Phụ Lục: Danh Sách Bồ Tát Giới Phạn Võng

29/06/201012:00 SA(Xem: 11489)
Phụ Lục: Danh Sách Bồ Tát Giới Phạn Võng

BỒ TÁT GIỚI
Hòa thượng Thích Trí Quang dịch giải

Phụ Lục
Danh Sách Bồ Tát Giới Phạn Võng

Ghi chú.- Nhiều vị chú thích nói khi tụng giới không nên tụng tên của mỗi giới. Lý do là vì tên ấy do các vị chú thích đặt ra, và có nhiều tên không gồm hết ý nghĩa. Nhưng kinh nghiệm cho thấy nếu tụng những tiểu đề cần thiết, trong đó có tên của mỗi giới, thì vẫn hơn. Nhất là khi tụng lược thì câu " còn các giới khác như thường đã tụng" không làm sao bằng cách tụng tên các giới.

10 Giới Nặng

1. Không được tàn sát, 

2. Không được trộm cướp, 

3. Không được dâm dục

4. Không được vọng ngữ

5. Không được buôn rượu, 

6. Không được nói xấu đồng đạo

7. Không được khen mình chê người, 

8. Không được tiếc lẫn tài pháp, 

9. Không được giận dữ không nguôi, 

10. Không được phỉ báng Tam bảo.

 

48 Giới Nhẹ

1. Không được bất kính thầy bạn, 

2. Không được uống các thứ rượu, 

3. Không được ăn các thứ thịt, 

4. Không được ăn đồ cay nồng, 

5. Không được không khuyên sám hối

6. Không được không cầu chánh pháp

7. Không được không đi nghe pháp

8. Không được phản đại thừa giới

9. Không được không giúp bệnh tật, 

10. Không được tàng trữ khí cụ, 

11. Không được làm kẻ quốc tặc 

12. Không được buôn bán tàn nhẫn, 

13. Không được phỉ báng không thật

14. Không được cố ý thiêu đốt, 

15. Không được chỉ dạy sai lệch, 

16. Không được nói pháp rối loạn 

17. Không được ỷ thế ham cầu, 

18. Không được mù mờ làm thầy, 

19. Không được phỉ báng giữ giới

20. Không được không cứu phóng sinh

21. Không được giận dữ báo thù

22. Không được kiêu ngạo không học, 

23. Không được không truyền kinh giới, 

24. Không được học các sách khác, 

25. Không được lạm dụng gây rối, 

26. Không được không đãi khách tăng, 

27. Không được thọ thỉnh riêng biệt, 

28. Không được thỉnh tăng riêng biệt, 

29. Không được sống bằng tà mạng 

30. Không được bất kính hảo thời. 

31. Không được không cứu không chuộc, 

32. Không được tổn hại chúng sinh

33. Không được tà tâm làm quấy, 

34. Không được rời bồ đề tâm

35. Không được không phát đại nguyện

36. Không được không phát đại thệ

37. Không được mạo hiểm tai nạn

38. Không được ngồi không thứ tự, 

39. Không được không làm lợi lạc

40. Không được chọn lựa truyền giới

41. Không được vụ lợi làm thầy, 

42. Không được thuyết giới ác nhân

43. Không được cố tâm phạm giới

44. Không được không trọng kinh luật, 

45. Không được không có giáo hóa

46. Không được thuyết không đúng phép, 

47. Không được kềm chế phi lý

48. Không được phá hoại đạo pháp.


Phụ Lục 2
Phân Loại Bồ Tát Giới Phạn Võng 

Đối Với Xuất Gia Tại Gia

Ghi chú.- Phụ lục này cốt bổ túc cho tiết 9 của chương 1. Phân loại này, thật ra mới làm tàm tạm, chưa nói chi tiết kỹcàng. Phân loại ghi dấu A B C, không phải biểu thị nặng nhẹ mà chỉ ghi theo nhiều ít.

