1991)

Trí Quang

 

Tựa

Giáo dục thế gian thì lễ nghi đi trước, qui tắc xuất thế thì giới luật đứng đầu. Phi lễ nghi thì không có gì để trở thành hiền trí, có giới luật thì mới có thể đi mau đến bồ đề. Thế nên đại kinh đã dạy giới là thang là thuyền của hết thảy đạo quả, cũng là rễ là gốc của tất cả thiện báo. Nếu không giữ giới luật thì làm sao sẽ thấy Phật tánh. Chúng sinh tuy có Phật tánh, nhưng phải giữ giới thì sau đó mới thấy. Thấy Phật tánh mới thành vô thượng bồ đề.

lý do ấy mà đại thừa tiểu thừa cùng thọ giới pháp, 5 chúng xuất gia cùng tuân giới luật. Nhưng thời này là mạt pháp, người ta đa số ưa lãnh thọ mà bỏ chấp trì, bước lên phẩm bậc của giới pháp mà rồi biến phẩm bậc ấy thành ra cái phao rách nát trong biển khổ. Cũng có kẻ đem cái tuệ cuồng si mà nói lếu láo về bát nhã, khinh chê tỳ ni, làm cho những kẻ ngu ngơ bắt chước, những người đi sau mất cả cửa ngõ.

Như lai hóa đạo cho mọi căn cơ, giáo pháp thì thiết 3 thừa, giới pháp thì lập 5 chúng. Riêng nữ giới căn tánh hơi chậm, phiền não lại dày, nên đức Như lai chế định 6 pháp, dạy họ phải 2 năm học trước mọi giới phápoai nghi của đại ni; khi giới thể tuần tự thành tựu mới cho phép lãnh thọ cụ túc giới. Tuy chế định như vậy, nhưng chỗ dựa của họ phải lấy bậc đại ni rành luật mà làm thầy. Có điều bậc đại ni ấy lại không được phép nói cho cái tên của 5 thiên 7 tụ, chỉ được phép nói cho các giới phápoai nghi về bất dâm, bất đạo, và những giới điều đồng đẳng.

Điều đáng than là mạt pháp ít gặp đại ni, biết luật càng ít. Như vậy họ đã không được trực tiếp giáo thọ, lại không được đọc đến giới văn, không còn do đâu để biết thế nào là giữ giới, thế nào là phạm giới; giả sử có cái chí hướng thượng cũng không có cái chỗ để đặt chân.

Do vậy, tôi kê cứu các luật bản, biên tập giới pháp mà họ phải học. Để những kẻ có tàm quí, muốn học giới, có thể học mà tập theo thì gian.

Niên hiệu Thuận trị, năm canh dần, tháng đầu mùa hạ, sa môn đại bồ đề tâm Hoằng tán ghi.

Tạo bài viết
01/07/2010(Xem: 59283)
29/06/2010(Xem: 53614)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: