Nguyệt san Phật Giáo Việt Nam Năm 1956-1959

17/11/20143:04 CH(Xem: 10134)
Nguyệt san Phật Giáo Việt Nam Năm 1956-1959
NGUYỆT SAN PHẬT GIÁO VIỆT NAM NĂM 1956 - 1959
Nhà xuất bản: Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam 
Tòa soạn: Chùa Ấn Quang
Thư Viện Huệ Quang số hóa 2013
blank
Bìa Nguyệt San Phật Giáo Việt Nam
số 1 1956
 

Ngày 19- 9-1956 tạp chí Phật giáo Việt Nam cơ quan ngôn luận của Tổng hội PGVN ra đời mỗi tháng một số. Trong số 3, Tạp chí đã đóng vai trò hết sức quan trọng tạo dư luận trong công cuộc thống nhất các tập đoàn PG:

"Hởi các nhà lãnh đạo các tập đoàn Phật giáo trong Tổng hội và ngoài Tổng hội! Quần chúng Phật tử đang nhìn vào các vị. Phật tử Việt Nam ao ước thống nhất và đại đoàn kết trong tinh thần lục hòa xây dựng...Các vị hãy sáng suốt để tránh khỏi những cạm bẩy và những mưu mô chia rẽ của ma vương ngoại đạo đang muốn hủy diệt Chánh pháp... "

Tạp chí này ngoài việc kêu gọi hòa hợp thống nhất Phật giáo còn tấn công vào những con người tham quyền cố vị trong các tập đoàn Phật GiáoTác giả Thiên Y trong số 9 năn 1957 đã viết:

"Trong lúc Phật giáo Việt nam còn đang lo thực hiện thống nhất toàn vẹn thì những ngã tướng kia không chịu thua ai...mâu thuẩn nội bộ cũng do ngã tưóng, khó khăn đối ngoại cũng do ngã tướng. Bao nhiêu chương trình tốt đẹp chưa thực hiện, bao nhiêu hoạt động bị ngưng trệ, chỉ vì người ta không chịu rời bỏ ngã tướng mà thôi."

Trong suốt thời gian hoạt hành, tạp chí Phật Giáo Việt Nam đã khai thác tối đa quan điểm của Tổng Hội về sự thống nhất các tập đoàn Phật giáo với những loạt bài của tác giả Trọng Đức số 20 và 21 năm 1958. Một trong những nhận định của tác giả có đoạn:

"Không có sự thay đổi nào mà không bị xáo trộn cuộc đời bình thường an ổn hằng ngày, không có một cuộc mỗ xẻ ung nhọt nào mà không làm cho người bị mỗ xẻ bị đau đớn...không có một cuộc cải cách tiến bộ nào hay cuộc cách mạng nào mà không gây ít nhiều đổ vở..."

Cũng chính những bài viết nầy làm cho một số nhà lãnh đạo sơn môn hệ phái bực dọc dù đối với quần chúng Phật tử rất đồng tình. Tiếc thay tạp chí này chỉ ra được 28 số thì ngưng bản vào năm 1959, do không được sự ủng hộ về phương diện tài chánh Dù chỉ sống có 28 số nhưng tạp chí Phật giáo Việt Nam thực sự tạo được không khí sôi nổi trên diễn đàn ngôn luận.

Mời quý độc giả lật từng trang online từ số 1 đến số 28 hay download về máy nhà xem dần. (TVHS)


XEM ONLINE:

Phật Giáo Việt Nam (1956) - Số 01

pdf_download_2

Xem bản PDF
Phật Giáo Việt Nam 1959 - Số 28 (3 & 4-1959)
Phật Giáo Việt Nam 1959 - Số 27 (2-1959)
Phật Giáo Việt Nam 1959 - Số 25-26 (1-1959)
Phật Giáo Việt Nam 1956 - Số 24
Phật Giáo Việt Nam 1956 - Số 23
Phật Giáo Việt Nam 1956 - Số 22
Phật Giáo Việt Nam 1956 - Số 20-21
Phật Giáo Việt Nam 1956 - Số 19
Phật Giáo Việt Nam 1956 - Số 17-18
Phật Giáo Việt Nam 1956 - Số 16
Phật Giáo Việt Nam 1956 - Số 15
Phật Giáo Việt Nam 1956 - Số 14
Phật Giáo Việt Nam 1956 - Số 13
Phật Giáo Việt Nam 1956 - Số 12
Phật Giáo Việt Nam 1956 - Số 11
Phật Giáo Việt Nam 1956-Số 09-10

Phật Giáo Việt Nam 1956 - Số 07
Phật Giáo Việt Nam 1956 - Số 05-06
Phật Giáo Việt Nam 1956 - Số 04
Phật Giáo Việt Nam 1956 - Số 03
Phật Giáo Việt Nam 1956 - Số 02
Phật Giáo Việt Nam 1956 - Số 01





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/04/2024(Xem: 46147)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.