Một, Phân Loại 10 Giới Nặng

1. Loại A răn cả xuất gia tại gia:

1. Không được tàn sát, 

2. Không được trộm cướp, 

4. Không được vọng ngữ

6. Không được nói xấu đồng đạo

7. Không được khen mình chê người, 

8. Không được tiếc lẫn tài pháp, 

9. Không được giận dữ không nguôi, 

10. Không được phỉ báng Tam bảo.

2. Loại B răn xuất gia nhiều tại gia ít:

3. Không được dâm dục,

3. Loại C răn tại gia:

5. Không được buôn rượu (h) .

Hai, Phân Loại 48 Giới Nhẹ

1. Loại A răn cả xuất gia, tại gia:

2. Không được uống các thứ rượu (a) , 

3. Không được ăn các thứ thịt, 

4. Không được ăn đồ cay nồng, 

6. Không được không cầu chánh pháp

7. Không được không đi nghe pháp (b) , 

8. Không được phản đại thừa giới (c) , 

9. Không được không giúp bịnh tật, 

13. Không được phỉ báng không thật

19. Không được phỉ báng giữ giới

20. Không được không cứu phóng sinh

22. Không được kiêu ngạo không học, 

24. Không được học các sách khác (c) , 

29. Không được sống bằng tà mạng

30. Không được bất kính hảo thời, 

31. Không được không cứu không chuộc, 

33. Không được tà tâm làm quấy, 

34. Không được rời bồ đề tâm

38. Không được ngồi không thứ tự, 

39. Không được không làm lợi lạc

44. Không được không trọng kinh luật,

2 Loại B răn xuất gia:

5. Không được không khuyên sám hối

16. Không được nói pháp rối loạn

18. Không được mù mờ làm thầy (d) , 

23. Không được không truyền kinh giới, 

25. Không được lạm dụng gây rối, 

26. Không được không đãi khách tăng (d) , 

27. Không được thọ thỉnh riêng biệt, 

36. Không được không phát đại thệ

37. Không được mạo hiểm tai nạn

40. Không được chọn lựa truyền giới

41. Không được vụ lợi làm thầy, 

42. Không được thuyết giới ác nhân (d) , 

46. Không được thuyết không đúng phép (d) , 

48. Không được phá hoại đạo pháp.

3. Loại C răn tại gia:

1. Không được bất kính thầy bạn (f) , 

10. Không được tàng trữ khí cụ, 

11. Không được làm kẻ quốc tặc, 

12. Không được buôn bán tàn nhẫn, 

32. Không được tổn hại chúng sinh

47. Không được kềm chế phi lý,

4. Loại D răn xuất gia nhiều tại gia ít:

15. Không được chỉ dạy sai lệnh, 

35. Không được không phát đại nguyện

43. Không được cố tâm phạm giới

45. Không được không có giáo hóa.

5. Loại Đ răn tại gia nhiều xuất gia ít:

14. Không được cố ý thiêu đốt (e) , 

17. Không được ỷ thế ham cầu (e) , 

21. Không được giận dữ báo thù

28. Không được thỉnh tăng riêng biệt (g) .


Chú Thích (a)

Cũng có thể nói răn tại gia nhiều. 

 

Chú Thích (b)

Cũng có thề nói răn xuất gia nhiều. 

 

Chú Thích (c)

Răn những người chỉ tôn cái gọi là Phật giáo nguyên thỉ đó. 

 

Chú Thích (d)

Cũng có răn tại gia

 

Chú Thích (e)

Coi chừng xuất gia cũng bị răn không ít. 

 

Chú Thích (f)

Tại gia còn răn như vậy, huống chi xuất gia

 

Chú Thích (g)

Ngày nay xuất gia cũng bị răn.

 

Chú Thích (h)


Không lẽ xuất gia mà buôn rượu.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/07/2010(Xem: 57626)
29/06/2010(Xem: 52073)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.